Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Khi giới truyền thông phương Tây co lại, Nhật báo Trung Quốc bung ra

Mark MacKinnon BEIJING — The Globe and Mail

Đây là thời điểm đáng lo ngại cho nhà báo. Tôi đã dành một phần của buổi chiều chủ nhật để xem “Trang Nhất”, một phim nói về tâm trạng ảm đạm trong phòng làm việc của tờ The New York Times, trong khi nêu bật những thách thức dường như không thể vượt qua đang đối đầu với giới truyền thong “phương Tây” nói chung.

Sau đó, vào thứ Hai, đoạn “tweet” này từ một người quen ở Trung Quốc đang du lịch ở Ý nổi lên màn hình máy tính: “Nhật báo Trung Quốc là tờ báo giấy bằng tiếng Anh duy nhất có tại khách sạn của tôi ở Milan,” Jeremy Webb, một chuyên viên tư vấn có tiếng và cũng là một blogger.

Nhật báo Trung Quốc - báo mạng tiếng Anh
Nguồn ảnh: By http://usa.chinadaily.com.cn/

Những chữ đó của Jeremy Webb bắt được sự thay đổi của cảnh giới truyền thông toàn cầu với tiềm năng thay đổi tư duy dòng chính, và thách thức hệ thống giá trị của thế giới chúng ta đang sống. Trong khi báo chí phương Tây và các đài truyền hình đóng cửa văn phòng, cắt giảm nhân viên và dựng tường trả tiền [(paywalls) trên các trang báo mạng], các cơ sở truyền thông mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, của Hoàng thân xứ Qatar và hay của Kremlin [Cẩm Linh] tiếp tục mở rộng tầm hoạt động và ảnh hưởng.

Vài năm trước đây, lần đầu tiên tôi nhận thấy điều này khi đang công tác tại Trung Đông. Báo chí tiếng Anh ở đó bắt đầu ít phụ thuộc vào những bản tin của những hãng tin như AP, Reuters, một quyết định có lẽ được thúc đẩy vì tốn phí. Ở đó báo chí mua tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã Newswire rẻ hơn; tin của Tân Hoa Xã là các bài viết tinh vi hay vụng về chèn cái nhìn của Đảng Cộng sản về các sự kiện toàn cầu vào một mẩu tin vô thưởng vô phạt.

Bây giờ Nhật báo Trung Quốc – tiếng nói chính thức của Bắc Kinh, chỉ đến tay người phương Tây ở Trung Quốc một cách nhỏ giọt khi tờ báo ra mắt vào năm 1981 – cũng đã trở thành báo toàn cầu, điều này đôi lần đã giúp đỡ những hãng truyền thông kẹt tiền của phương Tây như tờ The Globe and Mail (trong năm 2010 đã in một phần đặc biệt hợp tác sản xuất đánh dấu kỷ niệm 40 năm quan hệ Canada-Trung Quốc) và tờ Washington Post (xuất bản “phụ bản phải trả tiền” tên là ChinaWatch do đội ngũ nhân viên China Daily thực hiện hoàn toàn.) Báo chí trên khắp châu Á thường xuyên cho phát hành theo “Tuần san Châu Á [của] Nhật báo Trung Quốc” trong các trang báo của họ. Tờ China Daily còn có các ấn bản Mỹ, châu Âu và Hồng Kông, miễn phí, và không có “tường mua báo” trên các trang báo mạng.

Nó không phải chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn để cho người đọc biết quan điểm về những gì đã xảy ra trong thế giới ngày nay. Nhiều khách sạn ở Đông Nam Á đã có cả RT News (Liên bang Nga Hôm nay) trong các đài TV của họ, thường là các chương trình thông tin duy nhất bằng tiếng Anh có sẵn. Cũng như với Tân Hoa Xã và China Daily, bản tin thường là tốt cho đến khi xem đến phần do chính phủ tài trợ (trong trường hợp này, điện Kremlin) muốn nói một cái gì đó với khán giả.

(Hãng tin thường-gây tranh cãi al Jazeera - do gia đình hoàng gia Qatar kiểm soát - đã nổi tiếng là hãng tin đầu tiên thách thức sự thống trị của giới truyền thông phương Tây, đặc biệt là những quan điểm về sự phẫn nộ Ả Rập với chiến tranh Iraq và cuộc chiếm của Israel đóng ở Bờ Tây [sông Jordan]. Nhưng đài truyền hình, qua vệ tinh, tiếng Ả Rập, đóng một vai trò quan trọng trong mùa xuân Ả Rập, đã trở nên im lặng đáng chú ý khi các cuộc biểu tình di chuyển đến gần cơ sở trung ương [của al-zeera] ở vùng Vịnh Ba Tư.)

Đây không phải là vấn đề ai lấy được tiền quảng cáo - là đồ hiếm quý ngày nay cho bất cứ ai - màó là về các cuộc hội thoại toàn cầu, và ai được quyền lên khung sự kiện. Một du khách ở Milan, có thể đã dành buổi sáng để tìm đọc về sự phẫn nộ quốc tế đối với việc Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại chỉ thấy bản tin của tờ Nhật báo Trung Quốc về vụ việc. Bài báo đề cập đến máy bay phản lực Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi chỉ sau khi nghiêm túc đưa tin Bashar al-Assad đã thay đổi nội các của ông sau sự ra đời của một hiến pháp mới và cuộc “bầu cử” một quốc hội mới.

Hiến pháp và quốc hội mới được hầu hết các nhà quan sát ngoài Damascus, Moscow và Bắc Kinh xem như những cố gắng bề ngoài nhằm mục đích gây ấn tượng là có cải cách trong khi trên thực tế chỉ để củng cố chế độ độc tài của Đảng Baath của ông al-Assad. Nhưng không một ai tại khách sạn ở Milan nơi Jeremy Webb tạm trú được biết đến góc nhìn hoài nghi vừa kể.

Tờ Nhật báoTrung Quốc có quan điểm về cuộc khủng hoảng Syria tương tự như các chủ nhân ông ở Bắc Kinh. “Đánh bại chính phủ Syria bướng bỉnh là một bước cần thiết cho Hoa Kỳ lật đổ chính phủ hiện nay tại Teheran, và cũng là một phần của chiến lược toàn cầu của Mỹ để kiểm soát dầu của thế giới và tình trạng đồng đô la Mỹ trong thị trường tiền tệ thế giới,” một bài quan điểm gần đây viết.

Có những người lập luận thế là công bằng, giới truyền thông phương Tây đã đóng vai trò cổ vũ trong mùa xuân Ả Rập (và trước đó, cuộc xâm lược Iraq của Mỹ). Và Nhật báo Trung Quốc, cuối cùng, chỉ đưa ra một cách nhìn khác về các sự kiện thế giới; đây là một điều rõ ràng China Daily có quyền làm. Điều nguy hiểm ở đây là China Daily và những cái loa nhà nước khác đang thăng tiến đúng và lúc các phương tiện truyền thông phương Tây, với truyền thống độc lập, khách quan, đang bi khủng hoảng trầm trọng.

Ngay cả trong thời gian trước chiến tranh Iraq năm 2003 – là thất bại lớn nhất của các phương tiện truyền thông phương Tây trong vai trò của kiểm sát quyền lực – đã có luôn luôn có cố gắng giữ khách quan. Nhiều quan điểm bất đồng đã được in và phát sóng, ngay cả khi bị xem là không quan trọng. Hiếm khi người ta có thể nói như vậy về các trang báo mạng của Nhật báo Trung Quốc, hoặc các chương trình tin tức trên RT News.

Giới truyền thông không tưởng sẽ cho người ta biết rằng người viết blog, Twitter và Facebook sẽ nhanh chóng lấp đầy những khoảng trống ngày càng tăng, và sẽ làm tin hay hơn cả các phòng đưa tin được cho là già nua tẻ nhạt của New York, London và Toronto có thể thực hiện.

Báo giấy, tương lai co cụm
Nguồn ảnh: The Globe and Mail

 

Tôi hy vọng như vậy. (Ít nhất không vì The Globe and Mail là một trong những công ty truyền thông đang tiến đến việc dựng một paywall, và cũng đã yêu cầu nhân viên nghỉ phép không lương vào mùa hè này). Nhưng thử đọc kỹ hơn các mẩu đàm thoại trên Twitter, hoặc các bài viết của cộng đồng blog. Họ thường bắt đầu với nội dung của các nhà báo chuyên nghiệp, được gửi công tác với chi phí đáng kể tại các địa điểm xa xôi, và nhiều hơn là thỉnh thoảng rơi vào chốn nguy hiểm.

Giới truyền thông xã hội góp phần vào những cuộc tranh luận, đồng thời làm tăng và thách thức các phương tiện truyền thông dòng chính với những bằng chứng được mục kích và quan điểm độc đáo. Tất cả những điều đó đều tốt. Nhưng không có blogger thực sự độc lập nào có thể đủ khả năng mất hàng tháng (hoặc dám chịu chi phí pháp lý có thể có) để điều tra các cáo buộc về gian lận của công ty. Và hẳn chẳng ai khuyến khích một người viết “twitt” chưa qua đào tạo, không được trang bị đầy đủ và không có bảo hiểm đi làm tin tại những mặt trận mới nhất ở Sudan và Afghanistan.

Trong suốt cuộc khủng hoảng gần đây ở Syria, và trước đó tại Libya và Ai Cập, Tân Hoa xã và RT News đã ném tiền và các nguồn lực chưa từng thấy để làm tin từ hiện trường, ngay cả khi các phương tiện truyền thông phương Tây đã thâu hẹp lại. Không phải là quá đáng khi tưởng tượng đến một tương lai gần, lúc đó Tân Hoa Xã, RT News, hơn là Associated Press hoặc BBC, mới có các phóng viên ở các cuộc khủng hoảng quốc tế, có nghĩa là thế giới chỉ sẽ nhận được quan điểm của Bắc Kinh hay của Moscow về những gì xảy ra.

Người ta chỉ cần nhìn vào tin tức nhỏ giọt về Tây Tạng, nơi mà các nhà báo phương Tây bị cấm đến, để xem những gì sẽ xảy ra khi nó chỉ có các phương tiện truyền thông nhà nước và một vài blogger can đảm đưa tin ra thế giới bên ngoài. Hiện đã có một loạt hơn 30 cuộc tự thiêu chưa từng thấy trên cao nguyên Tây Tạng trong năm qua, chỉ dấu sự tuyệt vọng và sự cô lập của người Tây Tạng, nhưng chẳng có bao nhiêu bài báo đưa tin chi tiết ngoại trừ các cuộc tấn công thường xuyên vào Đạt Lai Lạt Ma do các phương tiện truyền thông [nhà nước] Trung Quốc cung cấp.

“Tôi không trả tiền để đọc báo, tôi đi đọc tin tức ở nơi khác,” là câu trả lời của nhiều bạn đọc khi tờ The Globe and Mail thông báo sẽ theo chân tờ The New York Times, Wall Street Journal và Financial Times dựng paywall trên trang báo mạng vào mùa thu này. Thông tin miễn phí đầy rẫy trên Internet, người ta lập luận.

Đó là sự thật nếu chúng ta chỉ nói về tiền.


© DCVOnline


Nguồn: As Western media contract, the China Daily expands. MARK MACKINNON. Beijing — The Globe and Mail. Published Monday, Jun. 25 2012.

 

-Khi giới truyền thông phương Tây co lại, Nhật báo Trung Quốc bung ra 

 

Bloggers Trung Quốc: China’s bloggers are taking risks and pushing for change, one click at a time (WP 26-6-12)
Trung Quốc luôn đổ lỗi cho các bà? Tale of the Dragon Lady (FP 26-6-12)

 

Tổng số lượt xem trang