Một loạt diễn biến trong hai tháng 6 và 7/2012 cho thấy quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng. Và bức tranh nói lên một điều: Trung quốc tiếp tục tiến hành kế hoạch hòng buộc Việt Nam, khối Asean và Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của họ trong Biển Đông. Trung quốc tạo ra những căng thẳng vật chất trên Biển Đông với Phi Luật Tân, như chiếm bãi cạn Scarborough, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng Hoàng Sa …
Và sau khi Việt Nam tiếp đón bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tại Cam Ranh (Bộ trưởng Leon Panetta ) và ban hành Luật Biển (Luật Biển Việt Nam )Trung quốc bắt đầu tấn công bằng những đòn ảo như công khai mở những lô trên biển nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của Việt Nam, kêu các công ty khai thác dầu khí quốc tế đấu thầu. Trung quốc đi từng bước một cách có kế hoạch để dần dần lật ngửa con bài của họ là từ ngấm ngầm đến công khai chiếm đóng vùng biển nằm trong một hình chữ U (còn gọi là vùng biển hình Lưỡi Bò) phủ lên gần hết Biển Đông do chính quyền Trung quốc công bố lần đầu tiên năm 1933 và chính quyền Mao Trạch Đông tu chính năm 1953.
Chưa ai quên cách đây đúng 4 năm khi Việt Nam cho mở hai lô biển và ký thầu với công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ: một lô nằm ngoài khơi hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi rộng 18.230 km vuông, và lô thứ hai cách Đông Nam Vũng Tàu 440 km rộng 14.200 km vuông (xem Map 1) Trung quốc đã tìm cách ngăn chận bằng cách vận động và áp lực ExxonMobil bỏ thầu. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ tỏ ý không can dự, nhưng công ty ExxonMobil sợ mất quyền lợi làm ăn với Trung quốc ở những nơi khác nên tạm ngưng thầu.
Và bây giờ ngang ngược hơn Trung quốc bước qua một lằn ranh khác cho Công Ty Khai thác Dầu khí Ngòai biển (China National Offshore Oil Corp – CNOOC) mở 9 lô cạnh nhau trong vùng EEZ của Việt Nam kêu gọi các hãng thầu quốc tế đấu thầu. Hai lô phía bắc chỉ cách bờ biển tỉnh Bình Định 68 km. Bốn lô kế tiếp trải dài ngoài bờ biển tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Phan Thiết. Ba lô còn lại chạy dài cho đến ngang tầm mũi Cà Mâu (xem Map 2). Tổng số 9 lô rộng 160.000 cây số vuông và ở độ sâu lý tưởng từ 300 mét đến 4000 mét.
Trước cao điểm này, ngày 21/6 Quốc hội Việt Nam ban hành “Luật Biển” xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và xác định quyền khai thác tài nguyên trong vùng EEZ . Trung quốc trả đũa bằng sắc lệnh nâng cấp chính quyền cấp quận Tam Sa có trụ sở trên đảo Woodleys thuộc Hoàng Sa (được thành lập tháng 12/2007) bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên cấp tỉnh.
Với bầu không khí căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, nhất là các khu Trung quốc mở thầu nằm trong vùng EEZ 200 hải lý (370km) của Việt Nam không ai nghĩ có công ty quốc tế nào đấu thầu. Trung quốc cũng biết vậy. Mục đích của Trung quốc là cho Việt Nam và thế giới biết rằng Trung quốc xem Luật Biển của Việt Nam hoàn toàn vô giá trị và không có tính pháp lý đối với Trung quốc. Thứ hai là tính toán của Trung quốc để làm cho thế giới (nhất là Hoa Kỳ) quen với ý niệm cái gì trong vùng đường “lưỡi bò” là của Trung quốc.
Phản ứng của Việt Nam đã rất mạnh mẽ. Ngày 1/7 tại Sài gòn và Hà Nội các cuộc biểu tình chống Trung quốc đã diễn ra rầm rộ. Hà Nội, mặc dù lo sợ các cuộc biểu tình của dân chúng biến thành phong trào chống Đảng, công an Việt Nam lần này đã không giải tán các cuộc tuần hành phản đối và chỉ lo bảo vệ an ninh cho tòa đại sứ và sứ quán Trung quốc theo đúng luật ngoại giao quốc tế. Trong khi đó Trung quốc gởi thêm một hải đội vũ trang đến tăng cường an ninh trong vùng Trường Sa.
Tờ Global Times, một tờ báo Anh ngữ của Trung quốc có lập trường bênh vực các chính sách đối ngoại của Trung quốc trong một bài bình luận ngày 4/7 viết rằng Trung quốc tuy cần thận trọng để giữ tư cách nước lớn (sic), nhưng thái độ của Việt Nam và Phi Luật Tân đều đáng bị trừng phạt.
Công ty CNOOC vừa tiết lộ rằng Trung quốc sẽ đầu tư 32 tỉ mỹ kim để khai thác 50 triệu tấn dầu khí trong Biển Đông trong vòng 20 năm tới . Theo thống kê hiện nay vùng Biển Đông có trữ lượng dầu hỏa dưới đáy biển cao thứ tư trên thế giới, sau Vịnh Mexico, vùng biển phía tây Phi châu và Brazil. Không có thống kê nào cho biết có bao nhiêu phần trăm dầu thô trong Biển Đông nằm trong vùng EEZ của Việt Nam.
Khoan dầu ngoài biển đòi hỏi kỹ thuật cao. Trước đây chỉ có vài nước có khả năng khoan dầu ngoài biển như Anh, Na Uy, Hoa Kỳ … Nhưng mới đây Trung quốc cũng đã chế tạo được dàn khoan dầu ngoài biển.
Trung quốc có khả năng khoan dầu, nhưng Trung quốc chỉ kêu thầu chứ không tự khoan. Không khác gì Trung quốc có một lá bài tẩy còn sấp. Một câu hỏi cấp bách được đặt ra: Nếu Trung quốc lật ngửa cây bài, ngang nhiên kéo dàn khoan đến khoan dầu trong 9 lô vừa mở thầu thì Việt Nam sẽ phản ứng ra sao? Đây sẽ là hành động xâm lăng (không khác gì Trung quốc xua quân đánh qua biên giới), Việt Nam không thể phản đối bằng ngoại giao hay biểu tình, mà phải dùng binh lực để bảo vệ bờ cõi.
Trung quốc có chờ cơ hội đó để đánh Việt Nam một trận không? Hải quân Việt Nam có đủ sức nghênh chiến không. Việt Nam có đủ sức buộc Trung quốc rút dàn khoan ra khỏi vùng Đặc quyền Kinh tế mình không ? Và nếu không cái gì sẽ xẩy ra? Vấn nạn này không phải chỉ là vấn nạn riêng của chính quyền Việt Nam mà còn là một vấn nạn quốc tế liên quan đến Hoa Kỳ. Ngồi yên để Trung quốc làm mưa gió trên Biển Đông, hay hành động đều có những hệ lụy to lớn đối với Hoa Kỳ và nền hòa bình thế giới.
Trước tình hình căng thẳng này, ngày 14/7 vừa qua Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn chuyên viên Việt Nam đi Hoa Kỳ (chính thức nói là) để thảo luận về đạn và mìn còn lại tại Việt Nam sau chiến tranh. Chuyến đi dự trù 10 ngày,và phái đoàn của ông Vịnh sẽ làm việc với viên chức Bộ Quốc phòng, bộ Ngoại giao, bộ Lao động Hoa Kỳ và sẽ gặp gỡ trao đổi với các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ.
Trong lúc tình hình Biển Đông dầu sôi lửa bỏng mà một nhân vật then chốt về an ninh quốc gia như tướng Nguyễn Chí Vịnh đi Hoa Kỳ để bàn về chuyện ‘đạn, mìn” còn sót lại của một trận chiến tranh chấm dứt cách đây 37 năm là một chuyện buồn cười. Biết đâu tướng Vịnh đi Hoa Kỳ để cùng với giới chức quốc phòng Hoa Kỳ trao đổi về một đáp án quân sự và ngoại giao trong trường hợp Trung quốc lật ngửa lá bài.
Trung quốc sẽ phải tính toán kỹ trước khi lật ngửa lá bài. Hậu quả của nó sẽ có một tầm quan trọng ngoài dự kiến. Trong thế tương quan về hải lực hiện nay giữa Trung quốc và Hoa Kỳ có lẽ Trung quốc sẽ chưa liều lật ngửa lá bài.
Nhưng 10 hay 20 năm nữa lại là một vấn đề khác. Trong thời gian đó Việt Nam phải làm gì? Đáp án thì có nhiều. Nhưng quan trọng nhất là chính quyền phải biết huy động nội lực chống xâm lăng của toàn dân.
July 22, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com-- Chừng nào Trung Quốc ‘Lật Ngửa Lá Bài’? (NV).
--Việt Nam trước diễn biến mới của khu vực (viet-studies 21-7-12) -- Ý kiến của tác giả quen thuộc Lê Ngọc Thống ◄◄
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông qua tổ chức ASEAN của Việt Nam đang gặp trở ngại. Trong khi Trung Quốc ngày càng hành động hung hăng, ngang ngược, bất chấp, gây nên tình hình hết sức nguy hiểm trên Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã đem chiến tranh đến trước cửa Việt Nam
ASEAN, tổ chức có nội gián
Việt Nam, đêm trước của cuộc chiến tranh?
Mũi nhọn tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc hướng tới là Việt Nam.
Nếu như giữa hòa bình và chiến tranh có một ranh giới tiếp giáp, thì có thể nói Trung Quốc đã đi hết ranh giới này với Việt Nam. Chỉ cần Trung Quốc hành động dấn thêm một bước là xung đột sẽ xảy ra, chiến tranh sẽ xảy ra mà không cần thời gian tạo cớ.
Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?
Cho nên, Việt Nam phải tự mình làm lấy việc đó bằng sức mạnh tinh thần và vật chất. Việt Nam phải là một nhân tố quan trọng, có quyền “ra giá” cho sự mặc cả của họ nếu như có sự mặc cả.
Làm thế nào để có sức mạnh tinh thần? Làm thế nào để cả nước đồng lòng, đồng bào trong và ngoài nước kết tinh thần yêu nước thành một làn sóng nhấn chìm quân xâm lược? Nếu như bọn tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã làm chao đảo kinh tế và lòng tin thì chúng chẳng ngại ngần gì bán nước để yên vị, hưởng lợi, vậy làm gì để diệt bọn chúng?...Câu trả lời dành cho lãnh đạo Việt Nam.
Chiếm đoạt biển Đông và dầu khí! (TT 21-7-12)
Con bài chiến lược 'giấu mặt' của Mỹ tại châu Á (Đất Việt)-Mặc dù không được dư luận quan tâm, nhưng một trong những chặng dừng chân có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt đối với Mỹ của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du châu Á vừa qua chính là Mông Cổ.
--Tình báo Đức: 30.000 người Trung Quốc ở Đức là gián điệp nghiệp dư
--- Diễn tập cứu nạn hàng hải quy mô lớn ở Nha Trang (TTXVN).
- Ngư dân các nước được trang bị… tận răng (TT). Thành phố Tam Sa Trung Quốc có thiết bị quan trắc khí tượng thế hệ mới, cung cấp thông tin khí tượng Nam Hải (CRI). – - Cư dân mạng phản đối công ty du lịch ghi sai tên biển Đông (PLTP).
– Tình hình biển Đông: TQ lập đồn trú, phản pháo Ấn Độ (PNTD). – ‘Arming Chinese fishermen will only heighten tension’ (Philstar). – Trung Quốc lại nói một đường, làm một nẻo (NLĐ). – Con cờ của Trung Quốc – (RFA).- Trung Quốc đồn trú quân đội ở “TP.Tam Sa” (TN). - China to deploy military garrison in new city in Spratlys (GMA). - Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử (TVN).
– Asean Issues Statement Against ‘Use of Force’ in South China Sea Disputes (Jakarta Globe). – ASEAN đồng thuận về Biển Đông : Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền Trường Sa – (RFI). – Đáp lời ASEAN, TQ vẫn khẳng định chủ quyền Biển Đông(skynews/VNN). - Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN: Trung Quốc đã phản ứng thế nào? (PLTP). - Bất đồng cản trở việc giải quyết tranh chấp (Chinhphu.vn). - Biển Đông: Phép thử sự đoàn kết của ASEAN(NCBĐ). – Hy vọng nào cho COC?(DNSG). – Philippines Chấn hưng giá trị tổ tiên để đối phó với Trung Quốc (PLTP).
- ‘South China Sea’ and Beijing’s Naval Strategy (IDN). – Cửu Long khuấy biển: Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông (NCBĐ). – Trung Quốc không còn nhiều “bài” trên Biển Đông (NCBĐ). - Hồ sơ các dự án đóng tàu quân sự Trung Quốc (ĐV). - Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây (VTC).- Nga: Bắn tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải là hợp lý, hợp pháp (GDVN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ủng hộ đổ bộ Senkaku (TTXVN).
– Tình hình biển Đông: TQ lập đồn trú, phản pháo Ấn Độ (PNTD). – ‘Arming Chinese fishermen will only heighten tension’ (Philstar). – Trung Quốc lại nói một đường, làm một nẻo (NLĐ). – Con cờ của Trung Quốc – (RFA).- Trung Quốc đồn trú quân đội ở “TP.Tam Sa” (TN). - China to deploy military garrison in new city in Spratlys (GMA). - Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử (TVN).
– Asean Issues Statement Against ‘Use of Force’ in South China Sea Disputes (Jakarta Globe). – ASEAN đồng thuận về Biển Đông : Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền Trường Sa – (RFI). – Đáp lời ASEAN, TQ vẫn khẳng định chủ quyền Biển Đông(skynews/VNN). - Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN: Trung Quốc đã phản ứng thế nào? (PLTP). - Bất đồng cản trở việc giải quyết tranh chấp (Chinhphu.vn). - Biển Đông: Phép thử sự đoàn kết của ASEAN(NCBĐ). – Hy vọng nào cho COC?(DNSG). – Philippines Chấn hưng giá trị tổ tiên để đối phó với Trung Quốc (PLTP).
- ‘South China Sea’ and Beijing’s Naval Strategy (IDN). – Cửu Long khuấy biển: Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông (NCBĐ). – Trung Quốc không còn nhiều “bài” trên Biển Đông (NCBĐ). - Hồ sơ các dự án đóng tàu quân sự Trung Quốc (ĐV). - Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn báo chí phương Tây (VTC).- Nga: Bắn tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải là hợp lý, hợp pháp (GDVN).
- Bộ trưởng Quốc phòng Nhật ủng hộ đổ bộ Senkaku (TTXVN).
- MOFA dismisses Hanoi’s call to stop project in Taiping (Tapei Times).- Kế hoạch của Đài Loan tại Biển Đông (Diplomat/ BoxitVN).
-Kế hoạch của Đài Loan tại Biển Đông bxvn1
J. Michael Cole, The Diplomat, ngày 19-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Có vị trí chiến lược nằm giữa chuỗi đảo Trường Sa trong vùng tranh chấp căng thẳng tại Biển Đông, đảo Thái Bình [tên Việt Nam: Ba Bình – người dịch] là bất động sản quí giá.
Ngoài việc là một địa điểm lớn nhất tại Trường Sa, hòn đảo do Đài Loan kiểm soát này là cứ địa của một trong hai phi đạo duy nhất trong vùng biển này, có chiều dài đủ cho máy bay vận tải cỡ lớn như Hercules C-130 lên xuống.
Chỉ cách Bãi cạn Scarborough 800 km, cách bờ biển Việt Nam chưa tới 600 km và cách đảo Palawan của Philippines 500 km, Thái Bình có thể là phương tiện để phóng chiếu sức mạnh quân sự và nắm giữ các tuyến hàng hải trong một vùng biển đang có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia, và Đài Loan. Là một quà tặng thiên nhiên, Thái Bình có ngư trường phong phú và là đảo duy nhất có nguồn nước ngọt địa phương.
Tin tức cho biết Đài Loan đang đánh giá khả năng nối thêm 300-500 m cho phi đạo 1,150 m, vốn đã hoàn tất năm 2008 trước sự phản đối của nhiều nước trong khu vực đảo Thitu [tên Việt Nam: Thị Tứ – người dịch], do Philippines kiểm soát, là đảo duy nhất thứ hai trong quần đảo Trường Sa có phi đạo đủ dài để máy bay cỡ lớn hoạt động). Việc đánh giá khả năng này đang được xúc tiến tiếp theo sau một thông cáo vào tháng Hai cho biết Đài Loan sẽ xây một đài hướng dẫn không vận chiến thuật cao 7 m trên đảo, nhằm giúp phi công đáp máy bay bằng radio và hệ thống đèn chiếu [instrument landing] (mãi đến khi nó được hoàn tất vào tháng Chín này, phi công phải dùng mắt quan sát địa hình để đáp máy bay, ngay cả trong thời tiết xấu).
Động thái này sẽ biến một miếng bất động sản có giá trị thậm chí thành một tài sản hấp dẫn hơn, vừa tạo cơ hội vừa có khả năng tạo rủi ro cho Đài Loan.
Nối dài phi đạo không phải là không có những thách đố kỹ thuật, vì phần nối phải được xây trên bãi cát hay vùng nước cạn. Nhưng đấy không phải là những khó khăn không thể vượt qua. Một khi hoàn tất, không những máy vận tải C-130 của Không Lực Đài Loan có thể lên xuống an toàn hơn, nhưng cái phi đạo này, nằm xa điểm cực nam của Đài Loan đến 1.376 km, có thể làm căn cứ cho máy bay tuần tra biển P-3C “Orion” – theo báo chí địa phương trích dẫn các nguồn tin an ninh quốc gia không nêu rõ tên. Đài Bắc đã mua 12 chiếc P-3C tân trang của Hoa Kỳ trong một thương vụ 1,9 tỉ đôla được ký kết năm 2007. Sáu chiếc đầu tiên được dự trù đi vào hoạt động vào khoảng năm tới và trực thuộc Căn cứ Không quân Bình Đông, Nam Đài Loan.
Viêc triển khai loại máy bay này, một loại máy bay có khả năng tác chiến chống tàu ngầm, sẽ là một cách tăng cường quan trọng cho khả năng giám sát một vùng rộng lớn trên Biển Đông và bổ túc cho những nỗ lực giám sát đã có sẵn của Hoa Kỳ và Nhật Bản, nếu Đài Loan muốn thế, trong vùng ngày càng có nhiều tranh chấp này.
Nhưng làm như thế cũng có nghĩa là đảo ngược một chính sách đã có sẵn từ năm 2000, khi Cục Quản trị Tuần duyên của Bộ Nội vụ, chứ không phải quân đội, được giao nhiệm vụ bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Đài Loan trên đảo Thái Bình và vùng lãnh hải chung quanh. Ngoài những ý nghĩa khác, người ta tin rằng quyết định này có một tác dụng bớt gay gắt đối với những căng thẳng trong vùng biển nói trên bằng cách giao nhiệm vụ cho các cơ quan dân sự thay vì quân đội. Nhưng có một điều là, việc triển khai máy bay P-3Cs sẽ đòi hỏi sự hiện diện của nhân viên Hải quân, nhà chứa máy bay, và yểm trợ hậu cần – nói cách khác, đó là một hành động quân sự hóa đảo Thái Bình.
Được tiếp xúc cho bài viết này, một người phát ngôn của Bộ Quốc Phòng (BQP) nới với báo The Diplomat vào ngày 19-7 rằng Hội đồng An ninh Quốc gia, chứ không phải BQP, đảm trách phi đạo nói trên, và vì thế ông ta không ở vào tư thế có thể khẳng định hay phủ nhận kế hoạch nối dài phi đạo. Câu trả lời này gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng chính quyền dân sự vẫn tiếp tục khống chế việc kiểm soát đảo Thái Bình và rằng việc quân sự hóa nó không nằm trong kế hoạch hiện nay.
Khi được hỏi về khả năng triển khai máy bay P-3C trên đảo nói trên, câu trả lời của người phát ngôn trở nên quanh co hơn: ông nói rằng loại máy bay này sẽ được dùng để giám sát và bảo vệ “sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Hoa Dân quốc [tức Đài Loan]”. Điều này có thể giải thích là bao gồm cả những vùng mà Đài Loan tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, mặc dù câu trả lời chưa đến mức độ xác nhận các kế hoạch đặt căn cứ P-3C ngay trên đảo Thái Bình. Một điều đáng lưu ý là, Philippines hiện đang cứu xét phương án mua riêng máy bay P-3C tiếp theo sau đề nghị của vị chỉ huy Ban Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Locklear, vào tháng Tám năm ngoái.
Đường lối thận trọng của Đài Loan không có nghĩa là phương án quân sự dành cho đảo Thái Bình đã bị loại bỏ. Thật ra, khi căng thẳng gia tăng trong vùng này, một số nhà lập pháp Đài Loan, mà nổi bật nhất là Lâm Úc Phương thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền, gần đây đã lên tiếng đòi hỏi một vai trò lớn hơn cho quân đội trong việc bảo vệ đảo này. Những đòi hỏi này bao gồm khả năng triển khai tên lửa địa không Stinger có bệ phóng ba càng (dual-mount Stinger surface-to-air), súng phòng không 40mm, và súng cối. Vào đầu năm nay, Lâm cũng yêu cầu BQP xúc tiến nghiên cứu tính khả thi của việc triển khai trên đảo Thái Bình tên lửa “Thiên Kiếm” (Sky Sword), một loại tên lửa phòng không được chế tạo trong nước.
Cho đến nay, Manila đã phản ứng một cách bình tĩnh đối với các kế hoạch của Đài Loan được báo chí nói tới, với luận cứ cho rằng họ không có “vấn đề” gì với dự án mở rộng nói trên, vì Thái Bình không phải là một trong 9 đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Chúng ta phải chờ xem Manila còn giữ lập trường này không nếu quân đội Đài Loan một lần nữa hoạt động trên đảo Thái Bình.
Phản ứng của Philippines còn bỏ qua một sự kiện là đảo Thái Bình có giá trị chiến lược lớn, và mặc dù Đài Loan có thể không sử dụng đảo này để phóng chiếu sức mạnh quân sự, nhưng các nước khác có thể bị cám dỗ sẽ làm điều đó.
Một cách cụ thể hơn, Trung Quốc đã lao vào các nỗ lực rộng lớn nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, những nỗ lực có một yếu tố quân sự rõ nét. Trong nhiều nỗ lực khác, kỹ sư Trung Quốc đã xây lên những đảo nhỏ nhân tạo, một số có cả đài ra-đa, bến tàu, và bãi đáp máy bay trực thăng. Tuy nhiên, những ích lợi của các đảo nhân tạo không dễ gì sánh nổi với các đảo thiên nhiên và rộng lớn hơn. Nhất là, các đảo nhân tạo rất dễ bị tấn công; chỉ cần một trái bom qui ước hạng nặng, như loại bom dùng để bình địa BLU-82 “daisy cutter” hoặc loại mới hơn GBU-43, chẳng hạn, là đủ sức đánh đắm các đảo nhỏ này.
Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) Trung Quốc chắc chắn sẽ thấy rõ nhiều lợi thế trong việc chiếm đóng đảo Thái Bình, vì đảo này sẽ trở thành một bổ sung quan trọng cho chiếc tàu sân bay của họ, cho các chiến hạm tấn công đổ bộ (ví dụ, loại 071) và các chiến hạm có bãi đáp trực thăng (như loại 081, có tin đồn là đang trong giai đoạn phát triển). QĐGPND có khả năng triển khai máy bay không người lái trên đảo Thái Bình, đây cũng là điều có thể quan niệm được.
Nếu phản ứng đầu tiên của Manila đối với tin tức này có cho ta một chỉ dấu nào, thì đó là, dự án nối dài phi đạo của Đài Loan trên đảo Thái Bình không thể đưa đến một sự cố tức thời tạo ra khả năng xung đột võ trang trong khu vực. Tuy nhiên, tùy theo các phát triển tương lai trong những tranh chấp trên Biển Đông, sự ích lợi của đảo này như một địa bàn quân sự có thể trở nên to lớn đến nỗi QĐGPND có thể chiếm nó từ tay Đài Loan.
Trong bối cảnh hiện nay, với một chính quyền Quốc Dân Đảng tại Đài Bắc có tuyên bố chủ quyền tương tự như Bắc Kinh, khả năng dùng vũ lực giữa Trung Quốc và Đài Loan trên đảo Thái Bình là thấp. Mặc dù có dị biệt chính trị giữa hai bên, Bắc Kinh có quan điểm tương đối thuận lợi về việc Đài Loan kiểm soát đảo này, coi điều này (có lẽ một cách sai lầm) như là quyết tâm của Đài Loan nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc trên toàn Biển Đông trong đường chín điểm đứt đoạn. Tuy nhiên, thái độ này có thể thay đổi nếu quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan, đã tương đối ổn định kể từ năm 2008, trở nên xấu đi.
Một kịch bản khác, mặc dù khó xảy ra hơn, là khả năng đụng độ quân sự giữa Đài Loan với Việt Nam hay với Philippines. Bất cứ một mưu tính nào của hai nước này nhằm chiếm đảo Thái Bình cũng có thể thúc đẩy Trung Quốc đứng về phía Đài Loan để can thiệp, và sau đó sẽ giành luôn quyền kiểm soát đảo này.
Chúng ta phải chờ xem Đài Loan có quyết định quân sự hóa đảo Thái Bình hay không, mặc dù cho đến nay xu thế có vẻ đi theo chiều hướng đó. Bất luận chính phủ Đài Loan có hành động gì đi nữa, Thái Bình vẫn là một miếng bất động sản được nhiều nước thèm muốn trên Biển Đông; tìm một thế quân bình giữa việc bảo vệ nó, đồng thời không làm nó trở thành quá hấp dẫn khiến các nước khác muốn chiếm đoạt bằng bạo lực, sẽ là chìa khoá cho số phận của đảo này.
J. M. C.
J. Michael Cole là một nhà báo làm việc tại Đài Loan chuyên về các vấn đề quân sự tại Đông Bắc Á và Eo biển Đài Loan. Trước đây ông là nhân viên tình báo tại Sở Tình báo An ninh Canada.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
ASEAN vấp ngã tại Phnom Penh bxvn1
Asia Times, 13-7-2012
Trần Ngọc Cư dịch
Chưa bao giờ trong 45 năm của các cuộc họp định kỳ, luôn luôn được nối tiếp bằng những thông cáo chung nhạt nhẽo, mà các vị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN lại không đồng thuận một tuyên bố chung đúc kết những bàn thảo kín đáo của họ để thế giới tùy nghi sử dụng. Nhưng lần này, nghĩa là cho đến bây giờ, họ vẫn chưa làm được điều đó.
Tại buổi bế mạc của hội nghị cấp bộ trưởng vừa mới kết thúc tại Phnom Penh, một sự im lặng đã làm ù tai mọi người. Nguyên nhân gần là các ngoại trưởng đã không đạt được một đồng thuận về việc bản tuyên bố có nên hay không nên nhắc đến Bãi cạn Scarborough, vị trí đang diễn ra một cuộc đối đầu căng thẳng bắt đầu vào tháng Tư giữa Trung Quốc (TQ) và Philippines. Philippines muốn nhắc đến sự kiện này trong bản tuyên bố. Nhưng Cambodia phản đối. Cả hai bên đều không nhượng bộ. “Phương cách đồng thuận của ASEAN” đã thất bại.
Chi tiết về những gì diễn ra mới đây sau những cánh cửa khép tại Phnom Penh cho đến nay vẫn còn mù mịt. Những ảnh hưởng của chúng vẫn chưa được biết rõ. Nhưng cũng không phải là quá sớm để tiên đoán rằng, đối với TQ, hậu quả của việc không tuyên bố có thể được coi như một thắng lợi trước mắt mặc dù về lâu về dài thắng lợi này có thể tỏ ra mong manh.
Cambodia và Trung Quốc
Nguyên nhân chính của sự tan vỡ có liên quan sâu sắc với Bắc Kinh và nỗ lực của nó nhằm bảo vệ tuyên bố quyền chủ quyền nhằm độc chiếm gần như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Tuyên bố đó được thể hiện trong đường đứt đoạn chín khúc khó hiểu trên các bản đồ TQ, gợi nên hình ảnh một lưỡi bò khổng lồ trùm sâu lên vùng giữa biển Đông Nam Á.
Bất luận nó còn có ý nghĩa nào khác chăng nữa, đường lưỡi bò này bác bỏ các quyền chủ quyền chồng lấn được tuyên bố bởi các nước Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam, tức các quốc gia đã cùng với Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Singapore, và Thái Lan là thành viên của ASEAN.
Trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2012, Cambodia là nước chủ nhà cuộc họp bộ trưởng của nhóm, và lẽ ra đã đọc bản tuyên bố chung cuối cùng nếu có được một bản văn như thế. Theo chỗ tôi biết, Thủ tướng Cambodia, ông Hun Sen, chưa bao giờ công nhận tuyên bố chủ quyền TQ trên toàn Biển Đông. Nhưng không một lãnh đạo ASEAN nào lại bén nhạy đối với quan điểm và đòi hỏi của TQ như ông. Bằng cách từ chối đọc một tuyên bố có nhắc đến Bãi cạn Scarborough, ông đã hành động trong một đường lối phù hợp với lập trường của TQ trong cuộc xung đột chủ quyền tại Biển Đông.
Theo quan điểm của Bắc Kinh thì ASEAN không việc chi mà phải cố gắng giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; những tranh chấp này chỉ có thể dàn xếp song phương giữa TQ với từng nước một trong 4 quốc gia ĐNA có tuyên bố chủ quyền tại đó, và chỉ khi nào thời gian đủ chín muồi để làm việc đó mà thôi. Trong bối cảnh này, bằng cách từ chối đưa ra một thông cáo chung, chính phủ Cambodia tỏ ra đã làm những gì mà TQ muốn họ làm.
TQ là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Cambodia. Bắc Kinh đã chi tiền rất hào phóng trong các dự án viện trợ hoành tráng tại nước này, kể cả việc chi trả việc xây cất Dinh Hoà Bình (Peace Palace) [gồm văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Cambodia và trung tâm hội nghị quốc tế – người dịch] tại Phnom Penh, nơi các bộ trưởng ASEAN họp. Ngay trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng Tư 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến viếng thăm Cambodia bốn ngày, chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Chủ tịch nước TQ trong vòng 12 năm. Thật khó tin rằng việc chọn thời điểm của họ Hồ chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
Bắc Kinh cảm ơn Cambodia vì đã hậu thuẫn các lợi ích cốt lõi của TQ, một ý niệm mập mờ gồm cả tuyên bố chủ quyền của TQ trên hầu hết Biển Đông vốn gây ra nhiều tranh cãi. Và nếu sự bày tỏ lòng biết ơn của TQ thậm chí có cường điệu lòng trung thành của Cambodia đối với Bắc Kinh đi nữa, không nghi ngờ gì nữa rằng Hun Sen đã lợi dụng vai trò chủ tịch ASEAN trong năm 2012 của nước ông để tránh đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của nhóm.
Bất cứ một quan sát viên nào cũng có thể kết luận rằng TQ đã thực sự thuê Cambodia làm những điều mình sai khiến, kể cả việc ngăn cản các vị bộ trưởng ASEAN thông qua một tuyên bố chung về Biển Đông. Bây giờ TQ có thể nêu sự thất bại của ASEAN như một bằng chứng củng cố lập trường riêng của mình. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ nói: “Chúng tôi không chống lại ASEAN, nhưng nếu các nước này không thể đồng ý với nhau ngay cả các từ ngữ trên một thông cáo chung, làm sao chúng ta có thể kỳ vọng họ ngồi lại đàm phán các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông? Thôi, hãy để vấn đề đó cho chúng tôi bàn thảo trong các cuộc đàm phán song phương với những quốc gia trực tiếp liên hệ, khi thời gian cuối cùng đến lúc chín muồi”. Hay những lời lẽ có đại ý như thế.
Để được công bằng với Bắc Kinh và Phnom Penh, phải nói rằng chúng ta chưa biết được, ví có bao giờ biết được, mức độ trách nhiệm mà Philippines phải chịu một phần trong cuộc đấu tranh nội bộ (infighting) – mỉa mai thay – tại Dinh Hoà Bình. Manila quyết tâm thúc đẩy phải nhắc đến Bãi cạn Scarborough trong thông cáo chung. Tại sao phải bức thiết nhắc đến vụ việc trên biển? Tại sao không thể ám chỉ bãi cạn ấy mà thôi? Phải chăng Hun Sen đã nổi giận, như ông từng nổi giận trong quá khứ, và dẹp bỏ bản tuyên bố thay vì nhượng bộ nhau trong cách dùng từ.
Một sự bấp bênh nghiêm trọng hơn nữa là thế này: Sự rạn nứt tại Phnom Penh đã phá hoại khả năng của ASEAN trong việc bảo trợ một bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc tại Biển Đông một cách tồi tệ như thế nào?
Việc soạn thảo bộ qui tắc ứng xử
Năm 2002, TQ và các quốc gia ASEAN ký một Tuyên bố không có tính ràng buộc về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông. Một vài lãnh đạo ASEAN đã hi vọng sẽ tổ chức kỷ niệm năm thứ 10 của bản tuyên bố nói trên vào năm nay bằng cách soạn thảo, giữa họ với nhau, một bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc. Kế hoạch của họ là phải hoàn tất nhiệm vụ này kịp thời để các bộ trưởng ASEAN công bố bản dự thảo tại cuộc họp tại Phnom Penh.
Điều lạc quan là bản dự thảo bộ qui tắc đã có sẵn rồi, mặc dù nội dung của nó chưa được công bố. Rõ ràng là, nó không phải là một văn bản chải chuốt, nhưng nó đã liệt kê các điểm mà, theo sự phán đoán chung của ASEAN, văn bản cuối cùng phải thể hiện. Người ta có đủ lý do để tin rằng bản dự thảo ấy gồm có những điều khoản dùng để dàn xếp các tranh chấp. Nếu điều này có thực, nó sẽ làm hài lòng các nhà phân tích vốn không tin rằng ASEAN sẽ sẵn sàng hoặc có thể đi ra ngoài bổn phận thông thường: biết ứng xử tử tế, biết giúp đỡ, và không làm cho tình hình xấu hơn.
Chính sự kiện các quốc gia tuyên bố chủ chuyền thường vi phạm các điều khoản đầy lạc quan của văn kiện 2002 mà không bị trừng phạt đã làm cho việc đòi hỏi một bản qui tăc rõ ràng nói lên tính khả thi trở thành cấp bách. Người ta có thể cảm thấy phấn khởi một cách dè dặt trong bối cảnh này, rằng tại Phnom Penh ASEAN đã trao cho TQ một bản dự thảo qui tắc ứng xử để cứu xét – một sự kiện mà các ký giả đã bỏ quên vì quá bận tâm về sự huyên náo của các vị bộ trưởng.
Điều bi quan là, nếu có một thông cáo chung ghi nhận thành quả mà các vị bộ trưởng đã đạt được, thì nó có thể sẽ nhắc đến sự thành công của họ trong việc soạn ra một bản dự thảo qui tắc ứng xử và sẽ mô tả nó như một bước tiến quan trọng. Thiếu sự nhìn nhận đó, văn bản dự thảo có thể chịu một số phận hẩm hiu trong tình trạng đợi chờ, không có một địa vị rõ ràng và có thể bị xem như chỉ là một bản liệt kê các điều nguyện ước. Dù có cố tình hay vô ý, khi Hun Sen hủy bỏ bản thông cáo chung, ông đã chặn đứng việc ASEAN công khai đề cao giá trị của nó như một cơ sở đàm phán chính thức của nhóm này.
Nếu TQ thực tâm muốn tránh bị ràng buộc bởi một bộ qui tắc ứng xử, thì những gì xảy ra tại Phnom Penh đã nói lên chính sách chia để trị mang đặc tính TQ – chia rẽ khối ASEAN để ngự trị sóng nước Biển Đông. Nhưng nói cho ngay, người ta cũng phải ghi nhận rằng TQ không tạo ra sự chia rẽ nội bộ ASEAN từ con số không.
Bắc Kinh gần như không chịu trách nhiệm về việc ASEAN không quyết tâm hay không thể hoặc là thuyết phục bốn thành viên của mình nhượng bộ nhau trong các tuyên bố chủ quyền, hoặc là chặn đứng họ trong việc tạo ra những động thái gây bất ổn trên và trong Biển Đông. Nếu bốn quốc gia có tuyên bố chủ quyền trước tiên chịu giải quyết các mâu thuẫn trong lập trường của họ với nhau, ASEAN đã có thể đưa ra một mặt trận thống nhất trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Những cuộc thảo luận giữa ASEAN và TQ về bản dự thảo qui tắc ứng xử theo chương trình sẽ diễn ra vào tháng 9 này. Vì bản dự thảo là một sản phẩm của ASEAN, những cuộc thảo luận sẽ mang tính cách đa phương từ trong bản chất. Nếu chịu tham dự, TQ sẽ phải để những đòi hỏi song phương của mình ở ngoài phòng họp. Kế hoạch của ASEAN là muốn cùng TQ ký vào một văn bản cuối cùng tại vòng hội nghị thượng đỉnh sắp đến có liên quan tới ASEAN vào tháng 11 này.
Nếu các đàm phán về bản dự thảo không diễn ra tại Cambodia vào tháng 9, các hội nghị thượng đỉnh chắc chắn sẽ diễn ra tại quốc gia này. Tại Phnom Penh vào tháng 11 này, với một người khó lường như Hun Sen, tình hình có thể trở nên tồi tệ thêm một lần nữa. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng sẽ suy nghĩ chín chắn trước khi cho phép mình một lần nữa dính dấp tới việc công khai làm hổ mặt ASEAN trước sự hiện diện của các vị quốc trưởng nước ngoài tề tựu tại đó trước khi lên đường tham dự Thượng đỉnh Đông Á. Một khả năng lớn hơn có thể là, từ nay đến đó, nếu thực sự muốn cản trở bộ qui tắc ứng xử, TQ sẽ phải làm việc gắt gao trong các cuộc thảo luận với ASEAN hoặc là để đình hoãn sự hoàn tất văn bản hoặc là, nếu không làm được chuyện đó, để đảm bảo rằng nội dung văn bản sẽ là nhạt nhẽo tầm thường.
Nếu việc này xảy ra, ASEAN gần như không còn một tự do lựa chọn nào cả vào tháng 11 tới: hoặc là phải thú nhận không thể cùng TQ soạn thảo một văn bản, hoặc là sẽ đưa một văn bản không có sức mạnh gì cả (a toothless edition). Trong sự tính toán việc gì nên (hay không nên) làm và thời điểm nên (hay không nên) làm việc đó, TQ cũng sẽ phải nhìn lên tấm lịch, vì biết rằng vào ngày 1-1-2013, Cambodia, một nước không tranh chấp chủ quyền trên Biển Dông, sẽ nhường vai trò chủ tịch ASEAN cho Brunei, một quốc gia có tranh chấp chủ quyền.
Bản dự thảo của ASEAN không thể ở trong tình trạng được giấu kín mãi. Nếu nó thực sự vẫn là một bí mật, thì không ai ngoài những chính phủ trực tiếp liên quan có thể điểm mặt TQ là nguyên nhân của bất cứ sự thay đổi nào trên văn bản, bao gồm cả những nhượng bộ để thỏa mãn đòi hỏi của Bắc Kinh. Nhưng nếu bản dự thảo được lưu hành trong dạng thức hiện nay, và TQ đòi hỏi một số thay đổi, và nó được thay đổi, thì những chỗ khác biệt với bản gốc cuối cùng sẽ được mọi người biết đến. Các nhà ngoại giao ASEAN sẽ có nguy cơ bị lên án là khuất phục trước con rồng Đại Hán.
Cái rủi ro để việc này xảy ra sẽ tùy vào mức độ Bắc Kinh có quyền theo dõi việc soạn thảo bản qui tắc tương lai ngay từ bên trong ASEAN, và đã sử dụng khả năng tiếp cận này để ảnh hưởng lên việc chọn từ ngữ theo ý mình. Nhưng nếu TQ không đóng vai trò nào bên trong tiến trình soạn thảo của ASEAN, thì bất cứ một người ĐNA nào có quyền tiếp cận bản dự thảo mà muốn ngăn chặn khả năng TQ thay đổi nó sẽ có động lực làm rò rỉ bản dự thảo ra ngoài.
So với các hội nghị thượng đỉnh, các cuộc họp ở cấp thấp hơn sẽ ít khả năng thu hút sự chú ý và nâng cao các kỳ vọng. Một nơi hội họp cấp dưới bộ trưởng dành cho các cuộc thảo luận của ASEAN-cộng-TQ (ASEAN-plus-China) đã được lựa chọn. Trong bối cảnh ít nổi bật đó, có lẽ TQ dễ tìm cách đình hoãn bất cứ một kết quả nào không vừa ý.
Nếu TQ quyết chặn đứng bản qui tắc ứng xử Biển đông, bằng cách đưa nó vào quên lãng vĩnh viễn, liệu các nước ASEAN có thể xúc tiến ký kết với nhau hay không? Việc này không thể xảy ra trong bầu không khí các nước đang cáo buộc lẫn nhau như hiện nay. Nhưng nếu thời gian có thể hàn gắn những vết thương hiện tại mặc dù đồng thời có bào mòn sự kiên nhẫn của ASEAN, người ta cũng quan niệm được khả năng ký kết ấy có thể xảy ra.
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác tại châu Á 1976 của khối ASEAN có thể là một tiền lệ. Những quốc gia thành viên của khối này thoạt đầu đã tự mình soạn thảo và chấp nhận một văn kiện, trước khi mời TQ và các nước khác ký kết. Gần 20 chính phủ bên ngoài Đông Nam Á, kể cả TQ, đã ký kết văn bản đó. Nhưng, lần này Bắc Kinh sẽ chống lại việc bị đặt trước một sự đã rồi (a fait accompli) – bị dí vào tay một văn bản, một cây viết, và một hàng có đánh dấu sẵn để ký lên đó – nhất là một văn bản có ngụ ý quốc tế hóa Biển Đông.
Tuy nhiên có một khả năng là, TQ có thể thay đổi ý kiến. Bắc Kinh có thể sẽ quyết định chấp nhận một nỗ lực đa phương dưới sự bảo trợ của ASEAN nhằm soạn thảo một bản qui tắc ứng xử để chế ngự hành vi của các quốc gia trên Biển Đông. TQ thậm chí có thể chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp ở một dạng thức nào đó. Nếu vào năm 2013, đôi song ca Tập-Lý – Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước và Lý Khắc Cường làm Thủ tướng – tại vị hẳn hoi ở Bắc Kinh, chế độ có thể cảm thấy đủ tự tin để chuyển “chính sách ngoại giao bặm trợn” của mình thành một nụ cười dễ dãi.
Tuy nhiên, chúng ta không nên nín thở chờ đợi một sự chuyển hoá như thế. Vì trong chính trị thực dụng (realpolitik, thường là mạnh được yếu thua), các lãnh đạo TQ vẫn bị cám dỗ cần nhắc nhở lãnh đạo các nước ASEAN về sự bất tương xứng giữa nước họ với người láng giềng vĩ đại nhất.
Kích cỡ là quan trọng
Ta hãy so sánh nước giữ ghế chủ tịch kết tiếp của ASEAN là Brunei Darussalam với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bề ngoài, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hai nước là thành viên bình đẳng; mỗi nước có một phiếu biểu quyết. Nhưng dân số Brunei chỉ bằng 0,0003% dân số TQ. Thảo nào, TQ chỉ muốn thương thuyết với Brunei trong một phòng hội chỉ có hai ghế, hơn là đối diện với 10 thành viên Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở trong cùng một phòng họp vào cùng một lúc.
Mặc dù toàn bộ dân số được đại diện bởi 10 nhà thương thuyết ASEAN vẫn ít hơn nửa khối dân số TQ (một chút xíu), họ sẽ là đa số đối với một nhà ngoại giao đơn độc của TQ với tỉ lệ 10 trên 1. Những dạng thức khác nhau của cái logic bất bình đẳng này đã tạo cơ sở để TQ nhiều lần đòi hỏi đàm phán song phương riêng biệt, và với chỉ mỗi một trong 4 nước ĐNA có tuyên bố chủ quyền mà thôi.
Nhưng kích cỡ của một quốc gia cũng mang lại những nỗi bất bình. Mặc dù việc dùng sức mạnh hùng hậu để diễu võ dương oai trên Biển Đông có thể đưa những quốc gia nhỏ bé hơn vào thế bị động, nhưng hành vi này sẽ khẳng định hình ảnh của TQ như một kẻ bắt nạt. Nếu chỉ dùng quyền lực địa-kinh tế và địa-chính trị của mình như một khí cụ thô bạo – “tao lớn con còn này thì không” – TQ sẽ nhanh chóng kích động sức đề kháng chung giữa các dân tộc ĐNA đồng thời chuốc lấy sự khinh bỉ của họ.
Quyền lực thông minh trong một thế giới nối mạng gồm các liên hợp, các dòng chảy thông tin, và các phát kiến cực nhanh ngụ ý phải biết khi nào việc sử dụng sức mạnh cơ bắp quá đáng là phản tác dụng. Kích cỡ quả là quan trọng, nhưng biết cách sử dụng nó lại càng quan trọng hơn. Dựa vào những bằng chứng của chính sách ngoại giao TQ tại Biển Đông, bài học đó chưa được quán triệt hoàn toàn.
Chẳng hạn, vào đầu năm nay, TQ đề nghị thành lập một Nhóm không chính thức (Kênh II – Track II) gồm các Nhân sĩ và các Chuyên gia (Eminent Persons and Expert Group, gọi tắt là EPEG) và giao cho họ nhiệm vụ thảo luận bản dự thảo qui tắc ứng xử và đưa ra các đề nghị thích hợp.TQ đề nghị thêm rằng nhóm ấy sẽ gồm có 10 người, 5 từ TQ và 1 từ mỗi một trong 5 quốc gia ASEAN.
Đối với nhiều giới trong khối ASEAN, sự phân phối này hình như đã minh họa một cách trắng trợn một não trạng đế chế chỉ biết dựa vào kích cỡ quốc gia: “Vì chúng tôi là nước lớn, chúng tôi có quyền chiếm một nửa số ghế của EPEG. Vì các anh là nước nhỏ, các anh phải chia nhau nửa số ghế còn lại. Và, tiện đây cũng xin nhắc nhở, 5 trong 10 thành viên của quí vị dứt khoát sẽ không được ngồi trong phòng họp”. Hoặc những tư duy tương tự của TQ.
Cũng có thể là TQ chỉ thả nổi đề nghị EPEG nhằm trì hoãn bộ qui tắc ứng xử. Một khi EPEG được thành hình, Bắc Kinh có thể đình hoãn các quyết định về một văn bản với lý do nhóm cố vấn chưa hoàn tất bản báo cáo của họ. Với nửa số thành viên của EPEG đại diện cho TQ, bản báo cáo này có thể được triển hạn qua nhiều năm.
Tin tức cho biết, trong các cuộc thảo luận sau đó, TQ đã giữ 5 ghế của mình trong khi đồng ý để ASEAN chiếm 10 ghế. Để giảm bớt khả năng của Bắc Kinh trong việc lợi dụng cơ quan cố vấn này để che mắt thế giới và kéo dài việc soạn thảo bộ qui tắc ứng xử, các thành viên ĐNA đã đòi hỏi rằng nhóm EPEG chỉ được triệu tập sau khi việc thương thuyết một văn bản với TQ đã bắt đầu. Nếu một bản thông cáo chung đã được đưa ra tại Phnom Penh, có thể nó đã nhắc đến EPEG. Vì thiếu nó, chúng ta chỉ có thể đoán mò về số phận của cái đề nghị do TQ đưa ra.
Việc TQ âm mưu kiểm soát một nửa số thành viên EPEG chứng tỏ đường lối của TQ ngày càng trở nên cứng rắn. Vào năm 2005, một Nhóm Nhân sĩ ASEAN-TQ đã được triệu tập để duyệt xét các quan hệ ASEAN-TQ và đưa ra các đề nghị cải thiện. Cơ quan đó đã tuân theo qui tắc mỗi-nước-một-ghế, nghĩa là 10 nhân sĩ ĐNA ngồi cùng tham gia thảo luận với 1 nhân sĩ TQ.
Nếu EPEG thực sự nhóm họp với TQ chiếm 1/3 trong 15 ghế, những cuộc bàn thảo của nhóm sẽ dễ dàng chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, nhất là nếu những chia rẽ giữa các nước ASEAN làm suy yếu thêm nhóm đa số. Kể từ tháng 7 năm 2012 TQ tỏ vẻ không muốn chấp nhận một nguyên tắc bình đẳng nào giữa các quốc gia, điều mà 7 năm về trước họ sẵn sàng chấp nhận.
Ít có người dân ĐNA nào chịu theo dõi những diễn biến trong các tổ chức ngoại giao kênh II không chính thức. Một số người có theo dõi sẽ lấy làm nhẹ nhõm khi biết rằng chí ít TQ đã rút lui nỗ lực tước bỏ số ghế của một nửa ASEA. Nhưng nếu công thức 10 + 5 được giữ lại, sự chuyển biến chính trị có đạo lý sang chính trị thực dụng từ công thức 10 + 1 kể từ năm 2005, dù có khiêm nhượng đến đâu, cũng sẽ làm xuống cấp tính chính đáng (legitimacy) của Bắc Kinh trong giới ngoại giao tại Đông Nam Á.
Một quan niệm đã được phổ biến rộng rãi trên các sách báo, viết về lối ứng xử của các quốc gia, cho rằng “cái họa tài nguyên” (a resource curse) có thể làm xáo trộn nền kinh tế chính trị của các nước giàu về dầu khí nhưng nghèo [yếu kém] trong việc quản trị đất nước. Có thể có chăng “cái hoạ kích cỡ” đã xui khiến nước đông dân nhất thế giới đi diễu võ dương oai bằng sức nặng vô địch của mình?
Có bao nhiêu trách nhiệm của chế độ độc tài TQ trong việc gây ra nạn “thâm thủng quyền lực mềm” (soft power deficit) của nước này trước mắt nhân dân Đông Nam Á? Liệu việc dân chủ hoá đất nước, nếu xảy ra, có làm cho TQ được ưa chuộng hơn hay không? Hoặc liệu việc dân chủ hóa có làm tăng thêm sự độc hại của cái họa kích cỡ, khiến nhóm lãnh tụ chóp bu TQ đang bị bưng bít khó hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc dân túy đang thịnh hành lên chính sách đối ngoại?
Bất luận với câu trả lời nào cho những câu hỏi nói trên đi nữa, có hai điều rõ rệt: Bắc Kinh cảm thấy mình có quyền làm chủ Biển Đông, và tham vọng chủ quyền đó đã giới hạn khả năng phóng chiếu quyền lực mềm của TQ trong khu vực.
Ta hãy xét đến việc TQ đang gọi tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông là “không thể tranh cãi”. Phải chăng không có ai trong Bộ Ngoại giao TQ nhận ra sự lố bịch của lối mô tả này? Bất luận người ta có nghĩ gì về đường đứt đoạn chín khúc trên bản đồ TQ đi nữa, một điều không thể hoài nghi là, đường biên giới biển đó đang bị tranh cãi. Có bốn quốc gia trong khối ASEAN bác bỏ nó, đấy là chưa nói đến sự bất bình của nhiều nước khác.
Manila đưa ra đề nghị phải tách những phần của Biển Đông đang bị “tranh chấp” ra khỏi những vùng không bị tranh chấp. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng trong việc mô tả tuyên bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông là “không thể tranh cãi”, Bắc Kinh chỉ còn một việc là bảo vệ lập trường của mình mà thôi. Nhưng trong lãnh vực quyền lực mềm, nơi lời nói có giá trị quan trọng, việc TQ nhất quyết nhấn mạnh tính không thể tranh cãi sẽ làm suy yếu đòi hỏi của mình.
Sự bế tắc tại Phnom Penh có thể làm trì hoãn bộ qui tắc ứng xử Biển Đông. Nhưng nó cũng có thể thúc đẩy tinh thần bất khuất ít ra của một số nước ASEAN không chịu cúi đầu trước nước láng giềng khổng lồ, đồng thời tăng cường động lực của họ trong việc hợp tác một cách khôn ngoan với các nước ngoài khu vực, kể cả Mỹ, vì để bảo vệ nền độc lập quốc gia và của toàn khu vực. Trong khi đó, bốn nước ĐNÁ có tuyên bố chủ quyền phải đảm bảo rằng chính họ, vốn chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề, sẽ có một phần trách nhiệm tìm ra giải pháp.
D. K. E.
Donald K. Emmerson là chủ nhiệm Diễn đàn Đông Nam Á tại Đại học Stanford. Bài viết mới nhất của ông là “Southeast Asia: Minding the Gap between Democracy and Governance,” Journal of Democracy (tháng Tư, 2012).
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Trần Ngọc Cư dịch
Chưa bao giờ trong 45 năm của các cuộc họp định kỳ, luôn luôn được nối tiếp bằng những thông cáo chung nhạt nhẽo, mà các vị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN lại không đồng thuận một tuyên bố chung đúc kết những bàn thảo kín đáo của họ để thế giới tùy nghi sử dụng. Nhưng lần này, nghĩa là cho đến bây giờ, họ vẫn chưa làm được điều đó.
Tại buổi bế mạc của hội nghị cấp bộ trưởng vừa mới kết thúc tại Phnom Penh, một sự im lặng đã làm ù tai mọi người. Nguyên nhân gần là các ngoại trưởng đã không đạt được một đồng thuận về việc bản tuyên bố có nên hay không nên nhắc đến Bãi cạn Scarborough, vị trí đang diễn ra một cuộc đối đầu căng thẳng bắt đầu vào tháng Tư giữa Trung Quốc (TQ) và Philippines. Philippines muốn nhắc đến sự kiện này trong bản tuyên bố. Nhưng Cambodia phản đối. Cả hai bên đều không nhượng bộ. “Phương cách đồng thuận của ASEAN” đã thất bại.
Chi tiết về những gì diễn ra mới đây sau những cánh cửa khép tại Phnom Penh cho đến nay vẫn còn mù mịt. Những ảnh hưởng của chúng vẫn chưa được biết rõ. Nhưng cũng không phải là quá sớm để tiên đoán rằng, đối với TQ, hậu quả của việc không tuyên bố có thể được coi như một thắng lợi trước mắt mặc dù về lâu về dài thắng lợi này có thể tỏ ra mong manh.
Cambodia và Trung Quốc
Nguyên nhân chính của sự tan vỡ có liên quan sâu sắc với Bắc Kinh và nỗ lực của nó nhằm bảo vệ tuyên bố quyền chủ quyền nhằm độc chiếm gần như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Tuyên bố đó được thể hiện trong đường đứt đoạn chín khúc khó hiểu trên các bản đồ TQ, gợi nên hình ảnh một lưỡi bò khổng lồ trùm sâu lên vùng giữa biển Đông Nam Á.
Bất luận nó còn có ý nghĩa nào khác chăng nữa, đường lưỡi bò này bác bỏ các quyền chủ quyền chồng lấn được tuyên bố bởi các nước Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam, tức các quốc gia đã cùng với Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Singapore, và Thái Lan là thành viên của ASEAN.
Trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2012, Cambodia là nước chủ nhà cuộc họp bộ trưởng của nhóm, và lẽ ra đã đọc bản tuyên bố chung cuối cùng nếu có được một bản văn như thế. Theo chỗ tôi biết, Thủ tướng Cambodia, ông Hun Sen, chưa bao giờ công nhận tuyên bố chủ quyền TQ trên toàn Biển Đông. Nhưng không một lãnh đạo ASEAN nào lại bén nhạy đối với quan điểm và đòi hỏi của TQ như ông. Bằng cách từ chối đọc một tuyên bố có nhắc đến Bãi cạn Scarborough, ông đã hành động trong một đường lối phù hợp với lập trường của TQ trong cuộc xung đột chủ quyền tại Biển Đông.
Theo quan điểm của Bắc Kinh thì ASEAN không việc chi mà phải cố gắng giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; những tranh chấp này chỉ có thể dàn xếp song phương giữa TQ với từng nước một trong 4 quốc gia ĐNA có tuyên bố chủ quyền tại đó, và chỉ khi nào thời gian đủ chín muồi để làm việc đó mà thôi. Trong bối cảnh này, bằng cách từ chối đưa ra một thông cáo chung, chính phủ Cambodia tỏ ra đã làm những gì mà TQ muốn họ làm.
TQ là quốc gia đầu tư lớn nhất tại Cambodia. Bắc Kinh đã chi tiền rất hào phóng trong các dự án viện trợ hoành tráng tại nước này, kể cả việc chi trả việc xây cất Dinh Hoà Bình (Peace Palace) [gồm văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Cambodia và trung tâm hội nghị quốc tế – người dịch] tại Phnom Penh, nơi các bộ trưởng ASEAN họp. Ngay trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh vào tháng Tư 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đến viếng thăm Cambodia bốn ngày, chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Chủ tịch nước TQ trong vòng 12 năm. Thật khó tin rằng việc chọn thời điểm của họ Hồ chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
Bắc Kinh cảm ơn Cambodia vì đã hậu thuẫn các lợi ích cốt lõi của TQ, một ý niệm mập mờ gồm cả tuyên bố chủ quyền của TQ trên hầu hết Biển Đông vốn gây ra nhiều tranh cãi. Và nếu sự bày tỏ lòng biết ơn của TQ thậm chí có cường điệu lòng trung thành của Cambodia đối với Bắc Kinh đi nữa, không nghi ngờ gì nữa rằng Hun Sen đã lợi dụng vai trò chủ tịch ASEAN trong năm 2012 của nước ông để tránh đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của nhóm.
Bất cứ một quan sát viên nào cũng có thể kết luận rằng TQ đã thực sự thuê Cambodia làm những điều mình sai khiến, kể cả việc ngăn cản các vị bộ trưởng ASEAN thông qua một tuyên bố chung về Biển Đông. Bây giờ TQ có thể nêu sự thất bại của ASEAN như một bằng chứng củng cố lập trường riêng của mình. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ nói: “Chúng tôi không chống lại ASEAN, nhưng nếu các nước này không thể đồng ý với nhau ngay cả các từ ngữ trên một thông cáo chung, làm sao chúng ta có thể kỳ vọng họ ngồi lại đàm phán các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông? Thôi, hãy để vấn đề đó cho chúng tôi bàn thảo trong các cuộc đàm phán song phương với những quốc gia trực tiếp liên hệ, khi thời gian cuối cùng đến lúc chín muồi”. Hay những lời lẽ có đại ý như thế.
Để được công bằng với Bắc Kinh và Phnom Penh, phải nói rằng chúng ta chưa biết được, ví có bao giờ biết được, mức độ trách nhiệm mà Philippines phải chịu một phần trong cuộc đấu tranh nội bộ (infighting) – mỉa mai thay – tại Dinh Hoà Bình. Manila quyết tâm thúc đẩy phải nhắc đến Bãi cạn Scarborough trong thông cáo chung. Tại sao phải bức thiết nhắc đến vụ việc trên biển? Tại sao không thể ám chỉ bãi cạn ấy mà thôi? Phải chăng Hun Sen đã nổi giận, như ông từng nổi giận trong quá khứ, và dẹp bỏ bản tuyên bố thay vì nhượng bộ nhau trong cách dùng từ.
Một sự bấp bênh nghiêm trọng hơn nữa là thế này: Sự rạn nứt tại Phnom Penh đã phá hoại khả năng của ASEAN trong việc bảo trợ một bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc tại Biển Đông một cách tồi tệ như thế nào?
Việc soạn thảo bộ qui tắc ứng xử
Năm 2002, TQ và các quốc gia ASEAN ký một Tuyên bố không có tính ràng buộc về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông. Một vài lãnh đạo ASEAN đã hi vọng sẽ tổ chức kỷ niệm năm thứ 10 của bản tuyên bố nói trên vào năm nay bằng cách soạn thảo, giữa họ với nhau, một bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc. Kế hoạch của họ là phải hoàn tất nhiệm vụ này kịp thời để các bộ trưởng ASEAN công bố bản dự thảo tại cuộc họp tại Phnom Penh.
Điều lạc quan là bản dự thảo bộ qui tắc đã có sẵn rồi, mặc dù nội dung của nó chưa được công bố. Rõ ràng là, nó không phải là một văn bản chải chuốt, nhưng nó đã liệt kê các điểm mà, theo sự phán đoán chung của ASEAN, văn bản cuối cùng phải thể hiện. Người ta có đủ lý do để tin rằng bản dự thảo ấy gồm có những điều khoản dùng để dàn xếp các tranh chấp. Nếu điều này có thực, nó sẽ làm hài lòng các nhà phân tích vốn không tin rằng ASEAN sẽ sẵn sàng hoặc có thể đi ra ngoài bổn phận thông thường: biết ứng xử tử tế, biết giúp đỡ, và không làm cho tình hình xấu hơn.
Chính sự kiện các quốc gia tuyên bố chủ chuyền thường vi phạm các điều khoản đầy lạc quan của văn kiện 2002 mà không bị trừng phạt đã làm cho việc đòi hỏi một bản qui tăc rõ ràng nói lên tính khả thi trở thành cấp bách. Người ta có thể cảm thấy phấn khởi một cách dè dặt trong bối cảnh này, rằng tại Phnom Penh ASEAN đã trao cho TQ một bản dự thảo qui tắc ứng xử để cứu xét – một sự kiện mà các ký giả đã bỏ quên vì quá bận tâm về sự huyên náo của các vị bộ trưởng.
Điều bi quan là, nếu có một thông cáo chung ghi nhận thành quả mà các vị bộ trưởng đã đạt được, thì nó có thể sẽ nhắc đến sự thành công của họ trong việc soạn ra một bản dự thảo qui tắc ứng xử và sẽ mô tả nó như một bước tiến quan trọng. Thiếu sự nhìn nhận đó, văn bản dự thảo có thể chịu một số phận hẩm hiu trong tình trạng đợi chờ, không có một địa vị rõ ràng và có thể bị xem như chỉ là một bản liệt kê các điều nguyện ước. Dù có cố tình hay vô ý, khi Hun Sen hủy bỏ bản thông cáo chung, ông đã chặn đứng việc ASEAN công khai đề cao giá trị của nó như một cơ sở đàm phán chính thức của nhóm này.
Nếu TQ thực tâm muốn tránh bị ràng buộc bởi một bộ qui tắc ứng xử, thì những gì xảy ra tại Phnom Penh đã nói lên chính sách chia để trị mang đặc tính TQ – chia rẽ khối ASEAN để ngự trị sóng nước Biển Đông. Nhưng nói cho ngay, người ta cũng phải ghi nhận rằng TQ không tạo ra sự chia rẽ nội bộ ASEAN từ con số không.
Bắc Kinh gần như không chịu trách nhiệm về việc ASEAN không quyết tâm hay không thể hoặc là thuyết phục bốn thành viên của mình nhượng bộ nhau trong các tuyên bố chủ quyền, hoặc là chặn đứng họ trong việc tạo ra những động thái gây bất ổn trên và trong Biển Đông. Nếu bốn quốc gia có tuyên bố chủ quyền trước tiên chịu giải quyết các mâu thuẫn trong lập trường của họ với nhau, ASEAN đã có thể đưa ra một mặt trận thống nhất trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Những cuộc thảo luận giữa ASEAN và TQ về bản dự thảo qui tắc ứng xử theo chương trình sẽ diễn ra vào tháng 9 này. Vì bản dự thảo là một sản phẩm của ASEAN, những cuộc thảo luận sẽ mang tính cách đa phương từ trong bản chất. Nếu chịu tham dự, TQ sẽ phải để những đòi hỏi song phương của mình ở ngoài phòng họp. Kế hoạch của ASEAN là muốn cùng TQ ký vào một văn bản cuối cùng tại vòng hội nghị thượng đỉnh sắp đến có liên quan tới ASEAN vào tháng 11 này.
Nếu các đàm phán về bản dự thảo không diễn ra tại Cambodia vào tháng 9, các hội nghị thượng đỉnh chắc chắn sẽ diễn ra tại quốc gia này. Tại Phnom Penh vào tháng 11 này, với một người khó lường như Hun Sen, tình hình có thể trở nên tồi tệ thêm một lần nữa. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng sẽ suy nghĩ chín chắn trước khi cho phép mình một lần nữa dính dấp tới việc công khai làm hổ mặt ASEAN trước sự hiện diện của các vị quốc trưởng nước ngoài tề tựu tại đó trước khi lên đường tham dự Thượng đỉnh Đông Á. Một khả năng lớn hơn có thể là, từ nay đến đó, nếu thực sự muốn cản trở bộ qui tắc ứng xử, TQ sẽ phải làm việc gắt gao trong các cuộc thảo luận với ASEAN hoặc là để đình hoãn sự hoàn tất văn bản hoặc là, nếu không làm được chuyện đó, để đảm bảo rằng nội dung văn bản sẽ là nhạt nhẽo tầm thường.
Nếu việc này xảy ra, ASEAN gần như không còn một tự do lựa chọn nào cả vào tháng 11 tới: hoặc là phải thú nhận không thể cùng TQ soạn thảo một văn bản, hoặc là sẽ đưa một văn bản không có sức mạnh gì cả (a toothless edition). Trong sự tính toán việc gì nên (hay không nên) làm và thời điểm nên (hay không nên) làm việc đó, TQ cũng sẽ phải nhìn lên tấm lịch, vì biết rằng vào ngày 1-1-2013, Cambodia, một nước không tranh chấp chủ quyền trên Biển Dông, sẽ nhường vai trò chủ tịch ASEAN cho Brunei, một quốc gia có tranh chấp chủ quyền.
Bản dự thảo của ASEAN không thể ở trong tình trạng được giấu kín mãi. Nếu nó thực sự vẫn là một bí mật, thì không ai ngoài những chính phủ trực tiếp liên quan có thể điểm mặt TQ là nguyên nhân của bất cứ sự thay đổi nào trên văn bản, bao gồm cả những nhượng bộ để thỏa mãn đòi hỏi của Bắc Kinh. Nhưng nếu bản dự thảo được lưu hành trong dạng thức hiện nay, và TQ đòi hỏi một số thay đổi, và nó được thay đổi, thì những chỗ khác biệt với bản gốc cuối cùng sẽ được mọi người biết đến. Các nhà ngoại giao ASEAN sẽ có nguy cơ bị lên án là khuất phục trước con rồng Đại Hán.
Cái rủi ro để việc này xảy ra sẽ tùy vào mức độ Bắc Kinh có quyền theo dõi việc soạn thảo bản qui tắc tương lai ngay từ bên trong ASEAN, và đã sử dụng khả năng tiếp cận này để ảnh hưởng lên việc chọn từ ngữ theo ý mình. Nhưng nếu TQ không đóng vai trò nào bên trong tiến trình soạn thảo của ASEAN, thì bất cứ một người ĐNA nào có quyền tiếp cận bản dự thảo mà muốn ngăn chặn khả năng TQ thay đổi nó sẽ có động lực làm rò rỉ bản dự thảo ra ngoài.
So với các hội nghị thượng đỉnh, các cuộc họp ở cấp thấp hơn sẽ ít khả năng thu hút sự chú ý và nâng cao các kỳ vọng. Một nơi hội họp cấp dưới bộ trưởng dành cho các cuộc thảo luận của ASEAN-cộng-TQ (ASEAN-plus-China) đã được lựa chọn. Trong bối cảnh ít nổi bật đó, có lẽ TQ dễ tìm cách đình hoãn bất cứ một kết quả nào không vừa ý.
Nếu TQ quyết chặn đứng bản qui tắc ứng xử Biển đông, bằng cách đưa nó vào quên lãng vĩnh viễn, liệu các nước ASEAN có thể xúc tiến ký kết với nhau hay không? Việc này không thể xảy ra trong bầu không khí các nước đang cáo buộc lẫn nhau như hiện nay. Nhưng nếu thời gian có thể hàn gắn những vết thương hiện tại mặc dù đồng thời có bào mòn sự kiên nhẫn của ASEAN, người ta cũng quan niệm được khả năng ký kết ấy có thể xảy ra.
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác tại châu Á 1976 của khối ASEAN có thể là một tiền lệ. Những quốc gia thành viên của khối này thoạt đầu đã tự mình soạn thảo và chấp nhận một văn kiện, trước khi mời TQ và các nước khác ký kết. Gần 20 chính phủ bên ngoài Đông Nam Á, kể cả TQ, đã ký kết văn bản đó. Nhưng, lần này Bắc Kinh sẽ chống lại việc bị đặt trước một sự đã rồi (a fait accompli) – bị dí vào tay một văn bản, một cây viết, và một hàng có đánh dấu sẵn để ký lên đó – nhất là một văn bản có ngụ ý quốc tế hóa Biển Đông.
Tuy nhiên có một khả năng là, TQ có thể thay đổi ý kiến. Bắc Kinh có thể sẽ quyết định chấp nhận một nỗ lực đa phương dưới sự bảo trợ của ASEAN nhằm soạn thảo một bản qui tắc ứng xử để chế ngự hành vi của các quốc gia trên Biển Đông. TQ thậm chí có thể chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp ở một dạng thức nào đó. Nếu vào năm 2013, đôi song ca Tập-Lý – Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước và Lý Khắc Cường làm Thủ tướng – tại vị hẳn hoi ở Bắc Kinh, chế độ có thể cảm thấy đủ tự tin để chuyển “chính sách ngoại giao bặm trợn” của mình thành một nụ cười dễ dãi.
Tuy nhiên, chúng ta không nên nín thở chờ đợi một sự chuyển hoá như thế. Vì trong chính trị thực dụng (realpolitik, thường là mạnh được yếu thua), các lãnh đạo TQ vẫn bị cám dỗ cần nhắc nhở lãnh đạo các nước ASEAN về sự bất tương xứng giữa nước họ với người láng giềng vĩ đại nhất.
Kích cỡ là quan trọng
Ta hãy so sánh nước giữ ghế chủ tịch kết tiếp của ASEAN là Brunei Darussalam với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bề ngoài, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hai nước là thành viên bình đẳng; mỗi nước có một phiếu biểu quyết. Nhưng dân số Brunei chỉ bằng 0,0003% dân số TQ. Thảo nào, TQ chỉ muốn thương thuyết với Brunei trong một phòng hội chỉ có hai ghế, hơn là đối diện với 10 thành viên Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở trong cùng một phòng họp vào cùng một lúc.
Mặc dù toàn bộ dân số được đại diện bởi 10 nhà thương thuyết ASEAN vẫn ít hơn nửa khối dân số TQ (một chút xíu), họ sẽ là đa số đối với một nhà ngoại giao đơn độc của TQ với tỉ lệ 10 trên 1. Những dạng thức khác nhau của cái logic bất bình đẳng này đã tạo cơ sở để TQ nhiều lần đòi hỏi đàm phán song phương riêng biệt, và với chỉ mỗi một trong 4 nước ĐNA có tuyên bố chủ quyền mà thôi.
Nhưng kích cỡ của một quốc gia cũng mang lại những nỗi bất bình. Mặc dù việc dùng sức mạnh hùng hậu để diễu võ dương oai trên Biển Đông có thể đưa những quốc gia nhỏ bé hơn vào thế bị động, nhưng hành vi này sẽ khẳng định hình ảnh của TQ như một kẻ bắt nạt. Nếu chỉ dùng quyền lực địa-kinh tế và địa-chính trị của mình như một khí cụ thô bạo – “tao lớn con còn này thì không” – TQ sẽ nhanh chóng kích động sức đề kháng chung giữa các dân tộc ĐNA đồng thời chuốc lấy sự khinh bỉ của họ.
Quyền lực thông minh trong một thế giới nối mạng gồm các liên hợp, các dòng chảy thông tin, và các phát kiến cực nhanh ngụ ý phải biết khi nào việc sử dụng sức mạnh cơ bắp quá đáng là phản tác dụng. Kích cỡ quả là quan trọng, nhưng biết cách sử dụng nó lại càng quan trọng hơn. Dựa vào những bằng chứng của chính sách ngoại giao TQ tại Biển Đông, bài học đó chưa được quán triệt hoàn toàn.
Chẳng hạn, vào đầu năm nay, TQ đề nghị thành lập một Nhóm không chính thức (Kênh II – Track II) gồm các Nhân sĩ và các Chuyên gia (Eminent Persons and Expert Group, gọi tắt là EPEG) và giao cho họ nhiệm vụ thảo luận bản dự thảo qui tắc ứng xử và đưa ra các đề nghị thích hợp.TQ đề nghị thêm rằng nhóm ấy sẽ gồm có 10 người, 5 từ TQ và 1 từ mỗi một trong 5 quốc gia ASEAN.
Đối với nhiều giới trong khối ASEAN, sự phân phối này hình như đã minh họa một cách trắng trợn một não trạng đế chế chỉ biết dựa vào kích cỡ quốc gia: “Vì chúng tôi là nước lớn, chúng tôi có quyền chiếm một nửa số ghế của EPEG. Vì các anh là nước nhỏ, các anh phải chia nhau nửa số ghế còn lại. Và, tiện đây cũng xin nhắc nhở, 5 trong 10 thành viên của quí vị dứt khoát sẽ không được ngồi trong phòng họp”. Hoặc những tư duy tương tự của TQ.
Cũng có thể là TQ chỉ thả nổi đề nghị EPEG nhằm trì hoãn bộ qui tắc ứng xử. Một khi EPEG được thành hình, Bắc Kinh có thể đình hoãn các quyết định về một văn bản với lý do nhóm cố vấn chưa hoàn tất bản báo cáo của họ. Với nửa số thành viên của EPEG đại diện cho TQ, bản báo cáo này có thể được triển hạn qua nhiều năm.
Tin tức cho biết, trong các cuộc thảo luận sau đó, TQ đã giữ 5 ghế của mình trong khi đồng ý để ASEAN chiếm 10 ghế. Để giảm bớt khả năng của Bắc Kinh trong việc lợi dụng cơ quan cố vấn này để che mắt thế giới và kéo dài việc soạn thảo bộ qui tắc ứng xử, các thành viên ĐNA đã đòi hỏi rằng nhóm EPEG chỉ được triệu tập sau khi việc thương thuyết một văn bản với TQ đã bắt đầu. Nếu một bản thông cáo chung đã được đưa ra tại Phnom Penh, có thể nó đã nhắc đến EPEG. Vì thiếu nó, chúng ta chỉ có thể đoán mò về số phận của cái đề nghị do TQ đưa ra.
Việc TQ âm mưu kiểm soát một nửa số thành viên EPEG chứng tỏ đường lối của TQ ngày càng trở nên cứng rắn. Vào năm 2005, một Nhóm Nhân sĩ ASEAN-TQ đã được triệu tập để duyệt xét các quan hệ ASEAN-TQ và đưa ra các đề nghị cải thiện. Cơ quan đó đã tuân theo qui tắc mỗi-nước-một-ghế, nghĩa là 10 nhân sĩ ĐNA ngồi cùng tham gia thảo luận với 1 nhân sĩ TQ.
Nếu EPEG thực sự nhóm họp với TQ chiếm 1/3 trong 15 ghế, những cuộc bàn thảo của nhóm sẽ dễ dàng chịu sự kiểm soát của Bắc Kinh, nhất là nếu những chia rẽ giữa các nước ASEAN làm suy yếu thêm nhóm đa số. Kể từ tháng 7 năm 2012 TQ tỏ vẻ không muốn chấp nhận một nguyên tắc bình đẳng nào giữa các quốc gia, điều mà 7 năm về trước họ sẵn sàng chấp nhận.
Ít có người dân ĐNA nào chịu theo dõi những diễn biến trong các tổ chức ngoại giao kênh II không chính thức. Một số người có theo dõi sẽ lấy làm nhẹ nhõm khi biết rằng chí ít TQ đã rút lui nỗ lực tước bỏ số ghế của một nửa ASEA. Nhưng nếu công thức 10 + 5 được giữ lại, sự chuyển biến chính trị có đạo lý sang chính trị thực dụng từ công thức 10 + 1 kể từ năm 2005, dù có khiêm nhượng đến đâu, cũng sẽ làm xuống cấp tính chính đáng (legitimacy) của Bắc Kinh trong giới ngoại giao tại Đông Nam Á.
Một quan niệm đã được phổ biến rộng rãi trên các sách báo, viết về lối ứng xử của các quốc gia, cho rằng “cái họa tài nguyên” (a resource curse) có thể làm xáo trộn nền kinh tế chính trị của các nước giàu về dầu khí nhưng nghèo [yếu kém] trong việc quản trị đất nước. Có thể có chăng “cái hoạ kích cỡ” đã xui khiến nước đông dân nhất thế giới đi diễu võ dương oai bằng sức nặng vô địch của mình?
Có bao nhiêu trách nhiệm của chế độ độc tài TQ trong việc gây ra nạn “thâm thủng quyền lực mềm” (soft power deficit) của nước này trước mắt nhân dân Đông Nam Á? Liệu việc dân chủ hoá đất nước, nếu xảy ra, có làm cho TQ được ưa chuộng hơn hay không? Hoặc liệu việc dân chủ hóa có làm tăng thêm sự độc hại của cái họa kích cỡ, khiến nhóm lãnh tụ chóp bu TQ đang bị bưng bít khó hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc dân túy đang thịnh hành lên chính sách đối ngoại?
Bất luận với câu trả lời nào cho những câu hỏi nói trên đi nữa, có hai điều rõ rệt: Bắc Kinh cảm thấy mình có quyền làm chủ Biển Đông, và tham vọng chủ quyền đó đã giới hạn khả năng phóng chiếu quyền lực mềm của TQ trong khu vực.
Ta hãy xét đến việc TQ đang gọi tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông là “không thể tranh cãi”. Phải chăng không có ai trong Bộ Ngoại giao TQ nhận ra sự lố bịch của lối mô tả này? Bất luận người ta có nghĩ gì về đường đứt đoạn chín khúc trên bản đồ TQ đi nữa, một điều không thể hoài nghi là, đường biên giới biển đó đang bị tranh cãi. Có bốn quốc gia trong khối ASEAN bác bỏ nó, đấy là chưa nói đến sự bất bình của nhiều nước khác.
Manila đưa ra đề nghị phải tách những phần của Biển Đông đang bị “tranh chấp” ra khỏi những vùng không bị tranh chấp. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng trong việc mô tả tuyên bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông là “không thể tranh cãi”, Bắc Kinh chỉ còn một việc là bảo vệ lập trường của mình mà thôi. Nhưng trong lãnh vực quyền lực mềm, nơi lời nói có giá trị quan trọng, việc TQ nhất quyết nhấn mạnh tính không thể tranh cãi sẽ làm suy yếu đòi hỏi của mình.
Sự bế tắc tại Phnom Penh có thể làm trì hoãn bộ qui tắc ứng xử Biển Đông. Nhưng nó cũng có thể thúc đẩy tinh thần bất khuất ít ra của một số nước ASEAN không chịu cúi đầu trước nước láng giềng khổng lồ, đồng thời tăng cường động lực của họ trong việc hợp tác một cách khôn ngoan với các nước ngoài khu vực, kể cả Mỹ, vì để bảo vệ nền độc lập quốc gia và của toàn khu vực. Trong khi đó, bốn nước ĐNÁ có tuyên bố chủ quyền phải đảm bảo rằng chính họ, vốn chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề, sẽ có một phần trách nhiệm tìm ra giải pháp.
D. K. E.
Donald K. Emmerson là chủ nhiệm Diễn đàn Đông Nam Á tại Đại học Stanford. Bài viết mới nhất của ông là “Southeast Asia: Minding the Gap between Democracy and Governance,” Journal of Democracy (tháng Tư, 2012).
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
Quan hệ Việt Nam-Campuchia, bài học cay đắng! bxvn1
Khi để Trung Quốc làm chủ Biển Đông, thì số phận dân tộc ViệtNamnhư cá nằm trong chậu. Sự bất lực của Việt Nam trước hành động 30 tàu của Trung Quốc xâm lược vùng biển Trường Sa trong mấy ngày từ 15-18/7/2012 vừa qua, như báo hiệu sự khởi đầu cho tiến trình ấy.
Để Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa là một trong những sai lầm lớn nhất của người Việt Nam trong thế kỷ 20.
Ảnh: Đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất mà Trung Quốc định lập thủ phủ của thành phố Tam Sa
Ảnh: Đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất mà Trung Quốc định lập thủ phủ của thành phố Tam Sa
Cho rằng quan hệ Việt Nam-Campuchia, là bài học cay đắng, là sự thất bại ê chề của ViệtNam…, là xuất phát từ những căn cứ sau:
- Được Việt Nam cứu thoát khỏi nạn diệt chủng do Trung Quốc gây nên, nhưng sau 33 năm (từ 1979-2012), Campuchia đã phản bội lại người Việt Nam, quay lại với chính kẻ thù đã đưa đến cái chết oan uổng cho hơn hai triệu đồng bào của mình.
- Do tầm nhìn hạn hẹp của lãnh đạo Việt Nam trong các giai đoạn; từng bước một và cuối cùng đã để Campuchia đứng hẳn về phía Trung Quốc trong mọi vấn đề; chính vì thế, tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) tổ chức tại Campuchia, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với “sự ủng hộ bền bỉ và kiên định” của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Trong bài Nguy cơ đối với Việt Nam đến từ Lào và Campuchia, viết cách đây đúng hai năm, trong phần kết luận, tôi đã đưa ra nhận định là:
Nguy cơ bị xâm lược, thảm họa mất nước, sống kiếp nô lệ đối với dân tộc Việt Nam ta là rất rõ ràng, hiện hữu; chúng ta cũng không thể trách cứ các bạn Lào và Campuchia, xem như là “tiên trách kỷ” vậy!? Tất cả các nguy cơ như đã nêu trên do chính người Việt Nam chúng ta tạo nên, do chính những sai lầm trong nội tại của người Việt Nam. Đã từ rất lâu rồi, những người Việt Nam yêu nước đã cảnh báo, bằng những luận chứng khoa học và tấm lòng nhiệt huyết… nhưng thay vì thay đổi, chúng ta lại sử dụng biện pháp ngược lại, bưng bít và che giấu sự thực, để rồi, có thể sẽ sa lầy đến hồi không còn cơ hội cứu vãn!
Và nay thực sự ViệtNamvẫn đang mắc những sai lầm.
Ngày 12/7/2012, Trung Quốc đã huy động 30 chiếc “tàu cá” gồm: 01 tàu với độ choán nước 3.000 tấn và 29 tàu đánh bắt trọng tải 140 tấn, đây thực sự là cuộc xâm lược Việt Nam đối với chủ quyền tại vùng biển quần đảo Trường Sa, nhưng các báo chính thống đã bất lực, né không dám nói đến hành động “xâm lược”, mà nói là “xâm phạm”; Hải quân Việt Nam đã “án binh bất động”, và như thế, đang tạo một tiền lệ nguy hiểm để Trung Quốc chiếm nốt Trường Sa sau này.
- Không thể trách ông Hun Sen được, và hãy so sánh, khi mà trước hành động gây hấn của Trung Quốc ngoài Biển Đông, thì lãnh đạo Việt Nam lại bắt bớ, gây khó dễ cho lực lượng yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc như đã diễn ra trong năm 2011 và hai cuộc biểu tình trong tháng 7/2012 này.
Không lo bảo bệ lãnh thổ của mình, thì lấy lý do gì để trách Hun Sen trong trường hợp này?
Chưa hết, ngày 10/7/2012 tại Hà Nội còn tổ chức Đại hội Hội hữu nghị Việt-Trung lần thứ 5 nhiệm kỳ 2012-2017, theo các báo dẫn nguồn từ TTX Việt Nam, thì:
Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung Nguyễn Thiện Nhân; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Phó Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu; đại diện một số Bộ, ngành, cùng 150 đại biểu, đại diện cho các tổ chức thành viên, các hội viên của Hội.
[…]
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu bày tỏ mong muốn, hai nước đã xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Trong nhiệm kỳ tới, Hội sẽ quán triệt phương châm này vào các hoạt động cụ thể, tiếp tục có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp củng cố và phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Nếu đem so sánh Việt Nam với các nước trong phạm vi châu Á cùng có xuất phát điểm giống Việt Nam về kinh tế, xã hội, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, thì có thể khẳng định rằng, thế kỷ 20 là thế kỷ sai lầm của người Việt Nam. Tất cả những điều phi lý, vô lý, bất cập… trong thời điểm hiện tại (2012) của ViệtNam đã chứng minh điều này.
Mặc cho sự xâm lược của Trung Quốc, người ViệtNamvẫn kiên định
“… hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”.
“… hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”.
Như vậy, ngay trong thời điểm hiện tại, người ViệtNam(cụ thể là lãnh đạo ViệtNam) vẫn đang mắc phải sai lầm. Tiếc thay, đây lại là những sai lầm về mặt chiến lược của lãnh đạo ViệtNam!
- Về phía Việt Nam, nếu có trách ông Hun Sen, là trách ông ở sự bội nghĩa mà Việt Nam đã dành cho cá nhân ông và cả dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng, nhưng do chính những sai lầm của mình, Việt Nam đã đẩy ông Hun Sen về phía Trung Quốc; tựa như Trung Quốc cũng đã mắc sai lầm do tham lam ở Biển Đông và đẩy Việt Nam cùng các nước ASEAN về phía Mỹ khi liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Trong điều kiện phải chọn giữa ViệtNamvà Trung Quốc, rõ ràng ông Hun Sen đã chọn Trung Quốc, vì không những mang lại cho đất nước ông những khoản đầu tư lớn.
- Cuối cùng, nếu ngay sau ngày thống nhất, Việt Nam xây dựng một nhà nước dân chủ, đa nguyên… làm hình mẫu cho Campuchia từ những năm Hun Sen mới lên nắm, thì liệu Trung Quốc có mua chuộc được cá nhân Hun Sen và đất nước Campuchia hay không?
Ngoài những viện trợ hàng tỷ đô la Mỹ cho Campuchia, thì Trung Quốc vốn được thế giới biết đến là rất giỏi trong việc hối lộ các quan chức cấp cao, tại các nước mà Trung Quốc tiến hành đầu tư; do đó, ai dám đảm bảo rằng, cá nhân Hun Sen không nhận “lại quả” từ Trung Quốc?
Tất cả điều trên đây cho thấy, mọi sai lầm trong quan hệ Việt Nam-Campuchia đều xuất phát từ phía Việt Nam, trước khi trách người, Việt Nam hãy nghĩ lại chính bản thân mình.
Mấy chục năm nay, lãnh đạo Việt Nam chưa thoát ra khỏi là những nhóm cá nhân cục bộ, luôn đặt lợi ích phe nhóm, dòng họ lên trên lợi ích dân tộc, là nguyên nhân để đưa đất nước đến thảm cảnh hôm nay.
18.7.2012
N. H. Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.