Ai cũng biết Bình An là sân sau của ai, và ai có thể điều khiển cả Bộ Tài chính? !--
-Sau khi bị phơi về hoạt động kinh doanh thua lỗ; nợ nần nông dân, ngân hàng cả ngàn tỷ đồng đùng một cái công ty thủy sản Bình An, Cần Thơ hoạt động trở lại khi có sự hỗ trợ từ tài chính của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
Lúc này, hình ảnh ông giám đốc điều hành tươi cười khi trả tiền mua cá vốn đã nợ kéo dài đã thay cho thảm cảnh điêu đứng, bị tụ tập đòi nợ, kiến cáo ra tòa và nguy cơ bán cả nhà máy trước đó.
Việc Bình An hoạt động trở lại mà không cần phải bán nhà máy có trị giá 120 triệu USD là cái may của DN này và cũng là điều đáng vui cho cả ngành thủy sản. Tuy nhiên, một giám đốc doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thủy sản cho rằng, Bình An đúng là hơn cả trúng số “độc đắc” vì doanh nghiệp này không ít thì nhiều đã nhận được sự ưu ái của Bộ Tài chính, ngân hàng và sự quan tâm của địa phương để dễ dàng được thông cảm, được trợ giúp rồi thoát chết.Vị này cũng đặt câu hỏi, nếu trước đó, ngân hàng đồng ý cho Bình An vay 300 tỉ đồng để thanh toán nợ tiền cá thì không biết khi nào doanh nghiệp này được tái sinh trở lại? Chuyện bị ngân hàng từ chối cho vay 300 tỉ đồng đối với Bình An chẳng khác nào như câu chuyện tái ông mất ngựa thời xưa.Tuy nhiên, nhìn rộng ra thì vẫn còn nhiều vẫn còn hàng chục công ty thủy sản cũng bị “phá sản” hay ngừng hoạt động vì vướng vào nợ nần hiện nay nhưng chỉ có Bình An là được nhận gói cứu trợ ưu đãi trực tiếp từ Bộ Tài chính. Trong khi, những doanh nghiệp thủy sản khác dù cũng đang gặp khó khăn hay đang trong giai đoạn chết lâm sàng… nhưng không được ngân hàng, các địa phương và cả Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp của Bộ Tài chính chú ý?.
Cũng có thể đằng sau còn có những lý do… mà không phải ai cũng biết được. Chỉ có điều ai cũng biết “số độc đắc” như Bình An thì rõ là rất hiếm hoi.Sau Bình An, tại Tây Nguyên lại rộ lên thông tin công ty Vinacafe Buôn Ma Thuột cũng ngập trong số nợ hơn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong nhiều năm qua, Vinacafe Buôn Ma Thuột là một thành viên của Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) luôn đứng đầu về số lượng cà phê xuất khẩu khi chiếm đến 90% cà phê xuất khẩu của công ty mẹ Vinacafe mỗi năm. Khác với Bình An, vốn bỏ ra tiền tỉ để đánh bóng thương hiệu thì Vinacafe Buôn Ma Thuột chỉ có người trong nghề biết đến và công ty chỉ nổi tiếng khi thông tin DN nợ nần bung ra. Không nổi tiếng, cũng không “đại gia” tầm cỡ mà gánh món nợ ngàn tỷ thì chuyện phá sản của Vinacafe Buôm Ma Thuột theo dân trong nghề thì chỉ đến từng ngày. Tuy nhiên, trước cảnh bị mất một doanh nghiệp như Vinacafe Buôn Ma Thuột chiếm tỷ lệ xuất khẩu cà phê chiếm hơn 90% của công ty mẹ là Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) buộc những người đứng đầu… dù có muốn hay không cũng phải ra tay cứu vớt. Cứu vớt Vinacafe Buôn Ma Thuột là cứu vớt chính công ty mẹ, để những công ty con khác yên tâm mà làm ăn vì sẽ có hỗ trợ nếu khó khăn từ “mẹ”. Theo đó, Vinacafe sẽ đứng ra làm việc với ngân hàng để khoanh nợ. Nói nôm na cho dễ hiểu là “đóng băng” những khoản nợ của công ty con với ngân hàng. Hiện số nợ mà công ty này gánh trên lưng là đa phần là tiền lãi ngân hàng mà công ty này từng vay trước đó. Nhẩm tính, nếu lãi suất gần 20%/ năm thì số tiền vay ngân hàng này mà không trả đúng hạn… thì chẳng doanh nghiệp nào có thể hoạt động trở lại bình thường. Vì thế, việc khoanh nợ sẽ giúp Vinacafe Buôn Mê Thuột có đủ điều kiên để hoạt động kinh doanh trở lại. Hay nói đúng hơn là số nợ này… sẽ do công ty mẹ trả thay. Đơn giản, nếu công ty này sụp thì chắc gì công ty mẹ lại có thể tồn tại được. Mà nói cho cùng, số tiền nợ hơn 1.500 tỉ dồng, với công mẹ không có gì là quá lớn khi đang nắm trong tay một lượng tài sản gấp hàng chục lần trong tay và đằng sau có “mẹ” nhà nước hỗ trợ. Không chỉ có Vinacafe Buôn Ma Thuộc ngập trong đóng nợ nần mà nhiều đại gia xuất khẩu cà phê tại đây cũng chung một tình cảnh tương tự như Công ty Đầu tư – Xuất nhập khẩu Đăk Lăk (INEXIM Đăk Lăk) đang ốm số nợ hơn 350 tỉ đồng. Để công ty này hoạt động bình thường chỉ còn cách tỉnh Đăk Lăk đứng ra giải quyết như cái cách mà Vinacafe đang xử lý với Vinacafe Buôn Ma Thuột. Khả năng này, rất dễ xảy ra thì đây là một công ty một công nhà nước, thuộc quyền quản lý của tỉnh Đăk Lăk. Vì nếu để INEXIM Đăk Lăk phá sản… thì chẳng khác nào cho thiện hạ biết sự yếu kém của những người quản lý công ty này, sự thất bại của địa phương.Tuy nhiên, thời gian qua ở Tây Nguyên, DN cà phê phá sản đầu có ít thậm chí có thể nói là phá sản rất nhiều và hầu hết đang ở dạng rất khó khăn. Nhưng để được giải cứu như trên đâu có phải ai cũng được. Và cũng như thủy sản, món quà trợ giúp, giải cứu chỉ dành cho 1 – 2 những thuộc diện được ưu ái thôi.Số liệu của cá cơ quan chức năng thì đã có hàng chục ngàn DN “chết” trong thời gian qua. Trên từng lĩnh vực cụ thể như: thủy sản, cà phê, dệt may, đồ gỗ, sắt thép… cho đến BĐS đều có hàng loạt DN lớn nhỏ lâm nợ nần và phá sản. Tuy nhiên, việc giải cứu như trên chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nó như là một phần thưởng “độc đắc” mang tính biểu tượng cho một vài trường hợp hiếm hoi, có những lý do đặc biệt. Còn lại, tất cả đang phải trông chờ vào gói hỗ trợ DN đang được khởi động, trông chờ vào hạ lãi suất ngân hàng… nhưng xem ra để được hưởng thì không dễ.Vì thế, cả cộng đồng DN cũng chỉ dám nhìn vào những trường hợp trên thèm muốn và tự động viên rằng, để có được quà tặng, trúng thưởng độc đắc phải có những lý do đặc biệt. Tất nhiên, đã là đặc biệt đó khó mà dành cho số nhiềuTuy nhiên, trong giới kinh doanh đều ngầm hiểu, “không có bữa ăn trưa nào là miễn phí”. Chỉ có điều hôm nay bạn trả cho mình thì lần khác chúng tôi sẽ mới ăn trưa lại. Nói là miễn phí đó nhưng chẳng miễn phí chút nào. Như vậy có thể hiểu rằng, để chuyển khối nợ khổng lồ cho người khác xử lý như Vinacafe Buôn Ma Thuột hay Bình An dù không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Chuyện đó, hiểu thế thôi, chứ khó nói lắm.@ vnn Nói và làm: Cứu DN, quà tặng dành cho số ít
-
- Petro VN quên nộp ngân sách: Quá ưu ái cho “ông lớn” (TT).-Doanh nghiệp thoi thóp, ngân hàng lãi khủng Stockbiz
Chắc chắn nhiều người sẽ bị “sốc”nặng nếu nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại năm 2011...
Điểm mặt đất vàng của các bộ ngành
Điểm mặt đại gia: Lắm tiền nhiều nợCó 12 công ty niêm đang nắm giữ trên 1 nghìn tỷ đồng tiền mặt, trong đó MSN và GAS nắm giữ hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết trong số này cũng là những công ty đi vay nợ lớn.Tính đến cuối Q1, có 12 doanh nghiệp niêm yết nắm giữ hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt, bao gồm tiền, tương đương tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng dưới 1 năm.
Tổng cộng các doanh nghiệp này có gần 54.000 tỷ đồng tiền mặt. Bên cạnh dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, thì các doanh nghiệp này cũng huy động được một lượng vốn lớn thông qua phát hành cổ phần, vay nợ.Có 2 công ty nắm giữ trên 10.000 tỷ đồng tiền mặt là Masan Group (MSN) và PV Gas (GAS): lần lượt là 14.635 tỷ và 10.770 tỷ đồng.Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong Q1/2012, Masan Group đã thu về 6.000 tỷ đồng từ vay nợ ngắn và dài hạn.Trong cơ cấu tiền của MSN có 1.755 tỷ đồng là tiền mặt, 11.712 tỷ đồng là tương đương tiền và 1.168 tỷ đồng là tiền gửi trên 3 tháng. Số tiền này nhiều khả năng sẽ được dùng để đầu tư cho dự án Núi Pháo thông qua công ty con Masan Resources và thực hiện các hoạt động M&A.Lượng tiền mặt của GAS chủ yếu đến từ lợi nhuận và vay dài hạn trong năm 2011.Ngoài GAS, còn có 3 thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí góp mặt trong danh sách là PVS, DPM và PVX.Hai đại gia ngành xây lắp VCG và PVX lọt vào trong top là nhờ mới kết thúc đợt chào bán cổ phiếu tăng vốn.REE mới thu về thêm 500 tỷ đồng từ thoái vốn tại Sacombank còn Kinh Đô cũng thu về 660 tỷ đồng từ phát hành hơn 10% cổ phần cho Ezaki Glico.
Vay nợ lớn: Tiền nhiều không hẳn đã "sướng"Một điều khá thú vị là khá nhiều doanh nghiệp trong top có nhiều tiền mặt nhất lại cũng là những doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất.Nếu như 12 doanh nghiệp có trên 1.000 tỷ đồng tiền mặt nắm giữ tổng cộng 54.000 tỷ đồng tiền mặtthì họ cũng đang đi vay hơn 80.000 tỷ đồng.MSN và GAS – hai công ty có nhiều tiền mặt nhất – đều có số vay nợ tương đương với lượng tiền mặt đang có. Tuy nhiên, khoảng 60% lượng vay nợ của MSN là các khoản vay có khả năng chuyển đổi thành cổ phần. Hơn nữa, chủ yếu là vay dài hạn.Vinaconex và HAGL cũng đang nợ trên 12.000 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp.Đạm Phú Mỹ là công ty “thảnh thơi” nhất với lượng tiền mặt đang có khi mà dư nợ vay chỉ vỏn vẹn 9 tỷ đồng trong khi có lượng tiền mặt hơn 5.600 tỷ đồng.Ngoài ra, Vinamilk, REE, Kinh Đô cũng đang có lượng tiền mặt lớn hơn nhiều so với số nợ. Vinamilk đang nợ 400 tỷ đồng nhưng số tiền mặt nhiều gấp 8 lần.
HAGL và Vinaconex cũng là những công ty có chênh lệch giữa tiền mặt/vay nợ lớn nhất, đều trên mức 10.000 tỷ đồng.Hai doanh nghiệp này đều có nợ ngắn hạn (bao gồm nợ dài hạn đến kỳ trả) khá lớn. Tổng công ty Vinaconex và các công ty con có nợ ngắn hạn lên đến 7.000 tỷ đồng; HAGL là 2.700 tỷ đồng.Trong Q1, HAGL vay thêm 1.950 tỷ đồng đồng thời trả gốc vay 1.380 tỷ đồng. Lượng tiền mặt của HAGL giảm hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu năm do chi gần 1.600 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định.
* |
* |
* |
(Theo Cafe F)
Về Đinh La Thăng: Hai điều 'lạ' về Bộ trưởng Đinh La Thăng (ĐV 17-6-12) -- "Không “lạ” sao được khi “chém tướng”, “trảm” nhà thầu”, cấm cấp dưới chơi golf, yêu cầu nhân viên toàn ngành đi xe buýt, đề xuất thu phí giao thông... thì hình ảnh ông Thăng xuất hiện tràn ngập trên báo chí với những phát ngôn ấn tượng. Còn khi họp báo về vụ Vinalines, ông Thăng không xuất hiện như thường thấy, mà để hai cấp phó của mình chủ trì." Xin TBT Vũ Hữu Nghị tăng lương tắp lự cho phóng viên này! Cũng xin đề nghị phóng viên này liên lạc với Mạnh Quân bên SGTT (tác giả bài “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần!) để cùng nhau đi uống bia, THD trả tiền!
-Bàn tiếp về phí giao thông: 'Vội một lúc chậm cả năm' (VEF 17-6-12)
Nợ xấu ngân hàng khủng khiếp như thế nào?
WSJ: Nợ xấu đang đè nặng Việt Nam
Tiền đâu lập công ty mua bán nợ xấu?
-
- Giải quyết “Nợ xấu ” và có hay không việc chạy dự án ? (Tầm nhìn).
--Đầu tư thất bát: Cha con từ nhau, bạn bè lục đục
-Đại gia tung hoành, lách luật trên ‘chợ' chứng khoán
-Đánh bạc với cổ phiếu siêu rẻ, sắp phá sản
Nói và làm: Khó khăn lại trông vào nhà nước?
Phó Thủ tướng: Đã qua thời khó khăn nhất
Xuất khẩu cá tra, tôm gặp khó (NLĐ 17-6-12) -Dừa “chết” vì không có công nghệ chế biến
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Tâm sự của một đại gia 'khét tiếng' từng mua dâm ngàn 'đô' (ĐV 17-6-12)
- Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước nên sắm vai gì? (TTCT).
- Tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm: Ai vào vòng nguy hiểm? (VnEco).
- Rối bời việc “xử” nợ xấu ngân hàng (Infonet).
- Gửi tiền Việt mới được bảo hiểm (VNE).
- Người dân đang đổ tiền vào đâu? (SGTT).
- Vàng SJC cong vênh vẫn làm khó khách hàng (VNE).
- Đâu là hiệu quả thực sự của chương trình bình ổn giá? (VnEco).
- Sẽ quy định giám sát tài chính đặc biệt doanh nghiệp thua lỗ (VnEco).
- Doanh nghiệp thoi thóp, ngân hàng lãi khủng (TT).
- Vàng quay đầu giảm giá, USD “chợ đen” thấp hơn tại ngân hàng (VnEco).
- Tăng thu phí ATM là hạ sách (ĐT).
- - Địa ốc mừng ngắn, lo dài (ĐT).
- Samsung, Nokia mở nhà máy tại VN: Khách ‘gặt’ nhiều, chủ chả bao nhiêu (DĐDN).
-- Trung Quốc: Hàng vạn quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài (TP).
Tranh luận về kinh tế Trung Quốc: China Closes Window on Economic Debate, Protecting Dominance of State (NYT 16-6-12) -- Về nhà kinh tế Zhang Weiying. Zhang Weiying chính là Truơng Duy Nghênh, một nhân vật "tân hữu" mà tôi viết nhiều trong bài Ổn định và phát triển: Trí thức Trung Quốc đang nghĩ gì? (Thời Đại Mới 7/2009). Đối đầu với Trương Duy Nghênh là một nhân vật nữa mà tôi nói đến trong bài này là Uông Huy (Wang Hui), lãnh tụ phe tân tả. Uông Huy vừa viết một bài về vụ Bạc Hi Lai: The Rumour Machine (London Review of Books 10-5-12). Việc Trương Duy Nghênh bị trù ếm (theo bài này trên NYT) là đáng ngạc nhiên, vì nếu có ai bị trù ếm thì phải là Uông Huy (người ủng hộ Bạc Hi Lai) chứ không phải Trương Duy Nghênh. (Cũng xin mách bạn nào thích những chuyện này: Nên đọc cuốnTide Players: The Movers and Shakers of a Rising China của Jianying Zha, có nhiều chương đặc biệt thú vị về Trương Duy Nghênh và nhiều người khác)