Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Những điều Đảng không muốn thấy

-Đa sở hữu đất đai: Tại sao không? (NVP)

Những lập luận đằng sau sự khẳng định đất đai phải thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý hầu như vắng bóng. Không ai giải thích cho cặn kẽ vì sao không cho nông dân sở hữu mảnh đất họ đang canh tác.
Dường như sự “kiên định” này là do quán tính: hễ nói đến chủ nghĩa xã hội thì đất đai phải của tập thể như cách suy nghĩ ngày xưa, nông dân phải vào hợp tác xã mới đúng định hướng chứ không được làm ăn riêng lẻ.
Điều mỉa mai là những nguyên tắc mang tính giáo điều đó đã bị bỏ đi trong các lãnh vực khác, trừ đất đai. Doanh nghiệp tư nhân, kể cả nước ngoài được phép “bóc lột” thoải mái “giá trị thặng dư”, quy mô càng lớn càng được khuyến khích.
Đứng ở góc độ lý thuyết, hiện nay chúng ta đã thừa nhận một nền kinh tế đa sở hữu, trong đó chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thậm chí các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân được cam kết bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ. Cách đây hai năm, tranh luận về chế độ công hữu các tư liệu sản xuất – điểm then chốt của chủ nghĩa xã hội - đã kết thúc với kết quả là khái niệm này đã được gác lại. Các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa, tức đa dạng hóa sở hữu, chứ đâu có khăng khăng nhà nước phải làm chủ.
Nay với nông dân, tại sao không thể mạnh dạn áp dụng một sự ứng xử tương tự - tức là công nhận người dân có quyền sở hữu đất đai – là tư liệu sản xuất chính của họ. Làm khác đi là không tạo ra sự công bằng, là tước bỏ của người nông dân cái quyền họ mơ ước bao giờ nay. Làm khác đi, có nghĩa chỉ áp dụng “định hướng xã hội chủ nghĩa” với nông dân, còn giới doanh nghiệp thì thôi khỏi? Hay nhìn ở góc ngược lại, xây dựng nền nông nghiệp mà đất đai không vận hành theo đúng quy luật thị trường thì, đến một ngưỡng nào đó, làm sao nông nghiệp phát triển tiếp tục.
Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai dẫn đến một số lo ngại – vấn đề là những lo ngại này có cơ sở hay chỉ là lo ngại vô căn cứ?
Lo ngại đầu tiên là sở hữu tư nhân sẽ dẫn đến tích lũy ruộng đất, làm nảy sinh “tầng lớp địa chủ” mới. Cái vô căn cứ ở đây là ràng buộc hạn điền vẫn còn đó; thậm chí nếu sau này không còn hạn điền nữa, người nào muốn canh tác quy mô lớn, tại sao không khuyến khích? Điều đó khác gì một chủ doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, tuyển hàng ngàn công nhân? Không lẽ một bên khuyến khích, một bên thì cấm?
Lo ngại thứ nhì là đất đai của tư nhân sẽ khó giải tỏa để làm các công trình công cộng hay đơn thuần là để phát triển các khu đô thị mới. Cái khó của việc giải tỏa sẽ tồn tại dù đất là thuộc quyền sử dụng hay quyền sở hữu của người dân. Vấn đề là chính sách công bằng, công trình thật sự cần thiết và quyền lợi của người có đất được tôn trọng thì không có gì khó khăn cả. Thật ra, để bảo vệ quyền lợi của người dân nghèo chỉ còn mảnh đất để canh tác thì càng khó giải tỏa đất càng tốt chứ sao. Để bất kỳ công trình nào cũng phải cân nhắc thiệt hơn chứ không làm đại, làm theo kiểu dự án treo, rồi đẩy người dân vào chỗ mất đất.
Ngược lại, cái lợi của một chế độ đa sở hữu sẽ rất nhiều: nông dân sẽ ứng xử với đất như người chủ chứ không như người thuê như hiện nay, năng suất ắt sẽ tăng, hiệu quả sử dụng đất sẽ được nâng cao. Ngày xưa chỉ cần mảnh đất 5% mà người dân đã có thể xoay xở vượt qua những năm tháng khó khăn của thời bao cấp; nay được sở hữu 100% thì người nông dân sẽ làm ra điều thần kỳ mới.
Quan trọng nhất, hiện tượng đau lòng khi những người dân bị tước mất đất, phải vác đơn đi khiếu kiện khắp nơi sẽ không còn nữa. Giới cường hào mới ở các địa phương không còn có thể dễ dàng vẽ ra dự án để tước đoạt đất của dân; giới làm ăn bất lương không thể cấu kết với giới có quyền lực để đuổi người dân ra khỏi ngôn nhà của họ. Đó mới gọi là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa nếu hiểu khái niệm này theo nghĩa chính xác nhất của nó. 


- Cường hào ác bá khoác áo “hệ thống chính trị” ngay tại Thủ đô (Cầu Nhật Tân). – Ngăn chặn nạn “ôm” đất (NLĐ). –Giám đốc bán đất dự án ảo, chiếm đoạt gần tỷ đồng của người dân (Sống mới). – Sẽ kỷ luật cán bộ ăn nhậu với chủ đầu tư (TP). – Dự thảo luật Đất đai sửa đổi: “Đất sạch”, “đất vàng” sẽ được đấu giá (SGTT). – Sửa đổi luật Đất đai: Cần tăng tiền đền bù cho người dân (TN). - Thu hồi đất nông nghiệp: Đừng để đầu nậu lợi hơn dân (PLTP).
--Những điều Đảng không muốn thấy-Trong lần sửa đổi Hiến pháp này, luật đất đai vẫn dậm chân tại chỗ với tên gọi mỹ miều: “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Trong khi đó, không thể biết được có bao nhiêu nạn nhân trên khắp đất nước đang rên siết vì oan khiên do luật đất đai tạo ra cho gia đình họ.
b12-250.jpg
Dân oan Dương nội túc trực tại trụ sở tiếp dân Thành phố Hà Nội hôm 16/10/2012-


Trong chỉ thị 2 của Bộ chính trị ra lệnh không bàn tới luật đất đai trong đợt sửa đổi Hiến Pháp 92 lần này.
Không thể biết được có bao nhiêu nạn nhân trên khắp đất nước đang rên siết vì oan khiên do luật đất đai tạo ra cho gia đình họ mà chính quyền các địa phương đang tận dụng kẽ hở để đàn áp, bóc lột người dân thấp cổ bé họng. Hai nạn nhân đất đai kể về sự lầm than của gia đình họ trong bối cảnh thay đổi Hiến pháp hiện nay cho thấy thêm một góc tối khác đang phủ lên bản Hiến pháp đương thời.

Nỗi đau mất đất

Trong lần sửa đổi Hiến pháp này luật đất đai vẫn dậm chân tại chỗ với tên gọi mỹ miều: “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Bao nhiêu năm qua điều được gọi là nhà nước thống nhất quản lý ấy thật ra nằm gọn trong tay chính quyền địa phương và vì vậy quyền sinh sát của những ông vua này không phải là nhỏ.
Biết bao hình ảnh của người dân mất đất kéo nhau về thành phố Hồ Chí Minh nằm vật vạ tại đường Hoàng Văn Thụ hay Võ Thị Sáu cho thấy mặt trái của sự quản lý yếu kém đã gây uẩn ức cho hàng vạn gia đình từ Bắc vào Nam.
Những hình ảnh đen tối ấy xem ra vẫn chưa đánh động được sự chú ý của Đảng bởi trung ương vẫn cho rằng nếu đất đai thuộc sở hữu thật sự của người dân thì các kế hoạch vĩ mô sẽ bị xáo trộn và quan trọng hơn hết là hàng triệu Đảng viên sẽ rơi vào tâm trạng mất phương hướng khi nguồn lợi đất đai của họ bị đe dọa.
Trong khi nhân sĩ trí thức tập trung vào điều 4, tam quyền phân lập, hay gần gũi hơn là phi chính trị hóa đối với quân đội thì người dân mất đất chỉ đau đớn với mảnh đất của mình. Có từng vỡ đất mới thấy đau khi bị mất đất. Mồ hôi cả dòng họ tưới xuống đất cho nó cứng cáp, phì nhiêu chỉ trong một thời gian ngắn bị mất sạch thì làm sao không đau không xót?
Họ là hàng ngàn người có cái tên chung là dân oan. Mỗi hoàn cảnh mỗi khác nhưng cái đau thì như nhau. Vừa đau thân xác vừa uất ức tinh thần khiến không ít người trở thành cuồng dại. Tiếng rên xiết của những người dân oan ấy bị bao vây bởi những cơ quan gọi là chức năng và công lý vẫn là điều gì không thể vươn tới.
Khi người dân đi khiếu kiện họ không biết rằng do Hiến pháp không cho phép tam quyền phân lập nên không có bất cứ tòa án nào có thể xử lý các bất công từ chính quyền. Họ cũng không hề biết rằng chính điều 4 Hiến pháp đã cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam khống chế toàn bộ quyền lực của Hiến pháp để từ đó ban phát cho các địa phương thi hành những luật lệ tùy tiện, những quy định đất đai ngược lại với quyền lợi người dân qua cách trưng thu hay đền bù giải tỏa.

Không cấp nào giải quyết


b12-250.jpg
Dân oan Dương nội túc trực tại trụ sở tiếp dân Thành phố Hà Nội hôm 16/10/2012

Bà Nhan Hương là một trong hàng ngàn người như thế. Nói với chúng tôi vào ngày 25 tháng Hai vừa qua bà cho biết:
Tôi tên là Nguyễn Thị Nhan Hương, năm nay tôi 62 tuổi. Vấn đề của tôi là hiện giờ nhà cửa đất đai hộ khẩu của tôi không có cho nên tôi đã từng đi thưa kiện rất nhiều nơi. Tôi đã ba lần ra tới Hà nội nhưng cũng không đi đến đâu, không ai giải quyết. Thậm chí ban đầu tôi khiếu nại, sau đó tôi tố cáo, rồi đả đảo rồi tôi bị vào tù một năm. Tôi đã ra trại hơn một năm nay rồi nhưng vẫn tiếp tục đi tìm công lý nữa. Cho tới hôm nay tôi làm đơn gửi ra Hà Nội nhưng họ cũng làm thinh chưa có giải quyết gì hết.
Một dân oan khác là bà Lê Thị Nguyệt, sau khi không còn nhà cửa và phải sống vật vưởng như một người vô gia cư nhưng vẫn không yên vì bà liên tiếp khiếu kiện cho tình trạng oan ức của gia đình mình. Bà bị đánh bị giam bị mọi điều sỉ nhục mặc dù không làm gì phạm pháp, bà kể:
Tôi đã ba lần ra tới Hà nội nhưng cũng không đi đến đâu, không ai giải quyết. Thậm chí ban đầu tôi khiếu nại, sau đó tôi tố cáo, rồi đả đảo rồi tôi bị vào tù một năm. 
- Bà Nhan Hương 
Tôi tên Lê Thị Nguyệt, sinh năm 1955 năm nay tôi 59 tuổi. Tôi đi thưa từ Hà Nội cho xã cho tới tới huyện cho tới tỉnh, tới trung ương. Tôi đi Hà nội sáu lần, mỗi lần đi tôi đều bị công an đánh đập tôi rất dã man. Năm 2006 tôi ở Quốc hội, ở đường Hoàng Văn Thụ thành phố HCM biểu tình tại đó hai mươi bảy ngày đêm.
Người dân oan vẫn tin vào một điều gì rất mơ hồ rằng khi ra tới Hà Nội hay về thành phố HCM thì sẽ có cấp cao hơn giải quyết cho họ. Nhưng hàng chục năm trôi qua vẫn không có một ai ra mặt chính thức lên tiếng cho hoàn cảnh của những người dân khốn khổ này. Từ văn phòng Quốc hội đến điểm tiếp dân của chính phủ, tất cả các cánh cửa đều khép kín và người dân vẫn canh cánh với oan ức của mình.

Bước đường cùng


danoan35-250.jpg
Dân oan mất đất khiếu kiện khắp nơi, ảnh minh họa.

Bà Nguyệt không những bị đẩy ra ngoài những cánh cửa ấy mà còn bị đánh đập như một tù nhân, bà kể trong một lần tham gia khiếu kiện:
Thằng công an tỉnh nó biểu hốt mấy bả vụt lên xe. Bắt đầu nó quăng tôi té xiểng niểng luôn. Tôi đứng dậy la lên nó nó bẻ tay tôi nó trói thúc ké tôi lại. Bốn thằng nó khiêng tôi lên xe. Được một khúc thì công can phường 1 thành phố Mỹ Tho nó nhảy lên người tôi nó tống tôi. Mệt quá, nó đánh tôi tôi mới nói tao bị bệnh tim mày đè một lát là tao chết…nó đè tôi xuống, nó đè ngay cái rún tôi, nónhấn xuống một cái. Cái đầu gối của nó thụt xuống. Tôi đã sáu mươi tuổi đâu còn kinh nguyệt gì nữa nhưng sau khi bị nó chấn tôi về nhà thì tôi bị như con gái có kinh, có suốt từ đó tới bữa nay tôi khám tại bệnh viện Từ Dũ thành phố HCM thì người ta chẩn đoán là tôi bị dập buồng trứng.
Những oan nghiệt này không dễ gì làm Đảng chú ý tới. Tất cả chỉ là việc nhỏ của địa phương và người dân vẫn mơ hồ nghĩ rằng trung ương không bao giờ biết những kẻ giết người dấu mặt này.
Những bất công đày đọa vượt sức chịu đựng khiến người dân oan không còn sợ hãi. Đối với họ khi mảnh đất bị cướp tức là gia đình không còn đất sống. Bà Nguyễn Thị Nhan Hương kể lại câu chuyện khó tin trong chính gia đình mình, đó là con gái bà đang lao động tại Đài Loan do không chịu nỗi cảnh mẹ mình bị đàn áp dã man trong hàng chục năm trời đã viết đơn gửi cho chính quyền yêu cầu cung cấp địa chỉ để cô làm đơn xin gia nhập Đảng Việt Tân, một đảng phái bị nhà nước xem là kẻ thù nguy hiểm nhất hiện nay.
Khi được hỏi chính bản thân bà có biết rằng Đảng Việt Tân đã bị nhà nước xem là tổ chức khủng bố hay không bà Nhan Hương xác định:
Biết chứ, biết. Tại vì tôi có sao những tờ báo của Việt Nam đăng do con gái tôi nó xem, nó xem rồi tình nguyện xin gia nhập đảng Việt Tân. Nó tình nguyện xin gia nhập để làm cảm tử hay gì đó. Khi con gái tôi về thì công an thành phố HCM có đến chỗ nó tạm trú để làm việc với nó thì con gái tôi có nói tại vì Việt Nam đã đàn áp tôi cho nên nó mới làm đơn xin gia nhập đảng Việt Tân.
Vì con gái tôi không biết đảng Việt Tân ở đâu nên nó gửi về đây cho tôi. Tôi đã sao rất nhiều lá đơn đó để gửi cho bộ máy chính quyền tỉnh Tiền Giang cũng như thành phố HCM để họ biết rằng mẹ bị áp bức nên con gái tôi xin gia nhập đảng Việt Tân và chấp nhận truyền tải những tài liệu hay bất cứ điều gì mà đảng Việt Tân giao cho nó thì nó sẵn sàng mang về Việt Nam chấp nhận công tác cảm tử luôn!
Thúc bách hàng ngàn người dân vào đường cùng là cách mà Hiến pháp cho phép hiện nay qua luật đất đai quy định “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”.
Đảng không muốn thay đổi điều này và nếu ai có ước vọng thay đổi nó là đi ngược lại những gì mà ông Tổng bí thư vừa tuyên bố mới đây: “Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể thì nó là cái gì…?”-Những điều Đảng không muốn thấy
- ‘Phi chính trị hóa quân đội’ là luận điệu phản động (VTV/TP).
- Khẳng định Nhà nước tiếp tục định giá đất (VnMedia). 
(VnMedia) - Tại buổi họp báo diễn ra sáng 28/2, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định: Nhà nước sẽ tiếp tục giữ vai trò định giá các loại đất, nhưng phù hợp với nguyên tắc thị trường…

Trao đổi tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, thời gian qua, những ý kiến góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2003 phần lớn đều xoay quanh các vấn đề thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. 

Sẽ giám sát chặt chẽ việc thu hồi và giao đất 
Về vấn đề thu hôi đất, ông Hiển cho biết, có 2 cơ chế thu hồi đất, đó là theo chỉ định của Chủ đầu tư và theo quy hoạch. “Trong thời gian vừa qua, chúng ta chủ yếu thực hiện theo chỉ định của chủ đầu tư bởi chúng ta không có tiền. Nhưng sửa đổi sẽ phải khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan, đó là Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Đối với các dự án kinh tế, kế hoạch sẽ phải thông qua Hội đồng nhân dân và có sự giám sát chặt chẽ.” – Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nói.
Ảnh minh họa
Sẽ không có chuyện nhà đầu tư cứ lập dự án là địa phương thu hồi đất để giao - ảnh minh họa

Ông Hiển cũng cho biết, sẽ không có chuyện nhà đầu tư cứ lập dự án là địa phương thu hồi đất để giao mà phải kèm theo các điều kiện như năng lực tài chính, kiểm toán, có ký quỹ, có xem xét việc thực hiện các dự án trước đó như thế nào… “Nếu trước đó đơn vị có dự án đang triển khai chậm, hoặc thực hiện chưa tốt thì chắc chắn sẽ không được giao dự án mới. Tiêu chí này sẽ áp dụng đối với cả cơ quan nhà nước và chủ đầu tư” – Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định.

Riêng đối với đất lúa, ông Hiển nhấn mạnh rằng, sẽ làm rất chặt chẽ. “sẽ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi chấp nhận đầu tư. Một trong những điều kiện cần thực hiện nghiêm, đó là khi nhà đầu tư muốn dùng đất lúa thì phải có phương án bóc lớp đất mặt, nộp bù khoản tiền để nhà nước khai hoang hóa khu vực khác... Điều đó buộc nhà đầu tư phải cân nhắc xem nên sử dụng đất lúa hay đất đồi. Nếu chi phí cho đất lúa quá lớn thì chuyển vị trí khác” – ông Hiển giải thích.

Đối với việc thu hồi dự án treo, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, theo Dự thảo, đối với dự án có chủ trương đầu tư nhưng chưa giao đất, sau 3 năm nếu khong thực hiện được thì đương nhiên bị hủy bỏ. Còn nếu dự án đã giao thuê đát thì chỉ cần sau 12 tháng mà chưa triển khai là bị thu hồi. Đối với dự án đã có một số bước triển khai thì cho phép 24 tháng, thời gian gia hạn 1 lần và tối đa là 12 tháng.

Quá thời hạn đó mà không làm, nhà nước sẽ thu hồi mà không cần phải bồi hoàn những khoản đã chi phí, Vì vậy, nếu nhà đầu tư thấy không làm được thì trả lại cho Nhà nước trước khi hết hạn đầu tư, khi đó vẫn được xem xét bồi hoàn lại. Còn nếu cố tình chây ì giữ dự án thì sẽ không được bồi hoàn” – Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển giải thích và cho biết thêm, tới đây sẽ tăng cường giám sát thường xuyên chứ không phải chỉ kiểm tra, thanh tra đột xuất. “Doanh nghiệp sẽ phải báo cáo thường xuyên về tình hình triển khai thực hiện dự án và tự họ cũng sẽ biết rằng đã rơi vào tình trạng báo động đỏ hay chưa để quyết định trả lại hay làm tiếp” – ông Hiển nói.

Về chủ trương thu hồi đất sạch để đấu giá, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh hiển giải thích: trước đây hoàn toàn giao cho chủ đầu tư, nhưng hướng sửa đổi Luật là Nhà nước sẽ bỏ tiền ra đền bù, thu hồi đất trước rồi mới đấu giá sau. “Các địa phương lúc ấy phải tính toán, các khu vực đất vàng sẽ không làm trụ sở, cơ quan mà để dành đấu giá" - ông Hiển gợi ý.

Nhà nước giữ vai trò định giá

Tại một số cuộc hội thảo gần đây, nhiều đại biểu đã có ý kiến băn khoăn về việc định giá đất bồi thường. Theo đó, có ý kiến cho rằng giá đất phải được tính theo giá thị trường, nhưng có ý kiến lại cho rằng làm như vậy sẽ rất phức tạp và không thể thực hiện được và vì vậy, Chính phủ phải ban hành giá đất. 
Giải thích về quan điểm của Ban soan thảo, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này vẫn xây dựng theo hướng Nhà nước đóng vai trò điều tiết, định giá đất, nhưng phù hợp với giá thị trường. Theo giải thích của ông Hiển, không thể hoàn toàn quyết định giá đất theo giá thị trường bởi thị trường ở Việt Nam mang tính chất ngầm, không ổn định.

Làm thế nào để xác định đâu là giá thị trường thì ở thời điểm này vẫn cần phải có sự quản lý của Nhà nước. Phải xác định giá nào là thực, giá nào là ảo, nếu chúng ta cứ theo thấy thấy giá đất lên đến đâu lại chạy theo đến đó thì rất khó.” – ông Hiển giải thích.

Hơn nữa, ông Hiển cho biết, giá đất liên quan đến hai vấn đề, trong đó phần lớn là liên quan đến nghĩa vụ tài chính như phí và thuế, còn phần liên quan đến bồi thường lại ít hơn. Nếu định khung giá đất cao để đền bù, bồi thường cao thì người dân cũng sẽ phải đóng thuế sử dụng đất, các loại phí… cao.

Theo Luật 2003, bảng giá áp dụng cho tất cả các loại từ thuế, phi, xử lý vi phạm hành chính… đến giao thuê đất… Thực hiện được vài năm, chúng ta thấy không ổn vì thuế thấp thì tốt, nhưng khi tính tiền ruộng đất bồi thường quá thấp thì dân không chịu. Vì vậy, cần phải tách ra làm 2 phương án định giá, Phương án thứ nhất là sử dụng bảng giá nhưng phải cập nhật thường xuyên khi có biến động, sử dụng cho tất cả mục đích. Mặt tích cực của phương án này là cơ quan nhà nước thực hiện dễ. Cái khó là có cập nhật được thường xuyên không, vì khi điều chỉnh bảng giá thì phức tạp. Nếu điều chỉnh cao mà không giảm thuế thì những người thực hiện nghĩa vụ tài chính cao. Được cái "ông" bồi thường thì "ông" sử dụng đất lại phải chịu cao" - Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nói.
Theo ông Hiển, bất cập của phương án này cũng có thể xử lý được bằng cách, nếu nơi nào chưa xây dựng được bảng giá thì xây dựng giá đất cụ thể. Trong trường hợp giá cao thì nhà nước có thể giảm thuế, sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh.
Còn phương án 2 là phương án mà nhiều nước hiện đang làm. Đó là đối với thuế, phí lệ phí thì xây dựng ổn định 5 cho năm. "Thu của Nhà nước thì nhà nước chịu thiệt thôi, giữ ổn định cho dân. Nhà nước thiệt tý nhưng người dân đỡ thiệt thòi, còn khi giao thuê đất thì xác định cụ thể từng trường hợp, cho phép vượt khung” – ông Hiển cho biết.
Tuy nói rằng Nhà nước giữ vai trò định giá đất, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cũng khẳng định, nói như thế không phải là nhà nước làm theo kiểu cũ mà sẽ xác định giá đất trên các phương pháp mà các nước trên thế  giới đang làm. "4 nguyên tắc nêu trong luật là 4 nguyên tắc phổ biến các nước đang làm. Đối với Việt Nam thì phải từng bước thực hiện chứ nếu không sẽ rất khó" - ông Hiển nhấn mạnh.

Đừng biến hiến pháp thành công cụ cướp đất của dân (Cầu Nhật Tân).

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mở con đường thênh thang cho chính quyền thu hồi đất phục vụ “dự án phát triển kinh tế – xã hội”. Đây là cái vỏ bọc rất tốt để nhập nhằng giữa dự án kinh doanh lợi nhuận và dự án phục vụ lợi ích xã hội, tạo điều kiện rất tốt phát sinh tham nhũng một cách tinh vi. Tại quận Tây Hồ, đám “tham mưu” thấy mảnh đất nào của dân ngon lành là về vẽ ngay ra được một dự án (đương nhiên sẽ được gắn tên “phục vụ phát triển KTXH”). Rất nhanh, dự án được các ban ngành thẩm định, Chủ tịch quận phê duyệt cùng với nó là quyết định thu hồi đất được soạn sẵn gí vào tay Chủ tịch ký.
Hiến pháp hiện tại:
Điều 18
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai.
Bản HP này không chỗ nào đề cập việc thu hồi đất. Nay, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cài thêm khoản 3 để các quan dễ làm ăn:
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18):
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường:
Trong trường hợp thật cần thiết vì … các dự án phát triển kinh tế – xã hội”…
Như vậy, dự thảo Hiến pháp đã mở rộng đường cho chính quyền thu hồi đất phục vụ “dự án phát triển kinh tế – xã hội”, đây là cái vỏ bọc rất tốt để nhập nhằng giữa dự án kinh doanh lợi nhuận và dự án phục vụ lợi ích xã hội, sẽ tạo điều kiện rất tốt phát sinh tham nhũng một cách tinh vi. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, người dân bức xúc, khiếu kiện nhiều do chính quyền thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội nói chung, bồi thường cho dân chưa thoả đáng, giải quyết chưa hài hoà giữa lợi ích của người bị thu hồi đất và chủ dự án đầu tư.
Ở các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi nhuận, các quan chức, chủ đầu tư sẵn sàng chạy dự án, chạy chính quyền để ra quyết định thu hồi đất với giá đền bù rất rẻ mạt. Chính mảnh đất này, ngay lập tức, sẽ được bán trao tay trên giấy kiếm bộn tiền. Lợi nhuận đó không vào túi nhà nước, không vào túi nhân dân mà vào túi quan tham. Hậu quả chính trị và xã hội thì nhà nước và toàn dân phải chịu.
Trên địa bàn quận Tây Hồ, đám “tham mưu” thấy mảnh đất nào của dân ngon lành là về vẽ ngay ra được một dự án (đương nhiên là phục vụ phát triển KTXH. Có dự án nào không để phục vụ phát triển KTXH?). Rất nhanh, dự án được các ban ngành thẩm định, Chủ tịch quận phê duyệt cùng với nó là quyết định thu hồi đất được soạn sẵn gí vào tay Chủ tịch ký.
Đền bù ư? Theo đơn giá nhà nước. Nếu tử tế thì tay Chủ tịch sẽ lùa toàn hệ thống chính trị vào cuộc tỉ tê rằng đã vận dụng tối đa mọi chính sách có lợi cho dân. Nó mà quân phiệt nhá: công an đâu, bộ đội đâu, đầu gấu đâu, các công cụ chuyên chính khác đâu. Loáng cái, gạch đá cũng vỡ vụn, nói chi mạng người (như nhà anh Vươn kia kìa). Đấy là chưa nói nó sai chính quyền cấp dưới đì anh bằng nhiều cách khác. Không chứng nhận lý lịch cho con đi học, đi làm … Không ký làm các giấy tờ khác … Không cho làm hộ khẩu, chứng minh thư, xác nhận để cấp hộ chiếu, thủ tục điện, nước v.v.
Kiện à? Tòa án, Viện Kiểm sát đều chịu sự chỉ đạo của quận ủy và đều nằm trong ban bệ cưỡng chế, thu hồi đất. Chẳng nhẽ tòa lại giơ dao tự chặt tay mình? Cấp thành phố và Trung ương còn tởm lợm hơn, thưa các vị. Toàn quận vừa qua ngập tràn các dự án “chỉnh trang”, thu hồi đất “xen kẹt” … mà tích tắc sau khi lấy ra từ tay dân với giá rẻ mạt, thậm chí lấy không, nó được bán lại cho giới đầu cơ với giá gấp 10 lần. Lắm trường hợp dự án được mua đi, bán lại trên giấy nhiều lần ngay cả trước khi thu hồi, ngay khi dân vẫn đang sinh sống hợp pháp trên đó.
Quy hoạch ư? Đấy là giấy vụn. Ngay như dự án Cầu Nhật Tân: Quy hoạch do Thủ tướng phê duyệt một đằng. Thành phố nó đi làm một nẻo, nó thách thức Thủ tướng đấy. Làm được gì nhau. Đấy là dự án lớn nhé. Với quy hoạch nhỏ, quận và thành phố nó tự điều chỉnh kín với nhau thì bố thằng dân nào biết.
Tinh vi hơn, chúng có thể vẽ ra dự án công ích rất hoành tráng. Thu hồi đất xong xuôi, chúng bịa ra trăm nghìn lý do để ban hành quyết định “chuyển đổi mục đích sử dụng”, biến đất ngon đang là của công thành dự án sinh lời cho tư nhân. Hạn mức thu hồi đất cũng không là cái đinh gì. Chúng có thể xé nhỏ thành nhiều dự án để lách mọi quy định. Cũng có quy định về công khai đấy. Chúng nó bảo đã công khai lâu rồi thì thằng dân làm gì được. Bởi pháp luật hiện tại không quy định rõ hình thức, địa điểm, thời gian, nội dung công khai.
Nếu Hiến pháp này được thông qua, chắc chắn toàn cõi Việt Nam, từ làng trên, xuống xóm dưới sẽ phút chốc biến thành đại dự án thu hồi, giải phóng mặt bằng đất đai với hàng triệu, hàng triệu vụ thu hồi đất phục vụ “phát triển kinh tế xã hội” kiểu như trên và Việt Nam sẽ nhanh chóng soán ngôi Trung Quốc vươn mình thành cường quốc dân oan số 1 thế giới. Hậu quả về chính trị, kinh tế, xã hội vô cùng to lớn, không thể lường hết được. Thật dễ dàng khi đến tỉnh thành nào trên cả nước cũng đều bắt gặp nhan nhản các cánh đồng chết, tức là đất thu xong từ tay dân và để hoang đó, không phục vụ kinh doanh sản xuất, lãng phí ghê gớm.


Các kế hoạch thu hồi đất phải thông qua cấp hội đồng nhân dân (LĐ). 
- Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Quan tâm nhiều hơn đến đối tượng bị thu hồi đất (SGGP). - Lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)(VOV).- Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Phải trân trọng quyền của người dân (TT). – “Không chia lại đất nhưng phải xem xét thấu đáo” (VnMedia). --Rắc rối tên cây cầu ăn vay tỉ đô lớn nhất Đông Nam Á -- Hải Phòng: cán bộ xã giao gần trăm lô đất trái phép (Sống mới).
-"Phù phép" đất rừng Ba Vì thành thổ cư -- Mô hình cánh đồng mẫu lớn (RFA).- Ai giữ sổ đỏ Vườn quốc gia Cát Tiên? (TN).Khó bồi thường đất theo giá thị trường?
(VnMedia) - Thương lượng, bồi thường đất theo giá thị trường tưởng như là một điều chắc chắn nên quy định khi sửa đổi Luật đất đai. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều về vấn đề này… Ảnh minh họa. Góp ý tại Hội thảo “Lấy ý kiến về bồi thường, ...
Sẽ đấu giá đất “sạch”Thanh Niên
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cậpHà Nội Mới
Lấy ý kiến về việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đấtVietnam Plus
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam -Sài gòn Giải Phóng
Đất đai sẽ phải được sử dụng hiệu quả hơn (VnMedia). - Dự án khu du lịch Núi Bà: Có thiếu sót nhưng dân không thể đòi đất (PLTP). - Vụ “bán rừng ngân sách thấp hơn giá thành”: Đầu tư thấp nên bán giá thấp! (PLTP). – Ba Vì – Hà Nội: Biệt thự bức tử đồi rừng Bài 2: Cơn lốc mang tên ‘trục Thăng Long’ (TP).
- Một người dân phản ánh bị trù dập khi xây dựng (PLTP).- Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân (VNN). - Trung ương Đoàn góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (TTXVN). - Diễn biến chương trình tọa đàm về góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (GD&TĐ). - Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần quan tâm đến giáo dục và y tế (TN).
- Đà Nẵng chưa báo cáo thực hiện kết luận thanh tra (VOV).

Tổng số lượt xem trang