Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Nợ xấu lớn gấp 4 lần số liệu công bố?

Nguy cơ ngân hàng: Nợ xấu lớn gấp 4 lần số liệu công bố? (VnMedia 4-6-12) 

(VnMedia) - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một trong ba mục tiêu quan trọng đề án tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ, là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. 

Tuy nhiên, việc không xác định được chính xác tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại là một trong những khó khăn, thách thức chính với lộ trình tái cấu trúc. 

Nợ xấu gấp 4 lần số liệu chính thức?

Hiện nay, các số liệu thống kê nợ xấu ngân hàng của các tổ chức và chuyên gia kinh tế rất khác nhau. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu vào cuối quý I/2012 đã tăng lên khoảng 3,6% so với 3,2% hồi đầu năm 2012. Theo StoxPlus (2012), nợ xấu của nhóm ngân hàng được phân tích đạt mức trung bình 2,3%. 

Trong khi đó, hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings ước lượng nợ xấu của Việt Nam khoảng 13%. Chuyên gia kinh tế Hồ Bá Tình thì cho rằng nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7 – 8%, thậm chí trên 10%, tức khoảng 300.000 tỷ đồng. 

Sự chênh lệch lớn về số liệu nợ xấu là do tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của Việt Nam không theo thông lệ quốc tế. Tình trạng sản xuất kinh doanh đình đốn, doanh nghiệp phá sản tăng mạnh, thị trường bất động sản và chứng khoán đi xuống là những lý do khiến các chuyên gia cho rằng con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao hơn nhiều so với số liệu chính thức. 

Theo nhóm chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), con số nợ xấu của các ngân hàng ở mức từ 8,25% cho đến 14,01%, kể cả không bao gồm số nợ của Vinashin và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác. Như vậy, có thể hiểu là con số nợ thấp nhất nằm trong khoảng từ 8,25% đến 14,01%.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Quách Mạnh Hào cho biết, con số nợ xấu mà nhóm nghiên cứu này đưa ra là dựa trên hai lĩnh vực cho vay nóng nhất trong thời gian 2010 và 2011 là chứng khoán và bất động sản. Tỷ trọng dư nợ chứng khoán và bất động sản chiếm 10 - 12% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng. 

Với tình hình thị trường chứng khoán và bất động sản giảm giá mạnh trong thời gian qua thì nhóm nghiên cứu đưa ra giả định là từ 50% đến 100% các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản thuộc diện nợ xấu. Theo TS Quách Mạnh Hào, điều tra của nhóm chuyên gia cho thấy tất cả các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản hiện thuộc diện đảo nợ hoặc khoanh nợ.

Từ giả định trên, cộng với số liệu 3,6% nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước công bố, TS Hào đã đưa ra tỷ lệ nợ xấu thấp nhất của ngân hàng có thể là từ 8,25% đến 14,01%. “Theo quan điểm của chúng tôi, con số này là hợp lý vì ước lượng dựa trên số liệu của 41 ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam. Tôi nhấn mạnh đây là con số ít nhất, vì đã loại trừ các khoản nợ của DNNN”, TS Hào nói thêm.   

Minh bạch thông tin để tái cấu trúc

Thực tế, cuối tháng 4 vừa qua dư luận cũng “choáng váng” khi lãnh đạo Habubank trong vụ sáp nhập với ngân hàng SHB bất ngờ công bố với cổ đông tỷ lệ nợ xấu ngân hàng này tính đến cuối tháng 2 lên tới 16,06%, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Tất nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn chung, tiêu dùng thắt chặt, doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tình trạng nợ xấu và nợ xấu tăng lên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xác định rõ tình trạng thực sự của thị trường tài chính tín dụng để từ đó có “đơn thuốc” đúng bài đúng bệnh, đồng thời củng cố lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng.

Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2012, việc không xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại chính là một trong những thách thức và khó khăn cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại đã bắt đầu được tiến hành theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Có thể thấy Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong điều kiện chưa có nguy cơ khủng hoảng hay suy thoái nghiêm trọng.

Để thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Việt Nam cần làm rõ các ẩn số liên quan đến mô hình/định dạng hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu, nguồn lực tài chính, vai trò của Công ty mua bán nợ (DATC) trong quá trình tái cơ cấu,mối liên hệ giữa tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu DNNN. 

 


- Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng? (TVN 4-6-12) Vì sao ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay? (SGTT 4-6-12)

 - Trần Vinh Dự: Cái giá của cải cách ngân hàng (VOA’blog).  -- Lo ngại suy giảm kinh tế (Petrotimes).  - Suy kiệt tín dụng? (TTCT).

- “Chính phủ nên mua nợ để cứu doanh nghiệp và ngân hàng” (VnEconomy).
-Thống đốc sắp quyết định nhiều vấn đề quan trọng (VnMedia).
- Chiêu độc khi con nợ “nợ xấu” được mang bán (Tầm nhìn).

- Doanh nghiệp FDI: Hậu kiểm là tất yếu (ĐĐK).- Tăng 5% giá mua điện một số nhà máy (VnEco). - EVN tăng giá mua điện (TBKTSG).
- Bộ Công Thương lý giải hủy đề xuất tạm trữ đường (PLTP).

 
Không thể kéo dài thất thoát (TT 4-5-12) -- P/v TS Trần Đình Thiên
Tập đoàn, đất đai, lãng phí và tham nhũng (VnE 4-6-12)
'Mọi tập đoàn đều có thể cổ phần hóa' (tamnhin 4-6-12) -- P/v chuyên gia Phạm Chi Lan

 - Nhà tài trợ lo ngại về các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TBKTSG).  - Phỏng vấn TS.Trần Du Lịch: “Nhà nước không nên đứng sau DNNN để xử lý nợ” (TTXVN).  - Xử lý doanh nghiệp nhà nước thế nào? (BBC). - DNNN vẫn được xác định giữ vai trò chính trong điều tiết vĩ mô (TBKTSG). - Thực tế đòi hỏi phải định vị lại doanh nghiệp nhà nước (VOV).
- Doanh nghiệp vẫn loay hoay trước bài toán đầu ra (VNE).
- ‘Kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn dễ tổn thương’ (VNE).

- Phỏng vấn ông Phạm Đình Soạn, cựu Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ TC: Lỗ hổng lớn trong giám sát tài chính DNNN (ĐV). - Phía sau sự “giảm cân” tổng tài sản các công ty tài chính  (VnEconomy).
- Kỳ vọng kiểm soát lạm phát ở mức 7 – 8% (VOV).
- Tháng 6: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng (VnMedia).  - Mua nợ xấu không dễ (ĐT).
- Đâu là mức lãi suất hợp lý? (DĐDN).  - Vốn cho bất động sản: Vì sao ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay? (SGTT).
- “Thú chơi”: Xây biệt thự tiền tỷ để…nuôi cỏ dại (ANTĐ).
- Ô tô ế ẩm chưa từng thấy (Infonet).

 
Vì sao hàng Việt bị đánh bật khỏi chợ Đồng Xuân? (TP 2-6-12)

- Thận trọng khi bán gạo, khóm cho Trung Quốc (TT).-- Thương lái Trung Quốc bỏ đi, dân trồng khoai lang “chết” đứng (GDVN).

- Vì sao Trung Quốc quá ít thương hiệu toàn cầu? (BBC).- Trung Quốc lần đầu tiên được phép thâu tóm ngân hàng Mỹ Gafin.  - FED đồng ý cho Trung Quốc mua ngân hàng của Mỹ (TTXVN).

- Hàng Việt tìm chỗ đứng ở Trung Quốc (TN).

- Điều hành tiêu thụ đường: Rối như tơ vò (DV).  - Nhà máy đường Lam Sơn “dọa” giảm giá mua mía.
--Vietnam's new technology entrepreneurs look global (BBC 24-5-12)

- Chưa thấy trứng vịt muối Trung Quốc tại TPHCM (NLĐ).-Tiền nào của nấy : Vấn đề an toàn dược phẩm Trung Quốc

 
- Sắp phải nhập than, sao còn xin miễn thuế? (VEF).

- Bản Báo Cáo 2012 Của ESCAP Về Tình Hình Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam(Viện NCVNTL).
- Các ngành công và tư nhân tại Việt Nam từ 1993-2006: The Public and Private Sectors in Vietnam, 1993-2006 (Journalist Resource).

-Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Gần 30% doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động 
Tính đến hết tháng 4/2012, cả nước có khoảng 463.800 doanh nghiệp còn hoạt động, giảm mạnh so với con số hơn 647.600 được đăng ký.

IMF khuyên Việt Nam nên đặt trọng tâm chống lạm phát hơn là giảm lãi suất: IMF Says Vietnam Should Focus on Inflation Over Rate Reductions (Bloomberg 4-6-12)
Vụ ODA Đan Mạch: Việt Nam kiểm tra 3 dự án bị Đan Mạch dừng ODA (VnEx 4-6-12) -- 'Có sự hiểu lầm khiến Đan Mạch ngừng dự án ODA' (VnEx 4-6-12) -- PGS Nguyễn Ngọc Lâm: "“Bản thân tôi tự tin là mình không làm điều gì sai trái”. Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc gia (SGTT 4-6-12) -- ODA và niềm tin (TN 4-6-12) -- Nhiều comments dưới bài này khá thú vị! ODA, nhìn từ các dự án nghi ngờ gian lận (VnE 4-6-12)
THD bị căn bệnh lạ! Bộ trưởng Ngoại giao: Sai phạm ODA sẽ bị xử lý nghiêm (VNN 4-6-12) -- Mỗi lần nghe quan chức nói "xử lý nghiêm" thì lại muốn ói! (Message to Minister Binh (whose father I knew and admired): THINK FOR YOURSELF, for Heaven's sake!  Do not mouth whatever you've heard in those cabinet meetings!!)

- VN chưa kết luận về dự án Đan Mạch (BBC). .- Những dấu hiệu sai phạm tại 3 dự án Đan Mạch ngừng cấp ODA (VNE).

- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Dự án ODA có tiêu cực đều bị xử lý nghiêm” (DT).  - Bộ trưởng Ngoại giao nói về vụ dự án bị Đan Mạch tạm ngừng tài trợ: Mới chỉ thông tin một phía (SGTT).  - Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc gia (SGTT).  - Lại chuyện “nuốt” dự án (ĐĐK).  - Các nước bàn chuyện tài trợ cho Việt Nam (VNE).  - ODA, nhìn từ các dự án nghi ngờ gian lận (VnEconomy). - Mổ xẻ nghi vấn tài chính 3 dự án ODA Đan Mạch (VNN).- Australia hỗ trợ 150 triệu AUD vốn ODA cho VN (TTXVN).Tỷ lệ nội địa hóa của công ty Nhật tại Việt Nam rất thấp 
Tỷ lệ nội địa thấp gây ra hậu quả là chi phí sản xuất ở Việt Nam sẽ cao hơn chi phí ở các nước có tỷ lệ nội địa hóa cao.

--Đang làm rõ 3 dự án bị Đan Mạch ngừng viện trợ

(Dân trí) - 2 trong 3 dự án đang bị Đan Mạch tạm ngừng viện trợ vì “có vấn đề” thuộc hai Viện Khoa học. Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng những thông tin này cần được làm rõ. Trao đổi với báo chí xung quanh thông tin Đan Mạch tạm dừng 3 dự án ...

VN chưa kết luận về dự án Đan MạchBBC Tiếng Việt

Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: “Không bất ngờ”VnEconomy

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói về việc Đan Mạch dừng 3 dự án ODAĐài Tiếng Nói Việt Nam

- Đừng để chống tham nhũng như đánh vào không khí (SGTT).  - ‘Ngân hàng là cửa ngõ chính của hoạt động rửa tiền’ (VNE).
 –- Nhiều sai lầm trong phát triển thủy điện (DV).


Bán máu, bán con: Muôn hình vạn trạng “cò” bán máu (NĐT 4-6-12) Pha máu kiếm lời: y đức thành nước lã (SGTT 4-6-12) Nhộn nhịp 'chợ mua bán con' (TP 4-6-12)
Bí thư xã miền Tây ngồi Lexus biển ngoại đi làm (VTC 4-5-12) -- Tôi nặng nhất: "Dùng ngôn ngữ thô tục với mẹ ruột"
Những mảnh đời trên phố cơm trắng ở Sài Gòn (infonet 2-6-12)

Góc khuất những phận đời mưu sinh ở nghĩa trang (nguoiduatin 2-6-12) - Lương tăng nhưng đời sống không tăng doanh nghiệp giải thể &phá sản càng tăng! (Tầm nhìn).- ‘Không nên cứ gây sự với với nhân dân’ (BBC).


Thất nghiệp, lao động về quê lánh nạn (VEF 27-5-12)

"Chính danh" để doanh nghiệp xã hội phát triển

Tổng số lượt xem trang