Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Tiệm vàng sẽ đóng cửa hàng loạt

-“Giữ hộ” vàng và trả lợi tức là một hình thức lách quy định của Ngân hàng Nhà nước 
--Kết kim: Phía trước là vực thẳm 
LTS: Nghị định 24 được công bố ngày 3-4-2012 đã chính thức cấm việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Tác động của nghị định này phải nói là cực kỳ LỚN. Bài viết này của chúng tôi sẽ phân tích vai trò quan trọng của vàng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như hệ lụy liên đới sâu xa của nghị định 24 này.

Vàng không chỉ để đầu cơ
Bấy lâu nay, giới báo chí Việt Nam thường xuyên mô tả hiện trạng giá vàng lên xuống thất thường như một điều không hay và đòi hỏi thúc đẩy chính phủ quản lý thị trường vàng mạnh mẽ hơn. Họ quên mất vàng còn có 1 vai trò quan trọng nhất ở Việt Nam như một phương tiện thanh toán song song với tiền đồng.
Căn nguyên của việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là do chính sách điều hành kinh tế kém của chính phủ Việt Nam, có lúc gây lạm phát tới 800% trong thập niên 1980 của thế kỷ 20. Đồng tiền mất giá từng ngày, giá cả có khi thay đổi theo giờ đã khiến người dân chọn một phương tiện thanh toán khác ổn định, giữ giá trong dài hạn là vàng hay USD.
Đồng thời ngoài chức năng là phương tiện thanh toán, vàng còn là nơi tránh bão kinh tế tài chính, suy thoái kinh tế hữu hiệu cho người dân. Liên hệ điều này với thực tế, ta thấy rõ qua biểu đồ giá vàng sau đây:
 
Nhìn trên biểu đồ ta thấy rõ giá vàng tăng cực kỳ cao trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng giai đoạn kể từ 2010 trở về sau giá vàng còn tăng khủng khiếp hơn nữa, đã có lúc lên tới 49 triệu đồng/lượng.
Khi kinh tế kém phát triển, người dân sẽ quay ra phòng thủ tài chính bằng cách mua vào vàng còn khi kinh tế phát triển, họ sẽ đổi vàng ra tiền tự đầu tư vào phát triển, sản xuất, làm ra của cải cho xã hội. Đấy là quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
Bằng cách kết kim (cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán), chính phủ Việt Nam đã thủ tiêu đi giá trị của vàng miếng, độc quyền kiểm soát, áp giá vàng duy ý chí, trái quy luật thị trường để có lợi trong việc HUY ĐỘNG VÀNG sắp tới của họ.
Kinh tế sẽ tiếp tục co rút nghiêm trọng
Điểm lại tình hình kinh tế trong nước, ai trong chúng ta cũng thấy rõ tình trạng đình lạm (lạm phát + đình đốn sản xuất) nghiêm trọng tới mức nào. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư thì chỉ trong quý I đã có 12.000 doanh nghiệp phá sản nâng tổng số doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động từ năm 2011 lên con số 200.000, bằng 1/3 tổng số doanh nghiệp tư nhân toàn quốc (Vef, 06/04/2012). Đặc biệt là sức mua đang sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng, chỉ số hàng tồn kho tăng vọt lên tới 34,9% (VnEconomy, 03/04/2012).
Vậy cấm sử dụng vàng làm phương tiện trao đổi có giúp nền kinh tế khởi sắc không? Câu trả lời là KHÔNG.
Tôi xin lấy 1 ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu về vai trò phương tiện thanh toán của vàng tại Việt Nam.
Anh A cho anh B vay nóng 1 cây vàng, cuối tháng trả 1 cây mốt. Nay vàng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán thì rõ ràng có một mối nguy lớn là bên cho vay không thể thưa kiện nếu bên mượn quỵt tiền. Mà ở Việt Nam có vô số người làm ăn sử dụng vàng là phương tiện thanh toán như anh A và anh B trên.
Khi trước còn tờ giấy viết tay, nay không còn, do không có giá trị với nghị định mới này, thì phải dùng LÒNG TIN.
Khi trước, cho vay nóng, thì “1 cây lấy cây mốt, sau 1 tháng”. Nay sẽ phải tăng lên, do nguy hiểm cao hơn.
Lãi suất cho vay cao, thì bên đi vay phải (1) có lời nhiều hơn, hoặc (2) không làm.
Họ (1) làm, thì giá hàng hóa phải bán tăng cao, hoặc (2) không làm thì KT sa sút, lại thêm doanh nghiệp đóng cửa, sa thải công nhân.
Nếu bị bắt quá, người ta cho vay bằng VND, thì tiền lời lại càng cao. Từ đó giá hàng hóa càng tăng, bán không được thì dẹp tiệm, lại thêm thất nghiệp.
Việc này sẽ gây ra LẠM PHÁT rất lớn, do nay mấy trăm tấn vàng trong dân chúng đang làm nhiệm vụ của TIỀN MẶT.
Nếu không cho giao dịch bằng vàng, nguời ta sẽ phải giao dịch bằng VND, thì khi đó PHẢI IN RA mấy trăm ngàn ti đồng thế vào số vàng bị rút ra khỏi thị trường.
LẠM PHÁT đang làm dân chúng không có tiền ăn cơm, nhiều sinh viên còn không có nổi 1 gói mì tôm (nói cho oai, làm gì có “tôm” trong đó) lên giảng đường. Công nhân đang đói meo, run rẩy, không làm việc nổi (Vef, 13/03/2012).
Vào lúc này mà rút vàng ra, trám VND vào, thì chuẩn bị LẠM PHÁT tăng mấy chục % ngay sau khi Nghị định này có hiệu lực.
Hiếm tiền mặt sẽ xảy ra trong vài tuần, mà nếu CP VN tung ra thì lại gây lạm phát, mà không tung ra thì lãi suất tăng cao lại cũng gây lạm phát.
KT VN sẽ càng co cụm, lạm phát càng tăng cao, trong các tháng tới đây.
Tương lai ảm đạm với nghị định 24
Cả một tương lai ảm đạm của ngành kinh doanh vàng đang mở ra trước mắt. Chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngại nói thẳng mục tiêu của họ:
“…Bằng những điều kiện này, NHNN giảm số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện mua bán vàng miếng xuống chỉ còn vài doanh nghiệp…”
Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi | Tài chính – Ngân hàng | Cafef
Ngoài ra, còn “Không được kinh doanh vàng miếng qua đại lý ủy nhiệm”, tức là chỉ có tiệm, ví dụ, như của chính Bảo tín Minh châu được mở ra mua bán vàng lá mà thôi, chứ không thể theo kiểu “hợp doanh”, “liên doanh” như trước.
Hồi trước, có nơi tuy là bán vàng SJC, BTMC, v.v… nhưng đó là các nơi lấy hàng về bán.
Nay phải do chính các cty lớn này làm chủ. Các cty không thuộc SJC sau này sẽ chỉ như là đại lý cho SJC mà thôi.
Còn “tiệm vàng” thì dẹp hết, hơn chục ngàn tiệm lớn nhỏ toàn quốc.
Sắp tới, các nơi này chỉ bán vàng của SJC mà thôi, vì thương hiệu này nay là “chính thức”. Các hiệu khác sẽ phải nấu ra đóng hiệu SJC, bằng không thì là loại “bất hợp pháp”.
Như vậy, sẽ chẳng còn cạnh tranh gì nữa, vì cho dù nói là còn “vài doanh nghiệp” nhưng cũng như chỉ còn NHNN độc quyền mua bán, dập vàng ra, xuất nhập khẩu. Tha hồ ra giá mua bán, số lượng, v.v…
Và dân mua vào, chỉ có thể ra đó bán, chứ bán bên ngoài là “phạm pháp”.
Bước kế tiếp có thể là cho ra “chứng chỉ vàng”, tức là ra đó bán vàng thì được, còn mua thì chỉ nhận tờ giấy “chứng nhận mua vàng” mà thôi.
Cũng như 1 loại “vàng ảo” vậy, như các bạn đánh vàng tài khoản, tuy nói có là trăm cây, ngàn cây, nhưng chỉ là ảo.
Tờ giấy “chứng chỉ vàng” cũng như là bản in “tài sản” các bạn trên sàn vàng ảo vậy thôi.
Coi như sau mấy ngàn năm cất vàng làm của, nay dân VN không còn có thể như vậy!
—————————————
Cafef, Kinh doanh vàng: Đã có lối để đi, 05/04/2012, http://cafef.vn/20120405024646342CA34/kinh-doanh-vang-da-co-loi-de-di.chn
Vef, 3 bệnh hiểm nghèo khiến DN ‘tử vong’ nhanh, 06/04/2012, http://vef.vn/2012-04-04-3-benh-hiem-ngheo-khien-dn-tu-vong-nhanh
VnEconomy, Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động, 03/04/2012, http://vneconomy.vn/2012040311231242P0C9920/chi-so-ton-kho-dang-o-muc-bao-dong.htm
Vef, Xót lòng khi cơm bụi tăng giá, 13/03/2012, http://vef.vn/2012-03-12-xot-long-khi-com-bui-tang-gia
Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, 03/04/2012, https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit


-Doanh nghiệp vàng nhỏ tính chuyện bỏ nghề - Gafin -Sau Nghị định quản lý vàng mới ban hành, nhiều chủ cửa hàng vàng tính bỏ nghề vì sắp tới sẽ không được mua bán vàng miếng nữa, VnExpress đưa tin.


- Tiệm vàng sẽ đóng cửa hàng loạt -Quản lý dễ hơn khi thu hẹp thị trường nhưng Nghị định 24 (NĐ 24) của Chính phủ ban hành ngày 3.4, có hiệu lực từ 25.5 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng đặt thị trường vàng trước nhiều nguy cơ.



Theo NĐ 24, điều kiện doanh nghiệp (DN) được kinh doanh vàng miếng là vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, riêng với các tổ chức tín dụng, phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên; có kinh nghiệm từ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, điểm bán hàng từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...


Có rất ít tiệm vàng đáp ứng điều kiện kinh doanh vàng miếng theo quy định tại Nghị định 24 - Ảnh: Diệp Đức Minh

Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM,  cho biết trên địa bàn TP hiện có khoảng 7.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất, mua bán vàng, trong đó có 2.000 tiệm vàng. Đa số các tiệm vàng này chỉ có vốn dưới 10 tỉ đồng và thực hiện nộp thuế theo dạng khoán vài triệu đồng/tháng, nên số đơn vị đáp ứng được các điều kiện kinh doanh vàng miếng như yêu cầu của NĐ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cũng cho rằng chủ yếu các ngân hàng và công ty lớn mới đáp ứng được các điều kiện theo NĐ 24. Trong khi đó, không ít DN kinh doanh vàng có quan hệ từ 1 - 2 ngân hàng nên có khả năng sẽ “ẩn” vào các đơn vị được phép kinh doanh vàng trong thời gian tới để "lách" NĐ.

Thêm một vấn đề nữa cần được dự liệu là thời gian giao dịch khi thu hẹp thị trường vàng miếng. Mạng lưới các tiệm vàng trải rộng khắp cả nước, hoạt động từ sáng đến tối, trong khi ngân hàng chỉ làm việc từ sáng đến 16 giờ 30 từ thứ hai đến sáng thứ bảy, nên nếu mạng lưới tiệm vàng bị xóa sổ người dân khi có nhu cầu bán vàng khẩn cấp sau thời gian này hoặc vào ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ không có nơi giao dịch. Và cũng cần dự liệu thị trường vàng có khả năng sẽ phát sinh giao dịch “chui”, giao dịch “ngầm”.

Bỏ quên vàng tài khoản

NĐ 24 có đề cập đến hoạt động vàng tài khoản nhưng chưa nêu rõ như thế nào. Thị trường vàng miếng và vàng tài khoản sôi động hơn nhiều so với thị trường nữ trang, gia công. Đặc biệt, ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Việc "lơ là" với vàng tài khoản khiến NĐ chưa thật sự triệt để.

Thanh Xuân



 -Chính thức kết kim - ddkt
Như chúng tôi đã từng dự đoán trước rằng việc kết kim, kết hối là không thể tránh khỏi thì nay tất cả đã thành sự thật (Dự đoán kinh tế, 23/08/2011). Ngày 03-04-2012, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định ban hành nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng có nội dung chính nhằm thắt chặt hoạt động kinh doanh vàng, đưa kinh doanh vàng thành khuôn khổ cho nhà nước quản lý và quan trọng nhất là cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, làm cơ sở cho hoạt động huy động, thu gom vàng toàn quốc sắp sửa diễn ra (Cafef, 04/04/2012)

Nói cách khác, đây là kết kim. Dựa trên suy đoán, họ sẽ làm việc này dần dần, từng bước giống như kết hối để không gây ra hỗn loạn lớn trong xã hội. Thời điểm áp dụng nghị định trên là 25/05/2012. Nhưng dù gì chăng nữa, tai hại của việc kết kim vẫn rất lớn mà theo chúng tôi phán đoán, ngay chính họ cũng hoàn toàn không hiểu hết nổi các hệ lụy do việc kết kim này mang lại cũng giống như lúc tung ra nghị quyết 11 đã đẩy hàng trăm ngàn doanh nghiệp tới chỗ phá sản, lung lay tận gốc hệ thống ngân hàng và hàng triệu người thất nghiệp như hiện nay.
Cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
Bạn đọc có thể đọc toàn văn nghị định này tại đây. Chúng tôi xin phân tích qua một số điểm quan trọng, chính yếu trong nghị định này. Theo Nghị định, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Các bạn hãy chú ý ở điều khoản không sử dụng vàng làm phương tiên thanh toán. Như vậy thì có thể nói ngân hàng không trả vàng lại đối với những người đã gửi vàng, vì không thể “sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”, mà chỉ có thể trả bằng VND?
Ở Việt Nam rất đặc biệt, do tiền đồng mất giá trị và không ổn định nên phần nhiều các hoạt động kinh doanh buôn bán, vay nợ được quy ra bằng vàng.
Và nay trong dân chúng các mối mua bán không biết tính bằng gì, vì lúc trước bằng USD, dẹp USD thì tính bằng vàng, nay dẹp vàng, sức mấy ai chịu mua bán, cho vay, số lớn bằng VND.
Có chăng là mua bán, cho vay rất ngắn hạn.
Dài hạn 3 tháng, 1 năm, thì đều tính bằng ngoại tệ, do sợ VND mất giá.
Vì vậy, cấm đoán sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán sẽ gây thêm rắc rối cho KT VN, thêm bottleneck, thêm co cụm, co rút, cho nền KT.
Sẽ không còn các tiệm vàng tư nhân
Phần thứ hai là về chương III nói về hoạt động kinh doanh vàng miếng. Theo đúng chương này thì coi như dẹp toàn bộ các tiệm vàng tư nhân.
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1-      Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
2-      Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
3-      Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên;
4-      Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế);
5-      Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Điều 1, 2, 3, thì còn dễ đạt được, chứ điều 4 là kẹt to, vì ít tiệm vàng nào đóng thuế 500 triệu đồng/ năm trong 2 năm vừa qua.
Tiền đút lót có thể cao hơn, chứ ai dại gì khai thuế đúng, nộp thuế giá đó.
Ngoài ra còn điều 5 cũng khó đạt được, vì các tiệm vàng đa số là của tư nhân, bán 1, 2 tiệm trong 1 thành phố nào đó thôi, chứ ít khi lan ra 2 thành phố khác.
Thế là họ dẹp hết tay con, tay trung bình, chỉ còn lại khoảng 10 đại gia lớn mà thôi.
Bài viết kế tiếp của chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn hậu quả khó lường của việc kết kim này. Mời các bạn đón đọc.
————————
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Nỗi tuyệt vọng của kinh tế Việt Nam và kịch bản kết hối, kết kim, 23/08/2011, http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/08/23/n%E1%BB%97i-tuy%E1%BB%87t-v%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-ktvn-va-k%E1%BB%8Bch-b%E1%BA%A3n-k%E1%BA%BFt-h%E1%BB%91i-k%E1%BA%BFt-kim/
Cafef, Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính thức ra đời, 04/04/2012, http://cafef.vn/20120404083410666CA34/nghi-dinh-cua-chinh-phu-ve-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-vang-chinh-thuc-ra-doi.chn
Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, 03/04/2012, https://docs.google.com/file/d/0B2BS_DbGbflPdWtqXzNzbHBSaVdfUW9UU2lNNE9MUQ/edit

--Điểm báo 5.4.2012 ddkt- CHÍNH THỨC KẾT KIM!
‎(Chinhphu.vn) – Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Cấp tập chuẩn bị cho việc HUY ĐỘNG VÀNG. Màn kịch vĩ đại sắp diễn ra.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 5 ngân hàng báo cáo nhanh tình hình mạng lưới mua – bán vàng miếng chuẩn bị cho kế hoạch mới
Như vậy ngân hàng khỏi trả vàng lại, vì không thể “sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”, mà chỉ có thể trả bằng VND?
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật
“…Dạo này chẳng thiếu gì thông tin kiểu như đại gia A nợ hàng chục ngàn tỷ sắp vỡ nợ, ông lớn B đã 7 tháng nay không có tiền trả lương công nhân, doanh nghiệp C phải bán tống bán táng tài sản vì sập tiệm…
…Những khoản nợ này nguy hiểm ở chỗ chúng thẩm thấu rất sâu trong mối quan hệ chồng chéo doanh nghiệp – ngân hàng- doanh nghiệp. Đến mức, khi một số ‘con bệnh’ lâm vào tình trạng hấp hối người ta cũng không thể hoặc không dám để cho chúng ‘chết’ bởi sự gục ngã nọ sẽ kéo theo tình trạng phá sản mang tính dây chuyền gây hậu quả khủng khiếp gấp bội…”
Dạo này chẳng thiếu gì thông tin kiểu như đại gia A nợ hàng chục ngàn tỷ sắp vỡ nợ, ông lớn B đã 7 tháng nay không có tiền trả lương công nhân, doanh nghiệp C phải bán tống bán táng tài sản vì sập tiệm…
Lãi suất Việt Nam cao nhất thế giới!
Lãi suất cao bậc nhất thế giới và kéo dài nhiều năm; doanh nghiệp (DN) phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Đó là lý do, khi tiền tệ bị siết lại, DN phá sản hàng loạt.
Chỉ số hàng tồn kho tăng 35% nhưng không mấy ai nhận ra rằng NỀN KINH TẾ ĐANG BỊ CO RÚT THẢM TRỌNG.
Hàng tồn kho sẽ ngâm vốn, giảm chu trình lưu chuyển của đồng vốn, khiến cả nền kinh tế rơi vào trạng thái đình trệ không thoát ra được.
Tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011
Thêm bằng chứng nền KT VN co rút, BỊ STAGNATION.
Cộng thêm tăng giá hàng hóa bắt đầu từ tháng 4, và đó là định nghĩa của ĐÌNH LẠM: ĐÌNH ĐỐN + LẠM PHÁT = STAGFLATION.
Nỗi lo suy giảm của ngành công nghiệp ôtô, xe máy ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua những con số thống kê
-

Lạm phát 2012 một con số là “có tính khả thi”, nếu… (VnEconomy).-“Mừng và lo” với tăng trưởng GDP của Việt Nam (VnEconomy).ANZ: Việt Nam có cán cân thanh toán cân bằng nhất châu Á -ANZ cũng dự báo, lãi suất tái chiết khấu của Việt Nam duy trì ở 14%/năm trong tháng này và giảm xuống 11%/năm vào cuối năm nay.


-Chính thức ban hành Nghị định về quản lý kinh doanh vàng: Cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán
Sau khoảng vài chục lần dự thảo, cuối cùng nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 3/4/2012.

Như nội dung dự thảo công bố trước đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật, được ghi rõ trong Nghị định số 24/2012/NĐ-CP vừa ban hành.


Nghị định này cũng giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định.

Điểm thu hút sự chú ý dư luận thời gian qua cũng như ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng là các quy định về vàng miếng. Nghị định trên chính thức quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 5 điều kiện: là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Với các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Theo Nghị định, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cũng theo quy định tại nghị định này, Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối nhà nước. Cơ quan này thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng qua biện pháp xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu; tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng qua các hạn mức phù hợp từng thời kỳ; thực hiện mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng với các điểm đáng chú ý.

Đó là hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Các cá nhân mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cũng là hành vi vi phạm. Đặc biệt, sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán theo Nghị định là vi phạm pháp luật…

Nghị định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012. Dự kiến Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có thông tin, hướng dẫn và triển khai cụ thể nội dung nghị định này. 



Thua lỗ hàng chục tỷ đồng khi chơi 'vàng ngoài sàn' và bị tòa án TP HCM xử thua kiện do không trả nợ, hôm 3/4, hơn chục người đã căng băng rôn trước trụ sở Eximbank phản đối. Phía ngân hàng khẳng định, họ làm đúng.

>Bùng nổ đầu tư vàng 'chui'

Sáng 3/4, hơn chục người dân đã đến ngay trước trụ sở chính Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trên đường Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 (TP HCM), căng băng rôn, yêu cầu hoàn tiền. Theo bà Nhân, một trong số những người giăng biểu ngữ, do đường cùng, mất tất cả nhà cửa, đất đai sau khi tòa xử bà thua kiện Eximbank; trong khi đó bà lại không thể gặp được tổng giám đốc của nhà băng để thương lượng nên mới giăng biểu ngữ như vậy.
Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước xác nhận có xảy ra vụ việc nêu trên và công an đã lập biên bản. Sau đó, ông đã mời những khách hàng này vào cơ quan làm việc. Cũng theo ông, trước giờ những người này chưa có một kiến nghị nào gửi đến ngân hàng yêu cầu gặp tổng giám đốc chứ không phải ông không gặp họ.
Theo ông Phước, về mặt lý, trên thực tế hai bên đã nhiều lần hòa giải và cũng đã nhờ tòa án can thiệp. Lẽ ra các khách hàng này phải tuân theo luật pháp chứ không nên bộc phát bằng cách căng băng rôn trước ngân hàng.
Sáng nay 4/4, ông đã có cuộc gặp chính thức với những khách hàng này. Ông cho biết sau khi tra soát lại toàn bộ hồ sơ vụ việc chỉ có thể hỗ trợ một phần nào đó lãi suất cho vài trường hợp.
Trao đổi với VnExpress.net, bà Nhân (một trong số những người tham gia) cho biết phía Eximbank cho rằng phải chờ kết luận sắp tới của tòa án Gò Vấp. Sau đó, bên Eximbank chỉ có thể xem xét giảm khoảng lãi hơn 200 lượng vàng từ nợ gốc 730 lượng cho bà Nhân chứ không thể xóa hết toàn bộ nợ.
"Chúng tôi không chấp nhận thỏa thuận này. Bởi lẽ, số nợ 730 lượng do lỗi của Eximbank không chịu cắt lỗ khi giá vàng vượt 95% mà để tài khoản tôi bị âm", bà Nhân nói.
Riêng các trường hợp khác, Eximbank cho rằng nên tuân theo kết luận của tòa án TP HCM đã xử, nếu không đồng ý họ có quyền kháng cáo.
Tại phiên sơ thẩm hôm 4/1, tòa án TP HCM tuyên bà Nhân có trách nhiệm trả cho Eximbank các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với tổng số tiền hơn 8,3 tỷ đồng (5 tỷ đồng nợ vốn và hơn 3,3 tỷ nợ lãi) tính đến ngày 27/12/2011. Tuy nhiên, bà Nhân không đồng ý với kết luận này và cho biết đã làm đơn kháng cáo.
Ngoài việc giăng băng rôn, bà cho biết, cũng đã làm đơn kêu cứu ở nhiều nơi vì sắp tới tòa án quận Gò Vấp sẽ xét xử về việc đòi nợ 730 lượng vàng cộng lãi quá hạn của bà tại Eximbank.
Công an phường cũng có mặt để giữ trật tự và lập biên bản vụ việc. Ảnh: Thanh Lê
Bà Nhân cho biết, năm 2007, bà và một số người tham gia cuộc chơi kinh doanh "vàng ngoài sàn" mới dẫn đến những vụ kiện tụng cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Bản thân bà và nhiều người giờ cũng chìm trong nợ nần với khoảng vài trăm đến vài nghìn lượng vàng. Nhà cửa đất đai thì mất sạch.
Thời điểm đó, Việt Nam chưa cấp phép kinh doanh sàn vàng. Tuy nhiên, Eximbank và một số đơn vị đã triển khai nghiệp vụ cho phép cá nhân đầu tư vàng, và được nhà đầu tư gọi là hình thức "đánh vàng ngoài sàn". Theo bà Nhân, để tham gia chỉ cần ký quỹ tiền mặt 7-10%, để vay một số vàng lớn (thời điểm này chưa có quyết định thành lập sàn vàng) và tham gia cuộc chơi.
Thường thì người chơi hay đầu tư theo kiểu đánh xuống, tức là chờ giá vàng xuống để hưởng phần chênh lệch. Tuy nhiên, giá vàng khi đó lên cao và tăng liên tục thời gian sau đó, vượt tỷ lệ 95% (theo bà Nhân thì lúc này ngân hàng phải có trách nhiệm xử lý hợp đồng trên) nhưng Eximbank không cắt trạng thái mà để tỷ lệ vượt 100% khiến khách hàng không những mất hết tiền ký quỹ mà còn bị thua lỗ nặng. "Tôi đề nghị ngân hàng xác định cơ sở nào mà yêu cầu tôi phải trả 730 lượng vàng SJC cùng tiền lãi", bà nói.
Riêng khoản nợ 5 tỷ đồng (thế chấp bằng căn nhà 46 Nguyên Hồng, Gò Vấp) mà bà vay Eximbank Tân Định (nay đã lên hơn 8,3 tỷ đồng) theo bà thì nhà băng đã làm không đúng. Bởi tại thời điểm ngày 16/1/2008, bà định bán căn nhà thế chấp này để trả khoản vay này nhưng nhà băng đã ngăn chặn vì cho rằng bà Nhân còn nợ 730 lượng vàng tại chi nhánh Tôn Thất Đạm. Sau đó, chi nhánh Tân Định chuyển toàn bộ hồ sơ nợ vay về cho chi nhánh Tôn Thất Đạm.
"Tôi vay ở đâu thì trả ở đó. Ngân hàng không được phép tự chuyển hồ sơ nhà của tôi sang phòng xử lý nợ chi nhánh Tôn Thất Đạm. Do đó, khoản lãi phát sinh hơn 3,3 tỷ đồng tôi không chấp nhận", bà Nhân nói.
Tương tự, những người khác như bà Hiệp, bà Hà, ông Tấn... sống tại TP HCM cũng đang chung cảnh nợ nần như bà Nhân khi trót dính vào cuộc chơi vàng 2007. Họ cho biết, giờ đây đang phải ngày đêm chạy trốn chủ nợ và sống cảnh vất vưởng khắp nơi. "Đường cùng, chúng tôi mới làm như thế này để mong nhà băng xem xét và thương lượng lại", một người nói.
Trong khi đó, đại diện Eximbank cho biết, khi vay ngân hàng để chơi vàng, khách hàng đã thỏa thuận để nhà băng không cắt trạng thái bởi kỳ vọng giá sẽ xuống chứ không tăng tiếp và chấp nhận đóng bổ sung tài sản thế chấp. Vì vậy, tòa án mới tuyên nhà băng thắng kiện, buộc khách hàng phải trả nợ.
Bên cạnh đó, khi đã thế chấp tài sản để vay tiền thì việc bán phải được sự đồng ý của ngân hàng. Khách hàng vay tiền của chi nhánh Tôn Thất Đạm hay Tân Định thì đều là của Eximbank chứ không phải của riêng chi nhánh nào. Vì thế, khi bán tài sản thế chấp mà có thể tạo ra rủi ro về thu nợ thì nhà băng có quyền từ chối và đó là quy định của pháp luật. Căn cứ vào đó, khi chưa trả nợ thì khách hàng tiếp tục phải trả lãi suất là điều bình thường.
Ông Phước cho biết thêm, mặc dù thắng kiện và có quyền bán tài sản để thu nợ nhưng ngân hàng cũng dự kiến mua nhà cho khách hàng ở, khi căn nhà thế chấp bị bán. Bên cạnh đó, nhà băng cũng sẽ tiếp tục xem xét từng trường hợp để giảm hoặc miễn một phần lãi suất của các khoản vay.
Thanh Lê


-VN lại lọt Top những nước 'ngốn' vàng nhiều nhất
 -Theo báo cáo thường niên vừa công bố của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong năm 2011, nhu cầu vàng toàn cầu tăng cao kỷ lục trong vòng 14 năm với hơn 4.000 tấn, trị giá khoảng 206 tỷ USD.
Đây là năm đầu tiên nhu cầu vàng của thế giới vượt mức 200 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu đầu tư vàng của thế giới tăng gần 5% so với năm 2010, đạt mức kỷ lục 1.640,7 tấn.


Sức mua vàng tại thị trường Ấn Độ và Trung Quốc chiếm tới 49 %  nhu cầu thế giới và 55% nhu cầu trang sức toàn cầu.

Năm 2011, giá vàng thế giới lập kỷ lục ở mức 1.920,3 USD/oz, đồng thời cũng có lúc chỉ ở mức 1.300 USD/oz. Vì thế, năm qua được xem là một trong những năm chứng kiến giá vàng biến động mạnh nhất trong lịch sử.

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có sức mua vàng lớn nhất thế giới trong năm 2011 theo WGC:

10.  Arab Saudi

Tiêu thụ: 72,2 tấn

Tăng trưởng: -12%

Do giá vàng cao và không ổn định, tổng nhu cầu vàng của Arab Saudi giảm 12% so với năm 2010 từ mức 82,1 tấn xuống còn 72,2 tấn, chiếm 36% nhu cầu toàn khu vực Trung Đông. Trong đó, nhu cầu về trang sức của nước này cũng giảm 17% so với năm trước, chỉ còn 55,8 tấn.



9.  Nga

Tiêu thụ: 75,1 tấn

Tăng trưởng: 14 %

Xu hướng tiêu thụ vàng của Nga ngày càng tăng mạnh, mặc cho giá vàng thế giới tăng cao. Nhu cầu vàng của xứ sở bạch dương tăng 14 % từ 66 tấn lên 71,5 tấn. Đồng thời, Nga cũng là nước sản xuất vàng lớn thứ 4 thế giới trong năm 2011, với sản lượng 200 tấn.


8. Việt Nam:

Tiêu thụ: 100,3 tấn

Tăng trưởng: 23%

Nhiều nước châu Á có nhu cầu tiêu thụ đồ trang sức vàng ít hơn trong năm 2011 vì người tiêu dùng thất vọng với giá vàng tăng vọt. Nhưng nhu cầu mua vàng của Việt Nam vẫn tăng gần 1/4 so với năm 2010, từ 81,4 tấn lên mức 100,3 tấn. Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí này.


7. Thái Lan

Tiêu thụ: 108,9 tấn

Tăng trưởng: 57%

Mức tiêu thụ vàng tăng trưởng đột biến đã đưa Thái Lan giữ vị trí thứ 7 trong danh mục 10 nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Trong văn hóa người Thái thì vàng là biểu trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.


6. Thụy Sĩ

Tiêu thụ: 116,2 tấn

Tăng trưởng: 25%

Do cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực thúc đẩy các nhà đầu tư ở đây tìm đến kim loại này như một “vịnh tránh bão” nên nhu càu vàng ở các quốc gia châu Âu tăng cao. Sự tăng trưởng nhu cầu này tập trung chủ yếu ở hai quốc gia là Đức và Thụy Sĩ.

Đất nước “đồng hồ” này đã mua 116,2 tấn vàng trong năm 2011, nhiều hơn năm 2010 là 23,5 tấn.


5. Thổ Nhĩ Kỳ

Tiêu thụ: 144,2 tấn

Tăng trưởng: 30%

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nước mua vàng lớn thứ 5 thế giới trong năm 2011. Giá vàng tăng kỷ lục đã thực sự tác động lên thị trường. Các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ coi thứ kim loại màu quý giá này là phương thức đầu tư an toàn nhất vào thời điểm hiện tại. Nhu cầu mua đầu tư vàng  tăng tới 99%, trong khi nhu cầu mua trang sức lại giảm 10%.


4. Đức

Tiêu thụ: 159,3 tấn

Tăng trưởng: 26%

Đức là một trong hai quốc gia có sức tiêu thụ vàng lớn nhất châu Âu. Nhu cầu mua vàng của người Đức tăng từ 126,9 tấn (năm 2010) lên 159,3 tấn (năm 2011).


3. Mỹ
Tiêu thụ: 194,9 tấn

Tăng trưởng: -17%

Mỹ là quốc gia tiêu dùng vàng nhiều thứ 3 thế giới trong năm 2010. Tuy nhiên, nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi và vàng đồng xu đã giảm đáng kể, khoảng 17% so với năm 2010. Nhu cầu vàng của Mỹ liên tục giảm trong những năm gần đây là do cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước kéo dài.


2. Trung Quốc

Tiêu thụ: 811,2 tấn

Tăng trưởng: 22%

Là nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc chứng kiến nhu cầu vàng tăng 20% trong năm qua, lên mức 769,8 tấn. Trong đó, nhu cầu vàng thỏi và xu vàng cho mục đích đầu tư tăng 38%, đạt 258,9 tấn; nhu cầu vàng nữ trang tăng 13%, đạt 510,9 tấn.
Đặc biệt, nhu cầu vàng nữ trang của Trung Quốc tăng trong mọi quý của năm 2011. Trong quý 2, nước này đã trở thành thị trường vàng nữ trang lớn nhất thế giới.
Trong quý 4/2011, tổng nhu cầu vàng của Trung Quốc là 190,9 tấn, so với mức 173 tấn của Ấn Độ, đưa nền kinh tế  lớn thứ nhì thế giới trở thành thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong quý.
Theo các chuyên gia của WGC, với đà này, Trung Quốc sẽ vượt Ấn Độ để trở thành thị trường vàng lớn nhất thế giới trong năm 2012 hoặc 2013.


1. Ấn Độ


Tiêu thụ: 933,4 tấn

Tăng trưởng: -7%

Ấn Độ vẫn là nước tiêu thụ nhiều vàng nhất trong năm 2011, bất chấp sự suy yếu của đồng Rupee của nước này. Ấn Độ chỉ sản xuất khoảng 4 tấn vàng mỗi năm, con số này bằng 0,4% lượng tiêu thụ vàng của nước này.

Người dân Ấn Độ tiêu thụ tổng cộng hơn 933 tấn vàng trong năm qua, giảm 7% so với năm 2010. Trong đó, nhu cầu mua vàng trang sức giảm 14%, khoảng 567,4 tấn. Nhu cầu mua vàng đầu tư 5%, lên mức 366 tấn.

Nhà băng khắt khe, doanh nghiệp vẫn đói vốn
Lãnh đạo đối ngoại EU thăm Việt Nam (TN). - EU cam kết cung cấp 1 tỉ USD vốn ODA cho Việt Nam (NLĐ). - Ông David O’Sullivan (VnMedia).Chính sách tài khóa và tiền tệ: 5 vấn đề cần “bắt tay nhau” (DT).- Hạ lãi suất, bài toán khó cho ngân hàng Nhà nước (SGTT).  - Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng (TBKTSG).  - Mớ bòng bong khó gỡ.




-Huy động… lòng tin (ĐĐK).
Trong nhiều biện pháp điều chỉnh hoạt động tài chính, tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã dự kiến trình Chính phủ đề án huy động vàng trong dân. Với những mục tiêu cụ thể, chính sách này nếu được Chính phủ thông qua sẽ vừa bình ổn được thị trường vàng - vốn phức tạp, vừa tận dụng được nguồn lực lớn trong dân, với những dự báo có khoảng gần 1.000 tấn vàng. Nhưng làm thế nào để có thể "thuyết phục” được người dân hưởng ứng chủ trương huy động vàng này?


Hiện tại theo những thông tin và cách tính khác nhau, số lượng vàng nằm trong dân hiện nay khoảng từ 500 tấn đến gần 1,000 tấn (có thông tin cho rằng hơn 1.000 tấn) với số tiền tương đương khoảng 40 tỉ USD theo thời giá hiện nay. Chỉ tính riêng với vàng SJC, theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Cty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), trong gần 20 năm hoạt động, SJC đã cung ứng ra thị trường 783 tấn vàng với giá trị hơn 20 tỉ USD. Trong suốt những năm qua, thực tế cho thấy vàng chưa bao giờ mất giá và luôn ở thế tăng và đã trở thành phương tiện bảo toàn giá trị tài sản của nhiều người dân, doanh nghiệp. Chính vì thế mà tâm lý người dân Việt, doanh nghiệp Việt luôn có thói quen và lâu dần hình thành "trào lưu” tích trữ vàng. Đã thành "trào lưu” tích trữ nên rất khó khơi thông được lượng giá trị tải sản khổng lồ này tham gia hoạt động với nền kinh tế.

Trên thực tế không phải đến bây giờ Nhà nước mới tiến hành áp dụng việc huy động vàng và cũng không phải đến hiện tại các đơn vị kinh doanh tài chính, tín dụng mới tiến hành huy động vàng. Việc này đã diễn ra từ lâu và đã được kiểm chứng tính hiệu quả, độ rủi ro và những hệ lụy của nó. Ý kiến các chuyên gia trên những phương tiện thông tin gần đây về nội dung này cũng rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng, rất nên triển khai huy động vàng trong dân để phát huy, tận dụng nguồn lực sẵn có đưa vào phục vụ nền kinh tế. Nhưng cũng không ít quan điểm băn khoăn, dè dặt khi nhãn tiền những tình huống sốt vàng thế giới và người dân đồng loạt rút vàng về... thậm chí có ý kiến còn khẳng định nếu tình huống đó xảy ra sẽ "rất nguy hiểm...”.

Lợi ích và những hệ lụy của việc huy động vàng chắc chắn cũng đã được các chuyên gia, cơ quan quản lý và NHNN tính toán và có giải pháp khi triển khai, song điều cần nhìn nhận lúc này là: làm thế nào để huy động được vàng trong dân? Các giải pháp, hình thức thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng (theo dự kiến của NHNN) để huy động vàng có thực sự được xem là một kênh hiệu quả? Người dân có sẵn sàng tham gia gửi vàng - tài sản của mình - vào những tổ chức tín dụng với mức lãi suất 2% đến 3,5% như hiện nay trong khí có những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn về lãi suất? Theo ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, trong việc huy động vàng thì "cái khó nhất là tạo dựng lòng tin trong dân”.

Rõ ràng, điều cần phải làm và cần phải chứng minh với người dân hiện nay về niềm tin với các tổ chức tín dụng, tài chính tham gia việc huy động vàng. Những thông tin về việc các ngân hàng, tổ chức tín dụng huy động vốn của nhau cũng phải có tài sản thế chấp (mức lãi suất cũng rất cao) đã minh chứng là ngay các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng không tin tưởng nhau thì làm sao người dân có niềm tin khi mang tài sản của mình gửi vào ngân hàng? Cùng với đó những giải pháp kinh tế, những phương án sử dụng số lượng vàng được huy động sẽ như thế nào cũng là "câu hỏi” đối với người dân. Việc chịu những tác động khách quan thế giới cũng là điều không tránh khỏi và khi có "biến động” thì giải pháp để các tổ chức tín dụng chi trả lại vàng cho dân sẽ như thế nào? Tâm lý "ăn chắc, mặc bền” đã sâu rễ, bền gốc từ lâu trong dân ta. Ngay đến việc nhiều ngân hàng huy động tiền gửi lãi suất cao cũng không phải là hấp dẫn với nhiều người dân, họ vẫn thận trọng và dè dặt. Âu cũng là chuyện thường, vì đó là cách tự bảo vệ rất chính đáng tài sản của mình.

Chính vì thế, chủ trương huy động vàng trong dân cần lắm sự công khai. Công khai trong việc huy động, công khai trong việc chi trả, công khai các tình huống có thể xảy ra trong quá trình huy động vàng. Và nếu có thể các tổ chức tín dụng nên công khai cả mục đích sử dụng và hơn hết là sự minh bạch trong hoạt động tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng để người dân được biết và chính họ sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho mình. Các tổ chức tín dụng nên làm điều trước hết là tạo được lòng tin với người dân và sau đó mới là việc huy động vàng.

Nguyễn Minh Ngọc


Thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” tại miền Bắc (TN).Câu chuyện cacao “made in VietNam” (TTCT).Ì ạch đại dự án Vân Phong – Khánh Hòa (DV). 20% số doanh nghiệp thủy sản sẽ đóng cửa? (DV).- Xuất khẩu trầm lắng, giá lúa gạo giảm mạnh (SGTT).


-  2050: Việt Nam có thu nhập 4.335 USD/người (VEF). - Lãnh đạo TPHCM tiếp các doanh nghiệp Hoa Kỳ (SGGP).Bất ổn địa-chính trị khuấy động giá dầu thế giới (TTXVN).Nhiều hệ lụy đầu tư và cho vay của Trung Quốc (TQ).
Marketing - Để dạy họcHow Companies Learn Your Secrets (NYT 16-2-12) -- Rất có ích


 - Khuất tất ngân hàng… “giữ hộ” vàng (PLVN). Gửi ngân hàng (NH) “giữ hộ” 10 cây vàng, người gửi vàng không những không lo mất cắp mà mỗi tháng có lợi tức hơn 1,3 triệu đồng.
Ngân hàng làm phúc?

Hồi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “siết” chặt lãi suất, các NH không dám thỏa thuận lãi suất với khách hàng, chị K. (quận Đống Đa, Hà Nội) quyết định rút hết tiền tiết kiệm mua vàng. Mua được 10 cây vàng với giá hơn 43 triệu đồng/cây, 1 tháng sau giá vàng “sốt” lên tới 49 triệu đồng/lượng, chị K mừng lắm. 10 cây vàng một tháng lãi đến 60 triệu, buôn gì bằng…
Thế nhưng chỉ ít hôm sau, giá vàng tụt dốc thê thảm, còn rớt xuống thấp hơn cả giá hồi chị mua vào khiến chị K đứng ngồi không yên… Rồi Tết ra, giá vàng cũng nhích lên 45-46 triệu đồng/lượng và cả tháng nay vẫn quanh quẩn ở mức đó và vì thế 10 cây vàng cũng “không chửa, không đẻ” được.
Chưa biết đầu tư vào đâu thì chị K nhận được tin nhắn của NH mà trước đây chị có quan hệ gửi tiền mời chào “giữ hộ” vàng với lợi tức lên tới 3,5%/năm. Đến tận nơi tìm hiểu, nhân viên NH đon đả giải thích, đại loại không phải gửi tiết kiệm bằng vàng mà là NH “giữ hộ” vàng, khách hàng không những yên tâm không sợ để vàng trong nhà không an toàn mà còn được hưởng lợi tức.
Tuy nhiên, không như gửi tiết kiệm, gửi vàng ở đâu thì đến đó lấy, còn muốn lấy bằng tiền phải lên hội sở. Nhẩm tính 10 cây vàng gửi NH (“giữ hộ”) lợi tức 3,5%, tính ra mỗi tháng “lãi”  hơn 0,29 chỉ, tính vàng 45 (4,5 triệu đồng/chỉ) lãi hơn 1,3 triệu đồng - một khoản cũng không tồi,  trong khi nhiều dự báo cho thấy giá vàng còn tăng trong năm 2012.
Sau một hồi tính toán với sự hỗ trợ của nhân viên NH, chị K. quyết định gửi 10 cây vàng. Thay vì cầm quyển sổ tiết kiệm như gửi tiền, chị K. nhận một bản “Hợp đồng sử dụng dịch vụ giữ hộ vàng” của NH…
Theo ghi nhận của phóng viên, lợi tức “giữ hộ” vàng 3,5%/năm hiện nay là mức cao nhất. Trước đó, khách hàng cá nhân mở mới tài khoản vàng “giữ hộ” và tham gia chương trình “Kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng” tại Eximbank được áp dụng mức lãi suất 3%/năm đối với kỳ hạn gửi 1-3 tháng; ACB cũng có mức lãi suất lên đến 3%/năm đối với chứng chỉ huy động vàng ở sản phẩm “Ngày vàng ACB”. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng của SCB cũng được ghi nhận mức 3,5%/năm…
“Lách” luật?
Thực ra không phải mới đây các NH mới có dịch vụ giữ hộ vàng. Ngay sau khi Thông tư 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 của NHNN quy định về huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng (TCTD) được ban hành, trong đó quy định các TCTD chỉ được huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, nhiều NH đã tung ra dịch vụ mới này.
Tinh thần này vẫn được khẳng định tại Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD và Thông tư Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 6/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011.
Thông tư 11/2011/TT-NHNN thay thế Thông tư 22/2010/TT-NHNN còn quy định: “TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các TCTD khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại TCTD khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. TCTD không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả. Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD chấm dứt vào ngày 01/5/2012…”.
Với các quy định này, không biết các TCTD “giữ hộ” vàng làm gì để có lãi để trả lợi tức cho khách hàng?.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực NH, việc các TCTD “giữ hộ” vàng và trả lợi tức là một hình thức lách quy định của NHNN. “Ai đời NH “giữ hộ” vàng, không những giữ không công mà còn trả lợi tức. Chuyện lạ đời này chắc chỉ có ở Việt Nam” - vị chuyên gia này bình luận.
Cũng bởi dự báo được sự bấp bênh của dịch vụ này mà trong hợp đồng sử dụng dịch vụ “giữ hộ” vàng, NH đã phải “thòng” thêm một câu trong phần “Nghĩa vụ và quyền” của NH: “Yêu cầu khách hàng nhận lại vàng bất cứ lúc nào sau khi đã báo trước cho khách hàng một thời gian hợp lý” (!?).
Hiểu My


– Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân? (RFA’s blog).- Nợ khó đòi, ngân hàng bắt nhân viên chịu (PLTP).Tuyển công nhân Việt Nam đi đào vàng ở… sa mạc Sahara? sgtt  -Vì sao lãi suất huy động vàng tăng? – Nguoiduatin.vn 
 -VnEconomy – Vinashin được vay hơn 292 tỷ đồng lãi suất 0% –Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện cho Vinashin vay 292 tỷ đồng với lãi suất 0% và thời hạn tối đa là 12 tháng
Không hoạt động tại trụ sở chính, điện thoại không có người trả lời, website không hoạt động, một số CTCK gần như biến mất khỏi thị trường.
Từng là nhân viên công ty xây dựng với thu nhập trên 60 triệu đồng mỗi tháng, giờ đây anh Quốc Việt đi đăng ký để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Các mặt hàng dầu hoả, nhiên liệu diesel cho ô tô, nhiên liệu diesel khác có mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống còn 3%.
Mỗi quý, các DN niêm yết trong lĩnh vực BĐS, xây lắp và vật liệu xây dựng phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng.
EVN nợ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng VN 500 tỉ đồng-TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-2, một lãnh đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng VN (VNFF) cho biết hiện toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của năm 2011 mà Tập đoàn Điện lực VN (EVN) nợ người trồng rừng đã lên...- EVN cam kết tiết kiệm 1.800 tỷ đồng (VTV). - EVN rút hết vốn đầu tư ngoài ngành vào năm 2015 (NLĐ).PVN, “con nợ” của ngân sách Nhà nước (NĐT). -
Điêu đứng vì… được mùa?! (Doanh nhân Sài Gòn).
EU cho Hy Lạp vay thêm 130 tỷ euro   –   (BBC). - Hy Lạp được vay 130 tỉ euro (TN). - Hy Lạp được cứu trợ 130 tỉ euro (NLĐ). – Châu Âu thông qua kế hoạch 237 tỷ euro cứu Hy Lạp   –   (RFI). – Các bộ trưởng khu vực đồng euro đạt thỏa thuận về nợ của Hy Lạp   –   (VOA). - Hy Lạp chạy đua với thời gian để nhận gói cứu trợ (TTXVN).


Để vàng trong dân không "chết"-23:04 ngày 16.02.2012
SGTT.VN - LTS: Trong thông điệp đầu năm mới 2012, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói sắp tới sẽ trình Chính phủ đề án cho phép ngân hàng Nhà nước (NHNN) huy động vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng. Việc huy động vàng từng được các ngân thương mại thực hiện để cho vay hoặc chuyển đổi một phần thành tiền cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, do quan ngại rủi ro, nhất là khi giá vàng biến động mạnh, hoạt động này đã phải dần chấm dứt. Ước tính, có khoảng 300 – 500 tấn vàng đang được người dân cất giữ. Làm sao để hiện thực hoá ý muốn đưa nguồn lực này vào lưu thông nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế? Một “đề án” như kế hoạch của NHNN nên có hình hài thế nào? Và liệu, chúng ta cần gì hơn một “đề án” như thế? Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia kinh tế.
Tách hoạt động kinh doanh vàng ra khỏi đầu cơ
SGTT.VN - Làm thế nào để huy động số vàng lên tới 300 – 500 tấn trong dân để phục vụ phát triển kinh tế? Tôi cho rằng để lượng vàng này trở nên có hiệu quả thì điều quan trọng là phải tách hoạt động kinh doanh vàng vật chất ra khỏi hoạt động đầu cơ giá vàng.

Cần có các giải pháp khai thông lượng 
dự trữ vàng trong dân để đầu tư vào 
nền kinh tế. Ảnh: Lê Quang Nhật
Hiện tại phần lớn người dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy nhiên, do không được kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng chỉ vàng nên việc đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian.
Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam.
Để loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật chất, thì NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng vàng vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một mã số tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi NHNN nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời nó sẽ phát hành một chứng chỉ vàng tương ứng. Và ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật chất khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Cần có một đạo luật để đảm bảo rằng NHNN sẽ phát hành số lượng chứng chỉ vàng chính xác bằng số vàng thực sự có trong kho.
Các đơn vị chế tác và kinh doanh vàng trang sức hay sử dụng vàng vào mục đích công nghiệp, bất cứ khi nào cần có thể mang chứng chỉ vàng ra các kho vàng quốc gia để đổi lấy vàng vật chất. Tương tự, lượng vàng vật chất có được từ khai thác mỏ hoặc tái chế lại từ vàng trang sức hoặc chất thải công nghiệp, có thể được các cơ sở này bán lại cho các kho vàng quốc gia để đổi lấy các chứng chỉ vàng tương ứng. Hoạt động xuất – nhập khẩu vàng thỏi do các tổ chức tài chính được NHNN cấp phép hoạt động cũng tuân theo quy trình này. Vàng thỏi xuất khẩu sẽ tương ứng với việc huỷ số lượng chứng chỉ tương ứng và vàng thỏi nhập khẩu sẽ tương ứng với việc phát hành lượng chứng chỉ vàng tương ứng.
Để loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật chất, thì NHNN nên phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia.
Các tổ chức tín dụng có thể huy động vàng của người dân dưới dạng chứng chỉ vàng. Bởi chứng chỉ vàng tương ứng với lượng vàng vật chất có thật trong các kho vàng quốc gia nên các ngân hàng có thể sử dụng chúng để thế chấp vay ngoại tệ hoặc nội tệ từ các tổ chức tín dụng khác ở trong và ngoài nước. Bản thân NHNN cũng có thể dùng một phần lượng vàng có trong các kho để thế chấp vay ngoại tệ nước ngoài khi cần.
Rõ ràng, với việc phát hành chứng chỉ vàng như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu vàng sẽ đơn thuần gắn với nhu cầu vàng vật chất như chế tác vàng trang sức hoặc làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Các trao đổi vàng mang tính đầu cơ giữa những người dân với nhau về cơ bản sẽ được tách khỏi quá trình trao đổi vàng vật chất. Sàn vàng quốc gia góp phần làm giảm tải khối lượng hoạt động đầu cơ thông qua chứng chỉ vàng.
Ngoài nhu cầu nhập vàng vật chất để phục vụ mục đích chế tác và công nghiệp, đất nước hầu như không phải nhập khẩu vàng vì mục đích đầu cơ. Có lẽ Việt Nam chỉ phải nhập thêm vàng vật chất phục vụ mục đích đầu cơ chỉ khi khối lượng trao đổi tại một thời điểm vượt quá lượng vàng tiết kiệm thực sự tại Việt Nam. Với một khối lượng vàng trong dân lên tới 300 – 500 tấn thì điều này rất hiếm khi xảy ra. Nói cách khác, các hoạt động đầu cơ vàng trong nước về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá.
ĐINH TUẤN MINH

-- -- Tuần tới vàng sẽ tăng giá? (VOV).   - Tuần tới, vàng có thể tăng gần 1.800 USD/ounce (VnMedia).
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại(TBKTSG) - Không thể phủ nhận những bước tiến vượt bậc cũng như những thành tựu đáng kể của hệ thống ngân hàng trong những năm vừa qua với mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Song, hệ thống này cũng đang bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém ..
TT - Hiện còn nhiều khu công nghiệp (KCN) hiệu quả chưa cao, lãng phí về đất đai - đó là vấn đề được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) đưa ra ngày 17-2 tại hội nghị tổng kết 20 năm thành lập các KCN tại VN để thảo luận, đề.KCN: Tránh vẽ quy hoạch, giành đất lúa vnn -Phát triển khu kinh tế: Địa phương “kêu” là đúng!-Lãnh đạo các địa phương, bộ ngành và doanh nghiệp mong muốn có một mô hình phát triển khu kinh tế - khu công nghiệp sao cho hiệu quả...- KCN: Tránh vẽ quy hoạch, giành đất lúa (VEF).- Vì sao nhà thu nhập thấp lại… đắt? (VTC).- Dấu ấn vốn ngoại (ĐĐK).- Các nước sản xuất sẽ tăng gấp đôi lượng cà phê mua của Việt Nam trong năm nay (CafeF).

-
-VIỆT NAM CHỐNG TRẢ VỚI "CƠN SỐT VÀNG" KHI GIÁ CẢ TĂNG VỌT -Scott Duke Harris (AFP)- Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI - Cất giữ vàng trong nhà hơn là gửi tiền mặt vào ngân hàng là một thói quen đã lâu trong đất nước Việt Nam cộng sản, nhưng cuộc đột biến về giá cả gần đây đã khiến chính phủ phải nỗ lực để khuất phục chất kim loại màu vàng này.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, năm ngoái, tính theo đầu người đất nước này mua vàng nhiều hơn cả Ấn Độ hay Trung Quốc, và giá vàng trong nước đã tăng vọt 18% - vượt hẳn 11% mức tăng của thị trường toàn cầu.
Và theo lời ông Trương văn Huê, một người hưu trí, thói quen trữ vàng ngày xưa đang khó mất đi, ngay cả khi một ounce vàng thỏi ở Hà Nội có đắt hơn $ 100 so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
"Tôi vẫn muốn giữ của cải dành dụm của mình bằng vàng. Giữ như thế thì an toàn cho những người về hưu như tôi. Khi cần tiền mặt, tôi có thể bán vàng ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào" ông nói với AFP.
Mặc dù vàng bạc từ lâu đã được xem như một nơi trú ẩn an toàn, cơn sốt vàng gần đây đã cảnh báo chính phủ Việt Nam, vốn đang phải đối mặt với một tỷ lệ lạm phát 18% và tiền đồng, tiền tệ quốc gia không ổn định.
Các quan chức đang cố gắng để làm giảm cơn sốt vàng bằng cách đưa việc mua bán vào lại trong kiểm soát của mình, gần hai thập kỷ sau khi họ chính thức hợp pháp hóa việc tư nhân mua bán và sở hữu vàng.
Một phép thuật của các biện pháp tài chính đã khởi đầu vào mùa hè năm ngoái bao gồm một nghị định đưa công việc kinh doanh vàng thỏi của Công ty Vàng bạc Sài Gòn, một nhà sở hữu và buôn bán vàng có ảnh hưởng lớn, vào dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.
Biện pháp này, hạn chế việc mua bán vàng phổ biến trên đường phố, sẽ làm suy giảm biến động giá và ngăn chặn các nhà đầu tư bán lẻ khỏi việc đổ xô vào việc mua bán quý kim, vốn sẽ làm suy yếu đồng tiền đã khốn khổ.
Để đạt kết quả này, các quan chức cũng xem xét một biện pháp thứ hai vốn có thể khiến hơn 10.000 cửa hàng đồ trang sức phải ra khỏi ngành kinh doanh vàng để chỉ tập trung vào đồ trang sức.
Một người quản lý tại Công ty Vàng bạc Phú Quý, cửa tiệm có bảng hiệu điện tử quảng cáo mua bán vàng và chào mời giá địa phương mua vào theo "lượng" (37.5 gram vàng) - cho biết trong điều kiện dấu tên rằng "Chính phủ muốn kiểm soát vàng, tôi thực sự không thể nói rằng biện pháp ấy tốt hay xấu. Nhưng ở Việt Nam chúng tôi cần ổn định (về kinh tế).
Vì những lý do thực tế, nhiều người Việt Nam thích giữ tiền tiết kiệm của mình bằng vàng, vì lãi suất tối đa 14% do ngân hàng mang lại cho tiền mặt gửi vào là quá ít so với chi phí sinh hoạt tăng đến 18.6% vào năm ngoái.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, các suy thoái gần đây trong thị trường bất động sản và cổ phiếu đã thực sự tiếp tục nâng cao cơn sốt vàng, khi đã có những tín hiệu từ các ngân hàng trung ương là tiền đồng có thể sẽ giảm giá nữa vào cuối năm nay.
"Mọi người đã tìm cách giảm bớt thiệt hại bằng cách bỏ chạy vào vàng bạc", ông Lê Đăng Doanh, một cựu kinh tế gia quan trọng của chính phủ cho biết.
Tình yêu vàng bạc của Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ, bắt nguồn từ trong một lịch sử của chiến tranh, xung đột và nhu cầu. "Các thể chế có thể sụp đổ, tiền tệ có thể thay đổi ... nhưng vàng luôn luôn tồn tại" nhà xã hội học Vũ Đức Vượng nói.
Việc hạn chế mua bán vàng bạc ăn khớp với một chiến dịch quốc gia đang diễn ra nhằm khuyến khích người Việt Nam gởi vàng của mình vào ngân hàng, ngược lại với thói quen giữ ở nhà.
Các chi tiết của kế hoạch chưa được phổ biến, nhưng các nhà ngân hàng nói rằng chính phủ đang xem xét những phương cách để thu hút những người gửi tiết kiệm bằng cách chào mời các lợi nhuận và an ninh tốt hơn.
Tháng trước, thống đốc ngân hàng trung ương cho biết, chính phủ ước tính có từ 300 đến 500 tấn vàng tư nhân đang được các công dân Việt Nam giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Các quan chức giải thích, gửi vàng tư nhân vào các ngân hàng sẽ giúp cho cho cơ quan nhiều thẩm quyền hơn để ổn định kinh tế.
"Nếu lợi nhuận cao hơn một chút và các ngân hàng chứng minh được uy tín của họ, tôi hy vọng 80% công chúng sẽ gửi vàng cho họ" Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc điều hành Công ty Vàng Agribank cho biết.
Các động thái nhằm kiểm soát việc buôn bán vàng diễn ra sau một cuộc cải thiện đáng kể về các tiêu chuẩn đời sống kể từ khi Việt Nam bắt đầu một sự thay đổi đến "chủ nghĩa xã hội theo đinh hướng thị trường".
Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế đã nâng đất nước lên mức các quốc gia có thu nhập trung bình vào đầu năm 2011, như đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Nhưng sự tiến bộ đang bị đe dọa bởi các khó khăn kinh tế vĩ mô như lạm phát tăng cao dai dẳng và nạn tham nhũng.
Kinh tế gia Phạm đang Doanh cho biết, trở về được mức lạm phát một con số sẽ khôi phục niềm tin của công chúng và làm dịu cơn sốt vàng, ông nói thêm rằng bất cứ chính sách nào cũng phải giải quyết sự phụ thuộc vào vàng bạc như một hình thức an toàn của Việt nam.
"Nếu chính sách đi ngược lại quyền lợi của người dân, họ (sẽ) chuyển vào loại mua bán không chính thức khiến khó có thể kiểm soát được" ông nói thêm rằng khoảng 20 đến 60 tấn vàng đã được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm.
Những người dân trên phố Hà Trung, Hà Nội, một trung tâm giao dịch vàng bạc sầm uất hoài nghi về các nỗ lực của chính phủ.
"Họ sẽ làm cho tình hình khó khăn hơn một chút, nhưng tôi tin rằng sẽ luôn có cách để mua bán các thỏi vàng " ông Trần Hoàng Long, một nhà kinh doanh vàng 40 tuổi nói như vậy.
Nguồn: AFP

-Vietnam battles 'gold fever' as price soars HANOI (AFP) - 


-Âm mưu giựt vàng của dân- ddkt- Nhắc lại chuyện kết kim, gần đây thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trả lời phỏng vấn rằng sẽ sớm trình phương án huy động vàng trong dân. Các chi tiết được tiết lộ thêm không có nhiều nhưng thu hút được sự chú ý của người dân nhiều hơn trước. Tình hình chung là người dân không mặn mà với chiêu thức huy động vàng để nước mạnh này theo cách giải thích của ông Bình. Đặc biệt có bài trả lời phỏng vấn của tiến sĩ Lê Hồng Giang về vấn đề này. Tôi có nhận xét riêng là ông này nói 1/2 ngày vẫn không đưa ra vấn đề chính. TS Lê Hồng Giang: Dòng vốn chảy vào vượt nhiều lần giá trị 500 tấn vàng | Tài chính – Ngân hàng | CafeF Do nhiều điều “tế nhị”, có nhiều liên quan dây mơ rễ má, làm ăn, tại VN, ông này không thể nói, hay thật sự không hiểu vấn đề? Ông Bình âm mưu GIỰT VÀNG CỦA DÂN mà thôi. Chưa cần nói chi sâu xa về lợi ích vs. thiệt hại của việc “huy động” vàng, để làm gì, ảnh hưởng đến lạm phát ra sao, v.v… Chỉ cần nói, trước tiên, làm sao mà huy động? Tôi đã ghi ra nhiều lần trước đây, SẼ VÀ PHẢI có biện pháp BẮT BUỘC trong đó (Dự đoán kinh tế Việt Nam, 23/08/2011) Chứ nếu muốn “huy động” theo lối TỰ NGUYỆN, thì ngay hôm nay, NHNN đã có thể ra thông báo nhận vàng dân gởi vào, trả tiền lời 5,10, 15% nào đó, và BẢO ĐẢM sẽ trả lại bằng VÀNG khi dân muốn rút ra, hoặc đến hạn kỳ, thì dân sẽ gởi vào ngay. Lối này tương đương với việc nhận USD dân gởi vào theo giá tiền lời cao, vì vàng và USD đều có tính trao đổi cao tại nước ngoài, rất dễ mua, bán. Kịch bản kết kim Theo tôi, sẽ cho hoạt động thế này: - Cấm mọi hình thức mua bán vàng miếng, hoặc nữ trang gần như vàng miếng ví dụ như vòng vàng 1 lượng; - Ai không tuân lệnh, nếu xét thấy cất giấu sẽ bị tịch thu; - Vàng bỏ vào sẽ được cấp “Chứng chỉ Vàng”, có thể cho đi, bán lại giữa cá nhân với nhau, hoặc bán cho nhà nước lấy VND; - Tiền lời hàng năm do nhà nước đặt ra, bằng VND. Nói tóm, chỉ khác hiện nay là khi đó sẽ BẮT BUỘC BỎ VÀO. Chứ các cơ cấu bỏ ngân hàng lấy lời thì nay cũng có, cần gì phải bàn thảo từ 6 tháng nay. Lẽ ra đã cho ra luật này từ mấy tháng trước, nhưng ngại dịp Noel, Tết, phải tạo tình trạng “VN vui vẻ” dụ khị Việt kiều về Việt Nam ăn Tết và chơi bời. Nay Việt Kiều đã đem đủ kiều hối về, giờ họ tính siết dần là vừa. 
— Dự đoán kinh tế Việt NamNỗi tuyệt vọng của kinh tế Việt Nam và kịch bản kết hối, kết kim, 23/08/2011,http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/08/23/n%E1%BB%97i-tuy%E1%BB%87t-v%E1%BB%8Dng-c%E1%BB%A7a-ktvn-va-k%E1%BB%8Bch-b%E1%BA%A3n-k%E1%BA%BFt-h%E1%BB%91i-k%E1%BA%BFt-kim/


Khó rút vàng từ nhà băng (VNE).   Giá vàng làm sao thế? (VEF).  - Các ngân hàng phải báo cáo việc vay mượn lẫn nhau (TP).Vàng sẽ bị bán vì nhu cầu tiền mặt? (VnMedia).Cà phê cuối tuần: Làm sao khơi nguồn lực hàng trăm tấn vàng? (VnEconomy). - Huy động vàng: Thách thức từ tính bảo thủ (VEF).- Phỏng vấn Phó Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Đức Kiên: Mục tiêu của tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là gì? (ĐBND). Khó chuyển vàng thành vốn  (NLĐ/ Vietstock). Gửi tiết kiệm: Kênh đầu tư “nằm ngủ vẫn sinh lời” (VnMedia).-Huy động vàng: Hãy bắt đầu từ nông thôn – Vietstock -Ngay trong những ngày đầu năm mới Nhâm Thìn 2012, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình “tiết lộ” đang soạn thảo Đề án huy động vàng trong dân để trình Chính phủ trong thời gian tới.-Gửi vàng ngân hàng: vào dễ, rút khó (Đất Việt). – Khơi thông nguồn lực vàng (NLĐ).  - Tiệm vàng bất thường tiếp tục… bất thường (TN).



Lựa chọn đau khổ của lãnh đạo Việt Nam ddkt
Dạo một vòng qua các báo mạng cũng như diễn đàn chứng khoán, tôi thấy rõ xu hướng chốt lời của các nhà đầu tư trong tuần tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của chúng tôi rằng CK VN trễ lắm là thứ 2 tuần tới, 13/2, sẽ bắt đầu vào chu kỳ giảm cực mạnh.
SCIC có thể can thiệp, nhưng theo tôi họ cạn kiệt 4000 tỉ VND rồi, nay chỉ còn vài trăm tỉ, sẽ không đủ can thiệp cho đến hết cuối tuần sau.

Do đó, giá có thể giằng co 1 chút vào thứ 2, 3, nhưng sau đó sẽ tuột dốc không phanh, chìm như cục đá liệng xuống nước.

CP VN có thể bơm tiền thêm cho SCIC, ngân hàng, và vẫn có thể đánh CK lên, nhưng sẽ hết sức hao tốn cho họ, và số tiền tung ra quá khủng sẽ làm tăng lạm phát vào khoảng tháng 4, 5.
Đang khi EVN lỗ quá nặng, số công bố đã 8000 tỉ đồng – thực tế luôn cao hơn – do đó phải mau mau TĂNG GIÁ ĐIỆN vì nay EVN cạn tiền, lại không mượn đâu được kể cả ngân hàng quốc doanh. (Người lao động, 10/02/2012)
Mà CP VN rất hiểu, tăng điện sẽ làm tăng giá hàng hóa, nhưng cũng phải cắn răng chịu. Có điều, không thể cùng lúc cứu CK vì như vậy synergistic effects (hiệu ứng đồng vận) của 2 việc này sẽ làm tăng giá hàng hóa lên quá cao.
Synergistic effectHiệu ứng đồng vận xảy ra khi lực tác động của hai hay nhiều yếu tố cùng một lúc tạo ra hiệu ứng lớn hơn tổng từng hiệu ứng riêng lẻ.
Ví dụ, tăng giá điện 10% sẽ làm CPI tăng 0,5%; tung ra 100 ngàn tỉ đồng sẽ làm CPI tăng 0,3%.
Nếu tăng 2 việc này CÙNG LÚC thì có thể làm CPI tăng 1,5 – 3% chứ không phải 0,8%.
Do đó, không thể làm 2 việc CÙNG LÚC, mà phải tăng từng cái 1, cái nào cũng BỨC BÁCH, KHẨN CẤP cả.

Lịch trình tăng giá
CP VN tính sai điểm rơi của CK, nay họ kẹt nặng, vì không thể vừa tung tiền cứu CK, vừa lên giá xăng và/ hoặc điện.
3 việc này PHẢI cách xa nhau khoảng 4-6 tuần.
Nếu họ cứu CK, thì lỗ điện nặng; nếu cứu điện thì CK sập.
Cuối tuần này, CP VN phải quyết định tuần tới sẽ cứu cái gì.
Theo tôi, họ sẽ cứu ĐIỆN. Vào tình thế này thì bắt buộc như vậy, chính tôi nếu cầm KT VN cũng phải cho lên giá điện ngay.
Phải buông CK trong 4-6 tuần, do nếu cùng lúc cứu CK thì LẠM PHÁT sẽ tăng quá mạnh (do tung tiền ra khủng).
NHƯNG CP VN dại quá, họ cứu CK trong 4 tuần qua, nay trùng hợp lúc CK PHẢI XUỐNG. Cộng thêm việc lên giá điện, sản xuất khó khăn, các cty trên sàn gặp khó, thì CK họ có THÊM lý do phải xuống.
Báo cáo tài chánh quý IV năm ngoái tệ hại, toàn năm tệ hại.
Lên giá điện vào lúc này sẽ hại CK thê thảm, nhưng không lên thì bên điện lỗ quá lớn.
Nhưng không làm 1 trong 2 việc này, càng kéo dài thời gian, thì làm sao lên giá xăng tiếp theo?
Lịch trình phải là: 15/2 lên giá điện, 1/4 cứu CK trong 2 tuần (đánh lên), 15/5 lên giá xăng. Ba việc này đều làm TĂNG LẠM PHÁT, do đó phải cách xa xa nhau, tránh synergistic effects.
Mùa hè, xăng luôn lên giá, do dân chúng khắp thế giới lái xe đi picnic, chơi hè, học sinh sinh viên nghỉ hè dùng xe nhiều, sinh viên đi làm, v.v…
Do đó, nếu điện lên giá trễ, khi cần lên giá xăng thì quá gần, không được.
Tuần sau hoặc trễ lắm là cuối tháng phải lên giá điện, chắc chắn như vậy.
Ẩn số giá xăng
Giá xăng cũng chực chờ tăng, do công bằng mà nói thì giá tại ngoại quốc cũng tăng.
Trên đà tăng này, Brent oil đã lên 117 USD, chực chờ tăng vọt lên 120 vào bất cứ lúc nào. Mỗi tháng VN nhập khẩu 1 tỉ USD xăng dầu, mỗi 1% tăng là 210 tỉ đồng.
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang kêu lỗ do giá thế giới tăng (Gafin, 11/02/2012)
Nếu phải tăng cả giá xăng đồng thời cùng giá điện thì lạm phát sẽ tăng RẤT MẠNH.
Là lãnh đạo Việt Nam lúc này thật khó vì chẳng có lựa chọn nào để cứu vãn nền kinh tế đang trên đà sụp đổ.
——————————————
GafinDoanh nghiệp kêu lỗ 1.700 đồng/lít xăng, 11/02/2012,http://www.gafin.vn/20120210115659949p0c33/doanh-nghiep-keu-lo-1700-dong-lit-xang.htm
Người lao động, EVN lỗ quá lớn, 10/02/2012, http://nld.com.vn/20120210121853570p0c1002/evn-lo-qua-lon.htm-



-EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: thiếu điện - cắt điện (VnEx 11-2-12)Tập đoàn Điện lực dưới thời Chủ tịch Đào Văn Hưng (VnEx 9-2-12)Chưa xử lý 15.000 tỉ đồng chênh lệch tỷ giá ở EVN (TBKTSG).  - Khi quan chức ngại… thề (DV).Tại sao EVN lỗ nhưng lương nhân viên vẫn tăng? (TTXVN).Kiểm tra tiền lương tại EVN: Không biết thu nhập của lãnh đạo! (VnEconomy).Nhiều sai phạm trong chính sách lương tại EVN (TN). - Thua lỗ nặng, sếp lớn EVN biện bộ gì? (VTC). - Chủ tịch HĐQT EVN nhận lương 51 triệu đồng/tháng (TN). – EVN: Có sự chênh lệch lớn các mức lương, thu nhập (TTXVN).  – Nhiều sai phạm trong cơ chế trả lương của EVN (TBKTSG).  – EVN sai phạm trong phân phối tiền lương (VNE).  –Nhiều bất cập về tiền lương tại EVN (VnEconomy). EVN: Có sự chênh lệch lớn các mức lương, thu nhập (VN+ 10-2-12) Chủ tịch HĐQT EVN nhận lương 51 triệu đồng/tháng (TN 10-2-12) Sẽ còn bao nhiêu người như nguyên Chủ tịch EVN? (VnE 10-2-12)EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: Điệp khúc chậm tiến độ (VEF). - -Kiểm điểm nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn EVN
Thanh Niên
Tại cuộc họp báo chiều 6.2, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho biết, sau khi có quyết định điều chuyển công tác về Bộ, hiện Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương vẫn chưa họp kiểm điểm đối với ông Đào Văn Hưng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn điện ...
Đang tiến hành kiểm điểm nguyên Chủ tịch EVNDân Trí
Đầu tư thua lỗ, chủ tịch EVN mất chứcTuổi Trẻ
Vì sao Ông Đào Văn Hưng thôi chức chủ tịch EVNĐài Á Châu Tự Do
Đài Tiếng Nói Việt Nam -VnEconomy -Người Lao Động


Ngân hàng Mỹ có thể hỗ trợ 1,5 tỷ USD cho Việt Nam (eBank).NHNN: “Thanh khoản của các tổ chức tín dụng rất dồi dào” (DT).   VN đầu tư 631 triệu USD vào Campuchia năm 2011 (TTXVN).Hết lý do vẫn trì hoãn giảm lãi suất (VEF). “Bỗng dưng” xuất siêu sau nửa năm thâm hụt thương mại  (VnEconomy).Bổ nhiệm 3 lãnh đạo mới của NHNN (Nguoiduatin).- Hướng đến mục tiêu an toàn của hệ thống ngân hàng (TVN).-- Việt nam quyết tâm xây dựng Ngân Hàng Trung Ương?  –  (RFA).
6 giải pháp, chính sách lớn tái cơ cấu nền kinh tế (Petrotimes).  – Kinh tế Việt Nam 2012 sẽ tăng trưởng 6-6,5% (TT).DNNN sẽ được tái cơ cấu cùng ngân hàng(TBKTSG).-- Sẽ xử lý những bất cập trên liên ngân hàng? (VnEconomy).Phía sau 2,8 triệu tỷ đồng vốn (VnEconomy).Doanh nghiệp minh bạch tài chính sẽ dễ huy động vốn (SGTT).

Thu phí giao thông: khó giảm ùn tắc, dễ tăng bức xúc (VEF).Ông Đinh La Thăng KHÔNG "doạ" từ chức: Cáo lỗi (TN 11-2-12) -- Ông không dại đến thế!

Trái phiếu chính phủ Việt Nam tăng giá    –   (VOA).-FDI tháng 1 quá thấp vì… đợi năm Rồng – Vietstock-“Có thể khẳng định rằng kết quả thu hút FDI trong tháng 1/2012 không phản ánh đúng về thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay”, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa thông tin đến báo chí.


-
--6 tỷ USD cho casino ở VN: Liệu Sands có chịu xuống nước? | CafeBiz -Tập đoàn kinh doanh casino Las Vegas Sands muốn nhắm đến thị trường nội địa với 90 triệu dân hơn là chỉ phục vụ khách nước ngoài theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
-Miễn nhiệm Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng – Vietstock -‎6 ngày sau khi miễn nhiệm Chủ tịch EVN Đào Văn Hưng vì thua lỗ, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định để ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
-Thị trường ôtô “đóng băng” sau khi áp thuế – ‎(VTC News) – Ba tuần sau khi việc tăng phí có hiệu lực, thị trường ô tô tại Hà Nội và TP. HCM đều cho thấy sự ảm đạm.
-
-42 người Việt bị bắt tại Trung Quốc ‎(NLĐO) – Cảnh sát biên phòng Trung Quốc đã bắt giữ những kẻ buôn người đưa 42 người Việt sang Trung Quốc.
-Giật mình với kết quả làm ăn của các “ông lớn” trong khủng hoảng –‎(Dân trí) – Với 90% doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn năm vừa qua, không ngạc nhiên khi thị trường liên tục nhận được những kết quả báo lỗ hoặc sụt giảm doanh thu. Nhưng đáng nói là cả những “ông lớn” cũng không thoát …


-Thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động – Vietstock Sau Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp ở Hải Phòng đã phải ngừng hoạt động do khó khăn về vốn, thiếu vật tư, trang thiết bị cho phục vụ sản xuất.

- Tái cấu trúc ở Việt Nam – Các công ty chính phủ giữ vai trò nòng cốt: Vietnam state companies: stay core (FT’s blog).
Các đại lý sẽ kiện Shiseido Việt Nam và Thủy Lộc (CafeF). Các đại lý sẽ kiện Shiseido Việt Nam và Thủy Lộc (TBKTSG). 

-- CEO Việt nổi tiếng liên quan đến nợ nần và lao lý (Bee.net 11-2-12)
Năm 2011, trong khi một số TCTD trong nước có tỷ lệ nợ xấu cao thì khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh hoạt động trên địa bàn lại có kết quả kinh doanh tăng gấp 4 lần, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,17%.
-Tiết lộ thu nhập “khủng” của cán bộ, nhân viên các ngân hàng lớn – Kinh doanh – Dân trí
‎(Dân trí)- Số liệu từ báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2011 của một số ngân hàng vừa công bố hé mở mức thu nhập khủng của nhân viên ngành ngân hàng. Hiện mức thu nhập bình quân 22,4 triệu đồng của nhân viên Vietcombank đang tạm dẫn đầu trong ngành ngân hàng.
-Vốn FDI đăng ký tháng 1 bằng… 1/40 cùng kỳ năm ngoái – Vietstock
Kết quả khiêm tốn về thu hút FDI trong tháng 1/2012 có là điềm báo trước cho một năm khó khăn?
Bất động sản đang phá vỡ quy luật kinh tế (VnMedia 3-2-12) -- May quá! THD cũng sắp về hưu!
- Vài điều ước về tái cấu trúc (Tầm nhìn).-- Đặc khu kinh tế Việt Nam  –   (RFA).- Chính phủ tăng cổ phần bán đấu giá ra ngoài của Petrolimex (DT).Trò chơi thanh khoản: lộ diện nhóm lợi ích NH (VEF).- Tiền đồng tăng giá 2 ngày liên tiếp    –   (VOA).- Chứng khoán vượt dốc (NLĐ). - Những cú huých hâm nóng chứng khoán (VEF).- Công ty mẹ PVT quý IV lỗ hơn 4,1 tỷ đồng (Gafin).- 2,67 tỷ USD và thời của mua bán, sáp nhập (Vietstock).- Cẩn thận với thiết bị tiết kiệm gas (NLĐ).- Yêu cầu kiểm tra việc điều chỉnh giá gas (PLTP). - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá gas (TN). - Nhiều nước sang Việt Nam kiểm tra thủy sản (TN).US Ex-Im Bank: expanding in Vietnam (FT’s blog).
- PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, Đại học Kinh tế TPHCM: Giải pháp tồi hay giải pháp căn cơ? (TBKTSG).


Lừa hơn 90 tỉ đồng, nữ doanh nhân bỏ trốn -(NLĐO) - Ngày 2-2, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Cần Thơ, cho biết vừa tiếp nhận, thụ lý xác minh 33 lá đơn của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo trên địa bàn Cần Thơ, Kiên Giang, TPHCM tố cáo bà Phạm Thị Ửng (SN 1964), chủ DNTN Vĩnh Phát 2 (địa chỉ tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) vì có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng chiếm đoạt tài sản.Khởi tố vụ trộm vàng tại nhà Chủ tịch HĐTV Công ty cao su Bình Thuận (TN).
 Hiệp hội Nhựa: “Đánh thuế túi nylon quá tùy tiện!” (PLTP).  – Vụ đánh thuế túi nilông: Thu thuế trước, nói chuyện sau (TT).Ngành thép đang phát triển lệch? (Tầm nhìn).





 - Việt Nam hạ tỉ lệ dự trữ ngân hàng nhằm gia tăng tín dụng nông nghiệp  –  (VOA). - Cẩn trọng khi vay ngoại tệ (NLĐ).-- Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam giảm trong tháng giêng   –  (VOA). - Công ty Nhật xây nhà máy sản xuất lốp xe ở Việt Nam   –  (VOA).-- Thêm một nhà máy ethanol đi vào hoạt động (TT). - Nhà máy bio-ethanol Dung Quất ra mẻ sản phẩm đầu tiên (SGGP). - Độc canh 3 vụ lúa một năm là chủ trương sai lầm duy ý chí  –  (BoxitVN). - Du khách đến Việt Nam trong tháng giêng tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái  –  (VOA). - Thu nhập “khủng” (NLĐ).-- Thực phẩm hạ nhiệt sau Tết (VTC). - Giá thực phẩm bắt đầu giảm mạnh (TT). -- “Giữ chân” lao động sau tết: Không đơn giản (Dân Việt). --

 - Đảng sẽ đổi mới việc lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước thế nào? (VnEconomy). - Bất bình đẳng và bất ổn (TVN). - TS. Cao Sỹ Kiêm: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” (VnEconomy). - “Quẫy cựa” với lãi suất cao (PLTP). - Nỗi băn khoăn của các nhà đầu tư những ngày đầu năm (1) (Tin khó tin). - Lo thanh khoản yếu, ngân hàng xin xuất vàng (VnEconomy). - Thêm cung, ngân hàng đồng loạt yết giá bán USD dưới trần (VnEconomy).   –Thuốc sắp ngấm! (TBKTSG). - Chứng khoán: Mua bán trầm lắng (TBKTSG). - Quá ít người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam (VnEconomy). Chống lạm phát: Tiền tệ hết bài, tài khóa ở đâu? (VEF). - Tháng 1: chỉ có 37,3 triệu USD vốn FDI vào Việt Nam (TT). - Tháng 1, NHNN bơm ròng hơn 59.600 tỷ đồng trên OMO (Gafin). - NHNN đã hút ròng về hơn 50.000 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney). - Thị trường đã lập đáy! (Vietstock). - Cơ hội từ chứng khoán, địa ốc (Vietstock). <- TS Vũ Đình Ánh: Năm 2012 tỷ giá khó tăng quá 3% (Vietstock). - Phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản 2011-2020 đạt 40 tỷ USD  (Vietstock). - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam: THV công ty mẹ lỗ 120 tỷ đồng năm 2011 (Gafin). - Sẽ còn nhiều ngân hàng báo lỗ trong năm nay (DT). - Doanh nghiệp chuyển lỗ không quá 5 năm (TN). - Khó khăn của doanh nghiệp là lãi suất quá cao (TT). - Giá gas phi lý, khó chấp nhận  (Vietstock). - Kiểm lâm Nghệ An nợ dân gần 700 tấn gạo (PLTP). ------

Tổng số lượt xem trang