Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Dầu, yêu sách biển và cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ

-Dầu, yêu sách biển và cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ
Nguy cơ xung đột leo thang từ các sự kiện tương đối nhỏ đang gia tăng ở Biển Đông trong hai năm qua với những tranh chấp giờ đây trở nên ngày càng ít cởi mở hơn với đàm phán hoặc phân giải. Ban đầu, những tranh chấp gia tăng sau Thế chiến II, khi các nước ven biển, gồm Trung Quốc và ba nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia, Malaysia và Philippines, tiếp đó là Việt Nam, tranh nhau chiếm giữ các đảo ở đó. Nếu tiếp tục là vấn đề lãnh thổ thì nó có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực của Trung Quốc nhằm tiếp cận ASEAN và xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với khu vực.
Khoảng những năm 1990, sự tiếp cận các mỏ dầu và khí đốt của vùng biển này cũng như các hoạt động đánh bắt cá và các nguồn tài nguyên đại dương bắt đầu làm cho các tuyên bố chủ quyền trở nên phức tạp. Khi nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao, các bên yêu sách đã lập ra kế hoạch khai thác các trữ lượng dầu khí với những tranh chấp xảy ra sau đó, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết dẫn tới xung đột, vì chúng đã và có thể tiếp tục được giải quyết thông qua các cơ chế phát triển chung hoặc đa phương, vốn có nhiều tiền lệ khác nhau mặc dù không tiền lệ nào phức tạp như Biển Đông.
Tuy nhiên, giờ đây vấn đề đã vượt ra ngoài các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và sự tiếp cận đối với các nguồn năng lượng, vì Biển Đông đã trở thành một điểm trọng tâm về cạnh tranh Trung - Mỹ ở Thái Bình Dương. Kể từ khoảng năm 2010, vùng biển này đã bắt đầu gắn với những vấn đề chiến lược rộng lớn hơn liên quan tới chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Điều này khiến cho cuộc tranh chấp trở nên nguy hiểm và là một khởi nguồn lo ngại, đặc biệt là khi Mỹ tái khẳng định các lợi ích của mình ở châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường các mối quan hệ an ninh với các bên tuyên bố chủ quyền thuộc ASEAN trong tranh chấp này.

Các nguồn gốc lãnh thổ

Trung Quốc và Việt Nam yêu sách toàn bộ khu vực Biển Đông và các đảo nằm trong vùng biển này, trong khi Malaysia, Philippines, Indonesia và Brunei nhận các khu vực tiếp giáp. Hai nguyên tắc cơ bản chi phối các tuyên bố chủ quyền này, và cả hai đều đi ngược lại yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực. Một là "chiếm đóng thực sự", một tiền lệ được thiết lập bởi Tòa án Trọng tài Quốc tế thường trực trong vụ Đảo Palmas hồi tháng 4/1928. Chiếm đóng thực sự đòi hỏi một khả năng và ý định sử dụng quyền thực thi pháp lý liên tục và không bị gián đoạn, khác với xâm chiếm. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, một quần đảo gồm khoảng 30 đảo nằm ở khoảng cách bằng nhau tính từ các bờ biển Việt Nam và Trung Quốc, học thuyết chiếm đóng thực sự chống lại Trung Quốc trong trường hợp Trường Sa, một quần đảo ở ngoài khơi các bờ biển của Philippines và Malaysia, nơi ngoài 9 đảo nước này chiếm được từ năm 1988-1992, các đảo còn lại là do các bên yêu sách khác chiếm giữ.
Nguyên tắc thứ hai là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), văn bản đặt ra các quy tắc để quyết định các tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn lực dựa trên các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và các thềm lục địa (EEZ là một vùng biển trải dài tới 320km tính từ bờ biển xác nhận các tuyên bố chủ quyền của nước ven biển đối với các nguồn tài nguyên ở đó). UNCLOS không xác nhận những tuyên bố vượt khỏi EEZ hoặc các thềm lục địa đã được công bố, nhưng yêu sách của Trung Quốc lại vượt quá EEZ của nước này và chồng lấn với các tuyên bố hợp pháp của các nước ASEAN.
Yêu sách của Trung Quốc dựa vào lịch sử, nhưng những yêu sách như thế không nhiều trọng lượng trong luật pháp quốc tế, điều mà theo cách nhìn nhận của Trung Quốc đã đánh giá thấp di sản của tổ tiên nước này và là một nguồn cơn oán giận. Quan điểm của Trung Quốc là tuyên bố của nước này có trước UNCLOS (công ước được nhất trí năm 1982 và có hiệu lực năm 1994 sau khi được nước thứ 60 thông qua) và rằng văn bản này cần được điều chỉnh để phù hợp với các quyền về lịch sử. Để xác nhận các tuyên bố đó trong một bối cảnh mà sự phức tạp của luật pháp quốc tế có thể không ủng hộ chúng, phía Trung Quốc đã viện tới áp lực ngoại giao liên tiếp để hoặc sửa đổi lại luật pháp quốc tế hoặc giành được một biệt lệ cho mình, khi mà các tuyên bố chủ quyền của tổ tiên nước này sẽ được tất cả các bên thừa nhận.

Dầu, Năng lượng và Hải sản
Là một cuộc tranh chấp lãnh thổ, Biển Đông có thể sẽ tiếp tục là một bế tắc nếu không có bất kỳ một nhu cầu cấp bách nào về một giải pháp.
Tuy nhiên, sự tồn tại của trữ lượng năng lượng trong khu vực lại ngăn cản một giải pháp như vậy.

Với nhu cầu năng lượng trên toàn cầu gia tăng, các nước tiêu dùng chính như Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung mới để đáp ứng nền kinh tế phát triển nhanh của họ. Năm 2009, Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai sau Mỹ, và lượng tiêu thụ của quốc gia này nhiều khả năng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu 53% lượng dầu của mình từ Trung Đông, và Ảrập Xêút cùng với Angola chiếm khoảng 66% lượng dầu nhập khẩu của nước này. Trung Quốc đã đa dạng hóa các nguồn cung để giảm lệ thuộc vào dầu nhập khẩu và đã tìm cách tăng cường khai thác ngoài khơi quanh lưu vực sông Châu và Biển Đông.

Cạnh tranh các tuyên bố năng lượng

Việt Nam là một nước sản xuất dầu lửa trong khu vực, với tập đoàn dầu mỏ quốc doanh PetroVietnam đang sản xuất 24,4 triệu tấn dầu, tương đương 26% tổng sản lượng dầu của Việt Nam, trong năm 2010 từ 3 mỏ ở Biển Đông. Với sản lượng ở các mỏ này đang giảm bớt, PetroVietnam đã ký kết 60 hợp đồng sản xuất và thăm dò dầu khí với nhiều công ty nước ngoài khác nhau trong một nỗ lực khai thác các mỏ mới. Tuy nhiên, những mỏ mới đó được cho là không bù nổi các khoản lỗ. Khi Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm khai thác các mỏ mới thì có khả năng xảy ra các vụ đụng độ với Trung Quốc, nước nhất quyết phản đối các nỗ lực của Việt Nam trong việc ký kết các thỏa thuận khai thác với các công ty dầu lửa quốc tế ở Biển Đông. 

Trung Quốc than phiền rằng các bên tuyên bố chủ quyền thuộc ASEAN đã xâm phạm lãnh hải của nước này và rằng Trung Quốc có quyền thực thi tuyên bố của mình chống lại những quốc gia đó. Chẳng hạn, vào ngày 26/5/2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam khi tàu này đang tìm kiếm dầu khí ở vùng EEZ của Việt Nam, nằm ở ngoài khơi cách bờ biển miền nam Việt Nam khoảng 120km. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các đoạn video về một tàu Trung Quốc đang cắt cáp nối với tàu Bình Minh của Việt Nam. Jiang Yu, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định các tàu Trung Quốc đã thực hiện "các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường trong khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc". Vào ngày 9/6, một tàu cá Trung Quốc, tương tự, cũng cán qua cáp thăm dò của một tàu thăm dò khác của Việt Nam.

Philippines cũng có nhiều vấn đề với Trung Quốc. Manila đã nỗ lực đẩy mạnh sự độc lập trong sản xuất dầu, và đặt ra mục tiêu 60% vào năm 2011, một con số mà nước này khó có thể đáp ứng được. Quốc đảo này cũng dự định ký kết 15 hợp đồng thăm dò trong những năm tới về thăm dò ngoài khơi đảo Palawan ở một khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền. Trong năm 2011, Philippines đã thông báo 7 vụ việc liên quan đến sự quấy rối của Trung Quốc. Trong một trường hợp, vào ngày 2/3, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu lửa trong vùng mà Philippines nhận chủ quyền, cách Palawan 250km về phía tây. Hai tàu này đã rời khu vực sau khi Không lực Philippines được điều động. Vào ngày 5/4, Manila đã đệ trình một thư phản đối chính thức lên Liên Hợp Quốc và tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN trong việc thiết lập một quan điểm chung về vấn đề này. Vài ngày sau đó, phía Trung Quốc đã phản hồi, chính thức cáo buộc Philippines "xâm phạm" lãnh hải nước này. Sau khi Trung Quốc triển khai một tàu hải giám 3.000 tấn mang tên Haixun-31 với một trực thăng tới khu vực, vào tháng 6, Philippines đã điều một tàu hải quân cũ từ thời Thế chiến II, Rajah Humabon, tới vùng nước này nhận chủ quyền. Con tàu đã dỡ bỏ các cột mốc mà phía Trung Quốc cắm trên nhiều đảo nằm trong vùng Philippines yêu sách. Cũng trong tháng 6, Văn phòng của Tổng thống Philippines tuyên bố đặt lại tên cho Biển Đông là "Biển tây Philippines" và tuyên bố một chương trình mở rộng hải quân, theo đó sẽ tăng cường sự hiện diện hạn chế của hải quân nước này trong khu vực.

Bất chấp phản đối của Trung Quốc, cả Việt Nam và Philippines đều dự định sẽ tiếp tục các dự án thăm dò khí đốt với sự tham gia của các công ty nước ngoài. PetroVietnam sẽ hợp tác với Talisman Energy và sẽ bắt đầu khoan thăm dò ở một khu vực mà Trung Quốc đã ủy quyền cho Crestone Corporation năm 1992, hãng hiện nằm dưới sự điều hành của Harvest Natural Resources. ExxonMobil cũng có kế hoạch khoan thăm dò ở ngoài khơi Việt Nam, còn Philippines dự định khoan ở khu mà các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò của nước này hồi tháng 3/2011.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng bị lôi vào tranh chấp như một người chơi từ bên ngoài, điều càng làm cho tình hình trở nên phức tạp. Tuy nhiên, Ấn Độ có vị thế và sức mạnh để đối phó với Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ đang oán giận Trung Quốc vì sự ủng hộ của nước này dành cho Pakistan và các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh dọc đường biên giới chung giữa hai nước vốn sẽ gây khó khăn hơn cho Trung Quốc quản lý. Các mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam có từ thời Indira Gandhi, chính phủ của ông đã công nhận chính phủ do Việt Nam bảo trợ ở Campuchia năm 1984. Rất nhiều người ở Ấn Độ coi Việt Nam là một đồng minh chống lại Trung Quốc,.

Tàu hải quân INS Airavat của Ấn Độ đang trên đường tới Nha Trang ở miền nam Việt Nam ngày 22/7/2011 thì bị Trung Quốc cảnh báo qua radio là phải tránh xa "lãnh hải Trung Quốc". Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp trả rằng "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, và quyền đi lại phù hợp với các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế". Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu - Khí Tự nhiên của Ấn Độ (ONGC) xung quanh quần đảo Trường Sa, vùng tranh chấp đặc biệt nhạy cảm với Trung Quốc. ONGC quan điểm rằng các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam là phù hợp với luật pháp quốc tế, và hãng sẽ tiếp tục các dự án thăm dò ở hai lô gần Quần đảo Hoàng Sa.

Tiếp đó, trong khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang ở thăm New Delhi, một thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu lửa và khí đốt trong 3 năm đã được ký kết giữa ONGC và PetroVietnam ngày 12/10/2011, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đặc biệt là, thỏa thuận đã được ký kết trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm tới Bắc Kinh và bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc. Quả thực, sự tham gia của Ấn Độ vào khu vực và các mối quan hệ đang phát triển của nước này với Việt Nam sẽ làm cho tình hình ở Biển Đông càng phức tạp hơn. Thêm nhiều vụ việc nữa được cho là có thể xảy ra khi Trung Quốc ấn định giới hạn chống lại đối thủ cường quốc của mình ở châu Á.
(Còn tiếp)
Thanh Hảo dịch từ CSIS

Ảnh tàu cứu nạn mua của Hà Lan khủng nhất Việt Nam (PN Today).Sắp hoàn tất dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (ANTĐ/Cambodia Herald).-- TQ có lợi trong việc tránh quân sự hoá tranh chấp biển Đông? (ĐV).- Mỹ tăng cường hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương (TQ).




-Mafiovi: - If China can “Finlandize” Vietnam…?
- Nonsense! It’s better to think on How China is “Finlandizing” the US, guys. 
:America's Pacific Logic
The Obama administration "pivot" to the Pacific, formally announced by Secretary of State Hillary Clinton last November and reiterated more recently by the president himself, might appear like a reassertion of America's imperial tendencies just at the time when Washington should be concentrating on the domestic economy. But in fact, the pivot was almost inevitable.

When the Berlin Wall fell in 1989, signaling communism's defeat in Europe, security experts talked about a shift in diplomatic and military energies to the Pacific. But Saddam Hussein's invasion of Kuwait in 1990 led to a decadelong preoccupation with the Middle East, with the U.S. Army leading a land war against Iraq in 1991 and the Navy and Air Force operating no-fly zones for years thereafter. Then came 9/11, and the Bush administration's initiation of wars in Afghanistan and Iraq as a response. Finally, the ending of both those conflicts is in sight, and the United States, rather than return to quasi-isolationism as it has done with deleterious effect after other ground wars in its history, is attempting to pivot its focus to the geographical heart of the global economy: the Indian and Pacific oceans.
The Indian Ocean is the world's energy interstate, across which passes crude oil and natural gas from the Arabian Peninsula and Iranian Plateau to the burgeoning, middle-class urban sprawls of East Asia. Though we live in a jet and information age, 90 percent of all commercial goods that travel from one continent to another do so by container ship, and half of those goods in terms of global tonnage -- and one-third in terms of monetary value -- traverse the South China Sea, which connects the Indian Ocean with the Western Pacific. Moreover, the supposedly energy-rich South China Sea is the economic hub of world commerce, where international sea routes coalesce. And it is the U.S. Navy and Air Force, more than any other institutions, that have kept those sea lines of communication secure, thus allowing for post-Cold War globalization in the first place. This is the real public good that the United States provides the world.
But now a new challenge looms for the United States: a rising China as demonstrated by the totality of its power -- its geographical proximity to the South China Sea and environs; its economic heft, making it the largest trading partner of most if not all of the littoral nations (despite economic troubles in China itself); and its expanding submarine fleet. Beijing has been buying smart, investing in subs, ballistic missiles, and space and cyber warfare as part of a general defense build-up. China has no intention of going to war with the United States, but it does seek to impede in time of crisis U.S. military access to the South China Sea and the rest of maritime Asia. From my travels I have seen that this has led to the use of the term "Finlandization" throughout Southeast Asia, whereby China, through the combination of its economic and military power, will undermine the sovereignty of countries such as Vietnam, Malaysia, the Philippines and Singapore, all of which are de facto or de jure U.S. allies.
The country that is the biggest target for China is Vietnam, whose seaboard forms the western edge of the South China Sea and whose economically dynamic population of 87 million makes it a future maritime Turkey, a midlevel power in its own right. If China can "Finlandize" Vietnam, Beijing will in practical terms capture the South China Sea. This explains Washington's increasing military and interest in Hanoi. Whereas Vietnam and other littoral countries claim parts of the South China Sea, China cites a "historic" nine-dashed line that encompasses almost the entire sea itself.
Governmental and policy elites in Beijing recognize the need to compromise on the "cow's tongue," as the nine-dashed line is called, but nationalistic elements in China won't let them, at least not yet. The Chinese are simply unable to psychologically divorce their claims on the nearby South China Sea from the territorial depredations directed against China by the West in the 19th and early 20th centuries. To Chinese officials, the South China Sea represents blue national soil.
Of course, American diplomacy has been active on these matters for years, but U.S. diplomats would lack credibility if they were not backed by a robust military presence in the future. This is what the pivot is all about: The United States does not intend to desert maritime Asia in its hour of need. As one high-ranking diplomat of a South China Sea country told me, if the United States were to withdraw an aircraft carrier strike group from the region it would be a "game-changer," ushering the region toward Finlandization.
Additionally, China is helping to build state-of-the-art port facilities all along the Indian Ocean, on the other side of the Malacca Strait from the South China Sea, in Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan and Kenya. These projects all have specific commercial motives promoted by individual Chinese companies, and in some cases, such as Gwadar in Pakistan, are in the middle of politically unstable areas, making their use problematic. But this is how most empires begin -- as speculative-commercial and policing ventures. The Venetian empire in the Mediterranean began as an attempt to suppress piracy along the Adriatic coast, something Chinese warships are doing near the Horn of Africa. Then there were the purely commercial ventures of the British and Dutch East India companies in their early days, which led to full-fledged imperial domains.
A profound socio-economic crisis in China itself -- something that by no means can be ruled out -- might have the effect of slowing this quasi-imperial rise. But that hasn't happened quite yet, and in the meantime, the United States is forced to react to China's growing military and commercial capabilities.
But the change in U.S. policy focus is not literally about containing China. "Containment" is a word of Cold War vintage related to holding ground against the Soviet Union, a country with which the United States had a one-dimensional, hostile relationship. The tens of thousands of American students and corporate executives in Beijing attest to the rich, multi-dimensional relationship the United States enjoys with China. China is so much freer than the former Soviet Union that to glibly state that China is "not a democracy" is to miss the point of China's rise entirely.
China is an altogether dynamic society that is naturally expanding its military and economic reach in the Indo-Pacific region much as the United States expanded in the Atlantic and Greater Caribbean following the Civil War. But the rise of any new great power needs to be managed, especially as it is accompanied by the rise of Indian, Vietnamese, Malaysian, Singaporean and Australian sea power, even as Japan and South Korea modernize their sea and air fleets with the latest combat systems. Make no mistake, the Indo-Pacific is in the midst of an arms race that complicates the security of the region's sea lanes.
Were the United States not now to turn to the Indo-Pacific, it would risk a multipolar military order arising up alongside an already existent multipolar economic and political order. Multipolar military systems are more unstable than unipolar and bipolar ones because there are more points of interactions and thus more opportunities for miscalculations, as each country seeks to readjust the balance of power in its own favor. U.S. military power in the Indo-Pacific is needed not only to manage the peaceful rise of China but also to stabilize a region witnessing the growth of indigenous civil-military post-industrial complexes.
If American power was diminished, China, India and other powers would be far more aggressive toward each other than they are now, for they all benefit from the secure sea lines of communication provided by the U. S. Navy and Air Force.
Clinton's diplomatic overture to Myanmar and President Barack Obama's plan to rotate 2,500 Marines through Australia are symbolic of the political and military effort to distribute U.S. power throughout the Indo-Pacific. Myanmar could simply continue as a satellite of Beijing were Clinton not to do as she has. Australia, a country of only 23 million inhabitants, will spend $279 billion over the next two decades on submarines, fighter jets and other hardware. This is not militarism, but the reasonable response of a nation at the confluence of the Indian and Pacific oceans in order to account for its own defense in the face of rapidly changing power dynamics. Australia might even become the premier alliance partner for the United States in the Anglosphere in the 21st century, much as Britain, whose defense budget is plummeting, was in the 20th century.
The pivot is as yet an aspiration, not a declaration, since it assumes that events in the Middle East will permit U.S. officials the luxury of shifting assets elsewhere. But events in the Middle East never permit as such. Still, if the United States can at least avoid further land engagements in the Middle East, expect the pivot to set the tone for America's Asia policy for years to come, much as President Richard Nixon's trip to China did for Asia policy in decades past.



-Biển Đông - ASEAN: Asian Bloc Seeks Unity Over Sea Disputes (WSJ 3-4-12) Tàu hí hửngASEAN split by sea code (Global Times 5-4-12)-VN - Campuchia vẫn vướng mắc biên giới
Thủy quân lục chiến Mỹ đến Darwin -- --Tập đoàn ConocoPhillips chấp nhận bồi thường cho ngư dân Trung Quốc
VN có thể đề cập Biển Đông tại Asean
Chuyên gia TQ cảnh cáo dầu khí Ấn Độ   –   (BBC). - - Exploring South China sea could mean trouble for India: Expert(Hindustan Times). -  Keep off South China Sea, India warned (Times of India).    - South China Sea projects ‘risky for India’ (Hindu).--Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông và các luận điểm pháp lý (Tia sáng).- Giải quyết tranh chấp Biển Đông quan trọng nhất DOC (Nguyễn Phú Trọng).
Tặng bằng khen gia tộc gìn giữ tài liệu về chủ quyền (TTXVN).  - Tặng bằng khen cho tộc gìn giữ tư liệu về Hoàng Sa(VNN).  - Bộ Ngoại giao trao Bằng khen tặng gia tộc họ Đặng ở Lý Sơn (Tin tức).- Ảnh độc tên lửa bảo vệ toàn bộ biển đảo Việt Nam (PN Today).- Hồn treo cột buồm: Mộ gió chờ chồng (NNVN).- Sự sáng tạo biến hóa vũ khí hiện đại của Việt Nam (PN Today).- Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Điên Biên (TTXVN).------

Tổng số lượt xem trang