Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

“Bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi : Làm lại thôi chứ… có gì đâu!

Một góc chùa Trăm Gian sau tu bổ... thành mới tinh
- Kiểm điểm một loạt cá nhân Sở Văn hóa Hà Nội vụ chùa Trăm Gian (Tin tức).Vụ chùa Trăm Gian: Giám đốc Sở chỉ phải rút kinh nghiệm! (04/10)

- Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội bị kỷ luật vụ Chùa Trăm Gian (TQ). – Về việc xâm hại chùa Trăm Gian – Kiểm điểm Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội (SGGP). – Thông qua phương án tu bổ chùa Trăm Gian (TT). - Phá chùa Trăm Gian: Sở VH-TT&DL kiểm điểm hàng loạt lãnh đạo (DT).

-- Vi phạm tại chùa Trăm Gian: phải kiểm điểm lại (TT).-Tình trạng xâm hại di tích: Báo động đỏ (SGGP 20-9-12)- Vụ chùa Trăm Gian: Kiểm điểm lại trách nhiệm (VNN).  – Xâm hại Chùa Trăm Gian: trách nhiệm còn chung chung(TQ).  – Vụ vi phạm tại chùa Trăm Giân: Sở VHTTDL Hà Nội rút kinh nghiệm trong quản lý (VH). – Phải lấy ý kiến rộng rãi về tu bổ di tích (DV).

-- Vụ “chùa Trăm Gian”: Không có gì… (Tia Sáng). Lê Thiết Cương: “Tóm lại đầy đủ hết nhưng vẫn không có ai, không ai chịu nhận trách nhiệm, không ai làm việc nên nhà tổ, gác khánh, tam cấp bị phá đi để làm mới là đúng rồi”.-- Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian (VNN).
-Nhiều cán bộ bị kỷ luật vì sai phạm tại chùa Trăm Gian -- Huyện Chương Mỹ sửa sai vụ Chùa Trăm Gian (TQ). – Nhiều cá nhân, tập thể nhận hình thức kỷ luật (NLĐ). – Xâm hại di tích – Chưa có điểm dừng! (SGGP).- Hoạt động bảo tàng: Khó trăm bề! (SGGP).

-Nghi vấn: Thêm một ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Hà Nội bị xâm hại
Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"
Khi vụ việc ở chùa Trăm Gian vẫn chưa lắng xuống thì đến lượt chùa Trầm ở huyện Chương Mỹ cũng bị “xâm hại” ngang nhiên.
- Chùa Trăm Gian: nhiều cấu kiện khó tái sử dụng (TT). - Thống nhất phương án phục hồi chùa Trăm Gian (TP). - Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị “xâm hại” (VNN). - Vụ Chùa Trăm Gian: khiển trách nhiều cán bộ (TQ).

- Phục hồi chùa Trăm Gian: “Phải giữ tiếng nói của Tổ tiên” (VOV). - Kỷ luật lãnh đạo xã Tiên Phương về việc chùa Trăm Gian (VOV). - Phục hồi chùa Trăm Gian: “Sai đâu, sửa đấy…” (Kiến thức). - Di tích quốc gia: Lại chuyện “cha chung” ai khóc? (TQ). - Bảo tàng 11.000 tỷ đồng chưa xây trong năm 2012 (VNE). – Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử quốc gia: Thời điểm khởi công phụ thuộc nhiều yếu tố (TT). - Dự án bảo tàng Lịch sử quốc gia: những dấu hỏi lớn (SGTT).

- Vụ tàu chứa cổ vật tại Quảng Ngãi, Bộ VHTTDL: Xây dựng phương án khai quật khẩn cấp (VH).
-'Tại tôi tất' hay xu hướng xã hội tự xử? -- Sẽ không chỉ là chuyện giáo dục hoặc văn hóa thuần túy khi “không học thêm, học sinh bị lưu ban”, hay nhà chùa nhận trách nhiệm “tại tôi tất”. Vấn đề là cảnh báo mức độ cao hơn của trách nhiệm chính trị và hành chính.

Vấn đề ở đây, tự dưng nhận hết trách nhiệm; tự dưng đuổi trẻ em khỏi lớp học thì hẳn không là bình thường trong một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu chuyện đầu tiên, là những người lao động nông thôn chưa được học nhiều và biết về chuyên ngành; chưa được một ngày làm công tác quản lý hay lãnh đạo cũng có thể suy nghĩ: Ai có quyền xây chùa và tu bổ chùa? Ai có quyền cấm trẻ em đến lớp?!

Tiếc thay, chủ thể câu chuyện mà người đọc đang hướng tới là nhà chùa và thầy giáo chủ nhiệm.

Câu chuyện thứ hai, hệ thống chính trị của đất nước chúng ta dày đặc hệ thống cán bộ, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm ở tất cả các cấp, các ngành nhưng lại có câu chuyện, sự kiện xã hội mà trách nhiệm luôn có xu hướng đẩy về xã hội “tự xử”!

Câu chuyện thứ ba, nếu coi việc phá chùa, cấm học là sự cố trong quản lý, trong xã hội thì ai là người có trách nhiệm trực tiếp nhất giải quyết hậu quả này, và ai là người chịu trách nhiệm cá nhân về việc đó?

Qua ba câu chuyện trên, mỗi công dân của đất nước ta khi quan tâm tới nhiều “tệ nạn” trong quản lý giáo dục và văn hóa đất nước; quan tâm đến tiền đồ của sự nghiệp giáo dục và văn hóa đều có lý giải của mình, nhưng riêng tôi, vài suy nghĩ sau vừa là nhận định, vừa muốn đó là giải pháp để giải quyết hiện tượng đó.Về chủ quan, sự việc diễn ra trong điều kiện đủ thời gian để họ tư duy phải trái; hơn ai hết họ là người có hiểu biết về sự việc, về hành động của mình và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đối tượng tác động tại thời điểm.

Về khách quan, xu hướng vận động xã hội tiến bộ là tất yếu, sự loại bỏ cái xấu lập tức sẽ ngăn chặn sự nguy hại cho tương lai cả nền giáo dục hay nền văn hóa của dân tộc.

Nếu để những người trực tiếp phải chịu hậu quả là bỏ nghề, bỏ trường và bỏ chùa thì người chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nước là ai - họ phải chịu trách nhiệm, đó là ngành tổ chức - nội vụ và ngành giáo dục, văn hóa.

Kiểm điểm ngay người đứng đầu cao nhất ngành này và tương tự với mức độ xử lý theo người dưới cấp theo mức độ phân cấp để xử lý theo đó.

Bởi vì, nơi quản lý di tích văn hóa- công trình cấp quốc gia nhưng việc sử dụng người chọn lựa đối tượng có phẩm chất và trách nhiệm như vậy, có nguyên nhân từ việc quản lý tiêu chuẩn, điều kiện và phẩm chất người lao động.


Chỉ giải bài toán này mới mong tìm được đáp số, công thức giải các bài toán khác để giữ được những di sản văn hóa như các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm được.

Việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng giáo viên, không ai khác là ngành tổ chức (nội vụ) và giáo dục phải chịu trách nhiệm.
Hồi chuông báo động đã gióng, cần nhìn đúng và xử lý đủ trách nhiệm xã hội, nhà nước và chính trị để đảm bảo xu hướng tiến bộ của đất nước.

Lý Nhân
-Trần Lâm Biền:Tiền công đức đâu chỉ phá một chùa Trăm gian?

-- Tìm lại “hồn” cho Hoàng Thành Thăng Long (VietQ). - Quảng Ngãi: Tìm thấy chiếc tàu cổ chứa nhiều cổ vật (Bee).- UBND TP Hà Nội yêu cầu phục hồi nguyên trạng chùa Trăm Gian (PLTP). - Cứu chùa Trăm Gian liệu có phải qua “trăm cửa”? (Petrotimes). - Buồn thay cho di tích…! (PL&XH). - ‘Tại tôi tất’ hay xu hướng xã hội tự xử? (VNN).
- PSG. TS Nguyễn Văn Huy: Hãy để cộng đồng làm chủ trong quá trình bảo tồn di sản (ĐĐK). -Kỷ luật cả huyện Phá Chùa Trăm gian
-Dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia: 11.277 tỉ đồngTuổi Trẻ
Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo công trình hoành tráng này đang được thực hiện theo một quy trình ngược. Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần ...
Dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trị giá 11000 tỷ đồngĐài Á Châu Tự Do
Bảo tàng không thu hút giới trẻ: Cần thay đổi về nhận thứcThanh Niên
Hơn 11.000 tỷ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt NamHà Nội Mới
Văn học lịch sử: Đâu là hư cấu, đâu là xuyên tạc? (TTVH 8-9-12)
- Kiểm điểm tập thể huyện vì vụ chùa Trăm Gian (VNE). - Việc trùng tu chùa Trăm Gian: Làm sao để tránh “vết xe đổ”? (TTVH).

- Sách về lịch sử lại viết sai lịch sử (TTVH).-Vụ "trùng tu" chùa Trăm Gian: Chưa rõ trách nhiệm và hướng khôi phục Chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) xây dựng từ đời vua Lý Cao Tông (1185) nổi tiếng b...- Ông Dương Trung Quốc: “Dự án” sát hại Chùa Trăm gian (PN Today). – Phá chùa Trăm Gian: Kiểm điểm tập thể, cá nhân trước 15/9 (VnMedia). – Vườn chùa thành nơi giữ xe (SK&ĐS).

- Đánh giá lại mức độ vi phạm tại di tích chùa Trăm Gian (TQ). – Vụ xâm hại chùa Trăm Gian: Đề xuất thành lập tổ chuyên gia (SGGP). – Chùa Trăm Gian: phải có phương án phục hồi trước 15-9 (TT).- Bắc Giang: Đón nhận mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản Ký ức thế giới (SGGP). – Ngỡ ngàng đất Việt nỡ rộ các công trình tâm linh (Trần Kinh Nghị).


- “Đổi đất lấy công trình”: Rằng hay thì thật là hay… (TT). -Ông Dương Trung Quốc: "Dự án" sát hại Chùa Trăm gian(Phunutoday) - Trong tư duy của một số thành phần có liên quan luôn nhìn nhận việc trùng tu là một “dự án” kinh tế nên luôn chọn phương án nào phù hợp nhất với lợi ích cục bộ của mình hay của “nhóm lợi ích” của mình.

- Tiền công đức làm hại… di sản (DV).
- Kết luận về sai phạm tại chùa Trăm Gian trước 15/9 (TTXVN). - Vụ phá dỡ gác Khánh, nhà Tổ chùa Trăm Gian: Bộ VHTT&DL giải trình (KTĐT). - Quá đắt bài học ở chùa Trăm Gian (VNN). - Trùng tu hay phá hoại chùa chiền? (Petrotimes). - Từ việc xâm hại chùa Trăm Gian: Sẽ vẫn còn nỗi đau di sản? (ĐĐK). - “Cũng phải ghi nhận tâm huyết của trụ trì chùa Trăm Gian” (Kiến thức). - Đối thoại: Trùng tu di tích – trách nhiệm thuộc về ai? (VTV). - Chùa Trăm Gian: “… ai nắm kẻ trọc đầu!” (Kiến thức). - Vụ Chùa Trăm Gian bị phá: ‘Đứa không tóc’ có tội hay là sự ‘nhẫn tâm tập thể’? (Megafun). - Trùng tu di tích, chuyện biết rồi nói mãi (HNM).- Di tích để nuôi… chim, nhà cổ nhất thành… chuồng gà (DV).



--Quá đắt bài học ở chùa Trăm GianKhi khoản tiền dành cho việc tu bổ chùa Trăm Gian còn chưa được rót xuống thì Thành phố đã phải dành một khoản kinh phí không nhỏ để "giải quyết hậu quả" của việc trùng tu "chui" vừa qua.
--Chùa Trăm Gian: “... ai nắm kẻ trọc đầu!”
- Huyện Chương Mỹ làm rõ trách nhiệm vụ phá chùa Trăm Gian (DT). - Đừng đổ hết trách nhiệm cho trụ trì chùa Trăm Gian (VNN). - Vụ vi phạm tại di tích chùa Trăm Gian: Các hạng mục quan trọng vẫn được bảo toàn nguyên vẹn (VH). - Trăm gian, lắm điều giật thột – Kỳ 2: Những cái giật thột có lý (TP).
- Vụ phá chùa Trăm Gian: Nhiều tập thể, cá nhân phải kiểm điểm (NLĐ). – Vụ chùa Trăm Gian: Cái khó bó cái khôn?(TT). – Tiếp tục thông tin về sai phạm tại chùa Trăm Gian (ANTĐ).

- Trúc Diệp Thanh: TỪ VỤ XÂM HẠI DI SẢN CHÙA TRĂM GIAN NGHĨ TỚI VIỆC XUYÊN TẠC CÁC DI BẢN ĐỜI TÂY SƠN Ở LƯƠNG XÃ (Phạm Viết Đào).


- Nguyễn Hải Hoành: Nhà văn của nhân dân (VHNA). - Vụ chùa Trăm Gian: Huyện Chương Mỹ họp kiểm điểm (TT). Đừng để 'mất bò mới lo làm chuồng' --Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh- Đi tìm nét xưa của Chùa Một Cột (Bee). - Những điều trông thấy ở chùa Trăm Gian (VH). – Chùa Trăm Gian bị “bức tử”: Xử lý chưa nghiêm (NĐT). – Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’(VNN). - Đừng để ‘mất [hết] bò mới lo làm chuồng’ (VNN). - Vụ chùa Trăm Gian: Huyện Chương Mỹ họp kiểm điểm (TT). - Biến đổi khí hậu tác động tới di sản, di tích: Khó lường (ĐĐK).

- Kiểm điểm cá nhân, tập thể về vụ chùa Trăm Gian (TTXVN). - Trăm gian, lắm điều giật thột (TP).

- Sư trụ trì chùa Trăm Gian: “Tại tôi tất” (DT/TQ). - Nói thêm câu chuyện Chùa Trăm Gian(NNVN). - Khi “thiện ý” phạm Luật (TTVH).

 -Làm lại thôi chứ… có gì đâu!- Đụng vào các di tích ấy sự cẩn trọng vẫn mãi là chưa đủ, mà còn phải thành tâm, thành ý, phải thật sự đồng hành, đồng điệu, đồng cảm với tâm thức của sự thiêng liêng…


Trả lời báo chí về việc "ngôi cổ tự tuyệt bích - Chùa Trăm Gian" có gần 1.000 năm tuổi bị đục, phá "làm mới" cho tan hoang, 1 quan chức cao cấp của ngành văn hóa cho rằng "Các chân tảng của chùa vẫn còn... nguyên, gỗ thì vẫn thế thôi. Làm lại thôi chứ... có gì đâu" mà phải làm to chuyện (Đất Việt, 29.8.2012)!
Đâu chỉ là chuyện của một ngôi chùa
Sững sờ vì câu nói mai này dễ trở thành... bất hủ ấy, người đọc cả nước còn phải choáng váng khi nhận ra rằng, đó không chỉ là chuyện của Chùa Trăm Gian, mà hình như đã trở thành "triết lý" quản lý hành chính của thời nay?

Bởi, hầu như ai cũng biết rằng, chuyện cứ làm đi, có sai thì làm lại- "no star where"- từ lâu, đã trở thành 1 "thói quen tai họa", 1 nếp hằn sâu trong vô thức và 1 cung cách làm không dễ gột rửa trong ngày một, ngày hai..

Nếu chỉ vì công tác bảo tồn di tích mà phá đi để làm mới cho kiên cố hơn, chắc chắn hơn bằng các cách thức công nghệ hiện đại thì có lẽ, trên thế giới này chẳng còn 1 di tích cổ nào nữa! Tại sao những người có trách nhiệm về di sản văn hóa nước nhà không hiểu rằng người Ý có thừa khả năng và tiền của nhưng họ vẫn để cho Đấu trường Colliséum cứ mãi "tan hoang" 2/3 di tích như thế?

Hiện tại việc thi công hai hạng mục nhà Tổ và gác Khánh tại di tích chùa Trăm Gian đã bị đình chỉ.

Cái lẽ giản dị nhất của cuộc đời này là cái ít còn qua thời gian; cái độc đáo không ai có, không dễ gì bắt chước; cái chứng tích, bí ẩn mà 1 vài đời không thể giải mã đủ.... Đó chính là những điều làm nên cái hồn, cái tinh chất lấp lánh về văn hóa, thẩm mĩ, lịch sử của cả 1 dân tộc, giống nòi.

Đụng vào các di tích ấy sự cẩn trọng vẫn mãi là chưa đủ, mà còn phải thành tâm, thành ý, phải thật sự đồng hành, đồng điệu, đồng cảm với tâm thức của sự thiêng liêng...

Những bài học đau đớn về phá hoại cổ vật, di tích nhiều như... số cán bộ có trách nhiệm của ngành văn hóa. Xin dẫn ra vài dẫn chứng.

Người ta từng phá hủy 1 cái Đàn Tế có vị thế cao nhất trong tâm linh, minh triết của cả 1 triều đại, 1 thời kỳ lịch sử chỉ để trồng cho được vài ba tạ sắn(?) Người ta cũng đã từng phá hủy cả 1 đền miếu thờ lễ - học ngay giữa thành phố Nha Trang chỉ để "có" đất xây trạm y tế?

Một lãnh đạo của Bảo tàng tỉnh Bình Thuận kể cho người viết bài này nghe rằng sau khi trục vớt các cổ vật ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, có đem một số đi bán đấu giá ở nước Anh: Chỉ cần cạo xác hàu bám trên 1 cái đĩa sứ thời Minh- Thanh, giá của nó giảm cả trăm lần! Tuổi của xác hàu cho ta biết gần đủ tuổi của cổ vật (X+Y).
Giám định 1 vài phân tử từ cái vỏ hàu dễ lắm và, chỉ cần bằng mắt thường cũng định lượng gần đúng giá trị của thời gian.
"Làm mới" một cách cẩu thả, vô trách nhiệm, thiển cận đồng nghĩa với việc phá hủy "nhân chứng" lịch sử, phá hủy mọi vết tích của thời gian, phá hủy luôn cả những "thông điệp" mà người xưa nhắn gửi người thời nay.

Cái gì cũng... làm lại

Những năm gần đây, có vô số điều được làm lại đắng ngắt. Hầm Thủ Thiêm chưa nghiệm thu nhưng đã được "làm lại" các vết rò rỉ nước bằng keo dán của... tàu con thoi(?)

Đập thủy điện Sông Tranh cũng đang được hành xử theo cách tương tự. Hố tử thần trên công trình 1.000 năm Thăng Long phải làm lại vì... mưa, bất kể trận mưa đầu mùa ấy chẳng đáng kể chút nào. Đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương chưa nghiệm thu xong đã lún, đã nứt...

Chuyện công trình giao thông thì thế, chuyện chính sách ở tầm vĩ mô hơi cao cao thì còn tai họa nữa. Trước hết là ngành giáo dục. Mang danh, đeo nặng cái "tầm" của tinh hoa, trí tuệ nhưng mấy chục năm qua đã có biết bao lần làm lại sách giáo khoa?

Chỉ mỗi cái đề thi và đáp án thôi mà sai đi, sai lại hoài và cũng chẳng có ai phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường tiền thuế của dân đem đi đổ sông, đổ bể. Tại sao giáo dục của thời đại mới lại coi trẻ em- tương lai dân tộc như... chuột bạch để "thí điểm" (thí nghiệm) các chương trình đào tạo?

Chúng ta có thể kiếm lại một số tiền bị mất. Nhưng chắc chắn không thể làm lại "thời gian" cho một di tích văn hóa; không thể làm lại cái giá trị "vô giá" của những di sản cha ông để lại.

Và cũng không thể "làm lại" sự thiển cận và kém năng lực của 1 con người vì Đức Bodhidharma đã dạy rằng, trong vũ trụ này có 3 điều chẳng tiền nào mua được: Thời gian sống trên cõi đời, sự chân thành và... hiểu biết!

Tại sao không chịu bê nguyên xi các môn học tự nhiên, phổ cập toàn thế giới ở các trường học đã thành công trên hàng chục nước về áp dụng, khỏi phải "thí nghiệm" mất công?

Câu trả lời chỉ có một mà thôi: Vẽ rắn thêm chân đang trở thành thói thường của xã hội.

Vụ việc Chùa Trăm gian cho thấy, nếu cán bộ quản lý văn hóa không đủ trình độ thẩm thấu giá trị của văn hóa thì câu chuyện của ngôi chùa này, và vô vàn ngôi chùa khác có giá trị di tích văn hóa lịch sử quốc gia vẫn chưa đến hồi kết.

Chúng ta có thể kiếm lại một số tiền bị mất. Nhưng chắc chắn không thể làm lại "thời gian" cho một di tích văn hóa; không thể làm lại cái giá trị "vô giá" của những di sản cha ông để lại.

Và không thể "làm lại" sự thiển cận và kém năng lực của 1 con người vì Đức Bodhidharma đã dạy rằng, trong vũ trụ này có 3 điều chẳng tiền nào mua được: Thời gian sống trên cõi đời, sự chân thành và... hiểu biết!

Thịnh Hà


-Làm lại thôi chứ… có gì đâu!


-- Chùa Trăm Gian có thể phục dựng gần nguyên gốc (TTXVN).
Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức? (VNN 1-9-12) – Nhà có điều kiện, tội gì! (TVN). – “Chùa nghìn tuổi bị phá là việc tất yếu!” (VnMedia).


- Tiền nhân … hậu thế, công và tội! (TVN). -Hai sự kiện, Chùa Trăm Gian và Đền Huyền Trân …, 2 bài học nhớ đời. Một bài học về ứng xử với di sản tiền nhân để lại, 1 bài học về trách nhiệm bồi đắp phát triển kho tàng tài sản vô giá cho hậu thế mai sau.

Xã hội ta vừa có may mắn lớn, nhưng cũng đang "phải tội" với các bậc tiền nhân, trong việc giữ gìn và tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử. Cái dở, cái hay, cái xấu, cái tốt cứ đan xen như cuộc sống vốn thế...

Người viết bài này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn đã được chứng kiến 2 sự kiện, trải qua 2 trạng thái tinh thần trái ngược nhau. Nơi này, là niềm đau bất ngờ, nơi kia, là niềm vui lớn cũng... bất ngờ không kém.

Nơi này là cách ứng xử với tiền nhân. Nơi kia là việc làm cho hậu thế.

Chùa Trăm Gian: "Phải tội" với tiền nhân

Ngôi Chùa Trăm Gian nổi tiếng tạo lập từ đời Lý Cao Tông, năm 1185, nay đã gần 1000 năm tuổi. Là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích quốc gia từ hơn 40 năm nay, nằm ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Một di tích văn hoá lịch sử quý hiếm đến thế, bỗng chốc bị xâm hại dưới chiêu bài mỹ miều là "trùng tu", "bảo tồn"... bằng những cách làm thô thiển, tuỳ tiện, bất chấp các tiêu chuẩn và quy định tối thiểu đã có, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Đặc biệt, một số hạng mục quan trọng, đặc sắc của Chùa Trăm Gian như nhà Tổ, gác Khánh đã bị phá đi xây mới hoàn toàn. Các cấu kiện gạch ngói dù xưa cũ nhưng chứa đựng những thông điệp của thời gian, của lịch sử đã bị đập phá, chất thành đống, chực chuyển ra ngoài, bỏ đi.

Tình trạng này kéo dài hàng tháng, khi dư luận báo chí làm "nóng" lên, nhưng các cấp liên quan vẫn bảo chưa biết, không nghe thấy. Vậy, ở đây, trách nhiệm của các cơ quan, các cấp quản lý, của những người có chức, có quyền, có trách nhiệm nằm nơi nào?

Chỉ đến vài ngày gần đây mới có công văn chỉ đạo của UBNDTP Hà Nội, lệnh phải nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa cấu kiện cũ của công trình. Đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các cá nhân và tập thể có liên quan vì có những hành vi xâm phạm di tích lịch sử quốc gia.

Nhưng điều nhức nhối, theo các chuyên gia như Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, là "dựa trên những hình ảnh, những cấu kiện cũ thì cũng chỉ có thể phục dựng lại được ở 1 mức độ nào đấy, chứ không thể phục dựng lại một cách nguyên vẹn nhà Tổ, gác Khánh được... Như vậy, cho dù có cố gắng đến mấy, thì di tích chùa Trăm Gian khó có thể phục hồi nguyên trạng được.

Đến nước này, không thể nói gì khác là thế hệ đương thời không chỉ phải chịu xấu hổ mà đã làm điều "phải tội" với "tiền nhân".

Vụ việc "Chùa Trăm Gian" bị lên án nặng hẳn vì ngôi chùa này là di sản quá đặc biệt, lại ở ngay Thủ đô. Phải chăng đây chỉ là 1 trường hợp "bị phát hiện", trong số những trường hợp chưa "bị phát hiện" khác ở các cấp độ khác nhau, trên xứ sở chúng ta, trong thời đại văn minh giữa thế kỷ 21 này?

Vụ "Chùa Trăm Gian" đã đủ là lời cảnh tỉnh chung, đặc biệt với những cấp, những ngành có trọng trách bảo tồn các giá trị tinh thần vật thể và phi vật thể của đất nước chưa? Để có thể giảm bớt ngay và tiến đến không còn bao giờ diễn ra, không chỉ ở Thủ đô mà ở khắp mọi miền đất nước, những "tội lỗi" kiểu này trước tổ tiên con Lạc cháu Hồng.

Đền Huyền Trân: Món quà tặng cho hậu thế

Chính trong thời gian diễn ra vụ việc buồn với Chùa Trăm gian, người viết bài này đã may mắn được đặt chân tới, được nhìn tận mắt và chiêm ngưỡng 1 công trình văn hoá lịch sử khác, vừa mới hình thành trên đất cố đô Huế.

Công trình chỉ mới khánh thành những hạng mục cơ bản vào năm 2008 để kịp dịp nhân dân Thừa Thiên- Huế thể hiện sự tri ân đối với Huyền Trân Công Chúa, người 700 năm trước đã có công lớn, mang về cho nước Việt 2 châu Ô - Lý, món quà tặng của vua nước Chiêm Thành dâng vua nước Việt, trong đó có mảnh đất Thừa Thiên- Huế ngày nay.

Và để tri ân cả với Phụ hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh, văn võ song toàn có công lớn giữ nước. Hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, rồi mở mang, kéo dài bờ cõi về phía Nam từ sông Hiếu (Quảng Trị) đến sông Trà Bồng (Quảng Nam), và tạo dựng nên Thiền phái Trúc Lâm của nền Phật giáo Việt Nam.



Trụ biểu trước đền thờ Huyền Trân công chúa. Ảnh: TTM.

Công trình mới này nằm cách xa thành phố Huế 7km về phía Tây, trong vùng núi Ngũ Phong, 1 khu vực có đồi núi thoai thoải, trùng điệp, rừng thông xanh tươi bốn mùa. Không xa là những ngôi chùa, lăng tẩm, di tích, công trình văn hóa mang tính tâm linh. Gần nhất là khu di tích Chín Hầm, Đàn Nam Giao, xa hơn một chút là Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, mộ các nhà vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân v.v...



Một con đường dốc 108 bậc cấp, hai bên là đôi rồng chầu dài 108 mét, dài nhất Việt Nam. Ảnh: TTM.

Thật đáng cảm phục những ý tưởng lớn xây dựng 1 công trình như vậy. Rất đáng hoan nghênh sáng kiến chọn hình thức đầu tư "Nhà nước và xã hội", chính quyền và doanh nghiệp cùng bắt tay trong đó doanh nghiệm được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện và khai thác, duy tu, phục vụ người dân tham quan kết hợp dịch vụ du lịch.

Hai bài học đó dành cho ai đây, nếu không phải trước hết dành cho thế hệ những người đang sống hiện nay?

Ấn tượng sâu đậm lưu lại cho nhiều người đến với nơi này là sự tôn kính, lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân, với Đức vua Trần Nhân Tông, với Huyền Trân Công chúa v.v...đã có công lớn để lại cho các thế hệ ngày nay và mai sau 1 giang sơn rộng lớn, 1 truyền thống rực rỡ giữ nước và xây dựng đất nước, những giá trị tinh thần nhân văn và văn hóa Việt.

Điều này thực sự có ý nghĩa trong thời kỳ gian khó hiện nay, khi đất nước đang trải qua sự chuyển mình để vượt qua sự tụt hậu. Khi dân tộc Việt Nam đang vươn lên để thoát khỏi cảnh hèn kém, đặc biệt khi đang đứng trước sự thách thức nghiêm trọng trong sự nghiệp giữ gìn biên giới hải đảo Tổ quốc.

Và vì vậy, công trình mới - "Trung tâm Văn hoá Huyền Trân" ở thành phố Huế đang và sẽ là di sản văn hoá, di sản lịch sử, thể hiện đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn", tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc Việt. Nó nhắc nhớđương thời và hậu thế không bao giờ lơ là giữ gìn bờ cõi, đất trời, biển đảo tổ tiên bao đời để lại.

Hai sự kiện, Chùa Trăm Gian và Đền Huyền Trân ..., 2 bài học nhớ đời. Một bài về ứng xử với di sản tiền nhân để lại, một bài học về trách nhiệm bồi đắp phát triển kho tàng tài sản cho hậu thế mai sau.

Hai bài học đó dành cho ai đây, nếu không phải trước hết dành cho thế hệ những người đang sống hiện nay?

Trần Minh

***

Tham khảo:http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=187

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=979&Itemid=67

--.Tiền nhân … hậu thế, công và tội!

- Tiền nhân … hậu thế, công và tội! (TVN). - Chùa Trăm gian được làm mới: Không ngạc nhiên (ĐBND). - Tu bổ phải tôn trọng nguyên bản (ANTĐ). – Xung quanh việc tu bổ sai nguyên tắc tại chùa Trăm Gian: Sai phạm đến đâu còn phải chờ… thanh tra! (ANTĐ). – CHÙA TRĂM GIAN 1000 TUỔI CỦA HÀ NỘI TRƯỚC VÀ SAU KHI TU BỔ (Phạm Viết Đào). – Vụ phá chùa Trăm Gian: Không thể “đổ” hết cho sư trụ trì (Công thương).

Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức?

Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Thùy, việc gác Khánh và nhà Tổ của chùa Trăm Gian bị hạ giải và thi công mới là “một lỗi vô thức nhưng hậu quả không đơn giản”.- Về vụ vi phạm Luật Di sản văn hóa tại chùa Trăm Gian, Hà Nội: Đại diện chính quyền kêu gọi dân giúp nhà chùa… hạ giải (VH). - “Sự thật” về chùa Trăm Gian (TN). - Kết cục bi hài vụ trùng tu chùa Trăm gian (ĐV). - Đánh đổi nghìn năm lấy lời hứa “rút kinh nghiệm” (LĐ).

- Phải sớm phục dựng điện Kính Thiên (LĐ).


- Âm thanh Tây Nguyên (VOV).- Chùa Trăm Gian sẽ được phục hồi theo cấu kiện nguyên trạng (VOV). - Sẽ cứu được một phần chùa Trăm Gian? (TTVH). - Sự cố chùa Trăm Gian: Trách nhiệm mù mờ! (PLTP). - Vi phạm trong tu bổ di tích chùa Trăm Gian: “Cả làng” chịu trách nhiệm? (ĐĐK). - Cận cảnh chùa Trăm Gian bị phá (TP).

-Nhiều "khuất tất" sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi (NĐT 30-8-12) (Nguoiduatin.vn) - Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện "khuất tất" đã được hé lộ.

Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị "bức tử" khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Người đưa tin, thì ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, huỷ hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.



Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang

Nhiều hiện vật quý không còn

Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp Quốc gia bỗng nhiên bị "khai tử" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi. Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi b? "b?c t?" vỡ l? khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị "đập đi" xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.

Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm. Hay như toà Cửu long Châu có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường) cũng không thể tránh khỏi "số phận cũ kỹ" và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.

Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ. Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có… trời mới biết. nhà chùa "tự tung tự tác" như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai"?

Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: "Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được… tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.

Nhà chùa “tự tung tự tác”?

Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ "khủng" nhờ vào các mối quan hệ" của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.

Để biện minh cho sự cố ý "làm trái" của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: "Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho "tu sửa" lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần".

Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình "một vài ngày tuổi" này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo..., nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được "chân râu ria" quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ, sẵn sàng "khai tử", rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.

Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi "số phận" như chùa Trăm Gian.

Yêu cầu đình chỉ thi công

Trước bức xúc của dư luận về vụ "bức tử" chùa Trăm Gian, thứ trưởng Bộ VH -TT&DL Lê Khánh Hải đã ký văn bản gửi UBND TP. Hà Nội. Văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biện pháp xử lý vi phạm; Bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp cũ trước sân tiền đường; nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng Nhà Tổ, Gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận; thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định. Sư trụ trì chùa Trăm Gian nhận trách nhiệm tự ý tháo dỡ, thi công nhà tổ, Gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường khi chưa được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền.

Trụ trì chùa Trăm Gian vừa "trượt" bầu cử Hội đồng nhân dân

Ghi nhận của PV Người đưa tin tại xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội): Người dân nơi đây ít ai thiện cảm đối với "phong cách sống" của sư thầy Thích Đàm Khoa. Theo một cán bộ hưu trí trong xã, thầy Khoa sống khép kín và không quan hệ với ai trong xóm. Đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã vừa qua, cả xóm không ai bầu thầy và đương nhiên là không trúng HĐND xã. Nhưng không hiểu sao, cấp địa phương không trúng cử nhưng cấp Huyện lại trúng?

Thiên Vũ-Nhiều "khuất tất" sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi (NĐT 30-8-12)


- Sự thật về vụ phá chùa Trăm Gian (TP). - Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội: “Chùa Trăm Gian không bị phá hỏng hoàn toàn” (VTV). - Phục dựng chùa Trăm Gian: Bát nước đã đổ xuống đất… (Tin tức). – Chùa Trăm Gian khó phục hồi nguyên trạng (TQ). - Các nhà khoa học hiến kế “cứu chùa” (KTĐT). - Sẽ có phương án phục hồi nguyên trạng nhà tổ, gác khánh chùa Trăm Gian (HNM).

- Chùa Trăm Gian ngàn tuổi bị phá: Do giải ngân chậm? (VTC). – Phá chùa Trăm Gian: “Trách nhiệm có ở các nơi!” (DT). - Thành lập đoàn thanh tra di tích chùa Trăm Gian (QĐND). - Nhiều “khuất tất” sau vụ “bức tử” ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi (NĐT). - Có hợp lý không? (KTĐT). - Vụ chùa Trăm Gian: Loa xã kêu gọi góp công đức (TTXVN). - Dỡ chùa Trăm Gian: Bài học đắt với quản lý di sản (ND). – Có thể kỷ luật vụ ‘làm mới’ chùa Trăm Gian – (BBC). - xét trách nhiệm vụ xâm phạm Di tích QG (VTV). - ‘Tu bổ chùa Trăm Gian gây thiệt hại không trầm trọng’ (VNE). - Đình chỉ chức vụ Trưởng ban Quản lý di tích chùa Trăm Gian (ANTĐ). - Khó phục hồi nguyên trạng di tích chùa Trăm Gian (ĐĐK). - Tháo dỡ chùa Trăm Gian: Xem xét trách nhiệm các bên liên quan(DT). - Chùa Trăm Gian – Nghìn năm hóa lại một ngày! (Petrotimes). - Vu Lan đập tan chùa cổ, thằng trộm cứu được Diêm Vương (PN Today). - Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi ‘mới tinh’. - Chùa Trăm Gian đã bị phá như thế nào? (VNN). - Quản lý văn hóa Hà Nội nói gì về vụ tháo dỡ chùa Trăm Gian? (SGTT). - Tu bổ chùa Trăm Gian: Văn hóa thấp? – (BBC). – Phỏng vấn GS Trần Lâm Biền, chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam: ‘Sai lầm’ trong tu bổ chùa Trăm Gian – (BBC). – Chánh thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành:‘Làm lại thôi chứ có gì đâu’ (ĐV). “Sao lại không làm lại được. Chúng tôi vừa mới xuống kiểm tra. Các chân tảng… của chùa vẫn còn nguyên. Gỗ thì vẫn thế thôi. Làm lại thôi chứ có gì đâu”. – Biếm: Nỗi lo của chùa một gian (SGTT). –KHỞI TỐ VỤ ÁN: TẠI CHÙA TRĂM GIAN? (Kha Trà Phương). “Kẻ nào vì mục đích cá nhân phá hoại di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, kẻ đó sẽ bị pháp luật trừng phạt và bị nhân dân nguyền rủa”.- Đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho 11 di tích (CAND).


-Đùn đẩy trách nhiệm vụ “bức tử” ngôi chùa cổ nghìn tuổi


Huyền thoại ngôi chùa nghìn tuổi nước lũ không thể tràn qua?


- Tai họa lớn đối với Di sản Việt Nam (VNN). - Làm biến dạng chùa chiền là có tội với tổ (ĐĐK). - Đùn đẩy trách nhiệm vụ “bức tử” ngôi chùa cổ nghìn tuổi (NĐT). - Trùng tu di tích phải giao cho người có nghề (TQ).

Chùa Trăm Gian bị hủy hoại: Loanh quanh trách nhiệmTT - Theo nguồn tin mới nhất của Tuổi Trẻ, chiều 28-8 UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Sở VH-TT&DL, UBND huyện Chương Mỹ. Theo đó, TP yêu cầu đình chỉ ngay việc thi công tại chùa Trăm Gian.

- Hà Nội: Chuẩn bị phương án phục hồi tại di tích chùa Trăm Gian (CP). - Không thể sám hối (SGTT). - Trùng tu di tích: Nhiệt tình + thiếu hiểu biết = phá hoại (TTVH).

- Tìm lại “phần hồn” của Hoàng thành Thăng Long! (TTVH).

- Đại ngàn Tây Nguyên giữa lòng Hà Nội (VH).

- Phát lộ tháp Chăm lớn nhất (TP).

- Toàn cảnh ‘thảm họa trùng tu’ ở chùa Trăm gian (ĐV). (ĐVO) Chùa Trăm gian (Hà Nội) được xây dựng từ thế kỷ 12, được xếp hạng di tích quốc gia đã bị tự ý đập đi và xây mới, gây ra một thảm họa trùng tu.




-Đình chỉ thi công trùng tu 'dởm' chùa Trăm gian(ĐVO) Chùa Trăm gian (Hà Nội) được xây dựng từ thế kỷ 12, được xếp hạng di tích quốc gia đã bị tự ý đập đi và xây mới, gây ra một thảm họa trùng tu.

-Đình chỉ thi công trùng tu 'dởm' chùa Trăm gian

Công văn đề nghị trùng tu đã được Sở VHTTDL Hà Nội gửi lên Cục Di sản từ giữa tháng 3 nhưng trong khi cơ quan chức năng chưa có ý kiến, nhà chùa đã tự ý đập phá và xây mới. Ngày 24/8, khi đại diện của Cục Di sản và Thanh tra Bộ VHTTDL tới kiểm tra thì công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị nhà chùa dỡ bỏ hoàn toàn và được xây dựng mới. Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã bị nhà chùa loại bỏ, để chất đống phía sau chùa và không được bảo quản tốt. Bậc cấp lên sân tiền đường được làm mới hoàn toàn bằng đá xanh, các cấp bậc đá cũ còn khả năng sử dụng được nhà chùa để ngổn ngang trong khu vực sân chùa.

Sau đây là toàn cảnh 'thảm họa trùng tu' chùa Trăm gian:




Gác khánh thâm nghiêm cổ kính xưa...






... đã bị đập đi và dựng lên một gác khánh mới tinh.




Nền móng của gác khánh cũng được đào lên, đạp phá... trọn vẹn.





Nhà tổ cũ lưu giữ đầy giá trị lịch sử và mỹ thuật hàng trăm năm tuổi...





... đã bị thay bằng nhà tổ vài ngày tuổi.









Người ta hồ hởi bê tông hóa chùa Trăm gian.





Nét chạm khắc tinh xảo, có hồn, cổ kính ở nhà tổ trước khi bị “trùng tu” vẫn hoàn toàn bền vững nhưng đã bị đập đi.




Và người ta ngồi lên chúng.






Hoặc vứt lăn lóc ở ngoài trời.




Cồng chùa Trăm gian mới tinh.





Hành lang được phủ sơn công nghiệp lên tường nhà, cột gỗ... Bộ tranh La Hán nổi tiếng đã bị sơn son thiếp vàng mới tinh tươm.





Hai bức Thập điện Diêm Vương này đã bị kẻ trộm lấy đi. Cả chục năm trời sau cơ quan công an mới tìm được, trả về chùa Trăm Gian. Nhờ vậy nên “tình cờ” di sản này đã không bị sơn son thếp vàng bằng sơn của Nhật như 18 vị La Hán kế bên.





Những bậc đá dẫn lên chùa Trăm gian xưa được đẽo thủ công đẹp và bên vững.





Nhưng vài tháng trước, nó đã bị thay bằng những bậc đá xanh được mài công nghiệp sắc cạnh.



Gác chuông may mắn chưa bị thay mới. Ảnh: Tổng hợp


Trường Giang (Tổng hợp)




- Toàn cảnh ‘thảm họa trùng tu’ ở chùa Trăm gian (ĐV).

- Vụ Chùa Trăm Gian bị hủy hoại: Di tích là tài sản của ai? (TT). - Trăm Gian trăm nỗi tơ vò (NNVN). - Đình chỉ thi công trùng tu ‘dởm’ chùa Trăm gian (ĐV/CP).


-Đình chỉ trùng tu lậu chùa Trăm gian Chiều 27/8, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải có công văn đình chỉ thi công Di tích chùa Trăm gian và có biện pháp xử lý sai phạm

- Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối (VNN). - Tự ý hạ giải và xây dựng mới một số hạng mục ở di tích Chùa Trăm Gian: Nhà chùa nhận sai sót, còn chính quyền sở tại thì sao? (VH). – Xót xa vụ chùa Trăm Gian mới (LĐ). – Chùa Trăm Gian…ngổn ngang trăm mối (TQ).- “Chùa Trăm Gian bị hủy hoại”: “Sự việc đáng kinh ngạc!” (TT).


- Chùa Trăm Gian: Phá chùa ngàn tuổi xây mới lại toàn bộ (Bee). - Chùa Trăm Gian – Bẽ bàng di sản ngàn năm (DV). - Chùa Trăm Gian khóc cho người “tiêu tâm” (PN Today).- Đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận đất đai (Đầu tư).


- “Tâm lý tiểu nông là gốc của bệnh lãng phí” (VnEco).


- Nhà gỗ Chương Dương: Lâu lâu lại… cháy (KP). – Còn nhiều khu nhà gỗ…chờ cháy (LĐ). – Hà Nội khẩn cấp di dời các hộ dân khu nhà gỗ (NLĐ). - “Chỉ trong một buổi chiều, ông trời lấy đi tất cả…” (NLĐ). - Hơn 100 người tay trắng, vô gia cư sau vụ cháy ở Hàm Tử Quan (Infonet).- Vụ hỏa hoạn ở khu dân cư Hàm Tử Quan, Hà Nội: Cháy lớn nhưng trang thiết bị PCCC thiếu (LĐ). – Cận cảnh vụ cháy nhà gỗ khu tập thể ven sông Hồng sáng 26/8/2012 (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).


- Cháy nhà tập thể ở Hà Nội: Đau đớn nhìn cảnh mẹ già bị thiêu cháy (VOV). - 35 hộ dân bị ảnh hưởng trong đám cháy sáng 26/8(TTXVN). - Vụ hỏa hoạn ở Hoàn Kiếm: Cuộc sống tạm bợ lại bắt đầu (Petrotimes).

- Tạm thời cho phép để xe 2 bánh trên vỉa hè (TN).


- Cháy lớn ở chợ Mỹ Tho (NLĐ). - Ba Lan: Cháy lớn tại trung tâm thương mại Việt ASG (Vietinfo).


- Xuất hiện bọn lừa đảo nhằm vào các chùa (NLĐ).


- Hai cụ bà nói tiếng Anh như “rồng” để mưu sinh đêm (Bee).


- Kinh hãi với thú thác loạn bệnh hoạn của teen (NĐT).- Kỳ quặc quán nước trên cầu vượt đại lộ Thăng Long (Infonet).


- - Cháy lớn trên phố Vọng Hà, 1 người chết (TT)


- Lại cháy chùa do đốt đèn cầy (VNN).

- Ốc đảo giữa dòng sông La (VNN).

“Có điện để sống, không phải có điện để chết”2012-08-26
Đã gần một tuần kể từ khi cuộc đối thoại dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/8 giữa người dân Đại Từ - Thái Nguyên với tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo tập đoàn vẫn chưa có phản hồi gì sau khi đã thất hẹn với luật sư, các nhà khoa học và 33 hộ dân Đại Từ.

Thủy điện Thác Bà: 50 năm vẫn… lỗi hẹn(DT). - Về dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A: “Mong có một đơn vị độc lập, khách quan đánh giá lại” (SGTT).

- Nguyễn Khắc Tâm: Thư bạn đọc – Xin cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên (boxitvn).

- Hơn 800 ha đất thu hồi để bỏ hoang (TN). - HÀ NỘI ĐỀ XUẤT ĐÁNH THUẾ 10% GIÁ TRỊ VỚI BIỆT THỰ HOANG: Liệu có khả thi? (LĐ).

Đóng góp xây dựng nông thôn mới, lạm thu hay tự nguyện?Đài Truyền Hình Việt Nam

Với một đề án nông thôn mới (NTM) của một xã, dù chỉ với 10%, việc đóng góp của dân vẫn nằm ở con số mỗi xã vài chục tỉ đồng, mức mà người dân ở nhiều xã khó có thể kham nổi. Trở ngại lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới tại hơn 9000 xã trên cả nước ...

Thành công nhờ chọn đúng “đầu tàu”Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

- Trần ai nghề nhặt xác: Ngược xuôi giúp người dưng (NLĐ).- Lại bắt được bọ xít hút máu người (TN).- Tạm đình chỉ vụ án thất thoát 44 tỷ ở Cục Điện ảnh (VNN).

- Bệnh viện ‘siết’ bác sỹ (VNN). - Nguyên phó khoa phụ sản bị thu giấy phép hành nghề (ĐV).

- “Cấp phép bác sỹ ngoại không cần kiểm tra tay nghề” (TTXVN).


- Đứng trên cầu Thăng Long, chồng thẳng tay ném vợ xuống sông Hồng (ANTĐ).

- Khai thác thủy sản theo hướng tận diệt ở Cà Mau (VOV).

- Trần Đăng Khoa: Khi cây cối cũng biến thành tử thần (VOV).''- Ba tháng sau lốc xoáy, hơn chục hộ dân vẫn phải ở nhờ (TN). - Sống bên miệng thủy thần (NNVN).

- Quảng Ngãi: Khổ sở vì hạn hán (ĐĐK).


Đang chạy bị gãy cầu, xe tải gây tai nạn kinh hoàng(HNMO) - Trưa ngày 26-8, chiếc xe tải mang biển kiểm soát 54N - 5926 do tài xế Huỳnh Trọng Nhân (SN 1987, quê Bến Tre) điều khiển, chở 900 bao phân kali, lưu thông theo hướng Q.7 sang Q.2 với tốc độ cao, khi qua cầu Phú Mỹ được khoảng 1km, ..

-- Vũ Quốc Túy về kiểm điểm, phê bình và tự phê: Thành công tốt đẹp (Trần Nhương).


- Làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình”: Một kiểu “mượn gió bẻ măng”! (QĐND).-- Tham nhũng là “quan nạn”! (DT). - Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng(VTC). Tham ô trên số phận người mù (!) (LĐ).

- Bắt phó trưởng phòng đại diện Xổ số kiến thiết Khánh Hòa tại Huế (PLTP).


- Trần Đăng Khoa: Hố Tử thần hay lỗ hổng niềm tin? (VOV).


- Thấm đường hầm sông Sài Gòn: Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám sát chặt chẽ (LĐ) - Việt Nam sắp khởi công tuyến metro đầu tiên (VNMedia).


- Huyện đội Quảng Ninh thu thuế đánh bắt cá? (PLTP). - Thi hành án huyện phải bồi thường 2 tỉ đồng: Lấy tiền ở đâu? (SGTT). - Giám định viên làm mất chứng cứPLTP). - Tự góp… 90 triệu đồng để nhận nhà tình thương (DV). - Cô gái ngồi xe lăn thắng kiện (ANTĐ). - Sống ở thành phố lớn 5 năm mới được đăng ký xe (TT).


- Không nghèo vẫn được cấp nhà tình thương (VNE). - Đừng làm mất ý nghĩa của tình thương (ĐĐK).- Thu hồi quyết định tặng nhà tình thương (TP).


- Cháu bé bị mẹ kế bạo hành đã vào làng trẻ SOS (DT).


- Kinh hoàng vùng đất con gái cứ đến tuổi ‘trăng tròn’ lại đột nhiên mất tích (ĐV/CSTC).- HCM: Xóm nghĩa địa giữa lòng thành phố (KP).


- Côn đồ lập công ty để… trấn lột ngư dân (TN).


- Táo tợn đánh cắp trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản (DT).- Tìm thấy bé sơ sinh “mất tích” 2 ngày trong thang máy bệnh viện (TN).

- Khách tự mở cửa máy bay để xuống cho dễ (VNN).

- Dự án cải tạo nhà D2 Giảng Võ: 5 năm vẫn “giậm chân tại chỗ” (CAND).

- Người phụ nữ hơn 30 năm làm nghề “không giống ai” (DT).

- Sống giữa 2 NM thuốc trừ sâu (NNVN). - Búi tóc to trong dạ dày cháu bé 10 tuổi (VOV). - Gánh nặng trên vai người cha già (PLTP).

- Mưu sinh trên đỉnh đèo Chư Sê (DV). - Xóm nghĩa địa ở Đà Nẵng(PLTP). – Làng phong sẽ trôi vào ký ức (TQ). – Làm luật tại ngôi mộ tướng cướp Phước “tám ngón” (PLTP).

- Tiêu diệt đối tượng dùng vũ khí chống trả công an (NLĐ). - Tiêu diệt đối tượng buôn ma túy, dùng vũ khí nóng (TTXVN).

- Nguyễn Duy Xuân: Hoan hô kiểm lâm (Trần Nhương).

- 2 voi rừng bị sát hại sẽ giao Bảo tàng thiên nhiên (VOV). – Cận cảnh nơi 2 con voi rừng chết tại Vườn quốc gia Yok Đôn (DT). – Đàn voi hoang dã lớn nhất đến hồi… cáo phó (LĐ). - Khám nghiệm hiện trường hai voi rừng bị giết (PLTP).

Đắk Lắk: Tàn sát voi rừng Tây Nguyên (DT). - Rối ren Vườn Quốc gia Yok Đôn (NLĐ). - Điều tra vụ sát hại bò tót ở Ninh Thuận (PLTP). Voi chết liên tiếp, dự án bảo tồn vẫn trên giấy

- Một cặp voi rừng bị sát hại để lấy ngà (VNN).

- Lâm tặc phá rừng Yok Đôn có con em cán bộ địa phương (VOV). - Thái Nguyên: Cánh đồng xác chết (NNVN).

- Tuyên Quang: Phát rừng đặc dụng để… trồng rừng? (NNVN).

- Quần thể voi rừng VQG Yok Đôn sẽ không còn bền vững (DT).

- Bị thu hồi giấy chứng nhận PCCC… vẫn kinh doanh gas (Petrotimes).

- 87 tuổi mù lòa lết lê đầu đường xó chợ xin ăn (Bee).

- Chùa bất ngờ phát hỏa, một cụ ông chết cháy (ĐV).

-Bệnh lạ giống AIDS ở Việt Nam là tin vịt?

- Thủy điện Mê Kông: Sức ép lên cả đất đai và nguồn nước (Thiên nhiên)

--Công nhân xây dựng đâm chết “cai” thầu(NLĐ) – Do có xích mích trong lúc làm việc, một công nhân xây dựng đã dùng kéo đâm chết “cai” xây dựng.

-Du khách suýt phải ngồi tù vì tội hôn tượng Phật

-Không xin được tiền mua xe, con chém cha mẹ rồi tự tử(NLĐO) - Sáng 28-8, cơ quan điều tra Công an huyện Đức Hòa (Long An) cho biết đang làm rõ nguyên nhân vụ con dùng dao đâm cha mẹ ruột rồi uống thuốc tự tử chết tại bệnh viện.

-Vụ "Giết người vẫn được tại ngoại": Tòa triệu tập bị hại bằng... điện thoại(NLĐO) - Chiều 27-8, TAND TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã phải hoãn phiên xét xử vụ án cố ý gây thương tích vì vắng mặt nạn nhân và nhân chứng.
Đi tù vì… làm ơn(NLĐO) – Thấy xảy ra tai nạn xe, các bị cáo đã vội vàng giúp đỡ nhưng nạn nhân lớn tiếng mắng chửi dẫn đến án mạng.
- Giáo sư Mỹ khen Việt Nam hết lời (ĐV).

- Những bước chân dọc, ngang Hà Nội (TTVH).

- Hàng triệu hộ gia đình sẽ phải mua thiết bị truyền hình số (TBKTSG).

- (VNN).- Cha mẹ sinh con, trời sinh thói… “nói bậy, chửi tục”? (GDVN). - Viện phí tăng không ảnh hưởng đến người tham gia BHYT? (ĐV). - Người bệnh “oằn lưng” bởi nhập nhằng giá thầu thuốc (NNVN).

- BÀI ” VŨ KHÍ CHỬI ” CỦA TRANG THANH HÀ ( BÁO QĐND) THUỔNG NGUYÊN LIỆU CỦA BÀI “VĂN HÓA CHỬI” CỦA ÔNG HÀ SĨ PHU ? – (Phạm Viết Đào).- Thư viện Hà Sỹ Phu

Vũ khí “chửi” (QĐND). QĐND - Con gà là hình ảnh quen thuộc của mọi vùng nông thôn, là tài sản quý giá, “cỗ bạc lòng thành”, “mâm cao cỗ đầy” của người dân vốn sống bằng nghề nông, bốn bề rơm rạ. Kẻ nào ăn trộm, dù là con gà nhép cũng mang tội “tày trời”. Mỗi sáng sớm, vừa rải thóc, vừa “cúc cục cục” gọi gà về điểm danh, thấy thiếu, thấy vắng một chú thế là “của đau con xót” các bà, các “mệ” cứ ra sức chửi. Chửi tới khi cơn giận nguôi ngoai thì mới thôi.
Cứ như trời phú cho những người nghèo khổ, có một cơ quan phát thanh, đủ độ vang, phủ sóng khắp địa bàn cư trú. Phần giao đãi của “trường ca” mất khoảng mươi phút đã hoàn tất việc đặt vấn đề. Người nghe kịp nhận ra bài chửi liên quan đến vụ việc gì, nghi ngờ cho ai. Sau khi đã dạo qua, tổng quan vấn đề và đối tượng, chẳng cần gọi tên chúng ra, bà tức tốc vào thẳng phần chính việc chửi bới. Bà mạt sát đối thủ bằng những tư liệu rút ra trong gia phả, án tích, dư luận. Bà chứng minh bằng những chứng cứ và suy luận đã quan sát, thu thập được, cuối cùng là hình phạt. Bà phạt kẻ bị tình nghi bằng phương pháp là cho ăn, cho uống, thực đơn gồm những thứ bà cho là kinh tởm nhất. Cứ như ngoài cái vốn tự có ấy bà chẳng có gì. Toàn bộ "cáo trạng" từ điều tra, luận tội và xử phạt bà đọc độ nửa giờ là xong. "Phiên tòa" không cần mời ai dự, vẫn được xử công khai. Thế mới biết kẻ ở thế yếu cứ luôn “vơ vào” như thế, trông đáng yêu, đáng thương, lại vừa tủi hổ làm sao.

Bài chửi là văn xuôi được viết theo lối biền ngẫu, rất nhiều đoạn rập theo công thức viết báo cáo của những anh không chịu đổi mới ngày nay. Văn xuôi nhưng lại có vần, có điệu như thơ, lên bổng xuống trầm như nhạc, rất có thể đây là tiền thân của loại thơ văn xuôi bây giờ. Đặc biệt là đoạn cao trào, người nghe là kẻ ăn cắp thật cứ phải là nghẹn đắng cổ, giận tím mặt, “tức hộc máu”, còn người vô can thì lắc đầu phì cười vẻ thông cảm, nghe một lần là nhớ mãi. Bài chửi mất gà mang màu sắc vùng miền, đặc trưng theo từng vùng quê khác nhau.



*



Hãy hình dung, ở miền quê miền Bắc, lúc này bà khẽ rướn người lên, hai đầu ngón tay nhúm lấy xống váy đụp nâng lên phía trước, lúc chỉ trỏ, khi chống nạnh, đứng một mình nhưng bà làm như đang diễn thuyết trước đám đông. Giọng ngoa ngoắt, chua chát, từng câu chữ tuôn ra tuồn tuột như được soạn thảo, thai nghén cả năm chứ không ít. “Bố thằng chết đâm, cha con chết xỉa kia! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn. Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, con nanh mỏ đỏ, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái nhà mày đấy! Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá! Mày gian tham đã ăn trộm ăn cắp con gà mái nhà bà. Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang nhá. Bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng, đưa đám tang cả nhà mày ra đồng làng chôn đấy. Mày có khôn hồn, mang trả ngay con gà đó cho bà, kẻo không bà đào mồ, quật mả cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỷ, muội nhà mày…".

Khiếp thật! Cứ phải gọi là “ói ra gà”. Còn các “mệ” ở miền Trung mà điển hình là Xứ Huế “mộng mơ”, nhẹ nhàng, thanh cảnh “chơi chữ” có kém gì không? Chúng ta nghe thử: “... Tam canh mụ đội, xóm hội xóm phường, xóm trước xóm sau, xóm trên xóm dưới, lư hương, bát nước, chiếu trải giường thờ, tau bới mả cha bay rung rinh như thuyền mành gặp sóng... Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, vô hậu kế đợi đã ăn của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bây ăn chi mà ác nhơn ác nghiệp? Bây ăn bằng nồi đồng, bây ăn bằng nồi đất, bây ăn lật đật, bây ăn ban đêm. Bây ăn cho chồng bây sợ, cho con bây kinh, bây ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bây chết hết để một mình bây ngồi đó bây ăn. Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm. Bây ăn mần răng mà hết một chục rưỡi con gà?” (“Dấu tích Văn hóa Huế” của Bùi Minh Đức, Nxb Thuận Hóa, 2010).

Chưa hết, cái độc địa, moi móc chuyển sang một dạng thức mới, tinh vi và thú vị hơn, đó là chửi mang âm hưởng “toán học”. Cụ thể: “Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào “ngoặc” bà “khai căn” cả họ nhà mày. Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu. Bà “khai căn” cả họ nhà mày xong rồi, bà “tích phân n bậc”, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà “đạo hàm n lần. Ái chà chà! Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à. Bà là trị cho “tuyệt đối” hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là “vô nghiệm”, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong “âm vô cùng”, sẽ gặp tai ương đến “dương vô tận”, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến “maximum” của sự “vô hạn” tối tăm...”.

Đành rằng, chửi “đã mồm” cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái "chửi" để hả giận, để đánh thức lương tâm, nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những “con gà vàng” thấm đẫm mồ hôi, nước mắt người lao động. Chửi là vũ khí của người nghèo.

Trang Thái Hà

Tổng số lượt xem trang