TT - Cùng với phong trào đua nhau xây nhà máy ximăng, nợ nước ngoài của các dự án này cũng tăng theo, số tiền mà Nhà nước phải đứng ra trả nợ thay cho các nhà máy ximăng ngày càng phình ra.
Đầu tư chủ yếu bằng vốn vay, hoạt động không hiệu quả, Nhà máy ximăng Đồng Bành (Lạng Sơn) phải cầu cứu Nhà nước trả nợ thay - Ảnh: VĂN TOÀN |
Cuối tháng 5-2012 vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Sông Đà vay từ Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để trả nợ tiền vay từ Ngân hàng Natixis (Pháp) đầu tư dự án Nhà máy ximăng Hạ Long, với số tiền lên tới 437 tỉ đồng.
Vung tay quá trán do được... bảo lãnh
Theo Bộ Xây dựng, dự án ximăng Hạ Long do Công ty CP Ximăng Hạ Long - một thành viên của Tập đoàn Sông Đà - làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 6.500 tỉ đồng, đã đi vào sản xuất từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, do nợ vay để đầu tư, sản xuất và trả nợ vay của công ty rất lớn, dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 thua lỗ hơn 581 tỉ đồng và năm 2012 lỗ “kế hoạch” gần 496 tỉ đồng.
Trong khi đó, theo kế hoạch trả nợ năm 2012, Công ty CP Ximăng Hạ Long phải trả các khoản vay nước ngoài do Bộ Tài chính bảo lãnh, gồm khoảng 437 tỉ đồng cho Ngân hàng Natixis và hơn 28 tỉ đồng cho Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu. Ngoài ximăng Hạ Long, một dự án khác là ximăng Đồng Bành (Lạng Sơn) cũng được Bộ Xây dựng gửi văn bản “kêu cứu” với Bộ Tài chính.
Trước đó, vào tháng 3-2012, trong văn bản gửi về các dự án vay nước ngoài do Bộ Xây dựng quản lý và có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết có tới 11 dự án ximăng được Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài với tổng số tiền lên tới gần 300 triệu USD và 445 triệu euro (tương đương 17.000 tỉ đồng). Đặc biệt, trong số 11 dự án này có sáu dự án ximăng thuộc Tổng công ty Ximăng VN (Vicem).
Bỏ nợ chạy lấy người...
Theo một cán bộ có thẩm quyền của Vicem, việc Vicem “bị dính” trả nợ cho một số dự án ximăng không phải do Vicem làm chủ đầu tư, mà do một số tỉnh, thành phố đầu tư bằng nguồn vốn vay, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả bèn cầu cứu với Chính phủ. Ví dụ điển hình nhất là dự án của Nhà máy ximăng Hoàng Mai (Nghệ An) và Tam Điệp (Ninh Bình)... đã được Chính phủ “điều động” về Vicem xử lý.
“Khi về” với Vicem, lúc này Vicem đang cổ phần hóa một số công ty thành viên, nên đã dùng hơn 1.000 tỉ đồng “để cứu” Hoàng Mai. Cũng theo vị này, vào thời điểm đầu tư, dự án này chủ yếu dùng nguồn vốn đi vay, nên đến khi rơi vào tình cảnh không trả được nợ thì tỉnh Nghệ An mới mượn Bộ Tài chính để trả nợ hộ.
“Chính vì vậy mới có chuyện Hoàng Mai nằm trong danh sách của Bộ Tài chính, dù sau đó Hoàng Mai đã hoàn lại một số khoản vay và thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ” - ông này nói. Tương tự là Nhà máy ximăng Tam Điệp. Theo vị này, hiện Vicem đã “rót” gần 1.000 tỉ đồng cho Tam Điệp, nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh khó khăn do khoản nợ còn phải trả dự kiến đến năm 2016 mới chấm dứt.
Riêng năm dự án ximăng thuộc các công ty TNHH một thành viên cũng thuộc diện được Chính phủ bảo lãnh, theo Bộ Xây dựng, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khó khăn về tài chính kéo dài, không tự cân đối đủ dòng tiền trả nợ vay và duy trì sản xuất, có thể dẫn đến phá sản nếu không có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp. Đáng ngại là nhiều nhà máy trước triển khai rầm rộ nhưng đến nay vẫn... “còn nợ nhà thầu xây dựng, như dự án nhà máy ximăng Đồng Bành, Sông Thao, Hạ Long”.
Thêm nhiều dự án ximăng được triển khai
Mặc dù tình trạng cung vượt cầu ximăng, phải xuất khẩu dù gần như không có hiệu quả kinh tế nhưng theo quy hoạch, sắp tới vẫn có 15 dự án làm nhà máy ximăng tiếp tục được triển khai, mà hầu hết vẫn là các dự án ximăng công suất rất thấp, từ 0,35-2 triệu tấn/năm. Theo một số chuyên gia, các nhà máy ximăng công suất thấp thường tiêu hao nhiên liệu lớn, gây ô nhiễm nặng và hiệu quả thấp, nhưng vốn đầu tư ít nên vẫn được làm “ào ào”.
Ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng - bày tỏ lo ngại các dự án ximăng công suất thấp của VN sẽ lại sử dụng công nghệ Trung Quốc, có thể gây ô nhiễm và hiệu quả thấp. Theo ông Huynh, hiệp hội sẽ có văn bản chính thức đề nghị dừng 15 dự án ximăng mới nhằm tránh mất cân đối cung cầu, đồng thời ngăn chặn những công nghệ thải của Trung Quốc lọt vào VN. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nhiều khả năng các dự án này vẫn sẽ được thực hiện vì đã được bổ sung vào quy hoạch, dù hiện tại đang nằm im vì khó khăn kinh tế...
Theo ông Huynh, để phát triển công nghiệp ximăng VN, cần khuyến khích làm các nhà máy công suất lớn, hiện đại bởi giá than, điện rồi sẽ tăng, các nhà máy công nghệ cũ vừa tốn chi phí xử lý môi trường, vừa có khả năng không cạnh tranh nổi khi giá đầu vào tăng. Bên cạnh đó, nên tính toán mở rộng công suất các nhà máy đang hiệu quả hơn là đầu tư nhà máy mới vì mở rộng công suất rẻ hơn, chi phí chỉ khoảng 1/3 việc làm nhà máy mới.
Đến năm 2018 mới trả hết nợ Chỉ tính riêng trong hệ thống doanh nghiệp của Vicem, hầu hết các dự án ximăng dù đã đưa vào vận hành nhưng đến nay vẫn chưa dứt nợ. Nguồn tin từ Vicem cho biết trong năm 2011, Vicem đã phải trả nợ khoảng 4.100 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 con số phải trả lên tới 4.900 tỉ đồng. Tùy theo từng năm, số tiền phải trả của Vicem cho các dự án sẽ được cân đối lại, nhưng muốn hết nợ may ra đến năm 2018 mới xong. |
CẦM VĂN KÌNH - TUẤN PHÙNG - TRẦN VŨ NGHI
@ tt Nhà máy ximăng lỗ, Nhà nước gánh nợ (20/06)
>> Kỳ 1: Đến lượt nhà máy ximăng đổ nợ
* Ba nhà máy ximăng trong... một thôn
TT - Nhiều nơi vẫn xây dựng nhà máy ximăng dù tình hình tiêu thụ đến nay vẫn không khả quan, trong khi một số nhà máy đã hoạt động lại rơi vào thua lỗ phải cầu cứu Chính phủ trả nợ thay.
Nhà máy ximăng Hạ Long thuộc Tập đoàn Sông Đà đang phải nhờ Bộ Tài chính trả nợ thay - Ảnh: TTXVN |
Với xấp xỉ 60 dây chuyền sản xuất ximăng lò quay, chưa kể các nhà máy ximăng lò đứng, đến nay VN đã “phổ cập” nhà máy ximăng gần như đạt 100% các tỉnh thành trong cả nước...
Hiện nay nhiều địa phương có từ 2-5 nhà máy ximăng trở lên như Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh. Đặc biệt tại Hà Nam, ở thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm) hiện có tới ba dự án nhà máy ximăng.
Nhà máy ximăng Xuân Thành - Ảnh: C.V.K. |
Dân lo ô nhiễm
Những ngày giữa tháng 6-2012, tại TP Phủ Lý (Hà Nam), từng đoàn xe tải của Tập đoàn Xuân Thành phục vụ việc xây Nhà máy ximăng Xuân Thành (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm) thi nhau chạy rầm rầm, tung bụi mịt mù.
Cách trung tâm tỉnh Hà Nam khoảng 7km, men theo con đường bụi nhất, chúng tôi đến được Nhà máy ximăng Xuân Thành có công suất 2,3 triệu tấn/năm. Tại công trường của nhà máy, hàng chục xe tải hạng nặng thi nhau chở nguyên vật liệu vào ra nhộn nhịp suốt cả ngày.
Ông Nguyễn Văn Thu (xã Thanh Nghị) đang làm gần địa điểm thi công, khi được hỏi đã tặc lưỡi “dự án này đã thu hồi hơn 600.000m2 đất của địa phương”. Ông Thu tỏ ra buồn rầu vì... kỷ lục của xã mình: “Chúng tôi mong kỷ lục gì, chứ chả ai nghĩ có một ngày mình được quan tâm vì một thôn mà có tới ba nhà máy ximăng về đóng”.
Mừng vì nhiều con em có việc làm thì ít, theo ông Thu, người dân địa phương lo cho con cháu họ nhiều hơn. Ông Thu không khỏi băn khoăn khi đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu họ dùng công nghệ hiện đại đến đâu, nhưng nhìn qua ba nhà máy ở làng dân chúng tôi cứ băn khoăn vì ngay các thiết bị được nhìn thấy đều không phải mới, chúng tôi rất lo ô nhiễm”.
Nỗi lo ô nhiễm không phải của riêng một số cụ già ở Thanh Nghị. Chỉ cách Nhà máy ximăng Xuân Thành đang thi công khoảng 1km là Nhà máy ximăng Thanh Liêm (công suất 450.000 tấn/năm). Và cách Nhà máy ximăng Thanh Liêm chưa đầy 1km là Nhà máy ximăng Hoàng Long (công suất 350.000 tấn/năm).
Chỉ tay vào cái ống khói của Nhà máy ximăng Hoàng Long cách đó không xa, chị Bùi Thị Nga (xóm 4, thôn Bồng Lạng, Thanh Nghị) bức xúc nói: “Không phải lúc nào cũng đùn khói đục nhè nhẹ lên trời như thế này đâu. Thi thoảng họ lại xả khí thải mịt mù cả làng”.
Theo chị Nga, nhiều người dân tại địa phương này cũng “chả hiểu cán bộ họ học hành, trình độ thế nào mà quy hoạch tới ba nhà máy ximăng vào một thôn đông dân cư. Dân chúng tôi chả mấy ai thích nhà máy, nhưng đã quyết rồi thì phải chịu”.
Nhà máy ximăng Hoàng Long - Ảnh: C.V.K. |
Ximăng ế ẩm, nhà máy hoạt động cầm chừng
Đối nghịch với hình ảnh các dự án ximăng cứ ngày một dài ra là một thị trường tiêu thụ hết sức ảm đạm trong hai năm gần đây. Ông T., nhà phân phối ximăng của một loạt thương hiệu ximăng tên tuổi khu vực phía Nam, cho biết nếu cách đây hơn hai năm, một ngày đại lý của ông có thể tiêu thụ 3.000-4.000 tấn thì giờ đây “được 500 tấn/ngày là đã mừng”.
Thừa! Trong năm 2012, theo công suất thiết kế đã được công bố, tổng công suất của các nhà máy sản xuất ximăng của VN lên đến 77 triệu tấn, thừa khoảng 20 triệu tấn so với mức tiêu thụ chỉ vào 45-50 triệu tấn. Nếu so với công suất thực tế chạy máy, từ 60-70% của các doanh nghiệp sản xuất hiện tại, nguồn cung ximăng cũng thừa 6-8 triệu tấn. Theo quy hoạch ximăng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, tính từ năm 2012-2015 sẽ có thêm 24 dự án ximăng dự kiến đi vào vận hành, đưa tổng công suất sản xuất đến giai đoạn này lên đến 94,24 triệu tấn! Riêng giai đoạn từ năm 2016-2030 dự kiến có thêm 28 dự án. Nếu các dự án này được chấp thuận, tổng công suất sản xuất ximăng của VN đến năm 2030 sẽ đạt 139,34 triệu tấn, trong khi nhu cầu được đánh giá ở mức 113-115 triệu tấn, vẫn tiếp tục thừa trên 20 triệu tấn! |
Ba kho hàng rộng hàng ngàn mét vuông ông từng thuê rải rác khắp nơi để chứa ximăng lần lượt được trả lại vì giờ đây không cần chỗ để chứa. Trong sổ giao dịch, lượng ximăng được bán ra trong tháng 5-2012 chỉ có 780 tấn, giảm hơn 60% so với cùng kỳ. Và trong tháng 6-2012, nhà phân phối này dự báo lượng ximăng tiêu thụ được có thể giảm khoảng 30% so với tháng 5.
“Thị trường bất động đóng băng, các công trình xây dựng ngưng trệ là nguyên nhân chính. Nhưng việc có quá nhiều nhà máy ximăng mọc lên đã làm nguồn cung ximăng thừa mứa, trong khi nhu cầu sử dụng lại không thể tăng kịp cũng làm thị trường này ngày một lún sâu hơn trong bế tắc” - ông T. nói.
Phụ trách marketing của một thương hiệu ximăng cho biết nhà máy chỉ chạy 60% so với công suất thiết kế từ nhiều tháng nay, hiện doanh nghiệp này đang tính tới phương án bảo trì nhà máy sớm hơn dự kiến hai tháng, đồng thời chỉ sản xuất khi có hợp đồng cung ứng ximăng.
“Chứ làm ra rồi để đó vật vờ chờ tiêu thụ, trong khi hàng đống chi phí phải thanh toán chắc chết... sớm hơn” - vị này nói.
Trong cuộc họp với các doanh nghiệp ximăng vào cuối tháng 5-2012, Hiệp hội Ximăng VN (VNCA) cho biết từ đầu năm đến nay phần lớn doanh nghiệp ximăng đều thua lỗ, sản phẩm tồn đọng lớn. Không ít nhà máy đã ngừng một số dây chuyền sản xuất, nguy cơ phá sản của một số doanh nghiệp ximăng là hiện hữu. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Thiện, chủ tịch VNCA, tình hình kinh doanh ximăng từ nay đến cuối năm không có gì sáng sủa hơn.
Quy hoạch một đằng, làm một nẻo
Không chỉ các địa phương, nhiều tập đoàn liên quan đến xây dựng đều đã đầu tư hoặc có đăng ký đầu tư vào dự án ximăng. Trong đó, góp mặt nhiều nhất ngoài Tổng công ty Ximăng còn có Tập đoàn Sông Đà (với hai nhà máy ximăng Hạ Long và Đồng Bành đang phải nhờ Bộ Tài chính trả nợ nước ngoài hộ). Đáng lưu ý, Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí cũng đầu tư xây dựng nhà máy ximăng...
Điều đáng bàn là hầu hết nhà máy ximăng hiện đang triển khai tại VN đều có công suất thấp, từ chưa đến 1 triệu tấn/năm tới 2,5 triệu tấn/năm. Theo ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng, các dự án công suất thấp này phần nhiều sử dụng công nghệ thấp từ Trung Quốc, gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy này cũng không cao do tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, trong khi chi phí than, điện đang tăng giá... nên đối mặt rủi ro.
Cũng theo ông Huynh, ngay từ năm 1997 VN đã làm quy hoạch ngành ximăng và mới nhất là vào năm 2011 có quy hoạch phát triển ngành ximăng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Tuy nhiên, dù đã có quy hoạch nhưng khi cần các địa phương và bộ ngành lại đề nghị bổ sung quy hoạch. Vì vậy, số dự án cứ thế tăng lên. Cùng khó khăn kinh tế, mất cân đối cung cầu ngày càng lộ rõ.
Tại Nhà máy ximăng Thanh Liêm (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam), chúng tôi chỉ gặp đúng... một người, đó là bảo vệ tên Nguyễn Văn Đăng. Anh Đăng cho biết nhà máy đã chính thức đóng cửa từ năm ngoái và ông chủ hiện đã... đi đâu mất. Theo anh Đăng, không hiểu nhà máy sử dụng công nghệ gì mà khi ông chủ mất dạng, điện lực gửi văn bản đến đòi tiền điện, người ta mới té ngửa chỉ hai tháng mà số điện nhà máy này ngốn phải trả tới... 11 tỉ đồng, mỗi tháng trên 5 tỉ đồng. Đến nay, ngoài đội ngũ bảo vệ, nhà máy ximăng này còn tạo thêm việc cho khoảng ba cán bộ... ngân hàng, vì nhà máy đóng cửa, để lại một khoản vay không trả được, buộc ngân hàng phải về tiếp quản, cử cán bộ trông coi. |
CẦM VĂN KÌNH - TRẦN VŨ NGHI
Kỳ 2: Nhà máy ximăng lỗ, Nhà nước gánh nợ
----------------------
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp là một nghiệp vụ thông thường, được thực hiện theo một quy trình thủ tục chặt chẽ và phù hợp với pháp luật hiện hành.
“Chưa có dự án nào ngân sách nhà nước phải trả nợ thay”
Số lượng các dự án gặp khó khăn trả nợ không nhiều, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trả lời chất vấn của đại biểu xung quanh các dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
Dẫn nhiều con số đáng lưu ý theo báo cáo kiểm toán năm 2011, đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) nêu: đến ngày 31/12/2010 cả nước có 62 dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài, trong đó có 35 dự án chưa có đăng ký tài sản thế chấp theo quy định, 39/62 dự án được bảo lãnh không có báo cáo, 26/62 dự án báo cáo nhưng không đầy đủ. Trong khi số tiền Bộ ứng trả nợ thay cho các doanh nghiệp ngày càng tăng qua các năm, kho bạc nhà nước chưa cung cấp được số liệu về tình hình vay, trả, dư nợ… về nợ trong nước của Chính phủ. Việc bảo lãnh cho vay như vậy có đúng các quy định của nhà nước không? Bảo lãnh cho vay, ứng vốn trả nợ thay, quản lý cho vay như trên có sự rủi ro cho ngân sách nhà nước không? Và nếu rủi ro thiệt hại cho ngân sách nhà nước thì trách nhiệm thuộc về ai? Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng trên?, đại biểu Huệ chất vấn.Chính phủ cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp là một nghiệp vụ thông thường, được thực hiện theo một quy trình thủ tục chặt chẽ và phù hợp với pháp luật hiện hành, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định.Trong 62 dự án được đại biểu nêu, ông Huệ phân tích, có 27 dự án được cấp bảo lãnh Chính phủ trước khi có quy định về thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh nên chủ dự án không phải làm thủ tục thế chấp tài sản. 35 dự án còn lại có đến 34 dự án đang trong quá trình rút vốn hoặc đã rút hết vốn nhưng chưa nghiệm thu chính thức dự án, do đó chưa hoàn thiện danh mục tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện đăng ký tài sản đảm bảo.Trên thực tế, Bộ trưởng cho biết, mặc dù đã có một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời gian qua (lĩnh vực xi măng và giấy) nhưng các khó khăn này là tạm thời. Chỉ có 7/107 dự án tương đương với gần 6,54% tổng số dự án được bảo lãnh gặp khó khăn trả nợ. Các doanh nghiệp vẫn trả nợ cho ngân sách nhà nước sau khi đã giải quyết được các khó khăn tài chính và ngân sách nhà nước chưa phải trả nợ thay cho bất cứ dự án nào.Về trách nhiệm khi có rủi ro, ông Huệ trả lời trước hết thuộc về doanh nghiệp và chủ đầu tư, cơ quan chủ quản cũng có trách nhiệm trong khâu phê duyệt dự án. Các cơ quan liên quan cũng có phần trách nhiệm như Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tỷ giá và cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp khi trả nợ, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định phương án trả nợ khi xem xét cấp bảo lãnh và thực hiện giám sát dự án được bảo lãnh…Nhiều giải pháp để khắc phục rủi ro cũng được Bộ trưởng Huệ cho biết tại văn bản trả lời chất vấn. Như hàng năm Bộ Tài chính xây dựng hạn mức bảo lãnh trình Thủ tướng phê duyệt để đảm bảo việc bảo lãnh nằm trong giới hạn an toàn nợ quốc gia. Thực hiện nghiêm ngặt việc thẩm định hồ sơ cấp bảo lãnh và phương án trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là xem xét chặt chẽ các yêu cầu về chỉ số tài chính của doanh nghiệp khi xem xét cấp bảo lãnh.Bên cạnh phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán hợp đồng vay vốn để đạt được điều kiện hợp lý trong từng thời điểm, Bộ định kỳ kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc báo cáo tình hình và trả nợ vay, Bộ trưởng Huệ trả lời.
Nợ xấu ngân hàng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng
Xử phạt các phòng khám Trung Quốc sai phạm
Khủng hoảng sâu và kéo dài từ năm 2009 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển lớn, nhỏ thua lỗ, sống dở chết dở, hàng trăm con tàu nằm đắp chiếu. Đây là cái giá cho một thời kỳ phát triển tự phát, ào ạt, thiếu định hướng của ngành vận tải biển Việt Nam.
“Có vấn đề về tầm nhìn”
Nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN, ông Chu Quang Thứ cho rằng, vận tải biển đang có “vấn đề về tầm nhìn”. Hàng hải là mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 chân kiềng gồm hệ thống cảng biển, đội tàu quốc gia và logistic. Đội tàu quốc gia gồm nhiều thành phần, không chỉ riêng Vinalines, và sẽ do thị trường quyết định. Ví dụ sau năm 2015 phải nhập than, thông qua các cảng biển có sức chứa tàu 200.000 - 300.000 tấn, thì đội tàu nòng cốt chở than phải là tàu 200.000 tấn mới khớp. Đội tàu container xác định là tàu 12.000 TEU thì DN nào xây dựng được đó sẽ là đội tàu nòng cốt, không phân biệt DN nhà nước hay tư nhân.
“Ngành hàng hải không cần vốn ngân sách, mà chỉ cần cơ chế hợp lý từ nhà nước”, ông Thứ kết luận.
Nhà máy ximăng lỗ, Nhà nước gánh nợSống “treo” nhìn dự án tái định cư biến mất