Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Sau Tạ Phong Tần, Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả các tù chính trị khác

-Sau Tạ Phong Tần, Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả các tù chính trị khác
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm nay, 20/09/2015 hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần để bà được sang Mỹ và đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích các tù chính trị khác.



Nguyên là một sĩ quan Công an, bà Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù vào năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” do những bài viết về nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam đăng trên trang web của bà. Nhưng hôm qua, 19/09/2015, blogger Tạ Phong Tần đã đặt chân đến Hoa Kỳ sau khi  được chính quyền Việt Nam thả cùng ngày. 

Tham tán Thông tin-Văn hóa Terry White ra tuyên bố: “ Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Tạ Phong Tần và bà đã quyết định đi sang Hoa Kỳ sau khi ra tù”. Một mặt kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị khác, mặt khác, ông Terry White yêu cầu là người dân Việt Nam phải được phép “bày tỏ chính kiến mà không sự bị trừng phạt”.
mediaBà Tạ Phong Tần được cộng đồng người Việt đón tại phi trường Los Angeles tối ngày 19/9/2015 ( giờ Los Angeles)
Về phần chính phủ Việt Nam, cho tới nay Hà Nội vẫn chưa đưa ra thông báo nào về việc trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần. Trong khi đó, ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho rằng vụ trả tự do cho bà Tạ Phong Tần cho thấy " Việt Nam tiếp tục chính sách “bất nhẫn”, thả các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng từ nhà tù sang thẳng nơi lưu vong cưỡng bức, buộc họ phải rời khỏi nước ngay lập tức nếu muốn được tự do”. Theo ông Robertson, chính sách này phản ánh việc siết chặt kiểm soát chính trị ở Việt Nam.

Blogger Tạ Phong Tần được trả tự do chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viếng thăm Hoa Kỳ và trước khi diễn ra Đại hội Đảng vào tháng Giêng năm tới để bầu ra ban lãnh đạo mới cho Việt Nam.


Cùng bị đem ra xử với blogger Tạ Phong Tần còn có 2 blogger khác, trong đó có blogger Điếu Cày -Nguyễn Văn Hải, được trả tự do vào tháng 10/2014 và cũng được đưa thẳng sang định cư tại Hoa Kỳ.


-Mỹ vinh danh 2 nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Trà Mi-VOA 04.09.2015

Hai nữ tù nhân lương tâm đang bị Việt Nam cầm tù được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh trong chiến dịch kêu gọi phóng thích 20 phụ nữ trên thế giới can đảm dấn thân vì nhân quyền.


Hai nhà hoạt động Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng có tên trong chiến dịch được phát động suốt tháng này. Qua đó, từ nay đến trước Hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York vào hôm 27/9, mỗi ngày Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ lần lượt vinh danh từng người trong danh sách để đánh đi một thông điệp tới các chính phủ độc tài rằng nếu muốn tăng cường sức mạnh cho phụ nữ như những gì đã cam kết với quốc tế, hãy thôi giam cầm những phụ nữ đi đầu cho nhân quyền.

Trong lời tuyên bố phát động chiến dịch, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Samantha Power, nhấn mạnh:

“Mỗi ngày từ nay đến trước hội nghị Bắc Kinh +20, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về từng người trong số 20 phụ nữ này với chi tiết đầy đủ. Chúng tôi sẽ nêu rõ tên tuổi, lai lịch, lý do họ bị bắt giam một cách bất công, cùng tên các chính phủ đã tước bỏ tự do của họ, các chính phủ cử đại biểu tới dự hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York”.

Bà Tạ Phong Tần là người số 12 và bà Bùi Thị Minh Hằng số 19 trong danh sách bao gồm 20 nhà hoạt động nữ nổi bật của nhiều nước từ châu Á tới châu Phi.

Riêng tại Châu Á, ngoài Việt Nam, những nước có các nhà hoạt động nữ được vinh danh đến từ Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Mỗi ngày từ nay đến trước hội nghị Bắc Kinh +20, chúng tôi sẽ chia sẻ câu chuyện về từng người trong số 20 phụ nữ này với chi tiết đầy đủ. Chúng tôi sẽ nêu rõ tên tuổi, lai lịch, lý do họ bị bắt giam một cách bất công, cùng tên các chính phủ đã tước bỏ tự do của họ, các chính phủ cử đại biểu tới dự hội nghị Bắc Kinh +20 ở New York.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power.

Nhà hoạt động Phong Tần, nguyên là một nữ công an, bị tuyên án 10 năm tù vào năm 2012 về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Bà là một trong những sáng lập viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do vào năm 2007 cổ súy cho quyền tự do bày tỏ quan điểm. Bà được biết đến qua trang blog Công lý Sự thật, với các bài viết phơi bày bất công xã hội, phản ánh vi phạm nhân quyền và vấn đề chủ quyền dân tộc trước họa xâm lăng của Trung Quốc.

Bà Bùi Thị Minh Hằng là nhà hoạt động được nhiều người biết đến từ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa - Trường Sa. Kể từ đó, bà trở thành mục tiêu thường xuyên bị hành hung, bắt bớ và giam cầm. Năm 2014, bà bị Tòa án Nhân dân Đồng Tháp kết án 3 năm tù với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ sau loạt các hoạt động của bà cổ súy cho tự do tôn giáo và nhân quyền trong nước.

Cô Quỳnh Anh, con gái bà Hằng, chia sẻ cảm nghĩ khi nghe tin mẹ mình được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh:

“Bọn em cảm thấy rất lớn lao, rất vinh dự khi mẹ em là một trong hai nữ tù nhân lương tâm được nhắc tới. Đối với gia đình em, như thế là đủ. Nhưng đối với đất nước Việt Nam, em nghĩ điều này còn cần nhiều hơn nữa vì hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều tù nhân lương tâm. Không chỉ mẹ em và cô Tạ Phong Tần là nữ tù nhân lương tâm, còn rất nhiều người nữa cũng cần được nhắc đến”.

Cô Tạ Minh Tú, em gái nhà hoạt động Tạ Phong Tần, cho biết tình trạng của bà Tần hiện nay:

“Hiện giờ chị Tần bị nhốt chung phòng với 2 tù nhân hình sự. Trong phòng rất kín, không có chỗ thông gió nên chị không ngủ được, cũng không được ra ngoài. Một tuần được mở cửa phòng ra 1 lần để ra trước sân thôi chứ không được ra ngoài lao động”.

Cả hai nhà hoạt động Phong Tần và Minh Hằng từng tuyệt thực nhiều lần trong trại giam để phản đối các điều kiện đối xử khắc nghiệt và ngược đãi.

Con gái bà Minh Hằng chia sẻ thêm về những khó khăn này:

“Đối với tù nhân lương tâm, rất khó khăn, nói chung khó khăn trong tất cả mọi điều. Tù nhân thường, người nhà họ có thể dùng tiền hay các mối quan hệ để lo lót để có thể có được những điều tốt nhất cho người thân của họ trong tù. Còn những tù nhân lương tâm, hoàn toàn không thể làm những điều đó. Họ khắt khe và tìm mọi cách o ép vì luật nằm trong tay họ. Có những điều luật rất mập mờ. Ví dụ về quy chế thăm nuôi, luật quy định được thăm gặp ‘đến 1 giờ’, có nghĩa là cũng có thể là 5, 10 phút hay 1 tiếng cũng là ‘đến một giờ’. Như gia đình em, thường chừng 15 - 20 phút là họ bắt em phải đi ra”.
Với tư cách con của một tù nhân lương tâm, em hy vọng duy nhất một điều là Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa. Tù nhân lương tâm là những người xứng đáng được ghi nhớ, được biết ơn. Họ là những người đi đầu khởi xướng đòi tự do dân chủ cho đất nước.
Cô Quỳnh Anh - con gái bà Minh Hằng.

Khi được hỏi nguyện vọng của gia đình hiện nay, cô Quỳnh Anh cho biết:

“Với tư cách con của một tù nhân lương tâm, em hy vọng duy nhất một điều là Việt Nam không còn tù nhân lương tâm nữa. Tù nhân lương tâm là những người xứng đáng được ghi nhớ, được biết ơn. Họ là những người đi đầu khởi xướng đòi tự do dân chủ cho đất nước”.

Thân nhân của nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho rằng kêu gọi ngoại giao không thôi chưa đủ, cần các áp lực mạnh mẽ hơn để buộc Việt Nam phải thực hiện cam kết về quyền con người.

Cô Tạ Minh Tú:

“Nguyện vọng của gia đình là chị Tần được ra ngoài để trị bệnh vì hiện giờ chị ấy bị 4 thứ bệnh. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi tự do cho chị, nhà cầm quyền Việt Nam có nghe hay không thì không biết được. Còn phía Hoa Kỳ cần kêu gọi và xử trí thế nào vì Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc về Công ước nhân quyền, Hoa Kỳ phải có áp lực buộc họ phải thi hành”.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cho biết vinh danh 20 nữ tù nhân này là một thông điệp mà Hoa Kỳ muốn gửi tới bản thân các nhà hoạt động và gia đình của họ rằng thế giới không quên những đóng góp hy sinh của họ thăng tiến cho quyền con người và rằng Mỹ sẽ tiếp tục áp lực các chính phủ phải phóng thích họ vô điều kiện.

Hà Nội phủ nhận có tù nhân lương tâm và gọi đó là những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, khơi dậy những lời kêu gọi yêu cầu Việt Nam cải thiện luật nội địa phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền căn bản chung của quốc tế.



-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Tạ Phong Tần Đọc Báo

L.T.Đ: Wikipedia có vài dòng (nguyên văn) như sau, về Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam:
“Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6 là ngày kỉ niệm ra đời của báo ‘Thanh niên’ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập 21.6.1925. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Nhưng báo "Thanh niên" đã mở ra một dòng báo chí mới: báo chí cách mạng Việt Nam.
Từ khi có báo ‘Thanh niên’, báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.”
Wikipedia Tiếng Việt, rõ ràng, là một nơi lý tưởng để  CSVN “múa gậy vườn hoang.”  Tình trạng “qủi lộng chùa hoang” như trên, dường như, không khiến ai để ý hoặc quan tâm – trừ nhà báo Tạ Phong Tần.
Bà hiện đang bị biệt giam tại trại số 5, tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng sức khoẻ hết sức tồi tệ, và rất đáng lo ngại”). Chúng tôi xin đăng tải một bài báo cũ của tác giả (viết vào ngày 21 tháng 6 năm 2011, về thực trạng của nền “báo chí cách mạng” Việt Nam) để rộng đường dư luận, và cũng để mọi người hiểu thêm tại sao nhà đương cuộc Hà Nội đã tuyên án Tạ Phong Tần mười năm tù giam, với tội danh là “gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế." Tựa bài do chúng tôi tự đặt.
Tưởng Năng Tiến
Nếu bạn đang ngồi trước computer nối mạng internet, bạn sẽ có điều kiện xác định sự thật (của vụ việc đăng trên báo “lề phải”) rất dễ dàng bằng cách tra cứu, đối chiếu với nhiều nguồn tin, với những tờ báo, website trong và ngoài nước có bề dày uy tín chuyên đăng tải thông tin trung thực rõ nguồn gốc.
Sống trong một xã hội mà báo chí không phải là cơ quan truyền thông cung cấp những thông tin trung thực, khách quan đa chiều cho người đọc, mà đơn giản báo chí chỉ là một thứ công cụ tuyên truyền mị dân, “định hướng dư luận” theo hướng ca ngợi “chính nghĩa sáng ngời” của đảng cầm quyền, ca ngợi nhà cầm quyền và bưng bít thông tin khi thông tin đó có thể có lợi cho nhân dân, nhưng không đem lại lợi ích cho nhà nước; thì việc tìm hiểu sự thật khi đọc báo cũng là một công việc hết sức khó khăn. Nó đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm và tầm nhìn xa để nhìn thấu đàng sau từng con chữ trên tờ báo nhằm nắm bắt được sự thật khách quan, để lật tẩy được trò mập mờ chữ nghĩa của các tay bút nô có thẻ nhà báo.
Nhưng nếu bạn chỉ có duy nhất trong tay tờ báo in “lề phải” thì bạn làm cách nào để biết được sự thật từ cái “công cụ tuyên truyền” này?

Bằng hữu đang giương biểu ngữ yêu cầu trả tự do cho chị Tạ Phong Tần, ngay trước trại tù số 5 - Thanh Hóa. ẢnhBạch Hồng Quyền
Sau đây là một số “bí kíp” giúp cho bạn đọc báo (và thấy, hiểu) báo “lề phải” như sau:
- Tin thể thao trong và ngoài nước, các trận đấu quốc tế: Viết thế nào cứ đọc thế ấy, không cần suy nghĩ nhiều. Vì những thứ này thì không thể giả tỉ số, giả địa điểm thi đấu hay đánh tráo tên vận động viên, giả cầu thủ được.
- Tin về các loại phim phèo, sân khấu, nhạc nhiếc nước ngoài: Cách đọc cũng giống y như đọc tin thể thao vậy đó.
- Tin về các loại phim phèo, sân khấu, nhạc nhiếc trong nước: Coi chừng mắc lừa. Mở đầu bài viết “nhân vật chính” lên báo “thanh minh thanh nga” một chuyện gì đó (Ví dụ: Cãi nhau với đồng nghiệp, với bồ, tự xưng mình là người thứ 3, than vãn về việc mới bị giựt đồ, giựt hụi, bệnh mới khỏi…) nhưng “đính kèm” dài thòng thêm phía dưới là thời gian tới “nhân vật chính” sẽ có chương trình, kế hoạch tổ chức show A (Bờ, Cờ) hay album gì đó, đồng thời trưng lên vài hình (hoặc rất nhiều hình nếu là báo mạng) của “nhân vật chính” trong tư thế thật “khiêu khích” với chú thích: “Ảnh: Nhân vật cung cấp”… thì đích thị 100% là một bài quảng cáo cho “nhân vật chính” được trá hình dưới cái vỏ chuyên đề “văn hóa nghệ thực”.
- Tin về chính trị, kinh tế, xã hội:
Nếu bản tin viết về cuộc gặp gỡ của lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo nước ngoài, mà thấy chỉ đăng toàn lời phát biểu của “lãnh đạo ta”, còn “lãnh đạo Tây” nín thinh không nói câu nào, tưởng chừng như bọn “khoai Tây” ngày thường nói nhiều, nhưng mỗi khi gặp lãnh đạo ta” bỗng đột nhiên bị câm. Điều đó có nghĩa là bọn Tây đã nói những điều mà nếu nhắc lại thì “lãnh đạo ta” cảm thấy hơi bị… ê mặt nếu cho dân Việt biết. Hoặc bọn Tây đã nói những điều dân Việt thích (Ví dụ: nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí…) nhưng “lãnh đạo ta” không thích và sợ dân biết.
Nếu có quan chức Chính phủ lên báo khẳng định sẽ không tăng giá (bất cứ là thứ gì) thì yên chí một thời gian ngắn sau thứ ấy sẽ tăng giá, bạn chuẩn bị tinh thần “đầu cơ tích trữ” (nếu có dư tiền) hoặc “thắt lưng buộc bụng” từ đây là vừa. Nguyên tắc “xương máu” này được rút ra từ những “bài học” điện, nước, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phẩm thiết yếu…
Nếu có quan chức nào đó lớn tiếng tuyên bố “kềm chế lạm phát” hoặc “giữ mức lạm phát ở… con số” có nghĩa là lạm phát đang chạy vù vù, còn người dân Việt thì đang chạy đuổi theo trối chết.
Nếu thấy các “Bộ ta” cứ dự thảo các loại luật, nghị định đè đầu dân thu hết thứ phí này đến thứ thuế (mới) khác thì có nghĩa là ngân sách quốc gia đang bị “lủng” nặng, cần phải nghĩ thêm cách vơ vét mới đủ chi tiêu (hay bỏ túi).
Nếu thấy có quan chức bự lên báo an ủi, vỗ về người dân an tâm bán ngoại tệ cho ngân hàng nhà nước, đồng thời gián tiếp hăm dọa này nọ (nếu không chịu bán) thì phải hiểu rằng lâu nay thực tế người dân không chịu bán ngoại tệ cho nhà nước mà cứ bán cho thị trường chợ đen, và nguồn ngoại tệ dự trữ bắt buộc đang bị “bay hơi” trầm trọng.
Ảnh:BBC
Nếu thấy báo đăng có quan chức Việt Nam sang Nhật hùng hồn khoác lác rằng sẽ giúp Nhật tái thiết lại đất nước sau trận thiên tai và hạt nhân vừa rồi, thì phải hiểu rằng y ta sang Nhật để năn nỉ xin vay tiền (hoặc xin cho luôn), chớ Việt Nam lo mấy cái hố tử thần còn chưa xong, lấy tiền đâu, lấy kỹ thuật đâu mà giúp Nhật tái thiết. Vụ này đã được thực tế kiểm chứng, vài ngày sau, “báo ta” lại đăng tin Nhật tiếp tục đổ vào Việt Nam 22 tỷ yên vốn ODA.
Nếu thấy “báo ta” đăng tin bầu cử thành công rực rỡ, tỉ lệ dân ở các tỉnh miền núi và vùng sâu vùng xa đi bầu cử cao chót vót mà không đá động gì đến các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… thì phải hiểu rằng ở các thành phố lớn (dân trí cao, tiếp xúc internet nhiều) có quá nhiều người dân “đếch thèm đi bầu”.
Nếu thấy “báo ta” đăng tin vừa phanh phui được một vụ tham nhũng nào đó bự bự, có dây mơ rễ má tùm lum thì cứ yên chí cuối cùng chỉ có loại “kỳ nhông cắc ké” bị đưa ra Tòa xử, còn từ Bộ trưởng trở lên “hạ cánh an toàn”, thậm chí chẳng cần phải “hạ cánh” mà còn được tiếp sức để “bay” cao hơn nữa.
Một số câu và từ ngữ không thể hiểu nếu tra từ điển tiếng Việt, nhưng chỉ cần hiểu ngược lại là được liền:
Tụ tập thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”: Nghĩa là dân chúng đang biểu tình còn “nhà nước ta” thì đang lo sợ dân chúng “đe dọa ghế” đó bà con;
Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”. Câu này nếu phát ra từ miệng một ngư dân Việt Nam nào đó là điều bình thường, nhưng nó lại được phát ra từ miệng của một người có trách nhiệm (và nghĩa vụ bảo vệ lãnh hải Việt Nam) là Đại tá Nguyễn Trọng Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên, thì nó lại trở thành không bình thường.
Tại sao không tin về tàu TQ không phải do Biên phòng, Hải quân hay Cảnh sát biển theo dõi, nắm bắt được, mà Biên phòng phải viện dẫn thông tin của ngư dân? Điều này đồng nghĩa với việc Biên phòng không có thông tin. Và người đọc báo bắt buộc nhận ra một sự thật (đau lòng) rằng: Ngư dân Việt Nam (không có trách nhiệm) thì bám biển, và theo dõi đếm tàu địch, còn Biên phòng (có trách nhiệm) thì bám… bờ chớ không bám biển nên thiếu thông tin (?!).
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là khi thấy “báo ta” đăng có hàng ngàn “công nhân lao động chân tay” Trung Quốc xuất hiện bất hợp pháp (nhưng công khai) ở Việt Nam, thì cần phải đặt câu hỏi đây là “công nhân” hay “quân nhân” TQ được đưa sang Việt Nam “ém” đợi thời cơ? Và phải suy nghĩ tại sao người TQ công khai sống thành “bầy đàn” ở Việt Nam như thế, báo thì “la” nhưng không cán bộ có trách nhiệm nào bị kỷ luật, xử lý cả?
Tạ Phong Tần


-Mỹ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần
Thụy My   –   RFI Đăng ngày 06-05-2015
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho blogger Tạ Phong Tần, hiện đang thụ án 10 năm tù tại Thanh Hóa.

Thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề ngày 05/05/2015 cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch Tự do cho Báo chí, đặc biệt chú ý những nhà báo đang bị giam cầm sai trái.
Trong danh sách, bên cạnh blogger Tạ Phong Tần ở Việt Nam, bị lãnh án 10 năm tù vì tố cáo tham nhũng, còn có nhà báo Cao Du (Gao Yu) của Trung Quốc bị 7 năm tù vì tiết lộ bí mật nhà nước cho báo chí ngoại quốc; Mazen Darwish, bị tù vì cố gắng phơi bày các tội ác của chế độ Assad; và Reeyot Alemu, bị bắt giam ở Ethiopia vì viết báo chỉ trích chính quyền.
Bà Tạ Phong Tần, 47 tuổi là cựu sĩ quan công an, bị bắt tháng 9/2011 cùng với các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (Anh Ba Saigon) thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, với cáo buộc « tuyên truyền chống Nhà nước », và một năm sau bị kết án 10 năm tù giam. Hiện bà là người duy nhất thuộc Câu lạc bộ này đang bị giam giữ. Ngày 30/07/2012, mẹ bà Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước trụ sở chính quyền Bạc Liêu để phản đối việc con gái bị giam cầm.
Các blogger Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày (G), Phan Thanh Hải – Anhbasaigon (T) và Tạ Phong Tần (DR)
Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền các nước liên quan phóng thích ngay lập tức các nhà báo bị tù tội chỉ vì làm nhiệm vụ của mình, và khẳng định sẽ tiếp tục lên tiếng khi các nhà báo bị bắt bớ, giam cầm một cách bất công. Thông cáo nhấn mạnh, tự do ngôn luận là một trong các giá trị cốt yếu của Hoa Kỳ, và Washington sẽ tiếp tục bảo vệ ở cả bên trong và ngoài nước Mỹ.
Ông John Kerry cũng nhắc lại hôm 3/5, Hoa Kỳ đã vinh danh các nhà báo đấu tranh cho lý tưởng dân chủ, trong giai đoạn được Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) mô tả là « thời kỳ chết chóc và nguy hiểm nhất đối với các nhà báo trong những năm gần đây ». Được biết blogger, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp cùng với hai nhà báo Nga và Ethiopia hôm 3/5 vừa qua.
Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ
Song song đó, từ ngày mai tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 19. Phái đoàn Hoa Kỳ do Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về nhân quyền, ông Tom Malinowski dẫn đầu. Phía Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế làm trưởng đoàn.
Thông cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, xúc tiến nhân quyền là nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, là một phần của quá trình thương lượng về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ.
Cuộc đối thoại lần này bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền, trong đó có cải cách pháp luật, nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động và người tàn tật. Phái đoàn Mỹ cũng sẽ thăm vùng cao Tây Bắc, tổ chức đối thoại với chính quyền địa phương và các thành viên xã hội dân sự.
Hôm nay tại Đại sứ quán Mỹ, phái đoàn đã gặp gỡ đại diện một số tổ chức xã hội dân sự như Hội Bầu bí Tương thân, Hội Nhà báo Độc lập, Anh em Dân chủ…


Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.

Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...”
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta...”
Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Với bản chất phá hoại và đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang toan tính... “diễn biến hoà bình” – cần phải bị giam giữ và trừng phạt nặng nề.
Tạ Phong Tần bị họ bắt giam vào ngày 5 tháng 9 năm 2011, đưa ra toà vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 (cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) và đã bị kết án hàng chục năm tù, với tội danh rất mơ hồ (và hàm hồ) là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Và điều này đã được Tạ Phong Tần dự đoán trước đó, khá lâu:
Anh à, trong trường hợp em gặp nạn, em ủy thác cho anh công bố công khai tất cả những bài viết em đã đăng báo dưới bút danh khác là bài của em. Để cho thế giới thấy rằng chúng đang đàn áp một nhà báo bình thường với với những bài viết rất bình thường, nhưng vì là nhà báo tự do nên phải như thế.
Thể theo ý nguyện này, tôi đã liên lạc và được ban biên tập tuần báo Trẻ đồng ý phụ trách xuất bản Tuyển Tập Tạ Phong Tần (*). Đây là một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm một số những bài viết về thời sự của tác giả trong hai năm 2010 và 2011 nhưng thể hiện được đầy đủ những nỗ lực – cũng như quan niệm – của em tôi về vai trò của một blogger: “Dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.
Cái đám “công chức” của “Nhà Nước Pháp Quyền CHXHCNVN” đã phản ứng điên dại bằng cách tuyên án mấy chục năm tù và hàng chục năm quản chế cho ba bloggers: Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, và Phan Thanh Hải. Đây là bản án khắc nghiệt dành cho chính chế độ hiện hành, chứ không phải cho nghĩa muội của tôi, và hai người bạn đồng hành.
Tự nó đã tố cáo sự bất lực và lo sợ của nhà đương cuộc Hà Nội trước ảnh hưởng sâu rộng của những bloggers ở Việt Nam. Họ đang xử dụng những phương tiện truyền thông tân kỳ, của thời đại thông tin, để để cổ vũ tự do và dân chủ cho xứ sở. Nó cũng khiến cho bất cứ ai còn mơ hồ về bản chất (bất lương và đê tiện) của chế độ hiện hành nhận ra điều giản dị này: thể chế hiện nay không thể nào thay đổi mà phải được thay thế. Ngoài ra nó còn phơi bầy một sự thực rõ ràng và phũ phàng là “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ CHỌN LỰA DỨT KHOÁT THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG, ĐỨNG VỀ PHÍA TRUNG QUỐC TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI – theo như nhận định của blogger Song Chi.
Biếm hoạ Babui. Nguồn: Đàn Chim Việt Online
Với sự “lựa chọn” ngu xuẩn này, tôi không nghĩ rằng những người cầm quyền hiện tại vẫn có thể tiếp tục tại vị ngang với thời gian bản án mà họ đã cho Tạ Phong Tần. Và tôi tin chắc rằng cái ngày mà mình có thể cầmTuyển Tập Tạ Phong Tần để đứng đón người em kết nghĩa, trước cổng trại giam, sẽ không còn bao lâu nữa.
Nhân đây, tôi xin được thay mặt nghĩa muội của mình để cảm ơn tất cả qúi vị đã chào đón tác phẩm đầu tay của em. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban biên tập của tuần báo Trẻ trong việc xuất bản và phát hành Tuyển Tập Tạ Phong Tần.
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau.
Tưởng Năng Tiến
-


-Son Tran Blogger Tạ Phong Tần được trao giải thưởng Báo Chí 2013 của Index of Censorship

Nguyễn Công Huân lược dịch
Thứ Ba, 12/03/2013

Dân Luận xin lược dịch đoạn giới thiệu về chị Tạ Phong Tần đăng trên Index of Censorship để độc giả tham khảo:

Tạ Phong Tần, một blogger đang bị giam giữ
Tạ Phong Tần là một trong ba blogger người Việt, thường tự gọi bằng một cái tên chung là Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, đang là tâm điểm của một vụ đàn áp khắc nghiệt do chính quyền Việt Nam thực hiện. Việt Nam là một trong những quốc gia hà khắc nhất về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chỉ có Trung Quốc, Eritrea và Bắc Hàn có điểm thấp hơn trong chỉ số tự do báo chỉ của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF).


Tần, trong ảnh, và các blogger bằng hữu bị bắt vào tháng 9 năm 2012, và bị kết tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ bởi những bài viết được cho là ‘xuyên tạc và chống đối’ chính phủ Việt Nam.

Trên thực tế, trong gần 700 bài viết của Tần trên blog Công Lý và Sự Thật, chị dùng để tố cáo những hành vi tham nhũng và lạm quyền ở đất nước này. Chị viết về nhiều vấn đề xã hội khác nhau, bao gồm cả đối xử bất công với trẻ em, tham nhũng, thuế má bất bình đẳng, và tịch thu đất đai trái pháp luật bởi các quan chức địa phương.

Trước khi trở thành nhà báo, Tần làm việc trong ngành công an Hà Nội [đoạn này không đúng, chị Tần làm công an ở Bạc Liêu], giúp chị có cái nhìn sâu về hệ thống. Vào 4/12/2012, sau một phiên tòa kéo dài có một ngày, Tần bị kết án 10 năm tù, cộng với 5 năm quản chế sau đó. Chị đã từ chối nhận tội.

Vào tháng này một phiên tòa ở Vinh, Nghệ Anh, đã kết án 14 nhà hoạt động xã hội, nhiều người trong số đó là blogger, tới 13 năm tù cộng với nhiều năm quản chế tại gia. Đài BBC cho biết những người này bị kết án dựa trên các điều khoản an ninh quốc gia mang tính “chơi chữ” – ví dụ như điều 79 Bộ Luật Hình Sự, trong đó cấm đoán các hoạt động lật đổ chính quyền một cách mơ hồ. Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo đã báo cáo rằng các quan chức chính phủ đã đánh đạp và lột quần áo Nguyễn Hoàng Vi, một blogger người Việt khác, khi chị đang bị bắt giữ tại trụ sở công an ở thành phố Hồ Chí Minh.

“Những bản án gây sốc này khẳng định nỗi lo ngại lớn nhất của chúng tôi – đó là chính quyền Việt Nam đã chọn cách đàn áp các blogger làm gương cho những người khác, để buộc họ phải im lặng”, Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế nói với tờ New York Times, bổ xung rằng quyền tự do ngôn luận ở quốc gia này đang “ngày càng tồi tệ”.

Trước ngày phiên tòa diễn ra, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu để phản đối việc đối xử với con bà, và bạo lực, quấy rối và đe dọa trục xuất mà chính quyền dành cho gia đình bà.


Ta Phong Tan, imprisoned Vietnamese blogger

Ta Phong Tan is one of three Vietnamese bloggers, collectively calling themselves the ‘Club for Free Journalists’, at the centre of a draconian clampdown by the country’s authorities. Vietnam is one of the world’s most restrictive countries for freedom of speech and the press. Only China, Eritrea and North Korea come lower on RSF’s press-freedom index.
Tan (pictured) and her fellow bloggers were arrested in September 2012 and charged with ‘conducting propaganda against the state’ in articles that allegedly ‘distorted and opposed’ the Vietnamese government.

In fact in over 700 articles on Tan’s blog Cong Ly va Su That (‘Justice and Truth’) she exposed the extent of corruption in the country. She covered a broad range of social issues, including the maltreatment of children, corruption, unfair taxation and illegal land confiscations by local party officials.
Before becoming a journalist, Tan worked as a police woman in Hanoi, giving her an insight into the workings of the system. On 4 October 2012, after a trial lasting just one day, Tan was sentenced to spend the next ten years in jail, with an additional five years of house arrest upon release. She refused to plead guilty.
This month a court in Vinh in Nghe An province, northern Vietnam, sentenced 14 activists, many of them bloggers, to up to 13 years in jail followed by several years of house arrest. The BBC reported that their convictions relied on loosely worded national security laws — in this instance article 79 of the penal code, which vaguely prohibits activities aimed at overthrowing the government. The Committee to Protect Journalists reported that state officials had beaten and stripped online reporter Nguyen Hoang Vi while detained by Ho Chi Minh City police.
“These shocking prison sentences confirm our worst fears — that the Vietnamese authorities have chosen to make an example of these bloggers, in an attempt to silence others,” Rupert Abbott, Amnesty’s researcher on Vietnam, told the New York Times, adding that freedom of expression in the country was “dire and worsening.”
Before the trial began, Tan’s mother killed herself in a self-immolation protest against the treatment of her daughter, and the violence, harassment and threats of deportation levelled against the family.

http://www.indexoncensorship.org/index-awards-2013/journalism/

Journalism | Index on Censorship

www.indexoncensorship.org



-- Blogger Việt Nam Tạ Phong Tần được Mỹ khen tặng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (RFI). – Phỏng vấn bà Dương Thị Tân: Giải thưởng Hoa Kỳ tặng blogger Tạ Phong Tần là “đúng lúc”, “đúng người” (RFI). – Bộ Ngoại giao trả lời về Hoa Kỳ trao giải cho Tạ Phong Tần(BNG/VOV). -

Phản đối Mỹ trao giải cho bà Tạ Phong Tần (VNN). – Phản đối trao giải cho cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam (Tin tức). - Phản đối trao giải cho Tạ Phong Tần (TP). -Việt Nam phản đối quyết định trao giải cho một cá nhân đã vi phạm pháp luật VN(TTXVN). - Hãy tôn trọng giá trị của những nền văn hóa khác (SGGP).
- IFEX: Blogger Nguyễn Hoàng Vi – 1 trong 7 phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận (DLB).

-https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3779935637176&set=a.1698012510399.69744.1840495378&type=1&theater
Nhìn chiếc ghế trống này làm mình nhớ lại buổi lễ trao giải Nobel Hoà Bình tại Oslo năm 2010, một chiếc ghế trống đã được thay thế cho người được trao giải phải vắng mặt đó là ông Lưu Hiểu Ba. Chỉ trong vòng vài giờ, từ "chiếc ghế trống" đã bị cấm trên hệ thống internet tại Trung Quốc. Cả một bộ máy kiểm duyệt được tự động thiết lập để chuyển động làm người ta phải đặt ra một câu hỏi: tại sao một chiếc ghế trống ở bên kia đầu lục địa Âu Á lại làm họ chìm trong hoảng sợ đến như vậy?


Còn ở Việt Nam, một trang blog về "Sự Thật và Công Lý" cũng đã làm chế độ cầm quyền run sợ không kém.

-Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh 'Người Phụ Nữ can Đảm'  Nguoi Viet Online
Blogger Tạ Phong Tần là một trong số 10 phụ nữ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh qua giải thưởng Người Phụ Nữ Can đảm -"International Women of Courage Award Winners" - năm 2013 .
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4 tháng Ba cho hay, Ngoại trưởng John Kerry và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama sẽ trao giải cho 10 phụ nữ này.



Đây là Giải thưởng hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2007. Từ đó đến nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vinh danh 67 phụ nữ từ 45 quốc gia trên thế giới.
Giải thưởng để “vinh danh các phụ nữ trên thế giới với gương can đảm phi thường và khả năng lãnh đạo khi cổ võ cho nhân quyền, cho sự công bằng đối với phụ nữ và cho sự tiến bộ xã hội mà vì vậy họ đã chịu đựng những nguy hiểm lớn lao cho cá nhân mình”.
Giải thưởng này loan báo chỉ ít ngày tới Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8 tháng 3 hàng năm được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới tổ chức kỷ niệm.
Cùng với bà Tạ Phong Tần, 9 phụ nữ cùng được vinh danh lần này là: bà Malalai Bahaduri, một cựu cảnh sát chống buôn lậu ma túy ở Afghanistan; bà Tsering Woeser, một thi sĩ và blogger ở Tây Tạng, Trung Quốc; bà Samira Ibrahim, nhà vận động nhân quyền ở Ai Cập; bà Julieta Castellanos, viện trưởng đại học ở Hoduras; Nirbhaya, một nữ sinh viên bị hiếp tập thể trên xe búyt ở Ấn Độ; tiến sĩ Josephine Obiajulu Odumakin, người đứng đầu một tổ chức bảo vệ nữ quyền ở Nigeria; bà Elena Milashina, nữ ký giả ở Nga; bà Fartuun Adan, giám đốc trung tâm nhân quyền ở Somalia và bà Razan Zeitunah, luật sư nhân quyền ở Syria.
Bà Tạ Phong Tần, 44 tuổi, là một blogger nổi tiếng ở Việt Nam qua trang blog 'Công Lý và Sự Thật,' chỉ trích các chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam, kêu gọi tự do dân chủ, bênh vực dân oan và chống lại chính sách bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Trong năm 2011, bà Tạ Phong Tần bị bắt và bị kết tội 'tuyên truyền chống nhà nước' theo đều 88 bộ luật hình sự. Qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hồi tháng 9 và tháng 12 năm ngoái, bà tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù và 2 năm quản chế.
Bất chấp những lần bắt giữ, thẩm vấn, làm nhục, và những trò khủng bố của Công an, bà không hề run sợ hay lùi bước trước bạo lực.
Trong thời gian bà bị giam giữ, ngày 30/7/2012, mẹ của bà Tần là bà Đặng Thị Ngọc Liêng đã tự thiêu trước trụ sở nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu vì bị công an quấy nhiễu, áp lực bà phải ép con gái (bà Tần) phải “nhận tội”.
Cũng trong vụ án này, cùng ra tòa với bà tần là blogger Ðiếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, và AnhbaSaigon, tức Phan Thanh Hải. Trong đó blogger Ðiếu Cày bị án 12 năm tù còn blogger AnhbaSaigon bị ba năm tù.
Việc kết án bà Tạ Phong Tần cùng với các nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (Bogger Anhbasaigon) đã bị Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đả kích mạnh mẽ.
Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng chỉ trích.
Trước khi được Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vinh danh và trao tặng giải thưởng “Phụ Nữ Can Đảm” bà Tạ Phong Tần được tổ chức “Index on Censorship” (Chỉ số kiểm duyệt thông tin) có trụ sở ở Anh quốc đề nghị trao tặng giải thưởng báo chí năm 2013. Bà cũng từng đựơc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng giải thưởng hồi năm ngoái.
Năm 2011 bà Tạ Phong Tần cũng đã cùng 7 người đấu tranh dân chủ khác tại Việt Nam được tổ chức Human Rights Watch trao tặng giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett.(TN)
-http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162684&zoneid=1#.UTfgDxyKJAA


-http://www.state.gov/s/gwi/programs/iwoc/2013/bio/index.htm

Xuống Đường: Blogger Tạ Phong Tần được vinh danh là 1 trong 10 Phụ nữ Can Đảm của Thế Giới--xuongduong.blogspot.com

Tổng số lượt xem trang