Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Giá & tham nhũng

SGTT.VN - Phải chăng nước ta là chiếc “thùng rác” để “người lạ” tha hồ ném rác vào, từ những loại thuốc không rõ nguồn gốc cho đến những “bác sĩ” không biết xuất xứ? Phải chăng thị trường nước ta là “miếng đất hoang” để “người lạ” tha hồ xâm nhập và thoải mái sử dụng mọi chiêu trò để lừa gạt người tiêu dùng?

Báo chí thời… sôi sùng sục

TP - Mới nghe thì vấn đề giá cả và tham nhũng có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng từ thực tế ở Việt Nam, xem ra hai vấn đề này tỷ lệ thuận: Tham nhũng càng lớn, thì giá thành sản phẩm dịch vụ, hàng hoá càng cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Lãnh đạo một công ty tư nhân chuyên làm dịch vụ vận tải biển tâm sự, để công việc được thuận buồm xuôi gió, khi ký các hợp đồng dịch vụ vận tải, công ty thường phải tính thêm khoảng 10% dùng cho chi phí “bôi trơn”.

Còn một ông chủ quán nhậu tại Hà Nội, cho biết để công việc kinh doanh không bị làm phiền, hằng tháng ông phải chi ít nhất vài loại gọi là “chi phí không chính thức” như: Chi cho công an phường (để việc để xe lấn chiếm vỉa hè chút cũng được bỏ qua), chi cho cán bộ vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường (để không bị kiểm tra chất lượng thực phẩm, đồ uống...), phòng cháy chữa cháy, thuế...

Nếu không chi hằng tháng, thì cứ dịp lễ, tết, thậm chí đến kỳ nghỉ, đi du lịch các đơn vị này đều chủ động liên hệ xin tiền hỗ trợ.

Tháng 4-2012, tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Thanh tra Chính phủ tổ chức, đã công bố có tới hơn 50% doanh nghiệp (được khảo sát) coi việc đưa phong bì là “theo thông lệ chung”, 69% doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng và các khoản chi phí “bôi trơn” cho các cơ quan Nhà nước chiếm từ 1% đến 5% tổng chi phí hằng năm của doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát của VCCI năm 2010 cũng cho thấy, trên 21% doanh nghiệp trong nước thừa nhận đã trả chi phí không chính thức trong đăng ký kinh doanh và 40% doanh nghiệp chi trả “hoa hồng” để tăng khả năng trúng thầu hợp đồng mua sắm của chính phủ…

Về nguyên tắc, doanh nghiệp làm ăn phải có lời, họ không thể bỏ tiền túi chi phí “bôi trơn”, mà tất cả đều được tính vào giá thành sản phẩm và dịch vụ. Khi “tiêu cực phí” ngày càng phổ biến, thì chi phí giá thành sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.

Điều này lý giải một phần câu chuyện của thị trường bất động sản, dù đóng băng nhưng mặt bằng giá chung giảm không nhiều. Chỉ một số doanh nghiệp phải bán tháo trả nợ, mới đành giảm giá mạnh, chấp nhận lỗ, còn những doanh nghiệp chưa bị “đẩy vào chân tường” chỉ hạ giá nhỏ giọt, bởi hạ nữa là lỗ vốn.

Không biết, trong những dự án đô thị, “tiêu cực phí” chiếm bao nhiều phần trăm?

Thời buổi kinh tế khó khăn, người dân đành hạn chế chi tiêu. Nên nhiều quán nhậu ở Hà Nội vắng hoe, nhưng hầu như chẳng quán nào chịu giảm giá.

Xi măng, sắt thép... cũng ế hàng, nhưng giảm giá không đáng kể. Dù nhiều ông chủ đứng bên bờ phá sản. Điều này chứng tỏ giá thành dịch vụ, sản phẩm của nền kinh tế ngày càng cao, khó cạnh tranh.

Từ thực tế trên, để thấy việc kéo giảm giá sản phẩm, dịch vụ ở Việt Nam, không chỉ liên quan đến chính sách vĩ mô, cung tiền hay vấn đề kiểm soát giá. Mà còn liên quan cả việc kiểm soát tham nhũng, tiêu cực.

Bá Kiên

 

@ tp --Giá & tham nhũng

- Làm ngơ cho xây nhà không phép để nhận tiền hối lộ (PLTP). - Nóng trong ngày: Bộ trưởng Thăng đòi đuổi nhà thầu (VNN). - Ụ nổi bỏ hoang được Cty con của Vinashin mua 15,5 triệu USD (DV).

- Đà Nẵng: Cán bộ trễ hẹn, phải xin lỗi dân (DV).

- Quản lý… “lạ”! (SGTT).  - Xử lý vụ cho người TQ “cắm chốt” tại Khánh Hòa trong tháng 6 (LĐ).

--Điều khó hiểu từ những hoạt động sai phạm ở một phòng khám Trung Quốc
07:43 ngày 20.06.2012
SGTT.VN - Phải chăng nước ta là chiếc “thùng rác” để “người lạ” tha hồ ném rác vào, từ những loại thuốc không rõ nguồn gốc cho đến những “bác sĩ” không biết xuất xứ? Phải chăng thị trường nước ta là “miếng đất hoang” để “người lạ” tha hồ xâm nhập và thoải mái sử dụng mọi chiêu trò để lừa gạt người tiêu dùng?

Lập biên bản phòng khám Trung Quốc 141 Phan Đăng Lưu. Ảnh: P.S

 

1.Lại một lần nữa, những lùm xùm trong hoạt động khám chữa bệnh của các phòng khám Trung Quốc (TQ) được xới lênsau vụ phòng khám y học TQ 141 Phan Đăng Lưu, phường 2, quận Phú Nhuận, bị thanh tra sở Y tế TP.HCM phát hiện hàng loạt sai phạm. Nhưng buồn thay, những sai phạm này đã diễn ra trong thời gian dài, và càng buồn hơn khi cũng như những lần trước, phải đến khi giới truyền thông phanh phui, ngành chức năng mới hay biết và… vào cuộc!

Trả lời câu hỏi “Ai cho phép phòng khám TQ hoạt động?”, một thanh tra viên sở Y tế TP.HCM cho biết các cơ sở khám chữa bệnh có “yếu tố nước ngoài” đều do bộ Y tế cấp phép, nhưng trách nhiệm quản lý lại thuộc về sở Y tế địa phương. Phân chia rạch ròi như thế, nhưng dù mỗi năm định kỳ hai lần kiểm tra, chưa kể các lần kiểm tra chuyên đề (thí dụ chuyên đề y học cổ truyền), những sai phạm sờ sờ ra đó của phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu vẫn không bị cơ quan chức năng để mắt đến. Nói thế không sai, bởi từng đến đây nhiều lần để tìm hiểu theo phản ánh của bạn đọc, nhưng khi quay lại đây ngày 18.6 vừa qua, người viết vẫn chứng kiến các sai phạm trước đây còn y nguyên, thậm chí chúng ngang nhiên tồn tại như thách thức nhà quản lý!

Có gì mà không thấy được ở phòng khám này vì đặt chân đến đây các sai phạm đều đập vào mắt người ta, từ những bảng quảng cáo có nội dung “một tấc đến trời”, cho đến các hoạt động lấn sân tây y dù chưa được cấp phép (xét nghiệm, siêu âm, phẫu thuật). Trao đổi với một bác sĩ trong nước có phòng mạch ngoài giờ, người này nói: “Hàng năm phòng mạch tôi cũng được kiểm tra, nhưng ngành chức năng “soi” từng ly từng tí. Nếu sai phạm gì, đoàn tiếp tục quay lại kiểm tra tiếp cho đến khi chấn chỉnh mọi chuyện mới thôi. Trong khi đó, hàng loạt sai phạm nặng ở các phòng khám TQ tồn tại trong một thời gian dài mà không ai hay biết thì kể cũng lạ!”

2. Lạ hay không chưa biết, nhưng năm qua sau khi thực hiện một bài viết về phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu (đọc Ớn lạnh phòng khám TQ: từ vá “cái ngàn vàng” đến “chữa xuất tinh sớm”, Sài Gòn Tiếp Thị ngày 7.9.2011), đến sở Y tế TP.HCM để tìm hiểu trách nhiệm quản lý phòng khám TQ, người viết chỉ nhận được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng ban với nhau. Ở phòng quản lý y học cổ truyền, người đứng đầu nói họ chỉ quản lý chuyên môn. Ở phòng quản lý dịch vụ y tế tư nhân, người ta nói nếu phòng khám có sai phạm, trách nhiệm xem xét thuộc về thanh tra. Còn ở phòng thanh tra, sau một hồi thận trọng và dè dặt, người quản lý mới cho biết phòng khám này từng… sai phạm nhiều lần!

Cách làm việc của nhà quản lý y tế thật đáng để mọi người suy nghĩ. Có lần làm việc với người đứng đầu phòng quản lý dịch vụ y tế tư nhân về các phòng khám TQ, người viết bất ngờ khi người này không nhớ nổi trên địa bàn TP.HCM có bao nhiêu phòng khám TQ đang hoạt động. Số phòng khám TQ còn không nhớ nổi thì cũng chẳng gì lạ khi việc quản lý các cơ sở này bị thả nổi. Thật ra cuộc thanh tra đột xuất của sở Y tế ở phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu vào ngày 18.6, cũng bắt nguồn từ phát hiện của giới truyền thông về một bệnh nhân bị phòng khám này “giam lỏng” do không đủ tiền trả chi phí chữa bệnh. Thế nhưng, đây không phải là trường hợp đầu tiên phòng khám thực hiện hành vi này. Cách đây ba tháng, Sài Gòn Tiếp Thị đã lên tiếng một vụ việc tương tự (đọc Phòng khám bệnh y học TQ: “chặt chém” và bất minh, 27.3.2012). Sau khi bài báo xuất hiện, chúng tôi đã tiếp xúc với thanh tra sở Y tế thông báo vụ việc, nhưng sau đó không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ phía cơ quan chức năng!

3. Có mặt cùng đoàn thanh tra sở Y tế tại phòng khám TQ 141 Phan Đăng Lưu, người viết chứng kiến hàng trăm mặt hàng thuốc viên, thuốc chích, dịch truyền có nhãn mác bằng tiếng Hoa nhưng lại không có giấy phép lưu hành và cũng không ai biết đích thực đó là thuốc chữa bệnh gì. Và những năm qua chúng lại được dùng để điều trị trên chính bệnh nhân Việt Nam mà cơ quan chức năng không hề hay biết! Ở phòng khám cũng có 5 – 7 “bác sĩ lạ”, khi thấy đoàn đến tất cả đều cởi áo blouse bỏ chạy. Nếu đàng hoàng là bác sĩ thật, đủ điều kiện làm việc hẳn hoi, tại sao họ phải làm thế? Thế nên, không biết bao nhiêu người dân Việt đã được chẩn trị bởi chính các “bác sĩ lạ” này mà nhà quản lý không hề để mắt đến!

Phải chăng nước ta là chiếc “thùng rác” để “người lạ” tha hồ ném rác vào, từ những loại thuốc không rõ nguồn gốc cho đến những “bác sĩ” không biết xuất xứ? Phải chăng thị trường nước ta là “miếng đất hoang” để “người lạ” tha hồ xâm nhập và thoải mái sử dụng mọi chiêu trò để lừa gạt người tiêu dùng? Mà nhìn rộng ra, nào chỉ trong khám chữa bệnh, “rác lạ” còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Cơ quan quản lý nước nhà đang ở đâu khi để cho “rác lạ” gây hại cho người dân mình?

PHAN SƠN

 

Bác sĩ nước ngoài phải được sát hạch nghiêm khắc

Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà các bác sĩ TQ được hành nghề trên đất Việt Nam. Tại Pháp, một bác sĩ có bằng cấp ngoài châu Âu muốn làm việc phải đạt yêu cầu sau: nói tiếng Pháp thông thạo và trải qua kỳ thi tuyển chọn (tỷ lệ thấp nhất là 1 chọi 20 với bác sĩ chuyên khoa và 1 chọi 200 với bác sĩ tổng quát). Sau khi thắng được cuộc thi này, ứng viên mới được vào làm bác sĩ trợ tá trong ba năm tại bệnh viện, dưới sự giám sát của một giáo sư. Sau ba năm, nếu không phạm lỗi nào thì mới được cấp giấy phép hành nghề. Mỗi người chỉ được thi tối đa ba lần, trước khi đăng ký dự thi phải nộp các bản dịch văn bằng có chứng thực dịch của luật sư đã tuyên thệ, văn bằng sau đó được kiểm tra lại bởi bộ Giáo dục và đào tạo bậc cao, khi được công nhận là bằng thật thì mới được dự thi. Vậy thì các vị bác sĩ TQ đang làm việc ở Việt Nam thông qua phiên dịch kia không biết có đúng là bác sĩ không? Lấy tiêu chuẩn nào để được cấp phép làm công việc liên quan đến sinh mệnh của người Việt Nam? Điều này cần được sở Y tế TP.HCM và cao hơn nữa là bộ Y tế trả lời cho dân biết.

(trích mail bạn đọc Phạm Chí Kiên)

CÁC Ý KIẾN (2)

Truong thanh son
Đất nước này của người VN hay của Trung quốc vậy. Ai đang quản lý đất nước mình? Ai có trách nhiệm? Những câu hỏi bỏ ngỏ nhiều năm qua. Xót xa và cay đắng.
minh vũ
Cứ cái gì liên quan đến bọn Tàu cán bộ ta đều ngại vì là đồng chí cả mà. Vì thế nên ta cứ được ăn thực phẩm có độc, bệnh lạ, uống thuốc độc... buôn bán thì bị họ ép đủ điều, có phải dân ta ngu hay cán bộ ngu nên thế. Mà có những chuyện LẠ thế mới gọi là Việt Nam chứ!!!

- Dẹp nạn “cò mồi” trong khám – chữa bệnh  (LĐ).  - Dùng roi điện trấn áp người nhà bệnh nhân (LĐ).  - Phòng khám TQ “giam” người bệnh: Sai đủ kiểu (TT).
- Vụ ôm hài nhi bắt đền: Viện bảo không sai (VNN).

--Đến thuốc chữa bệnh cũng 'bẩn'

 
- Vào hè, cẩn thận với hoa quả “tưới đẫm” hoá chất (Bee).  - Táo Fuji Trung Quốc bọc túi độc bán tràn lan (DV).
- Bữa ăn trưa 6 công nhân chỉ mấy lát cá và tô canh đầy nước (VNE).
- Quảng Bình: - Kế toán trưởng giả chữ ký, chiếm đoạt 16,43 tỷ đồng (DV).
- Hà Tĩnh: Bắt đối tượng giấu 6kg ma túy trong bia lon (DT).
- “Ác quỷ” buôn người ở xứ Nghệ (DV).

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đến VN (BBC). – Hoa Kỳ giúp nâng cấp trạm y tế, khám miễn phí hơn 5.400 người dân(PLTP).  - Ngoại giao quân sự: Không mấy ấm áp và thân thiện (TCPT).


- Không quản nổi người Trung Quốc! (NLĐ). “Không chỉ Cam Ranh – Khánh Hòa hay Vũng Rô – Phú Yên, từ lâu, người Trung Quốc đã đến khu vực Long Sơn ở Bà Rịa – Vũng Tàu rất đông để nuôi cá bè. Họ cứ đến rồi đi, chính quyền địa phương không kiểm soát được“. – Phải trả lời cho dân (TT).

- Khánh Hòa: Xử lý vụ nhóm người Trung Quốc nuôi cá ở vịnh Cam Ranh (GDVN).  - “Không thể để người Trung Quốc hành nghề y bất hợp pháp”  (Bee).
-  Hoạt động hữu nghị Việt Nam – Mỹ.

- CSGT vay nợ bằng thẻ ngành giả (DT).
- Phú Yên: Khai gian bằng cấp, PGĐ chi nhánh NHNN bị đề nghị cách chức (DT).

- Quảng Ngãi: Bí thư huyện ủy Sơn Tây thừa nhận việc tập kết gỗ quý tại nhà riêng (ANTĐ).
- Tại huyện Thạch Thất, Hà Nội: Bị can vẫn ung dung làm Chủ tịch UBND xã (PL&XH).
- Đề xuất cắt thi đua với CSGT ‘dấm dúi’ xử lý vi phạm (VTC).

Tổng số lượt xem trang