Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Tái cơ cấu DNNN: mò mẫm

-Tái cơ cấu DNNN: mò mẫm-(TBKTSG) - Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã đề ra lộ trình khá rõ cho các doanh nghiệp thuộc nhóm 1 (Nhà nước nắm giữ 100% vốn) và nhóm 2 (sau cổ phần hóa nhà nước nắm giữ một phần vốn hoặc không nắm giữ). Riêng các doanh nghiệp nhóm 3 (thua lỗ kéo dài, phải tái cơ cấu lại nợ để chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc phá sản, giải thể) lại chưa thấy lối ra.

>>> Còn nhiều việc phải làm

>>> Chưa chạm đến cốt lõi của tái cơ cấu

Chưa định hết bệnh, làm sao bốc thuốc

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa so sánh tái cơ cấu DNNN như đoàn xe đang nối đuôi nhau trên đường. Xe nhóm 3 bị hỏng, cả đoàn bị ách tắc bởi không có doanh nghiệp nào hoạt động đơn độc, nằm ngoài mối liên kết lâu năm với thị trường, ngân hàng, đối tác… Tái cơ cấu được nhóm 3 không chỉ cứu chính họ mà còn bơm thêm sức sống lan tỏa cho các đối tác, ngân hàng có liên quan.

Nhưng hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp nhóm 3? Đang ở đâu? Thực trạng thế nào? Hướng giải quyết ra sao? Trong đề án tổng thể mới được Thủ tướng phê duyệt chưa thể hiện điều đó, ngoại trừ yêu cầu chung: “Tổng kết việc xử lý nợ của DNNN, khắc phục nợ dây dưa, chiếm dụng vốn không lành mạnh”.

Người ta trông chờ vào các đề án thành phần. Ông Lê Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trả lời trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đầu tuần trước, cho biết dự kiến sẽ có sáu đề án thành phần nhằm cụ thể hóa việc tái cơ cấu DNNN. Nhưng rà soát các dự thảo do Bộ Tài chính soạn thảo nhằm phục vụ đề án tái cơ cấu DNNN lại không thấy có văn bản nào tổng kết số lượng, thực trạng các doanh nghiệp nợ nần lớn, thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản hoặc thực tế đã phá sản nhưng chưa được giải quyết.

Một đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới DNNN trung ương cho biết số lượng các doanh nghiệp nhóm 3 sẽ ít nhưng vị này cũng thừa nhận phải đợi các tập đoàn, tổng công ty, DNNN nộp đầy đủ đề án tái cơ cấu mới nắm được số liệu thực tế. Ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC), một đầu mối xử lý nợ, hỗ trợ tái cơ cấu DNNN thua lỗ của Bộ Tài chính, nói với TBKTSG là  DATC cũng chỉ nắm được một phần thực trạng chứ không có bức tranh đầy đủ về công nợ tồn đọng hay tình trạng thua lỗ của DNNN.

Ở đây chưa đề cập đến việc nếu để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động báo cáo Bộ Tài chính số liệu thì liệu rằng con số ấy có đáng tin cậy không. Kinh nghiệm mới đây trong lĩnh vực ngân hàng là bài học nhãn tiền. Các ngân hàng báo cáo tỷ lệ nợ xấu tính đến hết ngày 31-5-2012 khoảng 4,47% tổng dư nợ, nhưng qua kiểm tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, số nợ này đã gấp đôi.

Mục tiêu: chi phí tối thiểu hay lợi nhuận tối đa?

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nhận định: “Tái cơ cấu phải trở thành nhận thức, nhu cầu thật sự của các DNNN thì hiệu quả mới đạt được”.

Liệu các DNNN có chủ động tái cơ cấu không? Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu tại một cuộc hội thảo hồi tháng 5 vừa qua, chất lượng nhiều đề án tái cơ cấu mà DNNN đã trình nặng về báo cáo thành tích, chung chung. Các ý tưởng, phương án tái cơ cấu không thuyết phục, chưa thực sự là tâm huyết của doanh nghiệp. Không đâu xa, nếu đọc kỹ đề án mà tập đoàn Điện lực (EVN) đã trình thì những gì ông Hiếu nói là đúng. Ngoài chuyện liệt kê thành tích, đóng góp, EVN chủ yếu đề xuất các phương án, cơ chế nhà nước hỗ trợ, xin tăng giá điện thay vì đi vào những vấn đề tồn tại, yếu kém trong quản lý doanh nghiệp và nguy cơ thua lỗ, phá sản. Hoặc muốn biết số doanh nghiệp nhóm 3 của tập đoàn Sông Đà, phải nhìn vào kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố hồi tháng 5, chứ trong đề án tái cơ cấu của tập đoàn này không thể hiện.

Thực ra, với các DNNN thua lỗ song tiềm năng còn nhiều thì việc xử lý nợ, hay sáp nhập, mua bán sẽ không khó và thị trường chắc chắn không bỏ qua. Cái khó nằm ở chỗ các DNNN đã thua lỗ nặng nề, đáng lẽ phải xử lý, phá sản hoặc thực hiện tái cơ cấu từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa làm hoặc chưa giải quyết triệt để (như một số công ty con của Vinashin, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam…). Ông Thường nói rằng: “Chính sách của Nhà nước phải tạo áp lực cho cả ngân hàng cho vay và doanh nghiệp đang mắc nợ”.

Kinh nghiệm cho thấy, ngoài việc thiếu hàng loạt hành lang pháp lý để xử lý nợ, xử lý doanh nghiệp thua lỗ, Nhà nước cũng thiếu những biện pháp mạnh tay để giải quyết triệt để số doanh nghiệp này, khiến cho nó tồn tại kiểu sống “thực vật” quá lâu. Đặc biệt, yêu cầu “bảo toàn vốn nhà nước” hay mệnh lệnh “không làm thất thoát tài sản nhà nước” khiến cho các doanh nghiệp nhóm 3 nhiều khi “chết” mà không đem “chôn” được, cũng không thể làm sống lại.

“Như ở nhiều tập đoàn hay tổng công ty đầu tư ra ngoài hàng chục, hàng trăm tỉ đồng. Trước đây họ góp vốn ít nhất bằng mệnh giá cổ phần, hoặc cao hơn, thì nay giá thị trường cổ phần đã xuống rất thấp, thậm chí rẻ hơn cả cốc trà đá vỉa hè, nếu cứ tuân thủ yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước khi thoái vốn thì không thể tái cơ cấu được”, ông Thường đưa ra ví dụ.

Theo ông Thường, chỉ khi nào chúng ta đặt ra mục tiêu tối thiểu hóa chi phí khi xử lý nợ doanh nghiệp để tái cơ cấu, thay vì tối đa hóa lợi nhuận, thì mới giải quyết được vấn đề. Ông nói thêm, trong một số trường hợp doanh nghiệp hay ngân hàng vì lợi ích khác nhau khó có thể đồng thuận với việc xử lý tài chính để tái cơ cấu thì Nhà nước cần có cơ chế riêng và biện pháp can thiệp mạnh tay để đạt được mục tiêu chung.

@--Tái cơ cấu DNNN: mò mẫm

***************************

@-Khai báo, giám sát nợ xấu có vấn đề-Số nợ xấu bao nhiêu hiện nay không ai biết chính xác, rõ ràng là công tác khai báo và giám sát nợ xấu đang có vấn đề nghiêm trọng.

Đó là quan điểm của Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành trước việc có quá nhiều con số về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

6 tháng đầu năm một số NHTM vẫn lãi lớn. Phải chăng là các NHTM làm đẹp bản báo cáo tài chính, lấy lãi khủng che nợ xấu?

Số nợ xấu bao nhiêu hiện nay không ai biết chính xác. Đầu năm, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trả lời là 3%, rồi kỳ họp thứ 3, Quốc hội XIII lại nói là 10%. Rồi NHNN lại cho cơ quan thanh tra giám sát vào cuộc và công bố nợ xấu đến cuối tháng 3 là 8,6%. Rõ ràng là công tác khai báo và giám sát nợ xấu đang có vấn đề nghiêm trọng.

Tại sao nợ xấu của các NHTM lại không minh bạch. Cái này chúng ta phải trở lại quy định việc trích dự phòng rủi ro cho các hạn nợ xấu. Như nợ thuộc nhóm 4 (nghi ngờ) thì phải trích dự phòng rủi ro lên 50%, còn nợ thuộc nhóm 5 (khả năng mất vốn) thì phải trích dự phòng rủi ro 100%. Do vậy nếu che được nợ xấu thì không phải trích dự phòng rủi ro.

Tôi tin rằng nếu như làm đằng thẳng và khai báo, trích lập dự phòng rủi ro thì lợi nhuận khối NH không thể lên tới cả nghìn tỷ.

Hiện nay tổng dư nợ tín dụng là 2,7 triệu tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của hệ thống NH chỉ 220.000 tỷ đồng. Trong khí đó trần tình của NHNN nợ xấu của các TCTD là hơn 202.000 tỷ đồng. Thế thì nợ xấu đang ăn mòn vốn của NHTM rồi.

Bản thân các NHTM đưa ra lý lẽ nợ xấu do nền kinh tế xấu đi, sản xuất đình trệ, bất động sản lay lắt, do vậy NHTM bị hệ lụy? Ông có đồng tình về cái lý đó không?

Thực tế nói rằng, nếu như DN vay lãi suất 10% thì còn cố kinh doanh được, chứ vay lãi suất 15% thì hoạt động cầm chừng, còn lãi suất 18- 20% là NH "bóp cổ” DN. Chỉ 50% các khoản vay cũ được đưa về lãi suất 15%. Có nghĩa là hàng nghìn hợp đồng khác có lãi vay trên 15%. Do vậy hệ thống NHTM cho cộng đồng DN "uống thuốc độc bằng lãi suất cao”. Thấm vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm khiến giá không hạ được dù tồn kho ngày một nhiều.

Cái lợi của NHTM thời gian trước đang tụ lại và chuyển thành khó khăn trong ngày hôm nay cho hệ thống NH. Lỗi của NH là thời gian qua chạy theo lợi nhuận trước mắt cho vay tiền lãi suất cao ngất ngưởng, xông vào DN mà cho vay trong khi không tính được tình cảnh của người cho vay nếu như gặp biến cố sẽ ra sao. Thậm chí nếu tính được thì NH cũng lấy lãi suất cao để bù vào phần rủi ro. Do vậy, lý của NH đưa ra không chuẩn.

Thêm nữa cũng do NHNN "nuông chiều” các NHTM. Khi lãi suất các NHTM đưa ra cao quá thì NHNN phải can thiệp để lãi suất ổn định chứ. NHNN nhìn thấy cảnh một số NHTM tự thỏa thuận lãi suất với khách hàng song vẫn làm lơ. Chính sách lãi suất của NHNN thì luôn chạy theo NHTM, do vậy, luôn không ổn định, điều đó làm cho DN không đưa ra được kế hoạch sản xuất dài hạn của mình.

Lãi suất là huyết mạch của nền kinh tế mà không bình ổn được gây khó cho cả nền kinh tế.

Thưa ông, theo một thống kê mới nhất thì 42% nợ xấu của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) (Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Eximbank, ACB, Quân đội, Nam Việt …) là những khoản có thể mất trắng. Trong khi đó, các "ông lớn” như Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu của nhóm này. Ông bình luận gì?

Đây là điều dễ giải thích. Thứ nhất, Vietcombank, Vietinbank… thuộc nhóm NHTM quốc doanh. Có Nhà nước nắm cổ phần, lắm khi họ nhận được chỉ đạo: cho DN này vay, cho DN kia vay. Những NH này là bình sữa lớn của DNNN. Đồng thời, DNNN đến vay là sẽ được gật đầu đồng ý ngay mà không cần thẩm định dự án, phương pháp kinh doanh. Thêm vào đó, DNNN vay được rồi nhưng lại không lên được phương án kinh doanh, trả nợ cũng chẳng ai "sờ gáy”.

Nhưng quan trọng hơn hết là cách thức hoạt động của NHTM hiện nay là yếu tố hình thành nợ xấu. NHTM nhìn vào sổ xanh sổ đỏ, nhất thân nhì quen để cho DN vay. Do vậy xảy ra tình trạng cho vay vào lĩnh vực không đúng định hướng sản xuất. Sổ đỏ đáng giá 10 tỷ thì NHTM thẩm định cho 20 tỷ. Đáng cho vay 50% giá trị tài sản thế chấp nhưng thả tay lên tới 70 -80% giá trị. Chính các "ông lớn” đã coi thường khả năng quản trị rủi ro của mình. Không xem kế hoạch kinh doanh của DN trước khi cho vay.

Hơn nữa vốn của NHTM không là nguồn vốn dài hạn, thường là vốn ngắn hạn. Những tài khoản không thời hạn, hôm nay gửi mai rút, kỳ hạn ngắn song các NHTM lại dùng tiền này để cho vay trung và dài hạn. Các quy tắc kinh doanh bị phá vỡ ắt hình thành rủi ro. NHTM huy động trong nhân dân bao nhiêu rồi lại cho vay lại bấy nhiêu là giết chết nền kinh tế.

@-Khai báo, giám sát nợ xấu có vấn đề

*************************

Thu ngân sách Nhà nước giảm mạnh (NĐT). - Thông tin chưa thông nên số hoàn thuế còn ít(SGTT).
Nếu chậm sẽ lạc nhịp (TBKTSG).
- Nhận định đúng để có chính sách phù hợp (Chinhphu.vn).
- Đầu tư công có “hình thù” gì? (TBNH/Stox).
- ‘Ăn’ 6% lãi suất, ngân hàng vẫn chê ít (ĐV).  - Ngân hàng “đua” hút khách trước tin lãi suất giảm tiếp(VnMedia).- Phỏng vấn TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên quản lý kinh tế Trung ương: Xử lý nợ xấu, nhanh cũng phải 2 – 3 năm (ĐTCK). – Phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành:Nhiều ngân hàng thương mại: Lãi “khủng” có che được nợ xấu (ĐĐK). – “Bóng ma” tín dụng đen(Petrotimes).
“Cơ hội tốt để bỏ trần lãi suất huy động” (ĐTCK).
- Khuyến mãi kiểu… ăn bớt (ĐV).
- Ồ ạt mở bán dự án (TN).

Sao lại để người ta lợi dụng?
(TBKTSG) - Thông tin về việc EVN ép giá mua điện của các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước đến rẻ mạt, trong khi lại chấp nhận mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2, 3 lần, khiến người dân không khỏi vừa bức xúc, vừa chạnh lòng. Cảm xúc đó không hẳn do giữa hai nước đang có những mâu thuẫn gay gắt về chủ quyền biển đảo. Đúng hơn, người ta có cảm giác đại gia ngành điện chỉ giỏi ăn hiếp đồng bào; còn khi đi ra làm ăn với nước ngoài thì hoàn toàn lép vế, chịu thua thiệt.

Sống chung với ‘bão’ giá (ĐV).
- Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới (VOV).

- Biến đổi khí hậu tác động đến tăng trưởng kinh tế (VEN).
- Trung Quốc đang thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ? (VOV).
- Berlin cảnh báo EU đừng nên quá phụ thuộc vào Đức (TTXVN).

 

- Ô nhiễm môi trường vì khu công nghiệp (VOH).


- Khởi tố vụ án chiếm đoạt tài sản tại Muaban24 Lào Cai (VTV).- Khám xét, triệu tập phó giám đốc muaban24 Lào Cai (TT).  - Khởi tố vụ chiếm đoạt tài sản tại Muaban24 Lào Cai (TTXVN).  - Muaban24 thu 600 tỉ đồng một năm, đầu não ăn chia như thế nào…? (Petrotimes).  -Vụ Muaban24: Chết vì “hoa hồng” và “chém gió” (DT).  - Còn bao nhiêu “Muaban24″? (LĐ/VNN). - Khởi tố vụ án chiếm đoạn tài sản tại nhiều chi nhánh của Muaban24 (NLĐ). – Hàng trăm người bị lừa mua gian hàng ảo của muaban24 (TN). – Khởi tố cả ban lãnh đạo MB24 chi nhánh Phú Thọ (TT).

- Vụ UBND tỉnh Bình Thuận bị kiện: Tòa tỉnh xử tỉnh thắng kiện (SGTT).
- Công ty đem tiền ngân sách… gửi lấy lãi (DV).
- Hạt trưởng Kiểm lâm chở gỗ lậu trên xe “biển xanh” (CAND).

- “Bí mật” ở nhà máy lọc dầu Dung Quất (TP).
- Bỏ hoang đất “vàng” tràn lan (TP).

 

- Nữ đại gia Diệu Hiền sắp về nước (VNE).- Vắng đại diện của BIDV – Bianfishco chưa thể thay đổi cổ đông (SGGP). Đại gia Diệu Hiền tăng 2kg sau 5 tháng trị ung thư

 
- Xây dựng Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia (QĐND).
- Tái cấu trúc doanh nghiệp phải là một cuộc cải cách tổng thể (VOV).
- Hai nghịch lý từ một cuộc họp – (Nguyễn Vạn Phú).

- Giá xăng: Nghịch lý buồn (NLĐ). – Mô hình trạm xăng tự phục vụ – Tại sao không? (DT).
- Xuống tiền mua BĐS vẫn khó (DĐDN). – Địa ốc Bình Dương: Tiền tỉ chôn vùi! (NLĐ).
- Ba cú tăng giá “thiêu rụi” doanh nghiệp (PLTP).

- Đổ nợ vì tôm (NLĐ).
- Buổi xế bóng nước mắm Phú Quốc: Tây cứu… nước mắm! (SGTT).
- Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh: Thiên thứ mười hai – Hỏa công (Stox).
- “Thượng đế” hỏi nhưng không được trả lời (PNTP).
- Một trung tá cảnh sát giao thông bị đâm thủng ruột (NLĐ).  - Hai CSGT bị truy tố vì nhận tiền mãi lộ(VNN).
- Hai CSGT bị truy tố vì nhận tiền mãi lộ (VOV).


Hàng cấm tuồn qua cửa khẩuHàng tấn ngà voi được chuyển từ châu Phi về Việt Nam, trong khi gỗ quý dưới vỏ bọc là các mặt hàng thông thường được tuồn ra nước ngoài.

Tổng số lượt xem trang