Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đâu là quốc phục của Việt Nam? sự thật đằng sau Mister Global 2015

- TLQ: Ni cô 'thay nâu sồng mặc quân phục'
-Nam vương 'dao kéo' quá đà và sự thật đằng sau Mister Global 2015
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 10:02 10-03-2015


Vừa qua, việc vận động viên Taekwondo Nguyễn Văn Sơn đăng quang nam vương Mister Global 2015 đã gây không ít tranh cãi trong cộng đồng cư dân mạng. Mới đây, chàng trai sinh năm 1993 này tiếp tục trở thành tâm điểm dư luận khi rộ lên nghi án từng qua giải phẫu thẩm mỹ trước khi tham dự cuộc thi. Hơn nữa những bức ảnh của anh khi đến dự thi tại Thái Lan đa phần đều là thành phẩm của kỹ thuật 'photoshop'. Ngoài ra, sự thật đằng sau Mister Global 2015 chắc chắn sẽ khiến không ít người thất vọng.


Có thể nói, Nguyễn Văn Sơn là nam vương "thị phi" nhất từ trước đến nay của một cuộc thi sắc đẹp khi anh liên tiếp vấp phải những phản đối và sự thiếu đồng tính từ phía khán giả và cộng đồng mạng. Từ việc để lộ mặt mộc không mấy điển trai, chọn áo lính làm đại diện trang phục dân tộc, rồi kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh bập bẹ, đến việc "thi chui" phải đóng phạt, và giờ là nghi án "dao kéo" khuôn mặt và sử dụng photoshop chỉnh sửa hình ảnh dự thi.
...
Sự thật đằng sau Mister Global 2015
Khán giả biết đến cuộc thi Mister Global 2015 với danh nghĩa một cuộc thi tầm cỡ quốc tế và luôn tự hào vì thành quả mà đại diện Việt Nam gặt hái được trong 2 năm của mùa giải với một nam vương và một á vương. Nghiễm nhiên, Việt Nam đang xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng các nước tham gia vì lần đầu tiên trong lịch sử một cuộc thi sắc đẹp quốc tế, 2 năm liên tiếp những vị trí cao nhất đều thuộc về Việt Nam, và cuộc thi này được tổ chức cũng chỉ đúng tròn… 2 năm. Thế nên Mister Global 2015 cũng đặt ra cho người theo dõi nhiều câu hỏi cần lời giải đáp.
Su that dang sau Mister Global 2015
 Dàn thí sinh không mấy nổi trội của Mister Global 2015
“Con hát mẹ khen hay!”
Mister Global 2015 là cuộc thi nhan sắc mang “tầm cỡ” quốc tế, “nam vương” đăng quang là người Việt Nam và giám khảo chấm thi… cũng là người Việt. Đây khác gì một cuộc thi “ao làng” khi người ngồi ở vị trí “cầm cân nảy mực" là Hoa hậu Đông Nam Á Vũ Trần Triều Thu (Thu Vũ) người Việt? Bỏ qua việc xét nét Thu Vũ có đủ tiêu chuẩn để ngồi ở “ghế nóng” Mister Global 2015 hay không, việc cô tự mình đánh giá cao Nguyễn Văn Sơn rồi sau đó chính tay mình là người trao giải Nam vương 2015 cho anh ấy mới là điều đáng nói. Chưa hết, thành phần ban giám khảo chấm thi cũng hoàn toàn là đại diện đến từ Thái Lan, không có một ai có danh tiếng quá lẫy lừng hay mang tầm vóc ảnh hưởng quốc tế?!
Su that dang sau Mister Global 2015
 Hoa hậu Thu Vũ làm giám khảo và chấm cho đại diện Việt Nam đăng quang liệu có phần hơi... kỳ lạ?
Và vì mang “tầm cỡ” quốc tế nên nghiễm nhiên cũng không thể tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về Mister Global trên Internet hay các trang báo lớn của thế giới. Chưa kể đến việc, đại diện từ phía Việt Nam “góp mặt” quá nhiều trong chương trình cũng khiến người khác bất ngờ. Ngoài hoa hậu Vũ Thu góp mặt trong vai trò giám khảo, đoàn Việt Nam còn sở hữu 2 tiết mục trình diễn trên sân khấu của ca sĩ Yến Trang và giọng ca mới nổi…Chí Thành (?!)
Cuộc thi chính thống hay “sân chơi” của “gà nhà”?
Nếu nói Mister Global 2015 là cuộc thi chính thống mang tầm cỡ quốc tế thì hoàn toàn không đúng. Trên thế giới hiện chỉ hiện chỉ có 3 cuộc thi nhan sắc dành cho quý ông có bề dày lịch sử là Mister International (9 năm tổ chức), Mister World (9 năm tổ chức) vàManhunt International (16 năm tổ chức). Trong đó, đại diện đến từ Việt Nam là Ngô Tiến Đoàn từng xuất sắc đoạt giải nam vương Mister International 2008.
Ba cuộc thi Mister InternationalMister World và Manhunt International đều được đưa tin bởi Missosology, một tờ tạp chí online hàng đầu chuyên truyền thông cho tất cả cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới, kể cả 2 phái nam và nữ như: Miss World, Miss Universe, Miss International, Miss Earth. Tất cả thông tin về các cuộc thi diễn ra đều được đăng tải và cập nhật trên trang chủ missosology.org rất chuyên nghiệp và đầy đủ. 
Thế nhưng, cuộc thi Mister Global hoàn toàn tự phát và không hề xuất hiện bóng dáng trên trang chủ Missosology. Địa diểm diễn ra cuộc thi lại cũng chỉ quanh đi quẩn lại đất nước Thái Lan, trong khi đối với 3 cuộc thi lớn kể trên các nước đều xoay vòng đăng cai tổ chức. Mister World 2014 diễn ra tại Vương quốc Anh với phần thắng thuộc về đại diện Đan Mạch. Manhunt International 2012 tổ chức tại Thái Lan với phần thắng thuộc về Philippines. Đại diện đến từ Philippines cũng chiến thắng Mister International 2014được tổ chức tại Hàn Quốc.
Một điều đáng nói hơn, tuy không được quảng bá bởi Missosology nhưng Mister Global lại sử dụng tên đơn vị này khi chưa được cho phép trong truyền thông khiến người khác lầm tưởng. Trong clip giới thiệu 21 thí sinh chung cuộc của Mister Globaltrong trang phục dân tộc, các đại diện đều thản nhiên mở đầu đoạn lời chào của mình bằng “Hello Missosology” (Xin chào Missosology) khiến ai nấy đều hiểu lầm rằng đây là cuộc thi chính thống và có quy mô tổ chức. Tuy nhiên cách thức và quy mô tổ chức đã quay ngược lại “tố cáo” cuộc thi không chuyên nghiệp này.
Yếu tố chất lượng thí sinh của Mister Global cũng là điều đáng nói khi 21 thí sinh đại diện các quốc gia dự thi thuộc vào hàng tầm trung, có khi không đủ để đạt tiêu chuẩn, điển hình là đại diện đến từ Venezuela, Pháp, Thái Lan nhưng vẫn lọt Top 5 chung cuộc. Trong khi ở 3 cuộc thi quốc tế tầm cỡ kể trên, các đại diện đến từ các quốc gia đều sở hữu vóc dáng và nhan sắc thuộc vào hàng đáng mơ ước của các đấng mày râu. 
Hằng năm, khi khởi động cuộc thi, có đến 72 đại diện từ các quốc gia tham gia tranh tài vòng loại để chọn ra 30 thí sinh lọt vào chung cuộc. Tuy nhiên, đối với Mister Global, chỉ có 21 thí sinh tham gia vòng chung cuộc, và cũng không ít thi sinh “thi chui” như đại diện từ Việt Nam. Nếu đây là một cuộc thi có tầm vóc lớn, Việt Nam hẳn phải đề cử đại diện được chọn lọc kỹ càng tham gia tranh tài, hà cớ gì phải “thi chui”, đăng quang kiếm “hư danh” để rồi về nộp phạt lại cho nhà nước như Nguyễn Văn Sơn như thế?
Vietnam thành Vietdamn- liệu có thấy nhục không?
Một kiểu quảng cáo xúc phạm Việt Nam (TBKTSG 3-3-15)
(TBKTSG Online) – “Vietdamn good fares to Hanoi” là câu quảng cáo vừa xuất hiện trên websiteflyscoot.com sáng nay 3-3, một lối “chơi chữ” khiến cho người Việt không thể không cảm thấy bị xúc phạm.
Mẫu quảng cáo đang đăng tải trên website flyscoot.com.
Ai cũng biết ngôn từ quảng cáo thường rất khác với ngôn ngữ đời thường, có thể là “thậm xưng” để gây ấn tượng, có thể là dạng chơi chữ để thu hút sự chú ý... Thế nhưng dùng chữ “Vietdamn” để thay cho chữ “Việt Nam” hay “Vietnam” là không thể chấp nhận được, thể hiện một kiểu miệt thị, không chỉ xúc phạm đất nước và con người Việt Nam mà còn thiếu tôn trọng chính những người đọc là khách hàng của flyscoot.com.
Từ damn trong tiếng Anh thường được dùng phổ biến trong những câu chửi thề, nguyền rủa, hay khi thể hiện một thái độ thất vọng, giận dữ nào đó. Trong một số trường hợp từ damn khi đi kèm với một tính từ thì mang nghĩa nhấn mạnh cho tính từ đó, chẳng hạn damn delicious (cực ngon) hay damn good fares như nêu trên (giá vé rất hời)… Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khó có thể gắn từ damn với chữ Viet mà không đưa đến một liên tưởng xấu, một tác động tiêu cực nơi người đọc khi nghĩ về Việt Nam.
Quảng cáo giá vé rẻ đến Việt Nam, được flyscoot.com cho biết là hợp tác với Tiger Air, không chỉ xúc phạm đến Việt Nam mà còn thể hiện tầm văn hoá thấp của đơn vị này.

-Son Tran 

ĐỊT MẸ! LÀM NHỤC QUỐC THỂ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG - QUỐC PHỤC VIỆT NAM ĐÂU PHẢI LÀ "BỘ ĐỘI, TAI BÈO, DÉP NHỰA TRUNG QUỐC !"

Trong cuộc thi trang phục DÂN TỘC (Quốc Phục) ở Nam vương toàn cầu 2015, diễn ra tại Thái Lan vào ngày 7 tháng 3 sắp tới. Trong phần thi chụp hình với trang phục dân tộc tự chọn, đại diện Việt Nam sẽ dự thi cuộc thi Nam vương toàn cầu 2015 - Nguyễn Văn Sơn với bộ trang phục bộ đội, nón tai bèo, còn đôi dép thì chọn loại dép nhựa sandal Made-in-China.


Trong khi các nước trong vùng Đông Nam Á, họ chọn những bộ đồ Quốc Hồn, Quốc Túy gắn liền với chiều dài lịch sử Dân Tộc của đất nước. Hàn Quốc đã chọn bộ đồ Hanbok có từ thế kỷ thứ 3, thời kỳ lịch sử Tam Quốc ở Hàn Quốc, chống chọi ngoại xâm của triều đại vua Goryeo (고려국 (高麗國).

Thailand dự thi với trang phục truyền thống thời kỳ vua Ayutthaya (อยุธยา) của năm 1351. Năm con rồng luôn gắn trên đầu voi đánh đuổi quân xâm lược Miến Điện.

Các nước khác trên thế giới, nhân dịp nầy, họ đã giới thiệu cho thế giới biết về lịch sử oai hùng của Dân Tộc họ qua Quốc Phục trên người, nói lên sự hãnh diện qua nhiều thời đại và chiều dài lịch sử của Dân Tộc.

Người Mẫu Nguyễn Văn Sơn đại diện cho Việt Nam, chọn bộ đồ Bộ Đội, Nón Tai Bèo, đi Dép nhựa Trung Quốc, dự thi "Quốc Phục Dân Tộc" thì KHÔNG còn ngôn từ nào để nói. Nước Việt Nam chúng ta với 4.000 năm VĂN HIẾN, thiếu gì áo quần để chọn, sao lại chọn bộ đồ DU KÍCH VIỆT CỘNG để làm đại diện cho DÂN TỘC VIỆT NAM!

Đây là một SỈ NHỤC đau đớn cho người Việt chúng ta.

Nguyễn Thùy Trang-
-Facebook AirAsia xin lỗi vụ... xường xám 
Bức ảnh trên FB của Air Asia đang làm “dậy sóng” cư dân mạng (đại diện Việt Nam đứng thứ hai từ trái sang mặc xường xám thay vì áo dài).
Cư dân mạng đang cho rằng cô gái thứ hai từ trái qua là đại diện của Việt Nam. Bức ảnh này trên Facebook có chú thích là 10 đại diện của khu vực Đông Nam Á mặc trang phục truyền thống cùng chụp ảnh tại sự kiện nói trên - Ảnh: Facebook AirAsia

Hôm nay (9.8), tin tức trên Facebook (FB) hãng hàng không AirAsia đã có lời xin lỗi cộng đồng mạng vì vụ nhầm lẫn "áo dài Việt Nam với xường xám Trung Quốc".

Trong ngày hôm qua 8.8, FB của AirAsia chỉ đưa ra lời giải thích mơ hồ: “Các trang phục này đơn giản chỉ là một số mẫu mà người dân ASEAN mặc. Chúng không nhất thiết phải là trang phục truyền thống của tất cả các nước ASEAN mà chỉ mang cảm hứng ASEAN”.
Với những giải thích như vậy, cộng đồng mạng càng khó chịu và "ném đá" tới tấp với hàng trăm bình luận trên FB AirAsia.
Chính vì vậy, hôm nay (9.8), FB AirAsia đưa ra lời xin lỗi rằng: “Xin chào, chúng tôi xin lỗi nếu những bức ảnh này khiến các bạn Việt Nam thất vọng. Điều đó tuyệt đối không phải là mong muốn của chúng tôi”.

“Chúng tôi muốn nhắc lại rằng trang phục sườn xám trong bức ảnh không phải là đại diện của Việt Nam. Ý định của chúng tôi không chỉ là giới thiệu các bộ trang phục truyền thống từ 10 quốc gia ASEAN mà là tập trung vào người dân của ASEAN” - FB AirAsia viết.
Trang này cũng nói thêm: “Chúng tôi đánh giá cao thông tin phản hồi và bình luận của bạn và chúng tôi sẽ lưu ý việc này. Một lần nữa, chúng tôi thành thật xin lỗi nếu những bức ảnh đó khiến các bạn thất vọng. Hãy tin rằng chúng tôi rất quan tâm đến Việt Nam".
(Theo N.N, Thanh Niên)
Vinacomin ký hợp đồng xuất khẩu trên 3 triệu tấn than trong tháng 8
Trong đó, riêng phía Trung Quốc ký mua trên 2 triệu tấn than.
-- 50 tỷ đồng để mướn nhà thầu TQ xử lý sự cố rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh   –   (RFA). Tờ Người Lao động trích dẫn phát biểu của ông Trần Văn Hải, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3, nói rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chi tiền để thuê chuyên gia, nhà thầu Trung Quốc xử lý sự cố rò rỉ, thấm nước qua thân đập chính tại thủy điện Sông Tranh. ( kỳ lạ là nhà thầu Trung Quốc chịu trách nhiệm xây đập thủy điện Sông Tranh mà , bây giờ thuê lại là sao?? )
-- GĐ người Trung Quốc, làm giả phụ tùng xe máy (ANTĐ).
-- Tẩy trắng 3 tấn nội tạng bằng hóa chất để đem bán (TTXV). - Thịt sống phải bán trong vòng 8 giờ: Chưa biết phải thực hiện ra sao (PLTP).  – “Cả làng” cùng soi thịt cũ ! (NLĐ).

- Cuộc sống trên công trường bôxít Tân Rai, Lâm Đồng: Bài 1: Khi khách tính đếm hơn chủ (SGTT).
- Lòng dân ý đảng   –   (DLB).
- - - Tiền giả từ Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam (ĐV).

Tổng số lượt xem trang