Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Mỗi tháng đuổi hàng chục tàu Trung Quốc thâm nhập

Trung tá Lê Trọng Phổ, chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển vùng 2 cho biết như vậy trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc đang tràn xuống Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa.

Mục tiêu nhằm góp phần bảo vệ ngư dân và ngư trường, không để ngư dân mất ngư trường truyền thống.
Tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ ngư dân’
Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc tràn vào Biển Đông ngày càng nhiều, thậm chí còn tiến gần đến các đảo thuộc các tỉnh miền Trung chỉ vài chục hải lý. Trung tá Lê Trọng Phổ khẳng định: “Việc tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển miền Trung là có thật, nhất là từ sau khi Trung Quốc bỏ lệnh cấm biển do họ tự đặt ra vào đầu tháng 8 này. Các tàu cá Trung Quốc đã đi sâu vào vùng biển gần đảo Lý Sơn từ 30 – 45 hải lý, với lượng tàu mỗi đợt xâm nhập từ 18 – 30 chiếc”.


http://media12.baodatviet.vn/2012/08/10/C137856_tau%20ca.jpg
Tàu cá Trung Quốc xâm nhập bị tàu công vụ Việt Nam xua đuổi (ảnh do cảnh sát biển vùng 2 cung cấp).
Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép, vi phạm chủ quyền trên biển Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển vùng 2 (đóng tại Quảng Nam) liên tục tuần tra để xử lý, xua đuổi những tàu cá này. Riêng từ đầu năm đến nay, theo trung tá Phổ, mỗi tháng đơn vị xua đuổi vài ba chục lượt tàu Trung Quốc xâm phạm. “Tàu cảnh sát biển luôn nạp đầy đủ nhiên liệu, lương thực và nhu yếu phẩm, đảm bảo có thể hoạt động 45 ngày trên biển. Khi nhận lệnh, các tàu cảnh sát biển tức tốc lên đường”, trung tá Phổ nói. Hiện cảnh sát biển còn được trang bị rađa có tầm quét cánh quạt 100km, trong đó khoảng 70km rađa nhìn rõ tàu xâm phạm vùng biển.
Trung tá Phổ cho chúng tôi xem nhiều đoạn clip mà đơn vị khi thực thi nhiệm vụ đã ghi lại. Đặc biệt, trong đó clip tàu cảnh sát biển vùng 2 giám sát tàu Trung Quốc hoạt động trên biển mà Trung Quốc từng bù lu bù loa cho rằng, đã ngăn cản và đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam!
“Sắp tới sẽ có máy bay tuần thám tham gia tuần tra trên biển. Hiện nay máy bay này đã có và sẽ đi vào hoạt động trong một ngày gần đây”, trung tá Phổ cho biết. Cùng với máy bay tuần thám, cảnh sát biển sẽ có các trạm trên các đảo trọng yếu để phối hợp với máy bay tuần thám xử lý các vụ tàu nước ngoài xâm nhập. Đồng thời nắm tình hình ngư dân, tình hình trên biển để bảo vệ vùng biển tốt hơn. Bên cạnh đó, trạm và máy bay tuần thám còn hỗ trợ, khẩn cứu ngư dân và các tàu trên biển gặp nạn.
Nhiều ngư dân phản ánh, khi gặp tàu cá Trung Quốc hoạt động đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam, nhưng không liên lạc được với lực lượng chức năng. Trả lời vấn đề này, trung tá Lê Trọng Phổ cho biết: Đơn vị đã phát cho ngư dân hơn mười ngàn tờ rơi, trên đó có ghi rõ tần số liên lạc ngày và đêm.
Tàu Trung Quốc đánh bắt kiểu tận diệt
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều ngư dân Quảng Ngãi, hiện nay tàu cá Trung Quốc hoành hành trên vùng biển của ta, đánh bắt hải sản theo kiểu “tận diệt”. Thông thường các tàu này hành nghề theo cách: hai tàu một cặp và “cào” tận đáy biển, bắt tất tần tật tất cả hải sản lớn nhỏ.
Một sĩ quan cảnh sát biển vùng 2 cho biết, tàu cá Trung Quốc đánh bắt thuộc vùng biển Việt Nam ngày càng ngoan cố hơn. “Nếu trước đây, khi gặp tàu công vụ Việt Nam, họ chạy đi ngay. Còn nay, khi bị đuổi ra khỏi vùng biển Việt Nam, tàu khác lại xuất hiện khai thác trái phép. Hầu hết tàu cá của Trung Quốc đều trang bị máy dò cá, rađa rất hiện đại”.

 Theo ông Phùng Đình Toàn, thường trực hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, chức năng xử lý các tàu cá này thuộc lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
đv-Mỗi tháng đuổi hàng chục tàu Trung Quốc thâm nhập

-- Báo Lao Động có thể nhận quản lý thêm 20 tên miền quốc tế (LĐ).

Hàng tỷ đồng tiền giả từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam

(ĐVO) Thời gian gần đây, cơ quan công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ với số lượng lớn. “Kiều nữ” 9x bị bắt cùng lô tiền giả


Với mác một nữ "thương nhân", Lan 5 lần sang Trung Quốc mua tiền giả rất giống y như thật mang về Việt Nam tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc.
ANTĐ đưa tin: khoảng 10h30 ngày 8/8, tại khu vực đường mòn biên giới thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Tổng cục An ninh II – Bộ Công an) phối hợp với một số Cục nghiệp vụ và Công an các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh phát hiện một đối tượng nữ có biểu hiện nghi vấn và tiến hành kiểm tra hành chính.
Khi bị tạm giữ đối tượng khai mình là “thương nhân” sang Trung Quốc mua chiếu về tiêu thụ. Tuy nhiên, khi kiểm tra hành lý, cơ quan an ninh phát hiện gần 300 triệu đồng tiền giả (loại mệnh giá 200.000 đồng) và 200 USD giả (loại mệnh giá 100USD) được bọc kỹ bằng giấy báo và giấu kín trong chiếc chiếu trúc.
Cảnh sát xác định, "nữ thương nhân" trên là Phùng Thị Lan (SN 1990, quê Bắc Giang). Lan khai nhận, ngày 7/8, Lan đi vay “nóng” 15 triệu đồng để sang Trung Quốc mua số tiền trên mang về tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc. Đây là lần thứ 5, Lan lên biên giới Lạng Sơn mua tiền giả, tổng cộng khoảng 750 triệu VND.
Theo đánh giá của cán bộ điều tra, số bạc giả bị thu giữ lần này được in ấn bằng thiết bị hiện đại với công nghệ cao nên rất giống tiền thật. Nếu để lọt ra lưu thông trên thị trường sẽ gây tác hại lớn đến đến an ninh tiền tệ, an sinh xã hội. Đặc biệt, trong vụ án này, đối tượng còn vận chuyển tiền USD giả với chất lượng in ấn khá cao…
Trước đó, như Đất Việt đã đưa tin, tối 24/7, tại khu vực ga Hà Nội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an TP Hà Nội) phát hiện hai thanh niên với nhiều biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra hành chính, công an phát hiện hai đối tượng này đang vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả, mệnh giá 200.000 và 500.000 đồng. Tại cơ quan công an, hai đối tượng khai tên Hoàng Văn Cường (SN 1981) và Bùi Văn Dụng (SN 1980, cùng trú ở huyện Lộc Bình, Lạng Sơn). Cường và Dụng khai nhận thông qua một đối tượng người Trung Quốc, hai người này đã tiếp cận được đường dây cung cấp tiền giả. Nếu tiêu thụ trót lọt, cứ 100.000 đồng tiền giả, Cường và Dụng sẽ kiếm được chênh lệch khoảng gần 20.000 đồng.
Buôn tiền giả từ Trung Quốc vào nội địa tiêu thụ với số lượng lớn nhất
Chiều 9/8, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án lưu hành, vận chuyển tiền giả từ Trung Quốc về Hải Phòng lớn nhất từ trước đến nay.





Tang vật tiền giả. Ảnh: ANHP.

Theo Vietnam Plus, bị cáo Đặng Văn Thắng (SN 1974, ở thôn Lão Phú, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy) nhận mức án tù chung thân về các hành vi lưu hành, vận chuyển tiền giả. Thắng khai nhận đã từng cùng đồng bọn vận chuyển và tiêu thụ gần 2 tỷ đồng tiền giả.
Ngoài ra, có 4 bị cáo khác là Trần Thị Mão (sinh 1951, ở Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân), Đặng Thị Hoài (SN 1982, ở phường Lãm Hà, quận Kiến An, là em ruột Thắng), Trần Thị Oanh (SN 1965, ở quận Lê Chân), Lê Thị Hương (SN 1972, ở xã Trị Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đều bị các mức án từ 18-20 năm tù giam về các tội danh tương tự.
Theo cáo trạng của VKSND TP Hải Phòng, ngày 14/12/2011, tại khu vực Dây Thép, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Công an TP Hải Phòng phối hợp với Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn bắt quả tang Đặng Văn Thắng và Trần Thị Mão đang vận chuyển hơn 280 triệu đồng tiền Việt Nam đồng giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Trước đó, mẹ đẻ của Thắng là Bùi Thị Tho (SN 1956) làm thuê cho một người Việt Nam tên Minh sống ở Trung Quốc. Minh cho Tho 9 tờ tiền giả, mệnh giá 20.000 đồng. Khi Thọ đi tiêu thụ đã bị phát hiện và bị phạt 4 năm tù.
Thắng đã lấy số điện thoại của Minh, gọi điện giới thiệu là con trai Tho, muốn mua tiền giả, Minh đã đồng ý bán.
Theo ANHP, qua đấu tranh mở rộng, lực lượng công an đã làm rõ, ngoài vụ vận chuyển số tiền giả bị bắt giữ ngày 14/12, hai anh em Thắng và Hoài còn 5 lần thực hiện trót lọt việc mua tiền giả đưa về Hải Phòng tiêu thụ.
Theo đánh giá của các cán bộ Phòng Chống tội phạm tiền giả - Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư trên ANTĐ, hiện nay, phần lớn tiền giả đều được vận chuyển từ hướng Trung Quốc vào nội địa.
Trước đây, việc bắt giữ các đối tượng tàng trữ, vận chuyển tiền giả với số lượng tiền lớn là rất ít. Nhưng, thời gian gần đây, cơ quan công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả với số lượng lớn.







-- EVN Chi 50 tỉ đồng xử lý vụ thủy điện Sông Tranh 2 thấm nước (NLĐ).
-Phòng khám TQ lộng hành, trách nhiệm quản lý ở đâu?
(Đất Việt) Việc các phòng khám Đông y Trung Quốc làm ăn gian dối, bắt chẹt nhiều bệnh nhân nhưng vẫn quảng cáo “ỳ xèo” trên một số đài truyền hình, gióng lên hồi chuông báo động về sự “lỏng lẻo” đáng kinh ngạc trong công tác quản lý chung, ngành y tế nói riêng. Đó là ý kiến của bạn đọc Biên Hà gửi tới Đất Việt.
Liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên công tác khám chữa bệnh luôn có những quy định rất khắt khe về chuyên môn (bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hợp pháp), nguồn dược liệu, thuốc chữa bệnh đã qua kiểm định, giá cả… Thế nhưng, không biết bằng cách nào, nhiều phòng phám Đông y Trung Quốc đã dễ dàng vượt qua các thủ tục, quy định cần thiết để mặc tình thao túng, “móc túi” con bệnh một cách quá đáng? Thậm chí có khi gần như giam lỏng bệnh nhân, chừng nào trả hết tiền trị bệnh với giá “cắt cổ” thì mới được cho về. Đến khi báo chí phát hiện, nêu lên thì ngành y tế mới tiến hành một số cuộc kiểm tra. Nhưng, lại như đã có báo trước, khi các đoàn kiểm tra đến, hầu hết phòng khám đều “tạm ngưng hoạt động”, “thầy, thợ” biến mất. Chưa thấy cơ quan, đơn vị, cá nhân nào nhận chịu trách nhiệm về sự quản lý vô cùng “lỏng lẻo” ấy.
Người dân vẫn thường than phiền về thủ tục quản lý hành chính nhiêu khê, chặt chẽ quá mức cần thiết, làm bất cứ cái gì cũng phải xin phép và chịu sự kiểm tra, giám sát của các “ngành chức năng”, tưởng chừng một cây kim cũng khó có thể qua lọt. Vậy mà, người nước ngoài đến làm ăn, mua bán hầu như không ai quản lý, chẳng đóng thuế kinh doanh, đến và đi lúc nào cũng chẳng ai hay. Lỗi do đâu? Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm, nhất thiết phải được làm rõ và có biện pháp xử lý nghiêm.



Tổng số lượt xem trang