--Hà Nội: Hơn 1.000 dự án sử dụng đất sai quy hoạch13/05/2015
(PetroTimes) – Kết quả đợt giám sát của HĐND TP Hà Nội đối với Sở Tài Nguyên & Môi Trường, UBND các quận: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng cho thấy có tới 209 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi được bàn giao trên thực địa.
Năm 2009, thành phố có quyết định thu hồi đất tại phường Thụy Khuê của HTX Công nghiệp CP Hoa Sen giao UBND quận Tây Hồ quản lý nhưng đến nay khu đất này vẫn chưa được HTX bàn giao cho quận!-
-Hình thức tham nhũng tinh vi mới trong xây dựng cơ bản
Cây cầu tỉ đô ăn vay lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng hữu nghị Việt Nhật, cầu dây văng được đồn thổi là sử dụng công nghệ hiện đại nhất, thời gian qua đã gắn liền với bao tai tiếng. Nào là chậm tiến độ, tiêu cực trong giải phóng mặt bằng, cố tình làm sai quy hoạch, thi công ẩu, mất an toàn rơi cả thanh sắt lớn xuống đường gây thương tích cho người tham gia giao thông, chất lượng công trình kém với nhiều vết rạn nứt. Biểu tượng hữu nghị Việt Nhật vừa rồi lại xuất hiện một hình thức tham nhũng mới, rất tinh vi và mở đường cho tham nhũng tại các siêu công trình khác trong cả nước.
Nhà thầu Tokyu xây dựng cầu Nhật Tân, với sự đồng thuận cao của Bộ GTVT, đã đòi Việt Nam bồi thường 155 tỉ đồng do chậm giao mặt bằng. Theo văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông Nguyễn Sinh Hùng ký thay), giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình trên cả nước được tách thành các dự án độc lập và phải giao UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện, sau đó bàn giao cho chủ đầu tư mặt bằng sạch để triển khai xây dựng công trình. Như vậy, công tác GPMB tại dự án cầu Nhật Tân hoàn toàn thuộc trách nhiệm của UBND TP Hà Nội (quy định rất rõ) vốn là nguyên nhân chính gây chậm tiến độ khiến nhà thầu Tokyu đòi Việt Nam đền 155 tỉ, và công tác này hoàn toàn độc lập với dự án xây dựng cầu (Bộ GTVT làm chủ đầu tư).
- Đấu tranh chống tiêu cực rất ít được…thưởng “nóng” (PNTP).
- Dự án ODA giao thông chậm tiến độ: Cảnh báo lãng phí nguồn lực (Công thương).
- Giọt nước mắt của người làm báo (TT).
- Khởi tố phóng viên Thanh Tùng hành vi “cưỡng đoạt tài sản” (TT).
- Cán bộ lão thành nói thẳng về xây chính quyền đô thị (ĐV). - Đề án Chính quyền đô thị: “Chúng ta không xin tiền mà xin cơ chế” (Infonet). - Cơ chế “gò bó” làm mất cơ hội phát triển! (SGTT).
-- - Giải ngân gói 30 nghìn tỷ đi với tốc độ “rùa” (VNM). - Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2) (NĐT).
- Giá sữa chưa thanh tra đã thấy khó (SM). - Nỗi buồn nghệ nhân ở phố… đúc bạc (NĐT).
- Bán hàng đa cấp: Có hay không hành vi lừa đảo? (VTV).- “Cha con “người rừng” không phải được mang ra để làm kinh doanh!” (GDVN).
- Đau đớn chuyện cụ bà 80 tuổi lập bát nhang thờ chồng giữa phố Hà Nội (Soha). - Bỏ làng, sống trong hang đá (TT).
- Nhiều người Việt bỏ vào rừng sống (ĐV). - Lý do ông Lâm đốt nhà của “người rừng” (Alobacsi).
- Mánh khóe thao túng các ngân hàng của ‘bầu’ Kiên (PT).
- Tài xế quay clip tố CSGT ‘ăn chặn’ tiền vi phạm (VTC). - Những ‘bê bối’ của CSGT liên quan cái biên bản (NĐT).
- Ngân hàng “ép” nông dân nghèo mua bảo hiểm (PL&XH).
- Chủ tịch hội nông dân xã lừa vay tiền, ôm hàng tỷ đồng bỏ trốn (GDVN).- Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam? (VnEco).
-Phải thay đổi thể chế quản lý nông nghiệp
- Khi nhà nông ly điền (ĐĐK). – Cấp cứu ngành nông nghiệp (ĐĐK).
- Cốt lõi của nền nông nghiệp Việt Nam: Tích tụ ruộng đất là con đường duy nhất đúng? (NNVN).
Về khoản hỗ trợ bằng 30% đất ở khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
(Điều 16, khoản 3 Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
Bao nhiêu doanh nhân rởm tháp tùng Chủ tịch nước thăm chính thức Hoa Kỳ?
Diễn biến mới về giá đền bù đất trên địa bàn Hà Nội
(PetroTimes) – Kết quả đợt giám sát của HĐND TP Hà Nội đối với Sở Tài Nguyên & Môi Trường, UBND các quận: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng cho thấy có tới 209 dự án chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi được bàn giao trên thực địa.
Dự án Khu chung cư B5 Cầu Diễn tai tiếng vẫn đang trong cảnh đắp chiếu.
Đáng chú ý, trong đó có tới 130 dự án sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch. Nhiều dự án đồng thời vi phạm nhiều quy định như chậm triển khai, sử dụng sai mục đích, nợ tiền sử dụng đất… Ngoài ra, còn 172 dự án chậm tiến độ thực hiện trên 24 tháng; 72 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với tổng số tiền lên đến 4.715 tỷ đồng.
Theo kết quả của đợt kiểm tra này, quận Nam Từ Liêm có tới 58 dự án vi phạm trên tổng số 100 dự án đang được thực hiện trên địa bàn quận. Trong đó có 21 dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng nhưng chủ đầu tư không thực hiện dự án; 8 dự án chậm tiến độ; 29 dự án chậm giải phóng mặt bằng.
Các vi phạm đều khá nhức nhối nhưng xử lý vi phạm chưa được dứt điểm, có dự án đã được chính quyền địa phương kiến nghị thu hồi nhiều lần, UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo thu hồi nhưng cho tới nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Điển hình như dự án xây dựng Bệnh viện Chữ thập đỏ, dự án xây dựng văn phòng Công ty Vạn Xuân, dự án tổ hợp thương mại và nhà ở của Công ty Cổ phần Kim Khí Hà Nội.
Nhà hàng Lã Vọng án ngữ trong bán đảo Hoàng Cầu - nơi được quy hoạch là công viên.
Có những dự án sử dụng đất sai mục đích vẫn được gia hạn như dự án xây dựng trường mầm non khu đô thị Đồng Tầu, dự án xây văn phòng và trung tâm dạy nghề tại 268 Trung Kính.
Số doanh nghiệp có nhiều dự án vi phạm luật như Cty CP Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có 3 dự án vi phạm Luật Đất đai, Cty CP Bắc Hà có 2 dự án chậm triển khai...
-Hình thức tham nhũng tinh vi mới trong xây dựng cơ bản
Cây cầu tỉ đô ăn vay lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng hữu nghị Việt Nhật, cầu dây văng được đồn thổi là sử dụng công nghệ hiện đại nhất, thời gian qua đã gắn liền với bao tai tiếng. Nào là chậm tiến độ, tiêu cực trong giải phóng mặt bằng, cố tình làm sai quy hoạch, thi công ẩu, mất an toàn rơi cả thanh sắt lớn xuống đường gây thương tích cho người tham gia giao thông, chất lượng công trình kém với nhiều vết rạn nứt. Biểu tượng hữu nghị Việt Nhật vừa rồi lại xuất hiện một hình thức tham nhũng mới, rất tinh vi và mở đường cho tham nhũng tại các siêu công trình khác trong cả nước.
Tuy nhiên, Bộ GTVT đã cố tình “lập lờ” trách nhiệm trên. Được các quân sư tư vấn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cùng Đinh bộ trưởng rất sốt sắng trong việc giải quyết đền bù cho nhà thầu này. Với tốc độ chóng mặt, hồ sơ đòi đền bù của nhà thầu đã nhanh chóng vượt qua hàng chục cửa ải giấy tờ của các bộ chức năng với sự “đồng thuận cao” của các bộ này và lập tức có mặt trên bàn Thủ tướng vào cuối tháng 7/2013 để chờ phê duyệt. Để xoa dịu dư luận, quan chức các bộ gọi đây là khoản mà Việt Nam “hỗ trợ” nhà thầu và họ rất lúng túng, bất nhất khi trả lời phóng viên các báo. Trong khi Việt Nam còn đang bưng bít thông tin thì tờ Thời báo Nhật Bản (Japan Times – ngày 12/8/2013) đăng bài công khai thông tin nhà thầu Tokyu đã chiến thắng trong vụ kiện đòi Việt Nam ĐỀN BÙ 155 tỉ đồng (họ dùng chữ ĐỀN BÙ chứ không phải từ HỖ TRỢ mà quan chức Việt Nam cố tình nói trẹo đi).
Cần khẳng định việc Bộ GTVT (chủ trì) tự ý lấy 155 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước (vốn là tiền thuế của dân) để đưa cho nhà thầu thuộc dự án mình quản lý là việc làm đầy khuất tất. Có thể kể ra một vài chi tiết: Thứ nhất, Bộ này cùng các Bộ chức năng không dám công khai hạng mục cùng đơn giá đền bù cho nhà thầu. Theo quy định của Việt Nam, mọi cho phí công trình đều phải tính toán theo đơn giá xây dựng của Bộ XD và Bộ Tài chính ban hành. Thứ hai, cần có cơ quan giám định độc lập thực hiện giám định những thiệt hại mà nhà thầu đòi đền bù. Việc này không thể làm theo kiểu nhà thầu nộp hồ sơ kê hàng trăm tỉ thiệt hại lên rồi một cơ quan cỏn con của Bộ GTVT chóng vánh chấp nhận nó như là chân lý để làm cơ sở đền bù. Thứ ba, nếu vụ việc chỉ dừng lại ở mức độ tranh chấp kinh tế thì phải được giải quyết bằng tài phán của cơ quan trọng tài độc lập, còn nếu lên đến mức độ kiện tụng thì phải giải quyết bằng quyết định của tòa án có thẩm quyền. Thứ tư, giải phóng mặt bằng tại cầu Nhật Tân là trách nhiệm của UBND TP Hà Nội. Tại sao Bộ GTVT lại quá sốt sắng nhảy vào gánh trách nhiệm thay UBND TP Hà Nội một cách vô nguyên tắc (trong khi ai cũng biết các vị rất giỏi cái món đùn đẩy trách nhiệm)? Thứ năm, khoản đền bù không thể lấy từ bất cứ nguồn nào khác mà phải lấy từ ngân sách thuộc TP Hà Nội quản lý. Việc Bộ GTVT (chủ trì) giải quyết đền bù cho nhà thầu theo cách của riêng họ là hoàn toàn trái với các quy định về đơn giá định mức, quy định về quản lý xây dựng cơ bản, quy định về giải phóng mặt bằng, quy định về quản lý ngân sách và đặc biệt trái với văn bản 1665/TTg-CN ngày 17/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ (do ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký thay, mà ông này đang làm Chủ tịch Quốc hội).
Việc Bộ GTVT (chủ trì) cố tình làm trái các quy định hiện hành của Việt Nam trong giải quyết “đền bù” 155 tỉ cho nhà thầu nước ngoài đã mở đường cho một hình thức thất thoát, tham nhũng mới trong xây dựng cơ bản. Đó là thông đồng với các nhà thầu để kiện chính mình, sau đó mình lại là người đi giải quyết việc lấy ngân sách nhà nước “đền” lại cho nhà thầu. Tại Việt Nam, trẻ con lên 3 cũng biết rõ những đồng tiền trên cuối cùng sẽ rơi vào túi nào. Hiện tại, vài chục nhà thầu Trung Quốc trong các dự án xây dựng khắp cả nước đang chờ tiền lệ này xong xuôi sẽ làm hồ sơ đòi Việt Nam đền bù (hầu hết các công trình lớn của Việt Nam hiện do Trung Quốc thi công). Như vậy, hệ lụy của việc Bộ GTVT cố tình làm trái pháp luật là vô cùng lớn. Nó khuyến khích các nhà thầu thay vì làm ăn nghiêm chỉnh, lại tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở trong quản lý nhà nước, cấu kết với quan chức để tham ô từ ngân sách nhà nước dưới hình thức mới rất tinh vi.--- Đấu tranh chống tiêu cực rất ít được…thưởng “nóng” (PNTP).
- Dự án ODA giao thông chậm tiến độ: Cảnh báo lãng phí nguồn lực (Công thương).
- Giọt nước mắt của người làm báo (TT).
- Khởi tố phóng viên Thanh Tùng hành vi “cưỡng đoạt tài sản” (TT).
- Cán bộ lão thành nói thẳng về xây chính quyền đô thị (ĐV). - Đề án Chính quyền đô thị: “Chúng ta không xin tiền mà xin cơ chế” (Infonet). - Cơ chế “gò bó” làm mất cơ hội phát triển! (SGTT).
-- - Giải ngân gói 30 nghìn tỷ đi với tốc độ “rùa” (VNM). - Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2) (NĐT).
- Giá sữa chưa thanh tra đã thấy khó (SM). - Nỗi buồn nghệ nhân ở phố… đúc bạc (NĐT).
- Bán hàng đa cấp: Có hay không hành vi lừa đảo? (VTV).- “Cha con “người rừng” không phải được mang ra để làm kinh doanh!” (GDVN).
- Đau đớn chuyện cụ bà 80 tuổi lập bát nhang thờ chồng giữa phố Hà Nội (Soha). - Bỏ làng, sống trong hang đá (TT).
- Nhiều người Việt bỏ vào rừng sống (ĐV). - Lý do ông Lâm đốt nhà của “người rừng” (Alobacsi).
- Mánh khóe thao túng các ngân hàng của ‘bầu’ Kiên (PT).
- Tài xế quay clip tố CSGT ‘ăn chặn’ tiền vi phạm (VTC). - Những ‘bê bối’ của CSGT liên quan cái biên bản (NĐT).
- Ngân hàng “ép” nông dân nghèo mua bảo hiểm (PL&XH).
- Chủ tịch hội nông dân xã lừa vay tiền, ôm hàng tỷ đồng bỏ trốn (GDVN).- Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam? (VnEco).
-Phải thay đổi thể chế quản lý nông nghiệp
- Khi nhà nông ly điền (ĐĐK). – Cấp cứu ngành nông nghiệp (ĐĐK).
- Cốt lõi của nền nông nghiệp Việt Nam: Tích tụ ruộng đất là con đường duy nhất đúng? (NNVN).
Về khoản hỗ trợ bằng 30% đất ở khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Thời gian qua, chúng em nhận được nhiều thư của bà con nông dân khắp đất nước phản ánh việc bị quan tham (thường là cấp huyện) ăn chặn khoản hỗ trợ bằng 30% giá trị đất ở khi thực hiện thu hồi, đền bù đất nông nghiệp. Các quan tham chỉ đền bù đất nông nghiệp theo đơn giá (vốn rất thấp) mà lờ đi khoản hỗ trợ rất to kia. Nhiều bà con không những không biết mà còn hồ nghi về khoản hỗ trợ to lớn này. Từ kinh nghiệm đấu tranh ở dự án Cầu Nhật Tân, chúng em xin mạo muội giới thiệu một số cơ sở pháp lý để bà con tham khảo trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi (30% đất ở khi đền bù đất nông nghiệp) đã được pháp luật quy định.
Dự án cầu Nhật Tân qua địa bàn quận Tây Hồ (HN) lấy rất nhiều đất nông nghiệp của chúng em. Cũng giống như khắp cả nước, thoạt đầu, các quan tham đưa ra giá đền bù rất rẻ mạt cho đất nông nghiệp (khoảng trên dưới 100.000 đồng/m2). Nông dân chúng em không chịu, không cho vào đo đạc, kiểm đếm. Bí thư quận ủy thề bồi trước mặt dân là không thèm ăn của dân một xu. Thế mà giằng giật, đấu tranh một thời gian, các quan buộc phải tăng lên 252.000 đồng/m2 đất nông nghiệp. Dân vẫn không cho đo đạc, kiểm đếm (chính quyền gọi là không hợp tác). Mấy ông đưa công an đi dọa dẫm từng nhà, thậm chí khép vào tội này tội kia và dọa bắt người. Chúng em có thể nói là hơi dao động. Nhưng nỗi khiếp sợ mất sinh kế, mất nguồn sống cho đàn con nhỏ, cho bố mẹ già còn lớn hơn nên chúng em sắt đá trở lại. Hết cách, mà dự án thì tiến độ thúc đến đít, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Đại sứ Nhật Bản, Chủ tịch Thành phố giục giã liên hồi.
Lúc đó, nông dân chúng em mới “trình ngược” các quan tham một loạt văn bản liên quan. Theo đó, chúng em chỉ một mực “xin” các quan khoản hỗ trợ bằng 30% giá trị đất ở mà pháp luật đã quy định chúng em được hưởng. Với các quan, đó có thể là món nhỏ. Với nông dân một nắng hai sương, cả đời trông vào miếng đất, khoản này với chúng em lớn lắm. Nó là nguồn sống cho cả gia đình trong nhiều năm tới.
Cuối cùng, họ buộc phải nhả khoản hỗ trợ bằng 30% đất ở cho nông dân chúng em. Khoản hỗ trợ 30% đất ở tính theo giá đất trung bình đường An Dương Vương cho mỗi m2 đất nông nghiệp khi thu hồi là khoảng hơn 4 triệu đồng (giá 2010). Đất nông nghiệp ăn theo giá đường Lạc Long Quân là khoảng hơn 5 triệu đồng/m2.
Mặc dù kinh nghiệm trên ở Hà Nội nhưng tỉnh nào cũng phải thực hiện chính sách này (hỗ trợ 30% giá trị đất ở – tuy mức giá có khác). Khoản hỗ trợ này được quy định tại Điều 16, khoản 3 Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và áp dụng trên cả nước.
Bà con cũng có thể liên lạc nhờ cậy một số vị Luật sư có tấm lòng với dân đen như Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn, Ngọc Trai.
Cơ sở pháp lý về khoản hỗ trợ 30% giá trị đất ở khi chính quyền thu hồi và đền bù đất nông nghiệp:
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
(Điều 16, khoản 3 Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)
Văn bản chỉ áp dụng tại Hà Nội:
Quyết định số: 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của UBND TP Hà Nội Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 13: Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có một trong các điều kiện quy định tại Điều 7 của bản quy định này khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp do UBND Thành phố quy định ban hành hàng năm.
3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng quy định tại bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng nămcòn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực.
Giá đất ở trung bình của khu vực được xác định theo địa bàn xã, phường, thị trấn và bằng trung bình cộng của giá đất quy định đối với các vị trí 3 của các đường hoặc đường phố có tên trong xã, phường, thị trấn tại bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng năm. Trường hợp trên địa bàn xã, phường, thị trấn không có đường, đường phố có tên trong bảng giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng năm thì xác định theo giá đất ở của thửa đất liền kề.
Trường hợp đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong cùng thửa đất ở của gia đình:
Khoản 2 cùng Điều 13 ở trên: Đất nông nghiệp, vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông, có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định, khi Nhà nước thu hồi thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm quy định tại bảng giá đất ban hành hàng năm còn được hỗ trợ bằng tiền theo quy định sau:
a) Mức hỗ trợ:
a.1. Bằng 70% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng trước ngày 15/10/1993 và có một trong các điều kiện được bồi thường theo giá đất ở;
a.2. Bằng 40% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở không có giấy tờ từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và có một trong các điều kiện được bồi thường theo giá đất ở.
Đường dẫn để in tài liệu:
Quyết định 108 của UBND Tp Hà Nội:
Nghị định 69 của Chính phủ:
Diễn biến mới về giá đền bù đất trên địa bàn Hà Nội
Ngày 18/7/2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 27/2013/QĐ-UBND (do Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký) quy định chi tiết giá đất ở làm căn cứ bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội. QĐ này có hiệu lực từ 27/7/2013 và không những điều chỉnh giá đối với đất ở mà còn điều chỉnh giá đền bù và hỗ trợ đất nông nghiệp, bởi khoản hỗ trợ đất nông nghiệp được tính bằng 30% giá trị đất ở trên cùng địa bàn. Chi tiết này, nếu bà con nông dân không tỉnh táo sẽ rất dễ bị các quan tham qua mặt.
Khoản 1 Điều 1 của Quyết định nêu rõ: Sau khi ra quyết định thu hồi đất, trong trường hợp giá đền bù chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thì UBND quận/huyện nơi thu hồi đất tổ chức điều tra, khảo sát giá đất thực tế, đề xuất điều chỉnh làm căn cứ đền bù hỗ trợ phù hợp với thực tế, trình UBND TP phê duyệt.
Văn bản 27/2013/QĐ-UBND có điểm mới là không dùng cụm từ “SÁT với thực tế” như văn bản trước đây (như thế nào là sát thì không ai định nghĩa nên rất thiệt cho bà con mất đất). Thay vào đó, văn bản mới của UBND TP Hà Nội quy định lấy giá chuyển nhượng thực tế làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ. Tại khu vực cầu Nhật Tân, ngay từ tháng 3/2010, quận Tây Hồ đã khẳng định bằng văn bản giá trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ lẻ, xen kẹt tại cụm 7 phường Phú Thượng là 72 triệu đồng/m2, trong khi bảng giá đất mà UBND TP. Hà Nội áp vào khu vực cầu Nhật Tân (cùng địa bàn) chỉ có 9-23 triệu đồng/m2.
Nay, với QĐ mới của UBND TP Hà Nội ban hành, bà con mất đất tại dự án cầu Nhật Tân hoàn toàn có cơ sở pháp lý yêu cầu UBND quận Tây Hồ áp dụng mức đền bù ít nhất là 72 triệu đồng/m2 đất ở. Đối với đất nông nghiệp, khoản hỗ trợ bằng 30% giá đất ở cùng địa bàn cũng phải tính theo giá thực tế này. Đặc biệt, đối với các gia đình tại cụm 4 phường Nhật Tân có đất nông nghiệp bị thu hồi làm đường nối với cầu Nhật Tân, mức hỗ trợ tính bằng 30% giá đất ở sẽ phải áp theo giá chuyển nhượng thực tế tại đường Lạc Long Quân (vốn cao hơn rất nhiều).
Ngoài ra văn bản mới cũng ”mở” về mặt thời gian là SAU KHI có quyết định thu hồi đất vẫn điều chỉnh được giá đền bù. Như vậy, nhiều gia đình tại dự án cầu Nhật Tân đã có quyết định thu hồi đất và đã được đền bù vẫn có thể yêu cầu điều chỉnh giá và đề nghị đền bù bổ sung để không bị thiệt thòi. Điều này cũng đảm bảo nguyên tắc “Một giá đền bù trong một dự án” được quy định tại Luật Đất đai.
Trong khi đấu tranh đòi thực hiện nghiêm chỉnh văn bản nói trên, bà con mất đất trên địa bàn Thủ đô cần nâng cao cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn càn quét, tập kích, cố tình cưỡng chiếm đất của dân trước khi văn bản trên và các văn bản liên quan có hiệu lực. Cũng không loại trừ việc quan tham một số nơi “tranh thủ” trước khi văn bản trên có hiệu lực, ra quân cưỡng chiếm đất của bà con, sau đó chúng hợp thức hóa giấy tờ, hồ sơ để ăn theo giá đền bù mới. Đương nhiên, chúng sẽ bỏ túi khoản chênh lệch khổng lồ nói trên mà đáng ra bà con được hưởng trọn vẹn.