“Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khoá tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn… có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc”.
Kế hoạch dự phòng của Mỹ về xung đột vũ trang ở Biển Đông: Armed Clash in the South China Sea (CFR April 2012) ◄◄◄ download -
-Hải cảng Cam Ranh & Hoa Kỳ Trần Bình Nam
Ông Leon Panetta, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ sau khi tham dự Hội nghị Shangri-La tại Singapore với 27 Bộ trưởng quốc phòng trên thế giới (1) hôm Chủ Nhật 3 tháng 6 – 2012 đã đến viếng căn cứ Cam Ranh mở đầu chuyến công du Việt Nam 3 ngày. Đây là chuyến thăm viếng căn cứ Cam Ranh đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ kể từ khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ sau Hiệp Định Paris 1973.
Công bố chính thức của cuộc công du Việt Nam là để thúc đẩy việc tìm kiếm tung tích của 1200 binh sĩ Mỹ đã chết trong cuộc chiến Việt Nam nhưng chưa tìm được hài cốt. Và đồng thời thăm chiến hạm Richard E. Byrd, một chiến hạm chuyên chở binh sĩ của Hải quân Hoa Kỳ đang neo để sửa chữa tại Cam Ranh. Chuyên viên sửa tàu của Việt Nam đã được gởi đến giúp chuyên viên Hoa Kỳ trong việc sửa chữa.
Dù được công bố mục đích của chuyến thăm viếng là gì, và các lời tuyên bố rào trược đón sau của Hà Nội cũng như của Hoa Kỳ để làm yên lòng Trung quốc, sự hiện diện của ông bộ trưởng Panetta là một thông điệp không thể nhầm lẫn của Hoa Kỳ đối với Trung quốc.
Tại Hội nghị Shangri-La ở Singapore ông Panetta đã cảnh giác Trung quốc rằng nếu Hoa Kỳ đưa sức mạnh quân sự trở lại Tây Thái Bình Dương Hoa Kỳ không có mục đích đe dọa quyền lợi của Trung quốc. Và ông Panetta thuyết phục Trung quốc rằng nói chuyện với nhau tốt hơn là cãi vả nhau.
Tại Singapore, ông Panetta không nói gì đến việc ông sắp thăm viếng Cam Ranh, và chỉ nói rằng Trung quốc đừng ngạc nhiên nếu trong tương lai Hoa Kỳ đưa thêm nhân sự và tàu chiến vào vùng Á châu Thái Bình Dương. Ông cũng không ngần ngại tiết lộ rằng vào năm 2020, 60% trong số 285 tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ hiện diện tại vùng Á châu Thái Bình Dương và ông cũng cho biết 6 trong số 11 mẫu hạm của Hoa Kỳ cũng sẽ thường trực tại Á châu. Ông Panetta nói kế hoạch bố trí dài hạn 8 năm trước mắt của Hải quân Hoa Kỳ đã được dự liệu dù ngân sách quốc phòng được cắt giảm.
Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương. Năm 1964 Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Bắc Việt chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội cộng sản ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên) Hoa Kỳ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.
Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Hoa Kỳ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973 Hoa Kỳ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ xử dụng phi trường Cam Ranh một cách giới hạn.Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được xử dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Cam Ranh.
Sau khi chiếm miền Nam, Hải quân Bắc Việt một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung quốc, Việt Nam cho Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Nga đã biến cải Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc thay đổi. Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung quốc ve vãn Hà Nội để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Hà Nội vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc dù căn cứ được bỏ trống .Những năm gần đây Hà Nội cho chuyển phi trường dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa. Người ta đoán Hà Nội có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê bao xử dụng của Trung quốc. (Cam Ranh và Liên bang Nga) Quyết định đó của Hà Nội là một quyết định có tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung quốc còn biết tự chế trong việc đòi quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm soát con đường biển quan trọng của thế giới .Thời gian cho thấy Trung quốc dường như đặt mục tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của mình để dọn đường đi bốn biển năm châu. Trung quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi xuống nhưng còn mạnh hơn mình nhiều và Trung quốc sẽ chờ đợi:10 năm, 15 năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.
Nhưng với các nước nhỏ trong vùng Trung quốc không cần chờ đợi. Trung quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế Trung quốc còn dùng nợ nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung quốc, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung quốc đã triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và năm 2011 là năm Trung quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu nhất.
Giữa năm 2011 chính quyền đảo Hải Nam công bố lệnh ngưng đánh cá trong Biển Đông và gởi hằng trăm tàu hải giám để chận bắt ngư dân Việt Nam. Ngày 1/6 Trung quốc dọa bắn một ngư thuyền Việt Nam gần Trường Sa và ngày 5/7 nhân viên Hải giám Trung quốc đánh đập một chủ thuyền khác trước khi dùng vũ lực đuổi ra khỏi vùng biển “cấm” tại Hoàng Sa.
Trung quốc cũng còn tìm cách ngăn cản việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ). Ngày 26/5 Trung quốc cho 3 tàu Hải giám đến lén cắt giây cáp dò tìm dầu khí của tàu Bình Minh 2 của Cục Dầu khí PetroVietnam . Đây là lần đầu tiên Trung quốc xâm phạm một cách lộ liễu vùng EEZ của Việt Nam.
Trong hai ngày liên tiếp 29 & 30/5 trong khi tàu khảo sát Viking II do PetroVietnam thuê tìm dầu khí trong bãi Tư Chính (Vanguard Bank), một tàu hải giám Trung quốc đến cắt giây kéo dụng cụ tìm dầu. Lực lượng bảo vệ Viking II của Việt Nam đã ngăn cản đuổi tàu hải giám của Trung quốc đi và hai bên xuýt đụng đô nhau bằng vũ lực. Chưa hết, ngày 9/6 Trung quốc lại cho tàu đánh cá đến cắt giây cáp của Viking II. Và cuối tháng 6 một vụ cắt giây cáp khác lại diễn ra chung quanh bãi Tư Chính. Trước các hành động khiêu khích và lần lướt của Trung quốc, Việt Nam đã áp dụng đối sách phản ứng nhiều mặt: (1) đối đầu (không dùng vũ khí) trên thực địa, (2) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố mạnh mẽ Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia, (3) làm ngơ để nhân dân Hà Nội và Sài gòn biểu tình trong các ngày Chủ Nhật trong suốt 12 tuần từ đầu tháng 6, và sau cùng (4) không quên mặt ngoại giao gởi giới chức cao cấp đi Trung quốc nói chuyện hơn thiệt . (Trung Quốc bắt nạt Việt Nam)
Nhưng các hành động của Trung quốc trên Biển Đông không phải là những đụng chạm ngoài ý muốn, mà là các hành động trong chính sách nên các đối sách đáp ứng của Việt Nam không còn thích hợp. Việt Nam cần phải có một chọn lựa khác.
Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng. Đầu tháng 3/2012 Trung quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam và hai thuyền đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa (Trung quốc đã chiếm bằng vũ lực đầu năm 1974) đòi tiền chuộc. Và Việt Nam cũng chỉ có thể phản ứng bằng nước bọt. Giữa tháng 4 Trung quốc gây hấn với Phi luật Tân tại bãi cạn Scarborough của Phi, và với lời lẽ “dao to búa lớn” của Trung quốc người ta chờ đợi những bước lấn tới trong chính sách đã được hoạch định của Trung quốc. Dường như Trung quốc muốn khiêu khích để Việt Nam chịu không nổi phải đánh trả và họ có cớ để ra tay đẩy cuộc tranh chấp sang một tầng cao khác có lợi cho họ.Trong tình hình hiện nay Cam Ranh trở thành một cái chìa khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua (từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh) Việt Nam đã từ chối mọi ve vãn quốc tế xử dụng cảng Cam Ranh và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính sách khéo léo thì với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của Trung quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác.
Đồng minh và quan hệ an ninh có văn bản đối với Hoa Kỳ có lẽ còn quá sớm. Nhưng nếu có giao kèo để Hoa Kỳ xử dụng Cam Ranh thì có lẽ cũng là một thế bài giải nước bí của Việt Nam. Trước đây người ta vẫn đặt câu hỏi: Hoa Kỳ có muốn xử dụng lại Cam Ranh hay không. Và không ai có câu trả lời dứt khoát. Chuyến thăm viếng Cam Ranh của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và sự tiếp đón nồng hậu của Việt Nam là một câu trả lời từ hai phía không nhầm lẫn được.
Tín hiểu chuyển đổi chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ làm Trung quốc rà soát và điều chỉnh lại chiến thuật tiến ra Biển Đông của họ. Và lịch trình Hoa Kỳ thuê bao Cam Ranh để làm căn cứ tiếp vận cho Hạm đội 7 còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh này.
Có thể còn rất lâu. Nhưng chuyến thăm Cam Ranh của ông Panetta sẽ làm cho tính cách bè bạn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi, và quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam sẽ không còn như trước. Nếu giữa Việt Nam và Trung quốc còn đồng sáng với 16 giữ vàng giả dối thì “mộng” cũng đã khác nhau nhiều ./.
Trần Bình Nam
June 5, 2012
(1) Hội nghị Tổng trưởng quốc phòng của 27 nước Australia, Brunei, Burma, Cambodia, Canada, France, Germany, India,Indonesia, Japan, Laos, Malaysia, Mongolia, New Zealand, Pakistan, People's Republic of China, Philippines, Russia, South Korea,Sri Lanka, Singapore, Thailand, East Timor, United Kingdom, United States và Vietnam. họp hằng năm tại khách sạn Shangri-La ở Singapore bắt đầu từ năm 2002 do sáng kiến và tổ chức bởi Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (International Institute for Strategic Studies). Do đó hội nghị này có tên là Hội nghị Shangri-La (Shangri-La dialogue)
@ Trần Bình Nam Hải cảng Cam Ranh & Hoa Kỳ
--------------
--Quan hệ Việt - Mỹ: Thả con săn sắt bắt con cá rô SGTT.VN 06.06.2012
-* Nhân đọc báo cáo quốc hội Mỹ về quan hệ Mỹ – Việt
SGTT.VN - Vấn đề không phải là bỏ qua lùm xùm để thu về món lợi lớn hơn. Với tư cách là một trong những chìa khoá để cân bằng lực lượng ở khu vực, Việt Nam trước sau nhất định sẽ vô hiệu hoá những cái bẫy đang cản trở sự thăng hoa trong quan hệ Việt – Mỹ.
Nhưng liệu những thông điệp ông Panetta mang đến Hà Nội lần này đã được đón nhận một cách thuận lợi, để nâng cấp hơn nữa mối quan hệ quan trọng không chỉ đối với hai nước?
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, cựu Tổng thống Bill Clinton giúp cho Dan và David Evert, đi phía sau ông, tìm hài cốt của cha họ, một phi công. Chính ông Clinton là người mở đầu cho kỷ nguyên quan hệ Việt – Mỹ. |
Chuyến thăm còn hơn cả một biểu tượng
Bộ trưởng Panetta đã khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, và mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Ông Panetta bày tỏ hài lòng về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ thời gian qua, mong muốn hai nước tiếp tục tích cực triển khai thực hiện bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai bộ Quốc phòng ký năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp lại: Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng và mong muốn Mỹ với tư cách là cường quốc châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với phía Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và nhiều lĩnh vực khác trong an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống.
Những cái bẫy trong quan hệ Việt – Mỹ
Trong tiếp xúc với ngoại trưởng Phạm Bình Minh, cả hai bên đều không nhắc đến thuật ngữ “tiến tới quan hệ đối tác chiến lược”, vốn đã trở nên rất quen thuộc và được đón đợi đối với truyền thông Việt – Mỹ lẫn quốc tế trong mỗi dịp trọng đại như vừa qua. Nhiều dự đoán được đưa ra. Có thể chuyến thăm của ông Panetta thu được những kết quả vượt dự kiến, nên cả hai bên đều không muốn làm nóng thêm phản ứng trong khu vực? Có thể mỗi bên đều có lý do để kìm bớt sự hưng phấn trong bối cảnh quan hệ song phương vẫn còn những “khúc nhôi” chưa giải toả hết?
“Khúc nhôi” hay “cái bẫy” cũng thế thôi! Đó là quá trình Việt – Mỹ cần vượt qua cái bóng khổng lồ của Trung Quốc trong nâng cấp quan hệ. Thông cáo về cuộc tiếp kiến của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với Thủ tướng Việt Nam đã khẳng định: “Những hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam và Mỹ không làm phương hại đến an ninh của các nước láng giềng”. Lập trường của nhiều nước ASEAN như Indonesia, Philippines hay Singapore tại Đối thoại Shangri-La vừa qua cho thấy các nước đó đều tự tin vượt qua cái bóng khổng lồ ấy như thế nào.
Đó còn là cả Việt Nam lẫn Mỹ đều phải hoá giải được “cặp bài trùng” dân chủ – nhân quyền trong quá trình thúc đẩy quan hệ song phương, vốn được cho là do phía Mỹ đưa ra để gây sức ép với Việt Nam. Ở đây có những nhân tố về văn hoá và lịch sử cần được xem xét lại. Đối với một Việt Nam mà cuộc vận động “tranh tự chủ, chống ngoại xâm” như cuộc Cách mạng tháng 8.1945 ngay từ đầu đã được Hồ Chí Minh coi là “noi gương Cách mạng của Mỹ và Cách mạng của Pháp”, thì dân chủ – nhân quyền chính là mục tiêu thiêng liêng của toàn dân tộc!
Còn những ai đó chưa hiểu được tầm quan trọng của việc vun trồng và nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ, thì nên xem lại đánh giá gần đây nhất của trung tâm Nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Mỹ, một tổ chức được đánh giá là thân cận với Tổng thống Obama: “Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khoá tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn… có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc”.
All of my love, Vietnam.(Mafiovi) - Moment, Leon! We would be best friends since 195x if Americans were not so foolish. Defense Secretary Panetta has put some muscle behind the Obama administration's Pacific ambitions. But will a few more ships really be enough to stare down China? - Stupid. It's no one but me who will "really be enough to stare down China", Messrs. - Come to Vietnam and You'll know what Vietnam BoyZ call those who pronounce these words. That's what: Expired prostitute - The Chinapartheid? - If you all do nothing except dancing and singing, you'll see it in your countries, Messrs, I vow. So please choose when you have time else.
...China Sticks to Soft Power? - If you aren't soft, what the heck you can say on the one?
US seeks Vietnamese base to counter China (Sydney Morning Herard).
- Báo Mỹ: TQ sáng tác lịch sử để chiếm Biển Đông (ĐV). - ‘Trung Quốc duy trì pháp luật ở Scarborough/Hoàng Nham (VTC). - Cạnh tranh Mỹ-Trung khiến châu Á tiến thoái lưỡng nan (VNN). Bộ trưởng Quốc phòng Úc không dám đem laptop đến TQ (Reuters/NLĐ). “Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith để lại laptop và điện thoại di động của mình ở Hồng Kông để tránh bị do thám khi đến Trung Quốc đối thoại song phương với người đồng cấp Lương Quang Liệt ngày 6-6“.
- Nhật-Mỹ-Australia bắt đầu tập trận chống tàu ngầm (TTXVN).
Đường lưỡi bò: Trung Quốc đã nhào nặn ra lịch sử "Đường lưỡi bò 9 đoạn" như thế nào? (GD 5-6-12) -- Tóm lược bài: China's Invented History (WSJ 4-6-12)- Lịch sử được Trung Quốc sáng chế (Wall Street Journal/SGTT).
Quan hệ Việt Mỹ: Ties Strengthening Between Vietnam And The U.S (NPR 5-6-12) -- Radio audio clip
Mỹ - Châu Á: Is America Pivoting to Asia Fast Enough? (FP 4-6-12) -- Chữ "pivoting" là lỗi thời rồi Tám! Bây giờ là chữ "rebalancing"! (Đọc lại bài này: Pivot Out, Rebalance In (Diplomat 3-5-12))
Nước Mỹ đi xuống? Hang on, Leviathan, Hang On (NYT 4-6-12) -- Eric X. Li van nài Mỹ đừng xuống nhanh quá!
Mỹ lo ngại Trung Quốc và Đài Loan "liên thủ" ở biển Đông
(TNO) Một số người bắt đầu thể hiện lo ngại cao độ về sự hợp tác tiềm tàng giữa Đài Loan và Trung Quốc trong các tranh chấp biển Đông.
– – Philippines, Trung Quốc hạ nhiệt ở Biển Đông (VNE).
-Biển Đông: "Đa phương" chọi lại "bành trướng"
-Đến lượt TQ công bố báo cáo đánh giá sức mạnh của Mỹ và Nhật Bản dv
-- Sân khấu nổi trong Vịnh Cam Ranh
Nói đến Cam Ranh, mấy bữa nay báo chí Việt Nam chú ý đặc biệt đến mấy nhà kinh doanh Trung Quốc sang nước ta thuê người Việt đứng tên làm bè nuôi cá.--'Lãnh đạo tỉnh chịu trách nhiệm vụ người TQ nuôi cá ở Cam Ranh
-Bè Đài Loan ngay cửa vịnh Cam Ranh tp
- Việt-Trung tuần tra chung ở Biển Đông (BBC).
- Phó chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Trần Đình Nhã: Việc người Trung Quốc nuôi cá trái phép ‘đáng lo ngại’ (VNN). - Vụ người Trung Quốc nuôi cá: Đổ trách nhiệm cho người nghỉ hưu (DV). - Đang làm rõ trách nhiệm vụ người TQ nuôi cá trái phép (VNN). - Để người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh: Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm(NLĐ). - “Sẽ đề nghị Ủy ban Quốc phòng An ninh giám sát vụ việc” (GDVN).
- Truy trách nhiệm vụ người TQ ở Cam Ranh (BBC). Phỏng vấn TS Nguyễn Thanh Giang: ‘TQ không bao giờ tốt đẹp với VN’ (BBC). – Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân Người Trung Quốc trên Vịnh Cam Ranh: “Đúng là lo ngại lắm!” (GDVN). – Vụ người Trung Quốc nuôi trồng, thu mua hải sản trái phép: Phát hiện hàng loạt trường hợp (SGTT). “Tại Khánh Hòa, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục người Trung Quốc hoạt động nuôi trồng vào thu mua hải sản trái phép trên các vùng biển. Trong khi đó tại Phú Yên, UBND tỉnh này cấp phép cho người Trung Quốc nuôi trồng thủy sản nhưng Công an tỉnh không biết“.
- Tin Việt Nam mua tàu ngầm Amur là thiếu cơ sở (ĐV).
- 60% chiến hạm Mỹ ở châu Á – TBD, tướng TQ: đối thủ sẽ phải kinh hồn! (GDVN). - Trung Quốc lo sợ siêu tàu chiến mới của Mỹ (VnMedia). - Bị Mỹ bao vây, Trung Quốc quay sang với Nga? (VnMedia).- Tiết lộ thư lính Mỹ tử trận ở Việt Nam (TT). - Lá thư từ chiến trường (BBC).
- Cờ Trung Quốc hiên ngang giữa TP. Lào Cai (DLB). – “Tứ chứng nan y” và “Văn hóa quỳ” (DLB).
- Mỹ tái cơ cấu hệ thống căn cứ quân sự ở nước ngoài theo hướng nào? (VOV). – Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore (BQP Mỹ/ Ba Sàm). Tiếp theo phần đầu: Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore. – Panetta gửi thông điệp cho Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam (TCPT). Dịch từ bài: Panetta sends message to China on Vietnam visit (AP/ Boston). - Mỹ hối hả quay trở lại Châu Á (VnMedia). - Tăng cường quan hệ với các đối tác quân sự (TT).
- Tổng kết chuyến thăm của ông Panetta (BBC). – Nhân Quyền và cấm vận vũ khí (RFA). – Việt – Mỹ : Từ cựu thù trở thành bạn (RFI). – Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí (VOA). – Việt Nam-Mỹ trao đổi thư binh sĩ thời chiến (NV).
- Trung Quốc cảnh báo ‘rạn nứt’ vì chính sách ‘trở lại Châu Á’ của Mỹ (VOA). – Vai trò của Scarborough đối với Mỹ(Diplomat/NCBĐ). – Trung Quốc và Philippines rút bớt tàu ra khỏi khu vực Scarborough (RFI). – Vì sao Trung Quốc bị thế giới oán ghét?(Chiến lược Trung Quốc/NCBĐ). – Hải quân Hoa Kỳ hy vọng, tàu khu trục tàng hình sẽ trả lời cho sự trỗi dậy của Trung Quốc: US Navy Hopes Stealth Ship Answers a Rising China (AP/ Yahoo News). – Bão táp trên Biển Đông (Trần Bình Nam). - Trung Quốc rút bớt tàu tại Scarborough (LĐ). - Trung Quốc bác tin hải giám, ngư chính nước này đã rời Scarborough (GDVN).
- Bắc Kinh thờ ơ Shangri-La: Lợi bất cập hại? (WSJ/TVN). - Thế giới 24h: Báo Trung Quốc đe Mỹ (VNN). - Trung Quốc cảnh báo chiến lược “xoay trục” của Mỹ (LĐ).
- Trung Quốc đã nhào nặn ra lịch sử “Đường lưỡi bò 9 đoạn” như thế nào? (GDVN). - Trung Quốc: “Mỹ tăng hiện diện ở châu Á là không thích hợp” (Tân Hoa Xã/NLĐ). - ‘Mỹ điều chuyển hải quân không đúng lúc’ (VNE). - Tàu chiến siêu tàng hình mới của Mỹ – nỗi ám ảnh của Trung Quốc? (VnMedia). - Báo chí thế giới nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ? (Petrotimes).
- Răng, môi và hải quân Mỹ: Lips, Teeth and the U.S. Navy (NYTimes).
- Con quay Mỹ đã xoay đủ nhanh quanh trụ châu Á ?: Is America Pivoting to Asia Fast Enough? (Foreign Policy).
- Danh Đức: Sao thiên hạ đều đòi tự do hàng hải? (TT).