Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

The Vietnam Solution- Giải pháp Việt Nam

Giải pháp Việt Nam ROBERT D. KAPLAN
Một cựu thù đã trở thành một đồng minh quyết định trong việc cân bằng sự đi lên của Trung Quốc ra sao
 Robert D. Kaplan, The Atlantic Magazine
Số tháng Sáu, 2012, trang 54
neofob, x–cafevn.org, chuyển ngữ 
Ấn tượng về Hà Nội quả là đáng suy nghĩ. Những gì thủ đô của Việt Nam bắt chợt trong một khung ảnh tĩnh lặng tự thân là một quá trình diễn biến lịch sử — không gần như có vẻ là định mệnh, được định đoạt theo địa lý theo nhịp trống dồn của những triều đại và những cướp bóc nhưng như thể là một sự tổng hợp của những hành động quả cảm cá nhân và những toan tính nát óc. Ở Nhà bảo tàng Lịch sử của thành phố, những bản đồ, sa bàn, những bia xám khổng lồ tưởng nhớ những cuộc kháng chiến của người Việt chống lại các đế quốc Tống, Minh, và Thanh vào thế kỷ thứ 11, 15, và 18. Cho dù Việt đã được sát nhập vào Trung Quốc cho đến thế kỷ thứ 10, bản sắc chính trị của nó riêng rẽ so với Trung Quốc kể từ đó là điều thần kỳ — một thứ mà không một lý thuyết nào của quá khứ có thể giải thích thỏa đáng.

Tất nhiên là sự huyền thoại lịch sử của Việt Nam có phần nhấn mạnh về điều đó. Sự thâm trầm và hỗn loạn của Đền Ngọc Sơn (tưởng niệm việc đánh bại nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 13), bộ mặt tượng Phật bằng đồng được bao phủ bởi nhang, vàng lá, và gỗ đỏ và được bao quanh bởi Hồ Hoàn Kiếm xanh như súp đậu và bờ hồ rợp bóng cây, tạo thành sự chuẩn bị tinh thần cho một lăng tẩm khắc khổ hơn của Hồ Chí Minh. Hồ, một trong những người đàn ông vĩ đại nhỏ bé của thế kỷ 20, đã hòa trộn chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Khổng, và chủ nghĩa quốc tế thành một vũ khí chống người Trung Quốc, người Pháp, và người Mỹ, đặt nền móng cho những cuộc kháng chiến chống lại ba đế quốc của thế giới. Lăng của ông ta mang dáng dấp của những tòa nhà Châu Âu cổ xưa hàng thế kỷ và những nhà thờ mà chúng từng là trung tâm đầu não của Đông Dương — một hệ thống không chắc chắn mà Paris ngoan cố kéo dài sau Thế chiến Thứ Hai, buộc phải giao tranh với người Việt để dẫn đến sự thảm bại nhục nhã ở Trận chiến Điện Biên Phủ 1954.
Ngoài những công trình xây dựng này thì còn có những vật lộn hùng tráng mới nhất của thành phố đối với số mệnh: khu thương mại sầm uất và sôi động với hàng đoàn xe gắn máy — người lái xe gởi tin nhắn trên cellphone khi bị kẹt xe — và những mặt tiền mới nhất lấn át những cửa hàng to lớn lộn xộn và nhếch nhác. Đây là trước khi có cửa hàng loạt của chủ nghĩa tư bản với quán cà phê khắp nơi, mỗi quán là một phong cách và thiết kế khác nhau, có cà phê có lẽ ngon nhất thế giới và không có bảng hiệu của Starbuck. Cho dù có bề dày lịch sử, Hà Nội không phải là viện bảo tàng ngoài trời như những thành phố tuyệt vời của Châu Âu. Nó vẫn đang lọng cọng trong quá trình tiến đến chuyện đó — gần giống như sự hỗn loạn nhếch nhác của Ấn Độ hơn là sự sạch sẽ đến lạ lùng của Singapore.
Người Việt Nam đang dò dẫm vào thế giới những nước phát triển — vì lợi ích của chính họ và gia đình của họ, rõ là vậy, thế nhưng họ cũng bảo vệ sự độc lập của họ đối với một Trung Quốc năng động tương đương như vậy. Và nó đã từng như thế từ thời cổ đại. Hà Nội luôn là một thành phố của những toan tính chính trị căng thẳng, cái giá phải trả cho ở vị thế một cường quốc hạng trung — nước đông dân thứ 13 trên thế giới — với bờ biển dài ở giao lộ của những tuyến đường hàng hải chính và gần với những mỏ dầu ngoài khơi. Khi tôi đến thăm Việt Nam vào năm ngoái, tôi nhận thấy một đất nước bị kẹt không chỉ với những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn với những thách thức của việc tìm kiếm một cách sống với anh láng giềng lâu đời và sự bá quyền — một thách thức mà nó ngày càng trông ngóng vào Hoa Kỳ, một thời là kẻ thù, để giúp đỡ đối phó.
Điều đó có thể đòi hỏi rằng người Hoa Kỳ, ít ra là thế, chuyển đổi quan điểm lịch sử của họ và thử nhìn thế giới qua con mắt của người Việt Nam. Ngô Quang Xuân, phó chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại của Quốc Hội, nói với tôi rằng năm bước ngoặt đối với Việt Nam đương đại không phải là năm 1975, khi mà Nam Việt Nam bị tràn ngập bởi Cộng Sản Bắc Việt, mà là năm 1995 khi mà quan hệ được bình thường hóa với Hoa Kỳ và Việt Nam gia nhập ASEAN và ký một hiệp định “cơ cấu tổ chức” với Liên Minh Châu Âu. “Chúng tôi gia nhập thế giới”, Xuân thừa nhận rằng trước khi đưa ra những quyết định này, “chúng tôi đã có nhiều thảo luận gay gắt giữa chúng tôi.” Sự thực là cho dù những chiến thắng liên tục của họ đối với Pháp và Hoa Kỳ, những người Việt Cộng, theo như những quan chức của họ giải thích cho tôi hay trong những loạt đối thoại trong nhiều tuần, cảm thấy liên tục bị sỉ nhục bởi những sự kiện tiếp diễn sau đó.
Hãy xét đến chuyện này: Việt Nam đã xâm lược Cambodia vào năm 1978, giải phóng đất nước đó khỏi sự diệt chủng điên cuồng của chính quyền Khmer Đỏ của Pol Pot. Cho dù cuộc xâm lăng là một hành động của thực tế lạnh lùng để gạt bỏ mối đe dọa chiến lược đặt ra bởi chính quyền Khmer Đỏ thân Trung Quốc, nó đã có một kết quả nhân đạo rõ ràng sâu đậm và to lớn. Cho dù vậy, đối với hành động nhân đạo then chốt này, Việt Nam thân Sô Viết đã bị cấm vận bởi liên minh của Trung Quốc kể cả Hoa Kỳ mà kể từ chuyến đi của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc năm 1972 đã ngả về phía Bắc Kinh. Vào năm 1979, chính Trung Quốc xâm lược Việt Nam để ngăn Việt Nam khỏi hành quân xuyên qua Cambodia đến Thái Lan. Trong khi đó Liên Bang Sô Viết đã chẳng bao giờ chi viện cho chư hầu của nó. Việt Nam lúc đó bị cô lập về mặt ngoại giao, bị sa lầy ở Cambodia và chìm trong đói nghèo, chủ yếu là do hậu quả của chủ nghĩa quân phiệt của nó. Các nhà lãnh đạo Việt Nam của thập niên 70, thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore lúc bấy giờ viết trong hồi ký của ông năm 2000, là “quá quắt”, là tự hào là “những người Phổ của Đông Nam Á.” Thế nhưng sự kiêu ngạo, như những nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói với tôi, đã không kéo dài. Thiếu hụt lương thực nghiêm trọng và sự sụp đổ của đế chế Sô Viết vào những năm 1989–91 đã buộc Việt Nam rút quân khỏi Cambodia. Việt Nam lúc này lạc lõng không bạn, chiến thắng của nó với Hoa Kỳ là một ký ức xa vời. “Cảm giác chiến thắng của cuộc chiến đó luôn bị nghẹn lại,” một nhà ngoại giao Việt Nam cho tôi hay, “bởi vì đã chẳng có thành quả nào của hòa bình.”
“Người Việt Nam không có bóng ma ám ảnh của cuộc chiến chống Mỹ vào thập niên 60 và 70,” một nhà ngoại giao phương Tây cho tôi hay. “Đúng hơn là một thế hệ nào đó của Hoa Kỳ bị đắm chìm với thời gian.” Người Việt Nam vẫn chưa quên rằng 20 phần trăm đất nước của họ là không ở được là do bom đạn chưa nổ của Hoa Kỳ; hoặc là bởi vì chất khai hoang Da Cam, sẽ chẳng có gì sẽ mọc lại trong nhiều phần đất đáng kể. Thế nhưng ba phần tư của tất cả dân Việt Nam là được sinh sau “Chiến Tranh chống Mỹ”, theo cách gọi của họ để phân biệt với những cuộc chiến tranh khác trước đó và sau đó cho dù phần lớn không có ký ức gì về nó. Những sinh viên và các quan chức trẻ mà tôi gặp ở Học viện Ngoại giao của Việt Nam, một chi nhánh của Bộ Ngoại Giao, xa cách về thời gian đối với Chiến Tranh Chống Mỹ còn hơn Baby Boomers đối với Thế Chiến Thứ Hai.
Một lý do khác người Việt Nam tương đối có ít nhạy cảm về Chiến Tranh chống Mỹ là họ đã chiến thắng. Trong một cuộc họp nhỏ với tôi ở Học Viện Ngoại Giao với tượng ông Hồ trong phòng, các sinh viên và quan chức nói với tôi rằng họ đã có lúc phê phán Hoa Kỳ nhưng với những lý do chẳng dính dáng gì đến cuộc chiến. Họ đã lấy làm lo ngại rằng Hoa Kỳ đã không can thiệp chống lại Trung Quốc vào thập niên 90 khi Bắc Kinh thách thức chủ quyền của Philippines của Mischief Reef (Đá Vành Khăn — ND), một phần của Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Một sinh viên tóm tắt rằng “Sức mạnh Hoa Kỳ là cần thiết cho nền an ninh của thế giới.” Dĩ nhiên là hết người này đến người khác, các sinh viên và các quan chức ở Học Viện Ngoại Giao dùng cụm từ cân bằng quyền lực để mô tả Hoa Kỳ đối trọng với Trung Quốc. “Người Trung Quốc quá mạnh quá quả quyết” một chuyên viên phân tích nữ nói. “Đó là tại sao một Pax Sinica là rất đe dọa đối với chúng tôi.”
Trái với Hoa Kỳ đã từng là phần nhỏ đối với người Việt Nam trong quá khứ, Trung Quốc luôn là chính yếu. “Sử chính thống của Việt Nam tràn ngập nhấn mạnh về chống ngoại xâm, hầu hết luôn là chống Trung Quốc,” Robert Templer viết trong một quyển sách mở đường 1998 về Việt Nam đương đại, Shadows and Wind. “Nỗi lo sợ bị đô hộ là thường trực và không phân biệt lý tưởng, nó đã tạo ra sự khắc khoải khôn nguôi và sự tự vệ về bản sắc Việt Nam.” Như một nhà ngoại giao Việt Nam nói với tôi: “Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam 17 lần. Hoa Kỳ xâm lược Mexico chỉ một lần và người Mexico nhạy cảm về chuyện đó ra sao. Chúng tôi lớn lên với các sách giáo khoa đầy những câu chuyện về những anh hùng dân tộc đánh Trung Quốc.” Nỗi lo sợ của người Việt đối với Trung Quốc là sâu đậm chính vì Việt Nam không thể thoát khỏi gọng kềm của của anh hàng xóm khổng lồ phương bắc với dân số gấp 15 lần. Người Việt biết rằng địa lý quyết định mối quan hệ của họ: họ có thể thắng trên chiến trường nhưng họ luôn phải đi triều cống Bắc Kinh. Hoàn cảnh như vậy quả là xa lạ đối với một quốc gia gần như quốc đảo như Hoa Kỳ.
Việt Nam khởi đầu là một tiền đồn phương nam của văn hóa Trung Quốc. Nó bị sáp nhập vào Đế chế Hán Trung Hoa vào năm 111 TCN. Kể từ đó trở đi, nó bị chiếm đóng bởi Trung Quốc hoặc bị ách chư hầu triều cống hầu như gần một ngàn năm. Sau đó những triều đại Việt Nam như Lý, Trần, và Lê là vĩ đại vì họ chống trả lại sự thống trị của Trung Quốc từ phương Bắc, đẩy lùi hàng đoàn quân đông hơn gấp bội. “Đóng góp của Trung Quốc đối với Việt Nam bao trùm đủ mọi khía cạnh của văn hóa, xã hội, và chính phủ, từ đôi đũa dùng bởi nông dân cho đến ngòi bút lông dùng bởi các ông đồ và ông quan,” Keith Weller Taylor của Đại học Cornell viết trong Sự Khai Sinh của Việt Nam (1983). Tất nhiên là văn học Việt Nam đã được “thấm nhiễm” với di sản cổ điển của Trung Quốc: tiếng Hán đã từng là ngôn ngữ của học giả ở Việt Nam cũng như Latin ở Châu Âu. Qua bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa của nông dân Việt Nam vẫn giữ được nét riêng của nó có phần nhiều hơn là văn hóa của giới tinh hoa Việt Nam. Trong giới tinh hoa, theo như chuyên gia Victor Lieberman về Đông Nam Á của Đại học Michigan giải thích, những quy tắc hành chánh của Trung Quốc đã được “hình thành đến mức mà nguồn gốc ngoại lai của nó trở nên vô nghĩa”. Ước muốn mãnh liệt của tất cả người Việt được tách biệt khỏi Trung Quốc đã được củng cố bởi sự tiếp xúc của họ với người Chàm và Khmer ở phương nam. Những người này đã bị ảnh hưởng bởi những nền văn minh không phải Trung Hoa, đặc biệt là văn minh Ấn Độ. Do sự tương đồng sâu đậm với người Trung Quốc, người Việt bị đắm chìm bởi việc tự mãn với những nét khác biệt nhỏ nhặt và điều này làm những sự kiện trong quá khứ càng rõ nét đối với họ.
Những chiến thắng của Việt Nam chống Trung Quốc và đối với người Chàm và người Khmer ở miền nam đã tạo thành một bản sắc dân tộc riêng biệt — một quá trình được khuyến khích bởi sự bất lực của Trung Quốc, cho đến thời hiện đại, để yên Việt Nam. Vào năm 1946, Trung Quốc thông đồng với Pháp để quân đội Trung Quốc chiếm đóng ở miền bắc Việt Nam thay thế bằng quân đội Pháp. Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình “chưa bao giờ mất lòng căm thù tận xương tủy đối với người Việt”, Templer viết như vậy. Ngoài việc đưa 100 000 quân Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979, Đặng đặt ra một chính sách “làm khánh kiệt Hà Nội” bằng cách tròng Việt Nam vào một cuộc chiến tranh du kích ở Cambodia.
Thế nhưng bây giờ thì những vấn đề của biên giới trên đất liền mà dẫn đến những cuộc chiến đó phần lớn được giải quyết. Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia phần lớn ở Châu Á đã chuyển qua lãnh vực hàng hải chủ yếu là ở Biển Đông. Với gần 2000 dặm Anh bờ biển tạo thành bờ tây của Biển Đông, Việt Nam chợt nhận ra rằng họ ở tâm điểm của một tấn kịch sử địa mà có thể sẽ là tương đương về mức độ sử thi của những cuộc chiến trên đất liền của cuối thế kỷ 20. Biển Đông kết nối Ấn Độ Dương với phía tây của Thái Bình Dương, nối liền những tuyến đường hàng hải toàn cầu qua những eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Những nút cổ chai này giám sát tuyến đường của hơn nửa hàng hóa thương mại của cả thế giới và một phần ba của tất cả giao thông đường biển toàn cầu. Dầu hỏa được vận chuyển qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, đi đến Đông Á bằng con đường Biển Đông, là gấp ba lần so với lượng dầu đi qua Kênh đào Suez và 15 lần so với Kênh đào Panama. Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Nam Triều Tiên, khoảng 60 phần trăm của Nhật Bản và Đài Loan , và khoảng 80 phần trăm dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Vùng biển cũng có trữ lượng dầu đã được xác thực 7 tỷ thùng và ước tính khoảng 900 ngàn tỷ bộ Anh vuông khí đốt. Nếu những tính toán của người Trung Quốc rằng Biển Đông sẽ cho trữ lượng 130 tỷ thùng dầu là đúng thì Biển Đông chứa nhiều dầu hơn bất cứ vùng nào tre6n thế giới ngoại trừ Saudi Arabia.
Biển Đông có hơn 200 đảo nhỏ, bãi đá, và bãi san hô — chỉ khoảng ba chục trong số này là luôn ở trên mặt nước — là mục tiêu của những tranh chấp lãnh thổ ngày càng mang tính địa chiến lược dữ dội và bí ẩn. Brunei tuyên bố chủ quyền một bãi san hô phía nam của quần đảo Trường Sa. Malaysia tuyên bố chủ quyền ba đảo ở quần đảo Trường Sa. Philippines tuyên bố chủ quyền tám hòn đảo ở quần đảo Trường Sa và những phần đáng kể ở Biển Đông. Thế nhưng Đài Loan, Trung Quốc, và sau cùng là Việt Nam mỗi nước tuyên bố chủ quyền tất cả hoặc hầu hết Biển Đông cũng như tất cả nhóm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vào giữa năm 2010, Trung Quốc tạo ra một khuấy động khi họ gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Sự việc thật ra là các quan chức Trung Quốc không hẳn nói như vậy; không thành vấn đề. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền vùng bên trong cái mà họ gọi là “đường lịch sử” và vạch trên bản đồ với chín đường; một vòng tròn lớn gọi là “đường lưỡi bò” hoàn toàn bao phủ các nhóm quần đảo từ phía nam cách 1200 dặm Anh đảo Hải Nam của Trung Quốc cho đến gần Singapore và Malaysia — đó là trung tâm của toàn bộ Biển Đông Nam Á. Kết cục của việc tuyên bố chủ quyền bành trướng này là tất cả những quốc gia có bờ biển tiếp giáp quay lại chống Trung Quốc dù muốn hay không. Họ cũng ngày càng ngả về Hoa Kỳ để tìm kiếm hậu thuẫn ngoại giao và quân sự.
“Những vấn đề biên giới đất liền không còn quan trọng so với vấn đề Biển Đông đối với chúng tôi”, Nguyễn Duy Chiến nói, phó chủ tịch Ủy ban Biên Giới Quốc Gia. Khi chúng tôi gặp ở văn phòng đơn sơ và nhỏ bé, Chiến trong trang phục nâu xám tiếp đãi tôi với phong cách Việt Nam làm tôi nhớ đến ấn tượng của nhà chính trị Lý Quang Diệu của thập niên 70 về phong cách lãnh đạo của người Việt Nam là cực kỳ nghiêm nghị và “Khổng giáo”. Buổi họp bắt đầu và kết thúc đúng giờ và Chiến cung cấp không ngừng các chi tiết trong trình bày PowerPoint công kích quan điểm của Trung Quốc từ mọi góc nhìn khác nhau có thể.
Một phần ba cư dân của Việt Nam sống dọc theo bờ biển, Chiến nói với tôi, và khu vực [kinh tế] thủy sản chiếm khoảng 50 phần trăm của GDP cả nước. Việt Nam tuyên bố chủ quyền một đường 200 hải lý trên thềm lục địa ở Biển Đông (theo cách gọi của người Việt). Điều này tuân theo vùng đặc quyền kinh tế được định nghĩa bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Biển. Thế nhưng, Chiến công nhận, nó “trùng lắp” với những vùng biển được tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Malaysia và với những vùng của Cambodia và Thái Lan ở Vịnh Thái Lan kế bên. Chiến giải thích rằng Việt Nam và Trung Quốc nói chung đã giải quyết những tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ — Đảo Hải Nam của Trung Quốc ngăn chặn phần lớn bờ biển phía Bắc của Việt Nam ra đại dương — bằng cách chia vùng vịnh đầy năng lượng làm đôi. Ông nói “Thế nhưng chúng tôi không thể chấp nhận vùng lưỡi bò,” ý muốn nói là con đường lịch sử chín vạch ở Biển Đông. “Trung Quốc nói rằng khu vực đang trong tranh chấp. Chúng tôi nói không. Vùng lưỡi bò vi phạm tuyên bố chủ quyền của năm nước.”
Sau đó Chiến cho tôi xem một loạt các bản đồ trên máy tính của ông và kể lại một câu chuyện lịch sử lâu đời. “Khi các hoàng đế nhà Minh chiếm đóng Việt Nam trong thế kỷ 15, họ đã không chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, tại sao những hoàng đế nhà Minh đã không vẽ chúng trong các bản đồ của họ?” ông hỏi. “Vào đầu thế kỷ 20, tại sao các bản đồ của nhà Thanh bỏ qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nếu chúng thuộc về Trung Quốc?” Vào năm 1933, Pháp đã đưa quân ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông ta nói với tôi, ngụ ý rằng bởi vì quần đảo là một phần của Đông Dương thuộc Pháp, bây giờ chúng thuộc về Việt Nam. Ông thêm rằng vào năm 1956 và 1988, Trung Quốc đã sử dụng “vũ lực” để chiếm giữ những bãi cạn ở Hoàng Sa. Cuối cùng ông trình chiếu một slide của nhà thờ Santa Maria del Monte ở Ý hình chụp của một bản thảo từ năm 1850 với một trang rưỡi giải thích quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam ra sao. Nỗi đam mê của ông ta với những chi tiết như vậy có mục đích: một bản đồ khác trên trình chiếu PowerPoint cho thấy phần lớn của Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được chia thành nhiều lô nhỏ để khai thác dầu mà Việt Nam có thể khoán trong tương lai cho các công ty quốc tế.
Người Việt nói với tôi nhiều lần là Biển Đông có tầm quan trọng hơn chỉ là một hệ thống của những tranh chấp lãnh thổ: nó là giao lộ của thương mại hàng hải quốc tế, có tính sống còn đối với nhu cầu năng lượng của Nam Triều Tiên và Nhật Bản và là nơi mà Trung Quốc có thể một ngày nào đó kiểm soát quyền lực của Hoa Kỳ ở Châu Á. Việt Nam thật sự nằm ở trung tâm lịch sử và văn hóa của cái mà các nhà hoạch định chính sách của chính quyền Obama và những người khác ngày càng gọi là “Ấn–Thái Bình Dương” — Ấn Độ và Đông Á.
Không có gì bằng để diễn tả tham vọng của Việt Nam trở thành một người tham gia chính ở khu vực hơn là việc mua sắm sáu tàu ngầm hàng đầu lớp Kilo từ Nga. Một chuyên gia quốc phòng phương Tây ở Hà Nội nói với tôi rằng việc mua sắm chẳng có hợp lý tý nào cả: “Sẽ có một cú sốc giá cả cho người Việt khi họ nhận ra rằng nó tốn tiền như thế nào để đơn thuần bảo trì những tàu ngầm này.” Quan trọng hơn cả, chuyên gia cho hay, người Việt sẽ phải huấn luyện thủy thủ để sử dụng chúng — một việc làm mất cả thế hệ. “Để chống tàu ngầm Trung Quốc,” chuyên gia cho hay, “họ sẽ được lợi hơn nếu họ tập trung vào chiến tranh chống tàu ngầm và phòng thủ duyên hải.” Rõ ràng là người Việt mua những tàu ngầm này là những món hàng sĩ diện để nói Chúng tôi không đùa.
Giao dịch hàng tỷ đô với Nga cho những tàu ngầm bao gồm 200 triệu đô cho tân trang Vịnh Cam Ranh — một trong những chỗ neo tàu nước sâu tốt nhất ở Đông Nam Á, nằm sát những tuyến hàng hải ở Biển Đông, và là một căn cứ hoạt động chính cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Người Việt đã nói rằng mục tiêu của họ là để Vịnh Cam Ranh dùng cho hải quân ngoại quốc. Ian Storey, một thành viên của Viện Đông Nam Á Học ở Singapore, viết rằng một mong muốn không nói ra của Việt Nam là việc chỉnh trang Vịnh Cam Ranh sẽ “củng cố mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và cho phép sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như là một đối trọng với sự đi lên của quyền lực Trung Quốc.” Vịnh Cam Ranh đóng một vai trò hoàn hảo cho chiến lược của Ngũ Giác Đài “địa điểm chứ không phải cứ địa,” trong đó tàu và máy bay của Hoa Kỳ có thể thường xuyên ghé thăm những tiền đồn quân sự của ngoại quốc để sửa chữa và tái tiếp liệu mà không cần những hiệp ước căn cứ chính thức và nhạy cảm chính trị.
Một sự hợp tác chiến lược không chính thức giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trên thực tế, là được tuyên bố vào tháng Bảy năm 2010 ở một cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội khi mà Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia” ở Biển Đông, rằng Hoa Kỳ sẵn sàng tham gia vào những nỗ lực đa phương để giải quyết những tranh chấp biên giới ở đó, và rằng những tuyên bố chủ quyền nên dựa trên những đặc trưng đất liền: điều đó có nghĩa là, dựa vào những mép thềm lục địa, một khái niệm bị vi phạm bởi đường lịch sử của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Dương Khiết Trì gọi những lời bình luận của Clinton là “gần như là một tấn công vào Trung Quốc.” Các quan chức Hoa Kỳ bỏ qua những lời bình luận của Dương. Kể từ đó, chính quyền Obama đã công bố các kế hoạch để luân chuyển 2500 thủy quân lục chiến ra vào phía bắc Úc, tuyên bố rằng các cắt giảm ngân sách của Ngũ Giác Đài sẽ không đụng đến những lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, và đã tuyên bố ý định — những hành động cho phép — để “xoay chuyển” khỏi Trung Đông và hướng về Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nhìn nhận thế giới như Việt Nam: cảm thấy đe dọa bởi sự lớn mạnh của sức mạnh Trung Quốc. Sự khác biệt là Hoa Kỳ có nhiều lợi ích địa chính trị, Việt Nam chỉ có một: đối trọng Trung Quốc.
Thế nhưng Việt Nam không vì vậy mà ghẻ lạnh Trung Quốc và trong vòng tay của Hoa Kỳ. Việt Nam quá phụ thuộc và liên kết với Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác — bông vải, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, đồ điện tử, da thuộc, và nhiều hàng gia dụng khác. Kinh tế của nơi này đơn giản là không thể hoạt động nếu không có Trung Quốc, cho dù ngay cả Trung Quốc làm trở ngại sự phát triển của ngành sản xuất địa phương bằng cách tràn ngập Việt Nam với sản phẩm rẻ mạt. Hơn nữa các quan chức Việt Nam ghi nhớ sự không cân xứng về địa lý của vị thế của họ: như họ nói, “Nước xa không cứu được lửa gần.” Sự gần gũi của Trung Quốc và sự thực là Hoa Kỳ cách nửa vòng trái đất có nghĩa là người Việt phải đương đầu với những sự sỉ nhục như hủy hoại môi trường của việc Trung Quốc khai thác mỏ bauxite ở Cao Nguyên Trung Phần trù phú — một dự án mà, như những dự án khác ở trong nước, mướn công nhân Trung Quốc hơn là công nhân Việt Nam. “Chúng tôi không thể tái định cư,” Nguyễn Tâm Chiến, cựu thứ trưởng ngoại giao, nói với tôi. “Về thống kê mà nói thì chúng tôi là một tỉnh của Trung Quốc.”
Bởi vì Liên Bang Sô Viết đã không giúp đỡ Việt Nam vào năm 1979, người Việt Nam sẽ không bao giờ hoàn toàn tin tưởng một cường quốc xa xăm. Ngoài chuyện địa lý ra, người Việt Nam ở một chừng mực căn bản nào đó không tin tưởng Hoa Kỳ. Một quan chức nói với tôi đơn giản là Hoa Kỳ đang suy thoái, một tình trạng bị làm cho tồi tệ hơn bởi việc tiếp tục chú trọng đến Trung Đông của Washington thay vì sự đi lên của Trung Quốc ở Đông Á — dẫu cho những cam đoan gần đây cho thấy ngược lại. Cho dù một nhận xét như vậy là chủ quan, dù gì đi nữa nó có thể chính xác. Rồi thì còn nỗi lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ bán đứng Việt Nam vì mục đích cho một quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc: Xuân, nhân viên của ủy ban đối ngoại, đặc biệt đề cập đến sự mở cửa của Nixon với Trung Quốc là việc tạo ra hoàn cảnh địa chiến lược cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam. “Điều đó có thể xảy ra một lần nữa,” ông nói với tôi, lắc đầu thất vọng. Một viên chức của chính quyền Cộng sản nói với tôi, “Chuyện to đoành trong những cuộc nói chuyện với người Hoa Kỳ là dân chủ và nhân quyền.” Người Việt sống trong nỗi lo sợ rằng áp lực từ Quốc Hội, truyền thông, và các tổ chức phi chính phủ có thể một ngày nào đó làm White House bán đứng họ như đã bán đứng những nước Châu Á độc tài: Uzbekistan và Nepal, ví dụ vậy. “Điều quý nhất phải là sự đoàn kết quốc gia và độc lập,” Lê Chí Dũng, phó trưởng phòng Bộ Ngoại giao, nói với tôi, cố gắng giải thích triết lý chính trị của nước ông cho tôi hay. “Đất nước chứ không phải cá nhân làm anh tự do.”
Tất nhiên là sự tồn tại của chính quyền Cộng sản trong chủ nghĩa tư bản tràn lan ở Việt Nam có phần nào được lý giải bởi những nguyên do mang tính quốc gia của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Họ đã lãnh đạo đất nước suốt những cuộc chiến chống Pháp, Mỹ, và Trung Quốc. Hơn nữa, như Tito ở Yugoslavia và Enver Hoxha Albania, Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo nội địa, không bị đặt vào vị trí lãnh đạo bởi một đội quân xâm lược. Người Việt Cộng đã lợi dụng những sự tương đồng giữa “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và Đạo Khổng về mặt gia đình và chính quyền. “Chủ nghĩa quốc gia được xây dựng từ Đạo Khổng,” Lê Chí Dũng thuộc Bộ Ngoại Giao nói. Neil Jamieson, tác giả của Understanding Vietnam (1993), viết rằng “đặc tính chung của người Việt về sự 'chuyên chế,'” một giả định của “có phần cơ bản, trật tự đạo đức xác định về thế giới.” Đặc trưng này hệ quả là liên quan đến ý tưởng chính nghĩa, điều mà có thể dịch thoáng là nghĩa vụ xã hội đối với gia đình và sự đoàn kết của nhóm.
Có một lý do khác chủ nghĩa Cộng sản tồn tại ở đây là phần căn bản nhất của nó đang dần biến mất. Người Việt đang ở tình trạng tương tự như người Trung Quốc: họ bị cai trị bởi Đảng Cộng sản có đủ thứ ngoại trừ từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản. Họ đã chấp nhận một khế ước xã hội ngấm ngầm là họ đồng ý sẽ không phản đối quá lớn tiếng chừng nào đảng còn bảo đảm mức thu nhập cao hơn. Tất nhiên là những nhà cai trị của Việt Nam không thể rút cục bị xa lánh như của Trung Quốc vì họ đã thử nghiệm: làm giàu tư bản trong khi đất nước vẫn bị lãnh đạo bởi Đảng Cộng Sản.
Trong một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã đi từ tem phiếu đến có thặng dư gạo nhiều nhất trên thế giới. Nó vừa gia nhập, về mặt thống kê mà nói, các nước có thu nhập trung bình thấp với mức GDP bình quân 1100 USD mỗi đầu người. Thay vì có một lãnh đạo có tất cả quyền, nhưng có phần kém hiệu quả, với chân dung được in trên các pa nô như trong trường hợp của Tunisia, Ai Cập, Syria, và những nước Ả Rập khác, bộ ba chuyên chính của Việt Nam — chủ tịch đảng, chủ tịch nước, và thủ tướng (*) — đã điều hành đất nước với trung bình 7 phần trăm tăng trưởng GDP mỗi năm trong vòng hơn một thập niên vừa qua. Ngay cả khi ở đáy của cuộc Đại Khủng Hoảng vào năm 2009, kinh tế địa phương tăng trưởng 5.5 phần trăm. “Đây là một kỷ lục ấn tượng trong việc giảm nghèo trong lịch sử thế giới,” một nhà ngoại giao phương Tây cho hay. “Họ đã đi từ xe đạp đến xe máy.” Điều đó, đối với người Việt Nam, có thể là dân chủ. Và ngay cả nếu đó là không phải, ta có thể nói rằng các chế độ chuyên chính của Việt Nam và Trung Quốc đã không lấy đi của dân chúng nhân phẩm theo cách mà những chế độ ở Trung Đông đã làm. “Các nhà lãnh đạo ở Trung Đông nắm quyền quá lâu và duy trì tình trạng khẩn cấp cho hàng chục năm,” một cựu lãnh đạo cấp cao của Việt Nam nói với tôi. “Không có chuyện đó ở đây. Thế nhưng chúng tôi có những vấn đề của tham nhũng, cách biệt khủng khiếp trong thu nhập, và nhiều người trẻ thất nghiệp như các nước Trung Đông.”
Điều làm Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ là không hẳn là ám ảnh của Mùa Xuân Ả Rập mà là cuộc nổi dậy của sinh viên ở Trung Quốc vào năm 1989 khi mà lạm phát ở Trung Quốc cao gần như ở Việt Nam cho đến gần đây và tham nhũng và nạn con ông cháu cha bị dân chúng xem là ngoài vòng kiểm soát — đó là trường hợp của Việt Nam ngày nay. Và dẫu vậy, các đảng viên cũng lo ngại rằng cải cách chính trị có thể đưa họ đi đến con đường của trước 1975 ở Nam Việt Nam mà chính quyền yếu kém và bè phái dẫn đến sự sụp đổ chính phủ; hoặc Trung Quốc vào thời kỳ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với chính phủ trung ương yếu kém dẫn đến ngoại bang đô hộ. Các quan chức Việt Nam ngưỡng mộ Singapore ra mặt, một quốc gia độc đảng mà điều hành chính phủ với kỷ luật và trong sạch — điều mà không có mặt ở chính phủ đầy dẫy tham nhũng của Việt Nam.
Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo phong cách Phổ của họ, các chính sách kinh tế tư bản của họ, và kiểm soát chính trị chặt chẽ của họ để duy trì độc lập quốc gia đối với Trung Quốc. Họ biết rằng, không như những nước của Mùa Xuân Ả Rập, đất nước của họ đương đầu với đối thủ bên ngoài, cho dù tương đồng về tư tưởng, mà mối đe dọa ngoại xâm làm thuyên giảm những ước muốn của dân chúng về tự do hơn về chính trị. Thế nhưng như các nhà lãnh đạo của Ấn Độ, các nhà lãnh đạo Việt Nam thận trọng về bất cứ một thỏa thuận hiệp ước chính thức với Hoa Kỳ. Tất nhiên là nếu điều bắt buộc cần có một hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ phải đến thì điều đó cho thấy tình hình an ninh ở Biển Đông đã trở nên mất ổn định. Trong trường hợp nào đi nữa, số phận của Việt Nam, và khả năng của nó để không bị Phần Lan hóa bởi Trung Quốc, sẽ cho thấy nhiều về khả năng của Hoa Kỳ phô diễn sức mạnh ở Thái Bình Dương và trên toàn thế giới ở thế kỷ 21 cũng như định mệnh của Việt Nam ở thế kỷ 20.
(*): Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng — ND.


Bài dài về Việt Nam trên một nguyệt san hàng đầu của Mỹ: The Vietnam Solution (Atlantic June 2012) -- Robert Kaplan: "Cách nào mà một kẻ thù trước đây trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ để cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc"◄◄◄ (Kaplan cũng là tác giả bài The South China Sea Is the Future of Conflict (FP Sept/Oct 2011) mà viet-studies đã giới thiệu)
- Việt Nam ủng hộ Philippines: Vietnamese Back Philippines (The Diplomat).
- Trung Quốc và Philippines lại “căng như dây đàn” (VnMedia).  - TQ cáo buộc Philippines “không chân thành” trong giải quyết tranh chấp (GDVN).  - Dùng bài cũ “lấy thịt đè người”, Trung Quốc đổ lỗi tại Philippines (Infonet).
- Phân tích đường 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông: Analysis: China’s nine-dashed line in South China Sea (Chicago Tribune).

Analysis: China's nine-dashed line in South China Sea -HONG KONG (Reuters) - Alongside an armada of paramilitary patrol vessels and fishing boats, China has fired off a barrage of historical records to reinforce its claim over a disputed shoal near the Philippines in the South China Sea.
Intrigue in the South China SeaA map of the most hotly contested territories in the waters surrounding China and Vietnam
- Mỹ đã không thể mạnh hơn UNCLOS (Reuters, AP, NYT, BBC/SGTT).

Tổng số lượt xem trang