--VN bác bỏ tuyên bố của Tập Cận Bình
Bộ Ngoại giao Việt Nam có tuyên bố chính thức phản bác lời nói của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
-Thủ tín và thủ đoạn-Nhan Tuan Truong
-Báo chí VN chỉ trích Tập Cận Bình
Một loạt báo tại Việt Nam đã phê phán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì tuyên bố nhận chủ quyền Biển Đông khi phát biểu ở Singapore.
Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
Nhiều tờ báo Việt Nam cùng ngày đã chỉ trích tuyên bố này.
Báo PetroTimes viết: “Mặc dù dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc, bởi trước chuyến thăm Mỹ và Anh lần lượt vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, ông Tập cũng đã thốt ra được chúng.”
“Chỉ có điều, phát ngôn của ông Tập tại Singapore lần này được chú ý hơn bởi ông mới vừa rời Việt Nam xong, vừa mới phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là “chữ tín là nền tảng để làm bạn” xong.”
Trang Giáo dục Việt Nam chạy tít “Thiện chí chót lưỡi đầu môi”:
“Trung Quốc vẫn cứ làm theo ý mình trong khi mong muốn và tìm cách ép các bên liên quan, bao gồm Việt Nam phải theo luật chơi của họ.”
“Nếu thực sự trân quý hòa bình, thượng tôn công lý và lẽ phải, Trung Quốc nên từ bỏ cách tiếp cận hung hăng, áp đặt và leo thang tranh chấp.”
Trong khi đó, trang tin Zing nhận định “ông Tập lại nói vô căn cứ về Biển Đông”.
Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Tập đã “ngang ngược” khi tuyên bố rằng các đảo trên biển Đông là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.
Tại Singapore, ông Tập nói nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước châu Á hiện nay là đảm bảo phát triển bền vững, vì thế cần môi trường hòa bình và ổn định.
Ông Tập đề xuất bốn điểm về phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước xung quanh trong tình hình mới:
Cùng nhau giữ gìn hoà bình và an ninh.
Đi sâu kết nối chiến lược phát triển.
Tích cực triển khai hợp tác về an ninh.
Không ngừng củng cố quan hệ tương thân tương ái.
-
-Việt Nam - TQ: Tiểu cục và đại cục
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
6 tháng 11 2015
Thủ tướng Dũng từng nói không hy sinh lợi ích của Việt Nam vì tình "hữu nghị viển vông, lệ thuộc"
Trong chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam, lãnh đạo cả hai phía đều có vẻ chủ trương nhìn về "đại cục".
Đại cục này có lẽ bao gồm cả điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói - tình "hữu nghị viển vông" giữa hai láng giềng.
Ông Tập Cận Bình mang đến Việt Nam những lời hứa và khoản viện trợ một tỷ nhân dân tệ, chưa tới 160 triệu đô la Mỹ.
Người Việt Nam nói "lời hứa gió bay" trong khi khoản viện trợ được nhận xét là nhỏ nhoi so với viện trợ trực tiếp hoặc qua các định chế do Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... bảo trợ.
Đại cục và tiểu cục
Mặc dù "đại cục" được nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói là khái niệm "mơ hồ", "tiểu cục" là những gì dễ thấy hơn.
Tiểu cục ở đây có thể coi là quyền của ngư dân Việt Nam được đánh cá ở ngư trường "lịch sử và truyền thống" tại Hoàng Sa như lời ông Phan.
Có thể đặt câu hỏi nếu ngư dân được tự do đánh cá ở Hoàng Sa và ở Biển Đông nói chung thì nguồn lợi từ biển trong hàng chục, hay hàng trăm năm tới liệu có vượt qua con số một tỷ nhân dân tệ, vốn là một phần của đại cục?Image copyrightFacebook Tuyet Anh JethwaImage captionMột người bị đánh đổ máu và hàng chục người bị bắt trong biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hôm 5/11
Và trong tình trạng tham nhũng lan tràn như ở Việt Nam liệu có tiểu cục nào thất thoát từ khoản gần 160 triệu đô la đó?
Trong những ngày trước và trong chuyến thăm của ông Tập, máu của người Việt Nam, dù chỉ là vài người, đã đổ vì bị hành hung.
Nhiều người cũng đã bị bắt vì biểu tình chống chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc.
Mỗi người trong số họ đều chỉ là một con số nhỏ nhoi.
Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi tại sao đất nước tự hào có tới "4.000 năm văn hiến" nhưng tới giờ vẫn chưa có một ngày người dân được hoàn toàn tự do xuống đường thể hiện sự bất đồng chính kiến.
Trên thực tế chính quyền Việt Nam với tư tưởng cộng sản ngoại nhập đang tự trói tay chân mình trong cái nhìn về đại cục với Trung Quốc.
Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: "Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc"Trang Một Thế Giới đăng mùa hè năm 2014
Không luật hóa biểu tình và không coi đây là một phần của nền văn hóa, Việt Nam khó có thể nói với Trung Quốc những hành động phản kháng của người dân là "chuyện thường ngày xảy ra ở huyện".
Không cho phép tư nhân ra báo chí, Việt Nam khó có thể nói rằng các tờ báo phản đối chuyến thăm của ông Tập, nếu có, không phải là do Đảng chỉ đạo.
Trong những ngày ông Tập ở Việt Nam, dường như không một tờ báo nào dám nói ngược dù chỉ mới mùa hè năm ngoái trang tin Một Thế Giới còn viết:
"[Hai] tháng qua, khi Trung Quốc ngày càng tráo trở và ngang ngược ở biển Đông, với tham vọng bá quyền không giấu diếm, rất nhiều người dân Việt Nam nhớ về vị TBT [Lê Duẩn] mà lịch sử đã nhìn nhận là người có đường lối cứng rắn nhất với Trung Quốc.
"Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: "Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc".
'Ưỡn ngực, thẳng lưng'
Nhìn vào quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hôm nay, không ít người nghĩ rằng Bắc Kinh đang ngồi chiếu trên còn Việt Nam đang chịu sự "dẫn dắt" của Trung Quốc.
Ngay cả những người trân trọng tình hữu nghị Việt - Trung như Tiến sỹ Vũ Cao Phan cũng cho rằng lãnh đạo Việt Nam chưa dám "ưỡn ngực, thẳng lưng" trước ông Tập và các lãnh đạo Trung Quốc nói chung.
Vậy Việt Nam chúng ta sao đây? Tàu của bè của bà con ngư dân mất ngư trường, ra đánh bắt họ vẫn xua đuổi, họ đập phá chúng ta. Lúc đấy Mỹ có bênh chúng ta không? Không bao giờ.Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao
Còn Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nói Việt Nam phải tự bảo vệ mìnhngay cả khi Hoa Kỳ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông:
"Ở một mức độ nào đó rất có thể Mỹ và Trung Quốc có thể có được những thỏa thuận với nhau về chuyện phân chia ảnh hưởng về địa chính trị, về câu chuyện Trung Quốc có thể tạm thời chấp nhận với Mỹ rằng đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ...nếu Trung Quốc cam kết như vậy và Trung Quốc đang tỏ ra là như vậy.
"Vậy Việt Nam chúng ta sao đây? Tàu của bè của bà con ngư dân mất ngư trường, ra đánh bắt họ vẫn xua đuổi, họ đập phá chúng ta.
"Lúc đấy Mỹ có bênh chúng ta không? Không bao giờ."
Tiến sỹ Giao nói nếu đứng về phía Việt Nam Mỹ sẽ vi phạm chính sách không can thiệp vào vấn đề chủ quyền của các nước trong khi chính bản thân Việt Nam cho tới nay chưa tận dụng tối đa "vũ khí" pháp lý, ngoại giao trong quan hệ với Bắc Kinh và nói thêm:
"Có những tuyên bố của một số vị gọi là lãnh đạo Việt Nam ở những diễn đàn Đông Nam Á có những tuyên bố hoàn toàn không hợp lòng dân một chút nào khi nói rằng 'đây là câu chuyện trong nhà, anh em đóng cửa bảo nhau'.
"Tôi nghĩ rằng điều này rất nguy hại cho khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta trong tương lai."
Chiến lược hay chiến thuật?
Trao đổi với BBC hôm 3/11, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông hy vọng những gì giới lãnh đạo Việt Nam đang làm chỉ là chiến thuật đối phó trong lúc thực lực Việt Nam còn yếu chứ không phải là những động thái chiến lược.
Giáo sư Thuyết cũng nói nếu căng thẳng dẫn tới xung đột vũ trang, Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ lãnh thổ:Image copyrightAFPImage captionGiáo sư Thuyết nói Trung Quốc 'khó thắng' Việt Nam nếu có xung đột
"Nếu chúng ta chỉ giới hạn ở bảo vệ một hai hòn đảo, một hai bãi đá ngầm thì có thể trong tương quan lực lượng nó không thật là tương ứng như hiện nay thì Việt Nam có thể thua ở chỗ này hay chỗ khác.
"Nhưng nếu chúng ta có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ thì chúng ta sẽ phải thực hiện những cuộc phản công không phải chỉ ở trên một, hai đảo đá đó mà có thể ở diện rộng hơn, ở trên bộ, bằng nhiều biện pháp hơn.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng không có sợ vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ rằng Việt Nam thường đứng trước một số các cường quốc, lúc đầu có thể yếu, lúc đầu có thể là không thắng nhưng với quyết tâm của người dân, với quyết tâm của lãnh đạo, với sự đoàn kết với quốc tế và với quyết sách khôn khéo thì chúng ta vẫn có thể giành được thắng lợi...
"Người Trung Quốc cũng khó thắng lắm chứ cũng không phải đơn giản."
'Bão sẽ xóa sạch'
Điều an ủi cho Việt Nam là lợi ích có thể coi là tiểu cục của Việt Nam lại tình cờ trùng hợp với mối quan tâm đại cục của Hoa Kỳ tới châu Á Thái Bình Dương.
Cựu Trung tá Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với 10 hàng không mẫu hạm trong tay, chưa kể tới lực lượng tàu ngầm, Hoa Kỳ muốn đảm bảo khả năng có thể triển khai các "tài sản" này tới bất cứ đâu trong đó có khu vực Biển Đông.
Một trận bão lớn sẽ xóa sạch tất cả. Đó là dự đoán của tôi. Sóng thần ở Nhật Bản mấy năm trước cũng khiến Nhật Bản tan hoang. Nhưng Nhật là nước mạnh và họ có thể chịu được.Trung tá Nguyễn Anh Tuấn nói về các bãi đá mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa
Ông nói với BBC Tiếng Việt: "Xoay trục Thái Bình Dương không phải là phản ứng trước các sự kiện gần đây. Đó là chiến lược của Hải Quân Hoa Kỳ từ lâu nay...
"Chúng tôi luôn chơi cờ bằng cách đi trước đối thủ 10 nước. Chúng tôi lên kế hoạch rồi diễn tập, diễn tập, diễn tập và rồi chúng tôi thực hiện.
"Hiện chúng tôi đang viết kế hoạch cho năm 2040 nên Xoay trục Thái Bình Dương là kế hoạch của 10 năm trước."
Ông cũng nói Hoa Kỳ đang giữ tới hơn 1.000 tỷ giá trị tài sản của Trung Quốc và nếu xung đột xảy ra số tài sản này sẽ bị phong tỏa.
Còn về các đảo đá nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa, Trung tá Tuấn nói:
"Một trận bão lớn sẽ xóa sạch tất cả. Đó là dự đoán của tôi.
"Sóng thần ở Nhật Bản mấy năm trước cũng khiến Nhật Bản tan hoang.Image copyrightAPImage captionHoa Kỳ muốn đảm bảo quyền triển khai tàu hải quân tới bất cứ đâu theo luật quốc tế
"Nhưng Nhật là nước mạnh và họ có thể chịu được."
Đối với một nước lớn như Hoa Kỳ hay ở góc độ nào đó như Nhật Bản và cả Trung Quốc, dường như họ là đại cục, đại cục là họ.
Với Việt Nam hiện tại, một nước nhỏ từng bị Trung Quốc coi là "tiểu bá" thời cuối thập niên 70 nhưng nội lực còn nhiều vấn đề trong những năm gần đây, đại cục có vẻ là cách lên giây cót tinh thần nhằm quên đi những vấn đề trước mắt.
Người Việt Nam nói "tích tiểu thành đại" và có lẽ nước nhỏ như Việt Nam càng cần chú ý tới tiểu cục như người ta chú ý tới từng chiếc đũa trong cả một bó to.
--
-
Trung Quốc viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ cho Việt Nam
- Tại cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều nay, Tổng bí thư, Chủ tịch TQ tuyên bố viện trợ 1 tỷ NDT trong 5 năm cho VN, bổ sung khoản vay ưu đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Văn phòng Trung ương Đảng
Không để bất đồng trên biển ảnh hưởng quan hệ
Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, duy trì trao đổi cấp cao, củng cố tin cậy chính trị; tăng cường hợp tác trên các kênh Đảng, QH, MTTQ và giữa các bộ ngành, địa phương; thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư phát triển hiệu quả, cân bằng, lành mạnh; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch.
Ngoài ra, phối hợp thực hiện tốt 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền, thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới hai nước; cùng nỗ lực kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định VN luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với TQ, sẵn sàng cùng TQ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung đi vào chiều sâu.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất một số phương hướng lớn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Đảng, hai nước thời gian tới.
Theo đó, duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả.
Hai bên tiến hành hội đàm
Đề nghị hai bên triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ; thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ hai hành lang, một vành đai với những nội dung phù hợp trong sáng kiến một vành đai, một con đường trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chính phủ TQ chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; cảm ơn TQ tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp VN xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
Không quân sự hóa ở Biển Đông
Về Biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại hội đàm
Tổng bí thư đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
"Đề nghị TQ cùng VN đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư cũng đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được.
"Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982", theo Tổng bí thư.
Đáp lại, Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Đảng, Chính phủ TQ coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
"Hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung - Việt; tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường đối thoại và hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng..., kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng..." - ông Tập Cận Bình nói.
Hai lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất. Ông khẳng định TQ không theo đuổi xuất siêu sang VN, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp TQ tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại VN.
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cũng đồng ý nỗ lực cùng VN kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung - Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Ông đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như LHQ, APEC, ASEM, TQ - ASEAN.
"TQ và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới", ông Tập Cận Bình nói.
Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác song phương gồm:
- Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020.
- Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ hai nước.
- Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ hai nước
Chung Hoàng - Ảnh: Nguyên Trí
>> Chủ tịch TQ: Nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục
-“Thượng khách hồi đầu”
Cuộc thi nấu ăn Cái Muỗng Bạc 2015 đã vào đến vòng chung kết với chủ đề “Đại tiệc đãi thượng khách”. Thực đơn dự thi ê hề sơn hào hải vị vì ban tổ chức đã nhấn mạnh phải giả định thực khách là nguyên thủ các cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng dù đã nếm qua từ phở bò biển Côn Đảo đến gỏi thịt công Trường Sơn, ban giám khảo vẫn chưa hài lòng.
-Son Tran
-Đài Á Châu Tự Do-Hình ảnh người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình bị bắt, bị đánh đập tại vòng xoay hồ Con Rùa, quận Nhất, Sài Gòn sáng 5.11.2015.
-
Hà Nội
Xuống Đường
-Bạch Cúc
Sài Gòn
Phạm Minh Hoàng
Bộ Ngoại giao Việt Nam có tuyên bố chính thức phản bác lời nói của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore liên quan chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
Ngày 12/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã có tuyên bố chính thức:
"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới", ông Lê Hải Bình nói.
Nhiều tờ báo Việt Nam trước đó hôm 7/11 đã chỉ trích tuyên bố của ông Tập.
Báo PetroTimes viết: “Mặc dù dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc, bởi trước chuyến thăm Mỹ và Anh lần lượt vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, ông Tập cũng đã thốt ra được chúng.”
“Chỉ có điều, phát ngôn của ông Tập tại Singapore lần này được chú ý hơn bởi ông mới vừa rời Việt Nam xong, vừa mới phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là “chữ tín là nền tảng để làm bạn” xong.”
Trang Giáo dục Việt Nam chạy tít “Thiện chí chót lưỡi đầu môi”:
“Trung Quốc vẫn cứ làm theo ý mình trong khi mong muốn và tìm cách ép các bên liên quan, bao gồm Việt Nam phải theo luật chơi của họ.”
“Nếu thực sự trân quý hòa bình, thượng tôn công lý và lẽ phải, Trung Quốc nên từ bỏ cách tiếp cận hung hăng, áp đặt và leo thang tranh chấp.”
Trong khi đó, trang tin Zing nhận định “ông Tập lại nói vô căn cứ về Biển Đông”.
Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Tập đã “ngang ngược” khi tuyên bố rằng các đảo trên biển Đông là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.
Tại Singapore, ông Tập nói nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước châu Á hiện nay là đảm bảo phát triển bền vững, vì thế cần môi trường hòa bình và ổn định.
Ông Tập đề xuất bốn điểm về phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước xung quanh trong tình hình mới:
Cùng nhau giữ gìn hoà bình và an ninh.
Đi sâu kết nối chiến lược phát triển.
Tích cực triển khai hợp tác về an ninh.
Không ngừng củng cố quan hệ tương thân tương ái.
-Thủ tín và thủ đoạn-Nhan Tuan Truong
Tập Cận Bình vừa qua có đọc diễn văn ở Quốc Hội VN. Thông điệp gởi đến đảng CSVN rất rõ ràng : muốn làm bạn (thân) với Trung Quốc thì VN phải « thủ tín ». « Tín giả, giao hữu chi bản » - chữ tín là nền tảng của quan hệ bạn bè.
Nhưng Tập Cận Bình muốn lãnh đạo VN « thủ tín » về chuyện gì ?
Thông thường, ngôn ngữ ngoại giao, muốn hiểu ta phải đọc ở giữa hai hàng chữ. Đàng này Tập Cận Bình nói toạt móng heo. Ông yêu cầu VN tôn trọng « nhận thức chung » đạt được giữa lãnh đạo cao cấp hai bên về các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Dĩ nhiên, điều này bao hàm rất nhiều việc quan trọng đã diễn ra trong quá khứ. Quan điểm của VN thể hiện qua công hàm 1958, mục đích ủng hộ tuyên bố của TQ về chủ quyền, cũng là một hình thức thể hiện việc « nhận thức chung » của lãnh đạo hai bên. (VN « thủ tín » nội dung tuyên bố này là VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS). Ông Tập cũng yêu cầu VN phải « khép lại quá khứ » và « hướng tới tương lai ». Ý nghĩa của nó là những chuyện như xây dựng đảo nhân tạo vừa rồi của TQ ở các bãi, đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn, Subi, Gaven, Huy Gơ… là chuyện « quá khứ », không được nhắc tới nữa.
Nhưng vấn đề là, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa VN và TQ, từ xưa đến nay, phía Trung Quốc luôn sử dụng « thủ đoạn » để gài VN vào một tình huống tế nhị, buộc phía VN nhìn nhận tình huống đó, cuối cùng ép phía VN phải « thủ tín », không được nói ngược lại.
Một số sự kiện lịch sử về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước VN-TQ nhắc lại sau đây cho thấy một số « thủ đoạn » của TQ đã sử dụng để lấn chiếm đất đai của VN.
1/ Vụ nổi tiếng nhứt có lẽ là vụ đất Tụ Long năm 1724.
Tổng Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là một vùng đất có nhiều mỏ kim loại quí. Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn ghi lại tên một số mỏ : mỏ bạc và mỏ đồng ở làng Na Ngọ (các mỏ Phượng Hoàng, Thiên Nguyên, Tụ Bảo, Mậu Hưng), mỏ đồng Bán Gia, mỏ kẽm Kha Thôn, các mỏ bạc Nam Ðương, Long Sinh, Thủy Ðộng, Minh Chiều, Ðà Gia v.v…
Biên giới khu vực tổng Tụ Long, giữa phủ Khai Hóa của TQ với VN là con sông nhỏ mang tên Đổ Chú.
Lê Quí Đôn ghi lại diễn biến trong tập Kiến văn tiểu lục. « Thủ đoạn » của TQ sử dụng ở đây để chiếm đất Tụ Long là nhập nhằng đặt tên các làng xã của khu vực này bằng tên các địa danh của TQ, hay những tên phát âm gần giống như vậy. (Điều nên biết là có nhiều tiếng Hán đồng âm nhưng khác nghĩa). Thí dụ làng Ma Tu 痲須 thì TQ nhập nhằng với trại Mã Đô馬都; làng Tà Lộ 斜路 với trại Bố Ðô 布都; làng Phù Không 扶空 với trại A Không 阿空; làng Phù Ni 扶尼 với trại Bạch Nê 白泥; làng Nhĩ Hô 爾呼 với trại Ngưu Hô Hắc 牛呼黑…
Điều quan trọng là nhập nhằng con sông Đổ Chú, vốn là đường biên giới, với con suối mang tên Tam Khê 三溪 ở xa về phía nam. Sau đó phía TQ hô hoán rằng VN chiếm đất của TQ.
Thế là phía TQ (có danh nghĩa) xua quân qua chiếm lại. « Thủ đoạn » này không thành. Bởi vì cha ông chúng ta thời điểm này có những người sáng suốt, biết rành mạch lãnh thổ của mình có từ đâu tới đâu. Họ tranh cãi với quan chức TQ (tại triều đình của TQ), với sử liệu, văn bản địa chí, bản đồ… cụ thể đính kèm. Điều may (cho VN) lúc đó TQ do nhà Mãn Thanh trị vì. Ông vua người Mãn Châu xem ra công chính, biết điều phải trái (hơn ông vua họ Tập bây giờ). Tháng 4 năm 1725 vua nhà Thanh ra chiếu trả lại toàn vùng đất Tụ Long cho Việt Nam.
2/ Vụ thứ hai, cũng là vùng đất Tụ Long. TQ dùng « thủ đoạn » để chiếm đất này nhân cơ hội phân định biên giới Pháp-Thanh 1885-1887. Kỳ này họ đã thành công. Từ đó (1887), vùng đất rộng 750 km² này, với nhiều mỏ kim loại quí giá, đã vĩnh viễn thuộc về TQ. Trên bản đồ hiện nay Tụ Long được đổi tên là Đô Long, gần Mã Bái Quan, phía nam phủ Khai Hóa, Vân Nam.
« Thủ đoạn » mà TQ sử dụng, lợi dụng việc các viên chức Pháp phu trách phân định biên giới không rành thực địa, họ vẽ lại bản đồ đặt tên sông Lô là Đổ Chú. Sông Lô ở rất xa sông Đổ Chú (tức biên giới thật) về hía nam.
Cuối cùng việc này các nhân viên Pháp biết được (nhờ tham khảo tập Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quí Đôn), vẽ đường biên giới lại và chỉ rõ (cho phía TQ biết) đâu là vị trí con sông Đổ Chú thật.
Bẽ bàng, phía quan chức TQ bèn giỡ « thủ đoạn » nói láo, cho rằng con sông Đổ Chú thật (tức đường biên giới), tên là « Tiểu Đổ chú hà ». Còn sông Đổ Chú thật, tức sông Lô (Pháp gọi là rivière Claire – sông nước trong), là Đại Đổ Chú hà.
Cuối cùng vụ tranh chấp này được giải quyết tại Bắc Kinh. Phía Pháp muốn được lợi lộc kinh tế nên nhượng vùng đất này cho TQ.
3/ Vụ thứ ba là đất ở hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh (Quảng Ninh bây giờ).
Phía TQ cũng dùng « thủ đoạn » để lường gạt các nhân viên phân giới người Pháp để lấy đất của VN.
Theo biên bản phân định biên giới ngày 29-3-1887 thì hai bên nhìn nhận đường biên giới đi qua nói Phân Mao.
Vị trí núi Phân Mao, theo địa chí của TQ thì ở gần Khâm Châu. Núi này nổi tiếng vì (nghe nói) có trụ đồng của Mã Viện cắm trên đó, đánh dấu cương vực hai bên VN và TQ.
Đến khi ra thực địa cắm mốc, phía TQ vẽ bịa ra trên bản đồ một trái núi ở gần Động Trung, cho đó là núi Phân Mao. Họ còn cho dựng một cái am thờ dưới chân núi, gọi đó là đền thờ Phục Ba tướng quân (tức Mã Viện). Việc này không qua mắt được các viên chức Pháp vì địa chí của TQ đã chỉ rõ ngọn núi này ở xa về phía bắc.
Bẽ bàng, các viên chức người Hoa ngụy biện rằng núi ở Động Trung là « Đại Phân mao lĩnh » còn núi ở gần Khâm Châu là « Tiểu Phân mao lĩnh ».
Cuối cùng thì (nhờ thủ đoạn) phía TQ cũng chiếm được vùng đất này. Theo bản báo cáo của viên chức phụ trách phân giới :
« người Hoa đã dành được của An Nam một vùng đất… trên một chiều dài khoảng 40 cây số, người ta đã bỏ biên giới lịch sử của An Nam và Trung Hoa để lấy một đường biên giới khác, ở xa về phía nam, một đường biên giới hoàn toàn qui ước. Việc này đã nhường cho Trung Hoa 7 xã rưỡi thuộc tổng Bát Tràng của An Nam và hai xã khác cũng của An Nam thuộc tổng Kiến Duyên. »
4/ Vụ thứ tư là khu vực đất trước ải Nam Quan.
Biên giới lịch sử giữa hai bên VN và TQ từ lâu đã được xác lập là các ải thông thuơng giữa hai nước, như ải Du, ải Bố Sa, ải Sơn Tử, ải Bình Nhi, ải Ná Chi, ải Khấu Sơn v.v…
Theo lý lẽ đó thì khu vực Nam Quan, đường biên giới phải đi qua ải này.
Trong cuộc phân định biên giới Pháp-Thanh 1887, phía người Hoa cũng lập « thủ đoạn » để lấn đất của VN. Nhiều văn bản của các viên chức người Pháp ghi chép lại cho thấy phía người Hoa, trước ngày phân định biên giới, đã cố gắng dời vị trí các ải về phía nam để dành đất. Điều này thành công ở các ải tạm bợ, nhưng không thành công tại các ải như Nam Quan, Bình Nhi, Thủy Khẩu… vì nơi đây là các công trình xây cất.
Dầu vậy, ở Nam Quan, phía TQ cũng dùng thủ đoạn « chây lì » để lấn đất về phía VN.
Theo biên bản số 4, phân định từ Nam Quan đến Bình Nhi, ký ngày 7 tháng 4 năm 1886, Pháp nhượng bộ đòi hỏi của TQ, đường biên giới phải lui về phía nam 100 mét, tức cách cổng Nam Quan 100 mét.
Người Pháp phải « thí cô hồn » 100 mét đất ở đây cho TQ để khai thông việc phân định.
Nhưng sau đó phía TQ lại dùng « thủ đoạn » gài bẫy cho nghĩa quân (và giặc Cờ Đen) phục kích giết chết một số nhân viên phân định biên giới. Làm việc này phía TQ buộc Pháp phải bỏ việc phân định trên thực địa mà phải phân định trên bản đồ.
Vấn đề là phía TQ dùng « thủ đoạn », vẽ bản đồ sai, hoán đổi các địa phương, đặt tên TQ cho những địa phương VN, nhằm chiếm đất của VN.
5/ Vụ thứ năm gồm tổng Đèo Lương (thuộc tỉnh Cao Bằng), (vụ này có quan hệ đến khu vực thác Bản Giốc và núi Khấu Mai). Phía TQ lợi dụng việc phân giới trên bản đồ, đã hoán đổi địa danh trên bản đồ, đặt tên làng xã của VN bằng tên các làng xã thuộc TQ.
Tổng Đèo Lương ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, phía nam Thủy Khẩu, phía bắc có sông Qui Xuân chảy vào, diện tích khoảng 300km². Trên bản đồ hiện nay là phần lõm vào ở đông bắc Cao Bằng.
Trường hợp mất được ghi vắn tắt qua nhật ký của Ủy ban Phân giới vùng Quảng Tây, trong chiến dịch phân giới 1893-1894. Theo đó, phía TQ đã lấy tên của một số làng xã của phía TQ để đặt tên cho các làng xã thuộc tổng Đèo Lương
Cuối cùng, Pháp nhượng bộ, Ðèo Lương thuộc TQ, nhưng với điều kiện núi (quan trọng về chiến lược) Khấu Mai (TQ gọi là Khấu Mai Lĩnh, VN gọi là Cao May) thuộc về VN.
Vấn đề thác Bản Giốc. Theo các chi tiết đã ghi trong các biên bản, nhật ký phân giới, sông Qui Xuân (Qui Thuận, Quây Sơn) chảy vào phía bắc của tổng Đèo Lương. Vào lúc phân giới thác Bản Giốc nằm sâu trong lãnh thổ của Việt Nam. Nếu không mất Đèo Lương thì sẽ không bao giờ có tranh chấp chủ quyền tại Bản Giốc vào những năm sau này, vì nó sẽ nằm sâu vào lãnh thổ VN.)
6/ Vùng đất Bạch Long (phía bắc tỉnh Quảng Ninh, bên kia sông Bắc Luân hiện nay). Đất này, theo địa chí của TQ là thuộc về VN. Biên giới hai bên VN và TQ khu vực này mở ra cho tới Phòng Thành. Phía TQ cũng dùng « thủ đoạn » để chiếm đất này năm 1887, bằng cách mua chuộc các viên chức người Pháp.
7/ Sau khi phân định lại biên giới năm 1999, đất thuộc các khu vực Nam Quan, Bản Giốc, Khấu Mai, Trình Tường… cũng như nhiều cao điểm chiến lược của VN bị nhượng cho TQ.
Mọi người có thể tìm hiểu lý do ở Bạch thư năm 1977 của VN (hay ở các viên chức phụ trách việc phân giới).
8/ Về Hoàng Sa và TS, thì cả một quá trình « thủ đoạn » tiếp nối « thủ đoạn » mà TQ đã giàn dựng để chiếm của VN.
Cũng bằng một « thủ đoạn », lặp đi lặp lại xưa nay, là lấy tên một địa danh nào đó của TQ, đặt cho các địa danh của VN, sau đó hô hoán rằng VN lấn đất.
Trường hợp Hoàng Sa, TQ hô hoán VNCH lấn đấn rồi đem quân đánh chiếm.
TQ lấy những tên « mịt mờ » trong sách cổ, như « Thất châu dương », rồi « Cửu nhũ loa châu », rồi « tây sa quần đảo » để đặt cho Hoàng Sa của VN.
Mịt mờ vì những cái tên này hoặc là các địa danh thuộc TQ kế cận đảo Hải Nam, hoặc là những cái tên địa danh của nước khác.
Trường Sa cũng vậy. Đến những năm gần đây, TQ vẫn xem lãnh thổ cực nam của TQ là « Tây Sa quần đảo ». Trước đó, cũng không xa lắm, sử sách của nhà Minh, nhà Thanh… đều khẳng định lãnh thổ cực nam của TQ là đảo Hải Nam.
Kết luận :
Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm 18-10 có viết bài lên giọng đe dọa : « vấn đề Biển Đông, TQ sẽ sử dụng mọi thủ đoạn cần thiết để bảo vệ lãnh thổ ».
Hôm kia Tập Cận Bình kêu gọi VN « thủ tín ».
TQ luôn sử dụng trước « thủ đoạn », gài VN vào việc đã rồi, sau đó yêu cầu VN « thủ tín.
Công hàm năm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký kết quả của một « thủ đoạn ».
VN có thể nào « thủ tín » hay không ?
-Báo chí VN chỉ trích Tập Cận Bình
Một loạt báo tại Việt Nam đã phê phán Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì tuyên bố nhận chủ quyền Biển Đông khi phát biểu ở Singapore.
Hôm 7/11, một ngày sau khi rời Việt Nam, phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại.
Nhiều tờ báo Việt Nam cùng ngày đã chỉ trích tuyên bố này.
Báo PetroTimes viết: “Mặc dù dư luận không lấy làm lạ trước những lời lẽ xảo ngôn, đại bá trên của lãnh đạo Trung Quốc, bởi trước chuyến thăm Mỹ và Anh lần lượt vào tháng 9 và tháng 10 vừa qua, ông Tập cũng đã thốt ra được chúng.”
“Chỉ có điều, phát ngôn của ông Tập tại Singapore lần này được chú ý hơn bởi ông mới vừa rời Việt Nam xong, vừa mới phát biểu trước Quốc hội Việt Nam là “chữ tín là nền tảng để làm bạn” xong.”
Trang Giáo dục Việt Nam chạy tít “Thiện chí chót lưỡi đầu môi”:
“Trung Quốc vẫn cứ làm theo ý mình trong khi mong muốn và tìm cách ép các bên liên quan, bao gồm Việt Nam phải theo luật chơi của họ.”
“Nếu thực sự trân quý hòa bình, thượng tôn công lý và lẽ phải, Trung Quốc nên từ bỏ cách tiếp cận hung hăng, áp đặt và leo thang tranh chấp.”
Trong khi đó, trang tin Zing nhận định “ông Tập lại nói vô căn cứ về Biển Đông”.
Báo Pháp Luật TP. HCM nói ông Tập đã “ngang ngược” khi tuyên bố rằng các đảo trên biển Đông là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.
Tại Singapore, ông Tập nói nhiệm vụ quan trọng nhất của các nước châu Á hiện nay là đảm bảo phát triển bền vững, vì thế cần môi trường hòa bình và ổn định.
Ông Tập đề xuất bốn điểm về phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước xung quanh trong tình hình mới:
Cùng nhau giữ gìn hoà bình và an ninh.
Đi sâu kết nối chiến lược phát triển.
Tích cực triển khai hợp tác về an ninh.
Không ngừng củng cố quan hệ tương thân tương ái.
-
-Việt Nam - TQ: Tiểu cục và đại cục
Nguyễn Hùng BBC Tiếng Việt
6 tháng 11 2015
Thủ tướng Dũng từng nói không hy sinh lợi ích của Việt Nam vì tình "hữu nghị viển vông, lệ thuộc"
Trong chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Việt Nam, lãnh đạo cả hai phía đều có vẻ chủ trương nhìn về "đại cục".
Đại cục này có lẽ bao gồm cả điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói - tình "hữu nghị viển vông" giữa hai láng giềng.
Ông Tập Cận Bình mang đến Việt Nam những lời hứa và khoản viện trợ một tỷ nhân dân tệ, chưa tới 160 triệu đô la Mỹ.
Người Việt Nam nói "lời hứa gió bay" trong khi khoản viện trợ được nhận xét là nhỏ nhoi so với viện trợ trực tiếp hoặc qua các định chế do Nhật, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... bảo trợ.
Đại cục và tiểu cục
Mặc dù "đại cục" được nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói là khái niệm "mơ hồ", "tiểu cục" là những gì dễ thấy hơn.
Tiểu cục ở đây có thể coi là quyền của ngư dân Việt Nam được đánh cá ở ngư trường "lịch sử và truyền thống" tại Hoàng Sa như lời ông Phan.
Có thể đặt câu hỏi nếu ngư dân được tự do đánh cá ở Hoàng Sa và ở Biển Đông nói chung thì nguồn lợi từ biển trong hàng chục, hay hàng trăm năm tới liệu có vượt qua con số một tỷ nhân dân tệ, vốn là một phần của đại cục?Image copyrightFacebook Tuyet Anh JethwaImage captionMột người bị đánh đổ máu và hàng chục người bị bắt trong biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hôm 5/11
Và trong tình trạng tham nhũng lan tràn như ở Việt Nam liệu có tiểu cục nào thất thoát từ khoản gần 160 triệu đô la đó?
Trong những ngày trước và trong chuyến thăm của ông Tập, máu của người Việt Nam, dù chỉ là vài người, đã đổ vì bị hành hung.
Nhiều người cũng đã bị bắt vì biểu tình chống chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc.
Mỗi người trong số họ đều chỉ là một con số nhỏ nhoi.
Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi tại sao đất nước tự hào có tới "4.000 năm văn hiến" nhưng tới giờ vẫn chưa có một ngày người dân được hoàn toàn tự do xuống đường thể hiện sự bất đồng chính kiến.
Trên thực tế chính quyền Việt Nam với tư tưởng cộng sản ngoại nhập đang tự trói tay chân mình trong cái nhìn về đại cục với Trung Quốc.
Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: "Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc"Trang Một Thế Giới đăng mùa hè năm 2014
Không luật hóa biểu tình và không coi đây là một phần của nền văn hóa, Việt Nam khó có thể nói với Trung Quốc những hành động phản kháng của người dân là "chuyện thường ngày xảy ra ở huyện".
Không cho phép tư nhân ra báo chí, Việt Nam khó có thể nói rằng các tờ báo phản đối chuyến thăm của ông Tập, nếu có, không phải là do Đảng chỉ đạo.
Trong những ngày ông Tập ở Việt Nam, dường như không một tờ báo nào dám nói ngược dù chỉ mới mùa hè năm ngoái trang tin Một Thế Giới còn viết:
"[Hai] tháng qua, khi Trung Quốc ngày càng tráo trở và ngang ngược ở biển Đông, với tham vọng bá quyền không giấu diếm, rất nhiều người dân Việt Nam nhớ về vị TBT [Lê Duẩn] mà lịch sử đã nhìn nhận là người có đường lối cứng rắn nhất với Trung Quốc.
"Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: "Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc".
'Ưỡn ngực, thẳng lưng'
Nhìn vào quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hôm nay, không ít người nghĩ rằng Bắc Kinh đang ngồi chiếu trên còn Việt Nam đang chịu sự "dẫn dắt" của Trung Quốc.
Ngay cả những người trân trọng tình hữu nghị Việt - Trung như Tiến sỹ Vũ Cao Phan cũng cho rằng lãnh đạo Việt Nam chưa dám "ưỡn ngực, thẳng lưng" trước ông Tập và các lãnh đạo Trung Quốc nói chung.
Vậy Việt Nam chúng ta sao đây? Tàu của bè của bà con ngư dân mất ngư trường, ra đánh bắt họ vẫn xua đuổi, họ đập phá chúng ta. Lúc đấy Mỹ có bênh chúng ta không? Không bao giờ.Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao
Còn Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nói Việt Nam phải tự bảo vệ mìnhngay cả khi Hoa Kỳ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông:
"Ở một mức độ nào đó rất có thể Mỹ và Trung Quốc có thể có được những thỏa thuận với nhau về chuyện phân chia ảnh hưởng về địa chính trị, về câu chuyện Trung Quốc có thể tạm thời chấp nhận với Mỹ rằng đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ...nếu Trung Quốc cam kết như vậy và Trung Quốc đang tỏ ra là như vậy.
"Vậy Việt Nam chúng ta sao đây? Tàu của bè của bà con ngư dân mất ngư trường, ra đánh bắt họ vẫn xua đuổi, họ đập phá chúng ta.
"Lúc đấy Mỹ có bênh chúng ta không? Không bao giờ."
Tiến sỹ Giao nói nếu đứng về phía Việt Nam Mỹ sẽ vi phạm chính sách không can thiệp vào vấn đề chủ quyền của các nước trong khi chính bản thân Việt Nam cho tới nay chưa tận dụng tối đa "vũ khí" pháp lý, ngoại giao trong quan hệ với Bắc Kinh và nói thêm:
"Có những tuyên bố của một số vị gọi là lãnh đạo Việt Nam ở những diễn đàn Đông Nam Á có những tuyên bố hoàn toàn không hợp lòng dân một chút nào khi nói rằng 'đây là câu chuyện trong nhà, anh em đóng cửa bảo nhau'.
"Tôi nghĩ rằng điều này rất nguy hại cho khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta trong tương lai."
Chiến lược hay chiến thuật?
Trao đổi với BBC hôm 3/11, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông hy vọng những gì giới lãnh đạo Việt Nam đang làm chỉ là chiến thuật đối phó trong lúc thực lực Việt Nam còn yếu chứ không phải là những động thái chiến lược.
Giáo sư Thuyết cũng nói nếu căng thẳng dẫn tới xung đột vũ trang, Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ lãnh thổ:Image copyrightAFPImage captionGiáo sư Thuyết nói Trung Quốc 'khó thắng' Việt Nam nếu có xung đột
"Nếu chúng ta chỉ giới hạn ở bảo vệ một hai hòn đảo, một hai bãi đá ngầm thì có thể trong tương quan lực lượng nó không thật là tương ứng như hiện nay thì Việt Nam có thể thua ở chỗ này hay chỗ khác.
"Nhưng nếu chúng ta có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ thì chúng ta sẽ phải thực hiện những cuộc phản công không phải chỉ ở trên một, hai đảo đá đó mà có thể ở diện rộng hơn, ở trên bộ, bằng nhiều biện pháp hơn.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cũng không có sợ vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ rằng Việt Nam thường đứng trước một số các cường quốc, lúc đầu có thể yếu, lúc đầu có thể là không thắng nhưng với quyết tâm của người dân, với quyết tâm của lãnh đạo, với sự đoàn kết với quốc tế và với quyết sách khôn khéo thì chúng ta vẫn có thể giành được thắng lợi...
"Người Trung Quốc cũng khó thắng lắm chứ cũng không phải đơn giản."
'Bão sẽ xóa sạch'
Điều an ủi cho Việt Nam là lợi ích có thể coi là tiểu cục của Việt Nam lại tình cờ trùng hợp với mối quan tâm đại cục của Hoa Kỳ tới châu Á Thái Bình Dương.
Cựu Trung tá Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với 10 hàng không mẫu hạm trong tay, chưa kể tới lực lượng tàu ngầm, Hoa Kỳ muốn đảm bảo khả năng có thể triển khai các "tài sản" này tới bất cứ đâu trong đó có khu vực Biển Đông.
Một trận bão lớn sẽ xóa sạch tất cả. Đó là dự đoán của tôi. Sóng thần ở Nhật Bản mấy năm trước cũng khiến Nhật Bản tan hoang. Nhưng Nhật là nước mạnh và họ có thể chịu được.Trung tá Nguyễn Anh Tuấn nói về các bãi đá mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa
Ông nói với BBC Tiếng Việt: "Xoay trục Thái Bình Dương không phải là phản ứng trước các sự kiện gần đây. Đó là chiến lược của Hải Quân Hoa Kỳ từ lâu nay...
"Chúng tôi luôn chơi cờ bằng cách đi trước đối thủ 10 nước. Chúng tôi lên kế hoạch rồi diễn tập, diễn tập, diễn tập và rồi chúng tôi thực hiện.
"Hiện chúng tôi đang viết kế hoạch cho năm 2040 nên Xoay trục Thái Bình Dương là kế hoạch của 10 năm trước."
Ông cũng nói Hoa Kỳ đang giữ tới hơn 1.000 tỷ giá trị tài sản của Trung Quốc và nếu xung đột xảy ra số tài sản này sẽ bị phong tỏa.
Còn về các đảo đá nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa, Trung tá Tuấn nói:
"Một trận bão lớn sẽ xóa sạch tất cả. Đó là dự đoán của tôi.
"Sóng thần ở Nhật Bản mấy năm trước cũng khiến Nhật Bản tan hoang.Image copyrightAPImage captionHoa Kỳ muốn đảm bảo quyền triển khai tàu hải quân tới bất cứ đâu theo luật quốc tế
"Nhưng Nhật là nước mạnh và họ có thể chịu được."
Đối với một nước lớn như Hoa Kỳ hay ở góc độ nào đó như Nhật Bản và cả Trung Quốc, dường như họ là đại cục, đại cục là họ.
Với Việt Nam hiện tại, một nước nhỏ từng bị Trung Quốc coi là "tiểu bá" thời cuối thập niên 70 nhưng nội lực còn nhiều vấn đề trong những năm gần đây, đại cục có vẻ là cách lên giây cót tinh thần nhằm quên đi những vấn đề trước mắt.
Người Việt Nam nói "tích tiểu thành đại" và có lẽ nước nhỏ như Việt Nam càng cần chú ý tới tiểu cục như người ta chú ý tới từng chiếc đũa trong cả một bó to.
--
-
Kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung.
1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015.
Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
2. Hai bên vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước; nhất trí tăng cường giao lưu và tham khảo kinh nghiệm của nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc không ngừng phát triển, tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước.
Phía Việt Nam chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.
Phía Trung Quốc chân thành chúc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016; tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Hai bên nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy; thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.
4. Hai bên cho rằng, việc duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai Đảng, hai nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy phát triển quan hệ song phương; nhất trí duy trì trao đổi cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm lẫn nhau, cử Đặc phái viên, điện thoại qua đường dây nóng, gặp gỡ thường niên và gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương để kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai nước.
5. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, hai bên coi sự phát triển của nước này là cơ hội phát triển cho nước kia, nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực dưới đây:
(i) Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng và làm sâu sắc các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các tổ chức Đảng ở Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới; tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020 được ký trong chuyến thăm này. Tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc Trung Quốc; thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
(ii) Thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ, tiếp tục tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu giữa các Vụ/Cục tương ứng, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ giữa hai Bộ. Phía Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi để Trung Quốc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng, Việt Nam.
(iii) Duy trì trao đổi cấp cao giữa hai quân đội, sử dụng tốt cơ chế Đối thoại chiến lược Quốc phòng, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung và đường dây thông tin điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng; tăng cường giao lưu hợp tác giữa quân đội hai nước trên các lĩnh vực như giao lưu hữu nghị biên phòng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu học thuật quân sự, tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân thăm lẫn nhau; đi sâu trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với Cục Cảnh sát biển Trunng Quốc. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tiếp tục tổ chức tốt Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm giữa hai Bộ Công an và Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố, chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng, trao đổi kinh nghiệm về bảo đảm an ninh tại mỗi nước, phối hợp điều tra và truy bắt tội phạm bỏ trốn, ngăn chặn lao động bất hợp pháp v.v.
(iv) Tăng cường kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước; thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “một vành đai, một con đường”; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo v.v. Khẩn trương thành lập Nhóm công tác, tích cực bàn bạc, ký kết Phương án tổng thể chung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy việc xây dựng và tích cực thu hút đầu tư đối với hai Khu Công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và An Dương (Hải Phòng) ở Việt Nam, đôn đốc và chỉ đạo doanh nghiệp hai nước thực hiện tốt các dự án hợp tác như gang thép và phân đạm do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.
Sử dụng hiệu quả cơ chế Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung, tích cực nghiên cứu ký tiếp “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung”, khẩn trương sửa đổi “Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung”, thực hiện thương mại song phương phát triển cân bằng, vững chắc và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản”; khuyến khích các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác thương mại đối với các mặt hàng nông sản, hoan nghênh các cơ quan chức năng và địa phương liên quan của hai nước trao đổi thành lập Cơ quan xúc tiến thương mại.
Tăng cường vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực liên quan không ngừng có tiến triển tích cực. Thực hiện tốt dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, thúc đẩy hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng như tuyến đường bộ cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.
Đi sâu hợp tác hải quan, cùng chống các hành vi buôn lậu qua biên giới, tiếp tục tìm kiếm các biện pháp hợp tác thúc đẩy tiện lợi hóa thông quan, tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng, nâng cao mức độ hợp tác mở cửa khu vực cửa khẩu biên giới giữa hai nước.
(v) Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch và báo chí v.v. Sử dụng tốt cơ chế Ủy ban liên hợp về hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước, tích cực thúc đẩy hợp tác về chuyển giao công nghệ, giao lưu giữa các nhà khoa học, trao đổi về việc xây dựng Phòng thí nghiệm chung. Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng Cung Hữu nghị Việt - Trung vào năm 2017, sớm thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia, vận hành có hiệu quả Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội. Tăng cường giao lưu báo chí hai nước, gia tăng mức độ tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân, tổ chức Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 tại Việt Nam vào năm 2016.
6. Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” được ký kết trong chuyến thăm này; tiến hành tổng kết tình hình 05 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền giữa hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới, thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới hai nước.
7. Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh nghiêm túc tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
Hai bên tuyên bố khởi động hoạt động khảo sát chung trên thực địa tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào trung tuần tháng 12 năm 2015, cho rằng đây là bước khởi đầu quan trọng cho việc hai bên triển khai hợp tác trên biển; thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; nhất trí gia tăng cường độ đàm phán Nhóm công tác cấp chuyên viên về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, tuyên bố khởi động dự án hợp tác nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang.
Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), thúc đẩy sớm đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.
8. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.
9. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc; cùng duy trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
10. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác: “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia”, “Công hàm trao đổi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, “Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Bản ghi nhớ về việc ưu hóa thiết kế dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Bản thỏa thuận giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc về thiết lập giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương”, “Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Tỉnh ủy Lào Cai, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc”...
11. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2015
Trung Quốc viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ cho Việt Nam
- Tại cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chiều nay, Tổng bí thư, Chủ tịch TQ tuyên bố viện trợ 1 tỷ NDT trong 5 năm cho VN, bổ sung khoản vay ưu đãi 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại Văn phòng Trung ương Đảng
Không để bất đồng trên biển ảnh hưởng quan hệ
Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, duy trì trao đổi cấp cao, củng cố tin cậy chính trị; tăng cường hợp tác trên các kênh Đảng, QH, MTTQ và giữa các bộ ngành, địa phương; thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư phát triển hiệu quả, cân bằng, lành mạnh; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch.
Ngoài ra, phối hợp thực hiện tốt 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền, thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới hai nước; cùng nỗ lực kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định VN luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với TQ, sẵn sàng cùng TQ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung đi vào chiều sâu.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất một số phương hướng lớn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Đảng, hai nước thời gian tới.
Theo đó, duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả.
Hai bên tiến hành hội đàm
Đề nghị hai bên triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ; thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ hai hành lang, một vành đai với những nội dung phù hợp trong sáng kiến một vành đai, một con đường trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chính phủ TQ chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; cảm ơn TQ tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp VN xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện.
Không quân sự hóa ở Biển Đông
Về Biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại hội đàm
Tổng bí thư đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình.
"Đề nghị TQ cùng VN đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Tổng bí thư cũng đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được.
"Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982", theo Tổng bí thư.
Đáp lại, Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Đảng, Chính phủ TQ coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai và tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
"Hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung - Việt; tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường đối thoại và hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng..., kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng..." - ông Tập Cận Bình nói.
Hai lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất. Ông khẳng định TQ không theo đuổi xuất siêu sang VN, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp TQ tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại VN.
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cũng đồng ý nỗ lực cùng VN kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung - Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Ông đề nghị hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như LHQ, APEC, ASEM, TQ - ASEAN.
"TQ và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới", ông Tập Cận Bình nói.
Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác song phương gồm:
- Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020.
- Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ hai nước.
- Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ hai nước
Chung Hoàng - Ảnh: Nguyên Trí
>> Chủ tịch TQ: Nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục
-“Thượng khách hồi đầu”
Cuộc thi nấu ăn Cái Muỗng Bạc 2015 đã vào đến vòng chung kết với chủ đề “Đại tiệc đãi thượng khách”. Thực đơn dự thi ê hề sơn hào hải vị vì ban tổ chức đã nhấn mạnh phải giả định thực khách là nguyên thủ các cường quốc hàng đầu thế giới. Nhưng dù đã nếm qua từ phở bò biển Côn Đảo đến gỏi thịt công Trường Sơn, ban giám khảo vẫn chưa hài lòng.
Tới thực đơn cuối cùng: “Thượng khách hồi đầu”, vì bốn món của thực đơn này đều vô cùng lạ lẫm nên ban giám khảo cứ đùn đẩy nhau mà không ai dám nếm thử, đành gọi đầu bếp lên hỏi cho chắc:
- Anh hãy giải thích vì sao món khai vị có tên “Ải xưa lưu dấu”? Món này nguyên liệu là chi?
- Thưa, món này chính là gỏi cá sông Bạch Đằng trộn hành Nam Quan.
- Ra vậy, còn hai món chính: “Cát vàng thương nhớ” và “Cát dài nhớ thương”?
- “Cát vàng thương nhớ” là bánh dày nhân thịt cá ngừ Hoàng Sa, còn “Cát dài nhớ thương” là bánh chưng gói lá bàng Trường Sa.
- Anh hãy giải thích vì sao món khai vị có tên “Ải xưa lưu dấu”? Món này nguyên liệu là chi?
- Thưa, món này chính là gỏi cá sông Bạch Đằng trộn hành Nam Quan.
- Ra vậy, còn hai món chính: “Cát vàng thương nhớ” và “Cát dài nhớ thương”?
- “Cát vàng thương nhớ” là bánh dày nhân thịt cá ngừ Hoàng Sa, còn “Cát dài nhớ thương” là bánh chưng gói lá bàng Trường Sa.
Ban giám khảo nghe vậy thì yên tâm cầm đũa thưởng thức các món ăn đẫm hồn quốc túy. Nếm xong, định dùng tới món cuối là tráng miệng “Hữu phúc đáo tụng đình” thì đầu bếp giơ tay cản:
- Xin các vị hãy cân nhắc trước khi nếm món này, vì đây là một món ăn vô cùng đặc biệt, được làm bằng khoai tây Trung Quốc trộn nước miếng kiến Phi Luật Tân!
Toàn ban giám khảo thét lớn:
- Viển vông! Khoai Trung Quốc vô cùng độc hại, sao dám mang đãi thượng khách?
Đầu bếp từ tốn trả lời:
- Độc sao bằng nước miếng kiến Phi. Loài kiến này tuy nhỏ nhưng nước miếng nó dư sức trị được khoai Trung Quốc, dĩ độc trị độc thành vô hại. Món này chỉ độc với những ai có cái lưỡi bất thường, thí dụ như lưỡi... chín đoạn thì ăn vào sẽ...
Tất cả giám khảo hồi hộp:
- Sẽ thế nào?
- Sẽ ói ra cho bằng hết những thứ đã nuốt vào, từ Nam Quan, Hoàng Sa cho đến Trường Sa!
Toàn ban giám khảo đồng thanh: “Giải nhất!”
Người già chuyện
-Son Tran
Biểu tình phản đối chuyến thăm của TCB ở VN đã lên truyền hình Nhật Bản.
Khẩu hiệu của đài khi phát bản tin này là :" Trung quốc hãy cút đi".
Bạn đây chứ đâu hở.....đảng ?-Khẩu hiệu của đài khi phát bản tin này là :" Trung quốc hãy cút đi".
-Đài Á Châu Tự Do-Hình ảnh người biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình bị bắt, bị đánh đập tại vòng xoay hồ Con Rùa, quận Nhất, Sài Gòn sáng 5.11.2015.
[Ảnh: fb Ant Chu Mạnh Sơn]
-
Hà Nội
Xuống Đường
-Bạch Cúc
Sài Gòn
Phạm Minh Hoàng