Theo thông tin trên các báo, băng ghi âm lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng gồm 12 trang nhưng Cơ quan Điều tra (CQĐT) chỉ đưa vào hồ sơ vụ án 5 trang. Giải thích về vấn đề này, đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm cho rằng: Việc CQĐT không đưa toàn bộ lời sinh cung vào hồ sơ vụ án vì các nội dung còn lại không cần thiết, không liên quan đến vụ án.
Lời giải thích trên đây của vị đại diện VKS đã chứng tỏ một điều: Việc không đưa một số lời khai trong băng ghi âm vào hồ sơ vụ án là hoàn toàn do cố ý (vì thấy không cần thiết, chứ không phải vô tình bỏ quên). Tuy nhiên, để xác định có hành vi “Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo quy định tại Điều 300 BLHS hay không, trước hết cần xác định lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng có phải là chứng cứ của vụ án hay không?Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) thì chứng cứ trong vụ án hình sự được xác định bằng “… lời khai của người làm chứng, người bị hại…”.
Những vấn đề còn vướng mắc xung quanh lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng cũng được luật sư đặt ra tại phiên tòa phúc thẩm nhưng không được vị đại diện VKSND Tối cao tranh luận thấu đáo. Ảnh: Tấn Thạnh
Trong vụ án này, nhà báo Hoàng Hùng là người bị hại. Vì vậy, lời khai của anh khi còn sống là một trong những nguồn chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá trong quá trình chứng minh tội phạm cũng như người thực hiện hành vi phạm tội.
Một khi đã xác định lời khai của người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ để giải quyết vụ án thì theo quy định của pháp luật tố tụng, tất cả các lời khai của họ về vụ án đều phải được đưa vào hồ sơ một cách đầy đủ, toàn diện. Không có bất kỳ một quy định nào cho phép CQĐT, VKS hay tòa án, có quyền gạt bỏ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được vì lý do bản thân các cơ quan này nhận thấy các tài liệu đó không liên quan đến vụ án.
Bởi lẽ, việc đánh giá chứng cứ không phải là độc quyền của một cơ quan hay người tiến hành tố tụng nào, mà đó là cà một quá trình bao gồm nhiều cơ quan, nhiều người tiến hành tố tụng. Kể cả người tham gia tố tụng (luật sư).
Như vậy, hành vi không đưa vào hồ sơ vụ án một số tài liệu là lời khai của người bị hại do chính CQĐT thu thập trước đó (khi nhà báo Hoàng Hùng còn sống) đã có dấu hiệu cấu thành tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo quy định tại Điều 300 BLHS.
Để thấy rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ so sánh quá trình thu thập chứng cứ của CQĐT qua hai hình thức: Băng ghi âm và văn bản viết.
Chúng ta đều biết, nội dung băng ghi âm được thể hiện qua hình thức “hỏi – đáp” giữa cán bộ điều tra và người bị hại là nhà báo Hoàng Hùng.
Như vậy có thể thấy rằng, nội dung làm việc giữa CQĐT và nhà báo Hoàng Hùng, thực chất là việc lấy lời khai của người bị hại. Chỉ có điều, do sức khỏe của nhà báo Hoàng Hùng không đảm bảo, nên việc lấy lời khai không thể thực hiện dưới hình thức lập các “Biên bản ghi lời khai” mà phải tiến hành theo hình thức ghi âm lại nội dung hỏi – đáp.
Như vậy, trong trường hợp này, về mặt nội dung cũng như giá trị chứng cứ của tài liệu, hoàn toàn không có sự khác nhau nào giữa băng ghi âm và các “biên bản lấy lời khai” của người bị hại.
Từ đây, vấn đề đặt ra là, nếu nhà báo Hoàng Hùng có đủ sức khỏe để trả lời các câu hỏi của cán bộ điều tra dưới hình thức văn bản viết là các “Biên bản ghi lời khai”. Và các “Biên bản ghi lời khai” này, được đánh số bút lục từ 01 đến 12 (gồm 12 bút lục) để lưu vào hồ sơ vụ án.
Nhưng sau đó, CQĐT chỉ giữ lại 05 bút lục và loại ra khỏi hồ sơ vụ án 07 bút lục, vì cho rằng các tài liệu này không cần thiết, không liên quan.
Thế thì, việc loại bỏ một số lời khai, bút lục đó có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không?
Rõ ràng, nếu chúng ta xem đây là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án thì việc gạt bỏ một số nội dung trong băng ghi âm ra khỏi hồ sơ vụ án cũng là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án mà không thể biện minh với bất kỳ một lý do gì.
Cần lưu ý rằng, đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành của loại tội phạm này.
Điều đó có nghĩa, bất luận việc thêm, bớt, thay đổi các tài liệu có trong hồ sơ có làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án hay không thì người có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Luật sư HỒ NGỌC DIỆP@ -Vụ nhà báo Hoàng Hùng và vấn đề làm sai lệch hồ sơ
--
Vụ ông Tâm kiện bà Liễu đòi nợ: Hai lần hòa giải không thành(NLĐ) - Ngày 25-6, thông tin từ TAND TP Tân An, tỉnh Long An cho biết trong vụ ông (nguyên đội trưởng Đội QLTT số 5 - Chi cục QLTT Long An) kiện bà Trần Thúy Liễu (vợ cố nhà báo Hoàng Hùng) ra tòa để đòi nợ, TAND TP Tân An đã chuyển hồ sơ về phường 6 để hòa giải nhưng 2 lần hòa giải vẫn không thành.
- THƯ GỬI MẸ CỐ NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG: Cảm ơn một tấm lòng cao cả! (NLĐ). - Phúc thẩm vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Thất vọng! (NLĐ). - Phía sau những cơn khóc của bà Liễu (PLTP).- Xử phúc thẩm vụ nhà báo bị đốt: Y án chung thân Trần Thúy Liễu (VOV). - Y án chung thân Trần Thúy Liễu (ĐV). - Toà y án, bà Liễu khóc đầm đìa, ông Tâm trầm ngâm… (Bee).
- LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ các nhà báo (ND).
-Thư gởi Trần Thúy Liễu trước phiên phúc thẩm
@ -Vụ nhà báo Hoàng Hùng: Nhiều người không thể vô can
Cấp sơ thẩm có bỏ lọt tội phạm hay không? Nếu có thì bỏ lọt ai, về hành vi gì? Cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vì bỏ lọt tội phạm
Phiên tòa xét xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại đã khép lại bằng bản án phúc thẩm ngày 22-6, với mức án chung thân cho bị cáo Trần Thúy Liễu. Tuy nhiên, những người quan tâm, theo dõi vụ án vẫn thấy có điều gì đó chưa thật rõ ràng, thuyết phục.
Đáng lưu ý, luật sư của người bị hại luôn cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm; còn đại diện VKS và HĐXX phúc thẩm thì kết luận việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án là khách quan, đúng pháp luật. Vậy, cấp sơ thẩm có bỏ lọt tội phạm hay không? Nếu có thì bỏ lọt ai, về hành vi gì?
Ông Nguyễn Văn Tâm tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại. Ảnh: PHẠM DŨNG
Dù không có điều kiện tiếp cận hồ sơ vụ án nhưng qua theo dõi thông tin trên các báo, chúng tôi nhận thấy quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này đúng là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, rất tiếc là các dấu hiệu, tình tiết liên quan đến việc bỏ lọt tội phạm này đã không được HĐXX phúc thẩm xem xét. Do đó, cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vì bỏ lọt tội phạm.
Để thấy rõ vấn đề có bỏ lọt tội phạm hay không, có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ những lá thư bà Trần Thúy Liễu gửi cho ông Nguyễn Văn Tâm trước khi bà Liễu ra đầu thú. Theo thông tin đăng tải trên các báo, một trong những lá thư bà Liễu nhờ con gái chuyển cho bà Nguyễn Thị Nhiệm (em ông Tâm) để đưa cho anh trai có nội dung: “…nó (điều tra viên) điều tra anh sao rồi?... Đang điều tra Hùng thiếu tiền ở Tiền Giang nhiều lắm, để nó điều tra hướng khác…”.
Trong vụ án này, bà Liễu là người thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, bức thư bà Liễu gửi cho ông Tâm lại có nội dung thể hiện sự trao đổi, thông cung giữa hai người nhằm đánh lạc hướng CQĐT trong việc truy tìm tội phạm. Như vậy, tài liệu này được xem là “có dấu vết tội phạm”. Đứng trên phương diện xác định chứng cứ, lá thư này được xác định là vật chứng quan trọng của vụ án theo tinh thần quy định tại điều 74 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Nhiệm khai rằng “có nhận thư, coi xong rồi đốt chứ không đưa cho ông Tâm”. Lời khai này đã chứng tỏ bà Nhiệm hoàn toàn biết rõ nội dung trong thư là bà Liễu trao đổi với ông Tâm nhằm đánh lạc hướng điều tra. Tuy nhiên, bà Nhiệm chẳng những không trình báo với CQĐT mà còn tiêu hủy vật chứng quan trọng này, gây khó khăn, cản trở trong việc phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Rõ ràng, hành vi này của bà Nhiệm có dấu hiệu phạm tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại điều 21 Bộ Luật Hình sự.
Cũng từ nội dung của bức thư trên, người ta có thể gián tiếp nhận ra sự liên quan của ông Tâm trong vụ án này. Vì một lẽ đơn giản, chỉ có người thực hiện tội phạm và người biết rõ ai là người thực hiện tội phạm mới có thể biết được hướng điều tra nào là đúng, sai. Chính vì vậy mà bà Liễu mới có nội dung trao đổi “để nó điều tra hướng khác”. Nếu ông Tâm hoàn toàn không biết ai là thủ phạm thì bà Liễu không thể có nội dung trao đổi này.
Về phương diện đánh giá chứng cứ, không thể dựa vào lời khai của ông Tâm để cho rằng ông là người vô can, không biết gì về sự việc. Trong khi đó, vật chứng quan trọng của vụ án là nội dung bức thư đã “nói lên” ông là người chí ít cũng phải biết ai là thủ phạm của vụ án trước khi bà Liễu ra đầu thú.
Như vậy, cần phải làm rõ dấu hiệu phạm tội của ông Tâm trong vụ án này. Theo nhận thức của chúng tôi, nếu không có yếu tố đồng phạm thì ít ra hành vi của ông Tâm cũng có dấu hiệu “che giấu” hoặc “không tố giác tội phạm” theo quy định tại các điều 313, 314 Bộ Luật Hình sự.
Không biết bà Liễu đốt chồng?
Với nội dung hàm chứa trong bức thư, việc ông Tâm cho rằng không biết bà Liễu đốt chồng chỉ được xem là có lý và có sức thuyết phục trong trường hợp duy nhất, đó là: Xuất phát từ động cơ muốn hại người khác, bà Liễu đã cố tình tạo ra chứng cứ giả với mục đích để lọt vào tay CQĐT nhằm hãm hại ông Tâm.
Thế nhưng, giả thuyết này cần phải loại ra ngay từ đầu. Bởi lẽ, vật chứng là bức thư nói trên được thu thập một cách hết sức tình cờ, do con của bà Liễu khi mang đi gửi đã photocopy lại, chứ không phải bà cố tình để nó lọt vào tay CQĐT. Vì thế, không có cơ sở để cho rằng bà Liễu ngụy tạo chứng cứ để hại ông Tâm, nhất là cho đến nay, bà vẫn một mình nhận tội và luôn phủ nhận có đồng phạm.
|
Phúc thẩm vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng: Thất vọng!
HĐXX nhận định theo hướng bị cáo Liễu chỉ vì nợ nần và cờ bạc nên dẫn đến động cơ giết chồng. Cho đến giờ phút này, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa tìm ra được đồng phạm. Đồng thời nhận định cấp sơ thẩm có một số thiếu sót cần rút kinh nghiệm và cho rằng ghi không đúng tên các hội thẩm nhân dân không ảnh hưởng đến quá trình xét xử vụ án.
Theo HĐXX hành vi giết người của bị cáo đã rõ, nhưng bị cáo có một số tình tiết giảm nhẹ như tự thú, lần đầu phạm tội tuy nhiên HĐXX vẫn không thể chấp nhận kháng cáo, tuyên y án chung thân.
Được dẫn từ xe tù lên cầu thang tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM lúc 13 giờ 30, bị cáo Trần Thúy Liễu liên tục khóc than.
Luật sư bào chữa cho bà Liễu còn dặn dò: “Lúc nào khóc thì cứ khóc nhé. Khi nào tòa hỏi thì trả lời”.
Được dẫn ra vành móng ngựa, bà Liễu lại tiếp tục rơi nước mắt nhưng không gào thét vật vã như phiên tòa trước.
“Bị cáo bị tội gì”. Chủ tọa hỏi.
Thúy Liễu tiếp tục khóc: “Dạ giết người!”
Tòa hỏi: “Tòa sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án thế nào?”
“Dạ chung thân”. Bị cáo Liễu khóc tiếp.
Lúc 14 giờ 5 phút, chủ tọa phiên tòa đọc lại tội trạng bị cáo Trần Thúy Liễu sau phần thẩm vấn nhân thân.
Bị cáo Liễu nghe đọc lại bản án sơ thẩm trong trạng thái bình thản, im lặng chứ không khóc la như tại phiên sơ thẩm ngày 29-3 ở TAND tỉnh Long An.
Bị cáo Liễu cho rằng nhà báo Hoàng Hùng thường đánh đập, không hạnh phúc nên bị cáo bức xúc dùng xăng đốt. Bị cáo không có ý định giết chồng. Tòa chưa có đặt vấn đề bị cáo giết chồng sao bị cáo lại nói giết chồng trước?
“Vợ chồng bị cáo thiếu nợ nhiều lần phải không? Ngoài ra bị cáo còn theo Nguyễn Văn Tâm sang Campuchia đánh bài, đúng không”.
“Dạ có thiếu nợ do xây nhà. Còn việc đánh bài, bị cáo đánh có mười mấy lần hà. Thua có 12 triệu”.
“Theo hồ sơ thì bị cáo có quan hệ bất chính với người đàn ông khác phải không?”.
Bị cáo Liễu ngập ngừng “Dạ đúng”.
“Người đó là ai?”.
“Dạ, dạ…, Nguyễn Văn Tâm”.
Bị cáo đánh bài thiếu nợ. Sâu xa hơn nữa là đốt chồng. Bị cáo đốt chồng có khi nào để thực hiện hành vi khác không?
Thúy Liễu òa khóc: “Dạ không”.
Có khi nào bị cáo tham khảo ý kiến của người này người khác khi giết chồng không? Có ai xúi giục bị cáo không?
Dạ không! Một mình bị cáo à.
“Bị cáo thấy mức án tù chung thân tội giết người như thế nào?”, chủ tọa hỏi.
“Dạ, bị cáo thấy quá nặng”.
Vậy theo bị cáo bao nhiêu năm là tương xứng?”. Thúy Liễu rên: “Dạ bị cáo không biết nhưng mức án chung thân là nặng quá, bị cáo chỉ mong về với con, bị cáo không có giết chồng”
“Bị cáo có thường xuyên gọi điện, nhắn tin cho ông Tâm không”.
Dạ có nhưng bị cáo không nhớ!
Chủ tọa công bố trước tòa bị cáo Liễu và Tâm có những cuộc gọi dài đến 999 giây.
Chủ tọa hỏi ông Tâm: “Có phải anh và bị cáo Liễu có mối quan hệ bất chính không? Anh đã có vợ chưa?”/
Ông Tâm lí nhí: Dạ tôi có quan hệ bất chính với em Liễu. Dạ tôi cũng đã có vợ.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tâm trước khi phiên tòa bắt đầu
Có khi nào bị cáo tham khảo ý kiến của người này người khác khi giết chồng không? Có ai xúi giục bị cáo không?
Dạ không! Một mình bị cáo à.
Mẹ nhà báo Hoàng Hùng tại phiên tòa phúc thẩm chiều nay
Theo đơn kháng cáo, bà cho rằng vụ án có đồng phạm, bỏ lọt người lọt tội. Vậy theo bà ai là đồng phạm bà biết không?”, chủ tọa hỏi mẹ nhà báo Hoàng Hùng.
Bà Nguyễn Thị Kim Nga nói: “Tôi không biết ai là đồng phạm với con dâu tôi. Nhưng tôi thấy CQĐT làm sơ sài, không rõ ràng”.
"Trong vụ án này, TAND Long An đã thẩm vấn rất kỹ, từ CQĐT Công an Long An đến phiên sơ thẩm đều không thể chứng minh được vụ án có đồng phạm nên cấp phúc thẩm xử một mình bị cáo Liễu. Tuy nhiên, vụ án này có thể không dừng lại nếu bà hoặc CQĐT tìm ra được đồng phạm. Và, kẻ đồng phạm đó sẽ được xử lý đúng pháp luật" chủ tọa nhận xét.
“Bị cáo giết chồng vì mục đích gì?”, tòa hỏi bị cáo Liễu.
Dạ bị cáo không có ý giết chồng, chỉ muốn cảnh cáo thôi.
Xăng là chất gây nguy hiểm dẫn đến chết người, bị cáo có hiểu điều đó không?
Dạ bị cáo không biết…
Vị đại diện VKSND tối cao tại phiên tòa hỏi: “Nếu bị cáo giết chồng mà CQĐT không tìm ra thủ phạm thì bị cáo sẽ sống ra sao”. Bị cáo Liễu lại la điệp khúc: “Bị cáo chỉ cảnh cáo thôi”.
Luật sư bào chữa cho bị cáo hỏi Thúy Liễu: “Mỗi tháng bị cáo được chồng đưa bao nhiêu tiền mỗi tháng?”
Dạ, khoảng 6 triệu.
Vậy đâu có đủ tiền trả nợ ngân hàng, trả nợ bạn bè. Vậy bị cáo đâu có đủ huống chi là chi tiêu gia đình đúng không?
Bị cáo Thúy Liễu lúc được dẫn giải ra
Vị đại diện VKSND Tối cao luận tội lúc 15 giờ sau đúng 1 giờ xét hỏi. Theo đó, VKSND Tối cao cho rằng xử bị cáo Thúy Liễu tội giết người là đúng tội.
“CQĐT trong vụ án này là điều tra khách quan từ nhân chứng đến hiện trường. Không thể nói một cách chung chung hai điểm cháy là mâu thuẫn".
Đại diện VKSND khẳng định đi khẳng định lại nhiều lần Công an Long An làm việc rất khách quan và dẫn ra những lý lẽ gọi là công bằng của vụ án.
Không có căn cứ để nói vụ án có đồng phạm và càng không thể xử oan người khác nên không thể chấp nhận kháng cáo của đại diện bị hại. Nếu gia đình bị hại chứng minh được vụ án có đồng phạm thì cung cấp cho Công an Long An, lúc đó kẻ đồng phạm sẽ được xử lý.
Đối với kháng cáo của Trần Thúy Liễu, vị đại diện VKSND Tối cao cho rằng hành vi của bị cáo Liễu là vô lương tâm, không phù hợp với đạo đức con người. Ngoài ra, mức án chung thân là không nặng so với tội ác mà bị cáo đã gây ra. Mức án chung thân là đã xem xét nên đề nghị bác kháng cáo của bị cáo Liễu. Đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm.
Ông Nguyễn Văn Tâm trả lời chất vấn của tòa
Bị cáo Trần Thúy Liễu khóc khi được tòa hỏi
Luật sư của bị cáo Liễu chỉ đưa ra những lý lẽ như Hoàng Hùng đánh đập vợ, nợ nần chồng chất, chu cấp chỉ 6 triệu đồng/tháng nên không đủ chi tiêu, dẫn đến bị cáo dùng xăng cảnh cáo…
Bà luật sư còn nói rằng khi Hoàng Hùng nhập viện bị cáo đã tận tình chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, không có bào chữa gì mới hơn để bào chữa nhẹ tội hơn cho bị cáo.
Luật sư bào chữa cho phía nhà báo Hoàng Hùng cho rằng vụ án có đồng phạm, lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng là chứng cứ nhưng không được đưa vào đầy đủ.
Luật sư cho rằng vụ án đã bỏ lọt người lọt tội, chưa đánh giá đúng tính chất và động cơ vụ án. Đồng thời cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên đề nghị hủy án.
Luật sư thứ hai của đại diện bị hại chất vấn về nội dung những cuộc gọi và tin nhắn không được làm rõ. Ngay từ những ngày đầu, cơ quan điều tra đã không thu thập chứng cứ để rồi nói là dữ liệu không còn…
Ngoài ra, luật sư còn cho rằng việc thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra có dấu hiệu không phù hợp với pháp luật. Các văn bản của VKSND Long An và cơ quan điều tra Long An cũng có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Luật sư cho rằng bị cáo Liễu chưa trả lời thật sự những câu hỏi của vị đại diện VKSND Tối cao để tìm ra câu trả lời sâu xa nhất của vụ án. Liệu việc bị cáo khai rằng mâu thuẫn gia đình nhưng trước khi vụ án xảy ra vài giờ thì còn mua thuốc cho chồng, còn kêu chồng vào ngủ chung…Câu trả lời do mâu thuẫn có đúng đắn không? Câu hỏi này vẫn còn bỏ lửng và chưa tìm ra lời giải thích chính đáng.
Nhiều người dân không vào xem được vì phòng xử không còn chỗ
Luật sư cho rằng hồ sơ vụ án còn nhiều điều mờ ảo, không rõ ràng, khách quan và công bằng như vị đại diện VKSND Tối cao đã khẳng định khi luận tội. Luật sư đặt vấn đề vụ án được cả xã hội quan tâm, gia đình bị hại đau khổ triền miên. Luật sư nói: “Tôi biết HĐXX cấp phúc thẩm cũng chịu nhiều áp lực nhưng với tinh thần thượng tôn pháp luật, lẽ công bằng, tôi mong HĐXX xem xét lại hồ sơ để tránh lọt người lọt tội”
Vị luật sư của bị cáo Liễu đồng tình với quan điểm của đại diện VKSND Tối cao khi cho rằng vụ án không có đồng phạm, điều tra và xét xử công bằng, khách quan. Ngoài ra, bà còn nói với mẹ nhà báo Hoàng Hùng: “Đừng chạy theo dư luận mà nói rằng vụ án có đồng phạm, hãy dành tình thương nhiều hơn đối với con dâu…”
Luật sư của mẹ nhà báo Hoàng Hùng không đồng tình với đại diện VKSND khi cho rằng chỉ tìm ra những chi tiết sai nhỏ nhặt và yêu cầu tranh luận thêm một số vấn đề luật sư đặt ra. Tuy nhiên, vị đại diện VKSND Tối cao lại áp đặt cho rằng không có vi phạm tố tụng và luôn khách quan, công bằng.
Luật sư của đại diện cho người bị hại không đồng tình với đại diện VKSND khi cho rằng chỉ tìm ra những chi tiết sai nhỏ nhặt và yêu cầu tranh luận thêm một số vấn đề luật sư đặt ra. Tuy nhiên, vị đại diện VKSND Tối cao lại áp đặt cho rằng không có vi phạm tố tụng và luôn khách quan, công bằng
Ở lời nói sau cùng, bị cáo Liễu sướt mướtnhưng vẫn không quay lại: “Con ngàn lần xin lỗi má, con lạy má, con không có giết chồng. Con mong má tha thứ để con sớm trở về với các con. Mong HĐXX xem xét để bị cáo sớm được trở về…”
Lúc 15 giờ 49 phút tòa tuyên bố tạm nghỉ để nghị án.
@ -Y án chung thân bị cáo Trần Thúy Liễu đốt chồng
Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Cơ quan tố tụng né tránh, áp đặt
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
(NLĐO) - Việc CQĐT Công an tỉnh Long An bỏ qua việc thu thập nội dung các tin nhắn giữa Trần Thúy Liễu và ông Nguyễn Văn Tâm, hoặc chậm điều tra, tự làm khó mình như thế không đơn giản là thiếu sót về nghiệp vụ.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tiếp tục điều tra, chúng tôi được biết trong khoảng thời gian trước và sau vụ án xảy ra, ngoài liên lạc hàng trăm cuộc điện thoại với ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên cán bộ QLTT tỉnh Long An), bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng) còn liên lạc với nhiều người khác, trong đó có chủ thuê bao ở tận ngoài tỉnh Quảng Ninh. Có thể thấy rằng thiếu những chứng cứ này, không thể giải quyết được vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Vậy nên, việc CQĐT Công an tỉnh Long An bỏ qua việc thu thập thông tin nội dung tin nhắn hoặc chậm điều tra, tự làm khó mình như thế không đơn giản là thiếu sót về nghiệp vụ.
Quan trọng hơn, băng ghi âm lời sinh cung của nạn nhân do CQĐT tiến hành ghi âm và biên bản mở băng ghi âm không giống nhau về nội dung lẫn hình thức. Câu hỏi đặt ra: Liệu CQĐT đã cung cấp đầy đủ băng ghi âm cho tòa án hay chưa khi có một số lời khai của nạn nhân không thấy thể hiện trong biên bản mở băng; ngược lại, có một số nội dung thể hiện trong biên bản mở băng lại không có trong những file băng ghi âm mà CQĐT cung cấp cho tòa án mà luật sư được tiếp cận?
Ngày 29-3, TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Trần Thúy Liễu về tội giết người. Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa đã gây thất vọng cho đa số người theo dõi.
Có một sự thật mà bất kỳ ai theo dõi phiên tòa cũng có thể thấy, đó là việc bà Liễu một mình thực hiện hành vi phạm tội hay có đồng phạm tham gia đã không được HĐXX làm sáng tỏ bằng những câu hỏi sắc sảo, trọng tâm, bóc trần sự thật và một nhận định thật sự thuyết phục đủ sức đánh tan những điểm nghi vấn, còn mờ ảo trong vụ án. Ngược lại, cơ quan tố tụng lại né tránh nhiều vấn đề luật sư đặt ra...
@ NLD Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
-- Vụ nhà báo Hoàng Khương: Cần xét đến lợi ích công cộng (Infonet).
- Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
(NLĐO) - Việc CQĐT Công an tỉnh Long An bỏ qua việc thu thập nội dung các tin nhắn giữa Trần Thúy Liễu và ông Nguyễn Văn Tâm, hoặc chậm điều tra, tự làm khó mình như thế không đơn giản là thiếu sót về nghiệp vụ.
Ngày 22-6, vụ án nhà báo Hoàng Hùng (phóng viên Báo Người Lao Động) bị sát hại sẽ được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đưa ra xét xử. Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án cũng như phiên tòa sơ thẩm, chúng tôi, cũng như nhiều luật sư, nhận thấy cơ quan điều tra và cơ quan tố tụng tỉnh Long An chưa đi đến tận cùng sự thật, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. CQĐT Công an tỉnh Long An đã bỏ qua nhiều chứng cứ quan trọng của vụ án, thậm chí có những chứng cứ khi chuyển qua VKSND và TAND cùng cấp không còn nguyên vẹn.
HĐXX phiên sơ thẩm vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị giết hại đã gây nhiều thất vọng cho người dự khán vì những câu hỏi không đi vào trọng tâm. Ảnh: Tấn Thạnh
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tiếp tục điều tra, chúng tôi được biết trong khoảng thời gian trước và sau vụ án xảy ra, ngoài liên lạc hàng trăm cuộc điện thoại với ông Nguyễn Văn Tâm (nguyên cán bộ QLTT tỉnh Long An), bà Trần Thúy Liễu (vợ nhà báo Hoàng Hùng) còn liên lạc với nhiều người khác, trong đó có chủ thuê bao ở tận ngoài tỉnh Quảng Ninh. Có thể thấy rằng thiếu những chứng cứ này, không thể giải quyết được vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
Vậy nên, việc CQĐT Công an tỉnh Long An bỏ qua việc thu thập thông tin nội dung tin nhắn hoặc chậm điều tra, tự làm khó mình như thế không đơn giản là thiếu sót về nghiệp vụ.
Quan trọng hơn, băng ghi âm lời sinh cung của nạn nhân do CQĐT tiến hành ghi âm và biên bản mở băng ghi âm không giống nhau về nội dung lẫn hình thức. Câu hỏi đặt ra: Liệu CQĐT đã cung cấp đầy đủ băng ghi âm cho tòa án hay chưa khi có một số lời khai của nạn nhân không thấy thể hiện trong biên bản mở băng; ngược lại, có một số nội dung thể hiện trong biên bản mở băng lại không có trong những file băng ghi âm mà CQĐT cung cấp cho tòa án mà luật sư được tiếp cận?
Ngày 29-3, TAND tỉnh Long An xét xử sơ thẩm đã tuyên án chung thân đối với bị cáo Trần Thúy Liễu về tội giết người. Tuy nhiên, diễn biến phiên tòa đã gây thất vọng cho đa số người theo dõi.
Có một sự thật mà bất kỳ ai theo dõi phiên tòa cũng có thể thấy, đó là việc bà Liễu một mình thực hiện hành vi phạm tội hay có đồng phạm tham gia đã không được HĐXX làm sáng tỏ bằng những câu hỏi sắc sảo, trọng tâm, bóc trần sự thật và một nhận định thật sự thuyết phục đủ sức đánh tan những điểm nghi vấn, còn mờ ảo trong vụ án. Ngược lại, cơ quan tố tụng lại né tránh nhiều vấn đề luật sư đặt ra...
Chi tiết bài viết mời bạn đọc đón đọc trên báo giấy Người Lao Động số ra ngày mai, 21-6.
@ NLD Vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ
-- Vụ nhà báo Hoàng Khương: Cần xét đến lợi ích công cộng (Infonet).