Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Trương Nhân Tuấn - Vài nhận định sơ khởi về "Lời phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam"

-Trương Nhân Tuấn - Vài nhận định sơ khởi về "Lời phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam"

Tác giả gửi đến Dân Luận

Tôi đọc "lời phát động" của Phong Trào Con Đường Việt Nam như hầu hết những công dân Việt Nam khác: trên mặt báo chí. Sau đây là các ý kiến của cá nhân tôi về nội dung của bản kêu gọi này.

1/

Trích:

Thưa quốc dân đồng bào,

Cách đây hơn 100 năm phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân đã ra đời và được nhân dân ta hưởng ứng nhiệt thành. Nếu như chính quyền cai trị của Pháp lúc đó không đàn áp thành công các phong trào yêu nước này thì giờ đây tinh thần “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” đã đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển không thua kém gì Nhật Bản và các nước thuộc thế giới thứ nhất khác.

(Hết trích).

Ý của Phong trào (PT), nguyên nhân làm cho Việt Nam không phát triển như Nhật (và các nước thuộc thế giới thứ nhứt) là do thực dân Pháp đã đàn áp thành công các phong trào Đông Du, Duy Tân.

Lý luận như thế không thuyết phục. Không ai đặt lại chữ "nếu" trong lịch sử.

Nhưng cũng thử đặt lại chữ "nếu": nếu Pháp không đàn áp các phong trào này, liệu Việt Nam có phát triển như Nhật hay không?

Không có câu trả lời nào chắc chắn.

Cũng thử đặt lại: Nếu Việt Nam không có ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN thì Việt Nam hôm nay ra sao?

Câu này thì có câu trả lời: Chưa biết Việt Nam có bằng Nhật hay không nhưng dĩ nhiên là khá hơn ngày hôm nay.

Đơn giản vì những gì mà đảng CSVN làm hôm nay là cố gắng gầy dựng lại những gì họ đã đập phá trong quá khứ. Con đường của đảng CSVN đi hôm nay là đi lại con đường mà dân tộc Việt Nam đã đi từ hơn ½ thế kỷ trước, mà họ đã từng cưỡng bức dân tộc Việt Nam chối bỏ trong máu xương và nước mắt. Người trong nước từng nói việc "đổi mới" của đảng CSVN thực ra là việc "đổi cũ". Có câu thơ rằng: bao giờ cho đến ngày xưa. Tức việc quay lại 180° hiện nay vẫn chưa trở lại ở điểm "ngày xưa".

Như vậy, nếu không có ông Hồ và đảng CSVN, Việt Nam đã không mất một thời gian, ít nhứt là 50 năm, để phát triển đất nước. Nên biết, Nhật chỉ cần 25 năm để từ đống tro tàn sau năm 1945 để trở thành cường quốc (kinh tế) trên thế giới.

2/

Trích:

TIẾP CON ĐƯỜNG DUY TÂN

Tinh thần đó, nói một cách hiện đại chính là “Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống” cho mình và mọi người. Phong trào Con đường Việt Nam xin được tiếp nối tinh thần này, tiếp quản sự nghiệp của tiền nhân, tiếp nhận hồn thiêng sông núi để tiếp tục một con đường đúng đắn mà dân tộc ta đã chưa đi đến đích. Chặng đường dở dang còn nhiều khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua nó chỉ cần một hành trang: tự tin sử dụng quyền con người của mình.

Dưới chính quyền thực dân phong kiến, quyền con người của nhân dân ta bị tước đoạt trầm trọng. Nhưng từ khi thoát khỏi đô hộ của ngoại bang đến giờ các quyền mặc nhiên này của chúng ta chưa bao giờ được thực sự tôn trọng và bảo vệ. Đây chính là căn nguyên cốt lõi khiến nước ta đến giờ vẫn còn chậm tiến cho dù nhân dân ta đã rất vất vả, luôn cần cù chịu thương chịu khó và luôn khát vọng vươn lên đến cháy bỏng. Căn nguyên này được rút ra từ một quy luật mà chỉ khi tuân thủ nó – tức tôn trọng và bảo vệ đầy đủ quyền con người – thì xã hội loài người mới có thể phát triển công bằng, thịnh vượng và văn minh được.

Hết trích.

"Tiếp nối tinh thần này" là tiếp nối "con đường Duy Tân", với ý nghĩa "hiện đại": “Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống”. Tức phù hợp với chủ trương của cụ Phan Châu Trinh "khai dân trí (hiểu biết), chấn dân khí (tự tin), hậu dân sinh (làm giàu cuộc sống)".

Phải nhìn nhận rằng tại Việt Nam vào thời điểm đó, cụ Phan Châu Trinh là người đi trước thời cuộc. Trong tư tưởng "khai dân trí", cụ Phan chú trọng ở việc « giáo dục », qua các việc vận động mở trường (dạy học thuật Tây phương) và cổ võ phong trào xuất dương du học, do ảnh hưởng cuộc cách mạng Minh Trị ở Nhật. Trên bình diện quốc tế, Âu hay Á, vấn đề giáo dục từ xưa đến nay luôn được coi trọng. Trong bất kỳ một quốc gia văn minh nào hiện nay, ngân sách dành cho giáo dục luôn lớn gấp nhiều lần hơn ngân sách dành cho quốc phòng. Tuy vậy, cũng có quốc gia thành công, có quốc gia thất bại. (Quốc gia điển hình thành công là Đại Hàn. Quốc gia điển hình thất bại là Việt Nam). Vì vậy nội dung (chính sách) của giáo dục mới là điều quan trọng.

"Khai dân trí" và "giáo dục" gắn liền với nhau, nếu không nói là một.

Phong trào (PT) "xin được tiếp quản sự nghiệp của tiền nhân", ở đây là sự nghiệp "Duy Tân" của cụ Phan Châu Trinh. Việc dùng chữ "tiếp quản" (tiếp nhận và quản lý) ở đây e rằng không phù hợp. Di sản của tiền nhân (lịch sử) là gia tài chung của toàn dân tộc. Một cá nhân, một nhóm nhỏ khó có thể nhân danh cả dân tộc để "tiếp quản" một "di sản của lịch sử". Cũng vậy, Phong Trào không thể"tiếp nhận hồn thiêng sông núi". "Hồn thiêng sông núi" là của sông núi, của tất cả những người Việt Nam đã từng chết và sống cho đất nước này, tư cách nào mà Phong Trào "tiếp nhận" hồn thiêng này?

Tạm chấp nhận Phong Trào có tư cách "tiếp quản" tinh thần Phan Châu Trinh cũng như có tư cách để "tiếp nhận hồn thiêng sông núi". Đã viết ở trên, vấn đề giáo dục thuộc phạm vi quốc gia, tư cách"phong trào" hiện nay, không phải là tổ chức chính trị như Phong Trào đã khẳng định, cũng chưa nắm được quyền hành. Vậy với phương tiện nào Phong Trào thực hiện việc "khai dân trí" (tức việc tổ chức giáo dục)? Và nội dung việc "khai dân trí" (chính sách giáo dục) này ra sao?

Phong Trào có trả lời trong “lời phát động”, là "đi đến đích" bằng sự "tự tin sử dụng quyền con người của mình."

Như vậy "cái đích" của Phong Trào và cái đích của "tiền nhân" (mà Phong Trào tự tiện "tiếp quản") đã không giống nhau. Phong Trào sẽ đi đến "đích" bằng "nhân quyền", cụ Phan thì đi bằng con đường "Duy Tân".

Phong Trào nhận định "Dưới chính quyền thực dân phong kiến, quyền con người của nhân dân ta bị tước đoạt trầm trọng. Nhưng từ khi thoát khỏi đô hộ của ngoại bang đến giờ các quyền mặc nhiên này của chúng ta chưa bao giờ được thực sự tôn trọng và bảo vệ."

Điều này chỉ đúng tương đối: Dưới chính quyền thực dân, quyền con người (nhân quyền) của người Việt Nam không được tôn trọng hoàn toàn, nhưng dầu sao một số quyền con người căn bản khác, như quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tư hữu, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình… thì được tôn trọng. Chỉ có quyền chính trị (đương nhiên) bị cấm.

Cũng không phải "từ khi thoát khỏi đô hộ của ngoại bang" thì quyền này (nhân quyền) chưa bao giờ được tôn trọng. Chính quyền miền Nam là một thí dụ đúng đắn về một thể chế dân chủ trên nền tảng nhân quyền sau khi "thoát khỏi đô hộ của ngoại bang". Dĩ nhiên, chế độ này non trẻ, có những thiếu sót hiển nhiên của một chế độ dân chủ chưa trưởng thành. Nhưng nếu so sánh với các nền dân chủ của các nước chung quanh cùng thời kỳ: Đại Hàn, Thái Lan, Miến Điện, Đài Loan, Indonésie, Mã Lai… VNCH là một chế độ dân chủ vượt trội. Trong Quốc hội VNCH, phần khá lớn dân biểu là đối lập, chống chính quyền. Có người còn theo CS. Trong khi đó quốc hội của các nước khác dẫn trên đều là quốc hội bù nhìn. Trong cùng thời kỳ, xã hội miền Nam là một xã hội mở. Người dân hoàn toàn hưởng được mọi quyền tự do cơ bản. Mặc dầu bị hạn chế một phần do chiến tranh, nhưng các sản phẩm văn hóa miền Nam đều có đủ mọi trào lưu nhân văn và khuynh hướng chính trị.

Nhưng từ khi đất nước hoàn toàn bị nhuộm đỏ thì từ đó các quyền làm người cơ bản của người dân bị xúc phạm trầm trọng. Người dân không có quyền ngôn luận, hội họp, chính trị… đã đành, quyền tư hữu đất đai, là quyền thiêng liêng nhất để người dân mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình (tức quyền được sống), cũng bị truất bỏ. So với thời thực dân Pháp, nếu thực dân Pháp man rợ thì nhà nước CSVN là hiện thân của ác quĩ. Các vụ đánh dân, cướp đất của dân hiện nay là các bằng chứng hùng hồn.

Phong Trào nhận định: "Đây chính là căn nguyên cốt lõi khiến nước ta đến giờ vẫn còn chậm tiến…" . "Đây" có nghĩa là việc mất nhân quyền. Nhận định này khá đúng trong nhận xét về "quả" nhưng rất sai trong nhận xét về "nhân"! Phong Trào hình như quên rằng thực dân Pháp đã không còn ảnh hưởng nào ở Việt Nam từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Tình trạng "nhân quyền" ở Việt Nam bị chà đạp hiện nay không hề do hệ quả của thực dân mà do đảng CSVN đang cầm quyền tại Việt Nam.

"Việt Nam chậm tiến" là do nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do đảng CSVN với các chính sách không phù hợp với tình trạng chính trị thế giới cũng như tập quán, đạo lý của dân tộc Việt Nam. Nhân quyền bị chà đạp như thế chỉ mới là một nguyên nhân. Dầu vậy, ta thấy nhiều nước, như Tân Gia Ba, "nhân quyền" trên nhiều phương diện bị hạn chế (tự do chính trị, tự do ngôn luận…) nhưng họ vẫn tiến triển vượt mức. Như thế, ngoài giáo dục (khai dân trí), thì phát triển kinh tế là động lực khác để phát triển xã hội (chứ không phải là nhân quyền).

3/

Trích:

BẰNG CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

Do vậy phong trào Con đường Việt Nam xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta.

Hết trích.

Theo mạch văn của "lời phát động", Phong Trào xác định việc thể hiện "con đường Duy Tân", bằng"con đường Việt Nam".

Ở đây chữ nghĩa không rõ ràng. "Con đường Việt Nam" ở đây chính là con đường của Phong Trào. Sao lại gọi “chung chung” là con đường Việt Nam? Việc sử dụng chữ ở đây khá giống với chữ nghĩa của CSVN, cái gì cũng của “nhân dân”, nhưng thực tế của cải, tài nguyên quốc gia đều nằm trong túi các đảng viên.

Mục tiêu Phong Trào được khẳng định: "phong trào Con đường Việt Nam xác định mục tiêu tối thượng phải hoàn thành là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta".

Mệnh đề "Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống” ở phần 1/ cho thấy có lủng củng về câu cú (hai chữ "để"). Câu này cũng lủng củng câu cú và trùng lặp ý nghĩa.

Nếu ai có đọc bản "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền" hẵn đều biết hai yếu tố cơ bản của các quyền con người là nhân phẩm và sự bình đẳng về các quyền tự do cá nhân.

"Bảo vệ trên hết và bình đẳng" là bảo vệ ra sao? Nhân quyền, tức các quyền tự do cơ bản của con người, là các giá trị nền tảng của một xã hội. Khi đã là "cơ bản", là "nền tảng", dĩ nhiên nó có giá trị"trên hết". Mặt khác, "nhân quyền" tự nó mang tính "bình đẳng". Điều đầu tiên của Hiến chương LHQ về "Nhân quyền" là khẳng định về "nhân phẩm" và sự "bình đẳng" về quyền của con người. Viết "Bảo vệ trên hết và bình đẳng" là vừa lủng củng, vừa thừa.

Thực ra, vấn đề tập trung ở việc có công nhận và tôn trọng "nhân quyền", tức tôn trọng "nhân phẩm" và các quyền tự do cơ bản của con người, như là các giá trị nền tảng của xã hội, hay không?

Về mục tiêu: "mục tiêu tối thuợng" ("quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở đất nước chúng ta") của Phong Trào ở phần 3 và việc thực hiện "con đường Duy Tân", tức tiếp nối con đường "mà dân tộc ta đã chưa đi đến đích." ở phần 2. Cả hai đều là mục tiêu.

Phần 2 có ghi: "Chặng đường dở dang còn nhiều khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua nó chỉ cần một hành trang: tự tin sử dụng quyền con người của mình.". "Nhân quyền" vừa là"hành trang", vừa là "mục tiêu tối thượng phải hoàn thành".

Mâu thuẫn ở đây, khi nói nhân quyền là mục tiêu "tối thuợng" phải hoàn thành, tức là vẫn chưa hoàn thành. Tức ở Việt Nam hôm nay nhân quyền vẫn còn bị chà đạp thê thảm. Điều này đúng. Vậy lấy đâu ra "Quyền con người" để làm "hành trang" cho Phong Trào?

Cũng nên biết ở thời kỳ cụ Phan Châu Trinh, vấn đề "nhân quyền" chưa đặt ra một cách phổ quát. Tư tưởng cụ Phan do đó không đề cập trực tiếp đến "nhân quyền". Ở trên tôi có viết: Như vậy "cái đích" của Phong Trào và cái đích của "tiền nhân" (mà Phong Trào tự tiện "tiếp quản") đã không giống nhau. Phong Trào sẽ đi đến "đích" bằng "nhân quyền", cụ Phan thì đi bằng con đường "Duy Tân".

“Mục đích” là điểm đến của mọi vận động. Người đọc phân vân không biết “mục đích” của Phong Trào là gì?

4/

Trích:

NỀN TẢNG DÂN LÀM GỐC

Chỉ có như thế thì đất nước ta mới có được một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc để phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng và bền vững mang đến giàu sang và văn minh cho mọi người chứ không phải liên tục bất ổn như lâu nay.

Chỉ có như thế thì chúng ta mới vượt thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng hiện nay và tránh lặp lại trong tương lai để lại gây tai họa tiếp tục về sau.

Hết trích.

“Chỉ có thế” tức là chỉ khi nhân quyền được tôn trọng. Nhưng thế nào là "một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc"? Nội dung toàn bản kêu gọi (hay phát động Phong Trào) không hề nói đến "chính trị", tức nói về một tư tưởng chính trị, một khuynh hướng chính trị hay một chế độ chính trị cụ thể. Bây giờ Phong Trào nói về một một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc đương nhiên sẽ làm nhiều người nghi ngại.

Bởi vì nhà nước độc tài nào lại không nói lấy "dân làm gốc"? Nhà nước CHXHCNVN cũng là nhà nước“của dân, do dân và vì dân”, cũng “lấy dân làm gốc”. Chỉ có những nhà nước dân chủ tự do thì ít khi nói về một nền tảng chính trị lấy dân làm gốc. Vì những người cầm quyền biết rằng, nhiều lắm thì họ cũng chỉ đại diện cho một tầng lớp, một khuynh hướng chính trị trong dân chúng, chứ không hề cho toàn dân được. Ý kiến của đa số áp đảo không hề là ý kiến của toàn dân.

Giả sử một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc này hiện hữu. Lấy gì bảo đảm chế độ này sẽ đem lại "giàu sang và văn minh" cho mọi người? Lấy gì bảo đảm nó sẽ đem lại ổn định cho đất nước? Nhất là sẽ thoát được cuộc "khủng hoảng kinh tế" ngày hôm nay?

Nước Mỹ, EU, Nhật… là các nước phát triển, văn minh… không nước nào dám rêu rao đã "đem lại giàu sang cho mọi người".

Ý nghĩa của "ổn định" (thực ra là ổn định chính trị) cũng rất tương đối. Việt Nam không hề "bất ổn"như nhận định của Phong Trào. Hầu như tất cả các nhà đầu tư trên thế giới đều đồng ý ở điểm Việt Nam là một nước "ổn định". Nhưng ổn định này không hề đem lại sự phồn thịnh về kinh tế cho Việt Nam. Trong khi các nước tự do dân chủ, nhà nước thay đổi liên miên, hết hữu sang tả, rồi từ tả sang hữu, như con thuyền lao chao trên sóng, rõ ràng là "bất ổn định chính trị", vậy sao họ vẫn phát triển đều đặn?

Và để thoát được "cuộc khủng hoảng kinh tế" hiện nay, thực tế hầu như mọi nền kinh tế đều bị khủng hoảng. Đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu về "nợ", từ nợ của các tập đoàn tài chính các năm trước đến nay là nợ của các quốc gia phát triển (ngoại trừ Trung Quốc). Việt Nam dĩ nhiên nợ nần lút đầu lút cổ, do tình trạng lỗ lã, hay phá sản của các tập đoàn quốc doanh. Việt Nam không dễ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - tài chính, đơn giản như nhận định của Phong Trào bằng một nền tảng chính trị vững chắc, thực sự lấy dân làm gốc.

5/

Trích:

VẬN HỘI CỦA NGHÌN NĂM

Hỡi nhân dân yêu mến,

Hơn lúc nào hết, bây giờ là thời cơ tốt nhất để chúng ta thay đổi tận gốc rễ vấn đề thâm căn có nguồn gốc phong kiến kéo dài hàng ngàn năm làm nước ta lạc hậu đến tận ngày nay; là thiên thời để dân tộc ta đảo chiều sự gia tăng khoảng cách tụt hậu đang ngày càng lớn rồi nhanh chóng vượt lên khẳng định vị thế của chính mình trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay.

Hết trích.

Tôi không bàn về việc thời cơ tốt hay không tốt. Tôi muốn nói rằng Phong Trào có ý đánh tráo vấn đề. Bởi vì, Việt Nam lạc hậu từ hơn ½ thế kỷ nay không hề do hệ quả của "phong kiến kéo dài hàng ngàn năm" như Phong Trào đã nhận định.

Có nước nào trên thế giới này không trải qua giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm như Việt Nam? Nước nào cũng có cả (ngoại trừ các nước mới lập như Hoa Kỳ). Nhưng tại sao hôm nay có nước tiên tiến, có nước lạc hậu? Nguyên nhân chính, theo tôi, là vấn đề tổ chức quốc gia và việc phân phối lợi tức quốc gia vào các mục tiêu công ích có hợp lý hay không.

Tôi cho rằng nguyên nhân "lạc hậu" của Việt Nam hôm nay, ban đầu là do ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN, cũng như sự bất tài, thiếu khả năng tổ chức, không có tư cách lãnh đạo quốc gia, của cán bộ đảng CSVN ngày hôm nay.

6/

Trích:

“Làm sao để người dân tự tin sử dụng tất cả quyền con người của mình mà không phải đợi ai cho phép trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay?”

Hết trích.

Cuối cùng Phong Trào đặt một câu hỏi. Ta thấy Phong Trào đặt lại vấn đề về sự tự tin (Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống) của người dân và quyền con người. Tức đặt vấn đề ở chính "mục tiêu" của Phong Trào.

Ra câu hỏi như thế là Phong Trào thú nhận mình vẫn chưa biết làm thế nào để thực hiện mục tiêu của mình. Trong khi một phong trào chỉ thành hình khi mà con đường hoạch định đi đến mục tiêu đã được phác họa rõ rệt.

7/ Kết luận:

Tôi chưa từng gặp quí vị Lê Thăng Long, Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức bao giờ ở ngoài đời. Tôi quí trọng LS Định, cũng như Nguyễn Tiến Trung, những trí thức trẻ yêu nước dấn thân. Tôi luôn tôn trọng hành động của quí anh, cho dầu có một số nhận thức chính trị tôi không chia sẻ. Sự hy sinh của quí anh cho lý tưởng và đất nước, không có gì để đo lường, tính toán, mà chỉ phải khâm phục và ủng hộ.

Riêng về Trần Huỳnh Duy Thức, trong qua khứ tôi có đọc một số bài viết của anh lúc trước khi bị bắt. Từ đó trong tôi nảy sinh một tình cảm sâu sắc dành cho anh Thức. Trong một lần trao đổi điện thư với anh, sau khi biết anh có liên hệ với những người ở nước ngoài, tôi có cảnh báo rằng (nguyên văn): anh phải hết sức thận trọng. Anh trả lời với tôi rằng anh thừa mưu trí để vượt thoát các cạm bẫy giăng ra. Rốt cục anh bị bắt. Anh bị nhà nước CSVN xử với tội nặng nhất, 17 năm, so với những người bị bắt chung. Nhưng giữa tôi và anh Thức vẫn chỉ là sơ giao, cho dầu anh cũng tỏ ý mến mộ tôi về các công trình mà tôi đã thực hiện trong quá khứ.

Vì vậy, với tình cảm sâu sắc mà tôi vẫn còn dành cho anh Thức, tôi cho rằng bản kêu gọi của Phong Trào vừa công bố đã thực hiện hết sức vội vã, lời văn lủng củng, thiếu ý tưởng sâu sắc, mục tiêu không rõ rệt (theo con đường Duy Tân hay tranh đấu cho Nhân quyền? đấu tranh thế nào?), nhận định sai lầm về nguyên nhân tình trạng lạc hậu của Việt Nam… khác hẳn giọng văn thường thấy của Trần Huỳnh Duy Thức mà tôi đã từng đọc. Phải chăng đây là một bản văn ngoài ý muốn của anh Thức?

Dĩ nhiên, chỉ có anh Thức mới có thể trả lời được việc này.

Trương Nhân Tuấn

 

Chim mồi
Huỳnh Văn Úc
Bẩy chim chào mào hay chim cu gáy là một thú chơi đầy tính nghệ thuật. Muốn bẫy chim phải có chim mồi. Chim mồi là chim được bắt, thuần dưỡng, huấn luyện và dùng để bắt những con chim khác. Lồng bẫy chim được ngăn thành hai phần. Một phần để nhốt chim mồi, phần còn lại có cửa được thiết kế lẫy có thể sập xuống khiến chim trời sa bẫy. Các mặt của lồng bẫy được ngụy trang bằng cành lá, chỉ để hở mặt có cửa sập để dẫn dụ chim trời về phía đó. Một cách khác để bắt chim trời là gác lưới . Theo cách này chim mồi được buộc dây đậu trên mặt đất hoặc sát mặt đất và dùng lưới sập bố trí quanh đó. Khi chim trời bị dụ tới, người đánh bẫy giật cho lưới sập. Cách này bắt được nhiều chim hơn nhưng không được xem là thú chơi có những tình tiết hồi hộp như lồng bẫy. Người ta thường nuôi chim chào mào hay chim cu gáy để làm chim mồi. Chào mào có một cái mào trên đầu, hai má trắng và phía trên hai mảng trắng đó là lông màu đỏ. Nó hót hay, tiếng hót có từ một đến bốn âm tiết. Chào mào ăn trái cây và các côn trùng nhỏ. Cu gáy là một loài bồ câu. Đầu, gáy và mặt bụng có lông màu nâu nhạt. Phần dưới cổ và trên lưng có lông màu đen điểm những chấm tròn màu trắng. Mắt màu nâu có vòng đỏ phía trong, mí mắt màu đỏ. Mỏ đen, chân xám.
Ông Lê Thăng Long cũng là một con chim mồi. Ông bị bắt giam năm 2009 trong cùng vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim, ra tòa năm 2010 và bị xử mức án năm năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Do biết thành khẩn hối cải, nhận tội lỗi của mình và cải tạo tốt ông được giảm mức án và ra tù ngày 4/6/2012. Sau khi ra tù ông bung cánh, xòe đuôi và hót rất hay. Cái bài ông ta hót để rót vào tai thiên hạ là bài Con đường Việt Nam. Nam quốc Mộc tinh chấn Lạc Hồng/Vận thiên khí hội kiến hào nhân/Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ/Ngoại quốc lân bang kính phục giao. Nghe những mục tiêu, tôn chỉ, cương lĩnh rất chi là hoành tráng. Cái danh sách người được mời tham gia Phong trào Con đường Việt Nam cũng hoành tráng nốt và có những tên tuổi khiến người ta giật mình. Ta có thể xem những người này là những con chim trời. Mà là những con chim trời khôn ngoan, biết tỏng tòng tong là con chim mồi được buộc dây đậu sát mặt đất và lưới sập đã bố trí sẵn sàng quanh đó, sẵn sàng sập xuống để bắt chim theo kiểu gác lưới . Lộ vở quá sớm, nói theo kiểu Xuân Tóc Đỏ: Thế này thì còn nước mẹ gì nữa! Hỡi ông Lê Thăng Long!

Theo trannhuong.com

 


Bình luận của blogger Anh Ba Sàm về phong trào Con Đường Việt Nam(18/06/2012)

-Tin liên quan:

Ngày Thứ Hai, 18-06-2012

- Lê Diễn Đức: Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy? (RFA’s blog). “Với tất cả nhận thức chính trị nghiêm túc nhất, tôi không nghĩ ‘Con đường Việt Nam’ là một ngây thơ chính trị. Tôi lo ngại về một cạm bẫy chính trị nhiều hơn cho những người ngây thơ. Và tôi đồng ý với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu rằng, ‘chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình’.” – Tuyên bố của Trần Nhương về việc bịa đặt của cái gọi là “Con đường Việt Nam” (Trần Nhương).

- GS Ngô Đức Thọ:

Ngày 17 tháng 6-2012

Gửi anh Nguyễn Hữu Vinh (blog AnhBaSam)

Tôi không nhận được cái gọi là “thư mời”, nhưng qua bản tin của AnhBaSam, đọc bài phản hồi nói Không của TS Hà Sĩ Phu trong có cho đường link vào trang web của cái phong trào gọi là “Con dường Việt Nam” do người xưng danh là Lê Thăng Long tuyên bố thành lập – ở đó có nhiều bản danh sách lập một cách cẩu thả nhưng kê danh tính của rất nhiều người – và ngạc nhiên lại có cả tên tôi với ghi một chú thích đặc điểm: “người ký tên kiến nghị đề nghị Bộ Ngoại giao cong bố thông tin”! Thấy có nhiều người nổi tiếng bị vơ quàng vào “Danh sách” (chẳng rõ đã mời hay dự định mời?), tôi nghĩ có thể họ cũng chẳng buồn để ý. Tuy vậy, thấy đây không những là trò hề mà cũng có những hậu quả xấu do nó gây ra, cho nên tôi cũng muốn gửi thư này nhờ AnhBa Sam thông báo cho ít chữ bày tỏ thái độ của tôi phản đối Lê Thăng Long tự tiện ghi tên tôi vào cái mớ các bản danh sách do ông ta lập ra và nghiêm chỉnh yêu cầu ông ta xoá ngay họ tên của tôi ra khỏi các danh sách ấy.

Cám ơm Anh Ba Sam giúp cho phản hồi thông báo. Ngô Đức Thọ, nhà nghiên cứu di sản Hán Nôm“.

- Anh Nguyễn Quang Thạch gửi email đêm qua: Tôi là Nguyễn Quang Thạch, sáng lập Tủ sách dòng họ ở nông thôn. Thấy tên trong danh sách mời tham gia phong trào Con đường VN trên Internet, tôi xin bày tỏ quan điểm như sau: “Góp sức xây dựng VN ‘Dân chủ, công bằng và văn minh’ là trách nhiệm và bổn phận của tất cả những người mang dòng máu VN. Việc duy nhất mà tôi đã, đang và tiếp tục theo đuổi là đưa sách về nông thôn vì theo tôi nó góp phần tích cực, thiết thực để hiện thực hóa các mục tiêu trên. Bởi vậy, tôi không thể tham gia phong trào Con đường VN như được mời.

 


Nguyễn Quang Thạch (thứ 3, trái), trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 3/7/2011, cùng các nhân vật “cộm cán” thường được cơ quan chức năng chăm sóc, như Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, LS Lê Quốc Quân, “triết gia” Nguyễn Hoàng Đức, anh Bùi Quang Minh – chủ trang web nổi tiếng và rất hữu ích “chungta.com” đã bị Thanh tra 4T Hà Nội cùng công an phạt, bắt dẹp.

 

- TS Tô Văn Trường, cựu Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, từng có nhiều bài viết về môi trường, tài nguyên, cùng các trí thức, cựu lãnh đạo ký kiến nghị dừng dự án bô-xít, vừa gửi email: “Ngày 10/6 tôi nhận được mail của ông Lê Thăng Long người khởi xuớng kiêm quyền trưởng ban quản trị mời tham gia sáng lập phong trào con đường Việt Nam. Trong danh sách mời, có nhiều vị lãnh đạo cao cấp, trí thức có tên tuổi đương chức và đã nghỉ hưu. Quan điểm của tôi luôn tôn trọng các ý kiến đa chiều trong xã hội dân sự. Cá nhân tôi không nhận lời tham gia phong trào sáng lập Con đuờng Việt Nam bởi vì mỗi người tùy theo nhận thức, hoàn cảnh, góc nhìn của mình để có phương cách đóng góp thích hợp trong việc chấn hưng đất nước. Xưa nay, tôi vẫn công khai thể hiện quan điểm chính kiến của mình qua các bài viết về nhiều chủ đề khác nhau thường xuyên đăng tải trên các tờ báo chính thống của nhà nước và trong cộng đồng mailing list. Tô Văn Trường.

- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, từng có rất nhiều bài viết về chủ quyền VN trên Biển Đông, thế nhưng lại bị đối xử rất tệ hại suốt mấy năm nay, tối qua có phản hồi trên BS: “Sáng sớm nay nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân gọi điện thoại cho biết tôi có tên “được mời tham gia sáng lập” phong trào “Con đường Việt Nam”, vì không nhận được trực tiếp thư mời nên chưa biết phải trả lời ra sao.

Nhìn qua danh sách những người được mời tôi thấy đây là danh sách được trích ra từ những danh sách ký tên “ủng hộ Philippines”, “phản đối điện hạt nhân”… không biết sáng mai tôi có bị “mời uống cafe” không nữa?” = >

Vậy là 2 ngày qua đã có kha khá các nhân vật bị nằm trong danh sách mời sáng lập “Con đường VN”, được cho là của ông Lê Thăng Long, lên tiếng phản đối. Từ những nội dung phản ứng của những người trong cuộc này, xin mạo muội tạm hình dung cảm giác và thái độ của họ.

1- Nếu như những bức thư mời, danh sách được tung lên mạng đó là của LTL, hoặc một thế lực nào đó ngoài chính quyền VN, thì đó không khác gì là một trò “chỉ điểm”, thống kê với cơ quan công an, theo nhãn quan của LTL – người trong cuộc – về những kẻ chống đối hiện hữu và tiềm tàng, rất nên có biện pháp thích hợp để quản lý, xử lý.

2- Nếu những danh sách, thư mời mọc đó không phải là của LTL (cho dù bữa nay đã được đưa lên trang web, cũng không có gì chắc chắn là của LTL), mà đích thị là của cơ quan công an VN, thì đó là hành động nhắm tới nhiều mục đích, trong đó có mục đích “bèo” nhất, nếu như không lừa được ai, không gây chia rẽ được muôn người, thì cũng là để “chỉ mặt”, “dằn mặt”, báo với những người “được mời” rằng: Các vị đã bị đưa vào sổ đen rồi đấy nhé. Hãy liệu cái thần hồn!

Có lẽ do không ngăn được làm sóng dân chủ văn minh loang trên mạng đến chóng mặt trong 1-2 năm qua, không đủ sức “quản”, thôi thì đành chơi trò mèo này vậy, để các vị này từ nay chớ có a dua với nhau làm những trò kiến nghị, lấy chữ ký, gặp mặt, viết bài, mở blog … này nọ làm chúng tôi điên đầu rồi. Tóm lại là phải “Sống trong sợ hãi!

3- Dẫu có cho rằng ông LTL là người dấn thân, đi đầu tranh đấu cho quyền tự do của con người, thì những bức thư, danh sách mời được tung hê lên như vậy lại thể hiện một thứ văn hóa chợ búa, hoàn toàn xa lạ với xã hội văn minh, gần với “xã hội đen chính trị” diễn ra gần đây mà ta đều biết. Dễ khẳng định ngay rằng, nếu đó là việc làm của LTL, thì ông đã chứng tỏ ngay mình là con người không xứng đáng.

4- Nhưng chính chiến thuật “tung hê” nửa kín nửa hở đó lại rất sợ bị tung hê, công bố huỵch toẹt ra và lên án. Kẻ chơi trò “tung hê” chỉ còn nước là nấp sau lưng “nhà dân chủ”, giống như “nhà dân chủ” không đáng tin cậy đó lại nấp sau lưng một nhà dân chủ khác được dư luận tin tưởng hơn hẳn, nhưng đang bị ngăn cách với xã hội và dễ bị lợi dụng danh tiếng, đó là ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Ngoài rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ màn này, cũng có ý kiến độc giả và bài viết của những người “ngoài cuộc”, ở nước ngoài, ẩn danh như Nguyễn Ngọc GiàLê Nguyên HồngKami thì có những cách nhìn, thái độ khác. Đó cũng là điều dễ hiểu. “Ở trong chăn … có rận, mới thấy nó khốn nạn đến thế nào”. Những “con rận” này đang quá lo lắng sắp sang tháng 7, khi cuộc “chỉnh đốn” sẽ vào màn quyết liệt nhất, nó có thể giải thích vì sao trong những bức thư mời mọc mang danh LTL có câu “thời gian quá cấp bách”, hay thư gửi riêng cho BS mời làm “Phó Ban quản trị” đã yêu cầu trả lời trong vòng 48 tiếng. Sự xuất hiện kinh hoàng blog “Quan làm báo” nghe chừng cũng liên quan tới cái “cấp bách” đó, nhưng lại như theo hướng ngược lại – tìm, giết “rận”; để rồi không biết có phải vì nó mà tức thì có một đợt ngăn chặn thông tin bằng dựng tường lửa trên mạng chưa từng thấy, được âm thầm phát động bởi chính VNPT – nhà cung cấp dịch vụ Internet quốc gia.

Nhân đây, cũng xin được nhắc lại với độc giả và một vài tác giả, trong đó có BBC Tiếng Việt, có (bài) viết về ý kiến của BS, mà hầu như đều phản ánh không đúng. Đó là, trong toàn bộ nội dung bình luận 4 ngày liên tiếp - 13141516/6 - BS chỉ đưa ra những gợi ý, phán đoán, mà hoàn toàn không đoan chắc về trường hợp LTL và những thư mời tung trên mạng. Thậm chí trong bình luận ngày 14/6, BS còn đặt giả thiết tin tưởng vào tấm lòng của ông LTL, chỉ khuyên ông bình tĩnh, tỉnh táo. Mặt khác, trong các bình luận đó, BS đã cố phân biệt một ông LTL có trả lời trên BBC với (những) kẻ gửi những email mời mọc, thậm chí cả tác giả của một số bài viết đứng tên LTL trên Dân luận, chưa dám khẳng định đó hoàn toàn là chỉ từ một LTL đang-được-tự-do.

<- Lời bình của nhà thơ Thanh Thảo bên blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “… cái ‘Con đường Việt Nam’ gì đấy, tôi có biết mô tê gì đâu mà ghi tên tôi vào. Lại còn ông Lê Thăng Long nào đó nữa, chưa một lần hân hạnh. Hay đây là cái bẫy để bẫy những người lương thiện ? Lâu nay tôi chỉ biết đi trên các con đường đất đường bê tông đường nhựa, chưa bao giờ đi trên ‘Con đường Việt Nam’ cả. Đường ấy làm bằng gì ? Có rút ruột công trình, mới đi đã hỏng không ? Vậy tôi xin minh chính và mong quí công an vào cuộc làm rõ”.

Bị vây trong chùa — (Nguyễn Thông). – Người của công chúng — (Đông A).

Ngày Thứ Bảy, 16-06-2012

- Về Lê Thăng Long và “Con đường Việt Nam”, TS Hà Sĩ Phu có bài: Ngây thơ và cạm bẫy(Pro&Contra). “Nhiều ý kiến cho rằng cuộc vận động phi thường vội vã này chỉ là một trong hai khả năng: hoặc là sự ngây thơ chính trị kiểu sách vở, hoặc một cạm bẫy. Hai khả năng ấy cuối cùng cũng chỉ là một, vì đã ngây thơ thì càng chân thành lại càng dễ thành cạm bẫy thôi”. Tội nghiệp cho Lê Thăng Long, chính một mình ông đang sập bẫy, một cái bẫy sẽ lơ lửng mắc trên đầu đến hết đời.

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt vừa gửi tới bức thư:

Kính gửi anhbasam!

Gần đây trên mạng internet có lan truyền một lời kêu gọi về “Phong trào Con đường Việt Nam”, trong đó có đính kèm một danh sách mời tham gia có tên tôi. Vì gần như không có phương tiện thông tin nào để tôi bày tỏ thái độ về câu chuyện này nên kính nhờ anh thông báo giúp trên trang anhbasam như sau:

Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế, xã hội, đời sống đất nước còn có quá nhiều vấn đề mà chỉ có thể lấy đoàn kết làm phương tiện để bàn thảo và tìm ra giải pháp. Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm. Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này.

Vì anh đã bày tỏ quan điểm về chuyện này cho nên tôi nhờ anh thông báo giúp tôi.

Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trần Bạt

Xin nói thêm. Trong những bức thư mang tên Lê Thăng Long gửi búa xua trên mạng, có một bức được gửi tới 20 người để mời tham gia nhóm sáng lập. Thư gửi ngày 8/6, trong đó nói là ngày 12/6 “Phong trào” sẽ chính thức được phát động.

Một sự vội vã khó hiểu và khó tưởng tượng nổi, mà trong thư đã thừa nhận là “thời gian quá cấp bách” nhưng không nói rõ lý do vì sao. Tới độ mời họp chợ quê cũng không dễ dãi đến vậy. Xin lỗi phải dùng lối so sánh đó để nói với những ai là tác giả bức thư cùng hơn chục tài liệu đính kèm và hàng loạt thư chiêu dụ khác, vì quả tình khó có thứ gì giống hơn. Trong khi, chắc ai cũng hiểu, đây là một tổ chức mà đảng CSVN sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ “đẻ” ra.

Độc giả Ha Le phản hồi lúc 3h45′: “Vụ côn đồ hành hung bà con Văn Giang: theo tôi, đây là cái bẫy đang giăng ra, các bác ạ. Hãy kết hợp với chuyện ông Lê Thăng Long được “ân xá” một cách vội vã khác thường, không trùng dịp lễ nào cả, để rồi xuất hiện cuộc vận động phong trào “Con đường VN”, rùm beng và hấp tấp một cách càng bất thường hơn …

Bổ sung, hồi 12h50′, KTS Trần Thanh Vân phản hồi lúc 11h57′: “Cách đây mấy ngày tôi cũng nhận được một thư Email của một người tên là Lê Thăng Long như bác Hà Sĩ Phu và bác Nguyễn Trần Bạt vừa nhắc tới ở trên.

Tôi chẳng có hào hứng đọc hết những lời lẽ trong bức thư mời chào, hay rủ rê, hay lôi kéo, hay kích động đó, nên đã xoá đi ngay.

Một phụ nữ từng trải, đã hưởng nhiều vinh quang lẫn đòn thù như tôi thì bức thư đó vừa ấu trĩ, vừa nguy hiểm, chứng tỏ người viết thư rất kém hiểu biết vì anh ta không hiểu nổi việc làm của anh ta ngờ nghệch đến mức nào?

Độc giả binhloanvien: “Trong thời gian tới không loại trừ sẽ có nhiều người bị AN làm khó dễ chỉ vì có tên trong danh sách mời của ông LTL. Vụ này đối với AN có hai ý nghĩa: lấy cớ để àn áp trí thức yêu nước khi cần, một phép thử với sự hình thành và lớn mạnh của xã hội dân sự Việt Nam. AN cho rằng đối lập ở VN cần những lãnh tụ chăng? Nếu như vậy thì chẳng khác nào lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử, lấy suy nghĩ của những kẻ độc tài để hình dung về một xã hội dân chủ. Các lãnh tụ dân chủ sẽ có, nhưng chắc chắn vai trò của họ sẽ khác nhiều so với lãnh tụ độc tài, họ không cần phải ra lệnh cho người khác mà nhiều khi chỉ cần một lời bình luận cũng có thể gây dựng cả một phong trào (các cuộc biểu tình hè 2011). Trong các phong trào dân chủ, ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, lãnh tụ.

Ngày Thứ Sáu, 15-06-2012

Nguyễn Ngọc Già – Tôi ủng hộ Lê Thăng Long và bằng hữu của anh - (Dân luận). Một bài viết công phu, với một thái độ nhân văn rất … ngây thơ, nhưng dù sao cũng đáng quý.

Có điều, có lẽ cũng chính một phần từ cái “nhân văn” ngây thơ đó mà bao nhiêu con người trong phong trào Nhân văn Giai phẩm đã phải ngồi tù, bị mang án chính trị hư ảo, không phải chỉ hết đời, mà sang cả đời con cháu. Chỉ nhân văn, tử tế không thôi, mà không rèn, học cái tinh ranh, thậm chí thủ đoạn đế đối phó với giới chính trị tàn độc, xảo quyệt thì chỉ mãi là những kẻ nô lệ.

Tác giả Nguyễn Ngọc Già không cảm được cái đó bởi “ông”/”bà” NNG, nếu không nhầm thì, suốt mấy năm nay chỉ là con người … “ảo”, chính xác là ẩn danh, đâu có cái bức bối, lo sợ của những người bị kẻ khác tự tiện nêu tên mình vào một danh sách “chết người” rồi loan truyền khắp thế giới, rất dễ mang họa; chưa nói tới đó là hành động thiếu sự tôn trọng tối thiểu.

Chính vậy nên NNG mới đơn giản cho là cách nhìn nhận Lê Thăng Long phải theo “nguyên tắc suy đoán vô tội” như trong luật tố tụng hình sự. Đúng là tạm coi “vô tội“, nhưng có LỖI, xin thưa với bác NNG. Cái lỗi là mời mọc người ta vào một cuộc tranh đấu sinh tử mà không hỏi ý kiến riêng, lại đã la làng lên kiểu đó. Bầy sói hoang đang chực chờ kiếm chuyện! NNG ẩn danh, nếu có được mời thì đâu có sợ gì, thậm chí còn tự hào là đằng khác.

Nếu bác NNG chưa hình dung ra, thì xin lấy một ví dụ đơn giản. Trong một ngôi làng, người dân luôn bị tụi xã hội đen quấy nhiễu mà không ai dám hó hé. Bỗng một ngày, một đấng “trượng phu” đi rao khắp làng, kể tên hết người này người khác đang được anh ta mời vào nhóm “chống xã hội đen”, để lấy đó mời mọc từng người hãy yên tâm tham gia. Những người được loan tên sợ chết khiếp, chờ một ngày xã hội đen mò tới ra đòn cảnh cáo trước, và có quyền nghi ngờ đấng “trượng phu” phổi bò đó, hay là họ phải hiểu cái “nguyên tắc suy đoán vô tội”, để mà im lặng hoặc hồ hởi tham gia?

Cái lầm lẫn chết người là ở điểm đó. Cái ngây thơ ở một xã hội mà con người ta không được, không có quyền được trui rèn về nhãn quan chính trị, về kinh nghiệm tranh đấu, để mãi mãi là những lũ cừu, tốt, ngoan, mà ngờ nghệch, … chính là vậy. Tại sao những người cầm quyền lại phải run sợ đến cả mấy chữ “XÃ HỘI DÂN SỰ” được đưa lên mặt báo thôi cũng chính là ở chỗ đó.

Lầm lẫn thứ hai chính là ở khái niệm “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Nguyên tắc đó không cho phép dễ dàng kết tội, nhưng không cấm sự nghi ngờ. Chính vậy nên ngay từ khi bị câu lưu, người ta đã phải chịu cái tiếng “nghi can”. Không kết tội, nhưng có quyền nghi ngờ, chuyện rất bình thường.

Nguyễn Ngọc Già lâu nay có nhiều bài viết sắc sảo, chắc chắn phải được nắm bắt tin tức thời sự liên quan rất nhiều về những tình cảnh khốn khổ vì bị hành hạ, đe dọa đủ kiểu của những người tranh đấu với tiêu cực, thế nhưng hôm nay, BS xin gọi bác là Nguyễn Ngọc … Non. Hề hề! (Mời xem thêm các bình luận của BS về hiện tượng rất khác thường này, trong điểm tin 14/6, 13/6).

Ngày Thứ Năm, 14-06-2012

Phản hồi của người được mời tham gia Phong trào Con đường Việt Nam — (Đông A).

Bữa qua BS đã bình về hiện tượng này, theo cách đặt dấu hỏi nghi vấn. Bữa nay thì theo hướng tin hoàn toàn vào lòng nhiệt thành, trong sáng, sức làm việc phi thường của ông Lê Thăng Long, và đưa ra lời khuyên với ông xuất phát từ vài nhận xét.

1- Mấy năm trong tù, toàn chỉ được đọc báo Nhân dân, xem VTV, nếu có vài nguồn thông tin “ngoài luồng” khác mà ông không tiện nói ra, thì ông cũng vẫn là người rất thiếu thực tế. Trong khi, chỉ sau phiên xử ông cùng các bạn mình, đã có bao nhiêu sự kiện nóng bỏng, riêng hiện tượng TS Cù Huy Hà Vũ và 2 phiên xử đã rất trái ngược với nhóm “của ông” và phiên tòa xử với những lời nhận tội của họ được công khai trên truyền hình nhà nước. Điều sơ đẳng là cần có thời gian nạp thông tin trước khi đưa ra quyết định lớn lao vậy, ông lại không làm. Rõ là ông rất vội!

2- Mới ra được vài ngày, ông đã có hàng loạt bài viết, lời kêu gọi (đăng trên Dân luận), chưa kể nếu như những email danh sách các nhân vật ông mời chào tham gia, gửi đi bao nhiêu nơi là đúng của ông, thì sức làm việc của ông quả là phi thường khi vừa phải trải qua những năm tháng ngục tù không thể gọi là sung sướng. Nhưng phi thường tới đâu thì chắc chắn chất lượng công việc cũng sẽ bị hạn chế nhiều. Dục tốc bất đạt. Không nên chút nào!

3- Ông cho biết lần cuối gặp LS Lê Công Định cách đây gần 2 năm. Thế nhưng không hiểu sao ông vẫn tin và có quyền đưa tên LS LCĐ vào cùng với mình trong những lời kêu gọi, thư từ gửi đi, mà không hề băn khoăn là ông LCĐ liệu có còn muốn vậy, có ảnh hưởng xấu ngoài mong muốn hiện tại của ông LCĐ. Một khả năng khác, là mặc dù không được chính thức gặp, nhưng nhờ những phương cách khôn ngoan và sự trợ giúp bí mật, ông vẫn liên lạc được với LS LCĐ. Nhưng như vậy sẽ rất nguy hiểm, cơ quan an ninh sẽ luận ra và tìm cách gây khó cho ông Định. Nhiều khả năng ông Định sẽ bị tra hỏi, sẽ cũng bị nhận xét là cải tạo kém, như với LS Cù Huy Hà Vũ gần đây. Ông làm hại bạn mình! Đó là chưa kể khả năng ông Định phủ nhận hoàn toàn việc tham gia với ông. Ông làm hại “phong trào”!

4- Thư mời tham gia sáng lập “Phong trào”, gửi đi khắp nơi, cho tới nay không thấy ông lên tiếng phủ nhận, vậy tạm tin là đúng của ông. Trong đó, ông đưa vào quá nhiều người có những quan điểm, điều kiện và hoạt động thực tế rất khác nhau, rất khác ông (như cụ Lê Hiền Đức, ông Nguyễn Trung …), trong khi nhiều người trong họ chẳng biết ông là ai, chưa kể còn nghi ngờ ông. Thậm chí, ông mời cả một ông “Dân” nào đó, không có cả họ, mà ông để là thuộc “Dân làm báo”, hy vọng các cụ như Nguyên Ngọc, Huệ Chi, … lại chấp nhận cùng “ngồi chung mâm” với ông “Dân ảo” đó. Một toan tính hoang đường!

Ngoài ra, ông gửi email búa xua, tự động đưa tên nhiều người vào danh sách “mời” mà không tìm cách kín đáo hỏi riêng trực tiếp họ, như vậy là ông dễ (vô tình) làm hại người ta, để kẻ xấu lợi dụng, vu cho họ dính líu tới ông. Ông đã làm hại người khác! ”Dù có đúng ông là tác giả của những email “Thư mời” vừa qua hay không thì ông cũng nên lên tiếng làm rõ.

5- Với những hoạt động cấp tập khác thường như trên, ông sẽ rất dễ bị người ta nghi vấn là được vội vàng tung ra đúng vào dịp đang rất cần có những “chỉnh đốn”, nhưng không phải với tình trạng tham nhũng trong đảng CSVN, mà là với những biến chuyển mạnh mẽ, nhanh chóng tích cực trong xã hội dân sự, trong nội bộ đảng. Họ sẽ hiểu lầm, đánh đồng lòng nhiệt thành, trong sáng, nhưng ngây thơ của ông với hành động vội vã, ngây ngô của ai đó mà họ cho là đang sử dụng ông. Lợi bất cập hại!

Sơ qua vài nhận xét như vậy, để đi tới một lời khuyên, là ông nên để một thời gian dài nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, kết hợp nạp thông tin, kiến thức mà ông rất hổng trong mấy năm qua. Từ đó nghiền ngẫm, tìm ra cho mình một con đường đi vừa có ích thực sự cho xã hội mà không vì ngây thơ mà làm liên lụy tới người khác. Để “Con đường Việt Nam” không phải là “Con đường hắc ám”.

Ngày Thứ Tư, 13-06-2012

Lê Thăng Long nói về ‘Con đường VN’ (BBC). – Nhân vật tôi chưa từng bình luận — (Đông A).

Lê Thăng Long “Tôi vừa chính thức thay mặt ba anh trên phát động phong trào mang tên Con đường Việt Nam …” Mấy bữa nay Ba Sàm liên tục nhận được email mời tham gia món này, “được” có tên sẵn trong danh sách cùng rất nhiều vị nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức chóp bu ĐCSVN. Thấy tếu quá, xóa liền! Một bác có tên trong danh sách cũng gọi điện hỏi, rồi cả hai cùng cười cho trò con nít. Hình như thấy mồi chưa đủ hấp dẫn, lại có thêm email cho BS chức tước khá to trong nhóm (Ha ha!). Không nghĩ ông LTL dính vô trò nầy, giờ nghe phỏng vấn thì gần như chắc chắn ổng là (đồng?) tác giả món “rác” đó. Vậy cái gì đây?

1- Nếu ông LTL do được hưởng đời sống vô cùng nhân đạo trong thứ “trường học đặc biệt” vừa qua, để rồi “sướng quá hóa … rồ”, tự phát tán tài liệu, thì thông cảm, tha thứ cho ông vì một trò “quăng bom” nguy hiểm như con nít ị bậy.

2- Nếu có những kẻ dàn dựng (có thể có ông LTL tham gia) thì không thể cười rồi để đó được. Trò mèo này trước đây đã từng “nhát ma” được nhiều vị, gây “báo động giả” để vừa kiếm chác tiền bạc, chức tước, quyền bính, vừa được “bật đèn xanh” cho những chiến dịch đàn áp. Giờ lỗi thời rồi!

Giữa lúc đảng CSVN đang phát động chỉnh đốn nội bộ, khó khăn ghê gớm, nhiều vị trí thức, cựu quan chức chóp bu hưởng ứng chân thành, vậy mà lại có tên các vị đó trong danh sách “của” LTL là có ý đồ gì? Kẻ tạo dựng trò này phải bị điều tra, truy tố vì đã tìm cách chia rẽ nội bộ đảng, chia rẽ dân tộc.

 

 

Đàm Mai Đạo - Tôi ủng hộ Phong Trào Con Đường Việt Nam (18/06/2012)

 

Đàm Mai Đạo

Xét theo Hiến pháp hiện hành tại điều 53 có ghi:

Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Do vậy, tôi xin được tham gia bàn luận "Phong Trào Con Đường Việt Nam" (gọi tắt PTCĐVN).

Chỉ trong một tuần, kể từ khi ông Lê Thăng Long cùng cộng sự phát động PTCĐVN đã tác động mạnh mẽ, trước hết tới cộng đồng mạng và đang lan truyền nhanh hơn, rộng hơn trong đời sống thực tế hàng ngày. Tôi đánh giá đây là thành công bước đầu trong công tác quảng bá phong trào dân sự.

Xem chi tiết mục đích tôn chỉ của PTCĐVN, tôi nhận thấy:

- Phong trào kêu gọi người dân tự tin để hiểu về Quyền Con Người và thực hành các quyền của mình một cách chủ động, dứt khoát nhưng ôn hòa.

- Lời văn nhẹ nhàng, không hề khuyến khích bạo lực, lại càng không có tính chất gây chia rẽ dân tộc, nội dung của phong trào thể hiện tấm lòng vì dân vì nước.

- Mục tiêu của PTCĐVN nhấn mạnh như là một hội được lập ra KHÔNG nhằm tranh chấp hay tìm kiếm việc nắm quyền điều hành đất nước mà là tổ chức khơi gợi, quảng bá cho dân, cũng như hỗ trợ cho người dân sử dụng Quyền Con Người phù hợp với pháp lý để bảo vệ và nâng cao vai trò làm chủ xã hội, song song kêu gọi giới báo chí hành động cho [v]à vì tự do ngôn luận. Đây cũng là tổ chức tập hợp mang chất tự nguyện.

- Đặc biệt, xét trên Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam cũng như Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết; tôn chỉ, mục đích của PTCĐVN không có biểu hiện gì vi phạm.

Qua đó có thể kết luận, PTCĐVN lành mạnh về nội dung. Điều cần nhấn mạnh, danh sách khách mời là cho việc "SÁNG LẬP" PTCĐVN, nghĩa là chưa chính thức đi vào hoạt động cho đến khi có đủ nhân sự tham gia vào việc sáng lập. Có lẽ, những người khởi xướng không nghĩ cần có đủ mặt toàn bộ 244 người. Các lời từ chối được xem như bộ lọc hữu hiệu giúp những người khởi xướng tìm được những người thực sự quan tâm đến Tổ Quốc, những người mà trong tâm không dung chứa sự đố kỵ và kèn cựa dù chỉ với cái danh mà cạnh đó đánh đổi nhiều thứ và hy sinh nhiều thời gian cá nhân cũng như chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt những người trong nước.

Với tư duy nhìn xa trông rộng của nhóm bạn hữu Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, chắc hẳn các anh cũng không ảo tưởng càng đông đúc càng hay như một "hội nghị thành công tốt đẹp" như chúng ta thường thấy. Đây là công việc nghiêm túc chỉ dành cho người thật sự ưu tư với Tổ Quốc. "Đông tay thì vỗ nên kêu", chỉ khi nào việc sáng lập coi như hoàn tất và đi vào hoạt động chính thức. Còn khá sớm cho kết luận nào đó, bởi PTCĐVN không mang chất liên hoan, hội hè nhất thời.

Điều gây tranh luận gay gắt chính là cách tiến hành kêu gọi với thời gian bị cho là vội vã, người khác thì nghĩ rằng phi thường khi ông Lê Thăng Long vừa ra tù chỉ sau một tuần. Đó là cách dễ làm nhiều người nghi ngại, vì lâu nay, các tù nhân chính trị ra tù thường im hơi lặng tiếng sau thời gian dài với những việc làm nhẹ nhàng như BS. Phạm Hồng Sơn tham gia với Blog Pro&Contra của Nhà Văn Phạm Thị Hoài, hay LS. Lê Thị Công Nhân khá kín tiếng với gia đình riêng, hoặc Doanh nhân Nguyễn Bắc Truyển, LS. Nguyễn Văn Đài lặng lẽ với hoạt động hỗ trợ kinh tế khó khăn cho các bạn tù và thân nhân của họ cùng nhiều cựu tù nhân khác hầu như không nghe hoạt động, như: BS. Lê Nguyên Sang, anh Ngô Duy Quỳnh, anh Phạm Bá Hải, anh Huỳnh Nguyên Đạo v.v...

Điều cũng gây sôi nổi dư luận đang nghiêng về danh sách khách được mời. Đi sâu vào nội dung mục đích, tôn chỉ và hoạt động tương lai, có lẽ khoa học và duy lý hơn khi đặt mối tương quan giữa PTCĐVN với tình hình chính trị - xã hội - kinh tế - quốc phòng - ngoại giao hiện nay không được sáng sủa cho lắm, là việc nên nghiên cứu thay vì đả kích vội vã và có phần hốt hoảng từ một số khách được mời tham gia SÁNG LẬP.

Thành phần khách mời phong phú, không phân biệt chính kiến, địa vị, học vấn, vùng miền và đặc biệt trong đó có những quan chức cao cấp của ĐCSVN đã nghỉ hưu hay còn tại vị. Tính cho đến nay, có khoảng 6% - 7% trên tổng số 244 khách mời đã từ chối tham gia.

Một hướng dư luận không đồng tình với một số khách được mời, không phải lý do họ từ chối mà vì thái độ từ chối của họ, tỏ ra khiếm nhã, dù đó là Nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nhà thơ - Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hay Nhà thơ Thanh Thảo cho đến GS Ngô Đức Thọ, KTS. Trần Thanh Vân.

Xu hướng của luồng dư luận này phản bác vì cho rằng những vị này chưa đọc hay không hề đọc tới tôn chỉ, mục đích PTCĐVN đã vội dùng những lời nặng tai, khó nghe để mạt sát vô căn cứ và kết luận là những vị này sợ bị liên lụy, rắc rối trong đời sống cá nhân với chính quyền, cũng như một số thất vọng khi bấy lâu nay hoạt động của những vị này được đánh giá cao, nay tự bản thân đã bôi nhọ nhanh chóng hình ảnh đáng trân trọng trong mắt quần chúng.

PTCĐVN là "chuyện dân chuyện nước" công khai, lại bị một số vị từ chối xem như là một "bữa cỗ với rượu độc" chực sẵn cho những ai tham gia sẽ bị chết lăn quay, khi vừa nhấp ngụm rượu đầu tiên. Song song sự sợ hãi bị đầu độc mà họ nghĩ ra, có lẽ vì thế, họ lên án dữ dội người mời đã cố tình gài bẫy họ, theo cách mời mà họ không mong muốn và cảm thấy hoảng sợ. Sự sợ hãi nhanh chóng được đổ ngay do ĐCSVN cất rượu và dùng bàn tay Lê Thăng Long chuốc. Càng bình luận hời hợt, phán đoán về PTCĐVN theo kinh nghiệm xưa cũ - như Blogger anhbasam - càng nguy hiểm cho chính bản thân người được mời mà hốt hoảng phản đối (1):

“Đây là một tổ chức mà đảng Cộng sản Việt Nam sẽ coi là mầm mống của một chính đảng đối lập. Hãy nhìn gương các tổ chức khác, như Khối 8406, thì thấy rõ họ sẽ đối xử ra sao, nếu như không phải do họ ‘đẻ’ ra”.

Nếu do "họ" (nghĩa là ĐCSVN) "đẻ ra", tức là sẽ được êm thấm hoạt động cho đến khi có mật lệnh bắt hết những ai tham gia PTCĐVN? Đó là sự suy đoán nông cạn và dễ làm giới cầm quyền hiện nay"động lòng" khi hình ảnh đảng cầm quyền càng được cựu sĩ quan an ninh Nguyễn Hữu Vinh xác quyết như là tổ chức tội phạm theo dạng xã hội đen?

Thêm vào đó, vô hình chung, những vị khách từ chối lời mời càng chửi mắng mạnh mẽ càng làm cho PTCĐVN được chú ý nhiều hơn. Khó để tin, ĐCSVN thích thú việc làm "quảng cáo" hữu hiệu như thế này, từ những trí thức được nhà văn Phạm Thị Hoài gọi là "đối lập trung thành". Một cách làm tưởng bôi nhọ PTCĐVN lại có vẻ mang hiệu ứng ngược lại. Sự phản ứng dữ dội như thành ngữ "có tật giật mình" có thể sẽ gây bất lợi cho những ai giảy nảy quá mức cần thiết. Đó cũng thể hiện bản lĩnh của những người nổi tiếng, dường như còn khá kém trước một thực tế khó chối cãi.

Phong cách và quan điểm của ĐCSVN từ bấy lâu nay không phải là phong cách minh bạch - công khai, tính chất mà PTCĐVN đang hướng đến. Do đó, có thể loại trừ suy luận PTCĐVN là chiếc bẫy của ĐCSVN như một số người nghĩ, trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hữu hiệu và thần kỳ của internet mà ĐCSVN vẫn tiếp tục tìm mọi cách cản trở, bởi chính sức mạnh kinh hồn của nó.

Đặc biệt, phần lớn trong các khách mời từ chối kém văn hóa, hầu như họ còn gắn bó ít nhiều lợi ích cá nhân với chính thể hiện nay. Nếu có thêm cả GS. Ngô Bảo Châu, bà Nguyễn Thị Bình, ông Nguyễn Văn An, ông Vũ Khoan, ông Trương Đình Tuyển, ông Phan Diễn, ông Nguyễn Minh Triết, ông Võ Văn Thưởng, ông Tương Lai, ông Chu Hảo, ông Dương Trung Quốc v.v... từ chối cũng là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Qua nội dung PTCĐVN cũng như dư luận tuần qua, càng cho thấy không có bóng dáng của bàn tay phương Bắc nhúng vào vụ việc, theo quan điểm, tư tưởng dễ thấy từ Khổng Tử, Mao hay Đặng Tiểu Bình, thay vào đó nhiều người nhận ra chất phương Tây văn minh từ mục tiêu, tôn chỉ của PTCĐVN.

Phong trào được tin là thai nghén khá lâu trước khi được quảng bá mời gọi tham gia sáng lập. Không ai ảo tưởng, dù cho bất kỳ phong trào nào, ngay ban đầu có thể "xuôi chèo mát mái" với số lượng tham gia là 100% người được mời. Do đó, nếu có 20%, thậm chí 40% người công khai phản đối, thì sự im lặng của số đông còn lại mới đáng suy nghĩ và đặt câu hỏi. Do vậy, chưa đầy 10% phản đối, chưa thể kết luận phong trào thành công hay thất bại.

Tôi nghiêng về xu hướng: những ai tự nguyện tham gia sáng lập PTCĐVN là những người chấp nhận hy sinh nhiều quyền lợi cá nhân. Có phải là điều hiếm hoi tại Việt Nam?

Cạnh đó, tôi loại bỏ yếu tố tù tội bị gây ra từ chính quyền, bởi:

- Hầu như những người được mời đều khá nổi tiếng, bất chấp đó chỉ là một thường dân Bùi Thị Minh Hằng - đã kinh qua tù tội khốc liệt, nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Tuấn - với 10 năm lao ải, TS. Nguyễn Quang A - thái độ chính trị thật rõ rệt (2), Nhà văn Phạm Đình Trọng - sẵn sàng từ bỏ đảng vì không còn là lý tưởng theo đuổi, dân oan Lư Thị Thu Trang - nhiều lần bị hành hung dữ dội, ông Huỳnh Nhật Hải và người anh em Huỳnh Nhật Tấn hay ông Lê Hồng Hà với quan điểm rõ ràng cho dân tộc, Tổ quốc là trên hết, LS. Lê Trần Luật với hoạt động bênh vực dân oan và bảo vệ luật pháp chấp nhận mất việc và khủng bố tinh thần dưới nhiều hình thức, Blogger Người Buôn Gió, Mẹ Nấm ngày càng chứng tỏ việc làm cũng chỉ muốn xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân ái hơn v.v...

- Tôn chỉ, mục đích, danh sách hoàn toàn công khai, không khuất tất.

- Bản thân ông Lê Thăng Long vừa ra tù, không làm điều gì phạm pháp để tiếp tục bị điều tra. Nếu có điều tra chính thức, nhất định sự việc mau chóng được tường thuật trên mạng, thậm chí, giả sử ông dấu giếm việc bị điều tra kín về PTCĐVN, nhất định cũng không thoát được dư luận ngày nay với thông tin lúc nào cũng sẵn sàng phóng lên mạng.

Đó là sự chân chất, giản dị và hiệu quả của tính chất minh bạch - công khai.

Thêm nữa, thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức đứng trong danh sách mời và chưa lên tiếng,Blogger Kami cho biết (3):

"...đã trực tiếp liên lạc và hỏi cụ Trần Văn Huỳnh, thân sinh của ông Trần Huỳnh Duy Thức, qua E.mail ngày 16.6.2012 vì cụ vốn là một cộng tác viên thường hay gửi bài cho trang Tin tức hàng ngày thì được biết như sau “Bác khẳng định là việc này hoàn toàn thật và nghiêm túc. Bác đang viết bài về vấn đề này. Khi xong bác sẽ gửi ngay cho TTHN.”

Đó cho thấy thái độ nghiêm túc của những người khởi xướng và đạt được độ khả tín PTCĐVN có sự đồng thuận từ Trần Huỳnh Duy Thức, người đã chấp nhận án 16 năm tù vì không nhận tội, mà ông Lê Thăng Long cho biết để tiếp tục thực hiện kế hoạch dài hạn của họ.

Trong tôn chỉ, mục đích, PTCĐVN rất mở cho mọi người dân từ tham gia chính thức cho đến tình nguyện viên, ủng hộ viên của phong trào. Vì thế, tôi xin tự chọn cho tôi trở thành một ủng hộ viên phong trào bằng những bài viết phản ánh xã hội và góp ý cho phong trào trong khả năng có hạn của mình.

Cám ơn PTCĐVN đã cho tôi một niềm tin mới như cành non lộc biếc báo Xuân sang.

Chúc những ai hy sinh thời giờ quý báu cũng như có thể đối diện với rủi ro, vững bước trên "CON ĐƯỜNG VIỆT NAM". Phía sau quý vị chắc chắn có ít nhất là tôi - một đảng viên ĐCSVN nhưng không có lý tưởng nào về đảng và vẫn đang cầm đồng lương hưu từ chính quyền để sống và để cổ vũ quý vị.

Đàm Mai Đạo

Saigon 18/6/2012
___________

http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/16/1084 (1)

http://anhbasam.wordpress.com/2011/12/10/547-chat-van-cong-khai-trong-dang-cong-san-viet-nam/ (2)

http://tintuchangngay9.wordpress.com/2012/06/18/ve-phong-trao-con-duong-viet-nam/ (3)

 

 

Tổng số lượt xem trang