-Bà Yến: Tôi không phải 'Quan làm báo'
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.
Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.
Cả bà Yến và ông Tâm đều đã có thư 'kêu cứu' lên Bộ Chính trị về vụ bắt bớ nhân viên của họ.
Trong trả lời phỏng vấn BBC qua thư điện tử hôm 30/9 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Tạo, trước hết bà Yến trả lời câu hỏi 'bà có bình luận gì về các vụ bắt giữ' (những chữ viết hoa toàn bộ là nguyên văn email trả lời của bà Yến, tựa đề phụ là của BBC).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm vì chính bản thân sự việc nói lên tất cả.
Một cô nhân viên hành chính bị bắt cóc giữa đường bởi những người mặc thường phục tự xưng là an ninh, sau đó, cô này bị giam giữ ở đâu đó, nhưng đã buộc phải gọi điện cho cơ quan nói dối “bận việc không đến làm việc được”.
"Tôi cũng có đọc trên các mạng xã hội nói rằng ai đó phát hiện ra ‘máy chủ’ của Quan làm báo ở nhà riêng của tôi ở bên Mỹ."
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến
Rồi vào buổi chiều khi trường đại học đã về hết, hàng chục người mặc thường phục kéo đến lấy lí do “có virus độc hại phát tán từ máy tính”, dù KHÔNG đưa ra bất cứ giấy tờ chứng minh và cũng không hề giới thiệu danh tính, nhưng buộc bảo vệ cho vào văn phòng để khám xét và đe doạ những người có mặt: “KHÔNG được báo cho ai và phải giữ “bí mật".
Chỉ sau khi tôi gửi đơn kêu cứu lên các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thì một quyết định tạm giam của Bộ Công an đưa ra mà không hề được Viện kiểm sát phê chuẩn. Sau đó liên tục nhiều lần công an gọi điện doạ nạt gia đình KHÔNG được thuê luật sư bảo vệ!
Nếu quả thật cô nhân viên hành chính này có tội như họ đã công bố thì ai đó có phải cất công làm nhiều 'thủ thuật' như vậy không?
Đến ngày 20/9/2012, Phó Giám đốc Sinh viên vụ của Đại học Tân Tạo, trên đường đi làm về, tương tự, cũng bị hai người tự xưng là an ninh ép chặn giữa đường yêu cầu phải hợp tác và câu hỏi của những người này xoay quanh việc: Bà Chủ tịch Hội đồng Quản trị đang ở đâu, biết gì về bà này.
Chỉ đến khi anh này gọi điện cầu cứu thì hai người này mới bỏ đi…
Vậy thì, có cần phải bình luận không hay bất cứ một người dân bình thường nào cũng có câu trả lời cho trường hợp này?
KHÔNG PHẢI QUAN LÀM BÁO
BBC: Một số blogger thậm chí có vẻ gợi ý rằng bà và ông Đặng Thành Tâm có liên quan tới blog Quan làm báo, bà nghĩ sao?
Tôi cũng có đọc trên các mạng xã hội nói rằng ai đó phát hiện ra ‘máy chủ’ của Quan làm báo ở nhà riêng của tôi ở bên Mỹ.
Có lẽ ai cũng biết, máy chủ của các Blog như Quan làm báo, Dân làm báo, anh Ba Dũng, 4Sang… đều sử dụng chung hệ thống máy chủ của Blogspot thuộc về Google.
Bản thân tôi trong thời gian vừa qua không ở tại nhà riêng vì đang chữa bệnh, các con tôi đều đi học xa, nhà riêng của tôi bỏ trống và không có ai ở.
Còn em trai tôi thì có lẽ năm năm nay không sử dụng máy ví tính mà chỉ làm việc bằng máy điện thoại Blackberry thì làm thế nào mà làm chủ Quan làm báo?
Quan điểm cá nhân tôi: ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có quy định quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, do vậy, nếu những trang mạng phản ánh không đúng thì các báo chính thống của Nhà nước có thể công khai tranh luận và Chính phủ có thể trả lời bằng hành động thực tế của mình.
Tôi tin rằng 90 triệu người dân yêu nước Việt Nam có đủ trí tuệ và tấm lòng để nhận thức được đúng sai, thật giả.
BBC: Có một số nguồn tin cho rằng bà và em trai có quan hệ gần gũi với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đang bị kẹt trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà có thể bình luận về chuyện này không?
À, tôi có đọc trên mạng cho rằng tôi ‘thân’ với Thủ tướng mà! Còn em trai tôi, nếu nói là có quan hệ tốt với Chủ tịch nước thì có lý hơn.
Tôi nghĩ doanh nhân Việt Nam đóng góp rất lớn vào GDP, tới gần 50% và tạo ra trên 46 triệu trong tổng số 52 triệu việc làm của cả nước.
Riêng doanh nghiệp của chúng tôi, hai tập đoàn đã tạo hàng triệu công ăn việc làm, chỉ một công ty đã đứng thứ 129 trên hơn 600.000 doanh nghiệp trên cả nước về nộp thuế trong năm 2010, thu hút đầu tư nước ngoài chiếm trên 20% của cả nước trong năm 2011.
"[Chúng tôi, các doanh nhân,] cũng chỉ như những cánh bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!"
Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tân Tạo
Chúng tôi cũng là những tập đoàn duy nhất ngoài quốc doanh được thưởng nhiều huân chương Lao động hạng 3, 2 và hạng nhất, chiến sĩ thi đua, cờ của Thủ Tướng hàng chục năm.
Song thực tế hiện nay [chúng tôi] cũng chỉ như những cánh bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!
Đối với nhà đầu tư nuóc ngoài ít nhiều họ còn lo ngại bị phản ứng qua đường ngoại giao, còn các doanh nghiệp trong nước họ muốn cho sống được sống, muốn giết thì phải chết!
'QUỐC HỘI THÍCH CỪU'
BBC: Bà có tiếc vì bị bãi nhiệm vị trí Đại biểu Quốc hội không? Theo bà, có động cơ chính trị nào trong việc bãi nhiệm bà hay không?
Có lẽ hối tiếc thì không! Nhưng tôi đã ‘NGỘ’ ra nhiều điều rằng: Dường như KHÔNG mấy ai cần người dám nói lên những bức xúc của người dân trong Quốc Hội, mà cũng không nhiều người muốn đấu tranh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Có lẽ tại nghị trường Việt Nam, người ta thích những con cừu hoặc có thể chấp nhận những ông bà Nghị mà câu phát biểu bao giờ cũng phải được bắt đầu bằng “Tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo” rồi sau đó, có thể phản biện vài ba khuyết điểm của tập thể, chẳng chết ai bao gìờ!
Hình như, người ta không chấp nhận những ông bà Nghị dám đấu tranh trực diện, điểm mặt, gọi tên bản chất của sự việc và càng không muốn có những tiếng nói trái chiều, những tiếng nói phản ánh nỗi bức xúc, nhức nhối của Người dân…
Việc bãi miễn tôi bởi những lý do mà bất cứ một con người có lương tri và khối óc nào cũng đều thấy nó không có thật, vậy thì việc bãi miễn đương nhiên phải để phục vụ lợi ích của ai đó hay của nhóm lợi ích nào đó.
BBC: Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội ngắn ngủi, bà nghĩ mình đã làm được gì cho người dân?
Bà Yến nói Quốc hội Việt Nam 'có lẽ chỉ thích những con cừu' thay vì các đại biểu dám nghĩ và dám nói
Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội, tôi tự hào vì đã hoàn thành cao nhất vai trò của mình trong việc tham gia vào những chính sách vĩ mô, dám đấu tranh thẳng thắn vào những việc nổi cộm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Chẳng hạn về vấn đề về thuế, tôi đã vạch ra việc thu thuế phí ở Việt Nam chiếm tới 28-32% GDP là cao nhất Khu vực làm kiệt sức dân và doanh nghiệp.
Ý kiến này đã được sự đồng tình ủng hộ của nhiều đại biểu và đã được Quốc Hội tiếp thu đưa vào giảm xuống trong những năm tới ở mức 22-23%/GDP.
Còn về vấn đề các công trình thủy lợi, tôi đã cảnh báo về hậu quả chất lượng quá kém và đầu tư không đồng bộ của trên 3.000 hồ thuỷ lợi, thuỷ điện trên khắp cả nước.
Thực tế sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy ra.
Cá nhân tôi cũng đã đấu tranh tích cực cho sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, đề đạt xoá bỏ sự độc quyền, ưu đãi của các doanh nghiệp nhà nước là cội nguồn của tham nhũng, thất thoát lớn làm suy kiệt sức dân và nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
Tôi cũng đã đề xuất cần xem xét lại định hướng phát triển kinh tế đất nước phải dựa vào thế mạnh hiện có đến 4,3 triệu ha đất trồng lúa là một đất nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới hàng chục năm qua.
Cần phải bằng những chính sách vĩ mô thúc đẩy sản xuất và chế biến nông nghiệp chất lượng cao nói chung và sản xuất gạo xuất khẩu chất lượng cao nói riêng mà 90% giá trị gia tăng là ở trong nước.
Bà Yến nói bà đã làm được nhiều việc trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội
Đặc biệt Việt Nam cần tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới với gần một tỷ người còn đang bị đói là nỗi ám ảnh lớn trong thế kỷ 21, từ đó sẽ nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tôi cũng tâm đắc đã được đóng góp tích cực vào Luật giáo dục Đại học của Việt Nam. Tuy chưa hẳn đã đươc như mong muốn, song cũng có một bước tiến bộ lớn.
Ngoài ra, tôi cũng đã mạnh dạn cảnh báo về loại tội phạm ngân hàng và các nhóm lợi ích chi phối chính sách kinh tế vĩ mô, điều mà thời gian qua đã xảy ra và chính Thủ Tướng đã chỉ đạo phải làm rất kiên quyết.
Song có lẽ bản thân tôi đã phải gánh chịu hậu quả của chính những phát hiện, chất vấn này với ông thống đốc Nguyễn Văn Bình vào kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội.
Đối với các cử tri nơi đã tín nhiệm bầu tôi, tuy chỉ mới có một năm ngắn ngủi, song có lẽ họ là những người hiểu rõ nhất những đóng góp của cá nhân tôi, có thể kể một vài ví dụ:
Hiến tặng toàn bộ tài sản xây dựng trường Đại học Tân Tạo đẹp nhất Việt Nam trên diện tích 103 ha. Đây là trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh và phi lợi nhuận đúng nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, thực hiện cấp học bổng 100% cho các sinh viên tài năng mà nghèo khó.
Hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho 4000 phụ nữ, tài trợ tiêm phòng Viêm Gan B cho 18500 trẻ em, tài trợ mổ tim dị tật bẩm sinh cho 500 em, tài trợ học bổng cho 2000 Hoa Trạng nguyên của đất nước….
Tài trợ Đề án trồng lúa gạo sạch theo tiêu chuẩn Global Gap đưa năng suất lúa tại vùng dự án trước đây chỉ đạt từ 3-4 tấn/ha nay đã qua hai vụ lúa luôn đạt 7 – 8 tấn/ha/vụ với giá trị dinh dưỡng cao, giúp người nông dân tăng thu nhập cao hơn so với thu nhập bình quân trước đây từ 10 - 20 triệu đồng/1 ha/vụ lúa.
Mô hình này đã được thí điểm thành công và hiện đang được nhân rộng tiến đến xây dựng thương hiệu gạo sạch của Việt Nam.
Đến nay dù không còn là đại biểu Quốc hội, tôi vẫn đang tiếp tục triển khai những gì mình đã làm.
'BÓP NGHẸT TỰ DO DÂN CHỦ'
BBC: Với tư cách là một doanh gia, bà nghĩ sao về các chính sách kinh tế hiện nay của chính phủ Việt Nam?
Không phải cá nhân tôi nghĩ sao mà thực tế hiện nay đã cho thấy nền kinh tế đất nước đang bộc lộ nhiều bất cập của các chính sách vĩ mô và ngay Chính phủ Việt Nam cũng đã phải nhìn nhận chính sách vĩ mô bị chi phối bởi nhóm lợi ích.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước Asean thấp hơn, cho dù xuất phát điểm cao hơn nếu xét cho thời điểm năm năm qua.
Các tập đoàn Nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng bộc lộ rõ nét nhất, điều chưa từng xảy ra trước đây.
"Nếu tiếp tục định hướng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các Tập đoàn Nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn Vinashin."
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến
Tuy nhiên nếu tiếp tục định hướng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các Tập đoàn Nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn Vinashin.
Hệ thống Ngân hàng, tín dụng bị bóp méo và mô hình của Nước Nga từ mấy chục năm trước được Thống đốc Bình mang về áp đặt nguyên xi cho Việt Nam đã dẫn đến hậu quả nặng nề khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản.
Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bằng can thiệp hành chính như chính sách độc quyền vàng, hay sự tùy tiện xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần một cách không minh bạch, bị buộc thanh tra, giám sát đặc biệt, buộc sáp nhập tuỳ tiện theo sự chi phối của lợi ích nhóm đã không đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra là củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng chuẩn hóa quốc tế.
Đặc biệt việc bỏ 'quên' tái cấu trúc các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến 60-70% thị phần cả nước với nợ xấu đúng chuẩn theo công bố của chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 10% thì đã gần như mất hết vốn, thật sự tiềm ẩn rủi ro lớn cho nền kinh tế khi bị đổ bể.
BBC: Bà cũng hay có dịp ra nước ngoài, vậy bà thấy cái nhìn của người Việt và người nước ngoài về Việt Nam ra sao?
Bạn bè trong ngoài nước bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình của Việt Nam hiện nay.
Xem ra, đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.-Bà Yến: Tôi không phải 'Quan làm báo'
-Bà Đặng Thị Hoàng Yến- Cựu đại biểu QH cũng ‘kêu cứu’
BBC được biết cựu đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến, chị gái đại biểu Đặng Thành Tâm, cũng đã gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị vụ nhân viên của bà bị bắt.
Lá Đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Yến đề ngày 7/9 đã được gửi tới các ủy viên Bộ Chính trị và các đại biểu Quốc hội.
Trước đó em trai của bà Yến, doanh nhân Đặng Thành Tâm, cũng gửi đơn kêu cứu lên Bộ Chính trị và Quốc hội về việc trưởng văn phòng đại diện công ty SGI của ông ở Hà Nội bị 'bắt cóc'.
Bộ Công an cho hay hôm 7/9 rằng cơ quan an ninh điều tra đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Duy Hưng, công ty SGI, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự; và đối với bà Nguyễn Thị Bích Trang, công ty Tân Tạo, vì tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Hai vụ bắt giữ thực hiện tại hai thành phố khác nhau, nhưng được giới quan sát đánh giá là có liên quan và dường như nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.
Nhân viên hành chính
Đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến thuật lại vào lúc 4 giờ chiều ngày 6/9, "một nhóm tám người mặc thường phục tự xưng là an ninh Bộ Công an" tìm đến trường đại học Tân Tạo.Những người này bị cáo buộc đã đề nghị cho kiểm tra máy tính của bà Nguyễn Thị Bích Trang – nhân viên lễ tân và hành chính của trường với lý do là “Qua an ninh mạng của Bộ Công an theo dõi phát hiện có virus độc hại phát đi từ máy tính" này.
Sau đó, theo lá đơn, những người này đã tiến hành lục soát phòng làm việc và máy tính của bà Trang trong khoảng hai tiếng đồng hồ với sự có mặt của bà, lúc đó đã "bị áp giải từ bên ngoài vào".
Đơn của bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo: "Trong thời gian những người này khám xét thu giữ tài liệu, chị Trang đã cố gắng báo cho chúng tôi biết rằng: khoảng 5 giờ chiều ngày 5/9/2012 khi vừa xuống khỏi xe rước của Trường tại Cầu chữ Y nối liền quận 5 với quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, là địa điểm xe của Trường Đại học Tân Tạo vẫn đưa đón chị Trang xuống Long An làm việc thì chị đã bị một nhóm người áp sát, khống chế và ép tống lên xe ô tô chở đi".
Thời điểm này cũng trùng với tố cáo của ông Đặng Thành Tâm, rằng ông Nguyễn Duy Hưng của công ty SGI cũng "bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi" vào chiều 5/9.
"Khoảng 5 giờ chiều ngày 5/9/ khi vừa xuống khỏi xe rước của Trường tại Cầu chữ Y ... thì chị [Nguyễn Thị Bích Trang] đã bị một nhóm người áp sát, khống chế và ép tống lên xe ô tô chở đi."
Đơn khẩn cầu của bà Đặng Thị Hoàng Yến
Bà Đặng Thị Hoàng Yến trong đơn đã khẩn cẩu "các cơ quan có thẩm quyền cứu giúp".
Bà cũng đề nghị làm sáng tỏ xem "ở đây có một âm mưu, có thể có tính ngụy tạo chứng cớ để đánh vào trường Đại học Tân Tạo và bà Đặng Thị Hoàng Yến... để ngăn chặn những âm mưu đen tối, bẩn thỉu có thể đang nhằm đến phá hoại đất nước, phá hoại cuộc chỉnh đốn Đảng do đồng chí Tổng bí thư đề ra".
Chưa rõ phản hồi của những nơi nhận đơn là như thế nào.
Từ nhiệm Quốc hội
Hai chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm gần đây đã gặp nhiều rắc rối.Hồi tháng Năm, bà Yến đã phải nộp đơn xin từ nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội sau khi gặp cáo buộc gian dối trong khai báo lý lịch, tư cách Đảng viên cũng như việc ly hôn người chồng Việt kiều.
Sau đó, Quốc hội Việt Nam đã quyết định bãi nhiệm.
Hai chị em bà Yến và ông Tâm được cho là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ thời kỳ ông Sang còn hoạt động ở TP HCM.
Mới đây, một số báo ở Việt Nam chạy bài tố cáo ông Đặng Thành Tâm gian lận tài chính, yêu cầu làm sáng tỏ và có biện pháp trừng phạt.
-Bà Đặng Thị Hoàng Yến- Cựu đại biểu QH cũng ‘kêu cứu’
- Nhận định về tương quan lực lượng giữa Tư Sang và Ba Dũng (DLB).
Xử lý tội phạm ngân hàng: Người dân yên tâm về quyền lợi
(Dân trí) - Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc điều tra, xử lý tội phạm ngân hàng nhằm làm lành mạnh hệ thống, và không gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi người gửi tiền. Cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào cuối ...
Tăng trưởng kinh tế theo hướng đi lênBáo điện tử Chính phủ
Đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàngTuổi Trẻ
Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàngĐài Truyền Hình Việt Nam
- Liệu đã đến lúc Đảng Cộng sản phải thay tên? (RFA).
-Vietnam probes ex-minister as banking scandal grows
HANOI (AFP) September 27, 2012- Police are probing a former minister and ex-chairman of Vietnam's Asia Commercial Bank (ACB), state media said on Thursday, as a scandal sparked by the arrest of the bank's multi-millionaire founder grows.
Khởi tố nguyên chủ tịch ACB Trần Xuân Giá
TTO - Ngày 27-9, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã công bố việc khởi tố ông Trần Xuân Giá - nguyên chủ tịch HĐQT ACB - về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Trần Xuân Giá (73 tuổi) ...
Khởi tố ông Trần Xuân GiáĐài Truyền Hình Việt Nam
Cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tốĐài Á Châu Tự Do
'Khởi tố ông Giá không ảnh hưởng đến hoạt động ACB'VTC
- Ông Trần Xuân Giá ‘bị khởi tố’ (BBC). – Ông Trần Xuân Giá cùng 3 lãnh đạo ACB bị khởi tố (RFA). – Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng (RFI). – Bị can Trần Xuân Giá liên quan vụ lừa đảo (Cầu Nhật Tân).
- Ông Trần Xuân Giá: ‘Tôi có bảo bối để bảo vệ mình’ (TP) - Những điều chưa biết về ông Trần Xuân Giá (GDVN).
- Bá Tân: Ông Giá trả giá (Nguyễn Thông). - “Việc khởi tố không ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng” (TQ). – NHNN, Standard Chartered sẵn sàng hỗ trợ ACB (TBKTSG). – Người gửi tiền không có gì phải lo lắng (TN). – Lộ diện một phần số dư của ACB (LĐ).
- Quyết tâm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng (VTV). - Thủ tướng: ‘Không có vùng cấm xử tội phạm NH’ (ĐV). - Nóng chuyện khởi tố 4 cựu lãnh đạo ACB (DV). - Người phát ngôn của ACB nói gì? (TP). – Lãnh đạo ACB: “Ông Giá bị khởi tố là bình thường…” (GDVN). – Những tâm sự sau cùng, trước khi bị khởi tố của ông Trần Xuân Giá (GDVN).
- TẠI SAO PHẠM HUY HÙNG – CHỦ TỊCH VIETINBANK LẠI ĐƯỢC ‘GIẢI THOÁT’? (VLB).