Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Giật mình ký túc xá trăm tỉ... nuôi vịt, nuôi muỗi

-Giật mình ký túc xá trăm tỉ... nuôi vịt, nuôi muỗi (ĐV 9-1-16)-
-Tình trạng trên không chỉ xảy ra với Khánh Hòa, Cần Thơ, Bạc Liêu mà ngay tại Hà Nội cũng vậy.

Khánh Hòa: Giảm giá, khuyến mãi cũng không ở


Thật khó tin một ký túc xá (KTX) 77 tỷ đồng hoành tráng nhưng không có một bóng sinh viên nào đến ở!



Hình ảnh hoành tráng của khu kỹ túc xá Khánh Hòa. Ảnh Dân Trí

Đó là câu chuyện xảy ra tại KTX trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa (thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang). Theo lời một bảo vệ tại đây thì hiện tại, KTX này không có sinh viên nào ở

Đây là KTX do Sở Y tế Khánh Hòa làm chủ đầu tư, kinh phí xây dựng 77 tỷ đồng, với quy mô 1.000 SV.

Theo tìm hiểu, hiện KTX này đã được Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa bàn giao nhưng Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chưa nhận. Nhà trường cho rằng, hiện không có SV nào đăng ký ở vì khu KTX cách trường 7km, xa khu dân cư, thiếu các dịch vụ...

Theo Trung tâm Quản lý nhà và chung cư cho biết, mặc dù đã “khuyến mãi” miễn phí 3 tháng đầu cho SV, mức giá thuê ưu đãi từ 108.000 - 153.000 đồng/SV/tháng; đầu tư hệ thống đồng hồ đo điện, dịch vụ đi kèm; sửa chữa đường vào KTX… nhưng không hiểu sao vẫn rất ít SV đến đăng ký tá túc, sinh hoạt


Cần Thơ: Bỏ hoang vì thiếu giường



Tương tự, tại Cần Thơ, ký túc xá sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ được xây dựng cách đây 2 năm với số tiền hơn 29 tỷ đồng nhưng bị bỏ hoang.


Theo bản thiết kế, ký túc xá này được xây dựng trên diện tích hơn 50.000m2, gồm 100 phòng với 5 tầng nhằm đáp ứng nhu cầu cho 800 sinh viên.


Thế nhưng cho đến nay đã hơn 2 năm sau khi thi công thì ký túc xá vẫn của trường chỉ là những khối nhà đồ sợ bị bỏ hoang vì thiếu ... giường.


Nói về nguyên nhân ký túc xá trường CĐ Cần Thơ bị bỏ hoang bà Võ Thị Hồng Ánh - Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết trên Tuổi trẻ: Công trình ký túc xá Trường cao đẳng Cần Thơ sử dụng nguồn vốn mục tiêu của Chính phủ nhưng chỉ có phần xây lắp, còn ở hạng mục thiết bị chủ đầu tư là Trường cao đẳng Cần Thơ.


Tuy nhiên, trường thiếu kinh phí thực hiện nên dẫn đến việc đầu tư thiếu đồng bộ. Vì vậy, UBND TP phải cân đối ngân sách của địa phương để hỗ trợ.


Đà Lạt: Ký túc xá 1 sinh viên



Ký túc xá tập trung (đường Nguyễn Hoàng, P.7, TP Đà Lạt) được tỉnh Lâm Đồng đầu tư hơn 220 tỉ đồng xây dựng. Vậy mà năm học 2014 - 2015 chỉ có… 1 sinh viên ở.




Hình ảnh ký túc xá Đà Lạt



Điểm trường gần ký túc xá nhất là Đại học Yersin Đà Lạt khoảng 3km. Điểm xa nhất là Trường cao đẳng nghề - Du lịch Đà Lạt khoảng 10km. Giá phòng ở tại khu ký túc xá rất thấp, trung bình 40.000 đồng/người/tháng nhưng nhiều sinh viên không mặn mà vào ở.


Năm học này số lượng đăng ký ở cũng chỉ có 120 sinh viên, trong khi sức chứa của ký túc xá lên đến 2.000 sinh viên!


Do không có người ở nên dù hai khối nhà đã hoàn thành nhưng Sở Xây dựng chỉ sử dụng một khối nhà B3. Ban quản lý cho sinh viên thuê nguyên phòng ở, mà theo giải thích là làm vậy để tăng nguồn thu và có người ở thường xuyên, tránh bị xuống cấp.


Thông tin từ ban quản lý ký túc xá, mỗi năm tỉnh Lâm Đồng cấp 310 triệu đồng để vận hành ký túc xá 140 phòng. Do không thu hút được sinh viên, năm 2014 ký túc xá gần như không có thu (chỉ có 1 sinh viên ở). Năm 2015 dự kiến tiếp tục lỗ, nguồn thu dự kiến chỉ khoảng… 48 triệu đồng.


Bạc Liêu: Ký túc xá 260 tỉ - 10 người ở


Đây cũng là thực trạng tại tỉnh Bạc Liêu khi xây dựng một ký túc xá chưa tới hàng nghìn sinh viên nhưng lại chi có 10 người đăng ký ở tại ký túc trăm tỷ này.


Tòa nhà ký túc xá nổi bật mà tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng để cho sinh viên ở tại một vùng ven thành phố Váng vẻ trong khu đô thị Hoàng Phát. Chủ đầu tư của công trình 2 tòa nhà 5 tầng này là Sở xây dựng tỉnh với tổng số vốn để hoàn thành dự án lên tới 260 tỷ


Toàn nhà ký túc xá hoàn thành và đưa vào khai thác vào thời gian tháng 7 năm 2015. Được biết, hai tòa nhà này có tổng cộng 150 phòng, đáp ứng chỗ ở cho 1.200 sinh viên. Mỗi phòng được trang bị giường tầng, bàn học, tủ, quạt, đèn, nhà vệ sinh… Theo quy định, 8 người sẽ ở 1 phòng với giá thuê 100.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ mới có khoảng 10 sinh viên vào ở.


Thanh Hóa: Ký túc xác đề nuôi vịt

Được đầu tư với tổng nguồn vốn từ Dự án trái phiếu Chính phủ lên tới 591,7 tỷ đồng, nhưng chỉ được gần 2 năm rầm rộ thi công, dự án cụm nhà sinh viên tại phường Quảng Thành (TP.Thanh Hóa) bị bỏ hoang.









KTX Thanh Hóa



Theo lộ trình, dự án nhằm đáp ứng cho gần 4.000 SV học tập trên địa bàn TP.Thanh Hóa sẽ được ở trong 3 khu nhà 15 tầng hiện đại.


Cụm nhà ở được xây dựng trên diện tích 2,5 ha, có diện tích 70.430 m2 mặt sàn. Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Tổng công ty cổ phần Miền Trung là đơn vị thi công.


Thời gian thực hiện không quá 5 năm. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ đáp ứng cho 60% số lượng SV trên địa bàn TP.Thanh Hóa có chỗ ở tại KTX.


Tháng 10/2010, dự án được động thổ, rầm rộ khởi công. Nhưng chưa đầy 2 năm sau, vào tháng 7/2011, Tổng công ty cổ phần Miền Trung chính thức dừng thi công vì lý do lý do…hết vốn.


Sau khi dự án dừng triển khai, một người đàn ông địa phương được thuê làm bảo vệ trông coi. Người này cho hay, do không thấy dự án tiếp tục xây dựng nên ông đã tận dụng không gian của tầng 1 để làm trang trại chăn nuôi gà vịt.


Còn bên trong khuôn viên công trình, cỏ và rêu xanh phủ kín hầu khắp các bức tường. Vật liệu xây dựng như sắt thép chờ để được thi công tiếp đã bị hoen gỉ do phải phơi sương, phơi nắng suốt một thời gian dài.


Hà Nội: Sinh viên chê ký túc xá cao cấp, giá rẻ



Còn tại Hà Nội, lại có nghịch lý ký túc xá cao cấp, giá rẻ vẫn bị sinh viên chê.









Tòa nhà hiện đại, có camera, có thang máy, căng tin, hầm để xe... cùng bộ máy quản lý và nội quy KTX chuẩn mực.



Đây là khu ký túc xá chất lượng cao Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) gồm 6 toà nhà 20 tầng xây dựng trên nền diện tích hơn 40.000 m2, có khả năng cung cấp chỗ ở cho 22.000 học viên, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học xung quanh.








Cận cảnh ký túc xá 'sang chảnh' bậc nhất Hà Nội




Ký túc xá chất lượng cao này có 3/6 tòa nhà đã đi vào hoạt động nhưng ế khoảng 2/3 số lượng phòng, 3 tòa nhà còn lại chưa hẹn lịch khánh thành, cỏ dại mọc um tùm, kim tiêm vứt khắp chân công trình.


Được biết, mức giá cho một sinh viên thuê chỉ 205.000 đồng/tháng, giá rất mềm nhưng không hiểu sao vẫn bị ế.

 Rồi có ngày ta phải tự cứu ta !

-Sinh viên tự tạo ký túc xá mini
Một xu hướng đang dần trở nên phổ biến trong sinh viên hiện nay: tự tạo những ký túc xá (KTX) mini cho mình. Sinh viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người. Một không gian mới mở ra, thay thế cho những khu nhà trọ sinh viên tồi tàn, chật chội.
“KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ. Ảnh VOV


Nhẹ tiền, nhiều niềm vui

Khi nhà trọ ở gần trường thường có giá “cắt cổ”, điện nước tính giá “trên trời”, lại thường bị quản lý về thời gian, chẳng may gặp phải chủ nhà khó tính, mọi sinh hoạt sẽ trở nên rất trở ngại thì “KTX mini” trở thành lựa chọn tốt của nhiều sinh viên. Đa số các bạn đều “kết” nó vì không khí vui vẻ quây quần, lại tự do về thời gian. Giá thành của các nhà trọ cho thuê nguyên căn lại khá rẻ và đầy đủ điện, nước. Nguyễn Khắc Trường (trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm) cùng 12 người đồng hương thuê một khu nhà 5 tầng, mỗi tầng 25m2 ở Xuân Mai, Hà Nội với giá 6 triệu đồng/ tháng. Tổng cộng, Trường chỉ phải chi trả khoảng 600.000 đồng/ tháng, bao gồm cả tiền nhà, điện, nước… mà có thể dùng khá thoải mái.

Hoàng Lan (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cùng 25 bạn đồng hương thuê một căn nhà 3 tầng, mỗi tầng 100m2 với mức giá 13 triệu đồng/ tháng. Tại “KTX mini” ấy, các bạn cùng ăn uống, cùng học tập, vui chơi… với chi phí tính ra khá mềm. Hơn nữa, họ còn có thể đùm bọc lẫn nhau về tài chính và sức khỏe như một gia đình.

Đối với sinh viên mới học năm đầu hoặc năm thứ hai, “KTX mini” thường là nơi tập hợp bạn bè cùng học chung hồi phổ thông hoặc đồng hương. Trái lại, sinh viên năm cuối lại hay ở chung với bạn bè, anh em, người quen hoặc thậm chí là “lôi kéo” qua mạng khi không tìm đủ người chung nhà. “KTX mini” đang dần trở thành một xu hướng được các bạn sinh viên ưa chuộng, thay cho những căn nhà trọ bí bách, lụp xụp, giá lại không hề rẻ.

Không thiếu những khúc mắc

Trong khu nhà bạn Khắc Trường đã từng xảy ra chuyện mọi người đùn đẩy công việc cho nhau, thí dụ, mặc dù được phân công dọn dẹp, đổ rác những lại để cuối tuần mới mang rác đi đổ, vì thế mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu. Một vài thành viên không có ý thức giữ vệ sinh chung nên đôi lúc, vào các sáng Chủ nhật, tất cả mọi người trong “KTX mini” này phải làm tổng vệ sinh vì nước bẩn tràn ra ngoài, sàn nhà thì đầy bụi…

Yến Thanh (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) tỏ ra chán nản: “Đầu tiên, mình ở chung với vài người bạn, rồi họ rủ thêm người quen về. Dần dần, cả khu nhà trở nên rất hỗn loạn, đông đúc, ồn ào vì không có người quản lý. Ở lâu cũng biết tính xấu của nhau nên hay cãi vã và khi nội bộ bất hòa thì ra đi là điều dễ hiểu!”.

Ngoài ra, các nhà trọ dạng này thường nằm ở xa trường, khiến việc đi lại của các bạn không có phương tiện tương đối khó khăn. Do người thuê tự quản nên an ninh không được đảm bảo, tình trạng mất đồ dễ xảy ra. Bạn Nguyễn Huy từng bị mất ví và điện thoại trong chính phòng mình: “Nhà toàn người quen nên mình không đề phòng, hôm đó lại có khách, chẳng biết nghi cho ai”. Chung nhà, chung cả đồ đạc cũng gây ra khá nhiều rắc rối: Lúc đó có người chuyển đi, tất cả đều khốn đốn vì không biết tính toán tiền nong thế nào cho phù hợp.

Bí quyết cho một “ngôi nhà hạnh phúc”

Việc sống chung nhà trọ, nhất là sống chung đông người, lại không chịu sự quản lý của chủ nhà đòi hỏi mỗi thành viên phải có tính kỷ luật, tinh thần tập thể cao, sẵn sàng chia sẻ, góp ý trong sinh hoạt, học tập. Để nó thực sự là một gia đình, nhiều khu “KTX mini” đã đề ra “nội quy thép”, buộc mọi người phải tuân thủ, ai vi phạm thì sẽ bị phạt, hình thức có thể là mời ăn uống, “chiến tranh lạnh”, bắt nấu cơm, rủa bát, làm việc nhà… Lập thời gian biểu hợp lý, phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể, rõ ràng cũng là điều nên làm, nếu muốn tránh hiện tượng đùn đẩy rồi gây tranh cãi.

(Theo Dương Yến Giang/ Sinh viên Việt Nam)
-vnn-Dân góp tiền, mua đất tự xây chung cư Ít tiền, khó có cơ hội mua chung cư thương mại tiền tỷ ở Hà Nội, nhiều người đã góp tiền, mua đất, xây thành chung cư mini để ở chung. Như vậy, với số tiền ít nhưng họ vẫn có chung cư ở trung tâm Hà Nội. Đây cũng là xu hướng được nhiều gia đình trẻ áp dụng để thực hiện ước mơ có nhà ở Hà Nội.
600 triệu có chung cư gần 50m2
Mấy tháng nay, thay vì về ở nhà thuê ở Lạc Long Quân (Hồ Tây – Hà Nội), chị Nguyễn Thị Lan trở về căn nhà riêng của gia đình trong ngõ Nguyễn Ngọc Vũ, Thanh Xuân. Căn nhà của 2 vợ chồng chị ở trên tầng 4, hơn 40m2 trong ngôi nhà 5 tầng.
Chị Lan kể: "Cách đây hơn 1 năm, vợ chồng tôi và nhóm bạn chơi với nhau từ hồi học đại học tụ họp. Trong nhóm có 4 gia đình đều chưa có nhà ở nên câu chuyện nóng nhất vẫn là làm cách nào để có nhà với mấy trăm triệu tích cóp sau gần 10 năm làm việc ở Hà Nội.
Cả buổi bàn thảo, cuối cùng, một phương án táo bạo được mọi người đồng ý là cùng mua đất, xây nhà dạng chung cư mini rồi chia cho 1 – 2 người 1 tầng để ở được mọi người ủng hộ. Tính ra, chỉ hơn 600 triệu đồng có 1 căn hộ gần 50m2. Với số tiền như thế, khó có thể mua được chỗ nào để thành nhà của mình trên cái đất Hà Nội này.
Anh Nguyễn Trọng Quân, làm nghề xây dựng, được bạn bè giao làm trưởng “ ban dự án”. Theo anh Quân, để làm được ngôi nhà, có rất nhiều điều phức tạp và cần phải tin tưởng nhau tuyệt đối.
Anh Quân cho biết: "Bọn mình tìm những người có chung lý tưởng. Để đảm bảo tin tưởng, bọn mình lập tài khoản ngân hàng có tất cả chữ ký của tất cả hộ gia đình nên không sợ có người tính xấu ôm tiền chạy mất. Sau đó, bọn mình tìm được vị trí ở Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân rộng hơn 60 m2 để mua. Theo đó sẽ xây thành một chung cư cao 7 tầng có một tầng trệt chung, một tum cũng dùng chung. 5 tầng còn lại chia mỗi tầng một căn hộ cho 5 gia đình. Sổ đỏ nhà đất cũng làm dưới danh nghĩa tên 10 người (vợ - chồng) và gửi ở ngân hàng".
Để công bằng, cả nhóm chọn cách bốc thăm chia căn hộ. “Nhà chỉ có 5 tầng để ở nên cũng không chênh lệch nhiều. Việc bốc thăm tính độ may mắn nhưng vui vẻ là chính. Giờ mọi người sống rất thoải mái vì có nhà của riêng mình”, anh Quân vui vẻ kể.
Không chỉ có những người quen biết, nhiều người không hề quen biết cũng rủ nhau cùng góp tiền xây dựng nhà chung cư mini. Trên nhiều diễn đàn có tới hàng chục toppic rủ nhau góp tiền xây nhà chung như “Góp tiền mua chung nhà đất - Để giấc mơ có nhà Hà Nội là hiện thực”; “Cùng nhau xây chung cư mini - nhà đẹp, chất lượng tốt, giá rẻ 12 triệu/m2”; “Tập hợp anh chị em, tự xây chung cư mini cho riêng mình”…
Thành viên Zerovn tiết lộ: "Chúng tớ là những người bạn đã rủ nhau để xây chung cư mini. Chúng tớ đã thành công được 1 tòa và đã đang đi vào hoàn thiện rồi. Đây là tòa nhà của chính bọn tớ cùng xây để ở chứ không phải kinh doanh".
Nhóm này hiện đang xây chung cư mini ở đường Vương Thừa Vũ, gần Ngã Tư Sở. Đất đẹp, ô tô đỗ gần sát cửa nhà, gần chợ lớn, gần mặt đường Trường Chinh, Ngã Tư Sở. Đất rộng hơn 60m2, xây 6 tầng, 1 tầng lửng, mỗi sàn 1 căn. Mỗi căn gần 50m2 với giá khoảng 600 triệu đồng. Người tham gia dự án đứng tên sổ đỏ và giữ sổ đỏ, giấy tờ cùng triển khai.
Nhóm anh Vũ Hải Luân (Tân Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội) đang mua đất xây nhà theo hình thức này. Anh Luân cùng 5 người ở các công ty khác nhau nhưng cùng sinh hoạt trên một diễn đàn đã góp tiền mua đất, xây nhà và mỗi người ở một tầng. Họ mua một miếng tại Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Nội với giá 18 triệu đồng/m2. Diện tích ô đất hơn 50m2. Tính ra tiền đất vào khoảng 900 triệu đồng. Tiền xây dựng cho ngôi nhà chung 5 tầng là khoảng 5 triệu đồng/m2 sàn. Tính ra để có 5 căn hộ riêng biệt tổng mức đầu tư của họ hơn 2 tỷ đồng, chia ra mỗi người mất khoảng 400 triệu đồng, mà còn có tầng trệt và tum dùng chung. Rẻ và độc lập hơn nhiều nhà thu nhập thấp.
Những cảnh báo về sở hữu
Về vấn đề góp tiền mua đất, xây chung cư mini, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là khi xây dựng xong, việc làm sổ đỏ như thế nào, đăng ký hộ khẩu ra sao?
Theo ông Hùng, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực ngoại ô, nhiều gia đình có mảnh đất rất lớn, đất thổ cư khoảng 1.000 - 2.000m2 anh em góp tiền vào, xây thành nhà để ở. Những trường hợp đó không có vấn đề gì. Nhưng những người chỉ quan hệ bạn bè, công tác góp tiền xây nhà thì cần rạch ròi về vấn đề pháp lý từ đầu, về sở hữu chung riêng và chuyện quản lý sử dụng.
Việc góp tiền xây chung cư mini giống như việc hợp tác xã, không đủ tiền thì chung với nhau. “Tôi cho rằng, cách làm này hay, giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người dân mà tốn ít chi phí. Tuy nhiên cần phải xác định xem vị trí đó có được xây dựng chung cư mini hay không? Số tầng là bao nhiêu?”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Hùng băn khoăn việc quản lý chung sau khi công trình hoàn thành. “Khi đi vào sử dụng, phải có cơ chế, chính sách như nhà chung cư. Quản lý cầu thang như thế nào, khu sinh hoạt chung ra sao? Vấn đề cứu hỏa, hệ thống thoát nước, thang máy… cũng cần phải có biện pháp xử lý. Vì thế, những người hiểu biết, khi góp vốn xây chung cư mini cần phải hiểu biết pháp luật, thỏa thuận với nhau rõ ràng các vấn đề”, ông Hùng khuyến cáo.
Tuy nhiên, theo nhiều luật sư tư vấn về đất đai, khi góp vốn để xây dựng chung cư mini theo luật các hộ đó được đăng ký cấp giấy sử dụng đất là quyền sở hữu chung và đăng ký hộ khẩu chung. Để tránh xảy ra những tranh chấp, bất đồng sau này, các vấn đề liên quan đến giá trị ngôi nhà, phân chia theo tầng, việc chuyển nhượng, phần sở hữu chung, riêng… cần phải có văn bản cụ thể, có sự tham gia bàn bạc, thống nhất của các hộ gia đình. Cụ thể, các hộ gia đình nên nhờ luật sư soạn thảo văn bản để các bên ký kết và có công chứng cụ thể giấy tờ quyền sử dụng đất. Tất cả những việc làm này nhằm đảm bảo tính pháp lý, là cơ sở cho việc giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn sau này.
Châu Giang

vnn-Dân góp tiền, mua đất tự xây chung cư

Sợ rủi ro, người dân tìm mua nhà chung cư cũ

Phí chung cư: Sắp bỏ trần 4.000 đồng/m2
Chung cư Hà Nội: Đua chào giá dưới 15 triệu đồng/m2
Chung cư nhỏ: Đổ xô bán cắt lỗ


****************

Góp vốn xây chung cư mini: Chi phí thấp, rủi ro cao
PN - Cùng nhau góp tiền mua đất, xây dựng thành chung cư mini đang là xu hướng tự phát nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở gay gắt, nhưng theo các chuyên gia, phương án này tuy giảm thiểu được chi phí song chứa không ít rủi ro, nếu người tham gia không nắm vững luật.

Giá rẻ bất ngờ
Lên Hà Nội tự lập, năm nay 35 tuổi, đã lập gia đình và có một cô con gái nhưng Phan Định (nhân viên ngân hàng) vẫn chưa mua được nhà riêng. Anh Định cho biết, với số tiền 700 triệu đồng, anh chỉ có thể mua đất ở khu vực cách xa trung tâm Hà Nội 20km, trong khi gia đình anh muốn ở nội đô để tiện học hành, làm việc. Trong một lần họp lớp đại học, Định phát hiện nhiều bạn bè cùng cảnh ngộ với mình. Một ý tưởng mới nảy sinh. Họ bàn bạc với nhau để cùng mua đất, dựng lên một căn nhà chung và chia phòng cho từng hộ gia đình. “Một dạng như chung cư mini, nhưng từng thành viên sở hữu đều tham gia từ khâu đầu tiên để giảm chi phí”, anh Định lý giải. Hiện nhóm của Định đã chọn được mảnh đất 100m2 tại khu vực Dịch Vọng (Cầu Giấy), đã lên phương án xây sáu tầng nhà ở, một tầng lửng, mỗi tầng hai căn. Sau khi tính toán mọi chi phí, dự kiến, mỗi căn hộ rộng 45m2 có giá 600 triệu đồng. “So với giá thị trường hiện nay, mỗi căn hộ mà chúng tôi tự xây rẻ hơn chung cư mini từ 200 - 300 triệu đồng, lại được ở khu vực trung tâm, làm việc, học hành đều thuận lợi”, anh Định hồ hởi.
Lựa chọn đất xây dựng ở khu vực cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) cách trung tâm Hà Nội hơn 20km nên chi phí của nhóm của anh Lưu Văn Đức, kỹ sư xây dựng còn thấp hơn. Với phương châm: hạn chế tối đa số lượng gia đình để tránh… mâu thuẫn, nhóm Đức đã quyết định xây dựng năm tầng với một tầng để xe và bốn tầng ở. “Chúng tôi mua 43m2 đất với giá 25 triệu đồng m2, tính ra, tiền đất là một tỷ đồng. Tiền xây dựng nhà khoảng năm triệu đồng/m2 sàn. Tổng số tiền đầu tư là 2,2 tỷ đồng, chia ra, mỗi hộ mất khoảng 550 triệu đồng”, anh Đức tiết lộ.
Xu hướng góp tiền mua đất xây nhà không chỉ có ở những nhóm bạn thân mà còn đang nở rộ trên các diễn đàn. Trên diễn đàn Lamchame, một thành viên quảng cáo về việc triển khai dự án chung cư mini ở đường Vương Thừa Vũ (Hà Nội). Theo đó, dự án này gồm 11 căn, còn thừa năm căn chưa có người đăng ký tham gia. Năm căn hộ này được ấn định giá 660 triệu đồng/một căn 40 - 45m2 giao thô, tăng giảm theo vị trí tầng hoặc 730 triệu đối với hoàn thiện trọn gói.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thực tế, với mỗi căn hộ chung cư mini tự xây, người tham gia tiết kiệm được từ 200 - 300 triệu đồng so với giá thị trường và chủ động tham gia thiết kế tòa nhà, đảm bảo tiện ích theo ý muốn. Tuy nhiên, việc quản lý tiền vốn góp, giám sát xây dựng và sử dụng tòa nhà sau khi hoàn thiện lại phát sinh không ít khó khăn. Theo anh Đức, các thành viên tham gia xây dựng nhà đều là anh chị em họ và bạn thân nên mới yên tâm bỏ vốn để góp. “Nhiều người bạn mình cũng muốn triển khai nhưng sợ người cầm trịch có thể “ôm tiền” trốn luôn, mất cả chì lẫn chài”.
Theo luật sư Chu Vân - Công ty Luật ASEM, với hình thức chung tiền xây nhà này, các thành viên tham gia phải thỏa thuận với nhau thật chặt chẽ để tránh rủi ro. Luật sư Vân phân tích: “Theo luật hiện hành, các hộ được đăng ký cấp giấy sử dụng đất là quyền sở hữu chung và đăng ký hộ khẩu chung. Giấy tờ quyền sử dụng đất phải được công chứng đầy đủ. Trong quá trình sử dụng, để tránh phát sinh tranh chấp về mặt tài sản, chuyển nhượng, sử dụng phần không gian chung… nhất thiết phải lập văn bản thỏa thuận ngay từ đầu. Các hộ nên nhờ luật sư tư vấn, soạn thảo văn bản để đảm bảo tính chất pháp lý dựa trên tinh thần các bên tham gia cùng bàn bạc và thống nhất”.
Rủi ro cao nhất trong hình thức đầu tư nhà ở này là khâu quản lý tiền vốn góp. “Toàn bộ số tiền góp được nên lập thành tài khoản ngân hàng, có chữ ký của tất cả các hộ gia đình tham gia, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tâm lý “khát nhà” để lừa đảo”, bà Vân nói.
Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, đây là cách làm hay, giải quyết được nhu cầu nhà cấp bách cho nhiều hộ dân có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh: “Không phải cứ góp vốn là xây được”. Thủ tục để xây chung cư mini vốn phức tạp hơn so với xây nhà ở thông thường. “Trước khi tham gia, các bên phải tìm hiểu Nghị định 71 và điều 70 Luật Nhà đất, xem vị trí đó có được phép xây dựng hay không? Xây dựng bao nhiêu tầng? Có đảm bảo mật độ dân cư hay không? Nếu tìm hiểu không kỹ, bỏ vốn ra mua đất rồi không xây được nhà, sẽ bị thiệt hại”, ông Hùng nói.
Tâm lý chung của những người góp vốn xây chung cư là làm sao tiết kiệm càng nhiều chi phí càng tốt nên những quy định chung đối với chung cư mini như hệ thống thoát nước, cứu hỏa hay thang máy thường bị… bỏ ngỏ. Vì thế, rất khó xử lý khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, khi đưa vào sử dụng, các hộ gia đình cũng phải có cơ chế, chính sách như nhà chung cư trong việc sử dụng hay vệ sinh các hạng mục công trình chung.
 - Treo hoa hồng đậm, ‘cò’ đất vẫn dửng dưng (VEF).  - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Hiện nay, thu nhập thấp không thể mua được nhà (VnMedia).
Vì sao đất 'long mạch' Hồ Tây lại đắt đỏ? (VTC 20-8-12).
Nạn “tham nhũng” lòng đường, hè phố (ĐĐK 20-8-12)
Trí tuệ Việt Nam: Ngủ quên hay "chết lâm sàng"? (NĐT 20-8-12) -- Nói và làm: Sáng tạo, nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam (VEF 20-8-12) -- Nỗi buồn lớn nhất, trùm khắp, là bị "lãnh đạo" bởi những người sợ trí thức!
Nguồn nhân lực công nghệ cao, thu hút bằng cách nào? (SGGP 20-8-12)
 
Chất vấn gì với Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (VNN 20-8-12) -- Nên hỏi câu này: Thủ tướng đã có những chỉ thị bí mật nào cho ông không?
'Làng' bán sức giữa Thủ đô (TP 20-8-12)
Trải thảm đỏ vẫn không mời được Thủ khoa
(VOV) - Việt Nam đang để lãng phí nhân tài quá nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta đã để lọt “ngọc quý” vào nước khác. Thành phố Hà Nội vừa tổ chức 10 năm tuyên dương thủ khoa các trường đại học (ĐH), học viện trên địa bàn thủ đô.
Hỗ trợ, tạo việc làm cho các thủ khoa, á khoa đại họcDân Trí
Nhiệt huyết thủ khoa giảm nhiều bởi cơm áo mưu sinhVietNamNet
Những thủ khoa 'vỡ mộng' với cơ quan nhà nướcZing News

Đào tạo tại chức: Mục đích dạy, học bị sai lệch
(VOV) - Theo GS Phạm Minh Hạc, chúng ta đang làm trái quy định là tuyển học sinh tốt nghiệp THPT không trúng tuyển vào học hệ chính quy đi học tại chức. Trong thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố lần lượt từ chối nhận hồ sơ dự tuyển vào công chức ...
Không thể xóa hệ tại chứcTuổi Trẻ
Bộ GD-ĐT “giết” hệ tại chức!Dân Trí
Quy định cử cán bộ đi đào tạo thạc sĩBáo điện tử Chính phủ




































Tổng số lượt xem trang