Trong khi mức giá của dâu tây Đà Lạt từ 100.000 đến 170.000 đồng/kg thì tại một số điểm bán ở TP HCM, giá chỉ 50.000-60.000 đồng. Nhiều người tiêu dùng nghi, đây là dâu tây Trung Quốc.
Dâu tây giá rẻ bày bán trên nhiều tuyến đường
>> Dân Hồng Kông "tẩy chay" dâu tây Trung Quốc
>> 11.000 học sinh Đức bị ngộ độc là do dâu tây Trung Quốc
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (quận Thủ Đức) khẳng định: Trong danh mục hàng hóa về chợ không có dâu tây Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại thị trường TP.HCM vẫn có nhiều điểm bán dâu tây trên các tuyến đường Trần Huy Liệu, Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận), Nguyễn Thông (quận 3) và một số chợ lẻ, người bán giới thiệu là dâu tây Đà Lạt, có nơi bán giá 130.000 - 170.000đ/kg nhưng cũng có nơi bán chỉ 50.000 - 60.000đ/kg. Trên nhiều trang mạng cũng rao bán dâu tây Đà Lạt, dâu Pháp, Nhật, Úc, New Zealand… "cam kết" giá rẻ hơn giá thị trường.
Chị Trâm - bán dâu tây Đà Lạt tại số 199 Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) có nhà vườn tại Đà Lạt chuyên trồng dâu tây và phân phối hàng cho một số điểm bán ở TP.HCM, cho biết: Thời điểm này đang trái mùa, dâu tây Đà Lạt không thể có giá đó. Tại điểm bán của chị, mỗi ngày cũng chỉ có khoảng 10 - 20kg dâu tây bán theo từng loại 1, 2, 3 với giá lần lượt là 170.000 đồng, 150.000 đồng, 130.000 đồng. Dâu tây Đà Lạt có giá khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg khi vào mùa (trừ các tháng 8, 9, 10).
Giới chuyên doanh dâu tây Đà Lạt khẳng định, ở thời điểm này, dâu tây có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg chắc chắn là dâu Trung Quốc. Không chỉ riêng chợ đầu mối phân phối trái cây cho thành phố, có nhiều công ty nhập trái cây ngoại về không qua chợ mà phân phối trực tiếp đến các điểm kinh doanh nên dâu tây Trung Quốc có thể ra thị trường từ nguồn này.
Tại các siêu thị, ngoài dâu tây Đà Lạt (giá 100.000 - 200.000 đồng/kg) còn có bán dâu tây Mỹ, New Zealand giá 250.000 - 300.000đ/kg, không bán dâu tây Trung Quốc.
Theo chị Trâm, dâu tây Đà Lạt có hai loại là dâu hương (còn gọi là dâu Pháp) ruột mềm, vị ngọt, vỏ màu hồng nhạt và dâu đá trái cứng, vị chua, vỏ màu đỏ. Dâu Đà Lạt có trái to, trái nhỏ, vỏ sần sùi, trong khi dâu tây Trung Quốc trái to đều nhau, vỏ mướt; màu đỏ tươi; cuống, lá to; ruột bở xốp chứ không mềm giòn, mọng nước như dâu tây Đà Lạt.
Norovirus là một nhóm siêu vi khuẩn gây ra chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, nếu đã bám trên quả dâu tây thì sẽ không rửa sạch được. BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam), cho biết: "Về mặt y khoa, rửa chỉ để làm sạch bụi bẩn bám trên trái cây chứ không diệt khuẩn được. Tuyệt đối không được dùng thuốc tím để sát khuẩn rau, quả vì thuốc tím không được rửa sạch, còn tồn dư trên rau, quả sẽ gây ung thư".
Trước đó, tại Đức, sau khi ăn dâu tây nhập từ Trung Quốc, hơn 11.000 học sinh đã bị nhiễm độc với các dấu hiệu như tiêu chảy cấp, nôn mửa. Công ty nhập khẩu loại dâu tây này sau đó phải xin lỗi và cam kết bồi thường cho các nạn nhân.
Theo Phụ Nữ TP.HCM
.- Rau Trung Quốc nhiễm độc E.coli gấp 110 lần (DV).(Dân Việt) - Hai mẫu tại gian hàng rau quả của bà G. ở chợ đầu mối Hòa Cương, Đà Nẵng nhiễm E.coli vượt giới hạn cho phép.
Trong đó mẫu đậu côve bị nhiễm E.coli gấp 2,4 lần cho phép, xà lách nhiễm E.coli gấp 110 lần cho phép.
-Hóa chất có trong nho, lựu gây vô sinh
Một người dân đang chọn mua lựu có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.
Phát hiện nhiều loại ớt Trung Quốc gây ung thư
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư
Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư
Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.
Diệt nấm, diệt cả sức khoẻ người dùng
Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau củ quả. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.
Đối với benomyl kích ứng da có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với benomyl trong công nghiệp, trồng hoa, hái nấm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho chó ăn benomyl trong khẩu phần ăn trong ba tháng cho thấy thay đổi chức năng gan ở liều cao nhất (150mg/kg). Khi tiếp xúc thời gian dài với hóa chất gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan. Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.
Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới phân loại độc tính, tebuconazole được liệt kê thuộc độc tính nhóm 3. Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết của tebuconazole, nên hóa chất này được xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường châu Âu.
Hoa quả độc nhưng tiêu thụ... rất nhanh
Mặc dù biết những tác hại của chất diệt nấm thực vật với sức khoẻ con người, nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên các chủ hàng vẫn sẵn sàng sử dụng hóa chất với nồng độ vượt mức cho phép để bảo quản rau củ quả, nhất là đối với rau, quả nhập từ Trung Quốc.
Dù cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng hiện nay trái cây Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường nước ta, không chỉ ở các chợ, lề đường mà còn có cả trong các siêu thị như bắp cải, khoai tây, táo, lê, lựu... Những loại hàng này độc nhưng lại tiêu thụ nhanh, bởi biết cách đánh vào thị hiếu người tiêu dùng là giá rẻ và hình thức bắt mắt.
Nguyên tắc dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy trình quy phạm, phải có thời gian phân hủy thuốc, rã thuốc. Nói chung với các hóa chất đều có quy định thời gian phun và thu hoạch. Nên sử dụng những chế phẩm diệt nấm thành phần thiên nhiên thân thiện môi trường và thân thiện sức khoẻ con người như các chế phẩm, keo chế từ vỏ tôm cua để phun bảo quản trái cây...
Còn khi hoa quả bị bệnh nặng thì mới nên dùng những thuốc diệt trừ sâu có nồng độ cao, nhưng tuyệt đối phải tuân thủ đúng quy tắc phun thuốc và thời gian thu hoạch bán ra thị trường.
Không chỉ có mặt tại các chợ mà những loại quả như nho, lựu, mận đen… bị phát hiện chứa quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật còn có mặt trên những xe hàng rong ở nhiều ngả đường trong thành phố. Người bán cũng không ngại giới thiệu: “Đây là trái cây Trung Quốc”, bao bì bọc trái cây cũng in chữ Trung Quốc. Dọc con đường từ Phan Văn Trị tới Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM, đường Trường Chinh (quận Tân Bình)… lũ lượt xe hàng rong lớn nhỏ bán mận tươi với giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, lựu tươi còn trong vỏ xốp giá 25.000 - 45.000 đồng/kg tùy loại trắng và hồng.
(Theo Kienthuc)
Chớ dùng dầu ăn giá rẻ!--Nhập thức ăn gia súc về... bán cho ngườiMột số doanh nghiệp tại TP HCM nhập gà thải từ Hàn Quốc về theo đường chính ngạch để cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị. Đây là gà không còn giá trị dinh dưỡng, chỉ dùng chế biến thức ăn gia súc.
-- Gà loại thải làm thức ăn cho… chó (DV).
- – Táo, lê TQ vào VN giá…4000 đồng/kg (TT).TT - Táo, lê, lựu... nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào thị trường VN với giá chỉ chưa đến 4.000 đồng/kg. Với mức giá rẻ mạt như vậy, trái cây TQ đã có mặt khắp thị trường VN.
>> Trái cây Trung Quốc đổ về miền Tây
>> Gần một nửa rau quả nhập khẩu là hàng Trung Quốc
>> Phù phép nho Trung Quốc
>> Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường
>> Gần một nửa rau quả nhập khẩu là hàng Trung Quốc
>> Phù phép nho Trung Quốc
>> Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường
Táo Trung Quốc bày bán trên đường Lê Văn Lương, Q.7, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Theo ban quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), mỗi đêm tại đây tiếp nhận 2.800-3.000 tấn rau quả, trong đó 20-30% là trái cây ngoại nhập, chủ yếu từ TQ.
Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, Hóc Môn, trái cây về được tập kết tại khu vực hàng lạnh. Ở đây, mỗi đầu mối có một quầy nhỏ giới thiệu mặt hàng bán từng đêm, phía sau quầy là các xe container trữ lạnh đủ loại trái cây như nho, lựu, táo, lê, mận đỏ, cam... vẫn còn đóng kiện, thùng đầy ắp. Trái cây TQ được đóng trong các thùng cactông nặng khoảng 10kg/thùng, có hình ảnh nhãn mác bằng chữ TQ, một số thùng có thêm chữ VN.
Thuyết phục mãi, ông T. - một đầu mối nhập khẩu rau quả TQ tại chợ Thủ Đức - mới cho chúng tôi xem tờ khai hải quan lô hàng mà ông vừa nhập về hồi cuối tháng 9 vừa qua. Hóa đơn ghi một đơn hàng gồm 6 tấn táo và 7 tấn lê có xuất xứ từ Vân Nam (TQ) với giá 160 USD/tấn (khoảng 3.400 đồng/kg). Ông T. cho biết thêm đa số các loại trái cây TQ đều có giá khá mềm. Ngoài lê, táo thì lựu chỉ có 3.700 đồng/kg, còn cam khoảng 5.000-6.000 đồng/kg. Khi được hỏi vì sao trái cây TQ nhìn rất đều và đẹp mà lại có giá “bèo” đến vậy, ông T. chỉ giải thích giá này được các thương lái TQ chào hàng cố định từ nhiều tháng qua.
“Giá mua rẻ nhưng phải tốn tiền vận chuyển hơn 30 triệu đồng/xe từ biên giới về chợ nên mỗi ký trái cây phải cộng thêm ít nhất 1.200 đồng tiền xe, chưa kể các chi phí khác nên giá bán ra cũng đội lên nhiều” - ông T. cho hay. Trong khi đó, một chủ vựa tên Minh cũng tại chợ này khẳng định trái cây TQ thường có quanh năm với số lượng dồi dào là do hàng có thể trữ trong kho nhiều tháng, sau đó mới xả hàng đi các nước.
Ông T.N., một đầu mối tại chợ Hóc Môn, cho biết mỗi ngày nhập 20-30 tấn/trái cây về để bỏ mối cho các chủ vựa. Theo ông T.N., mỗi thùng hàng có thể lời 15.000-20.000 đồng (10kg). “Nhưng khi chợ ế cũng phải giảm lời xuống còn 5.000-10.000 đồng/thùng, thậm chí ký gửi bán hàng giùm cũng có” - chủ vựa này cho biết thêm.
Theo TS Lương Ngọc Trung Lập, trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn quả miền Nam, một số trái cây TQ rẻ do đang vào mùa thu hoạch. Không như ở VN, diện tích trồng các loại trái cây của TQ rất lớn nên vào mùa thu hoạch đưa ra thị trường một lượng sản phẩm khổng lồ mà thị trường nội địa không tiêu thụ hết. Trái cây TQ lượng nhiều nhưng chất lượng không cao, khó cạnh tranh được với trái cây các nước ôn đới tại các thị trường cao cấp nên họ chọn cách xuất khẩu sang các nước dễ tính và có chung đường biên giới như VN, Lào, Campuchia... với giá rẻ.
GS Nguyễn Quốc Vọng (ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ trước giá trái cây TQ. Ông Vọng cho rằng không riêng hàng nông sản mà nhiều mặt hàng TQ khác đều đi theo chính sách giá rẻ nên gây nhiều khó khăn cho hàng cùng loại tại các nước nhập khẩu. “Tuy nhiên với giá rẻ tới mức chỉ chưa đến 5.000 đồng/kg thì có thể còn do thỏa thuận giữa người mua và người bán để né thuế” - GS Vọng nhận định.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, các tờ khai hải quan tại phía VN đều ghi rõ trái cây TQ là mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo cam kết về chính sách thương mại giữa Chính phủ VN và TQ. Nhưng cũng từ các tờ khai này cho thấy hầu hết các lô hàng nhập khẩu được kiểm tra cảm quan chứ không được kiểm tra dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
TRẦN MẠNH - DŨNG TUẤN
Nhiều vụ trái cây Trung Quốc vi phạm an toàn thực phẩm
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), trong đợt kiểm tra từ ngày 10-8 đến 10-9 đã phát hiện bốn mẫu trái cây tươi TQ có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép, vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, một mẫu mận tươi chứa carbendazim, hai mẫu nho có dư lượng difenoconazone và một mẫu lựu có chứa tubeconazone và carbendazim. Trước đó, trong đợt kiểm tra từ ngày 10-7 đến 10-8 Cục BVTV cũng đã phát hiện các mẫu nho và khoai tây TQ có dư lượng thuốc BVTV cao gấp 3-5 lần mức cho phép.
Cục BVTV cho biết đã nâng tần suất kiểm tra các mặt hàng vi phạm từ 10% lên 30%, đồng thời giữ các lô hàng trên tại cửa khẩu đến khi có chứng nhận kết quả đạt an toàn mới cho nhập khẩu vào VN, lô hàng nào vi phạm sẽ buộc phải tái xuất. Nếu tiếp tục phát hiện vi phạm sẽ nâng tần suất kiểm tra mặt hàng này lên 100%.
|
Lỗ hổng quản lý
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP.HCM cho biết qua kiểm tra các lô hàng trái cây TQ từ các chợ đầu mối đều có bao gói, ghi nhãn, có hồ sơ (tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm). Tuy nhiên giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ kiểm tra về cảm quan bên ngoài chứ không được kiểm tra về dư lượng các chất BVTV. Do đó cơ quan này thường xuyên phải đi lấy mẫu trái cây và rau củ tại chợ đầu mối để phân tích dư lượng hóa chất.
Một điều bất cập trong công tác quản lý chất lượng trái cây nhập khẩu là sau khi lấy mẫu thì các chủ hàng vẫn được bán bình thường. Phải mất ít nhất hai giờ sau khi lấy mẫu đoàn kiểm tra mới có kết quả phân tích định tính xem có dư chất hay không và để phân tích định lượng phải mất nhiều thời gian hơn, có khi 1-3 ngày. “Trong trường hợp phát hiện lô hàng có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép thì cũng chỉ có cách thông báo cho chủ hàng và ban quản lý chợ, còn lô hàng họ đã bán hết từ lâu”, một cán bộ Chi cục BVTV TP.HCM cho biết.
|
-Ăn thịt heo bị tiêm thuốc an thần có nguy cơ mục xương, ung thư tủy?
-Nguy cơ ngập tràn hàng thải loại từ Trung Quốc
Theo các chuyên gia, không chỉ làm dấy lên mối lo về chất lượng, hàng nhập từ Trung Quốc còn có thể biến Việt Nam thành "bãi phế thải" công nghệ của nước này.
>Xuất siêu: đáng mừng nhưng vẫn phải lo
>Cam siêu rẻ tràn phố Hà Nội
"Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng ta mất 20,7 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng chỉ thu về 9,4 tỷ USD hàng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều rất đáng quan tâm", chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Ông nói rằng nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 83,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kỷ lục 20,7 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 11,3 tỷ USD.
Tỏi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: NLĐ
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc là bạn hàng lớn do đặc điểm địa lý là nước láng giềng. Hơn nữa, nhìn vào tỷ lệ nhập siêu trong cơ cấu các mặt hàng, có đến 2/3 là nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam, nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước.
Hiện nay tại các chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành, hàng Trung Quốc nhờ có giá rẻ nên được bày bán tràn ngập. Chị Thanh (quận 3, TP HCM) cho biết cuối tuần, gia đình chị ghé vào một siêu thị lớn ở quận 10 mua sắm đồ dùng gia đình. Dạo một vòng qua các quầy hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, chị cảm thấy bất ngờ bởi từ hộp đựng tăm, ống đựng chén đũa, hộp đựng giấy đến chén bát, ly tách… đều xuất xứ từ Trung Quốc. "Đến lúc tìm mua cái kẹp càng cua, tôi chọn sản phẩm, coi giá cả thấy ưng ý nhưng khi nhìn xuất xứ tất cả đều là 'made in China'", chị Thanh nói.
Ở góc độ vĩ mô, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc là điều đáng lo. Nhập siêu năm nay giảm, nhưng nhập từ Trung Quốc lại tăng cho thấy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa nước bạn. "Lệ thuộc đầu vào từ các thị trường khác đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn", ông nhận xét.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra hai mối nguy cho Việt Nam. Đó là hàng hóa thực phẩm, ăn uống, trái cây giá rẻ tràn vào nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng. "Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang có chiến lược "đẩy" hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ thành "bãi phế thải" công nghệ của họ", ông Phong cảnh báo.
(Theo Người Lao động)
- Bóc trần bí mật cam siêu rẻ giá 10.000 đồng/kg Giá cam sành Sài Gòn xịn khoảng 40.000 đồng/kg, song trên thị trường đang xuất hiện loại cam giá siêu rẻ chỉ 5.000-15.000 đồng. Vậy loại cam này có xuất xứ như thế nào, vì sao có giá "bèo" như vậy?
Trong nhà hàng, quán cà phê, mỗi cốc nước cam ép có giá không dưới 30.000 đồng. Theo nhiều người kinh doanh, một cân cam khoảng 4-5 quả, vắt được 4 cốc nước có pha thêm đường. Giá mỗi cân cam sành loại ngon tại chợ hiện nay đã khoảng 40.000 đồng, trong sạp đắt hơn, tính ra 1 quả gần 10.000 đồng. Song tại Hà Nội, có nhiều hàng hoa quả rong đang bán cam với giá cực “bèo”, chỉ 10.000-15.000 đồng/kg, bằng 1/3, thậm chí 1/4 so với hàng bán tại sạp. Thậm chí, một số sạp hàng bán dọc quốc lộ 32 còn treo bảng: cam 5.000 đồng/kg, rất thu hút người mua.
Loại cam này xuất hiện nhiều nhất tại các tuyến quốc lộ 32 đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch- Cầu Diễn và các đường lân cận như Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính…Mỗi cân cam này khoảng 4-6 quả, láng mịn và theo quảng cáo của người bán, là cam Hà Giang chính hiệu. Một người bán hàng tại đường 32, đối diện chợ Cầu Diễn cho biết, giá 10.000 đồng/kg, nên phù hợp với cả sinh viên, học sinh và những người thu nhập thấp. Anh kể, mỗi ngày cũng bán được khoảng 30-40 kg, từ khoảng 8h sáng đến 22h đêm.
Chị Ly, kinh doanh hoa quả tại chợ Ngọc Khánh cho hay, loại cam có giá 40.000-60.000 đồng bán tại sạp được giới buôn hoa quả gọi là cam sành Sài Gòn. Hiện, giá mỗi kg dao động khoảng 30.000-40.000 đồng, nhưng là hàng ngon và chất lượng. Còn loại cam bán tràn lan trên đường có giá 5.000-12.000 đồng/kg nói trên, là cam Trung Quốc. “Cam này vỏ mỏng, láng mịn và quả không quá to, bổ ra không có hạt, nước nhiều”, chị Ly cho biết.
Sáng nào cũng lấy hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên về bán, chị Ly nói thêm, camTrung Quốc được đóng theo thùng giấy hoặc tre. Giá bán tại chợ đầu mối khoảng 100.000 đồng/thùng 17-18 kg. Tính ra, mỗi kg chỉ khoảng 6.000 đồng. Loại héo, vàng, mua tại chợ đầu mối, có khi giá chỉ khoảng 3.000-4.000 đồng/kg. “Về bán rong trên đường với giá 10.000-15.000 đồng/kg vẫn lãi. Đấy là chưa kể đến chuyện cân điêu, cân thiếu”, chị Ly tiết lộ.
Cô Hoài, một người bán hoa quả tại chợ Cầu Giấy cho biết, không khó để phân biệt cam sành Sài Gòn hàng Việt Nam và cam Trung Quốc “đội lốt” cam Hà Giang. Cụ thể, cam sành màu xanh, vỏ hơi dày, có nhiều hạt, quả khá to, nặng tay, hơi dẹt. Còn ngược lại, loại cam Trung Quốc giá “bèo” bán tràn lan ngoài đường quả không quá to, vỏ mỏng, trơn láng, đặc biệt bổ ra sẽ không có hạt.
“Cam Trung Quốc này, khi chín có màu vàng, giới buôn hoa quả gọi là quýt chum”, cô Hoài tiết lộ.
Còn mùa cam Hà Giang, theo tiểu thương này, sẽ rộ lên từ khoảng tháng 11 dương lịch. Giá cam Hà Giang khi vào mùa cũng rẻ, nhiều khi chỉ 10.000 đồng/kg, nhưng là hàng Việt Nam nên khá an tâm về chất lượng vì không có chất bảo quản. “Còn cam Trung Quốc, rẻ nên chắc cũng không nhiều chất bảo quản đâu, nhưng cứ đề phòng, vì hoa quả Trung Quốc vô chừng lắm”, cô Hoài cho biết.
Hình ảnh cam giá rẻ bán tràn lan tại Hà Nội:
Loại cam được quảng cáo là cam Hà Giang giá rẻ được bán tràn lan tại các vỉa hè đoạn đối diện chợ Cầu Diễn trên quốc lộ 32.
Giá bán mỗi kg cam phổ biến 10.000-15.000 đồng.
Có nhiều loại cam, nhưng người bán chia ra cam vàng, cam xanh. Giá cam vàng, xanh quả nhỏ 10.000 đồng/kh, cam xanh loại to hơn 15.000 đồng/kg, và không chấp nhận mặc cả.
Không chỉ bán tại sạp, nhiều người còn chất lên xe thồ đi bán rong. Những hàng bán rong này xuất hiện nhiều tại khu nghĩa trang Mai Dịch, Trung Kính...
Thậm chí, có loại cam nhỏ, giá bán chỉ 5.000 đồng, bằng 1/8 giá cam sành xịn.
Tuy nhiên, theo nhiều người có thâm niên bán hàng hoa quả, "cam sành Hà Giang" giá siêu rẻ nói trên là hàng Trung Quốc. Tại chợ Long Biên, cam đóng hộp tre 17-18 kg/hộp, giá phổ biến khoảng 100.000 đồng.
Nhiều người bán cam còn bán kèm theo nhiều loại quả khác như hồng vuông...
... dưa vàng. Đây cũng là hàng Trung Quốc.
Mùa cam Hà Giang chính hiệu, theo những người buôn hoa quả, là khoảng tháng 11 dương lịch tới Tết âm lịch. Và một trong những đặc điểm để phân biệt cam Trung Quốc và Việt Nam, là cam Trung Quốc vỏ mịn, láng và không có hạt.
MẠNH CƯỜNG
Theo Infonet
>Cam siêu rẻ tràn phố Hà Nội
"Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng ta mất 20,7 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng chỉ thu về 9,4 tỷ USD hàng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều rất đáng quan tâm", chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Ông nói rằng nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 83,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kỷ lục 20,7 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 11,3 tỷ USD.
Tỏi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: NLĐ
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc là bạn hàng lớn do đặc điểm địa lý là nước láng giềng. Hơn nữa, nhìn vào tỷ lệ nhập siêu trong cơ cấu các mặt hàng, có đến 2/3 là nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam, nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước.
Hiện nay tại các chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành, hàng Trung Quốc nhờ có giá rẻ nên được bày bán tràn ngập. Chị Thanh (quận 3, TP HCM) cho biết cuối tuần, gia đình chị ghé vào một siêu thị lớn ở quận 10 mua sắm đồ dùng gia đình. Dạo một vòng qua các quầy hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, chị cảm thấy bất ngờ bởi từ hộp đựng tăm, ống đựng chén đũa, hộp đựng giấy đến chén bát, ly tách… đều xuất xứ từ Trung Quốc. "Đến lúc tìm mua cái kẹp càng cua, tôi chọn sản phẩm, coi giá cả thấy ưng ý nhưng khi nhìn xuất xứ tất cả đều là 'made in China'", chị Thanh nói.
Ở góc độ vĩ mô, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc là điều đáng lo. Nhập siêu năm nay giảm, nhưng nhập từ Trung Quốc lại tăng cho thấy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa nước bạn. "Lệ thuộc đầu vào từ các thị trường khác đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn", ông nhận xét.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra hai mối nguy cho Việt Nam. Đó là hàng hóa thực phẩm, ăn uống, trái cây giá rẻ tràn vào nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng. "Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang có chiến lược "đẩy" hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ thành "bãi phế thải" công nghệ của họ", ông Phong cảnh báo.
(Theo Người Lao động)
- Bóc trần bí mật cam siêu rẻ giá 10.000 đồng/kg Giá cam sành Sài Gòn xịn khoảng 40.000 đồng/kg, song trên thị trường đang xuất hiện loại cam giá siêu rẻ chỉ 5.000-15.000 đồng. Vậy loại cam này có xuất xứ như thế nào, vì sao có giá "bèo" như vậy?
Trong nhà hàng, quán cà phê, mỗi cốc nước cam ép có giá không dưới 30.000 đồng. Theo nhiều người kinh doanh, một cân cam khoảng 4-5 quả, vắt được 4 cốc nước có pha thêm đường. Giá mỗi cân cam sành loại ngon tại chợ hiện nay đã khoảng 40.000 đồng, trong sạp đắt hơn, tính ra 1 quả gần 10.000 đồng. Song tại Hà Nội, có nhiều hàng hoa quả rong đang bán cam với giá cực “bèo”, chỉ 10.000-15.000 đồng/kg, bằng 1/3, thậm chí 1/4 so với hàng bán tại sạp. Thậm chí, một số sạp hàng bán dọc quốc lộ 32 còn treo bảng: cam 5.000 đồng/kg, rất thu hút người mua.
Loại cam này xuất hiện nhiều nhất tại các tuyến quốc lộ 32 đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch- Cầu Diễn và các đường lân cận như Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính…Mỗi cân cam này khoảng 4-6 quả, láng mịn và theo quảng cáo của người bán, là cam Hà Giang chính hiệu. Một người bán hàng tại đường 32, đối diện chợ Cầu Diễn cho biết, giá 10.000 đồng/kg, nên phù hợp với cả sinh viên, học sinh và những người thu nhập thấp. Anh kể, mỗi ngày cũng bán được khoảng 30-40 kg, từ khoảng 8h sáng đến 22h đêm.
Chị Ly, kinh doanh hoa quả tại chợ Ngọc Khánh cho hay, loại cam có giá 40.000-60.000 đồng bán tại sạp được giới buôn hoa quả gọi là cam sành Sài Gòn. Hiện, giá mỗi kg dao động khoảng 30.000-40.000 đồng, nhưng là hàng ngon và chất lượng. Còn loại cam bán tràn lan trên đường có giá 5.000-12.000 đồng/kg nói trên, là cam Trung Quốc. “Cam này vỏ mỏng, láng mịn và quả không quá to, bổ ra không có hạt, nước nhiều”, chị Ly cho biết.
Sáng nào cũng lấy hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên về bán, chị Ly nói thêm, camTrung Quốc được đóng theo thùng giấy hoặc tre. Giá bán tại chợ đầu mối khoảng 100.000 đồng/thùng 17-18 kg. Tính ra, mỗi kg chỉ khoảng 6.000 đồng. Loại héo, vàng, mua tại chợ đầu mối, có khi giá chỉ khoảng 3.000-4.000 đồng/kg. “Về bán rong trên đường với giá 10.000-15.000 đồng/kg vẫn lãi. Đấy là chưa kể đến chuyện cân điêu, cân thiếu”, chị Ly tiết lộ.
Cô Hoài, một người bán hoa quả tại chợ Cầu Giấy cho biết, không khó để phân biệt cam sành Sài Gòn hàng Việt Nam và cam Trung Quốc “đội lốt” cam Hà Giang. Cụ thể, cam sành màu xanh, vỏ hơi dày, có nhiều hạt, quả khá to, nặng tay, hơi dẹt. Còn ngược lại, loại cam Trung Quốc giá “bèo” bán tràn lan ngoài đường quả không quá to, vỏ mỏng, trơn láng, đặc biệt bổ ra sẽ không có hạt.
“Cam Trung Quốc này, khi chín có màu vàng, giới buôn hoa quả gọi là quýt chum”, cô Hoài tiết lộ.
Còn mùa cam Hà Giang, theo tiểu thương này, sẽ rộ lên từ khoảng tháng 11 dương lịch. Giá cam Hà Giang khi vào mùa cũng rẻ, nhiều khi chỉ 10.000 đồng/kg, nhưng là hàng Việt Nam nên khá an tâm về chất lượng vì không có chất bảo quản. “Còn cam Trung Quốc, rẻ nên chắc cũng không nhiều chất bảo quản đâu, nhưng cứ đề phòng, vì hoa quả Trung Quốc vô chừng lắm”, cô Hoài cho biết.
Hình ảnh cam giá rẻ bán tràn lan tại Hà Nội:
Loại cam được quảng cáo là cam Hà Giang giá rẻ được bán tràn lan tại các vỉa hè đoạn đối diện chợ Cầu Diễn trên quốc lộ 32.
Giá bán mỗi kg cam phổ biến 10.000-15.000 đồng.
Có nhiều loại cam, nhưng người bán chia ra cam vàng, cam xanh. Giá cam vàng, xanh quả nhỏ 10.000 đồng/kh, cam xanh loại to hơn 15.000 đồng/kg, và không chấp nhận mặc cả.
Không chỉ bán tại sạp, nhiều người còn chất lên xe thồ đi bán rong. Những hàng bán rong này xuất hiện nhiều tại khu nghĩa trang Mai Dịch, Trung Kính...
Thậm chí, có loại cam nhỏ, giá bán chỉ 5.000 đồng, bằng 1/8 giá cam sành xịn.
Tuy nhiên, theo nhiều người có thâm niên bán hàng hoa quả, "cam sành Hà Giang" giá siêu rẻ nói trên là hàng Trung Quốc. Tại chợ Long Biên, cam đóng hộp tre 17-18 kg/hộp, giá phổ biến khoảng 100.000 đồng.
Nhiều người bán cam còn bán kèm theo nhiều loại quả khác như hồng vuông...
... dưa vàng. Đây cũng là hàng Trung Quốc.
Mùa cam Hà Giang chính hiệu, theo những người buôn hoa quả, là khoảng tháng 11 dương lịch tới Tết âm lịch. Và một trong những đặc điểm để phân biệt cam Trung Quốc và Việt Nam, là cam Trung Quốc vỏ mịn, láng và không có hạt.
MẠNH CƯỜNG
Theo Infonet
- Bóc trần bí mật cam siêu rẻ giá 10.000 đồng/kg là cam TQ (Zing). - Nho, mận, lựu Trung Quốc và giá đỗ đều có độc (TP). - Nhiều mẫu hoa quả Trung Quốc độc hại (VNE). – Trái cây độc vẫn tuồn vào Việt Nam (NLĐ). – Cục BVTV: Không nên ăn giá sống (TBKTSG). – Cam siêu rẻ dội chợ từ đâu? (Infonet). – Dùng chất gây ung thư sản xuất bim bim (PL&XH).- - Độc tố từ rau, quả Trung Quốc (TN).
-Điểm mặt hoa quả Trung Quốc đầu bảng nhiễm độc Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam lại dấy lên nỗi lo sợ về thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn khi nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ nước này bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư... Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.
Nho: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi được vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.
Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000 đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.
Theo kinh nghiệm của một số người bán hàng, nho Trung Quốc có lớp vỏ màu nhạt, có lớp phấn trắng bên ngoài, ăn vị chua và nhiều hạt. Trong khi đó, quả nho Mỹ thật có độ to vừa phải, màu vỏ sậm hơn, ăn có vị ngọt đậm đà. Phần lớn nho Mỹ thật chỉ có 1- 2 hạt trong 1 quả, giá bán từ 90.000-100.000 đồng/kg.
Táo Trung Quốc: Nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Mỗi năm, có hàng triệu tấn táo Fuji từ Yên Đài, Sơn Đông đã được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.
Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
Chiều 16/5 vừa qua, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.
Tại TP. HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.
Hạnh Giang (tổng hợp)
-Điểm mặt hoa quả Trung Quốc đầu bảng nhiễm độc
Từ tháng 9: Trái cây nhập khẩu sẽ phải kiểm dịch (vnn)
Giá đỗ ủ hóa chất Trung Quốc: Chỉ hàng ăn quen (vnn)
Quả cherry Tàu: Giả Mỹ, Canada... đẩy giá cao (vnn)
Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư (vnn)
Trái cây mác Thái, ruột Việt (vnn)
Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên khắp thế giới
Rau quả Trung Quốc bán giá... 'trời ơi'
Nhan nhản nho Trung Quốc 'đội lốt' nho Mỹ
******************
-Xe 'Tàu' và phận hẩm hiu trên đất Việt
Mấy ngày nay nghe nói xe Trung Quốc bị thu hồi do có chất gây ung thư, thấy mà nản. Người Việt vốn đã thừa định kiến về xe “Tàu”, nay nghe thêm tin đó, các hãng xe Trung Quốc ở Việt Nam chắc chỉ còn nước bán sới.
Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư
“Không có lửa thì sao có khói”, xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp thì người ta đã chả “kiềng”. Đằng này, xe “nước bạn” vào Việt Nam mà “nhái” đủ kiểu, “bệnh” đủ đường.
Bàn về cái chuyện “xe nhái”, phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, “thượng vàng, hạ cám”, từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô… cấm có thấy thiếu một thứ gì.
Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Hoa. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có… thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận, ung thư… đủ cả.
Kiểu dáng xe Trung Quốc là những bản sao
Quay lại chuyện những chiếc xe. Đã từng có thời kì xe “Tàu” ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, mấy anh xe Trung Hoa đã bị người ta “bóc mẽ” là hàng nhái. Nào là Riich M1 trông y như Yaris của Toyota. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda…
Xe của Lifan trông như Mini cooper
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong đít ra đẩy…
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Và cũng vì cái lẽ ấy mà xe BYD ế đến độ các đại lý phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Xe ôtô Trung Quốc tại Việt Nam sẽ đi về đâu!?
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi nó hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy “Tàu” từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chả cứ gì ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Thử hỏi, mấy hãng xe “Trung Hoa anh hùng” định vào Việt Nam làm ăn kiểu gì!?
(Theo Autodaily/ TTTĐ)
Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California !
-
loại gạo nhựa này là từ khoai tây, khoai lang, và nhựa resin
Gạo giả Ba-Tàu !
Chinese Fake Rice !
Tuần báo Hong Kong tiếng Đại Hàn tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ.
Một nhà hàng Tàu cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
http://www.weeklyhk.com/news.php?code&mode=view&num=10793
Gạo giả được bày bán , Ba-Tàu Chệt nổi tiếng là làm gạo giả từ nhựa, rồi phân phối khắp nơi ...
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật. Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất. Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.
Một công ty tại Xi'an từng sản xuất gạo Wuchang giả chất lượng cao bằng cách bỏ mùi vị vào loại gạo trung bình.
Whole Foods Market China Organic California blend ?
Hãy siết chặt tay nhau tẩy-chay hàng-hoá Ba-Tàu tại Việt Nam !Nhiều kẻ vô lương tâm đang tiếp tay cho bọn làm hàng giả tại bên Tàu .
Vì lợi nhuận, chúng sẵn sàng đưa hàng giả vào nội địa VN tiêu thụ, đặc biệt là khu vực phía Bắc phải hứng chịu đầu tiên.
Cả nước Việt nam đang phải chịu tai hoạ từ hàng giả Ba-Tàu , không thể phân biệt được chất lượng. Nguy hiểm hơn, bọn người Tàu dã man còn làm giả nhãn hiệu Thái Lan và VN, dán nhãn mác "Made in Thailand" hoặc " Made in Vietnam", vì chúng biết người Việt đã cảnh giác và tẩy chay thực phẩm hàng hóa của chúng.
Nhiều người nghèo VN phải chấp nhận xài hàng độc hại vì giá rẻ mạt. Còn các gia đình kinh tế trung bình trở lên đã bắt đầu chiến dịch huỷ bỏ hàng loạt đồ gia dụng của Ba-Tàu , nhiều người đã mạnh dạn vứt bỏ tất cả chén, đĩa, ly uống nước, bình thuỷ (phích nước), giày, dép, quần áo, mùng mền (chăn), gối, nệm... của Ba-Tàu dù đã lỡ mua ! Riêng rau, quả, củ, thịt cá... thì thật khó phân biệt bởi nhiều loại tưởng như chỉ có ở miền Nam nhưng bọn Chệt đã lai giống theo kiểu công nghiệp ngắn ngày và tiểu thương thường đánh lừa người tiêu dùng là hàng Thái , trái cây Thái hoặc trái cây Philippines !
Thật nguy hiểm cho cả dân tộc Việt khi nhiều thế hệ đang chết dần mòn vì hàng Ba-Tàu , muôn hình vạn kiểu tràn qua biên giới không kiểm soát được.
Mỗi người Việt chúng ta hãy đề cao cảnh giác tự bảo vệ mình, khuyên mọi người xung quanh và láng giềng , hãy tẩy chay toàn bộ hàng hoá Ba-Tàu . Hãy siết chặt tay nhau để bảo vệ lấy giống nòi Việt Nam của chúng ta !
Trứng gà giả
Khô mực giả làm bằng plastic
Hậu quả đi dép Made in China
Trái cây "made in china" nhuộm chất hoá học, bắt mắt bên ngoài, thối bên trong
Hóa chất tìm thấy trong kem đánh răng "Made in China" gây ung thư
... Và chúng còn làm tiền giả để phá hoại kinh tế Việt Nam
---Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California !
- Teo cơ vì suất ăn công nghiệp (NLĐ). – Quảng cáo hạt nêm lập lờ: Nhà sản xuất chối bay(VTC). - Đừng xem thường sữa thiếu i-ốt (NLĐ). - Phát hiện hóa chất trong sản xuất giá ăn (DV). - Giá chợ… ế (TN). - Ngập tràn hoa quả TQ đội lốt hàng Mỹ, Việt bán giá cao (VNN). - Nguy hiểm từ cốc giấy đựng đồ ăn liền TQ (VNN).
- Nỗi lo hậu phòng khám “đông y Trung Quốc” (SGTT). - Rà soát lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (TT). - Bắt giam thuyền trưởng tàu Trung Quốc -- Đề xuất cơ chế cho Vân Đồn, Móng Cái “thời gian thuê quyền sử dụng đất được đề nghị có thể lên tới 120 năm, khi nhà đầu tư trả tiền một lần” (ĐT).
--Trung Quốc - Cường quốc không có đồng minh (PLTP 12-8-12) -- P/v Thiếu tướng Lê Văn Cương - An ninh NGĂN CHẬN HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN vì ”Thế lực thù địch” (TTXVA).
- Một luật sư bị sách nhiễu trốn khỏi Việt Nam – (RFA). “Họ cắt cử rất nhiều an ninh công khai cũng như an ninh thường phục, theo dõi có lúc công khai có lúc bí mật. Khi tôi ra khỏi nhà tù được hơn một tháng thì ngày 29 tháng Hai họ đã tổ chức một tai nạn giao thông, họ đã đụng thẳng vào xe của tôi và tôi té xuống đường…”- Một việt kiều Thụy Sĩ khiếu nại HTV Hà Nội – (RFA). – Việt kiều Đức về nước bị chặn tại cửa khẩu TSN – (RFA). – Việt kiều bị ‘làm tiền’ tại Nha Trang, Đà Lạt (VNE).
- Văn Giang gửi kiến nghị trực tiếp đến Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường (TTXVA).
-Điểm mặt hoa quả Trung Quốc đầu bảng nhiễm độc Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam lại dấy lên nỗi lo sợ về thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn khi nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ nước này bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư... Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.
Nho: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi được vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.
Gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là "nho Mỹ" để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000 đồng/kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng/kg.
Nho Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP..HCM) - Ảnh: Tuổi trẻ |
Táo Trung Quốc: Nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Mỗi năm, có hàng triệu tấn táo Fuji từ Yên Đài, Sơn Đông đã được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.
Lê Trung Quốc: Có chất gây vô sinh
Chiều 16/5 vừa qua, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.
Tại TP. HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.
Hạnh Giang (tổng hợp)
-Điểm mặt hoa quả Trung Quốc đầu bảng nhiễm độc
Từ tháng 9: Trái cây nhập khẩu sẽ phải kiểm dịch (vnn)
Giá đỗ ủ hóa chất Trung Quốc: Chỉ hàng ăn quen (vnn)
Quả cherry Tàu: Giả Mỹ, Canada... đẩy giá cao (vnn)
Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư (vnn)
Trái cây mác Thái, ruột Việt (vnn)
Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên khắp thế giới
Rau quả Trung Quốc bán giá... 'trời ơi'
Nhan nhản nho Trung Quốc 'đội lốt' nho Mỹ
******************
-Xe 'Tàu' và phận hẩm hiu trên đất Việt
Mấy ngày nay nghe nói xe Trung Quốc bị thu hồi do có chất gây ung thư, thấy mà nản. Người Việt vốn đã thừa định kiến về xe “Tàu”, nay nghe thêm tin đó, các hãng xe Trung Quốc ở Việt Nam chắc chỉ còn nước bán sới.
Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư
“Không có lửa thì sao có khói”, xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp thì người ta đã chả “kiềng”. Đằng này, xe “nước bạn” vào Việt Nam mà “nhái” đủ kiểu, “bệnh” đủ đường.
Bàn về cái chuyện “xe nhái”, phải nói là người Trung Quốc tài thật. Nói về tài bắt chước thì đúng là cái vị trí số 1 không ai tranh nổi họ. Thôi thì đủ thứ mặt hàng, “thượng vàng, hạ cám”, từ bóng bẩy sang trọng cho đến bình dân rẻ tiền, từ đồ chơi con trẻ, từ thức ăn, đồ uống hàng ngày đến điện thoại, xe máy, ôtô… cấm có thấy thiếu một thứ gì.
Thế mới có chuyện dân nhà ta, chỗ này, chỗ nọ, khi cũ, lúc mới nhiều phen khốn đốn với hàng Trung Hoa. Khi thì nghe nói kem đánh răng gây chết người, khi thì đọc thấy trẻ em nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc, rồi hoành thánh có… thuốc trừ sâu, sữa nhiễm melamine gây sạn thận, ung thư… đủ cả.
Kiểu dáng xe Trung Quốc là những bản sao
Quay lại chuyện những chiếc xe. Đã từng có thời kì xe “Tàu” ở Việt Nam từng làm mưa, làm gió. Người Nhật ra bao nhiêu loại xe máy ở Việt Nam thì người Trung Quốc cũng ra từng ấy loại, không khác gì mẫu mã, kiểu dáng, duy chỉ có khác về chất lượng và mấy cái tên nghe na ná. Cũng đã từng có thời kì xe máy Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với xe Nhật. Và với kiểu dáng như thế, tính năng như thế, giá lại rẻ hơn hẳn, xe Trung Quốc bán chạy hơn xe Nhật. Nhiều người tiêu dùng biết chất lượng có kém hơn nhưng vẫn mua vì không có chiếc xe nào lại hợp với túi tiền của mình đến thế.
Nhưng rồi, cái thời kì “ăn xổi” của xe Trung Quốc cũng đến hồi cuối. Nghe báo đài nói nhiều về các vụ xì-căng-đan của hàng Trung Quốc, dân ta dè dặt, thận trọng hơn. Xe máy Trung Quốc trước kia nhiều là thế, giờ đi đường thấy cũng thấy vắng. Lòng tin, sự kiên nhẫn sau những năm “làm bạn” với xe Trung Quốc của người tiêu dùng cũng vì thế mà cạn dần.
Từ xe máy đến ôtô. Mấy năm gần đây, xe hơi Trung Quốc bắt đầu ồ ạt “đổ bộ” vào Việt Nam, trước là Lifan, Chery, BYD, rồi mới đây là Haima, Geely. Vừa “mon men” bước chân vào thị trường Việt, mấy anh xe Trung Hoa đã bị người ta “bóc mẽ” là hàng nhái. Nào là Riich M1 trông y như Yaris của Toyota. Nào là BYD F0 giống Toyota Aygo, xe Haima là bản sao của những chiếc xe Mazda…
Xe của Lifan trông như Mini cooper
Kiểu dáng xe đã nhái, chất lượng xe Trung Quốc cũng chẳng ra gì. Người chê xe Lifan có nội thất quá tệ, kẻ nói xe của Chery kém an toàn, ông thì kể từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với xe F0 của BYD vì xe liên tục hư, khi thì chết máy giữa đường, phải kêu thợ máy tới sửa, lúc xe đứt cầu chì giữa lúc kẹt xe, có khi còn cách nhà 200m nó tự dưng không chịu chạy nữa, cả nhà phải cong đít ra đẩy…
Cũng vì cái lẽ ấy mà xe Lifan vào Việt Nam được thời gian thì mất hút. Xe của Chery, Geely họa hoàn mới thấy một chiếc chạy trên đường. Và cũng vì cái lẽ ấy mà xe BYD ế đến độ các đại lý phải mở thêm dịch vụ cho thuê xe mới với giá rẻ. Mà khổ một nỗi, thuê cũng không đắt.
Xe ôtô Trung Quốc tại Việt Nam sẽ đi về đâu!?
Như vậy là câu chuyện chiếc xe hơi nó hoàn toàn chẳng giống gì với những chiếc xe máy “Tàu” từng một thời chạy đầy đường. Tâm lí tiêu dùng cộng với việc bỏ ra một số tiền lớn, người mua xe hơi chẳng dại gì mà lựa chọn những chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, cho dù giá có rẻ hơn. Không thể cạnh tranh được về chất lượng, giờ lại không cạnh tranh được về giá, xe Trung Quốc xem ra hụt hơi ở rất nhiều thị trường ôtô khác chứ chả cứ gì ở Việt Nam.
Gặp nhiều, nghe nhiều về hàng Trung Quốc, khiến dân mình thành kiến với xe Trung Quốc. Mà cái thành kiến đó xem ra cũng là hiển nhiên. Cứ đem băn khoăn “Có nên mua xe Trung Quốc không?” mà đi hỏi người này, người nọ, mười người thì đến chín khuyên “Tránh xa!”. Thử hỏi, mấy hãng xe “Trung Hoa anh hùng” định vào Việt Nam làm ăn kiểu gì!?
(Theo Autodaily/ TTTĐ)
Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California !
-
loại gạo nhựa này là từ khoai tây, khoai lang, và nhựa resin
Gạo giả Ba-Tàu !
Chinese Fake Rice !
Tuần báo Hong Kong tiếng Đại Hàn tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ.
Một nhà hàng Tàu cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
http://www.weeklyhk.com/news.php?code&mode=view&num=10793
Gạo giả được bày bán , Ba-Tàu Chệt nổi tiếng là làm gạo giả từ nhựa, rồi phân phối khắp nơi ...
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật. Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất. Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.
Một công ty tại Xi'an từng sản xuất gạo Wuchang giả chất lượng cao bằng cách bỏ mùi vị vào loại gạo trung bình.
Whole Foods Market China Organic California blend ?
Hãy siết chặt tay nhau tẩy-chay hàng-hoá Ba-Tàu tại Việt Nam !Nhiều kẻ vô lương tâm đang tiếp tay cho bọn làm hàng giả tại bên Tàu .
Vì lợi nhuận, chúng sẵn sàng đưa hàng giả vào nội địa VN tiêu thụ, đặc biệt là khu vực phía Bắc phải hứng chịu đầu tiên.
Cả nước Việt nam đang phải chịu tai hoạ từ hàng giả Ba-Tàu , không thể phân biệt được chất lượng. Nguy hiểm hơn, bọn người Tàu dã man còn làm giả nhãn hiệu Thái Lan và VN, dán nhãn mác "Made in Thailand" hoặc " Made in Vietnam", vì chúng biết người Việt đã cảnh giác và tẩy chay thực phẩm hàng hóa của chúng.
Nhiều người nghèo VN phải chấp nhận xài hàng độc hại vì giá rẻ mạt. Còn các gia đình kinh tế trung bình trở lên đã bắt đầu chiến dịch huỷ bỏ hàng loạt đồ gia dụng của Ba-Tàu , nhiều người đã mạnh dạn vứt bỏ tất cả chén, đĩa, ly uống nước, bình thuỷ (phích nước), giày, dép, quần áo, mùng mền (chăn), gối, nệm... của Ba-Tàu dù đã lỡ mua ! Riêng rau, quả, củ, thịt cá... thì thật khó phân biệt bởi nhiều loại tưởng như chỉ có ở miền Nam nhưng bọn Chệt đã lai giống theo kiểu công nghiệp ngắn ngày và tiểu thương thường đánh lừa người tiêu dùng là hàng Thái , trái cây Thái hoặc trái cây Philippines !
Thật nguy hiểm cho cả dân tộc Việt khi nhiều thế hệ đang chết dần mòn vì hàng Ba-Tàu , muôn hình vạn kiểu tràn qua biên giới không kiểm soát được.
Mỗi người Việt chúng ta hãy đề cao cảnh giác tự bảo vệ mình, khuyên mọi người xung quanh và láng giềng , hãy tẩy chay toàn bộ hàng hoá Ba-Tàu . Hãy siết chặt tay nhau để bảo vệ lấy giống nòi Việt Nam của chúng ta !
Trứng gà giả
Khô mực giả làm bằng plastic
Hậu quả đi dép Made in China
Trái cây "made in china" nhuộm chất hoá học, bắt mắt bên ngoài, thối bên trong
Hóa chất tìm thấy trong kem đánh răng "Made in China" gây ung thư
... Và chúng còn làm tiền giả để phá hoại kinh tế Việt Nam
---Thực-phẩm Ba-Tàu nhãn-hiệu California !
- Teo cơ vì suất ăn công nghiệp (NLĐ). – Quảng cáo hạt nêm lập lờ: Nhà sản xuất chối bay(VTC). - Đừng xem thường sữa thiếu i-ốt (NLĐ). - Phát hiện hóa chất trong sản xuất giá ăn (DV). - Giá chợ… ế (TN). - Ngập tràn hoa quả TQ đội lốt hàng Mỹ, Việt bán giá cao (VNN). - Nguy hiểm từ cốc giấy đựng đồ ăn liền TQ (VNN).
- Nỗi lo hậu phòng khám “đông y Trung Quốc” (SGTT). - Rà soát lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (TT). - Bắt giam thuyền trưởng tàu Trung Quốc -- Đề xuất cơ chế cho Vân Đồn, Móng Cái “thời gian thuê quyền sử dụng đất được đề nghị có thể lên tới 120 năm, khi nhà đầu tư trả tiền một lần” (ĐT).
--Trung Quốc - Cường quốc không có đồng minh (PLTP 12-8-12) -- P/v Thiếu tướng Lê Văn Cương - An ninh NGĂN CHẬN HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN vì ”Thế lực thù địch” (TTXVA).
- Một luật sư bị sách nhiễu trốn khỏi Việt Nam – (RFA). “Họ cắt cử rất nhiều an ninh công khai cũng như an ninh thường phục, theo dõi có lúc công khai có lúc bí mật. Khi tôi ra khỏi nhà tù được hơn một tháng thì ngày 29 tháng Hai họ đã tổ chức một tai nạn giao thông, họ đã đụng thẳng vào xe của tôi và tôi té xuống đường…”- Một việt kiều Thụy Sĩ khiếu nại HTV Hà Nội – (RFA). – Việt kiều Đức về nước bị chặn tại cửa khẩu TSN – (RFA). – Việt kiều bị ‘làm tiền’ tại Nha Trang, Đà Lạt (VNE).
- Văn Giang gửi kiến nghị trực tiếp đến Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường (TTXVA).