Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Bi kịch chè Việt: Khó thoát tiếng hàng bẩn

Tin liên quan:-Hệ lụy từ “chè bẩn” trong cuộc chơi toàn cầu
Bất thường chè bẩn trộn cả phân bón và… chất thải
-:Tận thấy “cuộc chiến” chè bẩn
-10 "ngón đòn hiểm ác" của thương lái TQ khiến dân Việt Nam điêu đứng

-
-Kinh hoàng quy trình chế trà nhài, trà sen "thơm nức mũi"
Đời Sống & Pháp Luật
(ĐSPL) - Cứ 3kg trà thô sau khi sấy được trộn 1g bột hóa chất hương liệu rồi mang ra đóng gói, tùy theo loại mà các sản phẩm tại đây có giá bán từ 100.000 tới 120.000 đồng/kg, loại cao nhất có giá 200.000đồng/kg... 

12 tấn trà đang tẩm hóa chất. 

Sau thời gian theo dõi, Phòng 6 thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và Môi trường (C49B - Bộ Công an) phối hợp với Quản lý thị trường quận Bình Thạnh ập vào cơ sở sản xuất trà Đông Phương ở (128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh) do bà Trần Thị Kỳ làm chủ phát hiện hơn 12 tấn trà nguyên liệu và thành phẩm không nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, số trà trên không nhãn mác, thành phần, chỉ tiêu và cách sử dụng... Ngoài ra, tất cả nguyên liệu làm trà đều không có hóa đơn chứng từ hay các giấy tờ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm” do UBND quận Bình Thạnh cấp từ năm 2008 đã hết hạn.
Một cán bộ của C49B cho biết, “Một số sản phẩm trà gọi là trà nhài và trà sen nhưng không được ướp với hoa nhài, hay tâm sen tươi”.
Theo bà Kỳ, cơ sở sản xuất Đông Phương hoạt động từ 20 năm qua theo cha truyền con nối. Trà được chế biến và đóng gói tại 2 cơ sở. Tại địa chỉ 54/29 Yên Đỗ, phường 1, quận Bình Thạnh, bà Kỳ dành khoảng 200 m2 để làm nơi sơ chế với hệ thống 3 máy sấy, ủ trà cũng như chứa các thùng hương liệu và chứa nguyên liệu trà thô. Còn tại địa chỉ 128/13/26, phường 1, quận Bình Thạnh bà Kỳ để trà thành phẩm và giao dịch với các đại lý.

Trà nguyên liệu chất đầy nhà nhưng chủ cơ sở không chứng minh nguồn gốc. (Ảnh: Tiền Phong)

Được biết, cơ sở trà Đông Phương đã kinh doanh, chế biến mặt hàng này từ hàng chục năm nay. Theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, chủ cơ sở không trình được các hồ sơ, giấy tờ liên quan tới việc mua, nhập nguyên liệu cũng như hồ sơ chứng minh sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Bà Kỳ cho biết, nguyên liệu trà được thu mua tại tỉnh Lâm Đồng qua một người trung gian với giá từ 100- 120.000đ/kg; một phần nguyên liệu trà thô khác mua từ một nhà máy sản xuất trà tại Hà Nội với giá rất rẻ 15.000 - 16.000đ/kg trà thô.
Khi yêu cầu cung cấp giấy tờ liên quan tới các thùng nhựa chứa hương liệu (hương lài, sen) thì chủ cơ sở không cung cấp được. Chủ cơ sở cho biết, nguyên liệu được sử dụng để ướp trà sen là một loại bột hóa chất hương liệu với giá 680.000đ/kg và một loại hương liệu hương sen khác bằng nước. Ghi nhận tại hiện trường, có 4 kg loại bột hóa chất, 01 bình nhựa nhỏ chứa 350 ml hương liệu nước, đều là cho sản xuất trà sen. Trên bình này có dán nhãn, nhưng không phụ đề tiếng Việt, không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
Ghi nhận tại hiện trường, toàn bộ số trà thành phẩm và trà nguyên liệu là 12.709 kg, không dán nhãn hàng hóa và không có niêm yết giá.
Quy trình làm trà nhài, trà sen thơm "nức mũi"
Theo chủ cơ sở, cứ 3kg trà thô sau khi sấy được trộn 1g bột hóa chất hương liệu rồi mang ra đóng gói, tùy theo loại mà các sản phẩm tại đây có giá bán từ 100.000 tới 120.000 đồng/kg, loại cao nhất có giá 200.000đồng/kg.
Bà Kỳ cũng cho biết, sở dĩ phải dùng hương liệu phụ gia vì không phải lúc nào cũng có hoa lài và tâm sen tươi để ướp, hoặc có cũng thu mua không đủ để sản xuất. Qua trình bày của chủ cơ sở cho thấy, cơ sở tận dụng toàn bộ nguyên liệu trà để bán ra thị trường, đến tận trà cọng và trà cám cũng được bán ra thị trường với giá 15.000 tới 16.000đ/kg, lúc giá cao là 28.000đ/kg trà cám.
Không chỉ có trà thành phẩm ngậm hương liệu không nguồn gốc, các loại trà cám, trà cọng thải loại sau khi chế biến cũng được cơ sở này còn dùng hương liệu “hương trà” để ngâm tẩm. Số trà cám, trà cọng này sau đó được cung ứng cho các hàng bán trà đá, các quán cơm, thức ăn đường phố...
Không những thế, họ còn sử dụng loại “hương trà” - hương liệu ướp vào loại trà cám để khi pha có vị y hệt như mùi trà. Khách hàng mối lấy của cơ sở này rất rộng, từ khu vùng ven Gò Vấp, chợ ở TPHCM cho đến các tỉnh khu vực miền Tây như Cà Mau, Đồng Tháp…
Đoàn kiểm tra đã thực hiện niêm phong số hóa chất hương liệu tại cơ sở, lấy mẫu các loại trà thành phẩm để kiểm nghiệm, đồng thời yêu cầu cơ quan ban ngành địa phương cùng phối hợp giám sát, yêu cầu cơ sở trà Phương Đông trên ngưng hoạt động cho tới khi có kết quả xử lý và kiểm nghiệm sản phẩm.
Thông tin trên báo Tiền Phong, theo TS Phạm Thành Quân- Khoa Công nghệ Hóa học, trường ĐH Bách khoa TPHCM thông thường hóa chất hương nhài có nguồn gốc từ penzylacetat, trong khi hương sen từ P- Dimethoxy penzin. Đây là các chất đều xếp loại độc hại gốc hữu cơ, vì vậy ngâm tẩm các chất này lâu ngày, liều lượng cao làm cho người ngửi sẽ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu do tác động lên hệ thần kinh.
Tại chợ Kim Biên, quận 5, các hương liệu ướp trà không nguồn gốc được bán tràn lan mỗi kg có giá 100-120 nghìn đồng. Ngoài ra nơi đây còn có chất giữ mùi lâu là Fixateur.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai- nguyên Viện phó Viện y tế công cộng TPHCM thì chất giữ mùi này rất độc và nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung thư.
...Phát hiện 12 tấn trà đang “tẩm” hóa chấtTiền Phong
Kinh hoàng công nghệ sản xuất trà tẩm ướp hóa chấtInfonet 




-Thương hiệu nông sản Việt Nam đang bị tấn công?

 - Là nước có tiềm năng phát triển chè, nhưng nghịch lý là chè Việt Nam lại có giá gần như rẻ nhất thế giới vì chất lượng không đảm bảo, nhất là luôn bị mang tiếng hàng bẩn. Dù đã có nhiều cố gắng sản xuất chè sạch, chè an toàn… nhưng xem ra, chè Việt Nam vẫn khó thay đổi được tiếng xấu hàng bẩn lâu nay.

Hàng sạch khó sống Trong nỗ lực cải tạo chất lượng chè, nhiều cơ sở đã áp dụng các mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế như như VietGap, UZT… cho cây chè như là một trong các giải pháp tăng giá trị cho chè Việt Nam nhưng xem ra việc này đã không tạo ra hiệu quả như mong đợi.
Là một trong những xã đầu tiên trong cả nước áp dụng tiêu chuẩn UZT cho cây chè, bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX chè Tân Hương (Thái Nguyên) cho biết: Hiện nay, HTX đang sản xuất chè theo tiêu chuẩn UZT. Để chè đạt tiêu chuẩn này, cán bộ xã, cán bộ dự án phải cầm tay chỉ việc cho từng người nông dân. Kiểm tra hàng ngày. Chúng tôi bắt đầu áo dụng theo tiêu chuẩn UZT từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2011 chúng tôi đã thành công với 30 xã viên với diện tích chè đạt đủ tiêu chuẩn là 27 tấn và 14ha.
Tuy nhiên, theo bà Hiệp: điều đáng buồn là mặc dù rất bỏ công, bỏ sức, làm việc rất khoa học và tốn một khoản kinh phí lớn để kiểm tra đất, nước, tiến hành điều tra độc lập nhưng sản phẩm chè sạch ngay chính tại địa phương giá cũng không cao hơn. Tư thương ngoài thị trường vẫn thu mua những mặt hàng chè không đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm tốt, sạch nhưng để bán ra thị trường cùng chợ Phúc Xuân (Thái Nguyên) thì giá cả không khác gì nhau.


Trước thực tế mất nhiều công, đầu tư tốn kém hơn nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao hơn, một hộ gia đình thuộc HTX Tân Hương chia sẻ: Nếu người tiêu dùng không tẩy chay hàng không đạt chất lượng mà chỉ chọn tiêu chí về giá thì hàng an toàn khó mà tiếp cận được người tiêu dùng chứ chưa nói gì đến áp dụng rộng rãi. Nếu không được khuyến khích kịp thời, chắc chúng tôi cũng nản vì thành quả không được hưởng ứng.
Khi chè thay mới số lượng còn ít, máy móc còn lạc hậu thì hiện chè an toàn đang là một trong những con đường giúp chè Việt Nam tăng giá trị. Tuy nhiên, hiện diện tích chè áp dụng các tiêu chí an toàn vẫn còn rất ít, các công ty đón đầu, giúp đỡ cho dòng sản phẩm này không nhiều. Thậm chí, thị trường nội địa gần như chưa biết đến hay không quan tâm tới cái được của mặt hàng này là gì.
Năm 2011, Việt Nam có khoảng 133.000 ha, với 2 triệu lao động trong ngành chè Tuy nhiên, giá à xuất khẩu chè Việt Nam so với thế giới là rất thấp, có thể nói là thấp nhất thế giới khi giá chỉ có 1.164 USD/tấn (năm 2010). Trong khi ở Âu Châu giá khoảng 10.134 USD/tấn. Trong khi giá chè tất cả các nơi đều có xu hướng tăng giá thì chè Việt nam chỉ tăng trong thời gia ngắn rồi rơi mãi xuống đáy.
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất được chỉ ra là nguy cơ về về an toàn thực phẩm,. Có một thực tế, bên cạnh nương chè có rất nhiều bao thuốc nguy cơ ô nhiễm môi trường, cây chè rất lớn. Người dân vẫn còn lơ mơ về an toàn thực phẩm. Một dẫn chứng cho thấy, Việt nam đang đứng đầu về các sản phẩm bị Mỹ trả lại hàng về chè. Trong khi đó, các DN trong nước lại thường xuyên cạnh tranh bằng cách hạ giá ngay cả trong nước và nước ngoài để giành khách.
Làm sao đề xóa tiếng xấu?
Theo ông Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia nông nghiệp, Việt kiều Úc: Các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhận thức chè không chỉ là ngành kinh tế có thể mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp vai trò kinh tế xã hội rất cao đối với việc giải quyết đời sống cho nhân dân, tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở miền núi và trung du, các vùng sâu vùng xa của miền Trung và miền Bắc. Vì thế, cần có Ủy ban chè để xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình kỹ thuật, xuất nhập khẩu để đảm bảo việc quản lý chè theo pháp luật Nhà nước.
Ủng hộ việc thành lập một tổ chức để phát triển ngành chè, các đại diện tù Lào Cai cho rằng, đề xuất thành lập một Ủy ban chè là cơ quan quản lý nhà nước là ý kiến cần được xem xét. Bởi nếu không có một cơ quan quản lý mạnh thì ngành chè vẫn luẩn quẩn. Kenya là một ví dụ, học có xuất phát điểm giống Việt Nam và đã đã thành lập Ủy ban. Ủy ban quản lý nhà nước về ngành chè để quản lý và phát triển ngành sản xuất thế mạnh này.
Đại diện tỉnh Lâm Đồng lại cho rằng, việc thành lập một cơ quan mới chưa hẳn là một việc cấp thiết. Bởi vì hiện nay, chúng ta có cả một hệ thống từ các cơ quan từ TW, địa phương để quản lý và phát triển nông nghiệp trong đó có cả chè. Vậy một ủy ban mới làm gì để khắc phục các điểm yếu của cách quản lý hiện nay. Điều quan trọng nhất là quản lý chất lượng, bảo vệ uy tín sản phẩm, tổ chức sản xuất hiệu quả… nếu một ủy ban làm được thì hẳn sẽ nhiều người ủng hộ.
Tuy nhiên, điều cần thiết trước mắt là cần có các tiêu chuẩn để quản lý tốt chất lượng từ trồng trọt đến chế biến. Cần có các giấy phép, tiêu chuẩn và điều kiện đối với sản xuất chế biến chè. Cần có các chế tài mạnh để thực thi tốt về An toàn vệ sinh thực phẩm từ người nông dân sản xuất tới nhà máy chế biến và người kinh doanh phân phối. Trong đó, cần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của người nông dân người sản xuất, gắn kết trách nhiệm với nhà máy với nguồn nguyên liệu.
Các chuyên gia lấy dẫn chứng, khi thành lập nhà máy cần chứng minh đủ nguồn nguyên liệu an toàn và đủ điều kiện sản xuất. Chấm dứt tình trạng làm ăn chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh. Quản lý chặt tiêu chuẩn đầu ra, xây dựng cơ chế gắn kết có trách nhiệm giữa nông dân – doanh nghiệp để dần dần nâng cao chất lượng chè Việt Nam. Xóa đi tiếng xấu sản xuất manh mún, không đảm bảo chất lượng, chè bẩn mà Việt Nam đã mang tiếng bấy lâu.
Hải Dương

-Bi kịch chè Việt: Khó thoát tiếng hàng bẩn
Hàng Việt vẫn chùn chân trước chợ
CEO ngân hàng Việt phải lắm 'chiêu'
Hàng Việt bị đánh bật khi xâm nhập chợ Đồng Xuân










Tổng số lượt xem trang