-Toàn bộ câu chuyện của em bé Napalm
Sven Felix Kellerhoff- Phan Ba dịch Tháng Chín 18, 2015
Ngẫu nhiên vào cùng một thời gian đó, thời gian mà với John Kerry và Check Hagel, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm hai cựu chiến binh Việt Nam hết sức khác nhau vào chính phủ của ông, đã xuất hiện một tài liệu mang nhiều tính lay động mà theo đó quy mô của tội phạm chiến tranh chống lại người Việt còn lớn hơn nhiều so với những gì được biết tới cho đến ngày hôm nay. Thế nhưng có tác động còn mạnh hơn cả tài liệu này là những hình ảnh biểu tượng trong nhận thức của công chúng, trên khắp thế giới.
(2) http://arts.lgontario.ca/lestweforget/essays/kim-phuc-phan-thi/-
Nick Út nhớ lại ảnh Kim Phúc (cô gái Napalm) 40 năm sau: Photographer Who Took Iconic Vietnam Photo Looks Back, 40 Years After the War Ended (Vanity Fair 3-4-15)◄
-Tướng Thước gửi thư ngỏ tới Đoàn ĐBQH Quảng Ngãi
Nhưng không hiểu những người có trách nhiệm ở cơ sở lại có những biểu hiện bất hợp tác để làm rõ sự kiện đau lòng này. Không biết quá trình đi tìm hiểu xác minh có vấn đề gì mà địa phương và những người tìm kiếm vẫn chưa gặp nhau?
LTS:Tháng 11/2011, Tuần Việt Nam đăng loạt phóng sự về vụ việc Mỹ Lai và cuộc tranh cãi về bức ảnh 'Anh che chở cho em' của nhiếp ảnh gia Ron Haeberle trong dịp ông trở lại Mỹ Lai. Loạt bài được sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người lính già trở về từ những trận mạc khốc liệt. Nhân dịp Quốc hội đang họp, ông gửi thư ngỏ đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi để hỏi rõ hơn những câu chuyện còn bỏ ngỏ trong vụ việc.
Trở lại sự kiện hình ảnh 2 em bé, qua thông tin trên mạng, nhưng người phía bên kia tham gia vụ việc (nhiều người đã sám hối, có người quá căng thẳng nên đã ra đi) và chịu khó đi tìm để góp phần làm ra sự thật những tình tiết mà trước đây chưa có điều kiện.
@vnn: Tướng Thước gửi thư ngỏ tới Đoàn ĐBQH Quảng Ngãi
Bức ảnh “Napalm Girl” tròn 40 tuổi
Em bé napalm' tròn 40 tuổi VnEx
-- Chất độc ngọt ngào của sự diễn dịch talawas
- Bức hình ám ảnh thế giới “Em bé napalm” tròn 40 tuổi nld -
-Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi dantri
-
- http://media.vtv.vn/Media/Get/40-nam-buc-anh-em-be-Napal-06da95a01a.html
-http://www.tinlanhhyvong.com/Loi_Chung_Phan_Thi_Kim_PhucLoi%5FChung%5FCua%5FBa%5FPhan%5FThi%5FKim%5FPhuc%2Emp3
-Sử: Đánh giá về nội các Dương Văn Minh (TN 1-6-12) -- Của bà Nguyễn Thị Bình
Thu tin “Ấp chiến lược” từ mật vụ địch (QĐND 22-5-12) -- Về Phạm Xuân Ẩn
Đặng Mỹ Dung: Thân phận người con gái của Cần Thơ (Chuacuuthe). BTV: Bà Đặng Mỹ Dung là cựu điệp viên CIA, Mỹ. Bà là con gái của ông Đặng Quang Minh, là một cán bộ cộng sản cao cấp, bạn cùng thời với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Bà còn là tác giả của cuốn “Ngàn giọt lệ rơi” kể về bi kịch gia đình, có cha theo cộng sản, trong khi mẹ và anh em bà thì chống cộng.
- Biểu tình và “quyền của cái miệng” (DV).
- Iris Vinh Hayes – Thời cơ một cuộc cách mạng (DL).
- Socialist Party of Malaysia: Vietnam’s dilemma (Links).
- Đề cử Cù Huy Hà Vũ “Giải Front Line Defender 2012″: Sự thật của một trò quái gở (Petrotimes).Trấn áp: Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFA 3-6-12) -- Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFI).- 3 Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đối Lập Gửi Thư Cho Quốc Hội và Chủ Tịch Nước (TNCG).
- DIỄN BIẾN TIẾP THEO VỀ CỤ LÊ HIỀN ĐỨC (Huỳnh Ngọc Chênh). - CHUYỆN XẢY RA Ở SỞ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG ĐIỀU KHÔNG TIN NỔI (Mai Xuân Dũng). - Tình hình cụ Lê Hiền Đức. Tin buổi tối (Nguyễn Tường Thụy). - Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội (BBC). – Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội
- Sở TTTT vi phạm luật Phòng cháy và chữa cháy (Đông A).
- Vết thương của cụ Lê Hiền Đức: Ảnh do bác sỹ chụp và gửi đến (Lê Hiền Đức). - Đấu tranh đòi thả cụ Lê Hiền Đức lúc gần 12h đêm ngày 01/6/2012 (Youtube).
;
- TQ đàn áp nhân tưởng niệm Thiên An Môn (BBC).
-Salman Rushdie viết về kiểm duyệt: On Censorship (New Yorker 15-5-12)
- Phóng sự điều tra: Am hiểu về Internet là mấu chốt cho việc chống lại các cuộc tấn công mạng: Understanding cyberspace is key to defending against digital attacks (WP). -
-
Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp (1946-1954) và Thi Ca Việt Nam Thời Chiến(HL 22-5-12) -- Bài Phạm Cao Dương ◄
Mỹ thuật Việt không có giấc mơ? (SGTT 4-6-12)
Từ xác định đến bất định (SH 24-5-12) -- Viễn Phương viết về hông gian hội họa Festival Huế 2012.
Méo mặt lo đám xứ làng quê (ND 4-6-12)
Tiếp theo nghi án đạo văn ở Đồng Tháp: Có hay không việc sao chép bản thảo một biên niên sử? (PNTP 4-6-12)
Khủng hoảng Đại học Nga: Russia's University Mergers Pit the Old School Against the New (Chronicle of Higher Education 13-5-12)
Đại học quốc gia, trông người nhìn lại mình (NĐB 4-6-12) - Bài TS Nguyễn Ngọc Trân--
Sven Felix Kellerhoff- Phan Ba dịch Tháng Chín 18, 2015
Chiến tranh luôn luôn tàn nhẫn – đối với quân nhân cũng như với thường dân. Bao giờ cũng có những người ngoài cuộc chết trong chiến tranh, thậm chí trong các xung đột của thời hiện đại thường có nhiều “nạn nhân phụ” hơn là những người chết mặc quân phục. Điều đó cũng đúng cho cuộc Chiến tranh Việt Nam từ 1945 cho tới 1975, mà trong đó số người dân thường chết cao tròn gấp ba lần con số quân lính của cả hai bên.
Ngày nay, các tội phạm của quân đội Nam Việt Nam và quân đội Mỹ đã được công nhận, ngay khi người ta hầu như không nói một lời nào về những tội phạm của người cộng sản Bắc Việt. Nhưng đáng quan tâm hơn cả sự bất cân bằng này là việc cả hai biểu tượng hình ảnh quan trọng nhất, đứng đại diện cho cuộc Chiến tranh Việt Nam trong ký ức của tập thể, phải được xem xét hết sức khác đi.
Xử bắn trước máy quay phim
Lần hành hình một chiến binh Việt Cộng bởi người chỉ huy cảnh sát Sài Gòn vào ngày 1 tháng Hai 1968, trong thời gian đợt tấn công Tết Mậu Thân của du kích cộng sản, đã được biết tới như là hiện thân của sự vô nhân đạo. Thế nhưng nghi ngờ ở đây là có cơ sở, vì người đàn ông trẻ bị bắn chết này được cho là đã tàn sát nhiều người dân thường trước đó một cách dã man – điều mà tấm ảnh nổi tiếng này không cho thấy.
Trường hợp của tấm ảnh biểu tượng thứ nhì hoàn toàn khác. Bức ảnh thành hình vào ngày 8 tháng Sáu 1972 trên con đường dẫn tới Trảng Bàng và cho thấy một cô bé trần truồng đang hét to và giang hai tay cầu cứu. Đó là em Kim Phúc chín tuổi, và em là một nạn nhân vô tội, hoàn toàn không thể nghi ngờ gì được: nhiên liệu lỏng trong bom xăng đã đốt cháy một phần lớn lưng của em.
Nhà nhiếp ảnh người Việt Nick Út đã chụp bức ảnh nổi tiếng này, cái được tặng giải “World Press Photo” năm 1972 và Giải Pulitzer năm kế tiếp theo sau đó. Từ lúc đó, bức ảnh của ông được biết tới như là “Em bé Napalm” vì được in trong vô số tạp chí và sách, được quay lại trong hàng trăm phim tài liệu truyền hình. Nó đã trở thành một phần của những tấm áp phích tuyên truyền và tác phẩm nghệ thuật, những nhà nhiếp ảnh khác làm theo hay cách điệu tấm ảnh gốc.
Chuyên gia cho “Lịch sử trực quan”
Giờ đây, Gerhard Paul, giáo sư về lịch sử tại trường Đại học Flensburg [Đức] và là một trong số những nhà dẫn đầu trên thế giới về “Lịch sử trực quan” đã giải thích toàn bộ câu chuyện của bức ảnh nổi tiếng thế giới này. Trong quyển sách mới của ông, “Bildermacht” [“Sức mạnh của hình ảnh”], ông đã tập hợp 17 nghiên cứu tỉ mỉ về những bức ảnh nổi tiếng, đặt dấu ấn trong ký ức của tập thể. Thuộc vào trong đó là các bức ảnh của Adolf Eichmann trong lồng kính trước Tòa án Jerusalem năm 1961, nhưng cũng cả những bức ảnh mỹ thuật thể hiện chân dung của Mao Trạch Đông như một nhà cai trị và hình ảnh truyền hình của cuộc tấn công vào World Trade Center ở New York vào ngày 11 tháng Chín 2001.
Nhưng đặc biệt đáng chú ý là bài về “Em bé Napalm”. Không hề muốn tương đối hóa hay thậm chí muốn giảm nhẹ những đau khổ của Kim Phúc, Paul tái hiện lại từng phút một hoàn cảnh mà bức ảnh đã hình thành ở trong đó và tình hình đã tiếp tục diễn ra như thế nào sau lần chụp nổi tiếng đó.
Địa điểm của bức ảnh là ở gần ngôi làng Trảng Bàng phía Tây-Bắc Sài Gòn nằm cách mặt trận khoảng một dặm. Vào đầu tháng Sáu 1972, Hoa Kỳ đã bắt đầu “Việt Nam hóa” cuộc Chiến tranh Việt Nam từ lâu, tức là rút quân của họ và trao càng nhiều hoạt động quân sự về cho quân đội Nam Việt Nam càng tốt. Vì vậy mà không có quân lính Mỹ chiến đấu ở đây, mà là các đơn vị của Sư đoàn 25 Việt Nam. Người Mỹ trên bức ảnh nổi tiếng đó hầu hết là phóng viên và nhiếp ảnh gia chiến trường, những người mà vào lúc sáng sớm đã đi xe đến đây trong dự đoán sẽ có chiến sự nhiều ấn tượng – cũng như Nick Út.
Đó là bắn nhầm
Vào buổi trưa, viên chỉ huy Nam Việt Nam tại chỗ đã yêu cầu một cuộc không kích để hỗ trợ cho binh sĩ của ông trong chiến sự trên mặt đất. Thế nhưng ít nhất là năm quả bom cháy được ném sau đó đã rơi vào chính những vị trí của họ quanh Trảng Bàng. Vài ngôi nhà ít ỏi ở đó cũng bị bắn, mặc dù không có kháng cự.
Tại cuộc tấn công lầm lẫn này cũng có nhiều binh lính Nam Việt Nam bị thương vì “bắn nhầm”. Theo hồi tưởng của cả hai phóng viên chiến trường Peter Arnett (lúc đó Associated Press, sau này CNN) và Fox Butterfield (“New York Times”), ngoài phóng viên ra thì không có người nước ngoài ở tại chỗ.
Hậu quả của cuộc tấn công nhầm lẫn này thật là bi đát: khi những làn khói vừa tan đi, nhiều thường dân bị thương và hoảng loạn đã lảo đảo chạy từ ngôi làng ra đến chỗ các phóng viên ảnh quanh Nick Út. Trong số đó có cả Kim Phúc, ngoài ra là anh chị em và bà của em, người đang ôm một đứa bé sắp chết trên tay.
Những gì diễn ra sau đó cũng tồi tệ không kém – và xuất phát từ các phóng viên đang có mặt tại chỗ: họ làm công việc làm của họ giống như thể không có gì xảy ra, chụp ảnh và quay phim hay thu nhận ấn tượng cho bài báo của họ. Cả Nick Út cũng bấm nhiều lần vào chiếc máy ảnh Leica của ông, trước khi ông và đồng nghiệp lo cho những đứa bé bị thương. Tất nhiên là sau này khi nhìn lại thì ông không hề nói gì về việc này cả.
Nhà báo trong chiến tranh
Gerhard Paul nói: “Khác với những gì mà Nick Út sau này luôn luôn quả quyết, chính những bức ảnh đó ít thể hiện ‘cuộc chiến như nó là’ mà thể hiện thái độ cư xử của các đại diện truyền thông trong chiến tranh đối với những nạn nhân của nó.” Nhà sử học tái hiện thật cẩn thận việc bức ảnh nổi tiếng đó đã được xử lý như thế nào, tức là đã được cắt xén – và tại sao những bức ảnh chụp khác bị loại ra.
Cả một bức ảnh được chụp ít lâu sau đó của nhiếp ảnh gia người Việt Hoang van Danh, mà trên đó Kim Phúc không còn hét lên vì đau đớn nữa, lẫn một bức ảnh cho thấy các phóng viên đang làm việc, đều không nổi tiếng. Cả hai bức ảnh này hẳn là sẽ làm giảm thiểu tác động của “Em bé Napalm”.
Thêm vào đó, bức ảnh nguyên thủy còn được cắt xén rõ để tăng cường độ: những đám mây napalm ở chân trời trông rất nguy hiểm, cũng như những người đàn ông đội nón sắt ở phía sau – không phải là những người lính, mà là phóng viên. Nhưng trước hết là người ta đã cắt bớt phần bên phải, phần mà ở trên đó phóng viên David Burnett của “Time Magazine” đang hết sức bình thản thay phim cho chiếc máy ảnh của ông, trong khi Kim Phúc vừa gào khóc vừa chạy ngang qua người ông.
Bước đường thăng tiến của một bức ảnh biểu tượng
Ngay ngày hôm sau, báo ở Hoa Kỳ, nhưng cũng cả ở Đức, đã đăng lại phiên bản được cắt xén và chỉnh sửa nhẹ của bức ảnh Nick Út. Qua đó, bước đường thăng tiến của tấm hình này đã bắt đầu, cái đã trở thành áp phích bầu cử trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang bắt đầu – và chẳng bao lâu sau đó đã trở thành mô típ cho những chuyển thể nghệ thuật ít nhiều đều khiếm nhã.
Gerhard Paul phán xét về phiên bản “Can’t beat the feeling” của nghệ sĩ trên đường phố Bansky như sau, phiên bản mà ở trên đó cô bé gái gào khóc đứng giữa Mickey Mouse và hình ảnh quảng váo cho McDonald’s: “Là một biểu tượng toàn cầu, qua đó Kim Phúc đứng ngang hàng với hai biểu tượng quảng cáo trung tâm của thế kỷ. Cô xuất hiện theo cách bị giáng cấp xuống vị thế của một hình ảnh quảng cáo.”
Các phân tích tỉ mỉ trong quyển sách mới của Paul cho thấy người ta cần phải hành xử cẩn thận với những hình ảnh biểu tượng như thế nào. Những tấm ảnh ngay từ lúc chưa xử lý đã cách xa hiện thực cho tới đâu, huống hồ gì những bức ảnh được chỉnh sửa và cách điệu. Trong một thế giới nặng về hình ảnh như thế giới ngày nay, tính chính xác và đúng đắn của các nghiên cứu của ông đơn giản là làm cho người ta cảm thấy thật dễ chịu.
Phan Ba dịch từ http://www.welt.de/geschichte/article114225870/Die-ganze-Story-um-das-Foto-vom-Napalm-Maedchen.html
--Hết năm này tới năm khác, truyền thông VN vẫn cố tình lờ đi chuyện này, và lại phải đăng lại-"Định cư" và "tị nạn": trường hợp Kim Phúc(Tuan Nguyen) Sắp đến ngày 30/4 báo chí VN đang đi tìm những nhân vật lừng danh một thời. Báo Người đô thị có phóng sự ảnh về Phan Thị Kim Phúc, nhưng có một thông tin tôi thấy không đúng và có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề. Trong ảnh, phóng viên chú thích rằng "Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada." (1) Sự thật thì không phải như thế; sự thật là Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị tại Canada.
Có lẽ tôi phải nói qua về cái "tị nạn" để các bạn hiểu chút. Thời thập niên 1980 trong các trại tị nạn ở Thái Lan, các nhân viên thiện nguyện và người đi trước lúc nào cũng dặn dò người đến sau là phải chứng minh tư cách tị nạn chính trị. Tiếng Anh là "political refugee". Trong thực tế thì khi các viên chức phỏng vấn người xin đi tị nạn cũng xoáy vào những thông tin để đương sự khai cho hợp với tư cách đó. Đại đa số người Việt không có vấn đề gì, nhưng những người như người Việt gốc Tàu có khi có vấn đề. Vấn đề là khi họ đến trại tị nạn, họ vênh mặt lên và khai rằng họ là "Chinese" (người Hoa) chứ không phải người Việt. Có lẽ họ nghĩ người Hoa cao hơn người Việt? Mà, đối với các viên chức phương Tây thì nếu họ là người mang quốc tịch Tàu, họ không có tư cách tị nạn chính trị, và giao họ về cho … China! Nhiều người chết dở sống dở vì lời khai người Hoa đó, nhưng lời khai đó cũng nói lên phần nào bản chất của một số người Hoa là họ không trung thành gì với VN cả cho dù họ sinh ra và lớn lên và mang quốc tịch Việt Nam. Câu chuyện đó nói rằng rất quan trọng phải phân biệt "định cư" và "tị nạn". Cho đến nay ở Úc sự phân biệt đó vẫn quan trọng, và theo đó nếu đương sự chứng minh được là tị nạn chính trị thì được phép cho vào Úc tị nạn, còn không thì bị gửi qua Kampuchea.
Quay lại câu chuyện của Kim Phúc, một thời nổi tiếng là "em bé Napalm" trong bức ảnh do phóng viên Nick Út chụp vào năm "mùa hè đỏ lửa" (1972). Bức ảnh nói lên sự dã man của chiến tranh và bom đạn, làm xúc động cả thế giới, và Mĩ bị phản đối dữ dội. Bức ảnh cũng đem đến cho Nick Út giải thưởng danh giá. Sau 1975, Kim Phúc được giới tuyên truyền VN sử dụng như là một vật thể cho tuyên truyền chống Mĩ. Chính Kim Phúc từng viết "The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool" (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ tuyên truyền) (2).
Cô được Nhà nước ưu ái cho đi học ở Cuba vào năm 1986. Theo Kim Phúc kể lại (1), cô gặp người chồng tương lai ở Cuba, và sau khi thành hôn, họ được phép đi Moscow. Sau khi thành hôn họ được phép đi hưởng tuần trăng mật ở Moscow. Trên đường từ Moscow về lại Cuba, máy bay tạm đáp ở Newfoundland (Canada) để tiếp nhiên liệu, và nhân dịp này Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị ở Canada. Trước đó, Kim Phúc đã có ý định xin tị nạn chính trị, nhưng cô chưa nói cho chồng biết. Hai vợ chồng được chấp nhận cho tị nạn và họ sống ở Ontario từ đó cho đến nay. Kim Phúc còn cho biết cô trở thành một tín đồ đạo Tin Lành từ đó.
Tôi nghĩ phóng viên báo Người đô thị thừa biết Kim Phúc xin tị nạn chính trị, chứ không đơn thuần "xin định cư", nhưng phóng viên phải viết như thế để được đăng báo. Tôi có cảm giác cho đến nay, sau 40 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà nước VN vẫn chưa chấp nhận hai chữ "tị nạn", và do đó, họ không muốn nhắc đến hai chữ đó trên báo chí (?)
Nhưng "định cư" và "tị nạn" chính trị khác nhau xa. Sự kiện "thuyền nhân" tị nạn là một vết nhơ trong lịch sử VN (chưa bao giờ người Việt bỏ nước ra đi nhiều như thế), nó nói lên bản chất của chế độ thời đó, và do đó, nhiều người trong chính quyền cũng như nhiều người ngoài Bắc vẫn chưa thoải mái khi nói về người tị nạn. Cho đến ngày nay, không ít người miền Bắc vẫn cho làn sóng người Nam vượt biển đi tị nạn là những kẻ chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Dĩ nhiên, người biết chuyện chỉ thấy tội nghiệp cho những kẻ có suy nghĩ như thế. Đối với họ thì không thể nào nói gì thêm được do tế bào trí tuệ đã bị đột biến hư hỏng rồi. Và, chính những kẻ có suy nghĩ như thế này là lực cản để người trong và ngoài nước hoà giải, hoà hợp -- tôi nghĩ thế.
Lí do Kim Phúc xin tị nạn thì có thể đọc trong bài qua chính chữ của cô ấy (2), nhưng thiết nghĩ các bạn không đọc cũng thừa thông minh hiểu tại sao Kim Phúc quyết định như thế. Thời đó ở miền Nam có câu "cái cột điện mà biết đi, chúng cũng đi". Tuy nhiên, sự việc nhỏ này có ý nghĩa lớn, bởi vì thế hệ sau vẫn cứ nghĩ là Kim Phúc xin định cư ở Canada, và đó là một sự nói dối làm cho sự thật lịch sử bị lệch lạc. Nhiều người đòi hỏi khi viết sử phải dựa vào thông tin chính thống và điều đó cũng chẳng có gì sai (có lẽ họ mới đọc một cuốn sách giáo khoa nào đó bên phương Tây dạy về sử học nên đòi hỏi như thế), nhưng ở VN cái gọi là "thông tin chính thống" thường bị xuyên tạc, làm cho lệch lạc, và đổi trắng thay đen. Câu chuyện của Kim Phúc trên báo chí VN chỉ là một nhắc nhở người đọc nên cảnh giác trước những thông tin gọi là "chính thống".
====
(1) http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/noi-mang-toan-cau/4012/-em-be-napalm-ngay-ay-bay-gio.ndt
Nick Út nhớ lại ảnh Kim Phúc (cô gái Napalm) 40 năm sau: Photographer Who Took Iconic Vietnam Photo Looks Back, 40 Years After the War Ended (Vanity Fair 3-4-15)◄
-Tướng Thước gửi thư ngỏ tới Đoàn ĐBQH Quảng Ngãi
Nhưng không hiểu những người có trách nhiệm ở cơ sở lại có những biểu hiện bất hợp tác để làm rõ sự kiện đau lòng này. Không biết quá trình đi tìm hiểu xác minh có vấn đề gì mà địa phương và những người tìm kiếm vẫn chưa gặp nhau?
LTS:Tháng 11/2011, Tuần Việt Nam đăng loạt phóng sự về vụ việc Mỹ Lai và cuộc tranh cãi về bức ảnh 'Anh che chở cho em' của nhiếp ảnh gia Ron Haeberle trong dịp ông trở lại Mỹ Lai. Loạt bài được sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người lính già trở về từ những trận mạc khốc liệt. Nhân dịp Quốc hội đang họp, ông gửi thư ngỏ đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi để hỏi rõ hơn những câu chuyện còn bỏ ngỏ trong vụ việc.
Tuần Việt Nam xin đăng nguyên văn lá thư ngỏ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Thư ngỏ gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
Không còn bao lâu nữa, sự việc động trời, trời không dung, đất không tha" của những tên khát máu không còn tính người trong quân đội Mỹ đã gây ra cho nhân dân Sơn Mỹ và cho cả nước mà những người có lương tâm không bao giờ quên. Sự kiện Sơn Mỹ tròn 45 năm (16/3/1968 - 16/3/2013), và đất nước ta đang triển khai kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ để tri ân những người con đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, cũng đồng thời luôn nhớ tới những người dân thường vô tội bị kẻ thù sát hại trong 2 cuộc kháng chiến.
Theo dõi thông tin trên mạng chính thống có một sự việc đang gây tranh cãi xung quanh vụ Sơn Mỹ là 2 em bé còn sống sót trong vụ Sơn Mỹ (qua ảnh của phía bên kia) là ai? Gia đình họ là lớp người như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ? Và dù 2 bé đó là ai thì cũng là nạn nhân trong cuộc thảm sát man rợ đó.
Sự việc xảy ra đã quá xa, và lúc bấy giờ trước diễn biến khốc liệt đó có những tình tiết mà chắc sau đó chắc chúng ta cũng chưa kiểm chứng được đầy đủ. Trong tình hình đó có thể có những thông tin sai sót là không thể tránh khỏi và cũng không đáng trách. Ví như sự kiện 2 chiếc xe tăng của ta vào Dinh Độc Lập ngày 30/4 đã có rất nhiều tranh cãi, mãi khi có hình ảnh của nhà báo phương Tây được phát hiện trong thời khắc đó mới được khẳng định. Với tinh thần tất cả những người chiến binh trong thời khắc đó đều là những người làm nên lịch sử đó không chỉ mình ai làm được.
Qua thông tin trên mạng, báo chí thì (theo phóng viên bên kia), nhiều khả năng nhất 2 đứa bé trong ảnh chính là người đang cùng các nhà báo phía bên kia đã làm tương đối sáng tỏ. Nhưng không hiểu những người có trách nhiệm ở cơ sở lại có những biểu hiện bất hợp tác để làm rõ sự kiện đau lòng này. Không biết quá trình đi tìm hiểu xác minh có vấn đề gì mà địa phương và những người tìm kiếm vẫn chưa gặp nhau?
Kinh nghiệm vụ 2 chiếc xe tăng ngày 30/4/1975 trước cổng dinh Độc Lập thì vụ việc Mỹ Lai nên trên tinh thần giải quyết như vậy, có tình, có lý, theo khả năng cao nhất hiện nay để chúng ta khép lại những ý kiến khác nhau để sự việc đau lòng này được đem ra ánh sáng một cách trọn vẹn.
Tôi đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi nên chủ trì một cuộc họp (hội thảo) có các nhân chứng 2 bên, các nhà khoa học, căn cứ các dữ liệu lịch sử đã có để đi đến kết thúc để người trong cuộc cũng như những người đã khuất đều thỏa mãn, hợp với đạo lý dân tộc. Mọi người con đất Việt đều từ dòng máu Lạc Hồng.
Xin chân thành cảm ơn và chờ phản hồi
Hà Nội 1/6/2012
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Nguyên tư lệnh Quân đoàn 3 - Mặt trận Tây Nguyên trong chống Mỹ - ĐBQH K8,9,10
Loạt bài phóng sự Mỹ Lai đã đăng tải trên Tuần Việt Nam
bài của ĐCV được tổng hợp khá đầy đủ:
Sự thật muôn đời vẫn là sự thật. Dù vậy về bức ảnh em bé napalm thì các báo vẫn né tránh. Viết là theo AP nhưng vẫn bỏ sót đoạn em bé napalm bỏ trốn sang Canada ( nói tránh là định cư). Một nửa của sự thật .. là cái chi chi. Duy nhất có VnEx đăng trọn vẹn bài dịch..
Bức ảnh “Napalm Girl” tròn 40 tuổi
Ngũ Phương – tổng hợp
Cuối tháng Năm/2012, nhiều Web site lớn trên thế giới đã đưa tin: “Tấm ảnh chụp “napalm girl” đã được 40 năm”.
Chỉ trong một giây, nhiếp ảnh gia của hãng tin AP (Associated Press) lúc đó là ông Huỳnh Công Út, tức “Nick Ut” – một thanh niên 21 tuổi – quyết định bấm máy, ghi lại hình ảnh những đứa bé kêu khóc bị bom napalm trên một quốc lộ ở miền Nam Việt Nam trước đây. Đó là thị trấn Trảng Bàng, cách Sài Gòn 30 phút lái xe về hướng bắc.
Đó là ngày 8 tháng 6 năm 1972, cô bé tên Phan Thị Kim Phúc nghe các binh sĩ VNCH hét lên: “chạy nhanh đi ra khỏi nơi đây, họ sắp dội bom, chết hết bây giờ!” Chỉ vài giây sau, cô bé thấy “vầng sáng màu vàng và cam” tỏa lên xung quanh một Thánh Thất Cao Đài nơi gia đình cô bé trú ẩn từ 3 ngày qua. Phúc chạy nhào ra Quốc Lộ 1 cùng với các trẻ em khác. Quần áo Phúc bị cháy tan, còn lưng và cánh tay Phúc bị cháy nám đen. Phúc la lên “nóng quá, nóng quá”.
Cuối tháng Năm/2012, nhiều Web site lớn trên thế giới đã đưa tin: “Tấm ảnh chụp “napalm girl” đã được 40 năm”.
Chỉ trong một giây, nhiếp ảnh gia của hãng tin AP (Associated Press) lúc đó là ông Huỳnh Công Út, tức “Nick Ut” – một thanh niên 21 tuổi – quyết định bấm máy, ghi lại hình ảnh những đứa bé kêu khóc bị bom napalm trên một quốc lộ ở miền Nam Việt Nam trước đây. Đó là thị trấn Trảng Bàng, cách Sài Gòn 30 phút lái xe về hướng bắc.
Đó là ngày 8 tháng 6 năm 1972, cô bé tên Phan Thị Kim Phúc nghe các binh sĩ VNCH hét lên: “chạy nhanh đi ra khỏi nơi đây, họ sắp dội bom, chết hết bây giờ!” Chỉ vài giây sau, cô bé thấy “vầng sáng màu vàng và cam” tỏa lên xung quanh một Thánh Thất Cao Đài nơi gia đình cô bé trú ẩn từ 3 ngày qua. Phúc chạy nhào ra Quốc Lộ 1 cùng với các trẻ em khác. Quần áo Phúc bị cháy tan, còn lưng và cánh tay Phúc bị cháy nám đen. Phúc la lên “nóng quá, nóng quá”.
Kim Phúc và phóng viên Nick Út (Trảng Bàng, Việt Nam, 1973) Nguồn ảnh: AP |
Nick Út đã lấy nước cho Phúc uống rồi vội vã đưa Phúc lên xe chạy đến bệnh viện Củ Chi. Tại đó Út nói “Tôi là một phóng viên, xin làm ơn cứu đứa bé này, tôi không muốn nó chết”. Và mọi người đã giúp đỡ Phúc ngay. Bên cạnh Út lúc đó còn có ký giả Christopher Wain của ITN (Independent Television Network), ông này đã rưới nước trong căng-tin lên người Phúc (không biết việc làm ấy chỉ làm vết bỏng thêm trầm trọng). Về sau, Wain đã giúp Út đưa Phúc từ bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn đến bệnh viện Barsky, nơi duy nhất có đủ phương tiện để điều trị những vết bỏng nặng. Qua 17 lần giải phẫu, Phúc được một nhóm các bác sĩ gồm nhiều quốc tịch khác nhau đã tận lực cứu chứa. Sau 2 năm ròng rã, cô bé Phúc 9 tuổi đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Thoạt đầu tấm ảnh trứ danh không được đăng vì AP có đường lối không đăng ảnh lỏa thể, nhưng Horst Faas, Giám Đốc phân bộ ảnh, khi liếc qua, đã thay đổi ý kiến. Ông nói: “tấm ảnh này có giá trị lớn lắm đó”. Faas đã đúng, “napalm girl” trở thành một trong những tấm hình chụp ấn tượng nhất về chiến tranh Việt Nam. Riêng Nick Út được trao giải Pulitzer 1972.
Napalm Girl Phan Thị Kim Phúc
Thế còn Kim Phúc thì sao?
Sau khi được cứu sống, Phúc trở về lại Trảng Bàng. Khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam tháng Tư, 1975 thì cái-gọi-là “giải phóng miền Nam” chỉ làm cho cuộc sống của Phúc thêm khốn khổ vì gia đình của Phúc bị liệt vào thành phần tư bản và bị mất tất cả tài sản. Nhưng cha mẹ Phúc vẫn cố gắng nuôi dưỡng đứa con bị thương tật, thường xuyên phải chịu những cơn đau xé người vì các vết bỏng cũ.
Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh của Nick Út – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa . Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao. Nhiều lần, Phúc tìm cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc nghiêm ngặt vì là một “biểu tượng quốc gia về chiến tranh” (national symbol of war).
Kim Phúc nói: “Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ khác”. Thế nhưng dù luôn luôn trong tình trạng bị o ép, rình rập trong gọng kềm của nhà cầm quyền cộng sản, Kim Phúc may mắn tìm được một nơi trú ẩn yên ổn cho tâm hồn, đó là lúc cô tình cờ đọc được một cuốn Kinh Thánh. Và rồi từ một tín đồ Cao Đài, Kim Phúc đã trở thành một giáo hữu Tin Lành.
Năm 1986, Kim Phúc tìm được cơ hội đi học tại Cuba. Tại Cuba, Phúc gặp một du học sinh là Bùi Huy Toàn. Năm 1992, hai người kết hôn và đến Moscow để hưởng tuần trăng mật. Trong khi bay từ Moscow trở lại Cuba, Toàn và Phúc quyết định đào tẩu khi máy bay ghé lấy nhiên liệu tại Gander, Newfoundland (Canada). Sau đó, hai người đã được hội đoàn Tin Lành bảo trợ để được tị nạn tại Canada.
Năm 1996, với sự giúp đỡ của Ron Gibbs, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một thành viên Ban Giám đốc Quỹ Đài Tưởng niệm (The Memorial Fund), Kim Phúc thành lập “The Kim International Foundation” với mục đích cứu giúp các trẻ em chiến tranh trên khắp thế giới. Năm 1997, Kim Phúc được UNESCO tặng danh hiệu “Đại sứ Thiện nguyện cho một Văn hóa vì Hòa bình” (Goodwill Ambassador for a Culture of Peace).
Cô bé Kim Phúc trong hình và người phóng viên Nick Út ngày nào đã gặp lại nhau khi Phúc ra được tới Cuba. Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho thế giới biết. Ban đầu Phúc từ chối vì đã quá chán ghét những cuộc tra hỏi và quay phim của nhà nước cộng sản Việt Nam, cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường như bao người khác. Nhưng cuối cùng, Kim Phúc quyết định dành lại quyền thuật lại câu chuyện đời mình. Cuối năm 2000, cuộc đời của Phan Thị Kim Phúc đã được tác giả Denise Chong kể lại trong cuốn sách mang tựa đề “The Girl in the Picture”.
Thoạt đầu tấm ảnh trứ danh không được đăng vì AP có đường lối không đăng ảnh lỏa thể, nhưng Horst Faas, Giám Đốc phân bộ ảnh, khi liếc qua, đã thay đổi ý kiến. Ông nói: “tấm ảnh này có giá trị lớn lắm đó”. Faas đã đúng, “napalm girl” trở thành một trong những tấm hình chụp ấn tượng nhất về chiến tranh Việt Nam. Riêng Nick Út được trao giải Pulitzer 1972.
Napalm Girl Phan Thị Kim Phúc
Thế còn Kim Phúc thì sao?
Sau khi được cứu sống, Phúc trở về lại Trảng Bàng. Khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm được miền Nam tháng Tư, 1975 thì cái-gọi-là “giải phóng miền Nam” chỉ làm cho cuộc sống của Phúc thêm khốn khổ vì gia đình của Phúc bị liệt vào thành phần tư bản và bị mất tất cả tài sản. Nhưng cha mẹ Phúc vẫn cố gắng nuôi dưỡng đứa con bị thương tật, thường xuyên phải chịu những cơn đau xé người vì các vết bỏng cũ.
Năm 1982 – 10 năm sau tấm ảnh của Nick Út – một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam và muốn tìm “cô bé trong hình”. Thế là cộng sản Việt Nam thấy ra Phúc là một công cụ quý giá. Chúng tìm ra được Kim Phúc đã trở thành một cô sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Khoa (TPHCM). Kể từ lúc đó Phúc không còn được yên ổn nữa . Cô bị buộc phải đóng các bộ phim tuyên truyền. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, cô bị kiểm soát hết sức gắt gao. Nhiều lần, Phúc tìm cách trốn chạy nhưng vẫn bị truy lùng và bắt lại. Cuối cùng, cô bị buộc thôi học và bắt phải trở lại Trảng Bàng. Tại đây Phúc bị quản thúc nghiêm ngặt vì là một “biểu tượng quốc gia về chiến tranh” (national symbol of war).
Kim Phúc nói: “Tôi muốn chạy trốn khỏi tấm hình đó. Tôi bị phỏng vì bom napalm, và tôi trở thành một nạn nhân của chiến tranh. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi lại trở thành nạn nhân của một thứ khác”. Thế nhưng dù luôn luôn trong tình trạng bị o ép, rình rập trong gọng kềm của nhà cầm quyền cộng sản, Kim Phúc may mắn tìm được một nơi trú ẩn yên ổn cho tâm hồn, đó là lúc cô tình cờ đọc được một cuốn Kinh Thánh. Và rồi từ một tín đồ Cao Đài, Kim Phúc đã trở thành một giáo hữu Tin Lành.
Năm 1986, Kim Phúc tìm được cơ hội đi học tại Cuba. Tại Cuba, Phúc gặp một du học sinh là Bùi Huy Toàn. Năm 1992, hai người kết hôn và đến Moscow để hưởng tuần trăng mật. Trong khi bay từ Moscow trở lại Cuba, Toàn và Phúc quyết định đào tẩu khi máy bay ghé lấy nhiên liệu tại Gander, Newfoundland (Canada). Sau đó, hai người đã được hội đoàn Tin Lành bảo trợ để được tị nạn tại Canada.
Năm 1996, với sự giúp đỡ của Ron Gibbs, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và một thành viên Ban Giám đốc Quỹ Đài Tưởng niệm (The Memorial Fund), Kim Phúc thành lập “The Kim International Foundation” với mục đích cứu giúp các trẻ em chiến tranh trên khắp thế giới. Năm 1997, Kim Phúc được UNESCO tặng danh hiệu “Đại sứ Thiện nguyện cho một Văn hóa vì Hòa bình” (Goodwill Ambassador for a Culture of Peace).
Cô bé Kim Phúc trong hình và người phóng viên Nick Út ngày nào đã gặp lại nhau khi Phúc ra được tới Cuba. Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho thế giới biết. Ban đầu Phúc từ chối vì đã quá chán ghét những cuộc tra hỏi và quay phim của nhà nước cộng sản Việt Nam, cô chỉ muốn sống một cuộc đời bình thường như bao người khác. Nhưng cuối cùng, Kim Phúc quyết định dành lại quyền thuật lại câu chuyện đời mình. Cuối năm 2000, cuộc đời của Phan Thị Kim Phúc đã được tác giả Denise Chong kể lại trong cuốn sách mang tựa đề “The Girl in the Picture”.
Kim Phúc và "The Girl in The Picture" Nguồn ảnh: http://henrygarman.com |
Giờ đây 49 tuổi, Kim Phúc sống hạnh phúc ở Toronto với chồng và 2 con. Cô có thể bình tĩnh nhìn vào bức ảnh và nói: “Rất nhiều người chỉ biết hình tôi nhưng rất ít người biết về cuộc đời tôi. Tôi thật biết ơn vì giờ đây tôi có thể chấp nhận tấm hình ấy như một tặng phẩm đầy sức mạnh. Và rồi chính tôi phải chọn lựa. Và rồi tôi có thể dùng tấm hình ấy để làm việc cho hòa bình.”
© DCVOnline
© DCVOnline
Nguồn:
- Audio “Lời Chứng Của Bà Phan Thị Kim Phúc” , Phan Thị Kim Phúc, tinlanhhyvong.com
- ”Iconic 'napalm girl' photo from the Vietnam War turns 40”, Margie Mason, USA Today,
- ”Vietnam Napalm Girl” famouspictures.org
-- The story behind the heartbreaking photo of Vietnamese girl burned by napalm, 40 years later (AP/Syracuse).- Audio “Lời Chứng Của Bà Phan Thị Kim Phúc” , Phan Thị Kim Phúc, tinlanhhyvong.com
- ”Iconic 'napalm girl' photo from the Vietnam War turns 40”, Margie Mason, USA Today,
- ”Vietnam Napalm Girl” famouspictures.org
Em bé napalm' tròn 40 tuổi VnEx
-- Chất độc ngọt ngào của sự diễn dịch talawas
- Bức hình ám ảnh thế giới “Em bé napalm” tròn 40 tuổi nld -
-Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi dantri
-
- http://media.vtv.vn/Media/Get/40-nam-buc-anh-em-be-Napal-06da95a01a.html
-http://www.tinlanhhyvong.com/Loi_Chung_Phan_Thi_Kim_PhucLoi%5FChung%5FCua%5FBa%5FPhan%5FThi%5FKim%5FPhuc%2Emp3
-Sử: Đánh giá về nội các Dương Văn Minh (TN 1-6-12) -- Của bà Nguyễn Thị Bình
Thu tin “Ấp chiến lược” từ mật vụ địch (QĐND 22-5-12) -- Về Phạm Xuân Ẩn
Đặng Mỹ Dung: Thân phận người con gái của Cần Thơ (Chuacuuthe). BTV: Bà Đặng Mỹ Dung là cựu điệp viên CIA, Mỹ. Bà là con gái của ông Đặng Quang Minh, là một cán bộ cộng sản cao cấp, bạn cùng thời với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Bà còn là tác giả của cuốn “Ngàn giọt lệ rơi” kể về bi kịch gia đình, có cha theo cộng sản, trong khi mẹ và anh em bà thì chống cộng.
- Biểu tình và “quyền của cái miệng” (DV).
- Iris Vinh Hayes – Thời cơ một cuộc cách mạng (DL).
- Socialist Party of Malaysia: Vietnam’s dilemma (Links).
- Đề cử Cù Huy Hà Vũ “Giải Front Line Defender 2012″: Sự thật của một trò quái gở (Petrotimes).Trấn áp: Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFA 3-6-12) -- Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện (RFI).- 3 Nhà Hoạt Động Dân Chủ Đối Lập Gửi Thư Cho Quốc Hội và Chủ Tịch Nước (TNCG).
- DIỄN BIẾN TIẾP THEO VỀ CỤ LÊ HIỀN ĐỨC (Huỳnh Ngọc Chênh). - CHUYỆN XẢY RA Ở SỞ THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG ĐIỀU KHÔNG TIN NỔI (Mai Xuân Dũng). - Tình hình cụ Lê Hiền Đức. Tin buổi tối (Nguyễn Tường Thụy). - Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội (BBC). – Bà Lê Hiền Đức nói về sự cố ở Hà Nội
- Sở TTTT vi phạm luật Phòng cháy và chữa cháy (Đông A).
- Vết thương của cụ Lê Hiền Đức: Ảnh do bác sỹ chụp và gửi đến (Lê Hiền Đức). - Đấu tranh đòi thả cụ Lê Hiền Đức lúc gần 12h đêm ngày 01/6/2012 (Youtube).
;
- TQ đàn áp nhân tưởng niệm Thiên An Môn (BBC).
-Salman Rushdie viết về kiểm duyệt: On Censorship (New Yorker 15-5-12)
- Phóng sự điều tra: Am hiểu về Internet là mấu chốt cho việc chống lại các cuộc tấn công mạng: Understanding cyberspace is key to defending against digital attacks (WP). -
-
Đặc Tính Lãng Mạn Trong Những Năm Đầu Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp (1946-1954) và Thi Ca Việt Nam Thời Chiến(HL 22-5-12) -- Bài Phạm Cao Dương ◄
Mỹ thuật Việt không có giấc mơ? (SGTT 4-6-12)
Từ xác định đến bất định (SH 24-5-12) -- Viễn Phương viết về hông gian hội họa Festival Huế 2012.
Méo mặt lo đám xứ làng quê (ND 4-6-12)
Tiếp theo nghi án đạo văn ở Đồng Tháp: Có hay không việc sao chép bản thảo một biên niên sử? (PNTP 4-6-12)
Khủng hoảng Đại học Nga: Russia's University Mergers Pit the Old School Against the New (Chronicle of Higher Education 13-5-12)
Đại học quốc gia, trông người nhìn lại mình (NĐB 4-6-12) - Bài TS Nguyễn Ngọc Trân--