Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công

Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công-

Chiều ngày 11/7, một nữ công nhân của Công ty Quốc tế sản xuất hộp cao cấp Việt Nam (Công ty H.I.P.C) bị đau bụng xin nghỉ nhưng nhưng lãnh đạo công ty không đồng ý, sau đó công nhân này bị ngất xỉu. Sự việc này khiến hơn 400 công nhân trong công ty đổ ra trước cổng công ty đình công đòi quyền lợi.

Theo phản ánh của những công nhân đang làm việc trong Công ty H.I.P.C: Từ đầu tháng 7/2012, lãnh đạo Công ty H.I.P.C thay đổi quy định về thời gian làm việc như: Không được nghỉ ngày nào từ Thứ hai đến hết sáng Thứ 7; bố mẹ, người thân của lao động qua đời chỉ được nghỉ sau khi lãnh đạo công ty xác minh là thật; công nhân xin nghỉ do bị ốm hoặc con cái ốm phải đến công ty để Ban giám đốc kiểm tra, không chấp nhận hồ sơ bệnh án của Bệnh viện; trong các ngày làm việc, từ 11 giờ đến 11 giờ 30 và 16 giờ đến 16 giờ 30 nếu công nhân đi vệ sinh sẽ bị đuổi nghỉ việc 1 tháng. Qui định nêu trên đã khiến những chị em đang mang thai phải đi vệ sinh thường xuyên không thể thực hiện được quy định này.

Bên cạnh đó, công ty có sử dụng các loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất (hồ, keo dán, …) nhưng công nhân không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, không có chế độ phụ cấp độc hại, không phụ cấp ăn trưa và lương chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/tháng. Việc chấm công được thực hiện bằng máy chấm vân tay, có những lúc máy bị trục trặc, không nhận vân tay thì công nhân cũng không được tính lương ngày làm việc đó mặc dù lãnh đạo công ty thừa nhận có đi làm …

 
Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công

Công nhân Công ty H.I.P.C đình công trên hè phố Thanh Bình, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Tp.Hà Nội

Theo tìm hiểu của PV, Công ty H.I.P.C là công ty 100% vốn nước ngoài, thành lập năm 1993, hiện do ông Karl Baker, người Anh, làm Tổng giám đốc.

Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, ông Vũ Hoàng Tâm – Phó chánh văn phòng UND quận Hà Đông cho biết: Khi sự việc xảy ra, UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của quận xuống nắm tình hình, làm việc với Ban giám đốc Công ty H.I.P.C.

Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công

Đại diện công nhân Công ty H.I.P.C trao đổi lại với công nhân sau khi làm việc với lãnh đạo Công ty H.I.P.C

Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công

Nghỉ ốm có "Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH" nhưng vẫn bị Tổng giám đốc Công ty H.I.P.C cảnh báo về việc sa thải

Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công

Thông báo của Công ty H.I.P.C sáng ngày 12/7/2012

Sau buổi làm việc này, Công ty H.I.P.C đã ra kế hoạch cho phép công nhân được nghỉ 2 ngày Thứ sáu (13/7/2012) và Thứ bẩy (14/7/2012), hai ngày nghỉ này được trừ vào kỳ nghỉ hè tới. Thứ hai ngày 16/7/2012 công nhân đi làm bình thường. Thứ tư, ông Karl Baker đi Úc về sẽ tổ chức cuộc họp với các cơ quan chức năng của quận Hà Đông và đại diện công nhân để giải quyết những kiến nghị của công nhân.

Việc quy định về thời gian làm việc của một đơn vị, doanh nghiệp là quyền tự chủ của đơn vị, doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, việc thay đổi này phải tuân thủ quy định của pháp luật lao động và đảm bảo quyền lợi người lao động. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng của quận Hà Đông cần giám sát mạnh mẽ để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa người lao động và lãnh đạo Công ty H.I.P.C.

KIÊN TRUNG

@ ìnonet- Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công (Infonet).

 

HÀ NỘI: Gần 400 công nhân Cty H.I.P.C ngừng việc tập thể

Thứ năm 12/07/2012 09:53

Chiều 11.7, tại Cty quốc tế sản xuất hộp cao cấp Hà Nội H.I.P.C (Cty H.I.P.C), 100% vốn nước ngoài, trụ sở tại 112 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông đã xảy ra vụ ngừng việc tập thể với sự tham gia của gần 400 công nhân lao động.
Nhiều công nhân phản ánh, nguyên nhân của vụ việc là do tập thể công nhân bức xúc trước việc công nhân Nguyễn Thị Thúy (số thẻ 686) bị đau bụng lúc đang làm việc trong buổi sáng, khi xin phép giám đốc Cty là ông Karl Baker cho được nghỉ nhưng giám đốc không đồng ý. Công nhân Thúy do làm việc căng thẳng và quá đau bụng nên đã bị ngất. Công nhân đã có phản ứng và đề nghị Cty phải đưa công nhân Thúy đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau đó lãnh đạo Cty đã cử người đưa công nhân Thúy vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Bức xúc, gần 400 công nhân đã ngừng việc tập thể vào chiều 11.7. Nhận được thông tin, lãnh đạo LĐLĐ quận Hà Đông đã xuống lắng nghe ý kiến công nhân và làm việc với lãnh đạo Cty H.I.P.C.

Việt Lâm

 

-Báo động tình trạng đánh đập, ngược đãi công nhân

 

Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra ở nhiều KCN, trong các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đó là nhiều CN bị chủ DN ngược đãi, dùng “chiêu trò” để đuổi việc, thậm chí đánh đập không thương tiếc.

Báo động tình trạng đánh đập, ngược đãi công nhân

Công nhân bị người quản lý đánh bầm giập, thâm tím người (ảnh do LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cung cấp).

Bắt đứng nắng, ngồi một chỗ là… chuyện thường

Ông Lê Lưu Luyến – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho biết: “Chuyện CN bị ngược đãi diễn ra thường xuyên trong nhiều KCN”. Tại nhiều KCN khác, hằng ngày chúng tôi còn nhận được nhiều phản ánh bức xúc khác của CN bị Cty đối xử còn thậm tệ hơn. Nhiều CN bị bắt đứng nắng tập thể, bị bắt ngồi một chỗ, có CN thì bị Cty bắt lấy 1 cái ghế tháo ra rồi lại bắt lắp vào cả trăm lần. Rồi có cả CN bị quản lý đánh tơi tả, nhưng rồi không đủ bằng chứng nên không làm gì được – ông Luyến cho biết thêm.

Gần đây là trường hợp của CN Lê Anh Tuyền (SN 1983, Q.9, TPHCM) đang làm việc tại Cty S.I trong KCN Amata về việc anh bị Cty giam lỏng cả chục ngày mà Báo Lao Động đã có bài phản ánh. Anh Tuyền cho biết, anh bị Cty không bố trí công việc theo HĐLĐ mà bắt phải ngồi trong phòng bảo vệ, dưới sự giám sát của bảo vệ trong suốt thời gian 8 tiếng làm việc. 

Tương tự, CN N.Đ.K.Ngân (SN 1983) cho biết, chị làm việc cho Cty M.Đ.T (H.Trảng Bom) theo dạng hợp đồng không thời hạn làm tại kho thành phần. Nhưng sau đó, bị chuyển làm trái nghề từ kho qua tổ may với lương thấp hơn 300.000 đồng, rồi sau đó lại tiếp tục chuyển sang tổ kiểm hóa được chừng 1 tháng thì cho chị ngồi không để người khác làm thay. Tương tự, CN Vũ Văn Miền cho biết, anh làm việc tại Cty H.S trong KCN Hố Nai 3, bị tai nạn lao động gãy tay thì bị Cty điều chuyển sang bộ phận đóng gói, bốc xếp hàng hóa. Nhưng do anh bị gãy tay không đảm nhận được công việc, nên Cty chuyển anh xuống phòng bảo vệ ngồi, sau đó đuổi việc anh. 

Theo LĐLĐ tỉnh, đây thực chất là chiêu trò mà nhiều Cty tại Đồng Nai hiện nay đang sử dụng để tìm cách đuổi việc CN mà không phải bồi thường hợp đồng. Việc ngược đãi CN bằng nhiều hình thức như: Bắt ngồi một chỗ, không bố trí công việc... khiến nhiều CN bị ức chế, tự nghỉ việc.

Dùng ghế đập CN đến gãy tay

Nhiều trường hợp, CN bị quản lý đánh đập tới mức tiền mất, tật mang. Bà L.T.B.Sáu (SN 1967) là CN Cty TNHH H.A.T (TP.Biên Hòa). Cuối năm 2011, bà Sáu đến Cty làm việc thì bị người quản lý (SN 1984) dùng ghế gỗ đánh đến khi có người can ngăn mới dừng lại. Hậu quả, bà Sáu phải vào BV Đa khoa Đồng Nai để cấp cứu trong tình trạng gãy nát đầu dưới 2 xương cẳng tay trái, tổn thương thần kinh trụ giữa tại cổ tay, u đa sợi thần kinh, sau đó phải chuyển lên BV Chợ Rẫy TPHCM vì quá nặng. 

Kết quả giám định pháp y, bà Sáu bị mất khả năng cử động sấp ngửa cẳng tay trái, các ngón tay bị co rút mất chức năng vận động, tỉ lệ thương tật toàn bộ là 37%. Vụ việc đang được các cơ quan chức năng giải quyết, nhưng “tai nạn” này khiến bà Sáu mất khả năng lao động. Từ khi bị gãy tay, chi phí chữa bệnh gia đình bà vay mượn bạn bè, người thân đã lên tới hơn 40 triệu đồng. Hiện bà Sáu đã phải ở nhà và chưa thể làm việc, cả gia đình bà Sáu gồm cả chồng và con trai đều là CN, ở trọ trong 1 phòng chưa tới 10m2, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt – GĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ – LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - cho rằng, do nhiều CN thiếu hiểu biết pháp luật nên bị nhiều Cty chèn ép. Nhiều trường hợp CN bị đánh đập bầm giập mặt mày, thâm tím hết người, nhưng không đủ bằng chứng do CN không dám tố cáo hoặc không dám đứng ra làm chứng nên nhiều CN đành chịu thiệt. Có CN đòi kiện thì bị Cty thuê giang hồ đe dọa, dằn mặt khiến nhiều người sợ hãi đành phải im lặng. 

Để nâng cao kiến thức pháp luật cho CN, Trung tâm Tư vấn pháp luật CĐ đang triển khai chương trình hỗ trợ CN nhằm đào tạo CN tự nắm vững những kiến thức pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của bản thân và tư vấn cho các CN khác. Những CN này được ví như những “hạt giống” pháp luật CĐ, làm lan tỏa kiến thức pháp luật trong các KCN-KCX. Tuy nhiên, hỗ trợ kiến thức cho CN cũng không nhằm nhò gì nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc để bảo vệ quyền lợi của CNLĐ - bà Nguyệt cho biết thêm.

HÀ ANH CHIẾN

 

 

-Hà Nội: hơn 1.100 doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng sgtt

"Lạm phát đầy tớ” khi một xã có 500 cán bộ (NĐT 11-7-12)

-- NHỨC NHỐI NẠN BUÔN NGƯỜI Ở NGHỆ AN – BÀI 1: “Giặc” buôn người tung hoành…   –   NHỨC NHỐI NẠN BUÔN NGƯỜI Ở NGHỆ AN – BÀI 2: Đào thoát khỏi chốn ô nhục  (PLTP).

Tổng số lượt xem trang