Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Nghi án ‘nắn’ đường vành đai 2.5 do sai sót về số liệu?

-Đường vành đai 2,5: Chính quyền ngang nhiên vi phạm pháp luật, chà đạp lên đạo lý

Chỉ bằng một hành động dường như “sai sót” nhỏ, các quan tham quận Hoàng Mai đã móc túi của dân hàng chục tỉ đồng. Cụ thể là việc đền bù diễn ra vào cuối năm 2012, với các quyết định phê duyệt phương án đền bù ký vào cuối 12/2012 nhưng quận lại cố tình áp giá đất đai, giá công trình năm 2010 để tính toán đền bù cho dân vốn thấp hơn nhiều so với giá hiện hành.
Võ bẩn này thực ra không mới trên địa bàn Hà Nội. Ngay ở quận Tây Hồ, dự án Ciputra Nam Thăng Long đền bù cho dân năm 2011 mà vẫn lấy giá đất tận 2007. Chỉ riêng khoản chênh lệch, các quan đã bỏ túi hàng trăm tỉ đồng. Có những phương án bị phát hiện nhầm theo kiểu lỗi của cậu đánh máy” như: 182 triệu thì tính thành 128 triệu. Nếu bị dân phát hiện thì các quan chối bay chối biến và đổ hết lỗi cho “cậu đánh máy” – kiểu đổ lỗi của Đào Duy Quát – rất phổ biến trong hệ thống chính quyền.

Các hành vi trên hoàn toàn đi ngược lại quy định về thời gian áp giá đền bù được nêu rất rõ tại Nghị định 69 của CP và QĐ 108 của UBND TP Hà Nội. Thực chất chúng đã đã cấu thành tội tham ô ở mức cực kỳ nghiêm trọng. Song với sự bao che từ Trung ương và Thành phố, chúng vẫn ngang nhiên chiếm đoạt, bòn rút của những người cùng khổ – dân mất đất.
Chưa hết, tại dự án đường vành đai 2,5 – chính quyền quận Hoàng Mai còn ngang nhiên đập phá nhà thương binh nặng, nhiễm chất độc da cam, con cái đều bị di nhiễm, hoàn cảnh cực kỳ bi đát, đẩy gia đình này vào cảnh sống khổ hơn chết.
Dưới đây là tiếng kêu cứu của người thương binh khốn cùng này tới lãnh đạo Hội chiến binh Việt Nam.
ĐƠN KÊU CỨU.
Hà nội ngày 06 tháng 1 năm 2013.
Kính gửi đồng chí: Nguyễn Văn Được.
Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt nam, nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tôi là Cao Chí Thứ – Nguyên là sỹ quan quân đội. Năm 1965 khi đang là sinh viên đại học tôi tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu tại mặt trận B5 (Quảng Trị, Thừa Thiên) binh chủng đặc biệt nay là đặc công.
Trải qua nhiều trận đánh, tôi hoàn thành nhiệm vụ, được mặt trận tặng danh hiệu Dũng sĩ cùng nhiều huy chương và huân chương. Trong một trận chiến ác liệt giành giật cao điểm với quân kỵ binh bay Pắc Chung Hy (Hàn Quốc), tôi bị thương tại cao điểm 525 Quảng Trị. Tôi được điều trị bệnh viện mặt trận rồi chuyển ra bắc điều trị tiếp và xuất ngũ, xếp hạng thương tật 2/4. Tôi đã mất hai con: Con đầu lòng 16 tuổi bị ung thư dòng lanhiprôrepô. Con thứ hai sau khi sinh ra bị dị dạng bẩm sinh sau bốn ngày thì chết (Do chất độc da cam).
Thưa đồng chí chủ tịch: Cả cuộc đời tôi gian nan vất vả, gia đình tôi mới có được căn nhà ở 59 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Thế mà sáng ngày 28 tháng 12 năm 2012 nhà tôi bị đập phá thành đống gạch vụn ngổn ngang do ông chủ tịch Quận Hoàng mai ra lệnh đập phá (cưỡng chế), chỉ vì tôi chưa kê khai với ban giải phóng mặt bằng đường 2,5.
Lý do tôi chưa kê khai vì ban giải phóng mặt bằng quận Hoàng mai làm chưa đúng pháp luật, sai chính sách đền bù – Cụ thể là bán lô đất tái định cư mà thành phố đã duyệt cấp.
  • Giá đền bù quá thấp chỉ bằng 1/10 giá thị trường
  • Nắn chỉnh đường thẳng thành cong sai quy hoạch, sai chỉ thị 108 của chính phủ, nắn sai vào dãy nhà của nhiều hộ dân trong đó có nhà tôi. Nhân dân phát hiện có biểu hiện khuất tất, tiêu cực vi phạm luật.
  • Nhiều nhà không kê khai đã bị UBND Quận Hoàng mai ra lệnh tháo dỡ biển buôn bán, cho máy cuốc cày phá vỉa hè, cắt điện sinh hoạt… (Biện pháp khủng bố cưỡng ép dân phải chấp hành kê khai)
Chỉ trong buổi sáng ngày 28/12/2012 sáu gia đình trong đó có nhà tôi bị chủ tịch UBND Quận Hoàng mai ra lệnh phá sập nhà ở của chúng tôi, dùng lực lượng trên 500 cảnh sát, và hàng trăm dân phòng và các lực lượng khác, máy ủi, máy xúc, máy cuốc, máy khoan bê tông, cần cẩu, xe cứu thương, cứu hỏa vv… đến đập phá nhà tôi và năm nhà khác.
Một số nhà chưa bị đập phá vì họ sợ quá, bị áp đáo suốt ngày và đêm 27/12 đến sáng 28/12 họ mới kê khai trong nước mắt.
Thưa đồng chí: Tôi chưa thấy ở đâu chính quyền coi thường pháp luật, chà đạp quyền con người, quyền mưu sinh của người dân như chủ tịch UBND Quận Hoàng mai đã thực hiện.
Là thương binh tôi thấy mình cần gương mẫu chấp hành đường lối chính sách và đặt nhiều niềm tin vào chủ trương, chính sách. Tôi đã nhiều lần đề nghị ban giải phóng mặt bằng đường 2,5 yêu cầu làm đúng chính sách, đúng luật đã ban hành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và của chính mình.
Nếu thực hiện sai, hại tới dân, làm mất lòng tin, tôi không thực hiện. Thế là nhà tôi bị đập phá tan tành, tôi cố nén âm thầm chịu đựng.
Vợ chồng tôi đã già yếu, kinh tế kiệt quệ, cuộc sống leo lắt. Chỉ vì tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng mà nay gia đình tôi bị dồn vào cảnh khốn khổ (đi ở nhờ). Tôi là bộ đội thương binh 2/4 bị họ dùng quyền chức, thế lực, dồn tôi vào cảnh khốn khó, dồn vào đường cùng.
Năm gia đình cùng bị đập phá đều là gia đình chính sách, chất độc da cam, bộ đội, thương binh, công an, có nhà có mẹ già trên 80 tuổi đang yếu đau nặng vv… Cùng đang lâm cảnh khốn khó.
Nhân dân trong diện giải phóng mặt bằng đường 2,5 Tân Mai, đã gửi nhiều đơn kêu cứu tới nhiều cấp chính quyền, nhiều cơ quan báo chí, truyền hình cũng lên tiếng. Thế nhưng vẫn không được bảo vệ của công lý, thật sự tôi không hiểu vì sao? Tôi thật sự thất vọng.
Tôi làm đơn này đề nghị đồng chí với cương vị Chủ tịch hội cựu chiến binh hãy đứng ra bảo vệ chúng tôi, theo công lý, công bằng xã hội, đúng luật pháp hiện hành.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn.
  Cao Chí Thứ.
Địa chỉ: 59 Phố Tân mai, quận Hoàng mai, Hà nội.

 - Người dân Tân mai, đã đến chân tường: biểu tình quận ủy Hoàng Mai 25/12/2012 Kiến Vàng
Mặc dù rét mướt chiều nay 25.12.2012 bà con Tân mai đến quận ủy quận Hoàng mai đấu tranh việc giải tỏa cưỡng chế trái luật, trong đó có cụ Tiền trên 90 tuổi đời, hơn 60 tuổi đảng đã nhờ con cháu cõng cụ đi đấu tranh.




Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/tan-mai-25-12-2012/#ixzz2GQobVO5J 


 – Hình ảnh Quân đội cưỡng chế Phố Tân Mai, Hà Nội 26/12/2012Hình ảnh Quân đội cưỡng chế Phố Tân Mai, Hà Nội 28/12/2012 (TTXVA).
- Hà Nội: cưỡng chế thu hồi đất để mở đường vành đai 2,5 (TT). TT - Sáng 28-12, Q.Hoàng Mai (Hà Nội) đã cưỡng chế thu hồi đất của sáu hộ gia đình tại P.Tân Mai để thực hiện dự án mở đường vành đai 2,5, đoạn nối từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát.

Theo ông Nguyễn Đức Hải - phó chủ tịch UBND Q.Hoàng Mai, để thực hiện dự án mở đường vành đai 2,5 quận phải thu hồi 55.148m2 đất tại các phường Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Tương Mai và Giáp Bát. “Đến ngày 25-12, việc thu hồi đất đã hoàn thành 92%, chỉ còn 54/245 hộ gia đình tại P.Tân Mai chưa nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng. Trước đây người dân khiếu nại hai vấn đề: quy hoạch dự án này sai và giá đền bù. Khi thanh tra Bộ Xây dựng kết luận dự án này thực hiện đúng quy hoạch nên người dân khiếu nại chủ yếu tập trung vào giá đền bù” - ông Hải cho biết.

Tại buổi cưỡng chế, ông Nguyễn Mạnh Hoàng - chủ tịch UBND Q.Hoàng Mai - cho biết trong 54 hộ chưa bàn giao mặt bằng nói trên, từ tối 27 đến sáng 28-12 đã có 48 hộ kê khai diện tích đất để bàn giao mặt bằng nên việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ thực hiện với sáu hộ còn lại.
“Vấn đề sáu hộ dân khiếu nại vẫn là chuyện giá đền bù. Khu vực thu hồi đất là vị trí 1 phố Tân Mai. Đây là dự án mở đường nên Nhà nước thu hồi đất theo khung giá đất quy định. Mức giá đất tại đây là 19,2 triệu/m2, TP cũng đã cho áp dụng cơ chế đặc thù nên các hộ được tính giá bồi thường ở mức cao nhất bằng 1,6 lần khung giá đất quy định nên mức giá đền bù được nâng lên 30,72 triệu đồng/m2” - ông Hoàng nói.


- Hà Nội cưỡng chế 54 hộ để làm đường 2,5 (DV).

- Bằng chứng về việc nắn sai quy hoạch đường 2.5. (Đầm Hồng).- Ngày 28/12 cưỡng chế mặt bằng làm đường vành đai 2,5 Hà Nội (Infonet).
Thông tin trên được lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội đưa ra vào chiều 25/12. Việc cưỡng chế sẽ được thực hiện với 54 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng phục vụ dự án đường vành đai 2,5.

Còn 54 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng phục vụ dự án đường vành đai 2,5. Ảnh KTĐT
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Đức Hải cho biết, đến thời điểm này vẫn còn 54/245 hộ dân nằm trong dự án đoạn từ đường Đền Lừ II đến Trương Định – Giáp Bát chưa bàn giao mặt bằng. “Ngày 28/12 UBND quận sẽ phải tổ chức cưỡng chế để bàn giao mặt bằng phục vụ dự án. Trong mấy ngày còn lại, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức vận động để người dân chấp nhận phương án bồi thường” – ông Hải nói.   
Để thực hiện dự án này, quận Hoàng Mai phải thu hồi hơn 55 nghìn m2 đất tại các phường Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát. Đến thời điểm này, quận đã thu hồi được trên 50 nghìn m2, thực hiện tái định cư cho 227 hộ dân. Tuy nhiên hiện vẫn còn 54/245 hộ trên địa bàn phường Tân Mai chưa chấp hành nhận phương án đền bù và bàn giao mặt bằng.
Công tác GPMB của dự án này đã bị vướng trong một thời gian dài, vì vậy lãnh đạo quận Hoàng Mai đã thể hiện quyết tâm thực hiện cưỡng chế vào ngày 28/12 này nếu các hộ dân không đồng thuận. 
Quận Hoàng Mai quyết triệt 60 hộ dân vào ngày 28/12/2012

Trong khi hàng loạt sai phạm về đường vành đai 2,5 bị phanh phui, một mặt quan chức quận khẩn cầu quan anh Nguyễn Thế Thảo bao che, mặt khác chính quyền quận huy động công an và sử dụng các biện pháp bẩn thỉu nhằm đè bẹp sự phản kháng của nhân dân. Ngày hôm nay (26/12) chính quyền quận Hoàng Mai cho phát loa cưỡng bức gần 60 hộ dân đang khiếu nại tố cáo sai phạm đường 2,5 đoạn qua phố Tân Mai, “ngày mai ra phường kê khai hạn chót”.
Từ 19h tối nay, ngày 26/12/2012 công an và nhân viên điện lực cắt điện của các hộ dân này. Đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong cư xử của chính quyền. Người dân cho biết ngày mai chính quyền sẽ cắt nước sạch sinh hoạt. Những hộ dân đang khiếu nại cương quyết không ra khai báo. Dự kiến 28/12/2012 sẽ tiến hành cưỡng chế trong khi người dân phản đối và đang thực hiện đúng trình tự khiếu nại, tố cáo theo luật định, trong đó có cả cụ già 90 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng.
Trước những sai phạm của dự án đường 2,5 chưa được giải quyết, thì sáng ngày 26/12/2012 chính quyền một lần nữa lại leo thang các biện pháp chống lại nhân dân. UBND quận huy động máy xúc phá nát vỉa hè đường Tân Mai, nhằm không cho người dân buôn bán.
Cũng trong sáng 26/12/2012, bà con trong cơn tuyệt vọng đã kéo đến vây nhà riêng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
.
TM1
TM2
TM3
HM1
.
HM2
.

- Nghi án ‘nắn’ đường vành đai 2.5 do sai sót về số liệu? (ĐV).
Nhiều năm nay, người các phường Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát và Thịnh Liệt (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) khiếu nại về những sai sót trong quá trình thi công tuyến đường vành đai 2.5, trong đó có việc “nắn” đường “né” nhà “đại gia”. Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận về vấn đề này.

Theo những tài liệu người dân có được, vị trí chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 2.5 đi qua số nhà 67 phố Trương Định (nơi Công ty Bia Việt Hà, đang đầu tư xây dựng khu nhà thương mại 19 tầng). Tuy nhiên, khi kiểm tra  thực địa, lại thấy mốc sứ ở số nhà 75 phố Trương Định (cách đó 50m). Theo quy hoạch được duyệt ban đầu, tuyến đường này sẽ đi qua phía Bắc ngoài ga Giáp Bát, nhưng trên thực tế, không hiểu vì sao, dự án lại bị “nắn” cho đi vào chính giữa ga, cắt ngang 4 đôi ray đường sắt, gây mất an toàn giao thông và phát sinh nhiều chi phí khó kể hết.

Tài liệu vị trí chỉ giới đường đỏ tuyến đường vành đai 2.5
Kết luận của Chánh Thanh tra Phạm Gia Yên cho thấy: Thanh tra Bộ Xây dựng đã trưng cầu giám định, kiểm tra tọa độ 6 mốc tim đường theo bản đồ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Đầm Hồng-Giáp Bát-Lĩnh Nam được phê duyệt theo QĐ 104/2002/QĐ-UB của UBND TP.Hà Nội. Kết quả, “tuyến đường 2.5 không bị nắn cong”. Theo đơn vị này, văn bản số 2203/QHKT-P1 ngày 29.12.2005 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trả lời UBND Q.Hoàng Mai có cụm từ: “Chỉ giới đường đỏ số 67 phố Trương Định…” nhưng thực tế, chỉ giới đỏ đã cắm mốc giao đất ở số 75 phố Trương Định. Theo bản đồ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 do Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng hoàn thành tháng 7.1996 của Kiến trúc sư Trưởng Hà Nội cấp cho Công ty Bia Việt Hà thì chỉ giới đỏ được xác định với đường 2.5 là đường A-B kéo dài. Việc này, Sở QH-KT Hà Nội có trách nhiệm ban hành văn bản chỉnh sửa cụm từ trên tại văn bản nói trên đồng thời kèm theo bản vẽ xác định các mốc giới theo đúng quy hoạch được phê duyệt và công bố công khai. Lỗi này chỉ cần “rút kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản”.
P.Thịnh Liệt không có trong Quyết định 104 về thu hồi đất nhưng sau đó, TP.Hà Nội ban hành 2 quyết định thu hồi tổng cộng 7.079m2 đất của phường này. Do đó, phản ánh của người dân là có cơ sở. Song Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ cho rằng “UBND TP.Hà Nội cần ban hành quyết định bổ sung tên P.Thịnh Liệt cho phù hợp với quyết định 104” là xong.
Tương tự, về vị trí giao cắt giữa đường sắt Bắc Nam với đường 2.5, cũng là điểm gây tranh cãi nhiều nhất. Theo nội dung tìm hiểu của kết luận thanh tra thì, trên cơ sở Quyết định 108 của Thủ tướng, đường 2.5 đi qua phía bắc Ga Giáp Bát. Tại bản vẽ kèm theo quyết định 104 của UBND TP.Hà Nội tuyến đường 2.5 cắt ngang 4 đôi ray của đường sắt đồng cốt tại vị trí giao cắt giữa đường 2.5 với đường sắt Bắc Nam đoạn phía bắc ga Giáp Bát là vi phạm điều 15 Nghị định số 39/NĐ-CP về ATGT đường sắt. Do đó,việc khiếu nại của nhân dân về vi phạm pháp luật giao thông là có cơ sở. Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ Xây dựng, đầu năm 2012 Thủ tướng đã phê duyệt tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Văn Điển - Yên Viên được xây dựng trên cao. Do vậy đường vành đai 2.5 sẽ giao cắt khác cốt với đường sắt.
Thanh ra Bộ Xây dựng kiến nghị UBND TP.Hà Nội phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm, có biện pháp khắc phục.

- Nghệ An: Ngược đời vụ “cướp đất” ở TP Vinh (Tầm nhìn).

- “Huyện Đắk G’long (Đắk Nông) vi phạm nghiêm trọng về trình tự thủ tục thu hồi đất”
(Tamnhin.net).
Quy chế phát ngôn qua cái nhìn đa chiều (infonet 24-6-12) -- Thế thì theo quy chế nào mà ông Đinh La Thăng được quyền phát ngôn mở miệng? (Tin ấy không liên hệ gì đến tin này: Hơn 2 giờ cứu một chú khỉ leo cột điện (TT 24-6-12))
- Vì sao người phát ngôn sợ báo chí? (PLTP). – - - Trưng bày “của hiếm” báo chí cách mạng (TT).
Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Vẫn tin vào sự thật (NLĐ).
- Công Nghiệp Nặng Thời Đại: Mài Lưỡi Gỗ (Đinh Tấn Lực).  – Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi  —  (RFA).
- Đòi Sonadezi bồi thường hơn 24 tỉ đồng (NLĐ).
-Tác hại của lạm quyền
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-21
Ban Tuyên Giáo tỉnh Đồng Nai vừa ra một văn bản cấm báo chí không được đưa tin về công ty Sonadezi nơi vi phạm nhiều lần luật tài nguyên môi trường. Lý do vì Tổng giám đốc công ty này là bà Đỗ Thị Thu Hằng cũng đang là đại biểu Quốc hội vì vậy theo ý kiến chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo báo chí không nên đụng tới vấn đề nhạy cảm này.
Báo chí Việt Nam mặc dù có hơn 700 đơn vị đang hoạt động chính thức với xấp xỉ 17 ngàn phóng viên các loại nhưng mọi tin tức, sự kiện đều đặt dưới quyền kiểm soát của một Tổng biên tập chung cho tất cả mà người dân thường biết dưới cái tên Ban Tuyên Giáo Trung ương.
Tín hiệu thành công trong việc giảm lạm phát, ổn định tiền tệ có thực không? (tamnhin 24-6-120)
- Góc tối truyền thông – báo lá cải – Kỳ 3: Rẻ tiền nhưng đắt hàng (TT).  - Sách cũng “lá cải”  (Petrotimes/DT).
-(Sài Gòn tiếp thị ngày 20.6.2012, -Chơi xe trượt núi Vinpearl Land, ba người bị vỡ ruột -

Cần kiểm tra lại tính an toàn của trò chơi Alpine Coaster tại Vinpearl Land.
SGTT.VN - Ngày 19.6.2012, ba du khách bị tai nạn khi chơi xe trượt núi tại khu du lịch Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Theo một bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện, ba nạn nhân đều bị một lực tác động rất mạnh vào vùng bụng khiến hai người bị vỡ ruột và một người bị vỡ đại tràng. 
Ông Đặng Thanh Thủy, tổng giám đốc công ty cổ phần Du lịch Vinpearl Land, thừa nhận việc du khách bị tai nạn khi chơi trò Alpine Coaster tại Vinpearl Land. Theo ông Thuỷ, đây là tai nạn đáng tiếc, do du khách không tuân thủ đúng các quy định đặt ra cho trò chơi. Alpine Coaster là trò chơi cảm giác mạnh vừa đưa vào hoạt động ngày 30.4.2012.
Chị Nguyễn Thị Oanh (38 tuổi, trú tỉnh Nghệ An) - một trong ba nạn nhân - kể: “Lúc 18 giờ ngày 11.6, tôi lên làn trượt và trong khi đang trượt thì người chơi phía trước bất ngờ dừng lại, tôi liền kéo mạnh hệ thống thắng và do thắng gấp nên bị dây an toàn của xe trượt siết mạnh vào bụng". Theo hồ sơ bệnh án, chị Oanh bị vỡ ruột non do co thắt mạnh ở phần bụng. Tương tự, anh Hoàng Gia Ninh, sĩ quan quân đội, nạn nhân thứ hai, cũng bị dây an toàn của máng trượt siết mạnh vào bụng khi thắng gấp máng trượt, làm thủng hai lỗ ở ruột non, xước đại tràng vào ngày 7. 6. Nạn nhân bị nặng nhất - vỡ đại tràng - là chị Tạ Thị Tuyết (47 tuổi, trú tỉnh Nam Định) cho biết chị bị tai nạn vào sáng 1.6 khi đang chơi trò chơi trên do bị người đi máng trượt từ phía sau tông mạnh vào.
Sau tai nạn, dù phía Vinpearl Land lập tức đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng thân nhân của chị Oanh vẫn bức xúc: “Lẽ ra sau trường hợp bị tai nạn đầu tiên họ phải chủ động đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người chơi, thậm chí phải cho ngưng trò chơi này!” Cũng theo người nhà của chị Oanh, sau tai nạn, đại diện của Vinpearl Land đã đưa cho gia đình hai triệu đồng vào tối 12.6 và cho biết đó là tiền bồi dưỡng, ngoài ra, do đã mua bảo hiểm cho trò chơi, nên theo người đại diện của Vinpearl Land, các chi phí khác sẽ do phía bảo hiểm chi trả.
Sau ba vụ tai nạn, nhiều du khách đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cần khẩn trương kiểm tra lại tính an toàn của trò chơi nêu trên.
Lan Hương
Chị Nguyễn Thị Oanh (38 tuổi, trú tại Nghệ An) nạn nhân Vinpearl Land, đang được điều trị do bị vỡ ruột
SGTT rút bài: còn tại đây.
Tại sao không thuê CEO cho các bệnh viện công? (NĐT 24-6-12) "Thất thoát"... bệnh nhân (NLĐ 24-6-12)
DN nợ, công nhân khổ! (NLĐ 24-6-12)
Nữ cử nhân tốt nghiệp báo chí đi bán trà đá vỉa hè (DV 24-6-12)
Chết dần vì quặng thổ phỉ (TN 24-6-12)
Sông Sài Gòn: Muôn nẻo mưu sinh! “Xóm bập bềnh” trên sông Sài Gòn (infonet 23-6-12) Vất vả nghề làm dừa (infonet 24-6-12)
Nỗi niềm... gánh hàng rong (SKĐS 24-6-12)
Chuyện những người mò ve chai dưới đáy sông (SGTT 23-6-12)
Ăn chè tự chọn vỉa hè: Thượng đế đang tự đầu độc mình! (VTC 24-6-12)

-Người nước ngoài làm hướng dẫn viên chui

Bất chấp các quy định cấm, nhiều người nước ngoài vẫn ngang nhiên làm hướng dẫn viên (HDV) du lịch ở VN.


*
Hướng dẫn viên ngoại (đội nón bảo hiểm) đang hướng dẫn đoàn khách nước ngoài ở đường Lê Duẩn, TP.HCM - Ảnh: C.Nhân

Nội làm bình phong cho ngoại
Cơ quan quản lý không thể kiểm soát được HDV ngoại truyền đạt những gì cho du khách. Có thể họ sẽ gây hiểu lầm cho du khách nước ngoài về văn hóa, lịch sử, phong tục của VN
*

Sáng ngày 19.6, trong sân Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, một đoàn khách nước   ngoài hơn 40 người đứng vây quanh chăm chú lắng nghe một người đàn ông “tóc vàng mắt xanh” thuyết minh bằng tiếng Anh. Đi kèm với HDV ngoại còn có một thanh niên VN mặc áo xanh, là HDV người Việt đóng vai trò “bình phong” cho HDV ngoại, sẽ trình thẻ HDV nếu bị kiểm tra. Phần lớn công việc từ quan trọng nhất là thuyết minh, hướng dẫn đoàn cho tới tìm kiếm phương tiện di chuyển, tập trung đoàn… đều do HDV ngoại đảm trách. Anh này có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, thậm chí còn đùa giỡn thân mật với người bán sách dạo trong khuôn viên bảo tàng, chứng tỏ đã nhiều lần đưa khách đến đây.
Trong lúc du khách đang tham quan bảo tàng thì anh ta ra phía ngoài cổng nói chuyện với những người đạp xe xích lô để chuẩn bị đưa khách đến địa điểm tham quan khác. Hơn một giờ sau, anh ta vào bên trong bảo tàng tìm kiếm khách của mình và nhắc họ hết thời gian tham quan. Khách đi bằng xe xích lô, riêng anh ta di chuyển bằng xe ôm.
Điểm đến tiếp theo là nhà thờ Đức Bà. Sau khi ngắm nghía nhà thờ, đoàn khách được HDV ngoại dắt tới Bưu điện thành phố. Tại đây, anh ta giúp đỡ du khách mua hàng rong được bày bán trước cổng bưu điện. Xong, du khách leo lên xích lô đi dọc đường Lê Duẩn về hướng Thảo Cầm Viên (tham quan Bảo tàng Lịch sử). Tới phía đối diện Lãnh sự quán Mỹ, khách được thả xuống xe rồi vây quanh người đàn ông người nước ngoài để nghe hướng dẫn. Người này lôi ra một tập ảnh về con đường này ngày xưa và mải mê chỉ trỏ nói về chúng.
Trước đó, tại Hội An, nơi các hoạt động du lịch được kiểm soát rất chặt chẽ, chúng tôi vẫn bắt gặp HDV ngoại đưa đoàn khách ngoại tham quan các chùa trong phố cổ. HDV này rất thản nhiên hướng dẫn cho khách, xem như ở VN không hề có quy định cấm nào. Quan sát cho thấy, anh ta không mang thẻ HDV.
Các HDV chuyên nghiệp người Việt ở TP.HCM không lạ lẫm gì những HDV ngoại đang hành nghề ở VN. “Có rất nhiều HDV ngoại. Nhiều nhất là HDV người Hàn Quốc. Ở các tỉnh phía bắc, còn có cả người Trung Quốc. Đến vịnh Hạ Long hay các điểm tham quan ở Hà Nội, thế nào cũng gặp. Ở nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, có thể nhìn thấy nhiều người nước ngoài cầm bảng đón khách”, một nữ HDV người Việt khẳng định. Anh Huy, HDV của một công ty du lịch lớn ở TP.HCM cho hay, nhiều người nước ngoài đến VN sinh sống đã chọn nghề HDV làm kế sinh nhai.
Du lịch VN dễ mang tiếng xấu

Nước ngoài bao trọn gói
Theo một vị nguyên là phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, những năm gần đây, nhiều công ty du lịch nước ngoài đưa khách vào VN làm hết mọi việc, chỉ chừa lại mỗi khâu hướng dẫn cho đối tác VN. Nhưng giờ họ làm luôn việc này, dù pháp luật nghiêm cấm. Đó là do quản lý lỏng lẻo và có sự tiếp tay của các công ty du lịch VN khi cử HDV làm “sitting guide” (ngồi không) canh chừng cho HDV ngoại.


Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, để tình trạng người nước ngoài làm HDV ở VN kéo dài mà không có biện pháp xử lý, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho du lịch VN. Hiện nay có hai kiểu HDV ngoại tồn tại ở VN, thứ nhất là HDV được các công ty du lịch nước ngoài thuê để dẫn đoàn, bên cạnh có HDV người Việt đi kèm. Thứ hai là các HDV ngoại trước đây làm trưởng đoàn đưa khách từ nước ngoài vào VN, sau một thời gian quen đường đi nước bước đã ở lại VN tự tổ chức tour. Đối tượng thứ hai này tổ chức tour khép kín, tự móc nối khách ở bên ngoài, đặt phòng, ăn uống… mà không thông qua công ty. Như vậy chúng ta sẽ bị thiệt hại do họ không đóng thuế. Dẫn tới môi trường kinh doanh du lịch trở nên hỗn loạn. Các công ty du lịch Hàn Quốc cũng tổ chức tour khép kín, HDV là người Hàn Quốc và cuối cùng phần lớn doanh thu quay về lại Hàn Quốc.
Những năm trước đây, khách Hàn Quốc vào VN thông qua các công ty VN. Nhưng sau này không còn mấy người Hàn Quốc đi tour công ty VN do các công ty VN không thể cạnh tranh về giá với công ty Hàn Quốc. Các công ty này lấy khách từ gốc và tổ chức tour khép kín nên giá tour bao giờ cũng rẻ hơn công ty du lịch VN. Một nguy hiểm nữa là cơ quan quản lý không thể kiểm soát được HDV ngoại truyền đạt những gì cho du khách. Có thể họ sẽ gây hiểu lầm cho du khách nước ngoài về văn hóa, lịch sử, phong tục của VN. Theo ông Mỹ, các HDV ngoại làm việc không lương và họ thu nhập từ tiền “típ” của khách hoặc hoa hồng từ mua sắm. Do đó, khách rất dễ bị đưa vào những cửa hàng chặt chém và du lịch VN sẽ chịu tiếng xấu vì tất cả những rủi ro mà HDV ngoại mang lại.
Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bức xúc: “Điều mà chúng tôi lo lắng nhất là không thể biết được HDV ngoại này thuyết minh những gì cho du khách. Chắc chắn họ không thể giới thiệu với du khách về đất nước và con người VN tốt như người VN”.
Theo luật Du lịch, người được cấp thẻ HDV quốc tế phải hội đủ nhiều điều kiện, trong đó buộc phải có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Ông Nguyễn Trí Dũng, một HDV tiếng Anh kỳ cựu ở TP.HCM, cho hay các nước trong khu vực cũng không cho phép người nước ngoài làm HDV. Để người nước ngoài làm HDV có thể gây hậu họa lâu dài. Họ có thể đem nhiều trò vui sai lệch ra làm cho khách hài lòng, thậm chí bóp méo văn hóa, lịch sử, phong tục để thu hút sự chú ý của du khách. Ngay cả HDV người Việt, học văn hóa, lịch sử VN từ nhỏ, mà khi vào nghề còn phải trau dồi kiến thức liên tục để có thể thuyết minh. Sự việc đã sai thì bằng mọi cách phải chấm dứt.

N.Trần Tâm - Chí Nhân
>> Bất hợp lý đào tạo hướng dẫn viên
>> Thiếu hướng dẫn viên du lịch tiếng Nga
>> Hướng dẫn viên vô gia cư
>> Quy định mới về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
>> Người khiếm thính làm hướng dẫn viên du lịch
>> Người nước ngoài có thể được làm hướng dẫn viên tại Việt Nam.
 -- Người nước ngoài thao túng thị trường: Không thể nói mãi điệp khúc “rút kinh nghiệm” (SGTT).-- Thương lái Trung Quốc: Mánh cũ sao lừa đâu cũng thắng? (VEF).- Điểm lại lời hứa của các bộ trưởng trước QH (VNN).

Tổng số lượt xem trang