Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Các nạn nhân vụ "Công Án Bia Sơn” bị quên lãng

-Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung thân
Bình Định, ngày 20 tháng  10 năm 2014
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung thân gửi đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Tôi tên Võ Thị Thanh Thúy, sinh năm 1967, hiện đang ngụ tại địa chỉ 646 Trần Phú, thị xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
phan van thu

Hôm nay, tôi mượn bức tâm thư này để nói lên những sự thật bị khuất lấp trong vụ án có tên Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Đó cũng là tâm sự, là nỗi lòng của tôi, người có chồng đang mang án tù chung thân trong khi chỉ truyền dạy chánh pháp để giúp con người hướng đến cuộc sống chân thiện mỹ.
Ở miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Phú Yên có một nơi gọi là núi Đá Bia (thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Y). Nơi này có một công ty TNHH tên gọi là Quỳnh Long nhận thầu trồng rừng 50 năm. Công ty được xây dựng dưới tán rừng của một vùng sinh thái rất đẹp và còn nguyên vẻ hoang sơ. Để tận dụng vẻ đẹp tự nhiên này, ban lãnh đạo của công ty đã xin đăng ký giấy phép để làm du lịch sinh thái, lấy tên là khu du lịch sinh thái Đá Bia và đã được các cấp có thẩm quyền tỉnh Phú Yên đồng ý cấp giấy phép hoạt động. Và nỗi oan khuất cũng bắt đầu từ đây.
Ông Vương Tấn Sơn là người đại diện nhận hợp đồng bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng từ ban quản lý đặc dụng Đèo Cả. Ông cũng là người sau này đứng ra đăng ký giấy phép để thành lập công ty TNHH Quỳnh Long. Vì không muốn dự án đầu tư này thất bại cũng như làm hư hại đến khu rừng, ông Sơn đã về Bình Định để mời thầy của mình tức là ông Phan Văn Thu (Trần Công) để ông Thu trực tiếp chỉ đạo. Từ đó tất cả mọi người bắt tay vào làm việc dưới sự chỉ dẫn của ông Thu.
Tôi xin được nói thêm về ông Thu. Ông là người thành lập nên đạo Ân Đàn Đại Đạo vào năm 1969. Sau ngày giải phóng, tức là sau năm 1975, chính quyền Cộng sản tịch thu chùa chiền và giải tán tăng ni. Một thời gian dài sau đó, biết tin ông Thu về làm việc tại khu sinh thái Đá Bia nên họ đã lần lượt tìm về. Vì lòng khao khát muốn được nghe và học đạo pháp của phật tử, Ngài đã bắt đầu thuyết giảng kinh điển, sau này đệ tử kết tập lại gọi là Cửu kinh Minh triết. Ban ngày họ làm việc, xây dưng sinh thái, tối đến thì học đạo pháp. Trong quá trình học đạo, đệ tử có hỏi Ngài về những lời tiên tri trong sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngài đã hoan hỷ giảng giải về những thiên cơ, về thời cuộc được nói trong  sấm Trạng. (Những bài giảng này của Ngài sau này bị tòa án lấy cho đó là bằng chứng phản động, lật đổ chính quyền). Từ đó Phật tử tìm về mỗi ngày một đông, mối đạo năm xưa vô tình hình thành trở lại. Lúc này ông Thu cùng đệ tử của mình chưa đăng ký giấy phép hoạt động tôn giáo. Cho đến ngày 05/02/2012, công an tỉnh Phú Yên đã ập vào công ty truy bắt người và đóng cửa công ty không cho hoạt động. Ngày 04/02/2013, tòa án tỉnh Phú Yên đã kết án 22 người với tội danh âm mưu nhằm lập đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Chồng tôi bị mức án tù chung thân, những người còn lại chịu mức từ 10 đến 17 năm tù. Tòa còn quyết định tịch thu công ty và tất cả tài sản có liên quan. Sự thật họ không làm bất kỳ điều gì sai cả. Duy chỉ có một điều là chúng tôi chưa đăng ký giấy phép để hoạt động tôn giáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa đã không đưa ra được bất kỳ cứ một bằng chứng xác thực nào mà chỉ kết tội bằng những lời nói suông và những bằng chứng ngụy tạo. Trước tòa, chồng tôi có cho biết trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên đã chọn ra 2 trong số những bài thánh ca do chồng tôi sáng tác rồi buộc ông phải chọn một bài làm quốc ca. Họ lấy hòn đá họa hình con rùa trong khu du lịch sinh thái rồi ép cho đó là biểu tượng quốc huy của chúng tôi. Chúng tôi không có cờ, họ lại lấy hình tượng viên dung kỳ của đạo Phật rồi ép cho đó là quốc kỳ. Viên đá nhỏ có hình giống chữ Hán mà ban giám đốc nhặt được sau một trận lở đất ở khu sinh thái, điều tra viên đã cho đó là con dấu. Đó là tất cả bằng chứng của tòa đưa ra để buộc chồng tôi cùng đệ tử của ông vào tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Trước tòa, cả 22 người đều phủ nhận việc họ có quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và con dấu để chuẩn bị cho một nhà nước mới. Thế nhưng tòa vẫn giữ lại chi tiết này trong kết luận điều tra. Chưa dừng lại đó, ngày 17/07/2014, công an tỉnh Phú Yên đã bắt giam thêm 3 người trong tổ làm đá của công ty. Như vậy, tính cho đến nay, công an đã bắt tổng cộng 25 người trong khu du lịch sinh thái Đá Bia, tức trong Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn. Ôi! Thật là trớ trêu và cay đắng làm sao.
Tôi mong muốn báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng hãy giúp tôi đăng tải tất cả sự thật này để các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng như tất cả những người quan tâm đến vụ án này biết được và lên tiếng bảo vệ chúng tôi để Nhà nước Việt Nam trả lại tự do cho chồng tôi cùng tất cả đệ tử của Ngài, quyền tự do mà vốn dĩ tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người. Đó cũng là bảo vệ sự công bằng trong xã hội. Tôi rất đau lòng, đau mà không nói được nên lời. Tôi chỉ biết mượn tâm thư này để giải bày nỗi lòng mình, để mọi người có thể chia sẻ cùng chúng tôi nỗi đau, nỗi oan khiên này. Và hơn hết, đó là tất cả những gì mà một người vợ như tôi có thể làm được để cứu chồng mình ra khỏi chốn lao tù. Tất cả những thông tin về cuộc đời Ngài, về Cửu kinh Minh triết của Ngài được đệ tử đăng tải trên các phương tiện truyền thông, những phát biểu của tôi trên các báo đài về Ngài, đó hoàn toàn là sự thật. Chúng tôi chỉ có một mong mỏi là muốn Nhà nước Việt Nam hãy trả lại tự do chồng tôi là ông Phan Văn Thu cùng tất cả các đệ tự của Ngài.
Chúng tôi cũng đã từng làm đơn xin cứu xét để gửi lên chính phủ và các cấp có thẩm quyền để họ xem xét lại vụ án này. Tuy nhiên, trong khi chúng tôi đang lấy chữ ký của những người ủng hộ thì công an tỉnh Phú Yên đã tăng án cho 3 người trong tổ đá, từ án treo lên mức từ 3 đến 4 năm tù với tội tàng trử, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ. Sau đó sự việc đó, chúng tôi quyết định không gửi đơn nữa vì chúng tôi biết rằng có gửi cũng bằng không.
Sau bức tâm thư này, tôi sẽ nhờ đăng tải nguyên bản đơn xin cứu xét mà chúng tôi định gửi cho các cấp có thẩm quyền ở Việt Nam.
Tôi khẩn thiết mong các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hãy giúp đỡ chúng tôi. Tôi rất chân thành biết ơn.
Bình Định, ngày 20 tháng  10 năm 2014
Người viết ký tên
Võ Thị Thanh Thúy
_________________                                                                   
  (Đính kèm theo tâm thư là danh sách 25 người đang thụ án trong vụ án này).
DANH SÁCH 25 NGƯỜI ĐANG THỤ ÁN TRONG VỤ ÁN HỘI ĐỒNG CÔNG LUẬT CÔNG ÁN BIA SƠN
  1. Phan Văn Thu; tên gọi khác: Trần Công; sinh ngày 25/06/1948; nơi cư trú: Tổ 10, Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; tù chung thân về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  2. Võ Thành Lê; sinh ngày 04/06/1955; nơi cư trú: Thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  3. Lê Duy Lộc; sinh ngày: 02/10/1956; nơi cư trú: Khu phố Khánh Sơn 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; 17 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  4. Vương Tấn Sơn; sinh ngày 26/12/1953; nơi cư trú: Thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 17 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  5. Từ Thiện Lương; sinh ngày: 13/12/1950; nơi cư trú: số 51, Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  6. Lê Phúc; sinh ngày:02/08/1951; nơi cư trú: 21/32A, Thống Nhất, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận; 15 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  7. Nguyễn Kỳ Lạc; sinh ngày 01/01/1951; nơi cư trú: Khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  8. Đoàn Đình Nam; sinh ngày:10/09/1951; nơi cư trú:137 Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  9. Võ Ngọc Cư; sinh ngày: 10/09/1951; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  10. Phan Thanh Ý; sinh ngày: 10/02/1948; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Trung, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  11. Tạ Khu; sinh năm 1947; nơi cư trú: Thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Tây, Huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  12. Lê Đức Động; sinh ngày: 20/08/1983; nơi cư trú: Thôn Kế Sung, xã Kế Vang, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  13. Lê Trọng Cư; sinh ngày 20/10/1966; nơi cư trú: Thôn Quy Hậu, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  14. Đoàn Văn Cư; sinh ngày:08/05/1961; nơi cư trú: Thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  15. Trần Phi Dũng; sinh ngày:14/11/1966; nơi cư trú:Thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 13 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  16. Trần Quân; sinh ngày 01/03/1984; nơi cư trú: Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  17. Phan Thanh Tường; sinh ngày 16/03/1987; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Trung, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 10 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  18. Võ Tiết; sinh ngày 10/09/1952; nơi cư trú: Khu phố 5, đường Ngô Gia Tự, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  19. Nguyễn Dinh; sinh năm 1968; nơi cư trú: Thôn Ân Niên, xã Hòa An, Huyện Phú Hòa, tỉnh phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  20. Đỗ Thị Hồng; sinh ngày: 26/03/1957; nơi cư trú: Thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 13 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  21. Nguyễn Thái Bình; sinh ngày: 07/08/1986; nơi cư trú: Thôn Tân Sơn 2, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  22. Lương Nhật Quang; sinh ngày: 20/01/1987; nơi cư trú: Thôn Lương Phước, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  23. Nguyễn Văn Hữu; sinh năm: 1957; nơi cư trú: Khu phú Cà Đú, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; 4 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
  24. Huỳnh Đức Minh; sinh năm: 1858; nơi cư trú: thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; 3 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
  25. Võ Văn Phụng; sinh năm: 1950; nơi cư trú: Xuân Thạnh 1, Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 3 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
********
Nguồn:
 http://vnwhr.net/2014/10/21/buc-tam-thu-cua-nguoi-vo-co-chong-mang-an-tu-chung-than-gui-den-cac-to-chuc-bao-ve-nhan-quyen/



-Các nạn nhân vụ "Công Án Bia Sơn” bị quên lãng-
Nhóm hơn 20 người thuộc Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn ở Núi Đá Bia, tỉnh Phú Yên sau khi bị xét xử về tội âm mưu lật đổ chính quyền hồi đầu năm 2013 đến nay dường như không còn được mấy ai nhớ đến.
Phải chăng trường hợp của họ bị rơi vào quên lãng?
Âm thầm xét xử

Vào tuần qua có thêm ba người bị tòa án Phú Yên đưa ra xét xử với cáo buộc sử dụng kíp nổ để phá đá tại khu du lịch sinh thái Đá Bia trước đây. Đó là nơi mà cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cho là căn cứ của tổ chức do ông Trần Công/Phan Văn Thu đứng đầu xây lên để lật đổ chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, những người trong cuộc thì cho rằng họ xây dựng nơi để tu hành theo phái mà ông Trần Công/Phan Văn Thu phát triển có tên Ân Đàn Đại Đạo và về nay đổi thành Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn, với Cửu Kinh Minh Triết là kinh sách giảng dạy cho tín đồ.
Bà Võ thị Thanh Thúy, vợ của ông Trần Công/Phan Văn Thu cho biết về phiên xử không được báo chí nào trong nước nhắc đến vừa diễn ra trong tuần qua ở Phú Yên:
Có mấy anh em làm đá để xây dựng công trình vừa rồi họ mới xử tiếp. Tôi cũng chẳng hiểu làm sao nữa! Họ tìm ra cái gì để xử anh em như thế, tôi không còn lời để nói nữa. Có ba người, trong đó có một người chuyên về tổ đá: anh ta là đội trưởng, chịu trách nhiệm phần việc ra đá, chia đá đưa đến các nơi xây dựng công trình hồ, đập, đường…
Có mấy anh em làm đá để xây dựng công trình vừa rồi họ mới xử tiếp. Tôi cũng chẳng hiểu làm sao nữa! Họ tìm ra cái gì để xử anh em như thế, tôi không còn lời để nói nữa
Bà Võ thị Thanh Thúy
Con anh này bị bệnh nhũn não, nói chung rất nặng và tôi nghị họ không kêu, nhưng cuối cùng vẫn kêu và xử anh ta 4 năm tù.
Một phụ nữ khác cũng có chồng và con trai bị bắt, xử án tù trong vụ án vừa nói cũng xác nhận ba người vừa bị đưa ra xét xử với tội danh sử dụng kíp nổ mà lực lượng chức năng phát hiện được khi đột kích vào Khu du lịch Sinh thái Đá Bia hồi tháng 2 năm 2012.
Ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân ngày 4 tháng 2, 2013
Ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân ngày 4 tháng 2, 2013
Bà này nói:
Xử về bên thuốc nổ đó!
Giam giữ nhiều nơi
Tòa sơ thẩm sau năm ngày xử án vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 đã tuyên án ông Trần Công/Phan Văn Thu án tù chung thân. Số còn lại bị tuyên án từ 10 đến 17 năm tù giam.
Sau khi có án, nhóm 22 người này bị chia nhỏ ra và đưa đến các trại giam ở các tỉnh khác nhau gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Nam. Ông Trần Công/Phan Văn Thu bị giam tại trại Phú Giáo ở An Phước, An Thái, tỉnh Bình Dương. Có hai cha con một người bị giam tại trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịaa- Vũng Tàu, một người tại Đồng Nai.
Bà Lê Thị Triểm, vợ của ông Phan Thành Ý và là mẹ của anh Phan Thanh Tường, cho biết việc thăm nuôi hai nơi như thế:
Ông chồng giam dưới Xuyên Mộc, Bà Rịa, còn con trai ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Kể ra cũng hơi trắc trở, cứ hai tháng đi một lần, xuống thăm chồng rồi lên thăm con.
Vừa rồi tôi cũng có muốn làm đơn để đưa ra bộ nhằm xin xem xét lại vụ án của mình; nhưng mà chưa gửi đơn đi thì họ đã xử những người làm cho mình. Họ xử như vậy thì tôi nghĩ có gửi đơn đi cũng bằng không thôi. Đã không rồi mà họ còn làm khó dễ những người ký giấy nữa
Bà Võ thị Thanh Thúy
Một bà có chồng hiện bị giam tại trại An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết phải mấy tháng bà cùng ba, bốn người nữa có chồng giam tại đó chung nhau đi thăm để tiết kiệm tiền xe.
Gia đình cam chịu
Những người phụ nữ có chồng đang bị tù mà Nhà Nước nói họ phản động, muốn lật đổ chính quyền tỏ ra rất cam chịu không biết kêu đâu. Ngay cả việc phúc thẩm nhóm những người bị kết án nặng như vừa nói cũng không làm đơn kháng án để được xem xét lại.
Một bà có chồng đang bị giam tại Trại An Điềm bày tỏ:
Nói chung lo làm để nuôi cháu, con ở ngoài. Khó khổ quá nên phải bươn chải, ráng có tiền để đi thăm nuôi chứ biết sao giờ!
Bà Võ thị Thanh Thúy cũng nói về ý định muốn kêu cứu nhưng rồi lại thôi vì mất tin tưởng vào chính quyền hiện nay:
Lâu nay đâu có nói được. Nói đúng là dân quê cũng đâu có biết, họ xử oan ức chỉ biết oan ức vậy thôi, chứ đâu có biết kêu rêu, nói với ai được.
Bà Lê Thị Triểm
Vừa rồi tôi cũng có muốn làm đơn để đưa ra bộ nhằm xin xem xét lại vụ án của mình; nhưng mà chưa gửi đơn đi thì họ đã xử những người làm cho mình. Họ xử như vậy thì tôi nghĩ có gửi đơn đi cũng bằng không thôi. Đã không rồi mà họ còn làm khó dễ những người ký giấy nữa.
Tất cả những người trong cuộc như bà Võ thị Thanh Thúy và bà Lê Thị Triểm đều bày tỏ sự tiếc nuối đối với khu dụ lịch sinh thái Đá Bia mà chồng con của  họ bỏ sức xây dựng, nay bị bỏ hoang phế.
Bà Võ thị Thanh Thúy cho biết:
Từ năm 2012 đến bây giờ họ giữ luôn, không trả cho mình; họ cho bên đội Cơ động coi ngó chứ không cho ai vào làm hết. Đi ngang qua lại, thấy xơ xác, tôi cảm thấy đau lòng lắm, rất buồn. Cái cổng không còn, thì thử hỏi cái gì còn! Cổng, rào giờ tan nát hết rồi!
Và bà Lê Thị Triểm cũng chia sẽ:
Bên trong thì không biết, nhưng đi ngang bên ngoài thấy điêu tàn lắm. Tiếc vì mồ hôi, nước mắt của cả chồng, con, anh em đổ vào đó mà bây giờ bỏ hoang phí!
Hội Phụ nữ Nhân quyền thăm hỏi
Gia đình của những người tù thuộc nhóm hơn 20 người thuộc Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn ở Phú Yên tưởng chừng như chuyện của họ chỉ có họ biết và chia sẽ với nhau thôi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Hội Phụ nữ Nhân quyền, một nhóm xã hội dân sự mới thành lập, đã đến tại Phú yên, cũng như có lần cùng người thân của các tù nhân đến tại Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu để thăm hỏi, động viên họ.
Bà Lê Thị Triểm cho biết cảm nghĩ khi được những người ở xa đến với gia đình bà như thế:
Lâu nay đâu có nói được. Nói đúng là dân quê cũng đâu có biết, họ xử oan ức chỉ biết oan ức vậy thôi, chứ đâu có biết kêu rêu, nói với ai được. Vừa rồi đây có mấy cô nhân quyền ra thăm, mấy cô cũng nói vậy nên mình nghĩ mấy cố có tiếng nói lên vậy, thì chồng con mình có thể giảm án được hay không, cũng mừng!
Sau chuyến đến Phú Yên thăm một số người thân của những tù nhân vụ Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn, một thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền, cô Huỳnh Thục Vy, cho biết:
Thân nhân của những người bị bắt trong vụ án này, họ không có liên lạc với bên ngoài. Chỉ có vợ của ông Phan Văn Thu, bị chung thân, có liên lạc thôi nhưng rất ít; còn những người còn lại hầu như không có liên lạc và họ rất lo sợ vì chính quyền địa phương thường xuyên đến gặp họ để đe dọa. Ngay cả chuyện Hội Phụ nữ đến để thăm họ, chỉ thăm chia xẻ tình cảm giữa con người với nhau thôi; vậy mà sau đó hai ba ngày, công an và chính quyền địa phương đã đến dọa họ nói nếu tiếp xúc với người ở bên ngoài thì sẽ gây khó khăn cho người ở trong tù.
Những người như bà Lê Thị Triểm xác nhận chính nhờ được Hội Phụ nữ Nhân quyền gặp gỡ, nói chuyện, động viên mà bà cảm thấy có chút hy vọng về trường hợp của chồng, con hiện phải chịu những án tù mà theo bà là oan ức.

Núa Đá Bia là nơi Hội đồng Bia Sơn hoạt động trong bảy năm qua
-Lật đổ chính quyền dễ vậy sao? dường như tội danh này dễ bị quy kết nhất.
Phạt tù chung thân kẻ tổ chức lật đổ chính quyền
(NLĐO) - Sáng 4-2, TAND tỉnh Phú Yên xử sơ thẩm đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Phan Văn Thu, đối tượng cầm đầu của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

HĐXX cũng tuyên tổng mức hình phạt 299 năm tù đối với 21 bị cáo khác, với cùng tội danh trên.

Các bị cáo tại phiên tòa

Trong đó, Lê Duy Lộc, Vương Tấn Sơn bị tuyên phạt 17 năm tù; Võ Thành Lê, Nguyễn Kỳ Lạc, Võ Ngọc Cư, Tạ Khu, Đoàn Đình Nam, Từ Thiện Lương, Võ Tiết 16 năm tù, Lê Phúc 15 năm tù; Nguyễn Dinh, Đoàn Văn Cư, Phan Thanh Ý 14 năm tù; Đỗ Thị Hồng, Trần Phi Dũng 13 năm tù, Lê Trọng Cư, Trần Quân, Lê Đức Động, Nguyễn Thái Bình, Lương Nhật Quang 12 năm tù; Phan Thanh Tường 10 năm tù. Đây là những đối tượng giữ các vị trí quan trọng của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”

Theo cáo trạng, từ năm 2003 đến tháng 2-2012, tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” núp bóng hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực đèo Cả (Phú Yên) đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền.

Tổ chức phản động này lập thành 12 ban, 26 pháp hội và 4 nhóm chưa đặt tên có chân rết từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến nhiều tỉnh thành Nam Bộ và ở nước ngoài.


Bị cáo Phan Văn Thu, đối tượng cầm đầu của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn" bị tuyên án chung thân

Tổ chức cũng đã dự kiến tên nước, quốc kỳ, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, đồng thời sắc phong 72 “tướng lĩnh”, dự định bắt đầu hành động từ năm 2013 với việc đấu tranh lật đổ chính quyền Nhà nước Việt Nam thành lập Nhà nước Đại Nam Kinh Châu do Phan Văn Thu lãnh đạo. Tổ chức này bị Công an Phú Yên triệt phá vào tháng 2-2012.

Diễn biến phiên xử vụ “Công Án Bia Sơn”

2013-02-02
Phiên tòa kéo dài từ ngày 28 tháng giêng đến hôm qua 1 tháng hai, xử 22 người trong vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên kết thúc mọi phần thủ tục và tranh tụng trước tòa, rồi phía Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Một người tham dự phiên xử từ đầu đến ngày hôm qua, không muốn nêu danh, tường thuật lại những diễn biến mà người này theo dõi được trong 5 ngày xử án. Trước hết người này cho biết những mức án mà phía Viện Kiểm sát đề nghị.
Người dự tòa: Ông Phan Văn Thu tù chung thân, còn những bác lớn tuổi theo ông trước đây theo khung chênh lệch từ 13 đến 20 năm, như ông Vương Tấn Sơn, Lê Huy Lộc từ 19 đến 20 năm; và thấp xuống từ 16-17 năm, 13-14 năm cho những thanh niên trẻ.
Gia Minh: Các luật sư bào chữa có đưa ra những lập luận gì để bào chữa cho những người đó không?
Người dự tòa: Trong quá trình xét xử, sự bào chữa của luật sư rất ít, chỉ có hỏi một hai câu. Theo tôi thấy mang tính chất bào chữa ít lắm, không tích cực trong bào chữa. Sau khi Viện Kiểm sát đưa ra mức án, các luật sư đưa ra một số tình tiết để giảm nhẹ thôi. Không có bào chữa, mà chấp nhận tội danh đó là âm mưu lật đổ; nhưng do tính chất tôn giáo, và một số mê muội, chưa nhận thức rõ để làm tình tiết giảm nhẹ. Còn tội danh vẫn là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Gia Minh: Bản thân những người bị buộc tội, trước tòa họ có được phát biểu gì không?


Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, một thành viên xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia tại ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, bị công an bắt hôm 5/2/2012. File photo.Người dự tòa: Vẫn đảm bảo được quyền và nghĩa vụ trước tòa là họ được tự bào chữa cho họ sau phần Viện Kiểm sát đưa ra, và họ được nói lời sau cùng. Trong tinh thần một tôn giáo, họ rất hiền lành, không có kháng cự gì hết.

Nói chung, trong kinh họ thuyết đầu tiên chỉ là một tôn giáo đơn thuần. Sau đó xuất hiện Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nên họ vô tình bình luận, bàn luận Bộ Sấm đó. Có những vấn đề đụng đến chính trị, nhưng trên tinh thần dựa theo Sách Nguyễn Bỉnh Khiêm. Họ khẳng định việc họ bị như hôm nay là do Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra. Nếu nói họ làm chính trị thì đó là chính trị thiên mệnh chứ không phải chính trị nhân mệnh. Họ là những người diễn giải, diễn bày Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả những từ ngữ mà phía chính quyền gọi họ ‘phản động’ chính là những từ ngữ trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ra.

Gia Minh: Chứ họ không phản bác lại tội ghép cho họ là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’?

Người dự tòa: Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Tất cả đều thể hiện ra họ là những con người rất trung thực trước tòa. Họ khai báo không có điều gì đụng đến chính trị cả, động cơ từ đầu vào làm thuê làm mướn; sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người. Họ cũng là những người chân tu, có gốc tu sẵn nên khi nghe Phật Pháp từ một con người như vậy nên họ thích nghe.
Đầu tiên một số người khẳng định tại tòa, họ cương quyết họ không có âm mưu lật đổ chính quyền, vì bản chất hoạt động của họ không có tính chất đó. Sau đó nghe ông Phan Văn Thu thuyết giảng rất hay về đạo lý làm người.

Người dự tòa


Chủ trương của họ cũng là‘tiền sinh thái, hậu tổ đình’. Xây dựng một khu sinh thái đó cho tất cả mọi người. Ông Phan Văn Thu có nói là không làm gì nguy hại đến cho ai cả. Khu sinh thái đem lại giải trí, vui chơi cho mọi người trong cảnh đẹp đó. Ông cũng thành khẩn trước tòa: nếu tòa thương phần nào thì thương, chứ ông không có việc làm chính trị nào hết.

Nói chung là một phiên tòa rất cảm động, đượm màu tôn giáo. Ai cũng nói về Phật Pháp, từ nhỏ đi tu, xuất gia vào chùa. Tất cả chỉ là Phật Pháp, chỉ có một số từ đụng đến chính trị là những từ mà họ luận trong Bộ Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm; ví dụ như Đại Nam Kinh Châu, Cửu Quốc Trùng Chính.

Phía chính quyền nói Đại Nam Kinh Châu là nước mà những người này muốn thành lập; những người đó thì nói ‘Đại Nam Kinh Châu’ trong Sấm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến một nước Việt Nam sau này tốt đẹp hơn chứ không có gì lật đổ cả. Bản thân họ không có chuẩn bị cho một địa điểm, căn cứ, không có vũ khí. Họ chỉ vô tình bàn luận mà phải dính vào tội phải ra tòa như vậy.

Gia Minh: Phía luật sư có nói, trong trại có người khai rằng ông Phan Văn Thu có hứa trong năm 2013 này nếu thành công sẽ thưởng trâu vàng, bổng lộc; thì trước tòa họ có nói lại những điều đó thế nào không?

Người dự tòa: Phần này thì ‘con trâu’ là biểu tượng thưởng cho người nào có công.Tình cờ có người mua hay đặt đâu đó một số trâu vàng giá trị mỗi con là 700 ngàn đem về tặng cho ông Phan Văn Thu. Ông này mới lấy ra làm quà tặng cho những người nhiệt tình đóng góp vào công cuộc xây dựng khu sinh thái Đá Bia đó.

Việc thưởng đó là nhằm cổ vũ động viên tinh thần để mọi người làm việc. Theo luật nhân quả thì mình bỏ ra công sức bao nhiêu mình sẽ thu vào bấy nhiêu chứ không có gì mình trồng lên mà không hái quả được. Bây giờ cố gắng làm cho tất cả mọi người thì sau này mình cũng được sung sướng, vì bớt khổ thì được sướng vậy đó.

Gia Minh: Cám ơn.



-Toà án Phú Yên mù mờ về tội danh “phản động” của nhóm “Công án Bia Sơn”
Hôm nay 29/01/2013, phiên tòa xét xử 22 thành viên của một giáo phái mang tên “Công án Bia Sơn” bước vào ngày thứ hai tại Phú Yên. Theo báo mạng của chính quyền tỉnh, bị cáo Phan Văn Thu đã nhận tội “cầm đầu tổ chức và phạm tội theo bản cáo trạng”, tự vẽ chữ “vương” trên người để lừa bịp dân chúng thực hiện “âm mưu lật đổ chính quyền”. Theo giới quan sát độc lập, khi dùng biện pháp trấn áp để ngăn chận mọi tiếng nói chỉ trích, chính quyền Việt Nam đã để lộ tâm lý lo sợ.
Từ Hà Nội, thông tín viên Victor Guillot phân tích:
Từ vụ xử này tiếp nối vụ xử khác, ngôn từ của các bản cáo trạng không thay đổi. Cơ quan báo chí chính thức gọi các nhà tranh đấu là “bọn phản động” và lên án họ âm mưu lật đổ chế độ cộng sản.
Từ hôm qua 28/01/2013, tòa án tỉnh Phú Yên, thuộc miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km, xét xử 22 người trong một vụ án mới chống “kẻ nội thù”, dự trù kéo dài trong năm ngày.
Phiên xử đã thể hiện nhiều khoảng mờ tối. Trước tiên, người dân Việt Nam không ai nghe biết gì về nhóm thành viên của tổ chức bị xét xử. Hoạt động của họ mà chính quyền mô tả là “khuynh đảo chế độ” dường như bắt đầu tiến hành từ năm 2003 cho đến tháng 02/2012 khi người lãnh tụ phong trào bị bắt. Cũng theo lời buộc tội chính quyền cộng sản thì tổ chức này có 300 thành viên chủ yếu là hoạt động ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Và cũng như thông lệ, chính quyền cáo buộc họ quan hệ với những tổ chức chống chế độ có cơ sở tại nước ngoài.
Như vậy, sau các bản án tù nặng nề dành cho 17 nhà đối lập trẻ trong tháng một này, lại có thêm một vụ án với số lượng lớn bị cáo vào đầu năm 2013.
Trong bối cảnh đảng Cộng sản đang trở thành mục tiêu của nhiều chỉ trích, nhất là do quản lý kinh tế yếu kém, dường như chính quyền co cụm hơn bao giờ hết trong phản xạ tự vệ bằng đàn áp và đàn áp. "Dấu hiệu của sự sợ hãi" của chế độ, như nhận định của các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
- Hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam (DLB).
- Hồi Ký 25/1/2013: Ngày thăm nuôi vất vả (FB Đinh Nhật Uy).Hồi Ký 25/1/2013: Ngày thăm nuôi vất vả (2) 8: 30sang VRNs (29.01.2013) – Long An – Tôi và Chị không bà con máu mủ, không bạn bè chí cốt. Nhưng, chúng... Giáo xứ Cồn Sẻ phản hồi việc đưa tin thiếu chính xácMẹ Phương Uyên nói về buổi lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình (Chuacuuthe).
- Một blogger chỉ trích nhà nước Việt Nam bị bắt vào trại tâm thần (VOA). – Chuyện phiếm cuối năm (Người Buôn Gió). - Nguyễn Gia Kiểng: Chín muồi tới mức độ nào? (Thông Luận). –BAO GIỜ TA LẠI TIẾP TỤC BIỂU TÌNH? (Quỳnh Trâm).
- Tổng Giám mục Hà Nội thăm, chúc tết Công an Hà Nội (ANTĐ/ NVCL). - Video: Cụ Lê Thị Hiền Đức gặp dân oan Tỉnh Đăk Nông ngày 28/1/2013 (Quang Huy). – Đội phó an ninh quận Hà đông và lính cướp băng rôn và đồng hồ của dân Dương nộiDân oan Dương nội liên tiếp bị cướp băng rôn tại trụ sở tiếp dân nhà nước (Xuân VN). .
- Phúc thẩm vụ gây thương tích ở Văn Giang (RFA). - Tòa tuyên y án sơ thẩm với hai côn đồ hành hung người dân Văn Giang (Sống mới).
- Cưỡng chế tại Tiên Lãng: Xóa kỷ luật đối với PGĐ Sở TNMT Nguyễn Tự Trọng (LĐ). - Vụ Tiên Lãng: Xóa kỷ luật cho một phó giám đốc sở (DV).



-Việt Nam xử án 22 người đấu tranh cho dân chủ tội lật đổ chính quyền
DCVOnline – Tin AP

Một phiên tòa Việt Nam bắt đầu xử án 22 người hoạt động đấu tranh cho dân chủ tội âm mưu lật đổ nhà nước Cộng sản, đây là một trong những phiên tòa với cùng tội danh lớn nhất trong những năm qua.


Một viên chức tòa án ở tỉnh Phú Yên nói các bị cáo ra tòa hôm thứ Hai ngày 28 tháng Một năm 2013. Viên chức này không tiết lộ danh tánh, ông nói rằng ông tuân theo chính sách của nhà nước.

Ông nói phiên tòa này có thể kéo dài đến năm ngày.
Đọc lệnh bắt và khám xét nhà một người trong tổ chức Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn ngày 12 tháng Hai năm 2012. Nguồn hình: VOV


Báo chí nhà nước đăng lại lời buộc tội của nhà nước cho rằng nhóm này hoạt động trá hình dưới tên của một công ty du lịch sinh thái. Báo chí nhà nước nói nhóm này bị kết tội là tác gỉa của nhiều tài liệu bóp mép chính sách của Đảng Cộng sản nhằm tạo nên sự nghi ngờ (Đảng và nhà nước.)

Nhà nước Cộng sản Việt Nam gia tăng chiến dịch trấn áp những người bất đồng chính kiến bất chấp sự chỉ trích từ những chính phủ phương Tây.

Bản đồ Google Khu Du lịch sinh thái Núi Đá Bia
Nguồn: Google.com


Hôm đầu tháng này, 14 người hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đã bị kết án đến 13 năm tù.


© DCVOnline







- Phú Yên xử ‘Hội đồng công án Bia Sơn’ (BBC). – Việt Nam : Xử 22 người bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền » (RFI). – Phú Yên xét xử 22 người tội “hoạt động lật đổ chính quyền” (RFA). - Thêm 22 người ra tòa ở Việt Nam vì tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ (VOA). - Xét xử 22 bị cáo trong tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” (CAND). - Phú Yên xét xử nhóm hoạt động lật đổ chính quyền (TTXVN).

Phú Yên xử 'Hội đồng công án Bia Sơn'
BBC Tiếng Việt
Tòn án hình sự Phú Yên bắt đầu phiên sơ thẩm với ông Phan Văn Thu và nhóm 21 người mà công an Việt Nam cho là đã tổ chức ra 'Hội đồng công luật công án Bia Sơn' nhằm 'lật đổ chính quyền'. Theo báo chí nhà nước ở Việt Nam, phiên tòa bắt đầu sáng ...
Xét xử băng nhóm hoạt động nhằm lật đổ chính quyềnThanh Niên
Phú Yên xét xử nhóm hoạt động lật đổ chính quyềnThanh Tra
Xét xử 22 bị cáo trong tổ chức phản động "Hội đồng công luật công ...cand.com

-Đối tượng cầm đầu nhận tội
Sáng 28-1, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên sơ thẩm xét xử tổ chức phản động Hội đồng Công luật công án Bia Sơn về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

-VN truy tố 22 người tội lật đổ chính quyền BBC Tiếng ViệtViệt Nam vừa truy tố một nhóm 22 người bị bắt từ hồi tháng 2/2012 ở tỉnh Phú Yên thuộc tổ chức "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" (hay còn gọi là vụ "công án Bia Sơn") với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền." Tờ báo điện tử Phú Yên Online, ...
Truy tố 22 người 'hoạt động lật đổ chính quyền'Báo Đất Việt
Núp bóng du lịch sinh thái để 'lật đổ chính quyền'VNExpress
Truy tố 22 nghi can hoạt động “lật đổ chính quyền nhân dân”Lao động

-An ninh thủ đô
- Vụ Hội đồng Công luật công án Bia Sơn: Phú Yên: Truy tố 22 bị can phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (PN).

-Tu đạo - Du lịch sinh thái đến ‘phản động’?
2012-08-22
Vụ việc Trung tâm Du lịch sinh thái Núi Đá Bia ở tỉnh Phú Yên hồi tháng 2 bị cơ quan công an cho là cơ sở tiến hành âm mưu lật đổ chính quyền đến nay đã gần bảy tháng.


Source nld-online
Công an bao vây khu du lịch sinh thái Đá Bia hôm 05.02.2012.
Cơ quan chức năng và truyền thông trong nước suốt thời gian qua không có thêm thông tin gì về vụ việc, trong khi đó những người trong cuộc cho rằng họ hoàn toàn bị oan.
Gia Minh trình bày trong phần sau.

Phản động? 

Hồi ngày 6 tháng 2 vừa qua, giám đốc công an tỉnh Phú Yên, thiếu tướng Phạm Văn Hóa chủ trì cuộc họp báo được các cơ quan truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin cho biết vừa bước đầu phá được một vụ án ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.
Thông tin từ phía cơ quan chức năng đưa ra khiến nhiều người vô cùng bất ngờ vì họ không dám nghĩ rằng tại một cơ sở du lịch sinh thái đẹp đẽ nằm ngay trên quốc lộ 1A, chỉ cách thành phố Tuy Hòa 30 kilomet lại có thể là một trung tâm đầu não của một tổ chức bị gọi là ‘phản động’ nguy hiểm đến thế.
Theo thông báo từ vị giám đốc Công an tỉnh Phú Yên thì đối tượng đầu não là ông Trần Công, có tên khai sinh là Phạm Văn Thu bị bắt cùng hơn hai chục người khác. Mạng lưới của ông này hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước với hơn 300 đối tượng, trong đó có cả Việt Kiều. Tổ chức này mang tên ‘Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn’, mà tiền thân là tổ chức ‘Ân Đàn Đại Đạo’.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”.
Ông Phan Văn Thu, tức Trần Công, sáng lập viên của “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”. cand.com
Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên cũng nói rõ về nhân thân của ông Trần Công/Phạm Văn Thu sinh năm 1948, quê quán xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Theo thông tin của công an, ông này thành lập Ân Đàn Đại đạo hồi năm 1975. Ông bị đi học tập cải tạo ngay trong năm 75, rồi trốn trại năm sau đó, đến năm 1978 bị bắt lại. Năm 1983 ông được ra trại.
Sau cuộc họp báo hồi ngày 6 tháng 2 thông báo về việc phá án bước đầu, đến ngày 24 tháng 7, cơ quan điều tra ra kết luận về vụ án. Ông Nguyễn Thái Bình, một trong 22 bị can của vụ án, nay được tại ngoại cho biết về bản kết luận điều tra mà bản thân ông nhận được như sau:
Kết luận điều tra không đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều không đúng logic cho chúng tôi.
Ông Nguyễn Thái Bình
Bản kết luận điều tra bản thân tôi đã nắm. Kết luận điều tra ngày 24 tháng 7 năm 2012 nói Thầy chúng tôi mưu mô, xảo quyệt đưa xe đi ra hướng bắc nhằm đánh lạc hướng của cơ quan điều tra, nhưng cuối cùng vẫn bị tóm gọn. Nhưng sự thật đâu phải như vậy. Cơ quan điều tra biết chúng tôi đi như vậy nhưng không nói thật cho chúng tôi.
Kết luận điều tra không đúng những lời mà chúng tôi khai, mà chỉ là những điều không đúng logic cho chúng tôi.
Một trong những căn cứ cho cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền của nhóm Hội Đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn là cơ quan chức năng thu được tại khu du lịch sinh thái Đá Bia 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 2 máy tính xách tay, 1 máy ảnh, 1 máy quay phim, và số tiền mặt trên 12 ngàn đô la Mỹ, 190 triệu đồng Việt Nam.
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ của ông Trần Công/Phạm Văn Thu lập luận bác bỏ cáo buộc đó như sau:
Không phải vũ khí mà đó là chất nổ để nổ đá làm tất cả các công trình. Tại khu ở Đông Hòa, mọi người làm trong nghề đá đều có chất nổ đá cả. Nếu không dùng thì làm sao có thể nổ đá, cưa đá ra để làm. Khi nổ có xin phép chứ không phải không xin phép đâu.

Tu để học cách làm người

Như đã nêu, thông báo của cơ quan chức năng Việt Nam nói ông Trần Công/Phạm Văn Thu thành lập Ân Đàn Đại Đạo hồi năm 1975; tuy nhiên theo ông Nguyễn Thái Bình thì nhóm này được thành lập từ năm 1968. Bộ kinh của Ân Đàn Đại Đạo là Cửu Kinh Minh Triết. Nhóm đã công khai trên mạng Internet cho mọi người đều có thể tham khảo.
Bản thân ông Nguyễn Thái Bình cho biết về bản thân và ý kiến bị qui ‘phản động’:
Bản thân tôi là một đảng viên, một quân nhân xuất ngũ. Tôi đâu có điên dại gì mà đi lật đổ chính quyền quê hương đất nước mình.
Bà Võ Thị Thanh Thúy cho biết lý do mà nhóm không đăng ký tôn giáo theo yêu cầu của Nhà nước:
Ông Phan Văn Thu (có dấu x) chụp chung với các người trong đạo tại Phú Yên năm 1969
Ông Phan Văn Thu (có dấu x) chụp chung với các người trong đạo tại Phú Yên năm 1969.RFA file
Các ban ngành, địa phương, tỉnh đều ký. Chúng tôi được sự đồng ý của họ để làm khu du lịch sinh thái. Chúng tôi không làm gì sai trái pháp luật hết. Theo ý họ sai trái pháp luật ở đây là ‘tu đạo’ tại sao không đi đăng lý phát luật. Nhưng mình đã biết từ năm 75 khi về họ giải tán rồi, thì đăng ký làm gì họ cho.
Ông Nguyễn Thái Bình trình bày tiếp việc không đăng ký thực hành tôn giáo, và hoạt động xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đá Bia dưới pháp nhân ‘Công ty du lịch sinh thái Hoàng Long’:
Oan ức một lần rồi, mà xin một lần nữa không biết có cho hay không hay lại giải tán chúng tôi? Chúng tôi ầm thầm làm đẹp cho quê hương – đất nước, thứ hai nữa là tu để học cách làm người, làm điều thiện. Chứ ngoài ra không có gì hết.

Ước muốn sự thật được làm rõ

Sau khi có kết luận điều tra của cơ quan chức năng đưa ra hồi ngày 24 tháng 7, những người tham gia Ân Đàn Đại Đạo có đơn xin minh xét gửi cho chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng Bộ Công An cũng như các cơ quan chức năng tại tỉnh Phú Yên. Họ cho biết tất cả những thông tin mà công an tỉnh Phú Yên đưa ra là không đúng sự thật. Họ mong muốn cơ quan chức năng tiến hành điều tra và công bố đúng sự thật mà họ điều tra được.
Tu để ‘chính bắc, chính bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết làm sao. Họ nói một, mình nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai được. Biết làm sao?
Bà Võ Thị Thanh Thúy
Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ ông Trần Công/Phạm Văn Thu hồi ngày 21 tháng 8 cho biết tình trạng nan giải hiện nay như sau:
Tu để ‘chính bắc, chính bị’,họ sửa lại thành ‘chính trị’. Bây giờ chẳng biết làm sao. Họ nói một, mình nói hai không được, nhưng mình nói một họ nói hai được. Biết làm sao?
Tâm nguyện đó cũng được ông Nguyễn Thái Bình chia xẻ:
Đó là nổi oan mà chúng tôi rất muốn được minh oan. Khi minh oan xong rồi, chúng tôi rất mong được muốn trả lại công ty. Và cơ quan công an, chính quyền tỉnh Phú Yên, công an điều tra nói ra sự thật chúng tôi có ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay không; và trả Thầy chúng tôi, những người tạm giam ra. Trả lại công ty chúng tôi làm việc tại đó, để rồi làm đẹp cho quê hương đất nước của mình. Làm đẹp khu công trình đó lên như bộ mặt sáng của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra chúng tôi không mong muốn gì khác.
Vừa qua, chúng tôi nhiều lần gọi điện đến cho ông Phạm Văn Hóa, giám đốc Công an tỉnh Phú Yên để hỏi thông tin về vụ án Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn, thế nhưng ông này đều tránh bằng cách cúp máy hay không bắt máy.
Trong đơn kêu gọi chính quyền minh xét cho trường hợp của Hội Đồng Công Luật Công án Bia Sơn, những người ký tên nhắc lại họ chỉ là một tổ chức tôn giáo thuần túy. Họ lấy giáo lý của Đạo Phật để chuyển hóa thân tâm với mục đích góp phần ổn định gia đình, xã hội an lành, hạnh phúc.
***************************

-Nguồn: --Đổi tội danh 18 đối tượng phản động-Về lý do thay đổi tội danh, theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, trong quá trình điều tra, Phan Văn Thu (tức Trần Công, thủ lĩnh của tổ chức phản động nói trên) cùng các đối tượng chủ chốt khác bị bắt giữ đã khai nhận hành vi phạm tội âm mưu chống phá, lật đổ chính quyền

(NLĐ) - Tối 3-4, đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên, cho biết VKSND tỉnh Phú Yên đã phê chuẩn quyết định đổi tội danh từ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 thành tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự đối với 18 bị can thuộc tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. 18 đối tượng này đã bị bắt giữ cùng với việc triệt xóa tổ chức phản động vào đầu tháng 2-2012 (Báo Người Lao Động đã phản ánh).

Về lý do thay đổi tội danh, theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, trong quá trình điều tra, Phan Văn Thu (tức Trần Công, thủ lĩnh của tổ chức phản động nói trên) cùng các đối tượng chủ chốt khác bị bắt giữ đã khai nhận hành vi phạm tội âm mưu chống phá, lật đổ chính quyền. Ngoài ra, các chứng cứ, tài liệu thu thập được cũng khẳng định đây là một tổ chức phản động, âm mưu lật đổ chính quyền.
Phú Yên: Thêm một đối tượng chống phá Nhà nước bị bắt (GDVN).Nơi hoạt động chính của tổ chức phản động này là dưới vỏ bọc của Công ty TNHH Quỳnh Long; doanh nghiệp đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia.
Chiều 8-3, CA Phú Yên cho biết: Sáng cùng ngày Cơ quan An ninh điều tra CA Phú Yên khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Phan Thanh Tường (SN 1987, ngụ thôn Mỹ Thạnh Trung 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” .

Được biết, đến nay Tường là đối tượng thứ 16 trong tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” bị CA Phú Yên bắt giữ. 15 đối tượng trước đó trong tổ chức phản động này cũng bị bắt với tội danh nêu trên.

Tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” do Phan Văn Thu (tức Trần Công, SN 1948, ngụ xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) cầm đầu, thành lập năm 1975 và bí mật phát triển trong nhiều năm qua ở các tỉnh, thành trong cả nước với trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có cả Việt kiều.

Nơi hoạt động chính của tổ chức phản động này là dưới vỏ bọc của Công ty TNHH Quỳnh Long; doanh nghiệp đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia đặt tại huyện Đông Hòa. 


Về "tổ chức phản động" ở Phú Yên: Ảo vọng ngông cuồng bị đập nát (CAND 26-2-12) Phan Văn Thu nhầm tưởng đã tạo được "lá chắn" hoàn hảo. Thực tế mọi hoạt động của hắn không thoát khỏi tai mắt người dân vốn là một trong những hoạt động luôn được chú trọng đẩy mạnh thường xuyên trong công tác bảo vệ ANTT trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển...
Vực dậy thây ma chính trị


Cần phải nhắc lại rằng, khi ở Trại A30 Phan Văn Thu đã viết thư hối lỗi ngày 20/6/1979, thú nhận ảo vọng của mình rằng: "Tất cả những tư tưởng và hành động bất hợp pháp của tôi là do tư tưởng phản động, nhằm thực hiện mưu đồ  làm vua, làm chúa, chống lại chính quyền cách mạng và nhân dân", động cơ thúc đẩy tôi chống lại cách mạng vì tham vọng quyền cao, chức cả, muốn thống lãnh đạo đời nhân gian, muốn trở thành thiên tử".
Được cán bộ Trại A30 cảm hóa, giáo dục, Phan Văn Thu viết: "Tôi nhận thấy việc làm sai trái của mình và sự khoan dung nhân đạo của Nhà nước. Tôi rất an tâm cải tạo, cố gắng học tập, không phát ngôn sai phạm, không có ý nghĩ lệch lạc về đường lối cách mạng. Tôi sẽ từ bỏ tất cả những gì xấu xa ngày trước tôi đã làm".
Bút tích của kẻ một thời lầm lỗi vẫn còn đó, thế nhưng sau một thời gian lang bạt ở Đồng Nai, Đồng Tháp, Phan Văn Thu không từ bỏ manh tâm phản động. Với nghề buôn bán chậu kiểng ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có thu nhập tạm ổn, lẽ ra hắn phải hướng thiện. Tiếc rằng tố chất phản động luôn hình thành trong tâm trí Thu những mưu đồ chống phá, lật đổ chính quyền, nên hắn thường xuyên liên lạc, kích động đồng bọn vực dậy thây ma "Ân đàn đại đạo" chết yểu từ lâu. Trong số đó có Võ Thành Lê (57 tuổi) trú ở thôn Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Võ Ngọc Cư (61 tuổi) trú ở thôn Mỹ Thạnh Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa; Nguyễn Kỳ Lạc (61 tuổi) trú ở khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Để né tránh tầm kiểm soát của cơ quan chức năng, đầu năm 2004, Phan Văn Thu chỉ đạo "đàn em" thành lập Công ty TNHH Hoàng Long, có trụ sở ở phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông do Vương Tấn Sơn (59 tuổi) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên làm giám đốc. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Đắk Nông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (CNĐKKD) từ ngày 8/4/2004, nhưng nhiều năm không hoạt động nên ngày 25/2/2008 đã bị thu hồi giấy phép.
Không bỏ cuộc, Phan Văn Thu tiếp tục chỉ đạo "đàn em" thành lập Công ty TNHH Quỳnh Long, trụ sở giao dịch vẫn là địa chỉ của doanh nghiệp cũ và đã được Sở KH-ĐT Đắk Nông cấp giấy CNĐKKD ngày 23/3/2009. Vợ của Thu là Võ Thị Thanh Thúy ngồi ghế chủ tịch HĐQT, còn giám đốc điều hành vẫn là Vương Tấn Sơn, nhưng thực tế Phan Văn Thu mới là người lãnh đạo và quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Rút kinh nghiệm lần trước, sau khi doanh nghiệp hình thành, Thu hối thúc đồng bọn thành lập chi nhánh tại Đèo Cả và tập trung xây dựng Khu du lịch sinh thái Đá Bia để lập "cứ điểm" cho "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" theo chiêu thức "Tiền sinh thái, hậu tổ đình". Theo đó, Chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long được Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cấp giấy CNĐKKD ngày 15/4/2009. Ghế giám đốc Chi nhánh giao cho Đoàn Văn Cư (SN 1961) trú ở thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Với một loạt ngành nghề kinh doanh từ trồng rừng, chăn nuôi dê cừu, kinh doanh du lịch sinh thái đến san lấp mặt bằng, xây dựng nhà các loại và mua bán máy tính, thiết bị ngoại vi phần mềm…
Phan Văn Thu nhầm tưởng đã tạo được "lá chắn" hoàn hảo. Thực tế mọi hoạt động của hắn không thoát khỏi tai mắt người dân vốn là một trong những hoạt động luôn được chú trọng đẩy mạnh thường xuyên trong công tác bảo vệ ANTT trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự khen thưởng, động viên CBCS tham gia phá án. Ảnh: H.Toàn.

Do coi thường mạng lưới tai mắt người dân, trong vòng 6 năm (2005-2010) Phan Văn Thu chỉ đạo xây dựng 65 hạng mục công trình trong Khu du lịch sinh thái Đá Bia với gần 18.000m2. Phát hiện doanh nghiệp sử dụng đất rừng trái phép, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nên các cơ quan chức trách lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 105/2008/NĐ-CP ngày 11/11/2009 và Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ. Ngày 3/12/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành hai quyết định 1985 và 1986/QĐ-UBND xử phạt Công ty TNHH Quỳnh Long 300 triệu đồng về 2 hành vi nêu trên, nhưng mãi đến ngày 30/12/2011 doanh nghiệp này mới thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt.
Đó là chuyện vi phạm hành chính, còn bên trong Khu du lịch sinh thái Đá Bia tiềm ẩn âm mưu chính trị đen tối, lừa dân, phản quốc của Phan Văn Thu và đồng bọn. Dù cư trú ở Bình Định, nhưng Thu luôn có mặt ở Đèo Cả để chỉ đạo chống phá, lật đổ chính quyền. Như Chuyên đề ANTG đã đề cập trong số báo trước, ngoài việc xây dựng hệ thống "tổ chức nhân sự" do Tổng trưởng Đoàn Đình Nam (61 tuổi) trú ở phường 3, TP Tuy Hòa, Phú Yên điều hành 12 ban bệ, đó là: đối nội, đối ngoại, khoa giáo, giám tra, hành luật, nghi lễ, hành pháp, tài chính, an ninh, đời sống, hồng vệ pháp, tổ chức… Thu còn thiết lập hàng chục pháp hội ở một số tỉnh, thành phố với các tên gọi rất huyền hoặc, mơ hồ: Thiên Phước, Thiên Ân, Thiên An, Thiên Vinh, Thiên Bảo, Thiên Kim… để thực hiện kế sách đấu tranh bất bạo động theo phương thức "bất chiến tự nhiên thành".
Với các "chiến hữu", Phan Văn Thu luôn tỏ ra là người am tường sâu rộng về đạo và đời, trong khi ngoài 2 người đàn bà nêu trên, hắn còn dụ dỗ, gạt tình và chung sống như vợ chồng với 3 người khác. Đó là Phạm Thị Huệ (58 tuổi) trú ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; Đỗ Thị Hồng (55 tuổi) trú ở xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa; Lê Thị Cúc (31 tuổi) trú ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong số này, Huệ là người đã từng tham gia tổ chức phản động "Ân đàn bửu tự" - tàn dư của "Ân đàn đại đạo" và đã bị Công an tỉnh Phú Khánh đưa đi tập trung cải tạo ở Trại A30.
Trần Quân - con trai của Huệ thuộc thế hệ 8X cũng bị Thu lôi kéo tham gia tổ chức phản động. Thậm chí, lắm lúc Phan Văn Thu còn diễn "võ mồm" bằng những giọng điệu huênh hoang, khoác lác rằng "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" đã "đủ sức mạnh" lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam trong năm 2013, để thành lập đất nước Đại Nam Kinh Châu", "Khi giành được chính quyền, "Hội đồng công luật công án Bia Sơn" sẽ thực hiện chính sách "Tam ban": Tài nguyên ban, đại địa ban và kinh điển ban. "Thủ lĩnh" Phan Văn Thu mơ hồ, ấu trĩ và hoang tưởng chính trị đến mức tự xưng mình là "Kim ngưu phá điền" và đưa ra "chiến lược quân sự" đậm màu sắc… kiếm hiệp, khi nói rằng "Chúng ta phải lên núi Chúa cưỡi Long Mã xuống vịnh biển Vũng Rô lấy thanh kiếm của thần Kim Quy để lật đổ chế độ Cộng sản Việt Nam"... Những lời lẽ rêu rao hết sức vớ vẩn, nhưng do vấp phải thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, mị dân, nên một số người đã ngộ nhận, lầm lạc với cái gọi là "Hội đồng công luật công án Bia Sơn".
Trớ trêu hơn nữa là thời gian qua, Công ty TNHH Quỳnh Long dưới sự điều hành của Phan Văn Thu vẫn còn "treo nợ" tiền lương nhiều người. Để trấn an họ, Thu hứa đến năm 2013, sau khi lật đổ Cộng sản Việt Nam, hắn sẽ chi trả tiền lương gấp 10 lần so với khoản nợ còn treo trong sổ sách. Có lúc Thu còn khoác lác rằng có khả năng tiên đoán mọi chuyện, nhưng lại không biết trước cái ngày hắn cùng đồng bọn phải sa lưới pháp luật!

Khám xét, thu giữ tài liệu phản động.

Kết cục bộ mặt thật của "thủ lĩnh" Phan Văn Thu cũng bị lộ diện. Sau khi cẩn trọng thu thập chứng cứ tài liệu liên quan, sáng ngày 5/2/2012 các mũi trinh sát của Công an tỉnh Phú Yên đã đột kích "cứ điểm" của tổ chức phản động "Hội đồng công luật công án Bia Sơn". Qua đó đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Văn Thu cùng 13 đối tượng chủ chốt về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước" theo điều 258 BLHS. Ngoài hàng trăm tập tài liệu, đĩa CD phản động, công an còn thu giữ trong 4 hầm bí mật hơn 86.000 USD, 300 đôla Canada, 500 đôla Australia, 229.824.000 VND, 30 thẻ, nhẫn kim loại màu vàng, 9,7kg thuốc nổ TNT, 25 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 1 máy ảnh, 1 camera, 5 laptop và 1 xe ôtô 7 chỗ hiệu Jolie 77H-6605…
Chợt nhớ từ thời xưa, bậc tiền bối Mạnh Tử đã dạy: "Mối nguy hại lớn của con người là thích làm thầy người khác". Phan Văn Thu chỉ là kẻ "bất tài vô dụng" nhưng lại thích làm thầy người khác, nên phải gánh lấy mối nguy hại đó là một hệ quả tất yếu của cuộc sống. Bước đầu Phan Văn Thu và đồng bọn đã khai nhận những âm mưu thủ đoạn lừa dân, phản quốc, những đối tượng còn lại đang được Công an tỉnh Phú Yên tiếp tục đấu tranh làm rõ vai trò hành vi để xử lý theo quy định pháp luật. Mưu đồ đen tối của Phan Văn Thu và đồng bọn đã bị đập vỡ từ trứng nước bởi tinh thần cảnh giác của người dân từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Từ kết quả đấu tranh triệt xóa tổ chức phản động nêu trên, Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi thư biểu dương cán bộ chiến sĩ Công an Phú Yên, Cục A71 Tổng cục An ninh I, đồng thời thưởng nóng cho Cục A71 và các Phòng PA61, PA92, PA71, Phòng Cảnh sát cơ động (PC65) Công an tỉnh Phú Yên, mỗi đơn vị 10 triệu đồng. Đồng chí Phạm Đình Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên gửi thư khen Công an Phú Yên, Công an huyện Đông Hòa và các Phòng PA61, PA71, PA92, PC44, PC45, PC65, PC67, PC81, mỗi đơn vị 5 triệu đồng. Đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo Công an tỉnh Phú Yên tập trung đấu tranh khai thác, củng cố chứng cứ tài liệu, mở rộng điều tra, truy bắt và làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Đến sáng 15/2/2011, đã có 15 đối tượng bị khởi tố bắt tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật hình sự, gồm có:
1- Phan Văn Thu (Trần Công, Tôn Luân - SN 1949) trú ở tổ 10, khu phố Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định.
2- Lê Duy Lộc (SN 1956) trú ở khu phố Khánh Sơn 1, thị trấn Ninh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
3- Lê Phúc (SN 1951) trú ở phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
4- Lê Đức Động (SN 1983) trú ở thôn Kế Xuân, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
5- Nguyễn Kỳ Lạc (SN 1951) trú ở khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên.
6- Đoàn Đình Nam (SN 1951) trú ở phường 3, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
7- Tạ Khu (SN 1947) trú ở thôn Thân Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
8- Lê Trọng Cư (SN 1966) trú ở thôn Quy Hậu, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, Phú Yên.
9- Võ Ngọc Cư (SN 1951) trú ở thôn Mỹ Thạnh Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
10- Võ Thành Lê (SN 1955) trú ở thôn Phước Lộc 1, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, Phú Yên.
11- Vương Tấn Sơn (SN 1953) trú ở thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên - Giám đốc Công ty THNH Quỳnh Long có trụ sở giao dịch ở tỉnh Đăk Nông.
12-  Trần Phi Dũng (SN 1966) trú ở thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.
13-  Đoàn Văn Cư (SN 1966) trú ở thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên - Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Quỳnh Long bên chân núi Đá Bia ở Đèo Cả.
14- Trần Quân (SN 1984) trú ở thôn Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
15- Đỗ Thị Hồng (SN 1957) trú ở thôn Thân Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên.


  Phan Thế Hữu Toà


-Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền(NLĐO) – Tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” cất giấu nhiều kíp nổ, thuốc nổ, tài liệu tuyên truyền với âm mưu lật đổ chính quyền, thành lập nhà nước “Đại nam kinh châu”.
Chiều 14-2, Công an tỉnh Phú Yên tổ chức công bố kết quả chuyên án C611 và khen thưởng các đơn vị đã tham gia triệt phá tổ chức phản động âm mưu lật đổ chính quyền tại tỉnh này.


Theo đó, Bộ Công an đã có thư khen và thưởng cho 5 tập thể của Bộ Công an và Công an Phú Yên 50 triệu đồng.

UBND tỉnh Phú Yên khen thưởng 17 tập thể với số tiền 57 triệu đồng vì đã có thành tích triệt phá nhóm phản động này khi còn trong trứng nước.
Ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tinh Phú Yên trao bằng khen cho các tập thể tham gia chuyên án C611
Đại tá Nguyễn Văn Khóa, Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết từ ngày 4 đến 13-2, hơn 200 chiến sĩ công an đã được huy động tấn công vào Khu du lịch sinh thái Đá Bia (thuộc đèo Cả, thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên), căn cứ của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, bắt giữ 15 đối tượng cầm đầu.

Qua khám xét, lực lượng công an đã phát hiện 5 căn phòng bí mật được tổ chức phản động xây dựng kiên cố để các đối tượng cầm đầu ẩn náu và lẩn trốn khi bị “động”.

Lực lượng chức năng cũng đã thu giữ trên 81.000 USD, hơn 229 triệu đồng, bộ đàm, 1 ống nhòm, ĐTDĐ, máy vi tính… cùng hàng trăm tập tài liệu, đĩa VCD thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức này.

Đặc biệt, lực lượng chức năng còn thu giữ 19 kíp nổ cùng 9,7 kg thuốc nổ dùng làm bom tự tạo.

“Qua đấu tranh khai thác, bước đầu các đối tượng khai nhận hành vi phạm tội của mình là âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân để thực hiện mưu đồ thành lập nhà nước “Đại nam kinh châu” do Phan Văn Thu lãnh đạo”- Đại tá Nguyễn Văn Khóa nói.

Bắt giam đối tượng Lê Duy Lộc, một đối tượng cầm đầu trong nhóm phản động
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” có tiền thân là tổ chức “Ân đàn đại đạo” thành lập năm 1975 do Phan Văn Thu (SN 1948, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cầm đầu.

Sau khi tổ chức này bị đập tan, Phan Văn Thu bị đưa đi cải tạo. Từ năm 2004 đến năm 2011, với cái tên Trần Công, Thu về khu du lịch sinh thái Đá Bia làm trung tâm chỉ huy hoạt động của tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”.

Qua đó bí mật phát triển tổ chức ở nhiều tỉnh thành như: Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Huế, Phú Yên... với trên 300 đối tượng tham gia, trong đó có một số Việt kiều ở nước ngoài.

Tổ chức được chia làm 3 cấp, đứng đầu là Trần Công (tức Phan Văn Thu). Dưới Trần Công là 12 ban như: Ban đối ngoại, Ban hành luật, Ban giám tra, Ban nghi lễ, Ban giáo khoa, Ban tài chính, Ban an ninh...

Dưới ban, ở mỗi tỉnh thành, tổ chức này hình thành các chân rết với hình thức “pháp hội”, gồm 14 pháp hội như: Pháp hội thiên hướng, Pháp hội thiên ân, Pháp hội thiên thuận, Pháp hội thiên diệu...

Tổ chức đưa ra thuyết “công bản” và rêu rao rằng: Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, cần thay bằng chủ nghĩa công bản.

Đại tá Nguyễn Văn Khóa cho biết thêm: “Tổ chức này còn rêu rao rằng, năm 2012, 2013, chế độ cộng sản Việt Nam sẽ bị sụp đổ và đây sẽ là thời cơ để tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn" thay thế cầm quyền ở Việt Nam”.
Tin-ảnh: H. Ánh
TRIỆT PHÁ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG Ở PHÚ YÊN: Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền (NLĐ).  - Khen thưởng các tập thể phá 1 tổ chức phản động (TTXVN).


- - Vietnam arrests nine members of ‘reactionary’ group (Straits Times/AFP).-- Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng cáo của cha Đinh Hữu Thoại về việc cha Thoại bị dừng xuất cảnh từ ngày 27.12.2010 đến 17.10.2015 (Chuacuuthe).
Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam  –  (BBC). -
Chống "diễn biến hoà bình"Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân (QĐND 5-2-12) - "Xét cho cùng, đấu tranh chống “tự diễn biến” chính là đấu tranh trong nội bộ, đấu tranh với chính mình".  Ai cũng muốn "tự diễn biến" cả? Nguy thật!

-Phú Yên: Nườm nượp đi… đánh lô đề (DT).
-- Tổ chức quốc tế lo cho blogger Điếu Cày   –   (BBC).Viet Nam: Enforced disappearance while in detention of Mr. Nguyen Van Hai (alias Dieu Cay)(WOAT)- Tổ chức quốc tế lo cho blogger Điếu Cày   –   (BBC). - - Blogger Điếu Cày còn sống hay đã chết?  –   (RFA).
UNPO: Việt Nam vẫn phân biệt chủng tộc  –   (RFA).- US House moves to press Vietnam on rights (AFP).----
Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam bị đàn áp/ bị phân biệt đối xử…?  –   (RFA). Viễn cảnh Ấn Độ: Democratic to a fault? (Prospect 25-1-12)-

-Nguồn: Nói chuyện rủi ro chính trị NV- Lê Phan
Từ bốn năm nay, cứ hàng năm công ty tư vấn Maplecroft có trụ sở ở Anh Quốc cho xuất bản một cuốn sách có cái tên là Political Risk Atlas, một cuốn phân tích nguy cơ bất ổn chính trị tính theo địa lý, để cố vấn cho các nhà đầu tư. Năm 2011 đã là năm của những cuộc biểu tình phản đối bất ngờ, vậy năm 2012 sẽ ra sao?


Theo các nhà phân tích, nguy cơ cho các nhà đầu tư bao gồm: Tiếp tục bất ổn tại các quốc gia đã và đang trải qua Mùa Xuân Ả-Rập, có tiềm năng bạo động xã hội hay bất ổn chế độ ở Belarus, Guinea Bissau, Iran, Sudan, Turkmenistan và Việt Nam, cũng như sự gia tăng hình thức chủ nghĩa quốc gia cực đoan về tài nguyên tại những quốc gia sản xuất ra nguyên liệu mà lại thiếu hoặc không đủ mức độ cai trị dân chủ, như Angola, Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Guinea, Miến Ðiện và Zimbabwe.

Nhưng ngược lại, các kết quả thăm dò của Maplecroft cũng cho thấy có mức độ giảm thiểu và gia tăng cơ hội ở nhiều trong số các nền kinh tế đang lên kể cả các quốc gia thuộc khối BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Ðộ và Trung Quốc và 11 quốc gia phát triển nhanh kế tiếp, đặc biệt là Mexico, Indonesia và Philippines, cũng như tại các thị trường ở Thái Lan, Liberia và Bolivia.

Nhà bình luận của tờ Financial Times đã tỏ ra ngạc nhiên khi Maplecroft không coi tình hình ở Trung Quốc và Nga có thể dẫn đến bất ổn. Mặc dầu đưa ra nhiều vấn đề cần được lưu tâm đặc biệt bạo động chính trị ở Ấn Ðộ, bản phúc trình thực sự chỉ cho điểm thấp cho sự việc có thể xảy ra “cưỡng bức thay đổi chế độ”, một việc cũng dễ hiểu thôi. Trung Quốc, Ấn Ðộ và Nga sẽ không bị lật đổ bởi làn sóng dân chúng nổi loạn như Ai Cập hay bạo động như ở Libya. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có hiểm nguy trong việc đầu tư vào các quốc gia này.

Forced Regime Change Risk Index (Chỉ số nguy cơ cưỡng bách thay đổi chế độ) là một yếu tố mới trong phúc trình năm nay. Chỉ số này cứu xét khả năng một chế độ dễ bị tấn công bởi các thế lực xã hội, kinh tế và chính trị vốn đã mang lại sự thay đổi nhà cầm quyền ở những quốc gia thuộc khối Ả Rập hồi năm ngoái. Trong số những yếu tố được chỉ số này chú ý tới là mức độ thất nghiệp của thanh niên, an toàn lương thực, vi phạm nhân quyền bởi lực lượng an ninh, tham nhũng, thiếu những quyền tự do chính trị và liên hệ giữa dân sự và chính quyền quân phiệt.

Một trong những khuyến cáo bản phúc trình đưa ra là về tình hình ở Saudi Arabia mà theo Maplecroft sẽ có gia tăng bất ổn. Bản phúc trình cũng khuyến cáo về tiếp tục bất ổn trong các quốc gia đang trải qua Mùa Xuân Ả Rập. Bản phúc trình cũng khuyến cáo về sự gia tăng mức bạo động chính trị có thể ảnh hưởng đến các công ty dầu khí ở khu vực Trung Ðông và Phi Châu đặc biệt ở Algerie, Ai Cập, Libya và Morocco.

Riêng về Việt Nam, bản phúc trình nói có tiềm năng nguy cơ cưỡng bách thay đổi chế độ, vì đang có những tập hợp của các điều kiện chính trị, xã hội và kinh tế vốn không khác gì ở các quốc gia đang trải qua Mùa Xuân Ả Rập, và do đó làm cho rất dễ bị dẫn đến tình trạng chế độ bị buộc phải thay đổi.

Về dài hạn, điều kiện ở Việt Nam được nhận diện là có một tiềm năng cao cho bạo động và bất ổn vì mức độ tiếp cận Internet cao của xứ này, vốn đi cùng với một chế độ độc đảng của đảng Cộng sản rất độc tài. Maplecroft khẳng định là bản chất độc tài đàn áp của bối cảnh chính trị và sự thiếu bảo vệ cho người lao động có thể dẫn đến bất ổn. Sự bành trướng của tiếp cận Internet sẽ khuyến khích chống đối, trong khi tiếp tục đàn áp đối với các cuộc đình công, biểu tình và một nền kinh tế đang đi bị trì trệ có thể dẫn đến thêm nhiều bất mãn nữa.

Tuy nhiên, Maplecroft tin là tính theo đoản kỳ và trung hạn, việc đảng cộng sản tiếp tục nắm giữ được quyền lực có vẻ được bảo đảm, vì cho đến nay đảng vẫn còn kiểm soát chặt chẽ được báo chí và đã thành công trong việc đẩy sự bất mãn của quần chúng trong Mùa Hè năm rồi qua các cuộc biểu tình đầy tinh thần quốc gia chống lại Trung Quốc.

Bản phúc trình này tuy vậy đã được soạn thảo trước khi xảy ra vụ Tiên Lãng. Nếu hôm nay xét lại hẳn các nhà phân tích của Maplecroft sẽ đặt thêm nghi ngờ về khả năng ứng biến của chế độ cũng như khả năng “chuyển hướng bất mãn” của chế độ.

Kể từ khi bản phúc trình này được soạn thảo, có vẻ dựa trên những dữ kiện cho đến khoảng quý ba của năm 2011, tình hình đã có nhiều thay đổi. Riêng ở Ðông Nam Á, có vẻ bản phúc trình chưa tính đến biến chuyển đột ngột ở Miến Ðiện nơi mà một chính quyền quân sự có vẻ đã chọn thay đổi vì đó là cách duy nhất để không dẫn đến một cuộc cách mạng làm mất hết quyền lực.

Chính trong cái bầu không khí đó, chính trong cái mà người Ðức gọi là Zeitgeist, tinh thần của một thời đại, những chế độ khôn ngoan nay chọn con đường dung hòa thay vì đàn áp. Những người như các ông tướng ở Miến Ðiện nhìn vào những quốc gia thuộc khối Ả Rập thì thấy là đàn áp không, không đủ để dẹp tan các cuộc bạo loạn. Ðàn áp cộng với mua chuộc như tại một số các quốc gia xuất cảng dầu hỏa ở vùng Vịnh thì có thể giúp câu giờ thêm một thời gian. Miến Ðiện không đủ giàu có để tung tiền ra mua chuộc dân chúng thì chỉ còn có nước phải nới lỏng kiểm soát.

Có thể đó cũng là chuyện đằng sau tấn bi hài kịch của ông phó đô trưởng kiêm giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân. Cho đến nay chúng ta chưa rõ thực sự chuyện gì xảy ra, nhưng khi ông bị cách chức, hay đúng hơn bị cho nghỉ “dưỡng bệnh”, thì câu hỏi đặt ra là ai đã làm việc này vì người đỡ đầu của ông, ông Bạch Hy Lai, hẳn sẽ không làm điều đó vào giai đoạn tối quan trọng chỉ còn vài tháng đến đại hội đảng.

Vả lại ông Bạch Hy Lai đã nổi lên như cồn chính là nhờ tài diệt băng đảng tội phạm của ông Vương Lập Quân. Nay đột nhiên ông Vương bị mất quyền thì có phải ông Bạch cũng đang lâm nguy chăng?

Ðiều đáng nói hơn là ông Bạch Hy Lai vốn đại diện cho phe thủ cựu trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ muốn duy trì chế độ in như hiện tại. Họ không chấp nhận một thay đổi nào cả, vì họ sợ thay đổi sẽ dẫn đến tiêu diệt. Ngược lại, ông Uông Dương ở Quảng Ðông lại chủ trương là chỉ có cách duy nhất để bảo vệ vị trí của đảng, đó là phải thay đổi, phải chấp nhận dân chủ. Ông Uông đã giải quyết vụ Ô Khảm bằng cách bắt chính quyền địa phương phải nhượng bộ, và để cho người dân được hưởng đôi chút dân chủ.

Ở Việt Nam, chính quyền Hà Nội cũng đang đối diện với một lựa chọn tương tự. Lựa chọn đúng thì chế độ có thể còn tồn tại, lựa chọn sai thì sẽ dẫn đến “cưỡng bách thay đổi chế độ”.
Political Risk (Dynamic) Index 2012
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Chỉnh đốn Đảng (Xây dựng Đảng). Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn luôn đổi mới (ĐCS 9-2-12) -- Bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Các chuyên gia "Ba Đình học" nên đọc kỹ, sẽ thấy nhiều điều đáng để ý.  Những người khác thì chỉ nên đọc khi mất ngủ!  (Có câu này: "Sau Đại hội lần thứ XI của Đảng, phải sắp xếp lại tổ chức nhân sự, có sự điều chuyển cán bộ; phấn khởi cũng có, tâm tư cũng có; có người phù hợp, có người chưa phù hợp lắm" He He! Ai là người "chưa phù hợp lắm", thưa Tổng Bí Thư?)  
Chính phủ tăng tuyên truyền về Tiên Lãng (BBC 11-2-12)




-Các nguy cơ chính trị ở Việt Nam-Theo đánh giá của phóng viên Reuters, căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông vẫn là mối nguy hiểm lớn nhất cho chính trị ở Việt Nam.
Ông John Ruwitch nhận định rằng Ấn Độ dường như nay cũng bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp này, khiến nguy cơ còn bị đẩy lên cao hơn nữa.
Một nguy cơ khác đe dọa ổn định là tình trạng lạm phát cao - 18,58% trong năm 2011, khiến chính phủ sẽ phải cân nhắc xem bao giờ thì mới có thể nới lỏng kiểm soát tiền tệ để khỏi ảnh hưởng tăng trưởng.

Nguy cơ từ Biển Đông

Reuters cho rằng về vấn đề Biển Đông, nguy cơ leo thang dù không cố ý, thậm chí đến độ thù địch, nảy sinh từ khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu với các cáo buộc mới hồi tháng Năm năm ngoái. Tuy nhiên, dường như độ nóng nay có giảm bớt.
Cuối tháng 12, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2013, đã kêu gọi cải thiện quan hệ với Việt Nam, rằng hai bên cần xử lý thích đáng các khác biệt và xây dựng niềm tin.
Giữa tháng Mười 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết bất đồng trên biển, tuy sau đó, Việt Nam cũng lại thỏa thuận với Philippines về hợp tác phi quân sự cũng tại Biển Đông.
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều không muốn xảy ra xung đột vũ trang trên biển, quan trọng về cả hai mặt ngư nghiệp và tài nguyên dầu khí. Bởi vậy mà giọng điệu hai bên đều đã giảm gay gắt, nhưng dù thế nào thì chủ đề này cũng phức tạp hóa quan hệ song phương.
Reuters đề cập tới sự tham gia của Ấn Độ, cho rằng điều này làm tăng nguy cơ xung đột.
Bài của ông Ruwitch nhắc lại vụ tàu Ấn Độ INS Airavat khi đang chạy trong hải phận Việt Nam bị tàu Trung Quốc cảnh báo vi phạm lãnh hải Trung Quốc. Tiếp theo vụ này, là dự án thăm dò dầu khí của tập đoàn quốc doanh Ấn Độ ONGC ở Việt Nam, khiến Bắc Kinh tức giận.
Reuters nhận định rằng thách thức của chính phủ Việt Nam là làm sao giữ được quân bằng cho quan hệ vô cùng quan trọng nhưng cũng rất dễ bị thương tổn với trung Quốc trong bối cảnh dư luận người dân ngày càng nghi kỵ về nước láng giềng phương Bắc.
Phóng viên hãng này cũng cho rằng cần theo dõi hành động của Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ của các nước trong khu vực.

Lạm phát và chính sách kinh tế

Chuyển sang nguy cơ chính trị đến từ lĩnh vực kinh tế, Reuters nhận định là quá trình hoạch định chính sách thiếu minh bạch của Việt Nam là mối quan ngại lớn của các kinh tế gia và nhà đầu tư.
Sau khi để cho giá cả leo thang chóng mặt mà không có hành động cụ thể nào trong nhiều tháng, chính phủ Việt Nam bắt đầu đưa ra một số biện pháp từ tháng Hai năm ngoái, bắt đầu bằng việc phá giá tiền đồng.
Trạm xăng ở Hà Nội
Giá cả tăng khiến người dân lo lắng
Một loạt các giải pháp kiềm chế lạm phát được tung ra sau đó, đáng nói đến có việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra quyết định hành chính ngăn chặn việc sử dụng đồng đôla và bắt buộc các đơn vị cho vay phải tuân th̉u quy định ngân hàng.
Chính phủ cũng siết chặt chính sách tiền tệ.
Các biện pháp đưa ra đã có phần nào tác dụng, cho dù giới kinh tế gia nói lạm phát sẽ vẫn còn là vấn đề trong nhiều tháng nữa.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được nhu cầu cải cách lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu công. Tuy nhiên giới chỉ trích cho rằng việc biến nhận thức thành hành động có thể gặp nhiều khó khăn vì sức ỳ của nhiều thành phần.
Thêm vào đó, việc quản lý đất đai cũng đang gặp chỉ trích, nhất là trong các chính sách mạnh tay của nhà chức trách, và đang gây ra sự bất bình âm ỉ ở nông thôn.
Giá đất tăng khiến nhiều vụ thu hồi đất đai bị chống đối.
Phóng viên Reuters khuyến cáo theo dõi các số liệu tăng trưởng.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ hồi tháng 11 năm ngoái dự đoán GDP năm 2012 sẽ tăng khoảng từ 6%-6,5% trong khi lạm phát xuống dưới 10%.
Tỷ lệ lạm phát cũng là một chỉ số cần được theo dõi kỹ.
Bên cạnh đó, ông Ruwitch nói cần tiếp tục xem ngân hàng nhà nước sẽ có các biện pháp cải tổ hệ thống ngân hàng trong nước, dự tính bắt đầu quý 2 năm 2012, sẽ ra sao.
Một lĩnh vực rất quan trọng là tranh chấp đất đai và phản ứng của người dân. Phóng viên Reuters cho rằng đây có thể là chủ đề rất đau đầu cho giới chức.
-
-Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên
Núa Đá Bia là nơi Hội đồng Bia Sơn hoạt động trong bảy năm qua
Việc bắt giữ 10 người tại tỉnh Phú Yên đầu tháng Hai, được nói thuộc tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”, đã gây nhiều chú ý cho giới quan sát.
Công an Việt Nam nói đã thu giữ "hàng trăm tập tài liệu cương lĩnh phản động", cùng kíp nổ, bộ đàm, tiền bạc.
Phát biểu trên Radio Australia, Bấm giáo sư Adam Ffordetừ Đại học Victoria ở Melbourne, cho rằng việc loan báo vụ bắt giữ cho thấy một cuộc khủng hoảng sâu sắc ở Việt Nam vì chính quyền không thể thay đổi cung cách lãnh đạo.
Trong khi đó, ông Phil Robertson, phó giám đốc ban châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói với BBC rằng bộ máy an ninh "đang áp dụng tối đa các biện pháp nhằm ngăn cản khả năng nổi dậy có thể xảy ra trong dân chúng".
Phil Robertson: 

Theo như thông tin chúng tôi nắm được, có ít nhất 33 trường hợp bị xử tù, phần lớn vì vi phạm các điều luật về an ninh quốc gia như điều 88 Tuyên truyền chống nhà nước, điều 79 Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền hay điều 258 Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.

Chúng tôi vẫn chưa biết nhóm hoạt động gồm chín người vừa bị bắt gần đây sẽ bị truy tố như thế nào. Chúng tôi đang chờ đợi thông báo chính thức từ phía chính quyền Việt Nam trước những vấn đề liên quan đến việc tổ chức này làm gì, bị cáo buộc ra sao.
BBC:Ông có ngạc nhiên trước việc xuất hiện một tổ chức gọi là “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”?

Tôi không hề ngạc nhiên trước những kiểu bắt giữ như thế này vẫn tiếp diễn thường xuyên ở Việt Nam. Nhưng tất nhiên, đối với những người giống như tôi làm việc từ bên ngoài Việt Nam thì việc khó khăn là lấy được những thông tin đáng tin cậy để có thể đưa ra bình luận hay bất cứ xác nhận gì.

Bây giờ chúng tôi đang tiến hành điều tra, thu thập thông tin về trường hợp này. Đây cũng là công việc mà chúng tôi phải làm mỗi khi có các trường hợp như thế xảy ra.

Cảm nhận của chúng tôi là không hề ngạc nhiên trước hành động theo dõi của chính phủ đối với những nhóm và tổ chức kiểu này vì họ nhìn thấy ở đâu cũng là kẻ thù.

Thực tế là mọi người chỉ đơn giản thực thi nhân quyền, thực thi quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội. Họ chỉ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe và trong một số trường hợp những điều họ nói bị chính quyền cho rằng nó ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước.

Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam nên tự cảm thấy an tâm hơn, nên sẵn lòng cho phép người dân thực thi những quyền đó như quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội.

Tôi nghĩ rằng chính quyền nên lập tức cho phép nhóm những người này có cố vấn pháp lý và luật sư cũng như tiếp xúc gia đình họ. Tuy nhiên, thật không may các hình thức tra tấn và lạm quyền được đã được áp dụng chung ở Việt Nam cho những ai bị giam giữ chưa xét xử vì cáo buộc trước tội danh chính trị như thế này.

Chúng tôi cũng quan ngại công an ở Phú Yên có thể lạm dụng quyền lực để ép họ nhận tội và lạm dụng các biện pháp khác đối với những người bị tạm giam chưa xét xử.
Chúng tôi cho rằng cộng đồng quốc tế nên yêu cầu được tiếp cận ngay lập tức với những người này, và giới ngoại giao ở Hà Nội nên gây áp lực để yêu cầu công khai thông tin, danh tính cũng như nơi giam giữ họ hiện nay và đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu đựng bất cứ hình thức tra tấn nào.
BBC:Thưa ông, có ý kiến cho rằng những vụ bắt giữ như thế này là chỉ dấu cho thấy căng thẳng đang gia tăng tại Việt Nam. Là một người theo dõi thường xuyên tình hình nhân quyền tại quốc gia này, xin ông cho biết suy nghĩ về ý kiến này?
Hiện nay, chính phủ Việt Nam tập trung vào sự chống đối ở mọi dạng và mọi tổ chức. Chính quyền tăng cường sự theo dõi không chỉ trên mạng mà tất nhiên cả các hình thức khác.

Tôi nghĩ rằng chính phủ loại trừ bất cứ các tổ chức nào mà họ cho là có thể gây đe dọa. Họ buộc tội bằng các quy định luật pháp rất mơ hồ và quá chung chung giống như tuyên truyền chống nhà nước hay hoạt động muốn lật đổ chính quyền.

Những điều luật như thế này cho phép giới chức có thể có thêm thời gian thư thả điều tra, và tạm giam họ tại những nơi mà nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ thường bị tra tấn để lấy lời khai theo đúng những gì mà chính quyền cáo buộc họ.
BBC:Sự cứng rắn của chính phủ liệu có thể hiện một sự khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ các vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam?
Chúng tôi đánh giá trước bối cảnh thông tin tự do, việc sử dụng ngày càng tăng các mạng xã hội đã khiến chính quyền Việt Nam càng cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn. Bởi vì những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ngày càng trở nên có dũng khí hơn trong việc chia sẻ thông tin ra bên ngoài.

Sự kết nối của mạng internet cũng cho phép mọi người có thể trao đổi các thông điệp và các vấn đề khác nhau như những người chống tham nhũng có thể trao đổi với các nhà vận động quyền đất đai, hay với những nhà hoạt động dân chủ và tự do tôn giáo.

Hiện tượng giao thoa thông tin này đang xảy ra trên mạng internet vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và bây giờ chắc chắn khiến chính phủ cảm thấy lo ngại.

Họ sẽ quan tâm chú ý đến những mảng thông tin nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Nỗi sợ về ngọn đuốc cháy trên khắp khu vực Trung Đông và về Mùa Xuân Ả Rập. Thậm chí, một vài nhà hoạt động cũng đề cập đến cách mạng hoa nhài ở Việt Nam.
Và hiển nhiên rằng điều này đã tạo ra mối quan ngại lớn trong bộ máy an ninh rằng phải bảo đảm để không có gì nằm ngoài quyền kiểm soát của họ.

Họ đang áp dụng tối đa các biện pháp nhằm ngăn cản khả năng nổi dậy có thể xảy ra trong dân chúng.

Biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 nhanh chóng bị chính quyền dập tắt
Ví dụ là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Khi ở thời điểm bắt đầu, người xuống đường nói những điều đúng ý chính phủ, như việc chính phủ không hài lòng trước hành động của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Họ đã cho phép những cuộc biểu tình này diễn ra trong vòng một hay hai tuần. Tuy nhiên, không lâu sau đó chính phủ tiến hành ngay các biện pháp trấn áp mạnh tay, một phần bởi vì họ thấy những cuộc biểu tình tiềm ẩn khả năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
BBC:Kinh tế Việt Nam nói chung được dự đoán sẽ đi lên. Vậy, ông có nghĩ sẽ là không bình thường nếu cho rằng trong khi kinh tế đang cải thiện thì tình hình chính trị lại đi vào lối mòn?
Đảng cộng sản Việt Nam không đưa ra bất cứ giải pháp mở nào đối với những nhóm hay tổ chức khác mà có chính kiến chống lại nhà cầm quyền.


Quan điểm của chính phủ Việt Nam về thể chế chính trị đa nguyên là cuộc chơi không tồn tại vì nếu họ cho phép bất kỳ ai bày tỏ quan điểm chống lại chính quyền thì bằng cách này hay cách khác họ nghĩ điều này sẽ xóa bỏ chính thể.


Đây là cách nghĩ vô cùng hạn chế về những quan điểm phản kháng chính trị. Đồng thời, nó phản ánh rằng Việt Nam không hề thực thi hay tôn trọng nhân quyền bất chấp thực tế rằng Việt Nam đã thông qua một thỏa thuận quốc tế về các điều khoản cốt lõi của nhân quyền.


Đối với chính phủ Việt Nam, thỏa thuận này chỉ như là mảnh giấy mà họ ký với mục đích nhằm đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế.


Chính quyền Việt Nam về nguyên tắc cho rằng nhân quyền có nghĩa là lạm dụng đến quyền cai trị của họ.
BBC:Nhìn sâu hơn, theo ông, những ảnh hưởng chính trong cấu trúc chính trị ở Việt Nam là gì?


Một điều rõ ràng là Bộ Công an đang ngày càng có thế lực ở Việt Nam, họ có mối quan hệ cộng sinh với đảng Cộng sản Việt Nam và với các nhà lãnh đạo như thủ tướng chính phủ.


Bằng việc tạo ra kẻ thù như tuyên bố rằng những người vừa bị bắt đang cố lật đổ chính quyền Việt Nam, điều này giúp họ có lý do để tăng cường quyền lực.


Một phần của điều này còn là việc vi phạm nhân quyền, vi phạm các quyền tự do ngôn luận, cấm tham gia vào các nhóm và tổ chức mà người dân mong muốn.


Những động thái này sẽ được bộ công an nhìn nhận là chống lại chính quyền. Và đó là lý do tại sao, họ dùng đến những tội an ninh như điều khoản tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước,v.v.



Các luật lệ này quá chung chung và nhiều lỗ hổng trong việc định nghĩa để được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào mà bộ công an muốn biện hộ cho việc xử tù của họ.
BBC:Ông nghĩ gì trước ý kiến một ngày nào đó Việt Nam sẽ nhìn thấy sự hình thành của một Mùa xuân Ả Rập?

Thực sự tôi không thể nói trước điều gì. Chắc chắn có lo sợ như vậy trong tâm khảm những người đứng đầu bộ công an và bộ chính trị, tin rằng đang tồn tại một nhóm hay một tổ chức nào đó muốn có một Mùa xuân Ả Rập ở Việt Nam.


Tuy nhiên, chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào như vậy. Chúng tôi chỉ nhận thấy những công dân Việt Nam bình thường yêu cầu quyền lợi của mình như việc dân chúng muốn kiềm chế tệ nạn tham nhũng, yêu cầu được viết những gì họ muốn trên các trang blog cá nhân miễn là không có chủ trương gây bạo lực.


Như vậy, rõ ràng là chính phủ đã đánh đồng những người đã ôn hòa thể hiện sự bất đồng chính kiến với hiện tượng Mùa xuân Ả Rập.


Thay vì nên được ghi nhận như là một quốc gia tôn trọng nhân quyền, giới chức đã dùng các biện pháp độc đoán nhất nhằm chống lại các hình thức chống đối chính phủ. Họ đã coi đây là mối nguy hiểm đe dọa đến quyền lực của họ.


Lại nói về trường hợp bắt giữ gần đây ở Phú Yên, tôi nhắc lại, chính phủ nên cho phép những người này được tiếp xúc với gia đình luật sư và đảm bảo rằng họ không bị đối xử ngược đãi trong trại giam.



Vietnam arrests nine members of 'reactionary' group-HANOI (AFP) - Vietnam has arrested nine men said to be members of a 'politically reactionary' organisation that was aiming to overthrow the country's communist government, state media said on Monday. Vietnam arrests nine suspected members of "reactionary" group DPA
-VN bắt 9 thành viên của một tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền    –   (VOA). - Bắt thêm 1 người trong tổ chức “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” (TN).-Công an VN phá ‘tổ chức chống Đảng’  –  (BBC).  –Việt Nam: Bắt giữ 9 thành viên một tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền   –  (RFI). 
Bắt "phản động"10 người bị điều tra hành vi 'lật đổ chính quyền' (VnEx 6-2-12) Triệt phá tổ chức phản động tại Phú Yên (TT 6-2-12)  -- Công an phá 'tổ chức chống Đảng' (BBC 6-2-12) --Chống "phản đông": Bộ mặt thật của những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền (CATP 9-2-12)-Bắt 8 đối tượng của tổ chức phản động ở KDL Đá Bia


-  - GS Nguyễn Minh Thuyết: Cần lên tiếng chống ‘hạn chế tư tưởng’   –   (BBC). “Từ khi Đảng thành lập đến giờ, chưa bao giờ uy tín của Đảng bị thử thách như trong giai đoạn hiện nay. "
- Ông Trần Trọng Tân, cựu ủy viên Trung ương Đảng, cựu trưởng Ban Tư tưởng văn hóa trung ương: Thẳng thắn nhìn nhận thực trạng trong Đảng (TT). – Xóa tình trạng Đảng bao biện làm thay (PLTP). 


-----

Tổng số lượt xem trang