Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Những vấn đề 'nóng' hiện nay

* -Liệu có còn an toàn và an ninh: dường như cấp cơ sở đã không còn khả năng giữ được an ninh vậy thì chả trách khi muốn thì ai cũng có thể xông vào thậm chí cả nơi làm việc ?!!!


-Phường với Công an không đủ sức để ngăn cái này  (phút 2:08 , ô Phạm Đình Long, Ban chỉ huy quân sự phường 8, TP Đà Lạt nói)



"Thiếc tặc" đào địa đạo dưới Thung Lũng Tình Yêu TT


-- Săn... người ở rừng Phong Nha (20/05)

TT - Rừng Phong Nha ngày càng hỗn loạn. Các băng nhóm bắt đầu chuyển qua săn... người! Người bị săn chính là 11 nhân vật được cho là đã trúng đậm nhờ khai thác ba cây gỗ sưa.
PV Tuổi Trẻ đã theo sát các băng nhóm săn người.
Rừng Phong Nha náo loạn bởi những băng nhóm ngày thì săn sưa, đêm thì săn người - Ảnh: Quốc Nam (chụp qua điện thoại)
Cho rằng 11 nghi phạm đốn ba cây sưa còn ẩn náu trong rừng già, các nhóm xăm, cướp sưa tiếp tục ồ ạt đổ vào rừng, lùng sục, quần thảo mọi lùm cây, hang đá. Rừng Phong Nha (Quảng Bình) đang náo loạn bởi những cuộc săn... người.
Tưởng rằng sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ thì diễn biến sẽ dịu đi, nhưng những ngày này núi rừng Phong Nha vẫn hỗn loạn bởi thông tin có người đã xăm trúng bảy hầm giấu gỗ sưa ngay tại khu vực đỉnh Nước Vàng. Nơi này ngay lập tức trở thành điểm nóng. Sưa thì chưa thấy đâu nhưng cảnh săn lùng nhau diễn ra suốt ngày đêm, làm náo động cả rừng già.
Phóng viên Tuổi Trẻ đã có cuộc xâm nhập thứ hai vào rừng cấm Phong Nha - Kẻ Bàng để ghi nhận những diễn biến mới nhất tại đây.
Một nhóm xăm sưa mệt mỏi vì vào rừng mấy ngày rồi nhưng vẫn chưa tìm được gì - Ảnh: Quốc Nam
Truy đuổi suốt đêm
Chúng tôi có mặt ở đỉnh Nước Vàng vào khoảng 16g ngày 17-5. Đỉnh Nước Vàng lúc này sôi động như một công trường, khác hẳn hôm chúng tôi vào hơn mười ngày trước đó. Đây là điểm nóng mới của gỗ sưa, thu hút tất cả các hội nhóm xăm sưa, cướp sưa về quần thảo suốt ngày đêm.
Ngày xăm, tối trấn
Chiều tối 17-5, khi đang hạ trại bên khe Nước Vàng và loay hoay nhóm lửa để lấy ánh sáng thì một thành viên trong nhóm xăm sưa ở xã Phúc Trạch kéo ra từ trong chiếc gùi thực phẩm một thanh kim loại dài hơn nửa mét. Dưới ánh sáng lập lòe của bếp lửa, chúng tôi nhận ra đó là một thanh mã tấu sắc lẹm.
L., trưởng nhóm, cho biết khi vào đây nhóm đã xác định trước rằng sẽ chủ đích đi xăm hầm giấu gỗ. Nếu may mắn dò trúng hầm gỗ thì mừng, còn không nếu gặp ai có gỗ thì “xin” miếng về uống cà phê. L. nói hiện các bang hội đang có mặt ở rừng này đều chơi theo cách đó. Thậm chí có hội còn dùng “hàng nóng” để ngày thì xăm sưa, còn tối thì trấn cướp.
Từ cửa rừng vào đến đỉnh Mũi Mác, chúng tôi chạm mặt hội xăm sưa đầu tiên. Trước đó trên đường cũng có hàng chục lượt người ra vào nhưng hầu hết đều đi lẻ tẻ. Phương, một thợ rừng, khẳng định để “làm nên chuyện” trong rừng già lúc này nhất thiết phải lập thành bang hội mới đủ khả năng tranh giành gỗ, chứ lẻ tẻ vài người thì chỉ gùi thuê.
Màn đêm trên núi đổ xuống thật nhanh. Chúng tôi nhập vào một nhóm sáu thanh niên từ xã Phúc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) vào xăm sưa để cùng hạ trại bên khe suối ngay giữa đỉnh Nước Vàng. Đây là nơi chắn ngang con đường độc đạo từ hung Trí dẫn ra nên tất cả các nhóm hội đều tập trung tại đây để nghỉ đêm. Mỗi nhóm từ khoảng mười đến vài chục người và đóng trại cách nhau vài chục mét.
20g, từ trong bóng đêm, tiếng cười nói, tiếng bước chân rầm rập tiến tới. Đang chưa hiểu chuyện gì thì một đoàn khoảng hơn 30 người mặt mày bặm trợn, tay lăm lăm vũ khí xộc tới: “Có thấy nhóm nào vừa qua đây không?”, tiếng người dẫn đầu quát lớn. Không có được thông tin gì, nhóm người trên nhanh chóng rút đi.
“May không có hàng, chứ có là không yên với hội này rồi. Trưởng hội đó cũng là dân địa phương. Nhưng là một đầu nậu lớn nên bỏ tiền thuê giang hồ từ Đồng Hới đưa vô rừng trấn cướp” - L., trưởng nhóm sáu người, kể.
Chưa kịp hoàn hồn thì khoảng nửa tiếng sau, người tên Th., trưởng nhóm vừa nãy, hộc tốc chạy lại ra lệnh: “Mấy đứa mi nhập theo hội tau luôn. Mới có tin đầu nậu cho quân vô gùi hàng ra đường Hang Cao. Phải đuổi theo để kiếm vài miếng cháo”. Nhanh chóng, chúng tôi nhập vào đoàn truy lùng. L. nói: “Chỉ cần lùng được hội gùi hàng là buộc các đầu nậu đó phải chia phần”.
Đổ xuống đỉnh Nước Vàng, nhóm chúng tôi lại rẽ quặt qua một nhánh về hướng Hang Cao ở gần động Thiên Đường. Lối đi là lối mòn của dân lâm tặc gùi gỗ chỉ nhỏ bằng hai bàn chân, xuyên qua những lèn đá dựng đứng và đen ngòm. Cả “đội quân” hăm hở tiến vào màn đêm mang theo niềm tin từ những phách gỗ sưa bạc tỉ làm cả khu rừng náo loạn.
1g sáng, cả nhóm hăm hở đổ xuống vực hung Trong, cách đỉnh Nước Vàng ba ngọn núi, thì trưởng nhóm Th. nhận được một cuộc điện thoại. Nghe xong Th. hét to: “Quay lại. Điện thoại gọi báo có người xăm được hàng ở Rọ Mường. Phải đến nhanh, không sẽ bị nhóm khác hớp hết”.
Thở hồng hộc bởi vừa leo qua mấy ngọn núi giữa đêm, đám người vẫn nhanh chóng chạy ngược theo lời Th.. Trong bóng đêm, những ánh đèn pin lóe lên yếu ớt giữa rừng. Thi thoảng lại có tiếng ngã oạch của những người chưa quen địa hình.
“Hành quân” giữa rừng đến 3g sáng, chúng tôi cũng đến được Rọ Mường. Nhưng khi đến nơi thì cả một hố đá trống không, vắng lặng. Tức tối, Th. lại hét quân: “Hụt rồi. Hàng đã chuyển đi. Đuổi theo...”.
Hạ trại ở đỉnh Nước Vàng chờ thời cơ - Ảnh: Quốc Nam
Săn lùng người trúng cội
Bữa sáng vội vàng giữa rừng kết thúc cũng là lúc người dò đường trong nhóm của Th. hớt hải từ trên núi xuống: “Tìm thấy dấu rồi. Nhiều khả năng hàng to lắm. Dấu vết trên đường còn rất mới và đậm”. Ngay tức khắc, cả đoàn quân gần 40 người của Th. lại đuổi theo.
Cứ đuổi một đoạn, đoàn người lại cúi xuống dò dấu vết để lại trên lối mòn. Trên những vách đá hiện rõ mồn một dấu của những phách gỗ vuông vắn mà người gùi vừa đặt xuống nghỉ chân. Leo thêm hai vách núi nữa thì mất dấu. Th. lẩm bẩm: “Chắc hội này cắt mái (mở đường mới lên vách núi) đi rồi”.
Đến đỉnh Nước Vàng chúng tôi mới biết những cuộc săn lùng ở đây những ngày qua không chỉ là việc săn lùng những hầm giấu gỗ sưa của lâm tặc, mà có cả việc săn người. Người bị săn ở đây là những người được cho là trúng cội (11 người là nghi phạm đốn hạ ba cây gỗ sưa).
Theo dân săn sưa thì số người này hiện vẫn sống chui lủi trong các hang đá giữa rừng vì sợ bị bắt cóc hoặc buộc phải chia phần. “Chỉ cần tìm được một trong những người đó là coi như tìm được gỗ” - H., một trưởng nhóm săn sưa, nói chắc nịch.
Sáng 18-5, sau một đêm theo chân nhóm săn đuổi băng qua hết mấy ngọn núi, chúng tôi đến khu vực Trại Lá, cách đỉnh Nước Vàng khoảng hơn hai giờ đi bộ về phía tây. Đang loay hoay chưa biết bước tiếp hướng nào thì từ trên đỉnh Trại Lá, một người đàn ông mang chiếc gùi nặng trịch đi xuống.
Thấy chúng tôi, người này có vẻ dò xét kèm theo sự lạnh lùng và muốn xua đuổi. Người này cho biết là dân Bàu Sen (thuộc xã Phúc Trạch, Bố Trạch) đang đi thăm bẫy ở đây. Chúng tôi theo chân người này đi một quãng khoảng hơn một lèn đá thì người này dừng lại.
“Hết dấu rồi. Các chú quay lại đi. Anh đi thăm bẫy đã”, người này vuốt đám ria mép và trừng mắt về hướng ngược lại. Không thể khác, chúng tôi lầm lũi quay lại đường cũ. Quan sát trong chiếc gùi mang theo, anh Tr., người đi cùng chúng tôi, giật mình: “Đi săn thú sao phải mang hành lý nặng vậy, lại toàn là gạo?”.
Trên đường quay trở ra Trại Lá, vừa bước xuống bờ suối, chúng tôi chạm mặt ngay một nhóm bốn người khác đang hạ trại ở đây. Đây là nhóm của T., một trong những nhóm trấn hàng nổi tiếng ở khu vực này mấy ngày nay. H., người trong nhóm này, dò hỏi. Chúng tôi tả lại người vừa gặp cùng mối nghi ngờ lúc trước.
Ngay tức khắc, cả nhóm nhanh chóng túm dao, xách gùi đuổi theo hướng chúng tôi chỉ. H. nói: “Hắn là người nhà đi tiếp tế lương thực cho bọn cội đang trốn trong rừng. Bọn tui đã đi lùng chúng mấy ngày rồi mà không gặp”. Ngoảnh lại, H. nói thêm: “Tóm được thằng này là nó phải khai hết”.
QUỐC NAM
Tạm đình chỉ công tác hai hạt phó kiểm lâm
Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với hai ông Hoàng Văn Quế và Nguyễn Hữu Trí là hai hạt phó Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nhằm phục vụ công tác điều tra nghi vấn hai ông này câu kết với lâm tặc và đầu nậu trong vụ gỗ sưa.
Ban cũng điều chuyển ông Trần Đức Tiến, trạm trưởng trạm kiểm lâm Trộ Mơợng, đến làm việc tại trạm kiểm soát km40, do đã để cho lâm tặc đốn hạ ba cây sưa trong lâm phần mình quản lý và không hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lâm sản; điều chuyển ông Nguyễn Quang Hữu, trạm trưởng trạm kiểm lâm Khe Gát, lên làm trạm trưởng trạm U Bò, do không theo dõi chặt chẽ tình hình để người dân vượt trạm vào rừng tìm sưa.
* 7g sáng 19-5, lực lượng liên ngành gồm 130 thành viên của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bộ đội biên phòng và công binh Quảng Bình đã vào rừng Phong Nha truy quét lâm tặc, đầu nậu buôn gỗ và đẩy đuổi người dân ra khỏi rừng, đồng thời tìm kiếm số gỗ sưa đang cất giấu trong rừng.
Một lực lượng khác gồm kiểm lâm vườn quốc gia, Công an huyện Bố Trạch, cảnh sát cơ động tỉnh, công an và dân quân xã Phúc Trạch, Xuân Trạch cũng đã thực hiện chiến dịch truy quét, kiểm tra toàn diện vòng ngoài tại vùng rừng luôn “nóng” về tình trạng tụ tập cướp giật gỗ trong những ngày qua là Trộ Mơợng và các ngả đường vào rừng khác.
L.GIANG
-Quân đội, công an tiến vào rừng - (20/05)

TP - Trước thông tin giang hồ tái chiếm rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, ngày 19-5 tỉnh Quảng Bình chính thức thành lập tổ đặc nhiệm liên ngành gồm quân đội, biên phòng, công an, kiểm lâm... tiến vào rừng nhằm truy quét lâm tặc và các băng nhóm giang hồ đang cát cứ ở đây.
Tổ đặc nhiệm gồm 130 người, được chia thành 4 nhóm vào rừng từ 6h sáng cùng ngày, do ông Nguyễn Văn Huyên (PGĐ VQG Phong Nha-Kẻ Bàng) chỉ huy. Các tổ đặc nhiệm liên ngành đều có sự hiện diện của quân đội, biên phòng, công an, kiểm lâm... được trang bị đầy đủ vũ khí và công cụ hỗ trợ.
Theo kế hoạch, lực lượng đặc nhiệm sẽ vào truy quét ở hung Trí, khe Nước Vàng, động Nước Rỉ… trong 7 ngày. Tất cả các thành viên trong tổ đều bị thu giữ điện thoại nhằm bí mật tác chiến.
Cùng việc truy quét lâm tặc, tổ đặc nhiệm còn đẩy đuổi các băng nhóm giang hồ ra khỏi rừng. Tổ đặc nhiệm có quyền bắt giữ các đối tượng chống cự, cưỡng chế những người không chịu rời khỏi rừng.
Để hỗ trợ, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh Quảng Bình nằm trong tình trạng báo động đỏ.
Chi cục kiểm lâm đã lệnh cho toàn bộ 7 Hạt kiểm lâm trong tỉnh điều động mỗi hạt từ 12-15 kiểm lâm viên đến phối hợp kiểm lâm vườn túc trực 24/24h ở mọi chốt xung yếu của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng




Khai thác thiếc trái phép trong khu vực thắng cảnh
Thâm nhập địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu
(TNO) Sau nhiều lần khảo sát địa hình, ngày 15.5, PV Thanh Niên mới đột nhập được vào địa đạo xuyên núi dài khoảng 700m, nơi khai thác trái phép quặng thiếc ở cuối khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, Đà Lạt (Lâm Đồng).
45 phút trong lòng địa đạo
Cửa hầm địa đạo cao 2 m, rộng khoảng 1,5 m, nằm dưới một thung lũng sâu ở khoảnh 1, tiểu khu 144 (phường 8), thuộc Ban Quản lý rừng Lâm Viên. Chiếc máy bơm cách địa đạo chừng 50 m đang bơm nước vào địa đạo để phục vụ việc khai thác quặng thiếc.

>> Tiếp diễn đào địa đạo xuyên núi khai thác trái phép quặng thiếc
>> Tạm giữ 6 người trong vụ tra khảo người làm công
>> Sau phản ảnh của Báo Thanh Niên: Chấm dứt việc khai thác quặng trái phép tại thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt) ------------------------


Những vấn đề “nóng” nhìn từ đời sống xã hội

SGTT.VN - Kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH) khoá XIII, dự kiến khai mạc ngày 21.5. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị trước kỳ họp, nhiều ý kiến cho rằng, những vấn đề như vụ việc ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng), vụ cưỡng chế ở Văn Giang (Hưng Yên), thu phí giao thông, xây trụ sở của bộ Giao thông vận tải, tài chính công, chống tham nhũng, các giải pháp về cứu doanh nghiệp… là rất “nóng”, phải trở thành điểm nhấn tại kỳ họp lần này. Và những đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được nhắc tên nhiều trong thời gian qua như Đặng Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thu Hằng phải sòng phẳng trước cử tri.

Đại biểu phải có tiếng nói

LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng QH, hiện là uỷ viên hội đồng Tư vấn về dân chủ pháp luật của Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) vừa qua là không bình thường. Trước đó, vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có tới mấy trăm bài báo đặt vấn đề sửa luật Đất đai. Hội nghị Trung ương vừa kết thúc cũng đặt ra vấn đề này, cho nên đây là vấn đề cực kỳ lớn, ĐBQH phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, theo ông Thuận, vụ đập thuỷ điện Sông Tranh ở Quảng Nam bị rò rỉ nước gây hoang mang cho người dân nhưng kết luận còn nửa vời, ĐBQH cần phải lên tiếng. Hay như việc ông bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất hàng loạt phí giao thông mà thực chất là các loại thuế cũng là vấn đề mà QH phải bàn. Rồi chuyện xe đang chạy thì bị cháy gây thiệt hại tài sản và uy hiếp tính mạng của người dân, QH cần quan tâm đúng mức... Ông Thuận cho rằng, qua các vụ vừa rồi cho thấy các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm. Các ĐBQH phải có tiếng nói thay cho dân.
Trước tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp khốn đốn, phá sản hàng loạt, kéo theo tình trạng thất nghiệp, các giải pháp giải cứu đã kịp thời hay không? hay chỉ là “cứu người mà đã chết”? Theo ông Thuận “Đây phải là một trong những điểm nhấn tại kỳ họp QH lần này”.
ĐBQH Đỗ Thị Thu Hằng: Sonadezi là của đơn vị thành viên!
Sáng ngày 17.5, từ chối trả lời mọi vấn đề liên quan đến vụ Sonadezi Long Thành xả thải gây ô nhiễm, bà Đỗ Thị Thu Hằng, chủ tịch Hội đồng thành viên, tổng giám đốc tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi), ĐBQH Đồng Nai, chỉ “đính chính” ngắn gọn với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị qua điện thoại: “Tôi nói lại cho rõ: Sonadezi Long Thành là một trong 23 đơn vị thành viên của Sonadezi, có tư cách pháp nhân độc lập, có người đại diện theo pháp luật. Tổng công ty Sonadezi sẽ chỉ đạo người đại diện phần vốn thực hiện theo đúng quy định trình tự pháp luật”.

TS Mai Văn Bảy, chủ tịch hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài TP.HCM, nguyên trưởng, phó đoàn ĐBQH TP.HCM khoá VII và VIII, cũng cho rằng ĐBQH phải tỏ thái độ trước những vụ việc vừa qua, vì đó là “những vụ rất quan trọng”.
Quan trọng hơn, theo ông Bảy, là việc làm thất thoát tiền ngân sách của các tập đoàn nhà nước. ĐBQH và QH nói chung phải kiên quyết đòi hỏi những người có trách nhiệm phải tỏ thái độ, phải “tự xử”, nếu không thì QH phải chất vấn để làm rõ.
Đại biểu không thể né trách nhiệm
Liên quan đến vụ Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) xả thải gây thiệt hại cho nông dân, ông Nguyễn Văn Trai, người dân tại ấp 2, xã Tam An, huyện Long Thành, bức xúc: “Chúng tôi thất vọng vì những gì đang diễn ra”.
Theo ông Trai, ngay từ đầu sự việc, đến tận bây giờ, khi cơ quan chức năng đã có kết luận rõ ràng về sai phạm của Sonadezi Long Thành, thì bà Đỗ Thị Thu Hằng, không chỉ là chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi), mà còn là một ĐBQH, vẫn chưa từng có một buổi tiếp xúc đối thoại, giải trình với người dân.
“Chúng tôi đã kỳ vọng ít nhất bà Hằng phải đứng ra có một lời xin lỗi dân, chứ còn cứ trơ trơ im lặng như vậy thì không xứng đáng với vai trò, trách nhiệm của mình!”, ông Trai nói.
Theo người dân bị thiệt hại, bồi thường là chuyện tất nhiên phải làm khi gây ô nhiễm và thiệt hại cho dân. Tuy nhiên, là ĐBQH, bà Hằng phải đảm bảo đúng vai trò, trách nhiệm là một đại biểu nhân dân, bất kể ứng cử ở khu vực nào (bà Đỗ Thị Thu Hằng là ĐBQH tại đơn vị huyện Thống Nhất, Đồng Nai – PV). “Hành xử như vậy của bà Hằng, chúng tôi cho rằng cũng là một cách coi thường người dân”, cử tri Trai khẳng định.
Ông Đặng Văn Khoa, chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM, từng là đại biểu HĐND TP.HCM, cũng cho rằng việc bà Đỗ Thị Thu Hằng im lặng trước mọi sự việc đang diễn ra hiện nay, lùi ra xa vụ việc và để cho người khác xử lý là “rất khéo”, tất nhiên chưa nói đến đó là hành động đẹp hay không đẹp.
“Nhưng bà Hằng còn có vai trò là một ĐBQH nữa, nên tôi cho rằng bà cần có trách nhiệm chính trị của một đại biểu dân cử với nhân dân. Tức là bà cần phải rõ ràng, thẳng thắn bộc trực, trực tiếp và minh bạch hơn trước vụ việc. Bà phải có một tiếng nói trước cử tri, xuất hiện trước cử tri, không phải để giải thích hay trả lời vòng vo”, ông Khoa thẳng thắn.
Theo ông Khoa, “có sai sót thì dù gián tiếp hay trực tiếp (công ty cổ phần Sonadezi Long Thành – thủ phạm gây ô nhiễm – là một trong 23 đơn vị thành viên của tổng công ty Sonadezi – PV), thì vẫn cần nhanh chóng vào cuộc giải quyết. Đó mới là hành động đúng!”
ĐOÀN QUÝ – LÊ QUỲNH
Thu phí giao thông: phải lắng nghe dân
TS Trần Du Lịch, ĐBQH TP.HCM: Một đề xuất thu phí phải được xem xét thẳng thắn là kiếm tiền hay để hạn chế xe cá nhân. Mục đích nào cũng phải rõ ràng, chứ không thể mập mờ như hiện nay. Hiện nay hạ tầng giao thông chưa tương xứng với các mức đề xuất thu phí. Nguyên nhân chính là cách làm của ngành giao thông hiện nay không xem xét trên khía cạnh dự án quốc gia, hay dự án địa phương mà cứ đường nào có đông phương tiện giao thông qua lại, nghĩa là thu được phí nhiều thì chấp thuận đầu tư dự án BOT; còn thấy đầu tư thu ít tiền thì sử dụng ngân sách nhà nước.
LS Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH TP.HCM: Thu phí giao thông phải đảm bảo năm nguyên tắc, đó là: “hợp lý, hợp tình, hợp pháp, công bằng, chịu trách nhiệm”. Trong đề xuất của bộ Giao thông vận tải đã không xây dựng trên thực tế doanh nghiệp họ nghĩ gì, người dân cần gì, cũng như tiếng nói của họ có được lắng nghe hay không. Do vậy, phải xác định chính xác “tiền túi” của doanh nghiệp và người dân đang đổ vào dịch vụ giao thông đang ở tình trạng nào, từ đó mới có thể tính toán các mức phí, lệ phí cho phù hợp.
(Trích phát biểu tại hội thảo “Phí giao thông đường bộ – thuận lợi và khó khăn của
doanh nghiệp” do hiệp hội Giao nhận kho vận
Việt Nam, hiệp hội Vận tải hàng hoá TP.HCM
và báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức
tại TP.HCM ngày 9.5 )
Cử tri TP.HCM kiến nghị: Không thu thêm phí: Theo bản tổng hợp ý kiến cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII, đa số cử tri TP.HCM không đồng tình với chủ trương thu phí liên quan đến phương tiện giao thông cá nhân do bộ Giao thông vận tải đề xuất. Cử tri cho rằng, trong tình hình kinh tế hiện nay, việc đề ra quá nhiều loại phí giao thông là gây thêm khó khăn cho cuộc sống người dân.
-------------
- Sông Tranh 2: Chuyên gia ‘bác’ báo cáo của EVN (VTC).
-- EVN 'thiếu thiện chí'
TP - Phải tới khi đoàn công tác của Quốc hội vào kiểm tra, EVN mới được đánh giá là có thiện chí trong việc phối hợp, cung cấp thông tin. Mặc dù vậy, cuộc họp sáng 18-5 ở Bắc Trà My theo các chuyên gia là không thu được kết quả gì. Trong khi đó, truyền thông tiếp tục bị gạt ra ngoài, kể cả VTV - đơn vị được mời.
Hầm thủy điện sông Tranh 2 luôn cấm cửa báo chí
Hầm thủy điện sông Tranh 2 luôn cấm cửa báo chí .
Sáng 18-5, như thường lệ, trong khi đoàn kiểm tra giám sát của Quốc hội kiểm tra hành lang an toàn (hầm) phía trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam), giới truyền thông tiếp tục bị gạt ra ngoài.
Một số đơn vị được mời như VTV mặc dù có giấy mời của Ủy ban KHCN&MT, có thẻ ra vào do chính BQL Dự án thủy điện 3 cấp nhưng đi được một nửa hầm, không hiểu do người của EVN… bắt buộc dừng mọi tác nghiệp trong hầm của 2 phóng viên VTV.
Nhà báo H.K, nói: Hơn 15 năm làm báo, thực hiện tác nghiệp nhiều mặt trận còn nóng bỏng hơn nhưng chưa từng thấy nơi nào có kiểu hành xử kỳ lạ như ở thủy điện Sông Tranh 2.
Quan điểm kỳ lạ này tiếp tục được các thành viên của đoàn giám sát thuộc Ủy ban KHCN&MT nêu rõ ngay trong cuộc họp: EVN chưa nghiêm túc trong việc cung cấp thông tin một cách minh bạch cũng như xử lý sự cố.
“Nói đúng sự thật, công khai, minh bạch, công bố nguyên nhân gây sự cố thì dân mới yên tâm” - ông Võ Tuấn Nhân - Phó Chủ nhiệm Ủy ban này nói.
Đánh giá về sự nghiêm túc của EVN, GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, thẳng thắn: EVN không nghiêm túc với các chuyên gia, trình bày với những người có kinh nghiệm, từng có thâm niên nghiên cứu, làm việc hàng chục năm trong ngành thủy điện, thủy lợi mà như giải thích cho… học sinh cấp 3 nghe. Không thể chấp nhận được.
Giải pháp xử lý triệt để sự cố, theo GS Hồng, chỉ còn một cách duy nhất: Đưa hồ sơ thiết kế, nhật ký thi công đầy đủ để trước mặt các chuyên gia, khoan siêu âm xuống tận đáy thân đập lấy mẫu phân tích chất lượng bê tông.
Nếu EVN không làm được như vậy, họp hành, hội thảo, rồi mời chuyên gia kiểm tra cũng chẳng để làm gì. Không những chưa nghiêm túc phối hợp, cách thức trị bệnh hiện nay của EVN, theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hội cơ khí học VN cũng có vấn đề: Việc xử lý chống thấm chưa nghiêm túc.
Cần phải biết rằng, với áp lực cột nước cao như thế, không có gì là vĩnh cửu. Người ta còn dùng nước cắt kim loại, nên với những loại băng dán, nhựa đường như hiện nay là không ăn thua.
Vì sao đến nay vẫn chưa có một đoàn chuyên gia độc lập đến Sông Tranh 2 để bắt tay nghiên cứu nguyên nhân ? Theo GS Nguyễn Thế Hùng, vấn đề này nằm ở việc EVN có cầu thị hay không. Rất khó, bởi đến nay, mọi bí mật vẫn nằm tại hồ sơ, và vùi sâu trong lớp bê tông, mà nếu khoan siêu âm lấy mẫu kiểm tra, sẽ lộ ra nhiều vấn đề.


- DN và ngân hàng: ‘Đồng sàng, dị mộng’ (VEF). - Không chỉ cứu, cần giúp doanh nghiệp ổn định (TVN).
Tín dụng vẫn âm
(TBKTSG) - Cuối tháng 3 vừa rồi Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu tiên báo cáo Chính phủ và công khai số liệu tăng trưởng tín dụng quí 1 âm. Sau đó vài tuần Ngân hàng Nhà nước mới chính thức chốt lại tăng trưởng tín dụng quí 1 âm 1,96%.
Chữa tận gốc việc “thủng đáy”?
(TBKTSG) - Mặc dù lạm phát từng tháng đã xuống đáng kể, đến mức gần như không thay đổi vào tháng 4 vừa rồi và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra một số giải pháp mới, nhưng lãi suất cho vay vẫn còn khá cao.

Tiền ngân hàng trả lại ngân hàng!
(TBKTSG) - Đang xuất hiện hai thái cực trong nền kinh tế: lãi suất trái phiếu, tín phiếu và liên ngân hàng xuống mức thấp cực điểm kể từ năm 2007; doanh nghiệp không thể hấp thụ vốn, tiếp tục vật lộn trong khi hàng tồn kho vẫn ứ đọng. Tiền không thể đến nơi cần vốn, nó đang quay trở lại ngân hàng!

Tiền ngân hàng trả lại ngân hàng
Thị trường đang chứng khiến nghịch lý khi lãi suất trái phiếu, tín phiếu, liên ngân hàng bằng VND giảm mạnh trong khi doanh nghiệp vẫn không hấp thụ được vốn.


- Kiến nghị thành lập các công ty mua bán nợ xấu (Tầm nhìn).
- Hà Nội: Cho thuê lại nhà của Nhà nước vì khó khăn về kinh tế (DT).
- “Vòng xoáy” và lệnh bắt ông cục trưởng (Bút lông).  - Cựu chủ tịch Vinalines bị truy nã (BBC). - Cục trưởng Hàng Hải bỏ trốn, bị truy nã (NV). - Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Những lỗ hổng đáng lo ngại (NLĐ). TS Lê Đăng Doanh cho rằng là cơ quan giám sát cao nhất, Quốc hội cần chất vấn và truy cứu trách nhiệm của những người lãnh đạo, không chỉ của Vinalines mà của cả các cơ quan liên quan
* Phóng viên: Là chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về sai phạm của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) như Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra, cũng như việc khởi tố, bắt giữ những người nguyên và đang là lãnh đạo của tổng công ty này?
*

- TS Lê Đăng Doanh: Vụ việc trên một lần nữa cho thấy những lỗ hổng rất đáng lo ngại trong quản lý của các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước. Những lỗ hổng này chứng tỏ cơ chế giám sát, sự công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình cùng trách nhiệm của các cơ quan quản lý trực tiếp như Bộ GTVT đang có rất nhiều câu hỏi khiến dư luận hết sức lo ngại.
Vụ việc Vinalines sau vụ Vinashin cũng như công bố của cơ quan thanh tra về những sai phạm ở những tập đoàn, công ty khác như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)... cũng một lần nữa đặt ra câu hỏi về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp (DN) ở các “ông lớn” này được thực hiện như thế nào và trách nhiệm ở đâu.
* Ông có thấy điểm chung nào trong sai phạm của Vinashin trước đây và Vinalines hiện nay?
- Có điểm chung rất rõ là những người lãnh đạo sai phạm của Vinashin và Vinalines đều đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính về đầu tư và tính toán hiệu quả. Thay vì sử dụng đồng tiền của Nhà nước, của người dân phục vụ nền kinh tế quốc dân thì đằng sau đó là những điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ...
Trong nhiệm kỳ của mình,  ông Dương Chí Dũng cùng những cán bộ sai phạm ở Vinalines đã làm những gì để mua tàu cũ tới mức không thể đăng kiểm được ở trong nước? Đó là những việc phải làm rõ.
* Thưa ông, nhìn vào các sai phạm ở Vinashin và Vinalines thấy có điểm chung là khi những người lãnh đạo sai phạm đã “vẽ” ra các dự án rất hoành tráng để đầu tư vào những khoản tiền rất lớn song không hiệu quả, không khả thi?
- Đây cũng là vấn đề mà tôi đã đặt ra ở trên, đó là phải truy cứu tới nơi tới chốn trách nhiệm của các cơ quan quản lý, kiểm tra và giám sát trực tiếp như Bộ GTVT, Bộ Tài chính... Qua đây, cũng thấy rất rõ sự thiếu công khai, minh bạch, giám sát độc lập và trách nhiệm giải trình.
Nhiều sai phạm tại Vinalines đã diễn ra dưới thời ông Dương Chí Dũng lãnh đạo.
Trong ảnh: Một trong những con tàu của Vinalines. Ảnh: TRỌNG ĐỨC
Tôi cho rằng nếu các hoạt động của Vinashin, Vinalines đều công khai, minh bạch, có giám sát độc lập thì không đi tới tình trạng bi đát như vậy. Nhân đây, tôi cũng muốn lưu ý tới tiến trình tái cấu trúc Vinashin đến nay ra sao, hiệu quả thế nào... cũng chưa thấy báo cáo Quốc hội nên hy vọng việc tái cấu trúc Vinalines về sau cũng không thể tiến hành như đã làm với Vinashin.
* Trong vụ Vinashin, có một điển hình sai phạm là việc mua tàu Hoa Sen hơn 1.000 tỉ đồng về không để làm gì, nay vụ Vinalines lại có việc mua ụ nổi số No83M trị giá hơn 26 triệu USD về để không...
- Có thể thấy ngay là cơ chế giám sát trong nội bộ của Vinashin và Vinalines rất kém hiệu quả và không có vai trò giám sát độc lập. Bên cạnh đó, rõ ràng là trách nhiệm của cơ quan chủ quản, cơ quan giám sát cấp trên khi để xảy ra những trường hợp cố ý làm trái của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch Vinashin, cùng nhiều tòng phạm ở tập đoàn này; hay đang được điều tra của ông Dương Chí Dũng ở Vinalines. Cần truy cứu rõ trách nhiệm quản lý, giám sát trong vụ Vinalines, chứ không để tình trạng người dân sai thì phạt rất nặng song sai phạm trong vụ việc này không được làm rõ tới nơi tới chốn.
* Với những sai phạm, vấn đề đặt ra đối với những tập đoàn được thành lập theo chủ trương thí điểm như Vinashin hay tổng công ty lớn như Vinalines, theo ông, cần đánh giá, giải quyết như thế nào?
- Cơ chế thí điểm đã không có được một khung pháp lý đầy đủ, có hiệu lực. Hơn thế, đến nay thời điểm cũng đã quá dài và cần phải có báo cáo đầy đủ về chủ trương này. Tôi cho rằng nên chấm dứt việc thí điểm để đi vào quản lý theo đúng pháp luật, cũng như các nguyên tắc quản trị DN hiện đại, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình đối với người chịu trách nhiệm về sở hữu Nhà nước và nguồn vốn Nhà nước trong các tập đoàn.
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định, tái cấu trúc DN Nhà nước đang được đặt ra cấp bách, trong đó trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương án tái cấu trúc rõ ràng mà chủ yếu mới chỉ là sắp xếp lại DN Nhà nước, chưa đả động gì tới việc thay đổi căn bản việc quản trị DN, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát độc lập.
Giữ cơ chế hiện nay có nguy cơ tạo ra miếng đất màu mỡ cho những người theo đuổi mục đích tư lợi, lạm dụng và lợi dụng sở hữu Nhà nước để làm giàu bất chính, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Truy nã nguyên chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng
Ngày 19-5, tin từ Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết cơ quan này đã ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng, cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ GTVT, nguyên chủ tịch HĐQT và sau này là chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinalines.
Trước đó, ngày 18-5, Cơ quan CSĐT đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và quyết định bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi CQĐT tiến hành tống đạt các quyết định này thì bị can Dương Chí Dũng đã không có mặt tại cơ quan cũng như nơi cư trú (phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa - Hà Nội).
Theo lịch làm việc, ông Dương Chí Dũng không có kế hoạch đi công tác tại thời điểm CQĐT tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam.
N.Quyết

PHẠM DƯƠNG thực hiện

-Bộ GTVT bật đèn xanh để mua ụ nổi đời cũ?
> Truy nã ông Dương Chí Dũng
TP - Ngày 19-5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng (SN 1957), Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty hàng hải VN (Vinalines) về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 18-5, CQĐT đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam ông Dũng và các ông Mai Văn Phúc (Vụ phó Vụ Vận tải, nguyên Tổng GĐ Vinalines) và Trần Hữu Chiều, Phó Tổng GĐ Vinalines để điều tra.
Nhưng ông Dũng không có mặt tại cơ quan cũng như ở nơi cư trú. Lãnh đạo Cục Hàng Hải Việt Nam cũng không hay biết về “hành tung” và không liên hệ được với ông Dũng.
Ngay trong chiều 18-5, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác Đảng và chính quyền đối với ông Dũng và ông Mai Văn Phúc, Vụ phó Vận tải.
Các bị can trên bị tình nghi có hành vi cố ý làm trái khi quyết định mua ụ nổi No83M, thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, gây lãng phí vốn đầu tư phát sinh đến 30-4-2010 là 489,614 tỷ đồng; các khoản chi phí, lãi vay từ 30-4-2010 đến 30-9-2011 là 24,206 tỷ đồng và các khoản chi phí tiếp theo trên 16 tỷ đồng/tháng trong thời gian chưa đưa ụ nổi vào khai thác.
Bộ GTVT bật đèn xanh để mua ụ nổi đời cũ?
Liên quan vụ việc một số nguyên lãnh đạo Tổng Cty Vận tải Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị khởi tố và bắt tạm giam. Có nhiều thông tin, cơ quan chức năng sẽ làm rõ trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, một nguyên lãnh đạo Vinalines vừa bị khởi tố cho biết: Việc mua ụ nổi No83M được sự đồng ý của Bộ GTVT hồi năm 2007.
Theo vị này, việc dùng ụ nổi No83M (đang neo đậu tại cảng Gò Dầu B-Đồng Nai, với chi phí phát sinh thường xuyên như: Thuê neo đậu 420 triệu đồng/tháng, thuê 2 tàu lai trực sự số 700 USD/ngày và các chi phí thuê bảo vệ, bảo dưỡng…) không hiệu quả như hiện nay là do một số lãnh đạo Vinalines sau này không triển khai những gì HĐQT đã quyết.
Theo đó, việc mua chiếc ụ nổi đã được sự đồng thuận cao của HĐQT và dưới sự hướng dẫn cụ thể của Bộ GTVT. Thậm chí, Bộ GTVT còn cử cơ quan chức năng sang Nga để thẩm định, trước khi kéo về Việt Nam sửa chữa. “Mọi quyết định đều đúng quy trình chặt chẽ”, vị nguyên lãnh đạo Vinalines cho biết.
Không những thế, ông này nhấn mạnh: Phải làm chặt chẽ vì thời điểm đó, trong nội bộ lãnh đạo Vinalines có sự “canh me” nhau.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, ụ nổi No83M được duyệt mua ngày 8-10-2007, do Nhật Bản sản xuất năm 1965 có sức nâng 25.000 tấn, tổng mức đầu tư trên 14 triệu USD.
Tiền trả cho bên bán là 9 triệu USD, phí vận chuyển từ Nga về Việt Nam là 4,5 triệu USD. Không đảm bảo kỹ thuật đăng kiểm, ụ phải sửa chữa hết 193 tỉ đồng, khiến tổng mức đầu tư của việc mua ụ lên đến 26,3 triệu USD.
Nếu đúng như tiết lộ của nguyên lãnh đạo Vinalines, Bộ GTVT cũng liên đới trong quá trình mua chiếc ủ nổi già nua trên. Trước khi bị bắt vài tiếng đồng hồ, vị này đã dành riêng cho Tiền Phong cuộc phỏng vấn xung quanh một số thông tin liên quan Vinalines thời kỳ ông còn làm lãnh đạo.
Mời bạn đọc đón xem vào số báo ngày mai 21-5.
Lê Dương - Đình Thắng


- Vàng sẽ tăng vượt 43 triệu đồng trong tuần tới (VnMedia). - Uẩn khúc vụ kiện sàn vàng (TN).

Tổng số lượt xem trang