Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Miễn xử lý hình sự lãnh đạo Vinaconex vì vi phạm lần đầu !


-Khi quyền lực không thuộc về nhân dân
Luật sư Ngô Ngọc Traigửi cho BBCVietnamese.com
18 tháng 7 2016

Báo Thanh Niên mới có bài ‘Miễn xử lý hình sự lãnh đạo Vinaconex vì vi phạm lần đầu’, thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận quần chúng.

Nội dung bài báo cho biết, quá trình điều tra đã xác định ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT "có dấu hiệu tội phạm nhưng do khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự".

Kết quả điều tra cho thấy từ năm 2004, Hội đồng quản trị Vinaconex lúc đó là các ông: Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác. Cơ quan tố tụng xác định cả 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự.

Cũng theo thông tin bài báo thì từ khi công trình đưa vào sử dụng đến khi khởi tố vụ án (tháng 7/2014) đã có 9 lần vỡ ống và đến thời điểm có kết luận điều tra là 14 lần. Việc tuyến ống không đảm bảo chất lượng buộc doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền lớn hơn 1.000 tỉ đồng để khẩn cấp xây dựng thêm tuyến ống mới.

Qua điều tra xác định 14 lần vỡ ống đã có 18 ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp quản lý khai thác dự án sau đầu tư là Công ty CP nước sạch Vinaconex. Số tiền doanh nghiệp đã chi để khắc phục, sửa chữa thay thế các lần vỡ tuyến ống là hơn 13,458 tỉ đồng. Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ phải dừng cấp nước sinh hoạt đã gây ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân với lượng nước ngừng cấp hơn 1,5 triệu m3, thời gian ngừng cấp là 343 giờ.

Cho đến nay, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ đến lần thứ 18, lần gần nhất là ngày 11/7.
Ít nghiêm trọng?

Xét về góc độ tâm lý, con số 18 lần vỡ đường ống nước rất trái ngược với yếu tố pháp lý ‘vi phạm lần đầu’ và do vậy công chúng có lý do chính đáng để bất bình phẫn nộ.

Xét ở góc độ pháp lý thì yếu tố vi phạm lần đầu chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu nó đi kèm với một yếu tố pháp lý khác đó là tính ít nghiêm trọng. Vì theo điểm h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 thì một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là ‘Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng’.

Do vậy nếu phạm tội lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ phạm tội lần đầu.

Với các thông tin về hậu quả như hàng chục lần đường ống bị vỡ, hàng trăm nghìn hộ dân bị ảnh hưởng, hàng chục tỷ đồng khắc phục hậu quả, cả nghìn tỷ đồng phải bỏ ra xây dựng đường ống mới thì thử hỏi nó có thuộc trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng hay không?

Cho nên việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ phạm tội lần đầu trong trường hợp này là không hợp lý, trái luật vì hành vi không thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Các cơ quan đã thiếu tôn trọng hiểu biết của người dân và tự ý làm theo ý mình.
Nhiều việc phi lýImage copyrightISTOCK

Trong thực tế nhiều trường hợp các cơ quan công quyền làm những việc phi lý trái lẽ.

Ví như có tỉnh lên dự án xây những công trình tượng đài hàng nghìn tỷ đồng, họ nói là do người dân yêu mến Bác Hồ nên cần dựng tượng. Trong khi đó rất nhiều vấn đề dân sinh cấp thiết lại không được giải quyết, ví như trường lớp học của các cháu học sinh thì bỏ bê không xây, cầu đường đi lại thì ghồ ghề không sửa, người dân không có nước sạch để dùng.

Cũng chính những tỉnh muốn xây tượng đài nghìn tỷ lại là địa phương hàng năm phải xin trợ cấp từ ngân sách trung ương (do một số tỉnh có thu nhập lớn nộp về). Tài chính yếu kém là thế nhưng chi tiêu lại vung vãi, bỏ bê không quan tâm đầu tư phát triển kinh tế địa phương để nâng cao mức sống người dân.

Hoặc như có tỉnh vừa mới xin trợ cấp chính phủ phát gạo cứu đói cho dân trong dịp giáp hạt nhưng lại bỏ ra hàng chục tỷ đồng để bắn pháo hoa ngày lễ tết, họ nói rằng người nghèo cũng muốn xem bắt pháo hoa để có niềm vui tinh thần. Trong khi cái nhu cầu thể xác còn lo chưa xong thì còn mong cái thú vui tinh thần được không?

Còn ở Hà Nội đây mới có thông tin là người ta định lắp đặt điều hòa nhiệt độ cho những nhà vệ sinh công cộng ở những khu vực nhiều khách du lịch trong nội đô, trong khi đó hãy về mà xem những mạn nông thôn như Thạch Thất, Thanh Oai, Chương Mỹ đời sống người dân còn hết sức nhọc nhằn.

Tại sao không dành tiền lo cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng? Hàng vạn hộ dân ven đô nằm ngay trên tuyến đường ống cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội song từ bao nhiêu năm nay vẫn phải tự khoan nước để dùng.

Không biết chất lượng nước ra sao và sẽ ảnh hưởng gì đến sự phát triển của sức khỏe trẻ nhỏ, thử hỏi các quan chức rằng đời sống dân sinh của người dân không đáng quan tâm, không đáng được chăm lo hay sao?

Cũng ở Hà Nội, nhiều tuyến đường vỉa hè còn tốt, gạch lát còn nguyên, nhưng rồi cũng bị người ta cày xới lên phá bỏ đi để lát đá mới hết sức lãng phí, thấy thật cay đắng khi nghĩ về những cảnh đời khốn khổ và tình cảnh thiếu thốn công trình nơi thôn quê.

Trên phạm vi cả nước thì biết bao công trình dự án hàng nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang đắp chiếu do tính toán sai về tính kinh tế hoặc tính kỹ thuật, mà rồi tiền của công sức của nhân dân đổ sông đổ bể.
Không thuộc nhân dânImage copyrightAFPImage captionLiệu quyền lực có thuộc về nhân dân?

Tất cả những việc làm phi lý trái lẽ đã xảy ra đều có chung một nguyên nhân bản chất đó là quyền lực không thuộc về nhân dân.

Vì quyền lực không thuộc về nhân dân nên người ta mới không sợ làm điều ngang ngược, bất chấp cảm nhận suy nghĩ của người dân. Họ không sợ nhân dân vì nhân dân không có khả năng truy cứu trách nhiệm được họ.

Ví như mới đây vị cựu Bộ trưởng Bộ Công thương bị phanh phui trách nhiệm trong việc cất nhắc con trai vào vị trí lãnh đạo của một doanh nghiệp nhà nước lớn thuộc Bộ quản lý, khi xử lý trách nhiệm thì người ta lại bao biện là do cơ sở ở dưới họ yêu cầu.

Hay như vị Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa bị xóa tư cách Đại biểu Quốc hội do trước đó trong quá trình điều hành doanh nghiệp nhà nước gây thua lỗ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng. Với cái thành tích công trạng như vậy mà người ta vẫn được đề bạt thăng chức, và khi xác định trách nhiệm thì lại bảo là đúng quy trình.

Trong những việc làm và phát ngôn kiểu đó người ta không coi nhân dân ra gì cả.

Quyền lực đã không thuộc về nhân dân như đúng ra phải thế.

Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, các đại biểu dân cử thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân đúng là cơ quan nắm thực quyền thì đã không để xảy ra những chính sách trời ơi, những việc làm trái lẽ như vậy.

Nếu quyền lực thuộc về nhân dân, cán bộ công quyền làm sai sẽ bị kỷ luật mất chức, họ sẽ phải cân nhắc làm việc theo pháp luật thay vì dẫm đạp lên nó để làm theo ý mình.

Khi quyền lực thuộc về nhân dân sẽ buộc công quyền phải lắng nghe, cầu thị tiếp thu, thay vì thấy sai không sửa, làm sai làm bậy mà vẫn làm tiếp, hoặc trấn áp bức hại những tiếng nói chính trực.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, giám đốc công ty luật Công Chính ở Hà Nội.

Miễn xử lý hình sự lãnh đạo Vinaconex vì vi phạm lần đầu !
06:59 AM - 16/07/2016 Thanh Niên


Đến nay, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ đến lần thứ 18

Cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Ngày 15.7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP xuất nhập khẩu VN (Vinaconex)”, đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc và Nguyễn Văn Khải, nguyên Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội (Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển, nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án; Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì, nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường VN - Bộ Xây dựng (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên cán bộ Công ty Viwase.
Trước đó, hồi tháng 11.2015, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện KSND tối cao. Viện này đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can và chuyển hồ sơ sang TAND TP.Hà Nội để xét xử. Đến ngày 31.5.2016, TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó là các ông: Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định; lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác. Cơ quan tố tụng xác định cả 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ. Mặt khác kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi. Người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Văn Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành tư pháp T.Ư thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.
Theo kết luận điều tra, từ khi công trình đưa vào sử dụng đến khi khởi tố vụ án (tháng 7.2014) đã có 9 lần vỡ ống và đến thời điểm có kết luận điều tra là 14 lần. Việc tuyến ống không đảm bảo chất lượng buộc doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền lớn hơn 1.000 tỉ đồng để khẩn cấp xây dựng thêm tuyến ống mới.
Qua điều tra xác định 14 lần vỡ ống đã có 18 ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp quản lý khai thác dự án sau đầu tư là Công ty CP nước sạch Vinaconex. Số tiền doanh nghiệp đã chi để khắc phục, sửa chữa thay thế các lần vỡ tuyến ống là hơn 13,458 tỉ đồng. Ngoài ra, việc tuyến ống liên tục bị vỡ phải dừng cấp nước sinh hoạt đã gây ảnh hưởng đến 177.000 hộ dân với lượng nước ngừng cấp hơn 1,5 triệu m3, thời gian ngừng cấp là 343 giờ.
Cho đến nay, đường ống nước sông Đà đã bị vỡ đến lần thứ 18, lần gần nhất là ngày 11.7.





Thái Sơn



Trung Quốc trúng thầu cung ứng ống gang dẻo đường nước sông Đà mới

Khắc phục xong sự cố đường ống nước sạch sông Đà

Đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà






5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt
Được xác định không có động cơ vụ lợi khi ra chủ trương thay ống cốt sợi thủy tinh khiến đường ống nước Sông Đà liên tục bị vỡ, cơ quan tố tụng miễn xử lý hình sự với chủ tịch HĐQT Vinaconex và 4 thành viên.

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP xuất nhập khẩu VN -Vinaconex”.

Trong hồ sơ chuyển tới VKSND Tối cao, cơ quan này đề nghị truy tố 9 bị can gồm: Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc), Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà - Hà Nội- Ban Quản lý dự án); Trương Trần Hiển (nguyên trưởng phòng Vật tư thiết bị Ban Quản lý dự án); Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex), Vũ Thanh Hải (nguyên phó giám đốc Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex); Đỗ Đình Trì (nguyên trưởng đoàn tư vấn giám sát của Công ty CP nước và môi trường VN - Viwase) cùng Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên cán bộ của Viwase.



Sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch sông Đà đã gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô


Theo kết quả điều tra bổ sung, từ năm 2004, HĐQT Vinaconex lúc đó gồm các ông: Phí Thái Bình (Chủ tịch), Nguyễn Văn Tuân (Tổng giám đốc), Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm (các ủy viên) không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình khi quyết định thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh chưa được thẩm định. Với vai trò chủ đầu tư, các sếp này tiếp tục bị quy kết đã lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng.

Quá trình vận hành, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 26/9/2015, đường ống nước Sông Đà đã vỡ liên tiếp 14 lần với 18 cây ống bị phá hủy gây thiệt hại lớn về kinh tế và gây bức xúc trong xã hội. Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex, đơn vị khai thác đường ống dẫn nước, phải dừng cấp nước hơn 340 giờ gây ảnh hưởng đời sống khoảng 177.000 hộ dân tại Hà Nội.

Cơ quan tố tụng xác định các ông Bình, Tuân, Thành, Thương, Chầm đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ luật Hình sự, nhưng không có động cơ vụ lợi. Trong quá trình điều tra họ khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Việc ra các quyết định trái quy định là muốn công trình nhanh, giá thành rẻ.

Người chịu trách nhiệm chính là ông Tuân mắc bệnh hiểm nghèo, sức khỏe yếu nên liên ngành tư pháp trung ương thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.

Về 9 nghi can sắp bị đưa ra xét xử, hồ sơ vụ án thể hiện, thực hiện chủ trương phát triển đô thị và môi trường của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông với yêu cầu xây dựng hệ thống cấp nước lâu dài, bền vững, Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đầu tư dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội với công suất 600.000 m3 một ngày đêm.

Trong 8 hạng mục chính có tuyến ống truyền tải nước sạch 46km từ nước được làm sạch từ nhà máy đặt tại xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) đến điểm cuối đường vành đai 3, Khuất Duy Tiến (Hà Nội) để phân phối vào mạng lưới, đưa nước đến hộ tiêu dùng.

Vật liệu chính của tuyến ống ban đầu được chủ đầu tư lựa chọn dùng ống gang dẻo với 5 đoạn tuyến ống đường kính 1.500mm, 1.600mm, 1.800mm nhưng sau đó được HĐQT Vinaconex đổi sang ống composite cốt sợi thủy tinh.

Để có sản phẩm này, Vinaconex góp vốn, thành lập Công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex (Viglafico). Theo quyết định chỉ định nhà thầu của HĐQT Vinaconex, HĐQT Viglafico ký hợp đồng mua bán dây chuyền sản xuất ống với nhà thầu cung cấp là Công ty TNHH Thương mại Dụ Hòa (Trung Quốc). Đầu năm 2005, thiết bị, dây chuyền sản xuất được nhập về, lắp đặt tại nhà máy đặt trong Khu công nghệ cao Phú Cát, huyện Quốc Oai.

Sau hàng loạt sự cố, Bộ Xây dựng kết luận, tuyến ống liên tục bị vỡ do bất lợi của một số yếu tố trong các giai đoạn sản xuất, thi công lắp đặt. Trong đó nguyên nhân chính là chất lượng ống composite cốt sợi thủy tinh Viglafico sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất, yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư. Các mẫu ống do Bộ thử nghiệm hầu hết không đạt chỉ tiêu độ cứng vòng, bề mặt ống bị xước và có khuyết tật đã tạo ra những điểm xung yếu. Lỗi này do đơn vị sản xuất không thí nghiệm kiểm tra đầy đủ nguyên vật liệu đầu vào, không thực hiện các thí nghiệm kiểm tra chất lượng ống để xác định độ bền dài hạn của sản phẩm.

Quá trình thi công, các đơn vị liên quan là Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu cung cấp ống đã phát hiện và ghi nhận rất nhiều ống bị lỗi tại mặt cắt ngang như phồng rộp, tách lớp, lồi, lõm, nhiều vết nứt, xước rạn xung quanh thành ống, không đạt độ dày thiết kế, màu sắc và các vật liệu không đồng đều... nhưng vẫn cho lắp đặt.

Những người được giao trách nhiệm quản lý, giám sát viên hiện trường do không tuân thủ và thực hiện đầy đủ quy định quản lý đầu tư và xây dựng công trình nên không kiểm soát được chất lượng vật tư. Khi phát hiện những lỗi kỹ thuật trên, giám sát không cho thu hồi các lô ống được sản xuất cùng loại.


Để ổn định đời sống của người dân, đầu tháng 10/2015, đường ống nước sạch giai đoạn 2 đã được khởi công để giải cứu cho tuyến ống liên tục gặp sự cố. Tuyến ống này dài 21 km đoạn đi trên trục đại lộ Thăng Long với tổng kinh phí 1.200 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành thi công 21 km tuyến ống số 2 trong năm 2016.


Phương Sơn


Nhiều sếp Vinaconex bị đề nghị điều tra trong sự cố đường ống nước sông Đà / Vì sao ống chất lượng kém lọt vào hệ thống cấp nước sạch Sông Đà



-TGĐ Công ty nước sạch Vinaconex: Mất nước một ngày thì có làm sao!

Cho rằng Vinaconex cũng bị thiệt hại khi đường ống sông Đà vỡ, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) khẳng định việc mất nước không phải lỗi của công ty. Người dân bị ngừng cấp nước trong 1 ngày cũng không ảnh hưởng lắm.


Tổng giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) Nguyễn Văn Tốn.


Sau 2 sự cố vỡ đường ống nước sông Đà liên tiếp vào các ngày 25 và 26/9, nhiều khu vực của Hà Nội đã bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của hàng ngàn gia đình, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Khi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Tốn lại cho rằng việc mất nước này không phải lỗi của Vinaconex và đường ống bị vỡ thì Vinaconex cũng là người chịu thiệt. Thậm chí, ông Tốn còn đưa quan điểm: Người dân bị ngừng cấp nước trong 1 ngày cũng không ảnh hưởng lắm!

Và để khẳng định thêm về cái gọi là “không có lỗi của Vinaconex”, vị Tổng giám đốc Vinaconex cho biết là luật cũng cho phép ngừng cấp nước trong 1 ngày.

Về sự chậm trễ trong việc triển khai xây dựng tuyến ống số 2, ông Tốn giải thích đó là do Luật!

Có thể thấy đây là cách phát ngôn rất thiếu trách nhiệm của vị lãnh đạo Vinaconex. Chưa bàn đến trách nhiệm pháp lý, chỉ cần đề cập đến vấn đề trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng thì thấy rõ ràng đây là sự thoái thác không thể chấp nhận được.

Vinaconex là chủ đầu tư tuyến ống dẫn nước về cấp nước cho hơn 7.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Từ Liêm… Cuộc sống sinh hoạt của hàng ngàn con người phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước này. Người ta vẫn bảo, nhịn ăn có thể được vài ba ngày chứ nhịn uống thì không đã cho thấy nước có ý nghĩa như thế nào!

Hiện trường một vụ vỡ đường ống sông Đà.


Thứ nữa, đứng dưới góc độ của người làm kinh doanh thì xem ra đạo đức kinh doanh của ông Tốn có vấn đề. Là người lãnh đạo của đơn vị cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng thì phải xem vấn đề đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh.

Tuy nhiên, một cách mặc nhiên, ông Tốn với phát ngôn của mình đã phủ nhận cái gọi là trách nhiệm mà mọi doanh nghiệp thực hiện với khách hàng.

Ông Tốn cũng cho rằng, mất nước là do đơn vị phân phối, nhưng thử hỏi, đường ống vỡ thì đơn vị phân phối lấy đâu nước mà cung cấp cho người dân!

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên Năng lượng Mới, ông Hoàng Hải - Cục phó Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) đã khẳng định “thủ phạm” chính dẫn tới sự cố vỡ đường ống nước sông Đà, gây mất nước chính là Vinaconex.

Cụ thể: Công ty sản xuất ống composite cốt sợi thủy tinh (thành viên của Vinaconex) đã lựa chọn công nghệ, kiểm soát quá trình gia công chế tạo chưa chặt chẽ nên chất lượng ống không đồng đều, bong rộp, tách lớp tại một số vị trí; bỏ qua các thí nghiệm về chỉ tiêu cơ lý minh chứng cho độ bền dài hạn của ống theo tiêu chuẩn áp dụng như áp suất thiết kế thủy tĩnh dài hạn, độ biến dạng vòng uốn dài hạn.

Đặc biệt, với vai trò chủ đầu tư dự án, Vinaconex đã lựa chọn tổng thầu thiết kế thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế tuyến ống nước sử dụng vật liệu ống composite cốt sợi thủy tinh, không đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống.

Ngoài ra, nhà thầu giám sát thi công xây dựng cũng không giám sát chặt chẽ, thiếu trách nhiệm đã để xảy ra các thiếu sót trong quá trình thi công xây dựng...

Nói như vậy để thấy rằng, Vinaconex phải có trách nhiệm về những “vấn đề” mà tuyến đường ống nước sông Đà đang gặp phải. Phát ngôn cho rằng việc mất nước ở Hà Nội không có lỗi của Vinaconex vì thế khó có thể chấp nhận được!




-Nguyên giám đốc Ban quản lý nước Sông Đà bị bắt
Ông Trung được cho là vi phạm quy định về xây dựng, nguyên nhân khiến đường ống nước Sông Đà vỡ 10 lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân Hà Nội.

Chiều 8/5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (C46, Bộ Công an) đã bắt tạm giam ông Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư cấp nước sông Đà) về hành vi vi phạm các quy định trong xây dựng.

Nhà chức trách xác định ông Trung đã không giám sát, không thực hiện đúng kỹ thuật và kiểm tra năng lực của nhà thầu trong quá trình xây dựng đường ống nước sạch sông Đà. Đây là nguyên nhân khiến đường ống kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng bị bắt tạm giam chiều nay còn có ông Trần Cao Bằng, giám đốc Công ty cổ phần ống sợi thuỷ tinh Vinaconex - đơn vị cung cấp đường ống nước sạch sông Đà.
ong-trung-1983-1431089393.jpg
Ông Trung bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam vào chiều 8/5. Ảnh: Sơn Dương
Tuyến đường ống nước sông Đà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng, được đưa vào hoạt động từ năm 2008 với công suất 300.000 m3 nước mỗi ngày đêm. Trong 6 năm hoạt động, đường ống nước đã 10 lần vỡ hoặc gặp sự cố, ảnh hưởng đến 70.000 hộ dân ở Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân gây ra hàng loạt sự cố là chất lượng đường ống không đồng đều, độ bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt; ống bị xô lệch trong quá trình lắp đặt, gia tăng tải trọng tác động lên ống do thiếu tấm bêtông dàn tải tại hầm chui dân sinh... Ngoài ra, tuyến ống còn bị ảnh hưởng bởi việc vận hành, khai thác đại lộ Thăng Long; ống làm bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.
Để ổn định cuộc sống người dân, tháng 7/2014, Hà Nội thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng cho Vinaconex thi công đường ống truyền dẫn số 2 với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay thương mại.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế thời điểm đó đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, điều tra các sai phạm.


BQL nước sông Đà: 'Chúng tôi không đủ trình độ tìm nguyên nhân vỡ ống' / Đường ống nước Sông Đà lại vỡ
-

Những nhà cai trị vô trách nhiệm
Tạp ghi Huy Phương
Ngày 27 Tháng Tư, 2014, Thủ Tướng Nam Hàn Chung Hong-won đệ đơn lên tổng thống xin từ chức sau vụ chìm phà Sewol làm cho 300 người tử vong. Vụ chìm phà Sewol không nằm trong sự kiểm soát trực tiếp của thủ tướng, nhưng ông Chung cho rằng ông có lỗi vì đã không ngăn được tai nạn thảm khốc này, và chính phủ phải có trách nhiệm về an sinh của dân chúng.



TV tại nơi tạm trú của người nhà nạn nhân chìm phà Sewol, Nam Hàn, cho thấy Thủ Tướng Chung Hong-won thông báo từ chức. (Hình: Ed Jones/AFP/Getty Images)
Tại Nhật năm 2011, sau khi có vụ động đất 9 độ richter, gây nên một trận sóng thần lớn, nhà máy điện nguyên tử Fukushima nổ cháy bốn lần, gây phóng xạ lớn phải di tản dân chúng. Mặc dù nguyên nhân vụ nổ tại đây chưa tìm ra nguyên nhân, các cấp lãnh đạo của Công Ty Ðiện Lực Tokyo đã đứng ra nhận lỗi và xin lỗi với đồng bào của họ và chấp nhận mọi hình thức trừng phạt, thừa nhận vì các giới chức trách nhiệm không lường trước hậu quả của trận động đất và sóng thần vừa qua.

Trên thế giới có người từ chức vì nhận mình có lỗi không xứng đáng với chức vụ cấp trên giao phó cho mình, như một ông bộ trưởng hỏa xa từ chức vì có chuyến xe lửa trật đường rầy, gây chết chóc cho dân chúng hay ông thủ tướng từ chức vì bị tố cáo nhận quà một chai rượu quá đắt tiền. Ðiều này chứng tỏ con người tôn trọng danh dự và có trách nhiệm, điều này quý hơn là một chức vụ, cái ghế ngồi, nhờ đó có thể kiếm được nhiều bổng lộc, tư lợi.

Ở Việt Nam ngày nay, người ta đã không có thứ văn hóa nhận lỗi, chuyên ngậm miệng ăn tiền, mặt trơ mày trẽn mà còn thêm thói quen đổ lỗi.

Theo nguồn tin của Vnexpress trong nước chỉ trong 10 ngày đầu của Tháng Bảy, trong ngành hàng không ở Việt Nam đã có 1,100 chuyến bay bị chậm trễ hoặc hủy bỏ.

Một chuyến bay từ Thanh Hóa đi Sài Gòn bị hủy do thời tiết xấu, nhưng để hành khách phải đợi 14 tiếng đồng hồ sau đó hành khách được chuyển từ Thanh Hóa ra sân bay Hà Nội. Có chuyến bay cất cánh rồi, bị hành khách đòi xuống vì có việc gia đình khẩn cấp, có chuyến bay khách đến đúng giờ thì máy bay đã cất cánh cách đó một tiếng đồng hồ rồi. Có chuyến bay trễ vì một cái...lông chim!

Ðêm 19 Tháng Sáu, máy bay của VietJet Air chở khách đi Ðà Lạt nhưng lại hạ cánh xuống Cam Ranh, vì máy bay đi Ðà Lạt bị trục trặc không bay được, phải dồn khách sang chiếc máy bay đã chuẩn bị đi Cam Ranh. Nhưng phi công trưởng là người Czech, không ai cho phi hành đoàn biết là đã đổi lộ trình, nên phi công vẫn đi Cam Ranh như chương trình đã định. Ðúng là chuyện thật như đùa, không khác gì chuyện làm của trẻ con!

Tổng giám đốc Vietnam Airline cho rằng sai sót là do sân bay quá tải vào giờ cao điểm, thiếu phương tiện mặt đất, có cạnh tranh bất chính giữa các hãng hàng không, do thời tiết, tình trạng yếu kém của dịch vụ sân bay, chậm giờ, hủy chuyến là do các hãng dồn chuyến như dồn khách xe đò để tăng doanh thu. Nói chung là tại, bởi, vì... không phải lỗi của người có trách nhiệm, nói rõ là ông lãnh đạo hàng không Việt Nam hay ông bộ trưởng Giao Thông.

Cũng nói về chuyện giao thông, đường sá cầu cống hiện nay bị hư hỏng, lún... thì các vị có trách nhiệm đổ lỗi cho xe dùng đường quá tải, mà không truy cứu trách nhiệm, ai đã thi công sai sót, ăn cắp nguyên liệu. Nhiều tờ báo trong nước đã nêu rõ chuyện xa lộ Ðại Hàn vòng đai Sài Gòn, làm đã trên 40 năm nay vẫn còn sử dụng tốt, vậy thì ưu điểm của XHCN là gì? Ngay vụ một cây cầu lòi ra xi măng cốt tre khi xe vận tải chạy qua ở Biên Hòa mới đây, chưa thấy nêu rõ lỗi ai, ai thi công và biện pháp trừng phạt như thế nào, chung quy cũng tại cái xe hay cái chân nặng nề của thằng... dân.

Chuyện đã có người nói và nói đi nói đi lại mãi là vụ cây cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình (Lai Châu) sáng ngày 24 Tháng Hai bất ngờ bị đứt rơi xuống vực, khiến 9 người chết, 41 người bị thương, khi hàng chục người dân ở đang đi theo một đám tang trên cầu. Chuyện này, đáng ra những người có trách nhiệm làm cầu phải bị tử hình, ở tù hay mất chức, như Kim Jong-Un đã xử tử ba anh kỹ sư khi một chung cư bị sụp đổ bên Bắc Hàn, giết chết hàng trăm người, thì lại được một thiếu tướng, giám đốc công an tỉnh Lai Châu, không chuyên môn mà chẳng trách nhiệm, dám tuyên bố khẳng định cầu sập là do quá tải và “vì người Hmong khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.” Ðúng là “phủ bênh huyện, huyện bênh phủ,” vì huyện hay phủ đều là đảng.

Ðã 40 năm trôi qua, những tệ nạn xã hội hiện nay, mỗi ngày được ngay cả các cơ quan truyền thông của chính phủ và đảng loan báo, tệ nạn mại dâm tràn lan, xì ke ma túy đầy dẫy, cướp bóc lộng hành thì quý vị đổ lỗi cho là... “tàn dư Mỹ Ngụy.” Tàn dư này là những thứ xấu xa, dơ bẩn còn sót lại, như những hạt giống vừa bẩn vừa độc. Những hạt giống này chẳng may còn vương vãi lại trên một mảnh đất bùn lầy độc địa nên càng ngày càng nở rộ, sinh sôi, nảy nở phát triển tràn lan. Những người điều hành đất nước hiện nay hoàn toàn không có trách nhiệm.

Chuyện công an đánh chết người khi thẩm vấn là vì, do chúng không chịu nhận cái tội mà chúng không làm. Quan chức còn tham nhũng là vì lương không đủ sống. Cướp bóc là vì không chịu đi làm, trong khi kiếm không ra việc làm. Xã hội nhan nhản người đi ăn trộm chó, là vì người ta thích ăn thịt chó. Người ta giết người bắt chó vô tội vạ, không có bản án là vì người dân quá “bức xúc!”

Các vị cứ ngồi đó cho đến lúc bị cất chức, càng lâu càng tốt. Nói như ông thủ tướng khi bị các đại biểu Quốc Hội chất vấn và đòi ông từ chức vì những yếu kém của ông, ông đã thẳng thừng trả lời, “Tôi không xin với đảng cho tôi giữ chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không thoái thác bất cứ trách nhiệm nào mà đảng và nhà nước đã giao phó.” Sau đó ông nói thêm đảng hiểu rõ năng lực, tư cách, tâm tư, nguyện vọng và ông cũng nghiêm túc báo cáo về bản thân mình trước đảng. Nói chung là đảng hiểu ông, phân công cho ông, và hay, dở, ông báo cáo trước đảng, dính gì đến ba thằng dân. Các bộ trưởng hay tổng giám đốc đều do ông bổ nhiệm sẽ theo đường lối của ông, không từ chối những gì đảng đã giao phó, chỉ trách nhiệm với đảng.

Ðảng hay dân trả lương cho họ?

Những người cai trị này coi dân như ...cừu!

-Đó là một sự coi thường dân sâu sắc!
(PetroTimes) - Đó là một sự coi thường dân sâu sắc mà những người có trách nhiệm là chủ đầu tư dự án nước sạch Hà Nội không thể không tự nhìn lại mình.

Với những sai phạm như của Vinaconex, nếu ở một quốc gia văn minh khác, thì Vinaconex đã phải ra hầu tòa từ lâu rồi!

Đọc “Thư ngỏ” của nhà văn Nguyễn Như Phong gửi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội về chuyện Vinaconex lại được Hà Nội giao làm tiếp đường ống dẫn nước thứ hai, sau khi đường ống thứ nhất đã 9 lần bị vỡ, gây mất nước trên diện rộng cho cư dân Hà Nội, tôi xin có ý kiến thế này.
Chuyện “9 lần vỡ đường ống” trong thời gian không dài là “chuyện dài kỳ” của Hà Nội, cả nước đều biết. Tôi tuy không phải công dân Hà Nội, nhưng tôi cũng biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vừa đây, ông phó Chủ tịch Hà Nội đã phát biểu là “không thể kiên nhẫn hơn nữa” với Vinaconex trong chuyện vỡ đường ống này. Nhưng tại sao lại phải “kiên nhẫn”?
Khi chọn nhà thầu thi công, thì đã có tất cả các điều khoản kèm theo trong hợp đồng, nhưng trong đó không có điều khoản bên chủ đầu tư phải “kiên nhẫn” với những sai phạm của nhà thầu.
Rõ ràng chuyện vỡ ống dẫn nước chính đến 9 lần là sai phạm rất lớn của nhà thầu, thừa tiêu chuẩn để đưa họ ra tòa. Có gì phải “kiên nhẫn” với họ ?
Ở đây, đã hé lộ cách ứng xử với “bồ nhà”, một hình thức “chín bỏ làm mười” trong quan hệ làm ăn giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Giữa họ là sự hiện diện của cái mà người ta bây giờ hay gọi, là “lợi ích nhóm”.
Khi “chín(9)” lần vỡ ống dẫn nước đã được “bỏ (qua)”, thì “làm mười” (vỡ thêm một lần nữa trong thời gian sắp tới) cũng là “chuyện nhỏ”, phải không ạ?
Thế thì người Hà Nội cứ yên tâm, ít nhất đường ống thứ nhất do Vinaconex làm này còn vỡ thêm một lần nữa, trước khi họ được giao thi công đường ống thứ hai(!?) Một chuyện đùa như thật, và một sự thật như đùa!
Trong chuyện này, không chỉ tiền đóng thuế của dân “không là cái đinh gì”, mà cả cuộc sống thường nhật của họ qua nhu cầu nước sinh hoạt cũng bị bị coi “bé hơn con kiến”. Đó là một sự coi thường dân sâu sắc mà những người có trách nhiệm là chủ đầu tư dự án nước sạch Hà Nội không thể không tự nhìn lại mình.
Với những sai phạm như của Vinaconex, nếu ở một quốc gia văn minh khác, thì Vinaconex đã phải ra hầu tòa từ lâu rồi! Không ai chấp nhận một dự án được thi công vô trách nhiệm và ẩn chứa hành vi “rút ruột công trình” qua chất lượng đường ống và thi công như thế.
Chỉ lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là vẫn “bình chân như vại” và coi mấy lời xin lỗi qua quýt của Vinaconex là đủ cho những sai phạm mà họ đã gây ra. Việc Hà Nội quyết cho Vinaconex làm tiếp đường ống thứ hai, không phải đề “đền” cho đường ống thứ nhất bị hư hỏng cơ bản, mà chỉ là tạo thêm cơ hội cho ông nhà thầu vô trách nhiệm này thi công tiếp một công trình vô trách nhiệm mới nữa mà thôi.
Đó là những biểu hiện gì nhỉ? Mối “quan hệ” như vậy nên gọi là gì?
Nhà thơ Thanh Thảo
-Hà Nội lại chỉ định thầu Vinaconex làm đường ống dẫn nước Sông Đà 2 17/07/2014
(PetroTimes) - Qua 9 lần xảy ra sự cố, dư luận có thể thấy rất rõ năng lực của Vinaconex đến đâu. Không hiểu vì sao đơn vị này lại được chỉ định tiếp tục xây dựng đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2. Vì sao thành phố không mở thầu để những đơn vị có năng lực khác tham gia?

Với 9 lần vỡ ống vừa qua, người dân Thủ đô đang lo ngại một kịch bản sẽ phải tiếp tục "sống chung với lũ".
Chiều ngày 16/7, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo liên quan đến sự cố vỡ đường ống dẫn nước Sông Đà. Đồng thời chấp thuận giao Tổng Công ty Vinaconex tiếp tục xây dựng tuyến đường ống dẫn nước sạch Sông Đà giai đoạn 2.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mỗi khi xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước DN1500, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex triển khai vận hành an toàn tuyến đường ống dẫn nước hiện có. Khi xảy ra sự cố phải chủ động lên phương án kịp thời khắc phục trong thời gian ngắn nhất, đồng thời phối hợp với Công ty Nước sạch Hà Nội điều tiết việc cung cấp nước sinh hoạt cho các địa bàn bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP cũng thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng, chấp thuận cho Tổng Công ty Vinaconex đầu tư xây dựng tuyến đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2 (từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3 Hà Nội). Vinaconex phải khởi công tuyến đường ống dẫn giai đoạn 2 trước tháng 9/2014 và hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết, bảo đảm cung cấp nước sạch ổn định cho nhân dân trong mùa hè năm 2015.
Hình ảnh Vinaconex khắc phục sự cố vỡ đường ống DN1500.
“Khi đầu tư tuyến đường ống dẫn nước giai đoạn 2, Vinaconex cần rút kinh nghiệm của tuyến đường ống giai đoạn 1, từ khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ, thi công, giám sát dự án đến quản lý vận hành khai thác. Các sở ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để Tổng Công ty Vinaconex khẩn trương đầu tư xây dựng, hoàn thành tuyến đường ống giai đoạn 2 trong thời gian nhanh nhất” - văn bản ghi rõ.
Liên quan đến đường ống dẫn nước DN1500 liên tục bị vỡ, tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 15/7, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex nói: "Để xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước DN1500, tôi thấy ân hận và có lời xin lỗi với người dân Thủ đô."
Để khắc phục tình trạng thiếu nước mỗi khi đường ống gặp sự cố, Tổng Công ty Vinaconex sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2, dự án đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội. Với nguồn vốn đầu tư 4.000 tỉ đồng, dự án giai đoạn 2 sẽ sử dụng vật liệu kim loại bền cao hơn và cũng đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho người dân.
Trước khi triển khai dự án, lãnh đạo Tổng Công ty Vinaconex đã đi thăm một số dự án ở trong TP Hồ Chí Minh. Ngoài dự án giai đoạn 2, Tổng Công ty Vinaconex cũng triển khai đường ống nước khẩn cấp với chiều dài 28 km, nguồn vốn gần 1.000 tỉ đồng.
Khi phóng viên đặt ra câu hỏi về trách nhiệm sau những lần xảy ra sự cố, ông Vũ Quý Hà vẫn khẳng định, sẽ không từ chức và tự tin khi triển khai dự án.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đường ống dẫn nước DN1500 đã xảy ra 9 lần vỡ đường ống. Lần đầu tiên diễn ra vào ngày 4/2/2012, tại KM10+900 trên Đại lộ Thăng Long. Sự cố gần nhất vào ngày 12/7/2014, Km 25 Đại lộ Thăng Long (đoạn gần cầu Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Qua những lần xảy ra sự cố, dư luận có thể thấy rất rõ năng lực của Vinaconex đến đâu. Không hiểu vì sao đơn vị này lại được chỉ định tiếp tục xây dựng đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2. Vì sao thành phố không mở thầu để những đơn vị có năng lực khác tham gia?
Hiện vẫn chưa biết đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2 sẽ được Vinaconex triển khai như thế nào, nhưng với 9 lần vỡ ống vừa qua, người dân Thủ đô đang lo ngại một kịch bản sẽ phải tiếp tục "sống chung với lũ".



-Phải xử lý ngay những người đứng đầu Vinaconex
(PetroTimes) - Không một lời xin lỗi, không một lời kiến giải, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đang thể hiện sự vô trách nhiệm không chỉ với người dân mà với cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

>> Vinaconex chính là “thủ phạm” gây vỡ đường ống cấp nước từ sông Đà
Đường ống nước sông Đà vỡ vì chất lượng ống thấp, thi công ẩu.
Được biết, Nhà máy nước Sông Đà từ khi đi vào vận hành, khai thác đã cải thiện đáng kể việc cung cấp nước cho các hộ dân khu vực phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, cung cấp khoảng 30% tổng lượng nước sinh hoạt cấp các nhà máy nước trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên trong thời gian qua (từ tháng 3/2009 đến nay), tuyến ống truyền tải nước đã xảy ra 7 lần vỡ ống, gây mất nước trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân khu vực Tây Nam Hà Nội, gây ra dư luận không tốt trong xã hội và bức xúc cho người dân.
Đường ống nước sông Đà vỡ làm xáo trộn cuộc sống của người dân là vậy, thậm chí, cuối tháng 4/2014, trước bức xúc của dư luận xã hội về những sự cố vỡ này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản yêu cầu Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Hạ tầng kỹ thuật chỉ đạo Viện khoa học công nghệ Xây dựng chủ trì và phối hợp với Viện vật liệu xây dựng cùng các chủ thể có liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng tuyến ống và làm rõ nguyên nhân sự cố vỡ ống tiềm ẩn từ các công đoạn: khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành.
Và sau 2 tháng triển khai, nguyên nhân dẫn tới các sự cố vỡ đường ống nước sông Đà đã được chỉ ra, trong đó, có nêu rõ trách nhiệm của Vinaconex – chủ đầu tư dự án và là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác quản lý chất lượng công trình.
Nói như vậy để thấy rằng, Vinaconex phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về một loạt các sự cố vỡ đường ống nước sông Đà thời gian qua. Có thể, nguyên nhân vỡ đường ống là do thi công cẩu thả, là do đơn vị giám sát thi công năng lực còn hạn chế, và rằng, nhà sản xuất ống dẫn còn thiếu kinh nghiệm, không đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công lắp đặt… thì Vinaconex cũng phải thấy được trách nhiệm của mình về tất cả những sự “yếu kém, thiếu sót” này. Nhưng kỳ lạ thay, mặc dù Bộ Xây dựng - Bộ chủ quản của Vinaconex - đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân vỡ đường ống, Vinaconex vẫn im lặng.
Trao đổi với phóng viên PetroTimes chiều ngày 19/6 (tức 2 ngày sau khi sự cố vỡ đường ống sông Đà lần 7 xảy ra và 1 ngày sau khi Bộ Xây dựng có kết luận về nguyên nhân vỡ đường ống), một lãnh đạo của Vinaconex đã trả lời rằng, Vinaconex chưa có ý kiến gì khi được hỏi “Vinaconex có ý kiến gì về những nguyên nhân dẫn tới sự cố vỡ đường ống nước sông Đà mà Bộ Xây dựng đưa ra hay không”.
Vinaconex chưa có ý kiến gì, phải chăng Vinaconex thừa nhận những nguyên nhân dẫn tới các sự cố vỡ đường ống nước sông Đà? Nếu đúng là vậy thì đúng là Vinaconex quá vô trách nhiệm với người dân, bởi như đã đề cập ở trên, mỗi lần xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sông Đà là hàng chục ngàn hộ dân ở Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng. Vinaconex biết nhưng lại không chủ động khắc phục, không chủ động tìm giải pháp sửa chữa mà phó mặc cho “may rủi”, để mặc người dân đối diện với nguy cơ “khát nước”!
Còn nếu Vinaconex chưa có ý kiến gì vì bản thân họ không biết vì sao đường ống bị vỡ thì cũng không thể chấp nhận được. Bộ Xây dựng sau 2 tháng vào cuộc bước đầu đã truy tìm được nguyên nhân khiến đường ống nước sông Đà bị vỡ, nhưng Vinaconex thì sao, đã từ tháng 2/2012 đến nay (kể từ thời điểm đường ống nước sông Đà vỡ lần 1), Tổng công ty này vẫn không thể lý giải được vì sao lại vỡ! Vấn đề ở đây giờ không chỉ đơn giản là vấn đề trách nhiệm, mà nó còn đang đặt ra dấu hỏi lớn về năng lực của chủ đầu tư – cụ thể ở đây là Vinaconex!
Lại một chuyện nữa, đúng ra Vinaconex - với vai trò là người chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề chất lượng đường ống nước sông Đà - phải thấy có lỗi với người dân, và phải có lời xin lỗi người dân vì những ảnh hưởng do đường ống nước sông Đà bị vỡ. Nhưng không, qua 7 lần vỡ đường ống nước sông Đà, Vinaconex vẫn không có một lời xin lỗi, họ dường như mặc định các sự cố này là tất nhiên.
Vinaconex đang thể hiện sự vô trách nhiệm với người dân và các cơ quan chức có thẩm quyền như thế! Và rõ ràng, cần phải xử lý ngay những người đứng đầu của đơn vị này - đặc biệt là ai liên quan đến dự án đường ống cấp nước.
Thanh Ngọc



-Vinaconex 15: Công nhân 4 năm không được trả lươngGiải thích với công nhân, giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên nhân chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu hơn 100 tỉ đồng.
Báo Lao Động nhận được đơn của 9 công nhân là tổ trưởng các tổ thợ thuộc CTCP xây dựng số 15 - Vinaconex (Vinaconex 15) đề nghị được giúp đỡ về việc Vinaconex 15 nợ lương của người lao động (NLĐ) kéo dài. Các tổ công nhân này đang bị Công ty nợ trên 3,7 tỉ đồng tiền lương suốt hơn 4 năm qua.

NLĐ hết kiên nhẫn

Sáng 10.1, trong buổi làm việc do lãnh đạo Vinaconex 15 hẹn với nhóm công nhân đang bị Cty nợ lương, Giám đốc Vinaconex 15 Trương Hải Triều đã giải thích loanh quanh khiến những công nhân có mặt nổi giận. Họ yêu cầu Cty phải có cam kết cụ thể về thời điểm thanh toán tiền công, tiền lương cho NLĐ. Hết giờ làm việc buổi sáng, từ giám đốc đến phó giám đốc Cty, giám đốc chi nhánh đều không đưa ra được lời hứa khi nào sẽ thanh toán, mức thanh toán là bao nhiêu.

Đặng chẳng đừng, công nhân đã khóa cửa phòng, không cho lãnh đạo Cty ra ngoài và đến 14h, biên bản cuộc họp với công nhân mới được thông qua. Tại biên bản, cả giám đốc, phó giám đốc Cty và giám đốc chi nhánh Hà Nội đều cam kết sẽ thanh toán tiền lương cho công nhân theo lộ trình, trước mắt từ nay đến trước Tết Nguyên đán sẽ tạm trả cho các nhóm thợ khoảng 1,5 tỉ đồng.

Anh Thạch Văn Thành - tổ trưởng tổ công nhân điện nước, người hiện bị Cty nợ tới 967 triệu đồng - cho rằng, số tiền đó không thấm vào đâu bởi chỉ tính riêng công trình Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo VN, Cty còn nợ công nhân khoảng hơn 3,7 tỉ đồng.

Còn anh Nguyễn Văn Hùng - tổ trưởng tổ thợ nề hiện "chỉ" bị Cty nợ hơn 534 triệu đồng - bức xúc: "Chúng tôi tham gia làm công trình Hội Nhà báo từ năm 2012 đến nay, hoàn thành toàn bộ khối lượng công trình được giao, vậy mà từ đó đến nay không được lĩnh một đồng tiền công nào". Tổ trưởng tổ CNLĐ phổ thông Hoàng Văn Giang đã không kìm được sự tức giận đối với lãnh đạo Cty về việc không chịu thanh toán những khoản tiền nhân công, khiến cuộc sống của anh chị em hết sức khó khăn.

Tổ của anh Giang đã hoàn tất mọi chứng từ, Giám đốc chi nhánh Hà Nội Nguyễn Văn Cường đã ký xác nhận số tiền phải thanh toán là hơn 696 triệu đồng - khoản nợ khổng lồ với thu nhập chỉ mỗi tháng vài triệu của công nhân.

Khó khăn hay cố tình dây dưa?

Giải thích với công nhân, Giám đốc Trương Hải Triều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc chậm trả lương là vì Cty đang phải gánh khoản nợ xấu hơn 100 tỉ đồng. Chính vị giám đốc này khẳng định, đã phải bán nhà riêng để lấy tiền cứu Cty và cá nhân giám đốc cũng đang rất khó khăn về kinh tế....

Ông Lê Chí Thanh - tổ trưởng tổ cốp pha - tâm sự: "Số tiền 570 triệu đồng Cty nợ chúng tôi là lương của anh em làm hơn 1 năm không được thanh toán khiến cho họ vô cùng khốn đốn. Nhiều người trong chúng tôi gia đình thường xuyên lục đục là bởi đi làm quanh năm suốt tháng mà không có đồng nào đóng góp nuôi con, lại còn phải lấy tiền nhà đi tiêu pha".

Theo một CB của Cty, toàn bộ số tiền hơn 4 tỉ đồng từ công trình của Hội Nhà báo VN là phần việc do Vinaconex 15 tham gia thi công đã được chủ đầu tư chuyển trả đầy đủ cho Cty.

Ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN - cũng khẳng định, đã thực hiện đầy đủ mọi thủ tục chấm dứt hợp đồng thi công của Vinaconex 15. Nhưng đến nay, sau gần 2 tháng ngừng toàn bộ công việc ở đó, NLĐ vẫn không có lương. Những tổ thợ nề tham gia ngay từ đầu thì đã có tới 3 - 4 năm làm không công, còn những tổ điện nước, cốp pha, trần thạch cao... thì ít nhất cũng phải chịu cảnh tương tự trong hơn 1 năm.

Cũng trong ngày 10.1, khi nói về việc thanh toán lương cho công nhân, Giám đốc Cty Trương Hải Triều còn yêu cầu họ và phòng chức năng trong quý II và quý III/2014 phải hoàn tất các chứng từ mới có thể làm thủ tục thanh toán.

Vậy tại sao từ trước tới nay, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng, NLĐ vẫn không được trả lương, nay bị thúc ép mới vẽ thêm các thủ tục. Nếu Cty cố tình kéo dài thời gian như vậy, sẽ càng đẩy NLĐ đến chỗ cùng quẫn.Nguồn Lao động


-Vinaconex ồ ạt thoái vốn: Khi 'cá mập' nguy khốn (DN VEF 6-9-12) -- What a mess!  The whole country is a stinking mess!
Việc bán vốn tại các doanh nghiệp thành viên của Vinaconex làm nảy sinh câu hỏi: Phải chăng tình hình tài chính của con "cá mập" này đang hồi nguy cấp?

Liên tục từ tháng 4 trở lại đây, Vinaconex (VCG) thông báo bán vốn tại các doanh nghiệp thành viên với số lượng lớn. Nếu như trước đây chỉ có những công ty kinh doanh kém hiệu quả mới nằm trong danh sách bán vốn thì gần đây cả những doanh nghiệp được đánh giá làm ăn khá, thậm chí có những doanh nghiệp mà vừa năm ngoái Vinaconex còn tham gia tăng vốn, cũng được đem ra rao bán.

Tài chính căng như dây đàn
Tháng 5 vừa qua, VCG đã phải chi tới gần 2.400 tỷ đồng để trả gốc và lãi cho 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2010. Trước đó, năm 2011 Tổng công ty (TCT) đã phải chi gần 300 tỷ đồng trả lãi cho khoản phát hành này. Đặc biệt, gánh nặng lớn nhất hiện nay của TCT này là Xi măng Cẩm Phả, tổng vốn đầu tư lên tới con số nghìn tỷ đồng, tuy đã đi vào hoạt động được 2-3 năm, nhưng mỗi năm doanh nghiệp này lỗ hàng trăm tỷ đồng. Việc đầu tư vào dự án xi măng này được thực hiện từ năm 2002, khi Vinaconex còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thua lỗ là mất cân đối cung và cầu, sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào trong khi giá xi măng không tăng, chi phí tài chính lớn khi nhà máy đi vào hoạt động đúng thời điểm kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.

Thua lỗ lớn tại Xi măng Cẩm Phả, Vinaconex đã phải thay đổi nhân sự cấp cao, cử Tổng giám đốc TCT sang quản lý vốn và làm Chủ tịch HĐQT Xi măng Cẩm Phả. Kế hoạch kinh doanh vẫn luôn được HĐQT rà soát, cắt giảm các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm để giảm lỗ, tiến tới hòa vốn. Tuy nhiên, kết quả chưa có gì đáng khích lệ. Trong năm 2012, TCT này dự kiến trích lập dự phòng vào Xi măng Cẩm Phả là 959,9 tỷ đồng. Hiện việc đàm phán bán cổ phần của VCG tại nhà máy Xi măng Cẩm Phả cho TCT Xi măng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do đối tác cũng đang là "chúa chổm".

Với các công ty thành viên, VCG đưa ra mức dự toán cho việc trích lập dự phòng cả năm 2012 là 57 tỷ đồng, song đến thời điểm này có thể thấy, con số thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều vì giá chứng khoán đang tuột dốc mạnh. Trong khi đó, VCG đang rất cần vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các dự án do mình làm chủ đầu tư như: dự án đầu tư mới xây dựng công trình cụm nhà ở hỗn hợp khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý (thành phố Đà Nẵng), khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ, dự án khu nhà thu nhập thấp Bắc An Khánh (Hà Nội). Những dự án này, dự án nào sơ sơ cũng ngốn vài trăm tỷ đồng vốn đầu tư. Nhìn vào sức khỏe tài chính hiện nay của VCG có thể thấy, xuất hiện sự chênh lệch lớn giữa khối lượng công việc, dự án đang triển khai và khả năng tài chính. Tình hình căng đến nỗi ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch VCG phải phân bua với cổ đông: "Thường trực HĐQT phải thực hiện họp định kỳ hàng tuần để giải quyết công việc".

Bán vốn không dễ

Lãi vay, lỗ kinh doanh đang khiến Vinaconex phải trích lập dự phòng cực lớn, làm bao nhiêu không đủ chi lãi. Trước tình thế đó, dù thị trường vốn đang cực kỳ ảm đạm, VCG vẫn liên tục đưa ra thông báo bán vốn. Tháng 4, VCG thông báo bán đấu giá 550.000 cổ phần tại CTCP Xi măng Vinaconex Lương Sơn Hòa Bình (vốn điều lệ 10 tỷ đồng). Sau đó TCT này thông báo bán đấu giá 2,19 triệu cổ phiếu (chiếm 44,51% vốn thực góp) tại CTCP Vinaconex Dung Quất (doanh nghiệp chuyên lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khai thác nước, có vốn điều lệ 49,2 tỷ đồng). VCG cũng thông báo dự kiến bán hết 11 triệu cổ phần, tương đương 55% vốn điều lệ, tại CTCP Phát triển thương mại Vinaconex có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Hồi tháng 6, VCG công bố bán cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành, doanh nghiệp có vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Số lượng cổ phần bán đấu giá là 3.750.000 cổ phiếu, chiếm 25% vốn thực góp. Mới đây, trong tháng 8 VCG tiếp tục đưa ra danh sách: CTCP Vinaconex 3, CTCP Vinaconex- VCN và Công ty cổ phần Vinaconex 6. Trong đó, bán 1,2 triệu cổ phần của VC6; bán toàn bộ 4,08 triệu cổ phần tại VC3 và 1,45 triệu cổ phần tại Vinaconex - VCN. Ngoài thoái vốn tại các công ty thành viên, VCG đang dồn lực để đẩy nhanh "cục nợ" Xi măng Cẩm Phả cho TCT Xi măng.

Hai điều khó hiểu trong phương án thoái vốn

Hoạt động thoái vốn của doanh nghiệp là rất bình thường, nhưng với Vinaconex lại trở nên không bình thường vì có 2 điều rất khó hiểu trong phương án thoái vốn của VCG.

Thứ nhất, định hướng tái cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp thành viên của VCG đã được xây dựng và thống nhất từ cuối năm 2010. Theo đó, TCT dự kiến giữ lại 22/66 doanh nghiệp, tập trung vào 2 lĩnh vực chính là xây lắp và kinh doanh bất động sản.

Năm 2011, VCG đã tái cấu trúc vốn tại 5 đơn vị, trong đó có Vicostone với số tiền thu về đạt 370,3 tỷ đồng, lợi nhuận thu về là 153,8 tỷ đồng, thu hồi công nợ đạt 279 tỷ đồng. Vậy nhưng, trong năm 2011, VCG lại góp vốn tăng thêm tại 5 đơn vị là CTCP Xây dựng số 9, số 6, số 2, Vinaconex Sài Gòn và Nedi 2, đồng thời góp vốn thêm vào một công ty mới là Vinaconex Xuân Mai Đà Nẵng, tổng vốn góp đạt 147 tỷ đồng. Năm 2011, VCG còn bỏ vốn đầu tư mua thêm cổ phần trong đợt tăng vốn của VC6 với giá 10.000 đồng/CP. Vậy tại sao chưa đầy 1 năm sau, VCG lại thông báo bán vốn tại VC6 khi mà thị giá của cổ phiếu VC6 chỉ còn khoảng 50% mệnh giá?

Điểm khó hiểu thứ hai là trong khi thị trường đang ê chề cổ phiếu, thậm chí nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt, giá thấp chỉ ở mức xấp xỉ mệnh giá thì VCG lại đưa ra những giá "trên trời" khi rao bán cổ phần của doanh nghiệp thành viên. Trong khi những doanh nghiệp này hoạt động không có gì quá nổi trội, thậm chí là thua lỗ. Phương thức bán của VCG được thực hiện như sau: Chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư. VCG có văn bản chào bán gửi 11 CTCK hàng đầu Việt Nam và chào bán cho cán bộ công nhân viên của các công ty con, cổ đông lớn, các công ty con của tổng công ty, chào bán trên sàn… Năm 2011, TCT này đã từng tái cấu trúc vốn tại 5 đơn vị với phương thức tương tự như trên với số tiền thu về đạt 370,3 tỷ đồng, lợi nhuận thu về được báo cáo là 153,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, không loại trừ trường hợp TCT thoái vốn theo kiểu khoán cho doanh nghiệp thành viên khác. Tức là bắt họ ôm cổ phiếu giá cao của một công ty khác trong họ Vinaconex, mặc dù bản thân doanh nghiệp đó không muốn. Nhiều đợt chào bán đã được tiến hành, chưa thấy VCG thông báo kết quả, nhưng dễ thấy trong năm 2012 đầy khó khăn này, kiểu ép mua như trên sẽ khó thành hiện thực.

Tăng vốn, ai mua?

Ngoài ngược xuôi lo đòi nợ theo như lời kể của một cán bộ của TCT thì VCG đang tính chuyện phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Theo phương án đã được ĐHCĐ thông qua hồi đầu năm, chậm nhất tới quý I/2013, VCG sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng. VCG sẽ phát hành 58,28 triệu cổ phiếu bằng cách chào bán riêng lẻ với giá tối thiểu bằng mệnh giá. Để chắc ăn, HĐQT VCG còn xin cổ đông ủy quyền cho họ thực hiện bảo lãnh phát hành.
Tuy nhiên, tăng vốn thời điểm này không dễ. Hiện thị giá VCG chỉ đạt 8.000 đồng/CP, chừng nào cổ phiếu chưa vượt được mệnh giá sẽ không thể tính đến chuyện phát hành. Chưa kể, cả 2 đợt phát hành tăng vốn trước đây của VCG đều có sự hậu thuẫn và tham gia của 2 cổ đông lớn là Viettel và SCIC.

Chưa hết, năm 2011, VCG đạt doanh thu 14.456 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 387 tỷ đồng, song không chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2012, kế hoạch doanh thu toàn tổng công ty là 6.897 tỷ đồng, lợi nhuận 72 tỷ đồng. Nhiều khả năng kế hoạch trên còn khó hoàn thành, vậy thì cổ đông khó hy vọng vào cổ tức 2012. Nhà đầu tư bỏ vốn ra mà 2 năm liên tiếp không được chia cổ tức, trước đó thì toàn tỷ lệ thấp chưa bằng lãi tiền gửi tiết kiệm. Vì thế, chắc chắn việc bán vốn của VCG tới đây sẽ không hề dễ dàng.

(Theo Doanh nhân)


Vinaconex nêu đích danh "thủ phạm" gây ra khoản lỗ nghìn tỷ (GDVN) - Một lãnh đạo của Vinaconex cho biết, việc thua lỗ của công ty chủ yếu là do trích lập dự phòng đầu tư tài chính vào Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả.
Mới đây, trong báo cáo tài chính quý II và nửa đầu năm 2012 của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho thấy, công ty này đang thua lỗ tới 757 tỉ đồng và nợ ngân hàng lên tới hơn 1.112 tỉ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng.


Con số này khiến những đối tác của Vinaconex thực sự lo ngại và đặt dấu hỏi về năng lực tài chính hiện nay của công ty.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam quanh những con số trên, một đại diện lãnh đạo của Vinaconex thừa nhận, việc báo cáo thua lỗ trong 6 tháng đầu năm của công ty chủ yếu là do trích lập dự phòng đầu tư tài chính Công ty Xi măng Cẩm Phả (hơn 1.000 tỉ) mà phía Tổng công ty Vinaconex đang nắm giữ đến hơn 99% cổ phần.

Xi măng Cẩm Phả là công ty cổ phần mới ra đời. Theo kế hoạch, trong 3 đến 5 năm đầu hoạt động thường phải chịu lỗ. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi khi xây dựng nhà máy cũng đã dự tính sẽ lỗ theo kế hoạch, mỗi năm 300 đến 400 tỉ đồng.

“Nguyên nhân dẫn đến việc công ty xi măng mới ra đời thường phải chịu lỗ vì tiêu thụ gặp khó khăn do thương hiệu mới, nhiều khi phải giảm giá nhiều để cạnh tranh, trong khi đó, chi phí khấu hao, chi phí tài chính gồm trả gốc và lãi vay lớn. Đồng thời chi phí đầu vào trong thời gian qua như điện, than tăng rất cao mà giá bán xi măng lại bị khống chế bởi doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối là Tổng công ty Xi măng VN.

Hiện Công ty Cẩm Phả đang cố gắng hạn chế lỗ, nhưng theo dự kiến năm nay cũng phải lỗ tới 300 tỉ. Nếu điều kiện đầu vào và khả năng tiêu thụ xi măng tốt thì cũng phải 2 đến 3 năm nữa mới về số 0 được (chỉ số cân đối sản xuất, chưa có lãi)”, vị lãnh đạo này cho hay.

Vị lãnh đạo Vinaconex cũng cho biết thêm, mặc dù tổng các ngành kinh doanh của Vinaconex có lãi nhưng do công ty mẹ phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính vào Công ty Xi măng Cẩm Phả nên ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Hơn nữa, hiện nay các đơn vị còn nợ tổng công ty Vinaconex đến gần 2.000 tỉ trong đó có Sở Xây dựng Hà Nội nợ tới hơn 1.000 tỉ, EVN nợ hơn 300 tỷ.

Về thông tin Vinaconex muốn bán Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm phả cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, vị lãnh đạo này cho hay việc tái cấu trúc Công ty Cổ phần xi măng Cẩm phả đã có nghị quyết của Đại hội cổ đông. Mục đích là để Vinaconex tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đồng thời cũng để Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả có thêm nguồn lực để phát triển. Hiện nay Vinaconex đang đàm phán với nhiều đối tác, trong đó có Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Liên quan đến một số ý kiến lo ngại rằng về hiệu quả đầu tư hàng nghìn tỉ đồng từ thuế của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào Vinaconex, vị lãnh đạo này cho hay: “Khi tiến hành cổ phần hóa Vinaconex, theo quy định thì Nhà nước phải nắm giữ 51%. Tại thời điểm cổ phần hóa, vốn của Vinaconex khoảng 1.500 - 1.800 tỉ, Nhà nước phải nắm giữ hơn một nửa trong số vốn đó và đã giao cho SCIC nắm giữ số vốn của Nhà nước tại Vinaconex.

Đơn vị: Tỷ đồng.


Theo chiến lược phát triển, Vinaconex sẽ phát triển tành tập đoàn xây dựng, bất động sản số 1 tại Việt Nam. Muốn làm được như vậy, Vinaconex phải tăng vốn, tái cấu trúc doanh nghiệp theo lộ trình tăng vốn từ 3.000-5.000 tỉ, từ 5.000-10.000 tỉ… và lộ trình này đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt trên cơ sở đề án cổ phần hóa Tổng công ty được Thủ tướng phê duyệt. Như vậy, muốn giữ được 51% vốn, SCIC phải đầu tư vào Vinaconex theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt”.

Giải đáp những lo ngại của một số nhà đầu tư về việc Vinaconex thoái vốn trong thời điểm khó khăn như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty và các dự án mà tập đoàn này đang làm chủ, lãnh đạo của Vinaconex cho hay: “Chúng tôi rất chia sẻ với những cán bộ công nhân viên tại các công ty mà Vinaconex thoái vốn cũng như các nhà đầu tư tại một số dự án bất động sản mà Vinaconex đã rút đi. Tuy nhiên Vinaconex vẫn phải thoái vốn tại một số đơn vị ngoài ngành để có đủ sức tập trung vào những công trình lớn hơn”.
Vị lãnh đạo này khẳng định: Hầu hết các công ty, dự án mà Vinaconex thoái vốn không xảy ra lỗ. Có một số ít những dự án mà Vinaconex thoái vốn có lỗ nhưng do yếu tố thị trường.
- Vinaconex nêu đích danh "thủ phạm" gây ra khoản lỗ nghìn tỷ
***********

Vinaconex mắc kẹt với khối nợ khủng


Vinaconex 2 "cầu cứu" TP.Hà Nội dự án KĐT mới Kim Văn - Kim Lũ
Vinaconex nợ nghìn tỷ, những "đứa con cưng" bị bỏ hoang, "đắp chiếu"
"Con chim đầu đàn ngành xây dựng Vinaconex đang bị bỏ lại phía sau"
Thực hư SCIC đầu tư 1.000 tỷ đồng tiền từ thuế vào Vinaconex
*************

-Nghi ngại 1.000 tỷ đồng tiền thuế đầu tư vào Vinaconex
(PLVN đã rút bài, còn xem được tại VNN, Vietstock )
-Hơn 1000 tỷ đồng đã được TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đầu tư thêm vào TCty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG) đầu năm 2012. Dư luận đặt câu hỏi, trong khi đại đa số doanh nghiệp đi vay các khoản nhỏ dăm ba tỷ đồng gặp vô cùng khó khăn, việc SCIC đầu tư 1000 tỷ đồng từ tiền thuế của người dân vào Vinaconex thì bao giờ sẽ lấy lại vốn và số lời từ dòng tiền đầu tư đó là bao nhiêu?...
SCIC đầu tư thêm 1.000 tỷ vào Vinaconex
Nguồn tin cho Pháp luật Việt Nam hay, cuối năm 2011, SCIC đã thống nhất việc đầu tư thêm vốn vào VCG.
Theo đó, đầu năm 2012, SCIC chính thức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng. “Đây là hoạt động đầu tư tăng vốn vào Vinaconex”, nguồn tin cho Pháp luật Việt Nam biết. Trong khi đó, báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng của Vinaconex vào ngày 13/3/2012 cho thấy, doanh nghiệp này đã phát hành thành công hơn 141 triệu cổ phiếu trong tổng số 200 triệu cổ phiếu được phát hành trong kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3000 lên 5000 tỷ của Vinaconex. Với hơn 141 triệu cổ phiếu được chào bán thành công, Vinaconex đã có thêm hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo danh sách cổ đông lớn (đính kèm báo cáo kết quả chào bán 200 nghìn cổ phiếu) sau khi phát hành cổ phiếu tại Vinaconex, thì SCIC đã nâng mức tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này lên đến 57,79%.
Với Vinaconex, mục đích phát hành thêm 200 triệu cổ phiếu để huy động vốn được xác định là bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư thực hiện một số dự án bất động sản và tái cơ cấu nợ vay, cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn, tăng quy mô hoạt động cho Tổng Công ty.
Việc SCIC đầu tư tăng vốn vào Vinaconex cũng dấy lên nghi ngại liệu “địa chỉ” tăng thêm vốn vào doanh nghiệp nói trên đã hợp lý và có hiệu quả hay không?.
Lật lại bê bối của SCIC
Nghi ngại của dư luận không hẳn thiếu cơ sở, bởi SCIC từng dính nhiều bê bối về tài chính trong quá trình thực hiện quản lý phần vốn nhà nước của mình.
Theo Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được công bố vào tháng 12/2009, thì SCIC đã chưa hạch toán lãi dự thu đến 31/12/2008 của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương gửi tại các tổ chức tín dụng 838 tỷ đồng do SCIC chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. SCIC cũng chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản nợ về cổ tức và tiền thu Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương. Tính đến 31/12/2008, trong tổng số 808 đơn vị có vốn đầu tư thì SCIC mới chỉ đối chiếu xác nhận công nợ với 530 đơn vị.
Một trong những bê bối tại SCIC mà dư luận từng biết khi Kiểm toán Nhà nước công bố mức lương “khủng” của lãnh đạo doanh nghiệp này. Theo đó, thu nhập bình quân của lãnh đạo SCIC thực tế gần 80 triệu đồng/tháng (năm 2008).
Cũng theo báo cáo kiểm toán được công bố vào cuối năm 2009, Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines do kinh doanh thua lỗ nên đã được Bộ Tài chính giao SCIC tái cơ cấu lại. Báo cáo này cho biết năm 2008, Jetstar Pacific Airlines lỗ 546 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 31/12/2008 là 1.137 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đến 31/12/2008 âm 121 tỷ đồng.
Về quản lý xăng dầu, hai Phó Tổng Giám đốc thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008 (Hedging), không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc thực hiện và không báo cáo HĐQT, ban điều hành đã làm cho Công ty lỗ hơn 31 triệu USD (từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009).
PHÁP LUẬT VN
************
Lợi ích nhóm đang chi phối trong việc điều hành giá xăng dầu?Báo Đất Việt
(Đất Việt) Người tiêu dùng nếu tinh ý sẽ thấy lợi ích nhóm đang chi phối trong việc điều hành giá xăng dầu, bất chấp những khó khăn cho người dân, nhà sản xuất hàng hóa.
>> Giá xăng A92 lên 23.000 đồng/lít
>> Doanh nghiệp vận tải đầu tiên tuyên bố tăng giá
Hôm cuối tuần tôi có việc phải đi Đồng Nai, vô ý để chiếc xe máy hết xăng mà không biết. Phải dắt một đoạn khá xa mới đến được một cây xăng thì thấy cửa hàng cắm tấm bảng “hết xăng”, đành phải tiếp tục dắt xe đi tìm cây xăng khác. Hì hục dắt một đoạn khá xa, gặp một cây xăng khác lại thấy tấm biển ghi “mất điện”! Điều lạ là tiệm rửa xe gần sát đó vẫn hoạt động ì xèo. Hôm qua đọc báo thấy không chỉ ở Đồng Nai mà trong mấy ngày qua nhiều tỉnh thành trên cả nước nhiều cây xăng bỗng dưng “mất điện”, “hết hàng”! Đơn giản là họ chơi chiêu cũ: “găm hàng, chờ tăng giá”!
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược trong nền kinh tế. Giá cả của xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân vì trong tuyệt đại đa số các loại hàng hóa, chi phí xăng dầu chiếm tỉ lệ quan trọng. Việc tăng giá xăng tất nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dùng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, các chỉ số kinh tế xã hội khác như chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số an sinh xã hội… Vậy mà trong đời sống nhiều năm qua ở nước ta vẫn xuất hiện nhiều “tin đồn” xăng tăng giá. Điều đáng nói là những “tin đồn” tăng giá xăng dầu đều thành sự thực sau đó. Còn lần này “tin đồn” xăng sẽ tăng giá lan đi rất rộng và nó đã thành hiện thực – từ 17g hôm qua (13/8), giá xăng tăng 1.100 đồng/lít và các mặt hàng dầu cũng có mức tăng từ 500 - 800 đồng/lít, kg.  Đây là đợt tăng giá thứ 3 trong tháng 8. 
Chính phủ đã đưa ra lộ trình thị trường hóa giá cả xăng dầu, để các doanh nghiệp tự quyết định giá trên cơ sở cơ chế điều chỉnh điều giá xăng dầu đã được ban hành. Thị trường hóa giá xăng dầu là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên người tiêu dùng nếu tinh ý sẽ thấy lợi ích nhóm cũng đang chi phối trong việc điều hành giá xăng dầu, bất chấp những khó khăn cho người tiêu dùng, nhà sản xuất hàng hóa. Giá xăng tăng 1.100 đồng/lít thì rõ ràng các đơn vị sản xuất sẽ là người khốn khổ nhất và sau đó là người tiêu dùng. Xăng tăng giá cao như vậy, chắc chắn sẽ xảy ra cơn “bão giá” khi mà giá điện, nước, gas đang ở mức cao và rất cao. Trong khi đó nền kinh tế nước ta vẫn chưa khởi sắc sau khủng hoảng, hàng tồn kho cao, xuất khẩu đối mặt với quá nhiều khó khăn. Một cơn “bão giá” mới càng làm cho an sinh xã hội bị ảnh hưởng, đồng lương teo tóp lại và cuối cùng người dân phải gánh chịu.
Thị trường hóa giá cả xăng dầu là điều tất yếu, tuy nhiên giá mặt hàng chiến lược này phải được quản lý khoa học và hợp lý hơn. Bởi, trong nhiều tháng qua, giá xăng khi cần giảm lại giảm rất chậm so với thị trường thế giới, mức giảm được hầu như chỉ bằng ½ giá tăng. Dường như, động thái giảm chỉ để làm "đẹp lòng" dân. Ngoài ra, chiêu bài “chờ tăng giá” đã xảy ra nhiều lần, trong khi các cơ quan chức năng đều dọa “sẽ xử lý nghiêm” nhưng vẫn chưa thấy cây xăng nào bị “mất điện”, “hết hàng” bị phạt cả!
Một vấn đề khác, để giải bài toán độc quyền trong kinh doah xăng dầu, tại sao chúng ta không kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư kinh doanh xăng dầu? Thường những công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn, trường vốn, hoàn toàn có thể chịu đựng được những đợt tăng giá xăng dầu của thế giới. Khi đó thị trường xăng dầu trong nước sẽ có đối trọng và tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Bao giờ giá cả xăng dầu được điều hành minh bạch và đúng theo quy luật của nền kinh tế thị trường thì khi ấy mới không còn chiêu “găm hàng, chờ tăng giá”
Xăng tăng thêm 1.100 đồng/lít: Tiền - hậu bất nhất
Tin Nhanh Dầu tư Chứng Khoán
Việc DN xăng dầu điều chỉnh giá bán từ cuối chiều ngày 13/8 khiến không ít người thắc mắc về cơ chế điều hành giữa cơ quan quản lý và các DN. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, bắt đầu từ 17h ngày 13.8, xăng tăng 1.100 đồng mỗi lít và ...
Lại biết rồi, khổ lắm!Tiền Phong Online
Sẽ rút giấy phép cây xăng găm hàngTuổi Trẻ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (Chính phủ).  – Bộ Chính trị, Ban bí thư nghiêm túc tự kiểm điểm(TTXVN).  – Làm rõ các vấn đề liên quan đến một số Uỷ viên Bộ Chính trị (VNE).   – Bộ Chính trị hoàn tất tự kiểm điểm   –   (BBC).  – Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo (Chính phủ).

– Nguyễn Hưng Quốc: Lại chuyện thiếu lãnh đạo (VOA’s blog).

Vụ tiền polymer: Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh (BBC 13-8-12)  Security probe in spy sex scandal (SMH 14-8-12)

- Cáo buộc ‘tình ái’ trong vụ Securency   –   (BBC).  - Báo Úc tiết lộ: Tình ái và tình báo trong vụ hối lộ in tiền cho Việt Nam   –   (RFI).  – Thêm chuyện bê bối tình ái trong vụ tiền Polymer   –   (RFA).  – CHIẾN CÔNG CỦA ĐẠI TÁ ĐIỆP VIÊN KHÔNG KHÔNG THẤY    –   (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh   –   (BBC).   –Một quan chức thương mại vướng vào bê bối tình dục – gián điệp (SMH/ Ba Sàm). 

Tổng số lượt xem trang