---Tái cấu trúc kinh tế cần quyết tâm chính trị (TT 19-6-12) -- Bài GS Trần Văn Thọ ◄-TT - Từ Nhật Bản, giáo sư tiến sĩ kinh tế Trần Văn Thọ vừa gửi cho Tuổi Trẻ bài viết bàn việc thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế VN.
Sau hơn một năm từ khi có chủ trương của Đảng Cộng sản VN tại Đại hội XI, đề án về tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng (gọi tắt là đề án tái cấu trúc) đã được Chính phủ đưa ra vào tháng 3-2012 và trình Quốc hội bản tu chỉnh vào tháng 5-2012. Có thể nói những phân tích về hiện trạng kinh tế và phương hướng, nội dung tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên căn bản là đúng.
Đặc biệt bản kiến nghị tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012 mang tên “Kinh tế VN năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” (do Viện Khoa học xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Phòng Thương mại - công nghiệp VN tổng kết) là một trong những bản báo cáo làm cơ sở cho đề án tái cấu trúc, đã phân tích vấn đề rất có sức thuyết phục.
Đề án tái cấu trúc phân tích về mặt kinh tế như vậy là khá rõ, nhưng để thực hiện thành công cần những tiền đề ngoài lĩnh vực kinh tế mà những tiền đề này hiện nay VN chưa có. Nói khác đi, ít nhất VN cần có ngay các tiền đề sau đây để thực hiện thành công đề án này:
Cần cam kết của người lãnh đạo
Người lãnh đạo cao nhất đất nước phải dựa trên kết quả các phân tích của chuyên gia và trịnh trọng tuyên bố với quốc dân về thực trạng của kinh tế hiện nay, đồng thời phác họa một viễn ảnh cần nhắm tới của kinh tế VN vào năm 2020, một điểm mốc quan trọng với nội dung thiết thực, hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số dân chúng.
Bức xúc của người dân hiện nay là công ăn việc làm có đảm bảo không, thu nhập có đủ sống không, nông dân có an tâm trên mảnh đất đang canh tác không, họ có phải bất đắc dĩ đi lao động ở nước ngoài không, bao giờ nhân viên công chức sẽ sống được bằng tiền lương, bao giờ sẽ có những ngành công nghiệp có công nghệ cao vươn ra thị trường thế giới, bao giờ VN sẽ không phải vay nợ nước ngoài...
Tôi nghĩ lãnh đạo phải cam kết rằng họ sẽ đem sinh mệnh chính trị của mình để phấn đấu đáp ứng được nhu cầu thiết thân đó của người dân, mà trước mắt là phải thực hiện thành công đề án tái cấu trúc, và cam kết đưa ra những hình thức nhận trách nhiệm nếu không thực hiện được.
Tại một nước chỉ có một đảng lãnh đạo, cam kết chính trị và tinh thần trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo phải mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn những nước có thể chế chính trị khác.
Quyết tâm, cam kết chính trị của lãnh đạo là tiền đề quan trọng nhất, từ đó mới hi vọng bảo đảm các tiền đề tiếp theo sau đây.
Ai sẽ trực tiếp triển khai?
Chưa nói đến năng lực, những quan chức quản lý ở các bộ, ban, ngành ở trung ương và ở chính quyền địa phương có đủ tinh thần trách nhiệm và sự toàn tâm, toàn ý trong việc thực hiện đề án này không. Thử nêu một ví dụ: Trong đề án có nói đến nhiệm vụ phải thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành có công nghệ cao, một trong những biện pháp để VN thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng chủ trương này cũng đã có từ trước, tại sao không thành công?
Mới đây Khu công nghệ cao TP.HCM vừa tổ chức hội nghị đánh giá 10 năm hoạt động đã nhận xét rằng “10 năm hình thành vẫn chưa thấy công nghệ cao”, “các thủ tục hành chính hiện còn rườm rà”, “phải thay đổi cách làm”... Bộ máy hành chính và năng lực, đạo đức của quan chức các cấp sắp tới có khác 10 năm vừa qua không?
Đề án tái cấu trúc còn nhấn mạnh “Coi khoa học và công nghệ là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung ưu tiên thực hiện các chương trình đề án khoa học công nghệ quốc gia...”. Nhưng điều này đã được đưa ra từ 15 năm trước, khi đó Nhà nước đã xem khoa học và công nghệ là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Kết quả thì như ta đã thấy.
Liên quan đến bộ máy quản lý hành chính ít nhất có ba vấn đề làm cho các chính sách, chiến lược không thực hiện được.
Một là, thiếu sự chuyên tâm và tinh thần trách nhiệm của không ít người giữ trách nhiệm cao. Tại sao các quan chức vẫn đua nhau học tại chức lấy bằng tiến sĩ? Hiện tượng này có lẽ chỉ có ở VN và làm bộ máy quản lý kém hiệu lực, gây lãng phí, đã được các thức giả phê phán từ 15 năm trước mà vẫn không thay đổi.
Hai là, tiền lương không đủ sống làm nhiều quan chức chẳng những không chuyên tâm với công việc chính mà còn tìm cách duy trì cơ chế xin - cho, hành doanh nghiệp, hành dân để tham nhũng.
Ba là, vẫn còn nạn chạy chức, chạy quyền mà hậu quả là nhiều người không có tài, có đức được giữ những trọng trách trong việc thực hiện các chính sách.
Ba vấn đề này nếu không giải quyết ngay thì khó hi vọng đề án tái cấu trúc sẽ được thực hiện thành công. Lãnh đạo cao nhất nếu có cam kết chính trị như đã nói sẽ phải bắt tay vào việc tuyển chọn quan chức (qua thi cử và những biện pháp khách quan, minh bạch), cải cách tiền lương và ngăn cấm quan chức dạy hoặc học lấy bằng tiến sĩ.
Cách mạng về giáo dục đại học
Tái cấu trúc để chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng dựa trên đầu vào sang nền kinh tế có hàm lượng tri thức cao, sử dụng tiến bộ công nghệ và kỹ thuật đòi hỏi phải có đội ngũ lao động với chất lượng tương ứng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện ngay cuộc cách mạng về giáo dục đại học, trong đó tập trung các nguồn lực cho việc đào tạo theo chất lượng.
Tình trạng hiện nay cho thấy đại học được mở ra tràn lan, tỉnh nào cũng có đại học và hầu hết các bộ, ngành nào cũng có đại học. Nhưng phần lớn là đào tạo đại trà, kết cuộc số lượng người tốt nghiệp đại học tăng nhanh nhưng thị trường vẫn thiếu lao động chất lượng ở cả bậc đại học và cao đẳng. Cần cuộc cách mạng trong giáo dục đại học và cuộc cách mạng này chỉ được thực hiện khi những người lãnh đạo cao nhất có cam kết chính trị và chịu trách nhiệm kết quả việc thực thi đề án tái cấu trúc.
Lãnh đạo chính trị phải thấy hết những vấn đề này và quyết tâm cải cách mới có tiền đề cho việc thực hiện thành công đề án tái cấu trúc nền kinh tế.
Chỉ còn vài năm nữa là VN kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước. So với thế giới, nhất là các nước xung quanh, thành quả phát triển trong thời gian dài này quả còn khiêm tốn. Bản đề án tái cấu trúc đã nêu rõ những vấn đề cơ bản của kinh tế hiện nay.
Theo tôi, nếu đề án không được thực hiện, kinh tế VN sẽ sớm mắc vào bẫy thu nhập trung bình và trì trệ lâu dài. Trách nhiệm chính trị của những người lãnh đạo tối cao hiện nay rất lớn.
Bài học từ Hàn Quốc Vào đầu năm 1998, Hàn Quốc đã thực hiện một chương trình tái cấu trúc nền kinh tế với nội dung gần như VN bây giờ. Sau ba năm thực hiện chương trình tái cấu trúc, họ đã thành công trong việc chuyển dịch từ một nước thu nhập trung bình cao lên hàng các nước tiên tiến. Các công ty Samsung, Hyundai đang cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới là một trong những kết quả của chương trình tái cấu trúc ấy. Nguyên nhân chính để họ thành công là vai trò lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm của tổng thống Kim Dae Jung. Với tinh thần trách nhiệm cao và ý thức sứ mệnh lịch sử mà người dân đã tin tưởng giao phó, ông đã tập hợp nhanh nhóm chuyên gia và dựa trên kết quả nghiên cứu của họ, tự phát biểu chương trình tái cấu trúc và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện. Cùng với tư chất ấy của lãnh đạo, Hàn Quốc còn có một đội ngũ quan chức tài năng, có tinh thần dân tộc và tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo việc thực hiện thành công đề án tái cấu trúc. |
TRẦN VĂN THỌ (Tokyo)
- Việt Nam sẽ theo đuổi các chính sách linh hoạt để tăng trưởng kinh tế - www.cgi/http://www.voatiengviet.com/content/article/1212772.html">(VOA).
- Thủ tướng: Giữ chính sách tiền tệ thận trọng đến 2013 (DT).
Vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao!
(TBKTSG Online) - Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5% trong năm 2013 cho dù nền kinh tế đang phải trải qua đợt suy giảm trong năm nay.
- Tái cấu trúc doanh nghiệp: Trì hoãn mang tính cố ý (ĐĐK).-- Thành lập công ty mua bán nợ quốc gia: “Mục tiêu không phải là có lãi” (SGTT).
- Doanh nghiệp “mơ” vay được vốn (TQ). – ‘Cần 20.000 tỷ để bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn ngân hàng’(eBank).
Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gì? (VEF 19-6-12) -- Bài này rất thẳng thừng! Hay! ◄- Câu hỏi lớn nhất lúc này là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng của công ty nợ xấu sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng? trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng đang đứng trước những khó khăn song những biện pháp hỗ trợ vẫn còn hạn chế?\
Vì thế "cứu ai và cứu vì cái gì" phải là câu hỏi thường trực từ khâu khởi động, tiến hành và thẩm định cả quá trình, để không bị lệch pha thành cứu các nhóm lợi ích đặc quyền đang kẹt chân vào thị trường chứng khoán hay bất động sản.
Nợ xấu ở Việt Nam: Vietnam's bad debts at 4.14 pct as of end-April (Reuters 19-6-12)
– Đến cuối tháng 4, nợ xấu của Việt Nam là 4,14%: Vietnam’s bad debts at 4.14 pct at end-April(Reuters).
Nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng 8,6%/tháng
Theo Thống đốc, nguyên nhân nợ xấu tăng chủ yếu do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn và thị trường bất động sản chậm phục hồi.
- Độc chiêu thu ngân sách (NNVN). Bộ máy cồng kềnh, ngân sách lại eo hẹp nên ở nhiều nơi, quan xã tìm cách bổ sung ngân sách chi tiêu kiểu hết sức trời ơi.
“Nếu nói về sai phạm bán đất bổ sung ngân sách thì không riêng xã chúng tôi mà khắp nơi đều thế cả. Chỉ có điều mỗi nơi “linh hoạt” một khác thôi. Thử tính, tỏng tòng tong các khoản xây dựng trường mầm non, trạm y tế, nhà văn hóa... xã đều phải chi cả thì lấy tiền đâu ra. Chỉ riêng chuyện tiền lương cho cán bộ đã lo không được lấy đâu ra mà xây dựng, nên chính quyền phải “linh hoạt” thôi”. Chủ tịch UBND xã Thạch Kim, Hà Minh Tân lý lẽ.
Bức xúc vì quan xã gian lận tiền bán đất chưa hết, người dân Thạch Kim còn phải è cổ đóng các khoản phí. Ngoại trừ 4 loại quỹ do nhà nước quy định, mỗi năm người dân còn phải đóng thêm những khoản hết sức trời ơi để bù vào khoản chi khổng lồ của xã. Tính sơ sơ, mỗi năm người dân Thạch Kim đóng gần chục loại phí. Chẳng hạn như cái khoản xây hội quán từng thôn. Bộ máy cán bộ xã thống nhất chia bổ đầu người dân theo tỷ lệ: 40-60. Tức nếu xây hết 100 triệu đồng thì người dân phải đóng 40 triệu, còn lại 60 triệu xã “linh hoạt” bằng tiền từ nguồn khác.
- 70% doanh nghiệp báo lỗ (VNE).
(Tamnhin.net) -Đảo mắt qua bản khảo sát của Tổng cục Thuế trên hơn 256.000 tờ khai của doanh nghiệp cho thấy 70% trong số này báo không có lãi, với tổng số lỗ lên tới 40.000 tỷ đồng.Nhưng con số này có chính xác chưa? Theo các chuyên gia nhận định thì đây vẫn là ẩn số!
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp, theo khảo sát là7,5 triệu tỷ đồng, nhưng tổng chi phí cũng lên tới 7,2 triệu tỷ đồng.Trong số 70% cho biết không có hoặc lợi nhuận âm nêu trên, tổng số lỗước khoảng 40.000 tỷ đồng. Theo ông Nam, các số liệu này đã được Tổngcục Thuế báo cáo Bộ Tài chính và góp phần giúp cơ quan quản lý có đánhgiá chính xác về tình hình doanh nghiệp hiện nay. Nhưng vấn đề cuối cùng là các doanh nghiệp làm ăn không có lãi như hiện nay và có thể sẽ kéo dài hơn nữa bởi tình hình các doanh nghiệp đang mang nợ ngân hàng rất nhiều và vẫn phải chịu mức lãi rất cao từ 16 đến 19% năm. Với tính chất nợ đọng kéo dài như vậy thì tiền đâu mà trả nợ lãi chứ không nói gì đến việc đóng thuê. Phương án tháo gỡ cho doanh nghiệp hiện nay vẫn là giảm lãi suất cho vay các khoản nợ cũ và vay mới về 12% năm và quy định trần lãi suất tiền gửi chỉ được giới hạn 9% ngắn hạn và 10% là dài hạn. Còn thực hiện biện pháp như vừa qua chẳng khác nào "đánh bùn sang ao" cuộc đua lãi suất tienf gửi dài hạn lại về mức cũ 14% năm (vẫn y nguyên ).
--Tín dụng âm hay 'đòn phép' của một số ngân hàng?
Tuy nhiên, theo vị này, cũng còn một lý do khác khiến dư nợ toàn hệ thống không tăng là do những nhà băng quy mô lớn dùng “ảo thuật” đẩy dư nợ tăng mạnh trong năm 2011 để có thể đạt mức lợi nhuận kỳ vọng và nhằm tạo lợi thế để xin được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao cho năm nay. Vì vậy, việc một số ngân hàng lớn báo cáo dư nợ tín dụng âm trong những tháng đầu năm 2012 chưa hẳn đúng với thực tế.
Điều đó cũng phần nào được đánh giá qua kết quả hoạt động của một số ngân hàng lớn trong 5 tháng đầu năm nay. Dù tăng trưởng tín dụng được báo cáo trong tình trạng âm, song lợi nhuận thu về vẫn đạt cả nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, các nhà băng cho biết, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận chủ yếu vẫn từ hoạt động cho vay, chiếm khoảng 70 - 75%.
Theo đánh giá của PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP. HCM, rào cản lớn nhất đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong những tháng đầu năm chính là nợ xấu gia tăng. Nhưng nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng một phần chính do các nhà băng đã ồ ạt đẩy vốn ra thị trường vào cuối năm 2011 để lấy chỉ tiêu tín dụng năm nay và nhằm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
“Sở dĩ các ngân hàng có con số âm trong tăng trưởng tín dụng thời gian qua là do nhiều nhà băng đã đẩy tín dụng tăng ảo vào cuối năm 2011 để có điều kiện nhận được chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ trong năm nay. Nhờ đó, một số ngân hàng có cơ hội đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, song cũng chính vì thế mà nợ xấu của các nhà băng lại tăng cao”, ông Ngân nói.
Theo Phạm Việt Phương (Học viện Ngân hàng)
ĐTCK
-Một tháng có hơn 36.500 tỉ đồng chảy vào ngân hàng
- Cho vay VNĐ định giá bằng USD (NLĐ).
- Lãi suất và chuyện về một cơ hội hồi sinh (VnEco).
- Tiếng than doanh nghiệp chưa dứt (VNE).
- Vàng tăng giá trở lại, USD tự do “bất động” (VnEco).- Lãi suất vay tiêu dùng cực thấp, khách thờ ơ… (ĐV). --Lãng phí do độc quyền vàng miếng
--Lãi suất vay tiêu dùng cực thấp, khách thờ ơ...
- Thắt & thả nổi (TP).
- Thị trường vàng trải qua phiên tăng thứ tám liên tiếp (TTXVN).
- Khủng hoảng: Công ty chứng khoán sống bằng gì? (DĐDN).
- Bộ Y tế đang quản lý giá thuốc thế nào? (VnEco).
- Cảng ngàn tỉ đói tàu (TN).
- Mỹ cảnh báo thủy sản nhiễm bẩn từ Việt Nam gia tăng (NV).
Tập đoàn cũ của ông Thăng có trốn thuế hay không? PVN trần tình việc "quên” nộp trên 21.000 tỷ đồng (NĐT 19-6-12) PVN luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách (Petrotimes 19-6-12)
Cảng ngàn tỉ đói tàu (TN 19-6-12)
- ‘Báo cáo Thủ tướng chênh lệch 1 tỷ USD’ (BBC). – PVN trần tình việc “quên” nộp trên 21.000 tỷ đồng (TP/ DĐDN/ NĐT).
-Quan chức NHNN bị cách chức vì khai man lý lịch
-(Đất Việt) Ngày 18/6, ông Lê Minh, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên, cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định kỷ luật cách chức chi ủy viên đối với ông Trịnh Thanh Tùng, Bí thư chi bộ, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Phú Yên vì đã có sai phạm.
Theo quyết định, ông Tùng chưa tốt nghiệp THCS nhưng đã sử dụng giấy chứng nhận học lực không hợp pháp để theo học và tốt nghiệp trung cấp ngân hàng, đại học kinh tế và cao cấp chính trị. Ông Tùng còn đăng ký lại giấy khai sinh để hạ thấp tuổi từ năm 1956 thành năm 1959 nhằm kéo dài thời gian công tác.
- Nóng trong tuần: Nghìn tỷ mà nhếch nhác (VNN).
- “Mãn nhãn” với xe biển số “cực độc” trong trụ sở CA (Bee). “- Điều tra vụ ăn chặn tiền hỗ trợ nông dân (TN). - Kế toán trưởng 21 lần giả chữ ký Giám đốc chiếm đoạt 16,43 tỷ (GDVN).--Cảng ngàn tỉ đói tàuThiếu những nghiên cứu đầy đủ về biển và kinh tế biển khiến mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.--Ụ nổi "bỏ quên": đã bán từ năm 2009
TTO - Ngày 18-6, một nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ụ nổi Venture Dock 2 neo đậu trong vịnh Cam Ranh đã được chủ là Công ty cổ phần Thương mại và vận tải biển Long Sơn (Công ty Long Sơn, TP.HCM) bán cho một doanh nghiệp trong nước từ năm 2009.
>> Ụ nổi 11,5 triệu USD bỏ quên ở Cam Ranh
Theo đó, Công ty CP Dịch vụ hàng hải Nam Việt (Công ty Nam Việt) có địa chỉ tại km số 3 quốc lộ 1 thuộc P.Cam Phú (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, là công ty con của Công ty CP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải) đã mua ụ nổi trên với giá 15,5 triệu USD, theo hợp đồng kinh tế số 01/HĐKT-2009 ngày 21-4-2009.
Hợp đồng này thể hiện Công ty Long Sơn chịu mọi trách nhiệm về pháp lý đối với ụ nổi nêu trên.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Công ty CP Vận tải biển và bất động sản Việt Hải (Công ty Việt Hải) được thành lập vào tháng 8-2002 tại Hà Nội với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin (SHINPETROL).
Website của doanh nghiệp này nêu rõ đây là đơn vị đầu tiên của Tập đoàn Vinashin niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 25-12-2006.
Báo cáo thường niên năm 2011 của Công ty Việt Hải nêu rõ công ty đang nhanh chóng hoàn tất thủ tục đưa dự án nhà máy sửa chữa tàu biển trên dock của Công ty Nam Việt tại Cam Ranh vào hoạt động để tạo nguồn thu cho công ty mẹ.
Thực tế là ngày 6-4-2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản không đồng ý cho Công ty Nam Việt thực hiện dự án sửa chữa tàu biển trên dock tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh.
Điều này cho thấy ụ nổi Venture Dock 2 được nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích để sửa chữa tàu biển chứ không phải là tạm nhập tái xuất như trình bày của bà Trần Thị Hiền - giám đốc Công ty Long Sơn - với Cục Hải quan Khánh Hòa trong buổi làm việc ngày 26-4-2012.
Ngày 18-6, ông Phạm Xuân Quang - đội trưởng đội kiểm soát Cục Hải quan Khánh Hòa - cho biết qua điều tra, hải quan phát hiện Công ty Long Sơn mua ụ nổi Venture Dock 2 của Công ty Labroy Marine Ltd. (Singapore) và thuê tàu Kosco 101 (quốc tịch Sierra Leon) kéo từ hải cảng Batam (Indonesia) về vịnh Cam Ranh ngày 9-8-2008.
Ông Quang nói hải quan không quan tâm đến việc ụ nổi này được bán hay chưa, chỉ điều tra xử lý việc chủ hàng chậm làm thủ tục nhập khẩu cho ụ nổi này mà thôi.
Điều đáng quan tâm là sau khi phát hiện Công ty Long Sơn, Cục Hải quan Khánh Hòa phải gửi giấy mời ba lần mới mời được đại diện công ty đến làm việc.
“Công ty Long Sơn đề địa chỉ trên đường Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nhưng khi chúng tôi gửi thư vào thì nơi này đã được cho công ty khác thuê làm trụ sở. Chúng tôi phải nhờ công ty đó chuyển thư mời đến Công ty Long Sơn, mãi đến ngày 26-4-2012, giám đốc Trần Thị Hiền mới đến Cục Hải quan Khánh Hòa làm việc. Hiện nay chúng tôi cũng không biết trụ sở của Công ty Long Sơn ở đâu. Tuy nhiên, trong vòng 180 ngày kể từ ngày 26-4, nếu Công ty Long Sơn không hoàn tất thủ tục nhập khẩu ụ nổi Venture Dock 2 thì chúng tôi sẽ tịch thu theo điều 45 Luật hải quan” - ông Quang nói.-- Ụ nổi “bỏ quên”: đã bán từ năm 2009 (TT).
- Bán gạo cho Trung Quốc: mừng hay lo? - www.cgi/http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rice-exporters-w-cn-traders-nn...">(RFA). - Khổ vì thương lái TQ: Nông dân đáng thương hay đáng trách? (Bee). - Xuất hiện đường siêu ngọt kiến không dám bâu.
- Dịch bệnh tôm tràn ra Bắc: Xứ Nghệ “dính” nặng! (NNVN).
- Trần Vinh Dự: Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 3) (blog VOA).
- EU sắp loan báo về đàm phán tự do thương mại với Việt Nam - www.cgi/http://www.voatiengviet.com/content/article/1212780.html">(VOA).
Muời lý do khiến quốc gia tan rã: 10 Reasons Countries Fall Apart (FP 18-6-12) -- Của Acemoglu và Robinson (bản này đầy đủ hơn bản trên web) Khỏi cần đọc cuốn sách, đọc bài này đủ rồi! ◄
Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương: Trading Up in Asia (Foreign Affairs Jul/Aug 12) -- Báo mới ra hôm nay,. Bài ($$$THD) có nói đến VN◄