Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Yên Bình dậy sóng- Tiêu cực “chạy” biên chế dưới tán một lãnh đạo Ban phòng chống tham nhũng Trung ương

-Tiêu cực “chạy” biên chế dưới tán một lãnh đạo Ban phòng chống tham nhũng Trung ương

Trong hàng chục năm nay, đi đầu cả nước trong phong trào ăn tiền hối lộ, tuyển dụng thật nhiều người vào biên chế ăn lương nhà nước trong các ngành giáo dục, y tế …, quan chức tỉnh Yên Bái đã ăn vài trăm triệu đồng/người để tuyển vượt chỉ tiêu hàng nghìn người vào hệ thống chính quyền, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để hợp lý hóa sai phạm và hợp pháp hóa việc ăn hối lộ lấy người vào biên chế, ngày 25/6/2009, được sự nhất trí của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái ra QĐ số 13/2009/QÐ-UBND về trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức. Trong đó Ðiều 5, Ðiều 6 đã cố tình thiết kế những kẽ hở để cán bộ lợi dụng làm sai.

Ba năm qua, chỉ tính riêng huyện yên Bình, quan tham tại đây đã tuyển dụng gần
1000 nhân sự theo quy trình “khép kín”, sai quy định về quy chế thi tuyển, xét
tuyển; không theo chỉ tiêu biên chế được giao, thẩm định kết quả xét tuyển của
các trường không có sự tham gia của Phòng GD và ÐT, dẫn đến việc tuyển dụng thừa biên chế được giao; thừa  cơ cấu ban môn.
Trong khi đang thực hiện Nghị định 132/CP của Chính phủ và Nghị quyết 11/2009/NQ- HÐND của HÐND tỉnh về việc giải quyết giáo viên dôi dư, thì UBND
huyện Yên Bình dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Yên Bái lại “bật đèn xanh” cho các trường học ký hợp đồng tuyển dụng ồ ạt nhiều giáo viên, dẫn đến số lao độngtrong ngành GD và ÐT của huyện Yên Bình nhiều hơn so với chỉ tiêu biên chế được giao giao là gần 400 người. Đây mới là con số sai phạm của riêng ngành giáo dục tại một huyện. Tính trên địa bàn toàn tỉnh và các ngành, con số sai phạm này có thể lên đến vài nghìn.
Việc sai phạm này manh nha có từ thời ông Vũ Tiến Chiến (Bí thư tỉnh ủy, sau
lên Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng), lan sang thời ông Phùng Quốc Hiển (sau lên Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính – Ngân sách Quốc hội), đến thời ông Hoàng Thương Lượng (Chủ tịch tỉnh) thì được đưa lên đỉnh cao. Chỉ đến khi báo chí làm rùm beng gần đây thì vụ việc mới được đưa ra ánh sáng một phần. Tuy nhiên, các kết luận thanh tra và mọi tố cáo đều bị các quan tham làm vô hiệu hóa. Cụ thể là trong thời gian còn công tác trên cương vị Chánh văn phòng phòng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, ông Vũ Tiến Chiến là nhân vật quan trọng trong việc thao túng các đoàn thanh tra của Ban kiểm tra Trung ương, thẩm tra của Ban Tổ chức Trung ương, hoạt động và kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Ông Chiến còn là cái tán để các “quan em” tiếp tục tại vị và được đề bạt cao hơn.
Chịu trách nhiệm trực tiếp là các ông bà: Hoàng Thương Lượng (nay là Chủ tịch
UBND tỉnh), Phùng Quốc Hiển (nay là Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính – Ngân sách Quốc hội), Hoàng Thị Hạnh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoàng Xuân Nguyên (nguyên Bí thư huyện Nguyên Bình, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh), Lương Văn Tú (nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện, nay là Phó ban Phòng chống tham nhũng tỉnh).
Cần nhắc thêm là ông Hoàng Thương Lượng, bà Hoàng Thị Hạnh, ông Hoàng
Xuân Nguyên còn là bạn đồng môn của “tiến sĩ 6 tháng” Nguyễn Văn Ngọc (Phó bí thư tỉnh ủy). Vụ này liên quan đến đường dây chạy bằng giả quốc tế do nhiều quan chức ĐH Quốc gia Hà Nội điều hành mà khách hàng là đông đảo quan chức cao cấp Đảng và chính quyền. Mặc dù Ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra CP làm khá rốt ráo, nhưng vụ này cuối cùng bị ông Chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương cho “chìm xuồng”. Lưu ý thêm là hầu hết khách hàng trong đường dây bằng giả quốc tế này là cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ông Phùng Quốc Hiển còn liên quan đến vụ tham ô hàng nghìn tỉ tại một đơn vị của Vinashin trên địa bàn tỉnh Yên Bái khi ông này còn làm lãnh đạo tỉnh.
Vừa qua, khi Đài Truyền hình VN chuẩn bị phát hình phóng sự vụ tiêu cực này, theo chỉ đạo thượng khẩn từ Trung ương, nhà đài đã phải thay đổi nội dung ban đầu bằng cách không nêu đích danh các lãnh đạo dính vào tiêu cực.
Phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam về tiêu cực chạy biên chế tại Yên Bái:
.


-80 giáo viên bị đuổi biên chế: Lộ mặt quan tham “ăn” tiền giáo viên
- (LĐ/ VietQ).
Cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ 40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện “lót tay” mà nay cô vẫn bị chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn.
80 giáo viên Yên Bình bị đuổi biên chế: "Tiếng sét bên tai"
Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp tiếp cao đẳng, đại học, ra trường bỏ cả núi tiền đi xin việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu” với mức lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng (chỉ đủ tiền xăng leo núi). Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu vẫn không dừng lại ở đó…
Bị nghề giáo hành hạ
Ông Nguyễn Duy Vượng là một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra, nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ trường nọ đến trường kia. 
Cô Hoàn
Cô Hoàn
Ở trọ cách nhà 40km, xe máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực, đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe máy TQ. 
Phòng giáo dục không trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
“Về vườn” với những món nợ chồng chất 
Trường hợp khác là cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối. 
Bỗng dưng có bà chị cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng “xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học. 
Đúng như “thỏa thuận ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp, Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng vay nguội, bán trâu nái lợn con “chạy” cho em đi làm. Điều tai ác chính là việc hiệu trưởng trường Tân Hương gọi Hoàn lên bảo em ký hợp đồng 3 tháng/lần, đến bảo hiểm cũng không được đóng và lương thì cực thấp. 
Đợt này, Hoàn cùng 9 giáo viên khác vừa bị huyện loại vĩnh viễn ra khỏi bục giảng. Tóm lại là “về vườn” theo đúng nghĩa đen. Tôi hỏi cô giáo Liên, bà 36 năm xả thân vì giáo dục Yên Bình, giờ tố cáo lãnh đạo huyện như thế, có ngại không? Bà bảo: Tôi buồn và thất vọng lắm, nhà báo cứ viết những gì là sự thật, tôi không ngại ra mặt tố cáo đâu. “Tôi đến nhà bà vợ ông lãnh đạo huyện kia đòi tiền đúng dịp họ bị... chó cắn. Tôi bảo, cháu nó không được biên chế, lại bị tống khỏi quyền đi dạy cả hợp đồng 3 tháng/lần, chị cho tôi xin lại tiền. Vậy nhưng, họ có giả đâu...”.
iều bà Liên và con gái buồn hơn ấy là những mờ ám trong việc cắt hợp đồng vĩnh viễn của cô giáo Hoàn, ngay trong nhóm 3 người cùng được về trường Tân Hương dịp mà ông chủ tịch huyện ký, thì một cô học một ngành về làm một ngành (trái ngành), thì cô này không bị cắt hợp đồng. Còn Hoàn học đại học chính quy thì “bật bãi”. Chưa nói cái sai lớn, chỉ nói sự công bằng với chúng bạn, đã đủ để gia đình nghèo khổ của cô giáo Hoàn vô cùng căm phẫn!

Không có chỗ dạy học thì cho… đánh trống!
Đầy rẫy những câu chuyện bi hài, kiểu: Nhận giáo viên về để ăn tiền “chạy chọt”, “ấn” xuống bắt các trường nhận, khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của trường lớp ra trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho “thầy cô” làm thì bắt họ... chuyên phụ trách đánh trống! Quá nhiều thầy cô sau quá trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc bỏ cả núi tiền ra “chạy” xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền “của đút” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới mà ăn tiền. Thừa thì “đuổi” bớt, “ban” cho người mới các chỗ đẹp rồi thì “chuyển vùng” các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn, bất chấp cả đạo lý!
Hầu hết các giáo viên ở Yên Bình, để có được biên chế đều lo lót tiền bạc cho cán bộ ở Huyện và các cấp
Trường hợp của nhà giáo Đỗ Viễn Quân (SN 1974) cực kỳ thê thảm. Ra trường năm 1993, được vận động đi vượt qua hồ Thác Bà, vào tít trong xã 95% người Dao dạy học liền tù tì 11 năm. Không chỉ nói thạo tiếng Dao, lấy vợ trong “địa bàn cắm bản”, anh Quân hiểu văn hóa và cúng được bằng tiếng của người Dao. Với “thành tích” đó, anh Quân được điều chuyển về trường Phú Thịnh dạy học. 
Nhà anh khó khăn, vợ nằm trong số 80 giáo viên mầm non đang có kế hoạch đuổi ra khỏi biên chế năm 2012 này. Con anh, cháu lớn bị tàn tật, không biết nói, đặt đâu nằm đấy suốt 6 năm qua, lúc nào cũng thuê người trông coi, cháu bé còn ẵm ngửa, cũng lại thuê một người nữa trông coi. Nhà cửa không có gì ngoài hai cái xe máy cũ, vợ chồng giáo viên liên tục xông pha lên miền núi. 
Anh Quân về gần nhà được 1 năm, lại đi tăng cường cách nhà 40km. Vài năm về, lại bị đẩy đi vài năm nữa. Đến mức anh mang cả các con vào các điểm trường tít trong Tân Nguyên, Vĩnh Kiên. Cô vợ trẻ cũng bị điều lên trường Tân Hương xa nhà hai chục cây số. Hai vợ chồng ở mỗi người một góc rừng. Giờ vợ bị “thu hồi biên chế”, chồng lại tiếp tục bị điều lên rừng, nhà thì “mượn của ngân hàng”, tương lai mù mịt đến rơi nước mắt. Điều anh Quân và vợ bức xúc nhất, là gia đình họ ly tán, tận khổ, chỉ bởi vì sự dôi dư giáo viên, họ cứ nhận về để ẵm tiền “lo lót”; rồi vì cái thừa đó mà các giáo chức kỳ cựu như anh Quân phải liên tục bị tống đi, gọi về hoàn toàn ngẫu hứng. Anh giáo Quân nuốt cục tức khó khăn, rồi quay sang lau nước mắt cho vợ. 
Vợ anh Quân - cô giáo Triệu Thị Hương - vẫn khóc: “Bây giờ bị ép hủy biên chế, chúng em không còn yêu cái nghề giáo viên này nữa, anh ạ”. PV đem các thông tin này đi gặp lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, gặp các vị cán bộ giáo dục ngõ hầu tìm ra con đường tháo ngòi nổ “những quả bom tấn” đang nung nấu dưới nhiều mái trường đang sóng gió của Yên Bình. Câu trả lời là: Cần lương tâm! Bởi cái cơ chế, các kẽ hở làm nên bi kịch kia đã tồn tại quá lâu, sai lầm đó lại tiếp diễn thông qua cách giải quyết hậu quả nhẫn tâm và đầy bất cập hiện nay - thành ra chuyện buồn cứ tiếp nối nhau kiểu... “đổ thêm dầu vào lửa”.


-Yên Bình dậy sóng!
Phóng sự điều tra của: Đỗ Doãn Hoàng
Ở huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, cùng lúc người ta đòi “đuổi” 80 giáo viên vô tội ra khỏi biên chế nhà nước, “tống” nhiều người khỏi bục giảng vĩnh viễn khi họ mới vừa tốt nghiệp sư phạm.
Phòng Giáo dục Yên Bình - nơi khởi đầu của nhiều cơn “sóng gió”.
Nhiều người trong số đó đã phải lo lót, bỏ mấy chục đến cả trăm triệu đồng ra để “chạy” đi dạy học tít rừng xanh núi đỏ. Chưa hết, huyện này còn nhận “thừa” đến hơn 300 trường hợp vào các hợp đồng, tuyển dụng, biên chế để rồi… tự tin đòi thải loại.
Một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKTTU) Yên Bái thở dài nói với tôi: Có cô giáo chạy 40 triệu, có cô mất tận 120 triệu đồng, bán cả đàn lợn con, lợn nái, bán cả trâu bò đi để chạy, “quá là”chị Dậu trong “Tắt đèn”. “Người ta” đã làm liều đến mức càng điều tra tôi càng dựng tóc gáy lên, nhà báo ạ. Sáng 10.11.2012, sau quá trình dài thuyết phục, chúng tôi đã được các cô giáo “hóa trang” cho, cài vào tham dự một cuộc “đối thoại” nảy lửa giữa 80 giáo viên mầm non sắp bị đuổi ra khỏi biên chế với Chủ tịch UBND, cán bộ các phòng nội vụ, giáo dục huyện Yên Bình. Có lẽ không thể ngờ có nhà báo đến “dự”, nên chân tướng của lối ứng xử nhẫn tâm với các “kỹ sư tâm hồn” bộc lộ khá rõ ràng. Họ đã nhận tiền “của đút” để “ban ơn” các suất biên chế, hợp đồng; rồi họ ban ơn để cho các nhà giáo được gặp và đối thoại với cung cách tổ chức hết sức luộm thuộm, mà sự cãi vã phủ dụ cũng úi xùi lắm. Tôi thấy chưa bao giờ danh dự nhà giáo lại bị coi rẻ như thế.
Kiểm điểm, kỷ luật 16 cán bộ
Trước đó, từ dư luận dậy sóng, từ phát hiện “vô tình” trong một đợt kiểm tra đầy trách nhiệm, UBKTTU Yên Bái đã quyết liệt tìm hiểu chân tơ kẽ tóc thảm nạn giáo dục Yên Bình. Bản kết luận “06-KL/UBKTTU” của UBKTTU Yên Bái đã chính thức đề cập đến những dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, cùng các tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan ở Yên Bình. Theo đó, 16 vị lãnh đạo, cán bộ đồng loạt bị kiểm điểm và kỷ luật, đứng đầu là ông Bí thư Huyện ủy, cả Chủ tịch UBND huyện, các phòng và cả ở xã. Một sự kiện được bà đương kim Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá là chưa từng có trong lịch sử.
Riêng ở lĩnh vực giáo dục, theo một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái, đã có hơn 300 giáo viên bị “thừa” ra, do họ ký hợp đồng, “trao biên chế” hoặc luân chuyển công tác một cách liều lĩnh. Huyện đang có biện pháp “xử” với 212 giáo viên dôi dư. Văn bản nói là thừa, là hàng trăm giáo viên vẫn chịu cảnh nhiều năm đi vùng cao dạy hợp đồng chờ biên chế, nhưng giáo viên ở các tỉnh khác vẫn “tèn tèn” được điều chuyển về rồi giữ các vị trí béo bở. Nhiều người đi cắm nhà ở ngân hàng, nợ tam khoanh tứ đốm để có số tiền “khổng lồ” thì mới được suất biên chế. “Người ta” đã thiết lập cả đường dây nhận tiền, quà, bổng lộc để “ban” các suất biên chế, hợp đồng, chuyển vùng công tác kể trên.
Tội nghiệp cho các thầy-cô giáo vùng cao, lương ba cọc ba đồng, bố mẹ cho ăn học sư phạm tử tế, giỏi giang, vì thất nghiệp nên phải cắn răng “chạy” chỗ làm việc. Vì bị dọa ngay từ đầu là “đưa hối lộ” thì tội cũng nặng như nhận hối lộ, nên các thầy cô không dám khai rõ mình đưa tiền cho ai, bao nhiêu tiền. Nhưng khi được hỏi ai cũng bảo mất tiền, chừng bốn đến năm bảy chục triệu hoặc 120 triệu đồng/suất. Cơ quan thanh tra đã tiếp nhận những lá đơn, tiếp những ông chồng lên tận tỉnh tố cáo người ta nhận tiền của vợ mình (cô giáo) ra sao.
“Có người còn bán cả đàn lợn con, mượn con bò của em gái họ đi cầm cố lấy tiền đưa cho người ta lo lót xin được đi dạy học. Đúng là chồng chất nợ nần, bán đàn lợn con cũng như chị Dậu bán đàn chó con trong tác phẩm kinh điển “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố” - một cán bộ “điều tra” vụ việc ngậm ngùi kể.
Một ông hiệu trưởng dám thẳng thắn chống lại tình trạng các cơ quan “liên đới” của huyện nhận cả “núi” giáo viên về để... ăn tiền đút lót, rồi “gí” xuống bắt các trường phải nhận “khiến chính trưởng phòng giáo dục cũng không biết cả hiệu trưởng mới bổ nhiệm trong huyện mà mình quản lý” (!), đã nhận định: “Các thầy-cô giáo, nhiều người 10 năm dạy hợp đồng giáo dục, đang cống hiến ở vùng cao rồi, giờ ước ao biên chế, có người học đại học sư phạm ra, ước ao được đi làm. Họ “chạy chọt” để được đi làm, mưu cầu cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc, yêu trường mến trẻ, chứ có phải chạy làm quan làm tướng gì đâu - xót xa quá!”.
Vị cán bộ UBKTTU này còn đau đớn chứng kiến cảnh “xe ôtô của cán bộ sai phạm cứ xếp hàng dài ở nhà tôi, có khi 12 giờ đêm họ vẫn phục kích chờ tôi về để... xin gặp (nhằm xin nương tay giảm tội). Tôi phải tắt đèn nằm trên gác, hoặc nằm ở ngoài khu nhà mình mà trốn!”.
Đột nhập “chảo lửa” của các cô giáo mầm non
Trở lại câu chuyện “đột kích” chảo lửa cãi vã ở huyện Yên Bình kể trên. Vì “quan tham” nhận tiền rồi nhận thừa cả mấy trăm giáo viên, nên tỉnh và huyện đã giải quyết hậu quả bằng cách khiển trách vài vị “quan” rồi chuyển họ lên vị trí công tác... cao hơn. Ông chủ tịch huyện tai tiếng nhất trong vụ này thì chuyển lên đảm trách cương vị Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh! Tội lỗi của người ta gây ra, giờ đổ cả lên đầu các cô giáo mầm non liễu yếu đào tơ, nghèo kiết xác, bao năm ròng héo hon với trẻ thò lò mũi xanh ở rừng xanh núi đỏ.







Các cô giáo khổ sở đọc bản hợp đồng được đề nghị ký sau khi hủy biên chế, với những điều khoản vô lý hơn cả hồi... tạm tuyển!


Cụ thể, với 212 giáo viên tuyển dụng vượt biên chế, vượt quy mô hợp đồng sẽ bị “giải quyết” trong dịp này, ông Phạm Duy Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - đã ra thông báo nói rõ: Hủy quyết định tuyển dụng với 80 giáo viên biên chế (trong tổng số 119 suất biên chế được tuyển vượt chỉ tiêu).
Bà Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - cho biết: Chưa bao giờ tỉnh Yên Bái đưa ra nhiều quyết định kỷ luật cán bộ cùng lúc đến như vậy, đủ thấy mức độ nghiêm trọng của vi phạm cũng như thái độ quyết liệt của tỉnh đối với vụ việc kể trên. Tuy nhiên, có một sự thật vô lý mà trẻ lên ba cũng trông thấy: Rằng là tiền tỉ ăn của đút vào túi quan tham, nó là tiền của hàng trăm “chị Dậu” - giáo viên thì đã không lấy lại được, còn hậu quả thì giáo viên phải nai lưng ra gánh chịu.
Trở lại với cuộc họp tôi và độc giả đang “xâm nhập” kể trên. Một cuộc họp không giấy mời, không chủ tọa, không thư ký, nháo nhào nhào, giáo viên mầm non không có đàn ông, tất cả 80 chị em đều buồn bã, bất bình, nghiến răng nghiến lợi, nhiều người bụng mang dạ chửa, khóc lóc sầu thảm. Tóm lại là huyện, phòng giáo dục “đánh tiếng” mời 80 cô giáo có biên chế ra để đưa cho họ cái hợp đồng phía họ đã thảo sẵn, rồi bảo các cô ký vào, từ nay các cô không còn là biên chế nhà nước nữa, mà là hợp đồng công chức.
Cậu cán bộ phòng giáo dục ra lời trước, rất bề trên, hách dịch: “Mời các đồng chí vào phòng, chúng tôi sẽ phát cho các đồng chí bản hợp đồng, các đồng chí cũng không phải viết tay gì cả mà chỉ việc ký thôi, nếu mà có những thông tin ví dụ như ngày tháng năm sinh, nơi sinh, chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp mà sai thì các đồng chí sửa bằng bút khác màu để tôi biết sửa lại. Còn về cái mục hưởng lương, ở trong này tôi đã tính cả...”. “Quan” huyện úy lạo các kỹ sư tâm hồn của chúng ta rằng: Hợp đồng dân nuôi ấy cũng là hợp đồng công chức, nó có giá trị như... biên chế. Một cô giáo ối giời ơi ầm ĩ, nếu nó giống nhau thì đuổi chúng tôi ra khỏi biên chế, bắt chúng tôi ký lại làm gì?


 Một trường, có... 2.000 đồng “ngân khố”/năm học
Một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái đau đớn nói: Chúng tôi phải lên tận Bộ Nội vụ để hỏi xem, việc thừa biên chế và cán bộ giáo viên như thế, xử lý thế nào? Câu trả lời là ai lấy thừa thì người đó chịu trách nhiệm. Nhưng mà ngân sách nhà nước lấy đâu để trả lương cho hơn 300 lao động “thừa” đó? Nhất là trong thời buổi thắt hầu bao, giảm chi như bây giờ. Theo quy chế, lẽ ra, sau khi trả lương thì ngân sách dành cho giáo dục còn 18% kinh phí để phục vụ các hoạt động dạy và học cùng nhiều hoạt động bổ trợ khác. Thế mà, vì thừa giáo viên quá nhiều, nên không có tiền để trả, họ đã phải nợ hàng tỉ đồng tiền lương. Dẫn đến, có trường mỗi năm chỉ có 2.000 đồng... chi cho các khoản khác. Cả huyện trường nào cũng cắt hết các suất mua báo phục vụ nhà trường, “mù thông tin tuốt”. Thiếu tiền đã dẫn đến lạm thu của học sinh và nhiều bi kịch khác. Tính đến kết thúc đợt thanh tra, như trường ở xã Tân Hương, đã nợ 200 triệu đồng tiền lương thầy-cô giáo.http://laodong.com.vn/Phong-su/Yen-Binh-day-song/91791.bld

Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp tiếp cao đẳng, đại học, ra trường bỏ cả núi tiền đi xin việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu” với mức lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng (chỉ đủ tiền xăng leo núi). Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu vẫn không dừng lại ở đó…
Bị nghề giáo hành hạ
Ông Nguyễn Duy Vượng là một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra, nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ trường nọ đến trường kia.
Ở trọ cách nhà 40km, xe máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực, đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe máy TQ.
Phòng giáo dục không trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
“Về vườn” với những món nợ chồng chất 
Trường hợp khác là cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối.
Bỗng dưng có bà chị cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng “xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học.
Đúng như “thỏa thuận ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp, Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng vay nguội, bán trâu nái lợn con “chạy” cho em đi làm. Điều tai ác chính là việc hiệu trưởng trường Tân Hương gọi Hoàn lên bảo em ký hợp đồng 3 tháng/lần, đến bảo hiểm cũng không được đóng và lương thì cực thấp.
Đợt này, Hoàn cùng 9 giáo viên khác vừa bị huyện loại vĩnh viễn ra khỏi bục giảng. Tóm lại là “về vườn” theo đúng nghĩa đen. Tôi hỏi cô giáo Liên, bà 36 năm xả thân vì giáo dục Yên Bình, giờ tố cáo lãnh đạo huyện như thế, có ngại không? Bà bảo: Tôi buồn và thất vọng lắm, nhà báo cứ viết những gì là sự thật, tôi không ngại ra mặt tố cáo đâu. “Tôi đến nhà bà vợ ông lãnh đạo huyện kia đòi tiền đúng dịp họ bị... chó cắn. Tôi bảo, cháu nó không được biên chế, lại bị tống khỏi quyền đi dạy cả hợp đồng 3 tháng/lần, chị cho tôi xin lại tiền. Vậy nhưng, họ có giả đâu...”.
iều bà Liên và con gái buồn hơn ấy là những mờ ám trong việc cắt hợp đồng vĩnh viễn của cô giáo Hoàn, ngay trong nhóm 3 người cùng được về trường Tân Hương dịp mà ông chủ tịch huyện ký, thì một cô học một ngành về làm một ngành (trái ngành), thì cô này không bị cắt hợp đồng. Còn Hoàn học đại học chính quy thì “bật bãi”. Chưa nói cái sai lớn, chỉ nói sự công bằng với chúng bạn, đã đủ để gia đình nghèo khổ của cô giáo Hoàn vô cùng căm phẫn!
Không có chỗ dạy học thì cho… đánh trống!
Đầy rẫy những câu chuyện bi hài, kiểu: Nhận giáo viên về để ăn tiền “chạy chọt”, “ấn” xuống bắt các trường nhận, khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của trường lớp ra trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho “thầy cô” làm thì bắt họ... chuyên phụ trách đánh trống! Quá nhiều thầy cô sau quá trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc bỏ cả núi tiền ra “chạy” xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền “của đút” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới mà ăn tiền. Thừa thì “đuổi” bớt, “ban” cho người mới các chỗ đẹp rồi thì “chuyển vùng” các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn, bất chấp cả đạo lý!











Thầy giáo Đỗ Viễn Quân chăm sóc đứa con gái 6 tuổi tàn tật trong hoàn cảnh nghèo túng. Dầu vậy, anh vẫn liên tục bị “điều” đi vùng xa xôi một cách “khó hiểu”, vợ anh bị đề nghị hủy biên chế.


Trường hợp của nhà giáo Đỗ Viễn Quân (SN 1974) cực kỳ thê thảm. Ra trường năm 1993, được vận động đi vượt qua hồ Thác Bà, vào tít trong xã 95% người Dao dạy học liền tù tì 11 năm. Không chỉ nói thạo tiếng Dao, lấy vợ trong “địa bàn cắm bản”, anh Quân hiểu văn hóa và cúng được bằng tiếng của người Dao. Với “thành tích” đó, anh Quân được điều chuyển về trường Phú Thịnh dạy học.
Nhà anh khó khăn, vợ nằm trong số 80 giáo viên mầm non đang có kế hoạch đuổi ra khỏi biên chế năm 2012 này. Con anh, cháu lớn bị tàn tật, không biết nói, đặt đâu nằm đấy suốt 6 năm qua, lúc nào cũng thuê người trông coi, cháu bé còn ẵm ngửa, cũng lại thuê một người nữa trông coi. Nhà cửa không có gì ngoài hai cái xe máy cũ, vợ chồng giáo viên liên tục xông pha lên miền núi.
Anh Quân về gần nhà được 1 năm, lại đi tăng cường cách nhà 40km. Vài năm về, lại bị đẩy đi vài năm nữa. Đến mức anh mang cả các con vào các điểm trường tít trong Tân Nguyên, Vĩnh Kiên. Cô vợ trẻ cũng bị điều lên trường Tân Hương xa nhà hai chục cây số. Hai vợ chồng ở mỗi người một góc rừng. Giờ vợ bị “thu hồi biên chế”, chồng lại tiếp tục bị điều lên rừng, nhà thì “mượn của ngân hàng”, tương lai mù mịt đến rơi nước mắt. Điều anh Quân và vợ bức xúc nhất, là gia đình họ ly tán, tận khổ, chỉ bởi vì sự dôi dư giáo viên, họ cứ nhận về để ẵm tiền “lo lót”; rồi vì cái thừa đó mà các giáo chức kỳ cựu như anh Quân phải liên tục bị tống đi, gọi về hoàn toàn ngẫu hứng. Anh giáo Quân nuốt cục tức khó khăn, rồi quay sang lau nước mắt cho vợ.
Vợ anh Quân - cô giáo Triệu Thị Hương - vẫn khóc: “Bây giờ bị ép hủy biên chế, chúng em không còn yêu cái nghề giáo viên này nữa, anh ạ”. PV Lao Động đem các thông tin này đi gặp lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Yên Bái, gặp các vị cán bộ giáo dục ngõ hầu tìm ra con đường tháo ngòi nổ “những quả bom tấn” đang nung nấu dưới nhiều mái trường đang sóng gió của Yên Bình. Câu trả lời là: Cần lương tâm! Bởi cái cơ chế, các kẽ hở làm nên bi kịch kia đã tồn tại quá lâu, sai lầm đó lại tiếp diễn thông qua cách giải quyết hậu quả nhẫn tâm và đầy bất cập hiện nay - thành ra chuyện buồn cứ tiếp nối nhau kiểu... “đổ thêm dầu vào lửa”.
(Còn nữa)



http://dantri.com.vn/su-kien/yen-binh-day-song-663131.htm
Tôi viết những dòng này khi sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi viết bằng tâm thế của một người kiêm nhiệm tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học. Rằng riêng huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, mà cùng lúc họ đòi “đuổi” 80 giáo viên vô tội ra khỏi biên chế nhà nước, “tống” nhiều người ra khỏi bục giảng vĩnh viễn khi họ mới vừa tốt nghiệp sư phạm. Nhiều người trong số đó đã phải lo lót, bỏ mấy chục đến cả trăm triệu đồng ra để “chạy” đi dạy học tít rừng xanh núi đỏ. Sao mà nhẫn tâm quá, một huyện mà bê tha nhận “thừa” đến hơn 300 trường hợp vào các hợp đồng, tuyển dụng, biên chế để rồi… tự tin đòi thải loại. “Bằng địa ba đào”, sóng gió và niềm căm phẫn dậy lên trên miền đất tên là Yên Bình.
Bài 1:
“Quan thanh tra” phải trốn khỏi nhà!
Một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKTTU) Yên Bái thở dài nói với tôi: có cô giáo chạy 40 triệu, có cô mất tận 120 triệu đồng, bán cả đàn lợn con, lợn nái, bán cả trâu bò đi để chạy, “quá là” chị Dậu trong “Tắt đèn”. “Người ta” đã làm liều đến mức càng điều tra tôi càng dựng tóc gáy lên, nhà báo ạ.
Sáng 10/11/2012, sau quá trình dài thuyết phục, chúng tôi đã được các cô giáo “hóa trang” cho cài vào tham dự một cuộc “đối thoại” nảy lửa giữa 80 giáo viên mầm non sắp bị đuổi ra khỏi biên chế với Chủ tịch UBND, cán bộ các phòng nội vụ, giáo dục huyện Yên Bình. Có lẽ không thể ngờ có nhà báo đến “dự”, nên chân tướng của lối ứng xử nhẫn tâm với các “kỹ sư tâm hồn” bộc lộ khá rõ ràng. Họ đã nhận tiền “của đút” để “ban ơn” các suất biên chế, hợp đồng, rồi họ ban ơn để cho các nhà giáo được gặp và đối thoại với cung cách tổ chức hết sức luộm thuộm, sự cãi vã phủ dụ cũng úi sùi lắm. Chưa bao giờ danh dự nhà giáo lại có bị coi rẻ như thế.
Trước đó, từ dư luận dậy sóng và đáng hổ thẹn, từ phát hiện “vô tình” trong một đợt kiểm tra đầy trách nhiệm, UBKTTU Yên Bái đã quyết liệt tìm hiểu chân tơ kẽ tóc thảm nạn giáo dục Yên Bình. Suốt cả tháng trời thanh kiểm tra. Bản kết luận thống thiết mang ký hiệu “06-KL/UBKTTU” của UBKTTU Yên Bái đã chính thức đề cập đến những dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Huyện ủy, cùng các tổ chức Đảng và Đảng viên có liên quan ở Yên Bình. Theo đó, 16 vị lãnh đạo, cán bộ đồng loạt bị kiểm điểm và kỷ luật, đứng đầu là ông Bí thư Huyện ủy, cả Chủ tịch UBND huyện, các phòng và cả ở xã. Một sự kiện được bà đương kim Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đánh giá là chưa từng có trong lịch sử. Riêng ở lĩnh vực giáo dục, theo một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái, đã có hơn 300 giáo viên bị “thừa” ra, do họ ký hợp đồng, “trao biên chế” hoặc luân chuyển công tác một cách liều lĩnh đến “dựng tóc gáy, toát mồ hôi hột”. Huyện đang có biện pháp “xử” với 212 giáo viên dôi dư. Văn bản nói là thừa, là hàng trăm giáo viên vẫn chịu cảnh nhiều năm đi vùng cao dạy hợp đồng chờ biên chế, nhưng giáo viên ở các tỉnh khác vẫn tèn tèn được điều chuyển về rồi giữ các vị trí béo bở. Nhiều người đi cắm nhà ở ngân hàng, nợ tam khoanh tứ đốm để có số tiền “khổng lồ” ra thì mới được suất biên chế. “Người ta” đã thiết lập cả đường dây nhận tiền, quà, bổng lộc để “ban” các suất biên chế, hợp đồng, chuyển vùng công tác kể trên.
Tội nghiệp cho các thầy, cô giáo vùng cao, lương ba cọc ba đồng, bố mẹ cho ăn học sư phạm tử tế, giỏi giang, vì thất nghiệp nên phải cắn răng “chạy” chỗ làm việc. Vì bị dọa ngay từ đầu là “đưa hối lộ” thì tội cũng nặng như nhận hối lộ, nên các thầy cô không dám khai rõ mình đưa tiền cho ai, bao nhiêu tiền. Nhưng khi được hỏi ai cũng bảo mất tiền, chừng bốn đến năm bảy chục triệu hoặc 120 triệu đồng/ suất. Cơ quan thanh tra đã tiếp nhận những lá đơn, những ông chồng lên tận tỉnh tố cáo người ta nhận tiền của vợ mình (cô giáo) ra sao. “Có người còn bán cả đàn lợn con, mượn con bò của em gái họ đi cầm cố lấy tiền đưa cho người ta lo lót xin được đi dạy học. Đúng là chồng chất nợ nần, bán đàn lợn con cũng như chị Dậu bán đàn chó con trong tác phẩm kinh điển “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố” - một cán bộ “điều tra” vụ việc ngậm ngùi kể. Một ông hiệu trưởng dám thẳng thắn chống lại tình trạng các cơ quan “liên đới” của huyện nhận cả “núi” giáo viên về để… ăn tiền đút lót, rồi “dí” xuống bắt các trường phải nhận “khiến chính Trưởng phòng Giáo dục cũng không biết cả hiệu trưởng mới bổ nhiệm trong huyện mà mình quản lý” (!), đã nhận định: “Các thầy cô giáo, nhiều người 10 năm dạy hợp đồng giáo dục, đang cống hiến ở vùng cao rồi, giờ ước ao biên chế, có người học đại học sư phạm ra, ước ao được đi làm. Họ “chạy chọt” để được đi làm, mưu cầu cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc, yêu trường mến trẻ, chứ có phải chạy làm quan làm tướng gì đâu - xót xa quá!”. Vị cán bộ UBKTTU này còn đau đớn chứng kiến cảnh “xe ô tô của cán bộ sai phạm cứ xếp hàng dài ở nhà tôi, có khi 12 giờ đêm họ vẫn phục kích chờ tôi về để…xin gặp (nhằm xin nương tay giảm tội). Tôi phải tắt đèn nằm trên gác, nằm ở ngoài khu nhà mình mà trốn!”.
Đột nhập “chảo lửa” của các cô giáo mầm non
Trở lại câu chuyện “đột kích” chảo lửa cãi vã ở huyện Yên Bình kể trên. Vì “quan tham” nhận tiền rồi nhận thừa cả mấy trăm giáo viên, nên tỉnh và huyện đã giải quyết hậu quả bằng cách khiển trách vài vị “quan” rồi chuyển họ lên vị trí công tác… cao hơn. Ông Chủ tịch huyện tai tiếng nhất trong vụ này thì chuyển lên đảm trách cương vị Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh! Tội lỗi của người ta gây ra, giờ đổ cả lên đầu các cô giáo mầm non liễu yếu đào tơ, nghèo kiết xác, bao năm ròng héo hon với trẻ thò lò mũi xanh ở rừng xanh núi đỏ. Cụ thể, với 212 giáo viên tuyển dụng vượt biên chế, vượt quy mô hợp đồng sẽ bị “giải quyết” trong dịp này, ông Phạm Duy Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ra thông báo nói rõ: hủy quyết định tuyển dụng với 80 giáo viên biên chế (trong tổng số 119 suất biên chế được tuyển vượt chỉ tiêu). Bà Ngô Thị Chinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: chưa bao giờ tỉnh Yên Bái đưa ra nhiều quyết định kỷ luật cán bộ cùng lúc đến như vậy, đủ thấy mức độ nghiêm trọng của vi phạm cũng như thái độ quyết liệt của tỉnh đối với vụ việc kể trên. Tuy nhiên, có một sự thật vô lý mà trẻ lên ba cũng trông thấy: rằng là tiền tỷ ăn của đút vào túi quan tham, nó là tiền của hàng trăm “chị Dậu” - giáo viên thì đã không lấy lại được, còn hậu quả thì giáo viên phải nai lưng ra gánh chịu.
Cuộc họp tôi và độc giả đang “xâm nhập” kể trên, phải tê tái công nhận rằng: nó dở dơi dở chuột. Túm lại là huyện, phòng giáo dục “đánh tiếng” mời 80 cô giáo có biên chế ra để đưa cho họ cái hợp đồng phía họ đã thảo sẵn. Bảo rằng các cô ký vào, từ nay các cô không còn là biên chế nhà nước nữa, mà là hợp đồng công chức. Quan huyện úy lạo các kỹ sư tâm hồn của chúng ta rằng: hợp đồng dân nuôi ấy cũng là hợp đồng công chức, nó có giá trị như… biên chế. Một cô giáo ối giời ơi ầm ĩ, nếu nó giống nhau thì đuổi chúng tôi ra khỏi biên chế, bắt chúng tôi ký lại làm gì. Sự thật, hợp đồng có điều khỏan ghi rõ: bên “sử dụng lao động” có đại diện là ông Lương Bá Tập, trưởng phòng giáo dục Yên Bình; bên lao động là các cô giáo mầm non. Phần “Quyền lợi” của bên sử dụng lao động rất “nhẫn tâm” (theo các cô giáo là còn “hà khắc và trắng trợ” hơn hồi họ còn tấp tểnh ký hợp đồng ngắn hạn!) được ghi rành mạch, nguyên văn như sau: “Điều hành người lao động hòan thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…); tạm hoãn chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật…”. Như vậy, có thể nói trắng phớ ra, nếu ký vào hợp đồng được trưng ra đồng loạt yêu cầu “nỉ non” mong giáo viên hãy ký kia, thì các cô giáo quá thiệt thòi và các lời úy lạo của lãnh đạo địa phương trong các cuộc họp kỳ dị trước đó quá là giả dối.
Một cuộc họp không giấy mời, không chủ tọa, không thư ký, nháo nhào nhào, giáo viên mầm non không có đàn ông, tất cả 80 chị em đều buồn bã, bất bình, nghiến răng lợi, nhiều người bụng mang dạ chửa, khóc lóc sầu thảm. Có người 15 năm công tác mới có được biên chế. Họ giữ quyết định do Chủ tịch UBND huyện ký, có đóng dấu Quốc huy như một bảo bối. Giờ người ta có quyết định hủy bỏ “biên chế” ấy, gọi các nhà giáo đến, bắt đợi cả mấy tiếng, rồi úi sùi dúi cho cái hợp đồng. Cậu cán bộ phòng giáo dục ra lời trước, rất bề trên, hách dịch: “Mời các đồng chí vào phòng, chúng tôi sẽ phát cho các đồng chí bản hợp đồng, các đồng chí cũng không phải viết tay gì cả mà chỉ việc ký thôi, nếu mà có những thông tin ví dụ như ngày tháng năm sinh, nơi sinh, chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp mà sai thì các đồng chí sửa bằng bút khác màu để tôi biết sửa lại. Còn về cái mục hưởng lương, ở trong này tôi đã tính cả…”.
Đấy, họ “đòi” lại biên chế của chị em giáo viên theo cách đó. Tiếng phản đối nhao nhao lên. Một cô giáo rỉ tai nhà báo: có anh giáo viên thể dục xuống làm nhân viên dinh dưỡng, có cô làm nghề… đánh trông ra chơi, có mấy chục cô giáo bị cắt hợp đồng ở nhà cấy lúa vĩnh viễn. Cô nào cũng phải chạy tiền hết, nó thành cái lệ rồi. Có vụ, lãnh đạo phòng giáo dục về trường họp mà hỏi thầy cô giáo này là… ai? Bởi nhiều thầy cô giáo được đưa về thông qua bên nội vụ và bên huyện, “áp” thẳng xuống trường mà không qua phòng giáo dục. Một cô lại đay nghiến: có cô vợ chồng đánh cãi nhau, vì cắm nhà cửa cho ngân hàng, lấy tiền “chạy” đi dạy học, giờ xôi hỏng bỏng không. “Vợ tôi bao nhiêu ngày nay, đi dạy về là nằm khóc, không hiểu sao hôm nay “cô ấy” lại nói với nhà báo được 2 phút mà không khóc đấy. Cô ấy buồn đau quá, sắp mất biên chế, thứ mà cô ấy phải phấn đấu khổ sở suốt nhiều năm, chăm ngoan dạy giỏi, mất cả đống tiền mới có được”, nhà giáo Đỗ Viễn Quân nói. “Tự nhiên bị đuổi ra khỏi biên chế, là nỗi nhục, là tai tiếng với tất cả những người đang đứng trên bục giảng như chúng tôi”, một cô giáo gạt nước mắt.
Một trường, có… 2000 đồng “ngân khố”/năm học
Một lãnh đạo UBKTTU Yên Bái đau đớn nói: chúng tôi phải lên tận Bộ Nội vụ để hỏi xem, việc thừa biên chế và cán bộ giáo viên như thế, xử lý thế nào? Câu trả lời là ai lấy thừa thì người đó chịu trách nhiệm. Nhưng mà ngân sách nhà nước lấy đâu để trả lương cho hơn 300 lao động “thừa” đó? Nhất là trong thời buổi thắt hầu bao, giảm chi như bây giờ. Theo quy chế, lẽ ra, sau khi trả lương, thì ngân sách dành cho giáo dục còn 18% kinh phí để phục vụ các hoạt động dạy và học cùng nhiều hoạt động bổ trợ khác. Thế mà, vì thừa giáo viên quá nhiều, nên không có tiền để trả, họ đã phải nợ hàng tỉ đồng tiền lương. Dẫn đến, có trường mỗi năm chỉ có 2 nghìn đồng… chi cho các khoản khác. Cả huyện trường nào cũng cắt hết các suất mua báo phục vụ nhà trường, “mù thông tin tuốt”. Thiếu tiền, dẫn đến lạm thu của học sinh và nhiều bi kịch khác. Tính đến kết thúc đợt thanh tra, như trường ở xã Tân Hương, đã nợ 200 triệu tiền lương giáo viên.
(Bài sau: Những trang giáo án thảm sầu!)-http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/2012/11/15/yen-binh-day-song

-Yên Bình dậy sóng


 
 
Đánh giá cao, rồi sao nữa? (Blog Bùi Văn Bồng 26-11-12) -- Tôi cũng rất dị úng với mấy chữ 'đánh giá cao" này!
‘Bỏ phiếu vì cái ghế, chế độ sẽ suy vong’ (VNN 26-11-12) -- Vậy thì, vì tương lai đất nước, xin các đ/c tiếp tục bỏ phiếu vì cái ghế!
Lỗi ông Nguyễn Thiện Nhân: ĐB Dương Trung Quốc: Gà Bắc Giang hay gà mắc tóc? (PN Today26-11-12)
 
Đào tạo tiến sĩ: Đối diện với thực tế (TS 26-11-12) -- Bài Pierre Darriulat
Tù mù bổ nhiệm giáo sư (TVN 26-11-12) 'Mùa giáo sư' (TVN 23-11-12)
Mathilde Tuyết Trần: Từ trang viết đến cuộc đời (HV 27-11-12) -- Trao đổi với bà Mathilde Tuyết Trần về Câu chuyện phiên âm (HV 27-11-12)
Vi Thuỳ Linh dốc kiệt vốn liếng cho văn chương (VnEx 26-11-12)
Du học sinh Lào “khóc, cười” khi học tiếng Việt (NĐT 26-11-12)
Cuộc “gặp gỡ” của Văn Cao và Trịnh Công Sơn (TTVH 26-11-12)
-Hà Nội: Xe buýt sụt hố công trình, ùn tắc hàng loạt
VTC
Xã hội. Hà Nội: Xe buýt sụt hố công trình, ùn tắc hàng loạt. 27/11/2012 08:00 | Xã hội. (VTC News) – Hàng chục hành khách hoảng loạn khi tuyến xe buýt số 28 sụt hố công trình trên đường Đê La Thành. » Tông xe máy vào tường, một du khách Nga tử vong ...
Xe bus tụt bánh xuống hố, gây tắc nghẽn nhiều giờZing News
Xe buýt sụt “hố tử thần”, gần trăm hành khách hoảng loạnDân Trí
Xe buýt sụt hố tử thần, hành khách hoảng loạnTin tức 24h
- Làm chủ mạng xã hội để tập hợp và giáo dục thanh niên (QĐND).- Cuộc chiến giữ đất của dân oan (RFA). .   - Tin nhanh về vụ tố cáo Hoàng Công Khôi và thuộc cấp (Xuân VN).   – Mời xem lại: Vi phạm kỷ luật Đảng nghiêm trọng tại Quận Ủy Hoàn Kiếm.  – Video: UBND Quận Đống Đa mở trò hề “Đối thoại” với Thái Hà (nnamviet).
-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng công nghiệp hóa, càng coi trọng nông nghiệp ...
Sài gòn Giải Phóng
Tiếp tục chuyến công tác tại một số tỉnh Tây Nam bộ, trong 2 ngày 25 và 26-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Long, để kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, thực hiện các mục tiêu nhiệm ...
Vĩnh Long tập trung xây dựng nông thôn mớiThanh Niên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại tỉnh Vĩnh LongĐài Tiếng Nói Việt Nam
Trăn trở với nông dân đồng bằng sông Cửu LongNhân Dân

- YÊU CẦU KHẨN TRƯƠNG ĐIỀU TRA V.V CÁN BỘ TRAI GIAM SỐ 5 CỐ Ý HÃM HẠI ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ (CHHV).
- Cán bộ trại giam có mưu đồ hãm hại TS. Cù Huy Hà Vũ ? (RFA).
- Nhiều nhóm của Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão VN bị cấm họp (RFA).
- Lê Anh Hùng: “Hội chứng Lê Văn Luyện” Trong bộ máy công quyền ở Việt Nam (BoxitVN).
- Việt Nam và những con số (Người Việt).
- Việt Nam dự cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản (TTXVN). QĐND: Giới thiệu kinh nghiệm của Việt Nam tại cuộc gặp quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân. - Dự án tỉ đô (Nguyễn Thông). – DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU 28,7 TỈ USD: Chờ PTT chứng minh nguồn vốn (NLĐ).  – NHỮNG DỰ ÁN NGÀN TỈ TÊ LIỆT: Phơi nắng đất “vàng” (NLĐ). - Hà Nội: Sai phạm về đất đai hơn 5.300 tỷ đồng (DV).



- Ông Nguyễn Đình Hương, cựu phó Ban Tổ chức Trung ương: Nhận diện nơi ‘ăn’ khủng hơn cảnh sát giao thông (ĐV). Anh xử vụ đưa hối lộ cho Lê Đức Thúy (BBC).
Sữa chua Petit chứa "sinh vật lạ bò lúc nhúc"
(GDVN) - "Khi mở hộp sữa thấy màu sắc ố không bình thường nhưng tôi vẫn nghĩ không sao vì hạn sử dụng đến ngày 20/12/2012 nên vẫn xúc cho..
-Chuyện hy hữu: Tổng cục Dân số “mua hớ” thuốc tránh thai?
- Dự thảo Nghị định giải quyết tranh chấp lao động theo con đường hoà giải: Chưa đáp ứng được thực tiễn! (LĐ).
- Sự hồi sinh ở một “nhà máy chết” (Petrotimes).














Tổng số lượt xem trang