Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Khi Hoa Kỳ tự lực về năng lượng; Điện trong nước dư thừa (? căng thẳng), EVN vẫn mua của Trung Quốc

-Khi Hoa Kỳ tự lực về năng lượng -- (RFI)
.Dàn khoan đá phiến tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
Dàn khoan đá phiến tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
Ruhrfisch/wikimedia.org
Đến năm 2020 Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa số 1 thế giới. Trung Quốc theo chân Hoa Kỳ khai thác dầu và khí đá phiến. Địa lý chiến lược thế giới sẽ thay đổi khi Mỹ không còn lệ thuộc vào dầu hỏa của các nước vùng Vịnh và không cần bảo đảm an ninh cho các tuyến trung chuyển năng lượng của thế giới về Hoa Kỳ.

Là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt hàng đầu của thế giới, để đáp ứng nhu cầu nội địa Hoa Kỳ nhập khẩu đến 20 % năng lượng. Nhưng từ nhiều thập niên qua, cường quốc kinh tế và công nghiệp số 1 này đã âm thầm tiến hành một cuộc cách mạng.
Đầu tháng 11/2012 báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) đã gây bất ngờ khi dự phóng là vào năm 2017 nước Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út và chỉ một thập niên sau thì Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu. Đối với khí đốt, chỉ trong hai năm nữa thôi sản lượng của Mỹ sẽ vượt quá mức cung cấp của Nga.
Cuộc cách mạng năng lượng
Thành quả này có được nhờ vào chiến lược mà các chính quyền Washington liên tiếp và các đại gia dầu khí của Hoa Kỳ đã kiên trì theo đuổi trong nhiều thập niên : đó là dựa và công nghệ phát triển khí và dầu từ đá phiến. Trong 11 tháng đầu năm 2012 Hoa Kỳ sản xuất khoảng 6,2 triệu thùng dầu mỗi ngày nhờ vào công nghệ khai thác đá phiến. Đây là một mức nhảy vọt đến 28 % so với khả năng cung cấp của năm 2008.
AIE khẳng định : « Với đà này, nhập khẩu dầu thô vào Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng giảm sút vào khoảng năm 2030 » và kịch bản một nước Mỹ tự lực về năng lượng không còn là điều viển vông. Đương nhiên, trật tự năng lượng quốc tế sẽ bị đảo lộn khi Hoa Kỳ không còn lệ thuộc vào dầu khí của thế giới. Châu Á sẽ trở thành trọng tâm của bản đồ thương mại dầu hỏa trong tương lai với những thay đổi quan trọng về mặt chiến lược.
Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, giáo sư địa lý bà Françoise Ardillier-Carras tác giả cuốn « Hydrocarbures et conflits dans le monde - dầu khí và các vụ xung đột trên thế giới », Nhà xuất bản Technip cùng giáo sư Samuele Furfari giảng dậy tại Đại học Tự do Bruxelles lần lượt phân tích về những tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí với cuộc cách mạng về năng lượng đang hình thành.
Theo giáo sư Samuele Furfari đá phiến là vũ khí năng lượng mới của Hoa Kỳ nhưng ông thận trọng cho rằng dù có trở thành một nguồn cung cấp dầu khí hàng đầu thế giới, Mỹ ít có khả năng cung cấp dầu khí của mình cho phần còn lại của thế giới để bảo toàn vị thế siêu cường công nghiệp và kinh tế của mình :
« Mọi người ý thức được là giá năng lượng tăng nhanh và đã tác động đến các hoạt động kinh tế của toàn cầu. Giá năng lượng tăng mạnh từ 2004 và vấn đề năng lượng bị coi là một trong những yếu tố dẫn tới khủng hoảng kinh tế ngày nay. Từ đó các nhà lãnh đạo và các tập đoàn phải tìm ra những giải pháp.
2004 được coi là một bước ngoặt quan trọng đối với ngành năng lượng. Khác với các lĩnh vực kinh tế khác, để chuyển hướng, ngành công nghiệp năng lượng cần nhiều năm để thay đổi chiến lược. Trong trường hợp của Hoa Kỳ : nước Mỹ đang lệ thuộc vào dầu hỏa vào năng lượng của thế giới, nhưng trong một tương lai không xa cường quốc kinh tế số 1 này sẽ ‘độc lập’ về mặt năng lượng. 
Công nghệ là chìa khóa giúp cho Hoa Kỳ đảo ngược tình huống trên bàn cờ năng lượng. Hoa Kỳ làm thay đổi cục diện ngành năng lượng thế giới với kỹ thuật khai thác khí đã phiến. Phải mất nhiều năm các chuyên gia mới biết khai thác khí đá phiến.
Đến khoảng 2008 ngành năng lượng đã trải qua một cuộc cách mạng : kỹ thuật khai thác khí đã phiến sẽ đẩy giá thành xuống thấp đến một mức độ mà ở Mỹ, người ta sẽ chỉ tập trung khai thác những vùng vừa có dầu hỏa vừa có khí đốt. Hoa Kỳ sẽ trong thế dư thừa dầu khí. Tôi không nghĩ là Mỹ sẽ trở thành một nguồn cung cấp dầu khí cho thế giới. Nhưng Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô sẽ tự túc được về mặt năng lượng và điều đó sẽ làm đảo lộn trật tự năng lượng của thể giới »
Nhưng nói như vậy phải chăng quốc tế không còn lo sợ trước kịch bản khan hiếm vàng đen ? Giáo sư Furfari cho rằng đại đa số trong chúng ta vẫn bị ám ảnh trước mối đe dọa các nguồn dầu hỏa của thế giới bị cạn kiệt :
« Có thể nói như vậy nhưng đại đa số chúng ta và nhất là các phương tiện truyền thông vẫn cho rằng dầu hỏa đang ngày càng khan hiến. Từ năm 1924 người ta đã nói đế đe dọa thiếu hụt dầu hỏa. Người ta quên mất một điều : giá dầu hỏa tùy thuộc vào các kỹ thuật khai thác và tùy thuộc vào giá mà người tiêu thụ sẵn sàng trả để đổi lấy vàng đen.
Ở đây tôi cũng muốn nhắc lại với thính giả một điều quan trọng đó là vào năm 1982 quốc tế đã thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Văn bản này chính thức có hiệu lực từ năm 1994. Diện tích khai thác của mỗi quốc gia được mở rộng thêm.
Bên cạnh đó công nghệ khai thác tài nguyên ngày càng tối tân, thành thử khối lượng dầu cung cấp cho nhân loại ngày càng lớn. Tôi đơn cử trường hợp của Israel : với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, Israel làm chủ một kho dự trữ khí đốt có thể bảo đảm nhu cầu của quốc gia này trong vòng 120 năm » !
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
Bà Françoise Ardillier-Carras chuyên gia về địa lý gắn liền vấn đề năng lượng và địa lý chiến lược. Bà đặc biệt lưu ý đến những ý đồ của Trung Quốc tại Biển Đông :
« Với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, chiến lược năng lượng chuyển hướng và trở thành một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Chính vì thế Biển Đông đang trở thành một khu vực vô cùng nhạy cảm. Tương tự như vậy, các vùng eo biển tức là các cửa ngõ trung chuyển dầu khí cũng trở thành những điểm nóng. Tranh chấp chủ quyền trên biển, một là để khẳng định quyền sở hữu các nguồn tài nguyên, và hai là để kiểm soát các chặng trung chuyển năng lượng … »
Vậy thì đâu là chiến lược năng lượng của Trung Quốc ? Giáo sư Samuele Furfari không ngần ngại cho rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh công nghệ khai thác khí đá phiến tương tự như Hoa Kỳ. Duy Trung Quốc sẽ vấp phải một trở ngại : các mỏ đá phiến dầu của Trung Quốc thường nằm sâu trong lòng đất do vậy các cơ sở khai thác của quốc gia này phức tạp hơn so với tại Mỹ :
« Trung Quốc ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng của thế giới để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hàng sản xuất đó thực ra cũng chỉ là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chung của toàn cầu- trong đó có cả Mỹ và châu Âu. Từ nhiều năm qua, chính sách ngoại giao của Trung Quốc chủ yếu nhằm hướng tới các nguồn dự trữ năng lượng của thế giới. Bắc Kinh đã đặc biệt chú ý tới châu Phi.
Giờ đây với công nghệ khai thác khí đá phiến, Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia vào các chương trình này. Có khả năng một khi thành công trong việc khai thác khí đã phiến thì Bắc Kinh sẽ quan tâm ít hơn đến các nước sản xuất dầu hỏa như Tchad hay Soudan. Nhưng phải nói là Trung Quốc đang chạy đua để tìm kiếm dầu hỏa và khí đốt ».
Trong cuộc chạy đua tìm kiếm năng lượng đó tới nay Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với các nước sản xuất dầu hỏa từ Nam Mỹ đến Châu Phi, và đương nhiên là ở cả Trung Á. Giáo sư Françoise Ardillier-Carras cho biết :
« Đương nhiên tất cả hãy còn mới lạ đối với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc phải trực diện với nhu cầu năng lượng lớn như hiện nay. Cũng chưa bao giờ Trung Quốc lại có nhiều xe hơi như những năm gần đây. Trung Quốc sản xuất than đá nhưng bên cạnh đó quốc gia này cần dầu khí của nước ngoài.
Để chen chân vào được một số khu vực sản xuất dầu khí, đặc biệt là đối với các nước Trung Á (Ouzbekistan, Turkmenistan, Kazackhstan …) , chính quyền Bắc Kinh đã phải đề ra hẳn một chiến lược. Chẳng hạn như là Trung Quốc đã phải tăng cường an ninh tại các khu vực biên giới để bảo đảm là hàng bán được trao đến tay người tiêu thụ một cách an toàn.
Vào khoảng năm 1998 Trung Quốc chi ra khoảng 1 tỷ đô la để mua dầu khí của các nước Trung Á. Đến năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc chỉ riêng với khu vực này lên tới 24 tỷ đô la. Hiện tượng Trung Quốc bị khát dầu hỏa và mở rộng ảnh hưởng với các nước Trung Á đôi khi đặt Bắc Kinh trong thế khó xử đối với Matxcơva bởi đấy là những quốc gia chư hầu của Liên Xô cũ ».
Nghịch lý của Châu Âu
Châu Âu lệ thuộc 53 % vào năng lượng ngoài khu vực cho nên từ đầu những năm 1970 châu lục này đã phát triển năng lượng điện hạt nhân để khắc phục nhược điểm này. Riêng đối với công nghệ khai thác khí đá phiến, Châu Âu đã bỏ lỡ một chuyến tàu và bị coi là chậm chân hơn so với Hoa Kỳ. Một phần lớn sự chậm trễ đó là do châu Âu phải đối phó với các hội đoàn bảo vệ môi trường.
Tại sao Mỹ khai thác được khí đá phiến mà châu Âu không làm được ? Giáo sư Samuele Furfari giải thích về khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và châu Âu :
« Ở Hoa Kỳ, chủ sở hữu đất làm chủ luôn cả phần ngầm. Nếu có dầu hỏa hay khí đốt, quặng mỏ … thì họ có quyền khai thác các tài nguyên đó. Tại Châu Âu, chúng ta không thể làm như vậy. Cái gì cũng phải qua cơ quan hành chính của nhà nước và phải giải trình với các nhóm bảo vệ môi trường có thế lực. Tuy vậy luật lệ của Mỹ cũng rất rõ ràng thành thử để khai thác dầu hỏa hay khí đốt tư nhân không thể gây ô nhiễm bừa bãi.
Tôi nghĩ là trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ theo chân Hoa Kỳ để khai thác khí đã phiến, vì tại đây, tất cả thuộc sở hữu của Nhà nước, chính quyền quyết định tất cả cho nên một quyết định khai thác loại năng lượng này, Trung Quốc sẽ không gặp phải một trở ngại nào hết. 
Châu Âu không thể làm như Trung Quốc. Một khi Mỹ không còn lệ thuộc vào năng lượng quốc tế, Washington sẽ xét lại chính sách chiến lược của mình đối với phần còn lại của thế giới. Thêm vào đó là khí đốt sản xuất tại Mỹ sẽ rẻ vô cùng. Điều đó sẽ mở đường cho ngành công nghiệp xe hơi Mỹ chuyển hướng, chuyển từ xăng, dầu sang khí đốt. Khi đó, giá dầu thô trên thị trường quốc tế sẽ giảm mạnh, các loại năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay mặt trời sẽ trở nên vô cùng đắt đỏ. Cả một mảng của ngành công nghiệp năng lượng sẽ sụp đổ. 
Hiện nay khí đốt ở Mỹ rẻ đến nỗi Hoa Kỳ không còn sử dụng than đá và họ xuất khẩu than đã qua châu Âu. Hậu quả trực tiếp là Mỹ giảm lượng thái khí CO2 làm hâm nóng trái đất. Trong khi đó thì châu Âu ngày càng sử dụng nhiều than đá của Mỹ và qua đó làm tiêu tan những nỗ lực giảm khí carbon ».
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa, OPEP cho rằng giá 1 thùng dàu 80 đô la là hợp lý. Nhưng với công nghệ khai thác dầu và khí đá phiến, nhiều chuyên gia chờ đợi trong tương lai gần, giá dầu hỏa sẽ giảm mạnh. Hậu quả đối với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa ?
Giáo sư Samuele Furfari trả lời : « Vấn đề sẽ không đặt ra đối với các nước vùng Vịnh, do họ có một nguồn dự trữ rất lớn và dù giá dầu hỏa có thấp đến mấy, thu nhập của các quốc gia này vẫn được bảo đảm. Đối với các thành viên khác của OPEC thì khác khi đấy là những nước không có nguồn dự trữ dầu hỏa hùng hậu như các quốc gia vùng Vịnh.
Cách nay 11 năm giá dầu trên thế giới là 9,80 đô la một thùng. Nhưng trong một thập niên, giá dầu hỏa đã tăng từ 9,80 đô la lên thành 110 đô/thùng. Giá dầu tăng cao như vậy đã đè nặng lên kinh tế toàn cầu, gây trở ngại cho tăng trưởng »
Từ năng lượng đến địa lý chiến lược
Cân bằng về địa lý chiến lược thế giới sẽ thay đổi ra sao khi Hoa Kỳ không còn phải triển khai các phương tiện quân sự để bảo đảm an ninh cho các nguồn cung cấp dầu hỏa và khí đốt ? Françoise Ardillier-Carras cho rằng an ninh của một số các nước xuất khẩu dầu hỏa trên thế giới hiện nay có nguy cơ bị đe dọa khi Mỹ rút bớt các lực lượng an ninh :
« Nhu cầu về năng lượng thế giới, từ nay đến năm 2035 tăng thêm 36 %. Trong đó khí đốt sẽ tăng 46 %. Mỹ ngày nay đang trở thành một nhà sản xuất khí đốt hàng đầu của thế giới, điều sẽ làm thay đổi tương quan giữa Washington với nhiều các quốc gia, đặc biệt là các nước đang trỗi dậy. Đừng quên rằng hiện nay các nền kinh tế đang vươn lên hút nhiều năng lượng của thế giới hơn cả.
Tôi cũng xin lưu ý là khi không còn phải ráo riết tìm kiếm dầu khí của thế giới Hoa Kỳ sẽ xét lại chính sách an ninh và chiến lược của mình. Mỹ sẽ không còn gắn bó với một số các đồng minh thân cận ở vùng Trung Cận Đông, ở khu vực vùng Vịnh chẳng hạn. Hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong vùng sẽ không còn hùng hậu như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là liệu các bên liên quan có đủ phương tiện tự vệ hay không » ?
Đương nhiên là Hoa Kỳ sẽ ít quan tâm hơn đến vùng Trung Cận Đông. Ông Furfari, thuộc đại học Bruxelles hoàn toàn đồng ý về điểm này, nhưng ông coi là còn quá sớm để có thể nói rằng dầu hỏa đã thuộc vào quá khứ : « Như vừa trình bày, có nhiều khả năng kịch bản đó sẽ xảy tới. Mỹ cũng đã chuyển mối quan tâm từ Đại Tây dương sang Thái Bình Dương. Hoa Kỳ không còn chú ý đến châu Âu như trước nữa. Canada cũng đang theo chân Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và ngày càng chú trọng đến đối tác Trung Quốc.
Tôi muốn nói đến dự án dây dựng đường ống dẫn dầu nối liền bang Alberta của Canada với Trung Quốc. Trong khi đó châu Âu lại cho rằng sẽ không còn cần đến dầu hỏa trong tương lai. Tôi nghĩ rằng, hiện tại, chưa có một giải pháp thực tế nào cho phép chúng ta nghĩ tới điều đó. 95 % nhu cầu năng lượng của ngành giao thông vẫn lệ thuộc vào dầu hỏa ».
-Đến Hồi Mạt Vận?
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 12014
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Hoa Kỳ Hoàn Hồn Sau Cú Điện Giựt...

 * "Chết lâm sàng" hay là xàng xê chính trị? * 

Trong cuộc họp báo cuối cùng của nhiệm kỳ đầu, trước khi tuyên thệ nhậm chức và đọc bài diễn văn quan trọng nhất trong năm về Tình hình Liên bang, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố, rằng Hoa Kỳ "không là một quốc gia hết thời và quịt nợ". Ông ta có lý, nhưng không phải vì những lý do ông muốn ám chỉ!


Trước hết, về cái chữ ông nhắc tới hai lần, là "a deadbeat nation". Thuần về chữ nghĩa uyên áo của một chính khách, ta phải dịch ra nhiều ý, như lười biếng, kiệt sức, mạt vận, xù nợ. Nhưng trong khung cảnh của bài phát biểu khi ông đả kích phe Cộng Hoà đối lập về quyền nâng định mức công trái, có lẽ Tổng thống Mỹ muốn nhấn mạnh đến chuyện nợ nần và khẳng định rằng Hoa Kỳ không là một quốc gia mắc nợ đến nỗi phải quịt. Chúng ta suy đoán như vậy vì mới tuần trước thôi, Obama đã nhắc lại rằng nước Mỹ không có vấn đề về công chi.

Đấy là nhìn từ quan điểm của ông.

Hoa Kỳ không bị nạn bội chi ngân sách vì gánh công chi đó chỉ là "đầu tư" cho tương lai. Đảng Dân Chủ lại vừa thắng lớn bên Hành pháp lẫn Lập pháp trong khi đảng Cộng Hoà đại bại xoay ra cãi cọ về hai lẽ tồn vong là thực dụng và trung kiên. Một là phải dung hòa với thực tế, hai là phải bảo thủ hơn nữa về lý luận và tư tưởng! Vì vậy, nạn thiếu hụt ngân sách của liên bang bên cạnh khoản thặng dư chính trị của đảng Dân Chủ cho phép Tổng thống giữ thế công trên chính trường.

Nghĩa là trong hai năm tới, trận đấu giữa đôi bên còn tiếp tục!

Chúng ta sẽ thấy nhiều đề mục sau đây được nêu ra: các khoản chi bắt buộc (entitlements) như An sinh Xã hội hay Y tế sẽ làm công quỹ khánh tận, những ẩn phí (phí tổn ngầm) khi đạo luật cải tổ y tế "Obamacare" được áp dụng từ năm tới sẽ gây tốn kém bất ngờ, môi trường kinh doanh chưa thông thoáng lại có quá nhiều thủ tục kiểm soát nên các doanh nghiệp chưa dám bung ra đầu tư và tuyển thêm người, và sau cùng các khoản giảm chi về quốc phòng có thể giới hạn khả năng hành động của nước Mỹ, v.v....

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào Tháng 11 năm tới, may ra người ta mới thấy ra một tia hy vọng....

Trong khi chờ đợi, gánh công trái của nước Mỹ đã vượt Tổng sản lượng Nội địa GDP lên tới số kỷ lục và hơn 16 ngàn 400 tỷ Mỹ kim, trong khi mức tín nhiệm của dân Mỹ vào Quốc hội cũng đạt một kỷ lục khác là... chưa khi nào thấp như vậy! Các nước Âu Châu đã có thể tự an ủi hoặc nhiếc móc Hoa Kỳ là cứ đòi dạy khôn xứ khác, chứ đến khi các chính khách phải giải quyết việc chi thu để tránh một bờ vực tài chánh thì cũng bất thường và lệch lạc chẳng kém ai.

"Dysfunctional" là chữ rất nặng của tuần báo The Economist!

Nhưng dù sao mặc lòng, Hoa Kỳ sẽ không vượt qua Âu Châu và bắt kịp Nhật Bản để đi vào nơi mạt vận. Đấy là một cái nhìn trường kỳ về tiềm năng của nước Mỹ. Chúng ta trở lại ý kiến lạc quan của ông Obama.

Ngay từ thời lập quốc, nước Mỹ đã từ biển Đông của mình (Đại Tây Dương) mà lui vào đất liền, mở mang qua cả thế kỷ "Tây tiến" cho đến khi nối liền hai đại dương. Trong suốt giai đoạn khai phá để hình thành một lãnh thổ vuông vức và trù phú, Hoa Kỳ không hề bị quốc gia nào uy hiếp, kể cả hai lân bang là Canada hay Mexico. Trong giai đoạn hiểm nguy nhất cho quốc gia là cuộc Nội chiến, miền Bắc vẫn giữ thế mạnh và cuối cùng hội nhập được miền Nam để tái thiết và còn phát triển hơn nữa. Các quốc gia Âu Á khác đều không được như vậy.

Chính là sức mạnh ấy mới khiến dân Mỹ có sự lạc quan và thậm chí chủ quan, rằng ta là ngoại lệ của nhân loại, là quốc gia có một định mệnh riêng, để lãnh đạo thế giới. Mặt trái của sự chủ quan đó là phản ứng hốt hoảng! Vì là một dân tộc quá trẻ và quả thật là được thiên nhiên ưu đãi, Hoa Kỳ có thể tin rằng trở ngại nào cũng vượt qua như đã từng thấy trong lịch sử. Thế rồi khi bị điện giựt vì những biến cố bất ngờ thì cũng dân tộc đó đã hốt hoảng và có phản ứng thái qua

Những trường hợp như vậy đã từng xảy ra nhiều lần. Như bị Phát xít Nhật Bản tấn công tại Trân Châu Cảng năm 1941, hay Liên Xô qua mặt với vệ tinh Sputnik năm 1957, bị thất trận tại Việt Nam năm 1975, hoặc bị tư bản Nhật vào thao túng tận thị trường nội địa năm 1985, v.v.... Mỗi lần như vậy là nước Mỹ bàng hoàng, các chính khách đổ lỗi cho nhau, nhưng sau cùng vẫn từ cách ứng xử có vẻ lụp chụp ấy mà tìm ra giải pháp bất ngờ khác. Cuối cùng thì vẫn là khúc khải hoàn: đã thắng cả chủ nghĩa phát xít lẫn cộng sản, kinh tế tư bản và chính trị dân chủ của Hoa Kỳ trở thành chân lý vĩnh cửu. Lịch sử cáo chung.

Qua thế kỷ 21 cũng vậy, Hoa Kỳ bất ngờ bị khủng bố tấn công và hốt hoảng mở ra cuộc chiến toàn cầu mất cả chục năm rồi giật mình khi thấy Trung Quốc đòi qua mặt trong khi công quỹ mắc nợ và kinh tế sa sút. Tình trạng bị điện giựt như vậy giải thích sự hốt hoảng và cả tinh thần hoài nghi kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản và hai phản ứng trái ngược. Bên trong, chính quyền phải can thiệp nhiều hơn vào kinh tế, nhưng bên ngoài thì lại khiêm cung và hòa hoãn hơn với các nước.

Cả cuộc tranh luận hiện nay cần được đặt trong khung cảnh, hay đúng hơn, trong tâm cảnh của một xã hội vừa bị điện giựt!

Nhìn từ bên ngoài và trong dài hạn thì Hoa Kỳ là quốc gia rất kỵ tinh thần kế hoạch hóa, khác với các cường quốc Liên Xô, Trung Quốc, dù chỉ là kế hoạch có tính chất gợi ý và nhiệm ý như nhiều nước Âu Châu. Khi Chính quyền Obama đề ra chủ trương phát huy công nghiệp xanh, dù chưa hẳn là chính sách kỹ nghệ theo kiểu Á Châu như Nhật Bản hay Nam Hàn, hoặc một quốc sách cho cả nước như trường hợp Trung Quốc, người ta thấy ngay sự chống đối trong chính trường và trên doanh trường. Vì chính sách ấy cho phép nhà nước tuyển chọn và nâng đỡ loại doanh nghiệp "phải đạo", là lại xây dựng tinh thần tư bản thân tộc, crony capitalism. Ngay cả khi có doanh nghiệp phá sản, người ta cũng thấy Hoa Kỳ tranh luận xem là chính quyền có nên tung tiền chuộc nợ hay chăng.

Nhìn từ bên ngoài, các cuộc tranh luận ấy cho thấy Mỹ bị loạn chiêu và không thể thống nhất chính sách ứng phó về ngắn hạn như cấp cứu công ty vỡ nợ hay dài hạn như bảo vệ môi sinh.

Thật ra, nước Mỹ có sự thống nhất về một quy tắc khác: hãy tuyệt đối phát huy tinh thần cạnh tranh trong một xã hội đa nguyên. Các doanh nghiệp phải có sáng kiến cạnh tranh dù là có thể bị đào thải. Trong chỉ số kỹ nghệ Dow Jones (DJIA) của 30 doanh nghiệp, ngày nay chỉ có một công ty là còn xuất phát từ cơ sở kinh doanh có mặt từ đầu chứ chuyện thay bậc đổi ngôi mới là thường trực. Và người ta thường chỉ chú ý đến các đại gia này, những tổ hợp có kích thước liên quốc, chứ sức mạnh của doanh trường và nguồn lực tạo ra công ăn việc làm chính là các doanh nghiệp loại nhỏ và trung bình.

Vì thế, khi sóng gió nổi lên, người ta thường chỉ nhìn thấy những gì nổi trên mặt sóng, ở phần xủi bọt trắng xóa. Chìm sâu bên dưới là những động lực ngầm của cả xã hội.

Chính là triết lý hành động có vẻ bất can thiệp và quá tự do như vậy mới khiến quy luật thị trường tác động mạnh, gây ra chu kỳ thăng giáng kinh tế, tăng trưởng rồi suy trầm, và thường xuyên thách đố sự ổn định xã hội. Nhưng những bài toán ấy mới dẫn tới sáng kiến cho sau này, khi nước Mỹ hoàn hồn từ một vụ điện giựt.

Chúng ta nên chờ đợi sự hoàn hồn đó, chứ nước Mỹ chưa đến hồi mạt vận.

EVN ưu tiên mua điện Trung Quốc? - EVN muốn vay 2,58 tỷ USD cho các dự án điện (VOV).- Điện nội ế vẫn nhập điện Trung Quốc (TN).


"Việt Nam xứng đáng là con rồng mới của ASEAN"
Đa số nhà phân tích dự hội thảo giới thiệu tiềm năng đầu tư vào Việt Nam tại Paris 15/1 đánh giá Việt Nam xứng đáng là "con rồng mới" của ASEAN.
Black Cloud Over Beijing
theDiplomat.com
How to Kill the 'Asian Century'
RealClearWorld
-
Nhật Bản sẽ nổ phát súng đầu tiên cho cuộc chiến tiền tệ toàn cầu
Trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế toàn cầu chững lại, nhiều nước co xu hướng can thiệp ghìm giá nội tệ để giành lợi thế thương mại.
America’s Deceptive 2012 Fiscal Cliff – Part 1

America’s Deceptive 2012 Fiscal Cliff – Part 2

America’s Deceptive 2012 Fiscal Cliff – Part 3



Khoắng Nước Trung Lưu- (Nguyễn Xuân Nghĩa)- Ngày 130111
Thành phần trung lưu Hoa Kỳ đang tiêu vong?

 * Thành phần trung lưu bị úp chuông? * 


Trong cuộc tranh luận chính trị hiện nay về chánh sách kinh tế tại Hoa Kỳ, một chữ được sử dụng nhiều nhất mà cũng là thành phần dân số bị khai thác nhiều nhất, đấy là "trung lưu" – middle class. Chúng ta nên bình tĩnh nhìn vào hiện tượng gian trá chính trị này.

Đầu tiên là định nghĩa. Khi tranh luận, người ta thường viện dẫn thống kê. Con số thống kê vốn không biết nói dối, nhưng kẻ dối trá có thể dùng thống kê - để lường gạt những người không theo dõi tìm hiểu. Nếu tìm hiểu, may ra người dân sẽ bớt bị lường gạt. May ra thôi, vì không nên đánh giá thấp khả năng lừa mị của các chính khách.

Từ năm năm nay, người ta nói đến lợi tức sa sút, và thậm chí sự khủng hoảng, của thành phần trung lưu, để từ đó đề nghị nhiều biện pháp nâng đỡ hay cứu giúp. Nhiều người còn đi xa hơn thế. Họ lý luận rằng ngoài thiểu số nhà giàu, lợi tức của dân Mỹ bị đình đọng trong nhiều năm, dân số trung lưu bị co cụm, người nghèo thành nghèo hơn trong khi các doanh gia lại lãnh lương quá hậu và gây thiệt hại cho hai thành phần xã hội khác là giới đầu tư và tiêu thụ. Người ta viện dẫn thống kê để chứng minh những điều này.

Mà thống kê lại là sản phẩm không thiếu trên thị trường thông tin Hoa Kỳ, với cách diễn giải tinh vi. Tinh vi cũng có thể là tinh ma.

Muốn phần nào nhìn ra sự thật đằng sau những hỏa mù ấy, việc đầu tiên mà chúng ta cần để ý là nên phân biệt con số và con người. Con số về thành phần trung lưu chẳng hạn không nhất thiết phản ảnh những con người thật, bằng xương bằng thịt, được gom vào một khái niệm trừu tượng và dán cho một cái nhãn bất biến.

Việc thứ hai cần để ý là sự chuyển dịch thực tế của từng thành phần được gom vào một con số thống kê. Muốn thấy ra sự chuyển dịch ấy, người ta cần nhìn vào một viễn cảnh dài, theo tinh thần các cụ ta thường nói, "không ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời"....

Trước hết, một vài thí dụ có thể giúp ta mường tượng ra thực tế kinh tế đằng sau con số thống kê.

Người ta hay nói đến một thiểu số 1% những người giàu nhất Hoa Kỳ, tính theo tài sản hay lợi tức – mà tài sản hay lợi tức là hai khái niệm khác nhau – và nhấn mạnh rằng trong khi dân Mỹ nghèo đi thì thiểu số 1% lại chiếm một tỷ lệ cao hơn trong tổng số lợi tức quốc gia. Ít ai chú ý là thành phần đại gia ăn cơm tiểu táo ấy cũng thường xuyên thay đổi và từ mười mấy năm nay, lợi tức thực tế của họ có giảm – dù giảm ít hơn lợi tức của người khác – và phân nửa thành phần này đã bị đá ra ngoài, văng xuống dưới, rơi vào thành phần 99%. Đ8iều ấy cũng có nghĩa là 0,50% những người ở dưới đã được đôn lên thành phần đại gia.

Đấy là chuyện "bách phân", một phần trăm... Cũng theo cách diễn giải ấy, hãy nói về thành phần "ngũ phân", một phần năm hay 20% của dân số, hoặc thập phân, 10%.....

Thống kê về lợi tức cho thấy tỷ lệ lợi tức của 20% dân số nghèo nhất, nhóm ngũ phân thứ năm, bị suy giảm. Điều ấy là một vấn đề và xúc phạm đạo lý chính đáng của con người. Nhưng nếu đào sâu hơn vào thống kê thì từ 1996 đến gần đây, mức lợi tức thật của nhóm ngũ phân nghèo nhất có tăng và tăng gấp đôi. Trong khi ấy, phân nửa số con người bằng xương bằng thịt ở trong nhóm này đã leo thang lên nhóm ngũ phân thứ tư - những người "giàu" hơn. Nếu lại định nghĩa xem thế nào là "nghèo" khi so sánh với dân nghèo của các nước thì ta còn thấy ra nhiều hình ảnh khác, xin miễn bàn thêm ở đây.

Vài thí dụ nói trên cho thấy nhiều chuyển dịch thực tế của xã hội đã không được phản ảnh qua thống kê. Và nhiều người còn cố tình sử dụng thống kê với gian ý khi nhập nhằng về nội dung.

Bây giờ, hãy nói về nội dung đơn giản nhất:

Chúng ta thấy truyền thông và các chính khách than vãn rằng lợi tức trung bình của các hộ gia đình Mỹ không tăng trong nhiều thập niên liền. Từ đó, người ta kết luận về sự khủng hoảng tất yếu của tư bản chủ nghĩa hay của siêu cường Hoa Kỳ. Và lại đề ra những giải pháp cứu vãn. Thí dụ như chính quyền phải can thiệp và tăng chi bằng cách tăng thuế, v.v....

Quả thật, lợi tức trung bình của các hộ gia đình không tăng mạnh từ những năm 1970 trở về sau, nếu giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát thì trong mấy thập niên chỉ tăng chưa đầy 10%, tức là các hộ gia đình Mỹ không giàu thêm. Nhưng, cùng lúc đó, lợi tức trung bình của một người dân Mỹ lại tăng và cao gấp bội so với lợi tức của các hộ gia đình.

Vì sao lại có sự khác biệt giữa mấy con số về hộ gia đình và cá nhân?

Lý do của nghịch lý này không chỉ nằm trong phạm vi kinh tế mà xã hội và văn hóa. Trong ba bốn chục năm, số người trung bình trong một hộ gia đình đã lặng lẽ giảm sút, mà hiện tượng này kéo dài cả trăm năm. Các chính khách thì chỉ nhìn vào tấm lịch bầu cử vài năm lại có một lần, người lãnh đạo thì phải nhìn vào nhiều thế hệ, khác biệt là ở đó.

Bước vào thế kỷ 20, các gia đình Mỹ vẫn có nhiều con và phân nửa có sáu người sống chung dưới một mái nhà. Năm chục năm sau, tỷ lệ đông đảo ấy, hai vợ chồng và bốn con chẳng hạn, chỉ còn 20%, và hai chục năm trước đây, chỉ còn 10%. Ngày nay, con số còn thấp hơn nữa nếu ta nhớ rằng 40% gia đình Mỹ là của các bà mẹ độc thân. Có con mà đã ly dị hoặc khỏi cần chồng.

Thành phân dân số trong khái niệm thống kê gọi là hộ gia đình không chỉ thay đổi theo thời gian. Ta còn cần thấy ra sự khác biệt trong các sắc dân.

Một gia đình người Mỹ gốc Phi châu có ít con hơn một gia đình người Mỹ gốc Latino dù lợi tức của một người lại cao hơn: bảo rằng dân Mỹ da đen giàu hơn hay nghèo hơn dân Mỹ da nâu đều đúng cả! Cũng thế, một hộ gia đình người Mỹ gốc Á có lợi tức trung bình cao hơn một hộ gia đình người Mỹ gốc Âu, nhưng lợi tức trung bình của người Mỹ trắng vẫn cao hơn Mỹ vàng, và cao hơn Mỹ nâu hay Mỹ đen....

Do đó, cứ tùy đối tượng mà nói để xin phiếu hoặc nã thuế!

Như vậy, khi dùng thống kê về lợi tức của hộ gia đình (household income), người ta có kết quả khác với con số trung bình của một đầu người (per capita income). Khác và không chính xác bằng. Nếu lại kiểm điểm mức sống trung bình của một hộ gia đình, có bao nhiêu xe hơi, tủ lạnh, truyền hình, v.v... ta còn thấy ra hình ảnh khác về nước Mỹ trong từng thời kỳ.... Khi nói rằng lợi tức của các hộ gia đình Mỹ không tăng, người ta hàm ý là mức sống của dân Mỹ không thay đổi – và từ đó tha hồ nói nhảm! Nhiều người tiêu thụ sản phẩm thông tin sai lạc này thì cứ tình thật mà kết luận là nước Mỹ suy sụp.

Từng người trong chúng ta có thể nhớ đến ngày tỵ nạn 1975 hoặc là thuyền nhân hay thuộc diện đoàn tụ đặt chân lên đất Mỹ và đã sinh sống ra sao. Ngày nay, đại gia đình và con cái sinh hoạt ra sao. Đôi khi ta có hình ảnh khác về Hoa Kỳ và khủng hoảng!

Những giải thích rắc rối ở trên sẽ giúp ta nhìn thấy trò ma của những kẻ có gian ý.

Trong cùng một nước Mỹ, khi cần nói đến sự sa sút mức sống của người dân, thí dụ như dưới các Chính quyền Cộng Hoà, các nhà bình luận dùng thống kê lợi tức của hộ gia đình. Khi cần đề cao Chính quyền Dân Chủ, họ dùng thống kê của cá nhân. Trong khi thực tế là nếp sống gia đình có thay đổi, từ nhân số dưới một mái nhà đến nhóm dân hay nhóm lợi tức cao thấp khác nhau.

Bây giờ đến chuyện "trung lưu", thành phần có mức lợi tức ở giữa, không là thiểu số giàu nhất mà cũng chẳng là thiểu số bần cùng. Ai cũng có thể nghĩ rằng thành phần này có sức năng động cao nhờ mức tiêu thụ và đầu tư nên khả dĩ góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nhưng họ là ai, sinh vật đang bị tuyệt chủng?

Kỹ thuật thống kê có thể tính ra lợi tức trung bình (average income) của hộ gia đình hay của người dân, với yếu tố vừa nói ở trên là lợi tức một đầu người có giá trị chính xác hơn. Họ tìm ra lợi tức trung bình đó bằng cách chia lợi tức toàn quốc cho tổng số dân. Con số ấy có thể thay đổi theo thời gian, như đã nói, mà còn bị lệch vì một thiểu số ít người lại có lợi tức rất cao.

Thống kê cũng có thể tính ra lợi tức trung vị (median income) là con số tiêu biểu hơn: lằn ranh ở giữa chia ra phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn. Ít ai chú ý đến chi tiết trung bình hay trung vị, nhưng đấy là cái điểm ở giữa giúp chúng ta tìm ra thành phần dân số được coi là trung lưu. Bây giờ, hãy đi tìm thành phần đó trong những ngõ ngách thống kê đầy ảo giác mà không quên sự chuyển dịch dân số và lợi tức khi có lời báo động về sự tiêu vong của giới trung lưu.

Một kỹ thuật thống kê – và xảo thuật chính trị - là định nghĩa thành phần trung lưu là những ai có lợi tức đồng niên (một năm), thí dụ ở khoảng 50 đến 70 ngàn Mỹ kim và xem là số người đó tăng giảm ra sao trong nhiều năm. Rồi người ta vẽ đường tuyến về sự phân bố lợi tức trên hai trục, tung độ là có người và hoành độ là lợi tức. Người ta có một hình tương tự cái chuông úp, bên trái là những người có lợi tức thấp nhất, bên phải là có lợi tức cao nhất, ở giữa là thành phần trung lưu đông đảo những người có mức lợi tức tiêu biểu, là 50-70 chẳng hạn. Nếu chỉ nhìn trong thế tĩnh, của một năm, thì đường tuyến đó vô nghĩa. Nhìn trong thế động của nhiều năm, thì quả thật là số người có lợi tức trung vị ở mức 50-70 đã giảm và lời báo động ấy là chính đáng.

Nhưng gian ý ở đây là cách chọn con số.

Trong thế động của nhiều thập niên, đường tuyến có cái dạng chuông úp đó đã chuyển qua bên phải và thành phần 50-70 hết nằm trên đỉnh chuông hay chóp mũ mà nằm ở bên trái. Số người Mỹ có lợi tức trung vị 50-70, giới trung lưu cũ, đã giảm nhưng một giới trung lưu khác lại xuất hiện, với lợi tức cao hơn. Nghĩa là ta phải định nghĩa lại thế nào là trung lưu.... Thí dụ như có lợi tức trung vị từ 60 đến 80?

Chuyện thứ hai là chuyện vợ chồng.

Ngày xưa, 50 hay trăm năm trước, đa số gia đình Mỹ chỉ có một người đi làm, thường là ông chồng gia trưởng, nuôi đủ vợ và cả bầy con khá đông. Sau này, họ có ít con hơn và một hộ gia đình thường có hai lợi tức, của chồng và vợ. Mức sống nhờ đó đã tăng. Nhưng khi quan niệm của cả xã hội về hôn nhân đã thay đổi từ mấy chục năm nay, và phụ nữ độc thân một mình nuôi con hết là ngoại lệ mà trở thành phổ biến hơn, một hộ gia đình trở lại tình trạng một lợi tức và dẫn đến kết quả là sự sa sút lợi tức của các hộ gia đình.

Từ đó, người ta báo động về sự bần cùng hóa của nước Mỹ và mở chiến dịch cấp cứu trung lưu, người nghèo, phụ nữ độc thân, gia đình neo đơn, v.v... Bằng cách tăng chi cho người này và tăng thuế của người khác.

Lợi tức của các hộ gia đình có thể giảm sút, nhưng không chỉ vì lý do kinh tế của những khó khăn trong năm năm qua. Một trong những nguyên nhân đó lại nằm ngoài phạm vi kinh tế mà thuộc về văn hóa: việc lấy chồng đẻ con được nhiều người coi là lạc hậu. Nhất là những người có học, ở trong thành phần trung lưu về kiến thức và thuộc cánh tả về chính trị....

Cái giá kinh tế cho sự khai phóng xã hội này là điều chúng ta phải trả. Miễn là đừng để bị các chính khách lừa mị nữa. Và nói về sự tiêu vong, Alexis de Tocqueville đã báo động từ lâu khi viết về nền dân chủ tại Hoa Kỳ. Rằng nền dân chủ sẽ tiêu vong khi các chính khách có thể hối lộ người dân bằng tiền thuế của người khác. Họ có thể hối lộ được vì dùng xảo thuật thống kê. 

Hay vì người dân cứ nhắm mắt nghe lời ru ngủ?Khoắng Nước Trung Lưu


 
Làm báo thế này ư? Hôm qua viet-studies có giới thiệu bài Kinh tế Việt Nam 2013: Cánh cửa cơ hội sẽ mở ra (ĐV 13-1-13) trong đó có những ý kiến gán cho chuyên gia Phạm Chi Lan, TS Lê Đăng Doanh. Tôi (Trần Hữu Dũng) vừa được chi Lan và anh Doanh cho biết rằng hai vị chưa bao giờ trả lời phỏng vấn của báo này!  Vây xin thông báo cho các bạn được rõ.


- TS Tự Anh ‘mách nước’ gỡ khó kinh tế 2013 (TVN).
Căng thẳng điện cho năm 2013 (TQ).  - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc khởi động dự án vay vốn WB (CP).
Điện trong nước dư thừa, EVN vẫn mua của Trung Quốc
Nhiều nhà máy nhiệt điện không thuộc EVN trong năm 2012 chạy với 70-80% công suất, trong khi EVN vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhiều nhà máy diện chạy không hết công suất
Theo Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), sản xuất và tiêu thụ điện của các nhà máy điện thuộc tập đoàn này năm 2012 đạt 6,3 tỷ kWh, chỉ bằng 94% so với năm 2011. Các nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả hoạt động ổn định, nhưng chỉ huy động được khoảng 70% công suất thiết kế, chủ yếu do nhu cầu giảm.
Còn theo ông Vũ Huy Quang, Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực dầu khí (PVN), trong năm qua các nhà máy nhiệt điện của dầu khí cũng chỉ được huy động khoảng 70 - 80% công suất so với dự kiến kế hoạch của Trung tâm điều độ.
Ông Đặng Hoàng An, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết hiện vẫn huy động hết công suất các nhà máy điện của Vinacomin. “Công suất huy động không thể dùng chung một con số tỷ lệ, tùy từng thời điểm trong năm có thể thay đổi. Ví dụ, mùa lũ thì ngay cả các nhà máy nhiệt điện của EVN cũng nằm im, thủy điện bên ngoài EVN chạy. Đã là thị trường thì nhà máy nào rẻ hơn sẽ được huy động trước”, ông An nói.
Thực ra, việc các nhà máy này không được huy động tối đa công suất có một phần là bởi các nhà máy của Vinacomin hay PVN chủ yếu là nhiệt điện than, khí, dầu, giá bán cao hơn thủy điện. Trong khi năm 2012, khai thác thủy điện của EVN đạt tới 52,96 tỷ kWh, vượt 5,5 tỷ kWh và nhờ vậy, EVN đã giảm được sản lượng nhiệt điện phát bằng dầu (giảm 125 triệu kWh so với kế hoạch).
Chính việc huy động khối lượng thủy điện lớn giá rẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại khoản lãi 6.000 tỷ đồng cho EVN trong năm 2012. Riêng sản lượng điện của EVN đạt 54,4 tỷ kWh, vượt kế hoạch 3,58 tỷ kWh, nên lượng điện phải mua ngoài của EVN chỉ xấp xỉ 63,19 tỷ kWh điện.
Nhưng điều khiến nhiều nhà máy điện ngoài EVN băn khoăn là dù đã giảm sản lượng huy động nhiệt điện do trong nước thừa điện, nhưng lượng mua điện từ Trung Quốc vẫn rất lớn. Báo cáo của EVN năm 2012 không nói rõ lượng điện nhập khẩu từ Trung Quốc là bao nhiêu. Nhưng theo số liệu chính thức được EVN công bố trước đó, 7 tháng đầu năm 2012, EVN đã mua tới 1,571 tỷ kWh điện từ Trung Quốc.
Nếu tính bình quân cả năm, con số điện nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khoảng 2,5-2,8 tỷ kWh hoặc cao hơn. Đây là con số nhập khẩu tại một năm thừa điện, còn theo kế hoạch năm 2013 khi nguồn cung được dự báo có những căng thẳng nhất định do thủy văn không thuận lợi, EVN dự kiến sẽ nhập tới 3,6 tỷ kWh điện từ Trung Quốc.
Cần xem lại cơ cấu mua
Giá mua điện từ Trung Quốc của EVN đã tăng mạnh trong các năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2011 Việt Nam ký hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá 5,8 cent/kWh thì sang năm 2012, giá mua điện từ Trung Quốc đã tăng lên 6,08 cent/kWh (tương đương khoảng 1.300 đồng/kWh). Trong khi đó, giá mua điện từ các nhà máy thủy điện nhỏ trong nước chỉ khoảng 800 - 900 đồng/kWh (mùa lũ mức giá mua còn thấp hơn chỉ từ 500 - 600 đồng/kWh - PV), giá mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 1.280 - 1.300 đồng/kWh.
Hợp đồng đàm phán mua điện EVN ký với Trung Quốc hằng năm là hợp đồng bao tiêu với sản lượng cụ thể, và EVN mua ít hay mua thêm nhiều cũng đều bị phạt. Do nguồn cung điện trong nước vài năm qua thiếu hụt, nên nhiều thời điểm, việc xác định nhập khẩu tối đa điện từ Trung Quốc luôn là một trong những giải pháp lớn để giải quyết bài toán cân đối cung cầu.
Tuy nhiên, ông Vũ Huy Quang cho rằng việc ký hợp đồng mua điện Trung Quốc do những năm trước đây nguồn cung điện trong nước còn hạn chế. Nhưng với nguồn cung trong nước mỗi năm đang được bổ sung nhiều hơn, việc mua điện Trung Quốc với mức giá cao hơn thủy điện và xấp xỉ nhiệt điện chạy than, là thiệt thòi cho các nguồn điện này.
Theo ông Quang, do hợp đồng mua của EVN với Trung Quốc có những cam kết về sản lượng, nếu không mua đủ sẽ bị phạt, dẫn tới ngay cả khi nguồn trong nước dồi dào như năm 2012, thậm chí có giai đoạn thừa điện, vẫn phải nhập điện từ Trung Quốc.
Một chuyên gia ngành điện cho rằng, bất cập ở chỗ hợp đồng mua điện với Trung Quốc xác định sản lượng cũng như giá cả thường làm gộp từ đầu năm. Điều này khiến không chỉ các nhà máy nhiệt điện lớn chịu thiệt, mà còn khiến các thủy điện nhỏ và vừa lao đao. Với các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa dưới 30 MW (không được tham gia thị trường phát điện cạnh tranh), việc có được huy động hay không phụ thuộc hoàn toàn vào EVN.
Theo chuyên gia trên, những bất cập này cùng với khó khăn khi mua bán với Trung Quốc đặt ra yêu cầu EVN cần phải tính toán lại hiệu quả của việc nhập khẩu điện dài hạn từ Trung Quốc, cũng như phải cơ cấu hợp lý các nguồn mua điện trong nước, tránh tình trạng thừa điện vẫn phải đi mua.

Theo Thanh niên

Còn Vinashin nếu kiểm soát nội bộ bị vô hiệu hóa (VNN 13-1-13)
'Sức khỏe' của tập đoàn Mai Linh qua những con số (TBKTSG NĐT 13-1-13)
Hồ sơ điện hạt nhân: 'Việt Nam đã sẵn sàng nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân' (PetroTimes 13-1-13) -- Chuyện khó tin!












Tương lai WTO: World Trade Organisation's new boss will face an in-tray filled with problems (Guardian 12-1-13)
- Có ngân hàng nợ xấu có thể lên tới 60% (VietQ). - Tập trung xử lý nợ xấu và hàng tồn kho (QĐND). - BIDV cho Tập đoàn Xuân Thành vay gần 2.000 tỷ đồng (TP). - Rốt ráo lo tiền mặt cho Tết (VnEco). - Tăng khả năng hấp thụ vốn (DNSG). - Thiên Thanh – Tập đoàn “giải cứu” TrustBank là ai? (CafeF).
- Khởi động dự án phân phối điện dùng vốn vay WB (TTXVN).
- ‘Kinh doanh vàng chỉ cần lãi 100.000 đồng mỗi lượng’ (VNE). - Mua vàng ở tiệm không được cấp phép, người mua sẽ bị tịch thu vàng (GDVN). Cái tựa không chính xác, phải nói rõ là “vàng miếng”.
- Tâm lý được cởi trói, chứng khoán sẽ lên (VnEco). - Chứng khoán có Tết vui (ĐTCK).
- Phải kiềm giá! (NLĐ).
- Nhiều giải pháp thuế để cứu thị trường, giải quyết nợ xấu (CAND). - “Giải cứu” hàng tồn, kích thích tăng trưởng – Bài 1: Doanh nghiệp “vượt cạn” (SGGP). - Đề án mua bán nợ nhìn từ sức ép tái cơ cấu kinh tế (SGTT).
- Một số ngân hàng “hé lộ” mức lãi 2012 (LĐ). – Ngân hàng nội đang giành lại tín dụng tiêu dùng (Vietstock). – “Đốt đuốc” đi tìm ATM… miễn phí (DT).
- Kế hoạch kinh doanh 2013: Tạm quên đi lợi nhuận (CafeF).  – Đầu tư nước ngoài: Lạc quan trong khó khăn (HNM).
- “Tính sổ” các tập đoàn (ANTĐ). – Vinacomin tháo gỡ vụ “Dây chuyền trăm tỷ “chết đứng” 3 năm” (DV).
- Giá vàng đang “nhảy múa” (VnEco). - Giá vàng tuột dốc không phanh (DT). - Vàng rơi xuống mức thấp kỷ lục (Khampha). – Biên độ mua bán vàng bất ngờ giãn rộng (VNE). – Không để thị trường “phi” chính thống lớn dần (Vietstock). – Vừa sốt vừa hốt vì… vàng nhẫn (Kiến thức).
- Chứng khoán đầu năm: Dòng vốn ngoại làm nóng thị trường (DT).
- “Bơm“ 300 tỷ đồng vào… dự án tai tiếng (PLVN). – Sacombank dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà (ĐTCK). –Sóng bán tháo nhà đất cuối năm (Infonet).
- Cơ quan thuế ‘nịnh’ doanh nghiệp để đòi nợ (TP). – Ngành Thuế buộc DN giảm lỗ hơn 3.700 tỷ đồng (TP).
- Starbucks và thử thách cà phê nguyên chất ở Việt Nam (VNE). – Giá cà phê Starbucks ở Việt Nam sẽ “đắt” cỡ nào? (VnEco).
- Cơ hội nhiều nhưng không dễ (SGTT). – Mở cơ hội ở thị trường ngoại (TT).
- Bán doanh nghiệp đơn giản cũng là kinh doanh (NCĐT). – Đại gia ngoại vung tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt (TP).
- Nghiệt ngã hàng không tư nhân (DNSG).
- Đưa hàng Việt về nông thôn: Cần tiếp sức cho các doanh nghiệp (ĐĐK).
- Xuất khẩu dệt may gây bất ngờ (SGGP).
- Đề nghị xuất 300.000 tấn đường để giảm tồn kho (TTXVN).
- Xuất khẩu thủy sản năm 2013 dự báo không khả quan (TTXVN). – Phải ủng hộ người chăn nuôi trong nước (NNVN).
- Giá lúa gạo vẫn chịu áp lực giảm (VnEco).
- Trứng gà bị làm giá? (Vef). – Nghi án “thổi” giá trứng (PLTP).
- Nhà đất rao bán rong như “rau” (VNN). - Cơ hội từ nhà phố (TN). - hung cư đang ở mức hấp dẫn (LĐ). - Địa ốc: Vẫn phải chờ đợi (DNSG).
- Đón dòng FDI dịch chuyển (NLĐ).
- Tồn kho sản phẩm giảm xuống 20,1% (CAND).  - Giá thịt, trứng, rau theo nhau tăng giá (LĐ).
- Chinh phục “người mình” (TN). - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị HN: “Biểu đồ kinh tế VN 2013 là chữ L” (GDVN).
- Bầu Đức đã rải tiền ở những quốc gia nào? (Kiến thức).
- Đầu tư chất lượng bánh chưng, mứt… để xuất khẩu (PLTP).
- Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm liên tục (CAND).
- Nhập siêu của Campuchia trong năm 2012 tăng 50% (TTXVN).
- Báo nước ngoài viết về sách lược chinh phạt Việt Nam của Starbucks (GDVN).
Starbucks và sách lược chinh phạt Việt Nam
“Starbuck nổi và giới trẻ thích đến những chỗ “nổi” như thế. Đó là cái tính rất, rất Việt Nam.” Nhưng cà phê thì “uống không có được”.
- Hội thảo về đầu tư tư nhân vào Myanmar (DNSG).
- Google có thể phải trả phí bản quyền tin tức (TT).
- Trung Quốc: Câu hỏi về một “đầu tàu kinh tế” (ANTĐ).







































Nhân dân tệ phá kỷ lục cao nhất 19 năm
Nhân dân tệ (NDT) lên cao nhất kể từ năm 1993 do thị trường lạc quan vào tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
WB viện trợ không hoàn lại gần 4 triệu USD hạn chế phát thải các bon
Trong đó vốn đối ứng của Việt Nam và các địa phương 632.000 USD.

Tổng số lượt xem trang