Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Nhật muốn Việt Nam lập kho xăng khổng lồ trên biển

-Nguồn:-Một kho nổi khổng lồ bằng thép, giữa tháng 5 năm 2011, được kéo tới chứa nước bị nhiễm phóng xạ ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rò rỉ, hậu quả từ tai nạn động đất và sóng thần ngày 11 tháng 4, 2011. (Hình: reuters)--Nhật muốn Việt Nam lập kho xăng khổng lồ trên biển

TOKYO (NV) - Chính phủ Nhật Bản hợp tác với khu vực tư nhân để cổ động xuất cảng các kho khổng lồ xây dựng trên mặt nước để chứa các loại dầu.
Theo tin của nhật báo tài chính Nikkei hôm Chủ Nhật, có thể họ đạt được thỏa thuận với Việt Nam vào năm 2013.
Kho chứa khổng lồ nổi trên mặt nước (Megafloat) là một cái “bồn” di động khổng lồ có thể được dùng để tồn trữ các loại dầu, hoặc có thể được dùng như một phi trường nổi trên mặt biển ở ngoài khơi xa, hoặc dùng cho các nhu cầu khác, theo hãng tin Nikkei.
Theo nguồn tin, chính phủ Nhật sẽ liên minh với công ty Mitsubishi Heavy Industries, JGC Corp. và một số công ty khác để xúc tiến hợp đồng với Việt Nam mà nước này sẽ dùng để làm kho xăng dầu trên biển. Liên doanh sẽ cho Việt Nam vay tiền để thực hiện dự án với lãi suất ưu đãi.
Giá dầu gia tăng nhanh trên thế giới đã thúc đẩy nhiều nước Á Châu lo dự trữ xăng dầu. Nhà cầm quyền Hà Nội trù tính dự trữ khoảng 700,000 tấn dầu tính đến năm 2016 và khoảng 1.5 triệu tấn vào năm 2018, theo tin Nikkei.
Tại nước Nhật, cơ sở tồn trữ ở Shirashima đã dùng loại kho nổi này để trữ dầu. Gần đây, một kho nổi đã được dùng để chứa nước bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị rò rỉ sau tai nạn động đất và sóng thần ngày 11 tháng 4, 2011 làm nhà máy bị hư hại nặng.
Nhật Bản dự tính đề nghị bán cho một số nước khác như Indonesia, Singapore vì họ cũng có chương trình gia tăng kho chứa dầu.
Theo nguồn tin, một kho nổi khổng lồ dùng để chứa dầu, nếu xây dựng sẽ tốn kém 20% ít hơn xây dựng một kho tương tự như vậy trên mặt đất. (TN)

-Kỳ vọng gì về đầu tư gián tiếp trong năm 2012
Huỳnh Thế Du

(TBKTSG) - Có lẽ 2011 là năm thất vọng nhất đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) chảy vào Việt Nam kể từ khi chúng ta trở thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chứng khoán và bất động sản liên tục đi xuống, chưa thấy điểm dừng. Thị trường vay nợ bên ngoài gần như đóng băng do sự rắc rối từ khoản nợ của Vinashin.
Liệu cơn mưa đã qua chưa để trời hửng sáng là điều được nhiều người quan tâm. Theo người viết bài này, với những gì đang xảy ra trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, chưa thể kỳ vọng có sự đột biến của dòng vốn FPI vào Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, nếu quyết tâm đảm bảo ổn định vĩ mô song song với việc cải thiện môi trường kinh doanh được duy trì thì bức tranh trong vài năm tới có khả năng sẽ sáng hơn.

Bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể sáng
Kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng trì trệ khi mà các động thái chính sách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều hướng đến tranh giành khả năng thắng cử trong cuộc đua vào Nhà trắng vào tháng 11 năm nay. Khả năng hai đảng cùng ngồi lại để đưa ra những chính sách cần thiết nhằm vực dậy nền kinh tế sẽ không cao. Xu hướng vẫn là giằng co và tranh giành ảnh hưởng.
Đối với khu vực đồng euro, cả Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Sarkozy đều thừa nhận rằng tình hình của khu vực này sẽ khó khăn trong thời gian tới. Goldman Sachs, một ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới, dự báo rằng khu vực châu Âu sẽ rơi vào suy thoái và chỉ có khả năng ổn định vào cuối năm 2012.
Trong bốn nền kinh tế lớn nhất ở các nước đang phát triển (BRIC), có lẽ sẽ không có sự thay đổi đáng kể về chính sách ở Ấn Độ và Brazil, trong khi đó động thái “chờ” có thể xảy ra ở Trung Quốc và Nga.
Ở trường hợp Trung Quốc, tuy ông Tập Cận Bình dường như chắc chắn sẽ là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, nhưng vẫn còn nhiều ẩn số ở những vị trí chủ chốt khác. Ai lên, ai xuống sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đường hướng kinh tế của nước này.
Đối với Nga, khả năng ông Putin sẽ trở lại cương vị tổng thống gần như chắc chắn, nhưng cuộc bầu cử sắp tới là thước đo uy tín của người lãnh đạo nước Nga trong hơn một thập kỷ qua.
Đỉnh điểm của mùa xuân Ảrập đã qua, nhưng những dư chấn của nó vẫn đang kéo dài. Khả năng thêm một vài nước nữa mà trước mắt là Syria có sự thay đổi chế độ là rất cao. Định hình về địa chính trị trong khu vực này như thế nào vẫn đang là dấu hỏi lớn. Ai Cập vừa kỷ niệm một năm sự kiện này trong tình trạng chia rẽ sâu sắc.
Sự qua đời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il vừa đặt ra những thách thức cũng như cơ hội cho tam giác phát triển và cũng là động lực kinh tế của toàn thế giới gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu bức tranh theo chiều sáng thì dòng vốn sẽ chảy mạnh hơn vào khu vực này.
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, xu hướng chung của các nhà đầu tư quốc tế vẫn là phòng thủ và có lẽ không quan tâm nhiều đến các nền kinh tế còn nhỏ như Việt Nam.
Chưa thể lạc quan với các yếu tố bên trong
Thất bại của người này có thể là cơ hội cho người khác. Sự tuột dốc không phanh của chứng khoán và bất động sản đang đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Đây là cơ hội cho nhiều người. Do vậy, có giả thuyết cho rằng dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ quay trở lại. Việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp, chuyển nhượng các dự án sẽ trở nên sôi động trong thời gian tới.
Thực ra, có lẽ đây chỉ là cảm nhận của “người trong nhà” hay những nhà đầu tư đang ở Việt Nam. Góc nhìn từ bên ngoài có lẽ không lạc quan cho lắm. Các thông số vĩ mô căn bản vẫn chưa thể hiện xu hướng rõ ràng và các tín hiệu tích cực vẫn còn rất yếu.
Bóng ma lạm phát, yếu tố gây ra bất ổn vĩ mô, xói mòn lòng tin và ảnh hưởng sức cạnh tranh của Việt Nam vẫn còn quá lớn. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Hơn thế, tuy đầu tư tính theo phần trăm GDP đã giảm, nhưng tỷ phần đầu tư công trong tổng đầu tư lại gia tăng. Đây chính là biểu hiện của sự chèn lấn và nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả nhất.
Điều đáng nói nhất là sự không nhất quán cộng với một số chính sách chữa cháy của chúng ta đã làm mai một rất nhiều lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế. Cho dù đầu năm mới, nhưng vẫn phải nhắc lại rằng sự kiện chậm trả nợ của Vinashin đã tạo ra điểm đen rất lớn trong mắt các nhà đầu tư bên ngoài mà có lẽ phải một thời gian khá lâu mới có thể nhòa đi với điều kiện các chính sách của Việt Nam trong thời gian tới phải nhất quán hơn theo hướng đảm bảo ổn định vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh.
Tóm lại, cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế, cho dù có “kinh nghiệm đầy mình” nhưng chủ yếu vẫn hành xử theo đám đông. Đây là cái khó của Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Khi mô-men tích cực của năm 2007 đã bị bỏ lỡ, môi trường kinh tế vĩ mô trong nước trở nên bấp bênh hơn rất nhiều đã làm Việt Nam trở thành “địa điểm bị lãng quên” giống như Indonesia sau năm 1997. Điều này có khả năng sẽ làm cho dòng vốn gián tiếp, nhất là nguồn vốn của các nhà đầu tư lớn, chưa thể trở lại Việt Nam năm 2012 này.

Tình hình thống kê vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.
Báo cáo “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI và các biện pháp thức đẩy giải ngân các dự án FDI và các biện pháp thúc đẩy giải ngân các dự án FDI năm 2011”, do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) thực hiện một lần nữa cho thấy, tình hình thống kê vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều điểm bất hợp lý.

Khi tiến hành một loạt hội thảo đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án FDI và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn FDI, VAFIE nhận thấy trong tổng số vốn thực hiện có khoảng 20% vốn trong nước và 80% vốn nước ngoài, trong khi lâu nay Việt Nam chưa có thống kê riêng con số vốn nước ngoài.

Hiệp hội cũng nhận thấy do phương pháp thống kê FDI của Việt Nam khác với thông lệ quốc tế, nên số liệu thống kế FDI không thống nhất với con số của các tổ chức quốc tế, chẳng hạn của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).

Theo báo cáo FDI toàn cầu tháng 7/2010 của UNCTAD thì vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đến cuối năm 2009 là 44 tỷ USD. Trong khi theo niên giám thống kê của Việt Nam, con số đó là 67 tỷ USD, nếu trừ đi 20% vốn trong nước thì còn 54 tỷ USD, tức là chênh lệch tới… 10 tỷ USD.

Tổng hợp số liệu từ 450 phiếu điều tra của VAFIE cũng cho thấy tỷ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng ký đạt 40%, thấp hơn 6,8% so với báo cáo thống kê.

Mặt khác, theo VAFIE, từ khi phân cấp cấp phép đầu tư cho địa phương, Cục Đầu tư nước ngoài không còn nắm được chính xác, kịp thời số liệu, tình hình FDI cả nước, không có con số vốn đăng ký cập nhật cũng như càng không có vốn thực hiện trong từng thời kỳ của cả nước, phân theo ngành kinh tế, nước và vùng lãnh thổ.

Các báo cáo về FDI chỉ dựa trên tư liệu của một số địa phương, ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất để suy diễn tình hình cả nước, do vậy thiếu tính thực tế và khoa học, không thể đánh giá đúng thực trạng FDI để đưa ra giải pháp thích hợp.

Vẫn theo VAFIE, những nhược điểm trên đây không chỉ liên quan đến việc thúc đẩy giải ngân vốn FDI, mà quan trọng hơn là hiệu năng quản lý nhà nước đối với FDI để thu hút thêm vốn đầu tư quốc tế theo đúng định hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn và phát triển bền vững.

Hiệp hội này đề xuất rằng để khắc phục các thiếu sót trên, cần chấn chỉnh hệ thống thông tin FDI bằng phương pháp hiện đại, thông qua Internet được nối mạng từ trung tâm thông tin FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI, các sở kế hoạch và đầu tư, các ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế để có được thông tin cập nhật chính xác; qua đó đánh giá đúng diễn biến về thu hút FDI và khi cần thiết, báo cáo với Chính phủ để đề ra định hướng mới thích ứng với tình hình.





(Dân trí) - Khi lực lượng chức năng tiếp cận, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Hồ Thị Năng vẫn nở nụ cười: “Bọn em đang định về gặp các anh”. Trên đường về Nghệ An phục vụ điều tra, Thủy vẫn điện thoại cho đối tác mới, hứa 3 ngày sau sẽ trở lại bàn chuyện làm ăn.
 >> Hai bóng hồng lừa đảo hàng trăm tỷ đồng sa lưới pháp luật
Lương ở EVN: bất cập ở đâu? (TBKTSG).-Con gái Thủ tướng thật là giỏi!: Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức Chủ tịch VietCapital Bank (DT 20-2-12) -- Báo không dám nói bà này là ái nữ của Thủ tướng!  Kỵ huý?  (Đọc lại chơi: Con cái ông Dũng, con cái ông DuẩnChuyện về gia đình phò mả và sui gia TTCon trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn◄ Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CNTT (VnEx 20-2-12) -- Lựu đạn không phải là đồ chơi.

Khi dân cày có thêm... casino! (VEF 20-2-12)
Ngành cơ khí Việt Nam: Cần tạo những bước đột phá mới  (ĐĐK 20-2-12) -- Chuyện gì đã xảy ra cho những bước đột phá cũ?
Nghịch lý câu chuyện muối, đường: Bài 1: Muối đầy kho, vẫn nhập đv
------------------------------------------

Nhật muốn Việt Nam lập kho xăng khổng lồ trên biển


“Cơn khát dầu” Trung Quốc có thể thay đổi cả Trung Đông (Tamnhin.net) - Trung Quốc sẽ nhập khẩu dầu lửa nhiều hơn từ Iran và thế giới Arập trong hai thập kỷ tới, trong khi Mỹ ngày càng nhập khẩu ít hơn. Hai thực tế này sẽ góp phần thay đổi địa chính trị của Trung Đông một cách vô cùng sâu sắc. 
--Bài kinh điển cực kỳ quan trọng của FRANCIS FUKUYAMAThe Patterns of Democracy - China and East Asian Democracy (Journal of Democracy, January 2012) ◄◄ (Hải nội chư quân tử, thân hữu của viet-studies: Quý vị chấp bút dịch ngay!)

Ấn Độ và bài toán cho xuất khẩu gạo Việt Nam (TBKTSG Online) - Được đánh giá là "ứng cử viên sáng giá" cho vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vài tháng trước, Việt Nam hiện được cho là khó có khả năng chen chân với Ấn Độ cho vị trí trên vì nước này đã vượt -

-Vựa lúa của Việt Nam bị đe dọa trầm trọng 
FAO: Mức gạo xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam có thể sụt giảm Theo FAO, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bằng tổng số xuất cảng trong năm rồi
Xuất khẩu gạo gặp khó (TQ).Vietnam's rice bowl under serious threat, says ADB advisor- DPAVFA: Xuất khẩu gạo tháng 1 chỉ đạt trên 279.000 tấn (VN+ 5-2-12)

Trả nợ ngân hàng bằng tiền giả-(NLĐO) – Ngày 20-2, Công an tỉnh Bình Phước đã tạm giữ 10 tờ 200.000 đồng giả để tiếp tục điều tra nguồn gốc.

-HSBC: CPI của Việt Nam sẽ tăng 9,2%, GDP tăng 5,7% Stockbiz-Theo HSBC, CPI của Việt Nam sẽ tăng 10,5% vào cuối quý 2 và còn 8,4% cuối quý 3, trước khi tăng 9,2% tính cả năm 2012.
.Giao TAND Hải Phòng xét xử vụ Vinashin ĐV-TAND TP.Hải Phòng được giao thụ lý, xét xử vụ án cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế tại tập đoàn Vinashin. ...
.Ồ ạt trồng xoài ba màu để xuất sang Trung Quốc sgtt
Tiểu tín dụng: biện pháp hiệu quả để giảm đói nghèo?* (TCPT/Stanford Social Innovation Review).Vụ Shiseido Việt Nam: Câu chuyện CocaCola lặp lại?(Tamnhin.net) - Các cổ đông của Công ty TNHH Thủy Lộc tham gia mở chuỗi cửa hàng bán sản phẩm Shiseido đang đứng trước khốn đốn vì thua lỗ và hiện đang bị đóng cửa.



448 triệu đồng tiền cháy chờ ý kiến Thủ tướng (VNE).- Kiểm toán Petrolimex (TN).– Kiểm toán các “ông lớn”: Biết dư luận quan tâm, nhưng… (VnEconomy).--Japanese companies invest in Vietnam (Financial Times)-A record 208 Japanese companies set up in Vietnam last year, pledging to invest $1.8bn, says Jetro, the Japanese trade promotion body
TT - Hiện còn nhiều khu công nghiệp (KCN) hiệu quả chưa cao, lãng phí về đất đai - đó là vấn đề được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) đưa ra ngày 17-2 tại hội nghị tổng kết 20 năm thành lập các KCN tại VN để thảo luận, đề...-.Phát triển khu kinh tế: Địa phương “kêu” là đúng!-Lãnh đạo các địa phương, bộ ngành và doanh nghiệp mong muốn có một mô hình phát triển khu kinh tế - khu công nghiệp sao cho hiệu quả...Chợ "giỏi" tiếng Anh nhất nhì Việt Nam (Bee.net 17-2-12)“Cần tạo bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam” (VN+ 3-2-12) -- Đồng phục "áo dài khăn đống" chăng?
-Vụ tiền polymer: Firms tell of possible bribes (The Age 14-2-12)
-Hồ sơ điện hạt nhân: Điện hạt nhân Ninh Thuận an toàn hơn Fukushima (VnEx 12-2-12) -- Ông Nga nói thế (nhưng có lẽ chưa an toàn bằng Chernobyl của ông?).  Quel chutzpah!
---Hồ sơ điện hạt nhânĐiện Ninh Thuận 'chống được động đất 9 độ Richter' (VnEx 10-2-12)
Hồ sơ điện hạt nhânNghiên cứu hạt nhân tại Việt Nam: Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp (TS 6-2-12) --- Quá trễ! Quá trễ! Đã biết bao anh chị em (trong đó có THD) phải "bỏ nghề", đi "tha phuơng cầu thực" bây giờ mới nói!
Cải cách kinh tế Trung Quốc: Chinese economic reform, full front and centre (East Asia Forum 6-2-12)
--Chuyện trong làng: Paul Krugman vs. the World (Businessweek 9-2-12)---


Nhật Bản, Trung Quốc cam kết giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng (DVT/Kyodo). -China cuts banks’ reserve ratios (Financial Times)- Government reluctant to green light another bout of big bank lending, with inflation risks lingering. Policymakers determined to cool down property sector
Chính sách kinh tế Mỹ - Để dạy học: Obama’s support for export industry leads to clash of U.S. interests(WP 16-2-12)
Khủng hoảng Hi LạpIran oil threat leaves Greece facing crisis on more than one front (WP 16-2-12)
Sách vở và chính sách: The Impact of Books on Washington Policy (NYT 17-2-12)
--Playboy phỏng vấn Paul Krugman: Playboy Interview: Paul Krugman (Playboy March 2012) -- Ái chà !!!!
Spiegel Interview with Francis Fukuyama: 'Where Is the Uprising from the Left?' (Spiegel 1-2-12)
Nước Mỹ suy tàn? Sorry, Mitt: It Won't Be an American Century (FP 5-2-12) --- Bài Charles Kupchan
Phương Tây suy tàn? The Decline of the West Revisited (Project Syndicate 2-2-12) -- Nhắc lại Oswald Spengler.  Nhiều ý hay nhưng bài không sâu cho lắm. Mainlander named as South China Morning Post Editor (Asia Sentinel 1-2-12)
Xét lại "toàn cầu hoá": ‘Davos consensus’ under siege (FT 30-1-12) -- Gideon Rachman 
Southeast Asia goes slow on nuclear (Reuters 2-2-12)

Chủ nghĩa - châu ÁWestern capitalism has much to learn from Asia (FT 8-2-12) -- Kishore Mahbubani: "Capitalism itself is not in crisis, but western capitalism is. This is a result of three strategic mistakes"
Kinh tế học: Thomas Sargent's Rational Expectations (Hoover 23-1-12)KINH ĐIỂN - Sử kinh tế Việt Nam: State, enterprise and the alcohol monopoly in colonial Vietnam (J. of Southeast Asian Studies February 2012)
--Chuyện trong làng: Lunch with the FT: Kenneth Rogoff (FT 3-2-12)
This is very funny: Global Business Elite Go Marxist at Davos! (Nation 20-2-12)
Ai thích Francis Fukuyama VÀ Tony Judt thì nên đọc bài nàyTony Judt Reviews His Life’s Journey (NYT 3-2-12)


Bài kinh điển cực kỳ quan trọng của FRANCIS FUKUYAMAThe Patterns of Democracy - China and East Asian Democracy (Journal of Democracy, January 2012) ◄◄ (Hải nội chư quân tử, thân hữu của viet-studies: Quý vị chấp bút dịch ngay!)

Phương Tây suy tàn? The Decline of the West Revisited (Project Syndicate 2-2-12) -- Nhắc lại Oswald Spengler.  Nhiều ý hay nhưng bài không sâu cho lắm.

Southeast Asia goes slow on nuclear (Reuters 2-2-12)



-Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đến Harvard
Ông Ninh đã gặp gỡ các quan chức kinh tế và thương mại hàng đầu của Mỹ để vận động cho lợi ích kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có chuyến đi đến Hoa Kỳ để tham dự chương trình lãnh đạo điều hành Việt Nam (Vietnam Executive Leadership Program – VELP) tại Đại học Harvard ở tiểu bang Massachusetts.

VELP là một chương trình trao đổi thường niên do Đại học Harvard tổ chức với sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP nhằm tạo diễn đàn để các lãnh đạo Việt Nam trao đổi với các chuyên gia của Hoa Kỳ về quản lý và phát triển để họ làm quen với những tư duy mới nhất về toàn cầu hóa với mối liên hệ của nó với phát triển.
Chương trình trao đổi năm nay diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17/2 và tập trung thảo luận về các chủ đề như kinh tế toàn cầu, tái cấu trúc tài chính toàn cầu, lập kế hoạch kinh tế vĩ mô và thách thức và cơ hội đối với Việt Nam trong biến đổi khí hậu.
Các quan chức trong phái đoàn Việt Nam đã tham vấn các chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ về các lĩnh vực này.

Vận động du học sinh

Cũng trong khuôn khổ chuyến đi này, phái đoàn Việt Nam đã đến thăm Cục dự trữ Liên bang chi nhánh Boston và gặp cộng đồng người Việt cũng như các sinh viên Việt Nam đang học ở thành phố, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Ông Ninh được dẫn lời nói với các du học sinh Việt Nam rằng trong nước đang cần nhân lực chất lượng cao, nhất là những người đã từng du học và làm việc ở nước ngoài.
Ông cũng khẳng định rằng những du học sinh trở về nước làm việc sẽ được giao cho những ‘vị trí xứng đáng’.
Trả lời chất vấn của các du học sinh về tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, ông Ninh nói Chính phủ Việt Nam quyết tâm kiềm giữ lạm phát ở mức một con số trong năm 2012 và đặc biệt chú trọng đảm bảo an sinh xã hội.
Cũng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần này, phó Thủ tướng đã có các cuộc tiếp xúc với các quan chức Chính phủ Mỹ bao gồm Bộ trưởng Thương mại John Bryson, Đại diện thương mại Ron Kirk bên cạnh hội kiến Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Robert Zoellick và phó Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Naoyuki Shinohara.
Ông Ninh đã yêu cầu phía Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và trao cho nước này quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Ông cũng nhấn mạnh việc Hoa Kỳ cần dỡ bỏ các rào cản mà nước này áp đặt lên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cá tra, cá ba sa, tôm và mật ong.

Hiệp định TPP

Phó Thủ tướng Ninh hứa với phía Mỹ rằng Việt Nam sẽ đàm phán tích cực với nước này và các đối tác khác để tiến tới ký hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng yêu cầu Mỹ đảm bảo các lợi ích của Việt Nam trong các cuộc đàm phán TPP.
Các quan chức Mỹ nói họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương mại, đầu tư và hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo giữa hai nước.
Phía Mỹ cũng bày tỏ hy vọng hai nước sẽ mau chóng giải quyết những khó khăn còn tồn tại trong quan hệ thương mại và sẽ cùng nhau nỗ lực để hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định TPP.
Các định chế tài chính quốc tế như WB và IMF nói với ông Ninh rằng họ ủng hộ các giải pháp kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam trong khi tái cấu trúc lại nền kinh tế tổng thể.
Các định chế này cũng yêu cầu Việt Nam tiếp tục các biện pháp này trong năm 2012.
Ông Ninh cũng đã đến Washington và có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ để thảo luận về quan hệ kinh tế Việt – Mỹ.
Ông giới thiệu với các tập đoàn các chính sách phát triển chính của Việt Nam trong tương lai tới đây và cam kết sẽ tạo môi trường đầu tư tốt nhất có thể cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Lãnh đạo các tập đoàn Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng cường đầu tư và thương mại vào Việt Nam

-
--
--  Niềm tin vào Đảng sẽ sụp đổ theo nền kinh tế (DĐKTVN). 
Vinashin vay gần 300 tỷ đồng để trả lương, bảo hiểm VnExpress

Vinashin vẫn tiếp tục vay tiền ngân hàng Phát triển Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Rốt cục thì tập đoàn Vinashin vẫn thoi thóp tồn tại dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Năm nay đã là năm 2012, tính từ lúc công bố số nợ khổng lồ của Vinashin thì đã được gần 2 năm mà tập đoàn này chưa làm ra gì có lãi, có khi còn lỗ thêm. Nhưng do nhiệm vụ chính trị quái gở nào đó được Đảng giao, chúng vẫn phải tồn tại chứ không phải phá sản như hơn 50.000 doanh nghiệp tư nhân đã phá sản trong năm 2011.
Cái giá để duy trì một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản như thế này là lớn hơn rất nhiều so với việc cho nó phá sản. Bởi vì khi 1 doanh nghiệp kém hiệu quả chết đi, tiền vốn, máy móc, nhân công còn sử dụng được sẽ chuyển sang doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển. Đằng này, Vinashin làm ăn tiếp chỉ càng lỗ và phải vay thêm nhiều tiền hơn, cướp đi nguồn sống của 50.000 doanh nghiệp đã phá sản kia.
Rõ ràng là niềm tin vào hệ thống doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo, một thứ Đảng CSVN tự phát minh trong buổi giao thời chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã phá sản.
Trái quy luật
Vụ “ém giá lãi suất” do ông Thống đốc Bình sáng tác ra cũng hoàn toàn thất bại, do giá đầu vào “chính thức” là 14%, “chợ đen” tại mọi ngân hàng là 21% – 22%, làm cho “đầu ra” càng tăng cao, lên 25+%. (Thanh niên, 11/01/2012)
Theo lý thuyết KT tư bản, giá ém (bao cấp, bình ổn, v.v…) là CONTROL PRICE, giá thị trường là ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, và giá chợ đen là BLACK MARKET PRICE.
Đúng lẽ, thả tự do, thì có ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, giá này cao hơn CONTROL PRICE, nhưng rẻ hơn BLACK MARKET PRICE.
Nhưng CP VN tại mọi nơi đều muốn có KIỂM SOÁT, nên họ thích dùng CONTROL PRICE, dùng đủ mọi biện pháp hành chánh, công an, tù, để buộc người ta theo giá này.
Nhưng họ thất bại trong bao nhiêu năm nay vẫn không bỏ đuợc thói hư tật xấu này, cứ liên tục đam mê KIỂM SOÁT như thời bao cấp trước kia:
- Giá vàng bình ổn? Làm gì có, vẫn cao hơn giá thế giới, có khi 3, 4 triệu đồng/ lượng. (Vef, 16/12/2011)
- Hàng bình ổn tại các siêu thị? Làm gì có, cho dù tiêu tốn vào cả ngàn tỉ đồng. Giá rẻ thì “có” đấy, nhưng không có hàng, hoặc hàng dỏm, kém chất lượng. (Tiền Phong, 21/11/2011)
- Nay, hình như muốn nâng giá TTCK lên thành “giá bình ổn” hay sao đó!
Chúng tôi dự đoán rằng: CHẮC CHẮN THẤT BẠI, trừ khi in ra đủ 600 ngàn tỉ đồng mua hết tất cả CK trong TTCK VN.
Mặc cho bao nhiêu lời trấn an, dự đoán “giá tăng”, v.v… một khi các báo cáo tài chính Q4 2011 tệ hại, tin nội bộ tung ra “năm nay càng tệ hơn, quý này càng te tua”, thì giá sẽ rơi tự do, xuống cái rẹt VNI còn 250, HNX còn 45 dễ dàng.
Vì lẽ, các cty thực sự đang lỗ, sắp hết tiền trả lương nhân viên, không có tiền trả nợ ngân hàng với giá lời trên 25%, thì đơn giản là phải khai phá sản, và khi đó giá CK < 0 nếu tính đúng, vì bán hết tài sản cty cho tới cái bàn cái ghế vẫn không đủ tiền thanh toán các món nợ.
Niềm tin thần thánh
Tại Việt Nam có quá nhiều người có niềm tin thần thánh, niềm tin Tôn giáo vào Đảng, vào CNXH.
Trong quá khứ, nhiều khi các niềm tin này đem lại kết quả khá, vì đúng là có “thống nhất quốc gia” trên danh nghĩa, cuộc sống 1 số đông người tại Miền Bắc trong chừng 20 năm qua có khá lên do “ăn ké” gạo miền Nam chở ra, do nợ quốc gia, bán tài nguyên đem về 1 số việc làm, và Kiều hối từ miền Nam cũng giúp nhập khẩu xăng, xe gắn máy, v.v…
NHƯNG nay khả năng của Đảng ngày càng không thể đánh lại BÀN TAY VÔ HÌNH của nền KT.
Bàn tay vô hình trong nền KT nó quái dị lắm, không thể đe dọa, tăng “quân lính” (tiền mặt) mà nó nghe, chịu thua. Không thể dùng Nghị quyết Trung ương Đảng bảo giá “Xuống, xuống ngay”, mà nó nghe.
KT VN lại rất lạ: tăng cung tiền cũng gây lạm phát (giá trị tiền rẻ đi), mà rút cung tiền CŨNG gây lạm phát (hiếm tiền, lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng).
Các “niềm tin thần thánh, tôn giáo” vào Đảng sẽ bị xói mòn, và nhiều Đảng viên sẽ nhận ra các giấc mơ “ngày mai tươi đẹp” do Đảng vẽ ra sẽ trở thành các cơn ÁC MỘNG.
——————————-
Tiền PhongBình ổn giá: Người nghèo khó hưởng, 21/11/2011, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/558748/Binh-on-gia-Nguoi-ngheo-kho-huong-tpp.html
VefĐồng loạt làm giá vàng: Thuốc bình ổn vô hiệu, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-16-dong-loat-lam-gia-vang-thuoc-binh-on-vo-hieu
Thanh NiênNgân hàng vượt trần lãi suất, 11/01/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120111/ngan-hang-vuot-tran-lai-suat.aspx


-PVN chậm khắc phục các sai phạm về tài chính sgtt--Đổi lãi suất lấy tỷ giá và lạm phát: Hai mặt của một đồng xu!  vneconomy
-HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012 “vẫn cần kiên nhẫn”  vneconomy   Xin miễn thuế giá trị gia tăng cho tàu Hoa Sen sgtt

Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức Chủ tịch VietCapital Bank
Ngoài ra, nữ thạc sỹ 31 tuổi này còn nắm chức vụ Chủ tịch 3 tổ chức khác

-Khi doanh nghiệp bất động sản buộc phải… “thừa” vốn-vneconomy -Việc "chậm" cổ phần hóa tại nhiều doanh nghiệp nhà nước đang tạo ra những rủi ro cho nền kinh tế..

Việt Nam mua 2,5 triệu thùng dầu từ Ecuador vneconomy
Rút khỏi Việt NamConoco Phillips bán lại toàn bộ tài sản ở Việt Nam với giá 1,29 tỷ USD.




-.10 con nợ "Chúa Chổm" của nước Mỹ- vneconomy -Phần lớn nguồn tiền viện trợ của Mỹ dành cho các nước được chi vào hoạt động quân sự, đảm bảo an ninh..
-




-Kinh tế học và chính sách - Để dạy học: Modern Monetary Theory, an unconventional take on economic strategy (WP 19-2-12) -- Có ích không ngờ! ◄----

Tổng số lượt xem trang