-Người Việt hạnh phúc: Thật hay ảo?
(PetroTimes)20/03/2015 - Chỉ số Hạnh phúc (HPI) của người Việt luôn ở vị trí cao so với thế giới, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc người Việt đang hạnh phúc thật sự?!
-
---
15.06.2012- 20 tháng 12, 2012 Người Việt Nam được cho là kém hạnh phúc so với hơn 100 nước khác-
-Lý do nào chứng minh Việt Nam là quốc gia "vô cảm"?
(Kienthuc.com.vn) - Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn, người đi đường vô cảm lướt qua nạn nhân đau đớn … là những vụ việc minh chứng Việt Nam ở vị trí thứ 13 thế giới trong bảng xếp hạng vô cảm?
Theo kết quả của hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11, chỉ có 40% số người Việt Nam được hỏi cho biết, họ trải qua nhiều cảm xúc trong một ngày. Với tỷ lệ này, Việt Nam xếp thứ 13 trong số những nước ít cảm xúc nhất, sau các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Madagascar, Belarus, Nepal...
Từ kết quả này làm nhiều người nhớ lại những vụ “vô cảm”, khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua.
Cán chết nữ sinh, xe khách rồ ga bỏ trốn
Sau khi cán chết người, tài xế xe khách đã bỏ mặc nạn nhân, rồ ga bỏ trốn khỏi hiện trường. Vụ việc xảy ra vào sáng 12/11, trên đường Âu Cơ, phường 13, quận Tân Bình. Nạn nhân là Lê Thị Mỹ Linh (SN 1990, quê Bến Tre), sinh viên ĐH Maketting.
Cú va chạm mạnh làm chị Linh văng ra đường, bị bánh xe khách cán lên người tử vong tại chỗ. Điều đáng nói, sau khi gây tai nạn, tài xế xe khách đã tăng ga bỏ chạy để mặc nạn nhân tại hiện trường. Nhiều người chứng kiến rất bức xúc, gọi điện cho cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm của lái xe gây tai nạn.
Nữ sinh mất cánh tay vì tài xế vô cảm
Chỉ mất khoảng 30 giây, nhích bánh xe là có thể giải thoát an toàn cánh tay của nữ sinh mắc kẹt dưới bánh xe tải nhưng cả người gây tai nạn và các tài xế qua đường đều làm ngơ.
Đây chính là sự vô cảm trong vụ tai nạn xảy ra trưa 1/12 vừa qua, tại đường Dương Công Khi (huyện Hóc Môn, TP.HCM). Tài xế lái xe tải với tốc độ cao đâm vào xe máy do hai nữ sinh điều khiển và bỏ chạy ngay khi đó. Chiếc xe cán qua người nữ sinh Lê Thị Nhật Phương (học sinh lớp 10, trường PTTH Phạm Văn Sáng, Hóc Môn) gây tử vong tại chỗ. Nạn nhân còn lại bị bánh xe đè lên cánh tay, kêu khóc thảm thiết. Rất nhiều người dân kéo đến nhưng bất lực vì không biết điều khiển xe ô tô. Một số người đã chặn các taxi, xe bus đi qua để cầu khẩn tài xế cứu giúp nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối. Những hình ảnh này sau khi được đăng lên mạng, đã bị “ném đá” về thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm của con người trong xã hội, nhất là với cánh lái xe.
Trơ mắt nhìn nạn nhân bất tỉnh, không ai cứu
Thấy nạn nhân ngã xuống, nằm bất tỉnh, nhiều người qua đường xúm lại quan sát nhưng không ai đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Khi chứng kiến nam thanh niên ngã văng khỏi xe, người bê bết máu nằm giữa đường, hàng trăm người hiếu kỳ đã dừng lại nhìn, rồi hờ hững bỏ đi. Thậm chí, khi người nhà nạn nhân có mặt, đứng giữa đường, liên tục vẫy tay cầu cứu ô tô và taxi, thậm chí còn đứng chặn trước đầu nhiều xe để xin giúp đỡ nhưng tất cả đều lạnh lùng từ chối. Cuối cùng, nạn nhân phải đi cấp cứu bằng xe máy trong tình trạng đa chấn thương.
Kệ người bị nạn, chỉ xem biển xe tai nạn để chơi lô đề
Có một sự thật đau lòng quanh các vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người chứng kiến, đó là họ quan tâm đến vụ tai nạn chỉ nhằm mục đích ghi lại biển số xe để về đánh lô đề.
BBC Tiếng Việt--Một khảo sát vừa công bố của Gallup nói người Việt Nam xếp thứ 121/148 nước và lãnh thổ về độ hạnh phúc, ngang với Nga, Iran và Palestine nhưng trên Singapore, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số 10 nước đứng đầu về chỉ số hạnh phúc có hai nước trong khối ASEAN - Thái Lan và Philippines xếp thứ sáu và thứ tám.
Các bài liên quan
Giới trung lưu 'mỏng manh' ở Việt Nam
'Kiểm lâm Việt Nam can đảm'
Môi trường kinh doanh VN 'kém thân thiện'
Bảy trong số tám nước còn lại trong top 10 nằm ở Mỹ Latin với Panama, Paraquay, El Salvador, Venezuela chiếm các vị trí nhất, nhì, ba, tư.
Gallup nói họ đã hỏi 1000 người dân tại mỗi trong số 148 nước và vùng lãnh thổ được khảo sát trong năm 2011.
Các câu hỏi chính bao gồm:
Bạn có nghỉ ngơi thoải mái ngày hôm qua không?
Bạn có được đối xử một cách tôn trọng trong suốt cả ngày hôm qua không?
Bạn có mỉm cười và bật cười nhiều trong ngày hôm qua không?
Bạn có học hay làm điều gì thú vị ngày hôm qua không?
Thế còn các thú vui thì sao?
Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc khối G8 nằm ở các vị trí khác nhau trong bảng xếp hạng: Canada - 11, Anh -30, Hoa Kỳ - 35, Đức - 50, Pháp - 51, Nhật Bản - 59, Ý - 90 và Nga - 118.
Các nước đứng cuối bảng theo thứ tự từ đáy lên là Singapore, Armenia, Iraq, Georgia, Yemen, Serbia, Belarus, Lithuania, Madagascar và Afghanistan.
'Việt Nam là sướng'
Tin Việt Nam đứng gần cuối bảng về chỉ số hạnh phúc cũng được trang tin BấmVnExpress của Việt Nam đưa lại với tít 'Người Việt ít hạnh phúc'.
Còn một nhà báo tại Sài Gòn bình luận trên mạng xã hội: "Tin hay không thì tùy nhưng theo kết quả khảo sát vừa công bố của Viện Gallup, dân Việt hài lòng với cuộc sống hơn dân Singapore nhưng bất hạnh hơn dân Lào, Cam bốt và tất cả các nước ASEAN còn lại."
Trong khi đó một số độc giả của BấmBBC trên Facebook, hầu hết là những người trẻ tuổi, cũng có những bình luận của riêng mình.
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Nguyen Thanh Hung trên Facebook của BBC Tiếng Việt
"Ngày hôm qua là ngày tồi tệ của mình, hỏi hôm khác thì hầu hết là mình cười và hạnh phúc" - đó là lời của Nguyễn Thùy Linh.
William Truong viết: "Người Việt Nam ít khi nào thú nhận điều không tốt về họ, hoặc trả lời đại cho qua - chẳng trách cái Viện Gallup này nhầm lẫn."
Nguyen Thanh Hung nhận xét: "Có đi nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu, ở Việt Nam tâm lý hưởng thụ còn nặng.
"Các bạn đang quen sáng ăn bún phở, trưa cơm văn phòng, chiều bia bọt, tối cà phê?
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Hồi giữa năm nay Bấmbáo chí Việt Nam dẫn một khảo sát khác nói người Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về hạnh phúc, chỉ sau Costa Rica.
Một số độc giả BBC cũng chỉ ra điều này và Trần Hùng bình luận: "Hạnh phúc là đúng rồi, sáng làm, chiều cà phê, tối nhậu, zô zô thế sao không vui, bia tiêu thụ nhiều mà không hạnh phúc sao được?"
'Con đường nguy hiểm'
Hãng tin AP của Hoa Kỳ dẫn lời một số chuyên gia nói rằng sự thịnh hành của chỉ số hạnh phúc có thể là "con đường nguy hiểm vốn có thể cho phép các chính phủ dùng cảm nhận tích cực của công chúng như cái cớ để phớt lờ các vấn đề".
Một số người trả lời phỏng vấn AP nói lý do các nước ở khu vực này lọt vào top 10 có thể do tính cách lạc quan của họ chứ không nhất thiết phản ánh mức sống hay tình trạng kinh tế.
"Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề."
Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay
"Phản ứng tức thời của tôi là điều này [độ lạc quan] bị ảnh hưởng bởi thiên lệch văn hóa" - đó là nhận xét của Eduardo Lora, người từng nghiên cứu thước đo thống kê về hạnh phúc khi còn là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Ông Lora cũng nói: "Các tài liệu thống kê cho thấy một số nền văn hóa thường phản ứng trước bất kỳ dạng câu hỏi nào theo cách tích cực hơn."
AP cũng hỏi người dân tại Panama, Paraguay, hai nước đầu bảng và Singapore, đứng cuối bảng.
Công nhân xây dựng Carlos Martinez nói ông không vui vì tội phạm gia tăng nhưng hạnh phúc về gia đình:
"Nhìn chung tôi hạnh phúc vì đây là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, một đất nước có vai trò quan trọng trên thế giới.
"Chúng tôi là người Caribbe, chúng tôi thích ăn mừng, ăn ngon và sống càng lành mạnh càng tốt. Ở đây có nhiều cơ hội, chỉ cần phải hy sinh hơn một chút thôi."
Còn Richard Low, một doanh gia ở Singapore nói: "Chúng tôi làm như chó mà được trả lương chết đói. Gần như chẳng có thời gian để đi nghỉ hay nghỉ ngơi nói chung vì người ta luôn phải lên kế hoạch - khi nào thì thời hạn chót hay cuộc gặp tiếp theo sẽ đến."
Trong khi đó Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay nói: "Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề."Chúng ta phải tự cười chính bản thân thôi."...
Dân Mỹ Latinh "hạnh phúc nhất thế giới"Thanh Niên
Người Panama, Paraguay hạnh phúc nhất thế giớiTuổi Trẻ
Châu Mỹ La-tinh hạnh phúc nhất thế giớiDân Trí
Nguyen Van Tuan -Báo chí trong nước trích dẫn một báo cáo cho thấy người Việt hạnh phúc nhất nhì thế giới. Một số bạn bè ngạc nhiên về chỉ số này nên có vài lời bàn. Trong những người tham gia bàn luận (PQT, NĐH, BVNS, NVT, VQV, PPL) thì chỉ có anh VQV là người ít nhiều dính dáng đến khoa học xã hội, còn lại là dân hard science, nhưng cũng thú vị để biết quan điểm của họ về tính hợp lí của chỉ số hạnh phúc ra sao và có ý nghĩa gì. Vì đây là trao đổi email nên câu văn và chữ có tính “bình dân”.
Người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 thế giới? (TVN 20-6-12) -- Cho đến nay viet-studies "phớt lờ" tin này vì nó là một xếp hạng quá tào lao của một tổ chức (tuy có vẻ thành thật, có thiện chí) cũng quá tào lao (trang web của họ là đây). Tóm tắt là mấy người này tự "đặt ra" một công thức (có lẽ sau khi nốc vài ly whisky) rồi theo công thức đó mà xếp hạng. Làm ăn kiểu này thì bất cứ ai cũng có thể nghĩ ra một công thức để bất cứ nước nào được vào bất cứ thứ hạng nào mà người ấy muốn!
- Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai thế giới (Tin tức).- Thận trọng với chỉ số hạnh phúc (TT). - Biết đúng về mình có khó? (DT). - Phiếm: Sướng nhì (SGTT). -3 lý do Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới
Việt Nam “hạnh phúc” như thế nào?
- @ -- Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.
Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.
Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.
Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.
Bà Juliet Michaelson, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Qũy Kinh tế Mới có trụ sở ở London, Anh Quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”
Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5.
- @ -- Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012
- Download report Download poster
-Việt Nam xếp hạng 34/158 về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu
--Việt Nam phát động kế hoạch xử lý chất thải y tế
Văn hóa bệnh viện (TN 12-6-12)
- Vung tiền giành giật bác sĩ (TP). - NGƯỜI VIỆT KINH DOANH CẦN SA LẠI SA LƯỚI PHÁP LUẬT (NCTG).
Thú chơi cá rồng nghìn đô (VnEx 9-6-12) -- Kẻ thì bỏ nghìn đô mua dâm người mẫu, kẻ thì chơi cá rồng. Người Việt Nam bây giờ đúng là "chịu chơi"
- Kiểm tra công ty sản xuất xúc xích có dòi (TN).
Táo Trung Quốc trồng bằng công nghệ độc
TT - Một lần nữa người tiêu dùng Trung Quốc lại hoảng loạn vì thông tin táo được trồng bằng công nghệ cực độc.
-Táo bọc túi tẩm thuốc sâu đang gây lo ngại ở Trung Quốc
---NTD nên làm gì để tránh mua phải táo bọc thuốc trừ sâu?
Phát hiện ô mai, xí muội chứa lượng chì vượt 27 lần
- Nhà thơ – Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Hành lang Quốc hội và chỉ số đam mê (VNN).
- Ám ảnh titan (TN).
-Các cụm công nghiệp ở Đắc Lắc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
- Sonadezi lại xả nước “lạ” (NLĐ). - Sonadezi xả thải có màu đen bất thường (TT).
-Người dân kê khai thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây ra
Dân Trí
(Dân trí) - Để có cơ sở điều tra, xác minh thiệt hại do hành vi xả thải do Sonadezi Long Thành gây ra, trong 2 ngày 11-12/6, Ban chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại về môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo đã phát mẫu phiếu cho người dân kê khai thiệt ...
Xác minh thiệt hại ô nhiễm do Sonadezi Long Thành gây raThanh Niên
Sonadezi Long Thành: Không bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôiLao động
Kê khai thiệt hại do bị ô nhiễm ở rạch Bà ChèoBáo Đồng Nai
Vietnam Plus -Sài gòn Giải Phóng
- Vũng Tàu: Hiện tượng biển xâm thực nghiêm trọng (TTXVN).
- Mới hoàn tất kiểm định an toàn 17/66 đập thủy điện (TN). – ‘Khẳng định đập Sông Tranh an toàn’ (BBC). --Sông Tranh 2: không an toàn thì kiên quyết dừng
Tuổi Trẻ
TTO - Trong phiên chất vấn sáng 14-6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời nhiều vấn đề “nóng” như xóa bỏ độc quyền của điện lực, xăng dầu; hệ lụy của phát triển thủy điện, thương nhân Trung Quốc tại VN. Về việc tiến tới xóa bỏ độc quyền ...
Bỏ độc quyền: Viễn thông làm được, vì sao điện - xăng dầu lại không?Dân Trí
Độc quyền của EVN còn kéo dài 17 năm nữa?Đài Tiếng Nói Việt Nam
“Kiên quyết xử lý những thủy điện phá nhiều rừng”Con người và Thiên nhiên
- - Đưa tin sai về việc tái cấu trúc VNPT sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật (Infonet).
- Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng. (PLVN)
Báo chí và công an phải “chung một chiến hào” (PLVN 15-6-12) -- Tất cả xã hội còn lại là chung một chiến hào khác?
- Viện Kiểm sát truy tố nhà báo Hoàng Khương (TT). - MTTQVN CHỈ ĐẠO LÀM RÕ TIÊU CỰC CỦA 2 PV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT (Mai Thanh Hải). - XỬ LÝ NGHIÊM 2 PV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT TIÊU CỰC.
- Phúc thẩm vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Bà Liễu có đồng phạm? (Infonet).- Ngày 22-6, xử phúc thẩm vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (NLĐ).
----Ai bảo vệ nhà báo?
Lao động
Tại sao gần đây nhà báo bị hành hung, cản trở tác nghiệp khá nhiều? Cơ quan pháp luật đã xử lý nghiêm những người hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp chưa? Hội Nhà báo làm gì để bảo vệ hội viên của mình?... Đó là những vấn đề đặt ra tại buổi tọa đàm ...
Cần xác định hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp là chống người ...Thanh Niên
Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báoBáo Thể Thao TPHCM
Khi tác nghiệp, nhà báo phải biết tự bảo vệ mìnhĐài Tiếng Nói TPHCM
- Nguyễn Hữu Quý: Vài suy nghĩ về “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” (Boxitvn). - Việt Nam dứt khoát không chấp nhận báo tư nhân (RFI). – Việt Nam khẳng định không tư nhân hóa báo chí (VOA). - Việt Nam chưa có kế hoạch tư nhân hóa báo chí (RFA).
@Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Nhiều blog lợi dụng dân chủVietNamNetz
-- Đối thoại trực tuyến với nhân dân chiều 12/6, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định: Có nhiều blog lợi dụng sự dân chủ, lợi dụng thuận lợi trong tác nghiệp trên mạng, lợi dụng việc chúng ta chưa có điều kiện chế tài quản lý các blog, dẫn tới có những hành vi vi phạm đạo đức...
(VOV) - Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân thông qua Cổng thông tin Chính phủ. Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, trong những năm qua, báo chí luôn bám sát mục ...
'Chúng ta không có báo lá cải'Tiền Phong Online
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối thoại trực tuyến với nhân dânDân Trí
(PetroTimes)20/03/2015 - Chỉ số Hạnh phúc (HPI) của người Việt luôn ở vị trí cao so với thế giới, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc người Việt đang hạnh phúc thật sự?!
Nói người Việt hạnh phúc là... chủ quan!
Ngày 20/03 hàng năm được gọi là Ngày Quốc tế hạnh phúc (QTHP). Việt Nam cũng chính thức hưởng ứng ngày này từ năm 2014 vừa qua. Và nhắc đến ngày này, người ta sẽ nhắc đến một chỉ số liên quan, đó là chỉ số Hạnh phúc (HPI).
Ba năm một lần, Hiệp hội Kinh tế mới - một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường tại Anh (NEF) sẽ công bố Chỉ số HPI của hơn 150 nước trên thế giới, thông qua những cuộc khảo sát của mình.
Để tính chỉ số HPI, NEF sử dụng dữ liệu toàn cầu về tuổi thọ, triển vọng, hạnh phúc được trải nghiệm và dấu chân sinh thái. Công thức tính cụ thể là HPI = (Hạnh phúc được trải nghiệm x Tuổi thọ trung bình) / Dấu chân sinh thái. Và mỗi chỉ tiêu này được dựa trên một thước đo riêng biệt. Trong đó, chỉ tiêu Dấu chân sinh thái được tính toán dựa trên sự đo lường về việc tiêu thụ/khai thác tài nguyên.
Nhìn lại chỉ số HPI của Việt Nam được công bố lần đầu vào năm 2006 thì thấy chỉ số này đã liên tục được thăng bậc. Cụ thể là từ vị trí 12 (2006) lên vị trí thứ 5 (2009) và đỉnh điểm là vị trí thứ 2 (2012).
Nụ cười Việt Nam 1
Song, câu hỏi đặt ra là sự thăng bậc của chỉ số HPI có là minh chứng xác thực người Việt ngày càng hạnh phúc?!
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – người đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động cũng như nghiên cứu về Ngày QTHP tại Việt Nam lý giải rằng: “Không nên hiểu rằng chỉ số HPI người Việt cao đồng nghĩa nghĩa là người Việt đang rất hạnh phúc! Bởi chỉ số này phụ thuộc vào các thước đo như khái niệm đã đề cập”.
“Chỉ số HPI không tính đến khía cạnh giàu có làm tiêu chuẩn hạnh phúc duy nhất, mà tập trung vào các nhân tố khác như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái”, PGS Sơn nói.
Ông cho biết, từ những thực tế diễn ra cho thấy có sự chủ quan khi nói người Việt hạnh phúc. Cụ thể là xét ở khía cạnh đời sống vật chất của người Việt hiện nay, mặc dù đã được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn còn không ít người nghèo, cuộc sống còn không ít những khó khăn, vất vả. Đến những vùng quê vùng sâu vùng xa vẫn còn nhìn thấy cảnh thiếu đói, người dân thiếu ăn từng bữa. Hay đi qua những ngã tư của thành phố người đi đường không khỏi chạnh lòng trước những em nhỏ ngồi bán đồ dạo…
Riêng ở khía cạnh đời sống tinh thần, theo một nghiên cứu gần đây nhất thì trong 20 người Việt thì có khoảng 5 người bị rối nhiễu về tâm lý. Tệ nạn xã hội vẫn còn, tai nạn giao thông vẫn liên tiếp xảy ra mỗi ngày, nỗi lo sợ khi người ta bước ra ngoài cánh cửa gia đình còn bủa vây… nên áp lực tinh thần thực sự vẫn tồn tại.
Lạc quan, dễ hài lòng nên hạnh phúc?
Dù thực tế cuộc sống vẫn còn vô vàn những lo lắng, khó khăn nhưng chỉ số HPI của Việt Nam luôn cao chót vót so với thế giới?!
Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết đó là do người Việt thường khá hài lòng về cuộc sống của mình. điển hình là, dẫu có xảy ra những biến cố lớn thì nhìn chung phần lớn người Việt vẫn cảm thấy lạc quan. Một số tiêu chí được đưa ra ví dụ là khi được hỏi “bạn có cảm thấy hài lòng về ngày hôm nay không?”, thì phần lớn người Việt trả lời là không có gì phải suy nghĩ, đắn đo nhiều!
Nụ cười Việt Nam 2
Kế đến, chỉ số HPI của Việt Nam cao vì niềm hạnh phúc của người Việt là khá đơn giản. Với rất nhiều người, việc có một ngôi nhà để ở, con cái học hành, trưởng thành nên người, công việc ổn định... là đã đủ để cảm thấy rất hài lòng và hạnh phúc rồi! Mặt khác, phần lớn người Việt có niềm tin vào cuộc sống và tin vào một tương lai đất nước sẽ tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, “rừng vàng, biển bạc” mà đất nước đang sở hữu cũng là một thuận lợi về đời sống so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một phần vì công nghiệp ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển, nên việc khai thác, sản xuất chưa ở mức tàn phá bầu không khí trong lành hay môi trường sinh thái tự nhiên…
Chính dựa vào những nét cơ bản này mà NEF đánh giá chỉ số HPI của người Việt Nam khá cao.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, chỉ số HPI của Việt Nam cao không hẳn là một điều gì đó đáng mừng. Bởi xét ở khía cạnh, nếu ai cảm thấy hài lòng, hạnh phúc một cách quá dễ dãi thì đó rõ ràng không phải là một điều tốt! Sự lạc quan, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp ở tương lai là điều cần thiết; song sự lạc quan quá mức sẽ khiến con người tự mãn, cả tin và kém thành công trong cuộc sống!
“Không nên vội mừng về con số đo, quan trọng là cần chú ý đến sự cảm nhận của từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng thiệt thòi”, một nhà nghiên cứu nhấn mạnh!
Theo Quyết định số 2589/QĐ-TTg của Thủ tướng và công văn số 342/BVHTTDL-GĐ ngày 18/2/2014 của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch thì từ năm 2014, Việt Nam sẽ hưởng ứng Ngày QTHP (ngày 20/3 hàng năm) do Liên hợp quốc phát động.
Cụ thể, từ năm 2014, nhiều hoạt hưởng ứng ngày này với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” đã diễn ra trên phạm vi toàn quốc. Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi, hội thi, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao... được tổ chức, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có những hoạt động tích cực, đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.
Năm 2015, các hoạt động tương tự sẽ diễn ra, cũng với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” của năm trước.
|
---
15.06.2012- 20 tháng 12, 2012 Người Việt Nam được cho là kém hạnh phúc so với hơn 100 nước khác-
-Lý do nào chứng minh Việt Nam là quốc gia "vô cảm"?
(Kienthuc.com.vn) - Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn, người đi đường vô cảm lướt qua nạn nhân đau đớn … là những vụ việc minh chứng Việt Nam ở vị trí thứ 13 thế giới trong bảng xếp hạng vô cảm?
Theo kết quả của hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố cuối tháng 11, chỉ có 40% số người Việt Nam được hỏi cho biết, họ trải qua nhiều cảm xúc trong một ngày. Với tỷ lệ này, Việt Nam xếp thứ 13 trong số những nước ít cảm xúc nhất, sau các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Madagascar, Belarus, Nepal...
Từ kết quả này làm nhiều người nhớ lại những vụ “vô cảm”, khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua.
Cán chết nữ sinh, xe khách rồ ga bỏ trốn
Sau khi cán chết người, tài xế xe khách đã bỏ mặc nạn nhân, rồ ga bỏ trốn khỏi hiện trường. Vụ việc xảy ra vào sáng 12/11, trên đường Âu Cơ, phường 13, quận Tân Bình. Nạn nhân là Lê Thị Mỹ Linh (SN 1990, quê Bến Tre), sinh viên ĐH Maketting.
Cú va chạm mạnh làm chị Linh văng ra đường, bị bánh xe khách cán lên người tử vong tại chỗ. Điều đáng nói, sau khi gây tai nạn, tài xế xe khách đã tăng ga bỏ chạy để mặc nạn nhân tại hiện trường. Nhiều người chứng kiến rất bức xúc, gọi điện cho cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm của lái xe gây tai nạn.
Nữ sinh mất cánh tay vì tài xế vô cảm
Chỉ mất khoảng 30 giây, nhích bánh xe là có thể giải thoát an toàn cánh tay của nữ sinh mắc kẹt dưới bánh xe tải nhưng cả người gây tai nạn và các tài xế qua đường đều làm ngơ.
Đây chính là sự vô cảm trong vụ tai nạn xảy ra trưa 1/12 vừa qua, tại đường Dương Công Khi (huyện Hóc Môn, TP.HCM). Tài xế lái xe tải với tốc độ cao đâm vào xe máy do hai nữ sinh điều khiển và bỏ chạy ngay khi đó. Chiếc xe cán qua người nữ sinh Lê Thị Nhật Phương (học sinh lớp 10, trường PTTH Phạm Văn Sáng, Hóc Môn) gây tử vong tại chỗ. Nạn nhân còn lại bị bánh xe đè lên cánh tay, kêu khóc thảm thiết. Rất nhiều người dân kéo đến nhưng bất lực vì không biết điều khiển xe ô tô. Một số người đã chặn các taxi, xe bus đi qua để cầu khẩn tài xế cứu giúp nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối. Những hình ảnh này sau khi được đăng lên mạng, đã bị “ném đá” về thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm của con người trong xã hội, nhất là với cánh lái xe.
Trơ mắt nhìn nạn nhân bất tỉnh, không ai cứu
Thấy nạn nhân ngã xuống, nằm bất tỉnh, nhiều người qua đường xúm lại quan sát nhưng không ai đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Hàng chục người xúm xít xem người bị nạn nhưng không ai đưa đi cấp cứu |
Đó là vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường Phan Bội Châu (thành phố Quảng Ngãi) ngày 20/8. Một nam thanh niên đi xe máy đã bất tỉnh giữa đường sau khi va chạm với một chiếc xe khác. Người dân ùn ùn kéo đến sau tai nạn, vây quanh người bị nạn nhưng không ai đưa nạn nhân đi cấp cứu. Thậm chí, khi phóng viên đến ghi nhận hiện trường chặn một số ô tô đi ngang qua, nhờ đưa người bị nạn đi cấp cứu cũng không xe nào chịu chở vì sợ đen.
Người nhà nạn nhân tai nạn vẫy mỏi tay không bắt được taxi
Do bất cẩn, một nam thanh niên chừng 25 tuổi, đang điều khiển xe máy đường Quang Trung (TP HCM) tối 21/10 bị ngã xe, chấn thương nghiêm trọng.
Do bất cẩn, một nam thanh niên chừng 25 tuổi, đang điều khiển xe máy đường Quang Trung (TP HCM) tối 21/10 bị ngã xe, chấn thương nghiêm trọng.
Tất cả taxi đều từ chối, người bị tai nạn giao thông phải lên xe máy đi cấp cứu |
Khi chứng kiến nam thanh niên ngã văng khỏi xe, người bê bết máu nằm giữa đường, hàng trăm người hiếu kỳ đã dừng lại nhìn, rồi hờ hững bỏ đi. Thậm chí, khi người nhà nạn nhân có mặt, đứng giữa đường, liên tục vẫy tay cầu cứu ô tô và taxi, thậm chí còn đứng chặn trước đầu nhiều xe để xin giúp đỡ nhưng tất cả đều lạnh lùng từ chối. Cuối cùng, nạn nhân phải đi cấp cứu bằng xe máy trong tình trạng đa chấn thương.
Kệ người bị nạn, chỉ xem biển xe tai nạn để chơi lô đề
Có một sự thật đau lòng quanh các vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người chứng kiến, đó là họ quan tâm đến vụ tai nạn chỉ nhằm mục đích ghi lại biển số xe để về đánh lô đề.
Ngày 12/9 trên mạng xã hội Youtube xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một nạn nhân tai nạn giao thông nằm thoi thóp thở trước đầu xe ô tô. Trong khi đó, một người đàn ông đi xem biển số xe, rồi lớn tiếng nói với đám đông: "Làm con lô con đề đi" và không ai gọi xe, đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Như vậy, với những vụ việc nêu trên, có thể kết luận Việt Nam là một trong những nước "vô cảm" nhất thế giới hay không? Hay chăng đó chỉ là một trong những "con sâu làm rầu nồi canh"? Tuy nhiên, dù thế nào, những hành xử đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho bộ phận người dân còn quá hờ hững về văn hóa giúp đỡ người gặp nạn.
Thuần Lương
Thuần Lương
Dân Việt thật là, mới rưng rưng sung sướng, bây giờ ngã cái oạch. Sao cái bọn giãy chết nó tráo trở thế, vừa mới xếp VN thứ 2 hành tinh bây giờ lại đội sổ ..-Việt Nam 'gần cuối bảng về độ hạnh phúc'
BBC Tiếng Việt--Một khảo sát vừa công bố của Gallup nói người Việt Nam xếp thứ 121/148 nước và lãnh thổ về độ hạnh phúc, ngang với Nga, Iran và Palestine nhưng trên Singapore, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số 10 nước đứng đầu về chỉ số hạnh phúc có hai nước trong khối ASEAN - Thái Lan và Philippines xếp thứ sáu và thứ tám.
Các bài liên quan
Giới trung lưu 'mỏng manh' ở Việt Nam
'Kiểm lâm Việt Nam can đảm'
Môi trường kinh doanh VN 'kém thân thiện'
Bảy trong số tám nước còn lại trong top 10 nằm ở Mỹ Latin với Panama, Paraquay, El Salvador, Venezuela chiếm các vị trí nhất, nhì, ba, tư.
Gallup nói họ đã hỏi 1000 người dân tại mỗi trong số 148 nước và vùng lãnh thổ được khảo sát trong năm 2011.
Các câu hỏi chính bao gồm:
Bạn có nghỉ ngơi thoải mái ngày hôm qua không?
Bạn có được đối xử một cách tôn trọng trong suốt cả ngày hôm qua không?
Bạn có mỉm cười và bật cười nhiều trong ngày hôm qua không?
Bạn có học hay làm điều gì thú vị ngày hôm qua không?
Thế còn các thú vui thì sao?
Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc khối G8 nằm ở các vị trí khác nhau trong bảng xếp hạng: Canada - 11, Anh -30, Hoa Kỳ - 35, Đức - 50, Pháp - 51, Nhật Bản - 59, Ý - 90 và Nga - 118.
Các nước đứng cuối bảng theo thứ tự từ đáy lên là Singapore, Armenia, Iraq, Georgia, Yemen, Serbia, Belarus, Lithuania, Madagascar và Afghanistan.
'Việt Nam là sướng'
Tin Việt Nam đứng gần cuối bảng về chỉ số hạnh phúc cũng được trang tin BấmVnExpress của Việt Nam đưa lại với tít 'Người Việt ít hạnh phúc'.
Còn một nhà báo tại Sài Gòn bình luận trên mạng xã hội: "Tin hay không thì tùy nhưng theo kết quả khảo sát vừa công bố của Viện Gallup, dân Việt hài lòng với cuộc sống hơn dân Singapore nhưng bất hạnh hơn dân Lào, Cam bốt và tất cả các nước ASEAN còn lại."
Trong khi đó một số độc giả của BấmBBC trên Facebook, hầu hết là những người trẻ tuổi, cũng có những bình luận của riêng mình.
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Nguyen Thanh Hung trên Facebook của BBC Tiếng Việt
"Ngày hôm qua là ngày tồi tệ của mình, hỏi hôm khác thì hầu hết là mình cười và hạnh phúc" - đó là lời của Nguyễn Thùy Linh.
William Truong viết: "Người Việt Nam ít khi nào thú nhận điều không tốt về họ, hoặc trả lời đại cho qua - chẳng trách cái Viện Gallup này nhầm lẫn."
Nguyen Thanh Hung nhận xét: "Có đi nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu, ở Việt Nam tâm lý hưởng thụ còn nặng.
"Các bạn đang quen sáng ăn bún phở, trưa cơm văn phòng, chiều bia bọt, tối cà phê?
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Hồi giữa năm nay Bấmbáo chí Việt Nam dẫn một khảo sát khác nói người Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về hạnh phúc, chỉ sau Costa Rica.
Một số độc giả BBC cũng chỉ ra điều này và Trần Hùng bình luận: "Hạnh phúc là đúng rồi, sáng làm, chiều cà phê, tối nhậu, zô zô thế sao không vui, bia tiêu thụ nhiều mà không hạnh phúc sao được?"
'Con đường nguy hiểm'
Hãng tin AP của Hoa Kỳ dẫn lời một số chuyên gia nói rằng sự thịnh hành của chỉ số hạnh phúc có thể là "con đường nguy hiểm vốn có thể cho phép các chính phủ dùng cảm nhận tích cực của công chúng như cái cớ để phớt lờ các vấn đề".
Một số người trả lời phỏng vấn AP nói lý do các nước ở khu vực này lọt vào top 10 có thể do tính cách lạc quan của họ chứ không nhất thiết phản ánh mức sống hay tình trạng kinh tế.
"Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề."
Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay
"Phản ứng tức thời của tôi là điều này [độ lạc quan] bị ảnh hưởng bởi thiên lệch văn hóa" - đó là nhận xét của Eduardo Lora, người từng nghiên cứu thước đo thống kê về hạnh phúc khi còn là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Ông Lora cũng nói: "Các tài liệu thống kê cho thấy một số nền văn hóa thường phản ứng trước bất kỳ dạng câu hỏi nào theo cách tích cực hơn."
AP cũng hỏi người dân tại Panama, Paraguay, hai nước đầu bảng và Singapore, đứng cuối bảng.
Công nhân xây dựng Carlos Martinez nói ông không vui vì tội phạm gia tăng nhưng hạnh phúc về gia đình:
"Nhìn chung tôi hạnh phúc vì đây là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, một đất nước có vai trò quan trọng trên thế giới.
"Chúng tôi là người Caribbe, chúng tôi thích ăn mừng, ăn ngon và sống càng lành mạnh càng tốt. Ở đây có nhiều cơ hội, chỉ cần phải hy sinh hơn một chút thôi."
Còn Richard Low, một doanh gia ở Singapore nói: "Chúng tôi làm như chó mà được trả lương chết đói. Gần như chẳng có thời gian để đi nghỉ hay nghỉ ngơi nói chung vì người ta luôn phải lên kế hoạch - khi nào thì thời hạn chót hay cuộc gặp tiếp theo sẽ đến."
Trong khi đó Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay nói: "Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề."Chúng ta phải tự cười chính bản thân thôi."...
Dân Mỹ Latinh "hạnh phúc nhất thế giới"Thanh Niên
Người Panama, Paraguay hạnh phúc nhất thế giớiTuổi Trẻ
Châu Mỹ La-tinh hạnh phúc nhất thế giớiDân Trí
Thật là rưng rưng, sung sướng quá mới được sinh ra là người Việt Nam !!! Bọn phản động toàn chê bai, bây giờ mới được sáng mắt ra .Bàn luận về “chỉ số hạnh phúc”
Nguyen Van Tuan -Báo chí trong nước trích dẫn một báo cáo cho thấy người Việt hạnh phúc nhất nhì thế giới. Một số bạn bè ngạc nhiên về chỉ số này nên có vài lời bàn. Trong những người tham gia bàn luận (PQT, NĐH, BVNS, NVT, VQV, PPL) thì chỉ có anh VQV là người ít nhiều dính dáng đến khoa học xã hội, còn lại là dân hard science, nhưng cũng thú vị để biết quan điểm của họ về tính hợp lí của chỉ số hạnh phúc ra sao và có ý nghĩa gì. Vì đây là trao đổi email nên câu văn và chữ có tính “bình dân”.
PQT
Theo New Economics Foundtion thì VN là nước hạnh phúc thứ 2 trên thế giới, Bangladesh thứ 8 và Mỹ thứ 104. Zimbabwe (97) xấp xỉ Bỉ (96). Afghanistan (112) cao hơn Luxembourg (128). Có ai giải thích được cái bảng xếp hạng kì cục này không? Quan trọng hơn, ai trả lương cho mấy vị nghiên cứu salon ở bên Anh để ngồi làm những bảng xếp hạng vớ vẩn này?
NVT
Đối với những bảng xếp hạng như thế này, điều đầu tiên tôi quan tâm là phương pháp họ làm ra sao. Thật ra, họ làm rất đơn giản, chỉ số hạnh phúc (HPI) chỉ dựa vào 3 yếu tố. Mỗi nước, họ tính HPI bằng cách lấy cái gọi là “experienced well-being” (chất lượng / trải nghiệm?) nhân cho “life expectancy” (tuổi thọ trung bình) và chia cho “ecological footing”.
Life expectancy hay tuổi thọ bình quân thì họ lấy từ mấy nguồn thống kê quốc tế. Điều này theo tôi là chấp nhận được trong tình hình thiếu dữ liệu, không có vấn đề gì.
Ecological footing là chỉ số đo lường diện tích đất đai cần thiết để duy trì sự tiêu thụ, kể cả đất đai cho tài nguyên tái tạo, diện tích đất cần cho hấp thu CO2, v.v. Cũng chưa thấy vấn đề gì, dù đi vào chi tiết thì có vài câu hỏi.
Nhưng cái well-being experience thì theo tôi là có thể có vấn đề. Họ sử dụng số liệu từ survey do nhóm Gallup làm. Ở mỗi nước họ làm survey / điều tra trên khoảng 1000 người tuổi từ 15 trở lên. Ở VN làm survey rất khó có kết quả trung thực. Người được hỏi có khi không nói thật lòng, mà chỉ muốn nói cho người hỏi hài lòng. Có hãng mướn người đi hỏi (interviewer) và người hỏi có khi lười biếng tự mình điền vào các bảng câu hỏi. Theo tôi được biết tình trạng này đã từng xảy ra. Do đó, những kết quả của survey ở VN, nếu không kiểm soát cẩn thận, rất khó tin.
Còn cách xếp hạng thì tôi chẳng thấy họ xếp gì cả. Họ chỉ dựa vào HPI rồi dán cho nước nào hạng 1, hạng 2, đến hạn n. Thế thôi. Đáng lẽ họ phải điều chỉnh cho thu nhập hay gì đó để cho “công bằng” hơn. Trước đây, ông A. Sen (Nobel kinh tế) có viết một bài trên British Medical Journal, trong đó ông nói rằng ở Ấn Độ, tiểu bang giàu có và tuổi thọ cao thường than phiền bệnh tật và không hài lòng hơn so với tiểu bang nghèo và có tuổi thọ thấp. Tại sao? Tại vì, theo ổng, người nghèo không có điều kiện tiếp cận với thông tin và cũng chẳng đi đâu ra ngoài để có dịp so sánh.
Do đó, tôi nghĩ cái chỉ số HPI xếp VN ta hạng 2 không hẳn phản ảnh dân mình hạnh phúc nhất nhì thế giới, mà có thể phản ảnh người dân bị cô lập và không có cơ hội tiếp cận & so sánh với ngoài. Dĩ nhiên cách hiểu đó với giả định họ có cái well-being experience là hoàn chỉnh (nhưng tôi thì có chút nghi ngờ).
PQT
Cái sai trong chỉ số này không phải ở "experienced well-being" hay "life expectancy" mà ở "ecological footing". Ecological footprint chỉ là một cách để đo thu nhập (vì càng thu nhập nhiều, càng tiêu thụ, nhiều, và do đó càng có ecological footing lớn). Tức là theo kiểu lý luận của nhóm này thì thu nhập càng nhiều, hạnh phúc càng ít. Ngớ ngẩn ở chỗ đó. Dĩ nhiên nếu adjust cho thu nhập thì sẽ cancel out cái ecological footprint!
Tôi không biết "xếp hạng" với "dán cho nước nào hạng 1, hạng 2, đến hạn n" khác nhau ở chỗ nào :) Nhưng chính họ có vẻ cũng confused không biết đó là hạng gì. Họ viết (http://www.happyplanetindex.org/about):
"The HPI measures what matters: the extent to which countries deliver long, happy, sustainable lives for the people that live in them."
nhưng ngay sau đó lại viết:
"The index is an efficiency measure, it ranks countries on how many long and happy lives they produce per unit of environmental input."
Câu trên thì nói measure extent, câu dưới thì nói measure efficiency!
NVT
Operationally, tôi nghĩ cái chỉ số hạnh phúc HPI có lẽ nó đo lường cái efficiency. Bản chất nó là tỉ số mà. Nhưng vấn đề là cái "construct" này khó hiểu quá. Họ lấy cái life expectancy (sau khi điều chỉnh cho well being experience) tính trên diện tích! Đơn vị là năm trên mét vuông! Ai mà hiểu được cái chỉ số này phản ảnh cái gì, chẳng khác nào lấy thời gian chia cho không gian!
Bên y học, chúng tôi có đo cái gọi là Quality of Life. Có khoảng 36 câu hỏi để ước lượng chất lượng cuộc sống ra sao. Hai khía cạnh thể chất (physical) và tinh thần (mental) phải xem xét đến. Sau này còn có thêm chỉ số QALY - quality adjusted life years để quyết định trong việc điều trị ai có hiệu quả kinh tế hơn ai. Nhưng rất tiếc mấy khái niệm như QALY chưa được ứng dụng trong chuyện xếp hạng hạnh phúc.
Xếp hạng (ranking / league table) khác với sort. Xếp hạng còn phải lo đến vấn đề ties và vài chi tiết kĩ thuật khác. Tinh vi hơn thì phải tiếp cận bằng phương pháp Bayes. Xếp hạng bệnh viện bên Mĩ họ dùng những phương pháp tinh tế lắm, chứ đâu phải như mấy ông bà trong nhóm này làm (trông buồn cười ghê).
PQT
Khác biệt lớn lao giữa physical sciences và KH xã hội. Trong physical sciences khi tìm ra một equation nào mà tiên đoán những kết quả ngớ ngẩn, sai thực tế thì nhà KH gãi đầu gãi tai suy nghĩ lại xem mình nhầm lẫn chỗ nào. Trong KHXH thì khi gặp trường hợp đó thì nhà KH mừng rỡ đi khoe khắp thế giới rằng mình mới có 1 phát minh vĩ đại! :)
VQV
Tôi thấy ranking có 1 số vấn đề:
1. Về mặt ranking, nếu chỉ dùng 1 chỉ tiêu duy nhất, thí dụ như xếp hạng theo số giáo sư trên đầu một học sinh ở 1 đại học cũng đã tạo ra vấn đề rồi: đó là vấn đề chất lượng giáo sư. Dùng cái gì để đo chất lượng giáo sư? Ở các nước tây phương tiên tiến, dù sao cũng dễ đồng ý là 1 giáo sư có bằng tiến sĩ là tương đương nhau, khi xem xét một trường đại học chỉ cấp bằng BA. Ở những trường với mục đích giáo dục cơ bản cấp BA như thế, thì một ông có Nobel Prize hoặc có bài đăng đầy báo chuyên ngành chẳng hơn gì (và thường là tệ hơn vì thường ông ta chỉ lo nghiên cứu chứ không lo dạy và hướng dẫn sinh viên) 1 giáo sư chuyên dạy học. Đây cũng là lý do tờ báo US News and World Report không đếm bài viết hay giải nhận được để xếp hạng đại học dành cho sinh viên học BA ở Mỹ.
2. Khi dùng hơn 2 chỉ tiêu thì vấn đề lại lớn hơn. Thí dụ chỉ tiêu HDI (human development index) của UNDP, cộng ranking của GDP với ranking của tuổi thọ và ranking của số năm học trung bình của người dân, v.v. rồi lấy trung bình. Đây là trò táo cộng với cam ai cũng biết. Chẳng có lý thuyết gì chứng minh cái HDI này có ý nghĩa gì. Họ không thích ranking theo GDP nên thêm các chỉ số khác. Khi làm theo HDI thì nước nào có số năm học trung bình của người dân cao hơn sẽ có ranking cao hơn so với ranking chỉ dùng GDP.
3. Trò happy index này còn tệ hơn, vì nó vừa áp dụng nguyên tắc táo có thể cộng với cam, vừa không định nghĩa rõ ràng các chỉ tiêu. Nếu họ chỉ dùng 1 chỉ tiêu đề điều tra xem % dân cảm thấy hài lòng về cuộc sống để xếp hạng có lẽ còn hay hơn. Nhưng để làm tốt, việc điều tra cảm nhận của dân chúng như thế đòi hỏi mẫu điều tra phải đại biểu mọi tầng lớp dân chúng (lớp giầu, người nghèo, người ở nông thôn, người ở thành thị, v.v.). Tôi không nghĩ nhóm người Anh này, thực hiện được những cuộc điều tra chuẩn mực như vậy ở các nước. Ở VN không chừng họ ra siêu thị hỏi những thị dân lắm tiền.
PPL
Tôi xin góp vài ý kiến về nghiên cứu này như sau:
1) Ở VN có người nói họ hài lòng hơn là họ nói thật vì họ so sánh với nếp sống cơ cưc nhiều hơn trước đó và có lẽ rất nhiều người hài lòng thật vì họ không biết sự thiệt thòi đang hứng chịu, không so sánh để than phiền và tranh đấu.
2) Cái bất hạnh VN ghê gơm cho VN chính là sự cam chịu thành thuần thục trong xã hội, người dân cho như vậy đã là hạnh phúc hơn rồi, không còn nhu cầu phấn đấu để có cuộc sống tốt đẹp hơn nữa . Trong khi thế hệ sau đang được rèn luyện trong một nền giáo dục mà gian trá là khuôn mẫu để thành công ngay khi họ chuẩn bị vào đời.
3) Tôi không ngạc nhiên khi dân chúng HK không hài lòng với cuộc sống họ vì kinh tế vẫn còn trì trệ và xuống dốc; vì họ đòi hỏi cuộc sống cao đã quen trước đây (tuy rất nhiều phung phí) nay không còn thế nữa, Họ phấn đấu không cam chịu không hài lòng với cuôc sống hiện tại của họ (tuy còn tốt hơn người khác) mà họ tự cho là họ mình đáng được hưởng thụ.
Do đó nghiên cứu này không đủ khoa học mà xếp hạng nước này với nước khác nhưng có giá trị riêng cho từng nước theo thời gian thôi.
Nếu ta hỏi: Bà có hài lòng với chồng bà không rồi xếp hạng các ông thì kết quả sẽ ra sao?
NVT
Tôi cũng nghĩ đến cách diễn giải của anh PPL: đó là phản ảnh sự biến chuyển về kinh tế trong thời gian qua. Tôi thử tưởng tượng mình ngày xưa thì đạp xe đạp đi làm, thu nhập chẳng có bao nhiêu, chế độ hộ khẩu hà khắc, v.v. Nay tôi lái Honda đi làm, lương lậu ok, đủ để chiều về nhậu lai rai, chế độ hộ khẩu thoải mái hơn. Như vậy là hài lòng rồi. Nhưng tôi đâu có cơ hội để so sánh với cuộc sống ở Hồng Kông ra sao. Bởi vậy, so sánh hay xếp hạng khách quan lúc nào cũng phải xem xét đến thời gian tính và không gian nữa.
Bên tâm lí học (và khoa học xã hội cũng vậy) họ phân biệt khái niệm construct variable và operational variable. Tôi không biết dịch như thế nào cho hợp lí và đúng nữa. Hạnh phúc là một construct, một latent variable vì nó trừu tượng. Vấn đề là tìm cái operational variable có thể phản ảnh cái construct đó. Mấy người bên kinh tế họ “nặn” ra cái chỉ số HPI và họ xem đó là một operational variable phản ảnh cái construct gọi là “hạnh phúc”. Tôi thì nghĩ hạnh phúc phải có nhiều operational variable chứ đâu phải một. Đáng lẽ họ phải làm nhiều research để chứng minh cái HPI của họ nó vừa accurate lại vừa reliable. Không chứng minh được hai đặc điểm này thì nó chỉ là con số vô hồn.
Năm ngoái thấy có người trong Viện nghiên cứu giáo dục làm ranking mấy trường, chỉ đơn giản cho excel nó sort tỉ lệ tốt nghiệp. Nếu làm ranking đàng hoàng thì phải dựa vào nhiều biến và phải tính đến hiện tượng regression toward the mean, chứ đâu phải làm như … excel :-). Viết đến đây tôi chợt nhớ Einstein hình như có nói đơn giản hóa là cần thiết, nhưng đơn giản hóa đến mức ngô nghê thì đó là deception. (Có thể tôi nhớ không đúng nhưng đại khái ông nói vậy, và tôi rất đồng ý).
BVNS
Về vụ "hạnh phúc" và cách "tính toán" tôi không rành lắm, nhưng có cảm giác cách tính "Tổng hạnh phúc quốc gia" của Bhutan có vẻ có các "thao tác" kết hợp được khá tốt điều anh vừa nói. Xin anh tìm hiểu và cho anh em biết rõ thêm với. Hai cách tính GDP và HPI tỏ ra thiêng lệch và có yếu tố lừa mị. Tôi có nói qua điều này trong một bài báo xuân cho TBKTSG, xin gửi để quý anh chị đọc chơi: http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4203-hanh-phuc-ai-ban-ma-mua-.html.
NVT
Cám ơn bài của anh NS. Tôi đọc không sót một bài nào, không sót một cuốn sách nào (xuất bản gần đây) của anh.
Tôi đoán rằng những trò tính toán chỉ số hạnh phúc này xuất phát từ ông Thủ tướng Anh, David Cameron. Hai năm trước ông ấy phát động dự án tốn 2 triệu Anh kim để tìm cách đánh giá sự hạnh phúc của người dân Anh. Tham vọng ghê! Đánh giá hạnh phúc một cá nhân đã khó (vì tùy thuộc vào tuổi tác, thời gian, và không gian), ông ấy đòi đánh giá cả một quần thể, một dân số, một quốc gia. Nhưng cũng là một ý tưởng tốt cho các bác xã hội học phải suy nghĩ!
Cái ý tưởng hạnh phúc mà anh đề cập đến như là “Bhutan” là bắt chước từ … ngành y. Và, họ có lí. Bên ngành y, đã từ lâu người ta biết rằng những đánh giá hiệu quả của thuốc dựa vào các chỉ số sinh lí như năm sống, mức độ đau đớn, huyết áp, lượng mỡ, lượng nạc, mật độ xương, insulin, glucose, blah blah là dành cho giới khoa học, chứ có khi chẳng dính dáng gì đến bệnh nhân. Kéo dài số năm sống 1 năm có thể là một thành công của y học, nhưng trong 1 năm đó bệnh nhân phải đau khổ, thì không thể xem là thành công được. Phải có một thước đo chung cho tất cả các bệnh, và họ đi đến cái khái niệm quality of life hay QALY sau này. Chắc cũng giống như kinh tế, đo GDP không phản ảnh hạnh phúc, nên họ đề nghị GNH –gross national happiness. Tôi không biết rõ cái chỉ số này, và chỉ đọc sơ qua trong một số của Journal of Social Medicine thôi. Nhưng thấy những operational variables của họ (economic wellness, environmental wellness, physical wellness, workplace wellness, social wellness, political wellness) thì thấy có vẻ tốt và đầy đủ hơn là cái HPI. Nhưng tôi thì quan tâm đến cách họ làm ra sao và nguồn dữ liệu từ đâu. Nguồn dữ liệu về mấy cái “wellness” này rất khó tìm thấy ở VN.
VQV
GDP là nhằm đo giá trị tăng thêm trong nền kinh tế, trong 1 kỳ hạch toán, có thể là tháng, quí hay năm. Có 3 cách do:
1. đo giá trị tăng thêm bằng cách lấy giá trị sản phẩm tạo ra trừ chi phí sản xuất
2. đo theo thu nhập tạo ra bằng cách lấy thu nhập, phản ánh giá trị tăng thêm trên, cộng với nhau
3. đo theo sản phẩm sử dụng cuối cùng trong nền kinh tế bằng cách cộng tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất trừ nhập khẩu.
Ba cách tính trên theo nguyên tắc đều đưa tới 1 con số. Nếu khác nhau thì đó là sai số thống kê. Tất cả đều tính bằng tiền nên hệ thống trên không có vấn đề táo cộng với cam. Nó cũng dựa trên lý thuyết kinh tế và hoàn toàn phù hợp với nhau, vì tổng cung (sản phẩm sản xuất ra cộng với nhập khẩu) phải được cân bằng với tổng cầu tức là sử dụng (tồn kho là 1 loại sử dụng).
Nếu GDP được chuyển sang một đồng tiền nước ngoài nào đó thì phải dựa trên hối suất thị trường. Hối suất phản ánh khả năng tài chính của nền kinh tế trên thị trường thế giới.
Còn nếu mà muốn so sánh theo sức mua, thì phải dùng phương pháp so sánh sức mua để chuyển GDP vì 1 đô la có thể mua nhiều hàng ở VN hơn là Mỹ.
GDP không nhằm mục đích nói lên con người có hạnh phúc không, có đời sống cao hơn hay không. Ở VN, hơn 40% GDP không được dùng để trả cho người lao động mà được đem tích lũy, một phần không nhỏ (khoảng 20-30% giá trị tích lũy) là rơi vào tay quan chức cho nên chỉ có một số nhỏ là giầu còn đại đa số người lao động không đủ tiền nuôi gia đình. Muốn phân tích những vấn đề này thì phải đi xa hơn là tính GDP.
GDP là 1 index, chỉ có 1 mục đích hạn chế, là nhằm đo sự tăng trưởng của kinh tế. Giải thích tại sao kinh tế tăng trưởng hay lụn bại là vấn đề khác.
Theo tôi, đáng lẽ chỉ nên có 1 chỉ số cảm thấy hanh phúc. Giải thích tại sao chỉ số đó cao hay thấp lại là chuyện khác. Một người sống lâu chưa chắc đã hạnh phúc. Cộng chỉ số cảm thấy hanh phúc với chỉ số tuổi thọ là cộng cam với táo. Cũng có người cho rằng sống lâu là hạnh phúc, nhưng đó là đem chủ quan của mình vào vấn đề tạo index rồi.
Cái gọi là GDP xanh cũng đặt ra nhiều vấn đề. Trước đây tôi có viết 1 bài do US Bureau of Economic Analysis xuất bản, đề nghị GDP xanh là mức GDP của 1 thời điểm mà tại đó tài nguyên và môi trường được giữ nguyên trạng. Nếu áp dụng guyên tắc này thì GDP xanh sẽ giảm đi nếu phải chi phí để giữ nguyên trạng. Hàn Quốc định thử nghiệm nhưng cuối cùng họ bỏ cuộc vì không đủ số liệu mà muốn thu thập thì rất tốn kém. Cách mà UN đang làm là hạch toán các tài nguyên đang mất đi cũng như ô nhiễm tạo ra do sản xuất, và tránh không đưa ra 1 index tổng hợp. Vì làm sao mà tổng hợp?
PQT
Thực ra HPI không CỘNG chỉ số cảm thấy hạnh phúc với tuổi thọ, mà NHÂN chúng. Cộng cam với táo thì phản khoa học, nhưng nhân cam với táo thì không phản khoa học (cũng như người ta nhân m với kgf để được m.kgf là đơn vị năng lượng), chỉ có vấn đề là nhân như vậy có nghĩa gì. Nick Marks, người sáng chế ra HPI, giải thích rằng tích số của chỉ số cảm thấy hạnh phúc và tuổi thọ là một cách đo lường "happy years of life". Tức là một người sống 40 năm với chỉ số cảm thấy hạnh phúc 8 cũng cảm thấy hưởng thụ bằng một người sống 80 năm với chỉ số cảm thấy hạnh phúc 4 :) Tuy hơi tức cười nhưng cũng không đến nỗi quá vô lý.
Vấn đề là khi họ chia cái tích số đó cho ecological footprint, tức là cũng như chia cho per capita income vì hai cái này liên quan rất sát với nhau (xem hình). Ở đây cũng không có vấn đề phản khoa học, vi họ chia chứ không cộng hay trừ (cũng như chia gallons cho miles để đo hiệu năng của xe hơi), nhưng vấn đề là thiếu căn bản thực tế. Họ assume rằng nếu efficiency là một hằng số thì chỉ số cảm thấy hạnh phúc phải tỷ lệ với income hay EF, this is an entirely unfounded assumption. Chẳng hạn, ta dễ chứng minh rằng chỉ số cảm thấy hạnh phúc tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng income hơn là tùy vào độ lớn của income: một người lao công được tăng lương gấp đôi trong 1 năm sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn một ông nhà giàu bị mất di 1 nửa gia sản trong một năm.
VQV
Tôi không thể tự đánh giá về thống kê GDP hiện nay ở VN. Trước đây khoảng 10 năm thì tôi có thể bảo đảm là thống kê VN đáng tin cậy, và tôi đã viết một bài đánh giá thống kê GDP VN cho Ngân hàng châu Á (ADB) chính thức phản bác mâu thuẫn nội tại trong số liệu mà IMF tự làm, từ đó IMF đã phải dùng số liệu của VN.
Theo tôi hỏi từ những người làm thống kê VN thì GDP không còn đáng tin cậy vì hai lý do:
1. Ngay phương pháp đầu là lấy giá trị sản phẩm trừ đi chi phí cũng không còn thực hiện được vì không có điều tra thường xuyên để có giá trị sản phẩm. Có nghĩa là họ dùng một số indexes nào đó để phỏng đoán bằng phương pháp extrapolation thôi.
2. Số liệu tồn kho trong hơn 10 năm tiếp tục tăng, những năm gần đây lên đến 3-5% GDP, và nếu cộng 10 năm lại và tính theo giá hiện hành thì bằng hơn 30% GDP. Điều này vô lý vì không ai cứ tiếp tục sản xuất với tốc độ cao để bỏ vào kho. Nguyên tắc kinh tế là khi tồn kho tăng thì người sản xuất sẽ giảm sản xuất. Như vậy có nghĩa là GDP đã bị nống lên để có con số đẹp hơn. Đây là tôi đoán vì không thể kiểm chứng.
Ngoài ra xin cám ơn anh PQT đã đọc kỹ chỉ số hanh phúc để nói là họ nhân chứ không cộng. Tôi chỉ đoán mò, dựa trên chỉ số HDI của UNDP. Chỉ số HDI này dùng phương pháp trung bình cộng đơn giản. Cũng là UN cả, nhưng Cục Thống kê của LHQ đã nhiều lần tỏ thái độ không hài lòng với cách tính của UNDP, là một tổ chức của UN nhưng chủ yếu làm công tác phân phối và kiểm soát tiền viện trợ không hoàn lại cho các nước pháp triển. Chỉ số đánh giá trường học của US News and World Report là trung bình có tỷ trọng cho từng index.
NVT
Tôi nghĩ có thể xem cái wellbeing experience như là một utility, khái niệm mà chắc ai cũng biết. Do đó, lấy tuổi thọ trung bình nhân cho utility thì tôi thấy không có vấn đề gì. Nhưng khi họ tính HPI = LE*U / EF thì có thể bàn thêm. Cái underlying assumption của công thức này là có một mối tương quan deterministic giữa LE*U và EF (chính vì thế họ mới lấy tỉ số). Nhưng trong thực tế thì có thể mối tương quan là: LE*U = a + HPI*EF, hay thậm chí LE*U = a + HPI*EF + b*EF^2 (vì thu nhập càng cao thì hạnh phúc có khi giảm như A. Sen nói). Nói cách khác, họ giả định rằng a = 0, và đó là điều mà bác PQT gọi là unfounded assumption? Cái sai lầm về technical của họ là ở đây.
BTW, cái R^2 = 0.82 đó có lẽ là overestimate. Tại sao? Tại vì cả x và y đều có random error, và là chỉ số summary, nên nó tròn trĩnh hơn là thực tế. Ngoài ra, phân tích kiểu này phạm sai lầm gọi là ecologic fallacy. Nhưng nói cho ngay, mấy “sai lầm” này có thể tạm làm ngơ vì nếu làm đúng phương pháp thì chắc chẳng có gì để nói. :-)
NĐH
Hai bác NVT và PQT cho thấy là HPI có sai lầm cơ bản mà các sinh viên đều có thể thấy. Cơ bản là LE và HPI không phải là independent variables, chúng có liên hệ với nhau (và chúng cũng có thể liên hệ với EF). Để chứng minh chúng là independent variables (mà không phải confounding variables) thì phải test chúng.
PQT
Tôi nghĩ muốn có thể định nghĩa efficiency = y/x thì giữa x với y phải có một tương quan input-output. Nếu x không phải là input (hay ít ra là 1 trong những inputs chính) để sản xuất y thì định nghĩa efficiency = y/x không có ý nghĩa. Chẳng hạn, miles per gallon (xăng) là một meaningful definition của efficiency vì nếu ta nhân số gallons gấp đôi thì cái xe đó cũng đi một quãng đường dài gấp đôi (other things being equal). Nhưng miles per litre of oil hay miles per cylinder không phải là một meaningful definition của efficiency vì quãng đường xe đi được không tùy thuộc vào lượng dầu nhớt hay số xy-lanh.
Như vậy, khi họ bảo HPI đo "efficiency" tức là họ phải ngầm assume rằng giữa Ecological Footprint và (Wellbeing x Life expectancy) có một tương quan input-output, mà điều đó thiếu cơ sở.
Ngoài ra, dù có thể đo "cảm nhận" một cách chính xác, cũng không có cơ sở khoa học để nhân chia cái số đó với 1 cái khác vì mình không biết cái scale đó có linear không. Chẳng hạn, sự cảm nhận âm thanh đi theo logarithmic scale: khi có mười nguồn âm thanh cùng phát ra, mỗi nguồn 60 decibels, thì kết quả không phải là 600 decibels mà là 70 decibels. Vì vậy nhân "chỉ số cảm nhận hạnh phúc" với "số năm sống" là rất... hairy :)
Còn về cái R^2 = 0.82 giữa EF và GDP thì cũng không có gì lạ vì ta có thể expect là EF và GDP có causal relationship, thậm chí mutually causal relationship.
Nói tóm lại, những bàn luận trên đây cho thấy cách xếp hạng về hạnh phúc của nhóm New Economics Foundation không đáng tin cậy. Lí do ch sự không đáng tin cậy là vì 4 lí do chủ yếu sau đây:
(a) khái niệm và lí thuyết về hạnh phúc không rõ ràng; thật ra là chỉ số HPI đo lường tính hiệu năng hơn là hạnh phúc;
(b) cách thức thu thập dữ liệu còn nhiều nghi vấn vì không rõ ràng;
(c) phương pháp tính toán quá đơn giản. Hạnh phúc là một construct đa chiều và đa biến, nhưng cách họ xây dựng thành một biến số đơn giản không phản ảnh hết những biến số mà chúng ta từng biết phản ảnh chất lượng cuộc sống và hạnh phúc;
(d) mô hình thống kê của họ dựa vào một (hay vài giả định) không hợp lí, hoặc không thể kiểm định được;
Do đó, có lẽ chúng ta không nên tự hào là người hạnh phúc nhất nhì thế giới.Người Việt Nam có hạnh phúc thứ 2 thế giới? (TVN 20-6-12) -- Cho đến nay viet-studies "phớt lờ" tin này vì nó là một xếp hạng quá tào lao của một tổ chức (tuy có vẻ thành thật, có thiện chí) cũng quá tào lao (trang web của họ là đây). Tóm tắt là mấy người này tự "đặt ra" một công thức (có lẽ sau khi nốc vài ly whisky) rồi theo công thức đó mà xếp hạng. Làm ăn kiểu này thì bất cứ ai cũng có thể nghĩ ra một công thức để bất cứ nước nào được vào bất cứ thứ hạng nào mà người ấy muốn!
- Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai thế giới (Tin tức).- Thận trọng với chỉ số hạnh phúc (TT). - Biết đúng về mình có khó? (DT). - Phiếm: Sướng nhì (SGTT). -3 lý do Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới
Việt Nam “hạnh phúc” như thế nào?
- @ -- Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới xét về lĩnh vực sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để mang lại cuộc sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu dài cho người dân, theo bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012 (HPI) do Qũy Kinh tế Mới vừa công bố.
Ba nước dẫn đầu bảng xếp hạng 151 quốc gia trên thế giới được xem là có dân số thọ nhất, hài lòng với cuộc sống nhất, và có dấu ấn sinh thái thấp nhất (tức tiêu thụ và thải carbonic vào môi trường thấp) lần lượt là Costa Rica, Việt Nam, và Colombia.
Đây là năm thứ hai liên tiếp Costa Rica giữ vị trí hàng đầu về chỉ số HPI. Ba nước chót bảng là Botswana, Chad, và Qatar.
Kết quả chỉ số HPI 2012 cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém nhất như ở Châu Phi bị xếp hạng thấp về chỉ số HPI bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.
Qũy Kinh tế Mới nhấn mạnh chỉ số HPI không đo lường được tất cả. Các nước có chỉ số HPI cao có thể có rất nhiều vấn đề và thực tế là nhiều nước xếp hạng cao trên bảng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh bị tai tiếng bởi tình trạng nhân quyền. Dù nhân quyền có thể tác động tiêu cực đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của người dân, nhưng chỉ số HPI không nhắm tới việc đánh giá, đo lường những quyền này. Vì vậy, Qũy Kinh tế Mới đề nghị không nên chỉ dựa trên chỉ số HPI để đánh giá, mà nên xem đó là một thành tố cộng gộp để xem xét cùng với các chỉ số đo lường khác như tình hình kinh tế và áp lực môi trường.
Juliet Michaelson
“Dù Việt Nam đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012, không có nghĩa là Việt Nam là nước hạng nhì trên thế giới về mức độ mà chúng ta gọi là hạnh phúc hoặc mức độ mà người dân hài lòng về cuộc sống của mình một cách tổng thể. Sở dĩ Việt Nam chiếm thứ hạng cao về HPI là do tuổi thọ trung bình của người dân cao (cao hơn người dân ở nhiều nước có thu nhập cao) và tỷ lệ khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái thấp. Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh nêu lên sự an sinh của người dân song hành với sự quan tâm tới hành tinh của chúng ta để xem rằng liệu cách chúng ta đang sống trong hành tinh này hiện nay có thể mang lại cuộc sống hạnh phúc trong tương lai hay không. Dĩ nhiên cần phải nhìn cụ thể vào nhiều thước đo khác nữa để đánh giá xã hội ở các nước như thế nào. HPI là chỉ số hạnh phúc của người dân tương quan với các hoạt động khai thác-sử dụng tài nguyên sinh thái, là một thông điệp hữu ích chỉ ra rằng liệu con đường mà một quốc gia đang đi có đạt được tiến bộ hay không.”
Qũy Kinh tế Mới là một tổ chức nghiên cứu độc lập chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về chỉ số HPI của các nước trên thế giới nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phát huy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kinh tế, môi trường, và xã hội.Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh được công bố lần đầu tiên vào năm 2006 và bảng xếp hạng 2012 là bản phúc trình toàn cầu lần thứ ba về chỉ số này. Trong bảng xếp hạng công bố hồi năm 2009, Việt Nam xếp thứ 5.
- @ -- Việt Nam hạng nhì trên bảng xếp hạng Chỉ số Hạnh phúc Hành tinh 2012
- Download report Download poster
-Việt Nam xếp hạng 34/158 về Chỉ số Hòa bình Toàn cầu
--Việt Nam phát động kế hoạch xử lý chất thải y tế
Văn hóa bệnh viện (TN 12-6-12)
- Vung tiền giành giật bác sĩ (TP). - NGƯỜI VIỆT KINH DOANH CẦN SA LẠI SA LƯỚI PHÁP LUẬT (NCTG).
Thú chơi cá rồng nghìn đô (VnEx 9-6-12) -- Kẻ thì bỏ nghìn đô mua dâm người mẫu, kẻ thì chơi cá rồng. Người Việt Nam bây giờ đúng là "chịu chơi"
- Kiểm tra công ty sản xuất xúc xích có dòi (TN).
Táo Trung Quốc trồng bằng công nghệ độc
TT - Một lần nữa người tiêu dùng Trung Quốc lại hoảng loạn vì thông tin táo được trồng bằng công nghệ cực độc.
-Táo bọc túi tẩm thuốc sâu đang gây lo ngại ở Trung Quốc
---NTD nên làm gì để tránh mua phải táo bọc thuốc trừ sâu?
Phát hiện ô mai, xí muội chứa lượng chì vượt 27 lần
- Nhà thơ – Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Hành lang Quốc hội và chỉ số đam mê (VNN).
- Ám ảnh titan (TN).
-Các cụm công nghiệp ở Đắc Lắc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
- Sonadezi lại xả nước “lạ” (NLĐ). - Sonadezi xả thải có màu đen bất thường (TT).
-Người dân kê khai thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây ra
Dân Trí
(Dân trí) - Để có cơ sở điều tra, xác minh thiệt hại do hành vi xả thải do Sonadezi Long Thành gây ra, trong 2 ngày 11-12/6, Ban chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại về môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo đã phát mẫu phiếu cho người dân kê khai thiệt ...
Xác minh thiệt hại ô nhiễm do Sonadezi Long Thành gây raThanh Niên
Sonadezi Long Thành: Không bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôiLao động
Kê khai thiệt hại do bị ô nhiễm ở rạch Bà ChèoBáo Đồng Nai
Vietnam Plus -Sài gòn Giải Phóng
- Vũng Tàu: Hiện tượng biển xâm thực nghiêm trọng (TTXVN).
- Mới hoàn tất kiểm định an toàn 17/66 đập thủy điện (TN). – ‘Khẳng định đập Sông Tranh an toàn’ (BBC). --Sông Tranh 2: không an toàn thì kiên quyết dừng
Tuổi Trẻ
TTO - Trong phiên chất vấn sáng 14-6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời nhiều vấn đề “nóng” như xóa bỏ độc quyền của điện lực, xăng dầu; hệ lụy của phát triển thủy điện, thương nhân Trung Quốc tại VN. Về việc tiến tới xóa bỏ độc quyền ...
Bỏ độc quyền: Viễn thông làm được, vì sao điện - xăng dầu lại không?Dân Trí
Độc quyền của EVN còn kéo dài 17 năm nữa?Đài Tiếng Nói Việt Nam
“Kiên quyết xử lý những thủy điện phá nhiều rừng”Con người và Thiên nhiên
- - Đưa tin sai về việc tái cấu trúc VNPT sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật (Infonet).
- Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng. (PLVN)
Báo chí và công an phải “chung một chiến hào” (PLVN 15-6-12) -- Tất cả xã hội còn lại là chung một chiến hào khác?
- Viện Kiểm sát truy tố nhà báo Hoàng Khương (TT). - MTTQVN CHỈ ĐẠO LÀM RÕ TIÊU CỰC CỦA 2 PV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT (Mai Thanh Hải). - XỬ LÝ NGHIÊM 2 PV BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT TIÊU CỰC.
- Phúc thẩm vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Bà Liễu có đồng phạm? (Infonet).- Ngày 22-6, xử phúc thẩm vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại (NLĐ).
----Ai bảo vệ nhà báo?
Lao động
Tại sao gần đây nhà báo bị hành hung, cản trở tác nghiệp khá nhiều? Cơ quan pháp luật đã xử lý nghiêm những người hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp chưa? Hội Nhà báo làm gì để bảo vệ hội viên của mình?... Đó là những vấn đề đặt ra tại buổi tọa đàm ...
Cần xác định hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp là chống người ...Thanh Niên
Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báoBáo Thể Thao TPHCM
Khi tác nghiệp, nhà báo phải biết tự bảo vệ mìnhĐài Tiếng Nói TPHCM
- Nguyễn Hữu Quý: Vài suy nghĩ về “Dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” (Boxitvn). - Việt Nam dứt khoát không chấp nhận báo tư nhân (RFI). – Việt Nam khẳng định không tư nhân hóa báo chí (VOA). - Việt Nam chưa có kế hoạch tư nhân hóa báo chí (RFA).
@Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Nhiều blog lợi dụng dân chủVietNamNetz
-- Đối thoại trực tuyến với nhân dân chiều 12/6, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định: Có nhiều blog lợi dụng sự dân chủ, lợi dụng thuận lợi trong tác nghiệp trên mạng, lợi dụng việc chúng ta chưa có điều kiện chế tài quản lý các blog, dẫn tới có những hành vi vi phạm đạo đức...
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
|
Không có báo lá cải
Trước băn khoăn của độc giả Thái Thị Ngọc Lan (Ninh Bình) về "hiện tượng một số tờ báo tranh luận chỉ trích nhau là lá cải, làm hao mòn niềm tin của người đọc", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định luật Báo chí quy định rõ, báo chí là phương tiện thông tin, truyền thông hữu hiệu của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân.
"Chúng ta không có báo lá cải", ông Son nhấn mạnh.
Trước một số ý kiến cho rằng báo phải “lá cải” một chút để tăng doanh thu, Bộ trưởng Son cho rằng "đó là vi phạm đạo đức người làm báo, vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà làm mất đi chữ tín lâu dài". Những hiện tượng như giật tít câu khách, đưa tin không đúng sự thật... cần phải được kiên quyết chấm dứt trong thời gian tới.
"Trong điều kiện khó khăn chung, nhiều cơ quan báo chí cũng có khó khăn. Nhưng các nhà báo, các cơ quan báo chí vẫn giữ vững và phát huy vai trò, tác dụng của mình, không có cạnh tranh", ông Son nói. "Dĩ nhiên, có nơi có lúc chúng ta vẫn phải đấu tranh trong nội bộ để nền báo chí lành mạnh hơn, hiệu quả hơn".
Độc giả Trần Viết Lân (Hải Phòng) thì lo ngại về một số vụ việc tiêu cực, phóng viên viết bài sai lệch sự thật nhằm mục đích không trong sáng, thậm chí vi phạm pháp luật và đã bị xử lý, trong khi "báo chí và phóng viên đáng nhẽ phải là những tấm gương tốt đối với xã hội".
"Việc sai phạm trên là sự thật và thời gian vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng như Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành cũng đã quyết liệt xử lý, tuy nhiên vẫn còn có những hạt sạn trong hoạt động tác nghiệp báo chí", ông Son nói.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ ra hiện cả nước có 17.000 nhà báo được cấp thẻ, là những nhà báo được đào tạo về trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, cập nhật được hoạt động tác nghiệp báo chí hiện đại ngày nay.
"Nhưng cũng có một số ít nhà báo có hành vi tiêu cực và đã bị xử lý nghiêm minh. Cụ thể, trong năm 2008, chúng ta đã thu thẻ 15 nhà báo, trong đó có tổng biên tập, phó tổng biên tập. Năm 2010 vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông đã xử phạt 51 trường hợp, phạt tiền 254,5 triệu đồng, thu hồi 4 thẻ nhà báo…", Bộ trưởng cho biết.
Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
|
Chưa chủ trương lập tập đoàn báo chí
Trước của hỏi của độc giả Ngọc Hà (Hải Phòng) về việc liệu Bộ Thông tin - Truyền thông có ý định tư nhân hóa báo chí hoặc cho thành lập Tập đoàn báo chí không, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định luật Báo chí ghi rõ, báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân.
"Như vậy, đến giờ phút này, không có báo tư nhân trong xã hội ta", Bộ trưởng Son nói.
"Còn tập đoàn báo chí là mô hình đã xuất hiện ở một số nước trên thế giới. Hiện, tại Việt Nam, một số cơ quan báo chí đang có tới 2, 3, 4 loại hình báo chí, nhưng chúng ta chưa có tập đoàn báo chí. Bộ Thông tin - Truyền thông cũng xin khẳng định chúng tôi chưa có ý định hoặc đề xuất, chủ trương hình thành tập đoàn báo chí", ông Son nói
Độc giả Hải Hường (Gia Lai) lại băn khoăn trước tình trạng một số blog, trang mạng cá nhân thường xuyên đăng viết bài nói ngược lại chủ trương đường lối, bài xích cá nhân, đưa thông tin một chiều, không được kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận, chia rẽ nội bộ.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng blog có cả mặt tốt và mặt chưa tốt."Các blog, trang thông tin điện tử là những công cụ hữu hiệu để tương tác giữa độc giả với nhau, người dân với người dân, người dân với các tổ chức chính quyền các cấp, các địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển bùng nổ thông tin, để chúng ta có thể tìm hiểu, hiểu biết xã hội quốc tế, trong ngoài nước, có cơ hội để nắm nhiều thông tin hơn, giao dịch với nhiều đối tượng khác trong xã hội, nâng cao học tập hiểu biết… Đấy là mặt đúng, tốt của nó", ông Son nói.
"Nhưng ngược lại, trong sự phát triển này, có nhiều blog lợi dụng sự dân chủ đó, lợi dụng thuận lợi trong tác nghiệp trên mạng, lợi dụng việc chúng ta chưa có điều kiện chế tài quản lý các blog, dẫn tới có những hành vi vi phạm đạo đức của công dân, ảnh hưởng tới quyền tự do chân chính của người khác", Bộ trưởng Son nhận định.
Theo Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, đây là hành vi không chỉ luật Báo chí mà phải cả các luật khác có chế tài xử lý. "Về phía cơ quan quản lý truyền thông, chúng tôi hiện đã và đang đang soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 97 về quản lý hoạt động trên Internet, trong đó có quản lý Internet, game online và blog", ông Son nói. "Trong quá trình xây dựng chắc chắn sẽ xin ý kiến độc giả".
Chung Hoàng
Đài Tiếng Nói Việt Nam(VOV) - Chiều 12/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân thông qua Cổng thông tin Chính phủ. Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, trong những năm qua, báo chí luôn bám sát mục ...
'Chúng ta không có báo lá cải'Tiền Phong Online
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối thoại trực tuyến với nhân dânDân Trí