Lý giải về bảy điểm mà báo cáo của Đan Mạch đặt nghi vấn, trong đó ba điểm là có thất thoát, bốn điểm cần xác minh thêm, ông Kỳ cho biết đánh giá này có thể xuất phát từ chỗ không hiểu về cách tính toán của nhau, và Viện Địa lý đã gửi giải trình tới Đại sứ quán, Bộ KH-CN, Viện KH-CN.-Vụ Đan Mạch dừng viện trợ ba dự án ODA: Lỗi kỹ thuật hay lỗi hệ thống? (PLTP 3-6-12)
(PL)- Các chuyên gia phân tích, theo quy trình quản lý vốn ODA hiện hành nếu các đối tác VN là tổ chức phi chính phủ sẽ rất khó xảy ra tham nhũng.
Trong vụ này, cả ba đối tác phía VN đều là cơ quan nhà nước. Hiện nay, nhiều nhà tài trợ quốc tế tăng cường tiếp cận khối dân sự địa phương, tránh trung gian cơ quan nhà nước.
Quá trình điều tra hiện vẫn đang tiếp tục. Bước đầu, báo cáo của Price Waterhouse Coopers (PWC) cho rằng số tiền bị nghi sử dụng sai là 3.275.544 DKK (tức khoảng 11,5 tỉ đồng), bao gồm các nội dung: Dịch vụ tư vấn để tư lợi, chi vượt mức thực tế các trang thiết bị và thâm hụt quỹ so với số dư sổ sách kế toán.
Tờ Copenhagen Post ngày 30-5 trích lời của Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach tuyên bố: “Cần phải xử lý những người bị phát hiện đã sử dụng sai tiền viện trợ phát triển của Đan Mạch… Những kẻ gian dối phải bị chặn đứng và trừng phạt”. Ông Friis đã đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ quá trình điều tra.
Khó tham nhũng ở khối phi chính phủ?
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn do các chính phủ, tổ chức liên chính phủ hoặc phi chính phủ tài trợ cho các nước đang hoặc kém phát triển. Xét về hình thức viện trợ, ODA có ba loại: không hoàn lại, cho vay ưu đãi (với lãi suất thấp, trong thời gian dài) và loại hỗn hợp - tức kết hợp cả hai dạng trên. Căn cứ chủ thể thực hiện, có thể phân chia ODA thành viện trợ cấp chính phủ (cơ quan nhà nước, đại sứ quán…) và viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ. Bốn dự án nghiên cứu về biến đổi khí hậu mà Danida tài trợ cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại, cấp chính phủ, với nguồn vốn do Danida - là tổ chức trực thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch - cung cấp và đối tác phía Việt Nam đều là các cơ quan nhà nước (ĐH Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học-Công nghệ, Viện Di truyền Nông nghiệp…).
Những dự án bị ngưng viện trợ đều nằm trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu.
Chính phủ đã có những quy định về quản lý ODA như Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Theo bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn), nói chung mỗi tổ chức trong lĩnh vực phát triển cộng đồng đều có quy định tài chính riêng, song quy định đó được xây dựng phù hợp với luật pháp Việt Nam và hệ thống quản lý tài chính của quốc gia mà tổ chức mẹ của họ trực thuộc.
Bà Hằng cho rằng trên nguyên tắc, việc tham nhũng ở khối phi chính phủ là không dễ xảy ra: “Việc kiểm toán và giám sát được tiến hành thường xuyên. Có những quy định chặt chẽ như phải báo cáo hằng tháng, hằng quý như thế nào, bao giờ phải nộp hóa đơn tài chính… và chỉ khi nào các hóa đơn được chấp nhận thì mới chuyển tiền cho lần sau. Với những quy định như thế, cộng với sự phối hợp giữa cán bộ quản lý chương trình của nhà tài trợ với cán bộ của bên đối tác thực hiện, nếu họ sát sao nữa, thì khó mà có tham nhũng”. Bà Hằng không loại trừ một số trường hợp “có thể số tiền tài trợ quy mô nhỏ lẻ, bản thân tổ chức phi chính phủ đó giải quyết nội bộ được, nên chuyện không được đưa ra ngoài”. Song nhìn chung, theo bà Hằng, các vụ thất thoát, chi tiêu sai mục đích,… trong các dự án của khối phi chính phủ ở Việt Nam đến nay chưa có nhiều.
Đồng tình với bà Hằng, ông Hoàng Anh Dũng, Ban Nghiên cứu và Đào tạo, Viện Nghiên cứu Xã hội Việt Nam, cho rằng về nguyên tắc, viện trợ phát triển cho khối phi chính phủ, nếu thực hiện đúng quy trình yêu cầu thì khó mà xảy ra hiện tượng tham nhũng. Ví dụ, theo Nghị định 93, mỗi lần nhà tài trợ chuyển tiền thì đều phải có thủ tục xác nhận viện trợ với Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính. “Chuyện tham nhũng, nếu có, nhiều khi xuất phát từ những khác biệt về quy định, luật lệ giữa nước viện trợ và nước đối tác. Ví dụ, ở một vài dự án nhỏ, phía viện trợ chỉ cấp kinh phí cho giám đốc, kế toán và một vài cán bộ dự án. Vậy còn tiền điện nước, chi phí thuê nhà chẳng hạn, những khoản đó thì ai trả? Vậy nên cán bộ quản lý dự án phải trích phần này, đắp vào phần kia… và cái đó tạo tiền đề cho tham nhũng”.
Tuy vậy, về căn bản, đó chính là tiền đề của việc “chi tiêu sai mục đích”, như trong các dự án Đan Mạch viện trợ. Chẳng hạn, dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái cửa sông ở Việt Nam” do Viện Hải dương học trực thuộc Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam thực hiện với đối tác Đan Mạch là ĐH Aarhus và ĐH Copenhagen. Báo cáo của PWC cho rằng có một khoản 246.664 DKK đã được chi cho con gái một điều phối viên dự án để đi du học và khoản này được giám đốc dự án phê duyệt. “Không có quy trình tuyển chọn ứng viên du học. Cô con gái (của điều phối viên dự án đó) đã công tác tại Viện Hải dương học ba năm trước khi nhận học bổng nhưng gần đây đã thôi việc sau khi học xong. Sự vụ cần được xác minh thêm”.
Đã có những tiền lệ tham nhũng lớn
Chuyện tham nhũng hiếm xảy ra, như bà Hằng và ông Dũng nói, là ở khối phi chính phủ. Còn tại Việt Nam, thực tế là đã có những vụ án tham nhũng động trời như PMU 18 hay PCI.
Về điểm này, ông Hoàng Anh Dũng cho biết: “Ở Việt Nam lâu nay vẫn có mặc định là ODA là do Nhà nước tiếp nhận, nắm giữ, quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động không được hiệu quả và cũng đã có nhiều vụ án tham nhũng lớn xảy ra. Do đó, hiện các nhà tài trợ quốc tế có xu hướng yêu cầu phải để khối các tổ chức xã hội dân sự tiếp nhận ODA. Chẳng hạn, Nhật Bản đang tăng cường tiếp cận khối dân sự ở các địa phương, EU cũng tài trợ trực tiếp cho địa phương, hạn chế thông qua trung gian”.
Ông Dũng cũng nhận định trong vụ việc này, cần phải xem xét rõ: Việc giám sát của cơ quan chủ quản được thực hiện như thế nào, cơ chế quản lý của tổ chức thực hiện dự án, cơ chế vận hành của dự án ra sao? “Cần làm rõ sự vụ do hệ thống gây ra hay do lỗi kỹ thuật gây ra. Nếu do lỗi hệ thống thì đây là điều đáng tiếc vì bên tài trợ (Đan Mạch) đã không sớm nhận ra vấn đề này. Còn nếu là lỗi kỹ thuật thì phải nhanh chóng xác định được do bộ phận nào, cá nhân nào gây ra để có xử lý kịp thời, không gây ra ảnh hưởng tới toàn hệ thống và hình ảnh các tổ chức làm phát triển tại Việt Nam” - ông Hoàng Anh Dũng nói.
Xác minh thêm việc sử dụng ô tô
Dự án “Đánh giá xu hướng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế-xã hội miền Trung” (ký hiệu P1-08-VIE) do Viện Địa lý trực thuộc Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam thực hiện với đối tác Đan Mạch là ĐH Roskilde và ĐH Copenhagen. Theo báo cáo kiểm toán, dự án này chi 414.405 DKK học bổng (mà không có quy trình tuyển chọn rõ ràng), 179.319 DKK cho việc mua ô tô, ngoài ra còn nhiều khoản chi khác. Ngân sách chi để mua ô tô được thông qua “ngay từ đầu” nhưng không thấy ghi chép về nhật ký sử dụng. “Một người lái xe ở Viện (Địa lý) đã xác nhận là không thường xuyên dùng đến xe. Nghiên cứu tại hiện trường diễn ra ở miền Trung, vì vậy các chuyên gia đi thực địa bằng máy bay. Sự vụ cần được xác minh thêm”.
Ba loại tham nhũng
Theo phân loại của các học giả quốc tế, có các hình thức tham nhũng sau đây:
Tham nhũng diễn ra ở tầng cao nhất trong hệ thống lãnh đạo, gọi là tham nhũng vĩ mô (ví dụ vụ PCI ở Việt Nam), với quy mô lớn, tính chất bí mật mà người dân thường không thể biết, không thể trực tiếp chứng kiến và phát hiện.
Tham nhũng vi mô (tham nhũng “vặt”), diễn ra trong các lĩnh vực dịch vụ công như y tế, giáo dục… Trong đó người dân thường phải chi những khoản tiền ngoài mức quy định cho công chức để được việc mình.
Dạng thức tham nhũng, trong đó cá nhân thăng tiến nhờ quan hệ thay vì nhờ năng lực. Đó chính là nạn “gia đình trị”. Hiện tượng “gia đình trị” phổ biến ở các nước đang phát triển và rất nguy hại vì nó dẫn tới việc để cho những cán bộ kém năng lực lọt được vào hệ thống.
(Nguồn: Dự án Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2011)
|
-
-Chủ 3 dự án ODA thanh minh về "thất thoát tài chính"
(Đời sống) - “Tôi rất buồn vì thông tin của kiểm toán đưa ra vội vàng, dựa vào quan sát cảm tính mà không có bàn bạc, phân tích. Kiểm toán cũng không hiểu quy trình của dự án” - PGS Nguyễn Ngọc Lâm, điều phối viên dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông của VN” của Viện Hải dương học, một trong ba dự án bị Đan Mạch ngừng tài trợ, chia sẻ.
TIN LIÊN QUAN |
"Bản thân tôi không nhận hai lương như kiểm toán nói"
Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach vừa quyết định ngừng ba dự án tại Việt Nam do có những bất thường về tài chính.
* |
Một chuyến nghiên cứu thực địa của các nhà khoa học VN và Đan Mạch tháng 11/2009 thuộc dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông của VN” của Viện Hải dương học - Nguồn: http://www.climeeviet.com
|
Ngày 2/6, Cơ quan Đảm bảo chất lượng viện trợ phát triển Đan Mạch đã công bố bản báo cáo về kiểm tra độc lập thực hiện 4 dự án ODA về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nêu những nghi vấn về tiêu cực tài chính như chi sai mục đích, chi cao hơn giá thực tế hay không thực chi trong các dự án ODA ở Việt Nam, dù nhấn mạnh những phát hiện cần phải kiểm tra thêm.
Trong đó, đáng chú ý là một khoản hơn 845 triệu đồng được chi như học bổng thưởng cho con gái của điều phối viên dự án do chính giám đốc phê duyệt. Báo cáo nói việc học bổng được cấp mà không qua quá trình lựa chọn ứng viên. Cô con gái của điều phối viên này đã làm việc được 3 năm trước khi có học bổng trên nhưng gần đây đã rời viện sau khi hoàn tất học bổng. Báo cáo cũng khẳng định việc này cần phải kiểm tra xác minh thêm.
Tuy nhiên, cho biết trên Tuổi Trẻ, PGS Nguyễn Văn Lâm, người có con gái được nhận suất học bổng trên lại cho hay việc kiểm toán nói học bổng này không qua quy trình lựa chọn là không chuẩn xác. Con gái ông đạt yêu cầu về tiếng Anh của trường Đan Mạch, sau đó gửi hồ sơ sang Đan Mạch để họ lựa chọn chứ dự án không đứng ra tuyển chọn.
Sau khi có kết quả, Bộ Ngoại giao Đan Mạch chuyển học phí thẳng cho trường ĐH nơi ứng cử viên được chọn theo học. “Toàn bộ tiền học của con gái tôi do phía Đan Mạch trực tiếp chi trả và do Bộ Ngoại giao Đan Mạch chuyển. Tất cả đều theo quy chế học bổng của Đan Mạch” - ông Lâm nói.
Với khoảng 270 triệu đồng mà kiểm toán xác định là “hợp đồng tư vấn ký với các nhân viên dự án”, ông Lâm cho hay đây không phải là hợp đồng tư vấn mà là các hợp đồng khoa học - công nghệ, hoàn toàn khác hợp đồng tư vấn.
“Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” - ông Lâm giải thích.
* |
Bộ trưởng Phát triển Christian Friis Bach tuyên bố dừng 3 trên 4 dự án ODA của Đan Mạch tại Việt Nam để điều tra sự cố thâm hụt tiền. Ảnh: politiken.dk
|
Về quy trình giám sát tài chính, ông Lâm khẳng định mọi chi phí đều phải có chữ ký phê duyệt của viện trưởng Viện Hải dương học. Sau mỗi một năm, dự án phải làm thủ tục quyết toán năm với Kho bạc Nhà nước rồi gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng tài chính - kế toán của Viện Khoa học - công nghệ phê duyệt. Sau đó, dự án mới đưa phần kết quả về tài chính vào báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Đan Mạch.
Hiện nay, ông Lâm đã làm giải trình bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi các cơ quan liên quan và khẳng định với Tuổi Trẻ dự án không làm gì sai.
Bản thân dự án, theo ông Lâm, cũng được phía Đan Mạch đánh giá tốt. Hiện nay dự án đã kết thúc giai đoạn 1 và báo cáo dự án được Bộ Ngoại giao Đan Mạch phản biện đánh giá là tốt. Sau đó, dự án đã lập hồ sơ giai đoạn 2 gửi Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội và Bộ Ngoại giao nước này.
"Những cáo buộc đối với trung tâm không có cái nào đúng cả"
PGS.TS Phạm Văn Cự, Giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, ĐHQG HN khẳng định, về cơ chế kiểm soát tài chính cho dự án theo kế hoạch, phía Đan Mạch sẽ thực hiện kiểm toán vào cuối kỳ dự án, tức là năm 2013. Còn từ năm 2010 đến nay, trung tâm vẫn có báo cáo tài chính hằng năm gửi đi.
Bản báo cáo năm 2011 vừa được gửi vào tháng 4-2012 nhưng không có thắc mắc phản hồi nào, thì trung tâm nhận được cáo buộc về việc chi “khống”, chi sai đến 4,4 tỉ đồng.
“Tại thời điểm này, tôi có thể khẳng định những cáo buộc đối với trung tâm không có cái nào đúng cả. Chúng tôi đã hoàn thành xong báo cáo giải trình. Nếu được phép, sắp tới giải trình này cũng sẽ được công khai trên website của trung tâm. Trong phiên đối chất tới, có lẽ điều chúng tôi muốn nhấn mạnh sẽ là sự khác biệt trong tính toán giữa hai bên”. - PGS.TS Cự nói.
Ông Cự cũng khẳng định, trong trường hợp dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” bị dừng tài trợ, các cán bộ nghiên cứu sẽ tiếp tục hành trình của mình, không thể để bỏ phí công sức đã dồn vào đó suốt hai năm qua. “Chúng tôi sẽ đi tìm xin dự án mới, vì các dự án của trung tâm đều là hợp tác với nước ngoài, chứ không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước” - ông Cự nói.
Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán nhưng không sai
Ngày 2/6, trao đổi với báo chí TS Nguyễn Định Kỳ, Viện trưởng Viện Địa lý, một trong những cơ quan chủ quản của 1 trong 3 dự án bị tạm dừng tài trợ khẳng định dự án của viện đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán vào năm ngoái và không phát hiện sai phạm gì.
“Tôi khẳng định không có tham nhũng, không có thất thoát, và ban quản lý dự án cũng khẳng định trước lãnh đạo viện về điều đó” - ông Kỳ nói.
Lý giải về bảy điểm mà báo cáo của Đan Mạch đặt nghi vấn, trong đó ba điểm là có thất thoát, bốn điểm cần xác minh thêm, ông Kỳ cho biết đánh giá này có thể xuất phát từ chỗ không hiểu về cách tính toán của nhau, và Viện Địa lý đã gửi giải trình tới Đại sứ quán, Bộ KH-CN, Viện KH-CN.
Ông Kỳ nói lãnh đạo viện hết sức nghiêm túc vì đây là danh dự quốc gia, không chỉ là danh dự Viện KH-CN hay Viện Địa lý.
- Lê Nguyên (Tổng hợp)
Đại sứ Đan Mạch John Neilsen (trái) khi bắt đầu triển khai tài trợ vốn ODA cho các dự án biến đổi khí hậu ở Việt Nam. - Tham nhũng vốn ODA, mất thể diện quốc giaSGTT.VN - Chỉ một phần rất nhỏ trong tổng vốn ODA là viện trợ không hoàn lại, còn chủ yếu là tiền cho vay với mức lãi suất không hoàn toàn ưu đãi. Việc thất thoát, tham nhũng nguồn vốn này sẽ khiến gánh nặng trả nợ ngày càng lớn và phi lý cho các thế hệ sau.
Trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ năm 2012 (diễn ra từ hôm nay 4.6 đến ngày 6.6), bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố dừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ các cơ quan, đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền khoảng 69 tỉ đồng (19,9 triệu kroner Đan Mạch). Tuy điều này sẽ làm mất mặt các quan chức chủ nhà Việt Nam trong hội nghị và tạo những băn khoăn nhất định với đại diện các nhà tài trợ và nhà tài trợ song phương, đa phương; nhưng đó thực sự là điều cảnh tỉnh rất cần thiết để Việt Nam mạnh tay chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
Đừng nói rằng tổng số tiền tài trợ của Đan Mạch là ít, số tiền nghi thất thoát là ít so với những vụ việc tham nhũng vốn ODA trước đây như dự án đại lộ Đông Tây khiến ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc ban quản lý dự án, phải đi tù. Số tiền tuy không lớn nhưng bản chất vụ việc, các hành vi vi phạm lại rất nghiêm trọng. Ví dụ như trong dự án nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu tới biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế ở đồng bằng sông Hồng”, cơ quan kiểm toán của Đan Mạch cho rằng tổng số tiền thâm hụt lên đến 1,3 triệu kroner (tương đương 4,4 tỉ đồng); trong đó có những khoản lên đến 900 triệu đồng được sử dụng mà không có chứng từ, chi hơn 1 tỉ đồng cho hai nhân viên làm kiểm kê, thu thập số liệu trong khi các nhân viên này đã được trả lương…Tại dự án “Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế xã hội miền Trung”, số tiền chi sai mục đích lên tới 5,4 tỉ đồng, trong đó có 2,1 tỉ đồng chi lương, thù lao cho nhiều người mà không rõ công việc cụ thể. Hay tại dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam” có khoản chi sai 860 triệu đồng làm học bổng cho con gái của điều phối viên dự án, do giám đốc dự án ký duyệt. Việc lợi dụng, tham nhũng tiền dự án là rõ ràng vì người nhận học bổng đã rời khỏi viện ngay sau khi học xong.Thuỵ Điển, Đan Mạch và một số nước EU khác khi hỗ trợ các dự án ODA cho Việt Nam thường chọn các dự án nhỏ nhưng đem lại hiệu quả lớn, như các dự án cải thiện môi trường, giúp Việt Nam cân bằng, phát triền bền vững… Thời gian gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam ngày càng rõ rệt thì việc có thêm nguồn kinh phí vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại từ các nước là rất đáng quý. Tuy nhiên, với tình trạng tham nhũng như ở các dự án nêu trên, đây là một đòn làm giảm sút lòng tin nghiêm trọng từ phía các nhà tài trợ. Không những thế, nó còn gây nên sự giận dữ từ phía người dân, như người dân Đan Mạch. Họ sẽ đòi hạn chế, thậm chí cắt các nguồn tài trợ ODA cho những nước để xảy ra tham nhũng, làm giảm hiệu quả vốn ODA, cũng là nguồn tiền được trích từ nguồn thuế của người dân nước tài trợ.Không phải đến bây giờ tình trạng tham nhũng vốn ODA mới được cảnh báo. Từ vụ việc xảy ra tại PMU 18 thuộc bộ Giao thông vận tải cho đến vụ tham nhũng chấn động tại dự án đại lộ Đông Tây TP.HCM, khiến Nhật Bản – một trong ba đối tác cung cấp vốn ODA lớn nhất hàng năm cho Việt Nam – đã phải ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam trong một thời gian (được nối lại vào tháng 3.2009). Nhưng kể từ đó đến nay, dường như chưa có nỗ lực nào đáng kể từ các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam để chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn này. Sự việc mới xảy ra cho thấy hiệu quả công tác rà soát, chống tham nhũng trong sử dụng vốn ODA đã không đạt được như nhiều tuyên bố của cơ quan chức năng sau vụ án Huỳnh Ngọc Sĩ.Đã có nhiều khuyến cáo từ phía các nhà tài trợ về quản lý vốn ODA, các chuyên gia, tổ chức cũng đã đề xuất thành lập cơ quan quản lý độc lập về vốn ODA, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngay khi các dự án đang triển khai chứ không chờ dự án kết thúc… Tất cả những điều này, trên thực tế, được tiếp thu rất ít. Báo chí chỉ ghi nhận được một vài dự án do Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra khi đang triển khai và chấn chỉnh được ngay khi sai phạm mới xảy ra. Nhưng kết quả đạt được không nhiều.Đã có gần 30 tỉ USD từ nguồn vốn ODA chảy vào Việt Nam trong vòng 15 năm qua giúp thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng: sân bay, cảng biển, hệ thống điện... giúp Việt Nam giảm mạnh tỷ lệ đói nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh… Nhưng, chỉ một phần rất nhỏ trong số đó là viện trợ không hoàn lại, còn chủ yếu là tiền cho vay với mức lãi suất không hoàn toàn ưu đãi (lãi suất, chi phí vốn vay càng cao nếu giải ngân chậm, sử dụng không hiệu quả). Do vậy, với nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng; trong khi các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí không được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ; việc giảm dần nguồn vốn này cho Việt Nam và khiến gánh nặng trả nợ ODA ngày càng lớn và phi lý cho các thế hệ sau là điều khó tránh.MẠNH QUÂN
ODA và niềm tin
Tuần trước, Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội xác nhận chính thức với Thanh Niên rằng nước này quyết định ngừng tài trợ 3 dự án liên quan đến biến đổi khí hậu của Việt Nam vì phát hiện những “dấu hiệu bất thường”. Theo tờ The Copenhagen Post, lượng vốn bị sử dụng sai mục đích có thể lên đến 3,3 triệu kroner (khoảng 11,5 tỉ đồng).
- Việt Nam trong tuần: Đan Mạch dừng 3 dự án ODA – Lỗi tại ai? (VOV). - Việt Nam trong tuần: Đan Mạch dừng 3 dự án ODA – Lỗi tại ai? (VOV). - Ba dự án biến đổi khí hậu bị Đan Mạch tạm dừng tài trợ: Hết sức nghiêm túc vì danh dự quốc gia (TT). Những dấu hiệu sai phạm tại 3 dự án Đan Mạch ngừng cấp ODA (VnEx 2-6-12) -- Mổ xẻ nghi vấn tài chính 3 dự án ODA Đan Mạch(VNN 2-6-12) -- Cái này thì hay thiệt: "Học bổng cho con cán bộ dự án"! (Rồi khi đám này về nước, chúng sẽ được "cơ cấu" làm thứ trưởng, làm TGĐ Tập Đoàn, rồi... rồi...) - Ba dự án biến đổi khí hậu bị Đan Mạch tạm dừng tài trợ: 6 tháng, bốc hơi 11,5 tỉ đồng (TT). - Dự án biến đổi khí hậu do Đan Mạch viện trợ bốc hơi 11,5 tỉ (SGTT). - Đại sứ Đan Mạch lên tiếng vụ dừng 3 dự án ODA (VNN).
Quan chức về DN dưỡng hưu: Để không còn nhạy cảm (VNN 2-5-12) -- Một trong nhiều bất tất tận gốc rễ của cái xã hội này.
Văn hóa đổ lỗi, trốn tránh, rồi chẳng biết ai phải chịu trách nhiệm ?!!! Việt Nam không có tam quyền phân lập ?!!! nên vậy .
Vụ Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Vì tham nhũng đã có hậu quả ? (Tamnhin.net) - Ngay trước thềm hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam sắp diễn ra tại Quảng Trị, thông tin Bộ Phát triển Đan Mạch quyết định dừng ba dự án ODA tại Việt Nam do nghi ngờ gian lận đã gây xôn xao dư luận.(Nạn tham nhũng đã lộ diện ) ?
@ tamnhin Vụ Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Vì tham nhũng đã có hậu quả ?Vụ Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Các bên nói gì? vneco
Vụ Đan Mạch ngừng ba dự án ODA: Các bên nói gì? (VnE 1-6-12) Vì sao Đan Mạch ngừng 3 dự án tài trợ cho VN? (RFA 1-6-12)◄ - - Đan Mạch tạm dừng ba dự án tài trợ cho Việt Nam(TTXVN). – Đan Mạch ngừng tài trợ 3 dự án cho VN vì tham nhũng (Trần Kinh Nghị). – VN trấn an về dự án Đan Mạch (BBC). – Xấu hổ! (NLĐ). – Có tội với dân nghèo! (PLTP). - Tam Thái: Nữ sinh nghèo từ chối 100.000USD, người Việt ăn gian viện trợ! (PNTD). - Chính phủ Đan Mạch tạm dừng viện trợ cho 3 dự án: Hai bên sẽ xem xét vụ việc kỹ lưỡng (TN).
Văn hóa đổ lỗi, trốn tránh, rồi chẳng biết ai phải chịu trách nhiệm ?!!! Việt Nam không có tam quyền phân lập ?!!! nên vậy.Biển Đông -Trung Quốc hiếu chiến: Beijing Exhibiting New Assertiveness in South China Sea (NYT 31-5-12) ◄
Các nhà quản lý có "khôn nhà dại chợ " khi để người TQ nuôi thủy sản trái phép trên vịnh Cam Ranh ?
(Tamnhin.net) - Hiện tượng nhiều người Trung Quốc đã nuôi trồng, thu mua thủy sản trái phép với quy mô lớn ở ngay bên cạnh quân cảng Cam Ranh đã diễn ra đã khá lâu rồi.Vạy tại sao nhà quản lý không kiểm tra xử lý mà lại đổ lỗi,đùn đẩy trách nhiệm quản lý cho nhau!Trong khi người dân Việt Nam sản xuất kinh doanh thì phải chịu quá nhiều "nỗi khổ" và áp lực từ phía chính quyền và các cơ quan quản lý liệu đây có phải là biểu hiện kiểu"khôn nhà dại chợ" của các nhà quản lý và chính quyền địa phương hay không ?
- Báo động: ‘South China Sea’ vào tận vịnh Cam Ranh! (Da vàng).
Ông Trần Công Trục: Trung Quốc đánh lạc hướng để độc chiếm tài nguyên Biển Đông (PN Today 28-5-12)
- Căn cứ tàu ngầm khủng của Trung Quốc gần vịnh Bắc Bộ (PN Today). – Hùng Phong II có khả năng tấn công Đông Nam Trung Quốc (PN Today). - Bắc Kinh thể hiện sự quyết đoán mới ở biển Đông: Beijing Exhibiting New Assertiveness in South China Sea (The New York Times). - Hé lộ thông tin tàu đổ bộ trực thăng của Trung Quốc (VTC).
– Phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ: Ảnh hưởng của ASEAN tại Biển Đông (RFA). - Đối thoại Shangri-La bàn chuyện biển Đông (NLĐ). – Hồ sơ Biển Đông nổi bật trong chương trình nghị sự Đối thoại Shangri-La Singapore (RFI). - Đưa Trung Quốc vào mối quan hệ hợp tác (TT). - Biển Đông nóng bàn nghị sự (LĐ). - Đối thoại Shangri-La và điểm nóng biển Đông (TN). - Khai mạc Đối thoại quốc phòng Shangri-La ở Singapore (DT).
- Chiến lược quốc phòng Mỹ ở châu Á-Thái bình dương (VOA). – Chiến lược châu Á mới của Mỹ : Tăng cường hiện diện quân sự nhưng không có căn cứ thường trực (RFI). – Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện tại Châu Á TBD (RFA). – Mỹ không để Trung Quốc “song phương” trên Biển Đông (Infonet). – Mỹ không để Trung Quốc “bành trướng” ở Biển Đông (VOV). - Mỹ không mở căn cứ quân sự thường trực mới tại châu Á (DT). - Hạm đội tàu sân bay – Biểu tượng sức mạnh Mỹ trên biển (QDDND).
- Biển Đông là trọng tâm chuyến công du Anh và Mỹ của tổng thống Philippines (RFI).
Việt Nam sẽ bị “cắt” nguồn vốn giá rẻ sau 5 năm nữa
Fitch lại cảnh báo về Hoàng Anh Gia Lai Phân loại DNNN theo 4 nhóm để tái cơ cấu
Báo cáo của World Bank: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (WB 5-6-12) ◄◄
--Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam qua mặt Thái Lan
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam vượt qua Thái Lan và Malaysia, đứng đầu bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh trong nhóm “Con hổ mới ASEAN”.
Bộ trưởng Thăng nói về việc Vinalines mua ụ nổi (VNN 1-6-12) -- Tóm tắt: không ai cho ông biết gì hết! ("Tư lệnh" bận đàn khảy ghi-ta?)Đại biểu Quốc hội “bẻ” biện giải của Bộ trưởng Thăng (LĐ 1-6-12) Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: "Không giống như Bộ trưởng Thăng nói..." (GD 1-6-12)
Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng như thế nào? (infonet 1-6-12) Giải trình việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng: Không thuyết phục! (LĐ 1-6-12) -- Cứu Vinalines, sao Bộ trưởng nỡ xem nhẹ Cục Hàng hải? (PN Today 1-6-12)
Vụ cục trưởng hàng hải bỏ trốn: Những dấu hỏi đằng sau quyết định bổ nhiệm (SGTT 1-6-12) -- Bình luận của Mạnh Quân (người viết bài nổi tiếng: “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần! )
- Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ (RFI). – – Chần chừ thoái vốn tại DNNN (Infonet). – Sẽ chấm dứt ưu đãi tài chính cho DNNN (PLTP). – Phải tái cơ cấu, các tập đoàn kêu khó (VNE).
- Tiếp thị trực tuyến sẽ bùng nổ ở Việt Nam (VnMedia).
- Chết dở vì KCN: Cần quy hoạch lại (NLĐ).
-Vạch nợ nần của DNNN tìm nguyên nhân "ngã ngựa"
(Tamnhin.net) - Chưa hết choáng với những khoản lỗ của các "ông lớn", thì nay bức tranh thực về tình trạng sức khỏe "tiều tụy" của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) một lần nữa được phanh phui qua con số nợ khủng tại các ngân hàng lên tới trên 415.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 16,9% tổng dư nợ tín dụng.
--Vạch nợ nần của DNNN tìm nguyên nhân “ngã ngựa” (Infonet). – Nợ của doanh nghiệp nhà nước đầy rủi ro (RFA).- DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô: Bên trọng bên khinh (VEF).
PetroVietnam dẫn đầu 'Top Doanh nghiệp Nhà nước nợ khủng'
- Nợ lớn biến các Tcty nhà nước thành “NHTM bất đắc dĩ” (VF). - Thủy điện, nhiệt điện đều khổ (PLTP).
- Về sai phạm ở Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng: Đánh giá một con người phải có cái chuẩn (ĐĐK). - Bộ trưởng Thăng nói về việc Vinalines mua ụ nổi (VNN). - Những dấu hỏi đằng sau quyết định bổ nhiệm (SGTT).
- Quan chức về DN dưỡng hưu: Để không còn nhạy cảm (VEF).
- Bắt cựu tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Liên Việt (NLĐ).
…
- Thoái vốn DNNN: Lỗ còn hơn phá sản (VEF).
- 5 cách “bơm” vốn vào nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước (VnEconomy).
- Liên minh cổ đông với ngân hàng ngoại: Ai lợi hơn ai? (VnEconomy).
- Sửa Luật thuế Thu nhập cá nhân: Bộ tài chính vẫn đang… lắng nghe (TT). - Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: “Thuế thu nhập cá nhân có thể giảm sớm hơn lộ trình” (SGTT).
- DN muốn “chết” hợp pháp cũng khó (PLTP). - “Không thể vì sốt ruột mà nới điều kiện cho vay” (VnEconomy).
- Cần đưa cả vàng và ngoại tệ vào dự trữ quốc gia (Infonet).
- WB cam kết cho Việt Nam vay 4,2 tỉ đôla (VOA).
- Cứu trợ và tự cứu (Petrotimes). - Doanh nghiệp chết, ngân hàng khó sống nổi (SGTT).
- Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính đã “bỏ ngoài tai” những góp ý (SGTT). - “Nếu giảm thuế ngay sẽ ảnh hưởng đến ngân sách” (TTXVN).