-Những Con Chim Cánh Cụt
Alan Phan 12 May 2015
Tôi hay viết cho tuổi trẻ Việt Nam vài lời nhắn nhủ của người đi trước. Đọc lại những bài nhiều người quan tâm như “Sao quê hương mình già nua đến vậy?”, hay “Quê hương có gì lạ không em?”…tôi thấy mình hơi nghiêm khắc với các bạn trẻ ngày nay, như một ông đồ già dạy học bên lũy tre làng.
Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhủ là dù thế hệ trẻ này có bị nhiều sai lạc vì sinh nhầm thời đại và môi trường; nhưng so với tuổi trẻ toàn cầu, bản chất con người Việt vẫn có nhiều nổi trội hơn các bạn đồng trang lứa.
Một đại lãnh tụ của ta có copy lại câu nói phổ thông của Quản Trọng cách đây ngàn năm bên Trung Quốc là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Tôi không phải là nông phu nên không biết nhiều về canh tác. Nhưng theo kiến thức căn bản hiện đại, để có những mùa gặt sung mãn trong nông nghiệp, chúng ta cần,” hạt giống tốt, môi trường về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, kỹ thuật chăm sóc bảo quản khoa học, hệ thống tiếp thị thực tiễn và nguồn tài chánh vững vàng”. Tóm lại, không khác gì việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất; hay một sự nghiệp thành công bền vững cho các bạn trẻ.
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hổ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt…từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Khi tuổi trẻ Việt ở quốc nội bị “cắt cánh” tàn nhẫn để bảo vệ quyền và lợi của một thiểu số đảng viên, quan chức cùng gia đình, thì lựa chọn duy nhất là các em phải biết năng động tìm giải pháp thích hợp với tình thế “bó tay.com”. Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim nam (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên.
Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để cắt cụt đôi cánh của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland…có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường?
William Ward có nói, “ Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records.” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “ làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”?
Alan Phan
-Tự hào Việt Nam
Không một dân tộc nào mà không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc mình, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu. Không một dân tộc nào mà không có ít nhiều kiêu hãnh về nguồn gốc mình, dù là công dân của một siêu cường hay một nhược tiểu. Cách đây 2 năm, tôi có gặp một anh bác sĩ người Zimbabwe vừa đến Los Angeles tị nạn. Xứ sở của anh ta là một điển hình về sự sụp đổ toàn diện (a failed state) từ kinh tế, xã hội đến y tế, môi trường. Thực ra trước đó, Zimbawe còn được gọi là Rhodesia và có một mức sống cao nhất Phi Châu.
Sự tụt hậu bắt đầu khi ngài Mugabe và đảng cầm quyền dành được độc lập và thống trị nước này suốt 30 năm qua. Tuy vậy, khi nói về đất nước, anh bạn này rất hãnh diện đến độ cực đoan, dù anh ta mới chạy trốn khỏi xứ đó vài ba tháng trước. Trong nhiều trận đá bóng tại Mỹ Quốc, nhiều cư dân Mỹ gốc Mexico đã cổ vũ nồng nhiệt cho đội tuyển Mexico chống lại đội Mỹ, gây nhiều đề tài tranh cãi tại các cộng đồng địa phương. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của mặc cảm thua kém. Tuy vậy, người Mỹ thường có tinh thần yêu nước quá khích hơn các dân tộc châu Âu. Nhiều người lại cho rằng đây là mặc cảm tự tôn?
Ở Việt Nam, đề tài tự hào về dân tộc được nhắc nhở khá nhiều tại mọi kênh truyền thông khắp nước. Sĩ diện của xã hội cũng bày tỏ rất sôi nổi khi năm ngoái, một trận chung kết giữa Việt Nam và Mã Lai sẽ quyết định chức vô địch cho một giải gì đó ở Asean. Cả thành phố chuẩn bị cho một cuộc náo loạn của vài chục ngàn cổ động viên đi bão bằng xe gắn máy trên khắp nẻo đường. Tiếc là Việt Nam đã thua và tôi mất đi một kinh nghiệm quý báu để quan sát sự biểu dương về tự hào dân tộc.
Có lẽ vì lòng yêu nước cực độ, người Việt Nam hay quan tâm lo lắng không biết là người nước ngoài nghĩ gì và có đánh giá cao dân tộc và xứ sở này? Một anh bạn doanh nhân người Anh sống ở Hà Nội hơn 7 năm qua cho biết câu hỏi ông phải trả lời nhiều nhất trong mọi cuộc gặp gỡ quan chức cũng như dân cư là “Ông nghĩ thế nào về Việt Nam?” Trên thế giới, ngay cả người Trung Quốc, nơi sinh ra của văn hoá sĩ diện, cũng không sánh bằng chúng ta về tinh thần tự hào dân tộc.
Do đó, không lạ gì khi những tít lớn của các tờ báo và kênh truyền thông là những lời phát biểu ngợi khen Việt Nam của các nhà ngoại giao hay một nhân vật nước ngoài vừa đến thăm. Có lẽ tác giả các bài viết chưa hiểu rõ định nghĩa của danh từ “ngoại giao”. Tôi còn nhớ cách đây 4 năm, tôi tháp tùng một phái đoàn thương mại của các doanh nhân Hồng Kong qua thăm Pakistan về cơ hội đầu tư. Kết thúc một cuộc viếng thăm 5 ngày do chính phủ Pakistan tổ chức là một cuộc họp báo tại sân bay Karachi. Sau nhiều câu hỏi về đủ mọi đề tài dành cho các đại gia nổi tiếng của Hồng Kong, một ký giả đã chỉ đích danh tôi, “Ông là một nhà kinh tế học, vậy xin ông cho biết ông nghĩ gì về kinh tế Pakistan?”. Trước đó không lâu, tôi ở lại Việt Nam suốt 2 tháng trời nên có câu trả lời thông suốt, “Pakistan là một quốc gia rất nhiều tiềm năng, nhiều tài nguyên thiên nhiên, với một dân số trẻ trung năng hoạt, giá nhân công còn rẻ so với các quốc gia quanh vùng và một nền chính trị tương đối vững vàng (lúc đó Musharraf còn đang nắm quyền). Tôi không thấy gì có thể ngăn cản Pakistan trở thành một nước phát triển kinh tế nhanh chóng nhất ở thị trường mới nổi”. Dĩ nhiên tôi không thể nói gì khác hơn. Họ đã tiếp đãi chúng tôi rất nồng nhiệt và mời chúng tôi những bữa ăn đặc thù ngon miệng.
Tôi cũng để ý rằng các nhận định rất tích cực của các nhà quản lý đầu tư các quỹ nước ngoài tại Việt Nam tại các buổi hội thảo, phỏng vấn… đã được rầm rộ quảng bá trên các kênh truyền thông. Đây là những nhân vật mà lẽ sống (raison d’etre) là tìm cho được các khách hàng có tiền để đầu tư vào Việt Nam. Nếu họ nói ngược lại những gì mà chúng ta và khách hàng của họ đang mong đợi thì đây mới thật sự là chuyện lạ, đáng làm tít lớn.
Ngược lại, cũng có nhiều nhà phê bình trong chúng ta với thái độ khá nghiêm khắc về các vấn nạn quốc gia, từ văn hoá, xã hội đến kinh tế, môi trường. Dựa trên những chuẩn mực khá cao của các xã hội Âu Mỹ, họ đánh giá Việt Nam rất tiêu cực và bi quan. Họ đưa ra những đòi hỏi và giải pháp không thực hiện nổi trong một thực tế khó khăn và một cơ chế phức tạp như Việt Nam. Dù ước muốn của họ chỉ là tìm kiếm một giải pháp cấp tốc cho mọi vấn đề và tiếng nói họ cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu đậm, nhưng sự mong đợi quá mức có thể gây tác hại ngược lại: đó là hậu quả cho những thất vọng nặng nề sau này.
Một quốc gia có thể được đánh giá cao hay thấp trong nấc thang văn minh nhân loại dựa trên nhiều yếu tố: văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, kinh tế, chính trị, giáo dục, thiên nhiên, môi trường, dân trí và ngay cả thể thao. Mỗi yếu tố đều có một thước đo có thể định lượng, dù với những tài sản vô hình. Nhiều cơ quan trên thế giới đã định giá các quốc gia bằng đủ các chỉ số, từ chỉ số hạnh phúc đến chỉ số tham nhũng (không biết dựa vào số liệu nào?), dĩ nhiên là dựa trên các chuẩn mực rất chủ quan của các nước Tây phương. Nhưng tựu trung, tôi nhận xét thấy con số quan trọng nhất vẫn là GDP hay mức thu nhập mỗi đầu người (GDP or GNI per capita). Chỉ số giàu nghèo này định đoạt nhiều bậc thang giá trị khác. Một nước giàu thường có thiên nhiên xanh, môi trường sạch, y tế giáo dục chất lượng, văn hoá nghệ thuật xúc tích, khoa học tiến bộ, dân trí đạo đức cao cấp. Một ví dụ là Ai Cập có một nền văn minh cổ đại và lịch sử phong phú, nhưng vì là nước nghèo, nên văn hoá truyền thống của họ không phổ biến và được tôn trọng bằng các quốc gia Âu Mỹ. Cho nên ngay cả các định giá này, dù thực dụng, cũng chưa chắc đã chính xác theo khoa học.
Báo cáo năm 2009 của Chỉ Số Hạnh Phúc Toàn Cầu (Happy Planet Index) xếp Việt Nam vào hạng thứ 5 của thế giới. Trong khi đó, Đan Mạch và Newzeland xếp hạng thứ 102 và 105. Dù người Việt hạnh phúc hơn, nhưng ai cũng biết là quốc gia và dân tộc nào được kính nể và tôn trọng hơn khi đi tiếp cận với nước ngoài. Theo giáo sư Trần Hữu Dũng của đại học Wright State, “ta cần biết ta hơn nữa để hoạch định chính sách kinh tế, để biểu hiện căn tính của một xã hội văn minh… và phải dưa cái “biết” này trên căn bản độc lập, đa dang và công khai. “Không biết mình thì làm sao trăm trận trăm thắng được”?
Vì đã sống liên tục 26 năm ở Mỹ và sau đó, sống cũng như công tác liên tục hơn 22 năm qua tại 32 quốc gia khác nhau từ Nam Mỹ, Phi Châu đến Á Châu và Úc, tôi hay bị “điều tra” để so sánh về bậc thang giá trị giữa nhiều quốc gia và dân tộc. Về Việt Nam, cảm nhận chủ quan của tôi như sau:
Những vấn nạn hiện tại của Việt Nam như kinh tế, tài chính hay y tế, giáo dục, môi trường và dân trí… đều rất quen thuộc với các quốc gia trong tình trạng “mới nổi”. Các vấn nạn này, 15 năm trước Trung Quốc đã trải nghiệm, 30 năm trước Thái Lan đã phải đối đầu, 60 năm trước Nhật Bản đã phải vượt qua và 100 năm trước, nước Mỹ đã tìm cách giải quyết. Chúng ta chậm hơn người, nhưng lại có lợi thế là có thể dùng kinh nghiệm của kẻ đi trước để tránh nhiều sai lầm. Chúng ta có thể lạc quan mà nghĩ rằng Việt Nam sẽ “đi tắt đón đầu” như chiến thuật của ông Binh ở Vinashin; hay chúng ta có thể bi quan mà cho rằng Việt Nam sẽ không bao giờ “vượt bẫy thu nhập trung bình” như nhiều chuyên gia lo ngại. Thực sự, tôi tin rằng không ai có thể đoán được.
Theo những hành xử trong quá khứ thì người Việt chúng ta có nhiều kỹ năng đặc biệt như khôn ngoan, cần cù, cầu tiến, can đảm…nhưng cũng vướng nhiều khuyết điểm như manh múng, hình thức, cẩu thả… Xét về thành quả đã qua, thì kinh tế, xã hội Việt đã phát triển chậm hơn các quốc gia đang mở mang khác (tính từ 1975 sau khi có hoà bình). Nói tóm lại, trong một lớp học của thế giới, thì cậu học trò Việt được xếp hạng một chút dưới trung bình. Không quá tệ để xấu hổ, nhưng cũng không gì xuất sắc để hãnh diện.
Theo kinh nghiệm, một cậu học trò do có thể tìm một nghị lực và phương pháp học mới hơn để đạt tiến bộ nhanh và trở thành một học trò đầu bảng. Ngược lại, một anh sinh viên ưu tú có thể gặp một mối tình ngang trái và suy sụp đến độ bỏ học. Không ai có thể ngăn cản Việt Nam trở thành một học trò đầu bảng, và tôi hy vọng đất nước này sẽ may mắn không trải qua nhiều cuộc tình ngang trái.
Thực ra, dù nhìn trên khía cạnh nào, chuyện tự hào dân tộc không đáng để chúng ta lưu tâm vì nó không ảnh hưởng gì đến tương lai của xứ sở. Cổ vũ cho một đội nhà nồng nhiệt và hoành tráng đến đâu cũng không làm thay đổi kết quả trận đá bóng (đôi khi còn có hậu quả ngược lại vì làm các vận động viên quá căng thẳng). Việc làm duy nhất để thay đổi tương lai của chúng ta là cố gắng liên tục và bền vững của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng tầng lớp xã hội. Sự tiến bộ này của ngày hôm nay so với ngày hôm qua mới là thành quả để hãnh diện hay xấu hổ, không phải là lời khen tiếng chê từ người ngoài.
Người Mỹ có câu nói: “Ở lứa tuổi 20, ta thường rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác về mình. Ở lứa tuổi 40, ta thường mặc kệ ai muốn nghĩ sao về mình cũng được. Cho đến lứa tuổi 60, ta mới khám phá ra rằng là chẳng ai nghĩ gì về mình cả.”
Alan Phan
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hông Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ năm 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DPA tại Southern Cross (Úc). Email của ông làaphan@asiamail.com.
Alan Phan -Nguồn: -Tự hào Việt Nam-- Nhà thơ Vũ Quần Phương: “Càng tỉnh táo, càng ích kỷ” (Bee).
- Đà Nẵng sẽ có thị trưởng? — (BBC). – Thưa các vị hội đồng — (Tuanddk). - Thêm chín tân thượng tướng công an và quân đội (PLTP). - Trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng và Đô đốc cho 9 cán bộ cấp cao LLVT nhân dân (QĐND).
- Lãnh đạo Đảng cũng cần trả lời chất vấn (PLTP). -- TÁN TỈNH DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA BÍ THƯ (Nguyễn Quang Vinh).
- Cách chức chủ tịch xã đánh dân (PLTP). – Phó chủ tịch UBND xã “ăn”… nhà tình thương! (Bee). – Tiếp vụ “Chuyện lạ về giải phóng mặt bằng ở Thanh Hóa?”(tamnhin.net). -- Vụ CA Thanh Hóa quăng lưới bắt xe máy: Khi Nhà nước dùng “cây gậy” (TVN). -- Lời nhận xét của một GS người Mỹ: Ít hình ảnh Hai Bà Trưng hơn so với trước (blog Panda Tũn/TTXVA).-Khám bệnh siêu tốc ở VN: 1 phút 1 người! (VNN 5-12-11)- – Bài 1: Khám bệnh siêu tốc ở VN: 1 phút 1 người! – Bài 2: Khám bệnh siêu tốc, người bệnh ‘lãnh đủ’ (VNN). - Bệnh viện sản khoa tư nhân đầu tiên tại miền Bắc (LĐ).- Quá tải bệnh viện: Bao giờ bệnh nhân hết khổ? (NLĐ).
-
“Đừng hỏi + cảm ơn!”
-SGTT.VN - Tại góc ngã ba đường Phan Đình Giót (đi ra Trường Sơn, sân bay Tân Sơn Nhất) – Phan Thúc Duyện (hướng Cộng Hoà, Trường Chinh) – Phổ Quang (ra Hoàng Minh Giám, công viên Gia Định) xảy ra lắm chuyện bi hài vì biển báo giao thông. Đến đây bạn sẽ gặp một biển báo bằng gỗ đặt gần lòng đường bên phải với nội dung hướng dẫn các hướng đi và kèm thêm câu: “Đừng hỏi + cảm ơn”!
Dù đã cắm biển hướng dẫn tự chế chi tiết lẫn có biển hướng dẫn chi tiết của Nhà nước (bảng xanh phía xa) nhưng lượng người hỏi đường vẫn đông vì bảng của Nhà nước chỉ không rõ ràng.
|
Ông Nguyễn Văn Hiếu, xe ôm tại khu vực này vừa cặm cụi lấy gạch gõ cọc đỡ cho tấm bảng giao thông… tự chế của mình vừa phân trần: “Tui thấy chướng mắt quá nên mới làm chớ đâu có rảnh mà cạnh tranh với mấy ông giao thông vận tải…”. Vừa làm, vừa chỉ lên tấm biển báo hướng đi của sở Giao thông vận tải TP.HCM (vừa mới dựng trước đó vài ngày) ông Hiếu cho biết, hơn ba năm nay người ta làm ông muốn phát điên vì hỏi đường do không có biển chỉ dẫn kia.
Ông Âu Cường Dũng, cũng là một xe ôm gần đó tiếp lời: “Người ta hỏi đường tôi một ngày vài trăm bận là thường”. Ông Dũng, ông Hiếu cho biết, dân ngoại tỉnh đến đây không biết phải rẽ vô đường nào cho đúng vì không có bảng chỉ dẫn. Đường nào cũng một chiều, đi hết các đường này mới quay lại thì mất thời gian và có khi là trễ chuyến bay nếu đi ra sân bay Tân Sơn Nhất.
“Lúc tôi chờ khách, đón khách họ hỏi. Lúc tôi ăn, tôi uống họ cũng hỏi. Sáng tôi đến, họ hỏi. Chiều trước khi tôi về họ cũng hỏi. Bị hỏi riết hết muốn nói nên tự làm một cái bảng chỉ dẫn, mua bút lông 10.000 đồng/cây viết lên cho tiện”, ông Hiếu nói.
Kể cả có biển báo của ngành giao thông rồi thì dân vẫn cứ hỏi đường tiếp vì biển báo đặt sát góc ngã rẽ Phan Đình Giót – Phan Thúc Duyện, chữ nhỏ và hơi cao trong khi khu vực ngã ba này rất rộng. “Người ta dựng biển báo chỉ hướng Lăng Cha Cả nhưng tui thấy hiếm người hỏi Lăng Cha Cả mà hỏi Trường Chinh, Cộng Hoà thôi. Có biển báo mà cũng như không vì dân không biết cuối cùng cũng hỏi tụi tui mà”, ông Dũng cho hay.
Nhẩm tính chỉ trong vòng 30 phút, ông Hiếu, ông Dũng phải trả lời cho tám người hỏi đường. Chỉ thì vẫn chỉ nhưng hai ông thở dài lo bữa cơm chiều vì khách đi xe ôm không có, bảng hướng dẫn đã cắm mà cứ phải lo “vác tù và hàng tổng”…
Hiện tượng biển báo tự phát này còn lặp lại ở khu vực ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Thị Minh Khai (chỉ hướng đi bệnh viện Từ Dũ) và vòng xoay công trường Dân Chủ (chỉ hướng đi ga Sài Gòn). Trước khi người viết ra về, ông Hiếu còn nói với theo: “Nhà báo làm ơn viết sao cho mấy ông làm giao thông đi khảo sát, coi lại chớ triển khai biển báo kiểu có cũng như không rồi dân phải tự mày mò thì khổ lắm. Nếu ông giao thông nào không biết thì cứ giới thiệu họ tới đây tui chỉ cho một lần, khỏi phải cảm ơn!”
MAI QUỐC ẤN---TẢN VĂN MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ: Mưa tháng mười hai (5-12-11) ◄◄
Bản kiểm điểm khiến phụ huynh bàng hoàng (VNN 5-12-11)
Những người giữ “nhịp phách tiền đất Huế” (TTVH 5-12-11)
Nhiều lần bị xâm phạm bản quyền (VNCA 5-12-11) -- P/v Ma Văn Kháng
Nhà thơ “Tiếng thu” qua lời kể của con gái (CAND 30-11-11)
Nhạc trưởng Trần Nhật Minh: Trách nhiệm lấp đầy 20cm (SGTT 5-12-11)--