Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Có âm mưu sau các thương nhân Trung Quốc?

-'Chưa thể kết luận nước ngoài phá hoại' (vnn)
 - Việc lừa đảo trục lợi đã rõ nhưng với tài liệu hiện có, chưa đủ cơ sở để kết luận việc người nước ngoài vào Việt Nam có ý đồ phá hoại kinh tế hay không - Bộ trưởng Trần Đại Quang trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Thị Khá chiều 14/6.
Lừa đảo? Lũng đoạn hay lí do chính trị?
Dẫn thực trạng nhiều người nước ngoài vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch rồi làm ăn, và có dấu hiệu lừa đảo như giựt nợ, bỏ trốn, kể cả thu mua hoa quả non giá cao chưa rõ mục đích, ĐB Nguyễn Thị Khá đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của mình. “Họ có vi phạm pháp luật không? Mục đích của họ là gì? Thao túng thị trường? Lũng đoạn thị trường? Lừa đảo hay lý do chính trị nào khác?”.
ĐB Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Quang Khánh

Không phải lần đầu tiên, việc người nước ngoài vào làm ăn phi pháp tại Việt Nam được nêu trước Quốc hội. Trước đó, việc lao động Trung Quốc ở công trường bauxite Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê đất rừng ở các vùng biên giới nhạy cảm… cũng từng được chất vấn tại QH.
Ngay trước kỳ họp QH, dư luận cũng nóng lên với việc người Trung Quốc vào nuôi cá ở khu vực quốc phòng nhạy cảm của ta ở Cam Ranh, Vũng Rô, Khánh Hòa.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng cho hay, qua công tác nắm tình hình, Bộ “cũng phát hiện một số người nước ngoài cũng vào đây lợi dụng đi du lịch nhưng thực chất vào đây làm ăn”.
Có một số làm ăn ở các công trường, nhà máy, xí nghiệp dưới danh nghĩa là lao động đơn giản nhưng không có hợp đồng (nhờ lách luật). Đáng chú ý có một số thương nhân người nước ngoài vào các vùng miền Tây Nam Bộ đến đó để thu mua hải sản, hoa quả. Trong đó có một số đối tượng đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhân dân, mua giá cao hơn sau đó cứ ghi nợ rồi bỏ trốn.
Bộ đã phát hiện và xử lý một số trường hợp. Sắp tới, Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo công an các địa phương phát hiện số đối tượng này để xử lý. 
Về ý đồ của nhóm đối tượng này, Bộ trưởng cho hay, nhận xét của đại biểu là gợi ý để Bộ suy nghĩ.
“Với tài liệu hiện có, chúng tôi thấy rằng chưa đủ cơ sở để kết luận có phá hoại kinh tế Việt Nam hay không”, ông Quang nói.
“Các thế lực lợi dụng chống phá Việt Nam”
Cũng liên quan đến tội phạm nước ngoài, Bộ trưởng cho hay, trong 6 tháng đầu năm nay đã phát hiện và xử lý 111 vụ, 232 đối tượng trong đó có 116 người Đài Loan, 105 người Trung Quốc, 11 người Thái Lan nhập cảnh vào Việt Nam mang theo các thiết bị công nghệ thiết lập trái phép các mạng nội bộ để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Thăng

Các hoạt động này chủ yếu diễn ra ở Hà Nội, TP.HCM, lan ra Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Phú Yên.
Hoạt động lừa đảo công nghệ cao xảy ra là các lĩnh vực kinh tế xã hội quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực an toàn thông tin, mạng máy tính, tài chính ngân hàng, thanh toán điện tử, thương mại.
Bộ trưởng cho hay, các đối tượng này lợi dụng đi vào con đường du lịch xong móc nối với một số người Việt Nam. Đối tượng họ lừa đảo chủ yếu là các tổ chức và cá nhân là người nước ngoài.
“Bước đầu khách thể xâm hại là các tổ chức và cá nhân người nước ngoài nhưng về lâu dài có thể nó xâm hại đến lợi ích của các tổ chức và cá nhân Việt Nam”.
“Trong thời gian rất ngắn, lực lượng công an của chúng ta đã phát hiện kịp thời, bắt, xử lý thu giữ tang vật, phạt và trục xuất”, Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng cũng thông tin thêm về tội phạm mạng, mà theo Bộ trưởng đánh giá là rất nguy hiểm với an ninh chính trị Việt Nam.
Các thế lực thù địch đã sử dụng các mạng xã hội, các trang web, blog cá nhân để tuyên truyền, xuyên tạc vu cáo, kích động gây mất an ninh trật tự và thậm chí tuyên truyền những kịch bản về cách mạng sắc màu như ở Bắc Phi, Trung Đông, kích động gây mất an ninh trật tự và chống lại chính quyền, ông nói.
Ông nhấn mạnh “theo những thông tin mà chúng tôi có được thì có thể đưa ra một nhận xét là nguy cơ một cuộc chiến tranh mạng đối với nước ta là có thể xảy ra”.
Vị tư lệnh ngành an ninh lưu ý các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những thành tựu công nghệ thông tin để chống phá Việt Nam và bản thân hệ thống mạng thông tin của ta vẫn còn có những sơ hở.
Theo các hãng bảo mật trên thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về tỷ lệ phát tán thư rác, xếp thứ 12 thế giới về mức độ đe dọa bị tấn công bằng mã độc, đứng thứ 33 về hệ thống máy chủ bị lợi dụng lừa đảo trực tuyến, xếp thứ 45 về mức độ đe dọa máy tính bị nhiễm phần mềm điều khiển của tin tặc.
Để đối phó, ông Quang khẳng định, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin - Truyền thông để tăng cường quản lý về an toàn an ninh thông tin, thanh tra, kiểm tra để xử lý các vi phạm trên lĩnh vực Internet và quản lý hạ tầng thông tin.
Bộ cũng đã và sẽ kiến nghị với Chính phủ sửa đổi Nghị định 97 của Chính phủ về quản lý các dịch vụ Internet theo hướng chặt chẽ, không để các đối tượng lợi dụng.
Bộ trưởng cũng kiến nghị Quốc hội sớm đưa vào chương trình xây dựng luật An ninh thông tin.
Phương Loan  




(ĐVO) Trong phiên chất vấn sáng nay (14/6), đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi: Liệu đằng sau các lừa gạt kinh tế của thương lái Trung Quốc còn có âm mưu về chính trị hay không.
Tuy nhiên, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không đưa ra câu trả lời.
Cũng liên quan đến quan đến quan hệ thương mại Việt – Trung, đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, không phải “đơn thương độc mã” chống lại áp lực từ phía Trung Quốc.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công thương đang triển khai một số công việc để giải quyết, gồm: Thí điểm tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật gần biên giới (logistic - bến bãi, kho chứa, phân loại hàng hóa…) để kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm ở Đồng Đăng, Móng Cái; Cùng ký với Bộ Thương mại Trung Quốcthỏa thuận khung để Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; Cuối cùng, tăng cường trách nhiệm của Bộ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp các chính sách, thủ tục và thay đổi trong hoạt động nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
2022 sẽ hết độc quyền phân phối điện?
Một trong những vấn đề được quan tâm trong buổi chất vấn sáng nay liên quan đến ngành điện. Trong đó, đáng lưu ý nhất là thông tin của của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về xóa bỏ độc quyền trong ngành điện. Cụ thể, theo lộ trình, tới năm 2022, nhiều doanh nghiệp được tham gia thị trường bán lẻ điện.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thùy (Bình Định) nêu vấn đề đang có hiện tượng đánh đổi rừng làm thủy điện nhỏ và có nên tiếp tục, lộ trình khắc phục ra sao? Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ sẽ căn cứ quy hoạch, kiểm tra dự án đang xây dựng, nếu dự án nào có vi phạm về 4 vấn đề: môi trường, rừng, tái định cư, an toàn có thể đình chỉ.
Bổ sung cho câu trả lời của Bộ trường Vũ Huy Hoàng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết, Nhà nước có chủ trương trồng bù lại số rừng bị mất do làm thủy điện và việc trồng bù rừng được thực hiện linh hoạt. Theo đó, nếu địa phương làm thủy điện không có đủ diện tích để tái trồng rừng, con số sẽ được đưa lên Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn để triển khai ở địa phương khác.
Một câu chuyện nóng của ngành điện là sự cố ở đập Thủy điện Sông Tranh 2 được đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) nhắc tới và đặt vấn đề tính an toàn của thiết kế tương tự. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong cả nước có tất cả 12 dự án thủy điện sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn để xây dựng đập. Riêng ở Quảng Nam, ngoài Thủy điện Sông Tranh 2 còn có Thủy điện A Vương và Sông Côn 2, cả hai đều hoạt động an toàn. “Do đó, sự cố ở Sông Tranh 2 là sự cố hy hữu, phải khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Bộ trưởng Vũ Hoàng còn giải trình về việc các biện pháp khắc phục mặt trái dự án thủy điện ảnh hưởng tới sinh kế lâu dài của người dân. Cụ thể, bên cạnh những biện pháp của chủ đầu tư và địa phương còn có chương trình khuyến công (phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc “nhân, cấy nghề” mới vào các khu tái định cư.
Không có cơ sở cho tác động lợi ích nhóm tới hoạt động kinh doanh xăng, dầu
Đại diện cho cử tri cả nước, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) bức xúc: Vì sao, giá xăng dầu thế giới tăng, trong nước tăng cao, thế giới hạ, trong nước hạ không đáng kể. Vấn đề này có tác động của lợi ích nhóm hay không?
Trả lời sau khi đại biểu Lê Đắc Lâm nhắc lại câu hỏi lần thứ hai, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tuyên bố: “Không có cơ sở để nói có tác động của lợi ích nhóm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu”. Theo giải trình của bộ trưởng, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, có sự tham gia của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có doanh nghiệp ngoài quân đội, có doanh nghiệp địa phương, có doanh nghiệp do Nhà nước quản lý nghĩa là có sự tham gia của toàn xã hội. Sắp tới đây, theo quyết định Chính phủ, dự án lọc dầu ở Nghi Sơn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong phạm vi phân phối sản phẩm, bộ trưởng cho biết thêm.
Giải thích lại về việc tăng – giảm giá xăng dầu trong nước. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay, việc việc điều hành xăng dầu thực hiện theo Nghị định 84, yêu cầu các thương nhân, đầu mối nhập khẩu xăng dầu khi có biến động giá, trên cơ sở mức giá của 30 ngày trước đó phải quyết định tăng – giảm giá với khoảng cách tăng giá tối thiểu là 10 ngày, giảm giá tối đa 10 ngày. Có con số 30 ngày là do Chính phủ yêu cầu các đầu mối xăng dầu phải có dự trữ cho lưu thông, dẫn tới độ trễ về giá.
Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Công thương đang đang nghiên cứu quỹ bình ổn giá, và thúc đẩy trách nhiệm doanh nghiệp đầu mối. Cùng với đó, việc điều hành xăng dầu giao cho đầu mối liên bộ (Bộ Công thương và Bộ Tài chính) làm hết trách nhiệm, hết sức chặt chẽ. Về chính thống, không có sự khác nhau, nếu có ý kiến chỗ này chỗ kia là do phát biểu từ các hội thảo.
Buôn lậu: Càng chống càng phức tạp
Cũng trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đánh giá hiệu quả phòng chống hoạt động buôn lậu, trốn thuế. Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về vấn đề này, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là vấn đề bức xúc, cấp bách, đòi hỏi Bộ thông qua lực lượng quản lý thị trường và địa phương tìm cách giảm thiểu tối đa trong quá trình triển khai con đường thương mại trong nội địa. Bởi nó ảnh hưởng sức khỏe, quyền lợi chính đáng người tiêu dùng, doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, uy tín hàng hóa Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành công thương phải tìm giải pháp hữu hiệu để giảm dần hành vi gian lận thương mại vì lợi ích quốc gia. Đã làm không ít việc, số vụ việc phát hiện, xử lý rất nhiều, mỗi năm là hàng chục nghìn vụ nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân khách quan, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, do thực hiện quá trình hội nhập, biên giới trên đất liền rất là dài, tình hình thẩm lậu hàng nước ngoài rất phức tạp. Các lực lượng biên phòng, hải quan, công an, thuế, quản lý thị trường ở các tỉnh biên giới đã nỗ lực hết sức mình nhưng tác dụng và hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Còn nguyên nhân chủ quan là công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều kẽ hở. Quy định về xử phạt gian lận chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Do đó, Bộ Công thương tiếp tục đề nghị bổ sung sửa đổi chế tài xử phạt. Thêm vào đó, khả năng của lực lượng quản lý thị trường còn có hạn và còn tiêu cực khiến hành vi gian lận còn có đất để phát triển. “Đây là vấn đề sống còn, không còn cách nào khác là tiếp tục sử dụng các biện pháp kiên quyết để khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.

@ đv -Có âm mưu sau các thương nhân Trung Quốc?


@ tn: Nhiều thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại trái phép ở VN (14/6/2012) Theo quy định, thương nhân nước ngoài không được trực tiếp thu mua nông, thủy sản tại VN. Nhưng thực tế nhiều thương lái Trung Quốc (TQ) đã thu mua, đánh bắt, nuôi trồng ở khắp nơi.
Một tàu... vẫn tung hoành
Ông Hoàng Đình Yên, Cục phó Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, đến thời điểm này cơ quan hữu trách Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 2 tàu của TQ được vào vùng biển của VN để vận chuyển thủy sản thu mua từ VN. Tuy nhiên, giấy phép của một tàu đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hiện chỉ còn tàu Việt Điện Bạch đang thực hiện việc này. 
 ớt
Ớt cũng là mặt hàng thương lái TQ  thu mua - Ảnh: Hoàng Trọng
Dù chỉ còn 1 nhưng con tàu Việt Điện Bạch 8366 vẫn ngang dọc khắp nhiều vùng biển nước ta. Theo thống kê của Đồn biên phòng (BP) cửa khẩu Vũng Rô (Bộ đội BP Phú Yên), từ năm 2007 đến nay con tàu trên đã có 39 lần với khoảng 314 lượt thuyền viên ra vào Vũng Rô cung cấp giống và thu mua hải sản. Đã có 643 tấn cá tại Vũng Rô xuất đi nước ngoài bằng đường biển qua tàu này. Đáng nói, chúng ta hầu như không thu được đồng thuế nào từ việc xuất đi lượng thủy hải sản này.

Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, tung hoành ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều...

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là có giấy phép của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái rồi báo cáo lỗ nên ta không được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào”.
Đó là mới chỉ tính lượng thu mua ở Vũng Rô, nếu tính lượng thủy, hải sản mà Việt Điện Bạch thu mua trên các vùng biển khác của ta, số tiền ngân sách thất thu là rất lớn.
Chưa có thương lái TQ nào được cấp phép
Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều... Ở đâu họ cũng dùng "chiêu" mua giá cao, thống lĩnh thị trường rồi ép giá khiến người dân điêu đứng, thậm chí phá sản. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, theo quy định, với những thương nhân không hiện diện thương mại tại VN được đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu theo cam kết phải được Bộ Công thương cấp phép và không được trực tiếp thu mua mà phải thu mua qua thương nhân VN.
Đáng chú ý, hiện tại chưa có thương nhân nước ngoài hay thương lái TQ nào đăng ký và Bộ Công thương cũng chưa cấp phép cho thương nhân nào thuộc diện này. Nhưng trên thực tế, rất nhiều thương lái TQ vào VN dưới đường du lịch, hoạt động thương mại trái phép, mượn danh nghĩa của người VN để thu mua trái phép. Đơn cử như với mặt hàng dừa ở Bến Tre, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1/4 sản lượng dừa khô Bến Tre được xuất sang TQ, khoảng 80 - 90% sản lượng thạch dừa thô và phần lớn các mặt hàng chỉ xơ dừa, than gáo dừa được thương lái nước này thu mua.


Chưa từng cấp phép cho tàu cá nước ngoài vào đánh bắt trên lãnh hải nước ta
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, đã thành lập đoàn công tác tiến hành rà soát, kiểm tra hiện trạng người nước ngoài nuôi trồng, thu mua, chế biến hải sản. Từ đó sẽ đề xuất và triển khai các biện pháp kiểm soát ngày càng tốt hơn việc cấp phép và giám sát người nước ngoài tham gia hoạt động thủy sản tại VN. Còn theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), từ trước đến nay, VN chưa từng cấp phép cho bất kỳ một tàu cá của nước nào vào đánh bắt hợp pháp trên lãnh hải nước ta.

Các thương nhân TQ tham gia trực tiếp vào quá trình thu mua các mặt hàng dừa khô và một số mặt hàng chế biến từ dừa như thạch dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa. Để có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thu mua, mà thực chất là đứng ra tổ chức quá trình này, thương lái TQ thông qua một số doanh nghiệp tại chỗ. Các doanh nghiệp này ký kết hợp đồng giao hàng cho đối tác nhưng lại “tiếp tay”, tạo điều kiện cho đối tác trực tiếp tham gia vào việc tuyển chọn hàng, cũng như định giá.
Theo ông Nguyễn Văn Đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, thực chất, nhiều chủ cơ sở thu mua của tỉnh chỉ hưởng hoa hồng trên sản phẩm, còn lại đều do thương lái TQ định đoạt. Để hợp pháp hóa việc này, một số thương lái TQ móc nối với người trong nước đứng ra đăng ký kinh doanh.
Đây cũng là cách họ áp dụng để thu mua nông sản, thủy hải sản ở thị trường trong nước.
Cần quy hoạch tổng thể vùng nuôi, trồng
Ông Võ Văn Quyền cho rằng, cần siết lại hoạt động quản lý lưu trú đối với người nước ngoài tại các địa phương, thông qua việc liên thông giữa các lực lượng chức năng để kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, về lâu dài, các hội ngành nghề phải tăng cường thông tin chia sẻ rủi ro. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các sở địa phương phải có đường dây nóng, khi có người nước ngoài vào thu mua nông sản, thì người dân phải nhanh chóng phản ảnh để kiểm tra và xử lý, tránh bị lừa đảo.
Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về nuôi, trồng song song với việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản thật mạnh. Bởi trên thực tế, văn hóa "trồng- chặt" hay lao theo xu hướng thị trường là do ngành nông nghiệp của chúng ta vẫn còn manh mún, rời rạc, lại thiếu các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu. Nên mỗi khi được mùa, lại rớt giá vì thị trường ứ hàng, nông dân phải bán tống, bán tháo. Nếu có các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu, bên cạnh bán thô, hệ thống nhà máy này sẽ thu mua nông sản, thực phẩm để chế biến, vừa tạo giá trị gia tăng cao cho người dân, vừa tránh tình trạng rớt giá, cũng không còn phụ thuộc vào một đầu ra là thương lái TQ như hiện nay.
Quy hoạch các vùng nuôi - trồng và xây dựng hệ thống nhà máy chế biến là chiến lược không thể thiếu của nước hàng đầu thế giới về nông sản như VN chứ không chỉ đối phó với các thương lái TQ.
ThanhNien

@ tn: Nhiều thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại trái phép ở VN (14/6/2012)
- Ô nhiễm sông Hồng có trách nhiệm của TQ
>> Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm

>> Đề nghị trục xuất người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh
>> Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ
>> Thương lái Trung Quốc đổ xô mua gốc ngâu
--Năm 2012, Việt Nam mua điện Trung Quốc với giá 1.300 đồng/kWh 
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, năm 2012, giá mua điện từ Trung Quốc khoảng 1.300/kWh, trong khi giá mua từ nhà máy điện nhỏ trong nước khoảng 800-900 đồng/kWh.

Tình hình khai thác và sử dụng biển ở nước ta sgtt
Hàng loạt tàu tại Kiên Giang nằm bờ sgtt




Tổng số lượt xem trang