Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

ĐHKTQD: Tính khách quan trong hai trường hợp đã kết luận

Cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tin liên quan: -“Tháp đôi đại học” nghìn tỷ “mình voi đầu chuột”: Bài 3: “Bức tử” công trình nghìn tỷ vì thiếu trách nhiệm

-ĐHKTQD: Tính khách quan trong hai trường hợp đã kết luận
Sau khi Báo Người cao tuổi đưa tin “Thanh tra toàn diện Trường ĐHKTQD”, đa số bạn đọc phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiêm minh đối với những sai phạm ở trường này mà Báo Người cao tuổi đã phản ánh. Sau một thời gian chờ đợi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận với việc kỉ luật ông Hà Huy Bình và việc bà Phạm Thị Hoa tố cáo ông Nguyễn Văn Nam, ông Nguyễn Đức Hiển nhận tiền của bà Hoa khi xin việc...
Hủy hai quyết định của Hiệu trưởng kỉ luật không đúng...
Công văn số 4653/BGDĐT-TTr ngày 19-7-2012 của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Tổng Biên
Ông Cường em ông Nam, người
 thầu xây dựng ở Trường ĐHKTQD.
(Ảnh do CBGV nhà trường cung cấp)
 tập Báo Người cao tuổi cho biết: Ngày 13-7-2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí Quyết định số 2558/QĐ-BGDĐT về việc thành lập đoàn thanh tra, để thanh tra toàn diện Trường ĐHKTQD, với các nội dung: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác đào tạo sau đại học và liên kết đào tạo; Công tác xây dựng cơ bản; Các khoản thu, chi tài chính của trường. Liên quan đến nhóm vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ, ngày 3-8-2012, Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng đã kí Quyết định số 2906/QĐ-BGDĐT, về việc giải quyết khiếu nại của ông Hà Huy Bình, đối với quyết định kỉ luật của Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD. Theo đó, Quyết định hủy bỏ Quyết định số 679/QĐ-ĐHKTQD và Quyết định số 856/QĐ-ĐHKTQD, đều do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam kí ban hành, về kỉ luật và giải quyết khiếu nại đối với ông Hà Huy Bình, vì: “...việc áp dụng hình thức kỉ luật hạ ngạch là nặng, không phù hợp với tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của ông Bình”.

Tại Quyết định số 2906/QĐ-BGDĐT, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định: “...Thực chất, bối cảnh phát ngôn của ông Bình là môi trường nhà trường đã tồn tại một số thông tin tương tự (về tình hình tiêu cực trong trường, liên quan đến một số cán bộ lãnh đạo - PV), ông Bình phát ngôn do người khác gợi ý và phạm vi phát ngôn chỉ có hai người. Thông tin ông Bình đưa ra được ghi âm (ghi âm lén - PV) và chuyển cho Hiệu trưởng chứ không được phát tán rộng rãi, vì vậy hậu quả thực tế về mất đoàn kết, giảm uy tín của trường chưa phát sinh...”. Đối với lí do hủy bỏ các quyết định do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam kí, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận: “Về trình tự, thủ tục xét kỉ luật còn sai sót (thành phần Hội đồng Kỉ luật, thời gian xem xét kỉ luật); về mức độ kỉ luật không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm (quá nặng); về nội dung Quyết định số 602/QĐ-ĐHKTQD không đúng quy định; ban hành hai quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu”.

Như vậy, việc xử lí kỉ luật đối với ông Hà Huy Bình, bằng cách ghi âm lén, của Trường ĐHKTQD đã được khẳng định là có sai sót, Báo Người cao tuổi phản ánh là có cơ sở. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: “Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD xem xét lại việc xử lí kỉ luật, áp dụng hình thức kỉ luật tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đối với ông Hà Huy Bình; khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Hà Huy Bình theo đúng các quy định của pháp luật”.

Xin vào làm việc của bà Hoa là có thật

Trước khi quyết định thành lập đoàn thanh tra của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành, ngày 14-6-2012 Chánh Thanh tra Bộ Nguyễn Huy Bằng cũng kí ban hành Kết luận số 453/KL-BGDĐT, về việc bà Phạm Thị Hoa tố cáo Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và ông Nguyễn Đức Hiển nhận tiền khi bà Hoa đi xin việc. Sau khi nêu hết ý kiến trình bày của bà Hoa; giải trình của ông Nguyễn Văn Nam và ông Nguyễn Đức Hiển; nội dung tài liệu, bằng chứng do Đoàn xác minh thu thập, bản kết luận đánh giá:

a) Đối với ông Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng: Trong đơn phản ánh, bà Hoa nêu, nhân ngày 20-11-2010 bà Hoa có đưa cho ông Nguyễn Văn Nam một lẵng hoa và phong bì 2 triệu đồng. Ông Nam khẳng định không nhớ bà Hoa có đưa tiền cho ông Nam hay không và số tiền là bao nhiêu và chưa bao giờ nhận lời bà Hoa vào làm việc tại trường.

b) Đối với ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ: Bà Hoa nêu đã đưa cho ông Hiển tổng cộng 55 triệu đồng để nhờ xin vào làm việc tại trường. Ông Hiển khẳng định không nhận tiền của bà Hoa. Ngoài ra bản tường trình ngày 31-1-2012 của bà Trần Lan Anh và lời khai của ông Nguyễn Đình Hưng ngày 13-4-2012 với Đoàn xác minh, không chứng minh được việc đưa và nhận tiền.

Kết luận: Bà Phạm Thị Hoa có nguyện vọng xin vào làm việc tại Trường ĐHKTQD là có thật. Việc bà Hoa nêu đưa tiền cho ông Nguyễn Văn Nam và ông Nguyễn Đức Hiển không đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh, nên không đủ cơ sở kết luận. Từ đó, Thanh tra Bộ kiến nghị: Trường ĐHKTQD rà soát, công bố quy trình tuyển dụng cán bộ, lãnh đạo cần công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Công an quận Hai Bà Trưng xem xét có kết luận về vụ việc của bà Hoa, do Công an phường Đồng Tâm đã chuyển hồ sơ về Cơ quan CSĐT quận.

Với các kết luận và quyết định nêu trên, bà Phạm Thị Hoa chưa nhất trí. Bà Hoa tiếp tục có đơn phản đối gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, Thanh tra Bộ vẫn chưa tin vào sự thật, rằng nếu bà có đầy đủ nhân chứng, vật chứng thì đã chẳng cần phải làm đơn. Hơn nữa, trong đơn bà Hoa có nêu, đã đề nghị cung cấp các bản ghi âm để Thanh tra lấy làm cơ sở giải quyết, nhưng ông Tuấn ở Thanh tra Bộ trả lời: “Chị cẩn thận có khi chị đưa bằng chứng ra lại làm hại chị đấy”, nên bà không gửi nữa...

Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất tích cực để giải quyết từng sự việc cụ thể. Việc thanh tra toàn diện ở Trường ĐHKTQD, với khối lượng công việc không nhỏ, đòi hỏi phải có thời gian và dồn nhiều tâm sức. Hi vọng những tiêu cực ở trường này, mà Báo Người cao tuổi đã nêu ở hơn hai mươi kì báo sẽ được kết luận cụ thể, chính xác, đúng pháp luật, trả lại sự ổn định cho nhà trường.




-Thanh tra toàn diện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày 19-7-2012, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Công văn số 4653/BGDĐT-TTr, cho biết: Ngày 13-7-2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 2558/QĐ-BGDĐT về việc thành lập đoàn thanh tra do ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ làm trưởng đoàn để thanh tra trường Đại học Kinh tế Quốc dân với bốn nhóm nội dung sau:
- Công tác tổ chức, cán bộ;
- Công tác đào tạo sau đại học và liên kết đào tạo;
- Công tác xây dựng cơ bản;
- Các khoản thu, chi tài chính của trường.

Văn bản này cũng đề nghị: "Để công tác thanh tra đạt kết quả tốt, đúng pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị quý Báo cung cấp thông tin, chứng cứ mà quý Báo đã tập hợp được liên quan đến nội dung thanh tra nêu trên". Theo tin từ cơ quan Bộ GD và ĐT, ngày 24-7-2012 tại Trường ĐHKTQD, lãnh đạo Bộ GD và ĐT công bố quyết định trên và đoàn thanh tra cũng bắt đầu vào cuộc.

Được biết, thời gian qua, cơ quan An ninh Văn hóa - Giáo dục và Thanh tra Thuế Hà Nội cũng đã tiến hành xác minh một số sai phạm thuộc lĩnh vực chuyên ngành xảy ra ở trường này


-Bộ Thông tin và Truyền thông không có cán bộ nào tên là Nguyễn Xuân Huy
Ngày 24-5-2012 Báo Người cao tuổi có Công văn số 113/CV-BNCT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu kiểm tra xem Cục Báo chí có cán bộ nào là Nguyễn Xuân Huy không? Ngày 26-6-2012, Cục Báo chí có Công văn số 598/CBC-PLCS trả lời Báo Người cao tuổi như sau:

“… Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục Báo chí đã đi xác minh, thu thập tài liệu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và có ý kiến trả lời Báo Người cao tuổi như sau:
Trước tiên xin khẳng định hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông không có Cục Báo chí - Xuất bản mà chỉ có Cục Báo chí và Cục Xuất bản.
Thứ hai, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông không có cán bộ nào có tên là Nguyễn Xuân Huy.
Theo như tài liệu mà Trường Đại học Kinh tế cung cấp thì hồ sơ lưu giữ tại trường về việc ông Nguyễn Xuân Huy làm kiêm giảng tại trường gồm có đơn xin làm công tác kiêm giảng, lí lịch khoa học và bảng điểm cao học. Kiểm tra đơn ghi ngày 8-9-2009 và lí lịch khoa học (đã được Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết xác nhận) của anh Nguyễn Xuân Huy gửi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì chỉ thấy ghi đơn vị công tác là Báo Đại đoàn kết. Còn Trường Kinh tế Quốc dân lại ra Quyết định số 1874/QĐ-ĐHKTQD ngày 6-10-2009 có nội dung: “Nay đồng ý để ThS Nguyễn Xuân Huy, Cán bộ Cục Báo chí - Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam được kiêm giảng lại Khoa Khoa học Quản lí kể từ ngày kí” thì phải chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành”



-Xung quanh những sai phạm ở Trường ĐHKTQD: Ông Nguyễn Xuân Huy (Báo Đại đoàn kết) mạo danh là “Tiến sĩ”, “Cục phó Cục Báo chí - Xuất bản...”
 (Thứ Năm, 31/05/2012 - 11:26 AM)

Báo Người cao tuổi số 61 (1066) ngày 23-5-2012 đăng bài “Xung quanh những sai phạm ở trường ĐHKTQD: Lật tẩy vụ hối lộ không thành”.

Sau khi báo phát hành, Tòa soạn nhận được nhiều thông tin của bạn đọc, đặc biệt cán bộ, giáo viên (CBGV) trường ĐHKTQD phản ánh ông Nguyễn Xuân Huy (làm phát hành, quảng cáo Báo Đại đoàn kết) có nhiều biểu hiện tiêu cực. Báo Người cao tuổi khái lược về con người này, đồng thời công bố bằng chứng về sự khai man của ông Nguyễn Xuân Huy, mạo danh học vị và chức vụ cơ quan quản lí báo chí ở Trung ương...

Từ phản ánh của CBGV Trường ĐHKTQD

Đơn thư phản ánh: Ông Nguyễn Xuân Huy thường hay “chém gió”, khoe khoang rằng ông là Cục phó Cục Báo chí - Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam; làm xong Tiến sĩ từ năm 2010; thân thiết với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và đang kiêm giảng tại Khoa Khoa học quản lí. Ông Huy khoe về mối quan hệ với rất nhiều vị lãnh đạo ở Trung ương, nhà trường và giáo viên trong khoa, làm nhiều đề tài khoa học với các thầy, cô như: thầy Chiến, thầy Bưu, cô Huyền... ông đi giảng trong trường chỉ để cho vui, luôn để lại tiền thù lao giảng dạy cho quỹ của khoa, vì ông rất dư giả tiền bạc, do thường xuyên đi nước ngoài.

Ông Huy nói với cán bộ trong trường rằng, sinh viên rất ngưỡng mộ những kiến thức ông giảng dạy, còn các thầy trong khoa thì đánh giá cao, nói rằng lớp nào mà “thầy Huy” giảng xong, thì giáo viên giảng sau không có gì để cho sinh viên hứng thú nữa... Thực ra, những ai chứng kiến ông Huy giảng bài sẽ thấy đó chỉ là những lời sáo rỗng. Có người góp ý chân thành thì ông chống chế: Nếu lên lớp mà chỉ dạy theo giáo trình thì chỉ để cho sinh viên buồn ngủ. Rằng cần phải thể hiện cho sinh viên thấy mình có phong thái, hiểu biết đến cả những ngóc ngách của xã hội, chợ búa để sinh viên kính nể, không coi thường ông thầy sách vở...


Ông Huy còn tung tin về lĩnh vực quản lí, điều hành của Trường ĐHKTQD, mối quan hệ giữa ông với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và các ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị thiết bị. Theo ông Huy nói, thì ông có cảm giác không tốt về ông Hiển và ông Trọng nên rất đề phòng. Ông Huy còn nói với một cán bộ trong trường rằng: Hiệu trưởng Nam (khi còn là Phó Hiệu trưởng) chỉ đạo ông Hiển đấu tố Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thường (nhiệm kì 2003 - 2008) tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của trường, nhằm hạ uy tín ông Thường và nhiều PGS, GS thân thiết với ông Thường, vì ông Hiển là người rất “giỏi hùng biện”. Rằng việc chuyển đổi Khoa Ngân hàng - Tài chính thành Viện Ngân hàng - Tài chính là chủ ý của ông Nguyễn Đức Hiển, để tạo đường thoái lui cho Hiệu trưởng Nam sau khi hết nhiệm kì vào tháng 6 năm 2012. Với vị trí Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, ông Nam vẫn đủ điều kiện để duy trì chức Bí thư Đảng ủy, nhằm sắp xếp công tác nhân sự nhiệm kì mới, đồng thời tiếp tục thao túng lãnh đạo nhà trường.
Thẻ Tiến sĩ (mạo danh) của ông Nguyễn Xuân Huy với mã số công chức:
GVHD0203.

Quả đúng như vậy, trên thực tế thì ông Huy rất thân với ông Nam và ông Hiển, từng tham mưu, kết nối cho ông Nam, ông Hiển nhiều mối quan hệ, trong đó có cả mối quan hệ với Cục Báo chí, mà cụ thể là Cục Báo chí đã chủ trì cuộc làm việc giữa lãnh đạo Báo Người cao tuổi với tập thể lãnh đạo nhà trường (khoảng 20 người) vào chiều 13-4-2012. Ngoài việc ba hoa, khoác lác, cuối năm 2011 ông Huy còn hỏi vay của một cán bộ trong trường số tiền khá lớn. Nể quá, cuối cùng cán bộ đó ngờ ngợ cũng chỉ dám cho vay 20 triệu đồng. Vì ông Huy khoe là có công nói với ông Hiệu trưởng về công việc của cán bộ ấy. Sau đó, ông Huy úp mở thông tin cho biết, vị cán bộ ấy có nguy cơ bị chuyển công tác khác, rồi bày cách bảo hãy đem tiền đến nhà ông Nam mà xin việc. Qua cách nói chuyện của ông Huy, vị cán bộ nọ ớn lạnh, hiểu rằng ông ta có ý đòi trả ơn, bằng số tiền mà ông đã vay...

Ai “phù phép” cho ông Huy thành người của Cục Báo chí và có học vị Tiến sĩ?

Ông Nguyễn Xuân Huy có thật là Tiến sĩ, Cục phó Cục Báo chí như ông nói với CBGV trong trường không?

Chúng tôi đã xác minh thông tin về Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó cục trưởng Cục Báo chí cho biết trong Cục nhiều năm qua không có vị Cục phó và cán bộ nào tên là Nguyễn Xuân Huy. Thế nhưng, tại Quyết định số 1874/QĐ-ĐHKTQD ngày 6-10-2009, do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam kí về việc đồng ý cho ông Nguyễn Xuân Huy kiêm giảng tại trường, Điều 1 nêu rõ: “Nay đồng ý để ThS Nguyễn Xuân Huy, cán bộ Cục Báo chí - Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam được kiêm giảng tại Khoa Khoa học quản lí kể từ ngày kí”. Như vậy, rõ ràng ở đây có sự mạo danh cán bộ Cục Báo chí của ông Nguyễn Xuân Huy.

Tệ hơn, ông Huy còn dựa vào quan hệ thân thiết với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam, thường xun xoe, xu nịnh để Hiệu trưởng chỉ đạo làm thẻ giảng viên kiêm giảng cho ông ta với học vị Tiến sĩ có mã số công chức. Việc mạo danh này, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam vô hình trung tiếp tay cho ông Huy “phù phép” trở thành Tiến sĩ trước đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Nhiều CBGV khẳng định, ông Nguyễn Xuân Huy chưa bao giờ là Tiến sĩ của Trường ĐHKTQD.

Như vậy là đã rõ, ông Nguyễn Xuân Huy làm công việc quảng cáo, phát hành Báo Đại đoàn kết, là người ngoài của Trường ĐHKTQD chỉ kiêm giảng, nhưng ông Huy bằng những thủ đoạn lừa đảo, mạo danh, dối trá nhằm tạo vỏ bọc cho mình; tham mưu, tiếp tay cho nhóm người tiêu cực là ông Nam, ông Hiển, ông Trọng... góp phần tích cực gây sự bất ổn nghiêm trọng ở Trường ĐHKTQD. Trong đó, rõ nhất là hành vi giả mạo Tiến sĩ, giả danh cán bộ của “Cục Báo chí - Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam”. Ông Huy đóng vai trò trực tiếp cùng ông Hiển, ông Lê Tự trong vụ việc hối lộ Tổng Biên tập bất thành mà Báo Người cao tuổi đã nêu trong số báo 61 (1066) ngày 23-5-2012.
Hoàng Kim - Sơn Hùng

-------------------------------------------------------------------
-Tháp ĐHKTQD “đắp chiếu” gây lãng phí hàng trăm tỉ đồng: Ông Cục trưởng và những “tham mưu” khó hiểu
Câu chuyện hai tòa tháp Đại học Kinh tế Quốc dân bị “đắp chiếu” nhiều năm qua ẩn chứa nhiều câu chuyện bi hài. Một nhà trường chuyên dạy sinh viên cả nước về quản lí dự án lại không thể quản lí dự án của mình, khốn đốn trước sự tung hứng của một cán bộ quản lí vốn thuộc Bộ chủ quản. Ông Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất thuộc Bộ này có vẻ không quan tâm tới hiệu quả đầu tư, đồng vốn của Nhà nước, của dân nên mặc kệ chủ đầu tư, nhà thầu khốn đốn, lãng phí hàng trăm tỉ đồng…
 Viễn cảnh hoành tráng

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, kí quyết định phê duyệt Dự án Tòa nhà trung tâm Trường Đại học Kinh tế quốc dân từ năm 2003, thuộc dự án nhóm A, từng được Chính phủ ưu tiên, có nhiều kì vọng giờ đây vẫn chỉ là một “đại công trường” ngổn ngang và “đắp chiếu”. Từ những năm cuối của thế kỉ trước, với quan điểm coi “phát triển kinh tế là trung tâm”, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lí kinh tế, dự án được thiết kế vào loại hiện đại nhất trong hệ thống các trường đại học Việt Nam với hai tháp cao 19 tầng và 13 tầng, tổng mức đầu tư năm 2003 là 518,1 tỉ đồng, hi vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo hàng vạn sinh viên, giúp nhà trường trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế.
“Sa lầy” trong giấc mơ “tháp đại học”
Ông Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD cho biết: “Được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2003 nhưng do chậm trễ về thủ tục và giải phóng mặt bằng, mãi đến năm 2006, dự án mới được khởi công với tổng vốn đầu tư do trượt giá lên tới gần 800 tỉ đồng. Đơn vị trúng thầu là Tổng Công ty 36 (Bộ Quốc phòng), một nhà thầu có uy tín, năng lực mạnh”. Thời gian thi công tòa nhà theo hợp đồng kinh tế sẽ kết thúc vào ngày 31-12-2010. Tuy vậy, đến nay, dù là dự án nhóm A song do vốn Nhà nước được rót rất nhỏ giọt, tòa nhà 19 tầng mới làm đến tầng thứ 7 thì phải “đắp chiếu” hơn một năm qua vì Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chưa cho phép kí gia hạn hợp đồng. Đến nay, dự toán của công trình do trượt giá ước tính đã lên đến 1.400 tỉ đồng song mỗi năm Bộ GD&ĐT chỉ cấp vốn khoảng 30-40 tỉ đồng.

Cả chủ đầu tư và nhà thầu từng rơi vào cảnh “cười ra nước mắt” vì kiểu “mang con bỏ chợ” của Bộ GD&ĐT. Đầu năm 2011, Tổng Công ty 36 ra quân tại công trình với mong muốn giúp nhà trường hoàn thành dứt điểm công trình nhân kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (lần 2). Song do thiếu sự ủng hộ của Bộ, tòa nhà chỉ xây thêm được một tầng, đến tầng thứ 7 thì phải dừng lại. Tại lễ kỉ niệm, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận…, ông Nam tiếp tục trình bày về vướng mắc của công trình. Ông Phạm Vũ Luận ghi nhận kiến nghị và nói sẽ quan tâm. Song đúng như câu thành ngữ “Bộ về rồi Bộ lại quên thôi”, mọi chuyện sau lễ kỉ niệm chẳng những không chuyển biến mà còn ngày càng tồi tệ. Theo ông Nam, nếu cứ với tiến độ rót kinh phí như hiện nay, dự án đã qua 4 đời Hiệu trưởng vẫn chưa hoàn thành, dự kiến sẽ phải kéo dài 10-15 năm nữa. Đầu tư kiểu nửa vời, Trường Đại học KTQD cũng bị sa lầy vào “ước mơ tháp đại học”. Ông Đàm Văn Huệ, Trưởng phòng Tài chính nhà trường cho hay, kể từ khi xây hai tòa tháp, do phải phá bỏ các giảng đường cũ, 6 năm qua nhà trường phải đi thuê 50 phòng học của Trường Dân lập Phương Nam với chi phí hơn 6 tỉ đồng một năm.

Những “tham mưu” làm nghèo đất nước?

Chúng tôi gặp Đại tá, Anh hùng Lao động Nguyễn Đăng Giáp, TGĐ Tổng Công ty 36, người nổi tiếng “nói bạo, làm mạnh”, từng khơi thông nhiều công trình từ chỗ bế tắc trở thành “thần tốc”, về đích trước hẹn như thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, đường đôi K Rông Á… để tìm hiểu về câu chuyện công trình “đắp chiếu” này. Đại tá Nguyễn Đăng Giáp cho biết: “Trong hàng trăm công trình tôi chỉ huy, chưa có công trình nào lỗi hẹn, “đắp chiếu”, nhưng lần này thì chúng tôi phải đầu hàng trước kiểu làm việc vô cảm, thiếu trách nhiệm”. Mặc dù nhà trường đã có Tờ trình số 925/TTr-KTQD/QTTB về việc xin điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 1.160 tỉ đồng và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ 2003 - 2010 lên 2003 - 2012 song phía Cục không ủng hộ, không phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng nên nhà trường không thể kí gia hạn hợp đồng, đồng nghĩa với việc Tổng công ty 36 bỏ “tiền tươi thóc thật” rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục cơ sở vật chất, đơn vị quản lí cấp vốn cho dự án đã “quay ngoắt 180 độ” sau khi hứa xử lí giúp nhà thầu về vốn và thủ tục gia hạn hợp đồng trong năm 2011. Tuy nhiên, kết thúc năm 2011, ông Tạo vẫn “đánh võng” nhà thầu, không thực hiện gia hạn hợp đồng. Hơn thế, phần việc mà Tổng Công ty 36 thi công, đầu tư lên tới hàng chục tỉ đồng trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức cũng không được thanh toán. Phần vốn ngân sách bố trí cho dự án có 30 tỉ đồng nhưng ông Tạo chỉ cho Tổng Công ty 36 được 18,3 tỉ đồng, còn 11,7 tỉ đồng ông cho thu về, cấp cho dự án khác. Khi chúng tôi đặt câu hỏi có hay không sự khuất tất của việc làm này thì ông Tạo cho rằng nguyên nhân do Bộ Tài chính, song ông cũng không nhớ đã cấp gần 12 tỉ đồng đó cho dự án nào vì ông “quản lí nhiều dự án quá”. Thật khó chấp nhận người đứng đầu về quản lí vốn của Bộ GD&ĐT lại có phong cách làm việc như vậy.



Sau 9 năm triển khai, tòa tháp đại học vẫn bị “đắp chiếu”, gây lãng phí hàng
trăm tỉ đồng.


Từ đó tới nay, gần 2 năm qua, công trình hoàn toàn bị đình trệ. Sáng 10-6 vừa qua, chúng tôi có mặt tại công trường, chứng kiến một cảnh tượng hoang vắng, ngổn ngang. Hàng chục ô-tô, xe máy của nhà thầu nằm chết dí. Hai cẩu tháp lớn cùng hệ thống trạm trộn bê-tông với nguồn đầu tư nhiều triệu đô-la cũng đứng chơ vơ không hoạt động. Hàng chục công nhân không có việc làm vẫn phải túc trực công trường. Các hệ thống cốt thép, các cáp ứng lực trong tòa nhà do thời gian thi công quá lâu đã bắt đầu hoen gỉ. Các tầng hầm ứ đọng nước lâu ngày có thể làm hỏng kết cấu tường, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Những vấn đề này đều đã được phía Tổng Công ty 36 gửi hàng chục công văn tới Trường Đại học KTQD yêu cầu xử lí nhưng chủ đầu tư hoàn toàn… im lặng.

Trong công văn gần đây nhất gửi nhà trường và ông Bộ trưởng Bộ GD&DT, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp nêu rõ: Nhà thầu đã đầu tư gần 180 tỉ đồng cho dự án nhưng mới được thanh toán 115 tỉ đồng, còn thiếu tới 65 tỉ đồng trong khi phải chịu lãi suất vốn vay và khấu hao máy móc lên tới 3,1 tỉ đồng/tháng. Chỉ riêng hệ thống cáp dự ứng lực để chống động đất phải nhập khẩu 100% với số lượng 120 tấn, theo đúng thiết kế 13 tầng đã lên tới 16 tỉ đồng, nay bị tồn kho 9,6 tỉ… Nhiều cán bộ, giáo viên và sinh viên cũng bức xúc vì một nhà trường chuyên dạy sinh viên quản lí dự án nhưng chính dự án quan trọng nhất của mình thì lại không quản lí được. Ông Giáp cũng yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường do vi phạm Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, không bảo đảm nguồn vốn, không thanh toán nợ. Chỉ tính hai năm “đắp chiếu”, chủ đầu tư sẽ phải bồi thường cho nhà thầu một khoản tiền theo lãi suất ngân hàng và những sửa chữa, khắc phục do công trình bị hư hỏng cũng sẽ ngốn một khoản tiền không nhỏ từ ngân sách Nhà nước. Nếu không xử lí được, tới đây Tổng Công ty 36 sẽ kiện vụ việc ra Tòa án.

Những bất cập của dự án về vốn đã được Thanh tra Chính phủ vào cuộc, kết luận và chỉ rõ từ năm 2010, kiến nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch Đầu tư điều chỉnh lại dự án, xác định phương án vốn hợp lí để đẩy nhanh tiến độ. Kiến nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận nhưng thật lạ lùng, ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất thuộc Bộ GD&ĐT không tiếp thu mà còn “tham mưu… tồi” khi đề xuất một hướng xử lí tòa nhà theo kiểu “đẽo cày giữa đường” và “chữa lợn lành thành… lợn què”, không xây dựng theo thiết kế đã được Thủ tướng phê duyệt mà sẽ “phân kì” tòa nhà thành hai giai đoạn. Theo “sáng kiến” của ông Tạo thì trước mắt, hai tòa tháp sẽ được “úp nóc” tại tầng thứ 7 để đưa vào sử dụng, đợi khi nào có tiền sẽ đầu tư làm tiếp.


Dự án tháp ĐHKTQD vì sao trở thành công trình “đắp chiếu” dang dở với bao hệ lụy gây lãng phí hàng trăm tỉ đồng? Câu trả lời thuộc về chính những người trong cuộc, từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và ông Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD. Từ đây, cũng cho thấy nhiều điều đáng cảnh báo về hiện tượng vừa thiếu tầm nhìn, vừa thiếu trách nhiệm cùng tư duy nhiệm kì của người quản lí đã gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho xã hội nhưng không ai bị “thổi còi”, chịu trách nhiệm…
Trường “đá quả bóng trách nhiệm” cho Bộ


Ông Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị Thiết bị nhà trường nói thẳng: “Trách nhiệm liên quan chính đến Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em thuộc Bộ GD&ĐT. Tòa nhà thiết kế 19 tầng và 13 tầng nhưng giờ tổng đầu tư lên tới ngót nghét 1.400 tỉ đồng, quá lớn nên Bộ không duyệt, cũng không có phương án vốn hợp lí, mỗi năm Bộ chỉ rót ngân sách 30-40 tỉ đồng thì không thể thực hiện được”. Ông Trọng còn nói “mớ bòng bong” xuất phát từ chỗ khi trình dự án để Chính phủ phê duyệt năm 2003, dự án có nêu: “Vốn xây dựng công trình từ ba nguồn: Ngân sách Nhà nước, vốn huy động của nhà trường và các nguồn vốn hợp pháp khác”. Tuy nhiên, tỉ lệ cơ cấu góp vốn bao nhiêu phần trăm ngân sách, bao nhiêu của nhà trường thì không được làm rõ. Sau này, nhà trường cam kết xin góp 10% trên tổng mức đầu tư và đến nay đã góp được… 15,8 tỉ đồng cho công trình. Ông Trọng nhấn mạnh: anh Trần Duy Tạo, Cục Cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em lại “ép” chúng tôi phải thực hiện phương án góp vốn 50% hoặc vay tiền để làm. Bây giờ trường phải tự chủ tài chính cho chi tiêu thường xuyên, nếu chi tới 50% tổng mức đầu tư cho dự án thì có mà “sập tiệm”, có mà “bán cả trường cũng không đủ”. Còn vay tiền để làm thì vừa rồi họp Đảng ủy, Ban Giám hiệu cũng không trả lời được câu hỏi ai đứng ra vay, ai chịu trách nhiệm, lãi suất cao cũng không chịu đựng được”.

Chung quan điểm với ông Trọng, ông Đàm Văn Huệ, Trưởng phòng Tài chính cho rằng: “Nếu cho cơ chế tài chính đặc thù, Thủ tướng cho phép cấp kinh phí trực tiếp cho dự án về nhà trường, không thông qua Bộ GD&ĐT thì mới giải quyết được”.


Tầng hầm bị ngập nước, đang có dấu hiệu hư hỏng.

Nhiều cán bộ liên quan đến dự án đều kêu ca, phàn nàn về kiểu điều hành “xin-cho” nặng nề cũng là nguyên nhân chính khiến công trình bị “đắp chiếu” và gây siêu lãng phí. Một cán bộ cho biết: “Việc không thể kí hợp đồng là do anh Tạo thiếu trách nhiệm. Tại sao ngân sách Bộ rót về có 30 tỉ mà không thanh toán cho nhà thầu phần việc họ đã thực hiện lại mang 13 tỉ đồng rót cho dự án khác một cách vô lí như vậy trong khi chúng tôi đã có tờ trình xin điều chỉnh thời gian rất sớm, để cả chủ đầu tư, nhà thầu phải lao đao, khốn khổ”. Việc công trình đắp chiếu gây thiệt hại thế nào, những kiến nghị tại Lễ kỉ niệm 55 năm đều đã được Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận, quan tâm giải quyết. Thanh tra Chính phủ cũng đã kiến nghị phải điều chỉnh dự án và rót ngân sách cho dự án nhưng rõ ràng ông Trần Duy Tạo đã vô cảm, không làm tròn trách nhiệm, không tiếp thu những chỉ đạo này cũng như không tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Bộ. Hiện nay, ông Tạo cũng rất chậm trễ trong việc cấp ngân sách cho dự án năm 2012”.

“Đẽo cày giữa đường”, “chữa lợn lành thành lợn què”

Từ năm 2009 đến 2011, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp đã gửi 9 công văn yêu cầu chủ đầu tư xử lí vướng mắc nhưng cả 9 lần nhà trường đều không hồi âm. Những kiến nghị gửi trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng chìm vào im lặng. Cực chẳng đã, ngày 28-11-2011, ông Giáp phải làm công văn gửi Đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý đề nghị chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Đích thân Đại tá Nguyễn Đăng Giáp cũng đến gặp, kiến nghị ông Bộ trưởng giải quyết. Ông Luận hứa sẽ giải quyết tình hình công nợ của Tổng Công ty 36 rốt ráo trong năm 2011, nhưng rồi lời hứa ấy cũng bị “gió bay”. Đến khi ông Quý chất vấn trực tiếp bằng văn bản, ông Phạm Vũ Luận mới có động thái chỉ đạo xử lí nhưng phải đến ngày 1-2-2012, Bộ GD&ĐT mới ban hành công văn số 360/BGDĐT-CSVCTBTH trả lời.

Nhưng, dưới sự tham mưu của ông Trần Duy Tạo, các cuộc họp sau đó cũng không khai thông được bế tắc, còn đẩy dự án đi vào tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”. Ngày 9-5-2012, Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc họp với Đại học KTQD do Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì để giải quyết các vướng mắc. Cuộc họp thống nhất dự án sẽ được điều chỉnh lại theo hướng phân kì đầu tư, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ “úp nóc” tòa tháp tại tầng 7 để đưa vào sử dụng, đồng thời lập hồ sơ thiết kế và dự toán điều chỉnh cho từng giai đoạn trình Bộ phê duyệt.

Theo nhiều chuyên gia xây dựng đúng là một kiểu “đẽo cày giữa đường”. Ông Vũ Anh Trọng cho rằng, nó không khả thi và vô cùng lãng phí: “Nếu úp nóc rồi để đưa vào sử dụng sau đó vừa sử dụng, vừa xây dựng là chuyện không thể. Nếu mai sau xây dựng thì toàn bộ hệ thống thang máy, điều hòa, điện nước cùng nhiều hạng mục sẽ phải đập đi hoặc dỡ bỏ, gây lãng phí vô cùng lớn. Chỉ riêng cáp dự ứng lực chống động đất phía nhà thầu phải nhập ngoại, khi thi công luồn từ tầng 1, giờ phân kì không cắt đi được, cũng không bán lại được. Nếu phân kì sẽ phải 2 lần dỡ bỏ, nhập khẩu mới, lãng phí hàng chục tỉ đồng, ai chịu trách nhiệm? Phương án phân kì còn “cực kì dở” ở chỗ phải thiết kế lại, trình phê duyệt lại, riêng phê duyệt một năm chưa chắc đã xong, phải trình lên Thủ tướng Chính phủ, dự án sẽ tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc”. Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng theo ông Trần Duy Tạo, sau này việc dỡ bỏ, đầu tư lại các thiết bị dẫu có tốn hàng chục hay hàng trăm tỉ đồng cũng không quan trọng, vì so với dự án hàng nghìn tỉ đồng thì “hi sinh” đó là nhỏ(!).

Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Lỗi tại nhà trường và tư duy nhiệm kì”

Ông Cục trưởng Trần Duy Tạo đã “đá quả bóng trách nhiệm” sang phía nhà trường. Theo ông, tòa nhà trung tâm Đại học KTQD là câu “chuyện dài nhiều tập”. “Năm 2003, khi được phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư 518 tỉ đồng, từng có nhiều tranh cãi về tính khả thi. Lúc đó tôi mới chuyển về làm Cục trưởng cũng không đồng tình, kiến nghị không nên xây tòa tháp đôi mà nên chia dự án ra hai gói thầu, làm từng tòa tháp một, xong cái nào sử dụng trước cái đó. Có đồng chí lãnh đạo còn kêu tôi “phá” nhưng tôi vốn là dân kiến trúc, dân thiết kế nên bằng cảm giác nghề nghiệp tôi hiểu tiền ở đâu ra mà Trường ĐHKTQD làm tòa nhà lớn thế?”.

Theo ông Tạo, thì cục ông quản lí 72 trường đại học được phân bổ ngân sách mà nguồn vốn này từ năm 2003 tới nay chỉ có 260 tỉ đồng, mỗi năm cấp cho Đại học KTQD 30-40 tỉ đồng là “ưu ái lắm rồi”, Trường ĐHKTQD cần xem xét lại trách nhiệm của mình vì họ hoàn toàn ỷ lại vào bầu sữa ngân sách trong khi khả năng tự chủ là có thể. Trong khi ông Đàm Văn Huệ nói trường đã góp 15,8 tỉ đồng còn ông Tạo khẳng định: Trong 9 năm, theo Thanh tra Chính phủ Trường ĐHKTQD mới chỉ góp vào dự án có 4,8 tỉ đồng. Với một cơ sở đào tạo lớn như ĐHKTQD, chỉ riêng nguồn thu học phí hằng năm đã lên tới hàng trăm tỉ đồng thì họ có thể bỏ ra mỗi năm 30-50 tỉ đồng cho dự án là điều có thể. Ông Tạo dẫn chứng Trường Đại học Ngoại Thương, khi thực hiện một dự án, Bộ chỉ cấp 50 tỉ đồng, nhà trường bỏ ra 50 tỉ đồng. Đại tá Nguyễn Đăng Giáp cũng thừa nhận điều này, bằng chứng là dự án tòa nhà đa năng của Đại học Ngoại Thương cũng do Tổng công ty 36 thi công, Trường bỏ 40% vốn trong tổng số hàng trăm tỉ đồng và đạt tiến độ nhanh chóng, đón Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cắt băng khánh thành, đoạt giải nhất của Bộ Xây dựng cho công trình tiêu biểu. “Nếu Trường ĐHKTQD có một quyết tâm chính trị lớn như Đại học Ngoại Thương thì có lẽ mọi việc đã khác” - ông Giáp nói.

Theo ông Tạo, “nếu nhà trường tập trung nguồn lực cho dự án thì mọi việc không đến nỗi bế tắc. Khi chúng tôi đề nghị thực hiện phương án vay vốn ODA nhưng nhà trường cũng không làm. Anh Nam, Hiệu trưởng nhiều lần hứa sẽ làm việc với ngân hàng vay vốn nhưng không làm. Trong khi đó lại đề xuất phương án mỗi năm được cấp thẳng từ ngân sách 250 tỉ đồng trong vòng 4 năm. Bộ đã báo cáo Thủ tướng nhưng Thủ tướng chưa trả lời”. Ông Tạo cũng nói thẳng vấn đề còn do tư duy nhiệm kì. Dự án trải qua bốn đời Hiệu trưởng và ông Nguyễn Văn Nam khi lên làm Hiệu trưởng đã “thay máu” gần như toàn bộ cán bộ quản lí cốt cán của dự án. Nhiều người theo dõi, quản lí công việc ngay từ đầu thì đã ra đi, người tiếp quản thì sợ trách nhiệm. Việc chậm trễ triển khai phương án vay vốn cũng là do tư duy nhiệm kì, không ai chịu trách nhiệm khi mà Hiệu trưởng Nam cũng sắp hết nhiệm kì. “Đó là chưa kể hiện nay ở Trường ĐHKTQD còn nổi lên hàng loạt vấn đề sai phạm nghiêm trọng trên nhiều mặt, mâu thuẫn nội bộ gay gắt mà báo chí phản ánh trong thời gian qua. Hiện nhà trường đang mải lo giải quyết các sự vụ này, không có ai quan tâm xử lí rốt ráo vụ tháp đôi đại học đâu. Tới đây, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục vào cuộc để làm rõ”.

Điều tra của: Công Minh





- “Đắp chiếu” Tháp đại học gây lãng phí hàng trăm tỉ đồng (LĐ).


. Tháp đại học “đắp chiếu” gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng: (CCB)





-Những sai phạm nghiêm trọng ở Trường ĐHKTQD: Ai chủ mưu lũng đoạn nhà trường?
“Hỏi ra sau mới biết rằng/Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”
(Nguyễn Du)


Một số bạn đọc gửi thư cho Báo Người cao tuổi rất trăn trở, bức xúc về những sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD), trong đó có người viết: “...Nếu lịch sử của Trường ĐHKTQD đang ở giai đoạn đen tối nhất, thì tương lai phát triển của nhà trường lại đang gặp một hiểm họa lớn, đó là sự xuất hiện của Nguyễn Đức Hiển...”. Vậy, Nguyễn Đức Hiển là ai? Con người này như thế nào, mà làm chao đảo cả một trường đại học đứng hàng lớn nhất nước? Để trả lời câu hỏi đó, các phóng viên điều tra Báo Người cao tuổi phải mất nhiều ngày tìm hiểu, xác minh. Những thông tin có được về con người này khiến người ta “ớn lạnh sống lưng”...

Những thủ đoạn leo lên bậc thang danh vọng


Nguyễn Đức Hiển sinh năm 1977. Năm 1999, Hiển tốt nghiệp Đại học Khoa Ngân hàng - Tài chính (NH - TC), Trường ĐHKTQD và xin ở lại khoa làm giáo viên. Biết chuyện, có người can gián với đương kim Trưởng khoa NH - TC lúc bấy giờ rằng: “Không nên nhận cậu này, vì xem ra anh ta có tướng phản chủ và tâm địa không tốt”. Vì vậy, tham vọng ở lại Khoa NH - TC của Hiển không thành, anh ta bèn nộp đơn xin làm chuyên viên Phòng Quản lí khoa học, với sự giúp đỡ của TS Lê Anh Tuấn (hiện là Trưởng phòng Công tác chính trị và Quản lí sinh viên). Đến năm 2001, Nguyễn Đức Hiển lợi dụng sự “ủng hộ” của Hiệu trưởng lúc bấy giờ để chuyển về làm giáo viên Khoa NH - TC. Đầu nhiệm kì 2003 - 2008, Hiển bắt thân với PGS.TS Đào Văn Hùng, Phó Trưởng Khoa NH - TC khi đó. Nhờ ông Hùng là thân tín của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thường, nên Hiển được cất nhắc làm Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng về ngân hàng - tài chính và chứng khoán.

Đúng như lời “tiên tri” khi Hiển xin ở lại Khoa NH - TC, cuối nhiệm kì Hiển đã quay lưng với ông Hùng và ông Thường, ra mặt ủng hộ ông Nguyễn Văn Nam để tính chuyện cho nhiệm kì sau. Tại Hội nghị cán bộ công nhân viên chức của trường cuối năm 2007, Hiển công khai đăng đàn đấu tố nhằm làm mất uy tín của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thường và những người thân cận của ông tại hội trường A, “dọn đường” cho ông Nam lên Hiệu trưởng. Tháng 7 năm 2008, ông Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhiệm kì 2008 - 2013, ông liền bổ nhiệm Hiển làm Phó Trưởng phòng Quản lí khoa học, trong khi anh ta chỉ là Thạc sĩ và mới có 8 năm công tác, khiến các nhà khoa học và CBGV trong trường không khỏi ngỡ ngàng.

Những tưởng vị trí này đã là quá lớn, nhưng tham vọng của Hiển còn lớn hơn nhiều. Thực ra, vị trí mà Hiển nhắm đến là chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, khi ấy do PGS.TS Phạm Ngọc Linh đảm nhiệm. Dư luận cho rằng, trong sự kiện đột ngột cho ông Linh thôi giữ chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, chuyển sang làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế, Nguyễn Đức Hiển trực tiếp soạn thảo quyết định, rồi đưa ông Nam kí. Chính ông Linh cũng khẳng định, quyết định đó không phải do Phòng Tổ chức cán bộ soạn thảo, bản thân ông Linh không biết ai soạn, không được trao đổi trước, mặc dù khi ấy ông đang làm Trưởng phòng. Ngay sau đó, tại cuộc họp Đảng ủy, ông Nam đề xuất ông Hiển vào vị trí Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Một thời gian ngắn sau đó, cũng tại cuộc họp Đảng ủy, ông Nam lại đề xuất bổ sung Hiển vào Đảng ủy, cũng với hình thức giơ tay. Kết quả này sau đó không được Đảng ủy khối các trường Đại học và Cao đẳng Hà Nội thừa nhận, nên lại phải họp Đảng ủy để bỏ phiếu.






Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, ĐHKTQD - Ảnh IT

Vậy là, bằng nhiều thủ đoạn, Hiển nghiễm nhiên trở thành Đảng ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của một trường đại học trọng điểm quốc gia về kinh tế, quản lí và quản trị kinh doanh của Việt Nam. Và cũng từ đó khởi đầu một thời kì đen tối nhất trong lịch sử 56 năm của Trường ĐHKTQD.


Lộng quyền và hống hách



Khi đã có quyền sinh, quyền sát trong tay, Hiển trắng trợn lộng hành, thao túng Hiệu trưởng và vô hiệu hóa Ban Giám hiệu nhà trường. Ngay sau khi nhậm chức, để thể hiện quyền lực, Hiển tham mưu cho ông Nam thực hiện đánh giá cán bộ lãnh đạo toàn trường giữa nhiệm kì, mặc dù Hiệu trưởng mới nhậm chức được hai năm, Hiệu phó được gần hai năm, Trưởng các đơn vị và cán bộ lãnh đạo các đơn vị một năm rưỡi (nhiệm kì năm năm). Trong khi, các đơn vị vừa tổng kết năm học, CBGV đang viết bản tự kiểm điểm cá nhân và bình bầu thi đua để nộp, trường còn chưa họp tổng kết. Điều này cho thấy thực chất của việc “Đánh giá cán bộ lãnh đạo giữa nhiệm kì” có nhiều uẩn khúc.


Không những thế, Hiển còn tham mưu cho Hiệu trưởng “giải tán” Hội đồng trường, do GS.TS Nguyễn Đình Phan làm Chủ tịch, gồm 23 thành viên, trong khi Hội đồng trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có quy chế hoạt động. Cuối năm 2010, GS.TS Nguyễn Đình Phan có đơn xin nghỉ Chủ tịch Hội đồng trường do đến tuổi hưu. Nhẽ ra, nhà trường phải báo cáo Bộ GD và ĐT kiện toàn Hội đồng trường, để Hội đồng tiếp tục hoạt động. Nhưng từ bấy đến nay, Hội đồng trường không nhận được bất cứ thông tin gì về việc giải thể hay tiếp tục duy trì. Song song, Hiển đưa ra chiêu bài “Đổi mới, hội nhập, phát triển”, để bắt đầu cuộc chinh phạt, sắp xếp lại toàn bộ nhà trường, loại bỏ những người không cùng phe cánh. Muốn thay đổi cái gì, đơn vị nào, Hiển thành lập ngay “tổ công tác” do đích thân Hiển làm tổ trưởng, đương nhiên do Hiệu trưởng Nam kí quyết định.


Những việc làm vô lối, bất chấp nguyên tắc đó đã tạo ra làn sóng phản đối từ CBGV. Để nắm thông tin nhằm trừng trị những người “chống phá sự đổi mới, phát triển” của nhà trường, kể cả các Phó Hiệu trưởng, Hiển bố trí nhiều “tai mắt” nghe ngóng, theo dõi, thậm chí áp dụng cả chiêu ghi âm, nghe lén... Điển hình là vụ Hiển cho em họ mình là Nguyễn Trọng Tuấn, chuyên viên mới của Phòng Thanh tra - Khảo thí và Kiểm định chất lượng, lén ghi âm rồi viết đơn tố cáo ông Hà Huy Bình, chuyên viên Phòng Quản trị thiết bị “nói xấu lãnh đạo nhà trường”, lấy cớ kỉ luật ông Bình với hình thức cảnh cáo và hạ bậc lương... nhằm “dằn mặt” những ai có tư tưởng chống đối ông Nam và Hiển.


Khi nắm trong tay gần như toàn bộ quyền hành, Hiển trở nên hống hách, không coi ai ra gì, kể cả các Phó Hiệu trưởng. Tại cuộc họp với CBGV Khoa NH - TC ở G2 nhà 10 vào cuối tháng 12 năm 2011, nội dung thông báo về kế hoạch triển khai quyết định thành lập Viện NH - TC, nhiều ý kiến cho rằng việc thành lập Viện quá đột ngột, không tôn trọng quy trình, không tham khảo ý kiến của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, đề án không thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo... Hiển “hùng biện” ngang nhiên “cả vú lấp miệng em”, “đạp bằng” các ý kiến ngay trong cuộc họp. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, cựu Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính Quốc tế và thị trường chứng khoán, lãnh đạo của Hiển khi anh ta là giáo viên, đồng thời cũng là thầy trực tiếp dạy Hiển khi học đại học, tức tưởi tâm sự: “Khi tôi có ý kiến với Hiệu trưởng, thì Hiển đứng vụt dậy thay mặt Hiệu trưởng để trả lời. Anh ta nói như xối xả vào mặt tôi, khiến nỗi uất ức dồn lên tận cổ họng, nghẹn đắng. Thái độ hỗn hào, xấc xược của Hiển làm tất cả mọi người trong khoa đều bất bình, một số giáo viên trẻ bật khóc…”. (Còn nữa)






Hoàng Kim - Sơn Hùng




Thư của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đề nghị xem xét, xử lí những sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2012

Kính gửi: - Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội,

- Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội,

- Đồng chí Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian gần đây, qua sự phản ánh của quần chúng và theo dõi trên Báo Người cao tuổi đồng thời tôi mới nhận được tài liệu do Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi gửi đến nói về những sai phạm nghiêm trọng của GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng và một số cán bộ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, gây nên bức xúc lớn cho cán bộ, giáo viên, sinh viên nhà trường và dư luận xã hội. Vừa qua, tôi cũng đã có thư gửi đồng chí Phạm Quang Nghị về vấn đề này.

Nhân Kì họp thứ Ba (Quốc hội Khóa XIII) đang thảo luận và thông qua Luật Giáo dục đại học; theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV (Khóa XI) tôi đề nghị các đồng chí cần kiểm tra, xem xét và xử lí ngay nhằm sớm ổn định tình hình nhà trường, tiếp tục làm tốt công tác đào tạo và phát triển.

Gửi đến các đồng chí lời chúc sức khỏe

Lê Khả Phiêu
Xung quanh những sai phạm ở Trường ĐHKTQD: Lật tẩy vụ hối lộ không thành (NCT 22-5-12)
Hai cán bộ, phóng viên Báo Đại đoàn kết liên quan
Tôi với nhà báo Lê Văn Tự vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn vong niên, thân thiết với nhau tựa ruột thịt. Thế nhưng, anh đã mắc sai lầm, trót nhúng chàm nên quay gót đối đầu với tôi. “Cuộc chiến” chống tham nhũng, tiêu cực ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) vô cùng gian nan, phức tạp, khiến tôi tổn hao nhiều tâm sức. Tôi đã khuyên anh đừng dính vào, vậy mà anh vẫn cố tình làm chuyện tiếp tay cho nhóm tiêu cực, đem tiền đến hối lộ Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa. Tâm sáng, lòng trong, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa kiên quyết chối từ, làm rõ hành vi hối lộ của nhóm người này. Sự việc vỡ lở, anh đã không hối cải, còn quay lưng lại với tôi, trong khi tôi bằng mọi cố gắng để cứu anh, buộc tôi phải đặt bút viết những dòng chữ chất chứa đầy nỗi đau. Trong “cuộc chiến” này, tôi tin rằng sự thật, công lí sẽ thắng, nhưng mất mát đối với tôi lại quá lớn. Là “người lính” tiên phong trên “mặt trận chống tham nhũng”, tôi chấp nhận hi sinh...





Buổi tối “định mệnh”

“Cuộc chiến” trên Báo Người cao tuổi chống những tiêu cực do nhóm người ở Trường ĐHKTQD: Ông Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng; ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; ông Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị thiết bị... gây ra, bắt đầu từ đầu tháng 3-2012, đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong bối cảnh đó, nhà báo Lê Văn Tự, phóng viên Báo Đại đoàn kết, với vai trò “thuyết khách” đã can thiệp vào. Tối 12-5-2012 (thứ bảy), ông Lê Văn Tự nhờ ông Bùi Ngọc Lâm đưa đến nhà riêng Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa. Cuộc “viếng thăm” này không đơn thuần về tình cảm, mà mục đích của ông Lê Văn Tự là chuyển đến Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa Công văn số 494/CV-ĐHKTQD ngày 11-5-2012, đồng thời chuyển phong bì tiền đến nhà Tổng Biên tập, hòng đề nghị Báo Người cao tuổi dừng đăng những thông tin về sai phạm của trường ĐHKTQD.

Sau khi đưa công văn cho Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa, ông Tự lén lút trao phong bì tiền cho bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Hoa. Bà Chiến khăng khăng không nhận, ông Tự lợi dụng sơ hở lén để phong bì tiền vào giá sách trong phòng làm việc của Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa tại nhà riêng, rồi vội cáo từ ra về. Sau khi khách về, bà Chiến gọi Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa vào, chỉ chỗ ông Tự để lại phong bì. Tâm sáng, lòng trong, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa quyết làm rõ ai là chủ mưu việc đưa tiền hối lộ này. 
 Nhà báo Lê Văn Tự.                    Ông Nguyễn Xuân Huy.         Ông Nguyễn Đức Hiển.
Cuộc làm việc được tổ chức hồi 15 giờ ngày 14-5-2012 tại trụ sở Báo Người cao tuổi, 12 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Thành phần gồm có: GS.TS Phan Công Nghĩa, Hiệu phó; ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng TCCB Trường ĐHKTQD và nhà báo Lê Văn Tự. Phía Báo Người cao tuổi, ngoài Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa, có Phó Tổng Biên tập Nguyễn Duy Quyền; nhà báo Thanh Cao, Trưởng phòng Phóng viên và tôi (phóng viên Hoàng Linh). Tại cuộc làm việc, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa công bố việc nhà báo Lê Văn Tự đến nhà riêng của ông để lại phong bì tiền. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, ông Tự đã phải thú nhận và chộp lại phong bì nhét túi quần rồi kí vào biên bản. Theo ông Tự trình bày, phong bì này là do ông Hiển đưa cho ông, nhờ đem đến nhà Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa. Mặc dù ông Hiển bai bải chối cãi, nhưng ai cũng hiểu một lô-gíc rằng, ông Tự không thể bỏ tiền túi của mình ra làm việc ấy được. Sự việc vỡ lở, ông Tự không những không nghe lời khuyên can, mà sau đó còn mạt sát xúc phạm Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa trước mặt tôi và xúc phạm tôi.

Sự thật bị phơi bày

Lẽ đương nhiên, nhà báo Lê Văn Tự chẳng có quan hệ gì với ông Nguyễn Đức Hiển, mà phải qua một trung gian giới thiệu. Qua quá trình đấu tranh, ông Tự phải thừa nhận, người đứng trung gian giới thiệu ông Tự với ông Hiển là ông Nguyễn Xuân Huy, sinh năm 1961, Trưởng phòng Phát hành Báo Đại đoàn kết. Ông Huy là người thân thiết với nhóm ông Nam, ông Hiển, ông Trọng... thường đến Trường ĐHKTQD kiêm giảng tại Khoa Khoa học quản lí. Ông Huy từng “chém gió” với cán bộ, giáo viên trong trường rằng, ông ta là người của Cục Báo chí xuất bản.
Kịch bản như sau: Ông Huy dẫn ông Hiển đến gặp ông Tự, nhờ ông Tự tìm cách ngăn Báo Người cao tuổi tiếp tục đăng bài chống tiêu cực ở Trường ĐHKTQD. Ông Tự nhiều lần nói với Tổng Biên tập: “Ba lần thằng Hiển nó vào Hà Đông gặp em, nhờ…”. Nể ông Huy là “lãnh đạo” ở Báo Đại đoàn kết, ông Tự nhận lời, dẫn đến việc ông Tự từng đề cập vấn đề đó với tôi, nhưng tôi khuyên ông không nên can thiệp vào. Từ đó ông Tự không hỏi tôi nữa, mà tìm cách gặp thẳng Tổng Biên tập. Lẽ đương nhiên, ông Tự không thể cất công đi làm không cho nhóm ông Hiển, mà chắc chắn phải có tiền thì ông mới làm. Dư luận cho rằng, mục đích của họ không đơn thuần đưa tiền hối lộ, mà chủ đích cao nhất là đưa Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa vào tròng. Nếu ông Hoa không phát hiện ra, hoặc bỏ qua chuyện cái phong bì tiền, thì kịch bản tiếp theo sẽ là những khoản tiền lớn hơn được chuyển đến. Và... đến lúc đó thì chuyện gì tiếp theo nữa có trời mà biết, có thể sẽ là một vụ tố cáo ngược, nhằm mục đích xóa nhòa tất cả những gì Báo Người cao tuổi đã nêu trong 15 kì, hoặc chí ít thì Báo cũng buộc phải dừng lại.
Biên bản này GS TS Phan Công Nghĩa và nhà báo Lê Tự đã kí thừa nhận trường ĐH KTQD dùng tiền hối lộ.


Ai đến đón ông Lê Văn Tự?

Lại nói về buổi tối 12-5-2012, sau khi từ nhà riêng Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa ra, ông Bùi Ngọc Lâm chở ông Lê Văn Tự đến nhà bạn mình là bà Lê Thị Bích Liên, ở số nhà 248 (quán thịt vịt) phố Vũ Hữu, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Có lẽ do hợp đồng từ trước, đúng 22 giờ, hai người đàn ông, được các nhân chứng xác định là ông Hiển và ông Huy đánh xe ô-tô đến. Họ ngồi chơi chừng năm phút, thì cả ba người: Ông Tự, ông Hiển, ông Huy lên xe ô-tô đi đâu trong đêm không rõ. Như vậy, đây là bằng chứng không thể chối cãi việc ông Nguyễn Đức Hiển là chủ mưu trong việc này, ông Huy với vai trò môi giới ông Hiển với ông Tự trực tiếp thực hiện việc mang phong bì tiền hối lộ đến nhà Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa.
Vậy mà trước mặt tôi, ông Lê Văn Tự còn lớn giọng đe dọa: “Sẽ viết đơn tố cáo Kim Quốc Hoa gửi đi các báo, gửi đăng trên các trang blog cá nhân cho cả thế giới biết chuyện; rằng sẽ tập hợp một đội ngũ luật sư để chiến đấu đến cùng với Kim Quốc Hoa...”. Ông Tự còn nói lớn: “Thằng Huy nó bảo trong phong bì chỉ có 500.000 đồng, ông Hoa nhét thêm 9 triệu rưỡi nữa để gài bẫy, vu khống cho bọn trường KTQD và làm hại Lê Tự...”. Như vậy, ông Tự có thêm tội vu khống. Ra thế, đến khi “vỡ trận” rồi, thì nhóm người này chỉ tập trung đổ lỗi cho nhau, bịa ra những điều vô lối. Hơn nữa, chính ông Tự, trong cuộc làm việc chiều 14-5-2012 đã nhanh tay giật lấy phong bì tiền, đút ngay vào túi quần rồi kí ngay vào biên bản, sao lúc đó không cãi là chỉ có 500.000 đồng?
Tới đây, vụ việc sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ, ai có vai trò đến đâu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đến đó. Đây cũng là bài học cho những ai theo đuổi nghề báo, một nghề đầy gian nan, thử thách.
Hoàng Linh
Tại trường đại học kinh tế quốc dân
Trò lươn lẹo của ông Nguyễn Đức Hiển và danh sách sinh viên ĐHTB chuyển về Hà Nội
Lợi dụng buổi làm việc giữa Báo Người cao tuổi và Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với sự chủ trì của Cục Báo chí chiều ngày 13-4-2012, ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ nhiều lần tuyên bố ở trong trường: “Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã nhận trách nhiệm, có thể có sai sót trong việc duyệt và đăng bài. Ngày 17-4-2012, trong cuộc giao ban báo chí ở Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Báo chí đã đưa vấn đề này ra để các báo biết về nội dung làm việc ngày 13-4 giữa lãnh đạo nhà trường và Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi. Đây là trò lươn lẹo, xảo trá của ông Nguyễn Đức Hiển, bịa đặt những thông tin không có thật để “lòe” dư luận. Rất may, buổi làm việc ngày 13-4-2012 tại Cục Báo chí đã được phóng viên Báo Người cao tuổi ghi âm đầy đủ. Cuộc giao ban báo chí ngày 17-4-2012 đích thân Tổng biên tập Kim Quốc Hoa đi dự, không hề có nội dung Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Báo chí thông tin như ông Hiển đã bịa đặt. Tại buổi làm việc ngày 14-5-2012 ở Báo Người cao tuổi, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa cũng cảnh cáo ông Nguyễn Đức Hiển về việc này, ông Hiển đã phải cúi đầu, tím mặt không nói được gì.
Liên quan đến bài báo: “Sự “sáng tạo” tai hại của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam?” số 58 (1063) ra ngày 16-5-2012, sau khi Báo đăng, nhiều bạn đọc gọi điện, có người trực tiếp đến Tòa soạn thắc mắc thực hư về thông tin: Ông Nam cho chuyển một loạt sinh viên nguyện vọng 2 từ trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) về trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Để rộng đường dư luận, Báo Người cao tuổi đăng danh sách sinh viên các khóa: K50, K51, K52 được chuyển từ Sơn La về Hà Nội, mà qua quá trình điều tra, nhóm phóng viên đã thu thập được tại trường ĐH Tây Bắc:
Danh sách các sinh viên đã chuyển từ Sơn La về ĐHKTQD các khóa đào tạo Tài chính - Ngân hàng:
K50: 1. Cầm Thanh Nhã - TP Sơn La, tỉnh Sơn La; 2. Phan Thanh Thanh Chúc – Ba Đình, Hà Nội; 3. Đoàn Mạnh Cường – Gia Lâm, Hà Nội; 4. Phạm Trà My – Hoàn Kiếm, Hà Nội; 5. Lê Thị Tuyết Mai – TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; 6. Trương Thùy Trang, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; 7. Nguyễn Mạnh Tùng – TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; 8. Nguyễn Thị Hiên – Kinh Môn, Hải Dương; 9. Nguyễn Thị Hồng Nga – Tứ Kỳ, Hải Dương; 10. Vũ Thu Phương – TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
K51: 1. Hoàng Cẩm Anh – Đống Đa, Hà Nội; 2. Nguyễn Hồng Anh – Đống Đa, Hà Nội; 3. Nguyễn Trọng Linh – Thanh Xuân, Hà Nội; 4. Phạm Cao Minh – Hoàng Mai, Hà Nội; 5. Nguyễn Xuân Nhật – Hoàng Mai, Hà Nội; 6. Đặng Thu Thủy – Long Biên, Hà Nội; 7. Nguyễn Ngọc Đức – Hai Bà Trưng, Hà Nội; 8. Đỗ Thị Kim Dung – Ninh Giang, Hải Dương; 9. Nguyễn Thị Thu Hương – Nam Sách, Hải Dương; 10. Đỗ Quang Điệp – TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; 11. Vũ Đức Thường – Móng Cái, Quảng Ninh; 12. Đinh Văn Hải – TP Sơn La, tỉnh Sơn La; 13. Nguyễn Quang Hưng – Mộc Châu, Sơn La; 14. Tô Quỳnh Trang – TP Sơn La, tỉnh Sơn La; 15. Phạm Quốc Hưng – TP Sơn La, tỉnh Sơn La; 16. Trần Ngọc Hiếu – Xuân Trường, Nam Định; 17. Phạm Thùy Ninh – Hưng Hà, Thái Bình; 18. Vũ Mạnh Tuấn – Kim Sơn, Ninh Bình; 19. Trịnh Khắc Quang – Thọ Xuân, Thanh Hóa; 20. Đoàn Thị Thảo Vân – Thạch An, Cao Bằng.
Đây là một trong số hàng loạt bảng điểm của sinh viên, được ghi môn Kinh doanh quốc tế và Khu vực song thực chất, sinh viên lại học môn Giao dịch và đàm phán kinh doanh.



K52 (có tên trong danh sách kèm theo QĐ số 725/QĐ-HĐTS-ĐHTB và số 726/QĐ-HĐTS-ĐHTB, công nhận thí sinh trúng tuyển): 1. Trần Bích Ngọc – Thanh Trì, Hà Nội; 2. Phạm Đình Sơn – Đan Phượng, Hà Nội; 3. Nguyễn Thị Thu Trang – Thanh Xuân, Hà Nội; 4. Phạm Thị Phương Trà – Đống Đa, Hà Nội; 5. Nguyễn Nữ Thùy Dung – TP Vinh, Nghệ An; 6. Nguyễn Thị Thanh Lam – Đức Thọ, Hà Tĩnh; 7. Nguyễn Thị Huyền Trang – TP Đà Lạt, Lâm Đồng; 8. Bùi Huy Tùng – TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; 9. Nghiêm Tuấn Anh – TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; 10. Nguyễn Thanh Tâm – TP Hạ Long, tỉnh Hạ Long;
K52 (không có tên trong danh sách kèm theo QĐ số 725/QĐ-HĐTS-ĐHTB và số 726/QĐ-HĐTS-ĐHTB, công nhận thí sinh trúng tuyển): 11. Vũ Hồng Anh – Vĩnh Phúc; 12. Nguyễn Tuấn Anh – Nam Định; 13. Phạm Hoàng Đức – Hà Nội; 14. Bùi Việt Hồng – Hải Phòng; 15. Nguyễn Phương Lâm, Hà Nội; 16. Hoàng Thị Ngọc – Nam Định; 17. Vũ Công Văn – Hòa Bình; 18. Nguyễn Hoàng Giang – Hà Nội; 19. Nguyễn Thái Quang – Hà Nội; 20. Vương Thanh Bình – Hải Dương; 21. Bùi Duy Tùng – Hà Nội; 22. Nguyễn Quốc Cường – Hà Nội; 23. Nguyễn Kiều Duyên – chuyển thẳng từ đầu năm học.

-“Nội dung lời phát biểu” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (19/04)
Báo Người cao tuổi từ số 28 (1033) ngày 7-3-2012 đến số 45 (1050) ngày 14-4-2012 đã đăng bài điều tra có nhan đề: "Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ông Hiệu trưởng độc đoán khiến nhiều người “dứt áo ra đi”, "Thêm nhiều sai phạm ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân"... được dư luận xã hội, đặc biệt giới cựu giáo chức, nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân trân trọng đón đọc, thừa nhận thực tế khách quan hiện tại của nhà trường từng có bề dày lịch sử vẻ vang 56 năm, từng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.


Tuy nhiên, Báo Người cao tuổi cũng nhận được những phản ứng gay gắt của một số cán bộ nhà trường, gửi cho Báo công văn kèm nội dung phản hồi mang tính chất phê phán Báo, thanh minh cho những việc làm "đúng đắn" của mình. Trên tinh thần cầu thị và thông tin hai chiều, Báo Người cao tuổi trân trọng giới thiệu với bạn đọc (tham khảo) “nội dung lời phát biểu”) của trường Đại học KTQD dưới đây:

Sau khi các số báo trên đưa tin, Trường đã thành lập Tổ công tác bao gồm các thành viên đại diện Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân và các đơn vị có liên quan tiến hành xác minh, làm rõ.

Để giúp dư luận có thông tin chính xác, Trường Đại học KTQD xin thông tin chính thức phát biểu của Nhà trường về các vấn đề Báo đã đưa tin...

1. Thông tin về dự án của Trường và về việc nhận tiền

Bài báo số 37 cho rằng “Dự án thiết bị phòng sạch do hãng Simen của Đức tài trợ cho Trường Đại học KTQD với kinh phí khoảng 3 triệu USD được triển khai năm 2010, một doanh nghiệp ở Hà Nội được chỉ định cung cấp toàn bộ trang thiết bị cho Dự án. Theo giải thích, đây là dự án xây dựng phòng thí nghiệm, với các trang thiết bị làm sạch, vô trùng” và “Để bôi trơn, từ số TK 12110000109652 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN chi nhánh Hai Bà Trưng đã chuyển vào Tài khoản cá nhân của ông Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng là 300.000 USD”. Đây là các thông tin hoàn toàn bịa đặt vì:

- Trường Đại học KTQD chưa bao giờ có Dự án nào về trang thiết bị làm sạch và vô trùng do hãng Simen (Đức) tài trợ với các thông tin như bài báo nêu;

- Trường và đại diện PA83 - Công an Thành phố Hà Nội đã làm việc với Chủ tài khoản như báo nêu. Theo sao kê giao dịch của tài khoản, đây là tài khoản VNĐ với số dư rất ít, tài khoản này không được phép nhận và chuyển bằng ngoại tệ và tài khoản này chưa bao giờ có các giao dịch như báo nêu.

2. Thông tin về Dự án Nhà D2 của Trường

Bài báo số 37 đã thông tin không đúng sự thật về Dự án Nhà giảng đường 5 tầng D2 của Trường vì Dự án này đã được nghiệm thu từ năm 2010 và có kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ngày 10-8-2011. Năm 2010, trước một số dư luận liên quan đến Dự án Nhà D2, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra và có kết luận không có sự việc trên. Tổ công tác của trường cũng đã làm việc với đơn vị thi công, rà soát lại hồ sơ lưu tại chi bộ Phòng QT-TB và khẳng định không có sự việc như Báo đã đưa tin.

3. Thông tin về việc góp vốn

Bài báo số 37 và số 38 đã hoàn toàn bịa đặt về việc góp vốn tại Gara ô-tô Newway vì căn cứ vào Giấy đăng kí chứng nhận kinh doanh của Công ty cổ phần ô-tô con đường mới (AutoNewway) số 0104509257 cấp ngày 4-3-2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và các hồ sơ liên quan (Trường cũng đã mời PA83 - Công an Thành phố Hà Nội đi cùng để xác minh) cho thấy:

- Gara ô-tô Newway chỉ là nơi vợ ông Trọng làm việc;

- Bản thân ông Vũ Anh Trọng không tham gia góp vốn và điều hành Gara ô-tô này.

- Bản thân ông Nguyễn Đức Hiển, ông Nguyễn Văn Nam cũng như người nhà của ông Hiển và ông Nam chưa bao giờ góp vốn hay tham gia điều hành Gara ô-tô này.

- Gara ô-tô này không là nơi độc quyền sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng ô-tô của Trường Đại học KTQD. Các quan hệ nếu phát sinh của Gara này với Nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Trường (năm 2011, tổng số tiền sửa chữa, bảo dưỡng ô-tô của Trường tại Gara này là khoảng 200 triệu đồng). Quan hệ giữa Gara ô-tô này với các cá nhân cán bộ, giảng viên là quan hệ dân sự thông thường, không liên quan gì đến Nhà trường.

- Trường không có ai tên là Nguyễn Văn Tân, cán bộ Phòng QT-TB hiện đang làm việc tại Gara ô-tô này.

- Con trai Đ/c Hiệu trưởng chưa bao giờ làm việc cũng như có liên quan đến Gara ô-tô này.

4. Thông tin về công tác quản lí tài chính của trường

Báo nêu “…việc thu chi tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề ra “quy chế thu chi nội bộ”, không qua hệ thống sổ sách kế toán theo quy định của Luật Tài chính, mà chỉ ghi sổ theo kiểu lập quỹ đen, thu chi hai sổ. Có lẽ vì thế, nên đã có nhiều đơn thư phản ánh về việc thu chi như đã nêu ở trên là có cơ sở(!)...” là không đúng sự thật và không hiểu về nguyên tắc quản lí tài chính vì việc xây dựng Quy chế thu chi nội bộ của Trường Đại học KTQD là thực hiện theo quy định của Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25-4-2006 của Chính phủ...

(Xem tiếp số 49 (1054)ra ngày 25-4-2012)



-“Nội dung lời phát biểu” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Tiếp theo kì trước số 47 (1052)...)  (24/04)

5. Thông tin về công tác tổ chức cán bộ của Trường

Bài báo số 28 đã đưa tin không đúng về việc điều động, bổ nhiệm đ/c Phạm Ngọc Linh từ Trưởng phòng TCCB sang làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển vì trước khi ban hành quyết định, Hiệu trưởng đều thông qua Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Giám hiệu (với đa số Đảng ủy viên theo quy định). Lí do điều động đã được Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu, Ban Thường vụ Đảng ủy phân tích kĩ là để đáp ứng yêu cầu công việc và phù hợp với năng lực của cán bộ. Đ/c Linh sau khi được điều động vẫn được giữ hệ số chức vụ tương đương cấp trưởng đơn vị như cũ là 0,5 theo quy định. Thực tế các công việc sau này của trường đã chứng minh việc điều chuyển cán bộ của trường là đúng, phù hợp với năng lực của cán bộ.
Về việc này, Đảng ủy Khối và Bộ GD&ĐT đã làm việc với Trường. Bản thân đ/c Linh khi làm việc với các cơ quan cấp trên về vấn đề này, thậm chí khi làm việc với Tổ xác minh của trường ngày 8-3-2012 (sau khi báo đăng tin), đ/c Linh cho biết bản thân không băn khoăn hay thắc mắc gì về quy trình và quyết định luân chuyển của Hiệu trưởng.
Đồng thời, bài báo số 28 đã đưa tin không đúng về việc Trường đề nghị bổ sung thêm Phó Hiệu trưởng vì cho đến nay, Đảng ủy và Hiệu trưởng chưa có bất kì văn bản nào đề xuất Bộ GD&ĐT bổ nhiệm thêm Phó Hiệu trưởng.
Việc bổ nhiệm mới Trưởng phòng TCCB và Trưởng phòng QT-TB được Đảng ủy thảo luận kĩ và cho ý kiến trước khi Hiệu trưởng quyết định.
Bài báo số 28 đã thông tin không đúng về việc điều chuyển công tác một số cán bộ quản lí của trường là do yêu cầu công việc, được Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy thảo luận và bỏ phiếu thông qua đề xuất của Hiệu trưởng trước khi quyết định.
Bài báo số 28 cho rằng thậm chí có một số cán bộ do quá bức xúc nên từ chức vì hai đồng chí Phó Trưởng khoa tự nguyện làm đơn xin thôi giữ chức là để Khoa tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ trẻ vì cả 2 đồng chí Trưởng khoa và Phó Trưởng khoa, các Trưởng Bộ môn đều hết tuổi quản lí khi kết thúc nhiệm kì Hiệu trưởng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng hụt hẫng về nhân sự. Việc làm của hai đ/c nguyên Phó Trưởng Khoa được đơn vị và trường đánh giá cao. Trước khi quyết định, Hiệu trưởng đã thông qua Ban Thường vụ Đảng ủy theo đúng quy định.
6. Thông tin về việc chuyển công tác của các cán bộ, giảng viên trong trường
Bài báo số 28 cho rằng “do không khí trong trường ngày càng ngột ngạt nên cán bộ trong trường có năng lực, có tâm huyết chuyển đi” là không đúng vì không khí làm việc trong trường là tích cực, hoạt động của Nhà trường dần đi vào nề nếp và chuyên nghiệp hơn. Việc cán bộ của trường chuyển công tác sang cơ quan khác và cán bộ các cơ quan khác chuyển về trường là điều bình thường trong bối cảnh hiện nay. Trước đây, nhiều cán bộ của trường chuyển công tác ra bên ngoài đã từng giữ các cương vị lãnh đạo các Bộ, Ban ngành TW. Vì vậy, quan điểm của Nhà trường cho phép cán bộ chuyển công tác sang đơn vị khác nếu như việc chuyển công tác tạo điều kiện cho cán bộ phát triển hơn. Việc chuyển công tác là nguyện vọng của các cá nhân, thực hiện theo đúng quy trình và tất cả các trường hợp chuyển công tác do tác giả bài báo số 28 nêu đều phát triển hơn về vị trí và chế độ đãi ngộ so với vị trí cũ tại trường, nhiều đồng chí trở thành lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc các Bộ ngành TW, Hiệu trưởng và Trưởng Khoa các trường đại học khác. Các cán bộ đó là niềm vinh dự và tự hào của Trường Đại học KTQD.
Bên cạnh đó, trong gần hai năm qua, Trường cũng đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút trên 30 Tiến sĩ, Thạc sĩ, được đào tạo tại nước ngoài về trường công tác. Từ ngày 7-3 đến ngày 9-3, Tổ công tác của trường đã làm việc với hầu hết các đương sự chuyển công tác và đều nhận được trả lời khẳng định lại việc chuyển công tác của các cá nhân là tự nguyện và không có thắc mắc hay khiếu nại gì với báo chí. Hầu hết các cá nhân chuyển công tác vẫn đang cộng tác kiêm giảng, thỉnh giảng và phối hợp nghiên cứu với Trường.
7. Thông tin về quy chế, lề lối làm việc của Trường Đại học KTQD.
Việc tác giả bài báo số 28 cho rằng đ/c Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy vô hiệu hóa Đảng ủy và các phòng ban của Nhà trường và việc lấy ý kiến của Đảng ủy cho “có chuyện” là không đúng vì sau khi kiện toàn về nhân sự, Trường Đại học KTQD đã ban hành Bộ quy định tổ chức và quản lí của trường gồm 85 văn bản quản lí toàn diện các hoạt động của trường, góp phần đưa hoạt động Nhà trường chuẩn hóa và nề nếp, chuyên nghiệp hơn. Trường cũng đã phân công rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Ban Giám hiệu cho đến các đơn vị để đảm bảo công khai, minh bạch. Việc bài báo cho rằng, đối với các công việc của trường, Hiệu trưởng không bàn bạc gì với các Phó Hiệu trưởng mà chỉ bàn bạc với “bộ hạ” của Hiệu trưởng là không đúng sự thật vì các công việc chung của trường đều được bàn bạc công khai. Hằng tuần, BGH đều họp để bàn triển khai công việc. Trường thực hiện điều hành công việc theo Quy chế làm việc của trường và Quy chế thực hiện dân chủ đã ban hành đảm bảo dân chủ, công khai.
8. Thông tin về việc Trường điều chuyển công tác bà Nguyễn Thị Thế Anh.
Bài báo số 29 đã thông tin không đúng về việc Trường điều chuyển công tác bà Nguyễn Thị Thế Anh vì Trường thực hiện việc điều động bà Thế Anh theo đúng quy định, có lí do chính đáng và phù hợp với chuyên môn, ngạch bậc của bà Thế Anh...
(Còn nữa)

“Nội dung lời phát biểu” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Tiếp theo kì trước và hết)  (26/04)

9. Thông tin về việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính và việc Hiệu trưởng kiêm nhiệm Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính

Bài báo số 28 đã thông tin về việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính vì việc thành lập và đổi tên các đơn vị sang mô hình Viện (School) có tư cách pháp nhân là chủ trương được Đảng ủy đề ra trong nhiệm kì và thực hiện theo đúng quy định. Mô hình Viện trực thuộc trường được quy định tại Điều 32 của Điều lệ trường đại học và thuộc thẩm quyền thành lập của Hiệu trưởng. Việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính trên cơ sở chuyển đổi mô hình Khoa Ngân hàng - Tài chính được Hiệu trưởng thông qua Đảng ủy. Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết số 161-NQ/ĐU ngày 19-12-2011 thông qua Đề án và nhân sự của Viện Ngân hàng - Tài chính. Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của của chi bộ, Đảng bộ, việc xem xét quyết định chủ trương thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính thuộc thẩm quyền của Đảng ủy Trường Đại học KTQD chứ không phải của Chi bộ Khoa Ngân hàng - Tài chính. Đảng ủy đã thảo luận công khai và bỏ phiếu kín về chủ trương này với tỷ lệ 100% nhất trí (có cả phiếu của đ/c Hoàng Xuân Quế, Trưởng khoa NH-TC). Thẩm quyền kí quyết định thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính là Hiệu trưởng sau khi thông qua Đảng ủy, không cần sự phê duyệt của cơ quan cấp trên. Điều này quy định tại Điều 36 Điều lệ trường đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Văn bản số 197/BGDĐT-TCCB ngày 13-1-2012 khẳng định về việc này khi trường đề nghị tạo điều kiện khắc dấu cho Viện Ngân hàng - Tài chính.
Việc Đảng ủy thông qua đề xuất cử GS.TS. Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng kiêm nhiệm Viện trưởng Viện NH-TC đã được thảo luận kĩ. Đảng ủy đã bỏ phiếu kín thông qua với tỉ lệ tán thành 100% về đề xuất nhân sự này. Việc này là vì công việc chung của Nhà trường và vì sự phát triển của Viện Ngân hàng - Tài chính trong bối cảnh hiện nay (nơi trước đây đ/c Hiệu trưởng đã từng là Trưởng khoa). Trường Đại học KTQD trân trọng và ghi nhận điều đó...
10. Thông tin về quan hệ giữa các cán bộ trong trường
Bài báo số 37 và số 38 đã bịa đặt về việc một số cán bộ đã mua nhà, mua xe cho ông Nguyễn Văn Nam.
11. Thông tin về việc nhận tiền xin việc
Bài báo số 38 đã thông tin về việc bà Phạm Thị Hoa vu khống cán bộ của trường nhận hối lộ khi xin việc vì việc này sau khi Trường và bản thân đ/c Trưởng phòng TCCB đề nghị, cơ quan Công an đã vào cuộc tiến hành điều tra, xác minh. Ngày 14-2-2012, Trường đã nhận được Văn bản số 09/CAĐT trả lời kết quả xác minh của Công an phường Đồng Tâm là không có căn cứ xác định việc nhận tiền và bà Hoa đã không hợp tác với cơ quan công an. Công an phường Đồng Tâm đã chuyển hồ sơ lên Công an quận Hai Bà Trưng tổ chức điều tra làm rõ.
12. Thông tin về việc kỉ luật viên chức
Bài báo số 29 thông tin về việc Trường xử lí kỉ luật viên chức vì việc xử lí kỉ luật ông Hà Huy Bình được Hội đồng kỉ luật trường xử lí theo đúng quy định của pháp luật. Băng ghi âm đã được Viện Khoa học Kĩ thuật Hình sự Bộ Công an giám định và có kết luận, bản thân ông Bình đã viết bản kiểm điểm thừa nhận vi phạm.
13. Thông tin về các dự án xây dựng cơ sở vật chất của trường
Theo báo số ra ngày 5-4-2012 viết “ hai dãy nhà B2 là nhà cấp 4, song suất đầu tư lại quá lớn so với quy mô công trình, theo phản ánh là trên 3 tỉ đồng”. Phản ánh trên là không đúng vì theo Quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT số 8182/QĐ-BGDĐT ngày 12-11-2009 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng và Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật số 2162/QĐ-BGDĐT ngày 31-5-2010 thì dự án không chỉ có hai dãy nhà mà còn xây dựng nhà căng tin, tạp hoá, khu WC, phòng bảo vệ, giáo viên, hệ thống hạ tầng sân bê tông, thoát nước. Theo hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công, móng nhà B2 không sâu 2m như Báo nêu.
Ngoài ra, công trình nhà B2 là do Công ty Xây dựng Pro5 thi công chứ không phải Công ty do ông Cường (em ông Nam - Hiệu trưởng) thi công. Bài báo cũng cho rằng “Về nguyên tắc, công trình từ 2 tỉ đồng trở lên phải tổ chức đấu thầu, nhưng một Cty mới thành lập chưa có năng lực lại được chỉ định thầu là trái với Luật Đấu thầu”. Phản ánh này là không đúng vì theo Nghị định 85/2009/NĐ ngày 15-10-2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu thì các công trình thi công xây dựng có giá trị trên 5 tỉ mới phải tổ chức đấu thầu. Hiện nay, công trình Nhà B2 đã được kiểm toán và có kết luận tại Báo cáo kiểm toán quyết toán công trình ngày 27-10-2011.
Về dự án xây dựng thang máy, bài báo viết “hạng mục lắp đặt thang máy cũng hé lộ nhiều dấu hiệu tiêu cực. Ban đầu khi lập dự toán là lắp thang hiệu Mitsubishi, giá thị trường thời điểm đó là 800 triệu đồng. Thế nhưng, sau đó lại cho nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về, chủng loại không có trên thị trường Việt Nam. Do đó, giá nhập bao nhiêu, không ai được biết” là không đúng vì thang máy sử dụng nhãn hiệu SANYO được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường Việt Nam và giá thang máy đã được đơn vị thẩm định giá của Bộ Tài chính thẩm định và gửi chứng thư cho trường. Đồng thời giá trị đã được Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt theo Quyết định số 2162/QĐ-BGDĐT ngày 31-5-2010. Việc phản ánh rút ruột công trình là suy diễn vì đơn vị thi công thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, các giai đoạn đều được tư vấn giám sát và kĩ thuật A nghiệm thu.
Việc bài báo cho rằng: “về việc nhà trường cho cải tạo tầng 2 Nhà văn hóa… bảy bộ cửa toàn bằng gỗ lim và gỗ dổi còn rất tốt, làm theo mẫu cửa pa-nô, trên có lắp kính bị dỡ ra mang đi đâu không rõ. Nhiều người nói, loạt cửa này được mang đến để lắp tại nhà ở mới của ông Nam”. Phản ánh này là không đúng vì các cửa gỗ khi cải tạo tầng 2 nhà văn hoá đã được nhập vào kho của nhà trường theo đúng quy định, có biên bản và hiện nay các cửa này vẫn đang nằm tại kho của trường.
14. Thông tin về hoạt động của Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ đào tạo
Siêu thị Thực hành nghề nghiệp NEU-Mart được Nhà trường cho phép xây dựng và cải tạo từ khu đất đã bỏ không từ nhiều năm nay. Mô hình này được nhiều trường đại học đánh giá cao và được phản ánh tích cực trên các cơ quan thông tin đại chúng. Toàn bộ công tác quản lí và phục vụ tại NEU-Mart được thực hiện bởi CBNV Trung tâm và sinh viên tham gia với tư cách cộng tác viên. Trung tâm chưa bao giờ cho người bên ngoài thuê bất kì một điểm bán hàng nào.
Giá in và phô-tô-cóp-py do Trung tâm ĐVHTĐT quản lí được xác định trên cơ sở giá thị trường. Việc thanh toán tiền theo đúng quy định và do Phó Hiệu trưởng kí duyệt. Việc xây dựng mức phí tiền ở trong khu nội trú được thực hiện theo Quy chế của Bộ.
15. Thông tin về hoạt động của Viện Đào tạo SĐH
Các hoạt động của Viện Đào tạo SĐH, trong đó có hoạt động quản lí tài chính đều đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước và quy định của Trường. Việc bài báo giật tít tiêu đề: Đào tạo sau đại học, “sân sau” của Hiệu trưởng là không đúng.
16. Thông tin về Bộ quy định quản lí và tổ chức của trường
Việc đăng hình và ghi chú: Bộ quy định do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam ban hành, nhiều nội dung trái với quy định tại Luật Ban hành văn bản pháp quy là không có căn cứ, nội dung bài viết không chỉ ra được nội dung văn bản nào là trái với Luật Ban hành văn bản pháp quy. Bộ quy định này là công sức của nhiều đơn vị và cá nhân trong trường. Bộ quy định đã giúp công tác quản trị trường đại học đi vào nề nếp, chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.
17. Thông tin về việc quan hệ của Trường với Hội Cựu Giáo chức
Bài báo số 37 đã thông tin về sự quan tâm của Nhà trường đối với Hội Cựu Giáo chức vì việc Trường Đại học KTQD vẫn xem xét cấp cho Chi Hội Cựu Giáo chức Trường Đại học một căn phòng trong khuôn viên địa giới của trường trong bối cảnh Trường đang rất thiếu cơ sở vật chất (nhiều Khoa, Bộ môn không có đủ địa điểm làm việc) là việc làm thể hiện sự quan tâm của tập thể sư phạm Nhà trường.
Vì sự phát triển của Trường Đại học KTQD, Đảng ủy - BGH luôn cầu thị và sẵn sàng nghe các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng của các đồng chí cán bộ, giảng viên các thế hệ cũng như các ý kiến góp ý xây dựng của các cơ quan báo chí. Nhà trường kêu gọi tập thể sư phạm Nhà trường đồng tâm, đồng lòng vì sự phát triển của Đại học KTQD.











-Nhà giáo Nhân dân, GS.TSKH Lê Du Phong: “Những thông tin Báo nêu là có căn cứ”...
Thời gian qua, Báo Người cao tuổi có loạt bài điều tra về những sai phạm của một số cá nhân ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, được đa số cán bộ, giáo viên, cựu giáo chức nhà trường đồng tình.
Ngược lại, Báo cũng phải đối mặt với sự phản ứng của nhóm người sai phạm núp dưới danh nghĩa tập thể nhà trường. Nhà giáo Nhân dân, GS.TSKH Lê Du Phong (GS.TSKH LDP), từng là quyền Hiệu trưởng khẳng định: Thông tin Báo nêu là có căn cứ...

PV: - Thưa Giáo sư! Được biết là người nhiều năm gắn bó với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, từng giữ cương vị lãnh đạo. Xin Giáo sư đánh giá về sự phát triển của nhà trường trong 56 năm qua?
GS.TSKH LDP: - Tôi là người gắn bó cả đời với sự phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trường có 56 năm xây dựng và phát triển, bản thân tôi cũng 40 năm làm việc vì mái trường thân yêu này. Phải nói rằng, nhiều thế hệ thầy và trò phấn đấu không mệt mỏi, đưa nhà trường từ một cơ sở bồi dưỡng cán bộ kinh tế cho miền Bắc, chỉ với gần 200 cán bộ, giảng viên, việc giảng dạy phải dựa nhiều vào các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc nay trở thành một trường trọng điểm quốc gia, đứng đầu trong khối các trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Đội ngũ giảng viên có lúc gần 30 Giáo sư, gần 100 Phó Giáo sư và trên 200 Tiến sĩ. Trường đã đào tạo cho đất nước trên 100 nghìn cử nhân kinh tế các hệ, gần 10 nghìn Thạc sĩ và gần 1.000 Tiến sĩ…
Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, được Nhà nước giao nghiên cứu nhiều công trình khoa học, tham gia soạn thảo nhiều văn kiện, Nghị quyết và chính sách kinh tế - xã hội quan trọng phục vụ sự phát triển của nước nhà. Trường cũng hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường Đại học, Viện Nghiên cứu trong nước và các tổ chức quốc tế. Vị thế của nhà trường không những được khẳng định ở trong nước, mà còn cả trong khu vực và thế giới. Nhà trường từng được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.
Tất nhiên, trong quá trình xây dựng đi lên, cũng có lúc nhà trường gặp khó khăn, trở ngại. Song bằng nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các khó khăn, trở ngại bị đẩy lùi, phát triển vẫn là xu hướng chính.
Nhà giáo Nhân dân, GS.TSKH Lê Du Phong.
PV: - Điều gì khiến Giáo sư viết đơn tố cáo một số cán bộ về những sai phạm ở một ngôi trường mà mình đã gắn bó cả đời và hết lòng yêu quý?

GS.TSKH LDP: - Chính vì cả đời gắn bó với nhà trường, đồng thời cũng phải trân trọng, giữ gìn, bảo vệ những thành quả của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên đã đóng góp cho sự phát triển trong 56 năm qua (trong đó có một số không nhỏ đã hi sinh ngoài mặt trận), đồng thời phải tiếp tục phát huy vai trò của Nhà trường đối với xã hội, nên tôi buộc phải viết đơn tố cáo những sai phạm nghiêm trọng, có tổ chức của một số cán bộ đương nhiệm hiện nay.

PV: - Nghe nói Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam từng là học trò của Giáo sư, được Giáo sư giới thiệu, dìu dắt; thời gian đầu nhiệm kì, ông Nam được Giáo sư khuyên bảo nhiều, nhưng ông không tiếp thu. Theo Giáo sư, nguyên nhân nào khiến ông Nam trở nên độc đoán và có nhiều sai phạm đến vậy?
GS.TSKH LDP: - Phải nói rằng, tôi và GS Nguyễn Văn Nam đã có một thời gian dài quan hệ khá mật thiết với nhau (cả trong quan hệ công tác và gia đình). Tôi cũng tích cực ủng hộ GS Nguyễn Văn Nam giữ chức Hiệu trưởng nhiệm kì 2008 - 2013. GS Nam nhậm chức ngày 1-7-2008, chúng tôi rất vui và hi vọng nhà trường sẽ có sự phát triển tốt hơn. Hầu như cứ 3 tháng một lần, tôi và một vài lãnh đạo cũ của trường gặp GS Nam để trao đổi về những việc GS làm được, những việc còn hạn chế, cần khắc phục và hướng 3 tháng tới nên làm gì? v.v... Tối 28 tháng Chạp âm lịch năm 2009 (khoảng giữa tháng 2-2010), chúng tôi còn gặp nhau trao đổi rất chân tình.
Khi ông ta đột ngột cho PGS.TS Phạm Ngọc Linh thôi chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. 8 giờ sáng, ông Nam còn uống nước trà với ông Linh. 9 giờ sáng, GS Nam gọi ông Linh sang phòng và tuyên bố cho ông Linh thôi chức Trưởng phòng, sau đó thông báo cho Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, tự tay ông Nam đi lấy số quyết định, đóng dấu và chiều họp cán bộ chủ chốt công bố luôn (tôi đã có đơn gửi cho đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội và đồng chí Phạm Vũ Luận, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét vấn đề này). Sau vụ đó, ông Nam và ê-kíp của ông ta không còn nghe ý kiến đóng góp của những người tâm huyết nữa, liên tục phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, điều hành về nguyên tắc, độc đoán đến kì cục...
Vì sao ông Nam lại trở nên độc đoán và có nhiều sai phạm như vậy? Nhiều người trong trường cho rằng có hai nguyên nhân. Một là, do khối u trong đầu phát triển trở lại, ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của ông Nam. Năm 2006, GS Nam bị khối u rất to ở não, nó chèn ép khiến ông ta đi lại nhiều lần bị ngã. Sau đó, được Bệnh viện Việt Đức mổ kéo dài hơn 15 tiếng đồng hồ. Đúng ra, Bộ không nên đề bạt một người từng có bệnh trọng như thế. Hai là, GS Nam bị một số người gài bẫy, rồi họ khống chế bắt phải làm theo họ. Khi con người đã có quyền, quyền lại tạo ra tiền, mà thiếu sự phấn đấu rèn luyện thì rất dễ bị sa ngã. Quyền và tiền làm cho người ta bất chấp cả nguyên tắc, pháp luật và đạo lí.
PV: - Giáo sư nhận xét gì về sự đúng - sai của các thông tin đăng trên Báo Người cao tuổi, về những sai phạm xảy ra ở trường, Giáo sư có kiến nghị gì với các cơ quan chức năng xử lí các sai phạm đó?
GS.TSKH LDP: - Tôi đã đọc tất cả các bài viết đăng trên Báo Người cao tuổi. Tôi cho rằng các thông tin Báo đưa chuẩn xác, đều có cơ sở, mức độ cụ thể thế nào phải do các cơ quan chức năng có trách nhiệm xác định. Tôi thấy buồn và thất vọng về cách ứng xử của nhóm người mang danh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thứ nhất là Báo nêu sai phạm của cá nhân tại sao lại lôi cả tập thể nhà trường phản ứng với báo chí như vậy? Thứ hai, Báo nêu, ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, các phòng ban đều bị vô hiệu hoá. Họ làm văn bản là Báo “vu khống”. Tôi cho rằng, tất cả những việc làm của một nhóm người từ khi báo đăng, cũng đã tự khẳng định báo nêu là đúng sự thật, như người xưa nói “có tật giật mình”. Trường có Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ, Cán bộ viên chức có Ban Thanh tra, Chính quyền có Phòng Thanh tra. Sau khi báo nêu những sai phạm của vài cán bộ nhà trường, các cơ quan đó không đứng ra làm việc với các báo, mà lại chỉ thấy Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, người bị tố cáo và báo chí nêu nhiều nhất về các sai phạm? Công văn của nhà trường khiếu nại Báo Người cao tuổi do một Phó Hiệu trưởng kí, nhưng cả 10 trang văn bản này đều có chữ kí nháy của ông Nguyễn Đức Hiển. Họ đã cài bẫy ông Phó Hiệu trưởng, kéo ông vào cuộc bảo vệ vô lối cho họ.
Sau khi báo đăng tải những sai phạm của nhóm người ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bản thân tôi (chắc là cả quý báo nữa) tiếp tục nhận được nhiều đơn thư của cán bộ, giáo viên nhà trường tố cáo về những sai phạm của GS Nam và nhóm thân cận. Những điều mà họ biết nhưng vì nhiều lí do không dám nói, chưa nói, hoặc chưa có điều kiện để nói. Điều này càng khẳng định thêm những thông tin của Báo đưa là có căn cứ.
Tôi đề nghị các cơ quan chức năng như Thành uỷ Hà Nội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; ngành Công an nên vào cuộc điều tra, xem xét, xử lí nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) đã đề ra.
PV: - Cảm ơn Giáo sư!
Hoàng Linh - Quang Thuận

...

Tại trường Đại học KTQD Hà Nội: Phản ứng của một nhóm người tiêu cực

Nhà giáo nhân dân, GS TSKH Lê Du Phong cho biết: Nhóm cán bộ sai phạm ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tổ chức nhiều tổ, nhóm liên tục đến các báo, các cơ quan quản lí báo chí; ra nhiều văn bản có tính chất quy chụp, hù dọa đối với báo chí, từ đó tạo nên sự bất bình trong dư luận xã hội. Mục đích của họ là bịt hết các kênh thông tin, không cho các báo tiếp tục đăng tải về những sai phạm của họ...


Còn nhiều sai phạm vẫn chưa được báo chí phản ánh
GS Lê Du Phong bức xúc giãi bày: Năm nay, tôi đã 70 tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng. Suốt 50 năm theo Đảng, chủ yếu tôi làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Giáo dục và Đào tạo, nhưng chưa bao giờ thấy ở trường đại học nào mà Bí thư, Hiệu trưởng lại độc đoán, mất dân chủ, coi thường kỉ cương, pháp luật, đưa nhiều “người thân”, người nhà vào trường, tạo dựng ê-kíp, bè phái, thu chi tài chính có biểu hiện tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống... như GS.TS Nguyễn Văn Nam. Trước những sai phạm của ông Nam, nhiều lần tôi trực tiếp gặp, trao đổi với ông ta và những đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường. Nhưng xem ra, những ý kiến đóng góp của tôi không có tác dụng.
Tôi viết đơn gửi tới các cơ quan chức năng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí đề nghị quan tâm xem xét, giúp đỡ vào cuộc là thực hiện theo đúng quy định tại Điều 4 Luật Báo chí. Việc các cơ quan báo chí tiếp nhận đơn của tôi, đăng tải nội dung đơn trên báo là thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Báo chí. Đặc biệt, các nội dung vụ việc tôi phản ánh, chưa được các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra xem xét kết luận, mới chỉ được các cơ quan báo chí phản ánh. Sau đó, hàng loạt văn bản do Phó Hiệu trưởng kí, gửi các cơ quan báo chí nêu: “Bài báo đã có nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, cố tình xuyên tạc, vu khống về nhiều việc, về nhiều cán bộ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Tôi thực sự bức xúc trước sự quy chụp cho rằng báo “vu khống”, “sai sự thật”, yêu cầu đính chính trên báo...”: Căn cứ nào mà mấy ông lại vội vàng khẳng định: “Bài báo có nội dung không đúng sự thật”? Vậy sự thật ở đâu? Ai, cơ quan nào kiểm tra, thanh tra kết luận khẳng định điều đó? Thế mà Phó Hiệu trưởng vẫn kí vào một văn bản như vậy, thì đúng là “điếc không sợ súng”.
Việc nhà trường tự ra công văn, tự giải thích cho mình (thực chất toàn bộ do ông Nguyễn Đức Hiển soạn), mà lại khẳng định mình đúng, báo viết sai thì quả là chủ quan. Mặt khác, Phó Hiệu trưởng không phải người phụ trách các mảng công tác có các nội dung phản ánh theo đơn thư, đặc biệt Bí thư, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam và một số cán bộ của trường, có những hành vi độc đoán, mất dân chủ, coi thường pháp luật, có biểu hiện tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống... thì biết được đâu đúng, đâu sai, mà dám kí khẳng định là báo viết sai, vu khống. Các văn bản này không chỉ gửi các báo, mà còn gửi đến lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm mục đích cản trở các báo tiếp tục phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.
GS Lê Du Phong khẳng định: Các báo, đặc biệt là Báo Người cao tuổi đã đăng đúng (nhưng chưa hết) các nội dung tố cáo của tôi cũng như nhiều cán bộ, giáo viên đã và đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng thời, một lần nữa khẳng định, các bài báo đã đăng tải là thực hiện đúng pháp luật về báo chí. Văn bản số 194/CV/ĐHKTQD ngày 18-3-2012 và nhiều văn bản khác, gửi đến các báo và các cơ quan chức năng cho rằng: “Bài báo có nội dung không đúng sự thật, bịa đặt, vu khống”. Rồi, “Trường ĐHKTQD ủy quyền cho Văn phòng luật sư... tư vấn pháp lí để khởi kiện Báo Người cao tuổi theo đúng quy định của pháp luật” là biểu hiện đe dọa, vi phạm nghiêm trọng Khoản 2, Điều 9 Luật Báo chí: “Lời phát biểu của tổ chức, cá nhân không được xúc phạm cơ quan báo chí, danh dự nhân phẩm của tác giả”. Không chỉ có vậy, ai cho phép anh Hiển nói với cơ quan ngôn luận về tôi rằng: “...từ đầu nhiệm kì ông Phong đã có nhiều hành động liên quan đến kiện tụng”?
Bộ quy định do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam ban hành, nhiều nội dung trái
với quy định tại Luật Ban hành văn bản pháp quy.
Trong khi đó, ông Hiển và Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam đang bị chị Phạm Thị Hoa tố cáo nhận của chị 55 triệu đồng để cho chị ấy vào làm việc tại trường, nhưng không giải quyết, lại lờ đi không trả tiền. Sự việc đang gây xôn xao dư luận, nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng điều tra kết luận. Việc này, tôi đề nghị các cơ quan chức năng, các cơ quan báo chí cần làm rõ, có việc ông Nam và ông Hiển nhận tiền của cô Hoa không? Đồng thời tìm hiểu, xác minh thêm nhiều thông tin phản ánh về phẩm chất, đạo đức, lối sống xa hoa của các đảng viên Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Đức Hiển... trả lời cán bộ, giáo viên, trong đó có tôi đã phản ánh, đề nghị.

Nhiều văn bản sai dẫn đến thực hiện không đúng

Tại nhiều văn bản gửi đến các cơ quan báo chí, Trường ĐHKTQD đã nhiều lần nhắc đến (khoe): “Bộ quy định về tổ chức và quản lí gồm 85 đầu văn bản”, dày 1.238 trang. Về sự ra đời của “Bộ quy định” này, theo nhiều cán bộ, giáo viên nhà trường: Toàn bộ các văn bản, biểu mẫu để đánh giá cán bộ đều được sao chụp nguyên bản từ nhiều nguồn, sau đó đổi tên rồi đưa vào áp dụng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Xem xét các văn bản nói trên, về quy chế thực hiện dân chủ của trường, tại Khoản 2, Điều 14 quy định: “Cán bộ, viên chức phải kiên quyết đấu tranh chống hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu... vi phạm dân chủ, kỉ cương, nền nếp trong trường”. Thế nhưng, thực trạng ở trường lại đang rất mất dân chủ, bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, vi phạm dân chủ, cụ thể như việc tuyển dụng người nhà, “người thân” vào các vị trí then chốt của trường; hàng loạt cán bộ, GS, TS ra đi hay việc xử lí kỉ luật cán bộ dựa trên băng ghi âm lén, bóc băng chỉ có lời đương sự, thế rồi ra quyết định kỉ luật đối với ông Hà Huy Bình, chuyên viên Phòng Quản trị thiết bị là vi phạm nhân quyền, trái các quy định của pháp luật.

Điều 16, Mục 5, những việc sau đây phải công khai, như: Kế hoạch xây dựng, sửa chữa; kinh phí hoạt động; mua sắm trang thiết bị, máy móc... Thế nhưng, tất cả những việc trên theo đơn thư phản ánh thì, dù lớn hay nhỏ đều do ông Cường em Hiệu trưởng Nam thâu tóm. Còn toàn bộ thu chi thì cán bộ, giảng viên không ai được biết, duy chỉ có 4 - 5 người trong đó có Hiệu trưởng biết, định đoạt.
Trao đổi và đưa thông tin trên cổng thông tin của trường. Tại Điều 66 quy định: “Các quy phạm pháp luật có liên quan đến trường”. Thế nhưng, theo đơn thư khiếu nại của ThS Thế Anh thì, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa thông tin đời tư của cán bộ, giáo viên, nhân viên lên mạng. Sau khi ThS Thế Anh tố cáo, báo chí phản ánh, thì họ đã phải gỡ xuống. Vì vậy, cần phải được xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 2, Điều 8... Phòng Tài chính kế toán: "Phòng TCKT chủ trì, phối hợp với Phòng TCCB và các đơn vị có liên quan và hướng dẫn tổ chức thực hiện “Quy chế thu chi nội bộ của trường”. Tức là, việc thu chi tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề ra “quy chế thu chi nội bộ”, không qua hệ thống sổ sách kế toán theo quy định của Luật Tài chính, mà chỉ ghi sổ theo kiểu lập quỹ đen, thu chi hai sổ. Có lẽ vì thế, nên đã có nhiều đơn thư phản ánh về việc thu chi như đã nêu ở trên là có cơ sở(!)...
Tóm lại, còn rất nhiều sai phạm ở đây vẫn chưa được phanh phui làm rõ. Mong rằng, trong đợt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) lần này, những sai phạm đó sẽ được các cấp, các ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc, xử lí nghiêm minh để giữ nghiêm kỉ cương phép nước.
Hoài Thu - Quốc Huy


-Thêm nhiều sai phạm ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Lại nói về công trình nhà D2, với việc thay đổi 1.000 m2 cửa từ kính khung nhôm sang khung nhựa lõi thép, số tiền đầu tư cho công trình bị đội lên là không hề nhỏ.

Theo thời giá, chủng loại cửa nhôm kính xấp xỉ 1.000.000 đồng/m2, thì cửa khung nhựa lõi thép có giá là 3.000.000 đồng/m2, rõ là chênh lệch khoảng 2.000.000 đồng, nhân với 1.000 m2 sẽ ra con số khổng lồ, khoảng 2 tỉ đồng. Những người biết chuyện ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, khoản chênh lệch này đương nhiên dự án không chi trả, mà phải lấy ngân sách của nhà trường bù vào. Tuy nhà trường có phần tự chủ về tài chính (theo lời giải thích của ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, trong buổi làm việc với Báo Người cao tuổi), song đây vẫn là hành vi “cố ý làm trái”, có dấu hiệu để ăn phần trăm trong dự toán.

Ngoài ra, hạng mục lắp đặt thang máy cũng hé lộ nhiều dấu hiệu tiêu cực. Ban đầu khi lập dự toán là lắp thang hiệu Mitsubishi, giá thị trường thời điểm đó là 800 triệu đồng. Thế nhưng, sau đó lại cho nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài về, chủng loại không có trên thị trường Việt Nam. Do đó, giá nhập bao nhiêu, không ai được biết. Song, rõ nhất và không thể che giấu được là việc xây dựng ống buồng thang máy, với tổng chi phí xây dựng trên 300 triệu đồng. Khi bóc tách phần việc này, thấy có dấu hiệu quyết toán phần móng vượt so với thực tế thi công, phần thân thi công sắt thiếu so với thiết kế. Tuy được các chuyên viên đánh giá không ảnh hưởng về chịu lực, nhưng dấu hiệu rút ruột công trình là khá rõ. Để xác định việc này không khó, chỉ cần cơ quan chuyên môn mang máy vào đo, rồi đối chiếu với bản vẽ thiết kế là ra.

Dư luận vẫn chưa hết xôn xao về việc nhà trường cho cải tạo tầng 2 Nhà văn hóa. Đây là công trình do Trung Quốc giúp ta xây dựng khoảng năm 1960 - 1962, với nét kiến trúc hoàn hảo, chất lượng công trình còn rất tốt. Thế nhưng mới đây, cán bộ, giáo viên nhà trường thấy toàn bộ cửa gỗ bị dỡ ra, xây tường kín ra ban công rồi lắp cửa kính. Việc cải tạo này làm phá vỡ kiến trúc, vì mục đích gì? Chỉ biết rằng, 7 bộ cửa toàn bằng gỗ lim và gỗ dổi còn rất tốt, làm theo mẫu cửa pa-nô, trên có lắp kính bị dỡ ra mang đi đâu không rõ. Nhiều người nói, loạt cửa này được mang đến để lắp tại nhà ở mới của ông Nam. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.



Dãy ki-ốt Neu Mart ở kí túc xá gây bức xúc trong nhà trường.
Việc cải tạo, sửa chữa kí túc xá, nhà ăn và quét vôi nhà làm việc với tổng đầu tư 10,7 tỉ đồng cũng gây xôn xao không kém. Công việc thì rất nhiều, nhưng lại được tiến hành cấp tập đến mức chưa có dự toán đã làm, rồi các công việc chưa xong đã quyết toán. Không những thế, cán bộ trong trường còn phát hiện có hiện tượng gửi giá cho đơn vị thi công khi lập quyết toán. Cũng tương tự, cầu ngang nối nhà D và nhà B chưa có dự án đã tiến hành làm, cũng đặt ra nhiều nghi vấn mà chưa có lời giải thích. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng mấy năm nay, nhưng chưa thể quyết toán. Việc bùng nhùng trong quyết toán các công trình đó do nhiều nguyên nhân, trong đó dư luận phản ánh rằng, cơ bản nhất là do ông Trọng vẫn đòi nhà thầu thi công chi phần trăm cao. Thực hư ra sao, cơ quan chức năng cứ tìm hỏi các đơn vị thi công sẽ rõ.

Ngoài sai phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang xảy ra nhiều việc, mà người ta không thể tưởng tượng rằng lại có thể tồn tại ở môi trường sư phạm. Rõ ràng, đất Nhà nước cấp cho trường để đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thế nhưng gần đây trường lại cho xây dựng một loạt ki-ốt cho thuê, ngay trong khuôn viên nhà trường. Đáng chú ý nhất là dãy ki-ốt Neu Mart (có thể hiểu là siêu thị của Đại học Kinh tế Quốc dân - PV). Tuy mới xây dựng và chưa đưa vào vận hành, nhưng đáng nói là dãy ki-ốt này được xây ngay trong khu kí túc xá sinh viên. Lẽ dĩ nhiên, lí do để biện minh cho việc xây ki-ốt này sẽ là “để phục vụ đời sống sinh viên”, tốt quá. Song, sự thật khiến những người có lương tri không thể không đau lòng, bởi trong các khu vực hàng hóa, người ta nhận thấy có cả khu vực bán rượu, bia, chè, thuốc...
Chiếc cột ăng-ten tiếp sóng điện thoại di động mọc lên giữa nhà 1 và nhà 3 khu kí túc xá, cũng là nỗi bức xúc của không ít người. Nếu ai có chút hiểu biết, về lĩnh vực công nghệ thu phát sóng điện thoại di động, đều biết rằng việc lắp đặt ăng-ten ở đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người dân sống xung quanh do sóng cao tần mạnh phát ra. Theo quy định là không được lắp đặt, nếu không được sự đồng ý của người dân. Thế nhưng trường vẫn cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lắp đặt (đương nhiên là được trả tiền), là không tôn trọng người dân và toàn thể sinh viên trong kí túc xá. Nhưng, điều đáng nói, tiền thu được từ việc cho thuê địa điểm lắp đặt ăng-ten là bao nhiêu, dùng vào việc gì, không được công khai với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Còn bãi trông giữ xe ô-tô trong khuôn viên nhà trường có được phép của cơ quan chức năng không, có đăng kí thuế và đóng thuế không, phần nộp vào ngân sách nhà trường là bao nhiêu? không ai được biết? Chỉ biết rằng, theo quy hoạch kẻ ô cho xe đậu là 260 ô, ứng với 260 xe/ngày, đêm. Thế nhưng thực tế có khi lượng xe trông giữ qua đêm lên đến trên 300 xe, với mức thu hiện tại ít nhất 1,2 triệu đồng/xe/tháng. Vậy khoản chênh lệch này vào túi ai? Được biết, việc trông giữ xe ô-tô hiện được giao cho Phòng Bảo vệ nhà trường.
Ngày 24-2-2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó phần giải pháp cắt giảm đầu tư công quy định: “Tạm dừng trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...”. Trong bối cảnh đó, thì ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân lại có hiện tượng đi ngược với Nghị quyết của Chính phủ. Vào khoảng tháng 10-2011, trường đồng loạt mua, trang bị hàng lọat máy tính, thiết bị văn phòng, đặc biệt là 26 máy pho-to-co-py đa chức năng nhãn hiệu Sharp. Đành rằng, có ý kiến giải thích trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải chụp nhiều tài liệu, nên mua máy pho-to-co-py đa chức năng cũng là hợp lí. Thế nhưng, việc trang bị một loạt máy, với giá thị trường gần 30 triệu đồng/chiếc, là sự lãng phí không nhỏ. Trong bối cảnh Chính phủ phải ban hành Nghị quyết nhằm kiềm chế lạm phát, thì lại càng khó chấp nhận với việc đầu tư nói trên ở trường này.
Hoàng Kim - Sơn Hùng


-Kì I: “Hội chứng thành lập Viện” và hàng loạt cán bộ PGS, TS ra đ
Trong thời gian không dài, hàng loạt Giáo sư, Tiến sĩ có trình độ, năng lực “dứt áo ra đi”, thậm chí nhiều người đang giữ chức vụ Chủ nhiệm khoa, bộ môn thẳng thắn viết đơn từ chức, mặc dù họ rất yêu nghề và không dễ gì để được làm giảng viên một mái trường danh giá như Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Hiện tượng lạ này khiến nhiều người đặt câu hỏi vì sao? Sự thật đó được dư luận cán bộ, giảng viên trong trường giải thích, ấy là do GS. TS Nguyễn Văn Nam, Bí thư Đảng ủy kiêm Hiệu trưởng nhà trường độc đoán, coi thường pháp luật; còn các “bộ hạ” của ông ta thì tham mưu vô lối...


Sự kiện PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, với phụ cấp trách nhiệm 0,5 đột ngột chuyển sang làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển của trường, phụ cấp 0,3 vào ngày 29-4-2010, gây xôn xao dư luận trong trường. Ai cũng sửng sốt, bởi ông Phạm Ngọc Linh là người có phẩm chất tốt, có năng lực.

Trước khi ông Nguyễn Văn Nam được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, ông Linh đã là Phó Chủ nhiệm khoa Kế hoạch và Phát triển. Sau khi nhậm chức, đích thân ông Nam mời ông Linh về làm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ. Do gắn bó với chuyên môn, phải sau 10 ngày suy nghĩ, ông Linh mới nhận lời, vậy mà mới gần hai năm sau ông Nam đã quay ngoắt khi hành xử với ông Linh như vậy. Việc ra quyết định cho ông Linh thôi chức và chuyển công tác khác, ông Linh không biết trước, ngay Đảng ủy cũng chỉ được thông báo vào buổi sáng, thì buổi chiều quyết định đã ban hành, trong khi đương sự cũng là Đảng ủy viên, vi phạm nghiêm trọng quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm cán bộ. Để rồi, sau đó PGS.TS Phạm Ngọc Linh phải “cắn răng” về giữ chức Phó Vụ trưởng ở Ban Tuyên giáo Trung ương. Cũng ngay buổi chiều 29-4-2010, ông Nam còn công bố các quyết định: Phân công PGS.TS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng kiêm phụ trách Phòng Tổ chức cán bộ; Phân công PGS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng kiêm nhiệm phụ trách Phòng Quản trị Thiết bị.
Theo phản ánh của nhiều cán bộ trong trường: Thực chất việc điều động này chỉ là bước đệm, để ông Nam đưa người của ông ta vào nắm giữ hai phòng có “quyền sinh, quyền sát” này (Phòng Quản trị Thiết bị, với chức năng, nhiệm vụ là quản lí các khoản mục mua sắm và đầu tư...). Bằng chứng là chỉ vài hôm sau, ông Nam tổ chức họp Ban Giám hiệu và Đảng ủy biểu quyết bằng hình thức giơ tay, bổ nhiệm Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển giữ chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ; bổ nhiệm Thạc sĩ Vũ Anh Trọng giữ chức Trưởng phòng Quản trị Thiết bị.

Khi đã nắm giữ hai vị trí quan trọng là nhân sự và tiền, việc đầu tiên ông Hiển và ông Trọng thực hiện là vô hiệu hóa các Phó Hiệu trưởng, thông qua Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam. Theo đó, quy định các Phó Hiệu trưởng không được kí các vấn đề liên quan đến tài chính, trong phạm vi họ được phân công phụ trách. Đối với các công việc của nhà trường, Hiệu trưởng không bàn bạc gì với các Phó Hiệu trưởng, mà chỉ bàn bạc với “bộ hạ” của ông ta là hai trưởng phòng trên. Không chịu nổi cách làm việc vô lối này, Phó Hiệu trưởng Bùi Anh Tuấn đành phải ngậm ngùi dứt áo ra đi. Lập tức ông Nam đề nghị Đảng ủy thông qua để làm văn bản xin Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển làm Phó Hiệu trưởng, song Bộ Giáo dục và Đào tạo không chấp nhận, do ông Hiển mới chỉ là Thạc sĩ.

Không những thế, ông Nam còn vô hiệu hóa Đảng ủy và các phòng ban của nhà trường. Tuy Đảng ủy có hai Phó Bí thư, năm người trong Thường vụ, song mọi việc đều do ông Hiển bàn bạc với Bí thư, rồi đưa ra lấy ý kiến Đảng ủy cho “có chuyện”. Nhiều phòng, ban của nhà trường hiện nay tồn tại chỉ là hình thức, không được làm các công việc thuộc chức năng của mình. Ngoài ông Hiển và ông Trọng, ông Nam còn cho PGS.TS Nguyễn Xuân Quang thôi giữ chức Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, để đưa ThS Cấn Anh Tuấn vào thế chỗ. Chưa hết, TS Nguyễn Quang Hồng cũng bị cho thôi giữ chức Phó Chủ nhiệm khoa Tại chức, PGS.TS Nguyễn Thị Mai phải thôi giữ chức Viện trưởng Viện Chính sách công... Ông Nam còn đơn phương kí Quyết định số 832/QĐ-ĐHKTQD-TCCB, điều động bà Nguyễn Thị Thế Anh, đang làm Trợ lí giáo vụ Khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực, xuống làm văn thư lưu trữ tại Trạm Y tế của trường, trong khi suốt 12 năm công tác, bà Anh chưa hề có sai phạm hay bị hình thức kỉ luật nào, lại còn được cử đi học Thạc sĩ Kinh tế Chính trị, tốt nghiệp loại xuất sắc. Riêng việc này, bà Nguyễn Thị Thế Anh đã có đơn khởi kiện tại TAND quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Không khí trong trường ngày càng ngột ngạt, đó là lí do hàng loạt giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề phải giũ áo ra đi, trong đó nhiều người có học hàm, học vị cao: PGS.TS Đào Văn Hùng, PGS.TS Phạm Quý Thọ, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, PGS.TS Nguyễn Văn Định, PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, TS Vũ Thiện Vương, TS Lê Trung Thành, TS Trần Thị Thanh Tú, TS Nguyễn Văn Dinh, TS Trần Thị Minh Hòa... Thậm chí có nhiều người làm đơn xin từ chức như: PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, cựu Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh; PGS.TS Nguyễn Thế Phán, cựu Phó Trưởng khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên; bà Hoàng Thị Thúy Ngọc, Chủ nhiệm bộ môn Ngoại ngữ không chuyên.

Kí quá nhiều quyết định điều chuyển cán bộ vô lối, ông Nam còn cho thành lập mới và đổi tên hàng loạt khoa, trung tâm thành Viện: Khoa Quản lí Đào tạo quốc tế thành Viện Đào tạo quốc tế, Trung tâm Ngoại ngữ thành Viện Ngoại ngữ, Trung tâm Việt Nam - Hà Lan thành Viện Chính sách công Việt Nam - Hà Lan, Trung tâm Tin học kinh tế sáp nhập bộ môn Công nghệ thông tin thành Viện Tin học kinh tế; thành lập Viện Quản lí châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, ông Nam quyết định chuyển Khoa Ngân hàng -Tài chính thành Viện Ngân hàng - Tài chính, do đích thân ông kiêm Viện trưởng. Tính chất nghiêm trọng là, việc chuyển đổi này không bàn bạc với Đảng ủy, Chi ủy, Ban Chủ nhiệm các khoa... Chưa bàn đến việc chuyển đổi và thành lập mới các Viện trên có được cơ quan quản lí Nhà nước phê duyệt không, nhưng với hình thức cho ra đời hàng loạt Viện trong một trường đại học đã là không bình thường. Hơn nữa, đích thân Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, thì càng bộc lộ mục đích vụ lợi.

Bất ổn hơn, tại Nghị quyết số 161-NQ/ĐU ngày 19-12-2011 của Đảng ủy nhà trường khóa XXVI, về việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài Chính, do Bí thư Đảng ủy GS.TS Nguyễn Văn Nam kí, tại mục “Tên gọi”, phần tiếng Việt ghi là: Viện Ngân hàng - Tài chính, nhưng phần tiếng Anh lại dịch là: School of Banking & Finance (trường Nghiệp vụ Ngân hàng và Tài chính), trong khi Viện phải dịch là Institute. Không hiểu sự nhầm lẫn này do trình độ hay cố ý? Về thể thức văn bản cũng không đúng. Trong khi ghi là Nghị quyết, nhưng nội dung lại như một văn bản hành chính, với những quy định rất cụ thể về vị trí pháp lí, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy... Song, nghiêm trọng hơn, Nghị quyết này quy định: “Viện Ngân hàng - Tài chính được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân”; quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ, trong đó cử GS.TS Nguyễn Văn Nam, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng kiêm nhiệm giữ chức Viện trưởng...
Kì II: Từ mất dân chủ đến những bê bối khó bề tháo gỡ


-Theo:Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Ông Hiệu trưởng độc đoán khiến nhiều người “dứt áo ra đi”Kì I: “Hội chứng thành lập Viện” và hàng loạt cán bộ PGS, TS ra đi (NCT 6-3-12) -- Kì II: Từ mất dân chủ đến những bê bối khó bề tháo gỡ (NCT 8-3-12) 
Như phản ánh tại số báo 28 (1033) ra ngày 7-3-2012, tình trạng mất dân chủ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đến hồi báo động. Chưa hết sửng sốt trước sự kiện PGS.TS Phạm Ngọc Linh đột ngột bị cho thôi chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, để rồi thế vào đó là Thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển, dư luận trong trường lại xôn xao vụ việc ông Hà Huy Bình, Chuyên viên kĩ thuật Phòng Quản trị thiết bị nhận quyết định kỉ luật, do bị ghi âm lén. Trong đơn gửi Báo Người cao tuổi, ông Hà Huy Bình viết: “Tại sao tôi không có mâu thuẫn gì với ông Nguyễn Trọng Tuấn (Phòng Thanh tra - Khảo thí của trường), mà ông ta lại chủ động ghi âm lén cuộc hỏi chuyện với tôi và rồi tố cáo tôi?...”. Ông Bình cho biết: Cuốn băng ghi âm đó do ông Nguyễn Trọng Tuấn ghi trộm trong một lần ông Tuấn và ông Bình nói chuyện phiếm với nhau. Sau đó, cuốn băng bị cắt ghép, chỉnh sửa rồi gửi tới lãnh đạo trường, lãnh đạo trường căn cứ vào đó xử lí kỉ luật ông Bình.

Điều đáng nói, cuốn băng ghi âm này chưa được giám định bởi cơ quan chuyên môn, mà lại lấy đó làm chứng cứ, là trái quy định của pháp luật. Việc sử dụng hình thức ghi âm lén để làm chứng cứ không được pháp luật cho phép, mà lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy đó làm căn cứ kỉ luật cán bộ, vừa trái pháp luật, vừa trái đạo lí. Quyết định kỉ luật đã được ban ra, ông Hà Huy Bình chỉ còn biết “ngậm đắng nuốt cay”, để rồi làm đơn khiếu nại gửi đi các cấp, chưa biết đến khi nào được giải quyết.

Sự kiện Hiệu trưởng ban hành quyết định thuyên chuyển công tác đối với bà Nguyễn Thị Thế Anh, một Thạc sĩ Kinh tế chính trị tốt nghiệp hạng xuất sắc, từ vị trí trợ lí giáo vụ khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực, sang làm chuyên viên hành chính - văn thư - lưu trữ tại Trạm y tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, không những trái pháp luật, mà còn gây lãng phí nguồn nhân lực.



Sau gần chục năm, tòa nhà vẫn “trơ gan” với những cây sắt rỉ tua tủa
chĩa lên trời.

Tại Quyết định số 832/QĐ-ĐHKTQD-TCCB ngày 6-12-2011, về việc điều động và thuyên chuyển cán bộ, có nội dung: “Xét kiến nghị của ông Trưởng khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực về việc sắp xếp lao động đơn vị không có nhu cầu”. Tuy nhiên, tại Bản đề nghị đề ngày 5-7-2011, có chữ kí của PGS.TS Trần Xuân Cầu nêu: “Với trình độ chuyên môn là Thạc sĩ như hiện nay, việc sử dụng chị Nguyễn Thị Thế Anh ở vị trí hiện tại, gây những lãng phí về nguồn nhân lực và không phù hợp. Vì trên thực tế trình độ cao hơn yêu cầu của công việc đôi khi dẫn đến sự phản tác dụng nhất định...”. Rồi một loạt các “khuyết điểm” khác nữa được nêu ra như chưa tận tâm, chưa chấp hành tốt kỉ luật lao động, thường xuyên không thực hiện các nhiệm vụ... Đấy là lí do để ông Hiệu trưởng “đẩy” một Thạc sĩ xuống làm công tác hành chính - văn thư - lưu trữ tại Trạm y tế.

Đọc Bản đề nghị đề ngày 5-7-2011, ai cũng thấy một sự vô lí đến hài hước, suốt hơn chục năm trời, bà Anh công tác tại khoa không có điều tiếng gì, lại còn được cử đi học Thạc sĩ, đùng một cái lại bị lôi ra một loạt “khuyết điểm”. Rồi, lấy lí do vị trí trợ lí giáo vụ không cần người có trình độ Thạc sĩ, để ông Chủ nhiệm khoa đề nghị thuyên chuyển công tác bà Anh. Dư luận đặt câu hỏi, không lẽ vị trí hành chính - văn thư - lưu trữ tại Trạm y tế trường này phải bố trí người có trình độ Thạc sĩ mới phù hợp? Chưa kể quyết định điều động của ông Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn không tuân thủ quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động. Chưa hết, khi bà Nguyễn Thị Thế Anh có đơn kiến nghị, ngày 28-12-2011 nhà trường có thông báo trả lời bà Anh, nhưng lại đưa toàn bộ thông tin cá nhân của bà Anh lên trang thông tin điện tử của trường, vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật đời tư, được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự.

Ầm ào nhất phải kể vụ bà Phạm Thị Hoa đến phòng làm việc của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, đòi ông Hiển trả lại 55 triệu đồng và đến nhà riêng Hiệu trưởng đòi ông Nam trả lại 2 triệu đồng. Theo bà Hoa trình bày, số tiền này bà đưa cho hai vị để xin được nhận vào công tác tại trường, nhưng họ đã nuốt lời, không thực hiện. Do sợ điều tiếng với hàng xóm vào ngày cuối năm, ông Nam phải đem trả lại bà Hoa 2 triệu đồng, nhưng lại nói rằng, tôi không nhớ, biếu con cô. Đương nhiên bà Hoa không nghe, mà kiên quyết chỉ lấy lại tiền của mình. Còn ông Hiển thì nhất định không trả nên gây ra to tiếng, ầm ĩ trong trường. Việc đúng sai ra sao, đáng lẽ phải được điều tra, xác minh cặn kẽ để xử lí theo đúng pháp luật. Song, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam lại vội vã kí Thông báo số 113/ĐHKTQD-TCCB, kết luận bà Hoa vu khống cán bộ, rồi cho phát rộng rãi trong Đại hội Công nhân viên chức ngày 16-2-2012, khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn phản ánh một sự việc bức xúc nữa, đó là việc xây dựng dở dang nhà trung tâm đào tạo. Theo dự án, tòa nhà gồm hai khối 19 tầng và 13 tầng, được Chính phủ phê duyệt xây dựng trong ba năm (2003-2006), kinh phí là 518 tỉ đồng. Nhưng công trình mới xây được 6 tầng thì hết kinh phí, phải dừng lại. Mặc dù vậy, Hiệu trưởng vẫn kí hợp đồng để Cty ACOM độc quyền phủ sóng di động trong tòa nhà (Inbuilding), mà các Hiệu phó không hề hay biết.

Tình trạng xảy ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân thời gian qua rất đáng báo động. Dư luận đang mong chờ các cơ quan chức năng vào cuộc, thanh tra, kiểm tra làm rõ từng vấn đề, xử lí nghiêm minh theo pháp luật, trả lại môi trường trong sạch cho trung tâm đào tạo này.

-Đề nghị thanh tra, xác minh việc đăng tin không đúng, vu khống về Trường ĐH.KTQD trên báo Người Cao tuổi





Giật mình với giáo dục ĐBSCL! (NLĐ 8-3-12)
Đại học Hùng Vương có còn là môi trường giáo dục? (VNN 8-3-12)
Yêu cầu báo cáo tiến độ dự án Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc (DDDN 8-3-12) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Xây Dựng.. (Chú Nhân chỉ cần gọi điện thoại hỏi cháu Nghị, cần gì viết công văn nọ kia?)Hoài nghi một sáng chế động trời (TP 8-3-12) -- P/v TS Giáp Văn Dương về cái gọi là "phát minh" của TS Nguyễn Chánh Khê.
“Xã hội bây giờ, con trai muốn thành đại ca” (VnMedia 8-3-12) -- Pv GS Văn Như Cương
Phía sau phụ nữ thành đạt có người 'vọng thê' (VnEx 8-3-12) -- Nghe thiệt là rầu!
Trần Đăng Khoa: Phụ nữ nhìn kiểu gì cũng... đẹp! (VOV 8-3-12)
Phê bình không được nuôi dưỡng (phongdiep 8-3-12)
Nhà thơ Vy Thùy Linh: Viết cho đàn ông nhân ngày 8/3 (TTVH 8-3-12)
Nghe giấc mơ riêng của Uyên Linh (SGTT 8-3-12) -- Một phương pháp tra tấn mới của công an đối với những nghi can cực kỳ lì lợm.
Jonathan Franzen không ưa Twitter! Jonathan Franzen: 'Twitter is the ultimate irresponsible medium'(Guardian 7-3-12)


- -Nóng bỏng tác quyền âm nhạc - Cục Nghệ thuật biểu diễn: Sẽ chủ động mời công an làm việc về nội dung tố cáo(PLTP).- “Vụ” bản quyền âm nhạc: Cục NTBD lên tiếng! (VNN).  - Cần sớm có kết luận về việc chi trả tiền bản quyền âm nhạc cho các nhạc sĩ(CAND).- Cục NTBD ‘tố’ Phó Đức Phương lương 45 triệu còn ăn vạ (VTC).- -- Cần loa phát thông tin hữu ích (TT).--Đám cưới triệu đô và 'đạo đức tiêu tiền' - “Nữ đại gia” xuất cảnh để lại món nợ lớn (TN)

Săn... kiến (TT 7-3-12) -- Đọc để biết nước mình.


Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang: Ông Thứ trưởng và Nghị quyết T.Ư 4 (DV).

Kinh Điển - Hiện trạng phá thai ở Việt NamAbortion in present day Vietnam (In't Journal of Academic Research in Business and Social Sciences Jan 2012) ◄ Những người phụ nữ “như lục bình trôi...” (Bee.net 8-3-12)

"Du lịch thuốc phiện" ở Đông Nam Á: The High Lands: Exploring Drug Tourism Across Southeast Asia (Atlantic 7-3-12)---

Tổng số lượt xem trang