TT - Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa có bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 với chủ đề “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”. Báo cáo này đánh giá nhiều chính sách của VN khác biệt, thậm chí không theo xu hướng chung của thế giới.
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại VN (UNDP). Báo cáo nêu nhiều vấn đề, trong đó có nhận xét “tăng trưởng kiểu VN” là nguyên nhân của bất ổn vĩ mô kéo dài, về nguy cơ vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm, về chi tiêu công dàn trải, kém hiệu quả...
Người dân nặng gánh thuế, phí
Thắt chặt chi tiêu nhưng tiêu dùng chính phủ vẫn tăng Đặc biệt, ngay cả khi xác định ưu tiên kiềm chế lạm phát (như năm 2011), Chính phủ kêu gọi mạnh mẽ thắt chặt tài khóa, song báo cáo cho biết: tiêu dùng của Chính phủ thực chất vẫn tăng khoảng 4%. “Một nghịch lý là sau hơn 20 năm chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, quy mô chi tiêu chính phủ VN vẫn tăng mạnh từ khoảng 22% năm 1990 lên tới hơn 30% GDP năm 2010” - báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội viết. |
Tuy nhiên, đáng lưu ý lần đầu tiên báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội phân tích sâu và đưa ra nhận định: thuế tại VN cao, đang làm giảm khả năng tích lũy của doanh nghiệp và là nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp phải chuyển giá.
Báo cáo phân tích rõ như với thuế thu nhập cá nhân, khoản thu nhập chịu thuế của người VN thấp hơn nhưng lại chịu thuế cao hơn so với Trung Quốc và Thái Lan. Với thu nhập 3.451-5.175 USD/năm, người VN đã bị áp thuế suất 10%. Trong khi con số tương ứng ở Thái Lan và Trung Quốc lần lượt là 4.931-16.434 USD/năm và 3.801-9.500 USD/năm. Tương tự, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% cũng đang được áp dụng một cách cố định cho đại đa số doanh nghiệp, trong khi các nước áp dụng nhiều mức từ 2-30%.
Ngoài ra, VN còn áp nhiều khoản thuế cao như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. Chưa hết, doanh nghiệp VN còn phải trả các chi phí không chính thức cao. Dẫn một nghiên cứu gần đây, báo cáo khẳng định có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án nhà nước cho biết việc chi hoa hồng là phổ biến.
Báo cáo cũng cho biết tỉ lệ thu thuế trên GDP ở VN hiện nay là cao, đã hạn chế khả năng tích lũy, làm giảm khả năng đầu tư... của khu vực tư nhân. Nó cũng khuyến khích gian lận thuế, như hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI chiếm khoảng 20% GDP nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nên báo cáo cho rằng việc để mức thuế cao hơn các nước trong khu vực tạo động cơ hấp dẫn để các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
Đồ họa: V.Cường - Ảnh: Thuận Thắng |
Thuế, phí cao gấp 1,4-3 lần các nước
Dẫn quyết toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trung bình trong giai đoạn 2007-2011, tổng thu ngân sách nhà nước của VN lên tới 29% GDP. Nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3% GDP. Theo ông Phạm Thế Anh - quyền viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công và quản lý Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, một người thực hiện báo cáo, mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của VN hiện nay “là rất cao so với các nước khác trong khu vực”. Cụ thể, trung bình trong năm năm gần đây, tỉ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia khoảng 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Báo cáo đánh giá ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hằng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân VN gánh chịu tỉ lệ chịu thuế, phí/GDP cao gấp từ 1,4-3 lần so với các nước khác trong khu vực. Trong khi đó, theo ông Phạm Thế Anh, con đường giảm thâm hụt ngân sách thông qua tăng thuế và cơ sở đánh thuế là rất hạn chế. Việc tăng thu chỉ có thể được thực hiện nhờ các biện pháp nâng cao tỉ lệ tuân thủ, chống thất thu và chống buôn lậu.
Đáng lo, báo cáo đánh giá tổng thu thuế và phí của VN chủ yếu đến từ ba nguồn chính, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu cùng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu. Nhưng tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 36% trong giai đoạn 2006-2008 xuống còn 28% trong giai đoạn 2009-2011. Sự phụ thuộc lớn vào thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt có thể khiến thâm hụt ngân sách của VN trầm trọng hơn khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới trong những năm tới.
Báo cáo cũng nêu hai nguồn thu quan trọng hiện nay là thu từ bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, dù đưa vào tính toán cán cân ngân sách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bội chi, nhưng cũng cần cảnh báo bản chất của nguồn thu này giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. “Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi” - báo cáo viết.
Chi tiêu ngân sách cao kéo dài
Với việc thu như trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng tập trung phân tích chi tiêu của Chính phủ. Báo cáo khẳng định đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả. Ông Phạm Thế Anh phân tích: “Chúng ta có thể thấy đầu tư của khu vực nhà nước dàn trải trên tất cả lĩnh vực, từ những hoạt động công ích trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế... đến các hoạt động mang tính kinh doanh thuần túy như công nghiệp chế biến, khai khoáng, nghệ thuật, giải trí... Đặc biệt, tỉ trọng đầu tư công cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng, dịch vụ lưu trú đã tăng mạnh từ 1,9% trong năm 2006 lên tới khoảng 4,8% tổng đầu tư công trong năm 2010”.
Đáng chú ý, báo cáo nêu rõ trong tổng chi tiêu ngân sách thì chi thường xuyên (tức chi cho bộ máy như trả lương, chi phí văn phòng, điện nước...) chiếm tỉ trọng rất lớn, chi đầu tư phát triển lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn rất nhiều và đang có xu hướng giảm. Báo cáo nhấn mạnh chi thường xuyên đang tăng, từ mức 63,2% trong tổng chi ngân sách năm 2003 lên 71,7% trong năm 2010 và 75,4% trong năm 2011. Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền.
Hệ quả của chi ngân sách, báo cáo nêu rõ: trung bình trong hai năm 2010 và 2011 Chính phủ VN đã vay nợ hơn 110.000 tỉ đồng/năm thông qua phát hành trái phiếu trong nước. Con số này gần gấp đôi so với 56.000 tỉ đồng mỗi năm của giai đoạn 2007-2009. Với thực trạng trên, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cảnh báo chi tiêu chính phủ một khi đã vượt quá ngưỡng nào đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do nó gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả, tham nhũng thất thoát và chèn ép khu vực tư nhân. Thực tế trên thế giới chỉ ra rằng chất lượng hay hiệu quả, chứ không phải quy mô, của chi tiêu chính phủ mới là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng (phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM): Thuế thu nhập doanh nghiệp dưới 18%/năm là hợp lý Mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% được áp dụng cố định cho mọi doanh nghiệp như hiện nay là quá cao, không dễ để doanh nghiệp có được lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chứ nói gì đến tích lũy, tái đầu tư. Để Nhà nước vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa để doanh nghiệp có được lợi nhuận vừa đủ và có được sự tích lũy cần thiết, mức thuế dưới 18%/năm có lẽ nhận được đồng thuận của doanh nghiệp. Riêng với thuế thu nhập cá nhân, cần tính lại khởi điểm chịu thuế cũng như chia nhỏ bậc thang tính thuế. Nếu được, nên giảm thêm thuế thu nhập cá nhân để kích sức mua trong dân, từ đó may ra mới có cầu và doanh nghiệp mới giải quyết được bài toán tồn kho. Ông Cao Tiến Vị (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần giấy Sài Gòn): Thu thuế vừa sức doanh nghiệp Cần có sự khảo sát sâu rộng hơn nữa về khả năng chịu đựng các mức thuế mà cả người dân lẫn doanh nghiệp đang gánh. Vì thuế thể hiện đỉnh cao của việc quản trị một quốc gia. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% chưa phải là vấn đề cốt lõi, mà quan trọng là Nhà nước có chính sách tính thuế thế nào để doanh nghiệp còn đủ sức chịu đựng, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư. Nếu thu thuế cao, mà chỉ “nắm người có tóc” để thu thì Nhà nước vẫn thất thu. Việc tính thuế và thu thuế một cách công bằng, thu được thuế ở số đông với thang thuế phù hợp với quy mô, loại hình của từng doanh nghiệp là việc Nhà nước cần xem xét, nghiên cứu. T.V.N. ghi |
CẦM VĂN KÌNH
-Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót
-Kinh tế vĩ mô 2012 và “gánh nặng” thuế, phí VnEconomy - Mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực
Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 Stockbiz
“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”là chủ đề của Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên năm 2012 vừa được công bố.
-"Mỹ sớm công nhận VIệt Nam có nền kinh tế thị trường"
-**************
“Lợi ích nhóm” và cải cách thể chếVnEconomy -Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”
Nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ - Minh họa: Khều.
“Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” là tên gọi bản báo cáo về kinh tế vĩ mô 2012, được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Báo cáo gồm 7 chương, do TS. Tô Trung Thành và ThS. Nguyễn Trí Dũng chủ biên, được xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện” với Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực (độc giả có thể tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn).
Người nuôi cá tra vẫn lỗ 150-300 triệu đồng/ha(Sgtt)-
-Nhiều ngân hàng dễ vỡ ba chỉ tiêu lớnVnEconomy -Lãnh đạo một ngân hàng nói trong giai đoạn này, hoạt động của ngân hàng không phải chạy theo lợi nhuận nữa- Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 (VnEco).
- Ví nhà nước, túi người dân (DV). - Giãn, giảm 11.000 tỷ đồng thuế VAT cho doanh nghiệp(TQ). - Vì sao doanh nghiệp sốt sắng giảm chỉ tiêu kinh doanh? (VNEco). - Gần 2.000 doanh nghiệp “hồi sinh”. - Vốn chưa vào doanh nghiệp (TP).
Quản lý giá cả: Khó vì thẩm định yếu
- Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót (TT). - Bỏ thuế để giảm giá xăng (PLTP). – ĐỔI MỚI CÁCH QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU: “Đại phẫu” Nghị định 84(NLĐ). – Giá xăng dầu: Phải để cả xã hội cùng giám sát (PLTP).
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lên cao nhất 3 tháng
Theo chuyên gia của HSBC, tốc độ xấu đi của ngành sản xuất chậm lại cho thấy các hoạt động kinh tế có thể sẽ dần hồi phục vào quý IV.
- Nhìn lại diễn biến thị trường tài chính hai tuần qua (VNEco). – Chứng khoán lập “bức tường lửa”. - Giá vàng có khả năng chạm mốc 47 triệu/lượng (VnMedia).
- Nhà riêng cho thuê văn phòng: Ngồi ngáp chờ khách (Vef).
- Cần có lạm phát lành mạnh (ANTĐ). - Quản lý giá cả: Khó vì thẩm định yếu (Vef). - Giá thực phẩm nhảy lên mức mới .
-Nợ công và vấn đề tái cơ cấu kinh tế (vnn 03/09/2012)
-Hình ảnh thê thảm của “con đường bô-xít” vnn Quốc lộ 20- tuyến đường độc đạo nối vùng Đông Nam Bộ với Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, dự kiến sẽ được nâng cấp để vận chuyển bô-xít đang trong tình trạng vô cùng thê thảm.
-Bất động sản về đáy? - Kỳ 2: Nhà đầu tư BĐS biến mất Không chỉ giá các căn hộ giảm, thị trường đất nền, nhà phố ở Hà Nội, TP.HCM dù giảm 30-40% so với cuối năm 2011, thế nhưng hàng loạt dự án giờ đây vẫn án binh bất động. Thậm chí những căn nhà chào bán cả năm vẫn không tìm được chủ mới.
-Doanh nghiệp BĐS sốt vó với nợ đáo hạn
-Đất ở đâu giảm giá mạnh nhất?
-Biệt thự xây nhanh, chính quyền không xoay kịp
-Bất động sản về đáy? - Kỳ 1: Căn hộ xả hàng
- Nho Trung Quốc lại bị ‘phù phép’ thành nho Ninh Thuận (Infonet). - Đường nhập lậu, trốn thuế được gần 2.000 đồng/kg (VOV).
- Tạm nhập nhưng không tái xuất: Phá hoại thị trường (TN). - “Tảng băng chìm” tạm nhập tái xuất (VNEco).
- Giá “khủng” chuyển nhượng bản quyền giống (VNEco). - Học từ “ngôi vương” xuất khẩu gạo của Thái Lan (PLTP). – ‘Góp gạo thổi cơm chung’(BBC). - Bước đi nào phù hợp? (NNVN). - Chính quyền phải “kinh doanh lúa” (TT). - Độc đáo khu chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng: gỗ trắc (VNN).
- Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ(PLTP). - Ấn tượng về đóng góp của Việt Nam trong đàm phán TPP (LĐ). - Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk: Không có rào cản thương mại nào đối với Việt Nam (TN).
- Con đường đưa Coca-Cola lên đỉnh cao (DNSG). - Nhà nước không “buông” giá xăng dầu (VOV). - Thị trường nghe lệnh ai? (TBKTSG).
- Lãi suất liên ngân hàng liên tục rớt mạnh (VnEco). - Tháng 9, lãi suất sẽ chạm đáy 6%/năm? (VnMedia).
- Vàng, USD đồng loạt hạ giá (VnEco).
- Thu thuế biệt thự hoang: Đề xuất cho vui? (VnMedia).
- Thương nhân nước ngoài thao túng thị trường nông sản (Đầu tư).
- ADB muốn cắt giảm rào cản thương mại với lúa gạo (TTXVN).
- 16 nước châu Á đồng ý thành lập vùng tự do mậu dịch (AFP/DT).
- Những quy định ‘ngủ quên’ trên bàn giấy (Petrotimes). - Không ai dại mua xe về đắp chiếu (Kiến thức).
- Điều tra sai phạm tại Tổng công ty cao su Đồng Nai (TN).
- Chủ tịch Trung Quốc có những kế hoạch gì để hạ cánh án toàn? (TTVN/Reuters/CafeF).
- Chính sách kém, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm? (ĐTCK).
- Tám tháng giải ngân vốn FDI 7,28 tỷ USD (Thanh tra).
- Tín dụng tăng trưởng thấp có thể kéo dài (VIR).
- Eximbank đạt 2.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (ĐTCK).
- Tháng 9, TTCK có gì mới? (ĐTCK). - TKV khó thoái vốn khỏi lĩnh vực bảo hiểm (ĐTCK). - Gần 6.000 giao dịch lô lẻ được thực hiện kể từ khi mở sàn (ĐTCK). -Chứng khoán sau nghỉ lễ sẽ hút tiền (ĐV).
- Gần 2.000 doanh nghiệp “hồi sinh” (VnEco). - Liên kết vươn ra biển lớn (SGGP).
- Sẽ giảm thuế nếu giá xăng dầu diễn biến phức tạp (VIR). - Đề xuất cấm tạm nhập tái xuất xăng dầu qua đường biển (VNE).
- Doanh nghiệp con Vinashin nợ đọng thuế gần 285 tỷ đồng (VNE).
- Bất động sản về đáy? (TT).
- CPI tháng 9 có thể tăng 0,4 – 0,5% (TP).
- Lập lờ thương hiệu – Lợi ít, hại nhiều (SGGP).
- Liên kết 3 nhà – hướng đi mới cho ngành chăn nuôi (TTXVN).
- 1kg chuột= 3kg cá tra (DT).
- Tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu ô tô: Trước khó, nay kẹt (VIR).
- Việt Nam có nguy cơ tụt hạng xuất cảng gạo (Người Việt). - Nghịch lý giá gạo: Xuất khẩu “bèo”, nội địa cao (PN).
Đông Nam Á bùng nổ đầu tư góp vốn tư nhân
Việt Nam, Indonesia, Myanmar với tốc độ tăng trưởng cao, dân số đông là lựa chọn tiềm năng cho các nhà đầu tư góp vốn tư nhân (PE).
- Thận trọng khi xuất khẩu điều sang Trung Quốc (SGGP).
- Doanh nghiệp Trung Quốc xem Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn (DT).
Báo Trung Quốc đánh giá lợi ích đầu tư vào Việt Nam VnEconomy -Nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng lao động cao ở Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động ở nước ngoài
- Chỉ số hoạt động sản xuất Trung Quốc giảm mạnh (TTXVN). – Kinh tế TQ chững lại nhanh hơn dự kiến (BBC).
- Ngân hàng Trung ương châu Âu bị dồn vào chân tường (RFI).
- Thất nghiệp ở Pháp vượt qua ngưỡng 3 triệu (RFI).
Australia holds rates, warns outlook for China 'uncertain'Telegraph -Australia's central bank held interest rates at 3.5pc for a third month in a row on Tuesday saying past cuts had yet to be fully felt, though it did concede the outlook for China was becoming more uncertain.
Analysis: Does history suggest China growth is about to rebound?
BEIJING (Reuters) - The last time China's vast manufacturing sector had conditions like those in August it was March 2009 and the economy was about to rebound from the global financial crisis.
Trung Quốc đóng đường biên mậu: Chỉ là đường mở và tạm thời
Global crisis moves East as China suffers rapid downturnTelegraph -China's industrial output is contracting at the fastest pace since the depths of the global financial crisis, with knock-on effects spreading across the Far East.