-“..Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: ‘Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai’. Vinh nói theo:‘Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai’...”
Sau tám năm (19/2/1979 ─ 21/8/1987 ). Chiến tranh Việt Nam‒Trung Quốc khởi sự từ đó cho đến thời điểm này vẫn còn tiếp diễn trên những cao điểm, tiếng súng qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề hứa hẹn thời gian đình chiến, bởi nhà nước Trung Quốc lấy quyết định dùng giải pháp súng đạn làm tiêu chuẩn cho ân oán nợ chiến tranh.
Trung Quốc ở thời nào cũng thế, mỗi khi có chiến tranh thường đem dân làm mộc-nhân và dùng lính làm biển người, do đó đã có những làng tị nạn Việt Nam mọc lên tại biên giới phiá Nam thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tuy chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chưa yên, thế mà chúng tôi mạo hiểm, lần đầu tiên đến địa điểm đã ước hẹn trước, sáng hôm ấy ngoài trời lành lạnh sương mù, đứng tại đầu lãnh thổ Việt Nam, năm xưa thuộc tỉnh Lạng Sơn của tổ quốc thân yêu. Cũng ở địa điểm quanh đây vào ngày 21/2/1979 xuýt nữa chúng tôi bỏ mạng, vùi thây dưới lòng sông Kỳ Cùng, bởi súng đạn của Trung Quốc càn quét sâu 40km vào tận lãnh thổ Việt Nam. Gây ra biết bao cảnh điêu tàn, thảm khốc, không thể nào điểm danh từng xác chết của người dân bản làng và dân quân sống tại biên giới Việt Nam, họ chết nhiều kiểu cách khác nhau, nào là trong trong rừng, khe núi, dưới suối, trôi bồng bềnh trên dòng song Các, song Bình Nhi và đầu nguồn sông Hồng. Truyền thông Quốc tế gọi đây là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 3.
Thượng lưu sông Kỳ Cùng, người dân Trung Quốc gọi Sông Các
( Ảnh: GS. La Minh )
Trên núi cao đèo Rắn thuộc tỉnh Vân Nam, nhìn về
hướng đất nước tôi bên kia sông Bình Nhi (Ảnh: GS. La Minh)
Trung Quốc còn tuyên bố ngoại giao: "Đất liền biến giới phía Nam rộng thênh thang, có được hàng ngàn dặm nhờ Việt Nam mở rộng phong cách mới".
Trước năm 1987 Trung Quốc có những hành vi bất lương, như báo chí Trung Quốc tung ra nhiều loạt các báo cáo chủ quyền về đường biên giới, lập danh sách đặt lại tên cho những dãy núi lớn, nhỏ không bỏ sót một quả đồi nào, lập danh sách địa danh mới và còn ghi rõ khí hậu biên giới. Họ tổ chức nhiều đơn vị biên phòng đi tuyên truyền cái nhân đạo của nhà nước Trung Quốc, đôi khi còn đột nhập vào thành phố ở biên giới Việt Nam và những ngôi làng nhỏ khuyến dụ dân làng làm tình báo cho họ.
Chúng tôi đang ở "Dòng nhà làng" tại nhà Họa sĩ La Minh, đến ngày thứ tư La Minh rủ chúng tôi đi thăm Lê Văn Vinh một người bạn cùng thời thơ ấu, Lê Văn Vinh hiện ở tại ngôi làng tị nạn Việt Nam có tên "Âu nhà làng", lộ trình đường bộ khoảng 6km.
Lê Minh tay chỉ, miệng nói:
─ Âu nhà làng, lờ mờ bên núi xa xa, đó là làng của Vinh.
Thế mà chúng tôi phải trèo núi vượt suối gian nan mất hai giờ liền mới đến nơi, La Minh cho biết đi đường chim bay. Nếu đi đường Quan Công thì mất 4 giờ. "Âu nhà làng" nằm trong thung lũng của khe núi Âu, tôi đã đi qua hai làng tị nạn Việt Nam quan sát thấy có một đặt điểm chung, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Hoa và các sắc tộc biên giới, tuy nhiên tiếng Việt là ngôn ngữ giao thiệp chính, tại làng này có 1476 người tị nạn, còn "Dòng nhà làng" dân số đến 2574 người. Chúng tôi gặp nhau trong hoàng cảnh xúc động, có ai biết trước sự hy hữu của con nguời. Trái đất này không phụ tình người, nếu có quyết định thì nơi nào cũng đến và đi đều được cả.
Sau buổi cơm trưa, chúng tôi hàn huyên trăm ngàn chuyện cũ từ Sài Gòn đến Chợ Lớn, điểm qua bạn bè, thân thuộc, gia đình và kẻ sống ở đâu, người chết nơi nào, có những lúc Minh và Vinh xúc động khóc như trẻ thơ, vì Minh, Vinh đồng nạn nhân của năm 1975, như mọi người dân miền Nam Việt Nam, nhưng không ai hiểu thấu Minh, Vinh trải qua trắng sạch sự nghiệp và biến đổi cuộc đời bần cùng vào ngày 19/2/1979 giữa chiến tranh Việt-Hoa tại biên giới.
Trước đây Lê Văn Vinh nguyên là Cử nhân Hóa, phụ giảng Đại học Khoa Học Sài Gòn, nay là bác nông phu tại "Âu nhà làng" cư ngụ hay tạm trú trong núi rừng heo quạnh, không còn dịp trở mình, tuy nhiên chỉ còn hy vọng, ngày mai con cháu sẽ hơn cha mẹ.
Còn về La Minh, trước 1975 nguyên Giáo Sư trường Mỹ Thuật Gia Định và Bác Ái, chủ của một nhà in rất lớn tại đường Hồng Bàng Chợ Lớn, tranh của La Minh thường triển lãm tại Chợ Lớn, Hồng Kông và Đài Loan. Gia phả của La Minh đã 7 đời không còn gốc ngọn người Hoa, tổ tiên của anh từ chối cháo với chao và một chữ Triều châu cũng không ngưởi ra mùi Hoa. La Minh có mặt tại "Dòng nhà làng" do tính nghệ sĩgiang hồ xúi giục, sau 1975 anh lấy quyết định bỏ quê hương đi tìm đất hội họaĐài Loan, mượn lục địa Trung Quốc làm thuyền chở cả gia đình 7 miệng ăn và mang theo hết tài sản trên ba-lô.
Cuối cùng cả gia đình của Minh gặp phải nhiều bi kích, vợ, hai đứa con trai và một đứa con gái yêu quí nhất của Minh đều nằm xuống tại nghĩa trang. Minh xếp đặt cho con trai Cả bỏ làng đi Hồng Kông hơn một năm, còn lại hai đứa con trai nhỏ. Tôi cùng Minh ra nghĩa trang thắp hương cho chị Minh và các cháu. ( Chương sau chúng tôi nói đến Nghĩa trang và Bỏ làng )
Lúc này tinh thần Vinh đã bình tỉnh lại và cho biết:
─ Hai năm trước giới quân sự cho xây dựng một đường chiến lược tuần tra biên giới thông qua các làng bằng những đoạn giao thông hào rất kiên cố. Cũng như các quan chức tỉnh Vân Nam, thường đưa phóng viên vào làng này để săn tin, họ nói: "Cuối năm 1970 đã có người Việt Nam trốn thoát vào Trung Quốc xin tị nạn, có vài người đã sống ở đây hơn 20 năm". Lê Văn Vinh nói tiếp: "Những người sống ở đây hơn 20 năm, thuộc vào diện "hỗ trợ" chính là viên chức Tình báo chiến lược của quân đội Trung Quốc".
Họ trà trộn vào đời sống ở đây, sinh hoạt như người tị nạn Việt-Hoa, Hoa-Việt và người dân tộc biên giới, vốn đã phức tạp về ngôn ngữ và sinh hoạt theo tập tục văn hóa từng bộ tộc để phân biệt và tìm hiểu về họ, mình phải có ít nhiều lý thú đi sâu vào sinh hoạt trong môi trường làng tị nạn Việt Nam, có thế mới khám phá được những ý đồ của nhà chức trách Trung Hoa.
Trước 1975 ở biên giới Việt-Hoa chưa hình thành làng tị nạn Việt Nam, thế nhưng cũng đã có vài trăm người tị nạn mang nhãn hiệu"hỗ trợ". Họ xuất hiện bởi những tên gián điệp người Hoa, trước khia họ hoạt động tại miềm Bắc Việt Nam, sau khi nhà nước Hà Nội phát hiện họ bị trục xuất khỏi Việt Nam, kéo theo một hệ lụy từ chối công nhận người Hoa vào quốc tịch Việt Nam.
Người Hoa ở miền Bắc về lại Trung Quốc hóa thành nghịch cảnh, dù có công hay không đối với nước Trung Quốc hiện đại vẫn bị từ chối quyền công dân, nhà nước Trung Quốc không công nhận những đứa con của Tổ quốc trở về, người Trung Quốc chỉ thừa nhận họ là người tị nam Việt Nam dù đã sống ở Trung Quốc 20 năm.
Một nghịch lý khác sau 1975, có hơn một triệu người Hoa sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam, đã 9 kiếp tổ tiên là người Việt vẫn gọi ôm mớ là người Hoa. Thời chiến tranh Trung Quốc dùng địch vận gọi mỹ danh "Hoa Kiều Việt Nam" khi Hoa Kiều Việt Nam trở về Trung Quốc lập tức được công nhận "Người tị nhận Việt Nam" hai chữ "Hoa Kiều" hết giá trị, hiện nay trong làng nói tiếng Việt hơn 75%.
Đôi lúc tôi nhận được tiếng thở dài của La Minh và nói: " Khi chưa có chiến tranh ai cũng biết Tổ quốc mình ở đâu, còn hôm nay chúng tôi không biết mình là ai..".
Vinh nói theo:"Giấc mơ lớn nhất của tôi, chỉ cần có được danh tính thân phận mình là ai".
Chúng tôi hỏi Vinh:
─ Hiện nay bạn đang làm việc gì để sống và có những dự tính nào cho tương lai không?
─ Tôi vẫn lẩn quẩn công việc trang trại trong làng và lao động phụ cho công trường trồng cây Bồ Đề và Bạch Đàn, chỉ đủ nuôi cái miệng, còn đâu suy nghĩ tương lai, nếu có tiền tôi đã bỏ làng ra đi rồi, dù biết rằng không có chứng minh nhân dân cũng phải liều.
Lê Minh mặt trầm, đôi mắt hướng ra sân làng như đang thất vọng nói:
─ Tao và mày cũng như tất cả mọi người ở trong làng, không ai muốn ở đây, đi ra ngoài mới thấy không gian sống, nhưng không có chứng minh nhân dân ở đây như lao tù.
Qua một cơn mưa "Dòng nhà làng" ngập nước
─ Chính phủ Trung Quốc chỉ công nhận họ là "người tị nạn Việt Nam", không công nhận họ là công dân Trung Quốc. Do đó 214 làng dọc theo biên giới, vì không có quốc tịch Trung Quốc, không có bản sắc, chúng tôi sống trong vòng tròn nhỏ của làng, sống trong sự cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đối với những người tị nạn, muốn đi xa để làm việc, trước nhất mua một ID giả hoặc thẻ ID với giấy phép cư trú tạm thời của người khác nhằm đáp ứng việc kiểm tra an ninh. Nếu không phải người dân Trung Quốc, chẳng có chứng minh thư, nhỡ đụng đến công an Trung Quốc là xanh mặt.
Đề cập đến đời thường của người tị nạn, có vẻ Minh và Vinh xúc động và nhạy cảm, sau một lúc im lặng ngắn ngủi, mới bắt đầu nói chuyện, các bạn tôi thường hỏi tình hình thế giới bên ngoài, nhất là những câu hỏi về hôn nhân và đất nước Việt Nam hôm nay.
Con trai của Vinh cho biết:
─ Người ta nói rằng sẽ vào làng tuyển một số nữ trẻ đi làm việc xa nhà, nhưng không đi lâu dài. Tại sao không tuyển Nam mà lại Nữ, phải chăng người Trung Quốc muốn Nữ giới ra khỏi làng bằng cách hôn nhân, nhưng người ta không biết luật pháp về quốc tịch, nó chỉ có giá trị cho thế hệ sau ( Mẹ vẫn tị nạn Việt Nam, đứa con mới là công dân của Trung Quốc ) nói chung thế hệ này vẫn tị nạn muôn năm.
Chưa hết có một quân nhân biên phòng tại Huyện cho biết: "Quốc tịch con cái của họ còn tùy thuộc vào sở hữu của những người tị nạn. Kết quả cho thấy chính sách này ưu đãi một cô gái tị nạn kết hôn với người đàn ông Trung Quốc và nếu các cô gái Trung Quốc kết hôn với một người tị nạn, trẻ em của họ vẫn theo cha làm "người tị nạn". Đây mới chính là kịch trường làm người tị nạn, cô gái kết hôn với người bản xứ được đi ra ngoài làng và tất nhiên người trai như con không thể tìm thấy đối tượng.
Chúng tôi tự động bảo nhau, lùi sâu vào trong nhà và nói chuyện bằng tiếng Hoa, bởi từ xa có những cái đầu lú nhú ở dưới núi đi lên, đó là những bộ đội biên phòng địa phương, họ đi tuần tra biên giới, tôi và Minh hiểu ý của Vinh.
Vừa thấy những tên biên phòng đi qua nhà, họ ăn to nói lớn, đó là cá tính của người Hoa miền núi, tiếng Quan thoại ồn ào: "1979 nhà nước ta qui động trên 370.850 người tại các làng tị nạn Việt Nam, tham gia lập giao thông hào và bảo vệ chiến lũ, người tị nạn có động lực cao vì họ muốn hội nhập nhiều hơn vào thế giới bên ngoài làng, thậm chí họ còn ghi danh gia nhập bộ đội biên phòng, đó cũng là một lý lẽ phù hợp với "Luật Quốc tịch Trung Quốc" thực ra các quy định này chưa trao cho người tị nạn Việt Nam".
Thời gian qua mau, nói chuyện ngày xưa chưa hết lời, đã 5 giờ chiều, tôi và La Minh xin chào tạm biệt Vinh, hẹn hôm nào gặp lại, Vinh nói:
─ Tao đề nghị 5 ngày nữa tập hợp bạn cũ tại nhà Minh, lấy cớ làm giỗ chị Minh, có thế thằng Tâm mới hội ngộ được thằng Đào, thằng Tùng, con Châu, con Ái, con Liên và chị Trang.
La Minh khẻ nói:
─ Vinh đề nghị quá hay, nhưng ai tiến hành đi loan tin.
Vinh không suy nghĩ liền nói:
─ Khi tao đề nghị thì phải thực hiện công tác này.
La Minh hỏi lại:
─ Năm ngày mà mày làm cách nào mời hết được bạn bè, hai nữa chúng nó ở rất xa.
Vinh khẳng định như đinh đóng cột :
─ Thì tao mời theo thuật bắng tên, hiện nay những làng tị nạn Việt Nam, tạm thời rải rác theo chiều dài và rộng 1350km đường biên giới do Trung Quốc chiếm được của Việt Nam vào năm 1979. Từ biên giới của Vân Nam đến Quảng Tây giáp đối diện năm tỉnh Việt Nam gồm Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, không có khó đâu, hãy an tâm, tin tao.
Tôi cùng Minh chào Vinh, hẹn năm ngày sau tái ngộ. Chúng tôi đi theo triền núi về làng "Dòng nhà làng", trên đường đi Minh cho biết nhiều vấn đề của người Việt tị nạn tại Trung Quốc, tôi chú ý nhất là chuyện Trung Quốc tham nhũng tiền bảo trợ của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách tị nạn (UNHCR) cho làng tị nạn Việt Nam:
─ Nhà chức trách Trung Quốc dã tâm và lưu manh lấy hết tiền bảo trợ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn thành lập một nhóm dữ liệu báo cáo giả trước (UNHCR) đại khái nội dung: "Từ năm 1978, chính phủ Trung Quốc trong tinh thần nhân đạo đã tiếp nhận 30 triệu người tị nạn Đông Dương vào Trung Quốc. Con số lớn như vậy mà không thấy người. Riêng 214 làng tị nạn Việt Nam, dù cho đào mồ cuốc mả tính luôn cả người sống lẫn ngưới chết trên đầu núi, dưới lòng suối cũng chỉ có 1,6 triệu người.
Tôi tiếp tục lắng nghe, Minh nói một sự kiện khác:
─ Nhóm dữ liệu Trung Quốc còn báo cáo hồ sơ giả tạo khác: "Hiện nay Trung Quốc đang quan tâm đến làng sóng tị nạn, chủ yếu là năm 1978-1979, Trung Quốc đang thúc đẩy Việt Nam chặn đứng người tị nạn từ Việt Nam tràn qua Trung Quốc". Thực tế người Việt tràn ra biển Đông, chứ không bao giờ tràn qua Trung Quốc, thà chết dưới chế độ tự do dân chủ đa nguyện còn hơn sống dưới chế độ cộng sản Trung Quốc, chỉ có những hệ lụy và vâng lời Trung Quốc đỏ mới ra thân danh vô Tổ Quốc. Trung Quốc còn bịp bợm hơn, tuyên bố cho hồi hương người tị nạn Việt Nam về cố quốc. Mặt trái khác cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc cư xử với Hoa kiều hay Việt kiều không công bằng, khi còn chiến tranh Hoa kiều là cái kho kinh tế, một ngân hàng lưu trữ tài chánh cho hai đảng cộng sản Việt-Hoa. Hết chiến tranh Hoa kiều hay Việt kiều trở thành thứ phế thải bỏ vào thùng rác không tái sinh!
Trung Quốc và Việt Nam đang chơi một ván cờ, dùng người tị nạn Việt Nam trả giá quân cờ Hồi-hương theo chương trình của UNHCR, đây cũng là một cách chơi khăm của Trung Quốc đối với Việt Nam, mà không mang tiếng với Quốc tế, nhân dịp biến lực lượng quân đội Trung Quốc thành người tị nạn hồi hương, chủ yếu xâm nhập hợp pháp vào Việt Nam. Trung Quốc đã chuẩn bị từ trước có cả danh sách địa chỉ định cư và họ khạc tên người tị nạn Việt Nam ra một bên, vĩnh viễn sống tại biên giới. Theo chiến lược của Trung Quốc, họ đã bắt đầu cho bộ đội trẻ thay áo mới dân sự, mang nhãn hiệu người tị nạn Việt Nam, họ sẽ là người Việt Nam giấy nằm vùng trong lòng Việt Nam chờ thời cơ biến thành vũ khí của Trung Quốc.
Tôi nghe tin này khá lý thú liền hỏi:
─ Tin này có thực chứ và Minh lấy nguồn tin này ở đâu?
─ Trung Quốc rất nhiều ma giáo, nhất là chính trị, trước khi tạm cư trong làng, người tị nạn Việt Nam phải viết một bản tự khai, không từ bỏ một ai, và Minh có dịp hiện diện tại chiến trường với nhiệm vụ vẽ những bản đồ tiến quân của Trung Quốc, mỗi ngày tiếp cận với giới chức quân đội và dân sự. Đôi khi còn nghe tướng Lữ Chính Thao (Lu Zhengcao)tự hào về cuộc chiến tranh này.
吕正操( Lu Zhengcao ) Lữ Chính Thao
Như mội ngày, đến bửa cơm, tôi dùng từng bát cơm trộn với ngô luộc, hỏi ra mới biết cả làng ba bữa một ngày hầu hết mọi người như thế cả!
Làng tị nạn Việt Nam không có bệnh xá, khi dân làng đau nặng chỉ chờ chết, bệnh nhẹ lấy cây cỏ ngoài đồng ruộng hay rừng làm thuốc trị liệu. Ngoài nghĩa trang số cột bia mộ, tương đương với số dân trong làng.
Huỳnh Tâm
*Bài viết ghi lại những sự kiện trong chuyến đi đầu tiên đến Vân Nam Trung Quốc, ngày 21/8/1987, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị thời sự của nó.Biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu-(2)
“...Súng cối xạ như mưa vào Bản làng, Xã thôn, thị trấn Việt Nam, dân quân Việt Nam chết không kịp đem đi chôn, đến ba ngày sau quân đội CSVN mới phản pháo, thì toàn diện biên giới đã định chiến thắng nghiêng về Trung Quốc...”
Mấy ngày qua tôi đã viết khá nhiều điều tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Nếu tôi không nói,e rằng tôi mắc kẹt cổ họng, tuy nhiên còn những chuyện liên quan khác chưa thấu cùng. Tôi tranh thủ, trong khi chờ đợi bạn bè từ khắp nơi tụ hội về Dòng nhà làng.
Tôi và anh Minh đi lên biên giới hướng Tây Vân Nam, đối diện Lai Châu. Cuộc hành trình gian nan, cả thân người khắc khoải cũng phải đi đến "Tây Hành làng", nơi ở của gia đình anh chị Cao Dũng - Chỉ Hồng.
Chúng tôi không ngờ đường xa vời vợi di chuyển bằng nhiều phương tiện nào là xe ngựa thồ, chuyển qua xe vận tải, đến tàu hoả cuối cùng là xe đạp. Tôi đã mất một ngày một đêm ăn ngủ không yên. Hôm nay ngày thứ hai mới dừng chân trên đỉnh đầu núi, chiêm ngưỡng ải đầu Tổ-quốc, thấy một ranh giới trên 10km chiều ngang, còn chiều dài thì vô tận. Nếu tính tại biên giớiải đầu Lai Châu Việt Nam đối diện với biên giới phía Tây Vân Nam Trung Quốc, mới thấy Việt Nam bị mất 30.670 Km2, một giải đất chiến lược rộng lớn mà Trung Quốc chiếm lấy của Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Đến ngày 19/2/1979 toàn quân binh Trung Quốc đồng tiến quân vàocác tỉnh biên giớiLai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Như giới truyền thông Phương Tây loan tải: – "Chiến tranh Đông Duơng lần thứ 3, Việt Nam rộng rãi tặng không cho Trung Quốc một biên giới bốn bề bát ngát, hứa hẹn tương lai kinh tế Đông Dương".
Đỉnh dãy núi Pu Si Lung biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Ảnh: La Minh
─ Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết, nơi này là đâu?
Họ trả lời bằng tiếng Việt:
─ Các ông nói cái gì.
Anh Minh mừng quá đáp:
─ Quý anh chị có thể cho chúng tôi biết nơi này là đâu và còn bao nhiêu km nữa đến Tây Hành làng?
─ Đây là đỉnh núi Pu Si Lung, còn 3km nữa đến làng.
─ Cảm ơn quý anh chị nhiều, quý anh chị có phải là người làng không?
Họ chỉ gật đầu thay cho lời nói (đúng rồi) chúng tôi cảm ơn một lần nữa và chào nhau chia tay.
Chúng tôi đứng trên đỉnh dãy núi Pu Si Lung độ cao 3.770m, nhìn về quê hương đất nước thân yêu, từ hàng rào bãi mìn bình địacho đến tận xa mờ là huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên VN, phía Đông Mường Tè là huyện Sìn Hồ cách thị xã Lai Châu 60km về hướng Tây... nhìn xuống thung lũng thấy các sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông như những tấm vải lụa trắng vĩ đại chưa bao giờ thấy trong đời. Vung trời ở đây nhiều sương mù và lành lạnh càng thôi thúc lòng ray rức không yên cho Tổ-quốc, có đi xa mới biết quê hưng xứ sở mình đẹp. Thật vậy, dù thế giới mênh mông giàu và đẹp nhưng không nơi đâu đẹp bằng quê hương của mình có lũy tre, những giòng sông, ruộng nương hương thơm của lúa và đất chung một đặt thù riêng của nó. Ngặt bí lối sống, quá khắc nghiệt độc trị của chế độ đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân không ở được phải đi tìm tự do, bỏ sinh xứ để tìm sinh cư quê người. Mai này con của chúng tôi nếu có suy tư về quê hương cũng không khác nào một nhạc phẩm "Viễn Khúc Việt Nam" của Nhạc sĩ Hàn Lệ Nhân:
Một cuộc chiến long trời chuyển đất, thế mà toàn dân Việt Nam nào hay biết, càng không có một thông tin nào từ đảng CSVN đích thân loan truyền, chỉ thoáng qua lờ mờ tin đồn của người dân: "Có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979", chỉ thế thôi ngoài ra không có tin gì khác ! Càng không hình dung được biên giới đã mất còn là bao nhiêu hay Bắc tiến đánh Trung Quốc chạy dài bỏ thành Vân Nam và thành Quảng Tây. Mãi cho đến nay, toàn dân chưa hề nghe nhà nước CSVN chính thức công bố lãnh thổ biên giới! Cũng có thể đảng CSVN hoàn toàn thờ ơ sự ra đi vĩnh viễn một phần ải đầu Tổ quốc Việt Nam, hay lý do khác vì sự sống còn của đảng CSVN.
Tuy nhiên, hồn thiên sông núi của Tổ quốc Việt Nam không bỏ qua sự kiện nào có liên quan đến lãnh thổ biên giới như năm 1979. Dân tộc nào cũng có linh hồn sống luôn khằng sâu vào ký ức lịch sử, như nhà Mạc, nhà Hồ đã trải qua vạn đại, thiên thu thế mà vẫn lưu truyền nhiều thế hệ luôn phê phán chế độ ấy từng ngày.
Tôi đứng trên núi Pu Si Lung mà hồn phi lạc phách, đến khi anh Minh đưa tay vịn vào vai tôi, lay mạnh nói:
─ Chúng ta đi sớm về sớm, Tâm đứng ở đây đã hơn giờ rồi.
Tôi trở lại với con người thực, âm thầm ngồi lên yên sau xe đạp, một tay ôm hông của anh Mình, xe đổ xuống đèo, rồi rẽ theo hướng "Tây Hành làng".
Người dân trên đường về "Tây Hành làng"
Ảnh: La Minh
─ Các bạn hãy theo tôi đi trình giấy tờ, vì ở nơi này mất an ninh, dân quân biên phòng cứ vài ngày đến làng kiểm tra hộ khẩu một lần, đôi khi kiểm tra đột xuất.
Chúng tôi chào ông chủ làng, rồi tự động trình giấy tờ, anh Minh trình giấy trước, do sở di trú Vân Nam cấp, chứng nhận người Việt tị nạn tại "Dòng nhà làng", đặc biệt ông ta nhìn thẻ ID của tôi, tay bóp cong vòng thẻ rồi thả ra kêu một tiếng tạch, mắt nhìn châm chú một hồi lâu và nhìn mặt nhận diện tôi, có ý vạch lông tìm vết trong thẻ ID, ông ta đã ngờ vực nhưng không thể quả quyết ID giả, tôi điềm tỉnh thưa:
─ Thưa ông chủ làng, thẻ ID của tôi rất mới vì ra làng ba tháng truớc, cách đây vài ngày sở di trú mới cấp thẻ, trên tay cằm thẻ ID tôi liền đi thăm anh Minh, rồi nhờ anh Minh hướng dẫn đi thăm anh Dũng chị Hồng.À thưa ông, hình như tôi còn một photocopy giấy tị nạn cũ, tôi đưa ông để tiện kiểm minh.
Ông chủ làng cười nói:
─ Thôi được.
Ông ta cằm viết ghi tên anh Minh và tên tôi vào sổ tạm trú, ông hỏi tiếp:
─ Thế thì hai anh ở đây bao lâu để tôi báo cho an ninh biết.
─ Thưa, chỉ một đêmnay thôi.
Ông ta đưa lại giấy tờ và thẻ ID nói tiếp:
─ Chúng ta là người Việt Nam cả, tôi không phải làm khó quý anh, ngặt dân quân biên phòng, bọn chúng người Trung Quốc hay chú ý an ninh làng này, xin hai anh cảm thông.
Tôi lấy lại bình tĩnh thưa:
─ Dạ thưa ông, chúng tôi chỉ ở một đêm thôi ạ, sáng mai phải trở về, không ở lâu được vì bận chuyện nhà, tôi nhớ anh chị Dũng đã tám năm không gặp, nay có dịp đi thăm. Thưa ông chủ làng, nhân tiện mời ông một đêm chung vui với anh em chúng tôi. Hy vọng ông chấp nhận đề nghị chân thành này, chúng ta là người Việt Nam không nên từ chối.
Ông chủ làng dù có khó tính đến mấy, khi nghe hai tiếng Việt Nam cũng mềm lòng cảm động, ông còn chần chờ, tôi hỏi tiếp:
─ Thưa ông chủ làng chấp nhân nhé, chúng ta là người Việt Nam sống ở xứ người xem tình lớn hơn mọi thứ, dù mới sơ giao xem như thân, chúng ta nhận nhau tình người vì nó là một thứ tình thiêng liêng nó biết gắn bó và hy sinh cho nhau.
Ông chủ làng gật đầu liên hồi nói:
─ Tôi đồng ý, nhưng mấy giờ tôi đến?
Anh Dũng đáp:
─ Anh Tùng đến lúc nào cũng được.
Ông chủ làng tên Tùng, thấy thân thể của ông ta quá cằn cõi, có thể hơn tôi một con giáp, liền nói:
─ Xin lỗi cho tôi gọi bằng chú Tùng, thưa chú, chúng ta cùng nhau về nhà anh Dũng ngay bây giờ không thể để mất thời gian vì sáng mai tám giờ tôi phải đi về, tôi thấy anh chị Dũng và các cháu bình yên là toại nguyện lắm rồi.
Ông Tùng đồng ý đi theo chúng tôi về nhà anh Dũng, cũng may chị Hồng và mấy cháu đã về nhà, sớm hơn mọi khi, chị Hồng vừa thấy tôi là oà ra khóc và hối cháu lớn đi mua năm lít rượu về đãi khách, còn chị Hồng vội vã làm một lúc hai con gà. Tôi để ý thấy chị Hồng làm thịt hai con gà, tiếng khóc thút thít của chị từ bếp vọng lên, âm thanh như oán trách cuộc đời.
Tôi giới thiệu anh Minh để anh Dũng quen biết và ngược lại:
─ Thưa, anh Dũng nguyên là Giáo sư trường Trí Đức tọa lạc đường Cao Thắng trước chùa Tam Tông Miếu, quận hai Sài Gòn còn chị Hồng là một trong những hoa khôi của trường Gia Long, sau hè năm ấy chị chuẩn thi vào trường Y thì bị ông Dũng đáp đến gắp chị Hồng ra khỏi gia đình, tình duyên của anh chị Dũng-Hồng do chị Phương của tôi làm bà mai, trong đó tôi cũng có một ít phần mai mối, vì tôi làm nhân viên Bưu điện cho mấy người lớn, hồi đó tôi ngu lắm, phải chi mình xem thư của họ để biết họ nói những gì, lúc đầu gia đình chị Hồng không chấp nhận, anh Dũng đòi chết trước nhà, bố mẹ chị Hồng sợ quá gả cho, thế là ngày tân hôn hai họ linh đình, bởi thế chị Hồng xem tôi như em ruột.
Đương nhiên trong thâm tâm anh Dũng chị Hồng và anh Minh thừa biết hiện nay tôi không thuộc diện thê thảm, ông Tùng thấy chúng tôi tình trước sau chân thực, ông cũng thổ lộ riêng tư đời mình:
─ Thì ra các bạn đều là người Sài Thành cùng quê tôi, nhà tôi ở đường Nguyễn Công Trứ, học trường Bồ Đề hết trung học vào Văn Khoa, đến năm thứ hai theo tiếng gọi ra bưng tham gia MTGPMN, sau khi kết nạp vào đảng, tôi nhận công tác Ban Hoa Kiều, quân hàm cuối cùng của tôi là Thiếu tá, người Hoa Chợ Lớn thường gọi tôi là Thiếu tá Tùng, tên thực Trương Hoán Tùng, cuối năm 1977 đảng điều tôi phụ trách chuyển một cánh Hoa Kiều Chợ Lớn đi Trung Quốc theo hướng Lai Châu. Hài hước nhất khi qua biên giới Trung Quốc họ xem tôi là người Việt Nam không có liên hệ gì với đất nước Trung Quốc, từ đó tôi trở thành người Việt tị nạn trên đất Trung Quốc như mọi người khác, tôi tự hiểu đảng CSVN đã có quyết định từ chối thành tích của tôi và cho tôi là người Hoa không trọng dụng nữa, họ chọn phương thức bí mật sa thải, giao công tác đi Trung Quốc.
Đại thể người Việt gốc Hoa có những nổi khổ riêng biệt, nhưng nào ai biết thân phận của tôi còn khổ hơn họ ngàn lần về gốc tịch, đến nay cũng chưa có ID chứ đừng nói đến giấy cư trú tạm thời, còn thẻ chứng minh thư nhân dân thì xa vời, đời người của tôi phải trả một giá quá đắt đỏ.
Xưa nay chữ Kiều dưới mắt thiên hạ xem thường, khi ấy Kiều rất trong sạch nào ai biết. Hoa Kiều, Việt Kiều, Cầu (Kiều) kể cả Kiều cụ Nguyễn Du lắm gian truân, từ đó tôi thề không đội trời chung với hai đảng CSVN và TQ. Đến nay cũng chưa dung tha tôi, họ tiếp tục ép làm chủ làng và làm nhân viên "hỗ trợ". Tuy tôi có làm việc cho họ nhưng chưa bao giờ hại ai, cũng chưa tống tiền của ai ở trong làng này. Thực tế hơn, nếu tôi muốn có nhiều tiền chỉ cần đếm từng cột mộ bia trong nghĩa trang của làng, tôi độc thân thì không cần tiền, có nó để làm gì chứ, hồi chiều chỉ cần nói lên một tiếng thẻ ID của chú em là giả, thế là kiếm được một bao thư nhẹ rồi, nhưng nếu biết là giả tôi vẫn bỏ qua, tôi chỉ muốn hú tim để chú em tứa trong quần thôi, thực ra một chuyên viên thẩm định chuyên môn như tôi muốn nói giả hay thực cũng không khó lắm đâu.
Câu chuyện của ông Tùng đang ngon trớn, thì dĩa lòng gà bưng lên, rất nóng hổi, hương vị thơm, thế là cắt đứt đoạn film hay, mà tôi muốn gôm hết bỏ vào lòng. Chúng tôi mời nhau, nâng cao ly rượu, chúc sức khỏe, gặp nhau là duyên hay nợ, cũng hết lòng nhớ nhau.
"Tây Hành làng" trên dãy núi Pu Si Lung
Ảnh: La Minh
─ Trương Hoán Tùng tôi, muốn kết nghĩa với mấy chú, từ nay xem nhau là Huynh-đệ, xin hỏi mấy chú có tiếp nhận đề nghị đại ca này không?
Anh Dũng thay mặt chúng tôi đồng ý so tuổi tác và xưng hô vai vế, có thế mới biết anh Tùng lớn hơn anh Dũng ba tuổi, hơn anh Minh và tôi tám tuổi.
Tôi nói đùa:
─ Thưa, Tùng đại huynh, huynh đệ chúng ta có cần hương khói như kết nghĩa của huynh đệ Vườn Đào không?
Anh Tùng cao hứng nói:
─ Ở đây là núi rừng, còn linh thiên hơn Vườn Đào, nhớ rằng núi rừng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải núi rừng của bọn bành trướng Bắc Kinh.
Anh Minh hỏi:
─ Thưa huynh, dân số trong làng có bao nhiêu người và có người thiểu số không?
─ Dân số trong làng hiện nay 2.378 người, gồm cả dân tộc thiểu số như nhóm Tạng, nhóm Tày Thái, nhóm Mông Đảo, nhóm Kađai, nhóm Hán... cách đây 3 năm có trên 10.500 người thiểu số trong làng.
Rượu châm ly đầy, tiếng nói mỗi lúc cao hứng, lòng chân thực hiện ra và oan cừu tận cõi lòng trào theo men rượu. Anh Tùng thở ra một hơi dài rồi nói:
─ Quý đệ có biết không, đảng Cộng Sản Trung Quốc ồn ào lắm ra báo cáo tường rằng: "Việt Nam chư hầu tốt, đảng CSVN phải biết thế nào là phân chia biên giới đất liền, kể từ núi cũ "Tashan" trong hiệp ước Thiên Tân không còn giá trị, nên trả lại cho Trung Quốc, hôm nay nhà nước ta sử lý biên giới đất liền trên bộ và ngày mai biển Đông, nhất địch VN chưa hầu phải trao cho ta, chiếu theo khâm định của Hồ Chí Minh trao đổi với Mao chủ tịch tại Vân Nam".
Anh Tùng hớp liền hai ngụm rượu nói tiếp:
─ Quý đệ có biết không, ngu huynh có gặp một quân nhân biên phòng bành trướng, nó cho biết "Đỉnh núi Cũ đã bị quân Trung Quốc chiếm lĩnh, nay đã nằm sâu trong nội địa Trung Quốc", huynh rất là hận, bởi huynh đã đi qua nơi này, thấy cảnh thực vật nguyên vẹn vẫn còn rợp âm, hoa rừng tỏa hương ngát khắp nơi, ánh sáng mặt trời rót nghiêng đếm được từng gốc cây cổ thụ, thế mà núi này vô cớ đạn pháo cạo trọc đầu, nay thuộc vào tay Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN táng tận lương tâm bỏ rơi núi cao một chiến lược quan trọng của biên giới Bắc cao nguyên.
Tin tức ở biên giới ngu huynh biết khá nhiều và chính xác. Có một cựu dân quân ở gần núi Cũ, trước kia sống trong làng, cho biết: "Núi Cũ bị mất thì đảng CSVN phải chịu trách nhiệm, người dân ở địa phương núi Cũ có ý chí bảo vệ lãnh thổ cho đất nước, nhưng dân quân rơi vào trường hợp thế cô, có tinh thần chống giặc mà không có sức thì làm thế nào để cố thủ núi Cũ, trong khi ấy tin đồn dãi núi Cũ này đã ký bán cho Trung Quốc hơn hai mươi năm trước. Bởi thế núi Cũ có nhiều hiện tượng lạ, người dân ở đây tự nhiên có kẻ đến thăm và tiện cấp quốc tịch Trung Quốc, thực sự tôi khó hiểu đảng CSVN".
Chị Hồng bưng lên một mâm lớn, nào là cơm gà, thịt gà luộc, cháo gà và bổ túc thêm lòng gà, thơm phức cả nhà, lúc này chị Hồng và các cháu cùng ngồi trệt dưới phên tre với chúng tôi, tạm gọi là bàn cơm, cả nhà hạnh phúc. Riêng tôi và anh Minh cả ngày chưa bỏ vào bụng một thứ gì cả, chỉ uống nước trừ với khoai củ, thế mà vẫn thích nghe anh Tùng nói chuyện hơn là ăn.
Chị Hồng tuy ở núi vẫn cho ra ngón nghề chị táo Sài Gòn năm xưa, trong thực đơn gà tuyệt vời này, gồm mùi vị gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau, chị lấy muối pha với đường màu làm ra nước mắm rất hợp khẩu vị, đúng là người phụ nữ Việt Nam đem theo hượng vị quê hương, tôi ăn ngon miệng gợi chuyện:
─ Thưa chị Hồng, hồi nãy em thấy chị làm thịt hai con gà, và nghe tiếng khóc của chị, có phải chị làm lễ phóng sinh cho hai con gà, phải không?
Chị cười và nói:
─ Cậu mầy lúc nào cũng đùa được, khóc vì thấy cậu nhớ nhà chứ ai nào khóc tiếc hai con gà đâu, thân chị theo anh chẳng tiếc, gặp em chỉ làm thịt hai con gà có xá chi nào.
Tôi nói khuyên chị Hồng:
─ Thưa chị, chị đã đem theo cái nhà Dũng và mấy cháu, hạnh phúc hơn cái nhà trên mãnh đất chào đời, mãnh đất sinh cư chị tìm tương lai cho mấy cháu. Chị tạm lờ nó đi, sẽ có ngày đất nước trở mình toàn dân có quyền sống làm người vì dân chủ, đa nguyên lúc ấy tha hồ chị nhớ.
Anh Dũng xoay mặt qua hướng anh Tùng hỏi:
─ Thưa, anh Tùng hồi chiều anh nói, anh ở đường Nguyễn Công Trứ quận 2 Sài Gòn, thế thì em xin mô tả để anh nghe cho vui.
Anh Tùng hỏi lại:
─ Huynh đã sống và lớn lên trên đường Nguyễn Công Trứ đương nhiên đệ không biết bằng huynh.
Anh Dũng liền kể:
─ Đường NCTrứ không dài, đầu đường đối diện với đường Hàm Nghi,cuối đường đối diện chợ Nguyễn Thái Học và đường nối dài Cô Giang. Trên đường Nguyễn Công Trứ có những đường khác vắt ngang qua như đường Tôn Thất Đạm, Pasteur, Công Lý, Phó Đức Chính, Calmette, Ký Con và Yersin. Người ta nói đường Nguyễn Công Trứ là Chợ Lớn nhỏ, người dân sinh hoạt tấp nập đêm cũng như ngày, nhờ hai chợ cung cấp sỉ cho tất cả chợ khác ở Sài Gòn và chợ lân cận, như chợ Nguyễn Thái Học cung cấp thực phẩm, chợ Cầu Muối cung cấp thủy sản nước mặn, nuớc ngọt.
Trên đường Nguyễn Công Trứ có hai chợ khác như khu Dân Sinh mua bán vải và khu phố cầm đồ của Công ty Hui Bon Hoa (Chú Hoả), ngoài ra còn có khu nhà kho Chú Hỏa, đặc biệt trên đường này có 1.752 căn nhà phố của Công ty Hui Bon Hoa. Vậy nếu anh Tùng là người hoa thì ở trong khu phố cầm đồ, còn nạc mỡ thì ở hẻm gần nhà Họa sĩ Tú Duyên, còn người Việt thì ở nhà hẻm sau lưng các khu phố và nhà sàn mé sông đường Bến Chương Dương. Một đặc biệt khác người dân ở đây khoái ăn khuya, những cửa hàng bán khuya không thiếu một thực đơn nào, còn một đặc thù khác, mỗi năm sau lưng khu Dân Sinh tổ chức hát Hồ Quản ba lần vào dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ hội chùa Ông, chùa Bà và ngày lễ Thanh Minh.
Trường Bồ Đề bên hông đường Nguyễn Công Trứ, em có dạy học ở trường này hai năm, bởi thế em rất thú vị khi nói đến đường NCTrứ.
Quả nhiên anh Dũng kéo anh Tùng vào tình cảm, anh Tùng có vẻ thán phục trí nhớ và vốn sống trên đường NCTrứ v.v...
Tôi đi đường xa quá thân người khắc khoải, gặp anh chị Dũng thân thương, cơm bưng rượu rót no đầy, cũng đến lúc đôi màng mắt khép lại, dù muốn mở ra cũng không còn sức, đành bỏ mặt mọi người nói chuyên đời xưa nay, anh Dũng dìu tôi đến vạt giường tre nằm xuống đi luôn đến bảy giờ sáng.
Vừa mở mắt ra thấy cả nhà và anh Minh đang chuẩn bị ăn sáng, một lúc sau anh Tùng cũng có mặt, đúng tám giờ chúng tôi hồi loan, trước khi tạm biệt tôi trao cho cháu lớn một bao thư bảo:
─ Đây là mảnh bằng cậu trao cho cháu, cậu hy vọng tương lai ở nơi cháu.
─ Chúng cháu nhớ ơn cậu.
Chị Hồng vui mừng nói:
─ Nhờ cậu mà anh Dũng hết bệnh cảm ơn ông thầy lang bâm.
─ Khi nào anh Dũng bệnh thì chị cho ăn gà là hết liền, chính chị mới là bà thầy của anh đó ạ.
Cả nhà và khách đồng cười, chúng tôi chào nhau tạm biệt, chị Hồng lại khóc, đôi mắt đỏ hoe nói:
─ Cậu phải hứa một hay hai năm trở lại đây thì chị hết khóc.
─ Dạ em hứa, chào hẹn gặp lại...
Anh Dũng và anh Tùng đưa chúng tôi đi một khoản đường dài, đến lưng dãy núi Pu Si Lung chúng tôi dừng xe đạp lại để nghỉ chân,anh Tùng đưa tay lên chỉ về phía trước nói:
─ Quý đệ có biết không, bên kia là mồ lạng tập thể trên 730 người dân Việt mình đó, còn nữa phía trái là mồ lạng trên 823 quân nhân Việt Nam, chính chúng anh an táng cho họ, những ngày chiến tranh ở đây bi thương vô cùng. Anh còn nhớ tối hôm đó chưa có đạn pháo, cả đoàn người của anh còn danh nghĩa Hoa Kiều, sáng hôm sau chúng anh được danh nghĩa Việt kiều tị nạn trên đất Trung Quốc, đó là giờ phút huynh chán chường nhất, vì đảng CSVN bán đứng chúng anh cho Trung Quốc!
Quân đội Trung Quốc dẫn cả đoàn người chúng anh đến một con sông nhỏ, thông qua núi Cũ. Họ lập danh sách và truyên bố: "Kể từ lúc này các người tạm trú trên phần đất biên giới của Trung Quốc, sẽ được chăm sóc tử tế và cấp giấy tị nạn".
Tiếp theo mọi diễn biến hung trong cuộc chiến tranh tại biên giới rất khủng khiếp, đảng CS Trung Quốc chiếm một phần biên giới lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam và báo chí Trung Quốc loan tin đổi trắng thay đen, khoáy động hận thù dân tộc Trung Quốc, cho rằng Việt Nam khởi động chiến tranh trước, sau đó Trung Quốc mới tự vệ, cùng lúc đảng CS Trung Quốc sung công trên bốn trăm ngàn người Việt ti nạn (Hoa Kiều) đào giao thông hào, buộc phải hoàn thành trước hai tháng.
Quân đội Vân Nam Trung Quốc sử dụng giao thông hào nối liền từ Tây qua Đông của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối diện với 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và thị trấn Lộc Bình Quảng Ninh, thành giao thông hào vòng một, để họ chuyển quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
Giao thông hào vòng một.
Phụ bản: Trương Hoán Tùng cung cấp
Bản đồ toàn diện chiến tranh Đông Dương lần thứ 3
(Phụ bản. Trương Hoán Tùng cung cấp)
Mặt trời lên cao, xương mù vẫn theo dưới chân chúng tôi, đành phải tạm biệt anh Tùng, anh Dũng và biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu.
Huỳnh Tâm
Paris 02/01/2012
* Tiếp theo bài viết trước (Làng tị nạn Việt Nam tại biên giới Việt-Trung). Chúng tôi sẽ loan tải toàn bộ phóng sự biên giới Vân Nam, Quảng Tây và người Việt tị nạn tại Quảng Châu.-Paris 02/01/2012
-Bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam (Huỳnh Tâm)--(3)-
“...chúng em là người "Tây hành làng" đây, tưởng mấy anh là viên chức nhà Hán, ở huyện lên làng, tìm ăn hối lộ, cho nên chúng em làm một công hai việc, lấy lại tiền và giết chúng nó...”
Trên đầu núi gió thổi quá mạnh, áo đi mưa đập vào áo len phát âm thanh lạch phạch, tôi nhìn theo anh Tùng và anh Dũng một kẻ vừa sơ giao, một người thân thiết. Họ đi xuống đèo cách năm mươi mét không còn thấy bóng, mây đã che khuất họ, hình như chúng tôi cũng đang đi trên mây. Chuyến trở về này, đích thân tôi cằm tay lái xe đạp, vẫn đi trên đường cũ để về làng anh Minh. Chân đạp đều bánh xe lăn vô tư, trên con đường đèo cao khúc khuỷu lại chật hẹp, bề ngang chỉ bốn hay năm gang tay, lồi lên, lõm xuống, nước đọng thành nhiều vũng xình lầy, đi qua những con suối và rạch nước, không có đoạn đường nào phẳng phiu. Mỗi khi lên dốc hay đèo núi, lưng của tôi phải gù lại như con bò tót chuẩn bị húc địch thủ, chỉ có cách này mới đạp xe lên được dốc núi. Gặp đèo cao chúng tôi xuống xe đi bộ. Khi xe đạp xuống đèo núi, chân của anh Minh làm đôi phanh cho xe chạy từ từ. Xe đạp của anh Minh đi núi rất tiện dụng, nó không khác nào con bạch mã phi qua rào cản và những ụ đất cao trong trường đua ngựa. Xe đạp cứ thế âm thầm lao về phía trước, bỏ mặc hai bên đường lạnh ngắt, tiếng cầm thú lưa thưa. Đôi lúc rừng im phăng phắc trong âm u như đã chết, vắng bóng người đi ngược chiều, chỉ một lần gặp vài người dân tộc thiểu số về bản làng.
Tôi cảm nhận trong người lúc nào cũng lạnh rét, lẽ ra ngoài trời lạnh trong người phải nóng. Có lẽ vì sợ thanh vắng và hoang vu của rừng cho nên thân thể của tôi như thế.
Đi qua con suối trên đỉnh núi Pu Si Lung. Ảnh: La Minh
Chúng tôi dừng xe đạp lại để lấy sức, chuẩn bị lên đèo, lúc này tay tôi cầm lái đến lúc đã thấm mỏi không còn vững chắc, chân đạp liên hồi đã rã rượi, thế mà chỉ mới được 10 cây số trong hai giờ liền. Ngó lại sau lưng mới biết chưa ra khỏi đỉnh núi Pu Si Lung, xương mù ở đây cũng quái đản bám vào áo mưa thành những sợi nước lạnh không khác nào đang đi dưới mưa, đôi tay nhớt với sương mù trộn lẫn mồ hôi.
Mười phút sau, chúng tôi lên đường, hì hục đạp xe. Mới lên được lưng núi, bỗng chiếc xe đạp bị giật ngược, chúng tôi văng xa 3 mét, mỗi người mỗi hướng, hai ba-lô văng ra khỏi người anh Minh. Tôi chưa kịp lom khom đứng dậy, tức thì có bốn người trong những gốc cây cổ thụ bước ra như ma xuất hiện, từ đầu phủ xuống đến cằm bằng vải đen. Đặc biệt anh Minh đã đứng tấn thủ từ khi nào tôi không hề hay biết, anh gọi:
─ Tâm hãy cố đứng lên, đem theo xe đạp chạy trước, còn lại hai cái ba-lô để cho Minh lo liệu.
Tôi không chần chờ liền nói:
─ Té xuống như thế này đứng lên hết được rồi! Đau quá anh Minh ơi! Thôi thì bỏ mặc cho họ muốn làm thịt cũng được, vì nơi đây là sào huyệt của họ, xuôi tay thôi!
Anh Minh nói :
─ Đâu được, phải thanh toán bọn chúng, bỏ cuộc là mất tất cả.
Đột nhiên bốn gã đứng cười lớn tiếng, bỏ mặt nạ ra nói tiếng Việt:
─ Không có gì đâu, gặp nhau cùng người Việt cả không phải là thù, chúng em là người "Tây hành làng" đây, tưởng mấy anh là viên chức nhà Hán, ở huyện lên làng, tìm ăn hối lộ, cho nên chúng em làm một công hai việc, lấy lại tiền và giết chúng nó.
Tôi thoáng hiểu ý của họ và suy nghĩ:
‒ Bốn gã thanh niên này độ tuổi hai mươi, làm khấu tặc bất đắc dĩ, cũng không phải kẻ tệ, bởi họ mất một thứ gì đó rất cao quí, và ở núi lâu năm sinh tinh thần nghĩa khí, trong hận thù thấu xương không đội trời chung với người Hán, đó là một cách giải quyết khi con người không còn chọn lựa nào khác. Nếu như dân Việt mình ở quê nhà có một chọn lựa đúng mực và tinh thần cương quyết, ít nhất tinh thần như thế này, thì không đến nỗi phải mất phần đất biên giới rộng bao la.
Cũng một cách khác người dân phải tự mình đứng lên, bằng bất bạo động, làm áp lực với nhà nước, thứ đến nhà nước phải lắng nghe tiếng dân kêu và lấy quyết định không nhường cho Trung Quốc một bất cứ phân ly, tấc đất nào! Biết lắng nghe ý dân là nhà nước mạnh, làm gì mà sợ Trung Quốc đến nỗi phải cúi luồn dâng đất, bán dân mình làm nô lệ cho Trung Quốc. Dù gọi là chiến thuật mềm đi nữa cũng không thể để mất đất, phải nói đúng hơn đảng CSVN đã đến thời kỳ nhu nhược, đưa đất nước đến suy vong bằng nhiều hình thức. Đôi khi có vài người dân còn lương tâm cảnh báo nhà nước đảng CSVN, nhưng chế độ này làm ngơ vẫn miệt thị dân và “Phụ lòng dân Việt, tôn sùng người Hán, còn hơn thần thánh độc quyền duy đảng”!
Mười phút sau, chúng tôi lên đường, hì hục đạp xe. Mới lên được lưng núi, bỗng chiếc xe đạp bị giật ngược, chúng tôi văng xa 3 mét, mỗi người mỗi hướng, hai ba-lô văng ra khỏi người anh Minh. Tôi chưa kịp lom khom đứng dậy, tức thì có bốn người trong những gốc cây cổ thụ bước ra như ma xuất hiện, từ đầu phủ xuống đến cằm bằng vải đen. Đặc biệt anh Minh đã đứng tấn thủ từ khi nào tôi không hề hay biết, anh gọi:
─ Tâm hãy cố đứng lên, đem theo xe đạp chạy trước, còn lại hai cái ba-lô để cho Minh lo liệu.
Tôi không chần chờ liền nói:
─ Té xuống như thế này đứng lên hết được rồi! Đau quá anh Minh ơi! Thôi thì bỏ mặc cho họ muốn làm thịt cũng được, vì nơi đây là sào huyệt của họ, xuôi tay thôi!
Anh Minh nói :
─ Đâu được, phải thanh toán bọn chúng, bỏ cuộc là mất tất cả.
Đột nhiên bốn gã đứng cười lớn tiếng, bỏ mặt nạ ra nói tiếng Việt:
─ Không có gì đâu, gặp nhau cùng người Việt cả không phải là thù, chúng em là người "Tây hành làng" đây, tưởng mấy anh là viên chức nhà Hán, ở huyện lên làng, tìm ăn hối lộ, cho nên chúng em làm một công hai việc, lấy lại tiền và giết chúng nó.
Tôi thoáng hiểu ý của họ và suy nghĩ:
‒ Bốn gã thanh niên này độ tuổi hai mươi, làm khấu tặc bất đắc dĩ, cũng không phải kẻ tệ, bởi họ mất một thứ gì đó rất cao quí, và ở núi lâu năm sinh tinh thần nghĩa khí, trong hận thù thấu xương không đội trời chung với người Hán, đó là một cách giải quyết khi con người không còn chọn lựa nào khác. Nếu như dân Việt mình ở quê nhà có một chọn lựa đúng mực và tinh thần cương quyết, ít nhất tinh thần như thế này, thì không đến nỗi phải mất phần đất biên giới rộng bao la.
Cũng một cách khác người dân phải tự mình đứng lên, bằng bất bạo động, làm áp lực với nhà nước, thứ đến nhà nước phải lắng nghe tiếng dân kêu và lấy quyết định không nhường cho Trung Quốc một bất cứ phân ly, tấc đất nào! Biết lắng nghe ý dân là nhà nước mạnh, làm gì mà sợ Trung Quốc đến nỗi phải cúi luồn dâng đất, bán dân mình làm nô lệ cho Trung Quốc. Dù gọi là chiến thuật mềm đi nữa cũng không thể để mất đất, phải nói đúng hơn đảng CSVN đã đến thời kỳ nhu nhược, đưa đất nước đến suy vong bằng nhiều hình thức. Đôi khi có vài người dân còn lương tâm cảnh báo nhà nước đảng CSVN, nhưng chế độ này làm ngơ vẫn miệt thị dân và “Phụ lòng dân Việt, tôn sùng người Hán, còn hơn thần thánh độc quyền duy đảng”!
Người dân sắc tộc
tại biên giới VN-TQ.
Ảnh: La Minh
Lúc này anh Minh đứng gần tôi, đôi mắt của anh không rời bốn gã thanh niên trẻ, còn bốn gã đi nhặt hai cái ba-lô, trên tay cằm một chai rượu và một gói lá tròn màu xanh, đưa tất cả cho anh Minh, anh chỉ nhận lại ba-lô nói:
─ Chúng tôi nhận lại hai ba-lô còn hai thứ ấy không phải của chúng tôi.
Một gã thanh niên nói:
─ Chẳng nhẻ hai thứ này là của ma à? Rõ ràng bốn chúng tôi thấy những thứ này từ trong ba-lô rơi ra mà.
Anh Minh cằm hai ba-lô trên tay thấy ba-lô của Tâm nhẹ hơn trước, để lòng ngạc nhiên suy nghĩ và hỏi:
─ Tâm có hai thứ này không?
─ Không biết hai thứ ấy có từ lúc nào, nhưng chai rượu đó đúng là đêm hôm trước uống còn dở dang.
Tôi hiếu kỳ, loạng choạng đướng lên xem thứ gì trong gói lá tròn màu xanh, liền nói:
─ Anh Minh ơi, đúng là của chúng ta, thì ra là một con gà luộc, trong ruột gà còn độn cả cơm gà, mùi vị như hôm qua, anh xem nào?
Anh Minh lấy xem cũng xác nhận đúng là hương vị hôm qua nói:
─ Minh hiểu ý, chính chị Hồng bỏ vào ba-lô để chúng ta hưởng dụng trên đường đi, chị ấy rất là tỉ mỉ, thôi thì mời bốn bạn cùng dùng ngay bây giờ, vì trời đã qua trưa lắm rồi.
Thế là cả sáu người cùng ngồi bệt xuống bãi cỏ uá vàng bên lề, dưới gốc cây đại thụ, dùng đôi tay như dao với mác cứ thế mà xé từng miến thịt gà, ăn với cơm gà, cả sáu người rất tự nhiên không phân biệt bạn hay thù, cùng nhau tu một chai rượu không nề hà vệ sinh.
Một trong bọn bốn người nói:
‒ Đã quá...
Người đối diện nói:
‒ Quá đã.
Chúng tôi vô tình gặp bốn đồng hương trong rừng sâu ở xứ người, vui buồn này không thể nói hết lời, quả là có một cái gì đó sống thực hơn người.
Một gã thanh niên lớn tuổi nói:
─ Em là đệ tử của Kim Dung, đã từng đọc hết kinh sử của ông ta, nhưng chưa có trang nào nói về cuộc giao ngộ kỳ duyên như thế này, chúng ta mới đúng là kiếm khách đứng ngoài kiến thức của Kim Dung.
Anh Minh cười nói:
─ Các bạn nói rất đúng, bình về Kim Dung phải như thế, cái trang này viết từ trong rừng sâu của xứ người, chỉ có sáu chúng ta đọc được mà thôi, chính nó đã miêu tả hết tình người Việt Nam, cảm tạ rường đất Việt.
Gã thanh niên lớn tuổi nói tiếp:
─ Chúng em hành động như thế các anh có buồn lòng không, nếu có thì chúng em xin lỗi nhé?
Dù sao trong lúc này, có ít nhiều cảm tình với họ, tôi đáp:
─ Người của "Tây hành làng" chơi kiểu này thì chết mẹ tôi rồi.
Mọi người cùng cười, chúng tôi nhìn vào gốc cây cổ thụ, thấy một sợi dây lòi tói dài, bện chặt lại với nhau bằng dây leo trong rừng, đang vắt ngang qua đường làm bẫy người. Họ có nhiều kinh nghiệm bẫy người, hỏi ra mới biết chỉ bẫy người Hán.
Từ lúc gặp nhau, chuyện trò, ăn uống đã hơn nửa giờ, anh Minh nói:
─ Chúng tôi phải lên đường ra khỏi rừng càng sớm càng tốt vì sợ gặp nhiều trắc trở khác. Hẹn có dịp gặp lại và sẽ tâm sự nhiều hơn.
Mọi người giới thiệu tên tuổi. Tôi liền viết địa chỉ Kun-minh đưa cho bốn tướng cướp mới quen và chào tạm biệt.
Lần này anh Minh cằm lái xe đạp, sau hai giờ chúng tôi đến biên giới núi "Lu Châu" vắt ngang qua dãy núi "Damajianshan" hy vọng 6 giờ chiều đến huyện Lu châu.
Đoạn đường này còn gian nan hơn dãy núi Pu Si Lung, mỗi lần lên dốc cao tiếng dây xích xe đạp chạm rít vào nhau kèn kẹt, chịu đựng sức nặng 120kl.
Nghe tiếng xích kèn kẹt, tôi sợ đứt giữa đường vội hỏi:
─ Anh Minh có khi nào dây xích đức không?
Anh Minh hiểu ý đáp:
─ An tâm, con ngựa này thuộc loại tốt có khả năng kéo 1,5 tấn hàng một lúc, hai chúng ta có ăn thua vào đâu.
Tôi muốn tìm hiểu về ngày loạn lạc tại Lào Cai và quá trình cuộc sống trong tám năm qua của gia đình anh Minh nên hỏi:
─ Anh Minh còn nhớ cuộc loạn lạc tại Lào Cai không, sau đó anh di chuyển bao nhiêu lần trại, rồi bao lâu mới đến "Dòng nhà làng", buổi đầu tị nạn, anh chị làm việc gì để sống và chuẩn bị thế nào cho tương lai mấy cháu?
Minh chần chừ một hồi lâu, thở ra một luồn hơi nóng, tức khắc hóa thành sương bay trước mặt, hình như anh đang xúc kích hồi tưởng lại tám năm đã trôi qua, trả lời:
─ Ngày 15/02/1979 chúng ta vừa qua khỏi biên biới Lào Cai, chỉ cần can đảm lấy quyết định vượt qua sông sâu, tránh được đạn pháo chiến tranh, cũng là nơi an toàn nhất trong phần lãnh thổ Trung Quốc. Chần chừ cho đến ngày 17/02/1979 thì có tin đồn Trung Quốc hạ lệnh cho phép quân đội tự do cướp không tha một ai. Thế là tin loan truyền nhanh. Người tị nạn Việt gốc Hoa mạnh ai nấy vượt sông Hồng để vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Hơn 120.500 người thi nhau dầm người xuống sông để chạy ra khỏi tầm ảnh hưởng lệnh cướp. Mỗi cá nhân còn phải bảo vệ gia tài trên lưng, sống chết không thể rời ba-lô, thế là chen chân, đạp lên nhau tìm sự sống. May cho mình có một ít võ nghệ và biết bơi cho nên cả nhà an toàn và tài sản còn nguyên vẹn, rất nhiều người chết lềnh bềnh trên sông, cũng có gia đình mất sạch tài sản vì cần sống trên hết, thê thảm nhất là nhiều gia đình chết ba còn một, chết bốn còn hai, con cái chết hết chỉ còn lại hai vợ chồng, nhiều quả phụ chồng con chết cả, v.v...
Nhất là gia đình của Châu Thành, tôi thấy họ mà cứu không được, như gia đình chị Trang cũng không tránh khỏi cảnh tan vỡ gia đình lớn đó. Đặc biệt không ai biết Tâm chạy về hướng nào, tất cả bạn bè không ai biết sống hay đã chết, ai cũng suy nghĩ và hỏi:– Tại sao Tâm đi một mình và biết bơi nhưng lại mất tích, tuy nhiên còn hy vọng gặp lại tại các trại tập trung.
Ngày tháng trôi qua không ai còn hy vọng, bỗng 5 năm sau (1979-1983) được tin Tâm đang ở trại tị nạn Galang I, Indonesia. Các bạn rất vui mừng, từ đó ai cũng an tâm và mọi người đều hy vọng sẽ gặp lại Tâm một ngày nào đó trên miền đất tự do. Không ngờ lại gặp Tâm nơi nguy hiểm nhất, chưa hề dám suy nghĩ một lần hẹn tái ngộ trên vùng đất của cha ông mình đã bị mất, nay thuộc đất của bành trướng xứ người, sự hiện diện của chúng ta là nhân chứng và nước mắt!
Tiếp theo nguyên nhân ra cảnh khốn khổ này, quả là bi kịch không ai đo lường trước được. Sau khi vào lãnh thổ Trung Quốc, đến ngày 22/02/1979. Họ chia ra làm hai nhóm.
Nhóm một, người Việt và sắc tộc biên giới không đem theo tài sản, có hơn 72.000 người, quân đội Trung Quốc đưa đi trước cho đến nay chưa biết dân mình đi đâu và ở đâu!
Nhóm hai, gồm Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, gọi chung người Việt tị nạn, tất cả đều bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản không tha một ai, được biết đó là chiến dịch làm sạch, lúc ấy trên lưng của Minh có trên 3 triệu đô-la, riêng người Hoa Đỏ đau đớn nhất, họ mang theo tài sản khổng lồ, có người trên 2 tỷ đô-la, mục đích về Trung Quốc để lập nghiệp và hưởng tuổi già. Đặc biệt Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa không đem theo vàng hay đá quí mà chỉ đem đô-la, bởi nó gọn và nhẹ, tiện và lợi tiêu dùng bất cứ nơi nào cũng được.
Quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản của người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, rồi dùng phương tiện ngựa thồ chuyển chở đến 4 ngày vẫn chưa hết tải sản ấy. Nói chung số phận Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa đến lúc này đều đồng cảnh ngộ, không còn ai phân biệt các loài Hoa, tuy nhiên người Hoa Đỏ ôm hận thù hai đảng CSVN-TQ rất là sâu sắc, chỉ có kết không có giải, thù này đời họ ghi sâu vào ký ức.
Khi chưa vào biên giới người Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa rất kính nể Hoa Đỏ, người ta không dám xem thường Hoa Đỏ, bởi họ là thành viên của hai đảng CSVN-TQ. Thế nhưng qua một trận trấn lột, Hoa Đỏ đổi màu rất nhanh, từ trái dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ, đổi thành ruột vàng. Trước đây kính nể Hoa Đỏ vì sợ, nay kính nể Hoa Đỏ vì họ biết tiếp nhận hòa giải trong cộng đồng, và họ hòa hợp để chung sống cùng đồng hương, trên thực tế mọi cõi lòng chỉ còn hai chữ Việt Nam, làm thân phận tị nạn trên đất Trung Quốc.
Về chuyển trại tị nạn thì đếm không hết, địa điểm trại luôn thay đổi, xem ra Minh đã đi hết biên giới tỉnh Vân Nam qua tỉnh Quảng Tây, người Việt tị nan tùy theo nhu cầu lao động tại biên giới, và hoán chuyển người Việt tị nạn đi khắp mọi nơi, người cũ không liên lạc được với nhau.
Khổ nhất là bị những tên "hỗ trợ" chiếu cố dân làng quá gắt gao, họ thay mặt quân lính biên phòng làm an ninh chìm, còn chủ làng chỉ là người phụ trách hành chính. Chính quyền Trung Quốc tin cậy những Hoa Đỏ trước 1975 đã từng hoạt động ở miền Bắc Việt Nam, sau đó mới đến Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam. Ở nơi nào có Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam thì nơi đó sống thoải mái hơn. Cho đến nay số Hoa Đỏ miền Bắc xem như về hưu hết. Đến năm 1984 chính quyền Trung Quốc cho một danh nghĩa chính thức (Người Việt tị nạn) gồm ba thứ Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa và một Việt sắc tộc cắm chung một bình.
─ Chúng tôi nhận lại hai ba-lô còn hai thứ ấy không phải của chúng tôi.
Một gã thanh niên nói:
─ Chẳng nhẻ hai thứ này là của ma à? Rõ ràng bốn chúng tôi thấy những thứ này từ trong ba-lô rơi ra mà.
Anh Minh cằm hai ba-lô trên tay thấy ba-lô của Tâm nhẹ hơn trước, để lòng ngạc nhiên suy nghĩ và hỏi:
─ Tâm có hai thứ này không?
─ Không biết hai thứ ấy có từ lúc nào, nhưng chai rượu đó đúng là đêm hôm trước uống còn dở dang.
Tôi hiếu kỳ, loạng choạng đướng lên xem thứ gì trong gói lá tròn màu xanh, liền nói:
─ Anh Minh ơi, đúng là của chúng ta, thì ra là một con gà luộc, trong ruột gà còn độn cả cơm gà, mùi vị như hôm qua, anh xem nào?
Anh Minh lấy xem cũng xác nhận đúng là hương vị hôm qua nói:
─ Minh hiểu ý, chính chị Hồng bỏ vào ba-lô để chúng ta hưởng dụng trên đường đi, chị ấy rất là tỉ mỉ, thôi thì mời bốn bạn cùng dùng ngay bây giờ, vì trời đã qua trưa lắm rồi.
Thế là cả sáu người cùng ngồi bệt xuống bãi cỏ uá vàng bên lề, dưới gốc cây đại thụ, dùng đôi tay như dao với mác cứ thế mà xé từng miến thịt gà, ăn với cơm gà, cả sáu người rất tự nhiên không phân biệt bạn hay thù, cùng nhau tu một chai rượu không nề hà vệ sinh.
Một trong bọn bốn người nói:
‒ Đã quá...
Người đối diện nói:
‒ Quá đã.
Chúng tôi vô tình gặp bốn đồng hương trong rừng sâu ở xứ người, vui buồn này không thể nói hết lời, quả là có một cái gì đó sống thực hơn người.
Một gã thanh niên lớn tuổi nói:
─ Em là đệ tử của Kim Dung, đã từng đọc hết kinh sử của ông ta, nhưng chưa có trang nào nói về cuộc giao ngộ kỳ duyên như thế này, chúng ta mới đúng là kiếm khách đứng ngoài kiến thức của Kim Dung.
Anh Minh cười nói:
─ Các bạn nói rất đúng, bình về Kim Dung phải như thế, cái trang này viết từ trong rừng sâu của xứ người, chỉ có sáu chúng ta đọc được mà thôi, chính nó đã miêu tả hết tình người Việt Nam, cảm tạ rường đất Việt.
Gã thanh niên lớn tuổi nói tiếp:
─ Chúng em hành động như thế các anh có buồn lòng không, nếu có thì chúng em xin lỗi nhé?
Dù sao trong lúc này, có ít nhiều cảm tình với họ, tôi đáp:
─ Người của "Tây hành làng" chơi kiểu này thì chết mẹ tôi rồi.
Mọi người cùng cười, chúng tôi nhìn vào gốc cây cổ thụ, thấy một sợi dây lòi tói dài, bện chặt lại với nhau bằng dây leo trong rừng, đang vắt ngang qua đường làm bẫy người. Họ có nhiều kinh nghiệm bẫy người, hỏi ra mới biết chỉ bẫy người Hán.
Từ lúc gặp nhau, chuyện trò, ăn uống đã hơn nửa giờ, anh Minh nói:
─ Chúng tôi phải lên đường ra khỏi rừng càng sớm càng tốt vì sợ gặp nhiều trắc trở khác. Hẹn có dịp gặp lại và sẽ tâm sự nhiều hơn.
Mọi người giới thiệu tên tuổi. Tôi liền viết địa chỉ Kun-minh đưa cho bốn tướng cướp mới quen và chào tạm biệt.
Lần này anh Minh cằm lái xe đạp, sau hai giờ chúng tôi đến biên giới núi "Lu Châu" vắt ngang qua dãy núi "Damajianshan" hy vọng 6 giờ chiều đến huyện Lu châu.
Đoạn đường này còn gian nan hơn dãy núi Pu Si Lung, mỗi lần lên dốc cao tiếng dây xích xe đạp chạm rít vào nhau kèn kẹt, chịu đựng sức nặng 120kl.
Nghe tiếng xích kèn kẹt, tôi sợ đứt giữa đường vội hỏi:
─ Anh Minh có khi nào dây xích đức không?
Anh Minh hiểu ý đáp:
─ An tâm, con ngựa này thuộc loại tốt có khả năng kéo 1,5 tấn hàng một lúc, hai chúng ta có ăn thua vào đâu.
Tôi muốn tìm hiểu về ngày loạn lạc tại Lào Cai và quá trình cuộc sống trong tám năm qua của gia đình anh Minh nên hỏi:
─ Anh Minh còn nhớ cuộc loạn lạc tại Lào Cai không, sau đó anh di chuyển bao nhiêu lần trại, rồi bao lâu mới đến "Dòng nhà làng", buổi đầu tị nạn, anh chị làm việc gì để sống và chuẩn bị thế nào cho tương lai mấy cháu?
Minh chần chừ một hồi lâu, thở ra một luồn hơi nóng, tức khắc hóa thành sương bay trước mặt, hình như anh đang xúc kích hồi tưởng lại tám năm đã trôi qua, trả lời:
─ Ngày 15/02/1979 chúng ta vừa qua khỏi biên biới Lào Cai, chỉ cần can đảm lấy quyết định vượt qua sông sâu, tránh được đạn pháo chiến tranh, cũng là nơi an toàn nhất trong phần lãnh thổ Trung Quốc. Chần chừ cho đến ngày 17/02/1979 thì có tin đồn Trung Quốc hạ lệnh cho phép quân đội tự do cướp không tha một ai. Thế là tin loan truyền nhanh. Người tị nạn Việt gốc Hoa mạnh ai nấy vượt sông Hồng để vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Hơn 120.500 người thi nhau dầm người xuống sông để chạy ra khỏi tầm ảnh hưởng lệnh cướp. Mỗi cá nhân còn phải bảo vệ gia tài trên lưng, sống chết không thể rời ba-lô, thế là chen chân, đạp lên nhau tìm sự sống. May cho mình có một ít võ nghệ và biết bơi cho nên cả nhà an toàn và tài sản còn nguyên vẹn, rất nhiều người chết lềnh bềnh trên sông, cũng có gia đình mất sạch tài sản vì cần sống trên hết, thê thảm nhất là nhiều gia đình chết ba còn một, chết bốn còn hai, con cái chết hết chỉ còn lại hai vợ chồng, nhiều quả phụ chồng con chết cả, v.v...
Nhất là gia đình của Châu Thành, tôi thấy họ mà cứu không được, như gia đình chị Trang cũng không tránh khỏi cảnh tan vỡ gia đình lớn đó. Đặc biệt không ai biết Tâm chạy về hướng nào, tất cả bạn bè không ai biết sống hay đã chết, ai cũng suy nghĩ và hỏi:– Tại sao Tâm đi một mình và biết bơi nhưng lại mất tích, tuy nhiên còn hy vọng gặp lại tại các trại tập trung.
Ngày tháng trôi qua không ai còn hy vọng, bỗng 5 năm sau (1979-1983) được tin Tâm đang ở trại tị nạn Galang I, Indonesia. Các bạn rất vui mừng, từ đó ai cũng an tâm và mọi người đều hy vọng sẽ gặp lại Tâm một ngày nào đó trên miền đất tự do. Không ngờ lại gặp Tâm nơi nguy hiểm nhất, chưa hề dám suy nghĩ một lần hẹn tái ngộ trên vùng đất của cha ông mình đã bị mất, nay thuộc đất của bành trướng xứ người, sự hiện diện của chúng ta là nhân chứng và nước mắt!
Tiếp theo nguyên nhân ra cảnh khốn khổ này, quả là bi kịch không ai đo lường trước được. Sau khi vào lãnh thổ Trung Quốc, đến ngày 22/02/1979. Họ chia ra làm hai nhóm.
Nhóm một, người Việt và sắc tộc biên giới không đem theo tài sản, có hơn 72.000 người, quân đội Trung Quốc đưa đi trước cho đến nay chưa biết dân mình đi đâu và ở đâu!
Nhóm hai, gồm Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, gọi chung người Việt tị nạn, tất cả đều bị quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản không tha một ai, được biết đó là chiến dịch làm sạch, lúc ấy trên lưng của Minh có trên 3 triệu đô-la, riêng người Hoa Đỏ đau đớn nhất, họ mang theo tài sản khổng lồ, có người trên 2 tỷ đô-la, mục đích về Trung Quốc để lập nghiệp và hưởng tuổi già. Đặc biệt Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa không đem theo vàng hay đá quí mà chỉ đem đô-la, bởi nó gọn và nhẹ, tiện và lợi tiêu dùng bất cứ nơi nào cũng được.
Quân đội Trung Quốc trấn lột hết tài sản của người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa, rồi dùng phương tiện ngựa thồ chuyển chở đến 4 ngày vẫn chưa hết tải sản ấy. Nói chung số phận Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa đến lúc này đều đồng cảnh ngộ, không còn ai phân biệt các loài Hoa, tuy nhiên người Hoa Đỏ ôm hận thù hai đảng CSVN-TQ rất là sâu sắc, chỉ có kết không có giải, thù này đời họ ghi sâu vào ký ức.
Khi chưa vào biên giới người Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa rất kính nể Hoa Đỏ, người ta không dám xem thường Hoa Đỏ, bởi họ là thành viên của hai đảng CSVN-TQ. Thế nhưng qua một trận trấn lột, Hoa Đỏ đổi màu rất nhanh, từ trái dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ, đổi thành ruột vàng. Trước đây kính nể Hoa Đỏ vì sợ, nay kính nể Hoa Đỏ vì họ biết tiếp nhận hòa giải trong cộng đồng, và họ hòa hợp để chung sống cùng đồng hương, trên thực tế mọi cõi lòng chỉ còn hai chữ Việt Nam, làm thân phận tị nạn trên đất Trung Quốc.
Về chuyển trại tị nạn thì đếm không hết, địa điểm trại luôn thay đổi, xem ra Minh đã đi hết biên giới tỉnh Vân Nam qua tỉnh Quảng Tây, người Việt tị nan tùy theo nhu cầu lao động tại biên giới, và hoán chuyển người Việt tị nạn đi khắp mọi nơi, người cũ không liên lạc được với nhau.
Khổ nhất là bị những tên "hỗ trợ" chiếu cố dân làng quá gắt gao, họ thay mặt quân lính biên phòng làm an ninh chìm, còn chủ làng chỉ là người phụ trách hành chính. Chính quyền Trung Quốc tin cậy những Hoa Đỏ trước 1975 đã từng hoạt động ở miền Bắc Việt Nam, sau đó mới đến Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam. Ở nơi nào có Hoa Đỏ miền Nam Việt Nam thì nơi đó sống thoải mái hơn. Cho đến nay số Hoa Đỏ miền Bắc xem như về hưu hết. Đến năm 1984 chính quyền Trung Quốc cho một danh nghĩa chính thức (Người Việt tị nạn) gồm ba thứ Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo Hoa và một Việt sắc tộc cắm chung một bình.
Chúng tôi đã ra khỏi dãy núi Lu Châu và
đang xuống cánh đồng lúa làng Chung.
Ảnh: La Minh
Những ngày đầu tự nuôi sống mình. Già trẻ, nam nữ, phụ lão ấu, cùng đi lao động tại những đồn điền cao-su hay đi trồng cây Bạch Đàn và cây Bồ Đề, từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều, sau một ngày lao động, nhận phần gạo đủ ăn cho một người, đôi khi nhận khoai củ hay bột khoai lang, chỉ thế thôi, ai ăn khỏe thì không đủ. Mọi người phải tự mưu sinh, như đi tìm cỏ rừng ăn đuợc gọi là rau. Nếu bị bệnh nhẹ được cấp củ gấu, hành, gừng, cam thảo đất, vỏ quýt (sao) uống 2 lần mỗi ngày. Bệnh nặng người ta cho uống bạc hà, kinh giới, cam thảo đất, lá dâu, lá tre, kim ngân, lá củ sắn dày. Hôm sau phải đi lao động, nếu vắng mặt bị cắt phần lương thực, cho nên dù có đau ốm cách mấy cũng phải ráng đi lao động!
Có người đi lao động quanh năm trong rừng chỉ tìm "Mật nhân". Minh sống tại "Dòng nhà làng" đến nay đã hơn ba năm, bây giờ người Việt tị nạn ở biên giới hơi rảnh tay, chỉ đi lao động cạo mủ cao-su vào lúc thu hoạch... cho nên ai cũng tranh thủ tạo cho mình một mảnh vườn nhỏ ở ngoài làng nhằm cải thiện gia đình, hai năm trở lại đây rộ lên phong trào vượt làng, và mọi người tập trung vào tương lai.
Chúng tôi ra khỏi dãy núi Lau Châu, vui mừng quá quên hết chuyện dài của anh Minh, lúc này chuẩn bị vào làng bên rừng và đi tiếp hai giờ nữa mới đến thị trấn Lu Châu.
Có người đi lao động quanh năm trong rừng chỉ tìm "Mật nhân". Minh sống tại "Dòng nhà làng" đến nay đã hơn ba năm, bây giờ người Việt tị nạn ở biên giới hơi rảnh tay, chỉ đi lao động cạo mủ cao-su vào lúc thu hoạch... cho nên ai cũng tranh thủ tạo cho mình một mảnh vườn nhỏ ở ngoài làng nhằm cải thiện gia đình, hai năm trở lại đây rộ lên phong trào vượt làng, và mọi người tập trung vào tương lai.
Chúng tôi ra khỏi dãy núi Lau Châu, vui mừng quá quên hết chuyện dài của anh Minh, lúc này chuẩn bị vào làng bên rừng và đi tiếp hai giờ nữa mới đến thị trấn Lu Châu.
Thị trấn Lu Châu. Ảnh: La Minh
Chiều nay, ngày thứ ba trên đường về Dòng nhà làng, đi ngang qua thị trấn Lu Châu, nhân tiện thăm một vòng trong thị trấn và mua những thứ cần thiết cho ngày 29/8/1987. Anh em chúng tôi ăn tạm những tô mì với đậu hủ, uống nước trà xanh, mua nào là thịt heo, bò mặn, thịt vịt, gà, cá khô và gia vị, tất cả bỏ chung vào một ba-lô, còn lại ba-lô thứ hai bỏ hai cái mền.
Đêm nay, nghỉ ngơi tại nhà nga, đến 5 giờ 30 phút sáng phải tranh thủ lên xe hỏa, chúng tôi chia hai ca ngủ, anh Minh ngủ trước từ 10 giờ đến 2 giờ sáng, tôi ngủ từ 2 giờ đến 5 giờ, khi ngủ phải ngược chiều đầu để dễ kiểm soát, một khi có kẻ lạ xâm nhập vào bên trong thì phải phản ứng tức thì.
Chia hai ca ngủ như vậy mới an tâm, xe đạp, ba-lô lương thực không bị mất, xe đạp để phía trong vách tường, chúng tôi nằm ở bên ngoài và khóa xe vào dây thắt lưng của anh Minh, anh Minh vừa nằm xuống ngáy ngủ phì phò. Phần tôi nằm ở ngoài, cả thân người trùm mền che sương gió, ba-lô kê cao đầu, đôi mắt lúc nào cũng cảnh giác người đi qua, kẻ đi lại. Đến 12 giờ đêm, chung quang chúng tôi có trên 150 người đồng ngủ khách sạn (5 sao) ngoài trời miễn phí, thấy họ ngủ trong tư thế bình an, đôi khi có người la lớn tiếng "盗窃 (đạo thiết) ăn trộm, 盗窃 ăn trộm...". Trong lúc này tôi suy nghĩ về chuyến xe hỏa cách đây sáu ngày, đi với người em họ từ Kun-Minh đến Bí-Sa, nhưng ấn tượng nhất là xe hỏa đi từ Bí-Sa đến Lu Châu.
Đêm nay, nghỉ ngơi tại nhà nga, đến 5 giờ 30 phút sáng phải tranh thủ lên xe hỏa, chúng tôi chia hai ca ngủ, anh Minh ngủ trước từ 10 giờ đến 2 giờ sáng, tôi ngủ từ 2 giờ đến 5 giờ, khi ngủ phải ngược chiều đầu để dễ kiểm soát, một khi có kẻ lạ xâm nhập vào bên trong thì phải phản ứng tức thì.
Chia hai ca ngủ như vậy mới an tâm, xe đạp, ba-lô lương thực không bị mất, xe đạp để phía trong vách tường, chúng tôi nằm ở bên ngoài và khóa xe vào dây thắt lưng của anh Minh, anh Minh vừa nằm xuống ngáy ngủ phì phò. Phần tôi nằm ở ngoài, cả thân người trùm mền che sương gió, ba-lô kê cao đầu, đôi mắt lúc nào cũng cảnh giác người đi qua, kẻ đi lại. Đến 12 giờ đêm, chung quang chúng tôi có trên 150 người đồng ngủ khách sạn (5 sao) ngoài trời miễn phí, thấy họ ngủ trong tư thế bình an, đôi khi có người la lớn tiếng "盗窃 (đạo thiết) ăn trộm, 盗窃 ăn trộm...". Trong lúc này tôi suy nghĩ về chuyến xe hỏa cách đây sáu ngày, đi với người em họ từ Kun-Minh đến Bí-Sa, nhưng ấn tượng nhất là xe hỏa đi từ Bí-Sa đến Lu Châu.
Xe hỏa đang chạy
Ảnh: La Minh
Trên toa xe hỏa hôm ấy lưu lượng hành khách quá đông, trên tuyến đường này đi từ miền Đông xuống miền Tây và đến biên giới Miến Điện, anh Minh phải dùng đến hai cái khóa số tám, móc dựng đứng xe đạp vào thành ngoài xe hỏa và buộc vào dây thắt lưng, lúc đầu tôi có ý tưởng, chê cười thầm:‒ Anh Minh không như ngày nào, bây giờ anh xem vật chất trên hết, bởi vậy anh phải buộc xe đạp lại bằng dây thắt lưng và khóa số tám.
Tôi cho rằng một khóa số tám là đủ lắm rồi, thằng ăn trộm nào mà lấy được chứ ?
Tôi không để ý về tư chất của anh Minh nữa, chỉ mong sao đến nơi thăm anh chị Dũng là đã mãn nguyện, đường còn dài 175 cây số xe hoả chạy bằng than đá, xe quá cũ lại chậm rì, tuy vậy còn nhanh hơn xe điện Hà Nội hơn ngàn lần (1983). Hai giờ sau, bỗng anh Minh la lớn tiếng: "‒ 海盗劫持,可能无法运行我离开我的手 (Hải đạo kiếp trì, khả năng vô pháp vận hành ngã ly khai ngã đích thủ) Cướp cướp, mày không chạy khỏi tay tao".
Nhờ dây thắt lưng, anh Minh quật lại được xe đạp, chân anh đá kẻ trộm rơi xuống đất, tôi thấy kẻ trộm từ xa lọm khọm đứng lên và chạy theo đu lên xe hỏa. Lúc này tôi thấy chỗ tôi ngồi trống trải một các lạ kỳ, anh Minh vội móc xe đạp vào thành trong xe hỏa nói:
─ Tâm có biết không, chúng nó đi ăn cướp cả bầy, khi phát hiện chúng tự tản mác cho nên chỗ này hóa ra trống trải một tí. Tâm thấy không hai khóa số tám mà chúng vẫn mở ra được một cách nhẹ nhàng, quả thực không ngờ được. Đúng là tay cướp chuyên nghiệp trên xe hỏa, cũng may có đề phòng dây thắt lưng, mình thờ ơ là mất xe đạp tức khắc. Rất tiếc cho xã hội, đất nước Trung Hoa đào tạo quá nhiều ăn cướp mà không có anh hùng!
Trong thâm tâm, tôi hối hận vì trước đó vài giờ chê anh Minh quá đáng, bây giờ mới hiểu, anh không phải vì yêu vật chất, mà lòng anh chủ yếu muốn bảo vệ tôi, xe đạp là phương tiện di chuyển đưa tôi đi đến nơi, về đến chốn. Sau đó tôi nói với anh Minh:
‒ Cảm ơn anh nhiều, nếu không phải là anh thì tôi không bao giờ đi thăm được anh chị Dũng.
Tôi xem gã trung niên nằm bên là bạn đồng hành không để ý. Đến một giờ sáng, thấy gã đứng lên tưởng đi tiểu tiện, nào ngờ gã giật cái ba-lô của tôi đang gối đầu, rồi chạy biến vào bóng đêm mất hút, đầu của tôi bị va xuống đất, đau quá mà không la lên được vì sợ anh Minh thức giấc!
Cái ba-lô bị mất, tôi suy nghĩ thầm:
‒ Có đi sâu vào xã hội Trung Quốc mới thấy mặt trái của nó, chỉ vài giờ trôi qua mà đã có nhiều tiếng la cầu cứu bắt 盗窃 (ăn trộm), bắt 盗窃 ăn trộm... Nếu có những nhà thống kê đi làm việc, thu thập tiếng la cầu cứu trong xã hội Trung Quốc, tôi tin rằng những tiếng là cầu cứu này sẽ tương đương với dân số Trung Quốc.
Thời gian qua mau, anh Minh thức dậy thay ca và đổi chỗ nằm, tôi vào trong, anh Minh ra nằm ngoài, anh Minh hỏi:
─ Cái ba-lô đâu?
─ Bị chúng cướp rồi.
Anh Minh, lắc đầu rồi nằm xuống nói:
─ Tâm ngủ đi.
Thế là tôi trải qua một cơn mơ thấy tiên, thấy tiền đến 5 giờ sáng anh Minh thức tôi:
─ Tâm, thức dậy mau lên, còn vài phút nữa là xe vào ga.
Thế là tiên, tiền biến mất, tôi vẫn còn tiếc, phải chi ngủ mơ như thực thì hay biết mấy.
Tiếng còi tàu hỏa kéo inh tai, bánh xe lăn từ từ tiến vào sân ga, anh Minh tranh thủ đưa xe đạp lên tàu hoả, tay anh nhịp nhàng khóa xe đạp như mấy ngày trước, còn tôi tay nải ba-lô lương thực, tay nải hai cái mền, lên xe có chỗ ngồi ổn định. Chúng tôi thở phào nhẹ người, lấy lại bình tĩnh, trước khi xe chạy tôi cảm thấy cái ba-lô bị méo, rờ xuống đáy ba-lô mới biết gói thịt bò bị lòi ra ngoài hơn nửa, xem kĩ thấy đường rạch thẳng của lưỡi dao cạo.
Tôi liền nói:
─ Anh Minh, tôi không còn kiên nhẫn để thấy bọn Trung Quốc cướp chợ này.
Anh Minh cười nói:
─ Tâm cứ chịu đựng sẽ qua thôi, người lương thiện không bao giờ sống dưới xã hội trộm cướp này được, nếu sống thì từ chối sinh hoạt của họ, bởi vậy chúng ta lấy khả năng để thủ trong mọi tình huống. Bây giờ Tâm lấy hai cái mền bao phủ ba-lô lại, có như vậy thì chúng tự biết khó mà rạch được, đôi mắt của chúng cũng không còn dán mắt vào ba-lô nữa thế là an toàn.
Tôi hỏi:
─ Thế thì anh Minh đã bị bao nhiêu lần trắng túi.
─ Đã bị hai lần, lần đầu bị quân đội Trung Quốc trấn lột vào ngày 22/2/1979. Lần thứ hai bị bọn cướp chợ rạch túi, kinh nghiệm lấy từ đó ra để tồn tại trong xã hội này.
Hôm nay là ngày thứ bốn, chúng tôi ăn ngủ bất thường, tiếp tục chia ca để ngủ ngồi, và canh chừng xe đạp lẫn ba-lô lương thực, tuy đã quá mỏi mệt nhưng phải cố gắng nhắm mắt để lấy lại sức khỏe. Trong xe người đông như nêm, trăm ngàn mồ hôi bốc khói, trộn lẩn với mùi nhà xí cách hai mét, thế mà cũng có năm người đứng trong nhà xí, vì lên sau không có chỗ ngồi, riêng tôi không thể nào ngủ được cứ ngồi lấy mắt nhìn người.
Tôi cho rằng một khóa số tám là đủ lắm rồi, thằng ăn trộm nào mà lấy được chứ ?
Tôi không để ý về tư chất của anh Minh nữa, chỉ mong sao đến nơi thăm anh chị Dũng là đã mãn nguyện, đường còn dài 175 cây số xe hoả chạy bằng than đá, xe quá cũ lại chậm rì, tuy vậy còn nhanh hơn xe điện Hà Nội hơn ngàn lần (1983). Hai giờ sau, bỗng anh Minh la lớn tiếng: "‒ 海盗劫持,可能无法运行我离开我的手 (Hải đạo kiếp trì, khả năng vô pháp vận hành ngã ly khai ngã đích thủ) Cướp cướp, mày không chạy khỏi tay tao".
Nhờ dây thắt lưng, anh Minh quật lại được xe đạp, chân anh đá kẻ trộm rơi xuống đất, tôi thấy kẻ trộm từ xa lọm khọm đứng lên và chạy theo đu lên xe hỏa. Lúc này tôi thấy chỗ tôi ngồi trống trải một các lạ kỳ, anh Minh vội móc xe đạp vào thành trong xe hỏa nói:
─ Tâm có biết không, chúng nó đi ăn cướp cả bầy, khi phát hiện chúng tự tản mác cho nên chỗ này hóa ra trống trải một tí. Tâm thấy không hai khóa số tám mà chúng vẫn mở ra được một cách nhẹ nhàng, quả thực không ngờ được. Đúng là tay cướp chuyên nghiệp trên xe hỏa, cũng may có đề phòng dây thắt lưng, mình thờ ơ là mất xe đạp tức khắc. Rất tiếc cho xã hội, đất nước Trung Hoa đào tạo quá nhiều ăn cướp mà không có anh hùng!
Trong thâm tâm, tôi hối hận vì trước đó vài giờ chê anh Minh quá đáng, bây giờ mới hiểu, anh không phải vì yêu vật chất, mà lòng anh chủ yếu muốn bảo vệ tôi, xe đạp là phương tiện di chuyển đưa tôi đi đến nơi, về đến chốn. Sau đó tôi nói với anh Minh:
‒ Cảm ơn anh nhiều, nếu không phải là anh thì tôi không bao giờ đi thăm được anh chị Dũng.
Tôi xem gã trung niên nằm bên là bạn đồng hành không để ý. Đến một giờ sáng, thấy gã đứng lên tưởng đi tiểu tiện, nào ngờ gã giật cái ba-lô của tôi đang gối đầu, rồi chạy biến vào bóng đêm mất hút, đầu của tôi bị va xuống đất, đau quá mà không la lên được vì sợ anh Minh thức giấc!
Cái ba-lô bị mất, tôi suy nghĩ thầm:
‒ Có đi sâu vào xã hội Trung Quốc mới thấy mặt trái của nó, chỉ vài giờ trôi qua mà đã có nhiều tiếng la cầu cứu bắt 盗窃 (ăn trộm), bắt 盗窃 ăn trộm... Nếu có những nhà thống kê đi làm việc, thu thập tiếng la cầu cứu trong xã hội Trung Quốc, tôi tin rằng những tiếng là cầu cứu này sẽ tương đương với dân số Trung Quốc.
Thời gian qua mau, anh Minh thức dậy thay ca và đổi chỗ nằm, tôi vào trong, anh Minh ra nằm ngoài, anh Minh hỏi:
─ Cái ba-lô đâu?
─ Bị chúng cướp rồi.
Anh Minh, lắc đầu rồi nằm xuống nói:
─ Tâm ngủ đi.
Thế là tôi trải qua một cơn mơ thấy tiên, thấy tiền đến 5 giờ sáng anh Minh thức tôi:
─ Tâm, thức dậy mau lên, còn vài phút nữa là xe vào ga.
Thế là tiên, tiền biến mất, tôi vẫn còn tiếc, phải chi ngủ mơ như thực thì hay biết mấy.
Tiếng còi tàu hỏa kéo inh tai, bánh xe lăn từ từ tiến vào sân ga, anh Minh tranh thủ đưa xe đạp lên tàu hoả, tay anh nhịp nhàng khóa xe đạp như mấy ngày trước, còn tôi tay nải ba-lô lương thực, tay nải hai cái mền, lên xe có chỗ ngồi ổn định. Chúng tôi thở phào nhẹ người, lấy lại bình tĩnh, trước khi xe chạy tôi cảm thấy cái ba-lô bị méo, rờ xuống đáy ba-lô mới biết gói thịt bò bị lòi ra ngoài hơn nửa, xem kĩ thấy đường rạch thẳng của lưỡi dao cạo.
Tôi liền nói:
─ Anh Minh, tôi không còn kiên nhẫn để thấy bọn Trung Quốc cướp chợ này.
Anh Minh cười nói:
─ Tâm cứ chịu đựng sẽ qua thôi, người lương thiện không bao giờ sống dưới xã hội trộm cướp này được, nếu sống thì từ chối sinh hoạt của họ, bởi vậy chúng ta lấy khả năng để thủ trong mọi tình huống. Bây giờ Tâm lấy hai cái mền bao phủ ba-lô lại, có như vậy thì chúng tự biết khó mà rạch được, đôi mắt của chúng cũng không còn dán mắt vào ba-lô nữa thế là an toàn.
Tôi hỏi:
─ Thế thì anh Minh đã bị bao nhiêu lần trắng túi.
─ Đã bị hai lần, lần đầu bị quân đội Trung Quốc trấn lột vào ngày 22/2/1979. Lần thứ hai bị bọn cướp chợ rạch túi, kinh nghiệm lấy từ đó ra để tồn tại trong xã hội này.
Hôm nay là ngày thứ bốn, chúng tôi ăn ngủ bất thường, tiếp tục chia ca để ngủ ngồi, và canh chừng xe đạp lẫn ba-lô lương thực, tuy đã quá mỏi mệt nhưng phải cố gắng nhắm mắt để lấy lại sức khỏe. Trong xe người đông như nêm, trăm ngàn mồ hôi bốc khói, trộn lẩn với mùi nhà xí cách hai mét, thế mà cũng có năm người đứng trong nhà xí, vì lên sau không có chỗ ngồi, riêng tôi không thể nào ngủ được cứ ngồi lấy mắt nhìn người.
Xe hỏa vào sân ga Bì Sa. Ảnh: La Minh
Đến 18 giờ chiều tàu hỏa vào sân ga Bí Sa, chúng tôi vội vã lấy xe đạp và ba-lô lương thực. Lúc xuống xe, xem lại ba-lô lần cuối thấy nguyên vẹn thế là an tâm, còn một đoạn đường dài khoản 16 cây số mới về đến làng. Vào làng đã 21 giờ 25 phút đêm, vài con chó chạy ra dàn chào hàng ngang sủa inh ỏi.
Anh Minh nói nhỏ bằng giọng cuống họng:
─ Những lúc chó sủa như thế này, cả làng tự hiểu có quân đội biên phòng Trung Quốc đi qua làng.
Chúng tôi rội đi thẳng vào nhà, mỗi người tự động lăn ra ngủ mang theo vất vả của bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam.
Anh Minh nói nhỏ bằng giọng cuống họng:
─ Những lúc chó sủa như thế này, cả làng tự hiểu có quân đội biên phòng Trung Quốc đi qua làng.
Chúng tôi rội đi thẳng vào nhà, mỗi người tự động lăn ra ngủ mang theo vất vả của bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Paris 09/01/2012
Paris 09/01/2012
* Tiếp theo bài viết trước (Biệt ly ải đầu tổ quốc thân yêu)
* Sau 33 năm (1979 ‒ 2012), người Việt tị nạn vẫn còn sống tại rừng sâu biên giới Trung Quốc-Việt Nam.-
“..người Việt tị nạn chưa bao giờ được hưởng quyền tị nạn, chưa nói đến quyền của một công dân Trung Quốc. Cuộc đời của chúng ta bị đảng CSVN bài Hoa, rồi đến đảng CSTQ từ chối gốc tịch Hoa!…”
Đồng hồ đã hơn 8 giờ 12 phút sáng. Trong nhà nhiều tiếng nói ồn ào, tôi thức dậy, chân bước nhẹ đến khe cánh cửa ngó thấy nào là Đào xích lô, Tùng Trung sĩ, Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược, chị Trần Thị Trang Y Khoa và Vinh cút kít. Tôi vội ra sau nhà rửa mặt, đúng lúc anh Minh bước vào nói:
─ Tất cả bạn bè không thiếu một ai, đã tụ về đây ngày hôm qua, chỉ chờ Tâm là đình đám như xưa.
Tôi vội vã rửa mặt, thay quần áo, trong người vẫn còn lừ đừ vì ngủ chưa lấy lại sức, thế mà trong lòng vẫn reo lên niềm vui, đầy ắp háo hức, chân bước rội ra chào bạn bè, đụng phải ngạch cửa, đầu chúi nhủi về phía trước, may có Tùng Trung sĩ đưa tay chặn lại, lấy được thăng bằng, cúi đầu chào:
─ Tâm, xin chào quý anh, chị thân thương, mọi người trên đường đi có suôn sẻ không?
Linh Ái Cầu Muối nói:
─ Đương nhiên thuận dòng, xuôi gió mới đến đây, kẻ gửi chồng con cho làng, người gửi vợ cho đàn xóm, chỉ vì tin Tâm có mặt tại "Dòng nhà làng" thế là mọi nguời bỏ hết việc, không cần trang điểm, lập tức đi như bay.
Đồn bót biên phòng của Trung Quốc
trên khu vực sông Nậm Ma
Vinh Cút kít liền nói:
─ Các bạn nói thế để thằng Tâm nó an lòng, thực ra Tâm đã hiểu hết, vì bốn ngày Tâm với anh Minh trôi giạt tận mãi hướng Tây biên giới để viếng thăm người nhà. Quý ông, bà nếu tiện miệng cho Tâm biết về thiên đường cực lạc biên giới là cái gì nhá?
Đào xích lô nói:
─ Tâm cứ hình dung Điện-các của anh Minh là biết thiên đường xa, địa ngục biên giới gần, tại hạ đã chọn đường địa ngục cho an phận!
Mỹ Châu hộ sản nói:
─ Ai kia, thân nam nhi mà ý chí hạ nữ, biên giới này không thể là nơi an nhàn thủ phận, dù Thượng đế có cho tôi cai quản cõi này, tôi liền xin từ chối, bởi cảnh tiên này muôn ngàn não ruột, chỉ có hôm nay mới thấy niềm vui đến với mình. Cảm ơn Tâm! Quả thực thèm cái vui này từ lâu, một thời chúng ta tung hoành trên quê hương, và tôi đã nói quá nhiều lần, khuyên mọi người hãy hạ giới càng sớm càng tốt, đừng ôm thân phận bi quan, hỡi quý ông thần hãy lạc quan lên đi chứ?
Tùng Trung sĩ nheo mặt nói:
─ Thấy không, Châu hộ sản, lúc nào cũng thôi thúc người khác, còn mình lì lợm, lúc mới vượt biên giới thì ôm chồng, đến nay ôm bốn đứa con, nến thời bình thì họ ôm một lúc tám đứa con là ít.
Chị Trang nghiêm nghị nói:
─ Riêng tôi, đã bí lối rồi không còn sức để hạ giới (bỏ làng) vì quá thất vọng.
Chị Trang oà lên khóc, tiếp theo Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược đồng khóc.
La Minh từ dưới bếp đi lên thấy bốn cọp cái khóc, liền la:
─ Này nữ tứ-quái, ở đây không phải là hý viện, từ bé đến giờ mỗi khi nói đến địa ngục là tứ quái khóc. Thôi được rồi! Hãy buông màn khóc xuống, đi vào bếp lo nấu nướng cho hợp khẩu vị thì Tâm sẽ cho biết nhiều tin vui.
Đúng 10 giờ, tiếng nói của chị Trang từ dưới bếp vọng lên:
─ Cậu Minh, tất cả đã chuẩn bị đủ lễ vật, nào là "Tam sinh" hương, hoa, trà, quả vậy khởi hành thăm mộ chị Tú Hà và các cháu chưa?
─ Thưa chị, đúng 10 giờ 30 phút khởi hành, các bạn nhớ tuy là hình thức nhưng phải có bài bản như thực, đừng để người ngoài biết bên trong chúng mình lấy cớ hợp mặt nhé ?
Đúng 10 giờ 30 phút, ông chủ "Dòng nhà làng" họ Hứa tên Bông Linh nguyên Đại úy, và ông chủ "Âu nhà làng" họ Phó tên Như Bá, nguyên Trung úy MTGPMN, đến tham dự ngày giỗ chị Tú Hà, họ đến bằng tấm lòng thân thiết do anh Minh mời. Họ đem theo hoa, một chai rượu trắng và hai con gà luộc, họ xem bạn của anh Minh như anh em với họ. Họ ngưỡng mộ tính năng động và những hoạt động vì người, sống vô tư dù có lúc bên ngoài đe dọa đến bản thân. Chính vì thế họ đến với nhau không ngại mọi điều, khi có dịp ngồi lại họ trải bày tâm sự không tiếc lời. Ngược lại anh em chúng tôi cũng xem Đại úy đỏ Hứa Bông Linh vá Trung úy đỏ Phó Như Bá cùng đồng người Việt, chia sẻ chân thực thể hiện bằng tình người nặng nghĩa.
Sau khi làm giỗ cho ba mẹ con chị Tú Hà, tất cả về nhà anh Minh dùng cơm trưa, trong lúc dùng cơm, mọi người nói rất nhiều vấn đề nào là sinh hoạt làng này làng kia, phiền nhất là không liên lạc được bên ngoài làng, tất cả đời sống ở làng tự túc. Đặc biệt nói về người tị nạn mất tích, bị trấn lột, nói nhiều về chiến tranh biên giới Việt Nam –Trung Quốc, bởi mọi người nguyên là chứng nhân bất đắc dĩ.
Tôi chú ý nhất, lúc họ viện dẫn Trung Quốc chủ động chiến tranh, đưa đến trói buộc người Việt tị nạn làm thân trâu bò phải thồ, tải đạn vào chiến trường, khoán chỉ tiêu đào giao thông hào, làm vòng đai đại pháo, lập bẫy mìn dọc theo biên giới, rất nhiều người bỏ mạng vì đói rét, bệnh tật.
Ngày nay trong ký ức người Việt tị nạn còn đó những vết hằng sâu, diễn biến từng giờ rùng mình, khổ đau mãi mãi thấu xương, trong lòng bàn tay vẫn từng ấy dấu vết lao động chiến truờng chưa phai.
Anh, chị, em còn cho biết: Lúc trước những làng tị nạn ở vị trí cao nhìn về hướng Nam thấy chiến tranh như mồn một. Những ai là cựu quân nhân, từng kinh nghiệm chiến trường như anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, Vinh cút kít, Tùng Trung sĩ đều định vị được chiến lược và vẽ được bản đồ tiến quân của liên quân Trung Quốc tiến vào lãnh thỏ Việt Nam. Họ chiếm một phần lãnh thổ biên giới Việt Nam, cuối cùng họ chỉ trích cả hai đảng CSVN và TQ về mặt chiến tranh, thi nhau tàn sát người dân Việt Nam.
Vốn tôi có ít nhiều hệ lụy với người Việt tị nạn tại biên giới Trung Quốc, trước đây khi chưa đến đây đã nghe người ta nói nhiều về mảnh đời biên giới lắm lao đao, tôi khó tin lời nói của họ đôi khi còn hồ nghi vì tôi cũng là một tị nạn tại Galang Indonesia. Mãi đến nay có dịp đứng tại biên giới Việt-Trung mới nghe được chuyện người thực, việc thực của nhiều chứng nhân. Đích thực lời nói của những chứng nhân này làm tôi choáng váng, họ nói bằng lương tâm hoàn toàn giá trị, không phiến diện và không tùy theo cảm tính. Từ những cựu quân nhân mà một thời đi theo MTGPMN, và cả cộng đồng người Việt tị nạn đồng xác nhận những đoạn đời tị nạn ở biên giới chín chết, một sống chỉ cách đầu, cách đất một ly.
Tôi không thể nào chở hết những lời chứng nhân cùng một lúc vào lòng, tự tôi trở thành kẻ xay xẩm mặt mày trước cảnh bi thương của họ, chỉ ghi nhận những sự kiện đau đớn nhất trên phần đất của tổ quốc Việt Nam bị Trung Quốc chiếm lấy mà không nghe một tiếng la làng nào từ phía nhà nước Việt Nam. Đầu óc hồ nghi nhà nước Việt Nam âm thầm ký kết trao tặng biên giới Việt Nam cho Trung Quốc, đến nay (1978) nhân dân Việt Nam và thế giới không hay biết gì về vị trí biên giới của Việt Nam - Trung Quốc ở tọa độ, vĩ tuyến nào!
Lòng ngậm ngùi, buồn cho thế sự quê hương, đến độ tôi không còn chịu đựng được phải đè ép, nén lòng xuống thật sâu không cho cảm xúc lệ tràn, hầu lắng động lại tâm hồn để còn đi tiếp trên đường dài biên giới, và thu thập đời sống thực một cộng đồng tại biên giới không giống đời thường hay ở cõi hành tinh nào đó chưa ai khám phá. Một đặc thù khác, tôi rất thán phục ở công đồng này, họ lấy quyết định đồng thuận, hòa giải giữa người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo máu Hoa, người Việt biên giới và người Việt sắc tộc, đồng chung sống với nhau. Họ còn đồng thuận hòa hợp trên nhiều mặt, sinh hoạt đời sống cộng đồng theo văn hóa Việt, điểm chung đời tị nạn không xa rời văn hóa chào đời và tiếp tục lưu truyền nơi sinh cư.
Họ đã hòa hợp được và thành công, trách nhiệm của cộng đồng họ chia nhau trong cuộc sống, nhất là bảo vệ an ninh, đương nhiên Hoa Đỏ có nhiều kinh nghiệm. Trước 1975, đảng CSVN lừa đảo chính trị và chưa bao giờ lương thiện đối với mục tiêu họ muốn đạt được, buộc họ thực hiện theo mệnh lệnh để vươn lên bằng những thứ trao đổi quân hàm Đại úy, Trung úy v.v... Sau khi ảo vọng bị té ngã, mới thấy mình đu trên dây cuộc đời để chúng lừa gạt, nhất là ở tuổi thanh xuân bị chúng lấy hết nhiệt huyết. Hôm nay Hứa Bông Linh, Phó Như Bá lấy kinh nghiệm có được, đối phó với đời thường trước đảng CSTQ, hầu đem lại sinh tồn cho cộng đồng. Còn về tổ chức cộng đồng các bạn của tôi trội hơn, bởi tất cả trước đây là Hướng Đao sinh biết tổ chức, biết ứng biến trong mọi tình huấn và cũng là thành viên Du-Ca có biệt tài tác động xã hội, sống vui khoẻ. Những anh, chị, em ấy đều có vốn chuyên môn trong xã hội miền Nam Việt Nam trước 1975. Ngoài ra cũng có vài cựu quân nhân VNCH như Vinh cút-kít, kỷ sư Phú Thọ, nguyên là Trung úy Biệt kích và Tùng Thiếu úy Biệt Động Quân "sau 1975 chúng tôi đùa, giáng chức của Tùng thành binh nhì, đến năm 1976 chúng tôi đề nghị truy tặng chức Trung sĩ". Đặc biệt Vinh từ khi di chuyển về "Âu nhà làng" mới có biệt hiệu Cút-kít, nguyên là tác giả các loại xe "Cút kít biên giới", như xe chở đất làm nhà, xe chở cây Bạch Đàn, Bồ Đề, Cao su và tải bệnh nhân, trước kia không có xe Cút kít dân làng đem thân đổi sức nặng để lấy từng hạt gạo nuôi mạng sống. Cho nên người làng gọi anh Minh và Vinh với cái tên thân thiết "huynh đệ làng".
─ Các bạn nói thế để thằng Tâm nó an lòng, thực ra Tâm đã hiểu hết, vì bốn ngày Tâm với anh Minh trôi giạt tận mãi hướng Tây biên giới để viếng thăm người nhà. Quý ông, bà nếu tiện miệng cho Tâm biết về thiên đường cực lạc biên giới là cái gì nhá?
Đào xích lô nói:
─ Tâm cứ hình dung Điện-các của anh Minh là biết thiên đường xa, địa ngục biên giới gần, tại hạ đã chọn đường địa ngục cho an phận!
Mỹ Châu hộ sản nói:
─ Ai kia, thân nam nhi mà ý chí hạ nữ, biên giới này không thể là nơi an nhàn thủ phận, dù Thượng đế có cho tôi cai quản cõi này, tôi liền xin từ chối, bởi cảnh tiên này muôn ngàn não ruột, chỉ có hôm nay mới thấy niềm vui đến với mình. Cảm ơn Tâm! Quả thực thèm cái vui này từ lâu, một thời chúng ta tung hoành trên quê hương, và tôi đã nói quá nhiều lần, khuyên mọi người hãy hạ giới càng sớm càng tốt, đừng ôm thân phận bi quan, hỡi quý ông thần hãy lạc quan lên đi chứ?
Tùng Trung sĩ nheo mặt nói:
─ Thấy không, Châu hộ sản, lúc nào cũng thôi thúc người khác, còn mình lì lợm, lúc mới vượt biên giới thì ôm chồng, đến nay ôm bốn đứa con, nến thời bình thì họ ôm một lúc tám đứa con là ít.
Chị Trang nghiêm nghị nói:
─ Riêng tôi, đã bí lối rồi không còn sức để hạ giới (bỏ làng) vì quá thất vọng.
Chị Trang oà lên khóc, tiếp theo Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược đồng khóc.
La Minh từ dưới bếp đi lên thấy bốn cọp cái khóc, liền la:
─ Này nữ tứ-quái, ở đây không phải là hý viện, từ bé đến giờ mỗi khi nói đến địa ngục là tứ quái khóc. Thôi được rồi! Hãy buông màn khóc xuống, đi vào bếp lo nấu nướng cho hợp khẩu vị thì Tâm sẽ cho biết nhiều tin vui.
Đúng 10 giờ, tiếng nói của chị Trang từ dưới bếp vọng lên:
─ Cậu Minh, tất cả đã chuẩn bị đủ lễ vật, nào là "Tam sinh" hương, hoa, trà, quả vậy khởi hành thăm mộ chị Tú Hà và các cháu chưa?
─ Thưa chị, đúng 10 giờ 30 phút khởi hành, các bạn nhớ tuy là hình thức nhưng phải có bài bản như thực, đừng để người ngoài biết bên trong chúng mình lấy cớ hợp mặt nhé ?
Đúng 10 giờ 30 phút, ông chủ "Dòng nhà làng" họ Hứa tên Bông Linh nguyên Đại úy, và ông chủ "Âu nhà làng" họ Phó tên Như Bá, nguyên Trung úy MTGPMN, đến tham dự ngày giỗ chị Tú Hà, họ đến bằng tấm lòng thân thiết do anh Minh mời. Họ đem theo hoa, một chai rượu trắng và hai con gà luộc, họ xem bạn của anh Minh như anh em với họ. Họ ngưỡng mộ tính năng động và những hoạt động vì người, sống vô tư dù có lúc bên ngoài đe dọa đến bản thân. Chính vì thế họ đến với nhau không ngại mọi điều, khi có dịp ngồi lại họ trải bày tâm sự không tiếc lời. Ngược lại anh em chúng tôi cũng xem Đại úy đỏ Hứa Bông Linh vá Trung úy đỏ Phó Như Bá cùng đồng người Việt, chia sẻ chân thực thể hiện bằng tình người nặng nghĩa.
Sau khi làm giỗ cho ba mẹ con chị Tú Hà, tất cả về nhà anh Minh dùng cơm trưa, trong lúc dùng cơm, mọi người nói rất nhiều vấn đề nào là sinh hoạt làng này làng kia, phiền nhất là không liên lạc được bên ngoài làng, tất cả đời sống ở làng tự túc. Đặc biệt nói về người tị nạn mất tích, bị trấn lột, nói nhiều về chiến tranh biên giới Việt Nam –Trung Quốc, bởi mọi người nguyên là chứng nhân bất đắc dĩ.
Tôi chú ý nhất, lúc họ viện dẫn Trung Quốc chủ động chiến tranh, đưa đến trói buộc người Việt tị nạn làm thân trâu bò phải thồ, tải đạn vào chiến trường, khoán chỉ tiêu đào giao thông hào, làm vòng đai đại pháo, lập bẫy mìn dọc theo biên giới, rất nhiều người bỏ mạng vì đói rét, bệnh tật.
Ngày nay trong ký ức người Việt tị nạn còn đó những vết hằng sâu, diễn biến từng giờ rùng mình, khổ đau mãi mãi thấu xương, trong lòng bàn tay vẫn từng ấy dấu vết lao động chiến truờng chưa phai.
Anh, chị, em còn cho biết: Lúc trước những làng tị nạn ở vị trí cao nhìn về hướng Nam thấy chiến tranh như mồn một. Những ai là cựu quân nhân, từng kinh nghiệm chiến trường như anh Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, Vinh cút kít, Tùng Trung sĩ đều định vị được chiến lược và vẽ được bản đồ tiến quân của liên quân Trung Quốc tiến vào lãnh thỏ Việt Nam. Họ chiếm một phần lãnh thổ biên giới Việt Nam, cuối cùng họ chỉ trích cả hai đảng CSVN và TQ về mặt chiến tranh, thi nhau tàn sát người dân Việt Nam.
Vốn tôi có ít nhiều hệ lụy với người Việt tị nạn tại biên giới Trung Quốc, trước đây khi chưa đến đây đã nghe người ta nói nhiều về mảnh đời biên giới lắm lao đao, tôi khó tin lời nói của họ đôi khi còn hồ nghi vì tôi cũng là một tị nạn tại Galang Indonesia. Mãi đến nay có dịp đứng tại biên giới Việt-Trung mới nghe được chuyện người thực, việc thực của nhiều chứng nhân. Đích thực lời nói của những chứng nhân này làm tôi choáng váng, họ nói bằng lương tâm hoàn toàn giá trị, không phiến diện và không tùy theo cảm tính. Từ những cựu quân nhân mà một thời đi theo MTGPMN, và cả cộng đồng người Việt tị nạn đồng xác nhận những đoạn đời tị nạn ở biên giới chín chết, một sống chỉ cách đầu, cách đất một ly.
Tôi không thể nào chở hết những lời chứng nhân cùng một lúc vào lòng, tự tôi trở thành kẻ xay xẩm mặt mày trước cảnh bi thương của họ, chỉ ghi nhận những sự kiện đau đớn nhất trên phần đất của tổ quốc Việt Nam bị Trung Quốc chiếm lấy mà không nghe một tiếng la làng nào từ phía nhà nước Việt Nam. Đầu óc hồ nghi nhà nước Việt Nam âm thầm ký kết trao tặng biên giới Việt Nam cho Trung Quốc, đến nay (1978) nhân dân Việt Nam và thế giới không hay biết gì về vị trí biên giới của Việt Nam - Trung Quốc ở tọa độ, vĩ tuyến nào!
Lòng ngậm ngùi, buồn cho thế sự quê hương, đến độ tôi không còn chịu đựng được phải đè ép, nén lòng xuống thật sâu không cho cảm xúc lệ tràn, hầu lắng động lại tâm hồn để còn đi tiếp trên đường dài biên giới, và thu thập đời sống thực một cộng đồng tại biên giới không giống đời thường hay ở cõi hành tinh nào đó chưa ai khám phá. Một đặc thù khác, tôi rất thán phục ở công đồng này, họ lấy quyết định đồng thuận, hòa giải giữa người Hoa Đỏ, Hoa Vàng, Việt ăn theo máu Hoa, người Việt biên giới và người Việt sắc tộc, đồng chung sống với nhau. Họ còn đồng thuận hòa hợp trên nhiều mặt, sinh hoạt đời sống cộng đồng theo văn hóa Việt, điểm chung đời tị nạn không xa rời văn hóa chào đời và tiếp tục lưu truyền nơi sinh cư.
Họ đã hòa hợp được và thành công, trách nhiệm của cộng đồng họ chia nhau trong cuộc sống, nhất là bảo vệ an ninh, đương nhiên Hoa Đỏ có nhiều kinh nghiệm. Trước 1975, đảng CSVN lừa đảo chính trị và chưa bao giờ lương thiện đối với mục tiêu họ muốn đạt được, buộc họ thực hiện theo mệnh lệnh để vươn lên bằng những thứ trao đổi quân hàm Đại úy, Trung úy v.v... Sau khi ảo vọng bị té ngã, mới thấy mình đu trên dây cuộc đời để chúng lừa gạt, nhất là ở tuổi thanh xuân bị chúng lấy hết nhiệt huyết. Hôm nay Hứa Bông Linh, Phó Như Bá lấy kinh nghiệm có được, đối phó với đời thường trước đảng CSTQ, hầu đem lại sinh tồn cho cộng đồng. Còn về tổ chức cộng đồng các bạn của tôi trội hơn, bởi tất cả trước đây là Hướng Đao sinh biết tổ chức, biết ứng biến trong mọi tình huấn và cũng là thành viên Du-Ca có biệt tài tác động xã hội, sống vui khoẻ. Những anh, chị, em ấy đều có vốn chuyên môn trong xã hội miền Nam Việt Nam trước 1975. Ngoài ra cũng có vài cựu quân nhân VNCH như Vinh cút-kít, kỷ sư Phú Thọ, nguyên là Trung úy Biệt kích và Tùng Thiếu úy Biệt Động Quân "sau 1975 chúng tôi đùa, giáng chức của Tùng thành binh nhì, đến năm 1976 chúng tôi đề nghị truy tặng chức Trung sĩ". Đặc biệt Vinh từ khi di chuyển về "Âu nhà làng" mới có biệt hiệu Cút-kít, nguyên là tác giả các loại xe "Cút kít biên giới", như xe chở đất làm nhà, xe chở cây Bạch Đàn, Bồ Đề, Cao su và tải bệnh nhân, trước kia không có xe Cút kít dân làng đem thân đổi sức nặng để lấy từng hạt gạo nuôi mạng sống. Cho nên người làng gọi anh Minh và Vinh với cái tên thân thiết "huynh đệ làng".
Xe cút-kít rất hữu dụng,
khi các em bé dùng làm phương tiện rong chơi
Dòng nhà làng và Âu nhà làng tự tạo ra nhiều tiện nghi cho cuộc sống cộng đồng, xe Cút-kít là một ví dụ. Về giáo dục có anh Minh và chị Tú Hà đôi họa sĩ qua màu sắc pha đậm trữ tình, nhưng khi đến đây anh có thêm biệt tài chuyên hành chính, như làm các loại đơn cho đồng bào, giúp "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng" tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em và ngưới Việt sắc tộc, còn chị Tú Hà phụ trách lớp toán cho trẻ em và người Sắc tộc, từ đó hai làng có một bản sắc tị nạn riêng của nó.
Hôm trước anh Minh kể về chuyện lớp toán của chị Tú Hà: " ‒ Một hôm Hà về nhà tủm tỉm cười có vẻ đắc ý, Hà nói: Minh thử nghĩ xem, khi chúng mình tiếp cận đồng hương Việt sắc tộc, họ không biết đọc và viết, thế mà hôm nay đồng hương đã biết đọc-viết như chúng mình, ngoài ra họ còn biết làm bốn toán pháp cộng, trừ, nhơn, chia, toàn thể đồng hương đã đếm được con số triệu. Hà nói đùa tương lại quý bạn sẽ có ngần ấy tiền, mọi người đồng vỗ tay cười và đồng nói lớn tiếng "hy vọng".
Rất tiếc chị Tú Hà qua đời sớm, chị mới ba mươi bốn tuổi, vướng bệnh dịch tả trong làng, chị bị mắc bệnh do lòng nhân ái, hy sinh vì mọi người, mỗi ngày chị làm vệ sinh cho bệnh nhân và tẩy uế thi thể trước khi đưa ra nghĩa trang, đến ngày thứ mười bốn chị và hai cháu vướng vào dịch tả, lên cơn sốt hai ngày cả ba mẹ con tiếp nối qua đời, ngày trước ngày sau, thế là gia đình anh Minh có trong danh sách 1.526 người chết vì dịch tả.
Cùng lúc anh Minh đề nghị tiêu hủy làng. Vận động cách ly người chưa bệnh ra khỏi làng ở tạm những chòi tranh mới dựng lên, những vật dụng đun lại bằng nước sôi v.v... Dòng nhà làng, trải qua một thiệt hại khủng khiếp. Hơn hai năm trước, khi dịch tả xuất hiện ở làng này, chính quyền địa phương không hề đoái hoài đến người Việt tị nạn tại biên giới, từ đó dân làng oán thù những chế độ CS còn hơn hận địch tả.
Có đến nơi mới nhận diện được đời sống thực của dân mình quá gian truân, và hiểu được thế nào là cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới VN-TQ. Tôi cảm kích họ về mọi mặt sống. Ngày nay sinh họat của cộng đồng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng" đã thay đổi nhiều, họ dự trù vào tháng 10/1987 mở một chợ phiên tại giao lộ gần thị trấn để giao lưu thế giới bên ngoài và cải thiện đời sống bên trong làng. Họ dùng trí tuệ sáng tạo và bảo vệ đời sống cho nhau. Rất tiếc tôi chưa viếng thăm những làng biên giới khác. Tuy nhiên cũng biết đại khái tình trạng những làng như nơi định cư của Đào xích lô, Tùng Trung sĩ, Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược, chị Trang Đao Khoa.
Được biết những làng của quý bạn của tôi vướng ít nhiều vấn đề an ninh, cho nên việc tổ chức cộng đồng chưa theo kịp mẫu "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng".
Tôi ngồi gần ông chủ làng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng", lúc này mạnh miệng gọi bằng anh cho thân mật hơn và chủ ý tạo tình cảm càng nhiều càng tốt, tôi hỏi:
─ Thưa quý anh, tôi mới đi qua một vòng hẹp biên giới Vân Nam Trung Quốc, đã hình dung được một số dữ kiện về cộng đồng người Việt tị nạn sống tại biên giới từ 12 năm qua (1975-1987). Sau 1975 đảng CSVN bài Hoa gọi họ là người Việt có máu Hoa. Việt Nam từ chối không cho họ đất sống. Họ phải ra đi đúng lúc hai đảng CSVN và TQ chiến tranh ngày 17/2/1979 tại biên giới, biến họ thành người Việt tị nạn, một cụm từ chua chát và Trung Quốc chính thức từ chối họ lần thứ hai. Từ đó họ thường hỏi: "Tại sao không phải là người Việt hay người Hoa".
Lương tâm nào phán xét lành dữ cho công minh, đảng CSVN có phần trách nhiệm. Bởi sự hồ đồ nhất thời bài Hoa, sau khi cộng đồng này vào Trung Quốc, họ càng bị phân biệt đối xử. Chính quyền Việt Nam chỉ cần nhận họ một tiếng người Việt để quyết định số phận của họ. Hai đảng CSVN-TQ chưa hề có luơng tâm đối xử đẹp với cộng đồng này. Tôi nói như thế có phiến diện không?
Anh Hứa Bông Linh liền đáp:
─ Bạn nói như thế còn nhẹ như bấc cho hai đảng CSVN-TQ, đối với chúng tôi thường khi nói đến vấn đề này là nổi lên gay gắt và phải mạt sát hai đảng CSVN-TQ, không nương tay, bởi chế độ CS nó không xót xa cho ai cả, khi cần thì nó tìm đủ mọi cách thuyết phục, khi hết cần nó thải ra như nước ống cống! Tôi muốn bạn nhận diện một cách trung thực hơn về cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới này, đó là nguyên nhân tôi xin phân tích một cách khái quát trong cộng đồng hòa hợp từ năm nhóm người nay là một như:
• Nhóm thứ nhất, Hoa Đỏ thân Lục Địa (Mao), trước đây họ đã sống miền Bắc Việt Nam trên 12.500 người.
• Nhóm thứ hai, xuất hiện trên 123.000 người Hoa, trước năm 1940-1950 tại miền Nam Việt Nam, như "Hoa Vàng thân Đài Loan" và "Hoa Đỏ thân Mao" chung sống với người Hoa thuần Việt Nam tại Chợ Lớn, Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, trải qua năm thập niên, số người Hoa này tăng nhanh lên đến hơn 450.000 người.
• Nhóm thứ ba, người Hoa vào thời Chúa Nguyễn đã hòa nhập vào xã hội Việt Nam, cách nay hơn ba bốn thế kỷ, họ không còn bận tâm đến gốc Hoa. Sau 1975 dưới mắt đảng CSVN vẫn cho rằng họ có máu Hoa, từ đó quả nhiên một hệ lụy nghịch cảnh đến với họ, thế là bị bài Hoa, bị tống khứ về Trung Quốc. Tuy nhiên thành phần này đi không đáng kể, vì họ không còn thân nhân ở Trung Quốc, cho nên nhiều người chọn vượt biên biển Đông.
• Nhóm thứ tư, người Việt Nam ăn theo máu Hoa, số người này rất ít, họ có ý định mượn đường Trung Quốc đi nước thứ ba, cũng như người Hoa Vàng tìm đường về Đài Loan vì ở đó có người thân.
• Nhóm thứ năm, người Việt sống biên giới và người Việt sắc tộc cao nguyên Bắc Việt Nam, đối diện Bắc phần tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Hoa Vàng, Hoa Đỏ, Hoa thuần Việt, Việt ăn theo máu Hoa, Việt biên giới và Việt sắc tộc biên giới, 5 nhóm hiện diện ngẫu nhiên trở thành cộng đồng tị nạn tai biên giới Việt Nam –Trung Quốc, được nhà nước Trung Quốc công nhận một tên chung (người Việt tị nạn) tổng số hơn một triệu người.
Anh Hứa Bông Linh cho tôi những con số và cách sống riêng của cộng đồng tị nạn, cho thấy những điểm này sẽ có sự tác hại của nó trong tương lai, nếu hai đảng CSVN-TQ cố tình tạo ra một áp lực chính trị hay quân sự nào đó.
Lần đầu tiên chúng tôi tiếp cận được cộng đồng tị nạn biên giới phía Nam, Vân Nam Trung Quốc, hiểu được người Việt tị nạn đã chịu đựng những năm tháng dài thống khổ và cùng cực nhất thế gian, đời họ bị biệt lập, sống và chết không liên hệ với thế giới bên ngoài.
Tất cả người Việt gốc Hoa về lại cố quốc, hay người không Hoa nói chung, đều phải chịu nghịch cảnh trên danh nghĩa (người Việt tị nạn). Từ lúc đảng CSVN bài Hoa và tống khứ dồn dập người Việt gốc Hoa về bên kia biên giới Trung Quốc.
Nhà nước Trung Quốc liền tập trung họ vào những trại gọi là tiếp cư, hứa: "Sẽ chuyển người tị nạn đến nơi định cư nhanh và an toàn".
Tin vui đến, nhất là người Hoa vàng v.v... suy nghĩ đơn thuần, đây là chặng đường quá cảnh để ngày mai về đất lành Đài Loan hay Hong Kong, còn người Hoa đỏ giản dị hơn, mai này sống an nhàn trên quê hương, xứ sở.
Trong lúc tranh tối tranh sáng, người tị nạn nào ai có hiểu thấu những tuyên bố trên chỉ là nghệ thuật tiếp tục trấn lột tài sản trên lưng của người tị nạn đang lao tới. Người tị nạn bao giờ cũng có một viễn tượng hạnh phúc phía trước nhưng không bao giờ đi tới bởi vì CS cản trở ước vọng của loài người.
Một hứa hẹn của nhà nước Trung Quốc, tạo cho cộng đồng người Việt gốc Hoa một lòng tin, thế là tiếng đồn bay xa dòng chảy tị nạn đường bộ, ngày càng mạnh mẽ hơn, cuối năm 1978 và đầu năm 1979 tại biên giới tăng thêm con số 300.000 người, chưa kể người tị nạn đi bằng ghe thuyền tại vịnh Bắc bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, họ đến thẳng Quảng Châu và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Anh Hứa Bông Linh cho biết thêm:
─ Ngày 19/2/1979 chiến tranh thực sự bùng nổ, đạn pháo ào ào, trải thảm đỏ cháy hừng hực khắc biên giới, biển người bộ đội Trung Quốc cứ thế mà dâng lên từng đợt sóng, còn dân quân tại biên giới Việt Nam, họ kiên trì chống địch, đến nỗi không còn sức đễ giữ xóm làng, cuối cùng đa số bị tử thương và một số ít bắt làm tù binh. Người dân chạy bỏ của lấy người, chạy không định hướng, kẻ về hướng Bắc, người chạy hướng Nam, khi nghe tiếng đạn pháo đâm đầu chạy ngược lại, đưa đến tình trạng dân quân ta và thù cùng chết trên một dòng sông Hồng.
Hôm trước anh Minh kể về chuyện lớp toán của chị Tú Hà: " ‒ Một hôm Hà về nhà tủm tỉm cười có vẻ đắc ý, Hà nói: Minh thử nghĩ xem, khi chúng mình tiếp cận đồng hương Việt sắc tộc, họ không biết đọc và viết, thế mà hôm nay đồng hương đã biết đọc-viết như chúng mình, ngoài ra họ còn biết làm bốn toán pháp cộng, trừ, nhơn, chia, toàn thể đồng hương đã đếm được con số triệu. Hà nói đùa tương lại quý bạn sẽ có ngần ấy tiền, mọi người đồng vỗ tay cười và đồng nói lớn tiếng "hy vọng".
Rất tiếc chị Tú Hà qua đời sớm, chị mới ba mươi bốn tuổi, vướng bệnh dịch tả trong làng, chị bị mắc bệnh do lòng nhân ái, hy sinh vì mọi người, mỗi ngày chị làm vệ sinh cho bệnh nhân và tẩy uế thi thể trước khi đưa ra nghĩa trang, đến ngày thứ mười bốn chị và hai cháu vướng vào dịch tả, lên cơn sốt hai ngày cả ba mẹ con tiếp nối qua đời, ngày trước ngày sau, thế là gia đình anh Minh có trong danh sách 1.526 người chết vì dịch tả.
Cùng lúc anh Minh đề nghị tiêu hủy làng. Vận động cách ly người chưa bệnh ra khỏi làng ở tạm những chòi tranh mới dựng lên, những vật dụng đun lại bằng nước sôi v.v... Dòng nhà làng, trải qua một thiệt hại khủng khiếp. Hơn hai năm trước, khi dịch tả xuất hiện ở làng này, chính quyền địa phương không hề đoái hoài đến người Việt tị nạn tại biên giới, từ đó dân làng oán thù những chế độ CS còn hơn hận địch tả.
Có đến nơi mới nhận diện được đời sống thực của dân mình quá gian truân, và hiểu được thế nào là cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới VN-TQ. Tôi cảm kích họ về mọi mặt sống. Ngày nay sinh họat của cộng đồng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng" đã thay đổi nhiều, họ dự trù vào tháng 10/1987 mở một chợ phiên tại giao lộ gần thị trấn để giao lưu thế giới bên ngoài và cải thiện đời sống bên trong làng. Họ dùng trí tuệ sáng tạo và bảo vệ đời sống cho nhau. Rất tiếc tôi chưa viếng thăm những làng biên giới khác. Tuy nhiên cũng biết đại khái tình trạng những làng như nơi định cư của Đào xích lô, Tùng Trung sĩ, Mỹ Châu hộ sản, Linh Ái Cầu Muối, Thảo Liên Dược, chị Trang Đao Khoa.
Được biết những làng của quý bạn của tôi vướng ít nhiều vấn đề an ninh, cho nên việc tổ chức cộng đồng chưa theo kịp mẫu "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng".
Tôi ngồi gần ông chủ làng "Dòng nhà làng" và "Âu nhà làng", lúc này mạnh miệng gọi bằng anh cho thân mật hơn và chủ ý tạo tình cảm càng nhiều càng tốt, tôi hỏi:
─ Thưa quý anh, tôi mới đi qua một vòng hẹp biên giới Vân Nam Trung Quốc, đã hình dung được một số dữ kiện về cộng đồng người Việt tị nạn sống tại biên giới từ 12 năm qua (1975-1987). Sau 1975 đảng CSVN bài Hoa gọi họ là người Việt có máu Hoa. Việt Nam từ chối không cho họ đất sống. Họ phải ra đi đúng lúc hai đảng CSVN và TQ chiến tranh ngày 17/2/1979 tại biên giới, biến họ thành người Việt tị nạn, một cụm từ chua chát và Trung Quốc chính thức từ chối họ lần thứ hai. Từ đó họ thường hỏi: "Tại sao không phải là người Việt hay người Hoa".
Lương tâm nào phán xét lành dữ cho công minh, đảng CSVN có phần trách nhiệm. Bởi sự hồ đồ nhất thời bài Hoa, sau khi cộng đồng này vào Trung Quốc, họ càng bị phân biệt đối xử. Chính quyền Việt Nam chỉ cần nhận họ một tiếng người Việt để quyết định số phận của họ. Hai đảng CSVN-TQ chưa hề có luơng tâm đối xử đẹp với cộng đồng này. Tôi nói như thế có phiến diện không?
Anh Hứa Bông Linh liền đáp:
─ Bạn nói như thế còn nhẹ như bấc cho hai đảng CSVN-TQ, đối với chúng tôi thường khi nói đến vấn đề này là nổi lên gay gắt và phải mạt sát hai đảng CSVN-TQ, không nương tay, bởi chế độ CS nó không xót xa cho ai cả, khi cần thì nó tìm đủ mọi cách thuyết phục, khi hết cần nó thải ra như nước ống cống! Tôi muốn bạn nhận diện một cách trung thực hơn về cộng đồng người Việt tị nạn tại biên giới này, đó là nguyên nhân tôi xin phân tích một cách khái quát trong cộng đồng hòa hợp từ năm nhóm người nay là một như:
• Nhóm thứ nhất, Hoa Đỏ thân Lục Địa (Mao), trước đây họ đã sống miền Bắc Việt Nam trên 12.500 người.
• Nhóm thứ hai, xuất hiện trên 123.000 người Hoa, trước năm 1940-1950 tại miền Nam Việt Nam, như "Hoa Vàng thân Đài Loan" và "Hoa Đỏ thân Mao" chung sống với người Hoa thuần Việt Nam tại Chợ Lớn, Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, trải qua năm thập niên, số người Hoa này tăng nhanh lên đến hơn 450.000 người.
• Nhóm thứ ba, người Hoa vào thời Chúa Nguyễn đã hòa nhập vào xã hội Việt Nam, cách nay hơn ba bốn thế kỷ, họ không còn bận tâm đến gốc Hoa. Sau 1975 dưới mắt đảng CSVN vẫn cho rằng họ có máu Hoa, từ đó quả nhiên một hệ lụy nghịch cảnh đến với họ, thế là bị bài Hoa, bị tống khứ về Trung Quốc. Tuy nhiên thành phần này đi không đáng kể, vì họ không còn thân nhân ở Trung Quốc, cho nên nhiều người chọn vượt biên biển Đông.
• Nhóm thứ tư, người Việt Nam ăn theo máu Hoa, số người này rất ít, họ có ý định mượn đường Trung Quốc đi nước thứ ba, cũng như người Hoa Vàng tìm đường về Đài Loan vì ở đó có người thân.
• Nhóm thứ năm, người Việt sống biên giới và người Việt sắc tộc cao nguyên Bắc Việt Nam, đối diện Bắc phần tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Hoa Vàng, Hoa Đỏ, Hoa thuần Việt, Việt ăn theo máu Hoa, Việt biên giới và Việt sắc tộc biên giới, 5 nhóm hiện diện ngẫu nhiên trở thành cộng đồng tị nạn tai biên giới Việt Nam –Trung Quốc, được nhà nước Trung Quốc công nhận một tên chung (người Việt tị nạn) tổng số hơn một triệu người.
Anh Hứa Bông Linh cho tôi những con số và cách sống riêng của cộng đồng tị nạn, cho thấy những điểm này sẽ có sự tác hại của nó trong tương lai, nếu hai đảng CSVN-TQ cố tình tạo ra một áp lực chính trị hay quân sự nào đó.
Lần đầu tiên chúng tôi tiếp cận được cộng đồng tị nạn biên giới phía Nam, Vân Nam Trung Quốc, hiểu được người Việt tị nạn đã chịu đựng những năm tháng dài thống khổ và cùng cực nhất thế gian, đời họ bị biệt lập, sống và chết không liên hệ với thế giới bên ngoài.
Tất cả người Việt gốc Hoa về lại cố quốc, hay người không Hoa nói chung, đều phải chịu nghịch cảnh trên danh nghĩa (người Việt tị nạn). Từ lúc đảng CSVN bài Hoa và tống khứ dồn dập người Việt gốc Hoa về bên kia biên giới Trung Quốc.
Nhà nước Trung Quốc liền tập trung họ vào những trại gọi là tiếp cư, hứa: "Sẽ chuyển người tị nạn đến nơi định cư nhanh và an toàn".
Tin vui đến, nhất là người Hoa vàng v.v... suy nghĩ đơn thuần, đây là chặng đường quá cảnh để ngày mai về đất lành Đài Loan hay Hong Kong, còn người Hoa đỏ giản dị hơn, mai này sống an nhàn trên quê hương, xứ sở.
Trong lúc tranh tối tranh sáng, người tị nạn nào ai có hiểu thấu những tuyên bố trên chỉ là nghệ thuật tiếp tục trấn lột tài sản trên lưng của người tị nạn đang lao tới. Người tị nạn bao giờ cũng có một viễn tượng hạnh phúc phía trước nhưng không bao giờ đi tới bởi vì CS cản trở ước vọng của loài người.
Một hứa hẹn của nhà nước Trung Quốc, tạo cho cộng đồng người Việt gốc Hoa một lòng tin, thế là tiếng đồn bay xa dòng chảy tị nạn đường bộ, ngày càng mạnh mẽ hơn, cuối năm 1978 và đầu năm 1979 tại biên giới tăng thêm con số 300.000 người, chưa kể người tị nạn đi bằng ghe thuyền tại vịnh Bắc bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh Việt Nam, họ đến thẳng Quảng Châu và đảo Hải Nam Trung Quốc.
Anh Hứa Bông Linh cho biết thêm:
─ Ngày 19/2/1979 chiến tranh thực sự bùng nổ, đạn pháo ào ào, trải thảm đỏ cháy hừng hực khắc biên giới, biển người bộ đội Trung Quốc cứ thế mà dâng lên từng đợt sóng, còn dân quân tại biên giới Việt Nam, họ kiên trì chống địch, đến nỗi không còn sức đễ giữ xóm làng, cuối cùng đa số bị tử thương và một số ít bắt làm tù binh. Người dân chạy bỏ của lấy người, chạy không định hướng, kẻ về hướng Bắc, người chạy hướng Nam, khi nghe tiếng đạn pháo đâm đầu chạy ngược lại, đưa đến tình trạng dân quân ta và thù cùng chết trên một dòng sông Hồng.
Người tị nạn Việt gốc Hoa chết bên bề sông Hồng,
cũng ở trên dòng sông Hồng này.
Dân quân VN và kẻ thù TQ cùng một cách chết.
Nguồn: Trương Hoán Tùng.
Đến ngày 22 tháng 2 năm 1979. Bộ quốc phòng Trung Quốc truyền lệnh cho Lữ đoàn 119 bộ binh, tung ra trung đoàn 6 tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chiến thuật 6 lớp quân, chiếm từng làng và huyện lỵ. Tiếp theo lực lượng quân nhu Trung Quốc thực hiện chiến lịch làm sạch 300.000 người Việt gốc Hoa mới qua biên giới trước đó vài hôm, biến thành một xung đột dã man về tâm lý, từ đây biến người Việt gốc Hoa thành kiếp "người Việt tị nạn" dù Hoa Đỏ hay Hoa Vàng cũng không còn giấc mơ trở về cố thổ để làm công dân Lục địa hay Đài loan. Cùng lúc Đặng Tiểu Bình trên cương vị Tướng-Soái lên đài truyền hình 3 lần nguyền rủa, công kích gắt gao, kèm theo nhiều lời đe dọa Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn khuyết khích: "người Việt tị nạn có quyền tham gia chống đảng CSVN". Người dân Trung Quốc xem họ Đặng là kẻ háo hức tạo ra chiến tranh biên giới, chính họ Đặng không trung thực lời nói "Tự Vệ".
Cùng ngày Lữ đoàn 119 bộ binh của Trung Quốc, cho bọc lên hướng Tây nơi tập trung người Việt tị nạn đông nhất, nhiệm vụ tiến hành làm sạch "trấn lột" 300.000 người Việt tị nạn tại sáu đoạn sông Nậm Ma.
Cùng ngày Lữ đoàn 119 bộ binh của Trung Quốc, cho bọc lên hướng Tây nơi tập trung người Việt tị nạn đông nhất, nhiệm vụ tiến hành làm sạch "trấn lột" 300.000 người Việt tị nạn tại sáu đoạn sông Nậm Ma.
Tiến hành trấn lột sạch, chiến lợi phảm trên lưng
người Việt gốc Hoa, tại 6 đoạn sông Nậm Ma,
nơi tập trung người Việt tị nạn đông nhất.
Bản đồ: Hứa Bông Linh.
Những chứng nhân Hoa đỏ, như Trương Hoán Tùng, Hứa Bông Linh, Phó Như Bá, Kưu Thiên Tài, Mã Anh Thu, Quách Tình, Hứa Hữu Nhật.
Tám người Hoa vàng, như La Minh, Liu Linh Ái, Mạc Đình Độ, Liu Ngô, Khương Thân Gia, Gang Khang Lộc, Lã Mạnh Cát.
Sáu người Việt ăn theo máu Hoa, như Cao Dũng, Lê Văn Đào, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Mỹ Châu, Nguyễn Thảo Liên, Trần Thị Trang đồng cho biết:
"Họ lùa 300.000 người tị nạn vào thung lũng khu vực vùng núi cao 91, ở đây không một ai chạy trốn khoải, họ kiểm soát các điểm ra vào, chặn đường nếu có cuộc tấn công từ phía Việt Nam. Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 7 của Trung Quốc được lệnh tiêu diệt người Việt tị nạn, và mở đường xuống Nam, theo tiến quân chiều dài như đã ấn định cho cánh B. 6 cánh quân khác tiến sâu vào đường 75 Tây Nguyên, điểm hẹn lạch Đông Bắc, chiếm lấy đồng bằng núi cao 91 làm hành lang chiến lược phòng ngự. Một làng Tây Nguyên nằm ở phía Tây núi 91 của Quốc Lộ 7 gần sông, có sáu (6) nhóm người Việt tị nạn làm trở ngại cánh tiến quân, thế là bị tiêu diệt trước để bảo vệ cánh quân thông suốt không bị lộ, thậm chí làm cho hai đường dẫn dài 8 lớp bọc vào điểm A. Sau đó không ai biết 300.000 người tị nạn âm thầm, bí mật mất dấu, và sáu nhóm người tị nạn đang ở đâu? Không ai biết số phận của họ và tài sản trên lương người tị nạn đi về đâu? Ai là người chủ mưu ăn cướp trong lúc chiến trường tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc đang sôi bung, cho đến hôm nay (1987) chưa có hồi đáp".
Tám người Hoa vàng, như La Minh, Liu Linh Ái, Mạc Đình Độ, Liu Ngô, Khương Thân Gia, Gang Khang Lộc, Lã Mạnh Cát.
Sáu người Việt ăn theo máu Hoa, như Cao Dũng, Lê Văn Đào, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thị Mỹ Châu, Nguyễn Thảo Liên, Trần Thị Trang đồng cho biết:
"Họ lùa 300.000 người tị nạn vào thung lũng khu vực vùng núi cao 91, ở đây không một ai chạy trốn khoải, họ kiểm soát các điểm ra vào, chặn đường nếu có cuộc tấn công từ phía Việt Nam. Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 7 của Trung Quốc được lệnh tiêu diệt người Việt tị nạn, và mở đường xuống Nam, theo tiến quân chiều dài như đã ấn định cho cánh B. 6 cánh quân khác tiến sâu vào đường 75 Tây Nguyên, điểm hẹn lạch Đông Bắc, chiếm lấy đồng bằng núi cao 91 làm hành lang chiến lược phòng ngự. Một làng Tây Nguyên nằm ở phía Tây núi 91 của Quốc Lộ 7 gần sông, có sáu (6) nhóm người Việt tị nạn làm trở ngại cánh tiến quân, thế là bị tiêu diệt trước để bảo vệ cánh quân thông suốt không bị lộ, thậm chí làm cho hai đường dẫn dài 8 lớp bọc vào điểm A. Sau đó không ai biết 300.000 người tị nạn âm thầm, bí mật mất dấu, và sáu nhóm người tị nạn đang ở đâu? Không ai biết số phận của họ và tài sản trên lương người tị nạn đi về đâu? Ai là người chủ mưu ăn cướp trong lúc chiến trường tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc đang sôi bung, cho đến hôm nay (1987) chưa có hồi đáp".
Người dân vượt qua sông Hồng tại biên giới Việt-Trung.
Nguồn: Trương Hoán Tùng
Theo lời của một phế binh Gu Kemei, nguyên cựu chiến binh sĩ quan tham chiến ngày 23/02/1979 hiện cư ngụ tại thủ phủ Côn Minh cho biết: "Lúc 12:20 giờ, tôi dẫn đầu một đại đội tăng viện cho Sư đoàn trưởng Yin-Pei, sau đó tất cả trải rộng 6 lớp tăng cường thêm hai khẩu đại pháo, từ vùng cao nguyên phía Đông Bắc gần với sông 75. Một lớp quân khác được chia thành ba nhóm thay nhau qua sông. Tới trung tâm của sông, đột nhiên tìm thấy kẻ thù (VN) phía trước bên phải, giết chết sạch kẻ thù, không chần chờ, nhanh nắm bắt các sườn núi bên kia sông, đã có 2 nhóm làm phòng ngự trên sông để nối lại tiến quân.
Một đại đội khác vào làng phía Nam tìm được liên lạc lãnh đạo trung đội trinh sát và lãnh đạo đội hình, biết mọi chi tiết địa hình chung quanh làng. Lãnh đạo quyết định để lại một nhóm phòng bị nếu có đột biến bên phải. Cho đại pháo chụp xuống đầu quân đội Việt Nam, súng máy liên thanh từ trái tiến lên, tôi dẫn 3 nhóm đi đầu cùng với trung đội trưởng, thay thế vào chỗ phòng ngự bằng ba đại đội (13, 10 và 3) để vượt sông. Tìm kiếm các vị trí pháo binh của đối phương, liền chạm mặt chiến trường, cách bản làng 50 mét, do sư đoàn trưởng Yin-Pei chỉ đạo, cho một nhóm binh sĩ chiếm địa hình thuận lợi nhất, có bóng mát che khuất để tiến gần kẻ thù, 16 súng trường của nhóm Mengsao tấn công, lấy được tám mạng sống kẻ thù, thu giữ 7 khẩu súng trường bán tự động và súng lục. Đột nhiên phát hiện, có một kẻ thù từ bụi cây rậm gần chúng tôi, chạy vào hầm trú ẩn trong một gốc cổ thụ, thế là chúng tôi giết sạch, khi kéo xác ra ngoài hơn 100 người, mới biết thường dân, trên lương vẫn còn ba-lô đầy ấp đô-la, không sai chính họ là người Việt tị nạn".
Trước và sau chiến tranh ông Đặng Tiểu Bình thường chửi bới Việt Nam sợ ngớ ngẩn, toàn là những thằng khờ, một chư hầu mất dạy v.v... Thế nhưng khi tôi được báo cáo, số liệu sơ khởi tại chiến tranh Việt Nam bị tổn thất:
Tử trận: 26.000 người
Bị thương: 37.000 người
Quân dụng: 260
Xe tăng đã bị phá hủy: 282 chiếc
Các xe bị phá hủy: 490 chiếc
Mất các loại pháo: 670
Súng máy liên thanh mất: 3100.
Cho đến nay tôi không biết thêm chi tiết nào về cuộc chiến này!
Một đại đội khác vào làng phía Nam tìm được liên lạc lãnh đạo trung đội trinh sát và lãnh đạo đội hình, biết mọi chi tiết địa hình chung quanh làng. Lãnh đạo quyết định để lại một nhóm phòng bị nếu có đột biến bên phải. Cho đại pháo chụp xuống đầu quân đội Việt Nam, súng máy liên thanh từ trái tiến lên, tôi dẫn 3 nhóm đi đầu cùng với trung đội trưởng, thay thế vào chỗ phòng ngự bằng ba đại đội (13, 10 và 3) để vượt sông. Tìm kiếm các vị trí pháo binh của đối phương, liền chạm mặt chiến trường, cách bản làng 50 mét, do sư đoàn trưởng Yin-Pei chỉ đạo, cho một nhóm binh sĩ chiếm địa hình thuận lợi nhất, có bóng mát che khuất để tiến gần kẻ thù, 16 súng trường của nhóm Mengsao tấn công, lấy được tám mạng sống kẻ thù, thu giữ 7 khẩu súng trường bán tự động và súng lục. Đột nhiên phát hiện, có một kẻ thù từ bụi cây rậm gần chúng tôi, chạy vào hầm trú ẩn trong một gốc cổ thụ, thế là chúng tôi giết sạch, khi kéo xác ra ngoài hơn 100 người, mới biết thường dân, trên lương vẫn còn ba-lô đầy ấp đô-la, không sai chính họ là người Việt tị nạn".
Trước và sau chiến tranh ông Đặng Tiểu Bình thường chửi bới Việt Nam sợ ngớ ngẩn, toàn là những thằng khờ, một chư hầu mất dạy v.v... Thế nhưng khi tôi được báo cáo, số liệu sơ khởi tại chiến tranh Việt Nam bị tổn thất:
Tử trận: 26.000 người
Bị thương: 37.000 người
Quân dụng: 260
Xe tăng đã bị phá hủy: 282 chiếc
Các xe bị phá hủy: 490 chiếc
Mất các loại pháo: 670
Súng máy liên thanh mất: 3100.
Cho đến nay tôi không biết thêm chi tiết nào về cuộc chiến này!
Ngựa thồ 4 ngày chưa tải hết tài sản
của người Việt gốc Hoa.
Nguồn: Trương Hoán Tùng
Anh Hứa Bông Linh cho biết tiếp:
─ Trong khi ấy có một bí ẩn khác, họ loan tin chuyển 300.000 người Việt tị nạn đến làng Maguan Vân Nam Trung Quốc, tôi khả nghi một chút khác thường đối với thế giới tị nạn, tuy rằng biết mà cố im lặng, bởi số người trên không phải đến từ thung lũng khu vực vùng núi cao 91, chẳng qua đây là tráo trở trừ hậu chiến tranh.
Một tráo trở khác, Trung Quốc khởi động chiến tranh, tạo Đông Dương nóng, lấy Việt Nam làm thí điểm, trước đó một năm Trung Quốc tổ chức kiên cố xây "thành lũy thép" biên giới, ngoài ra Trung Quốc còn thành lập thêm các binh đoàn Pắc Bó. Cùng với các lực lượng chủ lực dân-quân gồm người thiểu số địa phương, tổng số lực lượng phòng thủ biên giới Việt-Hoa lên tới 600.000 người. Ðồng thời, họ cũng duyệt xét lại chiến lược và chiến thuật phòng thủ, chia Ðông Dương thành những mặt trận, như mặt trận A dọc theo biên giới Việt-Hoa, mặt trận B dọc duyên hải Bắc-Việt, mặt trận L ở Lào, và mặt trận K từ Căm Pu Chia tiến qua hướng Cao nguyên Việt Nam.
Theo báo cáo Trung Quốc, ấn định chiến tranh từ tháng 4/1978 đến tháng 6/1979, tại miệng tỉnh Vân Nam, khu tự trị Choang Quảng Tây, Bằng Tường và dòng người tị nạn Đông Hưng cảng Việt Nam sẽ là nội lực ứng chiến. Nhưng không biết lý do nào ngày 17/02/1979 cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba đến sơm hơn dự định kế hoạch chiến tranh.
Phó Như Bá nói thêm :
─ Các bạn biết không, có một báo cáo khác của chính phủ Trung Quốc về người tị nạn:
Năm 1977-1987 tất cả người tị nạn Châu Á cư trú tại Trung Quốc, tổng số 26.500.000 người, phân bố ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến, Giang Tây, sáu tỉnh (khu vực) và 196 đơn vị giải quyết, người tị nạn gồm co sắc tộc Karen, Shan đến từ Miến Điện, Hồi, Ân, Bắc Hàn v.v... Đông Dương có Căm Pu Chia, Lào và riêng người Việt chiếm 70% tị nạn.
Theo thông lệ UNHCR, người tị nạn nói chung được đặt trong trại tị nạn chuyên dụng và theo quy ước UNHCR, những người tị nạn được phép xin tị nạn ở các quốc gia thứ ba, mà họ có ước định đến. Thế nhưng chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách riêng ngược lại quy ước UNHCR, không cho người tị nạn định cư theo quy ước quốc gia thứ ba, và không đưa người tị nạn hội nhập xã hội.
Trung Quốc viện dẫn, "Người Đông Dương gốc Hoa hồi tịch, với tư cách tị nạn tạm cư trú tại biên giới của đất nước họ, hợp với điều kiện khí hậu, địa lý, ngôn ngữ, phong tục và tính nguyên gốc của công việc có liên quan". Thực chất Trung Quốc áp đặt người tị nạn phải sống theo sắp xếp của chế độ CSTQ.
Nói khác hơn, hầu hết người Việt tị nạn sống tại các làng của nhà nước CS Trung Quốc đã ấn định, đem thân làm cày trên bưng ruộng bậc thang. Lâm nghiệp cạo mủ Cao su, trồng cây Bạch đàn, Bồ đế v.v... Ngư nghiệp nuôi trồng thủy sản tại các hồ nước cao nguyên. Tất cả mọi người ở đây sống theo biên chế hội nhập nô lệ .
Hứa Bông Linh nói tiếp:
─ Nói và hành động của CS Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với người có lương tâm, chính quyền Trung Quốc đứng trước UNHCR tuyên bố: "người Việt gốc Hoa trở về nguồn dân tộc, văn hoá, gia tộc và Trung Quốc đã ít nhiều liên kết". Thế nhưng, người Việt tị nạn chưa bao giờ được hưởng quyền tị nạn, chưa nói đến quyền của một công dân Trung Quốc. Cuộc đời của chúng ta bị đảng CSVN bài Hoa, rồi đến đảng CSTQ từ chối gốc tịch Hoa!
Do đó đại đa số người Việt tị nạn hay có máu Hoa không có ý định chọn lựa đời sống mãi trên đất Trung Quốc, tất cả là nạn nhân của hai đảng CS, đang sống biệt lập về ý thức dân tộc từ lúc làm thân tị nạn (1979-1987). Cộng đồng người Việt tị nạn không thừa nhận "mô hình nhân đạo" theo kiểu Trung Quốc, nói đứng hơn là chúng ta đang sống dưới một chế đệ phong kiến theo kiểu Khổng Tử Trung Quốc, không riêng gì chúng ta, ngay cả người dân Trung Quốc cũng làm nô lệ đời đời cho đảng CSTQ.
Nhìn chung, năm 1979 làn sóng nguời Việt gốc Hoa đến Trung Quốc, được chính phủ Trung Quốc công nhận "tị nạn", hầu hết người Việt tị nạn sống ở Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu, trong các ngôi làng biên giới và các trang trại. Cho đến nay danh tính của người Việt tị nạn chưa được giải quyết, người Việt tị nạn sống theo hai hình thức tập trung và phân cấp theo địa lý đặc biệt. Nào ai biết khi làn sóng lớn bài Hoa, buộc phải rời khỏi Việt Nam đến tỉnh Vân Nam vào năm 1977 ... Tính cho đến nay (1987) tỉnh Vân Nam nhận tổng cộng 6.410.000 người tị nạn Châu Á, và người tị nạn Đông Dương đến Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Châu hơn 4,5 triệu người, họ sống theo 9 khu vực biên giới của 15 quận và 24 nông trường.
Tôi không ngờ những người Hoa đỏ, thẳng thắn luận về chế độ Trung Quốc, dù ngồi nghe mãi vẫn có cảm giác thú vị, không chán. Để ý thấy hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá hút thuốc rê cuốn bằng tay, hút liên miên vừa bỏ xuống điếu thuốc này, tức thì tay se điếu khác, anh Hứa Bông Linh vỗ vai anh Phó Như Bá nói:
─ Thời gian qua mau đã xế chiều, chúng mình về để anh, chị, em họ nói chuyện riêng, nào Bá về nhà tao?
Tôi vội đứng lên và nói:
─ Quý anh chờ em một chặp rồi hãy về.
Tôi chạy vào nhà trong lấy hai cây thuốc lá 555, tặng quà cho hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá, anh Linh cũng không ngờ trước chuyện tặng quà đột ngột nói:
─ Đa tạ chú em, ở rừng mà hút được ba con số 5 quả nhiên là tiên hạ giới.
Anh Phó Như Bá cười nói:
─ Anh Linh, "hạ giới" là tiếng "lóng" bỏ làng đi sống nơi khác, chẳng nhẻ anh cũng có ý này à? Trước khi bỏ làng phải có thẻ nhận diện ID, sau đó có tiền và phương tiện sống, nếu hạ giới khơi khơi, trước sau gì cũng phải về lại làng và tiếp tục sống ở cõi thiên đường này thôi! chuyện này không nói anh cũng phải biết, xin anh đừng giỡn bóng "hạ giới".
─ Thế thì, mày nghĩ sao cũng được, tao đếch cần cái làng này, sao mày có muốn hạ giới với tao không? Tất cả anh, chị, em hãy chuẩn bị hạ giới nhé?
Tất cả mọi người đồng ồ lên cười, anh La Minh đáp:
─ Thưa quý anh, chúng em cũng muốn hạ giới lắm, nhưng mà không có phương tiện, nếu hạ giới ẩu, hóa ra mình tự vào tù sẽ bị cô lập trong rừng sâu hoang vắng, nếu anh Linh thấy nơi nào hạ giới tốt thì đừng quên chúng em nhé?
─ Đương nhiên, được rồi đến đó sẽ hay, thôi chúng tôi về, một lần nữa cảm ơn chú em tặng quà phì phà rất có ý nghĩa. Chú em nhớ lần sau gặp lại hai cây thuốc đó nhé? Nếu không có thì chúng tôi đuổi chú em ra khỏi làng.
─ Dạ, em vâng lời quý anh ạ.
Cả hai anh Hứa Bông Linh và Phó Như Bá đã kiếu từ, còn lại không gian của anh, chị, em chúng tôi, lúc này tôi mở ra một ba-lô và nói:
─ Thưa quý anh, chị mỗi người đều có một phần quà, quà này không phải của Tâm mà chính của gia đình quý anh, chị gửi đến, trước đây ròng rã hai năm, Tâm phải bắt lại liên lạc với gia đình của quý anh chi ở bên nhà mới có kết quả hôm nay, xin quý anh chị tự nhiên tiếp nhận phần của mình theo tên họ trên bao quà.
Mỗi người nhận quà rất vui và nô nức mở ra từng bao quà một, trên khuôn mặt của anh, chị, em bỗng hồng hào hẳn ra, giống như một thời, chúng tôi đã từng đi tặng quà cho các em tại những Cô Nhi Viện Sài Gòn vào dịp Tết. Còn bây giờ quý anh, chị, em chỉ biết khóc không biết cười, tôi cũng khóc theo vì trong những thư ấy có ít nhiều nói về những kỹ niệm thời thơ ấu của chúng tôi.
Sau tám năm bạn tôi sống chết trong rừng sâu, giá lạnh và khổ hơn người bị lưu đày, nay gặp lại bạn, nhận được thư nhà, đem lại cho anh, chị, em hồi sinh mới, mỗi người nhận được trên hai mươi lá thư và một bao thư tiền, có chị bảo:
─ Số tiền này "hạ giới" đi tìm thế giới tự do được rồi.
Có anh nói:
─ Độc thân thì được, nếu gia đình đông người không được.
Linh Ái đề nghị:
─ Số tiền này, tập trung vào một người, nhờ anh Vinh Cút kít quản lý, và cử ai có khả năng sinh lợi "hạ giới" trước, một người đi để cứu nhiều người, tôi đề nghị chị Trang đi trước vì chị là Bác sĩ có khả năng sinh lợi, người thứ hai là anh Minh vì anh là họa sĩ thành danh tại Hong Kong, ai có ý kiến gì không?
Vinh đáp:
─ Ý kiến của Ái rất hay chúng ta quyết định như vậy đi.
Tất cả đồng ý và chị Trang hỏi tôi:
─ Tâm là người ngoài làng, biết cách chạy có thẻ ID, như vậy trước hết mọi người phải có thẻ ID và chọn nơi nào để sinh lợi, cũng là nơi liên lạc trong và ngoài làng, xin Tâm có ý kiến trước khi tập thể lấy quyết định.
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói liều mình:
─ Thưa chị Trang, em sẽ vận động cho mọi người có thẻ ID, nhưng có điều kiện không được cho bất cứ ai biết, kể cả thân nhân của mình và đây là địa chỉ liên lạc trực tiếp Côn Minh với Paris, chị Trang đến Côn Minh trước, tiếp theo anh La Minh đi Hong Kong, kế đó là Mỹ Châu nguyên là Y tá có khả năng làm việc với chị Trang, theo Tâm biết trên đất Trung Quốc đang thiếu Bác sĩ và Y tá. Quý anh chị suy nghĩ thế nào?
Tất cả đưa tay lên đồng ý đề nghị của tôi, riêng về tâm trạng của tôi, miệng đã thành lời hứa, khó từ chối, tuy biết khó làm mà vẫn phải liều mạng. Hiện thời anh, chị, em cũng không hiểu lý do nào tôi có thẻ nhận diện ID và đến được làng với trên lưng trách nhiệm, nào là thư và tiền không bị mất cắp.
Tất cả trở lại cười vui sau cơn khóc lóc, mọi người đồng lạc quan khi nghe sẽ có thẻ ID, người Việt tị nạn có thẻ nhân diện ID xem như cơ may đã đến và hy vọng "hạ giới" an toàn cho sự sống trở lại, đi ra từ cửa chết.
Đến đây ai cũng hy vọng và lạc quang tiếp tục sống, anh Vinh nói:
─ Thôi, đêm đã khuya chúng ta đi ngủ, chúc cho nhau người người nằm mơ thấy thẻ nhân diện ID trên tay.
Mỗi người một cái mền "biên giới", trùm kín mít, nằm trên những tấm phên tre thưa, tôi thấy anh, chị, em ấy ngủ bình an.
Huỳnh Tâm
* Tiếp theo bài viết trước (Bốn ngày đêm biên giới Trung Quốc-Việt Nam)
“...đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ...”
Sáng nay chúng tôi đến nhà anh Linh, kiểm tra lại mọi vật cần thiết cho hành trình dài ngày, nào là vải nilông để làm lều ngủ bên đường, áo tơi, mền biên giới may hai đầu không có lớp nilông (sacs de couchage), chuẩn bị phần lương thực khô cho sáu ngày đi đường, đem theo phụ tùng cần thiết phòng bị nhỡ khi xe đạp hư dọc đường, vài loại thuốc Tây thông dụng, và đem theo 10 gói than hoá học của Nhật-bản để chống mưa gió, bảo rét có khả năng sưởi ấm toàn thân, tất cả mọi thứ cho vào balô.
Đúng 7 giờ 30 phút, chúng tôi ra khỏi đầu làng, đi xuống hướng Nam được một khoảng đường vào chiến lũy thứ nhất do dân quân địa phương phòng vệ, anh Linh cho biết:
─ Tuy ngày nay Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không có mặt tại chiến lũy này, nhưng đến khi hữu sự nó trở thành nơi đặt bản doanh chiến tranh. Trong quân sự lấy điểm cao nhất làm chiến lược, hệ thống giao thông hào làm phòng thủ và chiến hào điểm tựa lưng tấn công vị trí địch. Ngày 17/02/1979 tất cả bộ não chiến tranh đặt tại chiến luỹ thứ nhất, chạy từ Đông qua Tây, do 27 tướng lãnh Trung Quốc tham chiến. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng chiến lũy này, mới thấy chiếnlựợccủa Trung Quốc hôm nay đã chuẩn bị cho tương lai, hãy nhớ chiến lũy này trước ngày 17/02/1979 là lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta đang đứngtrên độ cao 2.800m, một gốc nhìn thông thênh tứ phía, về hướng Đông thấy toàn cảnh Cao Bằng rất gần, xa xa thì thấy Lạng Sơn, còn Quảng Ninh chỉ thấy lờ mờ, xoay qua hướng Tây thấy Hà Giang trước mặt. Lào Cai trong tấm mắt, Lai Châu hầu như ẩn trong sương mù.
Anh Linh nói tiếp:
─ Chúng ta đang đi trên chiến lũy thứ nhất có nhiều nghi đoạn phải tránh, tuy là dân quân địa phương phụ trách biên phòng, nhưng do một tên tướng về hưu trí bí mật lãnh đạo, ngoài ra còn có một đơn vị chủ lực phản công nếu có biến động. Chiến lũy này có bốn đoạn, như đoạn đất là nơi mồ lạng (lính chết không thấy thi thể), đoạn xuyên núi nơi đặt bản doanh chỉ huy, đoạn suối thường có bẫy mìn, và nhiều đoạn đường trải xi-măng đi xuyên qua các quận huyện, chúng ta ngủ trên những đoạn đường này rất an toàn.
Anh Linh nói tiếp:
─ Chú em hãy nhìn đằng xa trên núi cao có những đường trắng quằn quèo đó là chiến lũy thứ hai, nơi đó Bộ Tư lệnh Quân khu Vân Nam đang trấn ngự, dân quân biên phòng địa phương không được ăn cổ phần ở đây và chúng ta càng không có lý do nào bén mảng đến gần nơi đó.
Còn chiến lũy thứ ba khuất bên kia rặng núi do Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Tây điều động, chỉ huychiến trường, dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời một Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia,Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc, tập hợp thành Bộ Tham Mưu chiến tranh để bành trướng xuống hướng Nam Việt Nam.
Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Nam
do quân đội chủ lực Trung Quốc đang trấn ngự.
Nguồn ảnh: NBL
─ Thưa anh Linh, thế thì bọn bành trướng Bắc Kinh trong 10 năm qua, đã xua quân đến 3 lần chiến tranh với Việt Nam.
• Lần thứ nhất năm 1974. Trung Quốc đã đặt vấn đề chia cắt biên giới phía Bắc với đảng CSVN nhưng không như ý nguyện, sau đó có một mật ước giữa hai đảng CSVN-TQ. Trung Quốc thừa cơ hội mật ước chọn chiến trường Hoàng Sa. Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốcliền mở cuộc thăm dò quân sự và chuẩn bị hải chiến. Trung Quốc tiến vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Công Hòa, vào ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974. Một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc tạiHoàng Sa diễn ra khốc liệt, Việt Nam Công Hòaquyết sống chết bảo vệ phần lãnh hải của Tổ quốc,cuối cùng Hải quân Việt Nam Công Hòa bị thất thủ, quần đảoHoàng Sa rơi vài tay quân xâm lăng Trung Quốc, trong thời điểm này người dân hai miền Nam Bắc Việt Nam đồng chú ý cuộc chiến tranh Hoàng Sa và tự hỏi. Lý do nào đảng CSVN không lên tiến phản ứng Trung Quốc về Hoàng Sa... ?
Đôi mắt của tôi hướng ra biển Đông hỏi tiếp:
─ Thưa anh Linh và anh Bá, nguyên hai anh một là Đại úy, một là Trung úy, thành viên quân sự cấp chỉ huy của MTGPMN có suy nghĩ gì về Hải chiến Hoàng Sa?
─ Thực ra, lúc ấy mình đang ở trong bưng biền của MTGPMN nơi ấy chỉ biết thi hành mệnh lệnh cấp trên không được hỏi, và không ai được nói điều gì ngoài nhiệm vụ của mình, nếu có biết thì phải câm như miệng hến, nếu có chết thì đem theo xuống mồ! CS là vậy đó.
Mãi đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 chúng tôi mới biết trận Hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Đương nhiên mỗi người trong chúng tôi có nhiều suy nghĩ khác nhau, riêng tôi: "Đây là cuộc trao đổi của kẻ háo quyền, sống vì ích kỷ cá nhân mà hại cả một dân tộc, lý do đảng CSVN tiếp nhận vũ khí và cố vấn của Trung Quốc, rồi ngày nay đảng CSVN phải trao tặng lãnh thổ cho Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN tùy ý hành động, xem đất nước này là của riêng CSVN, cho nên họ đứng trên đầu dân tộc Việt Nam.
Bởi thế chuyện dưới ánh sáng mặt trời thì đảng CSVN không bao giờ thực hiện được, trái lại chuyện càng tối đen chừng nào đảng CSVN thừa sức thành công và còn thực hiện tuyệt vời hơn ngoài sự tưởng tượng của loài người, như buôn lậu thuốc phiện ma túy, cướp của giết người, tráo trở lật lọng với dân, bưng bít, thông tin một chiều với thế giới, vu cáo người yêu nước, bạo lực khủng bố, bắt cóc tống tiền, hay vụ CCRĐ, NVGP, CTCTN và sự kiện biên giới hoàn toàn bí mật.
Anh Phó Như Bá biểm môi nói tiếp:
─ Hồ Chí Minh là một chuyên gia đổi trắng thay đen lịch sử rất lỗi lạc, cuộc đời của ông rất lố bịch, tự viết cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch", viết vào năm 1948, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và chôm tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" trong đó có trăm bài thơ ca ngợi Trung Hoa.Sau đó ông chưa hài lòng, tự viết cho mình "Vừa đi đường vừa kể chuyện"viết vào đầu năm1961, dưới bút hiệu T. Lan, Nxb Sự thật 1961. [1]
Làm người phải biết liêm sĩ, những chuyện ấy tôi làm không được, đừng nói chi việc làm của đảng CSVN, tôi càng không chấp nhận, dù mất một phân-ly đất cũng không trao phần lãnh thỗ nhỏ này cho Trung Quốc, tuy rằng tôi là người Hoa thà chết không đồng tình với đảng CSVN, hôm nay chúng nó bán được quốc gia này, ngày mai chúng nó cũng bán được thân tôi".
Tôi nghiêm nghị nói:
─ Chúng ta và cả dân tộc Việt Nam bị đảng CSVN rao bán qua các buổi chợ, bằng nhiều hình thức khác nhau, đảng CSVN bán cả gói (người lẫn đất) cho Trung Quốc vào ngày 17/02/1979, bởi thế hôm nay chúng ta gặp nhau tại đỉnh núi cao số 132 trên lãnh thổ Trung Quốc.
Tất cả đồng bùi ngùi, anh Hứa Bông Linh nói:
─ Phần tôi lúc ấy thường về thành (Chợ Lớn) có nghe chuyện Hải chiến Hoàng Sa, giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc, mấy ngày sau tin Hoàng Sa thất thủ lòng tôi xao xuyến. Tự hỏi, dù lúc ấy Việt Nam đã chia thành hai chiến truyến nhưng chuyện chung vì Tổ quốc phải bảo vệ lãnh thổ. Đằng này bọn Hà Nội không gióng lên được một tiếng nói to nhỏ nào. Người điên cách mấy cũng thừa biết đảngCSVN đồng ý bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy vũ khí và yên ổn biên giới phía Bắc, trong lúc ấy họ cũng đang chuẩn bị lực lượng xua quân Bắc vào Nam, tăng cường cho MTGPMN, nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đã sớm biết và nhận diện được bộ mặt thực của đảng CSVN. Những bài học lịch sử Việt Nam có ghi, một khi lệ thuộc vào Trung Quốc cả hai mặt quân sự và chính trị, thì nhất định bị mất lãnh thổ, tiếp theo làm kiếp chư hầu.
Ngày nay người ta thường nói về (vết dầu loang) nhưng mấy ai biết lịch sử cổ điển của Trung Quốc về cái (chiếc chiếu loang) của đảng CS Trung Quốc đang áp dụng, hiện thời rất thành công tại Việt Nam. Thử hỏi mai này Sài Gòn, Hà Nội bị đô hộ qua nhiều hình thức khác nhau, như kinh tế, tài chính và môi trường v.v... khi đã bị trị rồi, dù có một tiếng đánh dấm của thằng Hoa kiều, tức thì đảng CSVN răm rắp cúi đầu ngửi mùi thơm thúi đó. Chưa nói đến toàn đảng CS Trung Quốc, thế thì dân tộc Việt Nam ta sẽ không sống được với chúng nó!
Quả nhiên anh Hứa Bông Linh nguyên là Hoa đỏ, am tường xương tủy đảng CS Trung Quốc, anh nói không sai. Tôi nói tiếp về chiến tranh lần thứ hai:
─ Thưa quý anh, thử tìm nguyên do nào có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 17 tháng 02 năm 1979. Trung Quốc xua quântràn vào chiếm thủ phủ 6 tỉnh phiá Bắc của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Anh Phó Như Bá đáp:
─ Chúng ta chỉ đưa ra một câu chuyệndân giang để dễ hiểu hơn: Việt Nam ở gần nhà Trung Quốc thì đừng chớ vay mượn một thứ gì của họ, nhất là đừng dựa lưng vào họ, như văn hóa, kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự và càng không nên ăn Tết trùng ngày với họ.
Không khác nào những đề cặp vừa rồi tự nguyện đưa đầu vào (tiệm cầm đồ). Nhớ rằng người Trung Quốc chuyên về nghề cầm đồ, khi con người biết trao đổi đồ vật. Nay đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ. Sau khi CSVN quá ngày hẹn không trả vốn lẫn lời, đương nhiên đảng CSTQ đến nhà xiết nợ, vốn tiệm cầm đồ tham lam, bao nhiêu nợ cũng chưa đủ, biển Đông, biên giới cũng là một cách xiết nợ, và Trung Quốc sẽ còn làm khó Việt Nam dài dài!
Anh Phó Như Bá đứng đờ người ra, thở dài. Anh Hứa Bông Linh nói:
─ Việt Nam chúng ta có 46 điểm chiến lược, núi cao trên 3.700m đã bị mất ngày 17/02/1979. Đến ngày 20/02/1979, có 9 Quân đoàn Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ 40 km, từ núi cao xuống đồng bằng và làm chủ 6 tỉnh của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Việt Nam hay Trung Quốc chiếm được những địa hình chiến lược
núi cao 4.200m, sẽ làm chủ nhân ông của 6 tỉnh biên giới,
như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL
Anh Linh và anh Bá trình bày như người trong cuộc chiến, riêng tôi ngẩn ngơ trước sự kiện chiến tranh biên giới, tôi hỏi:
─ Thế thì từ đâu và tại sao lại có cuộc chiến quyết tử, lần thứ ba vào năm 1984, cho đến ngày nay (1987) vẫn còn tiếp diễn ở những cao điểm chiến lũy thứ 3, như cao điểm 124, 544, 128, 162, 116 v.v...
Anh Hứa Bông Linh đáp:
─ Sau khi Trung Quốc bỏ đồng bằng và 6 tỉnh lỵ, rút quân tập kết tại những vị trí chiến lược giao thông hào 3, đứng về chiến thuật xem như chiếm được 3 tỉnh phía Tây trên đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Và 6 địa hình phiá Đông với tầm cở chiến lược vô tận cũng đồng loạt vào tay Trung Quốc, trên thực thế Việt Nam chưa hoàn toàn mất nước, nhưng nhà quân sự thì có cách nhìn tương lai hơn, cho nên lực lượng quân sự Trung Quốc trấn giữ giao thông hào thứ 3 làm biên giới tiền tuyến, và có đến 26 tướng lãnh tham chiếm vào ngày 17/02/1979 dưới sự động binh của Đặng Tiểu Bình.
Sáu (6) địa hình chiến lược núi cao, gồm có núi Ban Đoan Nam Tắc (415) 1.200m,
núi Ban Đoan Nam Tắc hai 1.500m, núi Vô Danh 1.900m,
núi Khấu Đức Sơn (512) 3.300m, núi Thiệu Khà Sơn 500m,
kiểm soát được phía Đông như Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL
Và 6 địa hình núi cao hướng ra biển Đông, như 146 độ cao 4.780m,
147 độ cao 4.500m, -3, 255, 211, 227.
Ngày nay đã vào tay Trung Quốc, đang kiểm soát cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trở thành người tàn phế,
liệt tứ chi, toàn thân bất toại. Nguồn ảnh: NBL
─ Thưa anh Linh và anh Bá, bằng cách nào quý anh nắm vững được chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc?
Anh Linh đáp:
─ Đã là một quân nhân như chúng tôi, dù ít hay nhiều cũng phải quang tâm đến qui luật chiến tranh, một phần chính nhờ làng tị nạn tọa lạc trên núi cao mới được dịp theo dõi cuộc chiến, và nghe radio mỗi ngày, chúng tôi còn bình luận chiến tranh đi trước thời sự, mà radio chỉ loan tin theo nửa lưỡi, phần còn lại bí mật quân sự, đối với chúng tôi thì không có những gì là bí mật cả
─ Thưa anh Linh và anh Bá, có thể nào trình bày từng điểm, từng diễn biến một, cũng có thể trước ngày 17/02/1979 cho đến lúc này [1987]. Trung Quốc khởi động chiến tranh tại biên giới Việt Nam có bao nhiêu địa danh đã bị mất và bao nhiêu chiến trận, đội hình, phòng thủ, tấn công, đơn vị phòng ngự tại biên giới Việt Nam, quân giới,những danh tướng của Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, họa đồ chiến thuật quân đội Trung Quốc, điệp viên, tình báo của Việt Nam - Trung Quốc v.v...
Những lý cớ nào quân Trung Quốc tiến quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam đến 40 km và làm chủ tình hình 6 tỉnh thành phố Việt Nam, sau đó Trung Quốc lui binh thay vì lập phòng tuyến để phòng ngự. Theo nhận định của quý anh, sau cuộc chiến này Trung Quốc có ép được Việt Nam sống chung với người Hán không?
Hiện giờ em chỉ hiểu khái quát về chiến tranh biên giới của hai đảng CSVN - TQ, có thể nói trong ưu tư của em mới mở đầu đề dẫn nhập chiến tranh biên giới. Nếu em không đi cùng quý anh trên chiến lũy hành lang số 1 này, thì hoàn toàn không hình dung được cuộc chiến có tính cách quyết định lịch sử của hai đảng CSVN - TQ.
Anh Hứa Bông Linh suy nghĩ một hồi lâu, nói:
─ Quả nhiên, chú em đặt vấn đề chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc, như một đầu đề tiếp nối lịch sử chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời đại này, chính đảng CSVN mời đảng CSTQ anh em khởi động trước chiến tranh, Trung Quốc chỉ chờ thời gian là điểm tiếng súng, thế là họ lấy quyết định chiến tranh ngày 17/02/1979. Trong khi ấy đảng CSVN mở cửa biên giới để quân bành trướng Bắc Kinh thong dong xua quân vào Việt Nam như chốn đồng hoang, đương nhiên đảng CSVN trên tay cầm thẻ giả thua trận.
Hôm nào thư thả, chúng ta sẽ luận bàn tiếp về cuộc chiến tranh bỉ ổi này, bay giờ chúng ta tìm một chỗ dừng lại dùng cơm buổi trưa.
Tôi đã nghe anh Linh và anh Bá trình bày rất nhiều về cuộc chiến trước mặt, hình dung thấy được đạn pháo của Trung Quốc đang rơi trên đầu quê hương mình. Chiến tranh dữ dội ở bên kia chiến lũy thứ 3 trong lãnh thổ Việt Nam không ngơi tiếng vang dội của súng liên thanh, đạn pháo, tôi tưởng chừng mọi thảm khốc đang diễn ra, cướp mất thân thể của người đồng sinh đất Việt, hy vọng chiến tranh dừng lại ở thời điểm này, cảnh thảm khốc không còn tiếp tục.
Hiện chúng tôi đang trên hành trình xuyên qua biên giới Đông - Tây vòng chiến lũy 1, nơi nguy hiểm không thể khẳng định an toàn cho bất cứ ai, bởi trên đầu lơ lửng lựu đạn cài cành cây, dưới mặt đất bẫy mìn. Nơi đâu cũng có hầm chông, đạn pháo cày đồng bằng thành hố sâu, núi cao đạn pháo gọt trọc đầu rừng nguyên sinh!
Riêng tôi cần phải biết nhiều hơn tại miền ải địa đầuTổ quốc, bởi biên giới là giáp ranh chiến lược, nơi thường sôi bỏng dễ đưa đến chiến tranh, khói lửa điêu tàn đến từ đó và một khi vận nước suy vong, lân bang thừa cơ chiếm biên giới trước nhất v.v...
Chúng tôi đi vào một đoạn chiến lũy đầy chướng khí của tử thi,
trên đầu lúc nào cũng có những chùm lựu đạn, cài trên cành cây,
sẵn sàng nổ khi người vấp phải bẫy mìn. ảnh: NBL
Quân đội Trung Quốc lập chiến hào theo mẫu Ách-chuồn
tại núi cao thuộc điểm (D) trong lãnh thổ của Việt Nam,
nay thuộc biên giới Trung Quốc. Nguồn ảnh: NBL
Huỳnh Tâm
Paris11/02/2012
Tham khảo:Paris11/02/2012
[1] Vừa đi đường vừa kể chuyện: Ai là tác giả? (Vũ Thế Phan)
“...Vài nén hương lòng nghiêng mình tưởng nhớ lãnh thổ quê hương Việt Nam bị mất, người vô danh khuất mặt trong trận chiến Đông Dương lần thứ 3 vào ngày 17/2/1979..."
Vài nén hương lòng nghiêng mình tưởng nhớ lãnh thổ quê hương Việt Nam bị mất, người vô danh khuất mặt trong trận chiến Đông Dương lần thứ 3 vào ngày 17/2/1979. Tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, cách đây 33 năm về trước (17/02/1979 ─ 17/02/2012)
Hành lang chiến lũy số 1, chia ra thành hai phần, phần giao thông hào chiều ngan 0,8m đôi khi từ 2m đến 4m và sâu từ 2m đến 1m, nơi nào rộng rãi thường là ban chỉ huy cấp Lữ đoàn hay Đại đội và nơi đặt pháo đội. Phần mặt lối đi hai chiều có nơi rộng 1,5m hay 1m, nếu đi xe đạp trên con đường gồ ghề này, tất nhiên rất khó đi. Chúng tôi gặp một con suối cũng là nơi tiếp nối vào chiếnluỹ, muốn đi qua suối phải vácxe đạp lên vai. lãnh thổ Viêjt Nam
Được biết gần đây có một ngôi làng người Việt tị nạn tên gọi Làng Suối Nam thuộc huyện biên giới Nam Khoa Vân Nam. Tôi vui mừng, hy vọng vào làng thăm bạn Đào xích lô đang cư ngụ nơi rừng sâu heo hút. Chúng tôi vừa qua khoải Suối Nam, chạm mặt một tiểu đoàn tuần tiễu biên phòng cưỡi ngựa từ xa đi đến, thế là chuẩn bị đối phó với địch, có thể việc bất trắc đến với tôi nhiều hơn là hai anh Linh và Bá, tôi đang ngồi sau lưng xe đạp của anh Linh nói:
─ Thưa hai anh nhất trí một ý, để Tâm trình thẻ nhận diện ID, và thuê hai anh hướng dẫn đường gần nhất đến làng Suối Nam thăm người nhà, hiện giờ không nên sử dụng được giấy tị nạn của anh Minh, vì chúng ta vô tình lọt vào đoạn chiến lũy cấm dân sự vào.... nói chưa hết lời.
Chiến lũy vòng 1 xuyên qua Làng Suối Nam
Đội kỵ binh Trung Quốc, phi đến quá nhanh, đội hình trước mặt chào chúng tôi bằng quân lệnh tiếng súng lên nòng đạn, bao vây một vòng rào rộng. Chúng tôi tư thế tự nhiên không hề sợ hải, viên chỉ hy kỵ binh Trung Quốc nói tiếng quan thoại:
─ Tụi mày, bỏ balô xuống đất, và nằm úp mặt xuống đất để khám xét.
Chúng tôi đồng làm theo lời của viên chỉ huy kỵ binh, không phản ứng cũng không một lời đáp. Trước tiên đội kỵ binh chia ra hai nhóm, nhóm đầu lấy một chân đạp vào lưng và kê súng liên thanh vào đầu chúng tôi, nhóm hai dùng tay rà tìm vật khả nghi từ sau lưng đến trước ngực, đặc biệt họ đụng vào baothan hoá học Nhật-bản ngan hông của tôi, tức thì họ rút tay lại lập tức, họ chưa kiệp phản ứng, anh Linh liền nói:
─ Thưa quý anh, vật trong người của bạn trẻ đang dùng là để chống rét rừng, nó có khả năng sưởi ấm toàn thân cho cả ngày, chứ không phải chất nổ v.v... hiện trong balô của bạn trẻ còn 9 bao than như vậy.
Viên chỉ huy bảo anh Linh:
─ Đứng lên đổ hết đồ vật trong balô ra.
─ Vâng.
Anh Linh lấy balô của tôi chúi đầu miệng xuống, tất cả đồ vật đều rơi xuống đất có cả 9 bao than Nhật-bản, anh liền xé ra rồi vò ba-bốn lần, nhét vào hông. Trước khi đi tôi có hướng dẫn và giải thích cách dùng cho nên anh Linh và Bá biết cách dùng, tuy nhiên hai anh chưa đến lúc phải dùng đến nó vì hai anh đã quen khí hậu sống trong rừng. Tiếp theo anh Linh cũng mở miệng hai balô còn lại, đổ tốc xuống để kiểm tra, không thấy gì khả nghi. Viên chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi đứng lên:
─ Tụi mày cho xem thẻ tùy thân.
Tôi trình trước thẻ nhận diện ID cho viên kỵ binh, tiếp theo anh Linh và anh Bá trình giấy tị nạn, viên chủ huy nói tiếp:
─ Thế thì chúng mày đã quen biết trước à?
Anh Bá đáp:
─ Hai anh em chúng tội được người bạn trẻ này thuê chở đến làng Suối Nam tìm người nhà, điều kiện thời gian đi và về hai ngày đường, thay vì đi đường thị trấn phải mất bốn ngày, chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường nào ngắn nhất, thế là chọn con đường này mà đi.
Viên chỉ huy hỏi tiếp:
─ Nếu không quyen biết trước thì làm cách nào biết sử dụng bao sưởi ấm này?
─ Chúng tôi cũng mới biết đây thôi, thấy người bạn trẻ dùng và làm như thế nào thì tôi bắt chước, nhái lại y như vậy, còn được người bạn trẻ cho biết tác dụng của bao than này.
Viên chỉ huy ngó tôi một hồi lâu rồi hỏi:
─ Những bao than này có độc không và mua ở đâu?
─ Thưa, tôi mua ở Côn Minh, tạp hóa nào cũng có bán, bao than này đương nhiên là không độc, trái lại nó còn làm cho mình không mất hơi nóng, dù ngoài trời rất rét, nhất là tiện lợi khi đi rừng gặp khí hậu như hôm nay.
Cuối cùng viên chỉ huy trả lại giấy tờ và thẻ nhận diện cho chúng tôi nói tiếp:
─ Chúng mày đi đường khác, không thể đi xuyên qua làng Suối Nam bằng lối này, đã cấm hơn năm ngày trước.
Anh Linh thở dài, xem như đã bí lối đi nói:
─ Thế là chúng tôi chả làm ăn được gì cả, trong chuyến chuyển hàng này, nếu quay đầu trở lại đi đường thị trấn thì thà về nhà sướng hơn!
Viên chỉ huy hỏi đồng đội:
─ Quý đồng chí có biết con đường nào khác để vào làng Suối Nam không ?
Một đồng đội đáp:
─ Con đường làng Cũ đi được nhưng rất nguy hiểm, khi qua khỏi làng Cũ có bảng chỉ dẫn lối đi Suối Nam, và lên hướng Tây chiến lũy.
Chúng tôi mừng thầm, tuy không thăm được Đào xích lô, cũng ít nhất có lối đi đến mục đích hướng Tây.
Chúng tôi và bọn Trung Quốc mã tà biên phòng chia tay, trong tôi phát hiện nửa buồn nửa vui, buồn không gặp được Đào xích lô, người bạn mà cả đời sống cho bạn, và trong sự buồn có cái vui khám phá giá trị của thẻ nhân diện ID. Từ đây không run sợ mỗi khi gặp an ninh Trung Quốc kiểm tra giấy tờ, nhất là tự do đi vào biên giới. Tôi càng tin tưởng hơn sẽ làm được thẻ nhận diện ID cho tất cả bạn bè đang trong những lao tù "lồng chim" biên giới, vui chưa hết thì phiền muộn khác nổi lên trong lòng, bởi biên giới nơi này là niềm kiêu dũng của tổ tiên Bách Việt tạo thành, nay trở thành miền đất của kẻ lạ Bắc Kinh. Mãnh đất của Tổ quốc do đảng CSVN quyết định phụ bạc từ ngày 17/02/1979. Kẻ đương quyềnbóp miền đất yết hầu ngạt thở, chết một cách tức tưởi, cách đây 8 năm trước (1979-1987).
Nghĩ rằng Việt Nam còn chế độ CS không khác nào một con bệnh khổng lồ, đất nước luôn đau ốm, dần dà mai sau cả dân tộc Việt Nam đi về cõi chết vì không ai tìm ra phương thuốc tự do dân chủ đa nguyên để trị liệu.
Trong tâm trí của tôi vừa đi qua động tình xót xa quê hương, cũng như trước mặt tôi muôn ngàn thực tại, nào là chạm trán cản trở, như kỵ binh biên phòng Trung Quốc, xác đạn súng liên thanh made in Chinađếm không thể nào hết trên lộ trình đã đi qua, hằng vạn ống đồng đạn đại pháotiêu hủy làng mạc của đồng bào cao nguyên Bắc phần Việt Nam, có ngôi làng xưa trên 1.000 năm bỗng chốc biến mất trong khói lửa, hằng vạn người thân thể biến dạng trần trụi, trên những khuôn mặt chỉ còn xương và gân hình thù quái dị, nhẹ nhất tàn tật không tay và không chân, đôi mắt mù, người đồng sinh với tôi lặng lẽ sống như thế đã trôi qua 8 năm (1979-1987).
─ Tụi mày, bỏ balô xuống đất, và nằm úp mặt xuống đất để khám xét.
Chúng tôi đồng làm theo lời của viên chỉ huy kỵ binh, không phản ứng cũng không một lời đáp. Trước tiên đội kỵ binh chia ra hai nhóm, nhóm đầu lấy một chân đạp vào lưng và kê súng liên thanh vào đầu chúng tôi, nhóm hai dùng tay rà tìm vật khả nghi từ sau lưng đến trước ngực, đặc biệt họ đụng vào baothan hoá học Nhật-bản ngan hông của tôi, tức thì họ rút tay lại lập tức, họ chưa kiệp phản ứng, anh Linh liền nói:
─ Thưa quý anh, vật trong người của bạn trẻ đang dùng là để chống rét rừng, nó có khả năng sưởi ấm toàn thân cho cả ngày, chứ không phải chất nổ v.v... hiện trong balô của bạn trẻ còn 9 bao than như vậy.
Viên chỉ huy bảo anh Linh:
─ Đứng lên đổ hết đồ vật trong balô ra.
─ Vâng.
Anh Linh lấy balô của tôi chúi đầu miệng xuống, tất cả đồ vật đều rơi xuống đất có cả 9 bao than Nhật-bản, anh liền xé ra rồi vò ba-bốn lần, nhét vào hông. Trước khi đi tôi có hướng dẫn và giải thích cách dùng cho nên anh Linh và Bá biết cách dùng, tuy nhiên hai anh chưa đến lúc phải dùng đến nó vì hai anh đã quen khí hậu sống trong rừng. Tiếp theo anh Linh cũng mở miệng hai balô còn lại, đổ tốc xuống để kiểm tra, không thấy gì khả nghi. Viên chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi đứng lên:
─ Tụi mày cho xem thẻ tùy thân.
Tôi trình trước thẻ nhận diện ID cho viên kỵ binh, tiếp theo anh Linh và anh Bá trình giấy tị nạn, viên chủ huy nói tiếp:
─ Thế thì chúng mày đã quen biết trước à?
Anh Bá đáp:
─ Hai anh em chúng tội được người bạn trẻ này thuê chở đến làng Suối Nam tìm người nhà, điều kiện thời gian đi và về hai ngày đường, thay vì đi đường thị trấn phải mất bốn ngày, chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường nào ngắn nhất, thế là chọn con đường này mà đi.
Viên chỉ huy hỏi tiếp:
─ Nếu không quyen biết trước thì làm cách nào biết sử dụng bao sưởi ấm này?
─ Chúng tôi cũng mới biết đây thôi, thấy người bạn trẻ dùng và làm như thế nào thì tôi bắt chước, nhái lại y như vậy, còn được người bạn trẻ cho biết tác dụng của bao than này.
Viên chỉ huy ngó tôi một hồi lâu rồi hỏi:
─ Những bao than này có độc không và mua ở đâu?
─ Thưa, tôi mua ở Côn Minh, tạp hóa nào cũng có bán, bao than này đương nhiên là không độc, trái lại nó còn làm cho mình không mất hơi nóng, dù ngoài trời rất rét, nhất là tiện lợi khi đi rừng gặp khí hậu như hôm nay.
Cuối cùng viên chỉ huy trả lại giấy tờ và thẻ nhận diện cho chúng tôi nói tiếp:
─ Chúng mày đi đường khác, không thể đi xuyên qua làng Suối Nam bằng lối này, đã cấm hơn năm ngày trước.
Anh Linh thở dài, xem như đã bí lối đi nói:
─ Thế là chúng tôi chả làm ăn được gì cả, trong chuyến chuyển hàng này, nếu quay đầu trở lại đi đường thị trấn thì thà về nhà sướng hơn!
Viên chỉ huy hỏi đồng đội:
─ Quý đồng chí có biết con đường nào khác để vào làng Suối Nam không ?
Một đồng đội đáp:
─ Con đường làng Cũ đi được nhưng rất nguy hiểm, khi qua khỏi làng Cũ có bảng chỉ dẫn lối đi Suối Nam, và lên hướng Tây chiến lũy.
Chúng tôi mừng thầm, tuy không thăm được Đào xích lô, cũng ít nhất có lối đi đến mục đích hướng Tây.
Chúng tôi và bọn Trung Quốc mã tà biên phòng chia tay, trong tôi phát hiện nửa buồn nửa vui, buồn không gặp được Đào xích lô, người bạn mà cả đời sống cho bạn, và trong sự buồn có cái vui khám phá giá trị của thẻ nhân diện ID. Từ đây không run sợ mỗi khi gặp an ninh Trung Quốc kiểm tra giấy tờ, nhất là tự do đi vào biên giới. Tôi càng tin tưởng hơn sẽ làm được thẻ nhận diện ID cho tất cả bạn bè đang trong những lao tù "lồng chim" biên giới, vui chưa hết thì phiền muộn khác nổi lên trong lòng, bởi biên giới nơi này là niềm kiêu dũng của tổ tiên Bách Việt tạo thành, nay trở thành miền đất của kẻ lạ Bắc Kinh. Mãnh đất của Tổ quốc do đảng CSVN quyết định phụ bạc từ ngày 17/02/1979. Kẻ đương quyềnbóp miền đất yết hầu ngạt thở, chết một cách tức tưởi, cách đây 8 năm trước (1979-1987).
Nghĩ rằng Việt Nam còn chế độ CS không khác nào một con bệnh khổng lồ, đất nước luôn đau ốm, dần dà mai sau cả dân tộc Việt Nam đi về cõi chết vì không ai tìm ra phương thuốc tự do dân chủ đa nguyên để trị liệu.
Trong tâm trí của tôi vừa đi qua động tình xót xa quê hương, cũng như trước mặt tôi muôn ngàn thực tại, nào là chạm trán cản trở, như kỵ binh biên phòng Trung Quốc, xác đạn súng liên thanh made in Chinađếm không thể nào hết trên lộ trình đã đi qua, hằng vạn ống đồng đạn đại pháotiêu hủy làng mạc của đồng bào cao nguyên Bắc phần Việt Nam, có ngôi làng xưa trên 1.000 năm bỗng chốc biến mất trong khói lửa, hằng vạn người thân thể biến dạng trần trụi, trên những khuôn mặt chỉ còn xương và gân hình thù quái dị, nhẹ nhất tàn tật không tay và không chân, đôi mắt mù, người đồng sinh với tôi lặng lẽ sống như thế đã trôi qua 8 năm (1979-1987).
Ngôi làng Thập Lý của người thiểu số Dao với tuổi thọ trên 1.000 năm, tại ải địa đầu Tổ quốc, bỗng chốc biến mất trong khói lửa, chỉ còn lại một đồi núi trọc nghi ngút khói, đã 8 năm trôi qua, ngày nào cũng có người đến đây để tìm một thứ tinh thần đã mất.
Chúng tôi ra khỏi khu rừng ảm đạm, xe đạp tiếp tục đổ xuống đèo, hai chân kềm hảm phanh thắng, liên tục vượt qua hai đồi núi, đến gốc bẹt gặp một phong cảnh đẹp như họa phẩm tranh lụa của họa sĩ La Minh, càng đến gần thung lủng nhìn xuống thấy một cảnh hoang tàn của chiến tranh để lại, làng mạc tiêu điều, cỏ mọc phủ lên sự sống của con người.
Chúng tôi ra khỏi khu rừng ảm đạm, xe đạp tiếp tục đổ xuống đèo, hai chân kềm hảm phanh thắng, liên tục vượt qua hai đồi núi, đến gốc bẹt gặp một phong cảnh đẹp như họa phẩm tranh lụa của họa sĩ La Minh, càng đến gần thung lủng nhìn xuống thấy một cảnh hoang tàn của chiến tranh để lại, làng mạc tiêu điều, cỏ mọc phủ lên sự sống của con người.
Ở đây chỉ còn lại những dấu người xưa đã chết, cảnh chiến tranh đem đến cho người dân miền núi cao nguyên Bắc phần những thảm khốc vô lường. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu nhânmạng hiền hòa bỏ xác ở gốc rừng này và hôm nay dân làng mộc mạc sống ở đâu? Suy nghĩ nhiều cảm thấy lành lạnh vì trước mặt toàn là đổ nát. Bỗng anh Bá la lớn tiếng:
─ Tâm đứng lại không được bước vì chân đã đạp lên bẫy mìn.
Tôi suy nghĩ, bỏ mạngnơi đây rồi! Tôihỏi:
─ Nhờ đâu anh biết lựu đạn dưới chân tôi?
─ Cái chốt lựu đạn phát ra một tiếng cắt, ở dưới chân trước của Tâm, bây giờ cứ đứng yên một chỗ để tôi và Linh sử lý nó.
Từ lúc này, toàn thân nóng bừng lên, như lửa đang cháy từ trong ra ngoài, mồ hôi liên tục túa ra như đi dưới mưa, cảm giác hai chân mỏi vì đứng thế tấn trụ hơn 15 phút, tôi trở thành một người nộm giữa rừng, chung quang chỉ một màu ảm đạm, còn anh Linh anh Bá biến mất, thấy hai chiếc xe đạp nằm dưới đất, giờ phút lâm nguy tôi tự trách mình, khi cây gãy cành chim bay hết.
Chân tôi đạp phải lựu đạn mà không biết cũng vì bẩm sinh lãng tai. Thực ra tôi có thể tự mình cứu mình, nhưng chung quanh không có một thứ gì đối xứng với nửa trọng lượng thân thể trên lựu đạn.
Một chặp, tôi mới thấy bóng hai anh Linh và Bá từ xe đi về hướng tôi, anh Linh trên vai một tảng đát xanh và anh Bá hai cây tầm vông dài chừng 4m và buộc một dây rừng dài, tôi tự thầm sám hối, xin lỗi đã hiểu nhằm người tốt. Lúc này mới quyết chắc tôi được tiếp tục sống trên cõi đời này, anh Bá nói:
─ Tâm, chịu khó chỉ dỡ 5 ngón chân lên, còn góc chân vẫn giữ như cũ.
Tôi thấy anh Bá đút một cây tầm vông vào phần dưới 5 ngón chân và nói:
─ Tâmhạ 5 ngón chân xuống đạp trên cây tầm vông theo thế như cũ, rồi nhón gót chân lên.
Anh Bá tiếp tục đút cây tầm vông thứ hai qua gót chân, tiếp theo hai tay anh Linh bưng tảng đá xanh án chừng 45kg để lên hai cây tầm vông, xát chân của tôi, anh Linh thở mạnh, trên trán lấm tấm mồ hôi, miệng cười tỏ vẻ thành công nói:
─ Bây giờ Tâm nhắc chân lên từ từ, và rời khỏi nơi đứng, ra xa tìm một gốc cây cổ thụ để tránh đạn.
Tôi vâng lời làm theo hướng dẫn, đứng nép mình sau cây cổ thụ lớn, anh Linh nép mình vào cây cổ thụ trước tôi, còn anh Bá đến cây cổ thụ bên trái, trên tay cầm theo sợi dây đã buộc vào hai cây tầm vông làm đoàn bẫy mìn, anh vừa giật mạnh sợi dây tức thì tảng đá lăng xuống, một tiếng nổ vang ầm khủng khiếp, đất đá bay tứ phía khua động rào rào, cả một vùng mịt mù, trái phá làm chúng tôi kinh ngạc, trước mặt một hố sâu 2m bề rộng 5,5m, đủ chôn vùi 10 thi thể.
Anh Linh thúc dục:
─ Chúng ta đi gấp, ở đây sẽ mang họa vào thân.
Chúng tôi hối hả thi nhau đạp xe lên dốc cao, bằng máu nóng không hề biết mệt nhọc, và cho xe đẹp vô tư xổ xuống dốc, tôi nói:
─ Tâm xin đa tạ hai anh, nhờ hai anh lượm lại mạng sống cho em.
Anh Bá cười hỏi:
─ Tại sao Tâm đạp lên mìn mà không biết?
─ Thưa quý anh, em bị bẩm sinh lãng tai, dù đạn pháo có nỏ gần đây, vẫn tưởng nổ đằng xa, cho nên bạn thân thường gọi tên, Tâm điếc đặc hay "điếc thi đạn súng".
Tất cả cùng nhau cười, anh Bá nói tiếp:
─ Thảo nào Tâm nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi vui có ra vào "lai rai ba ly" càng lớn tiếng hơn.
─ Anh Bá hiểu như vậy là cảm thông được cái yếu điểm của Tâm.
Chúng tôi qua khỏi chiến lũy đèo Nam Khoa đến biên giới huyện Giả Mễ, mới cảm nhận được mọi sự trở về trong bình an, tinh thần hơi phơi phới. Đúng lúc gặp người đi cấu siêu vong linh cho thân nhân ở nghĩa trang Cô hồn, họ cho biết cuộc chiến tranh diễn ra tại nơi này:
─ Tâm đứng lại không được bước vì chân đã đạp lên bẫy mìn.
Tôi suy nghĩ, bỏ mạngnơi đây rồi! Tôihỏi:
─ Nhờ đâu anh biết lựu đạn dưới chân tôi?
─ Cái chốt lựu đạn phát ra một tiếng cắt, ở dưới chân trước của Tâm, bây giờ cứ đứng yên một chỗ để tôi và Linh sử lý nó.
Từ lúc này, toàn thân nóng bừng lên, như lửa đang cháy từ trong ra ngoài, mồ hôi liên tục túa ra như đi dưới mưa, cảm giác hai chân mỏi vì đứng thế tấn trụ hơn 15 phút, tôi trở thành một người nộm giữa rừng, chung quang chỉ một màu ảm đạm, còn anh Linh anh Bá biến mất, thấy hai chiếc xe đạp nằm dưới đất, giờ phút lâm nguy tôi tự trách mình, khi cây gãy cành chim bay hết.
Chân tôi đạp phải lựu đạn mà không biết cũng vì bẩm sinh lãng tai. Thực ra tôi có thể tự mình cứu mình, nhưng chung quanh không có một thứ gì đối xứng với nửa trọng lượng thân thể trên lựu đạn.
Một chặp, tôi mới thấy bóng hai anh Linh và Bá từ xe đi về hướng tôi, anh Linh trên vai một tảng đát xanh và anh Bá hai cây tầm vông dài chừng 4m và buộc một dây rừng dài, tôi tự thầm sám hối, xin lỗi đã hiểu nhằm người tốt. Lúc này mới quyết chắc tôi được tiếp tục sống trên cõi đời này, anh Bá nói:
─ Tâm, chịu khó chỉ dỡ 5 ngón chân lên, còn góc chân vẫn giữ như cũ.
Tôi thấy anh Bá đút một cây tầm vông vào phần dưới 5 ngón chân và nói:
─ Tâmhạ 5 ngón chân xuống đạp trên cây tầm vông theo thế như cũ, rồi nhón gót chân lên.
Anh Bá tiếp tục đút cây tầm vông thứ hai qua gót chân, tiếp theo hai tay anh Linh bưng tảng đá xanh án chừng 45kg để lên hai cây tầm vông, xát chân của tôi, anh Linh thở mạnh, trên trán lấm tấm mồ hôi, miệng cười tỏ vẻ thành công nói:
─ Bây giờ Tâm nhắc chân lên từ từ, và rời khỏi nơi đứng, ra xa tìm một gốc cây cổ thụ để tránh đạn.
Tôi vâng lời làm theo hướng dẫn, đứng nép mình sau cây cổ thụ lớn, anh Linh nép mình vào cây cổ thụ trước tôi, còn anh Bá đến cây cổ thụ bên trái, trên tay cầm theo sợi dây đã buộc vào hai cây tầm vông làm đoàn bẫy mìn, anh vừa giật mạnh sợi dây tức thì tảng đá lăng xuống, một tiếng nổ vang ầm khủng khiếp, đất đá bay tứ phía khua động rào rào, cả một vùng mịt mù, trái phá làm chúng tôi kinh ngạc, trước mặt một hố sâu 2m bề rộng 5,5m, đủ chôn vùi 10 thi thể.
Anh Linh thúc dục:
─ Chúng ta đi gấp, ở đây sẽ mang họa vào thân.
Chúng tôi hối hả thi nhau đạp xe lên dốc cao, bằng máu nóng không hề biết mệt nhọc, và cho xe đẹp vô tư xổ xuống dốc, tôi nói:
─ Tâm xin đa tạ hai anh, nhờ hai anh lượm lại mạng sống cho em.
Anh Bá cười hỏi:
─ Tại sao Tâm đạp lên mìn mà không biết?
─ Thưa quý anh, em bị bẩm sinh lãng tai, dù đạn pháo có nỏ gần đây, vẫn tưởng nổ đằng xa, cho nên bạn thân thường gọi tên, Tâm điếc đặc hay "điếc thi đạn súng".
Tất cả cùng nhau cười, anh Bá nói tiếp:
─ Thảo nào Tâm nói chuyện lớn tiếng, nhất là khi vui có ra vào "lai rai ba ly" càng lớn tiếng hơn.
─ Anh Bá hiểu như vậy là cảm thông được cái yếu điểm của Tâm.
Chúng tôi qua khỏi chiến lũy đèo Nam Khoa đến biên giới huyện Giả Mễ, mới cảm nhận được mọi sự trở về trong bình an, tinh thần hơi phơi phới. Đúng lúc gặp người đi cấu siêu vong linh cho thân nhân ở nghĩa trang Cô hồn, họ cho biết cuộc chiến tranh diễn ra tại nơi này:
─ Ngày 24/02/1979 tại đầu đồi núi huyện Giả Mễ, có một trận chiến biển người liên tục 5 ngày. Quân đội nhân dân Trung Quốc rất can trườngtiến lên lớp nào tử trận banh thây lớp đó, đến nỗi không còn nhận diện được số quân tử vong, thịt xương văng tứ phương mười hướng không biết tìm đâu là thân xác của mỗi người, họ sinh ra trót lỡ lầm thân hình người nộm cho tướng quân Trương Vạn Niên(Zhang Wannian) làm trò chơi chiến tranh, vốn đệ tử pháp thuật của Khổng Minh thời Tam Quốc. Cuối cùng Trung Quốc cũng giànhgiật được những ngọn đồi núi cao, một chiến thắng trả giá quá đắt đỏ. Quân y Trung Quốc "hốt cái" tử thi hơn hai tháng chưa rửa sạch chiến trường. Thịt, xương, máu còn đậu trên cành cây, mỏmđá. Đã 8 năm trôi qua nơi này biến thành nghĩa trang lính cô hồn Trung Quốc, mỗi ngày thân nhân cô hồn thường đến đây cúng vong, cầu siêu.
Dù sao chúng tôi cũng đi qua đây, xin cúi đầu kỉnh lễ, cầu nguyện người sinh ra làm lính Trung Quốc bỏ xác trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam. Tôi đưa tay lên làm phép Thánh, niệm chú giải oan cho họ và cầu nguyện linh hồm họ về cõi hồng ân.
Chúng tôi tiếp tục xuống khỏi đồi, gặp một vọng canh tiền đồn Bình Hà,bao quanh bởi núi cao, tạo thành một chiến lũy thứ hai, hướng triền núi trước mặt, đối diện tỉnh Lai Châu Việt Nam, quân đội Trung Quốc chiếm được điểm núi cao làm lợi thế chiến lược, kiểm soát các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nơi đây là trọng điểm phòng ngự giá trị nhất tại hành lang biên giới, trước đây quân đội Trung Quốc mở cuộc xâm nhập tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam do tiền đồn Bình Hà hướng dẫn, chính điểm này làm mồi thuốc súng cho chiến trường bùng nổ dữ dội vào ngày 23/02/1979. Đến nay (1987) đảng CSVN vẫn chưa nói một lời nào về địa danh núi Cũ đã bị mất vào tay Trung Quốc.
Nhân tiên tôi hỏi hai anh Linh và Bá về khu núi Cũ:
─ Thưa quý anh, có biết chiến trận khu núi Cũ không?
─ Trận chiến này Trung Quốc tuy chiến thắng nhưng tổn thất rất nặng, họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trước hai năm, nhất là địa hình, địa thế, chiến lược trên một bản đồ tiến công chi tiết, gọi là bản đồ khu núi Cũ.
Ngày 23/02/1979 quân Trung Quốc ước hẹn điểm tập kết sẽ tung hết hỏa lực để thăm dò đảng CS Việt Nam.
Dù sao chúng tôi cũng đi qua đây, xin cúi đầu kỉnh lễ, cầu nguyện người sinh ra làm lính Trung Quốc bỏ xác trên chiến trường lãnh thổ Việt Nam. Tôi đưa tay lên làm phép Thánh, niệm chú giải oan cho họ và cầu nguyện linh hồm họ về cõi hồng ân.
Chúng tôi tiếp tục xuống khỏi đồi, gặp một vọng canh tiền đồn Bình Hà,bao quanh bởi núi cao, tạo thành một chiến lũy thứ hai, hướng triền núi trước mặt, đối diện tỉnh Lai Châu Việt Nam, quân đội Trung Quốc chiếm được điểm núi cao làm lợi thế chiến lược, kiểm soát các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nơi đây là trọng điểm phòng ngự giá trị nhất tại hành lang biên giới, trước đây quân đội Trung Quốc mở cuộc xâm nhập tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam do tiền đồn Bình Hà hướng dẫn, chính điểm này làm mồi thuốc súng cho chiến trường bùng nổ dữ dội vào ngày 23/02/1979. Đến nay (1987) đảng CSVN vẫn chưa nói một lời nào về địa danh núi Cũ đã bị mất vào tay Trung Quốc.
Nhân tiên tôi hỏi hai anh Linh và Bá về khu núi Cũ:
─ Thưa quý anh, có biết chiến trận khu núi Cũ không?
─ Trận chiến này Trung Quốc tuy chiến thắng nhưng tổn thất rất nặng, họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến này trước hai năm, nhất là địa hình, địa thế, chiến lược trên một bản đồ tiến công chi tiết, gọi là bản đồ khu núi Cũ.
Ngày 23/02/1979 quân Trung Quốc ước hẹn điểm tập kết sẽ tung hết hỏa lực để thăm dò đảng CS Việt Nam.
Bản đồ lưu: Quân khu Côn Minh
Trong trận chiến núi cũ Quân đoàn 14 Trung Quốc đưa Sư đoàn Lục quân 163 Trinh thám và Sư đoàn bộ binh 488 Thám sát, bao vây quần thể núi Cũ trên 21 đồi núi chiến lược, quân đội của đảng CSVN chỉ còn kiểm soát 3 núi nhỏ (3/21) trong tư thế mong manh, chờ tiêu diệt. Quân đoàn 14 Trung Quốc tăng cường Sư đoàn 152 pháo binh mở đường tiến quân mới, pháo đội 105 ly, 155 ly, 175 ly, súng cối loại 4.2 inch, liên tục rót đạn pháo phủ xuống đầu của quân CSVN, mỗi trái pháo chụp xuống làm hao mòn sức chiến đấu và ý chí. Tại mặt trận này từ ngày thất thủ cho đến naychưa có một hồi ký nào của người bộ đội (cờ đỏ sao vàng), không chừng trong trận chiến này đã chết hết!
Cùng thời điểm ấy, Quân đoàn 14 đã hoàn toàn kiềm soát núi Cũ và tăng cường chiếm lĩnh những trọng yếu tiến về phía trước chạm đầu tỉnh Hà Giang, tiếp theo Quân đoàn 11, 13, ồ ạt tiến vào Lai Châu, Lào Cai, họ tung hoành thổi đạn pháo vào những cơ sở sản xuất, nhà máy mà trước đây trên danh nghĩa đảng CS Trung Quốc anh em viện trợ cho CSVN, nay người anh em CS Trung Quốc tự do hủy hoại toàn diện những thứ viện trợ trước đây, nhất là những thứ họ không đem đi được, đồng loạt cho biến thành những núi tro tàn, như cơ sở hành chính, cơ sở quân đội, trường học, bệnh viện, cầu kiều v.v... Ba (3) tỉnh thành phố phía Tây Bắc Việt Nam trở thành bình địa trong 10 ngày.
Tuy nhiên cũng có một số dân quân địa phương vì tự ái dân tộc không vì đảng CSVN, bởi thế không đứng bó tay, tự biến thành hành động, tổ chức thành những chốt phản công, đối địch mãnh liệt, quyết tử với cây súng để tìm sự sống cho Tổ quốc, lấy tinh thần dân tộc đổi chiến thắng.
Quân đoàn 11, 13, 14 của Trung Quốc có nhiềuchốt phòng ngự bịthất thủ, bộ binh tử thương rất nhiều, pháo đội 175 ly của Sư đoàn 152 của Trung Quốc biết thành đống sắt. Quân đoàn 11, 13, 14 trao quân lệnh cho Sư đoàn 448 quốc phòng điều tra, trinh thám, thăm dò các cuộc tấn công do tướng nào trong quân đội của CSVN chỉ huy. Cuối cùng quân đội Trung Quốc điểm danh quân số tổn thất nặng trên 7.525 tử thương và 3.543 bị thương.
Anh Linh, thở dài nói tiếp:
─ Chiến tranh này chưa biết bao gời kết thúc, chúng ta không biết nhiều vì chiến trường trong chiến lũy thứ ba (3). Chúng ta chỉ nghe Radio và luận tình hình, nghe Tâm nói cũng phấn khởi ít nhất dân quân địa phương cũng là nòng cốt của quốc gia.
Tôi quan tâm về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, luôn luôn muốn biết một số điều. Tôi nói:
─ Thưa hai anh, em có nghe một người quen luận về quân đội VN như thế này: "Bộ quốc phòng Việt Nam ra lệnh mở cuộc tấn công vào quân Trung Quốc bằng "hòa nhiệt độ", triển khai các căn cứ không quân tên lửa phòng thủ, tương tự như trong SA-3 Hongji Goa, còn gọi là "không khí vị trí phòng thủ tên lửa", hiện có bảy địa điểm mật tại miền Bắc Việt Nam, nhưng bị điệp báo Trung Quốc phát hiện.Sau đó T-34 Trung Quốc phá hủy một phần cơ sở tên lửa của quân đội Việt Nam.
Trước khi lên kế hoạch chiến tranh, Bộ chính trị đảng CS Việt Nam đã chỉ định đơn vị tham chiến, những quyết lệnh trong tay Bộ Quốc phòng với bí số 0,346 sau đó chia thành 4 bí số thi nhau hành động, như bí số 0,316, bí số 0,338, bí số 0,337, bí số 0,345 và 16 Sư đoàn thuộc 5 Quân đoàn phụ trách tham chiến, đồng lúc tăng cường 4 trung đoàn pháo binh. Nhưng một nghi vấn lớn có kẻ phản Quốc dâng kế sách chiến lược Quốc phòng Việt Nam cho Trung Quốc, bởi thế Trung Quốc đi trước một bước, sớm hơn dự định ngày 17/02/1979. Thay vì đến tháng 04/1979 Trung Quốc mới khởi động chiến tranh, cụm từ "phản công tự vệ" có từ đó và Đặng Tiểu Bình đích thân lãnh đạo chiến tranh đối đầu với Việt Nam.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi một cách ngạc nhiên hỏi:
─ Chuyện bí mật như thế này mà Tâm còn biết được, đương nhiên đảng CSVN đã biết kẻ phản Quốc là ai rồi. Chúng ta nên nhớ kẻ phản Quốc đảng CSVN tha thứ, còn phản đảng thì họ không thể chấp nhận, liền khai trừ lập tức.
Anh Linh cười, nói tiếp:
─ Hì...hì... tin này Tâm lấy từ đâu và có xác thực không?
─ Thưa hai anh, tin này biết được từ quân khu Thành đô Côn Minh, Tâm còn biết vài tên tướng lãnh Trung Quốc tham chiến và tướng lãnh nào tử trận, tuy nhiên Tâm không biết hết địa danh từng cuộc chiến tranh, hy vọng sau này ánh sáng sẽ soi rọi và tự nó bày ra mọi sự kiện chiến tranh ngày 17/02/1979 tại biên giới Việt Nam –Trung Quốc.
─ Thì ra thời điểm này mới biết đảng CSVN chia thành hai phe, A bảo vệ đảng, B bán Tổ quốc, xem ra hai phe cùng là sâu bọ, đục khoét, hại dân, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc! Tâm cho biết những sự kiện này rất lý thú, đáng quan tâm có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn.
Lại một lần nữa xe đạp đổ xuống đèo, dọc theo chiến lũy, quanh queo 7 vòng mới đến chân đèo Lục Xuân, có độ cao 970m. Không ngờ nơi đồi núi cao điểm B, hiu quanh lại có những tiếng khóc thảm thiết. Thì ra họ đến đây mỗi năm một lần vào ngày 17 tháng 02. Đúng ngày chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (17/02/1979).
Cùng thời điểm ấy, Quân đoàn 14 đã hoàn toàn kiềm soát núi Cũ và tăng cường chiếm lĩnh những trọng yếu tiến về phía trước chạm đầu tỉnh Hà Giang, tiếp theo Quân đoàn 11, 13, ồ ạt tiến vào Lai Châu, Lào Cai, họ tung hoành thổi đạn pháo vào những cơ sở sản xuất, nhà máy mà trước đây trên danh nghĩa đảng CS Trung Quốc anh em viện trợ cho CSVN, nay người anh em CS Trung Quốc tự do hủy hoại toàn diện những thứ viện trợ trước đây, nhất là những thứ họ không đem đi được, đồng loạt cho biến thành những núi tro tàn, như cơ sở hành chính, cơ sở quân đội, trường học, bệnh viện, cầu kiều v.v... Ba (3) tỉnh thành phố phía Tây Bắc Việt Nam trở thành bình địa trong 10 ngày.
Tuy nhiên cũng có một số dân quân địa phương vì tự ái dân tộc không vì đảng CSVN, bởi thế không đứng bó tay, tự biến thành hành động, tổ chức thành những chốt phản công, đối địch mãnh liệt, quyết tử với cây súng để tìm sự sống cho Tổ quốc, lấy tinh thần dân tộc đổi chiến thắng.
Quân đoàn 11, 13, 14 của Trung Quốc có nhiềuchốt phòng ngự bịthất thủ, bộ binh tử thương rất nhiều, pháo đội 175 ly của Sư đoàn 152 của Trung Quốc biết thành đống sắt. Quân đoàn 11, 13, 14 trao quân lệnh cho Sư đoàn 448 quốc phòng điều tra, trinh thám, thăm dò các cuộc tấn công do tướng nào trong quân đội của CSVN chỉ huy. Cuối cùng quân đội Trung Quốc điểm danh quân số tổn thất nặng trên 7.525 tử thương và 3.543 bị thương.
Anh Linh, thở dài nói tiếp:
─ Chiến tranh này chưa biết bao gời kết thúc, chúng ta không biết nhiều vì chiến trường trong chiến lũy thứ ba (3). Chúng ta chỉ nghe Radio và luận tình hình, nghe Tâm nói cũng phấn khởi ít nhất dân quân địa phương cũng là nòng cốt của quốc gia.
Tôi quan tâm về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, luôn luôn muốn biết một số điều. Tôi nói:
─ Thưa hai anh, em có nghe một người quen luận về quân đội VN như thế này: "Bộ quốc phòng Việt Nam ra lệnh mở cuộc tấn công vào quân Trung Quốc bằng "hòa nhiệt độ", triển khai các căn cứ không quân tên lửa phòng thủ, tương tự như trong SA-3 Hongji Goa, còn gọi là "không khí vị trí phòng thủ tên lửa", hiện có bảy địa điểm mật tại miền Bắc Việt Nam, nhưng bị điệp báo Trung Quốc phát hiện.Sau đó T-34 Trung Quốc phá hủy một phần cơ sở tên lửa của quân đội Việt Nam.
Trước khi lên kế hoạch chiến tranh, Bộ chính trị đảng CS Việt Nam đã chỉ định đơn vị tham chiến, những quyết lệnh trong tay Bộ Quốc phòng với bí số 0,346 sau đó chia thành 4 bí số thi nhau hành động, như bí số 0,316, bí số 0,338, bí số 0,337, bí số 0,345 và 16 Sư đoàn thuộc 5 Quân đoàn phụ trách tham chiến, đồng lúc tăng cường 4 trung đoàn pháo binh. Nhưng một nghi vấn lớn có kẻ phản Quốc dâng kế sách chiến lược Quốc phòng Việt Nam cho Trung Quốc, bởi thế Trung Quốc đi trước một bước, sớm hơn dự định ngày 17/02/1979. Thay vì đến tháng 04/1979 Trung Quốc mới khởi động chiến tranh, cụm từ "phản công tự vệ" có từ đó và Đặng Tiểu Bình đích thân lãnh đạo chiến tranh đối đầu với Việt Nam.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi một cách ngạc nhiên hỏi:
─ Chuyện bí mật như thế này mà Tâm còn biết được, đương nhiên đảng CSVN đã biết kẻ phản Quốc là ai rồi. Chúng ta nên nhớ kẻ phản Quốc đảng CSVN tha thứ, còn phản đảng thì họ không thể chấp nhận, liền khai trừ lập tức.
Anh Linh cười, nói tiếp:
─ Hì...hì... tin này Tâm lấy từ đâu và có xác thực không?
─ Thưa hai anh, tin này biết được từ quân khu Thành đô Côn Minh, Tâm còn biết vài tên tướng lãnh Trung Quốc tham chiến và tướng lãnh nào tử trận, tuy nhiên Tâm không biết hết địa danh từng cuộc chiến tranh, hy vọng sau này ánh sáng sẽ soi rọi và tự nó bày ra mọi sự kiện chiến tranh ngày 17/02/1979 tại biên giới Việt Nam –Trung Quốc.
─ Thì ra thời điểm này mới biết đảng CSVN chia thành hai phe, A bảo vệ đảng, B bán Tổ quốc, xem ra hai phe cùng là sâu bọ, đục khoét, hại dân, bán nước Việt Nam cho Trung Quốc! Tâm cho biết những sự kiện này rất lý thú, đáng quan tâm có dịp chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn.
Lại một lần nữa xe đạp đổ xuống đèo, dọc theo chiến lũy, quanh queo 7 vòng mới đến chân đèo Lục Xuân, có độ cao 970m. Không ngờ nơi đồi núi cao điểm B, hiu quanh lại có những tiếng khóc thảm thiết. Thì ra họ đến đây mỗi năm một lần vào ngày 17 tháng 02. Đúng ngày chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc (17/02/1979).
Họ đã lên hương, đèn, lễ vật tha thiết cầu khẩn cho vong nhân sớm được bình an nơi chín suối. Chúng tôi dừng xe lại, đứng nghiêm trang cúi đầu chào vong linh. Năm người Hoa thấy chúng tôi có cử chỉ chia sẻ tâm tang gia cảnh, họ theo phong tục tang chủ cúi đầu trả lễ. Một người phụ nữ hỏi:
─ Quý anh cũng đi hành lễ cho thân nhân phải không?
Anh Linh đáp:
─ Chúng tôi đi qua đây, gặp cảnh ngộ của quý vị đứng lại chia sẻ và nghiêng mình kính cẩn vong linh.
Tôi thấy họ rất thành khẩn cầu đảo cho vong nhân, nhưng trên khuôn mặt có nét âu lo, vàhỏi:
─ Qúy vị cầu nguyện cho vong linh đã bao lâu rồi?
─ Thưa, chúng tôi hành lễ từ sáng đến giờ này, mà vẫn không an tâm, năm nào cũng vậy!
Tôi hỏi tiếp:
─ Chúng tôi muốn tham gia vào buổi cầu vong này được không?
Người phụ nữ đáp:
─ Đa tạ quý ngài, chúng tôi và thân nhân rất may mắn, mời quý ngài làm chủ lễ cầu vong.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi, như có ý thúc dục hành lễ, tôi đứng vào vị trí chủ lễ thay vì ấn Tý, nhưng đôi tay tôi bắt ấn Càn-khôn hành lễ vong linh, cúi đầu 4 vái, đọc câu chú Chí Tôn cầu nguyện Người chứng giám, tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh, lễ thành tôi cúi đầu tống biệt vong linh về cõi Hồng ân.
Sau buổi làm lễ cầu đảo, 1 nữ, 4 nam nhận được tín hiệu của vong nhân, họ rất vui mừng không còn những nét lo âu như lúc trước. Người nữ cho biết:
─ Chúng tôi là năm chị em thúc - bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, nhưng đặc biệt hôm nay là ngày mà chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu của thân nhân cho biết: "Đã được xá giải vong linh". Từ đây về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Tôi trả lời:
─ Chúng ta vô tình gặp nhau, làm việc tốt cho nhau không nên đáp lễ và tiếp nhận ơn nghĩa, quý vị an tâm trở về. À tôi cũng ở Côn Minh.
Người phụ nữ vui mừng mời:
─ Thưa quý ngài khi nào về Thành đô, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp mời này.
Một nam nhân nói theo:
─ Anh em chúng tôi cũng vậy, khi nào quý ngài có dịp đến Nam Ninh, xin mời ghé tư gia của chúng tôi, anh em chúng tôi trân trọng gửi quý ngài thiệp mời này.
Anh Linh thay mặt giới thiệu tên tuổi của anh Bá và tôi, tôi cũng hứa khi về đến Côn Minh sẽ đi thăm họ, mọi người chúc nhau thượng lộ bình an, và chia tay, hẹn ngày tái ngô.
Cuộc chiến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hơn 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979 để lại một bãi chiến trường hủy diệt quá thảm khốc. Trung Quốcdã mansử dụng đạn pháo v.v... xây thịt xương quân đội Trung Quốc, và Việt Nam thiệt mạng trên 150 ngàn người, thường dân tử nạn trên 100 ngàn người, chưa kể vô danh, chiến tranh tạo ra nhiều nghĩa trang chính thức, và nghĩa trang không tên tuổi tọa lạc biên giới những trên đồi núi cao.
Riêng tại làng Lục Xuân có trên 20 ngàn thường dân vô tội tử nạn, nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc cửa ngỏ vào "lồng chim" làng người Việt tị nạn.
─ Quý anh cũng đi hành lễ cho thân nhân phải không?
Anh Linh đáp:
─ Chúng tôi đi qua đây, gặp cảnh ngộ của quý vị đứng lại chia sẻ và nghiêng mình kính cẩn vong linh.
Tôi thấy họ rất thành khẩn cầu đảo cho vong nhân, nhưng trên khuôn mặt có nét âu lo, vàhỏi:
─ Qúy vị cầu nguyện cho vong linh đã bao lâu rồi?
─ Thưa, chúng tôi hành lễ từ sáng đến giờ này, mà vẫn không an tâm, năm nào cũng vậy!
Tôi hỏi tiếp:
─ Chúng tôi muốn tham gia vào buổi cầu vong này được không?
Người phụ nữ đáp:
─ Đa tạ quý ngài, chúng tôi và thân nhân rất may mắn, mời quý ngài làm chủ lễ cầu vong.
Anh Linh và anh Bá ngó tôi, như có ý thúc dục hành lễ, tôi đứng vào vị trí chủ lễ thay vì ấn Tý, nhưng đôi tay tôi bắt ấn Càn-khôn hành lễ vong linh, cúi đầu 4 vái, đọc câu chú Chí Tôn cầu nguyện Người chứng giám, tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh, lễ thành tôi cúi đầu tống biệt vong linh về cõi Hồng ân.
Sau buổi làm lễ cầu đảo, 1 nữ, 4 nam nhận được tín hiệu của vong nhân, họ rất vui mừng không còn những nét lo âu như lúc trước. Người nữ cho biết:
─ Chúng tôi là năm chị em thúc - bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, nhưng đặc biệt hôm nay là ngày mà chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu của thân nhân cho biết: "Đã được xá giải vong linh". Từ đây về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Tôi trả lời:
─ Chúng ta vô tình gặp nhau, làm việc tốt cho nhau không nên đáp lễ và tiếp nhận ơn nghĩa, quý vị an tâm trở về. À tôi cũng ở Côn Minh.
Người phụ nữ vui mừng mời:
─ Thưa quý ngài khi nào về Thành đô, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp mời này.
Một nam nhân nói theo:
─ Anh em chúng tôi cũng vậy, khi nào quý ngài có dịp đến Nam Ninh, xin mời ghé tư gia của chúng tôi, anh em chúng tôi trân trọng gửi quý ngài thiệp mời này.
Anh Linh thay mặt giới thiệu tên tuổi của anh Bá và tôi, tôi cũng hứa khi về đến Côn Minh sẽ đi thăm họ, mọi người chúc nhau thượng lộ bình an, và chia tay, hẹn ngày tái ngô.
Cuộc chiến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hơn 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi Trung Quốc chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979 để lại một bãi chiến trường hủy diệt quá thảm khốc. Trung Quốcdã mansử dụng đạn pháo v.v... xây thịt xương quân đội Trung Quốc, và Việt Nam thiệt mạng trên 150 ngàn người, thường dân tử nạn trên 100 ngàn người, chưa kể vô danh, chiến tranh tạo ra nhiều nghĩa trang chính thức, và nghĩa trang không tên tuổi tọa lạc biên giới những trên đồi núi cao.
Riêng tại làng Lục Xuân có trên 20 ngàn thường dân vô tội tử nạn, nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc cửa ngỏ vào "lồng chim" làng người Việt tị nạn.
Chúng tôi đi chưa được bao xa, lại gặp ngôi mộ tập thể hiu quạnh của quân đội nhân dân Việt Nam có tên số 532, tọa lạc trên hành lang chiến lũy vòng 1, đã 8 năm trôi qua ngôi mộ vô thừa nhận im lìm không hương khói. Khi họ còn là chiến sĩ, Trung ương đảng CSVN tung hô "Quý đồng chí sống vì đảng ta, vinh quang anh hùng" nay người chiến sĩ nằm xuống, những kẻ tung hô to tiếng bỏ mặc đồng chí mình, mồ hoang đất lạnh, một tiếng vinh danh cũng không còn ai đoái hoài! Ngày liệt sĩ trận chiến 17/02/1979 đảng CSVN không muốn nhớ vì chiến sĩ năm xưa đối đầu với Trung Quốc. Ngôi mộ 532 quân nhân tử trận, âm thầm nằm dưới lòng đất quê mình, nhưng nào biết hiện nay là xứ lạ.
Chuyện người CSVN bội bạc đồng chí của họ, chẳng phải chuyện của riêng tôi thế mà chạnh lòng, vì mộ 532 người đồng sinh, đồng tộc Việt Nam, do đó tôi để lòng làm lễ cầu vong cho họ hỏi:
─ Thưa anh Linh, anh Bá chúng ta hạ lều nghỉ đêm nơi này nhé?
─ Tại sao lại nghỉ đêm ở đây, chúng ta đã ước hẹn trước, hạ lều gần làng tị nạn kia mà, chỉ còn 2 giờ nữa là đến nơi.
Buộc lòng phải nói ý định của tôi:
─ Cách đây vài giời, chúng ta đã đi qua hai chiến trường, toàn quân Trung Quốc tử trận, những kẻ còn xác thì được tôn vinh tại nghĩa trang, có kẻ phanh thây không còn thi thể, trở thành hồn siêu lạc phách. Quý anh đã thấy rồi đó, thân nhân của hồn siêu lạc phách, khổ biết chừng nào, họ khóc và kiên nhẫn cầu đảo cả ngày xin gặp vong linh, khi chúng ta đi ngang qua chỉ một cái cúi đầu thôi, thế mà đem đến cho họ một cảm giác thân thiện. Chính chúng ta đã có cử chỉ không phân biệt người đã chết trong chiến tranh này dù Hoa hay Việt.
Còn 532 người nằm dưới mồ này là ai đi nữa, mình cũng nên cầu siêu, làm phép Thánh cho họ, tất cả họ đều đồng tộc với mình làm ngơ sao đành. Người sống dù có thù cho mấy, khi gặp nhau ở xứ người cũng thành thân kia mà!
Em thân thiện với quý anh thế nào thì người khuất mặt cũng dành cho họ một ít thân thiện ấy, em muốn tối nay cầu siêu và làm phép Thánh cho họ một cách long trọng.
Anh Linh và anh Bá nghe tôi tỏ bày thành ý, cũng chấp nhận nói:
─ Ví dụ: Nếu có 100 ngôi mộ, dọc trên hành trình như thế này thì Tâm giải quyết đến bao giờ cho hết?
─ Hai anh cứ chiều theo ý của Tâm một lần này, rồi sau đó mới thấy vi diệu trong đêm nay, Tâm không phải loại người dị đoan, tin nhảm hay quá tín ngưỡng để trở thành ngu muội, Tâm quan niệm sồng sáng, chết sạch.
Chúng tôi làm lều nghỉ đêm bên trái của ngôi mộ tập thể, sau buổi cơm tối, tôi đi hái vài miếnlárừng làm bachén lương khô lạtvà một chung nước lạnh thay cho trà-rượu để trước đầu phần mộ, đến giờ Tý tôi hành lễ, niệm chú Đấng Từ Phụ (Thượng Đế), tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh,lễ đã thành, tôi cúi đầu chúc tất cả siêu thoát về đất Lành.
Sáng hôm sau trước khi chúng tôi lên đường, anh Linh nói:
─ Giờ Tý đêm qua, quả nhiên linh diệu, Tâm làm một việc rất tình người, anh em chúng tôi động lòng lắm. Chúng tôi có vài suy nghĩ khác, đêm hôm qua cũng để nhắc nhở đảng CSVN đã hết số rồi. Đồng chí của chúng nó chết như thế mà đành bỏ mặt làm ngơ, coi như không có gì cả!
Và một đáng trách khác. Thử hỏi con chó sinh ra ba ngày đã mở mắt, thế mà phần đông người Việt Nam từ ngày có đảng CS đến nay đã 57 năm (3/2/1930 – 3/2/1987) vẫn chưa chịu mở mắt để thấy đảng CSVN hình nhân dạ thú.
Chuyện người CSVN bội bạc đồng chí của họ, chẳng phải chuyện của riêng tôi thế mà chạnh lòng, vì mộ 532 người đồng sinh, đồng tộc Việt Nam, do đó tôi để lòng làm lễ cầu vong cho họ hỏi:
─ Thưa anh Linh, anh Bá chúng ta hạ lều nghỉ đêm nơi này nhé?
─ Tại sao lại nghỉ đêm ở đây, chúng ta đã ước hẹn trước, hạ lều gần làng tị nạn kia mà, chỉ còn 2 giờ nữa là đến nơi.
Buộc lòng phải nói ý định của tôi:
─ Cách đây vài giời, chúng ta đã đi qua hai chiến trường, toàn quân Trung Quốc tử trận, những kẻ còn xác thì được tôn vinh tại nghĩa trang, có kẻ phanh thây không còn thi thể, trở thành hồn siêu lạc phách. Quý anh đã thấy rồi đó, thân nhân của hồn siêu lạc phách, khổ biết chừng nào, họ khóc và kiên nhẫn cầu đảo cả ngày xin gặp vong linh, khi chúng ta đi ngang qua chỉ một cái cúi đầu thôi, thế mà đem đến cho họ một cảm giác thân thiện. Chính chúng ta đã có cử chỉ không phân biệt người đã chết trong chiến tranh này dù Hoa hay Việt.
Còn 532 người nằm dưới mồ này là ai đi nữa, mình cũng nên cầu siêu, làm phép Thánh cho họ, tất cả họ đều đồng tộc với mình làm ngơ sao đành. Người sống dù có thù cho mấy, khi gặp nhau ở xứ người cũng thành thân kia mà!
Em thân thiện với quý anh thế nào thì người khuất mặt cũng dành cho họ một ít thân thiện ấy, em muốn tối nay cầu siêu và làm phép Thánh cho họ một cách long trọng.
Anh Linh và anh Bá nghe tôi tỏ bày thành ý, cũng chấp nhận nói:
─ Ví dụ: Nếu có 100 ngôi mộ, dọc trên hành trình như thế này thì Tâm giải quyết đến bao giờ cho hết?
─ Hai anh cứ chiều theo ý của Tâm một lần này, rồi sau đó mới thấy vi diệu trong đêm nay, Tâm không phải loại người dị đoan, tin nhảm hay quá tín ngưỡng để trở thành ngu muội, Tâm quan niệm sồng sáng, chết sạch.
Chúng tôi làm lều nghỉ đêm bên trái của ngôi mộ tập thể, sau buổi cơm tối, tôi đi hái vài miếnlárừng làm bachén lương khô lạtvà một chung nước lạnh thay cho trà-rượu để trước đầu phần mộ, đến giờ Tý tôi hành lễ, niệm chú Đấng Từ Phụ (Thượng Đế), tiếp theo Cầu siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú, lấy nước thay rượu làm phép Thánh,lễ đã thành, tôi cúi đầu chúc tất cả siêu thoát về đất Lành.
Sáng hôm sau trước khi chúng tôi lên đường, anh Linh nói:
─ Giờ Tý đêm qua, quả nhiên linh diệu, Tâm làm một việc rất tình người, anh em chúng tôi động lòng lắm. Chúng tôi có vài suy nghĩ khác, đêm hôm qua cũng để nhắc nhở đảng CSVN đã hết số rồi. Đồng chí của chúng nó chết như thế mà đành bỏ mặt làm ngơ, coi như không có gì cả!
Và một đáng trách khác. Thử hỏi con chó sinh ra ba ngày đã mở mắt, thế mà phần đông người Việt Nam từ ngày có đảng CS đến nay đã 57 năm (3/2/1930 – 3/2/1987) vẫn chưa chịu mở mắt để thấy đảng CSVN hình nhân dạ thú.
Huỳnh Tâm
Paris 17/02/2012
Paris 17/02/2012
Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 3 (Huỳnh Tâm)
“...Trong chiến tranh ngày 17/02/1979 nó có nhiều mặt, mục tiêu cuối cùng là chiếm cho bằng được nguồn nước và cao điểm chiến lược, đó là hai yếu tố mạnh nhất của Bắc bộ Việt Nam...”
Đỉnh núi Chăn Ngựa cao vòi vọi, đường vòng ngoẹo như màng nhện, tay lái xe đạp lúc nào cũng nương theo sườn núi, chui vào sương mù, tưởng chừng đang cởi trên mây, ra khỏi sương mù nước đọng lại ướt cả người. Từ xa vọng lại tiếng người Việt ở dưới chân đèo:"Mời quý bạn nghỉ ngơi ăn cơm trưa". Tình cờ nơi đây có làng người Việt tị nạn, nhưng chưa biết họ đang sống tại trung tâm đèo núi biên giới về hướng Nam sông Hồng Hà, hay dưới thung lũng đã trải qua biết bao đau thương quá khứ của chiến tranh. Cuộc đời của con người ở đất nhờ đất không chảy theo sự tự nhiên của sông Hồng, con người sống theo thời gian, sông Hồng sống theo thiên nhiên đã bao đời vẫn thế, nếu đôi khi có thăng trầm do mùa nước lũ và mùa hạng háng, về con người nếu không có chiến tranh thì ở nơi này thanh bình biết mấy.
Sông Hồng Hà phía Đông Nam giáp Vân Nam với đường ranh giới tạm thời hơn 193km. Chúng tôi đã lặn lội từ hướng Đông qua hường Tây tỉnh Vân Nam trên 128 làng xã, nếu tính từ biên giới Quảng Tây đến Vân Nam có 512 làng, tọa lạc 16 quận huyện bên biên giới Trung Quốc.
Trên đường đi, chân đạp xuống đất của quê hương, tôi có ít nhiều suy nghĩ về lãnh thổ của ông cha đã tạo ra, và nuôi dưỡng trong một chiếc nôi văn hiến Bách Việt. Tiếc rằng quê hương mình sống gần láng giềng người Trung Quốc, mà không có sức mạnh, như thời này, dưới chế độ CSVN mất hết ý chí để giữ nước, cho nên một phần biên giới không còn thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
Dưới thung lũng một con sông tên Hồng Hà quá đẹp, hướng Nam đất nước Việt Nam thân yêu, hướng Bắc thuộc về Trung Quốc, cả hai quốc gia, chia sẻ chung sống với thiên nhiên, nhưng lạ thay đảng CSTQ lúc nào cũng muốn lấy sông Hồng Hà làm của riêng, bởi thế một phần sông Hồng Hà thuộc tỉnh Hà Giang bị định hai bề cõi. Họ dấy binh vào ngày 17/02/1979 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 189 thuộc Quân đoàn 14 và Lữ đoàn 123 Quân đoàn 41 Trung Quốc, tự dưng địa danh này nổi lên cuộc chiến đẫm máu, biến ngọn núi Việt Nam trở nên bình địa, đến nay vẫn còn cằn cỗi.
Trung Quốc đã dự trữ quân nhu, quân cụ, trong hai năm liền, chuẩn bị chiến tranh biên giới với Việt Nam. Trên bàn chiến lược của Bộ quốc phòng Trung Quốc đã có quyết định chuyển đổi địa danh sông Hồng Hà. Mãi đến tháng 4 năm 1984 họ mở cuộc giao tranh ác liệt với dân quân Việt Nam, cuối cùng Sư đoàn 189 chiếm được địa danh này và lập ra làng người Việt tị nạn ở đây, lấy tên Sư đoàn 189 làm tên làng.
Trong chiến tranh kẻ nào xem dân không bằng một con trâu già, sẽ bị thua trận, do đó đảng CSVN dâng núi Chăn Ngựa cho Trung Quốc cũng là một cách chôn vùi địa danh này không hề tiếc! Phần núi chiến lượclãnh thổ của Việt Nam kể từ đây chào Tổ quốc vĩnh viễn ra đi, thuộc về của Trung Quốc.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnĐược biết trong làng dân cư có nhiều nhóm sắc tộc khác nhau, nó trộn lẫn chung sống, nào là Hán, Miêu, Đại, Zhuang, Yao, Buyi, Yi Jing, và 324 người Việt, tất cả sống cùng tâm trạng đã trải qua chiến cuộc, nhờ vậy tạo được bản sắc riêng, qua tình người với sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau. Đời sống hằng ngày khai khẩn đất hoang, trồng trọt hoa màu ngắn hạn để sống qua ngày, xây dựng ngôi nhà mới trên mãnh đất cũ nay do người mới làm chủ (Trung Quốc). Dân số của làng 189 cả thảy 2.942 người Việt tị nạn định cư, muốn vào làng phải qua sự giám sát của Sư đoàn 189, bởi vậy ở triền núi này có hai tên 189, chỉ có người tị nạn mới biết đường vào làng.
Tôi vô tình đi qua ngôi làng 189, mới biết nơi này có chị Trang và Mỹ Châu, hai người thân nhất đang ở đây, cảnh vật và con người chung sống trong một thế giang, thế mà ai biết sự biệt lập với bên ngoài gần như ngạt thở!
Chúng tôi, đứng trên lưng núi nhìn tứ phía xem cảnh tình quê hương, anh Bá đưa tay lên chỉ nói:
─ Điểm đứng này, trên lưng núi cao trên 3.000m, đằng xa là chiến lũy biên giới vòng thứ 3, chạy dài từ Quảng Tây qua Vân Nam, những con rắn chiến lũy của Trung Quốc nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, không khác nào một hiểm họa hôm nay và mai sau chưa biết nó sẽ đến lúc nào ?
Nguồn ảnh: Nhất BiếnĐối diện với chúng ta, đĩnh núi A thuộc tỉnh Lào Cai, ở đó là chiến lũy biên giới vòng 3 hoàn toàn do Trung Quốc kiểm soát, Trung Quốc tự phân định chủ quyền lãnh thổ thuộc về họ và họ tranh thủ thời gian xây dựng nhiều pháo đài kiên cố.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnCòn phía Đông, những đĩnh núi của tỉnh Hà Giang, cũng là chiến lũy vòng 3 của Trung Quốc nối dài vô tận, đứng đây mới thấy đảng CSVN hoàn toàn không có ý chí đối đầu quyết liệt với địch, không một cản trở nào để hy vọng giành lại từng đồi núi một, riêng Trung Quốc, họ không chịu bò choệc, bởi địa danh C là cột trụ của quần thể núi cao Hà Giang, làm chủ được nơi này, sẽ kiểm soát toàn diện Đông-Tây, Việt Nam. Chúng ta đứng ở đây vẫn nghe được tiếng đạn pháo và thấy khói lửa chiến tranh đang diễn biến.
Một chiếc xe đạp từ trên đèo xổ xuống với tốc độ nhanh, vụt chốc đã qua khỏi sườn đèo, chúng tôi vẫn đứng xoay mặt về hướng Nam, mải miết nhìn từng cột khói của đạn pháo và đôi mắt chú ý, đếm từng đường trắng chiến lũy, nhất là không thể đếm hết chiến hào. Bỗng người đi xe đạp vừa vụt qua, quay đầu trở lại, đạp xe lên dốc, gọi thật to:
─ Trọn Vẹn.
Tôi nghe hai tiếng Trọn Vẹn thay vì gọi (Viên Dung) chỉ có bạn thân mới gọi như thế, lòng không thể ngờ tại đầu núi chân mây này, lại có cái tên trùng hợp, đương nhiên tôi lo ngại, nhất định không xoay lưng lại, xem như từ chối cái tên (lóng).
Y lại gọi đích danh:
─ Có phải Viên Dungkhông?
Lúc này buộc lòng tôi phải xoay lưng lại, trả lời:
─ Chính tôi, và anh là ai?
Thực sự tôi không nhận diện được y là ai, vì chân dung gầy, da ngâm có nhiều dấu sạm nắng, y ngồi trên xe đạp như một ký giả chiến trường sống với gió sương. Y nói:
─ Thực sự Viên Dung không còn nhớ tôi hay sao?
─ Thưa anh, ở xứ Trung Hoa này có đến 1,3 tỷ người làm sao mà nhớ hết, vả lại người Việt ở xứ Tàu này, tôi chỉ quen có vài người, chính họ còn không biết tên riêng của tôi, thế thì làm sao anh biết bút hiệu cúng cơm của tôi?
Y cười rồi đáp:
─ Hà hà ... thì ra tôi đã thay đổi diện mạo quá nhiều, cho nên bạn không nhận ra là phải, chính tôi là Nhất Biến đây, phó tổng biên tập Hoa Văn báo, ngày trước ở đường Hồng Bàng Chợ Lớn.
Từ lúc này trong tôi có hai phần hồn phách nửa sợ, nửa vui không biết phải chọn phần nào, nay tình cờ chạm mặt Hao Văn báo, trong lòng suy nghĩ vu vơ: "Thì ra thằng này là Trung Cộng chính hiệu, thế mà tung tích của y mình không hề biết, bây giờ đã muộn màn, nếu như nạp thân cho y không biết mình sẽ đi về đâu, hy vọng mọi việc sẽ tốt không bị lộ, phần thì sợ chuyến đi này trở thành vô tích sự, người thân đang kẹt trong "lồng chim" Trung Quốc. Chưa kịp cứu ai cả, mình đã mất xác trước". Tôi liền đáp:
─ Thì ra anh là Nhất Biến, đúng như hình học đổi dời nhiều gốc cạnh vẫn là Nhất Biến, quả nhiên anh đã thay đồi chân dung quá nhiều, nên tôi không thể nào nhận diện ra anh, xin lỗi và cảm ơn anh còn nhớ đến Viên Dung.
Nhất Biến đáp:
─ Tôi thẳng thắn nói với bạn, tôi chỉ là Trung Cộng giấy, bạn đừng áy náy, cần gì tôi sẽ đứng sau lưng của bạn, nhân dịp tôi mời bạn đến doanh trại Sư đoàn 189 để tôi hậu đãi cố tri và quý anh của bạn. Chúng ta là bạn có quá khứ đẹp không mất, cứ tin tôi bạn đừng sợ.
Tôi nghe Nhất Biến mời đến doanh trại Sư đoàn 189 không khác nào một hung tin đưa đến, xem ra đường cụt đụng đầu vào vách tường, liền đáp:
─ Cảm ơn anh Nhất Biến có nhã ý tốt, nhưng tôi muốn vào làng 189 thăm viếng người Việt tị nạn, trong đó có vài người thân, rồi đi nơi khác vì không có thời gian nhiều.
─ Hình như Viên Dung có ý từ chối lời mời của tôi, lời mời chân thành không đem bạn vào chỗ chết đâu, tôi biết sau 13 năm gặp lại mỗi người sống tùy hoàn cảnh, nhưng ở nơi tôi thì chân thành là chính, lúc nào cũng trân quý bạn, một lần nữa tôi nói thẳng thắn chúng ta không phải là người của hai chiến tuyến, vả lại bạn đang thân với hai người anh đã từng là MTGPMN, còn tôi bạn xem như người xa lạ, như chưa bao giời biết nhau, thử hỏi những lúc chuyện vui bạn có quên tôi không, những lúc lên khuôn chữ báo, bạn có cảm xúc về tôi không ?
Nguồn ảnh: Huỳnh TâmTrước 1975 dưới chế độ VNCH, tại Chợ Lớn có 11 nhật báo Hoa ngữ, chưa kể báo định kỳ và báo Xuân v.v... y là một trong những tổng biên tập Hoa Văn báo. Quả thực hôm nay tôi khó hiểu về Nhất Biến, y sinh quán Chợ Lớn, cha Việt, mẹ Hoa, bây giờ có mặt ở đây, tôi càng không biết y đang làm việc gì! Và càng không biết lý do nào Nhất Biến trở thành phóng viện chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Tôi không yên tâm cuộc gặp gỡ này và lời mời không chừng hậu ý, đời tôi phải ngã gục tại nơi này ư. Tôi phải đáp làm sao cho phải tình của y:
─ Thưa anh Nhất Biến, làm sao tôi quên được những lúc anh loan tải những tác phẩm của tôi, khi ấy anh thường mời tôi đến tòa soạn để cụng ly lai rai vài chỉ rượu với khô Bò hay khô Mực. Anh còn bình phẩm nghệ thuật ảnh của tôi, theo văn trào phúng xã hội, vui ấy có thể nói chết đem theo không thể chia sẻ cho ai được, nay gặp lại anh tôi rất vui mừng ngày hội ngộ ở xứ người, tất cả thứ ấy tôi đều để trong lòng. Tôi có nhiều lý do không thể ở đây lâu được, nếu anh cho địa chỉ, tôi sẽ đến thăm anh và hàn huyên nhiều hơn.
Nhất Biến lấy một danh thiếp đưa tôi, nói:
─ Bây giờ bạn đi đâu tôi theo đó, bạn nhớ rằng trên chiến lũy vòng 1 này, lắm chông gai, bạn không bỏ mạng thì cũng tàn phế, đó là chưa kể bạn đến chiến lũy vòng 2 và chiến lũy vòng 3, hai chiến lũy đó chỉ có bỏ mạng chứ không hy vọng tàn phế.
Tôi thở dài đáp:
─ Thưa anh Nhất Biến, đúng như lời anh nói, tôi đã đứng trên trái đạn và bị nổ tung thành một cái hố sâu, bằng mồ tập thể trên 3 quân nhân Trung Quốc.
Mọi người cùng cười vì anh Linh, anh Bá, Nhất Biến đồng Hoa đỏ cả. Nhất Biến nói:
─ Theo ý tôi, đề nghị chúng ta cùng đi trước, đến doanh trại Sư đoàn bộ binh sơn cước 189 nhé?
Anh Linh đáp:
─ Không được, Viên Dung phải tranh thủ đi sớm về sớm, nếu vào đó thì bao giờ mới đến nơi thăm anh Trương Hoán Tùng.
Tôi đề nghị:
─ Thôi thì vào làng thăm chị Trang, cô Mỹ Châu rồi tính ra sao cũng được, đã lỡ đò không nỡ nào chúng ta cùng lội qua sông sâu.
Nhật Biến đáp:
─ Nhất Biến có ý kiến này, có thể dung hòa và không lỡ chuyến đi của Viên Dung, chúng ta đồng vào làng 189 thăm người thân của Viên Dung, nhân dịp tôi giới thiệu người bạn trẻ tên Lều Hà Chỉnh, nguyên Trưởng làng 189, sau đó đến doanh trại Sư đoàn 189. À trước đây tôi cũng là đàn em của anh Trương Hoán Tùng,dịp này chúng ta cùng đi Tây Hành làng bằng xe hơi của Sư đoàn 189, do tôi làm tài xế. Viên Dung và quý anh hãy an tâm nhé ?
Từ lúc gặp lại Nhất Biến, mãi đến lúc này, vẫn nghi ngờ sự tốt của y, tôi chưa thể mở lòng đón nhận giao tình không hẹn trước, bởi người CS lắm mưu, nhiều mẹo và mọi việc làm của họ đều nằm trong tính toán, như trước đây tôi biết rất ít vế đời sống của Nhất Biến, y độc thân, sống chân tình với bạn bè, yêu nghệ thuật, y chưa làm phiền lòng ai, những bài viết của y miêu tả sinh hoạt cộng đồng người Hoa [1] nhưng y là một tổng biên tập không có lý do nào chỉ một bút hiệu, một ký giả bình thường còn có nhiều bút hiệu khác nhau để viết nhiều đề tài. Hoa Văn báo cũng không ngoại lệ, nếu tìm hiểu chủ trương thấy nghiêng về Hoa kiều [2] còn Hoa vàng hay Hoa mất gia phả, chỉ là hình thức đệm cho trang đầy cột báo. Tôi chỉ nghe qua bạn bè nói về gốc tích của y có hai dòng máu, cha Việt, Mẹ Hoa, càng khó hiểu nguyên nhân nào y vào đảng CSTQ. Hy vọng lần này tôi sẽ tìm ra nguyên nhân, bởi y vô tình cho biết y là đàn em của anh Trương Hoán Tùng, và y còn cho biết thân làm Trung Cộng giấy.
Chúng tôi cùng đi vào làng 189, trên đường đi Nhất Biến cho biết:
─ Tại điểm đứng của chúng ta, bọn Trung Quốc đã chiếm một đoạn dài biên giới sông Hồng Hà tỉnh Lào Cai, và Hà Giang của Việt Nam. Họ đã thành lập Hồng Hà thị thuộc tỉnh Vân Nam, và tương lai một phần sông Hồng Hà tại tỉnh Quảng Ninh Việt Nam sẽ là Hồng Hà cảng của tỉnh Quảng Tây.
Từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn sông Hồng Hà hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn lại một rẻo đoạn sông Hồng Hà khu vực Hà Nội, Trung Quốc làm chủ nguồn nước thượng nguồn, họ sẽ thực hiện chính sách lớn trong một vai trò hàng đầu về kinh tế.
Trong chiến tranh ngày 17/02/1979 nó có nhiều mặt, mục tiêu cuối cùng là chiếm cho bằng được nguồn nước và cao điểm chiến lược, đó là hai yếu tố mạnh nhất của Bắc bộ Việt Nam. Việt Nam bị mất một vùng đại lý chiến lượchàng đầu tại biên giới, xem ra Việt Nam ngày nay không khác một phế nhân.
Chiến tranh đồng bằng, bọn Bắc Kinh xua quân vượt rừng, xuyên núi qua sông, tràn xuống đồng bằng chiếm 6 tỉnh, thị xã của Việt Nam và phá cho tan hoang đúng một tháng. Sau đó tung ra chiến thuật rút lui an toàn, bởi vậy Việt Nam ngơ ngáo không hiểu tại sao Trung Quốc lại ngưng chiến ở đây mà không tiến xuống Thái Nguyên rồi đến Hà Nội, rất tiếc tôi không hiểu những cái đầu của những nhà chiến lượcsuy nghĩ những gì, chứ thực trước mắt tôi đã thấy bản đồ lên kế hoạch tiến công Hà Nội, trước đó mình cũng hiểu ít nhiều về chiến thuật "dương đông kích tây" đã định trước một kế hoạch biến trận của tên Đặng.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnViệt Nam trong tôi có một người cha để nhớ để thương, mỗi khi tôi nhìn về quê hương có lẽ phải sám hối cả đời, nước sông Hồng Hà cũng chê bai tôi khó rửa sạch, vì dơ bẩn ở trong lòng chứ không phải ở ngoài da, và trong tôi có biết bao sự đau thương khác như mẹ già sống cô đơn, cha già không biết lưu lạc ở nơi nào! Cái áo ngoài của tôi chỉ là thứ sống ảo, khi nào tôi sẽ nói hết cho Viên Dung nghe!
À trở lại chuyện Trung Quốc, sau khi quân Trung Quốc rút lui, theo lệnh ngưng chiến, đảng CSVN tự dưng cài mìn vào cây cầu thị xã Lạng Sơn tại sông Kỳ Cùng, cho sập để quân Trung Quốc không có đường trở lại, đúng là ấu trỉ về chiến thuật, vô tình đảng CSVN cho người ta biết sự yếu kém của mình. CSVN còn nhẫn tâm hơn nữa, tôi không tưởng tượng được cảnh tiêu diệt nhân dân Việt Nam, họ cam tâm lùa nhân dân đến miệng quân Trung Quốc, đôi tay đảng, dâng lên nhờ địch tiêu diệt đồng bào biên giới của mình, đúng là dân của mình chết vì địch nội ứng trong nhà.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnMột số lượng lớn người Việt Nam đẩy qua biên giới Trung Quốc. trong thời gian này thường dân vô tội chết vì chiến tranh khá nhiều. Trung Quốc lợi dụng người dân Việt Nam tràn qua biên giới đẩy mạnh chiến trường "phản công tự vệ" lêntầng chiến lược. Ngày 18/04/1979 Trung Quốc chính thức đưa người Việt Nam vào chương trình "người Việt tị nạn" biên giới.
Tôi lắng nghe Nhất Biến nói nhiều điều chiến tranh tại biên giới, hình dung trong con người này có những uẩn khúc nào đó, và hỏi:
─ Thưa anh Nhất Biến, anh đã từng đi khắp 3 vòng chiến lũy của Trung Quốc, tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam, vậy Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới trên danh nghĩa "phản công tự vệ", có phải Việt Nam chiếm biên giới của Trung Quốc trước ngày 17/02/1979, bởi vậy Trung Quốc mới tự vệ, theo suy nghĩ của anh thế nào?
─ Hì hì... bọn Bắc Kinh quá lếu láo, thử hỏi trước và sau ngày 17/02/1979, Việt Nam có chiếm một phân ly đất nào biên giới của Trung Quốc đâu, hai nữa những Quân đoàn Việt Nam đang tham chiến tại Campuchia, chỉđể lại hậu cứ một Trung đoàn, như Quân đoàn 1 Cao Bằng, Lạng Sơn biên giới phía Đông. Quân đoàn 2 Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang biên giới phía Tây, Quân đoàn 3 Quảng Ninh biên giới Đông và vinh Bắc bộ. Một biên giới rộng lớn cửa mở, thế mà Đặng Tiểu Bình la lớn tiếng "phản công tự vệ". Đặng Tiểu Bình chỉ bịp được người điên, hai đảng CSVN và TQ bịp được hai dân tộc VN-TQ chứ nào bịp được Quốc tế.
Tôi rất tiếc rằng Việt Nam bị mất quá nhiều sông, núi, đất liền biên giới kể cả người đã chết lẫn người đang sống, tôi tin chắc chắng Viên Dung đã đi trên chiến lũy này thì phải gặp vô số mồ tập thể của người Việt mình, đảng CSVN vô thừa nhận người lính hy sinh bảo vệ biên giới vì Tổ quốc. Nếu có dịp Viên Dung vào chiến lũy vòng 2 và 3 thì sẽ thấy chiến tranh quá bất nhân với con người, địch ta chết cùng một mồ! Còn bọn đảng trưởng CSVN và TQ hẹn nhau cụng ly, như Hennessy, Rémy Martin (V.S.O.P và X.O), Chivas Regal 12, 18, 21, Martell X.O, Jack Daniel's, Clebmorangie, Absolute… chúc mừng nhau mạnh khoẻ, nhởn nhơ, miệng cười nhe răng như bầy cáo. Nói chung hai đảng CSVN và Trung Quốc đã thỏa thuận ngầm từ trước chiến tranh 1979, và Việt Nam phản đối chiếu lệ, một cách tránh né che mặt nhân dân Việt Nam mà thôi, chúng ta là một trong toàn thể nhân dân bị cuốn vào trò chơi của chúng .
Trong cuộc chiến này, Việt Nam mất nhiều tài nguyên thiên nhiên đang nằm dưới lòng đất chưa khai thác, và danh lam thắng cảnh một thiên đàng tại thế. Nào bạn nhìn kìa, cảnh đẹp của sông Hồng Hà trước mặt, có dịp hãy chiêm ngưỡng đi ?
Nguồn ảnh: Nhất BiếnVà bạn nhìn về hướng Tây Nam, bạn thấy quê hương mình đẹp ngần ấy, ngoài ra vẻ đẹp của ruộng bậc thang miền cao nguyên Bắc phần, còn chứa đựng cả một sức sống của dân tộc, thế mà để mất vào tay thằng Bắc Kinh, tội này có thể nói "tru di tam tộc" cũng chưa hả lòng lịch sử.
Ruộng bậc thang trên triền núi sông Hồng Hà.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnChúng ta chỉ mới nói trong cuộc chiến ngày 17/02/1979 là đã hết cuộc đời rồi, chưa nói đến cuộc chiến khốc liệc nhất tại biên giới Việt Nam và Trung Quốc vào những năm 1984, cho đến nay ( 1987) chiến tranh vẫn còn tiếp tục không ngừng nghỉ, nhân dân Việt Nam chỉ biết cuộc chiến ngày 17/02/1979. Ngoài ra không hề biết gì về cuộc chiến tại biên giới vào năm 1984, có phải toàn dân Việt Nam không muốn biết hay là nhà nước của đảng CSVN không cho nhân dân biết! Trong cuộc chiến 1984, Việt Nam và Trung Quốc đều hao tài, mất người tại chiến lũy vòng 2 và 3, phía Trung Quốc đổi bằng máu, xương thịt của toàn quân, tất cả tướng lãnh đồng tham chiến và mọi nỗ lực khác trút vào chiến trường. Theo tình hình hiện nay Trung Quốc đã cầm chắc, trên tay thẻ chủ quyền chiến lũy vòng 1, 2 và 3, lãnh thổ quê Cha của tôi, chết dưới tay đảng CSVN, bạn có biết không?
Tôi nghe Nhất Biến nói như vậy, ít nhiều bùi ngùi không biết động lực nào đưa đến sự phẫn uất mà chưa tiện dịp nói ra, liền hỏi:
─ Thưa anh Nhất Biến, anh có thể cho biết giữa hai cuộc chiến, mà anh vừa đề cặp, nó khác biệt thế nào để anh phải quan tâm đến như vậy?
─ Nếu có dịp tôi sẽ trình bày từng chi tiết một, không để lại một bí mật nào, còn hôm nay, tôi xin hài hước một chút lòng cho vui, vì chúng ta đã 13 năm vô tình gặp lại trên chiến lũy biên giới vòng 1 này, đối với tôi đây là ngày hội ngộ có ý nghĩa tình bạn.
Chúng ta cũng nên để lòng vào một bi kịch, tên tuồng (Ta, Tàu, Hoa). Ta (dân ta) khi Trung Quốc mở cuộc chiến tranh biên giới người dân 6 tỉnh chạy tán loạn, trước một nghịch cảnh xã hội vô tổ chức, nói đúng hơn là nhà nước Việt Nam không thừa nhận dân Ta, để mặt Ta chết không công bố con số thương vong của dân quân, và vô thừa nhận mồ tập thể, nhà nước như cha mẹ mà không thương con, hóa ra CSVN thua Trâu-Bò. Tàu (Ba Tàu) sống tại Việt Nam hơn 400 năm, Ba Tàu hòa nhập cuộc sống đã lâu đời đương nhiên là 100% người Việt, Tổ quốc của ông cha họ là Việt Nam, thế mà cũng bị liên lụy chiến dịch bài Hoa của đảng CSVN, xua đuổi họ ra khỏi nơi chào đời và sinh cư, họ phải xa lìa Tổ Quốc thân yêu một cách căm phẫn, nay họ chết trên danh nghĩa vô Tổ quốc. Tài sản sự nghiệp của Ta, Tàu, đồng loạt trút hết vào túi đảng CSVN.
Hoa (Hoa kiều) hai tiếng nghe qua rất thân thương, nhưng bản chất làm kiếp Hoa đỏ, phải nói Hoa kiều là lực lượng hậu phương mạnh của tiền tuyến MTGPMN và Trung Cộng, sau ngày 30/04/1975, Hoa kiều trở thành hồn ma bóng quế, lang thang vất vưỡng khắp biên giới vòng 1, cuối cùng Hoa kiều tiếp nhận được một mỹ danh tuyệt đẹp (người Việt tị nan) cũng như bao người Việt khác. Đời đã thế chưa đủ, Trung Quốc chơi tiếp một bạt tai vào mặt Hoa kiều qua cuộc trấn lột tài sản đem theo trên lưng, biến họ trở thành trắng tay ra kẻ bần cùng và đày đọa Hoa kiều sóng trong những công trường rừng sâu!
Mànhạ xuống, kết cuộc hai đảng CSVN-TQ chiến thắng hai dân tộc VN-TQ. CS lạm dụng hai từ ngữ Nhân dân để ngồi trên đầu, thế mà nhân dân vẫn chưa chịu hiểu thấu dã tâm CS, chưa chịu mở mắt to để thấy người CS vô cảm, nhẫn tâm hơn, người CS chỉ biết họ trên hết, không có tình dân tộc hay Tổ quốc, vừa rồi những lãnh đạo đảng CSVN, hiệp nghị về biên giới với đảng CSTQ, lãnh đạo đảng CSVN, lớn tiếng tuyên bố: "Tổ quốc Việt Nam là cái mẹ gì".
Đúng lúc chúng tôi vào đến cửa làng 189. Trẻ em và người lớn chạy ra xem, nhận diện người vào làng.
Nguồn ảnh: Nhất BiếnNhất Biến hướng dẫn chúng tôi đến thẳng nơi làm việc của Trưởng làng, vừa chạm mặt giới thiệu:
─ Thưa quý anh và bạn Viên Dung, đây là Trưởng làng, bạn thân thiết của tôi tên Lều Hà Chỉnh, nguyên Công An xã, một người làm hai công tác vừa làm Trưởng làng kiêm dân sự vụ.
Lều Hà Chính bối rối, Nhất Biến nói tiếp bằng tiến Quang Thoại:
─ Từ lúc này Chính gọi chúng tôi là anh, như thế mới phải quy cách, không nên thủ lễ vì đây là buổi viếng thăm riêng tư.
─ Dạ em biết, mời quý anh ngồi vào bàn. Y nói vói vào phòng kế bên:- Nhờ quý vị, cho tôi một khay trà, hai khay bánh và trái cây nhé?
Chúng tôi đồng ngồi vào bàn, nơi dành riêng cho thượng khách, anh Linh nói nhỏ với tôi:
─ Quả nhiên làng này, người Việt tị nạn sống không chết vì lao động hay bệnh, mà bị chết ngạt thở, bởi cái tên Công An xã, quân hàm của y Trung sĩ là cùng, chỉ cần thấy nơi làm việc và lối hành sử của y, mình quyết định y sống nhờ cửa quyền, đây là cơ ngơi làm vua núi của y.
Lều Hà Chính từ phòng kế bên đi ra, nhân viên bưng lễ vật theo sau. Yvừa đi vừa nói:
─ Hôm nay, quý vị nghỉ sớm, vì tôi có khách.
Một khaytrà, hai khuy bánh và trái cây tươi, Lều Hà Chính đứng nghiêm trang thưa:
─ Thưa quý anh, em xin kính mời dùng trà và trái cây, thưa đại ca đêm nay có ở lại đây không để em đi gọi người phục dịch, lo ăn ở.
─ Chuyện ăn ở tính sau, vì chúng tôi chưa hội ý.
Nhất Biến không chần chờ giới thiệu tiếp:
─ Đại ca Hứa Bông Linh nguyên Đại úy, Trưởng Dòng nhà làng, Đại ca thứ hai Phó Như Bá Trưởng Âu nhà làng nguyên Trung úy, người thứ ba phải gọi là tri kỷ đồng nghiệp với tôi tên Viên Dung, quý vị kết nghĩa huynh-đệ nhé?
Vừa giới thiệu qua, mới biết Lều Hà Chính 29 tổi, vào đảng 5 năm trước, y sống trong cái ô "xấu xa" Trung Cộng. Y xoay qua phía Nhất Biến khép nép thưa:
─ Em rất hài lòng cuộc kết nghĩa này, thì ra tất cả cũng là một nhà (người của chính quyền) em chân tình thưa với quý anh, chuyện vui buồn cho em cùng chia sẻ, và nhớ nhau hẹn hội ngộ, em ở đây rất cô đơn.
Anh Linh, tuy không ưa gã Hán này, nhưng vẫn phải đáp lễ:
─ Đã là huynh đệ thì phải chia sẻ vui buồn chứ, chúng ta chỉ sống nhờ tình người, còn lại những thức khác không giá trị, đúng không chú em?
Thực ra anh Linh có ý giáo dục tên Công An, Lều Hà Chính đáp:
─ Dạ đúng thế, em cũng sống theo phong cách của quý đại ca đó ạ.
Nhất Biến hỏi:
─ Chú Chính, bạn Viên Dung có một người chị tên Trang và cô em tên Mỹ Châu, chú sắp đặt cho gặp được không?
─ Dạ thưa được ạ, tùy anh Viên Dung tự tiện đến nhà hai chị ấy, để em nhờ người hướng dẫn.
Tôi suy nghĩ một chặp, nếu đến nhà thì nói nhiều chuyện riêng tư, nhưng không bằng đến đây tự do nói chuyện, cũng là dịp để chị Trang, Mỹ Châu làm quen với Nhất Biến và điểm trên mặt Lều Hà Chính, liền đáp:
─ Tôi thấy tiện nhất là nhờ một người nào đó, đi mời hai người thân của tôi đến đây thì hay nhất.
Lều Hà Chính đáp:
─ Để em đi mời hai chị ấy.
Y vội vã xoay mình vừa chạy, vừa đi một cách hối hả.
Nhất Biến miệng cười nói:
─ Quý anh và Viên Dung có thấy không, thằng này thuộc vào loại thượng đội hạ đạp, đó là bản chất của người CS, chúng nó không bao giờ biết đạo đức gì cả, đảng viên nhỏ ăn cướp nhỏ, đảng viên lớn ăn cướp lớn, còn lãnh đạo trung thành với đảng chúng nó không cướp mà chỉ hút máu dân, người không biết tưởng rằng Trung Quốc cường thịnh kinh tế, chứ nào ai biết kinh tế đó nằm trong tay cá nhân của đảng CSTQ. À những người phục dịch khi nãy toàn người Việt tị nạn cả, luật lệ làng này tự Lều Hà Chínhđưa ra, lúc trước mỗi ngày phải có 6 người phục dịch cho nó, bây giờ chỉ còn 3 người mỗi ngày.
Lều Hà Chính đi vào thưa:
─ Thưa quý anh, hai chị ấy đến bây giờ, em kính mời quý anh cứ tự nhiên, lâu quá mới gặp lại đại ca Nhất Biến. Chiều nay em mời quý đại ca dùng một buổi nhậu sơn hào.
Y láu lia nói tiếp:
‒ Em đi châm trà nhá ?
Hai người phụ nữ bước vào, cúi đầu chào, Trang và Mỹ Châu ngạc nhiên đồng lên tiếng:
─ Ới này, sao anh Linh, anh Bá và Tâm có mặt ở đây?
Đúng lúc Lều Hà Chính bưng lên khay trà, chị Trang, Mỹ Châu đồng chào người trung niên lạ mặt.
Tôi giới thiệu:
─ Anh mặc đồng phục Jeans Levi's là Nhất Biến người bạn thân của em và Lều Hà Chính vừa kết nghĩa huynh đệ với nhau, còn lại anh Linh, anh Bá đương nhiên là bạn của chị Trang và Mỹ Châu.
Mỹ Châu và chị Trang chạy đến ôm tôi, cả ba đồng khóc, ai cũng thấy cảm động, tình cờ tôi phát hiện trên đôi tay của chị Trang và Mỹ Châu không bình thường như thời nữ sinh hay thời công chức, cả hai người với đôi bàn tay da sần xùi và chỗ da trên 10 ngón tay nổi lên những cục u, chai cứng hỏi:
─ Hai người lao động thế nào mà đôi bàn tay chai cứng thế này?
─ Chị và Châu lao động khai hoang đất ngoài rừng, không lấy gì là cực nhọc lắm, tuy nhiên vì tình người tự chị và Châu, giúp những người già yếu và bệnh, cho nên lao động gấp đôi, nay tay chị và Châu chai cứng là vậy.
Nhất Biến liến nói:
─ Chú, Lều Hà Chính nghĩ thế nào, có thể phối trí lại việc làm nhẹ hơn cho hai chị không?
─ Dạ thưa được ạ, đặc biệt chị Trang và chị Mỹ Châu có rất nhiều khả năng khác, có thời gian người dân trong làng mang đủ thứ bệnh như sốt rét. "Mỗi năm có hai hoặc ba người qua đời do bệnh sốt rét" đến khi có hai chị thì bệnh sốt rét giảm xuống, nhờ hai chị mát tay vào rừng tìm thuốc chống sốt rét, từ đó đến nay không còn người chết như trước.
Y nói tiếp:
‒ Thì ra những ngọn đồi được khai hoang mau chóng, nay bắt đầu tự lực cũng nhờ hai chị, quả nhiên tôikhông hề biết việc này, xin lỗi hai chị, từ đây hai chị miễn lao động và tự do đi lại trong làng để thăm viếng người bệnh.
Nhất Biếnnói tiếp:
─ Thế thì Lều Hà Chính nên báo cáo với cấp trên, đề nghị cấp cho hai chị thẻ vàng, một thẻ nhỏ như vậy mà không cấp được hay sao?
─ Thưa đại ca, trước đây cũng có một đội trưởng lao động xuất sắc, đệ đơn xin thẻ vàng, chờ đợi đến nay đã 5 năm vẫn chưa nhận được thẻ vàng, nhưng em cam đoan với quý anh 3 tháng sau, hai chị sẽ nhận được thẻ vàng.
"Trưởng làng mới có thẻ vàng, ngoài ra người Việt tị nạn lao động xuất sắc ngoại hạng và phải qua bình bầu của tập thể mới được công nhận, chính quyền địa phương căn cứ vào thành tích cấp thẻ vàng. Giá trị của thẻ vàng được quyền đi lại trên khu vực giới hạn chiến lũy vòng 3"
Nhất Biếnnói tiếp:
─ Người tị nạn trong tương lai cũng là người dân của mình, đừng để họ cho nơi này là cái "Lồng chim" tôi không thể tưởng tượng, những khó khăn về giấy tờ cư trú quá phức tạp, người tị nạn chỉ cần thẻ ID có nghĩa là sinh kế đến với họ. Người trong làng không có thẻ ID không thể đi ra ngoài làm việc, thì đừng nói đến thẻ tín dụng, con cái của họ cũng không đến được học đường v.v... đã là như thế không bao giờ tạo lòng tin cho người tị nạn. Nếu một ngày nào đó hai chị nhận được thẻ ID thì chú Chính suy nghĩ thế nào?
─ Thưa đại ca, em vui mừng, và chúc hai chị như ý, em hy vọng bộ Nội Vụ cấp thẻ ID cho hai chị .
Nhất Biếnnói tiếp:
─ Tôi mời tất cả qúy vị đến doanh trại Sư đoàn 189 thăm Đại tá Hoa Chí Cường và dùng cơm ở đó.
Lều Hà Chính, người từ chối đầu tiên, y tránh né không dám gặp Đại tá Hoa Chí Cường, vì lính không bao giờ ưa Công An, ở gần ngõmà kỵ mặt. Còn anh Linh, anh Bá nhờ dịp này tìm hiểu thêm về tình thương yêu của hai chị em Trang và Mỹ Châu, ai cũng có lý do riêng, cuối cùng chỉ có tôi đi với Nhất Biến.
Những người không đếndoanhtrại Sư đoàn 189, Lều Hà Chính mời dùng cơm tại làng. Tôi và anh Nhất Biến chúc họ dùng một buổi cơm thân mậtvà vui, chúng tôi tạm biệt hẹn gặp lại ngày mai.
Huỳnh Tâm
Paris 01/03/201[1] Hoa Việt và Hoa Vàng.
[2] Hoa kiều, ý nói về người Hoa Đỏ.
-Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 4 (Huỳnh Tâm)
“...báo chỉ phát hành trong nội bộ CPC chỉ có cấp chỉ huy mới được đọc, bởi thế Nhất Biến đến địa phương nào cũng được săn đón, dù cấp tướng cũng kiêng nễ ký giả của CPC...”
Trên đường đi với Nhất Biến trong lòng tôi mang tâm trạng thử thách mới, có vài phân vân, tự hỏi: Chuyện gì sẽ đến, ứng phó thế nào, nhất là đi vào lòng địch, mọi giao động của mình có bị phát hiện đối diện với kẻ thù của dân tộc không. Thực tế, cả Nhất Biến và mọi người sẽ ở trước mặt tôi đều là kẻ thù không đội trời chung, cũng có thể tối nay nhận diện được nhân vật Nhất Biến có quan hệ với Bộ Tư Lệnh tiền đồn của Sư đoàn trưởng189, tên Đại tá Hoa Chí Cường là ai?
Trên đường đi đến Sư đoàn biệt lập 189 tại chiến lũy vòng 1
Ảnh: Nhất Biến Trực thức nhớ lại, tôi vội tìm trong túi áo lấy ra danh thiếp, chỉ đọc được ba dòng "Ký giả Cát Thuần. CPC và địa chỉ Nam Ninh" thất vọng không thấy chức vụ hay quân hàm của y, tôi khó hiểu tên ký giả Cát Thuần và Nhất Biến là thế nào? Hay cũng chỉ tên bồi bút CSTQ, riêng ba con chữ CPC là cụm từ viết tắt của những công ty cách mạng trí tuệ, đang nổi lên làm đảo lộn trí năng nhân loại, như (CPC Amstrad) hay (CPC Micro) v.v... Tôi hoàn toàn nghi ngờ về khả năng của y, nếu y là nhân viên của CPC Amstrad, đang làm đại diện tại Trung Quốc, điều này tôi rất an tâm và định lại vị trí tình bạn, ít ra Nhất Biến vẫn còn trong tim tôi một người bạn tốt.
Bỗng dưng tôi sực nhớ, CPC nguyên cụm từ (Quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc) Đặng Tiểu Bình nguyên Chủ tịch.Ký giả Nhất Biến đương nhiên theo mệnh lệnh của người chủ nhân CSTQ, thảo nào có người "kiêng bảy nể ba" sau khi thấy tấm danh thiếp của Cát Thuần, đặc biệt không ghi chức vụ, chỉ có tính ngoại giao.
Thời gian không còn cho phép tôi suy nghĩ nhiều, Nhất Biến đã đưa tôi vào sào huyệt địch, tiếng xe đạp thắng ... báo hiệu đã đứng trước cửa văn phòng của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 189.
Một người lính Trung Quốc từ xa đi đến hỏi:
─ Hai anh muốn tìm ai?
Nhất Biến đáp:
─ Chúng tôi là bạn của Đại tá Hoa Chí Cường, muốn vào thăm anh ấy, nhờ anh thông báo cho.
Người lính vẻ mặt nghi ngờ chúng tôi, chẳng đặng đừng phải xoay mình đi về phía văn phòng của Đại tá Hoa Chí Cường. Tôi không chần chờ để lòng bực bội lâu, liền hỏi:
─ Anh, Nhất Biến, tôi đã xem danh thiếp của anh rồi, sau khi ra khoải Bộ tư lệnh Sư đoàn 189, chúng ta chia tay.
Nhất Biến ngạc nhiên hỏi:
─ Lý do nào chúng ta mới tái ngộ lại chia tay?
─ Thưa anh, tôi vừa phát hiện anh nguyên là ký giả của tổ chức CPC (Quân ủy trung ương Trung Quốc)Chủ tịchtên Đặng Tiểu Bình, chính y hạ lệnh xua quân tàn phá đất nước tôi, tự lòng tôi ý thức không nên ngồi chung một chuyến xe đạp rẻ tiền này.
Nhất Biến tái mặt đáp:
─ Viên Dung, nhận diện về tôi đang làm việc cho CPC đương nhiên không sai, nhưng tôi tự biết, dù có nói hết lời với Viên Dung cũng không tiếp nhận tôi là người bạn thân của 13 năm về trước, bởi Viên Dung khám phá nguyên ủy ý thức hệ và sự sinh hoạt khác biệt giữa hai chúng ta, tôi biết Viên Dung có tính kiên nhẫn, nhân lúc này chờ xem chân thực của Nhất Biến, ít nhất giai đoạn tái ngộ này sẽ trả lời sự thật ấy, nếu Viên Dung kết luận sớm, tôi cho rằng bạn quá tàn nhẫn đối với tôi!
Nhân đây, tôi cũng nói thêm để Viên Dung hiểu rõ, tuy trên danh thiếp không ghi quân hàm, nhưng tất cả quân nhân Trung Quốc thấy CPC đều phải kínk trọng, lý do ký giả của CPC không giống như ký giả quân đội hay ký giả bình thường, điểm đặc biệt ký giả của CPC tuyển từ Tổng Biên Tập quân đội, hay những báo trực thuộc của đảng và nhà nước, ký giả của CPC có quân hàm nhưng không được phép ghi vào danh thiếp, một Tổng Biên Tập tương đương cấp Tá trễ lên, báo chỉ phát hành trong nội bộ CPC chỉ có cấp chỉ huy mới được đọc, bởi thế Nhất Biến đến địa phương nào cũng được săn đón, dù cấp tướng cũng kiêng nễ ký giả của CPC. Về thực tế Nhất Biến chỉ là ký giả thường với bút hiệuCát Thuần, tôi được tuyển vào CPC đầu năm 1976, chuyển công tác ra mặt trận biên giới Trung Quốc và Ấn Độ, viết những bài có tính dục lòng chiến đấu, bởi thế ngày nay CPC dùng câu của tôi để người lính học tập trên chiến trường, như "Ai hét lên "lửa" với quân đội của nhân dân Trung Quốc sẽ bị chết". Đồng thời cuối năm đó tôi viết một bài có câu "Quyết định để máu cho máu, răng đền răng" cũng được CPC dùng làm châm ngôn thúc giục chiến sĩ say máu ngoài mặt trận. Thế là những cấp chỉ huy ai ai cũng biết ký giả Cát Thuần, do nguyên nhân hai bài báo vừa đề cặp.
Thực tâm mà nói, khi tôi đến chiến trường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, không còn trí tuệ nào để viết những câu có lửa, vì tôi không thể thúc quân tiêu diệt quê Cha được, đến lúc này tôi ý thức không thể tin hai đảng CSVN-TQ để rồi tiêu diệt máu của Việt Nam trong tôi, trớ trêu đùa bỡn, đưa đẩy tôi đến cảnh riêng đau lòng, đúng là đời người không ai định trước cho chính mình bằng một hướng đi như ý!
À tôi còn có hai biệt hiệu do CPC gọi, ký giả xe đạp, đi đâu cũng đem theo xe đạp, họ biết tôi không sử dụng xe quân đội làm phương tiện công tác và biệt hiệu thứ hai ký giả Levi's. Tôi cố tình tạo ra hai hình ảnh này để gần họ và tìm hiểu bí mật của từng người trong tổ chức đảng CSTQ.
Viên Dung biết rằng thành viên lãnh đạo trung ương đảng CSTQ, mỗi người có máu đa nghi khác nhau, vợ con của họ tự xem là người của đảng cài vào, như một điệp viên nằm vùng mà không biết thuộc phe phái nào, thế đấy hạnh phúc gia đình người CS chết từ đó, cho nên bất cứ lúc nào họ cũng trên tư thế thủ "Chiều thân tối thù". Viên Dung cảm thông, rồi đây sẽ rõ hết về thân phận của tôi.
Sông Lô từ Trung Quốc
chảy qua Việt Nam.
Ảnh: Nhất BiếnTôi chưa kịp đáp lời của Nhất Biến thì người lính Trung Quốc khi nãy xuất hiện, và một người lính quân phục chỉnh tề theo sau, chúng tôi cúi đầu chào, y tự giới thiệu:
─ Thưa đồng chí Cát Thuần, tôi là Trung úy an ninh trực của Sư đoàn, xin phép hỏi, đồng chí đứng bên là ai, cho biết chức vụ và quí danh?
─ Đây là bạn Viên Dung đồng nghiệp với tôi?
Tên, Trung úy anh ninh ghi danh tính của Viên Dung và Cát Thuần vào sổ trực, y ngó tôi từ đầu đến chân, nói:
─ Thế à, đồng chí Viên Dung ăn mặc xốc xếch thế, kính mời đi theo tôi vào văn phòng Bộ tư lệnh.
Đúng là bọn cướp Tàu muốn chơi bỉ mặt tôi "ăn mặc xốc xếch thế" nhìn lại chiếc áo khoác Cachemire, quả nhiên bị rách một bên vai áo, một lai tay rách tươm, tưa xười sợi Cachemire như cái chổi lông gà, bởi những lần té xe đạp, đi trong lòng giao thông hào va chạm vào vách đá, thân trước của áo cũng đã phai màu. Tuy áo rách để người trách cứ, tôi vẫn điềm nhiên, tự nói: "Chính nhờ áo khoác này, tôi đi bất kể thời gian, với sự chịu đựng sương gió, rét rừng. Mặc kệ suy nghĩ của thằng cướp Tàu, riêng chuyện của tôi biết phải làm gì". Bỗng, Nhất Biến phản ứng quá mạnh như một cú sóc làm chấn thương tự ái, lớn tiếng nói:
─ Thưa, đồng chí Trung úy, đánh giá con người không phải lối ăn mặc, mà nhìn vào giá trị thành quả, đồng chí đại diện cho Quân Đội Nhân Dân, mà chào người mới gặp mặt, bằng tư cách như thế không xứngđáng, về nhà làm ruộng đi.Nếu tôi nói không sai đồng chí đã nhập tâm vào kiếm hiệp, khi thấy bạn của tôi tưởng là Cái-ban ư. Thảo nào trên tay còn cầm cuốn tiểu thuyết Kim Dung, bởi vậy chiến thuật biển người tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc áp dụng theo kiếm hiệp.
Một người cao ráo, tướng mạo công chức, quân phục chỉnh tề đi đến, chào:
─ Chào anh Cát Thuần và người bạn của anh,lâuquá hôm nay được dịp gặplại, thế nào quý anh có khoẻ không?
Người cao ráo hỏi tiếp:
─ Chuyện gì mà anh Cát Thuần lớn tiếng vậy, tôi chờ trong văn phòng, thấy lâu quá, mới ra đây đón anh vào.
─ Thưa, anh Hoa Chí Cường, tôi đi ngang qua đây không có ý định vào thăm anh, vì trên người tôi có lệnh tốc hành yết kiến, Bộ tổng tham mưu, Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí,Tư lệnh Quân Ủy Vân Nam. Trên lộ trình, tình cờ gặp lại bạn Viên Dung đồng nghiệp cũ, tôi tự nẩy ý đưa bạn Viên Dung vào giới thiệu và nhân tiệnthăm anh.
Mới vào đây liềngặp đồng chí Trung úy an ninh trược khiển trách và có vẻ chê bai bạn Viên Dung ăn mặc lôi thôi, không khác nào tôi bị một bạt tai, trước mặt đồng nghiệp, vì thế tôi mới lớn tiếng, xin lỗi Trung úy nhé?
Hoa Chí Cường mặt nghiêm nghị nói:
─ Đồng chí, Trung úy Bình làm nhiệm vụ an ninh tốt, nhưng về ngoại giao không được tốt, từ nay về sau bất cứ ai đi với anh Cát Thuần là phải nể vì. Mỗi ngày đồng chí đọc hai câu Thánh kinh "Ai hét lên "lửa" với quân đội của nhân dân Trung Quốc sẽ bị chết" và "Quyết định để máu cho máu, răng đền răng"do anh Cát Thuần dạy cho chúng ta đó,đồng chí Bình có biết không?
Làng biên giới Việt Nam ẩn trong sương mù, núi rừng
thanh bình bỗng dưng lan tràn chiến tranh, đằng xa có con lộ
đất hướng đi thị trấn Thanh Thủy. Ảnh: Nhất Biến.Lúc này, tôi mới để ý hai câu của Nhất Biến tự dưng trở thành kinh kệ của CPC, quân đội Trung Quốc trước khi xua quân đi ăn cướp xứ người phải hụp lạy hai câu của Nhất Biến, chua chát thay từ cổ chí kim bọn Hán chỉ có tài ăn cướp thiên hạ làm của riêng, thì ra kẻ Hán không có văn hiến, tất cả gia sản văn hiến đó từ thời chiến quốc để lại, tiếp theo kéo dài một thời thảm họa Hán hóa, như Đại Lý, Hạ, Kim, Lỗ, Ngô, Sở, Tấn, Tần, Tề, U Việt, Ngô Việt, Thổ Phòng, Vệ, Yên, Nữ Chân, Mông Cổ, thậm chí Vạn lý Trường thành và Tử Cấm Thành cũng do kiến trúc sư người Việt thực hiện v.v... Ngày nay, văn hiến Việt Nam, liệu năm tháng nào đó đảng CSVN "thà mất nước còn hơn để mất đảng", vì thế CSVN không ngần ngại hai tay dâng hiến nốt cho người Hán, có thể lắm chứ? Nếu đảng CSVN lấy quyết định.
Tôi đang đứng trong doanh trại của kẻ thù, đương nhiên lãnh thổ này do Ông, Cha của ta lập ra, thương đất nhớ người xưa làm sao tôi nguôi cái vô cùng uất hậnnày, càng nhớ lại lịch sử nước nhà, chỉ một lần lầm lỡ cả 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lương tâm day rứt, nỗi buồn sôi gan.
Bên tai trái tôi nghe tên Trung úy Bình đáp:
─ Xin lỗi quý đồng chí, và xin lỗi thầy Cát Thuần tha thứ cho học trò.
Hoa Chí Cường thay lời Trung úy Bình mời:
─ Chúng ta làm hòanhé, mời tất cả quý bạn về nhà riêng của tôi đàm đạo sau đó dùng cơm tối.
Tôi thấy vẻmặt của tên Bình bỉ dã khó coi, tất cả bốn người đi ngang vai, vừa vào nhà Hoa Chí Cường, liền gọi cần vụ:
─ Quý đồng chí lo cho tôi bốn phần tiệc, rất thịnh soạn nhé, đúng 2 giờ sau chúng tôi dùng cơm tối, và chuẩn bị phòng ngủ cho khách quý, cảm ơn các đồng chí.
─ Dạ.
Tình hình đẩy đưa, buộc lòng tôi phải thay đổi miệng lưỡi, gọi Nhất Biến bằng bút hiệu mới Cát Thuần, đương nhiên cái tên Cát Thuần vừa lạ, lại khó nhớ, tôi âm thầm đọc đi đọc lại mươi lần mới ghi được vào đầu, đôi khi gọi cái tên Nhất Biến của mấy mươi năm về trước thấy thân thương hơn.
Vừa rồi cái tên Cát Thuần này cũng thể hiện được tính khí khái lắm, thay tôi chửi khéo vào mặt tên Trung úy an ninh CSTQ, về riêng tên Hoa Chí Cường lịch sự với Cát Thuần, đủ biết sức mạnh của một ký giả CPC đi thăm viếng chiến trường có khác, nếu một ký giả bình thường dù có bản lĩnh mấy cũng về tay không.
Cát Thuần hỏi:
─ Bạn, Viên Dung thu âm lại cuộc trao đổi hôm nay nhé?
─ Vâng, đưa máy cho tôi.
Tôi cầm cái máy hiệu Sony dùng cassette ux-pro 90, và Cát Thuần đưa tiếp cho tôi 5 cái cassette ux-pro 90, hỏi:
─ Viên Dung có cần tôi hướng dẫn mọi thao tác về kỹ thuật không?
─ Tôi cũng đã từng sử dụng qua loại máy này.
─ Tốt lắm chúng ta chuẩn bị nhé?
Tên, Hoa Chí Cường đem ra một chai rượu Mao-tài, rót đầy bốn ly, mời:
─ Xin mời quý bạn cụng ly, chúc nhau bình an và mọi việc thành công, tất cả nhận nơi đây niềm vui.
Cát Thuần hỏi:
─ Nếu ly thứ hai, anh chúc những lời nào?
Mọi người đồng cười trong men rượu, tạo ra không khí vui của kẻ chiến thắng và cũng là men rượu của tôi ...
Cát Thuần liền phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường:
─ Thưa Đại tá, đời binh nghiệp khởi đầu từ lúc nào, trong chiến tranh phản công tự vệ có những kỹ niệm nào, khi chiến tranh đáng sợ nhất ở thời điểm nào, cũng như đáng trách nhất, cần lựa chọn chiến lược nào cho phù hợp với chiến thuật rút quân, về tổn thất của kẻ chiến thắng người chiến bại, nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình?
Tôi nghe Nhất Biến đưa ra quá nhiều vấn đề, cấu trúc thành một câu hỏi. Có thể cuộc phỏng vấn này kéo đến 2 hay 3 ngày mới kết thúc. Tuy rằng có những vấn đề cần phải biết, bởi họ chủ động gây chiên tranh, thế nhưng trong lòng tôi hơi khó chịu không cảm hứng và lý thú, do thời gian không cho phép ở đây lâu. Còn về nội dung người được phỏng vấn phải móc ruột, phơi gan, lục phủ ngũ tạng đem hết ra khỏi lòng ngực. Cũng có thể Nhất Biến chủ ý dã tâm nào đó, muốn biến Hoa Chí Cườngthành mộtxác chết biết nói.
Hoa Chí Cường uống hết ly rượu, trong cuống họng của y phát ra một luồng âm thanh dài, khà... đáp:
─ Thưa ký giả Cát Thuần, đã 7 năm mới hội ngộ bạn hiền, khác nào gặp "Rượu ngon chẳng nệ be sành" đáp lời bạn bằng lòng trung thực. Vốn tôi không thích binh nghiệp, đã là Kỹ sư điện, tốt nghiệp tại Đại học Kỹ thuật Nam Ninh. Năm 1965 bị động viên phải ghi danh vào Đại học quân sự Cáp Nhĩ Tân, tốt nghiệp Kỹ thuật Cơ Điện tử. Năm 1970 tham gia chiến trường biên giới Trung Quốc-Ấn Độ với quân hàm Thiếu úy, đến đầu năm 1978 chuyển về Quân Ủy Vân Nam, thăng quân hàm Trung tá chỉ huy trưởnng Lữ đoàn 104. Năm 1979 được lệnh tham chiến (phản công tự vệ) chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc, thăng cấp Đại tá chỉ huy phó Sư đoàn 40, thuộc Quân đoàn 14. Và hôm nay chỉ huy trưởng Sư đoàn 189 biệt lập tại miền sơn cước đã 7 năm, nhiệm vụ bảo vệ chiến lũy vòng 1. Năm 1980 Đặng Tiểu Bình ra lệnh giải trừ quân bị, tôi xin giải ngũ, Bộ quốc phòng không đồng ý, sau đó tôi nhận được văn thư tái phối trí quân đội chuyên nghiệp, lúc ấy tôi là một trong danh sách được đề cử thăng cấp tướng, bổ sung vào Quân đoàn 14, thế là binh nghiệp bất đắc dĩ, nó đeo đuổi vào người, cho đến nay trôi qua 7 năm, cái danh sách đề cử quân hàm tướng ấy bị gã Đại tướngDương Đắc Chí cho chìm lỉm.
Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí Đại Tướng Dương Đắc Chí tư lệnh Quân Ủy Vân Nam, trách nhiệm xuất binh phản công tự vệ hướng Lai châu, Lào Cai, Hà Giang lãnh đạo các Quân đoàn 11, 13, 14, 20.
Quân đoàn 11 có các sư đoàn 31, 32, 33.
Quân đoàn 13 có các sư đoàn 37, 38, 39.
Quân đoàn 14 có các sư đoàn 40, 41, 42.
Quân đoàn 20 có sư đoàn 58.
Đại tướng (许世友) Hứa Thế HữuĐại tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Quảng Châu, được lệnh của Đặng Tiểu Bình lãnh đạo Quân Ủy Quảng Tây,trách nhiệm xuất binh phản công tự vệ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh lãnh đạo các Quân đoàn: 41, 42, 43, 50, 54, 55.
Theo sự hiểu biết của tôi, chiến trường biên giới Trung Quốc-Ấn Độ khác về hình thể địa lý và khí hậu. Về chiến trường biên giới Trung Quốc-Việt Nam có những đặc biệt hình thể hiểm trởkhó dụng binh, núi rừng trùng điệp, hiểm nguy nhiều hơn là thuận lợi, trên lãnh thỗ biên giới Việt Nam nơi nào cũng có khả năng biến thành pháo đài kiên cố, khi hành quân phải biết chọn lựa hình thể, tiến binh, dưỡng binh, tôi rất băn khoăn trong đầu nhiều suy nghĩ, tính toán. Lúc bấy giờ tôi làm chỉ huy phó cho Sư đoàn 40, nhiệm vụ tiền trạm tiến nhanh vào Hà Giang trước 24 giờ. Đồng thời Bộ tổng tham mưu trưởng, Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí, truyền lệnh chiến thuật biển người, tạo 6 lớp phủ sóng lên trên bảo tố. Lệnh xuất phát, trước 6 giờ sáng, ngày 17/02/1979. Và đúng 24 giờ phải tiến vào thị xã Hà Giang, sau đó tiến sâu 50km, địa chỉ tập kết tại thị trấn Việt Lâm, trên thực tế từ biên giới đến Việt Lam trên 70km.
Tôi không phản đối, vì nó là chiến tranh của thời gian, được hoạch định trên chiến sách biển người của Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí và Đại tướng Hứa Thế Hữu được Đặng Tiểu Bình phê chuẩn. Đương nhiên tôi có suy nghĩ và tự tìm riêng cho mình và cho người một lối để sống, âm thầm tạo cho mình một chiến thuật riêng để bảo vệ binh sĩ. Trong túi áo của tôi lúc nào cũng có một bản đồ, một thước kẻ nhỏ và 3 cây bút màu, trước khi tấn công theo hình thể địa lý trên bản đồ do tôi ấn định, sau khi trinh sát báo cáo hình thể địa lý. Tôi đã thấy khó khăn nhất để thọc thủng sâu qua khoải Hà Giang 50km, trước 24 giờ.
Bản đồ tiến quân. Nguồn: Hoa Chí CườngKhi ấy Đại tướng (杨得志) Dương Đắc Chí lập Bộ tổng tham mưu, gần doanh trại của tôi, cách lãnh thổ Việt Nam 1km, ông ta lấy Quân lệnh làm biển người. Bộ binh đi trước, Pháo binh, xe tăng hổ trợ, đường sắc và hậu cần đồng tham chiến phản công tự vệ vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 17/02/1979.
Dương Đắc Chí gã tướng già lờ mờ, cứ thúc dục khởi quân y lệnh, tôi còn đắn đo hơn 15 phút sau mới xuất trận, từ Chuẩn Tôn, sư đoàn vượt qua sông Lô, tiến vào các làng biên giới Việt Nam, quân đến đâu diệt sạch đến đó, nếu có cản trở, khó thay nơi nào cũng có dân quân làm vật cản, họ kháng cự mãnh liệt tôi không ngại, tuy nhiên tôi lấy quyết định tránh né dân quân Việt Nam, khi đoàn quân đến được thị trấn Thanh Thủy là gối đầu vào Quốc lộ 2 cứ thế đoàn quân tiến vào thị trấn Nà Cầy, Phương Tiến, PhươngĐộ... trực chỉ vào thị xã Hà Giang, tiếp theo đến thị trấn Vi Xuyên, Việt Lâm, đúng 23 giờ, lập tức phối trí 3 lớp phòng ngự, ngăn trở quân đội Việt Nam từ Tuyên Quang tiến lên, họ sẽ di chuyển quân đi dọc theo Quốc lộ 2 để giải vây Hà Giang.
Lần đầu tiên tôi mở đường tổn thất 3%, đối với tôi một thất bại lớn, nặng nhất là ở biên giới sông Lô, các làng chung quanh Thanh Thủy, còn những địa chỉ đã đi qua sự kháng cự quá yếu ớt. Tôi lập phòng ngự vừa hoàn tất, được lệnh của Bộ tổng tham mưu về trình diện, tôi ngớ ngẫn không hiểu lý do gì, tuy nhiên phải tuân lệnh, về đến nơi Dương Đắc Chí buộc tội về tôi bất tuân quân kỷ. Tôi cảm thấy bị nhục mạ, liền hỏi:
‒ Thưa Đại tướng, tôi bị kỷ luật về tội gì, nếu đúng tôi tuân lệnh, và cho phép tôi được biện luận trước khi kỷ luật.
Tôinói tiếp:
‒ Thưa Đại tướng, tôi mở đường cho các Sư đoàn tiến quân vào Hà Giang, lúc tôi khởi binh trễ 15 phút nhưng đến sớm 1 giờ 45 phút và đã lập 3 phòng ngự, tổn thất 3% quân số, súng đạn, mìn, lựu đạn, 25 pháo cối nhẹ, ra-đa, truyền tin, vũ khí còn nguyên, di chuyên binh thần tốc và nhẹ, như vậy bị kỷ luật hay sao?
Gã tướng già lờ mờDương Đắc Chí, hình như khó trả lời với tôi, y liền nại chuyện cho có để cảnh cáo:
─ Anh, không tuân lệnh khởi binh, quân chinh chiến ngoài sơ đồ đã chỉ định, lý do nào không có đại pháo, xe bọc thép, xe tăng. Vũ khí nặng, quân dụng để ở đâu mà lại dùng con La, con lừa để vận chuyển.
Gã tướng Dương Đắc Chí nói mới dứt lời và tôi chưa kịp đáp câu hỏi nào, thì trước mặt của y, có đến 27 tướng lãnh thay mặt Quân đoàn và Sư đoàn về báo cáo, với sự hiện diện của tôi thay mặt Sư đoàn 40, gồm 28 chỉ huy Sư đoàn đồng hiện diện đúng quân số 10 Quân đoàn, dưới trướng của tướng có tên cúng cơm ngộ ngĩnh Dương Đắc Chí.
Các tướng lãnh, Quân đoàn 11, chiến trường Lai Châu báo cáo.
Sư đoàn 31: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 1 (mật mã) đến địa chỉ trễ nải 2 giờ, tổn thất 14% quân số, quân dụng, vũ khí không tập kết đúng địa chỉ"hỏa lực của đối phương chỉ có dân quân, cũng có thể là quân đội chuyên nghiệp, đến giờ này vẫn chưa thấy chủ lực quân đội Việt Nam xuất hiện thế mà cánh quân của chúng tôi đã tổn thất khí tài quá nặng, binh sĩ tử trận chôn tại chỗ, bị thương mang theo.
Sư đoàn 32: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 2, đến địa chỉ trễ nải 20 phút, tổn thất 11% quân số, quân dụng bị cháy 50%, vũ khí hư hao 2%, 1 xe tăng, 2 đại pháo tập kết đúng địa chỉ".
Sư đoàn 33: "─ Thưa Đại tướng, Bánh đậu 3, đến địa chỉ đúng 24 giờ, tổn thất 17% quân số. Cùng lúc 1 xe tăng, 5 đại pháo tập kết đúng địa chỉ".
Quân đoàn 13, chiến trường Lào Cai + Hà Giang.
Sư đoàn 37: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 1 đến địa chỉ trễ nải 4 giờ, tổn thất 18% quân số, đội Pháo binh đến sau 5 giờ, hậu cần quân dụng, vũ khí chưa tập kết tại địa chỉ đã định".
Sư đoàn 38: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 2 đến địa chỉ tập kết trễ nải 2 giờ, tổn thất 16% quân số, quân dụng, vũ khí tập kết sau 3 giờ".
Sư đoàn 39: "─ Thưa Đại tướng, Tờ báo 3 đến địa chỉ tập kết đúng 24 giờ, tổn thất 14% quân, giờ này hậu cần quân dụng, vũ khí chưa đến địa chỉ tập kết ".
Quân đoàn 14, chiến trường Lào Cai + Hà Giang.
Sư đoàn 40:
Sư đoàn 41: "─ Thưa Đại tướng, Bánh khoai 2, đến địa chỉ trễ nải 1 giờ, tổn thất 10% quân số, hậu cần quân dụng, vũ khí đến điểm tập kết sau 4 giờ".
Sư đoàn 42: "─ Thưa Đại tướng, Bánh khoai 3, đến địa chỉ đúng 24 giờ, tổn thất 15% quân số, hậu cần quân dụng, vũ khí đến điểm tập kết sau 2 giờ".
Quân đoàn 20, chiến trường Hà Giang:
Sư đoàn 58: "─ Thưa Đại tướng, Bánh bột 1, đến địa chỉ trễ nải 13 phút, tổn thất 22% quân, hậu cần quân dụng, vũ khí hiện thời chưa đến điểm tập kết".
Gã tướng Dương Đắc Chí hất hàm nói:
─ Còn anh, trả lời phần cuối về đại pháo, xe bọc thép, chiến xa, đạn dược vũ khí, quân dụng để ở đâu mà lại dùng con La, con lừa để vận chuyển.
Hai mươi bảy (27) tướng lãnh Quân đoàn và Sư đoàn ngạc nhiên không biết chuyện gì đến với tôi, họ cứ ngó tôi chằm chẳm, có người hỏi nhỏ tôi:
─ Tại sao anh không báo cáo phần đầu mà chỉ phần cuối, như vậy anh có vấn đề rồi, hãy cẩn trọng trước mặt thằng tướng già ham sống này.
Tôi điềm nhiên đáp:
─ Thưa Đại tướng, đánh giặc giỏi vế chiến lược, quân binh, quân dụng ít hao, đôi khi cũng nên dùng di chuyển thô sơ làm mới chiết thuật, lý do địa thế, địa hình không thuận chiến thuật hiện thời, cho nên tôi cần phải nhanh và nhẹ, thử hỏi vượt qua sông Lô, ta dùng đại pháo, xe bọc thép, xe tăng thì bao giờ đếnđược Việt Lâm?Bởi vậy tôi quyết định quy động 1500 con la, con lừa chỉ vận chuyển súng đạn, mìn, lựu đạn, pháo cối nhẹ, ra-đa, truyền tin, và lương thực không cần hậu cần cũng đến điểm tập kết trước 24 giờ. Tôi tự ý sắp đặt chiến thuật lấy núi 646, tại cuối ngồn sông Lô đặt một Trung đội Pháo binh,đây là tiền đồn hay hậu phương cũng được, hiện nay Bộ binh tác chiến gần, chủ yếu chiến thuật đối đầu với dân quân biên giới Việt Nam, một khi làm của chiến trường thì vũ khí nặng tham chiến như xe tăng, đại pháo v.v... Đại tướng đã nghe báo cáo của những sư đoàn mà chưa hiểu chiến thuật xưa hóa nay, thảo nào mới ra quân tổn thất nặng, bởi tâm lý biển người không gợn sóng, ngược lại tạo ra sức kháng cự mãnh liệt của dân quân Việt Nam, dó đó biến thành lực lượng tự vệ, lấy thân chắn làn sóng biển người!
Trung đội Pháo binh Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14,
có khả năng kiểm soát 2/4 tỉnh Hà Giang.
Nguồn: Hoa Chí CườngMột lần nữa, tôi xin nhấn mạnh, về địa thế núi rừng biên giới Việt Nam hiểm trở, sông ngòi khó qua, dùng chiến xa phải đặt lại vấn đề nhiên liệu,thiên nhiên, phương tiện đường sá cầu kiều. Thử hỏi Công binh bao giờ có những con lộ dã chiến để xuyên qua núi và qua sông phải có cầu kiều, cho thấy chiến lược biển người không hợp chiến thuật nơi này.
Một ví dụ khác, chúng ta không tiên liệu trước, sự sợ hải của đối phương là cơ hội tự vệ bất khả tiên liệu, nếu ta không khéo chiến trường này biến hai bên ôm nhau cùng chết. Còn một yếu trọng khác, chuyển yếu thành mạnh, những đơn vị do tôi điều binh đều thông thuộc lòng địa hình, hình thể địa lý tại biên giới và cả trên đường tiến quân, nếu có một số tổn thất nhỏ về khí tài, do hỏa lực đối phương, chúng tôi không hề ngại.
Nói chung tôi chọn lựa chiến thuật dọn đường bằng lối xuất kích này vừa gọn nhẹ và nhanh, tuy nhiên trái lệnh chiến thuật biển người.
Trung đội Pháo binh Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14,
đang pháo xuống thị xã Hà Giang. Nguồn: Hoa Chí CườngLần đầu tiên tôi chào tên tướng già Dương Đắc Chí, thân đứng thẳng, nói thẳng thắn không hề cảm giác sợ chết câu cuối cùng: "Nếu tôi thất thủ chịu tử hình không hối hận".
Giờ này tôi còn sống được là nhờ tính chân thành, sống bằng lương tâm, đó là kỷ niệm trên chiến trường Việt Nam.
Hai anh cần vụ đem cơm vào phòng khách thưa:
─ Thưa, Đại tá đã đến giờ cơm.
─ Thế à, cứ tự nhiên để trên bàn, cảm ơn quý đồng chí.
─ Dạ.
Thời giang trôi qua 2 giờ quá nhanh, mới đó mà đã 7 giờ tối. Lúc này tôi hy vọng sau buổi cơm sẽ phỏng vấn tiếp như: "Khi chiến tranh đáng sợ nhất ở thời điểm nào, cũng như đáng trách nhất, cần lựa chọn chiến lược nào cho phù hợp với chiến thuật rút quân, về tổn thất của kẻ chiến thắng người chiến bại, nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình?".
Huỳnh Tâm
Paris 16/03/2012
28 tháng 3 2012 00:02
“...tuy nhiên cũng có một tên Thiếu tá không tuân lệnh, hãm hiếp cùng lúc 3 em gái độ tuổi 14, y xem thường quân kỷ, tôi lấy quyết định tử hình không tha thứ...”
Sau buổi cơm tối, chuẩn bị đến tuần trà, tôi liền chuẩn bị máy thu âm, còn Nhất Biến tiếp tục phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường:
─ Anh, Cương có thể trình bày tiếp mọi sự kiện trong câu hỏi được không?
─ Vâng, từ lúc tôi trình diện tên Đại tướng Dương Đắc Chí, sau đó được y, ủy nhiệm quyền tham mưu phó Sư đoàn bộ binh 40với quânsố 12.820, chỉ huy trưởng vẫn tên Thiếu tướng Tô Tường Khuê. Nhiệm vụ tham mưu phó Sư đoàn trước nhất kiểm điểm lại tình hình các bộ phận của Sư đoàn, như đơn vị đặc công, thông tin, trinh sát, liên lạc, các lực lượng nhẹ của trung đoàn pháo binh gồm tiểu đoàn lựu pháo, cối v.v...
Lúc ấy toàn bộ vũ khí nặng của Sư đoàn 40 cònán ngữ các nơi hiểm yếu tại biên giới vòng 1, gồm 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn cao xạ phòng không, pháo chống tăng, 2 Tiểu đoàn công binh, vận tải, hậu cần.
Và một chuyện đáng trách nhấtcủa Sư đoàn 40 với tổn thất 510 binh sĩ tử trận, chôn chung một mộ tập thể,có ghi tọa độ, một tuần sau, tôi ra lệnh chuyển tất cả đồng đội bị tử trận đưa về bên kia biên giới Trung Quốc. Có một chuyện lạ đến không ngờ được, khi quật mộ không thấy một tử thi nào của đồng đội, tôi rà lại tọa độ không sai, mọi người ngỡ ngàng, báo cáo lên Bộ Tư lệnh liên quân khu Côn Minh, được trả lời mật:
─ Từ lúc này những thương vong ngày đầu chiến tranh kể như mất tích (không khai báo).
Sức đề kháng của dân quân Việt Nam mãnh liệt
Nguồn: Nhất BiếnNếu chiếu theo trả lời mật, quân đội nhân dân Trung Quốc với con số tử trận đích thật bị mất tích:
Sư đoàn 40 mất tích thay vì tổn thất 3%. (510 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 31 mất tích 14% quân số. (2550 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 32 mất tích 11% quân số.(1887 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 33 mất tích 17% quân số.(2890 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 37 mất tích 18% quân số.(3060 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 38 mất tích 16% quân số.(2720 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 39 mất tích 14% quân số. (2550 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 41 mất tích 10% quân số.(1700 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 42 mất tích 15% quân số.(2550 binh sĩ tử trận)
Sư đoàn 58 mất tích 22% quân số.(3740 binh sĩ tử trận)
Quân đội nhân dân Trung Quốc mới đánh hiệp đầu của nhạc phẩm (phản công tự vệ), tức thì trên sân khấu chiến trường Việt Nam, do tên Đại tướng Dương (杨得志) chỉ huy (Hết Đắc Chí) đã tổn thất 24.157 binh sĩ, tương đương một quân đoàn trên lý thuyết của quân đội nhân dân Trung Quốc, nói rõ hơn Đại tướng Hết Đắc Chí, hiện chỉ còn 3 quân đoàn, còn quân đoàn mật số (0) có 24.157 khai mất tích (tử trận). Trong khi ấy mặt trận phía Đông do Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) chỉ huy, được biết thê thảm hơn từ hai hướng Cao Bằng và Lạng Sơn mất tích 1 quân đoàn tương đương 23.782 quân số, và 1 lữ đoàn 4.230 quân số.
Từ ngày 17/02/1979 đến ngày 19/02/1979 nhạc phẩm (phản công tự vệ) do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, dưới sự trình diễn của hai viên Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) và Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志), đã thu hút 52.169 chiến binh mất tích, nếu là tử trận có thể nói nơi đây sân khấu bi trường phản công tự vệ chứa 52.169 nấm mồ!
Trong khi ấy bộ máy chính quyền Trung Quốc phóng loa truyền tin chiến tranh phản công tự vệ, từ năm 1979 đến năm 1987 Quân đội nhân dân chỉ tổn thấn 60.000 thánh tử đạo (chết cho đảng CSTQ).
Quả nhiên chiến tranh bất nhân với con người thời nào cũng vậy, nhưngchiến tranh thời nay rất khác thường, mới ngày đầu, tại biên giớilãnh thổ Việt Nam, ta, địch, dân quân và thường dân cùng ôm nhau chết. Sau đó Trung Quốc công bố con số tử vong không thực thà, họ chỉ đưa ra con số chẵn không lẻ thấp nhất 60.000 binh sĩ tử trận để lừa đối dư luận, họ phủi tay con số 52.169 tử trận trước đó vào 17/02/1979 và 19/02/1979, họ chính thức vô thừa nhận. Thế là 52.169 tử vì đạo khôngcó nửa nén hương lạnh cho người đem thân xác hy sinh vì đảng CSTQ!
Từ đó con số 52.169 ghi mãi trong tim tôi, đến nay vẫn còn sợ, sau một đêm ngủ, thấy 52.169 thi thể, chưa kể thi thể của tôi = 52.170, thế mới biết một buổi sáng mình vẫn còn sống. Xin lỗi tôi chưa tính đến quân số tử trận sau ngày 20/02/1979 cho đến hôm nay 1987. Hai bạn nên biết quân đội nhân dân Trung Quốc tử trận 3 lần hơn, còn nhà máy Trung Quốc chỉ công bố 1 phần, tính theo mộ bia hiện có trong nghĩa trang, tôi gọi là con số tự hào của đảng CSTQ!
Hơn 650.400 dân công Trung quốc và dân công người Việt tị nạn,
ngày đêm đào hào đắp lũy vòng 2, nối vào chiến lũy vòng 1
trong lãnh thổ Việt Nam vừa hoàn tất. Nguồn: Đại tá Hoa Chí Cường. Ngày 22/02/1979. Bộ tư lệnh liên quân khu, Quân ủy Vân Nam đặt bộ chỉ huy chiến trường trên chiến lũy biên giới vòng 2, gồm 1 lữ đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tấn công các tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam. Ngày 24/02/1979 chiến lũy vòng 1, nối kết vào chiến lũy vòng 2 bằng những giao thông hào, đây là con đường huyết mạch chuyển binh bổ sung cho 10 Sư đoàn bị khuyết quân số.
Cụ thể để hai bạn am tường:
Tư lệnh, Đại tướng Dương Đắc Chí (许世友), chuyển binh từ Vân Nam tiến quân vượt biên giới vào Việt Nam theo 3 hướng.
─ Hướng Lai Châu, Quân đoàn 11 có 3 Sư đoàn bộ binh: 31, 32, 33. Quân số 13.250 người.
─ Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) Quân đoàn 13 có 3 Sư đoàn bộ binh 37, 38, 39 được tăng cường Quân số 12.840 người.
─ Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) Quân đoàn 14 có 3 Sư đoàn bộ binh 40, 41, 42 và Quân đoàn 20, có 1 Sư đoàn bộ binh 58 và bổ sung Sư đoàn bộ binh 149. Quân số 19.500 người.
Ngoài ra còn có 4 trung đoàn pháo binh, 2 trung đoàn cao xạ, 16 trung đoàn biên phòng và các lực lượng dân binh. Lực lượng 4 Quân đoàn hiện có quân số 48.590 người.
Được biết dưới trướng của Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) có Quân đoàn 55 được tăng cường, thêm 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn.
Bản đồ chi tiết các hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới chiến tranh Việt-Trung 1979. Ngoài ra còn có XXXXX Tập đoàn biệt lập. Bộ Tư lệnh tại thị trấn Tĩnh Tây, và Bách Sắc, sát nách Cao Bằng, VN. Cửa ngỏ vào chiến lũy vòng 1 trong lãnh thổ biên giới VN. Mọi chuẩn bị tăng cường nếu Đại tướng Hứa Thế Hữu (许世友) cần đến. Nguồn: Nhất Biến CPC.
Tổng kết 10 Sư đoàn chính quy của viên Đại tướng DươngĐắc Chí (杨得志), cộng thêm các lực lượng thiết giáp, pháo binh, phòng không, công binh tương đương với 4 sư đoàn. Theo biên chế một quân đoàn 50.000 quân, một sư đoàn 12.900 quân, tổng số quân Trung Quốc tham chiến phản công tự vệ trên chiến trường biên giới Việt Nam từ 450.000 đến 500.000. Chưa tính (XXXXX Tập đoàn biệt lập) đặt bản doanh Bộ tư lệnh tại thị trấn Tĩnh Tây, chờ ứng chiến.
Thị xã Hà Giang, Quân đội nhân dân Trung Quốc hãm hiếp
phụ nữ từ già đến trẻ không tha thứ một ai;
Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường.Tôi xin trình bày tiếp về "tổn thất của kẻ chiến thắng, và người chiến bại".
Cả hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc xem cuộc chiến tranh này không khác nào một trò chơi giải trí, chúng nó khai thách tâm lý bảo vệ xóm làng, đẩy thường dân làm là chắn biển người, còn dân quân làm thân bia đỡ đạn, cảnh chiến tranh đem đến cho nhân dân Việt Nam tại biên giới nhiều tổn thất nhất, rồi mới đến thường dân thị xã Hà Giang, người người lầm than khắp nẻo đường, tài sản bỗng chốc hóa trắng tay, chỉ vì bốn chữ "phản công tự vệ" của Đặng Tiểu Bình. Mấy ngày đầu, quân chủ lực của đảng CSVN chưa thấy tên nào xuất hiện, hoàn toàn mở cửa 6 tỉnh, thị xã Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Quân đội Trung Quốc tung hoành theo ý đồ của Đặng Tiểu Bình"dạy cho Việt Nam một bài học" quân đội Trung Quốc như kẻ nằm mơ trong chiến thắng cứ thế tha hồ làm mưa làm gió, hãm hiếp phụ nữ từ già đến trẻ không tha thứ một ai! Nam giới thương vong la liệt từ biên giới đến thị xã, có nhiều thường dân bị thương chờ ngày chết, tàn nhẫn nhất là những bé gái và trai từ sơ sinh cho đến 15 tuổi v.v... đem ra làm tấm bia thi nhau bắn, trúng được thưởng một điếu thuốc lá Chunghwa. Sau đó, vài ngày chúng tôi không còn thấy người Việt nơi chúng tôi đóng quân, làm tôi rất phân vân, không biết họ sống chết thế nào ?
Quân đội nhân dân Trung Quốc tử vong
trên đường 22 trong lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn Ảnh:Hoa Chí Cường. Chúng tôi nghe tên Hoa Chí Cường kể lại cuộc chiến tranh tại Hà Giang, quả thực không lòng nào chịu được, bởi chứng lời người thực, việc thực đã từng giày xéo trên quê hương tôi thảm khốc, người dân có tội tình gì mà phải đem họ ra làm trò chơi dã man, thảo nào 2 đảng CSVN-TQ đào tạo ra đại tập đoàn máu lạnh.Tôi vừa chớm chân đứng lên, ý ra ngoài hiên nhà để dằn căm phẫn. Nhất Biến hiểu ý, liền ấn vai tôi ngồi xuống, hỏi:
─ Thưa, anh Cương thế thì Sư đoàn 40 của anh có tham gia vào những sự việc mà anh vừa trình bày không?
Quân đội nhân dân Trung Quốc tử vong trên đường 22
Hà Giang Việt Nam. Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường.Hoa Chí Cường tự tay rót một ly trà đầy, uống một hơi cạn ly đáp:
─ Tôi ra lệnh, Sư đoàn 40 cắm trại 100%, và nghiêm lệnh bất cứ binh sĩ nào phạm phải quân kỷ đều tử hình, tuy nhiên cũng có một tên Thiếu tá không tuân lệnh, hãm hiếp cùng lúc 3 em gái độ tuổi 14, y xem thường quân kỷ, tôi lấy quyết định tử hình không tha thứ. Thề là tôi bị tên Đại tướng Dương Đắc Chí mời về Bộ tư lệnh Quân Ủy Vân Nam. Ông ấy tự phóng đại những quân kỷ để đẩy tôi vào đường cụt, nào là khinh quân không tuân Biển người, tránh né địch, không học tập lời dạy của Quân ủy trung ương "dạy cho Việt Nam một bài học".
Tôi thà chết chứ không chịu tự dối mình, đáp:
─ Thưa Đại tướng, Biển người tôi không thực hiện được thì người khác đã thực hiện thay tôi, thường dân Việt Nam chết không đất chôn, nếu tôi theo chiến thuật Biển người thì bao giờ có lối tiến quân nhanh, nhờ vậy 4 Quân đoàn của Đại tướng, tổn thất chỉ mới 24.157 binh sĩ. Tại sao tôi phải tránh địch cũng có lý do của nó, tôi thích xông pha vào chiến trường với quân đội chủ lực, chính qui của CSVN. Nếu trận chiến này tôi thắng dân quân tự vệ Việt Nam thì không hãnh diện mấy, tôi cho đó là một thất sách về chiến lược, bởi dân quân ấy không phải quân chuyên nghiệp, và thường dân Việt Nam tay không có mộttấc sắt. Tôi đem tên Thiếu tá Mã Hường tử hình vì Sư đoàn 40 canh cửa cho các Sư đoàn bạn tung hoành, nếu Sư đoàn 40 theo gương Sư đoàn bạn, nhỡ có địch tấn công thì ai chống đỡ, thà một tên Thiếu tá chết còn hơn để 4 Quân đoàn của Đại tướng bị tổn thất thê lương.
Quân đội nhân dân Trung Quốc tử vong tại đầu nguồn
sông Lô lãnh thổ Việt Nam. Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường. Bỗng, Hoa Chí Cường cười một tràng dài có vẻ thích thú, vì Cương có ý mỉa mai tên Dương Đắc Chí, nói tiếp:
─ Nói chung thời gian đầu tại 6 tỉnh, thị xã Việt Nam, quân đội gian tham của Trung Quốc tàn sát người dân Việt Nam vô tội vạ, và tài sản lớn nhỏ đều bị phá hủy, một cảnh tượng chiến tranh để lại đất nước Việt Nam bình địa, đổi lại Trung Quốc hơn 24.157 tử trận, cả 2 đảng CS đồng bại trận. Hiện nay (1987) chiến tranh còn tiếp diễn chưa thể nào tổng kết, nhất là con số tổn thất phải chuẩn, có thể sau cuộc chiến tranh này, tôi sẽ trình bày mọi chi tiết với hai bạn.
Tôi ký vào sổ kỷ luật, ngồi chờQuân ủy Vân Nam hài tội, tuy nhiên tên Đại tướng Dương Đắc Chí, thấy tôi còn có thể sài lại được, cho nên y để tôi ngồi chơi xơi nước tại bản doanh tổng tham mưu chiến lược của Bộ tư lệnh liên quân khu.
(Còn tiếp)
Huỳnh Tâm
Paris 27/03/2012
Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, Kỳ 6 (Huỳnh Tâm)
“...đất nước Việt Nam khéo có một biên giới thiên nhiên từ Đông qua Tây, nếu Trung Quốc chiếm cứ được núi cao tại biên giới, đương nhiên Việt Nam tự nó biến thành chư hầu...”
Mấy giờ liền tôi phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường. Y trình bày về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, mọi diễn biến tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam rất tỉ mỉ, y là nguyên sĩ quan Tư lệnh phó Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, y đón tiếp chúng tôi qua cung cách kính trọng. Phần tôi hình dung không khác nào tư cách đại diện của Bộ tư lệnh Quân ủy Vân Nam thuộc Quân khu Côn Minh, đang lắng nghe một thuộc cấp báo cáo về chiến trường.
Tôi nhếch môi cười thầm, tự trách:
─ Tại sao, bỗng dưng ăn theo Nhất Biến để trở thành nhân vật có tầm cở bành trướng Bác Kinh, thời gian này không đáng là bao, thế mà trong tôi phải chịu đựng tên Cường nói về đau đớn trên quê hương mình, ngồi đây chỉ còn hy vọng y tiết lộ vài bí mật "phản công tự vệ"tôi cần biết. Và sáng mai đương nhiên tôi trở về vị trí đời thường, mang theo nỗi buồn quê hương khói lửa, bị mất trộm phần đất biên giới của Ông Cha vào tay Trung Quốc!
Xe tăng và Trung đội pháo binh 56 của Quân đoàn 14
Trung Quốc tiến qua đầu nguồn biên giới sông Lô
thuộc tỉnh Hà Giang. Nguồn: Hoa Chí Cường.Hoa Chí Cường đứng lên, đi đến kệ sách lấy một cuốn sổ dày cộm, luôn tay lấy một vò rượu và ba ống cây trúc, dài nhỏ, nói:
─ Thưa quý anh, đây là vò rượu, cất bằng gạo cẩm của nông dân Việt Nam thường dùng trong dịp giao tế hay lễ lạt, quý anh, uống thử rượu đặc biệt mà người Việt Nam gọi rượu Cần nồng độ cao, uống vào cảm nhận được mọi hương vị cay, đắng, đậm đà, sau khi uống để lại một vấn vương thơm, kính mời hai anh.
Hoa Chí Cường vừa hút lên một ngụm rượu, uống ực một hơi vào miệng, khà ... tay cằm cuốn nhật ký nói tiếp:
─ Tôi ghi chép tỉ mỉ, có cả hình ảnh đính kèm, chỉ rõ từng sự việc tại chiến trường Hà Giang Việt Nam. Nhờ cuốn nhật ký này, tôi tự làm một thống kê tổn thất về phía Việt Nam và Trung Quốc, từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến ngày 16 tháng 03 cùng năm, có thể nói rằng con số tổn thất chính xác 90%.
Sau ngày 16 tháng 03 năm 1979 đến 1987 con số tổn thất cao vòi vọi, vẫn tiếp tục chạy đua với thời gian trên chiến trường Việt Nam. Tôi cũng đã làm một thống kê khác trong nhật ký, nếu có dịp sẽ gửi tặng quý anh.
Cuộc xâm lược của 10 Quân đoàn, Quân Giải Phóng Nhân Dân
Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam,
tháng 2/197917/20/1979. Nguồn: Hoa Chí Cường.Miệng của Hoa Chí Cường liên tục nói, và đôi tay mở ra trang đầu nhật ký, đọc:
─ Ngày 17/02/1979, Sư đoàn 40 tiến công vào lãnh thổ Việt Nam, trước mắt có những cản trở bởi dân quân các làng xã thuộc thị trấn Thanh Thủy, Hà Giang Việt Nam. Cùng ngày, trước sau 4 Quân đoàn gồm 10 Sư đoàn của Trung Quốc đồng tiến công.
Thương vong, thiệt hại của Việt Nam, từ ngày 17/02/1979 đến ngày 16/03/1979.
1 – Dân quân, thường dân Việt Nam cam chịu, kẹt trong cuộc chiến:
Ngày 17-12/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam
có 3.240 tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường
Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong
các hang động miền núi. Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc,
đem ra hành quyết tập thể, vàongày 24 tháng 2 năm 1979.
Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Bộ đội Trung Quốc hãm hiếp
phụ nữ,già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết
chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo
hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi.
Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 27/02/1979,
Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc
bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi,
lập tức hành quyết tập thể.
Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong.
Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường
Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong
tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C.
Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên
mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên,
trên Quốc lộ 2C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
2– Những khu công nghiệp nhà máy bị phá hủy100%.
3– Tỉnh Hà Giang có 196 đơn vị cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn bị phá hủy 84%.
4– Tài sản tư nhân, 170.931 nhà cửa thường dân tại thành phố, do đại pháo phá huỷ 75%..
5– Tài sản tư thường dân nông thôn bị phá hủy 349.560 ngôi nhà 90%..
6– Cánh đồng lúa cháy 100%.
7– Núi rừng, Lân nghiệp tổng số phá hủy 83%.
8– Tư liệu sản xuất nông thôn, bị cướp 251.973 trâu, bò và các loại gia súc khác bị mất tổng số: 460.800 con 80%..
9– Kinh tế, tài sản công cộng của thị xã, thị trấn bị phá hủy 350.760 ngôi nhà, cơ sở Giáo dục, Bệnh viện, Bệnh xá, Thương mại, Nông trường, Trang trại, Lâm trường, Xí nghiệp, Hầm mỏ, Điện lực, Văn hóa v.v... 98%.
10– Dân số 4,5 triệu của 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sản xuất sinh sống. Tính theo tổn thất từ ngày 17/02/ đến 16/3/1979.
Nhất Biến cười nói:
─ Tôi nghe anh đọc như một thực đơn bi ai, tôi ăn bằng cái đầu qua con số, người dân vô can gặp chiến tranh phải trả giá quá cao, ngoài trí lựccủa con người, con số mà anh Cường vừa đọc nó rất giá trị đối với chúng ta, nhưng không giá trị đối với những kẻ bàngquan, và hai đảng CSVN-TQ vô lương tâm, họ bịt mắt dư luận bằng những con số thấp nhất, do hành động dối trá.
Hoa Chí Cường thở dài phê phán:
─ Chúng ta phải nói đảng CSVN-TQ lưu manh, không bao giờ công bố một tổng kết sự thật, họ sợ nói lên con số tổn thất, nghĩa là chỉ dấu thua trận, điểm yếu của một bè đảng CSVN-TQ là ở chỗ ấy, chiến tranh là như vậy, ai cũng cho mình thắng trận, địch tổn thất 10 (Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000), ta tổn thất khoảng 20.000 v.v...
Tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权).
Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường.Một công bố khác của tên tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), nguyên phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, phụ trách tình báo ngoại giao. Y lừa dối dư luận thế giới, công bố quân số của Trung Quốc có 20.000 tử vong. Nếu y làm số nhân: 20.000 x 4 = 800.000 tử vong, mới đúng sự thật. Tháng 4 năm 1979, "Tạp chí Quân đội Nhân dân"của Việt Nam loan tải, quân đội Trung Quốc có 62.500 người thương vong. Theo tôi con số này bất đắc dĩ chấp nhận được.
Ngũ Tu Quyền (伍修权) còn công bố hư hao vũ khí có hơn 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy. Y lại một lần nữa lếu láo, thay vì phải nhân: 500 x 3 = 1.500.
Y còn khoe bắt được 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Trong khi ấy bộ tư lệnh Quân Khu Nam Ninh thống kê con số tù binh ngoạn mục: Tù binh Việt Nam gồm quân chủ lực 800, dân quân 200, thường dân 600. Cho thấy tên tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权) công bố tào lao "râu ông nọ, cắm cầm bà kia" không giống ai cả !
Hoa Chí Cường lại thở dài một lần nữa, đôi mắt ngó xuống nhật ký đọc tiếp:
Việt Nam công bố kết quả chiến đấu của họ như sau:
1 – Mặt trận Lai Châu: diệt 16.000 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp, 12 xe quân sự, và đánh thiệt hại nặng tương đương Sư đoàn, 38 khẩu pháo-cối.
2 – Mặt trận Lào Cai : diệt 17.000 lính TQ, phá hủy 41 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự, tiêu diệt 24 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 52 khẩu pháo-cối.
3 – Mặt trận Hà Giang: diệt 11.000 lính TQ, phá hủy 32 xe tăng, thiết giáp, 45 xe quân sự, tiêu diệt 10 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 14 khẩu pháo-cối.
4 – Mặt trận Lạng Sơn: diệt 13.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt 3 trung đoàn, thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
5 – Mặt trận Cao Bằng: diệt 12.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp, 23 xe quân sự, tiêu diệt 7 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 61 khẩu pháo-cối.
6 – Mặt trận Quảng Ninh: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 32 khẩu pháo-cối.
Tổng kết: Trung Quốc tử vong 83.000, phá hủy xe tăng, thiết giáp 353, 188 xe quân sự, 292 khẩu pháo-cối .
Hoa Chí Cường nói tiếp:
─ Phân thắng bại còn chờ ngày kết thúc chiến tranh.
Về lâu dài, đã hơn 8 năm xung đột vũ trang dọc theo biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, dấu hiệu hậu quả nền kinh tế xấu. Sản xuất của người dân vùng biên giới xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, Trung Quốc chủ trương di chuyển hay phá hủy cột mốc biên giới, tương lai gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Điều đáng trách, kẻ xâm lăng không nên tạo sự căm phẫn trong lòng dân bản xứ, dù bất cứ người dân ở quốc gia nào cũng phải tôn trọng họ, không được cướp mạng sống hay vật chất của họ. Trừ phi nhà nước đương cuộc lấy thường dân làm lá chắn, đem dân ra thử đạn pháo, thì mình đành chịu thôi. Trường hợp này bất khả kháng theo qui luật chiến tranh không còn cách nào để từ chối.
Về người nghe, cảm nghĩ của tôi:
─ Quân số Trung Quốc có hơn 3,5 triệu, chỉ có một Hoa Chí Cường mẫu người bản lĩnh, đứng thẳng trước thượng cấp không hề nao núng, cá tính sống vì mọi người, phân biệt thế nào là địch-thù, quan trọng không kéo thường dân vào chiến cuộc, tuy nhiên tôi có một suy nghĩ khác:‒ Ngày nay Hoa Chí Cường quân hàm Đại tá, nếu mai này làm Đại tướng cũng không thể khác hai tên tướng Dương Đắc Chí vàHứa Thế Hữu, vì Hoa Chí Cường quên rằng trong người của ông ta có huyết thống Hán 100%.
Nhất Biến tranh thủ thời gian, liền hỏi:
─ Thưa, anh Cường tiếp tục phỏng vấn nhé?
─ Vâng, tôi xin trình bày tiếp. Vềchiến lược phải phù hợp với chiến thuật để khi thoái quân an toàn không bị tổn thất. Chính tên Đại tướng Dương Đắc Chí cũng hờ hững về chiến thuật thoái quân, chiến trường Việt Nam địa lý thiên nhiên có quá nhiều núi cao, hiểm trở khó tiến công, thoái quân cũng khó, tuy quân đội Trung Quốc lập được ba chiến lũy sâu trong lãnh thổ Việt Nam nhưng không giá trị, nếu địch thủ chọn những điểm núi cao kiểm soát ba chiến lũy, tức thì quân đội Trung Quốc như một con Hổ nhốt trong rọ, quân đội Việt Nam sẽ rót đại pháo xuống đầu, không có đường nào để thoái binh. Quả thực đất nước Việt Nam khéo có một biên giới thiên nhiên từ Đông qua Tây, trong chiến tranh nếu Trung Quốc chiếm cứ được núi cao tại biên giới, đương nhiên Việt Nam tự nó biến thành chư hầu.
Kéo đại pháo lên núi cao. Nguồn Ảnh: Hoa Chí CườngTrước đây tôi chọn một đồi núi cao để hổ trợ cho Sư đoàn 40, thì ngay sau đó tên Dương Đức Chí ý thức được việc phối trí binh bị của tôi, ý có hỏi: "Nguyên nhân nào đưa đến cách phối trí đại pháo trên núi cao". Tôi trả lời: "Biên giới Việt Nam là nơi hiểm yếu, có khả năng chôn 40 Quân đoàn của ta, nếu không biết chiến thuật, tức là mình khinh địch, trước khi khởi binh tôi cho trinh sát đi trước vẽ họa đồ, tọa độ, lập tổ liên lạc, từ lúc khởi binh cho lúc đến điểm tập kết dùng mật mã nhiễu sóng truyền tin, và lập pháo đài trong thời gian nhanh nhất.
Những nguyên nhân vừa rồi đủ chứng cứ, cho phép tên Dương Đắc Chí đưa tôi vào phạm luật quân kỷ.Ấy mà nào ai biết trước, trong sự hung có sự lành, nhờ vậy tôi mới thoát chết qua kẽ tóc, về tội khinh quân kỷ trên chiến trường. Nói chung tôi được Quân ủy Vân Nam dùng lại xem như cố vấn.
Phầntôi, thấy độ dày cuốn nhật ký hơn 450 trang giấy A4, và có nhiều hình ảnh chú thích, Hoa Chí Cường đọc mới vài trang mà như trong tôi có cảm tưởng còn rất nhiều bí mật khác của chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, tôi cần phải biết nội dung cuốn nhật ký này, nếu có điều kiện, bằng mọi cách làm chủ nó.
Đôi mắt của Nhất Biến cũng không rời cuốn nhật ký của Hoa Chí Cường, vừa ngó chăm chăm và hỏi:
─ Anh, Cường có thể nào cho tôi mượn cuốn nhật ký đọc tại chỗ được không ?
Hoa Chí Cường không suy nghĩ, cũng không ngạc nhiên, trên mặt có vẽ tự hào, nhếch môi cười, vui vẻ đáp:
─ Đối với anh Cát Thuần, đúng là cuốn nhật ký của tôi đi tìm tri kỷ, anh chờ một chút nhé?
Hoa Chí Cường đi đến kệ sách lấymộtgói, không biết loại sách gì mà bề ngoài bao lại bằng giấy dầu, trao cho Cát Thuần nói:
─ Tôi xin tặng anh bathực đơn tinh thần, nhật ký thứ nhất viết từ ngày 10/02/1979 đến 16/03/1979, cuốn thứ hai viết từ ngày 17/03/1979 đến năm 1986. Trong cuốn thứ hai nội dung quan trọng nhất là trận chiến 1984. Và một cuốn Bản đồ tự tay tôi vẽ cùng một số bạn bè cung cấp, quan trọng của nó là những điểm núi cao có chú thích tọa độ và ngày tháng chiến tranh tại 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh củaViệt Nam và biên giới Trung Quốc.
Tôi suy nghĩ thầm và tự hỏi:
─ Tại sao trong tôi bị khích thích, tăng khaokhátnhững gì vừa nghe và thấy, như một chứng nhân chiến tranh? Hay tôi đang cần một thứ lương thực chỉ no cái đầu? Cũng có thể thứ mà tôi đang sinh hoạt trong phiêu lưu, chính nó thôi thúc tôi tìm những gì của quê hương bị bào mòn, bởi thế tôi phải cần biết ba hồ sơ trên tay của Nhất Biến.
Nhất Biến cầm ba hồ sơ trên tay nói:
─ Đa tạ anh Cường, tuy nhiên anh tặng như thế này thì mai sau khi cần tìm đâu ra?
─ Anh, Cát Thuần cứ an tâm, tôi có đến hai bản, bản chính tặng anh, tôi giữ lại bản phụ, tặng anh bản chính xem như tôi ở bên anh.
Nhất Biến cảm động nói:
─ Quả nhiên tri kỷ có khác, một lần nữa đa tạ, ghi vào tim. À, thưa anh trong dân gian có nói "được voi đòi tiên", ngày mai tôi phải lên đường cho kịp thời gian, xin anh cho mượn một chiếc xe để di chuyển trong 10 ngày, tôi gửi ở đây chiếc xe đạp, hy vọng anh đồng ý.
─ Tưởng mượn vợ, mượn con thì không được, còn mượn xe thì đương nhiên không có vấn đề, ngày mai anh Cát Thuần lấy xe BJ-212A của tôi mà di chuyển, bao giờ đưa về đây cũng được. Anh đừng đổi xe đạp lấy xe hơi là tin nhau rồi.
Mọi người đồng cười, một ngày trôi qua, đêm đã khuya mà cuộc phỏng vấn chưa kết thúc, Nhất Biến hỏi Hoa Chí Cường:
─ Anh Cường còn thiếu nợ của tôi ba vấn đề đấy nhé,như "nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình? ". Mườingày sau chúng ta phỏng vấn tiếp, tuy nhiên nếu trong nhật ký của anh có ghi các điều trong câu hỏi, xem như cuộc phỏng vấn này đến đây là kết thúc.
Hoa Chí Cường đáp:
─ Tôi trả lời những câu phỏng vấn của anh, đều có ghi hết trong ba nhật ký vừa tặng anh, tuy nhiên người được phỏng vấn trả lời mọi sự kiện, như được sống lại trong cuộc chiến tranh năm tháng ấy, bởi tất cả hiển nhiên hiện về trong trí nhớ. Còn nhật ký này xem như hồ sơ tham khảo.
─ Anh, Cường nói thế chỉ đúng một phần, riêng tôi đọc mỗi chữ, anh viết trong nhật ký không khác nào chúng ta đang nói chuyện với nhau, và lúc nào tôi cũng đem theo bên mình, trước khi đọc một tranh nhật ký phải niệm thần chú "Nam mô… đại ca Hoa Chí Cường".
Qua câu nói hài hước chân tình của Nhất Biến, mọi người và tôi đồng tham gia vào chuỗi cười thú vị. Đêm cũng đã khuya khoắt, chúng tôi chúc nhau an lành.
Huỳnh Tâm
Paris 04/4/2012