Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Nhiều vụ thu hồi đất như 'cưỡng bức người dân'

-Theo luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, giá đất do Nhà nước quy định vừa 'trái với Hiến pháp', vừa đi ngược với quy luật thị trường. Bài viết của chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội Nguyễn Trọng Tỵ.

Theo chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội, việc Nhà nước quy định giá đất là phạm luật. Ảnh minh họa

Muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, điều tất yếu là phải có đất để xây dựng các khu công nghiệp; xây dựng các khu đô thị. Đất đai là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Song, Nhà nước quản lý không có nghĩa là dân không có quyền gì. Trái lại, khi người dân có đủ điều kiện được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất của người dân được pháp luật quy định rõ, có quyền quản lý, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp. Những quyền này là quyền hợp pháp của người dân phải được Nhà nước và pháp luật bảo hộ như quy định trong Hiến pháp. Chính vì lẽ đó, đường lối của Đảng đã đề ra, khi thu hồi đất, phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người dân bị thu hồi đất và lợi ích của nhà đầu tư. Song, rất tiếc, xưa nay quan điểm ấy đã không được áp dụng một cách đúng đắn.
Nhiều trường hợp chỉ thiên về thu hút vốn đầu tư vô điều kiện, dẫn đến việc lợi dụng quyền lực nhà nước, cưỡng bức người dân phải từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình để đem lại lợi ích cho nhà đầu tư gấp trăm nghìn lần.
Cách làm trái quan điểm của Đảng, là nguồn gốc gây ra tệ nạn tham nhũng và gây ra tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài. Nhiều trường hợp đã đẩy người dân lương thiện trở thành kẻ phạm tội “gây rối trật tự” hoặc “chống người thi hành công vụ”.
Tình trạng này đã làm ảnh hưởng không tốt cho hình ảnh, uy tín của Đảng, của Nhà nước Việt Nam.
Thiết nghĩ, việc sửa đổi và bổ sung một số điều Luật Đất đai lần này, cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Bác Hồ,” việc gì có lợi cho dân, khó mấy cũng làm bằng được” và quan điểm bảo đảm hài hoà lợi ích của người dân, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư cần phải được quy định cụ thể trong luật.
Theo suy nghĩ của tôi, đề nghị Quốc hội giữ nguyên quy định tại Điều 39 Luật Đất đai năm 1993.Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Và, chỉ trong trường hợp này Nhà nước mới quy định giá đất, để đền bù khi giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, mọi trường hợp thu hồi đất ngoài 4 mục đích quy định tại Điều 39 nói trên, Nhà nước không quy định giá đất, kể cả nhà đầu tư là doanh nghiệp một thành viên của nhà nước.
Nhà nước quy định giá đất, bắt buộc người dân đang có quyền sử dụng đất phải giao đất theo giá Nhà nước quy định là vi phạm Hiến pháp. Hiến pháp đã quy định Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người dân đang có quyền sử dụng đất hợp pháp lại bị tước bỏ để cho người khác sử dụng kiếm lời gấp trăm nghìn lần. Như vậy, quyền công dân quy định trong Hiến pháp đã bị vi phạm.
Hơn nữa, việc Nhà nước quy định giá đất là trái với quy luật kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường,giá cả do quy luật cung cầu quyết định. Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giá đất cho cả một vùng, cả một năm sao phù hợp với thực tế. Chỉ trong một khu đất nhà đầu tư muốn có để thực hiện chủ trương kinh doanh cũng không thể có giá đồng nhất như nhau.
Thửa đất người ta đã đầu tư, tôn tạo phải có giá trị hơn thửa đất chưa tôn tạo. Thửa đất người ta đang trồng hoa, trồng cây cảnh, có giá trị thu nhập gấp nhiều lần so với thửa đất trồng khoai, cấy lúa. Thế mà quy định giá thống nhất sao có thể phù hợp? Khi có người không tuân theo điều vô lý đó sẽ trở thành kẻ phạm tội “ chống người thi hành công vụ “ hoặc “gây rối trật tự”.
Một dẫn chứng cụ thể, Hà Nội quy định giá đất cao nhất có 81 triệu/ m2. Nhưng thực tế, giá thị trường, diễn ra hàng ngày là 800 - 900 triệu/m2. Vậy quy định có giá trị gì?
Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn trên đây, đề nghị Quốc hội bỏ việc giao cho Nhà nước quy định giá đất, trừ 4 trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 39 Luật đất đai năm 1993. Khi nhà đầu tư cần có đất để xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian hoà giải nhằm bảo đảm quyền lợi của người có đất đang sử dụng và tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện được đề án kinh doanh của mình.
Nhà nước không quy định giá đất, không áp dụng biện pháp thu hồi đất cho các do doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp của nhà nước.
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Nguồn: Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Tựa đề và trích dẫn do Tòa soạn biên tập.-Nhiều vụ thu hồi đất như 'cưỡng bức người dân' (NĐT 14-1-13)

Dân kiện "quan": kiện mạnh vào!
- Điều chuyển Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng làm phó giám đốc sở (TN). - Chuyển công tác Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (DV).– Thay thế Bí thư huyện ủy Tiên Lãng (TTXVN/ GDVN).
- Sửa luật Đất đai: Thu hẹp quyền nhà nước (VNN). - Sửa Luật Đất đai: Bớt ưu tiên Nhà nước (VnEco). - Thu hẹp trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội (TN). - Giảm quyền Nhà nước, không “thắt” quyền người bị thu hồi đất (DT).
- Nhiều vụ thu hồi đất như ‘cưỡng bức người dân’ (NĐT). – Dân oan Lê Thị Kim Thu kháng án (DLB). - Chế độ máu, xua dân lênh đênh giữa đời (DLB).
- Dân Dương Nội cương quyết giữ đất! (RFA). “Dân chúng tôi khổ lắm, cùng đường rồi. Như gia đình tôi gồm 5 hộ gia đình mà chỉ có 30 mét vuông, đi ra đi vào mặt đập vào cửa sắt, xe dựng ở ngoài kẻ trộm lấy mất. Việc làm không có, cùng quẫn lắm rồi. Dân đi làm thuê, làm tiền âm phủ mỗi ngày được chừng 15-20 ngàn đồng”.

- Đường vành đai 2,5: Chính quyền ngang nhiên vi phạm pháp luật, chà đạp lên đạo lý (Cầu Nhật Tân).





Đi vệ sinh trong trung tâm thương mại bị…mất quần
“Thối um, khai nồng nặc” ở tòa nhà Keangnam Hà Nội
(Kienthuc.net.vn) - Người dân đang bức xúc vì ở các tầng gửi xe ô tô, xe máy của tòa nhà văn phòng Keangnam Hanoi Landmark Tower luôn bốc mùi hôi thối, khai nồng nặc.
- Năm 2013: Chứng khoán, Bất động sản, vàng… Nào làm gì đây, và không làm gì đây… (Sống mới). – Cần một trò ảo thuật mới… (Alan Phan).
- Phó thủ tướng viếng thiếu úy hi sinh khi bắt gà lậu (ĐV). – Nâng quân hàm cho thiếu úy hi sinh khi truy đuổi xe gà lậu (DT). –Hy sinh vì …. bắt gà lậu, bao giờ sẽ hy sinh vì ‘quyết liệt đấu tranh’ chống ‘phản động’ dám nhìn mặt người chết….(VLB).
- Bầu cử làm gì cho tốn giấy (DLB). - Huy động tiền dân bắn pháo hoa (TN).
- GIẤC MƠ SINGAPORE (Hai Lúa).
- Phải kỷ luật nếu ban hành văn bản ’trên trời’ (ĐV). - UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDVN). - Bối rối (DV). - Cưới nhỏ thì lo, cưới to lại buồn (DV).
- Nước mắt của rừng – Kỳ 1: Tàn phá không gian thiêng của người bản địa (ĐĐK).
- “Hung thần” đòi nợ thuê: Kỳ 2: Buông lỏng quản lý (TN).
Bầu Đức đã rải tiền ở những quốc gia nào? (KT 14-1-13)


Công ty Internet hoạt động mạnh ở Việt Nam: Territorial Rows No Obstacle To Chinese Internet Companies In Vietnam (Forbes 14-1-13)
- Công ty mạng Trung Quốc phát triển ở VN (BBC). “… bất chấp bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi nhiều trong thời gian gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông … lượng người sử dụng dịch vụ của Baidu tại Việt Nam ‘vẫn tăng’.”
Cộng đồng mạng tiếc thương người phát minh RSS tự sát
Thứ Ba, 15/01/2013 17:38
(Kienthuc.net.vn) - Cái chết của lập trình viên tài hoa 26 tuổi người Mỹ Aaron Swartz đã khiến cộng đồng mạng vô cùng thương tiếc.

Tổng số lượt xem trang