Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế tẩy chay dịch vụ Chi nhánh Viettel Thừa thiên - Huế chỉ là hành động "ăn cháo, đái bát"

hieu nguyen  -(t/g gửi Nhân Quyền & Tự Do blog. Bài viết phản ánh quan điểm của t/g)


Trong buổi gặp gỡ giao lưu các hãng thông tấn xã có trụ sở hoặc văn phòng đại diện đóng trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế chỉ trích chiến lược tẩy chay dịch vụ Viettel của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế và Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế gọi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế là kẻ “ăn cháo, đái bát”. Tuy nhiên 70.000 khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế với doanh thu gần 30 tỷ mỗi năm có chuyển qua mạng VNPT Thừa thiên – Huế thì chỉ là số nhỏ so với doanh thu hơn 1.000 tỷ mỗi năm của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế.
Chính phủ lo ngại Tập đoàn Điện lực Việt Nam phá sản sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và Chính phủ phải điều chuyển các khoản nợ viễn thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, chỉ riêng khoản nợ của EVNTelecom là 12.000 tỷ và khoản nợ của các đơn vị Điện lực cũng không dưới 10.000 tỷ.

Tài sản của EVNTelecom theo sổ sách kế toán là 15.000 tỷ, nhưng giá trị thực của tài sản này rất thấp. Tập đoàn Viettel cũng chưa biết nên tái sử dụng tài sản mạng CDMA 450 MHz của EVNTelecom như thế nào, có ý kiến cho rằng chuyển mạng CDMA 450 MHz sang lắp đặt tại Haiti và cũng để tránh dẫm lên “vết xe đổ” của Tập đoàn EVN về vấn đề thiết bị đầu cuối có nên thu hồi hơn 2 triệu thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz tân trang lại tái sử dụng tại Haiti.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten và nhà trạm cho EVNTelecom thuê với giá trị thuê được tính theo tài sản khấu hao dài 15 năm nhưng không tính lãi vay, trong khi đó các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải phải khấu hao 10 năm theo quy định của Chính phủ, thậm chí trong 2 năm 2010 và 2011 Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu thực hiện khâu hao tài sản viễn thông 5 năm và lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện.

Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế riêng đầu tư dự án mạng 3G giai đoạn 2 của gần 70 vị trí với số tiền đầu tư gần 50 tỷ, trong năm 2011 Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao gần 10 tỷ. Dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2 mặc dù chưa được lắp thiết bị và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao gần 10 tỷ lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên giá trị tài sản còn lại là 40 tỷ vẫn chưa đúng giá trị thực của nó và cơ quan điều tra đang yêu cầu Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đánh giá lại tài sản để truy tố tội tham nhũng của Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.

Trong dự án 3G giai đoạn 2, Ông Phan Vinh Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng có đầu cơ đất hơn 10 vị trí để cho thuê lắp đặt trạm 3G. Tuy nhiên diện tích đất nhỏ nên chỉ lắp đặt được cột anten 20 m và các vị trí có địa hình rất trũng để đất mua với giá rẻ, nhưng giá thuê có vị trí lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng.

Nhiều vị trí cột anten Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế xây dựng nhưng Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không thể sử dụng được do không đảm bảo chất lượng và phải tháo dỡ. Vừa qua đã xảy ra tình trạng người dân khiếu kiện phải đền bù hợp đồng và hoàn trả lại mặt bằng khi tháo dỡ cột anten. Chỉ tính riêng cho mỗi vị trí phải đền bù 9 năm còn lại của hợp đồng khoảng 60 triệu/năm tương ứng với 540 triệu cho 9 năm thì hơn 50 vị trí thuộc dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2 phải đề bù với số tiền gần 30 tỷ, đó là chưa tính chi phí hoàn trả mặt bằng.

Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế rất bức xúc việc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đẩy trách nhiệm sang Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư công trình chất lượng kém không thể sử dụng được, thực ra giá trị thực dự án 3G giai đoạn 2 do Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư có giá trị chỉ khoảng 25 tỷ và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã quyết toán dư để đội giá trị công trình lên. Người dân khiếu kiện đền bù hợp đồng và hoàn trả mặt bằng khi tháo dỡ cột anten và nhà trạm thì hãy kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế còn Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không dính dáng đến vấn đề này.

Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đang tiến hành ngầm cáp trên địa bàn Thành phố Huế và các thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế. Bên cạnh đó, Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng đang tiến hành trồng trụ để tách cáp ra khỏi cột điện của Điện lực. Do vậy qua năm 2013, chi phí thuê cột điện treo cáp viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế là không đáng kể.

Hành động “ăn cháo, đái bát” của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải được lên án để mọi người dân có thể hiểu rõ. Những việc làm vô ích của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế như vận động CBCNV tẩy chay dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế và tuyên truyền quảng bá dịch vụ VNPT Thừa thiên – Huế. Thị trường dựa vào chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng sau bán hàng và doanh thu hơn 1.000 tỷ năm 2011 của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đã nói lên tất cả.






Hàng ngàn người dân bao vây nhà riêng Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế


-tuan dongsi -(t/g gửi Nhân Quyền & Tự Do blog. Bài viết phản ánh quan điểm của t/g)


Hàng ngàn máy điện thoại điện lực được người dân ném vào nhà riêng ông Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế, trong cơn bực tức nhiều người dân còn đập phá hàng rào và chậu cây cảnh. Cuộc meeting biểu tình được giải tán sau khi có bản thoả thuận giữa nguời dân và Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.
Trả lời phỏng vấn các hãng thông tin báo chí ông Phan Vinh bực tức trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trách nhiệm lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung và trách nhiệm lãnh đạo Tập đoàn Viettel chứ không phải trách nhiệm lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.

Chính phủ yêu cầu bàn giao EVNTelecom cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và cũng đã yêu cầu Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel bảo đảm quyền lợi cũng như đối tác của EVNTelecom. Trước đây khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đăng ký sử dụng dịch vụ đã nộp đầy đủ chi phí để được sử dụng dịch vụ và giờ đây Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế phải miễn phí cho khách hàng khi chuyển qua mạng Viettel. Tuy nhiên Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đã yêu cầu khách hàng phải mua máy điện thoại Viettel khi chuyển qua mạng Viettel làm cho khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế bực tức mới xảy ra cuộc biểu tình của nhân dân và điều này rất đáng tiếc.
Trước cách hành xử của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã tẩy chay dịch vụ của Viettel Thừa thiên – Huế. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã ký biên bản thoả thuận hợp tác chiến lược với VNPT Thừa thiên – Huế, trong đó VNPT Thừa thiên – Huế sẽ chuyển đổi miễn phí cho toàn bộ khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế qua mạng VNPT Thừa thiên – Huế. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ E-COM sẽ được tặng miễn phí một máy điện thoại G-Phone hoặc được lắp đặt mới một line điện thoại cố định và được tặng miễn phí một máy K-Tel; đối với khách hàng sử dụng dịch vụ di động sẽ được tặng một máy Samsung E 1050, đặc biệt CBCNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên sẽ được tặng một máy điện thoại Nokia C-01; đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang FTTH sẽ được lắp đặt miễn phí đường Internet cáp quang FTTH mới và chất lượng dịch vụ cung cấp đảm bảo bởi mạng Man-E của VNPT Thừa thiên – Huế.
Ông Phan Vinh rất bực tức năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa xác định nguồn vốn đầu tư vào viễn thông nhưng vẫn yêu cầu điện lực đầu tư hạ tầng dự án viễn thông 3G giai đoạn 2 để cho EVNTelecom thuê. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten, nhà trạm cho gần 70 vị trí trong khi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế không có tiền đầu tư lưới điện cho khu công nghiệp và khu du lịch theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ định Nhà thầu Tư vấn Thiết kế còn Tổng công ty Điện lực miền Trung chỉ định Nhà thầu thi công và yêu cầu hoàn thành trước 30/9/2011 để sớm thanh toán cho Nhà thầu. Tuy nhiên hạ tầng xây dựng xong nhưng vẫn để không không sử dụng và để che mắt thanh tra, Tập đoàn EVN yêu cầu Điện lực tiến hành khấu hao nhanh gấp hai lần; Điện lực trả tiền thuê mặt bằng thay cho EVNTelecom trong khi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải vay ngân hàng với lãi suất hơn 20%/năm để đầu tư một số lưới điện cấp bách.
Ông Phan Vinh ví von Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh lĩnh vực viễn thông như người đi buôn mà không biết phép toán cộng, trừ, nhân, chia. Chủ tịch Đào Văn Hưng chỉ chết oan, trách nhiệm này thuộc về Phó Chủ tịch HĐTV Tập đoàn EVN đã bố trí nhân sự không đúng từ người đứng đầu Tập đoàn EVN phụ trách công tác viễn thông cũng như Trưởng Ban VT&CNTT của EVN, Giám đốc EVNTelecom, Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực. Rút kinh nghiệm bố trí nhân sự trong công tác viễn thông của Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế trước đây và mặc dù Tổng công ty Điện lực miền Trung chỉ đạo thành lập phòng Công nghệ Thông tin tại các Công ty Điện lực, nhưng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế không cần thành lập phòng này và chỉ có một Tổ Tin học biên chế 2 nhân sự thuộc phòng Kinh doanh điện có nhiệm vụ quản lý trang Web; quản lý chương trình CMIS; quản lý máy tính và máy in.
Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế bố trí nhân lực hợp lý đảm bảo tính công bằng cho CBCNV. Nhân lực của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế chủ yếu tập trung quản lý lưới điện nhằm mục đích nâng cao chất lượng lưới điện chính là làm giảm tổn thất điện năng và làm giảm chi phí sử dụng điện cho nhân dân.
Thời gian qua Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã có nhiều hành động thiết thực nhằm làm giảm tổn thất điện năng như: tạo hành lang an toàn lưới điện tránh tổn thất điện năng do phóng điện; liên tục vệ sinh đường dây, sứ cách điện và thay thế vật tư có chất lượng kém để trách trường hợp tổn thất điện năng do phóng điện; thay sứ nhiểm mặn và thay dây trần bằng dây bọc đối với lưới điện gần biển; tránh tổn thất điện năng do move tiếp xúc; tránh tổn thất điện năng do hiện tượng vầng quang… Tuy nhiên tổn thất vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước mặt dù sản lượng không sụt giảm. Ông Phan Vinh cho rằng có thể công tơ điện tử đo đếm không chính xác so với công tơ cơ và đáng lý ra môi trường khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thiết bị điển tử phải được thí nghiệm trước khi được sử dụng đại trà.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung phải tiến hành thí nghiệm thực tế để đưa ra phương án tối ưu giảm tổn thất điện năng cho các đơn vị áp dụng. Theo như tình hình hiện nay Tập đoàn EVN giao chỉ tiêu kế hoạch tổn thất điện năng xuống cho các Tổng công ty, Tổng công ty giao cho Công ty rồi Công ty giao cho Điện lực và Điện lực chỉ trong chờ có nhà máy nào có phụ tải cao vào hoạt động để làm giảm tổn thất điện năng.
Muốn giảm tổn thất điện năng thì đồng hồ đo đếm điện năng phải chính xác, nhân viên ghi chữ phải chính xác và thống kê báo cáo sản lượng phải được chính xác. Tuy nhiên ở đây Tổng công ty Điện miền Trung giao kế hoạch sản lượng thì ở dưới muốn đạt được kế hoạch mới xảy ra tình trạng hai tháng ghi trồi, một tháng ghi trụt. Thống kê không chính xác thì lấy đâu ra kết quả để giảm tổn thất điện năng.
Đại diện đoàn người biểu tình cũng đã đạt được thoả thuận với Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế khi tháo dỡ cột anten và nhà trạm. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ bồi thường thời gian còn lại của hợp đồng, hoàn trả mặt bằng đúng nguyên trạng ban đầu. Chẵng hạn như khi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế tháo dỡ thu hồi cột anten tự đứng, Công ty sẽ bốc móng trụ anten và đổ đất hoàn trả mặt bằng như cũ.
Vì sự yếu kém của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực miền Trung mới xảy ra cuộc biểu tình đáng tiếc. Nếu như nguyện vọng của người dân được đáp ứng thì không xảy ra cuộc biểu tình.






Hàng ngàn người dân biểu tình trước trụ sở Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế


vinh phan
(t/g gửi Nhân Quyền & Tự Do blog. Bài viết phản ánh quan điểm của t/g)


- 
Hàng ngàn người dân biểu tình, la ó, hò hét trước trụ sở Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế yêu cầu Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải hoàn trả số tiền người dân đã bỏ ra để mua máy điện thoại Điện lực, bồi thường cho người dân khi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế tháo dỡ cột anten và nhà trạm. Một số người dân đã có hành động quá khích đập phá trụ sở Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế. Tuy nhiên tình hình trở nên êm dịu sau khi ông Phan Vinh Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế ra mời bà con vào hội trường Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế để nói chuyện.



Người dân bức xúc để có một máy điện thoại E-COM của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có người dân phải bỏ ra 3,2 triệu để mua máy điện thoại. Tuy nhiên khi Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế tiếp nhận thì lại yêu cầu khách hàng của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ phải chuyển qua mạng Viettel, đồng thời khách hàng phải mua một máy Homephone Viettel có giá 250.000 đồng nhưng khách hàng được tặng 500.000 đồng vào tài khoản. Những khách hàng viễn thông Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải chuyển qua mạng Viettel trước 30/4/2012, nếu không sẽ bị cắt dịch vụ sau 30/4/2012.

Ông Phan Vinh giải trình với bà con, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế để phát triển một thuê bao phải khuyến mãi cho bà con ít nhất 1 triệu đồng vào thiết bị đầu cuối. Nhiều đợt khuyến mãi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế tặng máy cho khách hàng có giá vài triệu đồng. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có số thuê bao luỹ kế 70.000 như ngày hôm nay đã phải chi phí khuyến mãi thiết bị đầu cuối hơn 100 tỷ.


Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế thua lỗ rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng, nếu không tin bà con có thể vào nhà thi đấu thể thao và sau khi nhìn khối tài sản thiết bị đầu cuối thu hồi về thì sẽ biết rõ ngay, ông Vinh nói. Đống thiết bị đầu cuối thu hồi về chỉ là phần nổi trong phần chìm tài sản viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế chưa thu hồi về như thiết bị cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH, cáp quang, cột anten, nhà trạm…


Tuy nhiên trách nhiệm này không chỉ là của Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế trước đây, mà nó là trách nhiệm của lãnh đạo EVN, lãnh đạo EVN CPC.


Hãy nhìn người đứng đầu Tập đoàn EVN phụ trách công tác viễn thông Phó Tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri vừa yếu kém trong công tác quản lý, không có nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm về viễn thông. Tiếp đến Giám đốc EVNTelecom được thay như thay áo và người được bổ nhiệm cuối cùng Võ Quang Lâm trưởng thành tư một nhân viên làm công tác điện, rồi được bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý dự án EVNTelecom nhưng hồ sơ quyết toán và hồ sơ hoàn công làm lung tung đến nổi kiểm toán phải bó tay.


Nhìn lên rồi nhìn xuống người đứng đầu viễn thông của EVN CPC từ Phó Tổng Giám đốc phụ trách công tác viễn thông rồi đến Trưởng phòng Viễn thông và Công nghệ Thông tin EVN CPC cũng chẳng khác gì. Những con người này cho làm lãnh đạo viễn thông không làm viễn thông phá sản mới lạ.


Ông Phan Vinh cho biết khi ông tiếp nhận chức vụ Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế ông  dự định tổ chức thi tuyển chức vụ Phó Giám đốc Công ty phụ trách viễn thông và chức vụ Giám đốc Trung tâm Viễn thông Điện lực. Tuy nhiên những kế hoạch ông định làm mà không thực hiện được do EVNTelecom phá sản phải bàn giao cho Viettel.

Thế nhưng cũng may EVN CPC chưa bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc phụ trách viễn thông cho Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế. Nếu không Phó Giám đốc phụ trách viễn thông cũng không có phòng mà ngồi chứ nói gì đến việc làm.

Tổng công ty Điện lực miền Trung chỉ đạo thành lập phòng Công nghệ Thông tin để tạo việc làm cho cán bộ CNV làm công tác viễn thông trước đây và cũng là nơi phục vụ Phòng CNTT EVN CPC đi công tác cũng như đi thăm tết Phòng. Ông Vinh cho biết làm như vậy sẽ lãng phí nhân lực. Thực tế Phòng này chỉ làm nhiệm vụ quản lý máy tính, máy in và trang Web của Công ty. Tuy nhiên máy tính, máy in sửa thì không được và chỉ có cài đặt, nhưng đa số CBCNV đều tự cài đặt được cuối cùng chỉ là một công việc xác nhận hư hỏng cho thay thế.

Ông Vinh cũng cho biết khi lên làm Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế ông muốn chủ động không phụ thuộc vào EVN CPC, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã ôm tiền ra Hà Nội đút lót lãnh đạo Tập đoàn EVN để được tách ra thành lập Công ty TNHH MTV Điện lực Thừa thiên – Huế. Tuy nhiên Chính phủ chỉ đạo dừng tách Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế ra khỏi EVN CPC.

Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế nằm duới trướng của EVN CPC chịu rất nhiều thiệt thòi. Sản lượng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế gấp 4 lần các đơn vị khác nằm trong EVN CPC, năng suất lao động hơn gấp 2 lần so với các đơn vị nằm trong EVN CPC. Thế nhưng do không đút lót lãnh đạo EVN CPC nên Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải đứng ở thứ hạng thấp hơn dẫn đến lương CBCNV cũng thấp hơn.

Năm 2012 nhiều công ty trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế phá sản, các doanh nghiệp lớn như xi măng; sắt thép chỉ hoạt động cầm chừng, trong khi lưới điện nông thôn EVN CPC vẫn chưa cấp cho Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế một đồng vốn nào để cải tạo. Như vậy tổn thất điện năng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế không tăng mới lạ. Nếu như Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế được tách khỏi EVN CPC thì sẽ chủ động tìm nguồn vốn cải tạo lưới điện nông thôn và tổn thất điện năng sẽ giảm xuống ngay, bên cạnh đó thu nhập CBCNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ tăng gấp nhiều lần.

Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đề nghị nếu bà con không muốn chuyển qua mạng Viettel có thể chuyển qua mạng VNPT hoặc FPTTelecom. Ông Vinh cũng cho biết đa số CBCNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế chuyển qua sử dụng mạng VNPT Thừa thiên – Huế, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với VNPT Thừa thiên – Huế trong đó Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ sử dụng dịch vụ của VNPT Thừa thiên – Huế đồng thời tuyên truyền quảng bá dịch vụ của VNPT Thừa thiên – Huế.

Giải thích với bà con ông Nguyễn Nhật Quang Phó Giám đốc VNPT Thừa thiên – Huế cho biết khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ được chuyển qua mạng VNPT Thừa thiên – Huế miễn phí, khách hàng sử dụng dịch vụ E-COM sẽ được tặng một máy G-Phone hoặc được cấp miễn phí đường điện thoại cố định có dây và tặng một máy điện thoại hiệu K-Tel.

Ông Nguyễn Nhật Quang cũng cho biết VNPT Thừa thiên – Huế đã hoàn tất chuyển mạng cho CBCNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế qua mạng VNPT. Cán bộ CNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế từ phó trưởng phòng trở lên được VNPT Thừa thiên – Huế tặng 1 máy điện thoại Nokia C1-01, CBCNV Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế được tặng 1 máy điện thoại Samsung E 1050.

Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng cho biết Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã bàn giao 66 trạm CDMA và trạm 3G thuộc dự án mạng 3G giai đoạn 1 cho Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế. Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế sẽ ký lại hợp đồng với chủ hộ gia đình và Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế bắt đầu trả tiền từ 1/1/2012.

Ông Vinh cho biết vấn đề gay cấn nhất là 68 trạm thuộc dự án mạng 3G giai đoạn 2. Một số trạm 3G được xây dựng tại các Điện lực huyện thì đơn giản, nhưng vấn đề phức tạm là các trạm thuê đất của hộ gia đình. Ông Vinh cũng cho biết Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng đã cho tạm thời nghỉ việc chờ xem xét đối với CBCNV đầu tư đất cho thuê lắp đặt cột anten và vị trí này Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không tiếp nhận.

Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng đang tìm phương án bồi thường hợp đồng cho các hộ gia đình có cột anten và nhà trạm phải tháo dỡ. Mỗi năm Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có hơn 10 tỷ từ doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông, sau khi trừ đi phần miễn phí cho Viettel theo chỉ đạo của Tập đoàn EVN thì doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông còn lại khoảng 7 tỷ/năm. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đang xin Tổng công ty Điện lực miền Trung cho phép ứng trước tiền cho thuê cột điẹn treo cáp viễn thông trong thời hạn 5 năm để đền bù cho hộ gia đình đồng thời chi phí cho công tác hoàn trả mặt bằng. Nếu không lãnh đạo EVN CPC phải chịu trách nhiệm này vì Tư vấn Thiết kế, Nhà thầu thi công là do lãnh đạo EVN CPC chỉ định xuống.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như Tổng công ty Điện lực miền Trung không cải tổ thì vẫn tiếp tục thua lỗ dài dài và rồi cứ đè cổ người dân gánh chịu.

   


Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế phải hầu toà

-minh van
(t/g gửi Nhân Quyền & Tự Do blog. Bài viết phản ánh quan điểm của t/g)


Toà án Nhân dân Thành phố Huế tiếp nhận đơn kiện của gần 50 người dân kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế. Người dân kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã không thực hiện đúng hợp đồng thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và phòng máy viễn thông điện lực.

Theo như đơn kiện của người dân thì hợp đồng thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và phòng máy viễn thông điện lực có thời hạn 10 năm. Tuy nhiên mới đây Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có văn bản thông báo cho người dân là Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và tháo dỡ.


Phóng viên báo chí đã phỏng vấn ông Phan Vinh Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế, ông Vinh cho biết Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế có gần 70 vị trí xây dựng hoàn thành cuối năm 2010 để cho EVNTelecom thuê lắp đặt thiết bị trạm 3G nhưng đến nay vẫn chưa lắp đặt thiết bị. Theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ EVNTelecom bàn giao cho Viettel và Tập đoàn EVN cũng chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải bàn giao tài sản viễn thông cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.


Tuy nhiên Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không nhận những vị trí không đảm bảo chất lượng và chủ yếu là các trạm 3G chưa lắp đặt thiết bị.


Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế rất khó khăn nguồn vốn đầu tư lưới điện. Tuy nhiên theo chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải ưu tiên bố trí vốn cho viễn thông, năm 2010 Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã phải đầu tư gần 50 tỷ để xây dựng hạ tầng dự án 3G giai đoạn 2.


Đầu tư 50 tỷ xây dựng hạ tầng viễn thông dự án 3 giai đoạn 2 hoàn thành vào cuối năm 2010. Tuy nhiên thiết bị không được lắp đặt nhưng mỗi năm Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải mất gần 4 tỷ tiền thuê mặt bằng và gần 10 tỷ lãi vay.


Thua lỗ kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế là rất lớn. Thiết bị đầu cuối CDMA đắt và để phát triển một khách hàng Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải khuyến mãi cho khách hàng vào thiết bị đầu cuối ít nhất là 1 triệu đồng, nhiều đợt khuyến mãi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã tặng cho khách hàng thiết bị đầu cuối có giá vài triệu đồng. Nhìn vào số thiết bị đầu cuối mà Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế thu hồi về của hơn 70.000 khách hàng có trị giá cả trăm tỷ nghỉ mà xót xa.


Trong số thiết bị đầu cuối này gồm phần thiết bị đầu cuối do EVNTelecom đầu tư Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải chịu 45% chi phí đầu tư, còn lại là thiết bị đầu cuối do Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư 100%. Tuy nhiên phần thiết bị EVNTelecom đầu tư Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã chịu 45% chi phí nhưng Tập đoàn EVN vẫn đẩy về cho Tổng công ty Điện lực miền Trung hơn 200 tỷ tiền phần chi phí thiết bị đầu cuối do EVNTelecom chịu và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải gánh gần 30 tỷ trong số tiền hơn 200 tỷ này.


Năm 2011, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư gần 5 tỷ để thực hiện chiến lược Internet cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao. Tuy nhiên Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cung cấp dịch vụ Internet cáp quang FTTH trên mạng Metro và Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế thông báo phải tháo dỡ tài sản này vì không đảm bảo chất lượng.


Tổng giá trị tài sản viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế chưa được khấu hao là hơn 200 tỷ và thua lỗ viễn thông đã ảnh hưởng đến đầu tư lĩnh vực kinh doanh điện của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế. Do thua lỗ viễn thông và nguồn vốn đầu tư ưu tiên viễn thông nên Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã không thực hiện đúng tiến độ cấp điện khu công nghiệp được quy hoạch theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa thiên – Huế.


Dự án 3G giai đoạn 2, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế được giao quản lý dự án, nhưng Tư vấn Thiết kế là do Tập đoàn EVN chỉ định vào còn nhà thầu thi công thì do Tổng công ty Điện lực miền Trung chỉ định xuống. Ông Phan Vinh cũng thừa nhận có một vị trí nhân viên điện lực đã mua đất cho thuê đặt trạm viễn thông và vị trí này không đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên đó chỉ là thiểu số và nhân viên này cũng đã tạm thời cho nghỉ việc chờ xem xét.


Theo như Toà án Nhân dân Thành phố Huế thì đơn kiện của người dân là đúng. Nếu như Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế huỷ bỏ hợp đồng thì phải trả số tiền những năm còn lại trong hợp đồng cho người dân, hoàn trả mặt bằng nguyên trạng ban đầu cho người dân. Tuy nhiên quan trọng nhất là thương thảo đạt được giữa hai bên.


Tư duy độc quyền của ngành điện đã làm hao mòn trí tuệ lãnh đạo ngành điện. Đây là nguyên nhân đẩy Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế vào tình cảnh đã đốt tiền phải mua đất chôn tro.

-------

Tổng số lượt xem trang