Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Hà Nội làm lối đi dễ dẫn người khiếm thị... đâm vào ô tô

Hà Nội làm lối đi dễ dẫn người khiếm thị... đâm vào ô tô

Hà Nội mới làm thí điểm lối đi dành cho người khiếm thị tại tuyến phố Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm). Nhưng, nếu cứ đi theo phần đường này, người khiếm thị sẽ… đâm đầu vào ô tô, xe máy.

Vỉa hè được thiết kế dành cho người đi bộ một cách thuận tiện. Tại các nước trên thế giới, vỉa hè không chỉ thuận tiện cho người bình thường mà còn hỗ trợ cả cho người khuyết tật đi lại dễ dàng.

Tuy nhiên, vỉa hè tại tuyến phố Yết Kiêu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được quận Hoàn Kiếm đầu tư lát đá xanh và thí điểm lát đá gồ tạo thuận tiện cho người khiếm thị lại nảy sinh nhiều bất cập.


Lối đi dành cho người khiếm thị được thi công không có sự khớp nối với hạ tầng tại các điểm giao cắt của tuyến phố Yết Kiêu.

Cụ thể, theo quan sát của PV Báo điện tử Một Thế Giới, phần dành cho người khiếm thị được thi công dẫn người khiếm thị đi vào chướng ngại vật, thậm chí đi không đúng nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ vì không khớp nối với làn sang đường. Nếu cứ đi theo phần đường này, người khiếm thị rất dễ bị tai nạn khi sang đường.
Theo quy chuẩn thì trên một tuyến phố, vỉa hè có phần đường dành cho người khiếm thị phải được sắp thành hàng thẳng. Nhưng ở phố Yết Kiêu, phần đường này lại không như vậy.
Kiến trúc sư Trần Quân cho hay, hàng đá gồ này sẽ phải được đặt theo chiều dọc của tuyến phố để có tác dụng giúp người khiếm thị có các thông tin định hướng, thì ở đây nó lại được đặt nằm ngang. Đơn vị thi công làm cẩu thả, không khớp nối với hạ tầng đường Yết Kiêu.


Tất cả các điểm từ vỉa hè xuống đường đều bị thi công cẩu thả.

Cũng theo ông Trần Quân, quy chuẩn về lối đi dành cho người khiếm thị thì tại các điểm giao cắt phía trước đều có các điểm tròn gồ lên để báo hiệu cho người khiếm thị. Tuy nhiên, tại tuyến vỉa hè phố Yết Kiêu lại không có.
Một bất cập khác là, trên vỉa hè tuyến phố này (gần ngã ba với phố Trần Hưng Đạo), UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép cho một đơn vị kinh doanh trông giữ xe máy, ô tô trên vỉa hè. Phần vỉa hè được cấp phép để kinh doanh trông giữ ô tô, xe máy lại bao gồm cả phần đường dành cho người khiếm thị.
Như vậy, nếu người khiếm thị đi trên tuyến đường này theo phần đường dành cho mình thì sẽ… đâm đầu vào ô tô.

Những bất cập này đều xuất phát từ sự tắc trách của nhà thầu, đơn vị thi công và ngay cả UBND quận Hoàn Kiếm cũng thể hiện sự quan liêu.
Một số hình ảnh PV ghi nhận:


Lối đi dành cho người khiếm thị (đá xanh gồ) không khớp nối với lối đi dành cho người đi bộ sang đường (vạch sơn trắng) tại ngã ba Yết Kiêu giao với Trần Hưng Đạo.



Tại ngã ba Trần Quốc Toản - Yết Kiêu, lối đi dành cho người khiếm thị cũng không được đấu nối với hạ tầng đường.



Kể cả những đoạn sang đường giữa tuyến phố Yết Kiêu cũng không được thi công một cách khớp nối đồng bộ hạ tầng đường Yết Kiêu.



Không những thế, lối đi dành cho người khiếm thị lại được UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép cho các đơn vị sử dụng làm nơi trông giữ ô tô, xe máy...



nếu người khiếm thị cứ theo lối đi đó thì sẽ... đâm đầu vào ô tô, xe máy.



Theo quy chuẩn, lối đi dành cho người khiếm thị, các thanh gồ phải được thiết kế theo chiều dọc để người khiếm thị có thể định hướng được hướng đi. Bên cạnh đó, tại các điểm giao, phải có các nốt gồ hình tròn để báo cho người khiếm thị biết. Nhưng những điều này lại không được thực hiện trên tuyến phố Yết Kiêu.








Cú véo tai “tiền sử”
(LĐ) - Số 216 MINH THI - 8:3 AM, 19/09/2015


Chỉ vì viết chậm, một học sinh lớp 2 đã bị cô giáo véo đứt tai! Chuyện thật, gây bàng hoàng trong xã hội, xảy ra vào sát ngày khai giảng mới đây tại trường tiểu học Cẩm Phúc (Hải Dương). Khi phát hiện chỗ tai học sinh bị rách khá lớn, cô giáo đã đưa cô bé tội nghiệp kia sang trạm y tế của xã và bác sĩ đã phải khâu hai mũi cho bé.


Sự việc có thể bị chìm vào quên lãng vì cô giáo đã xin lỗi học trò cùng gia đình. Những tưởng “thế là xong”, không ngờ, mới đây, một vị Phó Giám đốc Sở GDĐT Hải Dương lại lên tiếng bao che hành động trên “không phải là bạo lực mà do tác động ngoại lực". Câu nói của bà Phó Giám đốc Sở làm người ta sững sờ: "Mức độ không đến nỗi như mọi người thấy. Bên tôi đang nghiên cứu, hình như em ấy lại có cái tật hay cái tiền sử ở chỗ tai rồi, khi cô giáo bấm cái móng tay vào thì chọc ra nó lại thế…”

Đến đây người ta hiểu ra rằng, vấn đề không còn là cú véo tai "tiền sử” nữa. Một sự thật quá lạ lùng! Có thể, các thầy cô giáo và thậm chí cả nhà quản lý như bà đều cần một nơi để trút giận, thay là vì đánh học trò; hoặc cần một nơi để được tư vấn cách ứng xử trước công luận sao cho không bị xem là phản cảm, thiếu tình người.

Lâu nay, người ta thường nghĩ, những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói và hành động như đánh đập rất cần được các chuyên gia tâm lý giúp cởi bỏ mặc cảm và ổn định tinh thần. Nhưng đây là cú véo tai “lịch sử”, khi nó đánh dấu một thời kỳ mà ngay cả giáo viên, hiệu trưởng, nhà quản lý… cũng đều phải được tư vấn về tâm lý.

Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt vụ bạo hành học sinh diễn ra liên tiếp gần đây, cho thấy môi trường học đường không còn an toàn, khi chính người đứng trên bục giảng cũng cư xử bất bình thường, hễ không vừa lòng là đánh, mắng học sinh. Có cả trường hợp thầy giáo đánh một học sinh bị bệnh tim bẩm sinh ở Tân Phú (TPHCM) khiến em tử vong. Chính vì thế, tại TPHCM vừa qua, ngay mùa đến trường, nhiều học sinh đã phải nhập viện vì rối loạn lo âu. Trong đó, có những bé mới đi học, vì không viết được chữ trong khi các bạn đã học thêm trước, nên đâm khiếp sợ cô giáo, sợ luôn chuyện đi học, và đòi… tự tử rồi dùng dao lam cứa vào tay mình.

Đó là nỗi đau kinh hoàng mà đến bao giờ, những người làm giáo dục mới nhận ra? Khi các em viết chậm, hay đọc mặt chữ không thuộc, thì bị nghi là chậm phát triển trí tuệ (!). Còn khi các em học thêm trước, nên lơ là việc học, do đã biết chữ, thì bị mắng “có vấn đề về tâm lý”. Xin đừng đối xử với tương lai của đất nước như những bệnh nhân tự kỷ, thiểu năng, tâm thần như vậy! Bởi trường học là nơi trui rèn nhân cách, trí tuệ, chứ không phải là nơi bạo hành về tinh thần.

Tổng số lượt xem trang