Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Giáo dục đang bị chính ‘thói dối trá’ chi phối : Bộ Giáo dục bỏ quy định cấm phát tán thông tin tiêu cực

Bộ Giáo dục bỏ quy định cấm phát tán thông tin tiêu cực (VnEx 1-3-13) -- Các em đi thi hãy nhớ: Sau khi nộp bài, về nhà được gia đình chỉ ra là bài sai, có thể vào trường xin giám khảo trả lại bài để viết lại. (Xin đề nghị slogan quảng cáo du lịch cho Việt Nam:Vietnam: The land of second chances!)
-Bãi bỏ yêu cầu "không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào", Bộ Giáo dục quy định việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm quy chế thi được thực hiện theo luật Tố cáo.
> Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực/ 'Bộ Giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực là sai luật'

Chiều 1/3, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 06 sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, quy định về việc cấm phát tán thông tin tiêu cực được sửa đổi. Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi vẫn có trách nhiệm báo ngay cho nơi tiếp nhận gồm: Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) và ban thanh tra giáo dục các cấp để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quy định "không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào" ở thông tư 04 được bãi bỏ và thay bằng "việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm quy chế thi được thực hiện theo luật Tố cáo". Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/4.

Trước đó, thông tư 04 quy định người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào.Giám đốc Công ty luật Bảo An Vũ Tiến Vinh cho rằng, thông tư 04 quy định nơi tiếp nhận tố cáo cụ thể là không đúng bởi luật Tố cáo không quy định hành vi vi phạm thuộc ngành nào thì chỉ tố cáo đến cơ quan quản lý ngành đó mà có quyền tố cáo đến các cơ quan khác có thẩm quyền. Bên cạnh đó, luật cho phép người dân khi phát hiện vi phạm pháp luật có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền bất kỳ lúc nào, và không yêu cầu chỉ được tố cáo vào những thời điểm nhất định.- “Học sinh bây giờ khổ cực quá” (ANTĐ).

Bộ GD&ĐT ‘đính chính’ quy định cấm phát tán bằng chứng tiêu cực (GDVN). – VỤ “BÓ CHÂN, BÓ TAY” CHỐNG TIÊU CỰC: Bộ GD-ĐT sửa sai (NLĐ). – Lại sửa quy định về tố cáo tiêu cực trong kỳ thi (PNTP). – Bộ GD rút lại quy định ‘cấm phát tán tin tiêu cực’ (VNN). – Sai đâu sửa đấy! (NLĐ). - Điều chỉnh (TN).- Vì sao cấm công bố bằng chứng vi phạm quy chế thi? (RFA). . -Bộ GD rút lại quy định ‘cấm phát tán tin tiêu cực’ (VNN).

-Bộ Giáo dục sẽ sửa thông tư sai luật (VnEx 28-2-13) -- Cứ như đùa!

Không thi Văn, trường nghệ thuật sẽ chọn được nhân tài (ĐV 28-2-13) - Bộ GD-ĐT bỏ quy định cấm phát tán thông tin tiêu cực (VOV). – Bộ GD – ĐT sửa đổi quy chế gây tranh cãi (DV). - Vụ Sở ‘bẻ’ Nghị định Chính phủ: Lời than của các cựu nữ sinh (GDVN). - Xem xét nâng mức cho vay tín dụng với học sinh, sinh viên (DV).
- Công bằng cho trường ngoài công lập – Kỳ 5: Đi ngược lại chủ trương (TN).
- Các trường trung cấp tìm cách thu hút thí sinh (TN).
- Bảo tàng lịch sử đầu tiên trong trường đại học (VNE).- Hàng nghìn chỉ tiêu dân sự vào trường quân sự (VNE). – Trúng tuyển trường quân đội, thí sinh được quyền lợi gì?(DT).
- “Lực học tốt, thi Sư phạm thì… quá phí” (DT). – Ngày càng dư thừa nguồn nhân lực ngành Sư phạm (DT).
- Lò luyện thi “ế” học sinh (DV).
- Làm sao tạo sinh khí giúp nhà trường đỡ khuôn cứng? (TTXVN).
- Luật Giáo dục cấm đối xử thiếu công bằng với học sinh “đặc biệt” (DT).


- Bộ GD-ĐT cấm phát tán bằng chứng gian lận thi cử (PT). (Petrotimes) - Theo quy định mới, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào
.
Bằng chứng về việc vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Thông tư số 04/2003/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT ban hành quy định: "Không được phát tán thông tin vi phạm quy chế thi" là một trong những quy định tại Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013, vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.
Theo đó, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý; không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào.
Cụ thể, nơi tiếp nhận thông tin bằng chứng về vi phạm quy chế thi là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) và Thanh tra giáo dục các cấp.
Trong kỳ thi năm nay, ngoài các vật dụng thông thường như: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý… thí sinh còn được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không chuyển được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Cấm thi đến 2 năm nếu khai man hồ sơ thi ĐH, CĐ
Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ có thể bị cấm thi từ 1 đến 2 năm, là một trong nhiều nội dung của Thông tư số 04/2003/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.
Thông tư cũng quy định sẽ đình chỉ thi và huỷ kết quả của cả kỳ thi nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: Mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của thí sinh khác; cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc có bài thi giống nhau do chép bài của nhau.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT quy định huỷ kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.

 – Bộ GD&ĐT chính thức quy định mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi (GDVN). – Nhận – chuyển giấy nháp cũng bị hủy kết quả thi (DV).- Khó tin trường bỏ hoang, thầy trò đi học nhờ (VNN). – Tháo chạy khỏi trường tư? (ĐĐK).

- Lột truồng con trẻ và vết thương không lành (PN Today).- Học sinh lớp 9 đâm chết bạn trước cửa lớp (NLĐ).- Thanh Hoá: Phụ huynh ‘xử nhau’ vỡ đầu vì…con trẻ (VNN).

Sếp già lo chuyển giao quyền lực cho con (VNN 25-2-13) -- Đề tài thi trung học phổ thông năm tới: Chế độ phong kiến và xã hội chủ nghĩa Việt Nam có gì khác nhau? (Trả lời: Về nhiều mặt, văn hoá thời phong kiến cao hơn)
KINH ĐIỂN - Kinh nghiệm các chương trình MBA ở Việt Nam: Effects of work environment on transfer of training: empirical evidence from Master of Business Administration programs in Vietnam (International Journal of Training and Development March 2013) ◄- Cậu học trò không “đầu hàng” với số phận (CAND).

Phó thủ tướng bận rộn! Bận rôn! Khai ấn đền Trần: Đạp đổ hàng rào bảo vệ, cướp đồ thờ (TP 25-2-13) -- Sau khi nhận bằng Tiến sĩ của Thái Lan, PTT Nguyễn Thiện Nhân về khai ấn đền Trần (báo Tiền Phong có tiểu tựa: "Cướp lễ"!) Khai ấn đền Trần vẫn là lễ của quan (TN 25-2-13)- Ấn chui (NNVN). – Khi người ta “chạy chức” với thần thánh (TT). – Mua bán niềm tin tâm linh (LĐ). - Giẫm đạp nhau tại Khai ấn đền Trần: Phản ánh mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam (TP). – Có nên đổ lỗi cho dân ý thức kém? (TP).

- ‘Pháp luật tao lo hết, chúng mày không làm được gì đâu’ (NĐT).
Các nhà khoa học đang bị lãng quên? (KT 25-2-13) -- P/v TS Ngô Việt Trung
Nhà sử học Dương Trung Quốc: 'Viết SGK không thể cảm tính' (VNN 25-2-13)



-Kỷ luật hơn 40 cán bộ, giáo viên vụ tiêu cực Đồi Ngô (TP). -
TP - Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa ký quyết định xử lý kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường: THPT Lý Thường Kiệt (Việt Yên), THPT Lục Ngạn số 2, THPT Lục Ngạn số 4, THPT Sơn Động số 2 và THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Nam).

Theo đó, ông Nguyễn Đức Đôn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt (Việt Yên), Chủ tịch Hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô bị cách chức; các ông: Đào Văn Mộc, Trần Đỗ Hoàng bị xử lý với hình thức “không được công nhận chức danh hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Đồi Ngô”; ông Bùi Quang Nghĩa, tổ trưởng chuyên môn của Trường THPT Lục Ngạn số 2, Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi bị khiển trách.

6 giáo viên, nhân viên Trường THPT Dân lập Đồi Ngô bị sa thải, 2 nhân viên bảo vệ nhận hình thức kỷ luật khiển trách, 23 giáo viên các trường: THPT Lý Thường Kiệt, Lục Ngạn số 2, Lục Ngạn số 4 và Sơn Động số 2 làm nhiệm vụ thanh tra, giám thị tại Hội đồng coi thi THPT Dân lập Đồi Ngô nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, 7 giáo viên bị khiển trách.

Ngoài ra, 2 giáo viên của Trường THPT Dân lập Đồi Ngô là bà Lê Thị Hải và Nguyễn Thị Kim Thoa còn bị phạt 5 triệu đồng/người do có hành vi chuyển tài liệu, thông tin, đồ dùng trái phép vào phòng thi cho thí sinh đang dự thi.
42 người bị kỷ luật trong vụ ném phao thi ở Đồi Ngô
VNExpress
Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang vừa kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên có liên quan vụ gian lận thi tốt nghiệp tại trường THPT Đồi Ngô. Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Sở Giáo dục Bắc Giang Nguyễn Đức Hiền cho biết, Sở đã thực hiện nghiêm những ...
Vụ trường Đồi Ngô: 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luậtThanh Niên
Vụ Đồi Ngô: kỷ luật 42 cán bộ, giáo viênVietNamNet
Tiêu cực thi tốt nghiệp THPT ở Đồi Ngô: Kỷ luật 42 cán bộ, giáo viênĐài Tiếng Nói Việt Nam
- Lấp liếm (TP).  TP - Sự lấp liếm luôn có trong mọi thời đại và xã hội. Nhưng giữa thời của truyền thông, những lấp liếm che giấu trở nên hài hước.
Đoạn video quay cảnh thi cử nhộn nhạo ở Bắc Giang cho thấy kỳ thi tốt nghiệp cả nước không hề an toàn, nghiêm túc, và chỉ có 8 giám thị bị phát hiện vi phạm là con số buồn cười.
Trong vụ clip Bắc Giang, người ta đã tìm ra học sinh quay lén, và cho biết sẽ xử lý nghiêm vì thiết bị quay trộm có thể phục vụ việc cóp bài cho em học sinh ấy.
Thiết bị quay đã được tìm ra, đó là chiếc bút camera do Trung Quốc sản xuất bán đầy rẫy ở Lạng Sơn. Với chiếc bút ấy, ghi hình xong, muốn xem lại, phải có máy tính hoặc tivi, trong phòng thi làm gì có những thứ đó để người quay mở ra mà cóp bài? Những lời lẽ mà các thầy dành cho học sinh quay clip vừa có vẻ mô phạm nhưng vừa có chất “đánh bùn sang ao”.

Cũng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, một phóng viên Tiền Phong đã bị đe dọa khi phát hiện phao và tài liệu trắng toát cả khoảnh đất sau phòng thi ở trường THPT Xuân Hòa (Phúc Yên, Vĩnh Phúc).
Ông phó chủ tịch hội đồng thi không thừa nhận: Chắc học sinh từ nơi khác mang đến chứ ở đây làm gì có. Hai “đầu gấu đầu mèo” đã bám theo chửi bới và chèn xe khi phóng viên cố gắng tiếp cận Sở GD- ĐT Vĩnh Phúc.
Giáo dục loạn chiêu, y tế cũng không kém. Bệnh nhân mọc vẩy mọc sừng đã xuất hiện ở Hòa Bình từ lâu, bệnh “ma cà rồng” cũng đã có ở Hà Nội. Còn ở Ba Tơ – Quảng Ngãi, bệnh “lạ” đang hàng ngày làm người dân mất lòng tin.
Cách giải thích bệnh lạ loay hoay từ nguồn nước, vệ sinh, ăn uống (gạo mốc), bây giờ đến vec - ni gỗ, dioxin. Chưa biết sẽ thêm những hoài nghi gì nữa. Nhưng hoài nghi lớn nhất là về khả năng thật sự của ngành y tế.
Khả năng thật sự, giá trị thật sự trong giới biểu diễn cũng đang khiến công chúng hoang mang. Tên tuổi Jenny Ph rất mờ nhạt. Cô bị bắt trong đường dây bán dâm 2.500 USD. Được thả sau khi nộp phạt hành chính, có cô gái liên hệ với báo mạng: Em chính là Jenny Ph, em không bị bắt.
Còn cô gái tên Ph gì đó bị bắt trong đường dây em cũng không rõ là ai nữa. Những hình ảnh về cô gái bán dâm 2.500 USD là của em và em đang bị người ta lợi dụng hình ảnh, tên tuổi của mình làm chuyện xấu.
Chiêu tranh thủ biến tai tiếng thành nổi tiếng lập tức bị phát giác. Khổ thế. Đã bán dâm lại còn đòi danh. Kết luận: Giá bán dâm có thể cao, nhưng chiêu trò mua danh có thể rất rẻ tiền.

- Nan đề sự thật. Bộ trưởng nói về vụ ném 'phao' thi (BBC 9-6-12) -- Về nhữgn câu nói gần đây của Bộ trưởng, Tiến sĩ Kinh tế Phạm Vũ Luận.Nghe Bộ trưởng Giáo dục lên lớp về dại khôn, dối trá… (PN Today 8-6-12)◄

Vì sao “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm?” (TT 9-6-12) -- Giải pháp đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam (TTXVN).
Đánh thức sự quan tâm tới văn học dành cho thiếu nhi (eVan 9-6-12) - Quay clip tiêu cực thi cử tại Bắc Giang: Một bài thi xứng đáng(PLTP). - Bắc Giang: Đình chỉ công tác 28 giám thị. – 6 clip gian lận thi cử sẽ được tiết lộ (NB&CL). - Chuyện cổ tích ở Việt Nam (PLTP). “Ở một xã hội mà người ta phải dũng cảm mới có thể sống lương thiện, để rồi nhận ra rằng sự lương thiện không còn mấy không gian để tồn tại, tức là ở đó chuyện cổ tích vẫn nói dối.” - ‘Phao thi’… luận (VNN). - Công và tội học sinh quay clip ném ‘phao’ thi (VNE). - Giám thị bỏ “đi chơi” cho thí sinh chép bài môn Sử ở Bắc Giang (GDVN). - Nên chăng bỏ thi tốt nghiệp THPT? (TT). - Gian lận thi cử: Sự ngu dốt của cả một thế hệ tăng theo cấp số nhân (GDVN).
- Chúng tôi bị ép sống thiếu trung thực (TT).-- ‘Khi clip gian lận tung lên mạng, lãnh đạo sợ bị soi’ (VNE). - Giáo viên thu ‘phao’ sau giờ thi Toán ở Bắc Giang (VNE). - Clip gian lận môn Văn:Thí sinh bỏ tài liệu lên bàn chép(VTC). - Trần Đăng Khoa: Chuyện buồn trong kỳ thi (VOV).

- Xét tốt nghiệp THPT dựa vào học bạ (VNE).
- Hoa hậu bán dâm, thầy ném “phao”: Trẻ học ai? (VnMedia).


- Nói thật về thói dối trá (ĐĐK). – Khi nào còn thi cử, khi đó còn quay cóp (GDVN).
- Vì sao người trẻ quay lưng với sự trung thực? (TT).
- Muốn nền giáo dục tốt lên, toàn xã hội đều phải phấn đấu (DT).
- Tin nóng: Hơn 1000 sinh viên bỏ học vì không có tiền nộp học phí (GDVN). – Hơn 1.000 sinh viên bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn (SGTT). --1.163 sinh viên bỏ học vì không có tiền đóng học phí
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Phần lớn sinh viên bỏ học khi đang học năm thứ nhất hoặc năm thứ hai (1.029 sinh viên, tương đương 88% tổng số sinh viên bỏ học). Ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD-ĐT cho biết, đó là số liệu sinh viên bỏ học trong năm ...
Gần 1.200 sinh viên bỏ học vì kinh tế khó khănSài gòn Giải Phóng
Không có tiền đóng học phí, gần 1.200 SV bỏ họcZing News
- Con trễ thi 2 phút, mẹ quỳ xin giám thị cho vào (TN).
- Hệ lụy “chạy trường”, trẻ sợ lớp học (DT).

- Gia đình người Dao có 3 con đều học đại học (DT).



- Giáo dục đang bị chính ‘thói dối trá’ chi phối (VNE).Đề cao tính trung thực bằng đề thi văn về “Thói dối trá” trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2012 nhưng chính ngành giáo dục lại đang trở thành nạn nhân cho vấn nạn này bởi áp lực không đáng có từ căn bệnh thành tích.
 Sốc với clip tiêu cực thi ở Bắc Giang (05/06) 
TTO - Ngay sau môn thi cuối cùng kết thúc ngày 4-6, một giáo viên ở Bắc Giang đã cung cấp cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa một clip dài gần 10 phút quay cảnh một phòng thi trong tình trạng nhốn nháo.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa là người từng nổi tiếng về chống tiêu cực thi cử ở Hà Tây trước đây.
Hình ảnh những thí sinh trao đổi và chép tài liệu xuất hiện trong clip - Ảnh chụp từ clip
Thí sinh tự do quay cóp, trao đổi bài và còn được người bên ngoài cung cấp đáp án để chép công khai trước mặt giám thị.

Clip quay cảnh tiêu cực trong phòng thi, giám thị không chỉ để cho thí sinh quay cóp thoải mái mà ngay từ đầu đã không phát hiện để thí sinh mang theo điện thoại để quay clip này. Clip hiện đang phát tán rộng rãi trên các mạng. Clip mở đầu bằng lời giải thích của tác giả, do không biết chỉnh máy quay nên ngày tháng ghi trong video không trùng với thời gian thi tốt nghiệp THPT 2012. Thời gian trên video này hiển thị ngày 15–3–2009.

Theo xác nhận của Tuổi Trẻ sáng 5-6, phòng thi trong đoạn clip trên được quay tại điểm trường THPT dân lập Đồi Ngô - Lục Nam, Bắc Giang vào giờ thi môn Hóa. Tại trường THPT này, sau các buổi thi, thí sinh để rớt lại rất nhiều đề thi Hóa, tiếng Anh được photo thu nhỏ, có đánh dấu phương án trả lời. Những bài giải này giống với hình ảnh có trong clip.

Thí sinh đang chép tài liệu xuất hiện trong clip - Ảnh chụp từ clip

Sáng 5-6, ban lãnh đạo sở GD-ĐT Bắc Giang đã được xem đoạn clip và triệu tập chủ tịch hội đồng coi thi trường THPT Đồi Ngô đến cùng xem. Bước đầu chủ tịch hội đồng coi thi trên xác nhận hình ảnh trong clip đúng là của hội đồng coi thi THPT Đồi Ngô.
Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc sở GD-ĐT, đại diện BCĐ thi tỉnh Bắc Giang đang triệu tập cuộc họp gấp để xác minh kỹ và xử lý việc này.
V.HÀ - Đ.NGỌC


- Tiêu cực ở Bắc Giang, lãnh đạo huyện nhận trách nhiệm (VNN). – Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang giật mình khi xem clip gian lận thi tốt nghiệp (DT). – Gian lận thi THPT tại Bắc Giang: Bộ ủng hộ phát hiện gian lận thi cử(VOV). – Không “hy sinh” quay clip, lấy đâu chứng cứ… (DT). – Có bao nhiêu người “dính” tiêu cực thi cử ở Bắc Giang? (GDVN). – Nữ sinh quay bài bằng đùi và công nghệ cao (ĐV). – Clip “ném” phao thi: Xử lý thật nghiêm cả hai phía (TTXVN).


- Giấy khen học sinh giỏi mắc nhiều lỗi (Bee).
- Ước mơ dang dở của cậu bé viết bằng chân (Zing).
- Bộ GD-ĐT yêu cầu Bắc Giang công khai kết quả xử lí (VNN). - Sở GD-ĐT Bắc Giang xin chỉ đạo của Bộ về clip “gian lận phòng thi” (DT). - Lộ tẩy quay cóp (TT). - Quay clip tiêu cực vì bức xúc với nhà trường (VNN). - Số phận TS tố gian lận thi tốt nghiệp sẽ như thế nào? (VTC). - Thi tốt nghiệp THPT: Gian lận nghiêm trọng ở Bắc Giang (TN). - Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm ở Bắc Giang (VOV). – Công an điều tra vụ ném ‘phao’ thi ở Bắc Giang (VNE). – Tìm ra người cung cấp clip ném “phao” thi ở Bắc Giang (NLĐ). – Thí sinh quay clip ném phao thi: ‘Em sợ bị đánh trượt’ (VNE). - “Sốc” với clip nghi gian lận trong phòng thi (GDVN). – Chỉ là cá biệt! (PLTP). – Trớ trêu(NLĐ). – Thi tốt nghiệp PTTH: Nhiều tài liệu vứt bỏ ở sân trường (VOV). – Bộ nói “nghiêm”, trò thản nhiên quay cóp(NLĐ). – Căn nguyên từ bệnh thành tích (NLĐ). - Thầy Khoa: ‘Tôi muốn lãnh đạo sớm biết tiêu cực’ (VNN). - Để có chứng cứ, cần chấp nhận cả biện pháp bị coi là tiêu cực (DT). - “Thí sinh quay clip là vi phạm quy chế và sẽ bị xử lý” (NĐT). - Thi tốt nghiệp THPT năm 2012: Không còn “an toàn, nghiêm túc” (LĐ). - Ném phao vào phòng thi: ‘Lộ bí mật quốc gia’ (VTC). - Bí mật người giúp thí sinh quay clip ném phao phòng thi (VTC).

- Đình chỉ hoạt động Trung tâm Ngoại ngữ Alpha (NLĐ).

- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: “Mục đích thi không phải để đánh trượt thí sinh” (GDVN). - Không cần thiết có kỳ thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia (SGGP).
- Rối rắm ĐH Quốc gia: Vẫn “đội nón và che ô”? (TVN).
- Thưa Bộ trưởng Luận, cần phải xem lại hình phạt “tàn khốc” ở ĐHCN HCM(GDVN).
- Dự án Trường Đại học Khai Minh – Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (SGGP).
- Sai sót trong đề thi tiếng Anh (THPT 2012) (Nguyễn Văn Tuấn).


- Bộ trưởng Thăng trả lời chất vấn việc bổ nhiệm ông Dũng (VNN). - “Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng đúng quy định” (TT). - Bộ trưởng Thăng: “Bộ không có thông tin khi bổ nhiệm ông Dũng” (LĐ). - Cần bao nhiêu lần “rút kinh nghiệm” về công tác bổ nhiệm cán bộ nữa? (Tầm nhìn). - “Sóng” giao thông giữa nghị trường (VnEconomy).
- Giải trình về dự án bị Đan Mạch cho là “có khuất tất” (DT). - Nghiên cứu khoa học: Mục đích hay công cụ kiếm sống? (SGTT).
- “Không ngại đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm bất thường một Bộ trưởng” (DT).
- ‘Công bố thu nhập’ được ca ngợi như cuộc cách mạng đối với kinh tế Việt Nam (VOA).
- Hồ sơ: “Giặt rửa” tiền bẩn – Kỳ 1: Khi ngân hàng đồng lõa (TTCT).
- Sếp doanh nghiệp nhà nước đi xe 4,2 tỉ đồng (TT).
- Nguyên trưởng phòng tiếp dân hầu tòa (TT).
- Vụ một trưởng thôn bị hành hung : Tại sao CA huyện “khó” xử lý người vi phạm? (PL&XH).






Người đương thời Đỗ Việt Khoa: "Bộ Giáo dục đừng hứa quyết tâm làm gì"

(GDVN) - “Xin hỏi lãnh đạo Bộ và Sở: Có dám khuyến khích giám thị mang máy quay vào khu vực thi lấy bằng chứng sai phạm không? Có dám cho các trường vi phạm thi lại không? Có dám cách chức lãnh đạo vi phạm không? Câu trả lời chắc chắn là Không. Lực lượng cơ hội nhiều lắm. Thế thì đừng có hứa quyết tâm làm gì…”.
Chỉ còn hai ngày nữa học sinh lớp 12 trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp (TN) vô cùng quan trọng và câu chuyện mang tên “tiêu cực, gian lận trong thi cử” lại được dịp nóng lên. PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với người đương thời Đỗ Việt Khoa xung quanh câu chuyện này.
Người đương thời - Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín (Hà Nội)

Thi thử đỗ hơn 10%, thi thật đỗ hơn 90%


- Thưa nhà giáo Đỗ Việt Khoa! Theo số liệu công bố của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ học sinh THPT đỗ TN năm 2011 đạt 97,79 %; hệ bổ túc THPT cũng đạt 97,10 %. Một số trường có tỷ lệ học sinh đỗ TN đạt 100%. Tỷ lệ học sinh THPT TN năm sau luôn cao hơn năm trước. Ông đánh giá như thế nào về những con số nêu trên? Đó có phải là một tín hiệu đáng mừng vui của giáo dục Việt Nam?


Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Thêm vài số liệu thế này: Trường THPT Vân Tảo (Thường Tín – Hà Nội) có tỷ lệ đỗ TN năm học 2006-2007 là 29%, năm sau là 45%,… và năm học 2010-2011 là 99% cho dù thi thử chỉ đỗ hơn 10% liên tiếp nhiều năm. Trường Đinh Tiên Hoàng - Quảng Ngãi liên tục đỗ 0% thì năm qua đỗ hơn 90%. Các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, năm 2006-2007 chỉ đỗ 14%, nay đã trên 90%.

Có nhiều người vỗ ngực tự hào trong khi nhiều người thì chua chát với con số đó. Với những gì tôi biết, tôi khẳng định kết quả thi TN vừa qua là rất xa thực tế. Mọi sự lại quay trở lại gần như trước khi có “hai không”.

- Ông có thể giúp Báo Giáo dục Việt Nam điểm lại một vài những vụ việc tiêu cực, gian lận trong các kỳ thi TN khiến dư luận phẫn nộ trong thời gian gần đây?


Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Sau khi ngành giáo dục phát động phong trào “Hai không” vào tháng 7/2006 thì tình hình thi cử 2 năm học sau đó đã bớt được tiêu cực. Tuy nhiên, qua theo dõi và nắm thông tin từ phía giáo viên khác thì tôi khẳng định: Từ năm học 2009 đến nay sau khi Bộ thôi giám sát thì tình hình tiêu cực thi cử đã tái diễn rất nghiêm trọng.

Hành vi thu tiền để “bồi dưỡng” giám thị coi thi đã xuất hiện trở lại ngày càng công khai. Việc photo giải bài và ném bài ngày càng nghiêm trọng, gần giống như trước 2007. Giám thị làm ngơ, canh cửa cho thí sinh làm hoặc bỏ vị trí ra ngồi tụ tập để mặc thí sinh tự do quay cóp đã phổ biến trở lại. Thí sinh mang phao thi, sách, điện thoại vào phòng thi thoải mái.

Vụ 9 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long thông đồng đáp án nâng điểm cũng là 1 sự tiếp tay cho tiêu cực.

Báo chí không còn quan tâm nhiệt tình nữa. Còn người dân, họ thấy con mình đỗ cả thì họ vui mừng. Thế là tiêu cực ngày càng nhiều…

PV: Ông đánh giá như thế nào về mức độ, tần suất của những hành vi, vụ việc tiêu cực, gian lận trong thi cử nhất là đối với các kỳ thi TN ở tất cả các cấp học hiện nay?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Gian lận thi cử tăng mạnh. Rất mạnh. Cả ở ĐH, CĐ lẫn Phổ thông. Cứ thi là có gian lận.

PV: Theo ông, những hành vi gian lận, tiêu cực trong thi cử có nguyên nhân sâu xa từ đâu?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Nguyên nhân thì có nhiều. Vẫn ông giám đốc, ông hiệu trưởng đó quản lý địa bàn của mình, có ông nào muốn tỉ lệ TN giảm không? Chắc chắn không. Thậm chí họ sẽ có những thủ thuật để làm tăng tỉ lệ đỗ TN của địa phương để còn báo cáo thành tích chứ.

Những người làm công tác coi thi, thanh tra vẫn là những người trước kia đã từng làm thi. Mong muốn của lãnh đạo hội đồng thi, của phụ huynh học sinh thế nào, họ chiều thế đó. Giám thị nào dám va chạm, dám đối đầu nào?

Vô số mẹo vặt đối phó “Hai không” đã được vận dụng
- Để đối phí với tiêu cực trong thi cử đã có "Hai không" được đưa vào áp dụng như một loại "kháng sinh liều cao", nhưng hình như thời gian gần đây đã xảy ra hiện tượng "lờn thuốc"?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Hà Nội có nhiều mẹo rất hay. Họ sáng tạo quy chế thi TN riêng: Cấm giám thị số 3 lại gần phòng thi. Thành thử giám thị số 3 chỉ còn mỗi nhiệm vụ đưa đón thí sinh đi vệ sinh. Điều này vi phạm quy chế của Bộ GD-ĐT, nhưng Bộ cũng kệ. Cái này họ rút kinh nghiệm từ vụ tôi tố cáo năm 2006 khi đang làm giám thị 3 đấy. Quy chế thi hầu hết đều triệt đường người tố cáo. Không ai được mang máy chụp, máy quay vào khu vực thi. Lúc xảy ra tiêu cực, có tố cáo thì họ cũng chối bay. Ví như kỳ thi đầu tiên của “Hai không” năm 2006-2007 mà tôi coi thi tại Trường THPT Nguyễn Trãi, phòng thi tràn ngập SGK và sách tham khảo môn Văn. Tôi góp ý thì họ chối bay và còn hùa vào tố ngược rằng "thầy Khoa đi lại lăng nhăng”.

Một mẹo nữa của Hà Nội “cực độc”. Khi “Hai không” mới bắt đầu, tức là sau 2 kỳ thi năm 2006-2007 và 2007-2008, Sở GD & ĐT Hà Nội huy động 100% giáo viên THPT đi coi thi. Thế nhưng, ba năm nay, chỉ khoảng 1/3 giáo viên THPT được huy động và tăng mạnh số giáo viên của Phòng GD & ĐT. Đó là giáo viên THCS và Tiểu học của địa phương trong khi số thí sinh không giảm. Những giáo viên nào “ngang xương” thì không cho đi coi thi. Ba năm nay tên tôi không có trong danh sách coi thi.

Nhiều trường do quy định phải niêm phong máy photo, họ đã đi thuê ở bên ngoài mang vào giấu trong trường để phục vụ việc photo giải bài.

Xin hỏi lãnh đạo Bộ và Sở: Có dám khuyến khích giám thị mang máy quay vào khu vực thi lấy bằng chứng sai phạm không? Có dám cho các trường vi phạm thi lại không? Có dám cách chức lãnh đạo vi phạm không? Câu trả lời chắc chắn là Không. Lực lượng cơ hội nhiều lắm. Thế thì đừng có hứa quyết tâm làm gì.
Dù biết có tố cáo tiêu cực, nhưng không có 1 cấp nào sẵn sàng xử lý. Tấm gương hậu tố cáo tiêu cực của tôi thế nào thì làng giáo đã khiếp sợ cả rồi, ai dám làm theo, trừ phi người đó muốn bỏ nghề.

Tóm lại yếu tố con người, mà ở đây là người lãnh đạo là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

- Trước mỗi kỳ thi, Bộ đều có chỉ thị bằng văn bản đển các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường học trên cả nước, tuyệt đối nghiêm cấm và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi, gian lận trong thi cử dưới mọi hình thức. Ông đánh giá như thế nào về quyết tâm này của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Quyết tâm này ba năm nay coi như đã bị cấp dưới vô hiệu. Hầu hết không ai xử lý vi phạm đâu. Nhìn lại vụ tôi tố cáo tiêu cực thi tốt nghiệp năm 2006: Xử lý nặng nhất chỉ là cảnh cáo một trường hợp, còn lại nhắc nhở và cho qua. Ngay cả báo cáo thi của bộ GD & ĐT mấy năm qua cũng sai thực tế…

Xin hỏi lãnh đạo Bộ và Sở: Có dám khuyến khích giám thị mang máy quay vào khu vực thi lấy bằng chứng sai phạm không? Có dám cho các trường vi phạm thi lại không? Có dám cách chức lãnh đạo vi phạm không? Câu trả lời chắc chắn là Không. Lực lượng cơ hội nhiều lắm. Thế thì đừng có hứa quyết tâm làm gì.
Kỳ thi TN THPT 2012 đang đến cận kề, công tác chống tiêu cực và gian lận trong thi cử cần được xiết chặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho kỳ thi 


- Phải chăng nền giáo dục của ta đang chăm chăm chạy theo thành tích, có quá nhiều những lỗ hổng và công tác chống gian lận, tiêu cực trong giáo dục chưa thực được các ngành, các cấp vào cuộc sát sao?


Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Vấn đề là cái cơ chế. Bộ GD & ĐT không có thực quyền xử lý các cấp phổ thông. Quyền này thuộc về Sở GD & ĐT và Chủ tịch các tỉnh thành. Tỉnh thành còn phải báo cáo thành tích cho hay. Vậy đừng hy vọng gì ở các tỉnh thành. Thế nên trên bảo dưới không nghe. Thanh tra Bộ không giám sát thi nữa là tất cả lại trở về như trước “Hai không”. Dù vẫn có một số giáo viên, một số địa phương làm thi nghiêm túc, nhưng là thiểu số so với cả nước. Phần nhiều nhà giáo đều buông xuôi cả rồi.

- Nhưng thực tế là vẫn còn rất nhiều nhà giáo có tâm đấy chứ, thưa ông?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa:
 Còn chứ. Còn nhiều. Nhưng đa số bất lực, buông xuôi.

- Mỗi khi chứng kiến hoặc ghi nhận được ở đâu đó những việc làm sai trái, những tiêu cực trong thi cử, bản thân ông có cảm xúc như thế nào?


Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Cũng bức xúc lắm, muốn làm gì đó, nhưng bất lực. Không đi coi thi thì làm gì được? Mà đi coi, họ cũng có thừa cách vô hiệu hóa mình thôi. Có năm họ phân cho tôi chỉ làm giám thị số 3 từ đầu chí cuối mà phải đứng cách phòng thi 20m, có mỗi việc đưa thí sinh đi tiểu.

- Để làm tốt phong trào “Hai không”, chúng ta cần làm tốt những vấn đề gì thưa ông?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: “Hai không” do Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động và Bộ trưởng rất muốn làng giáo thực hiện nghiêm túc. Nhưng khi có vi phạm thì đã không có thuốc chữa. Thuốc phải đủ nặng. Nặng nhất là cách chức lãnh đạo vi phạm “Hai không”. Nhưng chuyện đó không thể xảy ra ở xứ ta khi quyền của Bộ trưởng chưa thực sự đủ mạnh.

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 đang đến cận kề, ông muốn nhắn gửi thông điệp gì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: Chịu thôi. Nhắn nhủ gì nữa đây. Mọi sự lại như xưa. Tiêu cực xã hội đầy rẫy còn chưa trấn chỉnh được thì ngành giáo dục cũng thế thôi.

Trân trọng cảm ơn ông!


Tổng số lượt xem trang