Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Gazprom và Exxon giúp Việt Nam 'đáp trả' Trung Quốc? Mỹ sẽ bán trang bị quốc phòng 'không sát thương' cho Việt Nam


Trung Quốc có thể đang rơi vào một thế trận mà Mỹ đã dàn sẵn bước đi khi phải tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm nguồn năng lượng mới, dù bằng tranh chấp. 
(ĐVO) Trung Quốc đã công bố sẽ mở cuộc đấu thầu về thăm dò khai thác lòng đất vùng biển Đông, nơi mà hiện nay các tập đoàn Gazprom của Nga và Exxon Mobil của Mỹ đang làm việc theo giấy phép do Việt Nam cấp. Đó là tuyên bố trên Đài "Tiếng nói nước Nga" của ông Sergei Pravosudov Giám đốc Viện Năng lượng quốc gia Nga.
"Đẩy mạnh tìm kiếm nguồn năng lượng mới, kể cả theo cách này, Trung Quốc cũng đang buộc phải chơi ván cờ mà người Mỹ dàn quân và tính sẵn nước đi. Khu vực thềm lục địa, nơi Gazprom và Exxon Mobil triển khai công việc, là do Chính phủ Việt Nam kiểm soát. Công tác thăm dò đang được tiến hành thành công" - Giám đốc Sergei Pravosudov cho biết.
“Ở đó hiện tại chưa có lợi nhuận gì lớn. Theo kế hoạch, khu mỏ mà Gazprom có phần tham gia, sẽ bắt đầu được đưa vào chu trình vận hành trong dịp cuối năm nay. Gazprom và Exxon thực thi công tác thăm dò tích cực và đã phát hiện thấy ở đó những vỉa chứa lượng gas và dầu mỏ đáng kể. Các tập đoàn sẽ tiếp tục tiến hành tìm kiếm và dự tính là sau vài năm sẽ mang lại sản lượng.
 
Còn Trung Quốc tuyên bố rằng các tập đoàn trên không có quyền làm như vậy, bởi đó là lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Các tàu chiến của nước này thậm chí đã cố ngăn cản việc thăm dò. Mới đây, Trung Quốc đưa ra lời chào mời các công ty quốc tế khác tham gia khai thác khu vực. 
Đương nhiên là Việt Nam phản ứng rất quyết liệt – Hà Nội tuyên bố Trung Quốc không hề có bất cứ quyền gì ở đây, thềm lục địa là thuộc CHXNCN Việt Nam, và không nước nào khác có thể hiện diện tại đó, ngoài các nước mà Việt Nam đồng ý cấp phép”.
Với hỗ trợ từ phía ban lãnh đạo chính trị của đất nước, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sửa soạn đẩy bật Việt Nam và các đối tác của Hà Nội ra khỏi khu vực này. Tập đoàn Trung Quốc dự định hợp tác với các công ty nước ngoài trong thăm dò và khai thác 9 lô dầu-khí trong vùng biển Đông.
Trung Quốc đấu thầu thăm dò dầu mỏ và khí đốt trong vùng lãnh thổ Việt Nam.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi động thái công bố đấu thầu thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở biển Đông là việc bình thường, đáp ứng các quy định pháp luật Trung Quốc và thông lệ quốc tế. Trong khi đó, chuyên viên uy tín của Nga, ông Sergei Pravosudov thể hiện sự nghi ngờ lớn về tính khả thi của dự án chống Việt Nam mà tập đoàn Trung Quốc đang định khởi động.
“Trong tình huống như vậy, khó có thể tìm thấy nhiều công ty nước ngoài muốn dự đấu thầu. Nếu có đăng ký dự thầu thì nhiều khả năng đó sẽ là một vài hãng từ những nước thân cận với Trung Quốc, có quan hệ liên minh và phụ thuộc vào Bắc Kinh. Hiện còn khó kể tên những hãng cụ thể. Hiếm có khả năng hiện diện tập đoàn quốc tế nào đó. Ai chẳng hiểu rằng đó là lãnh thổ tranh chấp, với các tập đoàn lớn có giấy phép đang hoạt động. Do vậy, dây vào đây là chuyện không khôn ngoan và thực tế”. (Ở đây, chuyên gia Nga đã nhầm lẫn nghiêm trọng, vì các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu trái phép nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc Trung Quốc mời thầu trái phép nhằm mưu đồ biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp - ĐV).
Trung Quốc rõ ràng muốn chèn ép Việt Nam với khu mỏ thềm lục địa này. Điều đó gắn trước hết với tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Trung Đông, - ông Sergei Pravosudov nhận xét. Trung Quốc bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu dầu khí từ khu vực Trung Đông mà nguy cơ rủi ro đang ngày càng cao. Cả Mỹ cũng buộc Trung Quốc tìm nguồn cung cấp mới.
“Người Mỹ chủ ý tác động để những quốc gia cấp dầu cho Trung Quốc sẽ gặp vấn đề. Chúng ta hãy nhìn Iran, Sudan, Libya và một số nước khác. Ý nghĩa của hành động của họ trên bàn cờ là thu hẹp địa bàn cơ động của đối phương. Tức là, cắt đứt nguồn cung cấp dầu đến Trung Quốc.
Tương ứng, Trung Quốc bắt đầu lên cơn thần kinh (từ ngữ trong nguyên văn đăng tải trên Tiếng nói nước Nga - ĐV), vì hiểu rằng viễn cảnh với họ sẽ thực sự tồi tệ, nếu nguồn cung cấp dầu bị giảm hay ngừng hẳn. Trong bối cảnh này, có thể nghĩ đến một động thái sai lầm là dùng vũ lực đoạt các mỏ của Việt Nam”.
Nếu Trung Quốc vẫn cố chiếm các mỏ, nơi Exxon Mobil đang làm việc, bằng mọi giá thì Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ phải ra tay bảo vệ tập đoàn Mỹ. Và điều đó đe dọa bùng nổ xung đột quân sự lớn, - ông Sergei Pravosudov nhận định.
Ngoài ra, không nên quên một thực tế là Việt Nam đã tiến lên vị trí thứ hai sau Ấn Độ trong danh sách khách mua hàng vũ khí của Nga (>> chi tiết). Trước đây suốt một thời gian dài giữ vị trí này là Trung Quốc. Thêm nữa, Nga cung cấp cho Việt Nam những vũ khí có tính năng hiệu quả chống lại sự xâm lược từ biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa ngoài khơi.

>> Việt Nam dẫn đầu ĐNA về nhập vũ khí Nga
>> Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn thứ ba của Nga
>> Việt Nam chiếm 5/10 hợp đồng vũ khí lớn của Nga
>> SIPRI liệt kê số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu
>> Việt - Nga hợp tác phát triển tên lửa hành trình
>> Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn
>> Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn
>> Việt Nam đàm phán mua thêm 2 tổ hợp Bastion
Theo Tiếng nói nước Nga
@dv-Gazprom và Exxon giúp Việt Nam 'đáp trả' Trung Quốc?

Biển Đông: Trung Quốc đang ngược chiều gió?
Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra những tuyên bố đầu tiên về Biển Đông tại Diễn đàn ARF tại Phnom Penh.


- -Mỹ sẽ bán trang bị quốc phòng 'không sát thương' cho Việt Nam

HÀ NỘI 11-7 (NV) - Hoa Kỳ sẽ bán trang bị quốc phòng không thuộc loại võ khí “sát thương” cho Việt Nam, theo lời một viên chức Hoa Kỳ tháp tùng bà Ngọai Trưởng Hillary Clinton.



Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton (trái), và tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tại Hà Nội ngày 10 Tháng Bảy, 2012. (Hình: AP Photo/Brendan Smialowski)

Bản tin thông tấn Reuters thuật lời một viên chức yêu cầu không nêu tên nói rằng Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam các trang bị quân sự không sát thương (non-lethal military equipment) và sẽ không cứu xét bán các loại võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Một trong những thứ trang bị quân sự “không sát thương” hàng đầu mà Hà Nội cần là hệ thống radar tối tân giám sát hỏa tiễn Trung Quốc, các máy bay theo dõi tàu chiến, tàu ngầm trên biển.

Năm 2007, Tổng Thống George W. Bush chỉ gỡ bỏ một phần của đạo luật cấm bán trang bị quân sự cho Việt Nam bằng cách cho phép bán các loại trang bị thuộc loại “không sát thương” và phải được cứu xét từng trường hợp một.

Hai bộ trưởng quốc phòng CSVN Phạm Văn Trà và Phùng Quang Thanh khi đến Mỹ thăm viếng đều yêu cầu gỡ bỏ lệnh này. Gần đây nhất, báo chí ở Việt Nam cho hay cả Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh cũng như ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều đem điều yêu cầu đó ra lập lại với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta khi ông này đến Hà Nội hồi đầu Tháng Sáu.

Câu trả lời mà Hà Nội nhận được sau cùng từ ông Panetta hay bà Ngọai Trưởng Clinton cách đây hai ngày đều cùng một quan điểm chưa thấy thay đổi. Nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền đáng kể, lệnh cấm bán võ khí sát thương vẫn còn đó.

Nghị Sĩ John McCain khi đến dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực Shangri-La ở Singapore ngày 2 Tháng Sáu 2012 cũng cho hay hiện đang có các cuộc thảo luận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ “theo hướng tích cực” về các loại trang bị quân sự mà Hà Nội muốn mua. Hồi đầu năm, ông đã đến Việt Nam và cho hay Hà Nội đã đưa cho Hoa Kỳ một danh sách dài về các loại trang bị quân sự muốn mua nhưng ông cũng đã nói điều đó tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Trong thời gian ghé Hà Nội trước khi sang Lào và dự Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, ngày 10 Tháng Bảy 2012, bà Hillary Clinton đã gặp Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Trong cuộc họp báo, bà cho hay bà đã nhấn mạnh vấn đề cải thiện nhân quyền để Việt Nam với Hoa Kỳ có thể nâng mối quan hệ đối tác chiến lược lên một mức cao hơn. Bà kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các bloggers Ðiếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và AnhBaSG (Phan Thanh Hải) là 3 người thuộc nhóm “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do”. Vụ án được loan báo xử từ giữa Tháng Năm 2012 nhưng bất ngờ bị dời lại không ai biết lý do tại sao. Cả 3 đối diện với những bản án có thể từ 10 đến 20 năm tù.

Luật sư của bà Tần, ông Nguyễn Quốc Ðạt, từng cho hay bà Tần đã tuyệt thực nhiều ngày trong tù, không rõ tình trạng sức khỏe và an nguy của bà hiện nay ra sao.

Theo Reuters, bà Clinton đã yêu cầu gặp ông Nguyễn Phú Trọng một phần vì những chống đối các cải cách chính trị cũng như chống lại khuynh hướng tiến gần với Hoa Kỳ, nằm ở phía các lãnh tụ bảo thủ trong đảng.

Nguồn tin dẫn lời viên chức giấu tên nói ông Trọng đã khó chịu khi bị bà Clinton đem vấn đề đàn áp nhân quyền ra cật vấn, vừa nêu các trường hợp đặc biệt, vừa nói chung về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.

Theo Reuters thuật lại, có vẻ như Hà Nội không mấy đáp ứng các đòi hỏi của bà về nhân quyền nên có dấu hiệu như mối quan hệ song phương giữa hai nước không dễ dàng “lên tầm cao mới”.

Trước các tin tức về chuyến thăm của bà Clinton đến Hà Nội, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo) ở Bắc Kinh ngày 11 Tháng Bảy 2012 dọa rằng Hà Nội “sẽ cảm thấy đau đớn khi giúp Mỹ quay lại Việt Nam”.

Nội dung bài báo ám chỉ đến những những trò trả thù mà Bắc Kinh sẽ đưa ra nếu Hà Nội nghiêng dần về phía Hoa Thịnh Ðốn.


Trung Quốc chưa thuận thảo luận COC
Ngoại trưởng Việt-Trung: Giải quyết mọi bất đồng qua đàm phán
Nhật Bản vào biển Đông: Từ sách lược đến chiến lược?
Bạn hữu, kẻ thù, đối thủ hay nhà đầu tư?

Tổng số lượt xem trang