Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

'Đột nhập' căn cứ ngầm của Trung Quốc

-Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh đánh giá kỹ "địa đạo hạt nhân" của TQ

(GDVN) - Dự đoán Trung Quốc có đường hầm dài 3.000 dặm Anh chứa vũ khí hạt nhân của chuyên gia Karber thực sự gây lo ngại cho nước Mỹ.
Mỹ lo ngại về "Trường Thành ngầm dưới lòng đất" của Trung Quốc có chứa rất nhiều vũ khí hạt nhân
Trang mạng Tin tức Quốc phòng Mỹ vừa đăng bài viết “Luật mới của Mỹ yêu cầu đánh giá đường hầm hạt nhân Trung Quốc”.
Một văn kiện của Lầu Năm Góc đã được Tổng thống Mỹ ký thành luật cho rằng, muốn áp chế các cơ sở chứa vũ khí hạt nhân dưới lòng đất của Trung Quốc, Quân đội Mỹ cần phải đồng thời đánh giá khả năng thông thường và khả năng hạt nhân của họ.
Ngày 2/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký Luật trao quyền quốc phòng mới, hạ lệnh cho Bộ Tư lệnh Chiến lược quân Mỹ trước ngày 15/8 phải trình một bản báo cáo về “mạng lưới đường hầm (địa đạo) của Trung Quốc, khả năng Mỹ sử dụng sức mạnh thông thường và sức mạnh hạt nhân để áp chế loại đường hầm này và trong đường hầm đó chứa thứ gì”.
Một đội ngũ nghiên cứu của trường Đại học Georgetown đứng đầu là Phillip Karber đã tiến hành nghiên cứu trong thời gian 3 năm, đã vẽ ra một hệ thống địa đạo phức tạp dài 3.000 dặm Anh (1 dặm Anh bằng khoảng 1,6 km).
Báo cáo mang tên “Tác động chiến lược của Trường Thành ngầm Trung Quốc” công bố năm 2011 quả quyết rằng, số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc như đánh giá của các cơ quan tình báo Mỹ là không chính xác. Đội ngũ của Karber dự đoán, trong mê cung ngầm khổng lồ dưới lòng đất của Trung Quốc có thể giấu tới 3.000 vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, các cơ quan tình báo Mỹ luôn dự đoán, trong kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhiều nhất có 300 đầu đạn hạt nhân.
Luật trao quyền quốc phòng mới yêu cầu báo cáo sắp tới của Bộ Tư lệnh Chiến lược quân Mỹ phải xác nhận được “lỗ hổng nhận thức” về sự tồn tại của loại chương trình vũ khí hạt nhân này và bàn thảo sự tác động của lỗ hổng đó đối với an ninh nước Mỹ.
Báo cáo còn phải đánh giá chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc, gồm tiến hành đánh giá ở tầm nhìn mang tính lịch sử và nhân tố tác động của chiến lược này về mặt địa-chính trị, đồng thời mô tả kỹ lưỡng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, gồm số lượng vũ khí hạt nhân có tầm phóng xuyên lục địa.
Báo cáo còn phải tiến hành so sánh sức mạnh hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc, dự báo tình hình vũ khí hạt nhân tương lai có thể sở hữu của Trung Quốc, miêu tả hệ thống chỉ huy kiểm soát của nó, đánh giá tình hình dự trữ chất phân hạch của Trung Quốc và công suất, khả năng sản xuất dân dụng và quân dụng của họ.
Karber hoàn toàn không cho rằng, Luật trao quyền quốc phòng mới đưa ra những yêu cầu này là do công lao của ông. Ông nói: “Tôi cho rằng, rất nhiều nhân tố, đặc biệt là phương thức thử nghiệm và bố trí (vũ khí hạt nhân) của Trung Quốc, thúc đẩy Luật trao quyền quốc phòng mới đưa ra nhiệm vụ này”.
Nội bộ Mỹ cũng có quan điểm nghi ngờ về nhận định của Karber. Hans Christensen, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu thông tin hạt nhân Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cho rằng, ngôn từ của Luật trao quyền quốc phòng mới đã phản ánh rất nhiều trường hợp.
Theo Christensen, một số ngườicảm thấy thất vọng về việc các cơ quan tình báo và Quân đội Mỹ đánh giá khả năng hạt nhân của nước khác. Điều này từng bước tăng rủi ro xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Với “vũ điệu” đó, hai bên sẽ làm cho quan hệ căng thẳng quân sự song phương trầm trọng hơn, có thể gây ra Chiến tranh Lạnh quy mô nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương.
Rất nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi, rốt cuộc Mỹ làm thế nào “sử dụng sức mạnh thông thường và sức mạnh hạt nhân để áp chế loại địa đạo đó và trong địa đạo đó chứa thứ gì”.
Kết quả thử nghiệm vũ khí hạt nhân xuyên lòng đất như B61-11 đã gây thất vọng, bởi vì khả năng xuyên lòng đất của nó không mạnh. Không rõ chương trình bom hạt nhân xuyên lòng đất kiểu tăng cường B61-12 mới có giải quyết được vấn đề này hay không. Nhưng, cân nhắc vị trí hệ thống địa đạo do Karber miêu tả trong báo cáo, độ dài và độ sâu khác nhau, việc xóa bỏ mối đe dọa này cần không phải chỉ một quả bom.
Như vậy, cái gì làm cho Quốc hội Mỹ lo sợ về hệ thống địa đạo của Trung Quốc như vậy? Báo cáo của Karber dự đoán, “tài sản xã hội” nếu dùng để tấn công Mỹ, kho vũ khí hạt nhân tồn tại thực tế của Trung Quốc sẽ gây ra cái chết trực tiếp cho nhiều triệu người; khoảng 50% dân số sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất phóng xạ, khiến cho cơ thể bị suy nhược và tuổi thọ bị rút ngắn;
2/3 trong số 7.569 bệnh viện sẽ bị phá hủy hoặc không thể hoạt động, nửa số bác sĩ sẽ chết; 1/3 thiết bị phát điện và 40% đất đai nông nghiệp sản xuất lương thực sẽ bị tàn phá hoặc phơi dưới những chất phóng xạ còn sót lại một cách nghiêm trọng; hàng triệu người Mỹ sẽ bị đói khát trong 10 năm sau khi bị tấn công bất ngờ lần đầu tiên.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc


-“Vạn lý trường thành ngầm” dài 5.000km của Trung Quốc
-Công trình đường hầm quân sự bí mật “6501” từ lâu được thế giới biết đến với tên gọi “Vạn lý trường thành ngầm” đã trở thành mối lo ngại lớn đối với nhiều quốc gia. Mới đây, một nghiên cứu không chính thức của Mỹ cho rằng đây là nơi cất giấu vũ khí hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc.
Washington Post ngày 29-11 dẫn báo cáo dài 363 trang của nhóm sinh viên Trường đại học Georgetown do giáo sư Phillip Karber, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, dẫn đầu cho biết về một công trình mà giới quân sự Trung Quốc tự hào mô tả là “Vạn lý trường thành ngầm”. Đây là một hệ thống những đường hầm dài 5.000km, nơi đang lưu thông các đoàn tàu đặc biệt được trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa liên lục địa cùng các bệ phóng lưu động, nối liền với các căn cứ cũng nằm ngầm dưới lòng đất. Hệ thống này gây sửng sốt đến mức Lầu Năm Góc lần đầu tiên đã phải đưa vào báo cáo thường niên của mình.

Kho chứa vũ khí ngầm?
Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở tỉnh Tứ Xuyên vào năm 2008 đã vô tình phơi bày một thế giới quân sự bí mật trên các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập. Dạo đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin hàng ngàn kỹ thuật viên bức xạ đã được đưa đến vùng này, dấy lên những đồn đoán về một mạng lưới đường hầm rộng lớn cất giấu vũ khí hạt nhân. Tháng 12-2009 quân đội Trung Quốc đã buộc phải thừa nhận trên Đài truyền hình trung ương CCTV rằng Quân đoàn pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm dài hơn 4.800km cùng các căn cứ nằm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, đủ sức đảm bảo an toàn trước các cuộc tấn công hạt nhân.
 
 
  
Công trình nghiên cứu kéo dài ba năm của giáo sư Karber và các sinh viên Đại học Georgetown được khởi động ngay sau trận động đất Tứ Xuyên. Các sinh viên đã tập hợp hàng tấn tài liệu khác nhau: từ các tạp chí quân sự, tin tức, hình ảnh đến các diễn đàn, các cuộc phỏng vấn... để đưa ra kết luận rằng hệ thống đường hầm này đang chứa các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, thậm chí họ còn thiết lập một bảng chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa được cất giấu bên trong cũng như giả định cả những cách vận chuyển tên lửa... Theo công trình nghiên cứu này, các sinh viên ước tính Trung Quốc hiện đang cất giấu đến 3.000 đầu đạn hạt nhân, gấp 10 lần con số từng được đưa ra trước đó. Washington Post cho biết kết quả nghiên cứu này đã được đưa ra Quốc hội Mỹ thảo luận và các tài liệu cũng đã được chuyển đến các quan chức cấp cao ở Lầu Năm Góc.
Đường hầm bí mật năm 1965
Theo các tài liệu của Trung Quốc, đường hầm bí mật này đã được Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng từ những nằm 1960. Cách đây 30 năm, truyền thông nước này đã đưa ra nhiều phỏng đoán về một kho vũ khí bí mật được cất giấu trong một công trình mang tên “6501” dài 17km được khởi công vào năm 1965 và đã bị bí mật đình chỉ vào năm 1973. “Vạn lý trường thành ngầm” mà Lầu Năm Góc đã nêu trong báo cáo của mình hẳn là phiên bản khổng lồ của công trình “6501” này.
Theo Tân Hoa xã, công trình ngầm “6501” giống như một mê cung gồm ba tầng thông nhau được đúc bằng bêtông cốt thép. Với chiều dài 17km và khoảng 25 hang động lớn nhỏ có diện tích lên đến hàng trăm mét vuông, “6501” đủ rộng để cho bốn xe ca dàn hàng ngang và cả xe lửa lưu thông. Các chuyên gia Trung Quốc còn cho biết 17 “giếng trời” trong đường hầm được thiết kế dành cho các tên lửa với chiều cao 80m, đường kính từ 10-20m. “Thật khó tưởng tượng với chiều dài 5.000km của phiên bản trường thành ngầm mới, Trung Quốc có thể chứa được những loại vũ khí gì”, Tân Hoa xã dẫn lời một học giả giấu tên cho biết.
Vẫn theo Tân Hoa xã, công trình đường hầm “6501” được xây dựng một cách bí mật để phục vụ mục đích quốc phòng. Ông Tăng Trung Dân, một công nhân xây dựng công trình “6501”, cho biết từ khi khởi công đến lúc bị đình chỉ xây dựng vào năm 1973, mọi thông tin đều được giữ bí mật, ngay cả chính quyền địa phương cũng không mảy may hay biết gì về đường hầm này. Ngay đến các công nhân đào hầm được điều đến cũng không biết mình đang ở đâu và xây dựng công trình nhằm mục đích gì. Cho đến nay, đường hầm này đã từng chứa những gì, lý do vì sao công trình bị đình chỉ vào năm 1973 vẫn còn là một câu hỏi không lời đáp đối với giới truyền thông Trung Quốc.
Báo Le Nouvel Observateur, Pháp, ngày 7-12, khi đề cập đến “Vạn lý trường thành ngầm” này đã kết luận: “Chắc chắn các vệ tinh do thám và các thiết bị nghe lén trên toàn trái đất sẽ dõi theo mọi động tịnh phát ra từ cái ổ chuột chũi khổng lồ này”.

Theo Tuổi Trẻ


: --Tiết lộ Vạn lý trường thành ngầm của TQ -Người Trung Quốc gọi đó là "Vạn lý trường thành ngầm" - một mạng lưới những đường hầm rộng lớn được Trung Quốc thiết kế để che giấu các tên lửa ngày càng tối tân và kho vũ khí hạt nhân của nước này. 
Trong suốt 3 năm qua, một nhóm các sinh viên trường đại học Georgetown, Mỹ, dưới sự dẫn dắt của một giáo sư vốn là cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, đã dịch hàng trăm tài liệu, nghiên cứu kỹ lưỡng hình ảnh vệ tinh và tìm kiếm các tài liệu quân sự hạn chế người xem của Trung Quốc lẫn sục sạo hàng trăm gigabyte dữ liệu trên mạng để làm sáng tỏ hệ thống đường hầm cất giữ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Kết quả những nỗ lực của họ là gì? Đó là sự khám phá về hàng nghìn kilomet đường hầm được Quân đoàn pháo binh số 2 đào. Đó là một đơn vị bí mật của quân đội Trung Quốc, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ và triển khai tên lửa đạn đạo, đầu đạn hạt nhân.
Dù kết quả nghiên cứu trên chưa được công bố song nó đã được lưu hành trong nhóm các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, trong đó có phó tham mưu trưởng không quân và gây ra một phiên điều trần tại Quốc hội. Phần lớn sự chú ý được tập trung vào kết luận của cuộc nghiên cứu, đó là, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều lần so với những gì mà các chuyên gia kiểm soát vũ khí ước tính.
"Đó không hẳn là vấn đề gây xôn xao dư luận song những phán đoán và ước tính phải được kiểm tra lại vì những gì mà nhóm nghiên cứu trên cho rằng họ nắm rõ thì đều dựa trên tài liệu mật", một nhà chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ, người chỉ đồng ý thảo luận về vấn đề trên với điều kiện ẩn danh.
Những người chỉ trích cuộc nghiên cứu trên đã đặt câu hỏi về tính chính thống của những tìm kiếm dựa vào internet của nhóm sinh viên trên. Nhóm sinh viên nghiên cứu lấy tin từ các nguồn khác nhau như từ Google Earth, blog, bài báo quân sự và đáng chú ý nhất là những thước phim tài liệu tiểu thuyết hóa về các chiến sĩ pháo binh Trung Quốc. Tuy nhiên, những chỉ trích mạnh nhất lại xuất phát từ các chuyên gia chống phổ biến vũ khí hạt nhân, những người lo lắng rằng cuộc nghiên cứu có thể đổ thêm dầu vào lửa tranh cãi về việc duy trì vũ khí hạt nhân ở thời đại mà mọi nỗ lực đang được thực thi để giảm số lượng vũ khí tồn kho từ sau chiến tranh lạnh. 
Trưởng nhóm nghiên cứu - giáo sư Phillip A. Karber, 65 tuổi, từng là trưởng nhóm chiến lược gia chịu trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp lên Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân thời chiến tranh lạnh. Karber tự hào là nhà phân tích tình báo giỏi nhất trong chính phủ Mỹ. Năm 2008, Karber là nhân vật tự nguyện tham gia cơ quan cắt giảm mối đe dọa quốc phòng - một cơ quan trực thuộc Lầu Năm Góc chịu trách nhiệm chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Sau trận động đất tấn công tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban của Karber nhận thấy, báo Trung Quốc đưa tin rằng hàng nghìn kỹ thuật viên bức xạ đã kéo về vùng này. Sau đó, có nhiều bức ảnh về các quả đồi sập cùng nhiều tin đồn rằng các đường hầm ăn sâu trong hang động tại khu vực này chứa vũ khí hạt nhân.
Hãy tìm kiếm những gì đang diễn ra, chủ tịch Ủy ban trên nói với Karber và ông này lại tiếp tục phân tích một lần nữa, lần này là với các sinh viên ở đại học Georgetown.
Trong khi sự hiện diện của mạng lưới đường hầm trên là một thứ bí mật mở đối với một nhóm chuyên gia nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thì không một tờ báo hay tài liệu công khai nào đưa tin về sự hiện diện của nó.
Do đó, khi nghiên cứu, nhóm sinh viên trên đã quay sang tìm kiếm những nguồn tin công khai của Trung Quốc như những bài báo quân sự, bản tin địa phương và ảnh trên mạng do cư dân mạng Trung Quốc đưa lên. Những tài liệu này cho thấy, quân đội Trung Quốc nổi tiếng là bí mật đã bắt đầu tiết lộ thêm nhiều thông tin - theo chỉ đạo của lãnh đạo, nhằm phô trương sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc với công chúng trong nước. Internet cũng là nguồn manh mối, các diễn đàn quân sự, blog và bản tin truyền hình địa phương được đăng tải lên những trang tương tự YouTube nhưng của Trung Quốc. Việc tìm kiếm thậm chí còn cho phép các sinh viên Georgetown lấy được những tài liệu được dạy tại các học viện quân sự Trung Quốc.
Bằng cách kết hợp mọi thứ tìm được trên báo, trên clip truyền hình, ảnh vệ tinh và ảnh, nhóm sinh viên có thể xác định được địa điểm của một vài đường hầm với ý tưởng là một số loại tên lửa được cất ở đó.
Công việc của họ đã thu được một số thông tin về việc làm thế nào Trung Quốc di chuyển tên lửa từ nơi này sang nơi khác, con tàu tên lửa và cải trang tàu chở khách để chuyển tên lửa tầm xa. Một vài thông tin đột phá đã có được sau khi các thành viên của nhóm Karber dùng quan hệ riêng ở Trung Quốc để thu thập một tài liệu hướng dẫn dày 400 trang do Quân đoàn pháo binh 2 soạn ra, vốn chỉ lưu hành trong nội bộ quân đội Trung Quốc.
Mãi tới tháng 12/2009, sau khi nhóm sinh viên nghiên cứu có được chút tiến triển thì lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thừa nhận, quân đoàn pháo binh số 2 thực chất có xây dựng một mạng lưới đường hầm.
Theo một báo cáo do truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc, nước này có hơn 4.800 km đường hầm, gồm cả những căn cứ nằm sâu dưới lòng đất, có thể trụ vững trước hàng loạt cuộc tấn công hạt nhân.
Thông tin này khiến Karber và nhóm của ông bị sốc. Thông tin trên cho thấy hướng nghiên cứu của họ đã đúng song nó cũng nêu bật việc hệ thống đường hầm trên không được nhiều người chú ý ở ngoài phạm vi Đông Á. Vấn đề này không được báo chí Mỹ quan tâm nhiều vì trong suốt nhiều niên qua, mọi quan tâm đổ dồn vào hai cường quốc có số vũ khí hạt nhân tồn kho lớn nhất là Nga và Mỹ. Mỹ có 5.000 đầu đạn có thể triển khai còn Nga có tới 8.000 đầu đạn.
Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc là quốc gia kín tiếng nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị ràng buộc bởi những hiệp ước song phương và phải tiết lộ số lượng vũ khí thì Trung Quốc không phải làm điều đó. Theo ước tính từ nhiều năm qua, kho vũ khí của Trung Quốc khá khiêm tốn, chỉ có từ 80-400 đầu đạn. Trung Quốc khuyến khích cách hiểu này và khăng khăng cho rằng nước này chỉ giữ một lượng vũ khí nhỏ trong kho với mục đích tự vệ nhỏ nhoi.
Đoạn cuối của tài liệu nghiên cứu, ông Karber nhận xét, dựa trên số lượng đường hầm mà quân đoàn pháo binh số 2 đã đào và việc Trung Quốc tăng cường triển khai tên lửa thì số đầu đạn hạt nhân của nước này có thể lên tới 3.000.
Trong báo cáo gửi lên Quốc hội vào tháng 8 vừa qua, Lầu Năm Góc tiết lộ Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân với một tên lửa di động đa đầu đạn và duy trì kho vũ khí chiến lược ở các boong-ke nằm sâu dưới đất.
Lầu Năm Góc cũng tiết lộ trong bản đánh giá hàng năm về quân đội Trung Quốc rằng, hệ thống hầm ngầm sâu dưới đất của nước này ở phía bắc được kết nối với hơn 4.800 km đường hầm. Các hầm ngầm được dùng để cất giữ, che giấu tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các boongke chỉ huy khỏi các cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc cho rằng việc đặt vũ khí và sở chỉ huy ở các cơ sở ngầm thì nó sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công. Quân đội Trung Quốc đã dùng các cơ sở ngầm từ đầu những năm 1950.

Quan chức Mỹ cho hay, trước đây các thông tin chi tiết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được giữ bí mật. "Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc - quân đoàn pháo binh số 2 đã xây dựng và dùng các hầm ngầm kể từ khi triển khai hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng lâu đời nhất và tiếp tục sử dụng hầm ngầm để bảo vệ và che giấu các tên lửa di động dùng nhiên liệu rắn hiện đại, mới nhất của họ".
  • Hoài Linh (Theo WashingtonPost, WashingtonTimes)

-'Đột nhập' căn cứ ngầm của Trung Quốc

Các căn cứ ngầm này có thể chứa tới 1.500 máy bay, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và rất nhiều vũ khí trang bị quan trọng khác.
(ĐVO) Theo một số nguồn tin được công bố trên các tạp chí quân sự của Nga cho biết, Trung Quốc đã xây dựng khoảng 40 căn cứ ngầm sâu trong lòng đất.

Các căn cứ ngầm này được thiết kế đủ khả năng sống sót sau đợt tập kích đường không dữ dội của đối phương bằng các loại vũ khí tấn công mặt đất và xuyên phá boongke chính xác, thậm chí là cả vũ khí sinh học và hạt nhân.


Những căn cứ ngầm này rất khó phát hiện bằng các biện pháp trinh sát đường không như vệ tinh, máy bay do thám. Chúng thường được xây dựng sâu trong lòng núi, phục vụ cho cả hải, lục, không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).

Theo một số nguồn tin không chính thức xác nhận, ít nhất đã có một cảng ngầm cho tàu ngầm được xây dựng trên đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Việc xây dựng các căn cứ ngầm trong lòng đất làm nơi bảo quản trang bị khí tài không phải là điều mới mẽ. Tuy nhiên, điều đáng nới ở đây là Trung Quốc đang gia tăng việc xây dựng các căn cứ ngầm của mình với quy mô ngày một lớn hơn.

Đặc biệt, PLA đã xây dựng một đường hầm trong lòng núi có tổng chiều dài tới 5.000km, được mạnh danh là “vạn lý trường thành trong lòng đất” làm nơi bảo quản  cho các tên lửa đạn đạo cũng như các trang bị khí tài thông tin liên lạc, điều khiển cho quân đoàn pháo binh số 2 ( lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc).

>> Đô đốc Mỹ thăm căn cứ tên lửa Trung Quốc

Nguồn tin quân sự Nga cảnh báo rằng, việc gia tăng số lượng, quy mô xây dựng các căn cứ ngầm trong lòng đất có thể cho phép PLA tiến hành các hoạt động bí mật mà bên ngoài không hay biết.

Sau đây là một số hình ảnh về các căn cứ ngầm này được đăng tải trên trang mạng Military China:

Một số máy bay chiến đấu bên trong một sân bay ngầm của Trung Quốc.
 Một cơ sở cho tàu ngầm nằm sâu bên trong lòng núi trên đảo Hải Nam.
 Bên ngoài lối vào một căn cứ ngầm của PLA.
Một đoạn bên trong "Vạn lý trường thành trong lòng đất" của PLA.
 Công nhân và máy móc đang thi công một căn cứ ngầm trong lòng đất.
 Một máy đào công suất lớn đang thi công đường hầm trong lòng đất.

>> Phát hiện 'mật đạo KGB‘ dưới lòng Moscow


-Trung Quốc Vào Điểm Lật -Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 20120223

Chuyện nghiêng cánh hay hạ cánh của Trung Quốc 
* Hý họa của tạp chí The Economist * 


Nhân loại có thể đang ở vào một giai đoạn gọi là đảo điểm hay điểm biến. Thậm chí điểm lật. 

Khác với con người, các quốc gia đều có giai đoạn thịnh suy vô thường và sự đổi thay - từ thịnh đến suy hoặc ngược lại - thường gây biến động ở bên trong, cho từng thành phần dân chúng. Khi nhiều quốc gia lại cùng đi vào chu kỳ thay đổi và gặp "đảo điểm" thăng giáng, lên hoặc xuống, người ta nên chờ đợi những biến động vô lường.

Thế giới đang ở vào đảo điểm ấy....


Sự chuyển động của các quốc gia thường chậm rãi và có thể kéo dài nhiều thập niên trong những chu kỳ trăm năm, mà nếu chỉ nhìn trong khung cảnh ngắn hạn, mình có thể không thấy được.

Cái gọi là "đảo điểm" của ngày nay có thể đã khởi sự từ 20 năm trước, khi một cường quốc Âu Châu sụp đổ vào cuối năm 1991. Đó là Liên bang Xô viết. Lần lượt sau các đế quốc Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spain), Pháp rồi Anh, thời kỳ Âu Châu thống trị và chi phối thế giới coi như kéo dài được đúng 500 năm, kể từ thời điểm 1492 cho đến khi Liên Xô tan rã.

Bên trong Âu Châu, những thịnh suy thăng giáng của từng cường quốc cũng dẫn tới đổi thay và thực tế là chinh chiến hầu như liên tục trong mấy trăm năm. Ba lần cuối là vào các năm 1870, 1914 và 1939. Đấy cũng là lúc một cường quốc khác xuất hiện bên kia Đại tây dương và trở thành siêu cường đã từng can thiệp, cứu giúp hoặc chi phối cả Âu Châu trong hơn sáu chục năm, đó là Hoa Kỳ, với đảo điểm là từ sau Thế chiến II, từ 1945.

Khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ trở thành siêu cường độc bá, một cường quốc toần cầy không có đối thủ.

Nhưng 20 năm độc bá ấy không kéo dài vì phân nửa là 10 năm đối phó với nạn khủng bố Hồi giáo, từ 2001 đến nay. Và người ta bắt đầu nói đến sự sa sút của nước Mỹ kể từ vụ khủng hoảng 2008. Chưa ai biết là sự thoái trào của Hoa Kỳ có xảy ra hay chăng - người viết "thành thật khai báo" là mình không tin như vậy - thì từ bên kia Thái bình dương, một cường quốc khác cũng đã xuất hiện.

Đó là Trung Quốc.

***

Đảo điểm của thời sự Trung Quốc cũng bắt đầu từ năm 2008, với biến cố có giá trị biểu trưng là Thế vận hội Bắc Kinh. Quốc gia này đã đứng dậy sau gần hai thế kỷ lụn bại để góp mặt năm châu như một cường quốc, và lần lượt vượt qua nước Đức rồi nước Nhật để thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ ở mạn Đông của biển Thái bình.

Vì vậy, ngày nay người ta mới nói đến hiện tượng thoái trào của nước Mỹ và cao trào của Trung Quốc, một quốc gia có dân số đông nhất địa cầu.

Người ta càng chú ý đến cuộc gặp gỡ của một nước đi xuống với một nước đang lên khi các nước Âu Châu chưa ra khỏi vụ khủng hoảng xuất phát từ niềm lạc quan vô lối từ năm 1991, là khi Liên Xô tan rã và các nước Âu Châu hăm hở hội nhập thành một liên hiệp thống nhất từ Thỏa ước Maastricht vào năm đó.

Thật ra, đường tuyến đi lên của Trung Quốc có thể gặp khúc gẫy, một đảo điểm vô thường nếu ta châm vào đó một yếu tố gọi là "tương đối", một sự so sánh trong bối cảnh rộng hơn.


***

Hãy nói về bối cảnh đó trong không gian và thời gian.

Khi Trung Quốc còn ngụp lặn trong con kinh nước đen của cách mạng hoang tưởng kiểu Mao Trạch Đông – khiến mấy chục triệu người chết oan – các nước Đông Á chung quanh đã cải cách kinh tế và học theo chiến lược xuất khẩu của Nhật để trở thành những nền kinh té rồng cọp mà người viết gọi là "tân hưng". Nhưng, cũng từ điểm lật là 1991, Nhật Bản đã lâm khủng hoảng và cho đến nay chưa thoát và bị Trung Quốc qua mặt vào năm ngoái. Sau Nhật Bản, đến lượt các nước tân hưng Đông Á cũng bị khủng hoảng từ năm 1997, tại cả Đông Bắc lẫn Đông Nam Á.

Bước sau nước Nhật và cũng áp dụng chiến lược Đông Á kể từ năm 1979, Trung Quốc đã có 30 năm tăng trưởng ngoạn mục, hàng năm là 10% trong suốt 30 chục năm vừa qua, như các nước Đông Á kia trước khi họ trôi vào khủng hoảng.

Nay sắp đến lượt Trung Quốc.

Trên mệnh giá, ở bề mặt, xứ này có hơn một tỷ 300 triệu dân, một vựa người cứ tưởng là vô tận. Nhưng đa số vẫn còn nghèo, không kiếm ra được hai ba đô la một ngày. Chiến lược phát triển nhờ vai trò lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước giúp xứ này đạt mức tăng trưởng có định hướng. Tưởng như chủ động và hợp lý hơn nên đạt hiệu năng cao hơn lề lối tự do có vẻ hỗn loạn của các nền kinh tế thị trường.

Khu vực kinh tế nhà nước với các tập đoàn quốc doanh đã xuất hiện trong vai trò "đại gia" có thể làm mưa làm gió trên các thị trường quốc tế - chưa kể đến sự góp mặt của một hải đội đang thành hình ngoài biển cả. Trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có 26 cơ sở, tất cả đều là tập đoàn kinh tế quốc doanh được nhà nước yểm trợ thành mũi nhọn trên trường cạnh tranh quốc tế.

Không mấy khác các nước Đông Á đi trước, "Thiên triều đỏ" tại Bắc Kinh chủ động phân bố tài nguyên cho các đầu máy tiên tiến này chiếm lĩnh thị trường và đóng góp đến 45% vào tổng sản lượng nội địa. Rồi cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế trên thế mạnh, trong các lãnh vực chiến lược như năng lượng, viễn thông, xây dựng, v.v....

Bây giờ, trong khi Nhật Bản và Âu Châu chưa ra khỏi khủng hoảng và Hoa Kỳ chưa phục hồi lại còn lúng túng với bài toán chi thu - như tăng thuế hay giảm chi, kích thích kinh tế hay thực hiện công bằng xã hội, v.v... - thì sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến nhiều người vội so sánh những ưu điểm tương đối của kinh tế thị trường hay tư bản nhà nước.

So sánh và đặt nhiều kỳ vọng vào cái gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh", hình như có giá trị hơn nguyên tắc kinh tế tự do đi cùng chính trị dân chủ của các nước Tây phương già lão đang lụn bại.

Nhưng nếu lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, ta thấy ra một số hiện tượng chung của các nước.


***


Sau một chu kỳ tăng trưởng dài, kinh tế các nước đều có thể gặp suy trầm – recession. 

Trong giai đoạn suy trầm này, những nhược điểm nội tại có thể phát tác thành tai họa. Các nền kinh tế Đông Á hay tân hưng khác của thế giới đều đã gặp hiện tượng đó và trôi vào khủng hoảng. Nhiều đại gia kinh doanh có khi phá sản.

Nhờ chiến lược xuất cảng kiểu Đông Á, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh và trở thành đầu máy tiêu thụ thương phẩm (commodities) đáng kể của các nước khác. Nhưng chiến lược đó đã đi hết sự vận hành hữu ích của nó trong giai đoạn khởi phát ban đầu.



Gặp hoàn cảnh co cụm của ba đầu máy kinh tế thế giới là Âu-Mỹ-Nhật, xuất cảng của Trung Quốc tất nhiên sẽ giảm. Đà tăng trưởng 10% một năm cũng thế, nếu chỉ còn được 8% là may. Nhiều phần thì sẽ chỉ ở khoảng 6,5% kể từ năm 2013 trở đi. Khi đạt mức tăng trưởng chậm hơn và một cách liên tục như vậy thì kinh tế Trung Quốc bị suy trầm.

Một phúc trình do Ngân hàng Thế giới soạn thảo cùng một trung tâm nghiên cứu của Quốc vụ viện Trung Quốc vừa dự báo điều tất yếu đó. Nhưng nhấn mạnh là nó sẽ xảy ra khá đột ngột mà không báo trước.

Sẽ được phổ biến vào Thứ Hai 27 tới đây, phúc trình có tên là "Trung Quốc 2030" còn cảnh báo rằng xứ này có thể rơi vào "bẫy xập" của các nền kinh tế có lợi tức ở mức trung bình. Không bung lên được mà thụt lùi, như một số nước tân hưng đã từng gặp (Brazil và Mexico là hai thí dụ). Mà trong một cứ độc tài độc đảng, sự thụt lùi này dẫn tới khủng hoảng chính trị.

Ngoài sự kiện là Ngân hàng Thế giới cùng các trung tâm nghiên cứu quốc tế đều nói đến yêu cầu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước – mũi nhọn của Trung Quốc cho đến khi đụng vào điểm lật ngày nay – người ta không thể quên rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng dẫn đến hiện tượng "tư bản thân tộc", crony capitalism, mà người Trung Hoa gọi khá phũ phàng và chính xác là chủ nghĩa tư bản... quần đái. Nôm na là dải quần!

Một thiểu số trục lợi nhờ ưu thế độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước và nhờ quan hệ bất chính với các đảng viên cán bộ. Không chỉ trục lợi, họ còn tác động vào chánh sách kinh tế nhà nước để bảo vệ quyền lợi bất chính này khiến lãnh đạo phải thúc thủ và không kip cải cách.

Đó là bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh khi chuẩn bị Đại hội 18 vào cuối năm nay, Trong khi đó, ở bên dưới, đa số lầm than chưa kiếm ra ba đồng một ngày lại phản ứng về sự cấu kết tham ô và bất công. Họ bắt đầu nổi loạn, ngày một đông đảo và dữ dội hơn.

Vì vậy, dư luận Hoa Kỳ có thể chỉ chú ý đến những gì đang xảy ra cho nước Mỹ, nhưng chúng ta cũng nên liếc qua Trung Quốc khi xứ này đang tiến vào đảo điểm. Chỉ mong rằng bước lật ấy không đè lên một quốc gia cũng có đầy đủ chứng tật như Trung Quốc. Đó là Việt Nam.



-– 40 năm Nixon đến Bắc Kinh    –   (VOA).Trung Quốc: Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT 24-2-12) -- SGTT mà đăng bài này là rất khá!


-- Cám ơn Mafiovi với lời bình "Một gã quỵ lụy TQ từ La Trobe Một TQ quyết đoán khuấy động khu vực - An assertive China rattles the region -Author: Nick Bisley, La Trobe University
-Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông vnnViệt-Thái tăng cường duy trì tuần tra chung trên biển (TTXVN).Việt Nam-Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tác (TTXVN).--ON SPRATLY DISPUTE – Ex-Chinese envoys to Philippines: Keep US out (Inquirer). – US intervention in regional conflict ‘a problem for China’ (Sun Star). “US intervention] would make the issue more complicated and will make the issue more difficult for us to settle.” 

-   Cold War in Warm Waters: US-China’s Dangerous Contest for Asia-Pacific (FPJ). –  Washington and Beijing Need Straight Talk on Containment‎  (Defence Professionals).Vương Lập Quân: ẩn số chính trị? (SGTT/Guardian Times, China Vitae, People’s Daily).- China and the United States: Nixon’s Legacy after 40 Years (Brookings).
Ngày 23/2, lực lượng đối lập, hay còn gọi là Hội đồng Dân tộc Syria, tuyên bố sẽ kêu gọi phương Tây hỗ trợ, trang bị vũ khí và tìm kiếm sự công nhận của quốc tế hội nghị ở Tunisia mang tên “Những người bạn của Syria.” Lực lượng này cũng cho biết sẽ yêu ...
Mỹ chuẩn bị mọi khả năng cho SyriaThanh Niên
Khủng hoảng tại Syria: Sẽ không có điểm dừng?Đài Tiếng Nói Việt Nam
Mỹ có thể sẽ cung cấp vũ khí cho phe đối lập SyriaVNExpress


-Nga có thể cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc Các tờ báo hàng đầu của Nga đồng loạt đưa tin, nước này có thể sẽ xuất khẩu S-400 Triumph và Su-35 cho Trung Quốc từ năm 2015 .
(ĐVO) Tờ Aex dẫn lời ông Alexander Fomin, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) cho biết, trong năm 2011, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua một lượng nhất định các máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và đã đưa ra các đề nghị tương ứng. Hiện vấn, đề này được các cơ quan ủy quyền của phía Nga xem xét.

Phát biểu về triển vọng xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không cho Trung Quốc, ông Fomin cho biết, trong khoảng từ năm 1993-2010, Nga đã chuyển giao một số lượng đáng kể các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU2 Favorit cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). "Trung Quốc có thể nhận được loạt hệ thống phòng không S-400 đầu tiên vào năm 2015", ông Fomin nói.

Theo ông Fomin, triển vọng xuất khẩu của hệ thống phòng không S-400 Triumph sang Trung Quốc gồm khả năng cung cấp những giải pháp có thể của các hệ thống phòng không S-400 mà Quân đội Nga được trang bị.

>> Thêm 3 nhà máy chế tạo S-400
>> Xem đơn vị S-400 bảo vệ Moscow diễn tập
>> Nga ngừng sản xuất hệ thống S-300

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Dự kiến, Nga sẽ tìm cách duy trì ưu thế của hệ thống S-400 để Trung Quốc luôn phải quan tâm tới hệ thống. Điều kiện này như một giải pháp đảm bảo Trung Quốc không dừng mua giữa chừng, giống trường hợp như việc Trung Quốc từng hủy bỏ hợp đồng cung cấp các máy bay Sukhoi trước đây, sau khi đã tiến hàng nghiên cứu và sao chép thành công.

S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của quân đội Nga hiện nay. Nga cũng mới chỉ bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống này với số lượng "hạn chế" ở những khu vực quan trọng xung quanh thủ đô Moscow và một số Trung đoàn khác triển khai ở các vùng lãnh thổ giáp với biên giới NATO.

>> S-400 tới sát biên giới Nga - NATO
>> Trung đoàn S-400 Triumf bắt đầu trực chiến
Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, được công ty Sukhoi phát triển dựa trên máy bay Su-27.

Trong quá trình thử nghiệm, máy bay đã được ứng dụng khá nhiều công nghệ hàng không tiên tiến của dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Vì thế, Su-35 được dự kiến là sẽ kịp thời lấp chỗ trống của máy bay thế hệ thứ năm PAK FA còn đang thử nghiệm.

Chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35.

Hiện tại, Không quân Nga mới bắt đầu thử nghiệm và biên chế 4 chiếc Su-35S đầu tiên (số hiệu 01 tới 04) trong kế hoạch chế tạo 48 máy bay loại này cho không quân.

Trung Quốc sau khi được tiếp cận với các công nghệ quân sự tiên tiến nhất của Nga như máy bay Su-27/30, động cơ AL-31F, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2...., họ đã cho ra đời lần lượt các loại vũ khí tương tự, và thậm chí nhiều lần tuyên bố các hệ thống tên lửa, máy bay....của họ không hề thua kém, thậm chí còn được quảng cáo là vượt trội so với vũ khí Nga.

>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?
>> Tìm hiểu 'đứa con lai' Nga - Mỹ của phòng không Trung Quốc

Một trong những kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đã tự lực phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 để đối đầu với Không quân Mỹ, tuy nhiên, việc họ vẫn quan tâm đến loại máy bay tiên tiến Su-35 của Nga đang làm nhiều chuyên gia "hoài nghi" về máy bay J-20 của Trung Quốc.
>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33
>> Trung Quốc mua lượng lớn vũ khí của Nga

>> Nga 'ngán' cảnh cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
>> Quan hệ quốc phòng Nga - Trung tới thời cạnh tranh
Thanh Dung (theo Aex)


---Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu JF-17 vietnamdefence
VietnamDefence Ngày 14.2, tuần san Jane's Defense Weekly của Anh đưa tin, trong 5 năm tới, tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không quốc doanh Trung Quốc CATIC hy vọng ký được hợp đồng xuất khẩu 300 tiêm kích JF-17 (FC-1) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển.
Tại triển lãm hàng không Singapore kết thúc ngày 19.2, , đại diện CATIC Ma Zhipin tuyên bố rằng, trong thời gian đó, Trung Quốc dự định bán cho các nước Cận Đông và châu Phi 300 tiêm kích loại này. 

Giá của JF-17 thấp hơn nhiều các tiêm kích cùng loại của phương Tây và Nga. Đơn giá JF-17 sẽ là dưới 30 triệu USD.

CATIC cũng cho rằng, trong năm 2012, họ có thể ký được hợp đồng đầu tiên xuất khẩu máy bay huấn luyện siêu âm L-15. Theo ông Ma Zhipin, máy bay này đã bay thử nghiệm trình diễn ở 6 nước. CATIC cũng hy vọng ký được hợp đồng xuất khẩu các máy bay không người lái.
  • Nguồn: mil.news.sina.com.cn, MP 20.02.12
.

--Trung Quốc tăng cường quốc phòng-Nguồn: Jason Miks - The Diplomat --Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
18.02.2012
Ngân sách quốc phòng thường niên của Trung Quốc dự tính sẽ tăng gấp đi vào năm 2015 và vượt quá tất cả những ngân sách quốc phòng của các quốc gia lớn khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, căn cứ theo số liệu của cơ quan tham vấn quốc phòng hàng đầu IHS Jane’s.
Những số liệu này, được gửi cho tôi trong tuần này, cho thấy ngân sách quốc phòng của Trung quốc sẽ tăng đến 238 tỉ Mỹ kim - hơn cả 12 quốc gia đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cộng lại, và gấp bốn lần Nhật Bản vốn đứng thứ nhì, quốc gia này dự định sẽ chi tiêu khoảng 64 tỉ Mỹ kim.

Như Rajiv Biswas, kinh tế gia chính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thộc IHS Global Insight lưu ý, Bắc Kinh đã có khả năng rộng rãi để đầu tư một phần lớn của tổng ngân sách vào quốc phòng, và “đã đều đặn phát triển khả năng quân sự của mình trong hơn thập niên qua.”
“Việc này sẽ tiếp tục ngoại trừ xảy ra một thảm trạng kinh tế. Tuy nhiên Nhật và Ấn Độ thì dễ dàng bị trở ngại vì những thách thức trầm trọng về kinh tế hơn. Nợ chính phủ của Nhật và sự cần thiết đầu tư sau sự kiện Fukushima sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu quốc phòng. Chúng ta sẽ ngày càng thấy thêm nguồn ngân sách được chuyển vào những chương trình và thiết bị chủ chốt. Nợ chính phủ và thâm thủng tài chính của Ấn thì rất cao trong khi tỉ lệ GDP cũng như đồng rupee đang bị sụt giảm trầm trọng trong năm 2011 - tất cả những điều này sẽ làm giới hạn tham vọng quốc phòng của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa hoàn tất chuyến thăm 5 ngày ở Hoa Kỳ trong tuần này, một chuyến đi rõ ràng là một phần nhằm xoa dịu những quan ngại của Hoa Kỳ trước sự đi lên của mình và đưa ra một bộ mặt thân thiện hơn (mặt dù giữ nguyên thái độ này thì không dễ dàng khi Tập phải đối diện với năm bầu cử ở Hoa Kỳ, chuyên lên án vấn đề bình đẳng thương mại và nhân quyền).
Một trong những quan ngại của Hoa Kỳ và những nước khác là việc Trung Quốc ngày càng mạnh bạo hơn trong vùng biển Nam Hải, một khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền rộng rãi, nhưng cũng được các nước khác bao gồm Việt Nam và Philippines đòi chủ quyền. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng họ ủng hộ quyền tự do đi lại trong khu vực, một điều vốn làm Bắc Kinh khó chịu và thường lên tiếng đòi Washington phải tôn trọng “quyền lợi cốt lõi” của mình.
Tất cả những điều này đều liên quan đến những số liệu chi tiêu quốc phòng vì một quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh có thể trở nên mạnh bạo hơn trong việc tuyên bố chủ quyền một cách “nhanh chóng hơn”. Đây là một điểm mà học giả Michael Auslin thuộc American Enterprise Institute đã nêu lên trong bài viết trên tờ Diplomat ngày hôm qua, ông đã lưu ý những bài học đầy tiềm năng từ sự sụp đổ của Singapore vào năm 1942.
“Vẫn luôn có một lý do để Washington và Bắc Kinh giữ vững quan hệ hoà bình. Nhưng lịch sử luôn đầy những bất ngờ, thường là đối với những cường quốc trong tình trạng hiện tại. Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên sức mạnh vượt bực và với những chính sách tăng trưởng kinh tế đúng đắn sẽ có thể trở thành kẻ thống trị thế giới trong nhiều thập niên tới.,” Auslin viết. “Nhưng nó không thể thống trị trong mọi lúc với những cường quốc đang lên. Những bài học của Singapore nhắc chúng ta không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình và phải thành thật đối diện với những yếu điểm của mình.”
Thế thì vẫn còn câu hỏi là liệu việc Trung Quốc tăng cường chi tiêu quốc phòng chắc chắn sẽ được dùng để khẳng định đòi hỏi của mình trong khu vực hay không. Tôi hỏi Paul Burton, nhà phân tích ngân sách quốc phòng kỳ cựu của IHS Jane’s về những chi tiết trong việc số tiền chính xác sẽ được sử dụng vào việc gì. Ông lưu ý rằng chi tiêu về chiến đấu cơ của nước này dự định sẽ tăng từ 7,8 tỉ trong năm 2012 lên đến 11,3 tỉ vào năm 2015, trong khi Bắc Kinh cũng “tiếp tục củng cố sức mạnh vũ trụ của mình, đã phóng phi thuyền không người lái Thần Châu 8 vào ngày 3 tháng Mười một và cập vào trạm thí nghiệm không gian Thiên Cung-1.”
“Chỉ riêng hai thị trường này cũng đã dự kiến tăng gần 7 tỉ Mỹ kim từ 2012 - 2015,” ông nói. “Cả hai đều được xem là mang tính tấn công.”
Vậy việc tăng cường ngân sách quân sự của Trung Quốc có phải là một điều không tránh khỏi mà các nước láng giềng của Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ phải học cách chấp nhận? Không nhất thiết như thế, theo ý kiến của Trefor Moss, người đóng góp cho mục Flashpoints của tờ Diplomat.
“Điều quan trọng để nên nhớ rằng việc hiện đại hoá quân sự, cho dù đã làm báo chí quan tâm, vẫn không là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh,” Moss vừa lưu ý điều này trong tờ Jane’s Defence Weekly. “Việc phát triển đất nước vẫn là ưu tiên trước hết, vào trong năm 2011 lần đầu tiên ngân sách nội an đã vượt hơn ngân sách quốc phòng. Nếu một thời điểm bất ổn về kinh tế và xã hội sắp xảy ra, hai lĩnh vực này chắc chắn sẽ đứng trước quốc phòng trong thứ tự ưu tiên về ngân sách.”
Điều này chắc chắn không có nghĩa là ngân sách quốc phòng của Trung Quốc thực sự bị cắt giảm - cần phải có hơn cả việc suy giảm kinh tế toàn cầu để khiến cho điều này xảy ra. Nhưng với việc châu Âu đang vật lộn để chấn chỉnh các hoạt động kinh tế của mình, và với quá trình phục hồi kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang mong manh, khả năng rằng Trung Quốc phải giảm bớt chi tiêu quốc phòng chắc chắn không thể bị loại bỏ.


Quân đội Trung QuốcChina’s Beefed-Up Defense (Diplomat 18-2-12)--Việt Nam tự chế tên lửa: Vietnam to make naval missiles with Russian aid (SCMP 18-2-12) ◄
Biển Đông: Why to Forget UNCLOS (Diplomat 17-2-12) -- Tác giả là hai "diều hâu" Dan Blumenthal và Michael Mazza
Tập Cận Bình đi MỹXi Jinping’s U.S. trip plays well in China (WP 18-2-12) U.S. gets a chance to size up China’s leader-to-be Xi Jinping (Toronto Star 18-2-12)
Ngoại giao Trung QuốcChina's not breaking the rules. It's playing a different game (FP 17-2-12) -- Clyde Prestowitz
Mỹ - Châu ÁHow U.S. Can Secure the New East (Diplomat 16-2-12) -- Zbigniew Brzezinski

Trung Quốc trỗi dậy, Ấn Độ tăng tốc (TVN).Việt Nam có bạn cạnh tranh mới (TVN)Trung - Việt hợ̣p tác đào tạo cán bộ (BBC 17-2-12) -- Việt Nam sẽ gửi ông đại tá Đỗ Hữu Ca sang Trung Quốc để đào tạo cán bộ cho họ? (Đã đề nghị gửi ông Đinh La Thăng, nhưng họ không nhận).Báo Nga: VN sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km (ĐV).


-Có ngăn được cuộc tỉ thí quân sự ở Biển Đông? 
SARINNA AREETHAMSIRIKUL
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các quốc gia ASEAN nhận ra rằng họ đang quá dễ bị tổn thương trước các cú sốc và khủng hoảng bởi gây ra bởi dòng vốn lưu thông tự do và thị trường phi kiểm soát, vốn là chính sách cơ bản của cái gọi là Đồng thuận Washington.

"Công thức" chính sách kinh tế một kích cỡ vừa cho tất cả hướng đến thị trường tự do dựa theo Đồng thuận Washington được áp đặt một cách gượng ép vào các nền kinh tế đang phát triển thông qua viện trợ và vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).


Trong suốt cuộc khủng hoảng, chính quyền Clinton quyết không nhúng tay vào vụ việc, nhưng Trung Quốc đã tự nguyện can thiệp và lần đầu tiên nhận lấy quyết định lãnh đạo quốc tế trong nỗ lực kiểm soát cuộc khủng hoảng khu vực lần này. Từ khi đó, quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng ở châu Á. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc cũng đã ra sức đáp ứng các yêu cầu của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới với vai trò như một nhà giao dịch và nhà tài chính lớn. Điều này do đó được coi là một sự thách thức đối với vai trò của Mỹ, WB và IMF.
Trong thập niên qua, hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan rõ ràng đã khiến Mỹ sao nhãng sự quan tâm và tham gia vào Đông Nam Á. Năm 2007, việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN thường niên, và cựu tổng thống George W Bush vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, đã khiến quan hệ của Mỹ với các thành viên ASEAN trở nên mất phương hướng. Mặt khác, Trung Quốc lại tăng cường sự hiện diện thông qua các dự án viện trợ tài chính và đầu tư vào thương mại và năng lượng, đồng thời thúc đẩy các chương trình văn hóa-xã hội trong khu vực.
Với nhiều nhà hoạch định chính sách tại Washington, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối đe dọa rõ ràng đối với quyền lực Mỹ, đặc biệt ở thời điểm Mỹ đang đánh mất dần sức mạnh tài chính ở trong nước và sức mạnh mềm cũng như ảnh hưởng kinh tế ở nhiều khu vực trên thế giới. Không giống như trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ hiện nay không còn ở vị trí có thể tự cân bằng để chống lại các mối đe dọa mới tiềm tàng như Trung Quốc, ngay cả khi quân đội của nước này vẫn mạnh nhất thế giới. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc còn phụ thuộc vào nhau nhiều hơn nhiều so với 20 năm trước.
Chính sách tái can dự vào châu Á mới của tổng thống Obama (tăng cường sử dụng "sức mạnh mềm" (kết hợp giữa ngoại giao, thương mại, chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy văn hóa và chính trị) để đạt được các mục tiêu) cho tới nay đã nhận được những phản ứng tích cực và nhiệt tình từ các nước thành viên ASEAN. Điều này đặc biệt đúng với vấn đề Biển Đông, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar, và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong - bởi các thành viên ASEAN không hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc trong các vấn đề này và họ quan ngại về sự quyết liệt của Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương trong khu vực. Tuy nhiên, những gì ASEAN không muốn chứng kiến và những gì không nên được phép xảy ra chính là cuộc ganh đua quyền lực giữa 2 siêu cường này trong khu vực.
Hai chiến lược khu vực có thể giúp ngăn chặn cuộc cạnh tranh quyền lực Trung-Mỹ ở Đông Nam Á. Đầu tiên, sử dụng chiến lược phòng ngừa một cách thận trọng. Hiện nay, các thành viên ASEAN có xu hướng ngả sang chính sách Mỹ nhằm tạo đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc. Do ASEAN không thể tạo ra chiếc ô an ninh và không muốn gây xung đột với Trung Quốc, nên Mỹ do đó có thể trở thành một điểm tựa để họ dựa vào.
Chuyến thăm mới đây của Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman với Philippine và Việt Nam đã khẳng định rõ ràng cam kết của Mỹ đối với an ninh và thương mại trong khu vực. Philippine hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ đã giúp họ củng cố khả năng phòng thủ và giám sát chống nhằm kiềm chế sự quyết liệt quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Mỹ cũng đã gửi đi tín hiệu tích cực về việc có thể cho phép bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai.
Campuchia cũng rất tin tưởng tổng thống Mỹ sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay, thời điểm không may lại đúng vào tháng diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Xét thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc ồ ạt đổ vào, Campuchia phải toan tính thiết lập thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Chheang Vannarith, giám đốc Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), tuyên bố, Campuchia rất quan trọng với Mỹ trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc. Ông gọi đây là chính sách đôi bên cùng có lợi, sẽ giúp ích cho cả Campuchia và Mỹ.
Các thành viên ASEAN cần tích cực trong chiến lược phòng ngừa đơn phương của mình nhằm chống lại Trung Quốc và đảm bảo hành động tiến hành không tạo ra căng thẳng có thể dẫn đến đua tranh quyền lực trong khu vực. Không ai biết có thể bằng cách nào, hay khi nào, Trung Quốc có thể trã đủa những cách tiếp cận mới như vậy. Bên cạnh đó, khả năng tái đắc cử của tổng thống Barack Obama vẫn chưa có gì chắc chắn tại thời điểm này. Rõ ràng chưa thể biết liệu sự can dự của Mỹ vào châu Á có sẽ tiếp tục sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây hay không. Do vậy, các thành viên ASEAN nên tối đa hóa phạm vi lựa chọn chiến lược để tạo vùng đệm chống lại bất cứ thay đổi bất ngờ hay cú sốc nào.
Thứ hai, ASEAN nên đoàn kết tiếng nói dựa trên quan điểm của Indonesia về "sự cân bằng năng động", tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác. ASEAN cũng nên theo đuổi chính sách sức mạnh mềm để mở rộng ảnh hưởng kinh tế-văn hóa ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề cao tầm quan trọng của địa kinh tế, thay vì địa chính trị, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong Hội nghị CEO APEC tại Honolulu. ASEAN có thể thể hiện mình là một người lãnh đạo trong việc thúc đẩy cách tiếp cận địa kinh tế ở châu Á và tăng cường lựa chọn ưu tiên của mình là thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN+6.
Sức mạnh thể chế của ASEAN đã và đang được thừa nhận trên quốc tế và chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai. Nếu các thành viên của tổ chức gắn bó theo một chiến lược thống nhất, điều đó sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các mối đe dọa bên ngoài, đạt được mục tiêu chung và ngăn chặn cuộc đua quyền lực trong khu vực, mà còn củng cố khả năng sử dụng chiến lược phòng ngừa của các nước thành viên một cách hiệu quả hơn.
Sarinna Areethamsirikul là nhà nghiên cứu và nhà văn độc lập tại Mỹ.
  • Đình  Ngân dịch theo the nation




- - Ủy viên Bộ Chính trị TQ cam kết tăng cường quan hệ với Đảng Cộng Sản VN    –   (VOA).- Trung – Việt hợ̣p tác đào tạo cán bộ   –   (BBC).-

Ấn Độ tu chỉnh quân sự, gia cường biên giới
Đánh giá tương lai quân sự Mỹ
ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh
Tăng đôi chi phí quốc phòng: Trung Quốc củng cố vị thế siêu cường    –   (RFI).  – Quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình   –   (RFI). – Phó Chủ tịch Trung Quốc gặp chống đối ở Los Angeles    –   (VOA).
-Tập Cận Bình đi MỹThe overhyped visit of Xi Jinping (FP 16-2-12) -- Không như những lời thổi phồng! EXACTLY! EXACTLY! I think so too! Xi Jinping’s Reconnaissance Visit (National Interest 17-2-12)  ◄ China’s upcoming leader Xi Jinping has been wined, dined... and warned (Telegraph 15-2-12)
Về Tập Cận BìnhThe princeling set to ascend the Chinese throne (FT 17-2-12) -- Không có gì mới, ngoài chi tiết là luận văn tiến sĩ của Tập Cập Bình có tựa đề là "“Applied Marxist theory and ideological education” và bị tố cáo là đạo văn!
Đấu đá nội bộ ở Trung Quốc - Vụ Vương Lập Quân: Scandal May Topple Party Official in China (NYT 16-2-12) -- Bài này có rất nhiều chi tiết (Té ra Vương Lập Quân bị chính Bác Hi Lai "chơi", chứ không phải Uông Dương!)-The Lede Blog: China Blocked Access to White House News Conference With Xi, Reporter Says NYT -Zhao Yan, a Chinese journalist and dissident living in New York, said he was prevented by Chinese officials from entering a room at the White House for a news conference on Tuesday with President Obama and the likely future leader of China, Xi Jinping.-----

Tổng số lượt xem trang