--Võ Hiệp Kim Dung và Truyện Giả Tưởng
Tứ Súc Phanh Thây - Hý họa của Sống
Tác giả Kim Dung cứ giỡn chơi mà khơi khơi viết thế sự!
Rất om xòm mà kín đáo, Kim Dung tả một gia đình… đa nguyên trước khi chữ “đa nguyên” trở thành thời thượng. Đó là sáu anh em của một cây Đào nghênh ngang giữa đời, gồm có rễ, gốc, thân, lá, hoa và quả. Danh xưng hoa mỹ của họ là Đào Cán Tiên, Đào Căn Tiên, Đào Chi Tiên, Đào Diệp Tiên và Đào Thực Tiên.
Vì đa nguyên nên sáu anh em mới cãi vã tưng bừng chuyện vu vơ.
Với võ công thượng thừa, nếu liên thủ thì đấy là đệ nhất thiên hạ. Khi liên thủ, họ khoái xé xác thiên hạ làm sáu mảnh! Sáu anh em này mà ra đòn thì “tứ hải nhất” – một tay đệ nhất giữa bốn biển – lại thành “lục vương thất”, sáu tảng thịt vương vãi, máu chảy ròng ròng. Nhưng chuyện ấy chưa hãi bằng khi sáu anh em rất tử tế mà chẳng hiền lành lại muốn trợ lực người khác. Ai đó được họ ra tay giúp đỡ thì lãnh sáu nguồn chân khí chạy khắp châu thân. Kinh mạch gì đó nhộn nhạo rã rời, chết không được mà sống còn khổ hơn nữa. Hãy cứ hỏi Lệnh Hồ Xung thì biết!
Hay cứ hỏi các quốc gia được Hoa Kỳ viện trợ thì hay.
Kim Dung rất kín đáo mô tả nước Mỹ om xòm như vậy!
Tại các quốc gia từng được Hoa Kỳ cứu giúp, các lãnh tụ lớn nhỏ đều có thể thì thầm: “người Mỹ nói với tôi thế này, thế nọ”. Nếu ráp lại là thành chuyện ba máu sáu cơn: sáu anh nhược tiểu nói phét hay loạn đả vì tin là đằng sau mình đã có anh Mỹ nói thật – sáu anh lận. Chân khí mà!
Nếu vượt qua được hệ thống trợ lực ấy mà nhìn vào cái gốc, ở bên Mỹ, thì quả thật là cùng lúc Hoa Kỳ có sáu chân lý khác nhau. Và công khai tranh luận tới chiều. Không phải là thời sự hay sao?
Phải chi nước Mỹ cứ… dân chủ tập trung mà sáu anh một lòng phăng phăng tiến tới.
Thiên hạ sẽ hết đất chơi.
***
Nhưng may là Kim Dung lại phóng ra một vị thần y cổ quái để khử sáu anh em kỳ quái, đó là nhân vật Bình Nhất Chỉ.
Từ đấy về sau, Đào Cốc Lục Tiên một lòng phục vụ Lệnh Hồ Xung và truyện bỗng kém vui. Trừ một chi tiết: “Sát nhân danh y” Bình Nhất Chỉ là Chủ tịch danh dự và miên viễn của đảng SV. Quần hào gọi nôm là sợ vợ! Cho nên, dưới con mắt Kim Dung, thiên hạ đệ nhất không thể là Lệnh Hồ công tử hay nhân vật kiệt xuất như Nhậm Ngã Hành. Mà cũng chẳng là tay anh chị Đông Phương Bất Bại – vừa là anh vừa là chị - cầm đầu Nhật Nguyệt Thần giáo.
Thiên hạ đệ nhất là mọi vị nữ lưu! Khách ngồi bên có kẻ sướng quá nên châm thêm một ly rượu cho mình và cho người…
Chẳng là Kim Dung có biệt tài viết về các nhân vật thuộc phái nữ. Ác liệt mà quyến rũ, quỷ quyệt hay mỹ diệu nhất, nồng nàn hay ma quái nhất đều là các nàng, từ cô bé con đầy trí tuệ đến ả xồn xồn hay các phu nhân và sư thái! Còn đàn ông? Trâu gỗ ngựa đá cả, xê ra chỗ khác!
Thượng diệt và hạ tuyệt là Diệt Tuyệt Sư thái, tóc bạc phơ mà lòng hắc ám. Mắc bệnh tự mê đến vô phương cứu chữa là nàng Khang Mẫn, chắc là tổ tổ mẫu của trùm tình báo Khang Sinh của Mao Trạch Đông năm xưa. Trong truyện, nàng xuất hiện như Mã Đại Nguyên Phu nhân, và gây ra mấy chục năm tai họa cho Tiêu Phong chỉ vì bậc hảo hán này mải vui với bạn mà không dâng nàng một cái liếc cho phải đạo làm trai.
Thông minh đệ nhất thì có Hoàng Dung, con gái của Đông Tà, hay Quận chúa Mông Cổ Triệu Minh Triệu Mẫn. Hai nàng thông minh đến độ vờn chống như mèo vờn chuột. Quách Tĩnh hay Vô Kỵ đều xếp giáp quy hàng và ngoan ngoãn kẻ lông mày cho vợ. Thánh thiện thì chẳng ai bằng ni cô Nghi Lâm, chưa tội lỗi đã thấy tràn hối hận bên ruộng dưa. Đệ nhất chung tình đến bi thảm là cô bé A Châu, và chung tình đến cực ác thì có nàng A Tử lúp xúp ôm xác Kiều Phong bên bờ vực, v.v….. Nhiều lắm.
Khách ngồi bên nhìn thấy một chuỗi chân dung như vậy bèn hạ quyết tâm an phận thủ thường: Vào chốn đó, em xin thủ vai nô tì!
Nhưng rồi mắt long sòng sọc như công an văn hóa: “Mà nhà bác có ý đồ ám chỉ cái gì đây?” Khách vốn là con cháu Tào Tháo nên rất đa nghi. Khi Tào Lao công tử - hỗn danh của chàng ngoài chợ trời và trong xóm nhậu - thấy người gõ bài như kẻ mài ám khí, bèn nôn nóng gặng hỏi.
Xin hãy điềm điềm. Cái món này ninh lâu mới dừ!
***
Lại nói nốt về Lục tiên đã.
Về sau, Lục quái được đệ nhất cao thủ của phái Hoa Sơn tuyển vào binh chủng… truyền tin.
Bậc cao thủ ấy là con rồng thần Phong Thanh Dương, khi ẩn khi hiện trên đỉnh Ngọc Nữ phong của núi Hoa Sơn và là thái sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung. Vào cuối truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thần kiếm Phong Thanh Dương còn lệnh cho Lục tiên đi báo tin khẩn tới hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang việc Giáo chủ cũ mà mới của Nhật Nguyệt Thần giáo là Nhậm Ngã Hành sẽ diệt phái Hằng Sơn để từng bước nhất thống giang hồ và ăn trùm thiên hạ.
Phong Thanh Dương là nhân vật có nét thần kỳ, đưa Hoa Sơn kiếm phái tới chốn thượng thừa nhờ áp dụng kiếm tông và vượt xa khí tông.
Họ Tào ơi! Đây mới là ám khí chình ình.
Từ chuyện Phong Thanh Dương ta mới biết mâu thuẫn đến độ tương tàn trong phái Hoa Sơn giữa hai phe Kiếm tông và Khí tông. Một bên thiên về kiếm chiêu, luyện mãi thì tới chỗ xuất quỷ nhập thần, có thể lấy tĩnh mà chế động và cứ vô chiêu mà cả thắng hữu chiêu. Bên kia lại thiên về khí công, lấy nội công là chính, khi đã có nội lực thì một cọng cỏ cũng sắc hơn mũi kiếm.
Luyện khí hay luyện kiếm, cách nào mới hữu hiệu? Chuyển sang thời sự thì đấy là một tranh luận hiện đại tới bất ngờ….
Các nước trên thế giới đã mất mấy trăm năm luyện khí, với nội lực là quyền tự do, ngày càng có vẻ như giá trị phổ quát, hiện nay được tới 70% dân số địa cầu cho là nên theo. Cái “đạo” ở đây là kinh tế phải chấp nhận quy luật thị trường, chính trị phải áp dụng nguyên tắc dân chủ và xã hội phát huy tinh thần cởi mở để ai ai cũng được quyền bình đẳng khi mưu tìm hạnh phúc.
Một số quốc gia khôn ngoan lại chẳng mất trăm năm luyện công như vậy, còn sợ bị “tẩu hỏa nhập ma” khi kinh mạch đảo điên khí huyết chạy ngược. Họ gọi đó là “động loạn xã hội” nên khéo học cái thuật của kiếm tông hơn là tu cái đạo của khí tông. “Thuật” ấy là áp dụng quy luật thị trường và khai thác các định chế quốc tế đã được các nước tự do xây dựng từ nhiều thập niên trước để tăng trưởng nhanh về kinh tế mà xã hội vẫn có vẻ ổn định dưới cái vòng kim cô chính trị của lãnh đạo.
Trong các đợt Hoa Sơn luận kiếm của thời sự toàn cầu thì thuộc về phái Kiếm tông chỉ có Nam Hàn và Đài Loan là tự luyện cả nội lực để xây dựng dân chủ trên nền móng kinh tế vững mạnh.
Đôi khi dân chủ tại Đài Loan dẫn tới nhiều trận quyền cước giữa các dân biểu ngay trong Hạ viện. Đôi khi dân chủ tại Nam Hàn lại giúp thanh niên sinh viên được quyền biểu tình ủng hộ Bắc Hàn cộng sản, cho vui. Nhưng về đại thể, xã hội chấp nhận trò xả hơi đó và trong cả trăm quốc gia “đang phát triển” nửa thể kỷ về trước thì chỉ có hai nước này là tiến tới trình độ “đã phát triển”.
Trở thành công nghiệp hóa ngang tầm Âu-Mỹ-Nhật.
Còn lại? Sau ba chục năm, những “rồng cọp Đông Á” kia vẫn còn cái dạng của kỳ nhông cắc ké.
Ra khỏi truyện Kim Dung thì bốn chục năm về trước, thế giới chỉ có 29% các nước là có tự do, 46% là chưa có tự do. Ngày nay, tình hình đã đảo ngược, 46% có tự do và 27% chưa có tự do. Theo công trình nghiên cứu mới nhất, vào đầu năm nay, của Freedom Housethì thế giới có 89 quốc gia là tự do, với dân số gần ba tỳ người, bằng 40% dân số toàn cầu. Còn lại, có 55 nước hơi được tự do, và 51 nước chưa có tự do.
Trong số 51 nước cầm đèn đỏ lắc lư, ta thấy có Trung Quốc và Việt Nam.
Riêng Trung Quốc mới lẫy lừng như con khủng long với cái thuật học lóm chiêu pháp của xứ khác. Họ áp dụng “technology” mà khỏi xây dựng “democracy” - và ngồi ghế đại bá trên đỉnh Hoa Sơn. An toàn vô cùng!
Nhưng có chắc không?
***
Thế giới ngày nay đã đổi khác.
Truyện võ hiệp của Kim Dung đã bị truyện khoa học giả tưởng của Neal Stephenson qua mặt, với sự xuất hiện của một thế giới hư thực vô lường còn hơn truyện phong thần.
Thế giới đó là không gian ảo, nơi mà mọi chuyện hư đều là thực. Và mọi võ công bí kíp đều không còn ẩn náu trong động hoang mà cứ chình ình trên các mạng lưới điện tử. Hai thế hệ trước thôi, khi Kim Dung còn làm độc giả say mê thì chẳng ai mường tượng ra cái “thế giới hư thiết”, thiết lập trong cõi hư. Nền kinh tế tri thức hiện hữu trước tiên trên cõi ta bà ngất ngư đó.
Nhờ các mạng xã hội trên đó, những kẻ yếu thế nhất vẫn có thể lên tiếng. Họ trao đổi với nhau một món hàng không bị tiêu hủy sau khi được tiêu thụ, là ý kiến, là tư tưởng. Càng xài càng sáng là một quy luật! Nền kinh tế tri thức có thể dùng kỹ thuật - hay thuật lý,technology - như một kiếm chiêu ngoạn mục để nâng quốc gia lên hàng cao thủ trong có vài chục năm. Nhưng các “cộng đồng ảo”, cả triệu nhóm dân mạng tản mác khắp năm châu với những thông tin tức thời, lại tạo ra làn sóng tư duy hoàn toàn vô chiêu mà thách đố mọi chiêu pháp của các chính ủy.
Họ có loại võ khí vô hình có ảnh, rất thích hợp với loại người phiêu hốt như Phong Thanh Dương nhưng làm bọn ngụy quân tử như Tả Lãnh Thiền hay Nhạc Bất Quần phải ôm lấy dải quần.
Những xã hội đã áp dụng cái “đạo” ở dưới thì không sợ chuyện ấy và nhờ đấy còn tiến xa hơn. Các xã hội cứ học cái thuật ở ngọn thì chỉ còn một phép là lấy thúng úp voi để bảo vệ trật tự cũ. Lãnh đạo ở trên, từ Bắc Kinh đến Hà Nội, đều phải dệt vài thưa để diễn vở “Lấy Vải Thưa Che Mắt Thánh”. Cứ như tay anh chị Đông Phương Bất Bại và cái kim khâu chập chờn!
Đâm ra Đào Cốc Lục Tiên lại thập phần dễ thương! Và “Made in China” lại là “Mad in China”….
--
-TLS Mỹ theo sát vụ huyện Đăk Tô lên kế hoạch xóa sổ 22 nhà nguyện
-VRNs (27.03.2015) – Kontum – Một nguồn tin chắc chắn từ Sài Gòn cho biết Viên chức chính trị của Tổng lãnh sự (TLS) Hoa Kỳ đang quan tâm và theo dõi sát vụ huyện Đăk Tô lên kế hoạch xóa sổ 22 nhà nguyện. Việc theo dõi bằng phương pháp nào và vì mục đích gì chưa được tiết lộ.
"Vùng Oanh Kích Tự Do"
Đạo và Thuật Trong Việc An Dân và Trì QuốcTứ Súc Phanh Thây - Hý họa của Sống
Tác giả Kim Dung cứ giỡn chơi mà khơi khơi viết thế sự!
Rất om xòm mà kín đáo, Kim Dung tả một gia đình… đa nguyên trước khi chữ “đa nguyên” trở thành thời thượng. Đó là sáu anh em của một cây Đào nghênh ngang giữa đời, gồm có rễ, gốc, thân, lá, hoa và quả. Danh xưng hoa mỹ của họ là Đào Cán Tiên, Đào Căn Tiên, Đào Chi Tiên, Đào Diệp Tiên và Đào Thực Tiên.
Vì đa nguyên nên sáu anh em mới cãi vã tưng bừng chuyện vu vơ.
Với võ công thượng thừa, nếu liên thủ thì đấy là đệ nhất thiên hạ. Khi liên thủ, họ khoái xé xác thiên hạ làm sáu mảnh! Sáu anh em này mà ra đòn thì “tứ hải nhất” – một tay đệ nhất giữa bốn biển – lại thành “lục vương thất”, sáu tảng thịt vương vãi, máu chảy ròng ròng. Nhưng chuyện ấy chưa hãi bằng khi sáu anh em rất tử tế mà chẳng hiền lành lại muốn trợ lực người khác. Ai đó được họ ra tay giúp đỡ thì lãnh sáu nguồn chân khí chạy khắp châu thân. Kinh mạch gì đó nhộn nhạo rã rời, chết không được mà sống còn khổ hơn nữa. Hãy cứ hỏi Lệnh Hồ Xung thì biết!
Hay cứ hỏi các quốc gia được Hoa Kỳ viện trợ thì hay.
Kim Dung rất kín đáo mô tả nước Mỹ om xòm như vậy!
Tại các quốc gia từng được Hoa Kỳ cứu giúp, các lãnh tụ lớn nhỏ đều có thể thì thầm: “người Mỹ nói với tôi thế này, thế nọ”. Nếu ráp lại là thành chuyện ba máu sáu cơn: sáu anh nhược tiểu nói phét hay loạn đả vì tin là đằng sau mình đã có anh Mỹ nói thật – sáu anh lận. Chân khí mà!
Nếu vượt qua được hệ thống trợ lực ấy mà nhìn vào cái gốc, ở bên Mỹ, thì quả thật là cùng lúc Hoa Kỳ có sáu chân lý khác nhau. Và công khai tranh luận tới chiều. Không phải là thời sự hay sao?
Phải chi nước Mỹ cứ… dân chủ tập trung mà sáu anh một lòng phăng phăng tiến tới.
Thiên hạ sẽ hết đất chơi.
***
Nhưng may là Kim Dung lại phóng ra một vị thần y cổ quái để khử sáu anh em kỳ quái, đó là nhân vật Bình Nhất Chỉ.
Từ đấy về sau, Đào Cốc Lục Tiên một lòng phục vụ Lệnh Hồ Xung và truyện bỗng kém vui. Trừ một chi tiết: “Sát nhân danh y” Bình Nhất Chỉ là Chủ tịch danh dự và miên viễn của đảng SV. Quần hào gọi nôm là sợ vợ! Cho nên, dưới con mắt Kim Dung, thiên hạ đệ nhất không thể là Lệnh Hồ công tử hay nhân vật kiệt xuất như Nhậm Ngã Hành. Mà cũng chẳng là tay anh chị Đông Phương Bất Bại – vừa là anh vừa là chị - cầm đầu Nhật Nguyệt Thần giáo.
Thiên hạ đệ nhất là mọi vị nữ lưu! Khách ngồi bên có kẻ sướng quá nên châm thêm một ly rượu cho mình và cho người…
Chẳng là Kim Dung có biệt tài viết về các nhân vật thuộc phái nữ. Ác liệt mà quyến rũ, quỷ quyệt hay mỹ diệu nhất, nồng nàn hay ma quái nhất đều là các nàng, từ cô bé con đầy trí tuệ đến ả xồn xồn hay các phu nhân và sư thái! Còn đàn ông? Trâu gỗ ngựa đá cả, xê ra chỗ khác!
Thượng diệt và hạ tuyệt là Diệt Tuyệt Sư thái, tóc bạc phơ mà lòng hắc ám. Mắc bệnh tự mê đến vô phương cứu chữa là nàng Khang Mẫn, chắc là tổ tổ mẫu của trùm tình báo Khang Sinh của Mao Trạch Đông năm xưa. Trong truyện, nàng xuất hiện như Mã Đại Nguyên Phu nhân, và gây ra mấy chục năm tai họa cho Tiêu Phong chỉ vì bậc hảo hán này mải vui với bạn mà không dâng nàng một cái liếc cho phải đạo làm trai.
Thông minh đệ nhất thì có Hoàng Dung, con gái của Đông Tà, hay Quận chúa Mông Cổ Triệu Minh Triệu Mẫn. Hai nàng thông minh đến độ vờn chống như mèo vờn chuột. Quách Tĩnh hay Vô Kỵ đều xếp giáp quy hàng và ngoan ngoãn kẻ lông mày cho vợ. Thánh thiện thì chẳng ai bằng ni cô Nghi Lâm, chưa tội lỗi đã thấy tràn hối hận bên ruộng dưa. Đệ nhất chung tình đến bi thảm là cô bé A Châu, và chung tình đến cực ác thì có nàng A Tử lúp xúp ôm xác Kiều Phong bên bờ vực, v.v….. Nhiều lắm.
Khách ngồi bên nhìn thấy một chuỗi chân dung như vậy bèn hạ quyết tâm an phận thủ thường: Vào chốn đó, em xin thủ vai nô tì!
Nhưng rồi mắt long sòng sọc như công an văn hóa: “Mà nhà bác có ý đồ ám chỉ cái gì đây?” Khách vốn là con cháu Tào Tháo nên rất đa nghi. Khi Tào Lao công tử - hỗn danh của chàng ngoài chợ trời và trong xóm nhậu - thấy người gõ bài như kẻ mài ám khí, bèn nôn nóng gặng hỏi.
Xin hãy điềm điềm. Cái món này ninh lâu mới dừ!
***
Lại nói nốt về Lục tiên đã.
Về sau, Lục quái được đệ nhất cao thủ của phái Hoa Sơn tuyển vào binh chủng… truyền tin.
Bậc cao thủ ấy là con rồng thần Phong Thanh Dương, khi ẩn khi hiện trên đỉnh Ngọc Nữ phong của núi Hoa Sơn và là thái sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung. Vào cuối truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thần kiếm Phong Thanh Dương còn lệnh cho Lục tiên đi báo tin khẩn tới hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang việc Giáo chủ cũ mà mới của Nhật Nguyệt Thần giáo là Nhậm Ngã Hành sẽ diệt phái Hằng Sơn để từng bước nhất thống giang hồ và ăn trùm thiên hạ.
Phong Thanh Dương là nhân vật có nét thần kỳ, đưa Hoa Sơn kiếm phái tới chốn thượng thừa nhờ áp dụng kiếm tông và vượt xa khí tông.
Họ Tào ơi! Đây mới là ám khí chình ình.
Từ chuyện Phong Thanh Dương ta mới biết mâu thuẫn đến độ tương tàn trong phái Hoa Sơn giữa hai phe Kiếm tông và Khí tông. Một bên thiên về kiếm chiêu, luyện mãi thì tới chỗ xuất quỷ nhập thần, có thể lấy tĩnh mà chế động và cứ vô chiêu mà cả thắng hữu chiêu. Bên kia lại thiên về khí công, lấy nội công là chính, khi đã có nội lực thì một cọng cỏ cũng sắc hơn mũi kiếm.
Luyện khí hay luyện kiếm, cách nào mới hữu hiệu? Chuyển sang thời sự thì đấy là một tranh luận hiện đại tới bất ngờ….
Các nước trên thế giới đã mất mấy trăm năm luyện khí, với nội lực là quyền tự do, ngày càng có vẻ như giá trị phổ quát, hiện nay được tới 70% dân số địa cầu cho là nên theo. Cái “đạo” ở đây là kinh tế phải chấp nhận quy luật thị trường, chính trị phải áp dụng nguyên tắc dân chủ và xã hội phát huy tinh thần cởi mở để ai ai cũng được quyền bình đẳng khi mưu tìm hạnh phúc.
Một số quốc gia khôn ngoan lại chẳng mất trăm năm luyện công như vậy, còn sợ bị “tẩu hỏa nhập ma” khi kinh mạch đảo điên khí huyết chạy ngược. Họ gọi đó là “động loạn xã hội” nên khéo học cái thuật của kiếm tông hơn là tu cái đạo của khí tông. “Thuật” ấy là áp dụng quy luật thị trường và khai thác các định chế quốc tế đã được các nước tự do xây dựng từ nhiều thập niên trước để tăng trưởng nhanh về kinh tế mà xã hội vẫn có vẻ ổn định dưới cái vòng kim cô chính trị của lãnh đạo.
Trong các đợt Hoa Sơn luận kiếm của thời sự toàn cầu thì thuộc về phái Kiếm tông chỉ có Nam Hàn và Đài Loan là tự luyện cả nội lực để xây dựng dân chủ trên nền móng kinh tế vững mạnh.
Đôi khi dân chủ tại Đài Loan dẫn tới nhiều trận quyền cước giữa các dân biểu ngay trong Hạ viện. Đôi khi dân chủ tại Nam Hàn lại giúp thanh niên sinh viên được quyền biểu tình ủng hộ Bắc Hàn cộng sản, cho vui. Nhưng về đại thể, xã hội chấp nhận trò xả hơi đó và trong cả trăm quốc gia “đang phát triển” nửa thể kỷ về trước thì chỉ có hai nước này là tiến tới trình độ “đã phát triển”.
Trở thành công nghiệp hóa ngang tầm Âu-Mỹ-Nhật.
Còn lại? Sau ba chục năm, những “rồng cọp Đông Á” kia vẫn còn cái dạng của kỳ nhông cắc ké.
Ra khỏi truyện Kim Dung thì bốn chục năm về trước, thế giới chỉ có 29% các nước là có tự do, 46% là chưa có tự do. Ngày nay, tình hình đã đảo ngược, 46% có tự do và 27% chưa có tự do. Theo công trình nghiên cứu mới nhất, vào đầu năm nay, của Freedom Housethì thế giới có 89 quốc gia là tự do, với dân số gần ba tỳ người, bằng 40% dân số toàn cầu. Còn lại, có 55 nước hơi được tự do, và 51 nước chưa có tự do.
Trong số 51 nước cầm đèn đỏ lắc lư, ta thấy có Trung Quốc và Việt Nam.
Riêng Trung Quốc mới lẫy lừng như con khủng long với cái thuật học lóm chiêu pháp của xứ khác. Họ áp dụng “technology” mà khỏi xây dựng “democracy” - và ngồi ghế đại bá trên đỉnh Hoa Sơn. An toàn vô cùng!
Nhưng có chắc không?
***
Thế giới ngày nay đã đổi khác.
Truyện võ hiệp của Kim Dung đã bị truyện khoa học giả tưởng của Neal Stephenson qua mặt, với sự xuất hiện của một thế giới hư thực vô lường còn hơn truyện phong thần.
Thế giới đó là không gian ảo, nơi mà mọi chuyện hư đều là thực. Và mọi võ công bí kíp đều không còn ẩn náu trong động hoang mà cứ chình ình trên các mạng lưới điện tử. Hai thế hệ trước thôi, khi Kim Dung còn làm độc giả say mê thì chẳng ai mường tượng ra cái “thế giới hư thiết”, thiết lập trong cõi hư. Nền kinh tế tri thức hiện hữu trước tiên trên cõi ta bà ngất ngư đó.
Nhờ các mạng xã hội trên đó, những kẻ yếu thế nhất vẫn có thể lên tiếng. Họ trao đổi với nhau một món hàng không bị tiêu hủy sau khi được tiêu thụ, là ý kiến, là tư tưởng. Càng xài càng sáng là một quy luật! Nền kinh tế tri thức có thể dùng kỹ thuật - hay thuật lý,technology - như một kiếm chiêu ngoạn mục để nâng quốc gia lên hàng cao thủ trong có vài chục năm. Nhưng các “cộng đồng ảo”, cả triệu nhóm dân mạng tản mác khắp năm châu với những thông tin tức thời, lại tạo ra làn sóng tư duy hoàn toàn vô chiêu mà thách đố mọi chiêu pháp của các chính ủy.
Họ có loại võ khí vô hình có ảnh, rất thích hợp với loại người phiêu hốt như Phong Thanh Dương nhưng làm bọn ngụy quân tử như Tả Lãnh Thiền hay Nhạc Bất Quần phải ôm lấy dải quần.
Những xã hội đã áp dụng cái “đạo” ở dưới thì không sợ chuyện ấy và nhờ đấy còn tiến xa hơn. Các xã hội cứ học cái thuật ở ngọn thì chỉ còn một phép là lấy thúng úp voi để bảo vệ trật tự cũ. Lãnh đạo ở trên, từ Bắc Kinh đến Hà Nội, đều phải dệt vài thưa để diễn vở “Lấy Vải Thưa Che Mắt Thánh”. Cứ như tay anh chị Đông Phương Bất Bại và cái kim khâu chập chờn!
--
-TLS Mỹ theo sát vụ huyện Đăk Tô lên kế hoạch xóa sổ 22 nhà nguyện
-VRNs (27.03.2015) – Kontum – Một nguồn tin chắc chắn từ Sài Gòn cho biết Viên chức chính trị của Tổng lãnh sự (TLS) Hoa Kỳ đang quan tâm và theo dõi sát vụ huyện Đăk Tô lên kế hoạch xóa sổ 22 nhà nguyện. Việc theo dõi bằng phương pháp nào và vì mục đích gì chưa được tiết lộ.
Như VRNs đã đưa tin, ngày 30.01.2015, ông Cao Trung Tin, chủ tịch UBND huyện Đăk Tô đã ký văn bản số 03/KH-UBND mang tựa đề Kế hoạch tuyên truyền, vận động, xử lý các công trình sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật trên địa bàn huyện Đăk Tô.
Trái pháp luật do luật không đáp ứng nhu cầu tôn giáo của công dân
Lấy lý do 22 nhà nguyện xây dựng trái pháp luật để tuyên truyền hầu che giấu sự thật là huyện Đăk Tô muốn giảm thiểu tối đa các hoạt động tôn giáo trong huyện, hầu các quan chức được đánh giá cao, và có thể được cơ cấu lãnh đạo lại hay ở cấp cao hơn trong dịp đại hội đảng CSVN tại huyện Đăk Tô và tỉnh Kontum sẽ diễn ra trong năm 2015 này.
Bản chất sự việc được Đức cha Micael Hoàng Đức Oanh, giám mục chánh tòa Kontum cho biết:
“Ở Việt Nam mỗi làng đều có đình, có miếu mạo. Ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông, còn làng có đạo thì có nơi thờ tự. Tại Đăktô trước 1975, các làng có đạo đều có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết, trừ thị xã Kontum. Sau 1975, các buôn làng có đạo không có sinh hoạt tôn giáo bình thường suốt 30 năm (1975 – 2005), vì các linh mục không được phép đến phục vụ. Giáo dân phải đi bộ cả 100 cây số về nhà thờ Chánh Tòa dự lễ hoặc nhận các Bí tích. Mỗi dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh, cả 15, 20 ngàn tín đồ nằm la liệt cả tuần ở sân Tòa Giám Mục và Nhà Thờ Gỗ. Từ năm 2005, chính quyền bắt đầu cởi mở chấp nhận cho gởi linh mục tới vài vùng tiêu biểu. Cụ thể tới nay cả 4 huyện Đăktô, Tumơrông, Ngọc Hồi và Đăk Glei (diện tích 3.682,84 Km2, giáo dân 52.132 trong số 142.426 dân) cũng chỉ mới có phép xây 2 nhà thờ “chính danh” Đăk Mót và Kon Hring. Vì thế, trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, thì giáo dân chẳng còn cách nào hơn là “làm chui”! Thực tế cũng có “phép ngầm” của quý cán bộ địa phương đấy!”
Thật không thể tưởng tượng nỗi một nhà nước do dân và vì dân mà lại phải để dân phải đi lễ xa cả 100 cây số. Không thể ngờ hơn 1/3 dân số của 4 huyện là giáo dân, mà chỉ được phép xây dựng hai (2) nhà thờ. Mỗi nhà thờ có sức chứa tối đa 2000 người.
Hầu hết các quan chức khi bị chất vấn tại sao lại để tình trạng ấy diễn ra thì đều được nhận câu trả lời rằng tại vì tôn giáo và tín đồ không xin phép. Nhưng khi xin phép không được các tôn giáo hỏi tại sao không cấp phép, thì lại được trả lời không đúng thủ tục hoặc chưa có chủ trương và quy hoạch cho xây dựng nhà thờ.
Tình trạng nhu cầu tôn giáo không được đáp ứng tối thiểu đôi với các giáo dân Công giáo thuộc các sắc tộc thiểu số ở giáo phận Kontum là mỗi tuần được đi lễ Chúa nhật một lần, chết được linh mục đến dâng lễ cầu hồn, ốm đau bệnh tật được lãnh nhận các bí tích … Lỗi này ở các quốc gia khác thường do không đủ linh mục, nhưng ở Kontum lại do nhà cầm quyền hạn chế sinh hoạt tôn giáo, không cấp phép xây nhà thờ, không cho linh mục tự do chăm sóc mục vụ, các nhà nguyện tận dụng không gian sinh sống của nhà dân bị lập biên bản, đóng phạt, bị lên án trước cộng đồng là vi phạm pháp luật.
Trái pháp luật do cán bộ cố tình phân biệt đối xử
Theo ông Cao Trung Tin, chủ tịch UBND huyện Đăk Tô, những nhà nguyện vi phạm pháp luật mà văn thư của ông nhắm tới là những căn hộ của công dân đã dùng một phần diện tích nhà ở của riêng mình vào việc thờ phượng chung, hoặc làm thêm một mái che như cái trái bên cạnh nhà để dùng vào việc thờ phượng.
Đây là bằng chứng bất công và cố tình phân biệt đối xử với những người có tôn giáo. Vì trong huyện của ông có nhiều nhà dùng diện tích nhà ở của họ cho thuê để ở hoặc cho thuê để buôn bán, làm quán nhậu … Họ cũng làm những cái trái ra để nuôi súc vật, để kinh doanh, nhưng tất cả những gia chủ đó không bị gọi là vi phạm pháp luật.
Cùng hai đối tượng dành một phần nhà ở của mình để dung vào việc khác, nhưng một bên thì được để yên, một bên bị kết án là vi phạm pháp luật. Bên tổ chức quán nhậu tạo ra ồn ào mất trật tự và làm cho người dân tộc lụn bại trong rượu chè thì được cho tồn tại mặc nhiên là không vi phạm pháp luật. Còn bên kia làm việc công ích, xây dựng luân thường đạo lý, và nhất là không gây ra mất trật tự, mà lại còn góp phần đào tạo cho xã hội có thêm nhiều công dân tốt thì lại bị xem là vi phạm pháp luật.
Chính quyền của một huyện lại coi việc làm tốt là vi phạm pháp luật còn những việc khác không phải của tôn giáo cũng có chung tình trạng sử dụng diện tích nhà ở là không vi phạm pháp luật thì đó có còn là chính quyền nữa hay không?
UBND huyện Đăk Tô tọa lạc tại 217 Lê Duẩn, thị trấn Đăk Tô, điện thoại: 060.3831.209 Fax: 060.3831.209 Email: dakto@kontum.gov.vn Website: huyendakto.kontum.gov.vn. Quý vị có thể gọi điện thoại, liên lạc để chất vấn.
Ông Cao Trung Tin, chủ tịch UBND huyện Đăk Tô tỏ ra thù hằn với tôn giáo, nên chỉ đạo: “Không để xảy ra tiếp tình trạng các hộ dân xây dựng công trình riêng biệt nằm bên cạnh công trình nhà ở hoặc tự ý cơi nới nhà ở để sử dụng vào mục đích tôn giáo”.
Ông Tin dùng uy quyền của mình huy động toàn huyện Đăk Tô tham gia chiến dịch triệt hạ các nhà nguyện này bao gồm Cấp ủy đảng, UBND, các ngành, các đoàn thể. Ông còn chỉ định Phòng tư pháp, Phòng tài nguyên môi trường, Phòng kinh tế và hạ tầng trực tiếp hướng dẫn.
Nếu những việc xấu như trôm cắp mỗi ngày một gia tăng, tình trạng công chức càng ngày càng kém chất lượng phục vụ mà ông Chủ tịch huyện Đăk Tô dồn toàn tâm toàn ý được như chiến dịch triệt hạ 22 nhà nguyện này thì các công dân đỡ khổ biết mấy, xã hội bình an hơn biết chừng nào.
Việc công dân sử dụng nhà cửa là tài sản riêng của mình mà không gây tổn hại gì cho xã hội sao lại gọi là vi phạm pháp luật?
Vẫn một đường lối nhất quán là loại trừ tôn giáo trước sau như một của Nước CHXHCNVN.
Trái pháp luật, nhưng không trái Hiến pháp
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Trước tiên phải nhắc lại một điều căn bản về luật pháp đó là Hiến pháp là bộ luật cao nhất, không một bộ luật hay luật nào được quyền nói sai, nói thiếu về Hiến pháp. Kế tiếp, ở chương II của Hiến pháp bàn về Quyền con người, thì hầu các quyền tự do ngôn luận, lập hội, cư trú, đi lại, bí mật riêng tư … đều có câu cuối nhấn mạnh việc thực hành các quyền đó “do pháp luật quy định”, nhưng riêng ở điều 24 về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng không có câu “do pháp luật quy định”.
Từ đó có thể hiểu, đối với các quyền con người kia thì còn có luật pháp quy định, nhưng riêng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng thì chỉ một mình Hiến pháp là đủ, có quyền điều chỉnh hoạt động tôn giáo, mà không có luật pháp nào khác ngoài Hiến pháp được xác định quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Với điều 24 của Hiến pháp 2013, có thể nói Pháp lệnh tự do tôn giáo và tín ngưỡng cùng với Nghị định 92 đang áp dụng phải bị xem lại về hiệu lực, vì rõ ràng Hiến pháp không còn ủy quyền cho bất cứ bộ luật hay luật hay pháp lệnh nào có chức năng áp dụng hay hướng dẫn thêm nữa, vì tự nó đã đủ ý nghĩa và hiệu lực thi hành.
Việc ông Tin áp dụng Pháp lệnh và Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo trước đây để ban hành văn thư số 03/KH-UBND, sau khi Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực hơn một năm, có dấu hiệu vi hiến. Một văn thư áp dụng luật cách vi hiến tức khắc không có giá trị thi hành.
Theo Hiến pháp, công dân Công giáo ở huyện Đăk Tô không vi hiến và như thế cũng không vi phạm pháp luật về ti6n giáo như cáo buộc của ông Chủ tịch.
Đăk Tô là tên gọi của dòng suối nước nóng trong vùng cư trú của đồng bào dân tộc Xêđăng. Làng của người Xêđăng thường gắn với sông suối, núi đồi. Tên làng được gọi theo tên sông suối, núi đồi đó. Đăk Tô là tên của dòng suối nước nóng, là tên làng lâu đời ở vùng này. Bây giờ Đăk Tô là tên của một huyện. Huyện Đăk Tô ở phía bắc của tỉnh Kontum, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Một vùng đa số người sắc tộc thiểu số, nhưng người lãnh đạo cao nhất là ông Chủ tịch huyện lại không phải là người thuộc các sắc tộc thiểu số đng cư ngụ ở đó.
PV. VRNs