Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói và làm

ng Vương Đnh Huệ--Vì 80 triệu dân?

-Vì người dân hay vì ngân sách?
Nhớ lại gần một năm trước, khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã từng tuyên bố tại một cuộc họp về cơ chế điều hành thị trường xăng dầu rằng “chúng tôi điều hành thị trường xăng dầu không vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối mà vì lợi ích chung của 84 triệu dân”.

Quan điểm này của vị bộ trưởng đã khiến không ít người hy vọng rằng thị trường xăng dầu rồi đây sẽ cạnh tranh hơn, giá cả cũng vì thế mà hợp lý hơn. Hay nói một cách khái quát, lợi ích chung của 84 triệu người dân sẽ là mục tiêu của chính sách, của cách thức điều hành của Bộ Tài chính.

Thế nhưng quan sát thực tế thời gian qua cho thấy những chính sách hay quan điểm điều hành thị trường của cơ quan này xem ra còn quá xa so với những tuyên bố nói trên.

Thị trường xăng dầu: nói dễ làm khó

Đã hơn 10 ngày kể từ lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất (hôm 13-8) đến nay giá xăng dầu thế giới vẫn chưa hạ nhiệt. Các doanh nghiệp đầu mối lại kêu lỗ. Họ đã gửi phương án đăng ký tăng giá bán lẻ xăng, dầu lên Bộ Tài chính với mức tăng cao nhất là 1.200 đồng/lít đối với xăng, 700-800 đồng/kg (hoặc lít) dầu. Nguồn tin từ Cục Quản lý giá cho biết Bộ sẽ kiểm tra, tính toán lại mức giá mà doanh nghiệp đăng ký. Với tình hình này, khả năng tăng giá xăng dầu một lần nữa đang rất gần. Và nếu như được Bộ đồng ý, chỉ trong tháng 8 này, giá xăng tăng tới ba lần với mức tăng tổng cộng khoảng 3.000 đồng/lít.

Quyết định thu phí quốc lộ 51 từ ngày 1-10 gây bức xúc cho người dân


Một số chuyên gia nhận định, giá xăng, dầu đang phải gánh quá nhiều loại thuế phí. Cụ thể, người dân đang phải trả khoảng 6.000 đồng - 8.000 đồng/lít xăng cho các loại thuế phí, gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, quỹ bình ổn giá, chi phí kinh doanh định mức... Vì vậy, Bộ Tài chính nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu. Nếu tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo thông tin trên một số tờ báo, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là muốn giữ thuế để đảm bảo nguồn thu ngân sách. Đành rằng, đảm bảo thu ngân sách cũng là vì 84 triệu người dân, vì nền kinh tế, nhưng trong lúc khó khăn này, liệu nên cứu ngân sách hay cứu nền kinh tế trước?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách bảy tháng đầu năm (tính đến 15-7) mới đạt 49% dự toán năm, trong đó cả thu nội địa lẫn thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đều thấp, lần lượt là 47,3% và 41,6%.

Chính vì vậy, việc đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách càng trở nên quyết liệt hơn, thế nhưng giải pháp không giảm thuế xem ra lại thiếu tính thuyết phục, bởi xăng dầu là sản phẩm đầu vào quan trọng của rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và có những tác động lan tỏa rất lớn. Vì vậy, nếu xăng dầu cứ tăng giá liên tiếp, e rằng nền kinh tế khó hồi phục, khi đó chắc chắn nguồn thu cũng sẽ tiếp tục bị teo tóp.

Chưa hết, báo chí gần đây đã phát hiện ra rằng việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu khó thực hiện là vì nhà máy lọc dầu trong nước. Cụ thể, theo quy định hiện hành (Quyết định 952 ngày 26-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ), các sản phẩm xăng dầu, LPG do Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn sản xuất đều được hưởng một khoản ưu đãi bằng thuế suất nhập khẩu trừ 7% đối với xăng dầu, hoặc trừ 5% nếu là LPG hay 3% với sản phẩm hóa dầu.

Vậy nếu thuế nhập khẩu thấp hơn 7% thì sao? Theo quyết định 952 nói trên, Tập đoàn Dầu khí phải bao tiêu sản phẩm và bù lỗ cả khoản "ưu đãi" này cho Công ty Bình Sơn (theo quy định trước đây thì Nhà nước không bù lỗ cho khoản này). Đây mới là điểm mấu chốt của vấn đề không thể giảm thuế, bởi nếu giảm thuế (hiện nay thuế nhập khẩu xăng là 12%, dầu diesel là 10%), ví dụ xuống dưới 7%, thì không những ngân sách bị thất thu mà cả Tập đoàn Dầu khí cũng bị vạ lây. Chính vì vậy mà khả năng giảm thuế mới trở nên xa vời.

Chưa hết, chuyện các doanh nghiệp đầu mối đồng loạt tăng giá, với cùng một mức, bất kể quy mô doanh nghiệp, thị phần, khả năng quản trị... khác nhau ra sao cũng đã được công luận đặt ra rất nhiều lần, hay chuyện Petrolimex áp đặt mức tăng giá xăng dầu đã vi phạm Luật Cạnh tranh như thế nào thì báo chí cũng đã phân tích mổ xẻ. Thế nhưng, Bộ Tài chính không hề có một động thái phản ứng gì trước những khuất tất trong lĩnh vực mình phụ trách. Như vậy liệu người đứng đầu ngành tài chính đã hoàn toàn vì 84 triệu người dân chưa? Câu trả lời là chưa. Tuy nhiên "chưa hoàn toàn" cũng còn khá hơn là đi ngược lại với lợi ích của họ.

Vội vã thu phí quốc lộ 51

Gần đây quyết định thu phí quốc lộ 51, bắt đầu từ ngày 1-10 theo Thông tư 134 của Bộ Tài chính đã thực sự gây bức xúc cho người dân.

Quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh thành trong vùng trọng điểm phía Nam, được khởi công (mở rộng) hồi tháng 8-2009 đến nay vẫn chưa làm xong (trong khi theo hợp đồng BOT dự án phải hoàn thành vào đầu tháng 8-2012). Còn theo chủ đầu tư thì chưa biết đến bao giờ mới làm xong toàn bộ con đường vì còn tùy thuộc vào việc người dân có giao mặt bằng để thi công không.

Thực tế là vậy nhưng Bộ Tài chính vẫn áp đặt chuyện thu phí sử dụng đường bộ với mức thu tăng gấp đôi so với trước đó. Cụ thể, từ ngày 1-10-2012 đến 7-4-2013, mức thu phí đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 20.000 đồng/vé/lượt, 600.000 đồng/vé/tháng và 1,6 triệu đồng/vé/quý.

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn có mức phí là 30.000 đồng/vé/lượt, 900.000 đồng/vé/tháng và 2,4 triệu đồng/vé/quý.

Mức thu phí cao nhất là đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet: 160.000 đồng/vé/lượt, 4,8 triệu đồng/vé/tháng và 13 triệu đồng/vé/quý.

Có hai câu hỏi đặt ra ở đây: một là vì sao Bộ cho thu phí khi đường chưa làm xong? Trong khi đó Thông tư 90/2004, cũng của chính Bộ Tài chính ban hành, có quy định một trong những điều kiện để thu phí đường bộ là hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm chất lượng phục vụ giao thông tốt hơn trước khi thu phí. Rõ ràng, với công trình đang còn dang dở như hiện nay, rồi tai nạn xảy ra cũng không ít trong thời gian qua ngay trên chính trục đường này, thì không có lý do gì có thể biện minh cho việc thu phí vội vã như vậy.

Hai là vì sao mức thu phí không đúng với cam kết trong hợp đồng BOT? Theo hợp đồng, mức phí thu trước năm 2013 sẽ là mức phí hiện hành, từ năm 2013-2017 tăng lên 1,5 lần và từ năm 2018 tăng hai lần.

Trong trường hợp này dễ thấy người hưởng lợi không ai khác hơn là Cục Đường bộ Việt Nam và Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tức là hai bên trong hợp đồng BOT đầu tư và khai thác dự án mở rộng quốc lộ 51. Và cũng không khó để nhận ra người phải gánh chịu những hậu quả của dự án chính là người sử dụng cuối cùng (bởi toàn bộ những khó khăn của dự án cuối cùng cũng sẽ được quy thành tiền và tính vào tổng mức đầu tư và người dân phải trả cho chủ đầu tư qua việc đóng phí).

Bộ Tài chính lẽ nào lại không biết điều này? Hay Bộ đã không còn "vì 84 triệu người dân" như đã từng tuyên bố.

Quỳnh Như
Theo doanhnhancuoituan.com.vn


Không chỉ kết thúc bằng chuyện gạo, rau, thịt cộng thêm chi phí vận chuyển, cước vận tải thêm chi phí nhiên liệu, chuyện xăng tăng giá lần này còn mở ra nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Đầu tiên là hiện tượng găm hàng. Thông thường, các cây xăng, đại lý chỉ "hết hàng" tới đúng giờ xăng được điều chỉnh tăng giá sẽ hoạt động bình thường trở lại. Nhưng lần này, lác đác vẫn có cây xăng nghỉ sửa chữa bán cầm chừng. Tại sao họ không mở bán để "thu hoạch" khi mục tiêu chờ giá cao đã đạt được? Không khó để đoán ra "tâm bệnh" của những cây xăng này. Đó là họ đang "đón xa" cơ hội giá tăng lần nữa bởi mức tăng lần vừa rồi chưa bằng một nửa so với đề xuất của các doanh nghiệp (DN) đầu mối. Nếu giá xăng đi đúng dự báo, lại thêm một lần thu lợi.
Thứ 2 là chuyện các DN đầu mối có thể vẫn đang thu lợi lớn ngay tại thời điểm căng thẳng giá xăng dầu. Logic mà lâu nay chúng ta vẫn được nghe mỗi lần tăng giá xăng dầu là giá thế giới tăng, đầu mối nhập khẩu đang lỗ nên phải điều chỉnh giá bán để "hài hòa" lợi ích của DN, nhà nước và người dân. Lần tăng giá này cũng không ngoại lệ. Thực ra, cái mà người dân bức xúc là sự thiếu minh bạch trong cơ chế tính giá cơ sở, việc thiếu sòng phẳng tăng nhanh, giảm chậm, chuyện găm hàng đón giá, cơ chế độc quyền... của ngành này. Tuy nhiên, ngoài những chuyện mập mờ nói trên, việc lách cơ chế tạm nhập tái xuất để hưởng mức chênh lệch thuế mới được "khui" ra cho thấy, các DN đầu mối không lỗ như họ kêu. Thậm chí, họ hoàn toàn có thể đang thu lợi trong khi vẫn kêu lỗ để "đòi" tăng giá xăng.


Thứ 3 là chuyện thiếu nhất quán trong vấn đề không giảm thuế xăng dầu giữa 2 cơ quan điều hành, quản lý ngành này. Trong cuộc họp báo tăng giá xăng ngày 28.8, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa khẳng định, nhà nước tăng giá thay vì giảm thuế bởi ngân sách năm nay còn phải cân đối nhiều nguồn chi. Nhưng chỉ 3 ngày sau, cũng trong cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, dù có tăng hay giảm thuế nhập khẩu xăng dầu cũng không ảnh hưởng tới nhiệm vụ thu ngân sách trong 2012. Chưa bàn tới chuyện ai đúng, ai sai nhưng rõ ràng, tại thời điểm sức mua yếu, chuyện tăng lương còn nằm trên bàn nghị sự, sản xuất đình đốn, DN sống dở chết dở thì việc giảm thuế xăng dầu để không tăng giá, giảm chi phí, bớt gánh nặng cho người dân, DN là chuyện nên làm.

Chuyện cuối cùng là vấn đề chất lượng xăng dầu. Về nguyên tắc, giá tăng thì chất lượng, dịch vụ phải tăng. Nhưng xăng dầu của chúng ta lại đứng ngoài nguyên tắc thị trường tất yếu này. Giá tăng liên tục nhưng không thấy DN nào nói đến chuyện bảo đảm chất lượng xăng dầu chứ chưa nói đến nâng cao. Từ vụ pha chế xăng dầu "bẩn" do Báo Thanh Niên "khui" ra cuối năm 2011 đến nay vẫn tiếp tục có những điểm pha chế xăng dầu bẩn được phát hiện nhưng trách nhiệm của DN, của cơ quan quản lý thế nào không được nhắc đến. Việc điều tra những cá nhân, DN, cây xăng tham gia liên minh này để xử lý triệt để vẫn bỏ ngỏ. Người dân, không chỉ phải chấp nhận tăng giá mà còn sống trong hoang mang, sợ hãi khi không biết lúc nào mua phải xăng dầu dỏm.

Tại sao bắt người dân phải chấp nhận "giá xăng theo cơ chế thị trường" khi mà xăng dầu đang hoạt động kinh doanh theo cơ chế độc quyền với đầy những khuất tất và thiếu minh bạch như nói trên?


 -Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói và làm TP - "Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân... doanh nghiệp đừng có dọa cơ quan quản lý nhà nước, nếu cần tôi sẽ lập doanh nghiệp khác..."
Ông Vương Đình Huệ.




Cách đây gần một năm, vừa nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, ông Vương Đình Huệ đã làm nức lòng người dân cả nước khi tuyên bố như vậy tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” (ngày 20-9-2011).

Sau hội thảo nảy lửa đó, thấy ông Huệ làm thật, bằng việc lập đoàn kiểm tra việc tính giá xăng dầu, trích quỹ bình ổn của 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn nhất.

Và người dân tiếp tục chờ đợi và kỳ vọng vị Bộ trưởng từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ làm cho “cơm ra cơm, cháo ra cháo”.

Cuối tháng 12-2011, Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra giá xăng dầu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn và cũng chỉ ra được một vài bất cập trong quản trị doanh nghiệp, cách tính giá cơ sở, chi hoa hồng quá lớn; bất hợp lý trong cơ chế trích nộp, quản lý quỹ bình ổn...

Nhưng kết quả ấy cũng không để làm gì, vì sau đó không thấy Bộ Tài chính công bố biện pháp xử lý nào đối với doanh nghiệp đã bị kiểm tra.

Từ đó “quả bóng kỳ vọng” của người dân vào Bộ trưởng dần xì hơi. Nhìn vào hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, thì mọi chuyện vẫn y như cũ. Thậm chí, việc quản lý và giám sát tăng, giảm giá của Bộ Tài chính đôi khi còn lơi lỏng, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Không ít lần, doanh nghiệp lãi lớn nhưng Bộ Tài chính vẫn lặng thinh. Điển hình là thời điểm giá xăng dầu thế giới liên tiếp giảm trong vòng gần 1 tháng (hồi tháng 5-2012) giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tới 2.100 đồng/lít xăng nhưng doanh nghiệp “quên” không đề xuất giảm giá bán và Bộ Tài chính cũng “quên” động thái giám sát của mình. Chỉ sau khi báo chí đồng loạt lên tiếng thì cơ quan quản lý mới ra yêu cầu doanh nghiệp tính toán giảm giá.

Tình trạng Bộ Tài chính bị báo chí “nhắc việc” phải yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán xăng dầu do có lãi lớn lại tiếp tục lặp lại vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua.

Một ví dụ khác, thể hiện sự “lập cập” trong điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính, ở chỗ không nhất quán trong việc lấy căn cứ thời gian để tính điều chỉnh giá: Có thời điểm căn cứ điều chỉnh giá xăng được tính theo 20 ngày, có thời điểm được tính theo 10 ngày.

Gần một năm đã trôi qua, những tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng không còn nhiều người nhớ, bởi có nhớ cũng chẳng để làm gì. Vì thực tế thị trường xăng dầu bao năm nay vẫn thế.

Điệp khúc tăng nhanh, giảm chậm vẫn diễn ra đều đều; mỗi khi doanh nghiệp kêu lỗ, tình trạng găm hàng, cây xăng ngừng bán vẫn diễn ra. Ngay cả việc minh bạch chuyện lỗ lãi, giá nhập khẩu hàng của doanh nghiệp... cũng vẫn tù mù. Một năm trôi nhanh, thì một nhiệm kỳ Bộ trưởng cũng sẽ trôi nhanh.

Người dân không mong gì hơn, chỉ mong Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói thì giữ lời: Điều hành vì quyền lợi của 80 triệu dân chứ không phải vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối.

Phạm Tuyên -Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói và làm
-Lo ngại xăng tăng liên tục - (29/08)  
-Từ 18h tối nay, xăng tăng thêm 650 đồng/lít - (28/08)  
- Chiêu găm hàng rồi tăng giá xăng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Đừng để đến lúc nền kinh tế bị doanh nghiệp bắt làm con tin” (SGTT). - (TP). - Xăng tăng giá 650 đồng/lít: Mới chỉ cho tăng 50%! (DT). - “Đúng ra giá xăng còn tăng cao hơn” (VnEco). - Bộ Tài chính thay doanh nghiệp trần tình giá xăng (ĐĐK). - Đau đầu vì hàng hóa ăn theo giá xăng (Infonet).
- Biến nước lã, tạp chất thành xăng dầu – Kỳ 3:  Đường đi của xăng dỏm (TT).
- Bộ Tài chính nói gì về hướng xử lý nợ xấu ngân hàng? (TP). - Thâu tóm – xấu là do cách làm (DNSG).
- ‘Trần lãi suất huy động có thể về 8% một năm’ (VNE). - Lãi suất tiền đồng: Đội đáy lên đầu (DNSG). - Đẩy mạnh tín dụng với giá nào? (ĐTCK). - HDBank cố tình “xé rào”  (NNVN).
- Vay tín chấp: Doanh nghiệp phải tự nâng hạng (Công thương). - Doanh nghiệp trong nước đuối sức  (SGTT).
- Ngược đời chuyện Vinaconex thoái vốn (ĐTCK).
- SCIC đầu tư vào doanh nghiệp thua lỗ để làm gì? (NĐT). - Trên 6.100 DN mới thành lập trong tháng 8 (VIR). - Giảm khấu hao, bán tài sản, DN vận tải biển không thoát thua lỗ (ĐTCK).
- Tại sao cứu Công ty Bình An?  (NNVN).
- Bộ Tài chính nói gì về hướng xử lý nợ xấu ngân hàng? (VnEco).
- Doanh nghiệp không mặn mà bàn chuyện vay ngân hàng (TBKTSG).  – Cho vay bằng ngoại tệ: Sẽ bị mất lãi!(PLTP).  -  Ông Vũ Đình Ánh: Lãi suất còn có thể giảm về mức 8% (CafefF/TTVN).
- Lo ngại môi trường kinh doanh tiếp tục xấu đi (TBKTSG)
- Tăng giá xăng, Bộ Tài chính nói gì? (VTC).  – Giá xăng tăng: Không phải do lỗi điều hành.  – Găm hàng vì còn độc quyền (NLĐ).  –Giá xăng dầu: doanh nghiệp tự điều chỉnh theo quy định (TT).  – “Giá xăng như vậy đã là sự chia sẻ với người dân” (TQ). – Doanh nghiệp xăng dầu găm hàng chờ tăng giá sẽ bị rút giấy phép(VOV). –  Xăng dầu tăng giá lần thứ 4 liên tiếp : Phương án giảm thuế không được chọn (PLXH).
- TKV lại đòi giảm thuế (TT).
- Đến lượt công nhân ngành than nghỉ việc luân phiên (TBKTSG).
-  Công nghiệp không khói nhưng… thiếu lửa (Bùi Văn Bồng).  -  Ôi, cá tra – kiếp nạn khó cứu!
- Chứng khoán chưa phục hồi (DT/TTXVN). - An toàn tài chính: Lợi thế không thuộc CTCK nhỏ (Vietstock). - Cận cảnh thị trường chứng khoán (Petrotimes). - Chứng khoán: Rủi ro thị trường từ áp lực giải chấp (TTXVN).

- Đà Nẵng: Cả ngàn biệt thự ế phơi nắng (VEF). - Thị trường chung cư chịu áp lực bán tháo (VNE). - Bất động sản Đà Nẵng ăn theo mùa du lịch (Infonet). - Căn hộ dưới 1 tỷ đồng “hâm nóng” thị trường (VnEco).
- Lương tối thiểu: tăng hay hoãn? (SGTT). - Tăng lương, DN chịu đựng đến đâu?  (NNVN).
- Quà biếu bằng tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân? (VnEco).
- Giá vàng ở mức 44,6 triệu đồng/lượng (TN).
- ‘Thập diện mai phục’ (ĐV).
- Thị trường ảm đạm “tháng cô hồn” (Infonet).
- Người trồng mía khốn khó!  (NNVN). - Các nhà máy đường thiếu nguyên liệu  (SGTT).
- Nhãn Hưng Yên được giá  (NNVN). - Lúa gạo đảo chiều tăng giá  (NNVN).

- Trung Quốc siết nhập hàng Việt Nam (ĐĐK).- Trung Quốc đau đầu với hàng tồn kho (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang