Một nước nhỏ chỉ muốn bảo vệ hay giành lại lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình thì chỉ cần đến vài khu trục hạm, vài tàu ngầm, một số lớn pháo hạm bắn hỏa tiễn và một hai phi đội khu trục cơ.ĐẶNG Đình Cung- Kỹ sư tư vấn
Cho tới giữa thế kỷ XIX, người ta đóng tàu chiến bằng gỗ vì đặc tính cơ học của vật liệu này. Một quả đạn đại bác chỉ có thể làm thủng một tấm gỗ chứ không làm hư hại gì thêm nữa. Nhưng, một quả bích kích nổ sẽ tàn phá một diện tích lớn của tấm gỗ. Khi những loại đạn dược này được phổ biến thì người ta phải bọc vỏ tàu những chiến hạm bằng một lớp sắt.
Nhờ ngành luyện kim tăng trưởng, các xưởng hải quân có thể đóng những tàu chiến vỏ toàn bằng thép gọi là thiết giáp hạm (battleship) và các xưởng vũ khí có thể rèn những cỗ pháo cỡ nòng rất lớn. Khả năng này sinh ra cuộc thi đua vũ trang giữa hải quân các cường quốc : mạnh ai nấy đóng những tàu với vỏ bọc thép dày nhất được trang bị bởi những cỗ pháo lớn nhất.
Vào cuối thê kỷ XIX một chiến hạm lớn tiêu biểu là một chiếc tàu vỏ bằng thép, nặng 15.000 đến 20.000 tấn, có một số lò hơi chạy bằng than cung cấp lực cho một động cơ hơi với công suất 10.000/20.000 mã lực. Về vũ khí thì mỗi tàu có hai cỗ pháo, một ở mũi, một ở đuôi tàu, mỗi cỗ có hai khẩu đại bác 11/12" (208/305 mm), một chục đại bác 4"/6" (101/152 mm) đặt ở những ụ dọc hông tàu, vài chục súng cỡ nhỏ khác rải rác trên boong tàu và bốn tới sáu ống phóng ngư lôi 400/500 mm.
Các chiến hạm loại này là những tàu chiến lớn nhất của thời đó. Chúng được gọi là pre–Dreadnought vì thuộc thế hệ tàu được đóng trước những chiến hạm loại Dreadnought1.
Đầu thế kỷ XX, các chiến hạm loại Dreadnought là một cách mạng công nghệ của ngành đóng tàu chiến. Rút kinh nghiệm trận hải chiến Tsushima năm 1904, tất cả các tàu Nga đều bị tàu Nhật bắn chìm từ xa, hải quân các cường quốc phải có đại bác lớn có tầm bắn xa. Để tiện việc quản lý đạn dược, những cỗ pháo chính chỉ có một cỡ nòng duy nhất. Đó là khái niệm gọi là "all big gun" (chỉ có súng lớn thôi).
Máy của tàu là tuabin hơi chứ không còn là động cơ hơi luân phiên nữa. Chất đốt của các lò hơi mau chóng chuyển từ than sang dầu. Về vũ khí chính thì nòng tối thiểu là 12" (305 mm). Chiến hạm có thêm vài súng phụ để chống tàu phóng ngư lôi. Nhưng sau Đệ nhất Thế chiến thì những súng này cũng dùng để phòng không.
Trong cuộc thi đua vũ khí giữa hai Thế chiến, tiến bộ của ngành cơ khí luyện kim cho phép các cường quốc quân sự đóng những chiến hạm gọi là super–Dreadnought mỗi ngày mỗi lớn, nặng tới 45.000 tấn, với hỏa lực mỗi ngày mỗi mạnh, nòng súng lên tới 16/18" (406/456 mm).
Những đại bác có tầm bắn tối đa 30/40 km. Khi phi cơ chiến đấu được thông dụng thì người ta xây những hàng không mẫu hạm để có thể tấn công tàu địch ở xa hơn nữa. Cũng như những chiến hạm loại Dreadnought, sau Đệ nhị Thế chiến, các hàng không mẫu hạm lợi dụng tiến bộ công nghiệp để trở thành những tàu khổng lồ nặng tới 100.000 tấn, chở 100 phi cơ và chạy bằng lò hơi hạt nhân.
Sử sách ghi lại rất ít hải chiến giữa các siêu chiến hạm : trận Tsushima năm 1904 giữa những pre–Dreadnought của hải quân Nhật và hải quân Nga, trận Jutland năm 1916 giữa những Dreadnought của hải quân Anh và hải quân Đức, ở Bắc Đại Tây Dương năm 1941 giữa hai super–Dreadnought, tàu Bismark của Đức và tàu Hood của Anh, và trận Midway năm 1942 giữa các hàng không mẫu hạm Nhật và Hoa Kỳ. Lý do chính là những siêu chiến hạm quá nặng và quá đắt nên các bộ tư lệnh hải quân không dám cho chúng ra khơi nghênh chiến một đối thủ cùng hạng.
Trong thời chiến, người ta dùng các siêu chiến hạm để
– tấn công những tàu có hỏa lực kém hơn hay ở vị trí yếu : chiến tranh Nhật–Trung năm 1894–1895, chiến tranh Hoa Kỳ–Tây Ba Nha năm 1898, chiến dịch Guadalcanal năm 1942,...
– yểm trợ bộ binh trên đất liền hay đang đổ bộ : cuộc đổ bộ lên đảo Iwo Jima năm 1945, cuộc đổ bộ lên cảng Incheon năm 1950, chiến hạm New Jersey trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960 70,...
– uy hiếp những nước nhược tiểu (gọi là chính sách pháo hạm ngoại giao) : cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc đã phải ký nhiều hiệp ước không công bằng dưới sự đe dọa của chiến hạm ngoại quốc,...
– phong tỏa những hải cảng và tuyến hàng hải địch : sau trận Jutland năm 1916 hải quân Anh đã ngăn cản các chiến hạm Đức ra khỏi biển Baltique để tấn công những đoàn tàu tiếp tế ở Đại Tây Dương, trong chiến tranh Việt–Mỹ những năm 1960-70 những tàu không số Việt Nam đã phải chơi những "trò mèo đuổi chuột" để tiếp viện miền Nam...
Trong thời bình thì những siêu chiến hạm dùng để
– phụ trợ chính sách bang giao quốc tế : thủy binh Mỹ mời đồng nghiệp Việt Nam đến thăm hàng không mẫu hạm George Washington để bầy tỏ thiện cảm của Hoa Kỳ đối với chúng ta, khi Trung Quốc gây hấn ở eo biển Đài Loan thì Hoa Kỳ cử đệ thất hạm đội đến đó để trấn an chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa,...
– phô trương sức mạnh quân sự : trước Đệ nhất Thế chiến và cả tới vài tháng trước khi Thế chiến bùng nổ tàu chiến hai nước Anh và Đức thường gặp nhau để ướm sức nhau, Trung Quốc chưa trang bị xong một chiếc hàng không mẫu hạm cũ là đã lên tiếng đe dọa cả thế giới,...
Nhìn chung thì những siêu chiến hạm chỉ có công dụng hỗ trợ một chiến lược bá chủ đại dương trên quy mô toàn cầu. Chiến lược này do binh sư đề đốc [Anh, Mỹ?] Alfred Mahan phát biểu. Trước thế kỷ XX, nước Anh là nước giữ vai trò bá chủ này. Sau Đệ nhất Thế chiến thì tới phiên Hoa Kỳ. Sang tới thế kỷ XXI, Trung Quốc tỏ ý muốn giành vai trò này. Theo học thuyết của Mahan thì phải có thể trấn áp đối thủ ở mọi nơi trên thế giới và có khả năng tiêu diệt toàn bộ hải quân địch trong một trận quyết liệt (conclusive battle). Để thực hiện ý đồ này thì phải có một hạm đội có khả năng chiến đấu rất xa căn cứ gồm bởi một hay hai siêu chiến hạm (bây giờ là hàng không mẫu hạm) với một số khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu ngầm và tàu phụ trợ.
Vì lý do kỹ thuật, một tàu biển chỉ có thể vận hành liên tục tối đa hai tháng. Vậy, để gây áp lực liên tục ở một nơi nào đó thì phải có số tàu tương đương với ba hạm đội cơ bản kể trên : một tàu có mặt ở hiện trường, một đang về căn cứ để được bảo trì và một đang tới hiện trường để đổi phiên. Một nước như Trung Quốc, với ba vùng hải quân chiến lược, phải có ít nhất chín hàng không mẫu hạm và hai trăm hộ tống hạm thì mới có thể đọ trán được với Hoa Kỳ ở mạn Tây Thái Bình Dương.
Một nước nhỏ chỉ muốn bảo vệ hay giành lại lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình thì chỉ cần đến vài khu trục hạm, vài tàu ngầm, một số lớn pháo hạm bắn hỏa tiễn và một hai phi đội khu trục cơ. Điều quan trọng là những quân khí này phải thuộc loại hiện đại nhất. Ngoài ra, nếu có chiến tranh thì có thể trang bị đại bác và súng cao xạ cho những tàu đánh cá và tàu chở hàng để người dân có thể tự vệ. Chiến lược chiến tranh nhân dân trên biển này đã được Anh Quốc áp dụng có hiệu quả trong hai Thế chiến của thế kỷ trước. Chúng tôi không dám khai triển thêm : tướng Võ Nguyên Giáp và các lão tướng Việt Nam khác đã viết nhiều về chiến tranh nhân dân rồi.
ĐẶNG Đình Cung
-Nguồn:
Những siêu chiến hạm
- Việt Nam sẽ có máy bay Sukhoi SSJ 100 (PN Today).-- Thế chiến thứ 3 nổ ra ở châu Á – Thái Bình Dương? (ĐV/Daily mail).
- ‘Rất khó để giải mã công nghệ UAV của Mỹ’ (ĐV). -- Iran tuyên bố không đời nào trả lại máy bay cho Mỹ (VNN/AP). – Iran triệu Đại sứ Afghanistan phản đối vụ máy bay Mỹ (TTXVN). – Cuộc chiến ngầm Mỹ-Iran: Thùng thuốc súng sắp nổ? (VnMedia). – Iran yêu cầu Mỹ xin lỗi vì vi phạm không phận (LĐ/Xinhua). – Sự thật về máy bay do thám Mỹ bị bắn ở Iran(TP).-- Virus Stuxnet – vũ khí của Israel? (SGTT).Iran says EU "definitely" will not impose oil sanctions -TEHRAN (Reuters) - Iran said Sunday the European Union "definitely" will not impose sanctions on the country's oil exports as the measure will harm the global crude market, the Oil Minister Rostam Qasemi said.
-- Biểu tình ở Moscow (VOV). – Biểu tình lớn ở Nga sau bầu cử (VNE). – Thế giới 24h: Chóng mặt với biểu tình ở Nga (VNN).- Mùa Xuân Mạc Tư Khoa? — (NV). – ÐỊNH BIỂU TÌNH, BỊ GỌI ÐI THI (NCTG). – Thêm một ứng cử viên tranh chức tổng thống Nga (TTXVN).
Russia's Putin under heavy pressure after mass protests-MOSCOW (Reuters) - Prime Minister Vladimir Putin faces a huge challenge to restore his dented authority after tens of thousands of people stepped up pressure on him across Russia by staging the largest opposition protests since he rose to power more than a decade ago.
- - Tàu Trung Quốc chìm ngoài khơi Philippines (NLĐ/Xinhua). - - “Vạn lý trường thành ngầm” dài 5.000km của Trung Quốc (TT/Washington Post, THX).- Triều Tiên dọa xử Hàn Quốc vì ánh đèn Giáng sinh (VNN/StraitsTimes).
-- Nhìn lại 2011 đầy biến động (ĐV).- Cứu sống 10 ngư dân trên tàu bị nạn (VNN).- Phim tài liệu VTV: Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc – (Cu Làng Cát).-- Chả hiểu lòi ra cái “ban chỉ đạo” để làm gì! (Nguyễn Tây Ninh).- Dựa vào… nhân dân – (Cu Làng Cát/ Người Ba Đồn). - Quà xuân cho lính đảo (TT). – Yêu biển cháy bỏng (TT). – Bảo vệ môi trường trên đảo Trường Sa(ĐV). – ’Hoàng Sa của An Nam là không tranh cãi’ (Bee).--- XEM PHIM”HOÀNG SA TRONG LÒNG TỔ QUỐC” -MỘT CHÚT LĂN TĂN(Nguyễn Quang Vinh). - Thời đại đen tối – (BoxitVN). -Đưa 19 ngư dân bị nạn vào bờ an toàn (PLTP)- 19 ngư dân gặp nạn ở Trường Sa đã được đưa vào bờ an toàn (NLĐ).-- Cột mốc chủ quyền giữa đại dương (VNN). -- - – GS. Jon M. Van Dyke: Hợp tác khu vực ở Biển Đông (NCBĐ). -- “Bay qua biển Đông” gian khổ nhưng tuyệt đẹp (VNN).
Công ước luật biển LHQ 1982 và an ninh hàng hải ở biển Đông basam--HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011
-
-- Chủ tịch Quốc hội kết thúc thăm Vương quốc Anh (DT). - Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Anh đầu tư vào Việt Nam (SGGP). - Ông Lê Hồng Anh tiếp đoàn Đảng, Nhà nước Lào (VOV).- Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ viếng thăm Việt Nam đầu tuần tới — (RFI).
- No, Hu Didn’t Call for War(Diplomate). - Chinese Navy ready for war (Pravda). “Prepare for warfare” – President Hu tells navy (Phayul). – China getting ready for war, alerts Navy (Truth Dive). Hu Jintao to Chinese Navy: Prepare for war! (Daily Bhaskar). - Trung Quốc triển khai tàu tuần tra trên sông Mêkông — (RFI).
- Opinion: China’s Spies Are Catching Up NYT -American intelligence agencies have ignored China for too long. Now Beijing’s spies are catching up.- Thêm những cuộc tập trận chung (TN).
-Mỹ - Trung Quốc: US pivot a 'flexible bamboo wall' (Straits Times 10-12-11) -- Có nói đến GS Kim Xán Vinh (Jin Canrong). Nên đọc thêm về ông này.
Mỹ - ASEAN -- Trung Quốc: US, Asean face challenges in new regional landscape (Straits Times 10-12-11) -- Cha này có vẻ lạc quan cho Việt Nam! ("The current security landscape will be altered by Vietnam's rise as Asean's next sterling economic performer" WHOA!!!)
---- Nga tuyên bố kết quả bầu cử ngày 4/12 là hợp lệ (VOV).- - Nga: Cuộc biểu tình lớn nhất 20 năm qua (TN). – Đảng Nước Nga thống nhất chiếm đa số ghế hạ viện (TT).
-- Moscow đối diện cuộc biểu tình lớn — (BBC). – Hàng chục ngàn người Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Quốc hội — (RFI). – Hàng chục ngàn người biểu tình tại Moscow phản đối sai phạm trong bầu cử — (VOA). - Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow - (BBC). - Người Nga chống Putin, ủng hộ dân chủ - (VOA). - Đại biểu tình sau bầu cử tại Nga (TN). – 35,000 người Nga ghi tên biểu tình chống kết quả bầu cử — (NV). – Nga bịt miệng các mạng xã hội — (RFI). – Nga siết chặt an ninh sau bầu cử(NLĐ).-Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow - - (BBC) -Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà họ cho là gian dối.- Biểu tình nhìn từ sân trường Đại học Berkeley (Bùi Văn Phú). Nga bịt miệng các mạng xã hội
---